BỘ
THƯƠNG MẠI
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
1420/2004/QĐ-BTM
|
Hà
Nội, ngày 04 tháng 10 năm 2004
|
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI SỐ 1420/2004/QĐ-BTM NGÀY 04
THÁNG 10 NĂM 2004
Căn cứ Nghị định số
29/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thương mại:
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Xuất nhập khẩu,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1:
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế cấp giấy chứng
nhận xuất xứ ASEAN của Việt Nam- Mẫu D để hưởng các ưu đãi theo "Hiệp định
về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT)".
Điều 2:
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng
công báo
Điều 3:
Quyết định này thay thế các Quyết định của Bộ trưởng Bộ
Thương mại số 416/TM-ĐB ngày 13/5/1996 ban hành quy chế cấp giấy chứng nhận xuất
xứ hàng hoá ASEAN của Việt Nam Mẫu D và các quyết định sửa đổi, bổ sung số
0878/1998/QĐ-BTM ngày 30/7/1998, số1000/1998/QĐ-BTM ngày 3/9/1998, số 0492/2000/QĐ-BTM
ngày 25/12/2000.
Điều 4:
Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ
Xuất nhập khẩu, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan thuộc Bộ Thương mại chịu
trách nhiệm thi hành và hướng dẫn thi hành Quyết định này .
|
Trương
Đình Tuyển
(Đã
ký)
|
QUY CHẾ
CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM MẪU D ĐỂ
HƯỞNG CÁC ƯU ĐÃI THEO"HIỆP ĐỊNH VỀ CHƯƠNG TRÌNH ƯU ĐÃI THUẾ QUAN CÓ HIỆU LỰC
CHUNG (CEPT) ĐỂ THÀNH LẬP KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO ASEAN (AFTA)"
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1420/2004/QĐ-BTM ngày 04 tháng 10 năm
2004 của Bộ trưởng Bộ Thương mại)
I. CÁC QUY
ĐỊNH CHUNG:
Điều 1: Định
nghĩa
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng
hoá ASEAN của Việt Nam - Mẫu D (sau đây gọi tắt là C/O Mẫu D) là giấy chứng nhận
xuất xứ hàng hoá do phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực của Bộ Thương mại và
các cơ quan được Bộ Thương mại uỷ quyền cấp cho hàng hoá Việt Nam để hưởng các
ưu đãi theo "Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung
(CEPT) để thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA)" (dưới đây gọi
là hiệp định CEPT).
- Hiệp định CEPT là hiệp định quốc
tế giữa các nước thành viên ASEAN mà Việt Nam đã ký tham gia tại Băng Cốc -
Thái Lan ngày 15/12/1995 và có hiệu lực thực hiện từ ngày 1/1/1996
Điều 2: Hàng
hoá được cấp C/O Mẫu D
Hàng hoá được cấp C/O Mẫu D là
hàng hoá đáp ứng được đầy đủ các điều kiện về xuất xứ quy định tại hiệp định
CEPT (thể hiện trong phụ lục 1 của quy chế này) và thuộc danh mục hàng hoá ban
hành kèm theo Nghị định của Chính phủ quy định về hàng hoá thuộc chương trình
ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung của các nước ASEAN (CEPT).
Điều 3:
Trách nhiệm của người xin cấp C/O Mẫu D
Mọi tổ chức, thương nhân (sau
đây gọi tắt là người xin cấp C/O Mẫu D) có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi
cho các phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực và các tổ chức giám định hàng hoá
trong việc xác định chính xác xuất xứ hàng hoá của mình.
Người xin cấp C/O Mẫu D phải
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực của các chi tiết
được khai trong C/O Mẫu D.
II. THỦ TỤC
CẤP C/O MẪU D:
Điều 4: Số
lượng một bộ C/O Mẫu D
Bộ C/O Mẫu D được bao gồm một
(01) bản chính và ba (03) bản sao.
Điều 5: Hồ
sơ xin cấp C/O Mẫu D
a. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng
hoá Mẫu D (theo mẫu chung do Bộ Thương mại ban hành) đã được khai hoàn chỉnh
(theo Điều 1 của Phụ lục 3)
b. Giấy chứng nhận kiểm tra xuất
xứ hàng hoá (trong trường hợp có yêu cầu kiểm tra) phải phù hợp với các quy chế
về xuất xứ quy định tại phụ lục số 1 trong quy chế này và do công ty giám định
hàng hoá cấp (quy định trong Phụ lục 4)
c. Tờ khai hải quan đã được
thanh khoản.
d. Hoá đơn thương mại:
e. Vận đơn
Trong trường hợp chưa có tờ khai
hải quan đã hoàn thành thủ tục hải quan (nhưng phải có tờ khai hải quan đã có
chữ ký của cán bộ hải quan tiếp nhận hồ sơ) và vận đơn hoặc biên lai nhận hàng,
người xin cấp C/O Mẫu D có thể được nợ các chứng từ này nhưng phải có văn bản gửi
cơ quan cấp C/O Mẫu D cam kết sẽ nộp các chứng từ này sau. Thời gian được nợ
các chứng từ này tối đa là 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày được cấp C/O
Mẫu D.
Ba loại giấy (số c; d; e) là bản
sao có chữ ký và đóng dấu xác nhận sao y bản chính của thủ trưởng đơn vị (nếu
là tổ chức) hoặc có chữ ký và đóng dấu của cơ quan công chứng (nếu là cá nhân)
đồng thời mang theo bản chính để đối chiếu.
Ba (03) tháng một lần, doanh
nghiệp phải báo cáo cơ quan cấp C/O Mẫu D tại địa bàn hoạt động của mình về những
lô hàng doanh nghiệp bị các nước nhập khẩu từ chối hưởng thuế suất CEPT mặc dù
đã được cấp C/O Mẫu D.
Điều 6: Kiểm
tra xuất xứ hàng hoá được cấp C/O Mẫu D.
Trong trường hợp cần thiết, cơ
quan cấp C/O Mẫu D có thể:
a. Yêu cầu người xin cấp C/O Mẫu
D cung cấp thêm các tài liệu cần thiết để xác định chính xác xuất xứ hàng hoá
theo các tiêu chuẩn của hiệp định CEPT:
b. Tiến hành kiểm tra tại nơi sản
xuất:
c. Kiểm tra lại các trường hợp
đã được cấp C/O Mẫu D
Điều 7: Thời
hạn cấp C/O Mẫu D
Cơ quan cấp C/O Mẫu D có trách
nhiệm cấp C/O Mẫu D trong các thời hạn sau, kể từ khi nhận được hồ sơ xin cấp
C/O Mẫu D đầy đủ và hợp lệ:
a. 2 giờ làm việc đối với các
trường hợp thông thường:
b. 4 giờ làm việc đối với các
trường hợp được quy định tại khoản a Điều 6:
c. Trong trường hợp được quy định
tại khoản b Điều 6, thời hạn có thể chậm hơn nhưng không quá bảy (7) ngày làm
việc.
Điều 8: C/O
Mẫu D cấp sau
Trong trường hợp vì sai sót của
cán bộ cấp C/O Mẫu D hoặc vì các trường hợp bất khả kháng của người xin cấp C/O
Mẫu D, cơ quan cấp C/O Mẫu D cấp C/O Mẫu D cho hàng hoá đã được giao trong thời
hạn không quá 1 năm kể từ ngày giao hàng, C/O Mẫu D được cấp trong trường hợp
này phải ghi rõ "cấp sau và có hiệu lực từ khi giao hàng "bằng tiếng
Anh": Issued retroactively"
Điều 9: Cấp
lại C/O Mẫu D
Trong trường hợp C/O Mẫu D bị mất
cắp, thất lạc hoặc hư hỏng, cơ quan cấp C/O Mẫu D có thể cấp lại bản sao chính
thức C/O Mẫu D và bản sao thứ ba trong thời hạn 15 ngày kể từ khi nhận được đơn
xin cấp lại có kèm theo bản sao thứ tự (Quadruplicate) của lần cấp đầu tiên, có
ghi vào ô số 12 dòng chữ "sao y bản chính" bằng tiếng
anh:"Certified true copy".
Điều 10: Từ
chối cấp và từ chối cấp lại C/O Mẫu D
Trường hợp hàng hoá không đủ
tiêu chuẩn hoặc không xác định được chính xác xuất xứ theo các tiêu chuẩn của
hiệp định CEPT hoặc hồ sơ xin cấp lại không có bản sao thứ tư của lần cấp đầu
tiên, cơ quan cấp C/O Mẫu D có quyền từ chối cấp C/O Mẫu D và phải thông báo rõ
lý do bằng văn bản cho người xin cấp biết trong thời hạn được quy định tại Điều
7 và Điều 9
Điều 11: Những
vấn đề khác
Những vấn đề chưa được đề cập
trong các điều từ Điều 4 đến Điều 10 sẽ được giải quyết theo các quy định của
ASEAN tại phụ lục số 2
III. TỔ CHỨC
QUẢN LÝ VIỆC CẤP C/O MẪU D
Điều 12:
Người ký C/O Mẫu D
Chỉ có những người được Bộ trưởng
Bộ Thương mại uỷ quyền và đã đăng ký chữ ký mới có quyền cấp C/O Mẫu D
Điều 13: Cơ
quan cấp C/O Mẫu D
Việc cấp giấy chứng nhận Mẫu D
do các cơ quan được Bộ Thương mại uỷ quyền nêu tại Điều 1 phụ lục 3 của quyết định
này. Danh sách này có thể được Bộ Thương mại điều chỉnh bổ xung.
Các thương nhân có quyền lựa chọn
nơi xin cấp giấy chứng nhận Mẫu D để phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh.
Riêng các ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất chỉ được cấp C/O Mẫu D cho
các doanh nghiệp trên địa bàn phụ trách
Điều 14:
Trách nhiệm của cơ quan cấp C/O Mẫu D
Các cơ quan cấp C/O Mẫu D có
trách nhiệm:
- Hướng dẫn thủ tục xin cấp C/O
Mẫu D;
- Kiểm tra hồ sơ xin cấp C/O Mẫu
D;
- Duyệt ký và cấp C/O Mẫu D;
- Lưu trữ hồ sơ cấp C/O Mẫu D;
- Theo dõi, kiểm tra việc sử dụng
C/O Mẫu D;
- Báo cáo những vấn đề liên quan
đến việc cấp và sử dụng C/O Mẫu D;
IV. GIẢI
QUYẾT KHIẾU NẠI VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 15: Cơ
quan giải quyết khiếu nại
Trong trường hợp bị từ chối cấp
hoặc quá thời hạn được quy định tại Điều 7 và Điều 9 mà chưa được cấp mới hoặc
cấp lại C/O Mẫu D, người xin cấp C/O Mẫu D có quyền khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ
Thương mại trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định từ chối cấp
C/O Mẫu D hoặc ngày cuối cùng của thời hạn cấp theo Điều 7. Bộ trưởng Bộ Thương
mại có trách nhiệm giải quyết trong vòng 5 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại.
