Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 2114/QĐ-BCT 2018 thủ tục hành chính xuất nhập khẩu Bộ Công thương

Số hiệu: 2114/QĐ-BCT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Công thương Người ký: Trần Quốc Khánh
Ngày ban hành: 18/06/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2114/QĐ-BCT

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH, BỊ BÃI BỎ TRONG LĨNH VỰC XUẤT NHẬP KHẨU THUỘC PHẠM VI, CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương;

Căn cứ Thông tư số 12/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương và Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này các thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Bộ Công Thương.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Cục KSTTHC (Văn phòng Chính phủ);
- Các Sở Công Thương;
- Lưu: VT, XNK, VP (TH-CCHC).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Quốc Khánh

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH, BỊ BÃI BỎ TRONG LĨNH VỰC XUẤT NHẬP KHẨU THUỘC PHẠM VI, CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số 2114/QĐ-BCT ngày 18 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

Phần I.

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

1. Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành

STT

Tên thủ tục hành chính

Lĩnh vực

Cơ quan thực hiện

A. Thủ tục hành chính cấp trung ương

 

 

1

Thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu các mặt hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến quốc phòng, an ninh (nhưng không phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh)

Xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương

2

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với hàng hóa xuất khẩu

Xuất nhập khẩu

- Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Hà Nội;

- Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Đà Nẵng;

- Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực TP. Hồ Chí Minh.

3

Thủ tục sửa đổi, bổ sung/ cấp lại Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với hàng hóa xuất khẩu

Xuất nhập khẩu

- Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Hà Nội;

- Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Đà Nẵng;

- Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực TP. Hồ Chí Minh.

4

Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu

Xuất nhập khẩu

Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương

5

Thủ tục cấp Giấy phép tạm nhập, tái xuất theo hình thức khác

Xuất nhập khẩu

Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương

6

Thủ tục cấp Giấy phép tạm xuất, tái nhập

Xuất nhập khẩu

Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương

7

Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu

Xuất nhập khẩu

Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương

8

Thủ tục sửa đổi, bổ sung/ cấp lại Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất; Giấy phép tạm nhập, tái xuất; Giấy phép tạm xuất, tái nhập; Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu

Xuất nhập khẩu

Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương

9

Thủ tục cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh

Xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương

10

Thủ tục cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt

Xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương

11

Thủ tục cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng

Xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương

12

Thủ tục sửa đổi, bổ sung/ cấp lại Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất

Xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương

13

Thủ tục cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa là vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ

Xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương

14

Thủ tục cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa cấm kinh doanh theo quy định pháp luật

Xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương

15

Thủ tục sửa đổi, bổ sung/ cấp lại Giấy phép quá cảnh hàng hóa

Xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương

16

Thủ tục cấp Giấy phép gia công hàng hóa đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép

Xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương

17

Thủ tục sửa đổi, bổ sung/ cấp lại Giấy phép gia công hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép

Xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương

18

Thủ tục cấp Giấy phép sản xuất, gia công quân phục cho các lực lượng vũ trang nước ngoài

Xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương

19

Thủ tục sửa đổi, bổ sung/ cấp lại Giấy phép sản xuất, gia công quân phục cho lực lượng vũ trang nước ngoài

Xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương

20

Thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu mẫu quân phục

Xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương

21

Thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan

Xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương

22

Thủ tục cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đã có quyết định tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu nhằm phục vụ mục đích đặc dụng, bảo hành, phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, bảo vệ quốc phòng, an ninh

Xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương

 

B. Thủ tục hành chính cấp tỉnh

 

 

1

Thủ tục lựa chọn thương nhân được phép tái xuất hàng hóa tạm nhập, tái xuất có điều kiện và hàng hóa tạm nhập, tái xuất theo Giấy phép qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới

Xuất nhập khẩu

Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới

2. Danh mục thủ tục hành chính bị bãi bỏ

STT

S hồ TTHC(1)

Tên thủ tục hành chính

VBQPPL quy định việc bãi bỏ

Lĩnh vực

Cơ quan thực hiện

A. Thủ tục hành chính cấp trung ương

1

BCT-275239

Cấp Giấy phép nhập khẩu hàng hóa có ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng

69/2018/NĐ-CP

Xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương

2

BCT-275238

Cấp lại giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu thuộc quyền quản lý của Bộ Công Thương (CFS)

69/2018/NĐ-CP

Xuất nhập khẩu

Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Hà Nội, Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực TP. Hồ Chí Minh

3

B-BCT-238384-TT

Cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu thuộc quyền quản lý của Bộ Công Thương

69/2018/NĐ-CP

Xuất nhập khẩu

Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Hà Nội, Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực TP. H Chí Minh

4

B-BCT-262090-TT

Cấp Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc diện cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép

69/2018/NĐ-CP

Xuất nhập khẩu

Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương

5

B-BCT-262099-TT

Cấp Giấy phép tạm nhập, tái xuất theo hình thức khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép

69/2018/NĐ-CP

Xuất nhập khẩu

Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương

6

B-BCT-262100-TT

Cấp Giấy phép tạm xuất, tái nhập hàng hóa thuộc diện cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép

69/2018/NĐ-CP

Xuất nhập khẩu

Cục Xuất nhập khẩu- Bộ Công Thương

7

B-BCT-262104-TT

Cấp Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa thuộc diện cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép

69/2018/NĐ-CP

Xuất nhập khẩu

Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương

8

B-BCT-275128-TT

Cấp Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hàng thực phẩm đông lạnh

69/2018/NĐ-CP

Xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương

9

B-BCT-275129-TT

Cấp Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng có thuế tiêu thụ đặc biệt

69/2018/NĐ-CP

Xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương

10

B-BCT-275130-TT

Cấp Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng đã qua sử dụng

69/2018/NĐ-CP

Xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương

11

B-BCT-262073-TT

Điều chỉnh nội dung mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất đã được cấp

69/2018/NĐ-CP

Xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương

12

B-BCT-262074-TT

Cấp Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất trong trường hợp bị mất, thất lạc hoặc hư hỏng

69/2018/NĐ-CP

Xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương

13

B-BCT-262059-TT

Cấp Giấy phép gia công xuất khẩu có yếu tố nước ngoài

69/2018/NĐ-CP

Xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương

14

B-BCT-275131-TT

Cấp Giấy phép sản xuất, gia công xuất khẩu quân phục cho các lực lượng vũ trang nước ngoài

69/2018/NĐ-CP

Xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương

15

B-BCT-275134-TT

Cấp Sửa đổi, bổ sung Giấy phép sản xuất, gia công xuất khẩu quân phục cho các lực lượng vũ trang nước ngoài

69/2018/NĐ-CP

Xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương

16

B-BCT-275133-TT

Cấp lại Giấy phép sản xuất, gia công xuất khẩu quân phục cho các lực lượng vũ trang nước ngoài

69/2018/NĐ-CP

Xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương

17

B-BCT-274992-TT

Cấp văn bản cho phép nhập khẩu hàng mẫu quân phục

69/2018/NĐ-CP

Xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương

18

B-BCT-262060-TT

Cấp Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan đối với các mặt hàng đường muối, nguyên liệu thuốc lá, trứng gia cầm

69/2018/NĐ-CP

Xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương

19

B-BCT-275000-TT

Cấp Giấy phép nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu để viện trợ nhân đạo

69/2018/NĐ-CP

Xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương

 

Phần II.

NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG

A. Thủ tục hành chính cấp trung ương

I. Lĩnh vực xuất nhập khẩu

1. Thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu các mặt hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến quốc phòng, an ninh (nhưng không phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh)

a) Trình tự thực hiện:

- Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu), địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định hoặc cần bổ sung tài liệu giải trình, trong thời hạn 3 ngày làm việc, Bộ Công Thương thông báo để thương nhân hoàn thiện hồ sơ.

- Trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định và ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Công Thương có văn bản trả lời thương nhân.

b) Cách thức thực hiện:

Thương nhân gửi 1 hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu), địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Văn bản đề nghị cấp giấy phép của thương nhân nêu rõ tên hàng, mã HS, số lượng, trị giá của từng mặt hàng: 1 bản chính.

- Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.

d) Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định và ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Thương nhân.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Bộ Công Thương.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời của Bộ Công Thương.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.

