Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 161/1998/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Ngô Xuân Lộc
Ngày ban hành: 04/09/1998 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 161/1998/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 04 tháng 9 năm 1998

 

QUYẾT ĐỊNH

NGÀY 04 THÁNG 9 NĂM 1998 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT – MAY ĐẾN NĂM 2010

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Điều lệ Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 42/CP ngày 16 tháng 7 năm 1996 và Nghị định số 92/CP ngày 23 tháng 8 năm 1997 của Chính phủ;
Xét đề nghị của Bộ Công nghiệp (công văn số 1676/KHĐT ngày 25 tháng 5 năm 1998) và báo cáo thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (công văn số 5753BKH/CN-VPTĐ ngày 17 tháng 8 năm 1998),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành Công nghiệp Dệt - May Việt Nam đến năm 2010 do Bộ Công nghiệp lập, với những nội dung chính sau đây:

1. Mục tiêu:

Mục tiêu phát triển của ngành Công nghiệp Dệt - May đến năm 2010 là hướng ra xuất khẩu nhằm tăng nguồn thu ngoại tệ, đảm bảo cân đối trả nợ và tái sản xuất mở rộng các cơ sở sản xuất của ngành, thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước về số lượng, chất lượng, chủng loại và giá cả; từng bước đưa ngành Công nghiệp Dệt - May Việt Nam trở thành ngành xuất khẩu mũi nhọn, góp phần tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, thực hiện đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

2. Quan điểm quy hoạch phát triển ngành Công nghiệp Dệt - May Việt Nam đến năm 2010 gồm các nội dung:

- Về đầu tư công nghệ:

Kết hợp hài hòa giữa đầu tư chiều sâu, cải tạo, mở rộng và đầu tư mới. Nhanh chóng thay thế những thiết bị và công nghệ lạc hậu, nâng cấp những thiết bị còn khả năng khai thác, bổ sung thiết bị mới, đổi mới công nghệ và thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Về thị trường tiêu thụ:

Thị trường ngoài nước: củng cố, giữ vững và phát triển quan hệ ngoại thương với các thị trường truyền thống, thâm nhập và tạo đà phát triển vào các thị trường có tiềm năng và thị trường khu vực. Từng bước hội nhập thị trường kinh tế khu vực AFTA và thị trường kinh tế thế giới WTO.

Thị trường trong nước: Đáp ứng nhu cầu các mặt hàng thuộc ngành Dệt - May trong nước bằng chất lượng hàng hóa, hạ giá thành, đa dạng hóa mặt hàng, đáp ứng thị hiếu và phù hợp với sức mua của mọi tầng lớp nhân dân.

- Vốn đầu tư và sắp xếp doanh nghiệp:

Đa dạng hóa nguồn vốn và phương thức huy động vốn đầu tư, phát huy nội lực và mở rộng đầu tư trực tiếp của nước ngoài để phát triển. Nhanh chóng thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp may, từng bước cổ phần hóa một số doanh nghiệp dệt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới của ngành.

- Bố trí quy hoạch cơ sở sản xuất:

Trên cơ sở hiện trạng, củng cố và phát triển 3 trung tâm công nghiệp dệt của cả nước là vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, vùng Đồng bằng Sông Hồng, vùng duyên hải miền Trung. Đối với công nghiệp may, phân bổ rộng rãi trên địa bàn cả nước, ưu tiên phát triển cơ sở may xuất khẩu tại những vùng thuận lợi về giao thông, gần bến cảng, sân bay.

- Định hướng phát triển nguyên liệu:

Nâng tỷ trọng phụ liệu may sản xuất trong nước của sản phẩm xuất khẩu để tăng giá trị gia tăng của công nghiệp may. Phát triển vùng nguyên liệu bông và tơ tằm để chủ động về nguyên liệu dệt, hạ giá thành sản phẩm và thu hẹp nhập khẩu nguyên liệu.

- Đào tạo cán bộ, công nhân kỹ thuật:

Phát triển nhiều hình thức và cấp đào tạo để tăng số lượng cán bộ, công nhân kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành Dệt - May.