Nếu chưa đồng ý với quyết định của Bộ trưởng Bộ Thương mại thì có thể khởi kiện
ra Tòa theo quy định của Pháp luật.
Điều 16:
Thu hồi C/O Mẫu D
Sau khi cấp C/O Mẫu D, Cơ quan cấp
C/O Mẫu D có trách nhiệm cùng với các cơ quan hữu quan khác tiếp tục kiểm tra,
giám sát việc sử dụng C/O Mẫu D của các chủ hàng. Trong trương hợp có đủ lý do
để xác định có hành vi vi phạm quy chế cấp và sử dụng C/O Mẫu D, cơ quan cấp
C/O Mẫu D có quyền thu hồi C/O Mẫu D đã cấp.
Điều 17: Cơ
quan đầu mối giải quyết khiếu nại
Vụ xuất nhập khẩu là đầu mối
giúp Bộ trưởng Bộ Thương mại giải quyết khiếu nại của nước ngoài và/hoặc trong
nước. Cơ quan cấp mẫu C/O Mẫu D có liên quan đến việc khiếu nại này chịu trách
nhiệm giải trình trước Vụ xuất nhập khẩu và/hoặc trước Bộ trưởng Bộ Thương mại.
Điều 18: Xử
phạt hành vi vi phạm
Mọi hành vi gian dối trong quá
trình cấp và sử dụng C/O Mẫu D, tùy theo mức độ, sẽ bị xử lý hành chính hoặc
truy tố trước Pháp luật.
PHỤ LỤC 1
QUY CHẾ XUẤT XỨ DÙNG CHO HIỆP ĐỊNH CEPT
Khi xác định xuất xứ của hàng hóa
đủ điều kiện hưởng Chương trình CEPT theo Hiệp định CEPT, sẽ áp dụng các quy tắc
sau:
QUY TẮC
1: XÁC ĐỊNH XUẤT XỨ CỦA SẢN PHẨM
Các hàng hóa thuộc diện CEPT được
nhập khẩu vào một nước thành viên từ một nước thành viên khác được vận tải trực
tiếp theo nghĩa của Quy tắc 5 của quy chế này, sẽ đủ điều kiện được hưởng ưu
đãi nếu chúng đáp ứng các yêu cầu xuất xứ theo một trong các điều kiện sau đây:
a. Các hàng hóa có xuất xứ thuần
túy (được sản xuất hoặc thu hoạch toàn bộ tại nước thành viên xuất khẩu) như qui
định tại Quy tắc 2;
b. Các hàng hóa có xuất xứ không
thuần túy (không được sản xuất hoặc thu hoạch toàn bộ tại nước thành viên xuất
khẩu), miễn là các hàng hóa đó đủ điều kiện theo Quy tắc 3 hoặc Quy tắc 4.
QUY TẮC
2: XUẤT XỨ THUẦN TÚY
Theo nghĩa của Quy tắc 1 các
hàng hóa sau được coi là có xuất xứ thuần túy:
a. Các khoáng sản được khai thác
từ lòng đất, mặt nước hay đáy biển của nước đó;
b. Các hàng hóa nông sản được
thu hoạch ở nước đó;
c. Các động vật được sinh ra và
chăn nuôi ở nước đó;
d. Các sản phẩm từ động vật nêu ở
mục (c) trên đây;
e. Các sản phẩm thu được do săn
bắn hoặc đánh bắt ở nước đó;
f. Các sản phẩm thu được do đánh
cá trên biển và các đồ hải sản do các tầu của nước đó lấy được từ biển;
g. Các sản phẩm được chế biến
hay sản xuất trên boong tầu của nước đó từ các sản phẩm nêu ở mục (f) trên đây;
h. Các nguyên liệu đã qua sử dụng
được thu nhặt tại nước đó, chỉ dùng để tái chế nguyên liệu;
i. Đồ phế thải từ các hoạt động
công nghiệp tại nước đó; và
j. Các hàng hóa được sản xuất từ
các sản phẩm từ mục (a) đến (i);
QUY TẮC
3: XUẤT XỨ KHÔNG THUẦN TÚY
a. (i) Hàng hóa sẽ được coi là
xuất xứ từ các nước thành viên ASEAN, nếu có ít nhất 40% hàm lượng xuất xứ từ bất
cứ nước thành viên nào.
(ii) Nguyên phụ liệu mua trong
nước do các nhà sản xuất đã được cấp phép cung cấp, tuân thủ các quy định của
pháp luật tại nước đó được coi là đáp ứng về xuất xứ ASEAN; nguyên phụ liệu mua
từ nguồn khác phải kiểm tra hàm lượng để xác định xuất xứ.
(iii) Theo tiểu mục (i) ở trên,
nhằm mục đích thực hiện các quy định của quy tắc 1 (b), các sản phẩm được chế tạo
hoặc gia công mà có tổng giá trị nguyên phụ liệu được sử dụng có xuất xứ từ các
nước không phải là thành viên ASEAN hoặc có xuất xứ không xác định được không
vượt quá 60% của giá FOB của sản phẩm được sản xuất hoặc chế biến và có quá
trình sản xuất cuối cùng được thực hiện trên lãnh thổ nước xuất khẩu là thành
viên.
b. Giá trị nguyên phụ liệu không
xuất xứ từ ASEAN sẽ là:
(i) Giá CIF của hàng hóa tại thời
điểm nhập khẩu;
(ii) Giá xác định ban đầu của sản
phẩm có xuất xứ không xác định được tại lãnh thổ của nước thành viên nơi thực
hiện quá trình gia công chế biến.
Công thức 40% hàm lượng ASEAN
như sau:
Giá
trị nguyên phụ liệu nhập khẩu từ nước không phải là thành viên ASEAN
|
+
|
Giá
trị nguyên phụ liệu có xuất xứ không xác định được
|
x 100% Ê 60%
|
Giá
FOB
|
c. Phương pháp tính hàm lượng nội
địa/ASEAN được quy định tại phụ lục 6. Các nguyên tắc để xác định chi phí xác định
xuất xứ ASEAN và các hướng dẫn về phương pháp luận tính chi phí tại Phụ lục 7 cần
được tuân thủ triệt để.
QUY TẮC
4: QUY TẮC XUẤT XỨ CỘNG GỘP
Các sản phẩm đã đáp ứng được các
yêu cầu xuất xứ quy định tại quy tắc 1 và được sử dụng tại một nước thành viên
như là đầu vào của một sản phẩm hoàn chỉnh đủ điều kiện được hưởng ưu đãi tại
các nước thành viên khác sẽ được coi là các sản phẩm có xuất xứ tại nước thành
viên là nơi tổ chức gia công chế biến sản phẩm cuối cùng miễn là tổng hàm lượng
ASEAN của sản phẩm cuối cùng không nhỏ hơn 40%.
QUY TẮC
5: VẬN TẢI TRỰC TIẾP
Các trường hợp sau được coi là vận
tải trực tiếp từ nước xuất khẩu là thành viên đến nước nhập khẩu là thành viên:
a. Nếu hàng hóa được vận chuyển
qua lãnh thổ của bất kỳ một nước ASEAN nào;
b. Nếu hàng hóa được vận chuyển
không qua lãnh thổ của bất kỳ một nước không phải là thành viên ASEAN nào khác;
c. Hàng hóa được vận chuyển quá
cảnh qua một hoặc nhiều nước trung gian không phải là thành viên ASEAN có hoặc
không có chuyển tải hoặc lưu kho tạm thời tại các nước đó, với điều kiện:
(i) Quá cảnh là cần thiết vì lý
do địa lý hay do yêu cầu có liên quan trực tiếp đến vận tải hàng;
(ii) Hàng hóa không được mua bán
hoặc sử dụng ở các nước quá cảnh đó; và
(iii) Không được xử lý gì đối với
sản phẩm ngoài việc dỡ hàng và tái xếp hàng hoặc những công việc cần thiết để
giữ hàng trong điều kiện đảm bảo.
QUY TẮC
6: XỬ LÝ BAO BÌ HÀNG HÓA
a. Trong trường hợp để xác định
thuế hải quan, một nước thành viên sẽ xét hàng hóa tách riêng với bao bì. Đối với
hàng nhập khẩu chuyển tới từ một nước thành viên khác, nước thành viên có thể
cũng xét riêng xuất xứ của bao bì.
b. Trường hợp không áp dụng được
theo mục (a) trên đây, bao bì sẽ được xét chung với hàng hóa. Phần bao bì dùng
do yêu cầu vận tải hoặc lưu kho được coi là có xuất xứ ASEAN.
QUY TẮC
7: C/O MẪU D PHÙ HỢP
Hàng hóa sẽ được hưởng ưu đãi
thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) nếu có C/O Mẫu D do một cơ quan có thẩm quyền
của Chính phủ nước xuất khẩu là thành viên cấp. Các nước thành viên phải thông báo
cho nhau biết cơ quan cấp C/O Mẫu D và các thủ tục cấp C/O Mẫu D phải phù hợp với
các thủ tục cấp C/O Mẫu D được quy định và Hội nghị các quan chức kinh tế cấp
cao (SEOM) thông qua.
QUY TẮC
8: XEM XÉT LẠI
Quy chế này có thể được xem xét
lại khi cần thiết theo yêu cầu của một nước thành viên và có thể được sửa đổi
khi được Hội đồng các Bộ trưởng chấp thuận.