 

2. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với hàng hóa xuất khẩu

a) Trình tự thực hiện:

- Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến cơ quan cấp CFS của Bộ Công Thương, bao gồm:

+ Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Hà Nội - Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, địa chỉ: 25 Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

+ Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Đà Nẵng - Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, địa chỉ: 7B Cách Mạng Tháng Tám, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

+ Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực thành phố Hồ Chí Minh - Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, địa chỉ: Lầu 8, tòa nhà 12 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 3 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp CFS thông báo để thương nhân hoàn thiện hồ sơ.

- Thời hạn cấp CFS không quá 3 ngày làm việc, kể từ ngày thương nhân nộp hồ sơ đầy đủ, đúng quy định. Trường hợp không cấp CFS, cơ quan cấp CFS có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

- Cơ quan cấp CFS có thể tiến hành kiểm tra tại nơi sản xuất trường hợp nhận thấy việc kiểm tra trên hồ sơ là chưa đủ căn cứ để cấp CFS hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm quy định đối với CFS đã cấp trước đó.

b) Cách thức thực hiện:

Thương nhân gửi 1 hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến cơ quan CFS của Bộ Công Thương.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Văn bản đề nghị cấp CFS nêu rõ tên hàng, mã HS của hàng hóa, số chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm hoặc số đăng ký, số hiệu tiêu chuẩn (nếu có), thành phần hàm lượng hợp chất (nếu có), nước nhập khẩu hàng hóa: 1 bản chính, thể hiện bằng tiếng Việt và tiếng Anh.

- Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.

- Danh mục các cơ sở sản xuất (nếu có), bao gồm tên, địa chỉ của cơ sở, các mặt hàng sản xuất để xuất khẩu: 1 bản chính.

- Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa kèm theo cách thể hiện (trên nhãn hàng hóa hoặc trên bao bì hàng hóa hoặc tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa): 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.

d) Thời hạn giải quyết: Thời hạn cấp CFS không quá 3 ngày làm việc, kể từ ngày thương nhân nộp hồ sơ đầy đủ, đúng quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Thương nhân.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Hà Nội; Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Đà Nẵng; Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực thành phố Hồ Chí Minh.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS).

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu đơn đề nghị cấp CFS quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 12/2018/TT-BCT.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.

 

Phụ lục III

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP CFS
(Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

TÊN THƯƠNG NHÂN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

Số: ... / ...

... , ngày ... tháng ... năm ...

 

Kính gửi: [Tên Cơ quan cấp CFS]

Tên Thương nhân: ............................................................................................................

- Địa chỉ: … Số điện thoại: … Số fax: ... Email: ...

Để đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu, (thương nhân) đề nghị được cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với các sản phẩm, hàng hoá sau:

STT

Tên sản phẩm

Số chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm hoặc Số đăng ký

Số hiệu tiêu chuẩn

Thành phần, hàm lượng hoạt chất (nếu có)

Nước nhập khẩu

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

(Thương nhân) xin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trên./.

 

 

Người đại diện theo pháp luật của thương nhân
(Ký tên, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu)

 

3. Thủ tục sửa đổi, bổ sung/ cấp lại Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với hàng hóa xuất khẩu

a) Trình tự thực hiện:

- Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến cơ quan cấp CFS của Bộ Công Thương, gồm:

+ Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Hà Nội - Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, địa chỉ: 25 Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

+ Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Đà Nẵng - Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, địa chỉ: 7B Cách Mạng Tháng Tám, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

+ Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực thành phố Hồ Chí Minh - Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, địa chỉ: Lầu 8, tòa nhà 12 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, cơ quan cấp CFS xem xét điều chỉnh, cấp lại CFS.

b) Cách thức thực hiện:

Thương nhân gửi 1 hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến cơ quan CFS của Bộ Công Thương.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung/ cấp lại CFS: 1 bản chính.

- Các giấy tờ liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung/ cấp lại CFS.

d) Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 3 ngày làm việc.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Thương nhân.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Hà Nội; Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Đà Nẵng; Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực thành phố Hồ Chí Minh.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận CFS.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.

 

4. Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất

a) Trình tự thực hiện:

- Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến Bộ Công Thương.

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của thương nhân, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu thương nhân hoàn thiện hồ sơ.

- Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương cấp Giấy phép cho thương nhân.

- Trường hợp không cấp Giấy phép, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện: Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng).

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất: 1 bản chính.

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.

- Hợp đồng nhập khẩu và hợp đồng xuất khẩu do doanh nghiệp ký với khách hàng nước ngoài: mỗi loại 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.

- Báo cáo tình hình thực hiện Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất đã được cấp: 1 (một) bản chính.

d) Thời hạn giải quyết: 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Thương nhân.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không.

i) Tên mẫu đơn:

- Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 12/2018/TT-BCT.

- Mẫu báo cáo tình hình thực hiện Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất đã được cấp quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 12/2018/TT-BCT.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.

 

Phụ lục IV

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP TẠM NHẬP, TÁI XUẤT; TẠM XUẤT, TÁI NHẬP VÀ CHUYỂN KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

Mẫu 1: Áp dụng đối với trường hợp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa

TÊN THƯƠNG NHÂN
-----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------

Số: …

......, ngày … tháng … năm 20…

 

Kính gửi: Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu)

- Tên thương nhân: ............................................................................................................

- Địa chỉ trụ sở chính: … Số điện thoại: … Số fax: ...

- Địa chỉ website (nếu có):..................................................................................................

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: … do ... cấp ngày ... tháng ... năm…

- Mã số tạm nhập, tái xuất (nếu có): ...

Căn cứ Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ và Thông tư số 12/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương, (Thương nhân) xin kinh doanh tạm nhập, tái xuất:

STT

Mặt hàng

Mã HS (8 số)

Số lượng

Trị giá (USD)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Công ty nước ngoài bán hàng: ........................................................................................

+ Theo hợp đồng nhập khẩu số ... ngày ... tháng ... năm ...

+ Cửa khẩu nhập hàng: ..................................................................................................... 

- Công ty nước ngoài mua hàng: ....................................................................................... 

+ Theo hợp đồng xuất khẩu số ... ngày ... tháng ... năm ...

+ Cửa khẩu xuất hàng: ......................................................................................................

(Thương nhân) xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ gửi kèm theo Đơn này và cam kết thực hiện theo đúng các quy định về tạm nhập, tái xuất hàng hóa./.

 

  

Người đại diện theo pháp luật của thương nhân
(Ký tên, ghi rõ họ, tên, chức danh và đóng dấu)

Hồ sơ gửi kèm theo:

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.

- Hợp đồng nhập khẩu và hợp đồng xuất khẩu do thương nhân ký với khách hàng nước ngoài: mỗi loại 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.

- Báo cáo tình hình thực hiện Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất đã được cấp: 1 bản chính.

 

Phụ lục V

MẪU BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN GIẤY PHÉP KINH DOANH TẠM NHẬP, TÁI XUẤT, CHUYỂN KHẨU
 (Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

TÊN THƯƠNG NHÂN
-----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------------------

Số: ……

V/v báo cáo tình hình thực hiện Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất/ chuyển khẩu

      ..., ngày … tháng … năm 20…

 

Kính gửi: Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu)

Căn cứ Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ và Thông tư số 12/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương, (Thương nhân) xin báo cáo tình hình thực hiện Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất/ kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa như sau:

Tên hàng

Mã số HS

Giấy phép do Bộ Công Thương cấp
(Số … )

Số lượng hàng đã tạm nhập/ đã đưa vào cảng Việt Nam

Số lượng hàng đã tái xuất/ đã đưa ra khỏi Việt Nam

Số lượng còn chưa tái xuất, hiện đang lưu giữ tại kho/bãi/cảng
(nếu có)

 

Lượng
(chiếc/ tấn)

Trị giá
(USD)

Lượng
(chiếc/ tấn)

Trị giá
(USD)

CK
tạm nhập

Lượng
(chiếc/ tấn)

Trị giá
(USD)

CK
tái xuất

Lượng
(chiếc/ tấn)

Trị giá
(USD)

 

 

Đề nghị kê khai cụ thể tên hàng

Kê khai cụ thể mã số HS 08 số của hàng hóa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Thương nhân) cam đoan những nội dung kê khai trên đây là đúng sự thật, nếu sai (Thương nhân) hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

 

 

Người đại diện theo pháp luật của thương nhân
(Ký tên, ghi rõ họ, tên, chức danh và đóng dấu)

 

5. Thủ tục cấp Giấy phép tạm nhập, tái xuất theo hình thức khác

a) Trình tự thực hiện:

- Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến Bộ Công Thương.