3. Các chỉ tiêu của quy hoạch phát triển.

- Chỉ tiêu sản xuất và xuất khẩu:

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Năm

 

 

2000

2005

2010

- Sản xuất

 

 

 

 

+ Vải lụa

Triệu m

800

1330

2000

+ Sản phẩm dệt kim

Triệu SP

70

150

210

+ Sản phẩm May (quy chuẩn)

"

580

780

1200

- Kim ngạch xuất khẩu

Triệu USD

2000

3000

4000

+ Hàng Dệt

"

370

800

1000

+ Hàng May

"

1630

2200

3000

- Chỉ tiêu phát triển nguyên liệu dệt:

Nguyên liệu

Đơn vị

Năm 2000

Năm 2010

- Bông

 

 

 

+ Diện tích

Ha

37 000

100 000

+ Năng suất bông

Tấn/ha

1,4

1,8

+ Sản lượng bông hạt

Tấn

54 000

182 000

+ Sản lượng bông xơ

"

18 000

60 000

- Dâu tằm tơ

 

 

 

+ Diện tích trồng dâu

Ha

25 000

40 000

+ Sản lượng tơ tằm

Tấn

2 000

4 000

- Chỉ tiêu về nhu cầu tổng vốn đầu tư đến năm 2010:

Đơn vị: Triệu USSD

- Đầu tư chiều sâu

756,9

+ Dệt

709,0

+ May

47,9

- Đầu tư mới

2 516,4

+ Dệt

2 306,4

+ May

210,2

Tổng số

3 973,3

Chỉ tiêu về nhu cầu tổng vốn đầu tư đến năm 2010 là định hướng, Bộ Công nghiệp căn cứ định hướng này và điều kiện thực tế từng thời kỳ để có những tính toán và hiệu chỉnh cho phù hợp.

Điều 2. Phân công thực hiện:

- Bộ Công nghiệp là Bộ quản lý ngành phối hợp với các Bộ, ngành và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển ngành Công nghiệp Dệt - May Việt Nam theo các nội dung đã ghi tại Điều 1 của quyết định này.

- Bộ Công nghiệp chủ trì, làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng công ty Dệt - May Việt Nam và các địa phương có liên quan về quy hoạch và phương thức thực hiện việc xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu bông, dâu tằm tơ cũng như việc thu mua, chế biến các loại nguyên liệu này.

- Bộ Công nghiệp phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan và Tổng công ty Dệt - May Việt Nam xác định danh mục, địa điểm, quy mô từng công trình cần đầu tư mới cũng như cần cải tạo mở rộng trong từng giai đoạn phù hợp với định hướng vùng sản xuất để thực hiện.

- Bộ Thương mại, Bộ Công nghiệp, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổng công ty Dệt - May Việt Nam chủ động có kế hoạch phát triển thêm các thị trường xuất khẩu mới, tìm nguồn vốn trong và ngoài nước kể cả một phần vốn vay ưu đãi để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư của ngành Dệt - May.

- Bộ Công nghiệp và Tổng công ty Dệt - May Việt Nam soạn thảo và trình Thủ tướng Chính phủ kế hoạch, biện pháp sắp xếp sản xuất ngành Dệt - May từ nay đến năm 2000, trong đó có danh mục cụ thể các doanh nghiệp sẽ thực hiện cổ phần hóa.

Điều 3. Bộ Công nghiệp và Tổng công ty Dệt - May Việt Nam, căn cứ vào mục tiêu, quan điểm và những chỉ tiêu của quy hoạch này, xây dựng các kế hoạch 5 năm thực hiện đầu tư phát triển cho phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội của đất nước.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ban hành. Các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Công nghiệp, Thương mại, Tài chính, Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan và Tổng công ty Dệt - May Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Ngô Xuân Lộc

(Đã ký)

 

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------

No. 161/1998/QD-TTg

Hanoi, September 04, 1998

 

DECISION

ON THE APPROVAL OF THE OVERALL PLANNING FOR DEVELOPMENT OF THE TEXTILE AND APPAREL INDUSTRY TILL THE YEAR 2010

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Regulation on Investment and Construction Management issued together with Decree No.42-CP of July 16, 1996 and Decree No.92-CP of August 23, 1997 of the Government;
At the proposal of the Ministry of Industry (in Official Dispatch No.1676/KHDT of May 25, 1998) and proceeding from the evaluation report of the Ministry of Planning and Investment (in Official Dispatch No.5753/BKH/CN-VPTD of August 17, 1998),

DECIDES:

Article 1.- To approve the overall planning for development of Vietnam's textile and apparel industry till the year 2010, which has been elaborated by the Ministry of Industry, with the following principal contents:

1. The objectives:

The development objectives of the textile and apparel industry till the year 2010 are: To promote export in order to increase the foreign-currency earnings for debt payment and enlarged reproduction through the expansion of production establishments, to satisfy the domestic consumption demand in terms of quantity, quality, categories and prices; to gradually make Vietnam's textile and apparel industry a spear-head export line, thus contributing to the economic growth, job creation and successful implementation of the policy on national industrialization and modernization.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Regarding the technological investment:

To harmoniously combine intensive investment, renovation, expansion with new investment. To quickly replace the obsolete equipment and technologies, upgrade the equipment which are still useful, add new equipment and renew technology(ies) and equipment, in order to raise the quality of products.