PHỤ LỤC 2
THỦ TỤC CẤP C/O MẪU D DÙNG CHO QUY CHẾ XUẤT XỨ CỦA
CHƯƠNG TRÌNH ƯU ĐÃI THUẾ QUAN CÓ HIỆU LỰC CHUNG ASEAN (CEPT)
Để thực hiện các quy chế xuất xứ
của chương trình CEPT, thủ tục cấp và xác minh C/O Mẫu D và các vấn đề hành
chính liên quan được quy định như sau:
A. CƠ
QUAN CÓ THẨM QUYỀN CẤP C/O MẪU D
Điều 1:
C/O Mẫu D do cơ quan có thẩm quyền
của Chính phủ nước xuất khẩu là thành viên cấp.
Điều 2:
(a) Nước thành viên sẽ thông báo
cho tất cả các nước thành viên khác biết tên và địa chỉ của cơ quan có thẩm quyền
của Chính phủ cấp C/O Mẫu D và cung cấp các chữ ký mẫu và con dấu chính thức mà
cơ quan đó sử dụng.
(b) Các thông tin và các mẫu
trên sẽ được các nước thành viên lập thành mười (10) bộ gửi cho Ban thư ký
ASEAN để chuyển cho các nươc thành viên khác. Bất cứ thay đổi gì về tên, địa chỉ
cũng như chữ ký và con dấu chính thức phải được thông báo ngay theo phương thức
trên.
(c) Mẫu chữ ký và mẫu con dấu
trên sẽ được Ban thư ký tổng hợp và cập nhật hàng năm. Bất kỳ C/O Mẫu D nào được
cấp mà người ký không có tên trong danh sách này sẽ không được nước nhập khẩu
chấp thuận
Điều 3:
Để thẩm tra điều kiện đưởc hưởng
ưu đãi, cơ quan có thẩm quyền của Chính phủ được giao cấp C/O Mẫu D có quyền
yêu cầu xuất trình bất kỳ loại chứng từ cần thiết nào cũng như tiến hành bất kỳ
việc kiểm tra nào nếu thấy cần thiết. Nếu quyền này không được pháp luật hiện
hành của quốc gia cho phép thì điều này sẽ được đưa vào như là một điều khoản
trong mẫu đơn sẽ đề cập tới trong Điều 4 và Điều 5 dưới đây.
B.
XIN CẤP C/O MẪU D
Điều 4:
(a) Nhà sản xuất và/hoặc nhà xuất
khẩu sản phẩm đủ tiêu chuẩn được hưởng ưu đãi sẽ viết đơn xin cơ quan hữu quan
của Chính phủ kiểm tra xuất xứ hàng hoá trước khi xuất khẩu. Kết quả của việc
kiểm tra nay, có thể được xem xét lại định kỳ hoặc bất kỳ khi nào thấy cần thiết,
sẽ được chấp nhận là chứng cứ hỗ trợ để xác định xuất xứ của hàng hoá sẽ được
xuất khẩu sau này. Việc kiểm tra hàng hoá trước khi xuất khẩu có thể không áp dụng
với hàng hoá, mà (do bản chất của chúng) xuất xứ có thể được xác định dễ dàng.
(b) Đối với nguyên phụ liệu mua
trong nước, việc khai báo của nhà sản xuất cuối cùng trước khi xuất khẩu là căn
cứ để cấp C/O Mẫu D
Điều 5:
Khi làm thủ tục để xuất khẩu
hàng hoá được hưởng ưư đãi , nhà xuatds khẩu hoặc đại diện được uỷ quyền phải nộp
đơn xin C/O Mẫu D cùng với các chứng cư cần thiết chứng minh rằng hàng hoá sẽ
xuất khẩu đủ tiêu chuẩn để được cấp C/O Mẫu D
C. KIỂM
TRA HÀNG HOÁ TRƯỚC KHI XUẤT KHẨU
Điều 6:
Cơ quan có thẩm quyền của Chính
phủ được giao cấp C/O Mẫu D sẽ, với khả năng và quyền hạn tối đa của mình, tiến
hành kiểm tra thích đáng từng trường hợp nhằm đảm bảo rằng:
(a) Đơn xin và C/O Mẫu D phải được
khai đúng, đủ và được người có thẩm quyền ký
(b) Xuất xứ của hàng hoá tuân thủ
quy chế xuất xứ.
(c) Các lời khai khác trong C/O
Mẫu D phù hợp với các chứng từ nộp kèm
(d) Quy cách, số lượng và trọng
lượng hàng hoá, mã hiệu và số lượng kiện hàng, số lượng và loại kiện hàng được
khai phù hợp với hàng hoá xuất khẩu.
(e) Nhiều mặt hàng có thể được
khai trên một C/O Mẫu D miễn là từng mặt hàng phải đáp ứng tiêu chuẩn riêng của
nó
D. CẤP
C/O MẪU D
Điều 7:
(a) Cấp C/O Mẫu D phải theo đúng
mẫu như phụ lục "A" trên khổ giấy ISO A4. Và phải được làm bằng tiếng
Anh:
(b) Bộ C/O Mẫu D gồm một bản gốc
và ba bản sao carbon (carbon copy) có mầu như sau:
- Bản gốc (original): Mầu tím nhạt
(light violet)
- Bản sao thứ hai (Duplicate): Mầu
da cam (orange)
- Bản sao thứ ba (Triplicate): Mầu
da cam (orange)
- Bản sao thứ tư
(Quadruplicate): Mầu da cam (orange)
(c) Mỗi bộ C/O Mẫu D phải mang số
tham chiếu riêng của mỗi địa điểm hoặc cơ quan cấp:
(d) Bản gốc và bản sao thứ ba được
nhà xuất khẩu gửi cho nhà nhập khẩu để nộp cho cơ quan hải quan tại cảng hoặc địa
điểm nhập khẩu. Bản sao thứ hai sẽ được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận
xuất xứ tại nước xuất khẩu là thành viên được giữ lại. Bản sao thứ tư sẽ do nhà
xuất khẩu giữ. Sau khi nhập khẩu hàng hoá bản sao thứ ba sẽ được đánh dấu thích
hợp vào ô thứ 4 gửi lại cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ
trong khoảng thời gian thích hợp.
(e) Trường hợp C/O Mẫu D bị cơ
quan Hải quan nước nhập khẩu từ chối thì bản gốc và bản sao thứ ba của C/O Mẫu
D này sẽ dược được đánh dấu vào ô thứ 4 và gửi lại cho nước cấp trong thời hạn
tối đa là hai (2) tháng đồng thời phải thông báo lý do từ chối cho cơ quan cấp
C/O Mẫu D này.
(f) Trường hợp C/O Mẫu D không
được nước nhập khẩu chấp thuận theo mục (e) nêu trên thì nước nhập khẩu sẽ đề
nghị việc xác nhận của nước cấp để chấp thuận lại C/O Mẫu D. Việc xác nhận của
nước cấp C/O Mẫu D phải chi tiết và cụ thể để giải thích rõ lý do từ chối mà nước
nhập khẩu thông báo.
Điều 8:
(a) Để thực hiện các quy định tại
quy tắc 3 và quy tắc 4 của quy chế xuất xứ, C/O Mẫu D do nước xuất khẩu là
thành viên cuối cùng cấp và phải ghi rõ các quy tắc thích hợp và tỷ lệ phần
trăm hàm lượng ASEAN có thể áp dụng trong ô thứ 8
(b) Để thực hiện các quy định tại
quy tắc 5 và quy tắc 6 của quy chế xuất xứ đối với hàng dệt may, C/O Mẫu D do
nước xuất khẩu là thành viên cuối cùng cấp và phải ghi rõ trong ô thứ 8 việc
quy chế xuất xứ này có đáp ứng không.
Điều 9:
Không được phép tẩy xoá, viết
thêm lên trên C/O Mẫu D. Mọi thay đổi phải được đánh dấu và chỉ rõ chỗ có lỗi.
Tất cả những thay đổi này phải được người có thẩm quyền ký C/O Mẫu D chấp thuận.
Các phần còn trống sẽ được gạch chéo để tránh điền thêm sau này.
Điều 10:
(a) C/O Mẫu D do cơ quan hữu
quan của Chính phủ nước xuất khẩu là thành viên cấp vào thời điểm xuất khẩu hoặc
một thời gian ngắn ngay sau đó nếu như hàng hóa được xuất khẩu có xuất xứ từ nước
thành viên đó theo quy định của quy chế xuất xứ.
(b) Cơ quan cấp của nước thành
viên ASEAN thứ ba có thể cấp C/O Mẫu D giáp lưng (bach-to-bach C/O) với điều kiện
kèm theo C/O Mẫu D gốc hợp lệ, nếu người xuất khẩu xin giấy chứng nhận này khi
hàng đang rời cảng, riêng Thái Lan và Ma-lai-xi-a có thể yêu cầu cấp thêm một số
chứng từ bổ sung.
(c) Trong những trường hợp ngoại
lệ khi C/O Mẫu D không được cấp vào thời điểm xuất khẩu hoặc một thời gian ngắn
ngay sau đó, do sai sót không chủ ý hoặc có lý do xác đáng khác, C/O Mẫu D có
thể được cấp sau, có giá trị hiệu lực tính từ thời điểm xuất khẩu nhưng không
vượt quá một năm kể từ ngày giao hàng, và phải ghi rõ "ISUED
RETROACTIVELY".
Điều 11
Trong trường hợp C/O Mẫu D bị mất
cắp, thất lạc hoặc hư hỏng, nhà xuất khẩu có thể viết đơn gửi cơ quan có thẩm
quyền của Chính phủ, là chính cơ quan đã cấp, xin một bản sao chính thực (chứng
nhận sao y bản chính) của bản gốc và bản sao thứ ba dựa trên cơ sở các chứng từ
xuất khẩu do cơ quan đó giữ, phải ghi rõ sự chấp nhận bằng chữ "CERTIFIED
TRUE COPY" vào ô số 12. Bản sao này sẽ đề ngày cấp của bản gốc C/O Mẫu D.
Bản sao chứng thực của C/O Mẫu D phải được cấp không quá một năm kể từ ngày cấp
bản gốc C/O Mẫu D và với điều kiện là nhà xuất khẩu phải cung cấp bản sao thứ
tư cho cơ quan có thẩm quyền cấp C/O Mẫu D liên quan.
E. THỦ
TỤC XUẤT TRÌNH C/O MẪU D
Điều 12:
Bản gốc C/O Mẫu D cùng với bản sao
thứ ba sẽ được nộp cho cơ quan hải quan vào thời điểm làm thủ tục nhập khẩu
hàng hoá đó.
