ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2152/2016/QĐ-UBND
|
Quảng Ninh, ngày 12 tháng 7 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÂN
CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC
PHẨM THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA NGÀNH CÔNG THƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy
phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm số
55/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 38/2012/NĐ-CP
ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật An toàn thực phẩm;
Căn cứ Thông tư liên tịch số
13/2014/TTLT-BYT-BNN&PTNT-BCT ngày 09/4/2014 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương hướng dẫn việc phân công, phối
hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; Thông tư số
58/2014/TT-BCT ngày 22/12/2014 của Bộ Công Thương
Quy định cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý
của Bộ Công Thương; Thông tư số 57/2015/TT-BCT ngày 31/12/2015 của Bộ Công
Thương quy định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm
nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công Thương;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công
Thương tại Tờ trình số 1516/TTr-SCT ngày 01 tháng 7 năm 2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phân
cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành Công
Thương trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh với những nội dung sau:
1. Cơ quan quản lý cấp tỉnh (Sở Công
Thương) thực hiện:
Tiếp nhận hồ sơ, thẩm định cơ sở,
cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm đối
với: Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư do
Sở Kế hoạch và Đầu tư (hoặc cấp tương đương) cấp trên địa bàn tỉnh theo phân cấp quản lý của Bộ Công Thương đối với các đối tượng:
- Các cơ sở sản xuất các sản phẩm thực
phẩm có công suất thiết kế thấp hơn các cơ sở quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 6 của Thông tư số 58/2014/TT-BCT ngày 22/12/2014 của
Bộ Công Thương.
- Các cơ sở kinh doanh thực phẩm (bao
gồm cả thực phẩm tổng hợp) của thương nhân bán buôn hoặc đại lý bán buôn; Các
cơ sở bán lẻ thực phẩm.
2. Cơ quan quản lý cấp huyện (do Ủy
ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo phân công 01 Phòng chuyên môn trực thuộc) thực
hiện:
2.1. Tiếp nhận hồ sơ, thẩm định cơ
sở, cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, cấp Giấy xác nhận kiến thức về an
toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ
lẻ: Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình.
2.2. Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, cấp
Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm; Ký xác nhận Bản cam kết bảo đảm
an toàn thực phẩm đối với:
- Các cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ
lẻ: Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình.
- Các cơ sở kinh doanh thực phẩm bao
gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt theo quy định.
- Các cơ sở buôn bán hàng rong.
- Các hộ kinh doanh thực phẩm tại các
chợ.
Điều 2. Trách nhiệm thực hiện
1. Trách nhiệm của Sở Công Thương:
- Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân
dân tỉnh quản lý an toàn thực phẩm theo nhiệm vụ, đối tượng đã được phân công,
phân cấp quản lý; hướng dẫn cụ thể các địa phương thực hiện các nội dung phân
cấp theo quy định tại Khoản 2, Điều 1 Quyết định này.
- Chủ trì, phối hợp với các ngành
chức năng liên quan tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ
biến kiến thức, pháp luật về quản lý an toàn thực phẩm thuộc lĩnh
vực ngành Công Thương.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra định
kỳ, đột xuất các cơ sở thực phẩm, xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm
trong quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm và việc thực hiện công tác quản
lý nhà nước tại các địa phương theo phân cấp quản lý.
- Trên cơ sở kết quả báo cáo của các
địa phương, kết quả thanh tra kiểm tra định kỳ, đột xuất,
hàng quý tổng hợp báo cáo Tiểu Ban Chỉ đạo về an toàn thực
phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công Thương và Cơ quan Thường trực Ban
Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm của Tỉnh theo quy định.
2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân
cấp huyện:
- Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân
dân tỉnh về quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm theo nhiệm vụ, đối tượng đã được
phân công, phân cấp quản lý trên phạm vi địa bàn quản lý.
- Chủ động phối hợp với các cơ quan
chức năng tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến
thức, pháp luật về an toàn thực phẩm cho các cơ sở thực phẩm trên địa bàn.
- Chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra, xử lý
vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực
phẩm trên địa bàn theo phân cấp quản lý.
- Thực hiện báo cáo định kỳ hàng
tháng hoặc đột xuất về kết quả thực hiện công tác quản lý an toàn thực phẩm
trên địa bàn, gửi về Sở Công Thương tổng hợp báo cáo theo
quy định.
- Phối hợp với Sở Công Thương trong
thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm
thuộc phạm vi quản lý của ngành Công Thương trên địa bàn.
Điều 3. Quyết
định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số
3466/2015/QĐ-UBND ngày 03/11/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phân cấp quản lý
nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành Công Thương trên
địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Điều 4. Các
Ông (Bà) Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Công Thương, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4 (thực
hiện);
- CT, các PCT UBND tỉnh (để báo
cáo);
- Các Sở: Công Thương, Y tế,
NN&PTNTN, Tư pháp;
- Đài PTTH tỉnh, Báo QN, TTTT
(đưa tin);
- V0, V1, V2,
NLN, VX, TM1;
- Lưu: VT/TM1.
20 bản, QĐ50
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Quang Tùng
|