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của thương nhân, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu thương nhân hoàn thiện hồ sơ.

- Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương cấp Giấy phép cho thương nhân.

- Riêng đối với hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam, thời hạn cấp Giấy phép là 3 ngày làm việc, kể từ ngày Bộ Công Thương nhận được văn bản đồng ý việc tạm nhập, tái xuất của Bộ, cơ quan ngang Bộ có thẩm quyền quản lý hàng hóa đó.

- Trường hợp không cấp Giấy phép, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện: Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng).

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Văn bản đề nghị cấp Giấy phép tạm nhập, tái xuất, nêu rõ hàng hóa tạm nhập, tái xuất (tên hàng, mã HS, số lượng, trị giá); mục đích tạm nhập, tái xuất; cửa khẩu nhập khẩu, xuất khẩu: 1 bản chính.

- Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.

- Hợp đồng, thỏa thuận thuê, mượn ký với khách hàng nước ngoài: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.

d) Thời hạn giải quyết:

- 5 ngày làm việc, kể từ ngày Bộ Công Thương nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định.

- Riêng đối với hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam, thời hạn cấp Giấy phép là 3 ngày làm việc, kể từ ngày Bộ Công Thương nhận được văn bản đồng ý việc tạm nhập, tái xuất của Bộ, cơ quan ngang Bộ có thẩm quyền quản lý hàng hóa đó.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Thương nhân.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép tạm nhập, tái xuất theo hình thức khác quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 12/2018/TT-BCT.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.

 

Phụ lục IV

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP TẠM NHẬP, TÁI XUẤT; TẠM XUẤT, TÁI NHẬP VÀ CHUYỂN KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

Mẫu 2: Áp dụng đối với trường hợp tạm nhập, tái xuất hàng hóa theo hình thức khác

TÊN THƯƠNG NHÂN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------------

Số: …

......, ngày … tháng … năm 20…

 

Kính gửi: Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu)

- Tên thương nhân: .............................................................................................................

- Địa chỉ trụ sở chính: … Số điện thoại: … Số fax: ...

- Địa chỉ website (nếu có):...................................................................................................

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: … do ... cấp ngày ... tháng …

Căn cứ Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ và Thông tư số 12/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương, (Thương nhân) xin tạm nhập, tái xuất:

STT

Mặt hàng

Mã HS (8 số)

Số lượng

Trị giá (USD)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Mục đích tạm nhập, tái xuất: .............................................................................................

- Công ty nước ngoài cho thuê/ mượn: ...............................................................................

- Theo hợp đồng/thỏa thuận số ... ngày ... tháng ... năm ...

- Cửa khẩu nhập hàng: .......................................................................................................

- Cửa khẩu xuất hàng: ........................................................................................................

(Thương nhân) xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ gửi kèm theo Đơn này và cam kết thực hiện theo đúng các quy định về tạm nhập, tái xuất hàng hóa./.

 

  

Người đại diện theo pháp luật của thương nhân
(Ký tên, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu)

Hồ sơ gửi kèm theo:

- Giấy chứng nhận đầu tư/ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/đăng ký doanh nghiệp của thương nhân: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.

- Hợp đồng thuê, mượn hàng hóa: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.

 

6. Thủ tục cấp Giấy phép tạm xuất, tái nhập

a) Trình tự thực hiện:

- Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến Bộ Công Thương.

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của thương nhân, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu thương nhân hoàn thiện hồ sơ.

- Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương cấp Giấy phép cho thương nhân.

Trường hợp không cấp Giấy phép, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện: Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng).

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Văn bản đề nghị cấp Giấy phép tạm xuất, tái nhập: 1 bản chính.

- Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.

- Hợp đồng, thỏa thuận sửa chữa, bảo hành của đối tác nước ngoài hoặc hợp đồng, thỏa thuận cho thuê, mượn hàng hóa: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.

d) Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Thương nhân.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép tạm xuất, tái nhập quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 12/2018/TT-BCT.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.

 

Phụ lục IV

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP TẠM NHẬP, TÁI XUẤT; TẠM XUẤT, TÁI NHẬP VÀ CHUYỂN KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

Mẫu 3: Áp dụng đối với trường hợp tạm xuất, tái nhập hàng hóa

TÊN THƯƠNG NHÂN
--------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------

Số: …

......, ngày … tháng … năm 20…

 

Kính gửi: Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu)

- Tên thương nhân: ..............................................................................................................

- Địa chỉ trụ sở chính: … Số điện thoại: … Số fax: ...

- Địa chỉ website (nếu có):....................................................................................................

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ... do ... cấp ngày ... tháng … năm ...

Căn cứ Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ và Thông tư số 12/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương, (Thương nhân) xin tạm xuất, tái nhập:

STT

Mặt hàng

Mã HS (8 số)

Số lượng

Trị giá (USD)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Mục đích tạm xuất, tái nhập: ...........................................................................................

- Hợp đồng sửa chữa, bảo hành/ Hợp đồng cho thuê, mượn số ... ngày ... tháng ... năm ...

- Cửa khẩu xuất hàng: .......................................................................................................

- Cửa khẩu nhập hàng: ......................................................................................................

(Thương nhân) xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ gửi kèm theo Đơn này và cam kết thực hiện theo đúng các quy định về tạm xuất, tái nhập hàng hóa./.

 

  

Người đại diện theo pháp luật của thương nhân
(Ký tên, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu)

Hồ sơ gửi kèm theo:

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ đăng ký doanh nghiệp của thương nhân: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.

- Hợp đồng sửa chữa, bảo hành/ Hợp đồng cho thuê, mượn: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.

 

7. Thủ tục Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu

a) Trình tự thực hiện:

- Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến Bộ Công Thương.

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của thương nhân, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu thương nhân hoàn thiện hồ sơ.

- Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương cấp Giấy phép cho thương nhân.

- Trường hợp không cấp Giấy phép, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện: Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng).

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Văn bản đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu: 1 bản chính.

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.

- Hợp đồng mua hàng và hợp đồng bán hàng do thương nhân ký với khách hàng nước ngoài: mỗi loại 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.

- Báo cáo tình hình thực hiện Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu đã được cấp, nêu rõ số lượng hàng hóa đã đưa vào, đưa ra khỏi Việt Nam: 1 bản chính.

d) Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Thương nhân.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu quy định tại Phụ lục IV Thông tư số 12/2018/TT-BCT.

- Mẫu báo cáo tình hình thực hiện Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu đã được cấp quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 12/2018/TT-BCT.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

I) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.

 

Phụ lục IV

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP TẠM NHẬP, TÁI XUẤT; TẠM XUẤT, TÁI NHẬP VÀ CHUYỂN KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

Mẫu 4: Áp dụng đối với trường hợp kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa

TÊN THƯƠNG NHÂN
-----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------------

Số: …

......, ngày … tháng … năm 20…

 

Kính gửi: Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu)

- Tên thương nhân: ............................................................................................................

- Địa chỉ trụ sở chính: … Số điện thoại: … Số fax: ...

- Địa chỉ website (nếu có):..................................................................................................

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: … do ... cấp ngày ... tháng … năm…

Căn cứ Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ và Thông tư số 12/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương, (Thương nhân) xin kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa:

STT

Mặt hàng

Mã HS (8 số)

Số lượng

Trị giá (USD)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Công ty nước ngoài bán hàng: .........................................................................................

+ Theo hợp đồng nhập khẩu số ... ngày ... tháng ... năm ...

+ Cửa khẩu nhập hàng: ......................................................................................................

- Công ty nước ngoài mua hàng: ........................................................................................

+ Theo hợp đồng xuất khẩu số ... ngày ... tháng ... năm ...

+ Cửa khẩu xuất hàng: .......................................................................................................

(Thương nhân) xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ gửi kèm theo Đơn này và cam kết thực hiện theo đúng các quy định về kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa./.

 

  

Người đại diện theo pháp luật của thương nhân
(Ký tên, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu)

Hồ sơ gửi kèm theo:

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ đăng ký doanh nghiệp của thương nhân: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.

- Hợp đồng nhập khẩu và hợp đồng xuất khẩu: mỗi loại 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.