Điều 13:
Thời hạn
qui định cho việc trình C/O Mẫu D như sau:
(a) C/O Mẫu D phải trình cho cơ
quan hải quan của nước nhập khẩu là Thành viên trong vòng bốn tháng kể từ ngày
được cơ quan hữu quan của Chính phủ nước xuất khẩu là Thành viên ký;
(b) Trong trường hợp hàng hoá đi
qua lãnh thổ của một hoặc nhiều nước không phải là thành viên ASEAN theo Điều 5
(c) của Qui chế xuất xứ, thời hạn qui định tại mục (a) trên đây về việc xuất
trình C/O Mẫu D được gia hạn tới 6 tháng;
(c) Trong trường hợp C/O Mẫu D nộp
cho cơ quan hữu quan của Chính phủ nước nhập khẩu là Thành viên sau khi hết thời
hạn qui định phải nộp thì C/O Mẫu đó vẫn được chấp nhận nếu việc không tuân thủ
thời hạn là do bất khả kháng hoặc là do những lý do xác đáng khác ngoài phạm vi
kiểm soát của nhà xuất khẩu; và
(d) Trong mọi trường hợp, cơ
quan hữu quan của Chính phủ nước nhập khẩu là thành viên có thể chấp nhận C/O Mẫu
D đó với điều kiện là hàng hoá đã được nhập khẩu trước khi hết thời hạn của C/O
Mẫu D kể trên.
Điều 14:
Trong trường hợp vận chuyển hàng
hóa có xuất xứ từ nước xuất khẩu là thành viên và có giá trị không quá 200 US$
giá FOB thì thủ tục cấp C/O Mẫu D sẽ được miễn và chấp nhận việc kê khai đơn giản
của nhà xuất khẩu rằng hàng hoá đang xem xét có xuất xứ từ nước xuất khẩu là
thành viên. Hàng hóa gửi qua đường bưu điện có giá trị không vượt quá 200 US$
giá FOB cũng được xử lý tương tự.
Điều 15:
(a) Việc phát hiện có sự khác biệt
nhỏ giữa các lời khai trong C/O Mẫu D và lời khai trong các chứng từ nộp cho cơ
quan hải quan của nước nhập khẩu là thành viên để làm các thủ tục nhập khẩu
hàng hoá sẽ không, vì chính điều đó, làm mất giá trị của C/O Mẫu D, nếu thực tế
những lời khai đó vẫn phù hợp với hàng hoá được giao.
(b) Trường hợp nhiều mặt hàng
cùng khai trên một C/O Mẫu D, nếu một mặt hàng không hợp lệ thì những mặt hàng
khác vẫn được hưởng ưu đãi. Điều 17(1)(c) sẽ được áp dụng đối với mặt hàng
không hợp lệ.
Điều 16:
a) Toàn bộ hồ sơ liên quan đến
việc xin cấp C/O Mẫu D sẽ được cơ quan cấp lưu trữ trong hai (2) năm kể từ ngày
cấp.
b) Thông tin liên quan đến tính
xác thực của C/O Mẫu D sẽ được cung cấp theo đề nghị của nước nhập khẩu Thành
viên và có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.
c) Toàn bộ thông tin trao đổi giữa
các nước thành viên liên quan là thông tin mật và chỉ sử dụng cho việc liên
quan đến chứng nhận xuất xứ hàng hoá.
Điều 17:
1. Nước nhập khẩu là thành viên
có thể yêu cầu kiểm tra lại (retroactive check) một cách ngẫu nhiên và/hoặc bất
cứ khi nào họ có nghi ngờ tính xác thực của chứng từ hoặc mức độ chính xác của
thông tin liên quan đến xuất xứ thật sự của sản phẩm hoặc bộ phận nhất định của
sản phẩm đang xét tới. Cơ quan cấp sẽ tiến hành kiểm tra tờ khai về chi phí
trên cơ sở chi phí và giá cả thực tiễn của nhà sản xuất/nhà xuất khẩu trong thời
hạn sáu (6) tháng kể từ ngày xuất khẩu.
a) Yêu cầu kiểm tra lại sẽ được
gửi kèm với C/O Mẫu D có liên quan và sẽ nêu rõ lý ro cùng bất kỳ thông tin bổ
sung nào cho rằng có những điểm trong C/O Mẫu D kể trên có thể không chính xác,
trừ trường hợp nếu việc kiểm tra lại được thực hiện một cách ngẫu nhiên;
b) Cơ quan cấp C/O Mẫu D phải
phúc đáp một cách nhanh chóng trong vòng ba (3) tháng kể từ ngày nhận được đề
nghị kiểm tra;
c) Cơ quan hải quan của nước nhập
khẩu là thành viên có thể tạm không cho hưởng ưu đãi trong khi chờ đợi kết quả
thẩm tra. Tuy nhiên, cơ quan này vẫn có thể cho phép nhà nhập khẩu nhập hàng
theo các thủ tục hành chính cần thiết, với điều kiện là hàng không nằm trong diện
cấm hoặc hạn chế nhập khẩu và không có nghi ngờ gian lận;
d) Quá trình kiểm tra bao gồm cả
quá trình xem xét sản phẩm có đáp ứng đúng các quy định về xuất xứ hay không sẽ
hoàn thành trong vòng sáu (6) tháng. Trong khi chờ kết quả kiểm tra, Điều 17
(1)(c) sẽ được áp dụng.
2. Nếu nước nhập khẩu không hài
lòng với kết quả kiểm tra thì có thể, trong trường hợp ngoại lệ, đề nghị cử các
đoàn kiểm tra đến nước xuất khẩu.
a) Theo Điều 17 (2), trước khi
tiến hành kiểm tra nước nhập khẩu sẽ:
i) Thông báo bằng văn bản vể việc
kiểm tra tới:
a) Nhà xuất khẩu/nhà sản xuất về
địa điểm sẽ kiểm tra
b) Cơ quan có thẩm quyền của nước
xuất khẩu về địa điểm sẽ kiểm tra
c) Cơ quan Hải quan của nước nhập
khẩu về địa điểm kiểm tra
d) Nhà nhập khẩu sản phẩm sẽ kiểm
tra
ii) Thông báo nêu tại điểm 2.(a)
(i) trên có đầy đủ nội dung sau:
a) Tên đơn vị Hải quan ra thông
báo
b) Tên nhà xuất khẩu/nhà sản xuất
và địa điểm sẽ kiểm tra
c) Ngày dự kiến kiểm tra
d) Nội dung dự kiến kiểm tra bao
gồm mặt hàng sẽ kiểm tra
e) Tên cán bộ được cử đi kiểm
tra
iii) Có thư thống nhất của nhà
xuất khẩu/nhà sản xuất về các địa điểm tiến hành kiểm tra
a) Trường hợp thư chấp thuận của
nhà xuất khẩu/nhà sản xuất không được gửi đến cơ quan có thẩm quyền của nước ra
Thông báo trong vòng ba mươi (30) ngày kể từ ngày nhận được Thông báo nêu tại
Điểm 2 (a)(i), nước ra Thông báo có quyền từ chối cho hưởng ưu đãi đối với hàng
hoá là đối tượng kiểm tra.
b) Cơ quan Hải quan của nước
Thành viên phải tiến hành kiểm tra sau khi nhận được Thông báo theo Điểm 2 (a)(i),
việc kiểm tra trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được Thông báo, nếu trì hoãn
lâu hơn thời hạn này phải được sự đồng ý của các bên.
c) Nước thành viên thực hiện việc
cử đoàn đi kiểm tra phải gửi văn bản quyết định về việc sản phẩm được kiểm tra
có xuất xứ phù hợp hay không cho nhà xuất khẩu/nhà sản xuất sản phẩm thuộc diện
phải kiểm tra cũng như các cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu.
i) Quyết định về việc sản phẩm
được kiểm tra có xuất xứ phù hợp hay không sẽ có hiệu lực ngay khi nhận được thông
báo bằng văn bản của nhà xuất khẩu, người sản xuất và cơ quan có thẩm quyền của
nước xuất khẩu. Việc hoãn áp dụng các ưu đãi sẽ được xem xét lại khi quyết định
có hiệu lực.
ii) Nhà xuất khẩu/nhà sản xuất sẽ
có ý kiến bằng văn bản hoặc cung cấp các thông tin thêm có liên quan đến tính
phù hợp của sản phẩm trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định bằng
văn bản. Nếu sản phẩm vẫn được coi là không có xuất xứ phù hợp, quyết định bằng
văn bản cuối cùng sẽ được thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu
trong vòng 30 ngày kể từ khi nhận được ý kiến/thông tin thêm của nhà xuất khẩu/nhà
sản xuất.
d) Quá trình kiểm tra, bao gồm
việc đi thực tế và quyết định về xuất xứ của sản phẩm, sẽ được thực hiện và kết
quả được thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu trong thời gian
tối đa là 6 tháng. Trong khi chờ kết quả của việc kiểm tra, Quy tắc 17(1)(c) về
việc tạm hoãn các ưu đãi sẽ được áp dụng.
3. Các nước Thành viên sẽ, theo
quy định của luật pháp nước mình, giữ kín về các thông tin mật về hoạt động
kinh doanh thu thập được trong quá trình kiểm tra và sẽ bảo vệ không để thông
tin bị tiết lộ mà có thể gây tổn hại đến vị thế cạnh tranh của người cung cấp
thông tin. Những thông tin mật về hoạt động kinh doanh chỉ có thể công bố cho các
cơ quan có thẩm quyền điều hành và thực hiện việc quyết định về xuất xứ.
F.
CÁC TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT
Điều 18:
Khi toàn bộ hoặc một phần lô
hàng đã được xuất đi một nước Thành viên cụ thể nay thay đổi nơi hàng đến, trước
hoặc sau khi hàng hoá tới nước Thành viên đó, các qui tắc phải được tuân thủ:
(a) Nếu như hàng hoá đã được
trình với Cơ quan Hải quan của một nước nhập khẩu là Thành viên cụ thể, thì
theo đơn yêu cầu của nhà nhập khẩu C/O Mẫu D sẽ được Cơ quan Hải quan nước này
chấp thuận theo như yêu cầu ghi trong đơn đối với toàn bộ hoặc một phần lô hàng
và bản gốc được trả lại cho nhà nhập khẩu. Bản sao thứ ba sẽ được gửi lại cho
cơ quan cấp C/O Mẫu D;
(b) Nếu việc thay đổi nơi hàng đến
xảy ra trong quá trình vận chuyển tới nước nhập khẩu là Thành viên như ghi
trong C/O Mẫu D, nhà xuất khẩu sẽ nộp đơn, cùng với C/O Mẫu D đã được cấp, xin
cấp C/O Mẫu D mới cho toàn bộ hay một phần lô hàng đó.