- Regarding the consumption markets:

Overseas markets: To consolidate, maintain and develop the foreign trade relations with the traditional markets, to seek access to and gain momentum for development into markets with great potentials and regional markets. To gradually integrate into the AFTA's market and WTO's market.

Domestic market: To meet the demand for domestic textile and garment products by raising the product quality, lowering prices, diversifying product items, satisfying the tastes and purchasing power of people of all strata.

- Regarding the investment capital and the reorganization of enterprises:

To diversify the capital sources and modes of mobilizing investment capital, to bring into play the internal resources and expand foreign direct investment for development. To accelerate the equitization of garment enterprises and step by step equitize a number of textile enterprises, thus meeting new requirements and tasks of the industry.

- Regarding the planning of production establishments:

Based on the status quo, to consolidate and develop three textile centers of the country: the Eastern-South Vietnam and Mekong River Delta region, the Red River Delta region and the Central Vietnam coastal region. For the apparel industry, to develop it nationwide, with priority given to the development of export garment establishments located in areas convenient for traffic, near river ports, sea ports or airports.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



To raise the ratio of domestic materials used in the production of export garment products with a view to increasing the added value of the apparel industry. To develop cotton and silk raw materials areas in order to ensure the adequate supply of textile raw materials, lower the production costs and scale down the import of raw materials.

- Regarding the training of technical cadres and workers:

To diversify the training forms and levels in order to increase the number of technical cadres and workers meeting the development requirements of the textile and apparel industry.

3. The targets of the development planning:

- The production and export targets:

Target

Unit

Year

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2000

2005

2010

- Production

 

 

 

 

+ Silk

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



800

1,330

2,000

+ Knit products

Million products

70

150

210

+ Garment products (standardized)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



580

780

1,200

- Export turnover

Million USD

2,000

3,000

4,000

+ Textile products

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



370

800

1,000

+ Garment products

Million USD

1,630

2,200

3,000

- The textile raw materials development targets:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Unit

The year 2000

The year 2010

- Cotton

 

 

 

+ Acreage

Ha

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



100,000

+ Cotton yield

Ton/ha

1.4

1.8

+ Seed cotton output

Ton

54,000

182,000

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Ton

18,000

60,000

- Mulberry and silk

 

 

 

+ Mulberry acreage

Ha

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



40,000

+ Silk output

Ton

2,000

4,000

- The total investment capital requirement till the year 2010:

Unit: Million USD

- Intensive investment

756.9

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



709.0

+ Apparel

47.9

- New investment

2,516.4

+ Textile

2,306.4

+ Apparel

210.2

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3,973.3

The total investment capital requirement till the year 2010 is only an oriented target which the Ministry of Industry shall base itself on together with the practical conditions of each period to make appropriate calculations and adjustments.

Article 2.- Assignment of implementation tasks:

- The Ministry of Industry shall, as the industry managing ministry, coordinate with the ministries, branches and People's Committees of the concerned provinces and cities directly under the Central Government in organizing the implementation of the overall planning for development of Vietnam's textile and apparel industry according to the contents prescribed in Article 1 of this Decision.

- The Ministry of Industry shall assume the prime responsibility and work with the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Vietnam Textile and Apparel Corporation and the concerned localities on the planning and the mode of building and developing cotton and mulberry-silk raw materials areas, as well as the purchase and processing of these raw materials.

- The Ministry of Industry shall coordinate with the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Construction, the People's Committees of the concerned provinces and cities directly under the Central Government and the Vietnam Textile and Apparel Corporation in determining the lists, locations and scale of projects which require new investment as well as those which need to be renovated and/or expanded in each period in line with the production area planning.

- The Ministry of Trade, the Ministry of Industry, the Ministry of Finance, the State Bank of Vietnam, the Ministry of Planning and Investment and the Vietnam Textile and Apparel Corporation shall take the initiative in working out plans for developing new export markets and seeking domestic and foreign capital sources, including preferential loans, to meet the investment capital need of the textile and apparel industry.

- The Ministry of Industry and the Vietnam Textile and Apparel Corporation shall elaborate and submit to the Prime Minister the plan and measures for reorganizing production of the textile and apparel industry from now till the year 2000, including detailed list of enterprises to be equitized.

Article 3.- The Ministry of Industry and the Vietnam Textile and Apparel Corporation shall base themselves on the objectives, viewpoints and targets stated in this planning to draw up five-year plans for development investment suitable to the country's socio-economic situation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT




Ngo Xuan Loc

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 161/1998/QĐ-TTg ngày 04/09/1998 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Dệt - May đến năm 2010 do Thủ tướng Chính Phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.561

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.40.90
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!