- Báo cáo tình hình thực hiện Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu đã được cấp trước đó: 1 bản chính.

 

Phụ lục V

MẪU BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN GIẤY PHÉP KINH DOANH TẠM NHẬP, TÁI XUẤT, CHUYỂN KHẨU
 (Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

TÊN THƯƠNG NHÂN
-----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------------

Số: ……

V/v báo cáo tình hình thực hiện Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất/ chuyển khẩu

      ..., ngày … tháng … năm 20…

 

Kính gửi: Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu)

Căn cứ Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ và Thông tư số 12/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương, (Thương nhân) xin báo cáo tình hình thực hiện Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất/ kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa như sau:

Tên hàng

Mã số HS

Giấy phép do Bộ Công Thương cấp
(Số … )

Số lượng hàng đã tạm nhập/ đã đưa vào cảng Việt Nam

Số lượng hàng đã tái xuất/ đã đưa ra khỏi Việt Nam

Số lượng còn chưa tái xuất, hiện đang lưu giữ tại kho/bãi/cảng
(nếu có)

 

Lượng
(chiếc/ tấn)

Trị giá
(USD)

Lượng
(chiếc/ tấn)

Trị giá
(USD)

CK
tạm nhập

Lượng
(chiếc/ tấn)

Trị giá
(USD)

CK
tái xuất

Lượng
(chiếc/ tấn)

Trị giá
(USD)

 

 

Đề nghị kê khai cụ thể tên hàng

Kê khai cụ thể mã số HS 08 số của hàng hóa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Thương nhân) cam đoan những nội dung kê khai trên đây là đúng sự thật, nếu sai (Thương nhân) hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

 

 

Người đại diện theo pháp luật của thương nhân
(Ký tên, ghi rõ họ, tên, chức danh và đóng dấu)

 

8. Thủ tục sửa đổi, bổ sung/ cấp lại Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất; Giấy phép tạm nhập, tái xuất; Giấy phép tạm xuất, tái nhập; Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu

a) Trình tự thực hiện:

- Thương nhân gửi văn bản đề nghị và các giấy tờ liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung/ cấp lại Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất; Giấy phép tạm nhập, tái xuất; Giấy phép tạm xuất, tái nhập; Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu đến Bộ Công Thương.

- Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương xem xét điều chỉnh, cấp lại Giấp phép cho thương nhân.

b) Cách thức thực hiện: Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng).

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung/ cấp lại Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất; Giấy phép tạm nhập, tái xuất; Giấy phép tạm xuất, tái nhập; Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu: 1 bản chính.

- Các giấy tờ liên quan.

d) Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương xem xét điều chỉnh, cấp lại Giấp phép cho thương nhân.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Thương nhân.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.

 

9. Thủ tục cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh

a) Trình tự thực hiện:

- Doanh nghiệp gửi 1 bộ hồ sơ đề nghị cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến Bộ Công Thương.

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ.

- Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương tiến hành kiểm tra hoặc ủy quyền cho Sở Công Thương cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có kho, bãi kiểm tra, xác nhận điều kiện về kho, bãi.

- Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra điều kiện kho, bãi, Bộ Công Thương xem xét cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh cho doanh nghiệp.

- Trường hợp phải xác minh các tài liệu, giấy tờ liên quan trong hồ sơ đề nghị cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất của doanh nghiệp, thời gian xử lý hồ sơ tính từ thời điểm Bộ Công Thương nhận được văn bản trả lời của các cơ quan liên quan đối với việc xác minh.

- Trường hợp không cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện: Doanh nghiệp gửi 1 bộ hồ sơ đề nghị cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng).

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Văn bản đề nghị cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh: 1 bản chính.

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của doanh nghiệp.

- Văn bản của tổ chức tín dụng xác nhận về việc doanh nghiệp nộp số tiền ký quỹ theo quy định: 1 bản chính.

- Tài liệu chứng minh doanh nghiệp sở hữu kho, bãi hoặc hợp đồng thuê kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh theo quy định: 1 bản sao có đóng dấu của doanh nghiệp.

- Văn bản của cơ quan điện lực nơi doanh nghiệp có kho, bãi xác nhận về việc kho, bãi có đủ nguồn điện lưới để vận hành các công-ten-nơ lạnh theo sức chứa: 1 bản chính.

d) Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra điều kiện kho, bãi.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Doanh nghiệp.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Bộ Công Thương.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Mẫu đơn đề nghị cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 12/2018/TT-BCT.

- Mẫu xác nhận việc ký quỹ của doanh nghiệp theo quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư số 12/2018/TT-BCT.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Có số tiền ký quỹ là 10 tỷ đồng Việt Nam nộp tại tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp có kho, bãi.

- Có kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh:

+ Kho, bãi có sức chứa tối thiểu là 100 công-ten-nơ lạnh loại 40 feet, diện tích tối thiểu là 1.500 m2. Kho, bãi được ngăn cách với bên ngoài bằng hàng rào cứng, được xây dựng với chiều cao tối thiểu là 2,5 m; có đường dành cho xe chở công-ten-nơ di chuyển ra vào kho, bãi; có cổng ra vào và biển hiệu của doanh nghiệp sử dụng kho, bãi.

+ Kho, bãi có đủ nguồn điện (gồm điện lưới và máy phát điện dự phòng có công suất tương đương) và các thiết bị chuyên dùng kèm theo để vận hành các công-ten-nơ lạnh theo sức chứa của kho, bãi.

+ Kho, bãi phải thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc do doanh nghiệp ký hợp đồng thuê; phải nằm trong khu vực quy hoạch hệ thống kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh hoặc trong khu vực do Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới quy định sau khi thống nhất với Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính và Bộ Công Thương.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.

 

Phụ lục VI

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP MÃ SỐ KINH DOANH TẠM NHẬP, TÁI XUẤT
 (Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

Mẫu 1: Áp dụng đối với hàng thực phẩm đông lạnh

TÊN DOANH NGHIỆP
----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------

Số: …

......, ngày … tháng … năm 20…

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh

Kính gửi: Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu)

1. Tên doanh nghiệp: .........................................................................................................

- Địa chỉ trụ sở chính: … Số điện thoại: … Số fax: ...

- Địa chỉ website (nếu có): .................................................................................................

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ... do ... cấp ngày … tháng … năm ...

Căn cứ Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ và Thông tư số 12/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương, (Doanh nghiệp) xin cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh.

2. Kho, bãi chuyên dùng để phục vụ việc kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh của doanh nghiệp:

STT

Tên Kho, bãi

Địa chỉ kho, bãi

Hình thức sở hữu  (Thuộc sở hữu hoặc kho thuê)

Sức chứa (m2/công-ten-nơ)

Ghi chú

1

………

………

………

………

………

2

………

………

………

………

………

3. Nguồn điện để bảo quản hàng thực phẩm đông lạnh:

- Điện lưới (số lượng trạm biến áp, công suất từng trạm biến áp).

- Máy phát điện dự phòng (số lượng máy phát điện; nhãn hiệu, công suất và số serie của từng máy).

- Thiết bị cắm điện chuyên dùng (số lượng).

4. Hồ sơ kèm theo gồm:

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp): 1 bản sao có đóng dấu của doanh nghiệp.

- Văn bản của tổ chức tín dụng xác nhận việc doanh nghiệp nộp tiền ký quỹ theo quy định: 1 bản chính.

- Văn bản của cơ quan điện lực xác nhận về việc kho, bãi của doanh nghiệp có nguồn điện lưới đủ để vận hành các công-ten-nơ lạnh theo quy định: 1 bản chính.

- Tài liệu, giấy tờ chứng minh về kho, bãi và các trang thiết bị nêu tại mục 2 và 3 nêu trên.

(Doanh nghiệp) xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ gửi kèm theo Đơn này và cam kết thực hiện theo đúng các quy định về tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh./.

 

 

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
(Ký tên, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu)

 

Phụ lục VII

MẪU GIẤY XÁC NHẬN VIỆC KÝ QUỸ CỦA DOANH NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

TÊN TỔ CHỨC TÍN DỤNG
------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------------

       Số: ……

......, ngày … tháng … năm 20…

 

GIẤY XÁC NHẬN

Doanh nghiệp nộp tiền ký quỹ theo quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP

Tên tổ chức tín dụng: ..........................................................................................................