Điều 19:
Để thực hiện Điều 5 (c) của Qui
chế Xuất xứ, khi hàng hoá được chuyển qua lãnh thổ của một hay nhiều nước không
phải là Thành viên ASEAN, các giấy tờ sau phải trình cho các cơ quan có thẩm
quyền của Chính phủ nước Thành viên nhập khẩu:
(a) Một vận đơn chở suốt được cấp
tại nước xuất khẩu là Thành viên;
(b) Một C/O Mẫu D do cơ quan hữu
quan của Chính phủ nước xuất khẩu là Thành viên cấp;
(c) Một bản sao hoá đơn thương mại
gốc của hàng hoá; và
(d) Các chứng từ cần thiết để chứng
minh rằng các yêu cầu của Qui tắc 5 (c) tiểu mục (i), (ii), và (iii) của Qui chế
Xuất xứ được tuân thủ.
Điều 20:
(1) Hàng hoá gửi từ một Nước xuất
khẩu là Thành viên để tham gia triển lãm ở một nước khác và được bán trong hoặc
sau triển lãm để nhập khẩu vào một nước Thành viên sẽ được hưởng chế độ CEPT với
điều kiện là hàng hoá đó đáp ứng các yêu cầu của Quy chế Xuất xứ, miễn là phải
chứng minh được cho cơ quan hữu quan của Chính phủ nước nhập khẩu là Thành viên
rằng:
(a) Nhà xuất khẩu đã gửi các
hàng hoá đó từ lãnh thổ của nước xuất khẩu là Thành viên tới nước tổ chức triển
lãm và đã trưng bày tại đó;
(b) Nhà xuất khẩu đã bán hoặc
chuyển nhượng hàng hoá đó cho một người nhận hàng trong nước nhập khẩu là Thành
viên;
(c) trong quá trình triển lãm hoặc
ngay sau đó hàng hoá đã được chuyển đi bán cho nước nhập khẩu là Thành viên
trong tình trạng mà hàng đã được gửi tới để tham dự triển lãm.
(c) Trong quá trình triển lãm hoặc
ngay sau đó hàng hoá đã được chuyển đi bán cho nước nhập khẩu là Thành viên
trong tình trạng mà hàng đã được gửi tới để tham dự triển lãm.
(2) Để thực hiện các quy định
trên, cơ quan hữu quan của Chính phủ nước nhập khẩu là Thành viên có thể cấp
C/O Mẫu D. Tên và địa chỉ của triển lãm phải được ghi rõ. Cơ quan hữu quan của
Chính phủ nước tổ chức triển lãm có thể cấp Giấy chứng nhận cùng với các chứng
từ cần thiết qui định trong Điều 19 (d) để làm bằng chứng xác nhận rằng hàng
hoá đã được trưng bày tại triển lãm:
(3) Mục (1) sẽ được áp dụng với
tất cả các cuộc triển lãm, hội chợ hoặc trưng bày tương tự hay trưng bày tại
các cửa hiệu, cơ sở kinh doanh (nơi mà hàng hoá luôn chịu sự kiểm soát Hải quan
trong suốt quá trình triển lãm) với mục đích bán các sản phẩm của nước ngoài.
Điều 21:
Các cơ quan có thẩm quyền liên
quan tại nước nhập khẩu có thể chấp nhận giấy chứng nhận xuất xứ trong trường hợp
hoá đơn thương mại được phát hành bởi công ty đặt tại ngoài ASEAN hoặc bởi nhà
nhập khẩu ASEAN cho công ty nói trên, miễn là sản phẩm đáp ứng các yêu cầu của
Quy tắc xuất xứ CEPT.
G. BIỆN
PHÁP CHỐNG GIAN LẬN
Điều 22:
(a) Khi nghi ngờ có những hành
vi gian lận liên quan đến C/O Mẫu D, các cơ quan có thẩm quyền liên quan của
Chính phủ sẽ phối hợp hành động trong từng nước Thành viên để xử lý người liên
can;
(b) Mỗi nước Thành viên phải chịu
trách nhiệm đưa ra các hình phạt pháp lý đối với các hành vi gian lận liên quan
đến C/O Mẫu D.
H. GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP
Điều 23:
(a) Trong trường hợp có tranh chấp
về xác định xuất xứ, phân loại hàng hoá hoặc các vấn đề khác, các cơ quan có thẩm
quyền liên quan của Chính phủ tại các nước nhập khẩu và xuất khẩu là Thành viên
sẽ tham vấn lẫn nhau nhằm giải quyết tranh chấp và kết quả sẽ được thông báo
cho các nước thành viên khác biết để tham khảo;
(b) Trong trường hợp tranh chấp
không thể giải quyết song phương, thì vấn đề đó sẽ được Hội nghị các quan chức
kinh tế cấp cao (SEOM) quyết định.
(c) Nghị định thư về cơ chế giải
quyết tranh chấp của các nước ASEAN sẽ được áp dụng đối với mọi tranh chấp hay
mâu thuẫn phát sinh giữa các nước thành viên trong quá trình thực hiện Quy tắc
xuất xứ và Quy trình thực hiện CEPT
PHỤ LỤC 3
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUY CHẾ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ
HÀNG HOÁ MẪU D ĐỂ HƯỞNG ƯU ĐÃI THEO HIỆP ĐỊNH CEPT
Điều 1: Hướng dẫn khai
C/O Mẫu D
C/O Mẫu D phải được khai bằng tiếng
Anh và đánh máy. Nội dung khai phải phù hợp với tờ khai hải quan đã được thanh
khoản và các chứng từ khác như vận đơn, hoá đơn thương mại và giấy chứng nhận
kiểm tra xuất xứ của Công ty Giám định hàng hoá (trong trường hợp có yêu cầu
giám định).
- Ô số 1: Tên giao dịch của người
xuất hàng + địa chỉ + tên nước (Việt Nam)
- Ô số 2: Tên người nhận hàng +
địa chỉ + tên nước (phù hợp với tờ khai hải quan đã được thanh khoản)
- Ô trên cùng bên phải: Do Cơ
quan cấp C/O Mẫu D ghi. Số tham chiếu gồm 12 ký tự, chia làm 5 nhóm, chi tiết
cách ghi như sau:
* Nhóm 1: 02 ký tự
"VN" (viết in) là viết tắt của 2 chữ Việt Nam.
* Nhóm 2: 02 ký tự (viết in) là
viết tắt tên nước nhập khẩu, quy định các chữ viết tắt như sau:
BN Bruney LA Lào
KH Campuchia ID Indonesia
MY Malaysia MM Myanmar
PH Philippines SG Singapore
TH Thái Lan
* Nhóm 3: 02 ký tự biểu hiện năm
cấp giấy chứng nhận
* Nhóm 4: 02
ký tự thể hiện tên Cơ quan cấp C/O Mẫu D theo quy định như sau:
Mã số các cơ quan cấp C/O Mẫu D
STT
|
Tên
đơn vị
|
Mã
số
|
1
|
Phòng quản lý xuất nhập khẩu
khu vực Hà Nội
|
01
|
2
|
Phòng quản lý xuất nhập khẩu
khu vực Thành phố Hồ Chí Minh
|
02
|
3
|
Phòng quản lý xuất nhập khẩu
khu vực Đà Nẵng
|
03
|
4
|
Phòng quản lý xuất nhập khẩu
khu vực Đồng Nai
|
04
|
5
|
Phòng quản lý xuất nhập khẩu
khu vực Hải Phòng
|
05
|
6
|
Phòng quản lý xuất nhập khẩu
khu vực Bình Dương
|
06
|
7
|
Phòng quản lý xuất nhập khẩu
khu vực Vũng Tàu
|
07
|
8
|
Phòng quản lý xuất nhập khẩu
khu vực Lạng Sơn
|
08
|
9
|
Phòng quản lý xuất nhập khẩu
khu vực Quảng Ninh
|
09
|
10
|
Ban quản lý Khu công nghiệp
Khu chế suất Hà Nội
|
31
|
11
|
Ban quản lý các Khu chế xuất
và công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
|
32
|
12
|
Ban quản lý các khu công nghiệp
Hải Phòng
|
33
|
13
|
Ban quản lý các khu công nghiệp
và khu chế xuất Đà Nẵng
|
34
|
14
|
Ban quản lý các khu công nghiệp
Thái Nguyên
|
35
|
15
|
Ban quản lý các khu công nghiệp
Phú Thọ
|
36
|
16
|
Ban quản lý các khu công nghiệp
& THĐT tỉnh Vĩnh Phúc
|
37
|
17
|
Ban quản lý các khu công nghiệp
Bắc Ninh
|
38
|
18
|
Ban quản lý các khu công nghiệp
Hà Tây
|
39
|
19
|
Ban quản lý các khu công nghiệp
và Đầu tư nước ngoài Quảng Ninh
|
40
|
20
|
Ban quản lý các khu công nghiệp
Hải Dương
|
41
|
21
|
Ban quản lý
các khu công nghiệp Thanh Hoá
|
42
|
22
|
Ban quản lý các khu công nghiệp
Nghệ An
|
43
|
23
|
Ban quản lý các khu công nghiệp
Hà Tĩnh
|
44
|
24
|
Ban quản lý các khu công nghiệp
Thừa Thiên Huế
|
45
|
25
|
Ban quản lý các khu công nghiệp
Quảng Nam
|
46
|
26
|
Ban quản lý các khu công nghiệp
Quảng Ngãi
|
47
|
27
|
Ban quản lý các khu công nghiệp
Bình Định
|
48
|
28
|
Ban quản lý các khu công nghiệp
Phú Yên
|
49
|
29
|
Ban quản lý
các khu công nghiệp Khánh Hoà
|
50
|
30
|
Ban quản lý các khu công nghiệp
Bình Thuận
|
51
|
31
|
Ban quản lý các khu công nghiệp
Đắk Lắk
|
52
|
32
|
Ban quản lý các khu công nghiệp
khu chế xuất Đồng Nai
|
53
|
33
|
Ban quản lý các khu công nghiệp
Bà Rịa Vũng Tàu
|
54
|
34
|
Ban quản lý các khu công nghiệp
Long An
|
55
|
35
|
Ban quản lý các khu công nghiệp
Tây Ninh
|
56
|
36
|
Ban quản lý các khu công nghiệp
Bình Dương
|
57
|
37
|
Ban quản lý các khu công nghiệp
Tiền Giang
|
58
|
38
|
Ban quản lý các khu chế xuất
và công nghiệp Cần Thơ
|
59
|
39
|
Ban quản lý các khu công nghiệp
Đồng Tháp
|
60
|
40
|
Ban quản lý các khu công nghiệp
Vĩnh Long
|
61
|
41
|
Ban quản lý
các khu công nghiệp Dung Quất
|
62
|
42
|
Ban quản lý các khu công nghiệp
Việt Nam Singapore
|
63
|
* Nhóm 5: Gồm 05 ký tự biểu hiện
số thứ tự của C/O Mẫu D
Giữa nhóm 3 và 4 cũng như giữa nhóm
4 và 5 có dấu gạch chéo "/"
Ví dụ: Phòng Quản lý Xuất nhập
khẩu khu vực thành phố Hồ Chí Minh cấp C/O Mẫu D mang số thứ 9 cho một lô hàng
xuất khẩu sang Thái Lan trong năm 2004 thì cách ghi số tham chiếu của C/O Mẫu D
này sẽ như sau:
VN-TH
04/02/00009
- Ô số 3: Tên phương tiện vận tải
(nếu gửi bằng máy bay thì đánh "By air", nếu gửi bằng đường biển thì
đánh tên tàu) + từ cảng nào? đến cảng nào?