Địa chỉ: ................................................................................................................................

Số điện thoại: ......................................................................................................................

Xác nhận như sau:

1. Tên doanh nghiệp: .......................................................................................................... 

- Địa chỉ trụ sở chính: ........ Số điện thoại: ........ Số fax: ....................................................

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ... do ... cấp ngày ... tháng ... năm ...

- Số tài khoản: ....................................................................................................................

Đã nộp số tiền ... vào tài khoản nêu trên.

2. Số tiền nêu trên được doanh nghiệp nộp vào tài khoản phong tỏa tại … theo quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.

3. Số tiền nêu trên chỉ được sử dụng hoặc hoàn trả lại doanh nghiệp theo đề nghị bằng văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố hoặc Bộ Công Thương theo đúng quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP của Chính phủ./.

 

 

Người đứng đầu tổ chức tín dụng
(Ký tên, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu)

 

10. Thủ tục cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt

a) Trình tự thực hiện:

- Doanh nghiệp gửi 1 bộ hồ sơ đề nghị cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến Bộ Công Thương.

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ.

- Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương xem xét cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất cho doanh nghiệp.

- Trường hợp phải xác minh các tài liệu, giấy tờ liên quan trong hồ sơ đề nghị cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất của doanh nghiệp, thời gian xử lý hồ sơ tính từ thời điểm Bộ Công Thương nhận được văn bản trả lời của các cơ quan liên quan đối với việc xác minh.

- Trường hợp không cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện: Doanh nghiệp gửi 1 bộ hồ sơ đề nghị cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng).

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Văn bản đề nghị cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt: 1 bản chính.

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của doanh nghiệp.

- Văn bản của tổ chức tín dụng xác nhận về việc doanh nghiệp nộp số tiền ký quỹ theo quy định: 1 bản chính.

d) Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Doanh nghiệp.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Bộ Công Thương.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Mẫu đơn đề nghị cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 12/2018/TT-BCT.

- Mẫu xác nhận việc ký quỹ của doanh nghiệp theo quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư số 12/2018/TT-BCT.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt phải có số tiền ký quỹ là 7 tỷ đồng Việt Nam nộp tại tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.

 

Phụ lục VI

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP MÃ SỐ KINH DOANH TẠM NHẬP, TÁI XUẤT
 (Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

Mẫu 2: Áp dụng đối với hàng hoá có thuế tiêu thụ đặc biệt

TÊN DOANH NGHIỆP
--------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------------

Số: …

......, ngày … tháng … năm 20…

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hoá có thuế tiêu thụ đặc biệt

Kính gửi: Bộ Công Thương

1. Tên doanh nghiệp: ..........................................................................................................

- Địa chỉ trụ sở chính: … Số điện thoại: … Số fax: ...

- Địa chỉ website (nếu có): ..................................................................................................

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ... do ... cấp ngày ... tháng ... năm ...

Căn cứ Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ và Thông tư số 12/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương, (Doanh nghiệp) xin cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hoá có thuế tiêu thụ đặc biệt.

2. Hồ sơ kèm theo gồm:

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp): 1 bản sao có đóng dấu của doanh nghiệp.

- Văn bản của tổ chức tín dụng xác nhận việc doanh nghiệp nộp tiền ký quỹ theo quy định: 1 bản chính.

(Doanh nghiệp) xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ gửi kèm theo Đơn này và cam kết thực hiện theo đúng các quy định về tạm nhập, tái xuất hàng hóa./.

 

 

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
(Ký tên, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu)

 

Phụ lục VII

MẪU GIẤY XÁC NHẬN VIỆC KÝ QUỸ CỦA DOANH NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

TÊN TỔ CHỨC TÍN DỤNG
---------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------------

       Số: ……

......, ngày … tháng … năm 20…

 

GIẤY XÁC NHẬN

Doanh nghiệp nộp tiền ký quỹ theo quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP

Tên tổ chức tín dụng: .........................................................................................................

Địa chỉ: ...............................................................................................................................

Số điện thoại: .....................................................................................................................

Xác nhận như sau:

1. Tên doanh nghiệp: .........................................................................................................

- Địa chỉ trụ sở chính: ........ Số điện thoại: ........ Số fax: ....................................................

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ... do ... cấp ngày ... tháng ... năm ...

- Số tài khoản: ....................................................................................................................

Đã nộp số tiền ... vào tài khoản nêu trên.

2. Số tiền nêu trên được doanh nghiệp nộp vào tài khoản phong tỏa tại … theo quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.

3. Số tiền nêu trên chỉ được sử dụng hoặc hoàn trả lại doanh nghiệp theo đề nghị bằng văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố hoặc Bộ Công Thương theo đúng quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP của Chính phủ./.

 

 

Người đứng đầu tổ chức tín dụng
(Ký tên, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu)

 

11. Thủ tục cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng

a) Trình tthực hiện:

- Doanh nghiệp gửi 1 bộ hồ sơ đề nghị cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến Bộ Công Thương.

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ.

- Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương xem xét cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất cho doanh nghiệp.

- Trường hợp phải xác minh các tài liệu, giấy tờ liên quan trong hồ sơ đề nghị cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất của doanh nghiệp, thời gian xử lý hồ sơ tính từ thời điểm Bộ Công Thương nhận được văn bản trả lời của các cơ quan liên quan đối với việc xác minh.

- Trường hợp không cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện: Doanh nghiệp gửi 1 bộ hồ sơ đề nghị cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng).

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Văn bản đề nghị cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng: 1 bản chính.

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của doanh nghiệp.

- Văn bản của tổ chức tín dụng xác nhận về việc doanh nghiệp nộp số tiền ký quỹ theo quy định: 1 bản chính.

d) Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Doanh nghiệp.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Bộ Công Thương.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Mẫu đơn đề nghị cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 12/2018/TT-BCT.

- Mẫu xác nhận việc ký quỹ của doanh nghiệp theo quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư số 12/2018/TT-BCT.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng phải có số tiền ký quỹ là 7 tỷ đồng Việt Nam nộp tại tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.

 

Phụ lục VI

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP MÃ SỐ KINH DOANH TẠM NHẬP, TÁI XUẤT
 (Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

Mẫu 3: Áp dụng đối với hàng hóa đã qua sử dụng

TÊN DOANH NGHIỆP
-----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------

Số: …

......, ngày … tháng … năm 20…

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng

Kính gửi: Bộ Công Thương

1. Tên doanh nghiệp: ..........................................................................................................

- Địa chỉ trụ sở chính: … Số điện thoại: … Số fax: ...

- Địa chỉ website (nếu có): ..................................................................................................

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ... do ... cấp ngày ... tháng … năm ...

Căn cứ Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ và Thông tư số 12/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương, (Doanh nghiệp) xin cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng.

2. Hồ sơ kèm theo gồm:

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp): 1 bản sao có đóng dấu của doanh nghiệp.

- Văn bản của tổ chức tín dụng xác nhận việc doanh nghiệp nộp tiền ký quỹ theo quy định: 1 bản chính.

(Doanh nghiệp) xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ gửi kèm theo Đơn này và cam kết thực hiện theo đúng các quy định về tạm nhập, tái xuất hàng hóa./.

 

 

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
(Ký tên, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu)

 

Phụ lục VII

MẪU GIẤY XÁC NHẬN VIỆC KÝ QUỸ CỦA DOANH NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

TÊN TỔ CHỨC TÍN DỤNG
-----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

       Số: ……

......, ngày … tháng … năm 20…

 

GIẤY XÁC NHẬN

Doanh nghiệp nộp tiền ký quỹ theo quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP

Tên tổ chức tín dụng: ..........................................................................................................

Địa chỉ: ................................................................................................................................

Số điện thoại: ......................................................................................................................

Xác nhận như sau:

1. Tên doanh nghiệp: ..........................................................................................................

- Địa chỉ trụ sở chính: ........ Số điện thoại: ........ Số fax: ....................................................

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ... do ... cấp ngày ... tháng ... năm ...

- Số tài khoản: ....................................................................................................................

Đã nộp số tiền ... vào tài khoản nêu trên.

2. Số tiền nêu trên được doanh nghiệp nộp vào tài khoản phong tỏa tại … theo quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.