- Ô số 4: Để trống (sau khi nhập
khẩu hàng hoá, cơ quan hải quan tại cảng hoặc địa điểm nhập khẩu sẽ đánh dấu
thích hợp trước khi gửi lại cho Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực đã cấp C/O
Mẫu D này).
- Ô số 5: Danh mục hàng hoá (nhiều
mặt hàng, 01 lô hàng, đi 01 nước, trong một thời gian)
- Ô số 6: Ký mã và số hiệu của
kiện hàng
- Ô số 7: Số loại kiện hàng, mô tả
hàng hoá (bao gồm số lượng và số HS của nước nhập khẩu)
- Ô số 8: Hướng dẫn cụ thể như
sau:
a) Trường hợp hàng hoá/sản phẩm
có xuất xứ toàn bộ tại Việt Nam (không sử dụng nguyên phụ liệu nhập khẩu) thì
đánh chữ "X"
b) Hàng hoá không được sản xuất
hay khai thác toàn bộ tại Việt Nam như Quy tắc 3 Phụ lục 1 của Quy chế xuất xứ
sẽ nêu ở phần sau theo quy định của ASEAN thì ghi rõ số phần trăm giá trị đã được
tính theo giá FOB của hàng hoá được sản xuất hay khai tác tại Việt Nam, ví dụ
40% LOCAL CONTENT
c) Hàng hoá có xuất xứ cộng gộp
như quy tắc 4 Phụ lục 1 của Quy chế xuất xứ ASEAN thì ghi rõ số phần trăm của
hàm lượng có xuất xứ cộng gộp ASEAN, ví dụ 40% ASEAN CONTENT.
d) Hàng hoá có xuất xứ theo tiêu
chí "chuyển đổi cơ bản" thì ghi "ST".
- Ô số 9: Trọng lượng cả bì hoặc
số lượng và giá trị khác (Giá FOB).
- Ô số 10: Số và ngày của hoá
đơn thương mại.
- Ô số 11: + Dòng thứ nhất ghi
chữ Việt Nam;
+ Dòng thứ hai ghi đầy đủ tên nước
nhập khẩu
+ Dòng thứ ba ghi địa điểm, ngày
tháng năm, và chữ ký.
- Ô số 12: Để trống
Điều 2: Cơ quan đầu mối
Vụ Xuất nhập khẩu giúp Bộ trưởng
Bộ Thương mại hướng dẫn thực hiện quy chế, phối hợp với Ban thư ký ASEAN về thực
hiện quy chế.
Vụ Xuất nhập khẩu là đầu mối làm
các thủ tục đăng ký mẫu chữ ký và con dấu của các cơ quan cấp C/O Mẫu D với các
nước thành viên cũng như đăng ký với Ban thư ký của ASEAN.
Vụ Xuất nhập khẩu có trách nhiệm
giúp đỡ và phối hợp các Công ty Giám định hàng hoá thực hiện quy trình kiểm tra
xuất xứ hàng hoá.
Điều 3: Việc in ấn và bán
các tờ khai C/O Mẫu D:
Văn phòng Bộ Thương mại có trách
nhiệm in và giao C/O Mẫu D cho các Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực.
Các Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu
khu vực trực tiếp bán cho người xin C/O Mẫu D và phải thực hiện việc quyết toán
theo quy định của Văn phòng Bộ.
Điều 4: Báo cáo định kỳ
Các Cơ quan cấp C/O Mẫu D phải
thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng tháng cho Bộ Thương mại - Vụ Xuất nhập khẩu
về tình hình cấp và sử dụng C/O Mẫu D (kể cả trường hợp không có việc cấp C/O).
Báo cáo định kỳ này được đánh máy theo mẫu (dưới dạng file Microsoft Excel) và
gửi bằng văn bản và e-mail về Bộ Thương mại Vụ Xuất nhập khẩu (21 Ngô Quyền,
Hà Nội. Điện thoại: 8262538, Fax: 8264696, e-mail: [email protected].) trước ngày 10 của
tháng tiếp theo. Trường hợp không có báo cáo định kỳ như đã nêu trên liên tục
trong thời gian 3 tháng thì việc uỷ quyền của Bộ Thương Mại cho các cơ quan được
uỷ quyền cấp C/O Mẫu D sẽ hết hiệu lực.
Mẫu
báo cáo
Tên,
địa chỉ cơ quan cấp
Số:
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc
|
Kính
gửi: Bộ Thương mại (Vụ Xuất nhập khẩu)
BÁO CÁO TỔNG HỢP TÌNH HÌNH CẤP CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ
MẪU D
THÁNG...
NĂM 200
STT
|
Tên
nước nhập khẩu
|
Thời
điểm
|
Số
bộ hồ sơ cấp
|
Trị
giá số bộ hồ sơ cấp (USD)
|
Số
bộ hồ sơ bị nước nhập từ chối (**)
|
Trị
giá số bộ hồ sơ bị nước nhập từ chối (USD)(**)
|
|
Brunei
|
|
|
|
|
|
|
|
Tháng...
|
|
|
|
|
|
|
Số
luỹ kế đến hết kỳ (*)
|
|
|
|
|
|
Campuchia
|
|
|
|
|
|
|
|
Tháng...
|
|
|
|
|
|
|
Số
luỹ kế đến hết kỳ (*)
|
|
|
|
|
|
...
|
|
|
|
|
|
|
Tổng
toàn bộ
|
Tháng...
|
|
|
|
|
|
|
Số
luỹ kế đến hết kỳ (*)
|
|
|
|
|
Ngày....
tháng.... năm....
Chữ
ký của người có thẩm quyền
(*) Ví dụ đối với báo cáo của
tháng 6 thì số luỹ kế đến hết kỳ là số liệu của cả 6 tháng
(**) Việc báo cáo về C/O bị từ
chối thực hiện 3 tháng 1 lần.
PHỤ LỤC 4
THỦ TỤC XIN KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM TRA
XUẤT XỨ HÀNG HOÁ MẪU D
Để thực hiện Quy chế về xuất xứ
đối với hàng hoá được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan theo Hiệp định ưu đãi thuế
quan có Hiệu lực chung (CEPT) giữa các nước ASEAN, thủ tục xin và cấp Giấy chứng
nhận kiểm tra xuất xứ Mẫu D được quy định như sau:
I. TỔ
CHỨC ĐƯỢC KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM TRA:
Điều 1: Tổ chức được thực
hiện nhiệm vụ kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận kiểm tra xuất xứ hàng hoá mẫu D
là các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định hàng hoá theo quy định tại Nghị
định số 20/1999/NĐ-CP ngày 12/04/1999 của Chính phủ về kinh doanh dịch vụ hàng
hoá và các văn bản pháp quy liên quan.
Điều 2: Để phục vụ cho việc
kiểm tra, tổ chức kiểm tra có quyền yêu cầu người xin kiểm tra cung cấp hay xuất
trình các chứng từ cần thiết có liên quan đến hàng hoá cũng như tiến hành bất kỳ
việc kiểm tra hàng hoá nào nếu thấy cần thiết.
II.
KIỂM TRA XUẤT XỨ HÀNG HOÁ
Điều 3: Việc kiểm tra xuất
xứ hàng hoá được tiến hành trước khi hàng hoá xuất khẩu. Riêng đối với hàng hoá
cần kiểm tra hàm lượng ASEAN thì tuỳ theo mức độ phức tạp mà kiểm tra sẽ được
thực hiện ngay từ khâu sản xuất, chế biến.
Người xin kiểm tra xuất xứ hàng
hoá có trách nhiệm tạo mọi điều kiện cần thiết để người kiểm tra tiến hành công
việc được thuận lợi, nhanh chóng và chính xác.
Điều 4: Đối với các
thương nhân chỉ sản xuất một chủng loại hàng hoá theo mã số AHTN nhưng xuất khẩu
thành nhiều lô hàng sang các nước ASEAN, khi làm thủ tục kiểm tra xuất xứ hàng
hoá chỉ phải làm thủ tục giám định một lần đối với lô hàng xuất khẩu đầu tiên.
Từ lô hàng thứ hai trở đi của chính mặt hàng theo mã số AHTN đó, thương nhân chỉ
phải nộp bản sao Giấy chứng nhận kiểm tra xuất xứ hàng hoá của lô hàng đầu tiên
trên cơ sở có cam kết bằng văn bản về sự đáp ứng hàm lượng ASEAN của hàng hoá
(bằng hoặc lớn hơn so với lô hàng thứ nhất - tăng hàm lượng nguyên vật liệu từ
ASEAN, Việt Nam) và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực của
mình.