3. Số tiền nêu trên chỉ được sử dụng hoặc hoàn trả lại doanh nghiệp theo đề nghị bằng văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố hoặc Bộ Công Thương theo đúng quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP của Chính phủ./.

 

 

Người đứng đầu tổ chức tín dụng
(Ký tên, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu)

 

12. Thủ tục sửa đổi, bổ sung/ cấp lại Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất

a) Trình tự thực hiện:

- Doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị và các giấy tờ liên quan đến Bộ Công Thương.

- Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương xem xét điều chỉnh, cấp lại Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất cho doanh nghiệp.

- Trường hợp phải xác minh các tài liệu, giấy tờ liên quan trong hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung/ cấp lại Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất của doanh nghiệp, thời gian xử lý tính từ thời điểm Bộ Công Thương nhận được văn bản trả lời của các cơ quan liên quan đối với việc xác minh.

b) Cách thức thực hiện: Doanh nghiệp gửi 1 bộ hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung/ cấp lại Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng).

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung/ cấp lại Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất: 1 bản chính.

- Các giấy tờ liên quan.

d) Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Doanh nghiệp.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Bộ Công Thương.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.

 

13. Thủ tục cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa là vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ

a) Trình tự thực hiện:

- Chủ hàng gửi 1 bộ hồ sơ đề nghị quá cảnh hàng hóa trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến Bộ Công Thương. Hồ sơ bao gồm:

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu chủ hàng hoàn thiện hồ sơ.

- Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định của chủ hàng, Bộ Công Thương có văn bản trao đổi ý kiến với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

- Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trao đổi ý kiến của Bộ Công Thương, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có văn bản trả lời.

- Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Công Thương có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

- Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương trả lời chủ hàng bằng văn bản.

- Trường hợp không cấp Giấy phép quá cảnh, Bộ Công Thương có văn bản trả lời chủ hàng và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện: Chủ hàng gửi 1 bộ hồ sơ đề nghị quá cảnh hàng hóa trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng).

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Văn bản đề nghị quá cảnh hàng hóa nêu rõ mặt hàng (tên hàng, mã HS, số lượng, trị giá); phương tiện vận chuyển; tuyến đường vận chuyển: 1 bản chính.

- Hợp đồng vận tải: 1 bản chính.

- Công thư đề nghị của cơ quan có thẩm quyền của nước đề nghị cho hàng hóa quá cảnh gửi Bộ trưởng Bộ Công Thương: 1 bản chính.

d) Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của Thủ tướng Chính phủ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ hàng.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Bộ Công Thương.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép quá cảnh.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư số 12/2018/TT-BCT.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.

 

Phụ lục IX

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP QUÁ CẢNH HÀNG HÓA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

TÊN CHỦ HÀNG
---------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------

Số: ...

... , ngày … tháng … năm 20…

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Cấp giấy phép quá cảnh hàng hóa

Kính gửi: Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu)

I. Tên chủ hàng: .................................................................................................................

- Địa chỉ: … Số điện thoại: … Số fax: ...

Đề nghị Bộ Công Thương cấp giấy phép quá cảnh hàng hóa theo các nội dung sau đây:

1. Hàng hóa quá cảnh:

STT

Tên hàng

Đơn vị tính

Slượng

Trị giá

Bao bì và ký mã hiệu

Ghi chú

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

2. Cửa khẩu nhập hàng: ....................................................................................................

3. Cửa khẩu xuất hàng: .....................................................................................................

4. Tuyến đường vận chuyển: ............................................................................................

5. Phương tiện vận chuyển: ..............................................................................................

6. Thời gian dự kiến quá cảnh: .........................................................................................

II. Người chuyên chở: (Nếu chủ hàng tự vận chuyển thì ghi “tự vận chuyển”. Nếu ký hợp đồng vận chuyển với doanh nghiệp Việt Nam hoặc doanh nghiệp nước thứ 3 thì ghi rõ tên, địa chỉ, điện thoại và số fax, e-mail của doanh nghiệp vận chuyển).

III. Địa chỉ nhận giấy phép (của chủ hàng):

............................................................................................................................................

 

 

Người đại diện theo pháp luật của chủ hàng
(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

14. Thủ tục cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa cấm kinh doanh theo quy định pháp luật

a) Trình tự thực hiện:

- Chủ hàng gửi 1 bộ hồ sơ đề nghị quá cảnh hàng hóa trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến Bộ Công Thương. Hồ sơ bao gồm:

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu chủ hàng hoàn thiện hồ sơ.

- Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương cấp Giấy phép quá cảnh cho chủ hàng.

- Trường hợp không cấp Giấy phép quá cảnh, Bộ Công Thương có văn bản trả lời chủ hàng và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện: Chủ hàng gửi 1 bộ hồ sơ đề nghị quá cảnh hàng hóa trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng).

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Văn bản đề nghị quá cảnh hàng hóa nêu rõ mặt hàng (tên hàng, mã HS, số lượng, trị giá); phương tiện, tuyến đường vận chuyển: 1 bản chính.

- Hợp đồng vận tải: 1 bản chính.

- Công thư đề nghị của cơ quan có thẩm quyền của nước đề nghị cho hàng hóa quá cảnh gửi Bộ trưởng Bộ Công Thương: 1 bản chính.

d) Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ hàng.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Bộ Công Thương.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép quá cảnh.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa quy định tại Phụ lục IX Thông tư số 12/2018/TT-BCT.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.

 

Phụ lục IX

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP QUÁ CẢNH HÀNG HÓA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

TÊN CHỦ HÀNG
---------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------

Số: ...

... , ngày … tháng … năm 20…

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Cấp giấy phép quá cảnh hàng hóa

Kính gửi: Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu)

I. Tên chủ hàng: ................................................................................................................

- Địa chỉ: … Số điện thoại: … Số fax: ...

Đề nghị Bộ Công Thương cấp giấy phép quá cảnh hàng hóa theo các nội dung sau đây:

1. Hàng hóa quá cảnh:

STT

Tên hàng

Đơn vị tính

Slượng

Trị giá

Bao bì và ký mã hiệu

Ghi chú

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

2. Cửa khẩu nhập hàng: ....................................................................................................

3. Cửa khẩu xuất hàng: .....................................................................................................

4. Tuyến đường vận chuyển: ............................................................................................

5. Phương tiện vận chuyển: ..............................................................................................

6. Thời gian dự kiến quá cảnh: .........................................................................................

II. Người chuyên chở: (Nếu chủ hàng tự vận chuyển thì ghi “tự vận chuyển”. Nếu ký hợp đồng vận chuyển với doanh nghiệp Việt Nam hoặc doanh nghiệp nước thứ 3 thì ghi rõ tên, địa chỉ, điện thoại và số fax, e-mail của doanh nghiệp vận chuyển).

III. Địa chỉ nhận giấy phép (của chủ hàng):

.............................................................................................................................................

 

 

Người đại diện theo pháp luật của chủ hàng
(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

15. Thủ tục sửa đổi, bổ sung/ cấp lại Giấy phép quá cảnh hàng hóa

a) Trình tự thực hiện:

- Chủ hàng gửi văn bản đề nghị và các giấy tờ liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung/ cấp lại Giấy phép quá cảnh hàng hóa đến Bộ Công Thương.

- Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương xem xét điều chỉnh, cấp lại Giấy phép.

b) Cách thức thực hiện: Chủ hàng gửi 1 bộ hồ sơ đề nghị quá cảnh hàng hóa trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng).

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung/ cấp lại Giấy phép quá cảnh: 1 bản chính.

- Các giấy tờ liên quan.

d) Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương xem xét điều chỉnh, cấp lại Giấy phép.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ hàng.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Bộ Công Thương.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép quá cảnh.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.

 

16. Thủ tục cấp Giấy phép gia công hàng hóa đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép

a) Trình tự thực hiện:

- Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép gia công hàng hóa trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến Bộ Công Thương.

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của thương nhân, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu thương nhân hoàn thiện hồ sơ.

- Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương có văn bản trao đổi ý kiến với Bộ, cơ quan ngang Bộ liên quan.

- Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Công Thương, Bộ, cơ quan ngang Bộ liên quan có văn bản trả lời Bộ Công Thương.

- Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của Bộ, cơ quan ngang Bộ liên quan, Bộ Công Thương cấp Giấy phép cho thương nhân. Trường hợp không cấp Giấy phép, Bộ Công Thương có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

- Trường hợp thương nhân có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh mặt hàng nhận gia công cho thương nhân nước ngoài, Bộ Công Thương xem xét cấp Giấy phép cho thương nhân trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, không thực hiện việc trao đổi ý kiến với các Bộ, cơ quan ngang Bộ liên quan.

b) Cách thức thực hiện: Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép gia công hàng hóa trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng).

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Văn bản đề nghị cấp Giấy phép gia công hàng hóa: 1 bản chính.

- Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.

- Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh (nếu có): 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.

d) Thời hạn giải quyết: 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của Bộ, cơ quan ngang Bộ liên quan hoặc 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định trong trường hợp thương nhân có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh mặt hàng nhận gia công cho thương nhân nước ngoài.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Thương nhân.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Bộ Công Thương.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.

 

17. Thủ tục sửa đổi, bổ sung/ cấp lại Giấy phép gia công hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép

a) Trình tự thực hiện:

- Thương nhân gửi văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung/ cấp lại Giấy phép gia công hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép và các giấy tờ liên quan đến Bộ Công Thương.

- Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương xem xét điều chỉnh, cấp lại Giấy phép cho thương nhân.

b) Cách thức thực hiện: Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép gia công hàng hóa trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng).

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung/ cấp lại Giấy phép gia công hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép: 1 bản chính.

- Các giấy tờ liên quan.

d) Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Thương nhân.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Bộ Công Thương.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.

 

18. Thủ tục cấp Giấy phép sản xuất, gia công quân phục cho các lực lượng vũ trang nước ngoài

a) Trình tự thực hiện:

- Thương nhân nộp 1 bộ hồ sơ theo quy định trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến Bộ Công Thương.

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương thông báo cho thương nhân để hoàn thiện hồ sơ.

- Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định của thương nhân, Bộ Công Thương gửi văn bản xin ý kiến Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an.

- Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Công Thương, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có văn bản trả lời Bộ Công Thương.

- Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an, Bộ Công Thương cấp Giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp Giấy phép, Bộ Công Thương có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện: Thương nhân nộp 1 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng).

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Văn bản đề nghị cấp Giấy phép nêu rõ tên hàng, số lượng, trị giá; cảng đến: 1 bản chính.

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.

- Đơn đặt hàng hoặc văn bản đề nghị giao kết hợp đồng kèm theo 2 ảnh mầu/ một mẫu sản phẩm đặt sản xuất, gia công: 2 bản sao có đóng dấu của thương nhân.

Đơn đặt hàng hoặc văn bản đề nghị giao kết hợp đồng phải thể hiện tối thiểu các nội dung: tên, địa chỉ và điện thoại của bên đặt và bên nhận sản xuất, gia công, tên hàng, số lượng, giá trị thanh toán hoặc giá gia công, thời hạn thanh toán và phương thức thanh toán, địa điểm và thời gian giao hàng.

- Một trong các tài liệu (phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định):

+ Hợp đồng, thỏa thuận mua sắm quân phục ký giữa bên đặt gia công với cơ quan chịu trách nhiệm mua sắm, đảm bảo hậu cần cho các lực lượng vũ trang nước ngoài.

+ Văn bản của cơ quan chịu trách nhiệm mua sắm, đảm bảo hậu cần cho các lực lượng vũ trang nước ngoài hoặc cơ quan có thẩm quyền nước đặt sản xuất, gia công hoặc văn bản của cơ quan đại diện ngoại giao của nước đặt sản xuất, gia công tại Việt Nam xác nhận về đơn vị lực lượng vũ trang sử dụng cuối cùng sản phẩm quân phục đặt sản xuất, gia công tại Việt Nam.

Văn bản xác nhận thể hiện tối thiểu các nội dung: nước nhập khẩu, tên đơn vị lực lượng vũ trang; tên bên đặt sản xuất, gia công; tên thương nhân Việt Nam nhận sản xuất, gia công.

- Riêng đối với thị trường Hoa Kỳ, thương nhân nộp 1 bản sao Mã số nhà sản xuất (mã MID) hàng dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ đã được Bộ Công Thương cấp.

d) Thời hạn giải quyết: 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Thương nhân.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Bộ Công Thương.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất, gia công xuất khẩu quân phục cho các lực lượng vũ trang nước ngoài quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư số 12/2018/TT-BCT.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.

 

Phụ lục X

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP SẢN XUẤT, GIA CÔNG XUẤT KHẨU QUÂN PHỤC CHO CÁC LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NƯỚC NGOÀI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

TÊN THƯƠNG NHÂN
--------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: ... / ...

... , ngày ... tháng ... năm ...

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Cấp giấy phép sản xuất, gia công xuất khẩu quân phục cho các lực lượng vũ trang nước ngoài

Kính gửi: Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu)

Tên thương nhân: ..............................................................................................................

Trụ sở giao dịch: ... Điện thoại: ... Fax: ...

Người liên hệ: ... Chức danh ... Điện thoại: ...

Địa điểm sản xuất: .............................................................................................................

Số xưởng sản xuất: ... Số chuyền sản xuất: ...

Số lượng lao động: ............................................................................................................

Giấy chứng nhận đầu tư (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) số ... do ... cấp ngày ... tháng ... năm ...

Mã MID: ... (Nếu thương nhân xuất khẩu sang Hoa Kỳ).

Đề nghị Bộ Công Thương xem xét cấp Giấy phép sản xuất, gia công xuất khẩu hàng quân phục cho các lực lượng vũ trang nước ngoài thực hiện Đơn đặt hàng số ... ngày ... tháng ... năm ... / Văn bản giao kết hợp đồng số ... ngày ... tháng ... năm ... cụ thể như sau:.

- Người nhập khẩu: ... có địa chỉ tại: ...

- Nước đặt hàng: ...............................................................................................................

- Nước nhập khẩu: ............................................................................................................

- Đơn vị sử dụng cuối cùng hàng quân phục:....................................................................

- Tên hàng: ........................................................................................................................

- Số lượng: ........................................................................................................................

- Trị giá: .............................................................................................................................

- Cảng đến: .......................................................................................................................

- Mẫu nhập khẩu: ..............................................................................................................

(Thương nhân) xin cam đoan thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018, các quy định hiện hành có liên quan. Nếu sai xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

 

 

Người đại diện theo pháp luật của thương nhân
(Ký tên, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu)

 

19. Thủ tục sửa đổi, bổ sung/ cấp lại Giấy phép sản xuất, gia công quân phục cho lực lượng vũ trang nước ngoài

a) Trình tự thực hiện:

- Thương nhân gửi văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung/ cấp lại Giấy phép sản xuất, gia công quân phục cho lực lượng vũ trang nước ngoài và các giấy tờ liên quan đến Bộ Công Thương.

- Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương xem xét điều chỉnh, cấp lại Giấy phép cho thương nhân.

- Trường hợp từ chối bổ sung, sửa đổi, cấp lại, Bộ Công Thương có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện: Thương nhân nộp 1 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng).

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung/ cấp lại Giấy phép sản xuất, gia công quân phục cho lực lượng vũ trang nước ngoài: 1 bản chính.

- Các giấy tờ liên quan.

d) Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Thương nhân.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Bộ Công Thương.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.

 

20. Thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu mẫu quân phục

a) Trình tự thực hiện:

- Thương nhân đã được cấp Giấy phép sản xuất, gia công xuất khẩu quân phục cho các lực lượng vũ trang nước ngoài theo quy định tại Điều 47 Nghị định này được nhập khẩu mẫu quân phục để sản xuất, gia công.

- Trường hợp thương nhân chưa được cấp Giấy phép sản xuất, gia công quân phục, việc nhập khẩu mẫu quân phục để nghiên cứu, sản xuất gia công xuất khẩu thực hiện như sau:

+ Thương nhân nộp 1 bản chính đơn đăng ký nhập khẩu hàng mẫu quân phục nêu rõ tên hàng, số lượng, nước đặt hàng, đơn vị sử dụng cuối cùng kèm theo 2 ảnh mầu/ một mẫu sản phẩm trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến Bộ Công Thương.

+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương thông báo cho thương nhân biết để hoàn thiện hồ sơ.

+ Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương gửi văn bản xin ý kiến Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an.

+ Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Công Thương, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có văn bản trả lời Bộ Công Thương.

+ Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an, Bộ Công Thương có văn bản trả lời cho phép thương nhân nhập khẩu hàng mẫu.

Trường hợp từ chối cấp Giấy phép, Bộ Công Thương có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện: Thương nhân nộp đơn đăng ký nhập khẩu hàng mẫu quân phục trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng).

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Đơn đăng ký nhập khẩu hàng mẫu quân phục nêu rõ tên hàng, số lượng, nước đặt hàng, đơn vị sử dụng cuối cùng.

- 2 ảnh mầu/ một mẫu sản phẩm.

d) Thời hạn giải quyết: 5 ngày kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Thương nhân.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Bộ Công Thương.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu mẫu quân phục để nghiên cứu, sản xuất gia công xuất khẩu cho các lực lượng vũ trang nước ngoài quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư số 12/2018/TT-BCT.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.

 

Phụ lục XI

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU HÀNG MẪU QUÂN PHỤC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

TÊN THƯƠNG NHÂN
---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------

Số: ... / ...

... , ngày ... tháng ... năm ...

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Cấp giấy phép nhập khẩu mẫu quân phục để nghiên cứu, sản xuất gia công xuất khẩu

Kính gửi: Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu)

Tên thương nhân: ...............................................................................................................

Trụ sở giao dịch: ... Điện thoại: ... Fax: ...

Người liên hệ: ... Chức danh: ... Điện thoại: ...

Giấy chứng nhận đầu tư (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) số ... do ... cấp ngày ... tháng ... năm ...

Đề nghị Bộ Công Thương xem xét cho phép nhập khẩu hàng mẫu quân phục để nghiên cứu sản xuất, gia công xuất khẩu sử dụng cho lực lượng vũ trang nước ngoài, cụ thể như sau:

- Người xuất khẩu: ... có địa chỉ tại: ...

- Nước đặt hàng: ................................................................................................................

- Đơn vị sử dụng cuối cùng hàng quân phục: ....................................................................

- Tên hàng:..........................................................................................................................

- Số lượng: .........................................................................................................................

- Trị giá: ..............................................................................................................................

(Thương nhân) xin cam đoan thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018. Nếu sai xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

 

 

Người đại diện theo pháp luật của thương nhân
(Họ và tên, ký tên, đóng dấu)

 

21. Thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan

a) Trình tự thực hiện:

Quy trình cấp Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP, cụ thể như sau:

- Thương nhân nộp 1 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu), địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định hoặc cần bổ sung tài liệu giải trình, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Công Thương thông báo để thương nhân hoàn thiện hồ sơ.

- Thời hạn giải quyết việc cấp Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan cho thương nhân là trong vòng 10 ngày làm việc, tính từ thời điểm phân giao và Bộ Công Thương nhận được bộ hồ sơ đầy đủ, đúng quy định.

- Trường hợp không cấp giấy phép, Bộ Công Thương trả lời thương nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện: Thương nhân gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng).

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

Thực hiện theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP, cụ thể như sau:

- Đơn đăng ký hạn ngạch thuế quan nhập khẩu theo mẫu: 1 bản chính.

- Giấy chứng nhận đầu tư/ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.

d) Thời hạn giải quyết: Trong vòng 10 ngày làm việc, tính từ thời điểm phân giao và Bộ Công Thương nhận được bộ hồ sơ đầy đủ, đúng quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Thương nhân.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Bộ Công Thương.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu đơn đăng ký hạn ngạch thuế quan nhập khẩu theo quy định tại Phụ lục XIII Thông tư số 12/2018/TT-BCT.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.

 

Phụ lục XIII

MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ HẠN NGẠCH THUẾ QUAN NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

TÊN THƯƠNG NHÂN
---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------

Số: ... / ...

... , ngày ... tháng ... năm ...

 

ĐƠN ĐĂNG KÝ

Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu năm ...

Kính gửi: Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu)

1. Tên thương nhân (ghi rõ tên tiếng Việt đầy đủ và tên viết tắt): .....................................

Điện thoại: ... Fax: ... E-mail: ...

2. Địa chỉ giao dịch: ...........................................................................................................

3. Địa chỉ cơ sở sản xuất chính: ....................................................................................... 

4. Sản phẩm có sử dụng mặt hàng hạn ngạch thuế quan làm nguyên liệu đầu vào: ......

5. Nhu cầu sử dụng mặt hàng hạn ngạch thuế quan cho sản xuất (công suất thực tế/ công suất thiết kế):

Căn cứ Thông tư số 12/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương, (Thương nhân) báo cáo tình hình nhập khẩu mặt hàng ... trong năm ... và đăng ký nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan năm ... như sau:

Mô tả hàng hóa (HS)

Thông tin chi tiết

Năm 20...

Đăng ký HNTQ năm 20...

HNTQ được cấp năm 20...

TH nhập khẩu 3 quý

Ước TH nhập khẩu năm 20…

Ví dụ:

Thuốc lá nguyên liệu (HS 2401)

- Lượng (tấn)

 

 

 

 

- Trị giá (nghìn USD)

 

 

 

 

- Xuất xứ

 

 

 

 

(Thương nhân) cam đoan những kê khai trên đây là đúng, nếu sai xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

 

  

Người đại diện theo pháp luật của thương nhân
(Ghi rõ họ tên, chức danh, ký tên và đóng dấu)

* Ghi chú: Trường hợp có điều chỉnh hạn ngạch thuế quan trong năm thì đề nghị nêu rõ.

 

22. Thủ tục cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đã có quyết định tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu nhằm phục vụ mục đích đặc dụng, bảo hành, phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, bảo vệ quốc phòng, an ninh

a) Trình tự thực hiện:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP, cụ thể:

- Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến Bộ Công Thương.

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định hoặc cần bổ sung tài liệu giải trình, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Công Thương thông báo để thương nhân hoàn thiện hồ sơ.

- Trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương có văn bản trả lời thương nhân. Trường hợp cần thiết phải trao đổi ý kiến với các cơ quan liên quan, thời hạn xử lý hồ sơ tính từ thời điểm nhận được ý kiến trả lời của cơ quan liên quan.

b) Cách thức thực hiện: Thương nhân gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng).

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP, cụ thể:

- Văn bản đề nghị cấp giấy phép của thương nhân: 1 bản chính.

- Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.

- Các giấy tờ, tài liệu liên quan theo quy định của pháp luật.

d) Thời hạn giải quyết: Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày Bộ Công Thương nhận được bộ hồ sơ đầy đủ, đúng quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Thương nhân.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Bộ Công Thương.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật Quản lý ngoại thương và Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.

 

B. Thủ tục hành chính cấp tỉnh

1. Thủ tục lựa chọn thương nhân được phép tái xuất hàng hóa tạm nhập, tái xuất có điều kiện và hàng hóa tạm nhập, tái xuất theo Giấy phép qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới

a) Trình tự thực hiện:

- Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến Sở Công Thương tỉnh biên giới nơi có cửa khẩu phụ, lối mở biên giới.

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Công Thương tỉnh biên giới gửi văn bản thông báo để thương nhân hoàn thiện hồ sơ.

- Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Sở Công Thương trình Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới danh sách thương nhân đáp ứng đủ điều kiện để thực hiện tái xuất hàng hóa qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới.

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được danh sách đề nghị của Sở Công Thương, Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới công bố danh sách thương nhân được phép tái xuất hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới. Trường hợp từ chối lựa chọn thương nhân, Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện: Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến Sở Công Thương tỉnh biên giới nơi có cửa khẩu phụ, lối mở biên giới.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Văn bản đăng ký tái xuất hàng hóa qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới, nêu rõ loại hàng hóa và cửa khẩu, lối mở đề nghị tái xuất: 1 bản chính.

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.

- Các giấy tờ, tài liệu liên quan khác theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới (nếu có).

d) Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được danh sách đề nghị của Sở Công Thương, Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới công bố danh sách thương nhân được phép tái xuất hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Thương nhân.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Danh sách thương nhân được phép tái xuất hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2114/QĐ-BCT ngày 18/06/2018 công bố thủ tục hành chính mới, bị bãi bỏ trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Bộ Công thương

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.840

DMCA.com Protection Status
IP: 3.128.198.90
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!