Điều 5: Kiểm tra xuất xứ
hàng hoá bao gồm những hạng mục sau:
- Đặc điểm hàng hoá (chủng loại,
quy cách),
- Ký mã hiệu trên kiện hàng,
- Kiểu đóng kiện,
- Số, khối lượng (số, khối lượng
cuối cùng căn cứ theo vận đơn),
- Hàm lượng ASEAN.
Điều 6: Cơ sở, công thức
tính hàm lượng ASEAN áp dụng theo Phụ lục 6, Phụ lục 7 của Quyết định này.
III.
THỦ TỤC XIN KIỂM TRA VÀ GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM TRA XUẤT XỨ HÀNG HOÁ
Điều 7: Khi làm thủ tục
xin kiểm tra xuất xứ hàng hoá, người xin kiểm tra phải đảm bảo:
(a) Đã có đủ và sẵn sàng để kiểm
tra đối với hàng hoá có xuất xứ thuần tuý ASEAN.
(b) Đã bắt đầu hay đang được sản
xuất đối với hàng hoá phải xác định hàm lượng ASEAN.
Điều 8: Hồ sơ xin kiểm
tra xuất xứ hàng hoá theo mẫu D bao gồm:
(a) Hai tờ đơn xin kiểm tra xuất
xứ hàng hoá mẫu D (theo mẫu quy định đính kèm) đã được khai đầy đủ và ký tên
(riêng đối với doanh nghiệp thì phải đóng dấu).
(b) Các chứng từ gửi kèm theo
đơn xin kiểm tra xuất xứ hàng hoá:
(b).i. Đối với hàng hoá có
nguyên phụ liệu nhập khẩu ngoài lãnh thổ nước thành viên và/hoặc không xác định
được xuất xứ:
- Quy trình pha trộn/quy trình sản
xuất, lắp ráp hay bảng giải trình tỷ lệ pha trộn nguyên phụ liệu đầu vào của
hàng hoá.
- Hoá đơn chứng từ để xác định
giá nhập theo điều kiện CIF của nguyên phụ liệu nhập khẩu từ ngoài lãnh thổ nước
thành viên.
- Hoá đơn, chứng từ chứng minh
giá nguyên, phụ liệu không xác định được xuất xứ.
(b).ii. Đối với hàng hoá có xuất
xứ cộng gộp:
- Các chứng nhận xuất xứ thoả
mãn điều kiện xuất xứ mẫu D từ các thành viên.
- Các quy trình pha trộn/quy
trình sản xuất, lắp ráp hoặc bản giải trình pha trộn nguyên liệu đầu vào của
hàng hoá.
(c) Các giấy tờ phải nộp trước
ngày nhận giấy chứng nhận kiểm tra xuất xứ hàng hoá (có thể nộp bản sao, nhưng
phải xuất trình bản chính để đối chứng):
- Hoá đơn thương mại và/hoặc các
giấy tờ để chứng minh giá xuất khẩu hàng hoá theo điều kiện FOB.
Điều 9: Người xin kiểm
tra xuất xứ hàng hoá mẫu D phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về
tính chính xác và trung thực của các chi tiết đã kê khai trong đơn xin kiểm tra
cũng như trong các chứng từ gửi kèm theo.
Điều 10: Giấy chứng nhận
kiểm tra xuất xứ hàng hoá được lập trên mẫu ấn chỉ có biểu tượng của doanh nghiệp
kinh doanh dịch vụ giám định hàng hoá đã được đăng ký tại Cục sở hữu công nghiệp
thuộc Bộ Khoa học Công nghệ.
ĐƠN
XIN KIỂM TRA XUẤT XỨ HÀNG HOÁ MẪU D
Số:.....................
Kính
gửi: Công ty.................................................
Người yêu cầu (Ghi rõ tên, địa
chỉ, tel, Fax):..............................................
.................................................
Doanh nghiệp.................. Cá nhân.............
Người xuất khẩu (Ghi rõ tên, địa
chỉ, tel, Fax):..........................................
.....................................................................................................................
Người nhập khẩu (Ghi rõ tên, địa
chỉ, tel, Fax):.........................................
....................................................................................................................
Tên
hàng:....................................................................................................
Số/Khối lượng:............................................................................................
Cảng xếp
hàng:...........................................................................................
Cảng dỡ
hàng:.............................................................................................
Phương tiện vận tải:.....................................................................................
Tiêu chuẩn xuất xứ yêu cầu kiểm
tra:
* Hàng hoá có xuất xứ thuần tuý
ASEAN
o Việt Nam
o Thành viên khác của ASEAN
|
o Việt Nam + thành viên khác của
ASEAN
|
* Hàng hoá có nguyên phụ liệu nhập
khẩu
Xuất xứ ngoài ASEAN So với giá
FOB chiếm:................%
Xuất xứ không xác định So với giá
FOB chiếm:................%
* o Hàng hoá có xuất xứ cộng gộp
So với giá FOB hàm lượng ASEAN
chiếm..............................................%
Tài liệu giấy tờ kèm theo:
o Hoá đơn chứng từ để xác định
giá trị nguyên, phụ liệu nhập khẩu ngoài ASEAN
o Quy trình pha trộn nguyên,
phụ liệu/quy trình sản xuất, lắp ráp.
o Các C/O thoả mãn điều kiện
xuất xứ hàng hoá mẫu D (đối với hàng hoá có xuất xứ cộng gộp)
|
o Hoá đơn, chứng từ chứng minh
giá nguyên, phụ liệu không xác định xuất xứ.
o Bảng giải trình tỷ lệ
nguyên, phụ liệu được sử dụng ở đầu vào.
o Vận đơn
o Hoá đơn thương mại và/hoặc
giấy tờ chứng minh giá FOB
|
Thời gian/Địa điểm/Người liên hệ
để kiểm tra:........................................
..................................................................................................................
Số bản giấy chứng nhận (tiếng Việt)
yêu cầu cấp:.............................. bản
Chúng tôi cam kết sẽ thanh toán
phí kiểm tra bằng chuyển khoản hoặc tiền mặt trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận
được hoá đơn của Quý Công ty.
Ngày.......
tháng....... năm.........
Người
yêu cầu
CAM
KẾT VỀ XUẤT XỨ HÀNG HOÁ
Số:.................
Kính
gửi: Phòng quản lý XNK......................................................
Người cam kết (Ghi rõ tên, địa
chỉ, tel, Fax):.............................................
.........................................
o Doanh nghiệp..................o Cá nhân...............
Tên hàng và mã số
AHTN:.........................................................................
Số/Khối lượng:...........................................................................................
Cảng xếp
hàng:............................................................................................
Cảng dỡ
hàng:..............................................................................................
Phương tiện vận tải:...................................................................................
Chúng tôi cam kết lô hàng này có
hàm lượng xuất xứ ASEAN tương tự với lô hàng đã được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ
mẫu D số...... ngày.../..../200 (sao y bản chính gửi kèm theo) và chịu trách
nhiệm trước pháp luật về tính trung thực của cam kết này.
Ngày.......
tháng...... năm.......
(Người
có thẩm quyền ký tên, đóng dấu)
PHỤ LỤC 5
QUY CHẾ XUẤT XỨ CEPT ÁP DỤNG CHO HÀNG DỆT VÀ CÁC SẢN
PHẨM DỆT TIÊU CHUẨN CHUYỂN ĐỔI CƠ BẢN
Các quy tắc chung
Quy tắc 1:
Nước xuất xứ là nước mà tại đó
diễn ra việc chuyển đổi cơ bản cuối cùng hoặc thực hiện quá trình để tạo nên một
sản phẩm mới. Do vậy, nguyên vật liệu trải qua một chuyển đổi cơ bản ở nước nào
sẽ là sản phẩm của nước đó.
Quy tắc 2:
Quá trình sản xuất tạo ra một sản
phẩm có liên quan tới hai hay nhiều nước thì nước xuất xứ là nước diễn ra việc
chuyển đổi cơ bản cuối cùng hoặc thực hiện quá trình để tạo nên một sản phẩm mới.
Quy tắc 3:
Một hàng dệt may hay sản phẩm dệt
sẽ được coi là đã trải qua chuyển đổi cơ bản hay quá trình chuyển đổi cơ bản nếu
nó được biến đổi qua một quá trình sản xuất hay các công đoạn sản xuất cơ bản để
hình thành nên một vật phẩm thương mại khác hẳn và mới.
Quy tắc 4:
Một vật phẩm thương mại khác hẳn
và mới thường sẽ là kết quả của quá trình sản xuất hay các công đoạn chế biến nếu
có sự thay đổi trong:
1. Thiết kế mẫu hay định dạng sản
phẩm.
2. Đặc tính cơ bản; hay
3. Mục đích sử dụng.
Quy tắc 5:
Để xác định xem một hàng hoá cụ
thể đã trải qua các công đoạn chế biến hay sản xuất cơ bản hay không, cần xem
xét đến các yếu tố sau:
5.1. Sự thay đổi lý tính của vật
liệu hoặc sản phẩm được sản xuất do quá trình sản xuất hay các công đoạn chế biến
tạo nên.
5.2. Thời gian liên quan tới quá
trình sản xuất hay các công đoạn chế biến tại nước sản xuất ra sản phẩm.
5.3. Tính phức tạp của quá trình
sản xuất hay các công đoạn chế biến ở nước sản xuất ra sản phẩm.
5.4. Trình độ hay mức độ về tay
nghề và/hoặc công nghệ cần thiết trong quá trình sản xuất hay các công đoạn chế
biến.
Các quy tắc áp dụng riêng cho
hàng dệt và các sản phẩm dệt.
Quy tắc 6:
Vật liệu hay sản phẩm dệt sẽ được
coi là sản phẩm của một nước ASEAN khi nó có trải qua một trong các quy trình
như sau trước khi nhập khẩu vào nước ASEAN khác:
6.1. Các hoá chất hoá dầu trải
qua quá trình polyme hoá hay đa hội tụ hay bất kỳ một quá trình hoá học hay vật
lý nào để tạo nên một cao phân tử.
6.2. Polyme (cao phân tử) trải
qua quá trình kéo sợi chảy hay phun để tạo nên một xơ tổng hợp.
6.3. Kéo xơ thành sợi.
6.4. Dệt, dệt kim hay phương
pháp tạo thành vải khác.
6.5. Cắt vải thành các phần và lắp
ráp các phần này thành một sản phẩm hoàn chỉnh.
6.6. Nếu quy trình nhuộm vải được
kèm thêm bất kỳ công đoạn hoàn tất nào thì có tác động tới việc hoàn chỉnh sản
phẩm nhuộm trực tiếp.
6.7. Nếu quy trình in vải được
kèm thêm bất kỳ công đoạn hoàn tất nào thì có tác động tới khả năng hoàn chỉnh
sản phẩm in trực tiếp.
6.8. Quá trình sản xuất một sản
phẩm mới có các xử lý như ngâm hay phủ một sản phẩm dẫn đến việc tạo thành một
sản phẩm mới thuộc vào nhóm hàng tính thuế khác (4 số - heatding of customs
tariff)
6.9. Các điểm thêu chiếm ít nhất
5% tổng số diện tích sản phẩm được thêu.
Quy tắc 7:
Một sản phẩm hay vật liệu sẽ
không được coi là một sản phẩm có xuất xứ ASEAN nếu nó chỉ trải qua bất cứ một
quá trình nào như sau:
7.1. Các công đoạn phối trộn đơn
lẻ, dán mác, ép, làm sạch hay làm sạch khô hay các công đoạn đóng gói hay bất kỳ
một sự phối hợp nào của các quá trình này.
7.2. Cắt theo chiều dài hay khổ
vải và viền, móc hay may đè vải nhằm sử dụng cho một hình thức thương mại đặc
biệt.
7.3. Cắt nhẹ và/hay ghép với
nhau bằng cách may, tạo vòng, ghép nối, dán các phụ kiện như nẹp áo, dải, thắt
lưng, dây vòng hay khuyết.
7.4. Một hay nhiều công đoạn
hoàn tất cho sợi, vải hay các sản phẩm dệt khác như tẩy trắng, chống thấm, co kết,
làm bóng hay các công đoạn tương tự; hay
7.5. Nhuộm hoặc in hoa vải hoặc
sợi.
Quy tắc 8
Các sản phẩm (được liệt kê sau
đây) được tạo ra từ vật liệu dệt do các nước ngoài ASEAN sản xuất sẽ được coi
có xuất xứ ASEAN nếu nó trải qua các quá trình như ở quy tắc 6 chứ không chỉ
như ở quy tắc 7
8.1. Khăn mùi soa
8.2. Khăn choàng, nơ, mạng và
các sản phẩm tương tự;
8.3. Túi ngủ và chăn;
8.4. Khăn giường, áo gối, khăn
bàn, khăn tắm và khăn ăn;
8.5. Bao bì, các sản phẩm dùng để
đựng hàng hoá;
8.6. Giấy dầu, rèm cửa, vải bạt
che cửa;
8.7. Vải trải sàn, vải phủ bàn
ghế và các sản phẩm tương tự.
Chứng nhận xuất xứ
Quy tắc 9
Giấy chứng nhận xuất xứ do cơ
quan có thẩm quyền hay đại diện có thẩm quyền từ nước xuất khẩu cấp để chứng nhận
xuất xứ ASEAN của sản phẩm dệt.
Quy tắc 10
Trong trường hợp sản phẩm dệt được
sản xuất tại hai hay nhiều nước thì chỉ nước nào có quá trình hay chuyển đổi cơ
bản cuối cùng mới cần có giấy chứng nhận xuất xứ.
Quy tắc 11
Giấy chứng nhận xuất xứ sẽ được
xuất trình cùng với các chứng từ cần thiết khác cho Hải quan nước ASEAN nhập khẩu.
Quy tắc 12
Nếu có nảy sinh tranh chấp như
tính xác thực của xuất xứ ASEAN đối với một sản phẩm dệt, thì tranh chấp này có
thể được giải quyết theo cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN (DSM). Trong
trường hợp như vậy, hải quan có thể giải phóng các sản phẩm bị tranh chấp sau
khi người nhập khẩu có những đảm bảo đáp ứng yêu cầu của cơ quan hải quan.
PHỤ LỤC 6
PHƯƠNG PHÁP TÍNH HÀM LƯỢNG NỘI ĐỊA/ASEAN
1. Các nước thành viên chỉ được
sử dụng 1 phương pháp tính hàm lượng nội địa/ASEAN, nghĩa là phương pháp trực
tiếp hoặc gián tiếp, tuy nhiên nước thành viên sẽ có quyền thay đổi phương pháp
tính toán nếu cần thiết. Bất kỳ sự thay đổi nào trong phương pháp tính toán sẽ
phải được thông báo cho Hội nghị Hội đồng AFTA.
2. Giá FOB sẽ được tính như sau:
a. Giá FOB = Giá xuất xưởng +
các chi phí khác
b. Các chi phí khác dùng để tính
giá FOB là các chi phí phát sinh trong việc đưa hàng lên tàu để xuất khẩu, bao
gồm nhưng không giới hạn bởi, chi phí vận tải nội địa, chi phí lưu kho, chi phí
tại cảng, phí hoa hồng, phí dịch vụ, v.v...
3. Công thức tính giá xuất xưởng
a. Giá xuất xưởng = Chi phí sản
xuất + Lợi nhuận
b. Công thức tính Chi phí sản xuất
i. Chi phí sản xuất = Chi phí
nguyên vật liệu + Chi phí nhân công + Chi phí phân bổ (overhead cost)
ii. Nguyên vật liệu bao gồm:
- Chi phí nguyên vật liệu
- Chi phí vận tải và bảo hiểm
iii. Chi phí nhân công bao gồm:
- Lương
- Các khoản thưởng
- Những khoản phúc lợi khác có
liên quan đến quá trình sản xuất.
iv. Chi phí phân bổ (overhead
cost), bao gồm, nhưng không bị giới hạn bởi:
- Chi phí nhà xưởng có liên quan
đến quá trình sản xuất (bảo hiểm, chi phí thuê và thuê mua nhà máy, khấu hao
nhà xưởng, sửa chữa, bảo trì, thuế, lãi cầm cố)
- Các khoản thuê mua và trả lãi
của nhà máy và thiết bị
- An ninh nhà máy
- Bảo hiểm (nhà máy, thiết bị và
vật tư sử dụng trong quá trình sản xuất sản phẩm)
- Các nhu yếu phẩm cho quá trình
sản xuất (năng lượng, điện, và các nhu yếu phẩm khác đóng góp trực tiếp sử dụng
trong quá trình sản xuất)
- Nghiên cứu, phát triển, thiết
kế và chế tạo
- Khuôn dập, khuôn đúc, việc
trang bị dụng cụ và khấu hao, bảo trì và sửa chữa của nhà máy và thiết bị
- Tiền bản quyền sáng chế (có
liên quan đến những máy móc có bản quyền hoặc quá trình sử dụng trong việc sản
xuất hàng hoá hoặc quyền sản xuất hàng hoá)
- Kiểm tra và thử nghiệm nguyên
vật liệu và sản phẩm
- Lưu trữ trong nhà máy
- Xử lý các chất thải có thể tái
chế
- Các nhân tố chi phí trong việc
tính toán giá trị của nguyên vật liệu, như chi phí cảng và chi phí giải phóng
hàng và thuế nhập khẩu đối với các thành phần phải chịu thuế
PHỤ LỤC 7:
CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG ĐỐI VỚI QUY TẮC XUẤT XỨ CEPT-AFTA
A.
CÁC NGUYÊN TẮC ĐỂ CÁC ĐỊNH CHI PHÍ XÁC ĐỊNH XUẤT XỨ ASEAN
i. Thực tế (Materiality) - tất cả
các chi phí trong việc định giá, đánh giá và xác định xuất xứ phải là chi phí
thực tế.
ii. Nhất quán (Consistency) -
phương pháp phân bổ chi phí phải nhất quán trừ trường hợp có thể chứng minh bằng
thực tế thương mại
iii. Tin cậy (Reliability) -
thông tin về chi phí phải đáng tin cậy và được xác nhận bằng những thông tin
phù hợp.
iv. Thích hợp (Relavance) - chi
phí phải được phân bổ dựa trên các dữ liệu khách quan và có thể định lượng được.
v. Chính xác (Accuracy) - phương
pháp định giá phải cung cấp sự biểu diễn chính xác cho các nhân tố chi phí được
quan tâm.
vi. Việc áp dụng các nguyên tắc
kế toán được chấp nhận chung (GAAP - General Accepted Accounting Principles) tại
nước xuất khẩu - thông tin về chi phí phải được chuẩn bị phù hợp với các nguyên
tắc kế toán được chấp nhận chung và bao gồm cả việc tránh tính trùng lắp cho
các mục chi phí.
vii. Cập nhật - Những số liệu cập
nhật từ các tài liệu chi phí và kế toán hiện thời của công ty phải được sử dụng
để xác định xuất xứ.
B.
CÁC NGUYÊN TẮC CHO PHƯƠNG PHÁP LUẬN ĐỂ TÍNH CHI PHÍ
i. Chi phí thực tế: Cơ sở xác định
chi phí thực tế sẽ do công ty quyết định. Chi phí thực tế phải bao gồm các chi
phí trực tiếp và gián tiếp phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm.
ii. Chi phí dự tính và chi phí
được phép chi - chi phí dự tính có thể được sử dụng nếu có thể chứng minh được.
Các công ty phải cung cấp bản phân tích sự phương sai (variance analysis) và bằng
chứng trong thời gian xin chứng nhận xuất xứ để làm rõ tính chính xác của việc
dự tính.
iii. Chi phí tiêu chuẩn - Cơ sở
xác định chi phí tiêu chuẩn phải được làm rõ. Các Công ty phải cung cấp bằng chứng
về việc các chi phí được sử dụng cho mục đích kế toán.
iv. Chi phí bình quân/chi phí
bình quân khả biến (Moving average cost): Chi phí bình quân có thể được sử dụng
nếu có thể chứng minh được; cơ sở để tính chi phí bình quân, bao gồm cả thời
gian tính, v.v... phải được chỉ ra. Các công ty phải cung cấp bản phân tích
phương sai (variance analysis) và bằng chứng trong thời gian xin chứng nhận xuất
xứ để làm rõ tính chính xác của chi phí bình quân.
v. Chi phí cố định: Chi phí cố định
phải được phân bổ theo các nguyên tắc kế toán đáng tin cậy. Chi phí cố định phải
phản ánh đúng các chi phí bộ phận của công ty trong thời gian cụ thể. Phương
pháp phân bổ cần được chỉ rõ.