ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
*****
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
*******
|
Số:
141/2007/QĐ-UBND
|
TP. Hồ Chí Minh,
ngày 25 tháng 12 năm 2007
|
quyẾt ĐỊnh
VỀ
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI
ĐOẠN 2008 - 2010.
Ủy
ban nhÂn dÂn thÀnh
phỐ hỒ chÍ
minh
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật Giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Quyết định số 222/2005/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn
2006 - 2010;
Căn cứ Chỉ thị số 14/2006/CT-BTM ngày 06 tháng 12 năm 2006 của Bộ Thương
mại về việc triển khai Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai
đoạn 2006 - 2010;
Căn cứ Quyết định số 115/2006/QĐ-UBND ngày 21 tháng 7 năm 2006 của Ủy ban
nhân dân thành phố
về ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình hành động thực hiện Chương trình
hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2006 - 2010;
Xét đề nghị của Sở Thương mại tại Tờ trình số 7282/STM-XTTM ngày 20 tháng 11
năm 2007,
quyẾt ĐỊnh:
Điều 1. Nay
ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình phát triển thương mại điện tử
thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2008 - 2010.
Điều 2. Thủ
trưởng các đơn vị: Sở Thương mại, Sở Bưu chính, Viễn thông, Sở Kế hoạch và Đầu
tư, Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Sở Văn hóa và Thông tin, Sở Khoa học và Công nghệ,
Sở Du lịch, Viện Kinh tế, Ngân hàng Nhà nước, Cục Thống kê, Cục Hải quan, Cục
Thuế, Trường Cán bộ thành phố căn cứ theo nhiệm vụ và kế hoạch của Chương trình
này để xây dựng Chương trình hành động cụ thể, nhằm thực hiện đạt hiệu quả cao
nhất các nội dung của Chương trình phát triển thương mại điện tử thành phố Hồ
Chí Minh đến năm 2010.
Điều 3. Quyết
định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh
Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Thương
mại, Giám đốc Sở Bưu chính, Viễn thông, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám
đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Văn hóa và Thông tin, Giám
đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Viện trưởng Viện Kinh tế, Giám đốc Chi nhánh Ngân
hàng Nhà nước thành phố, Cục trưởng Cục Thống kê, Cục trưởng Cục Hải quan, Cục
trưởng Cục Thuế, Hiệu trưởng Trường Cán bộ thành phố có trách nhiệm thi hành
Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Như Điều 4;
- Vụ TMĐT - Bộ Công Thương;
- Chi nhánh VCCI tại TP. Hồ Chí Minh;
- Cục Kiểm tra văn bản-Bộ Tư pháp;
- Thường trực Thành ủy;
- TTUB: CT, các PCT;
- Văn phòng Thành ủy;
- Ban Tổ chức Thành ủy;
- VPHĐ-UB: Các PVP;
- Các Phòng CV, TCTMDV (2b);
- Lưu:VT, (TM-L) H.
|
Tm.
Ủy ban nhÂn dÂn
KT. chỦ tỊch
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thị Hồng
|
CHƯƠNG TRÌNH
PHÁT
TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2008 - 2010.
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 141/2007/QĐ-UBND ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Ủy ban
nhân dân thành phố)
Chương trình phát triển thương mại điện tử
thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2008 - 2010 được thực hiện như sau:
I. QUAN ĐIỂM PHÁT
TRIỂN
- Phát triển thương mại điện tử để góp phần phát
triển kinh tế bền vững,
hội nhập nhanh chóng và sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ và hiện đại.
- Phát triển thương mại điện tử để hỗ trợ
doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, giúp mở rộng khả năng tiếp cận thị
trường quốc tế và thị trường nội địa.
- Phát triển thương mại điện tử để từng bước
tiếp cận và xây dựng nền kinh tế tri thức.
- Phát triển thương mại điện tử dựa trên sự
phối hợp chặt chẽ, phân công cụ thể giữa các sở - ngành và sự tham
gia tích cực của cả Chính quyền, doanh nghiệp và người dân.
II. NHIỆM VỤ
CHƯƠNG TRÌNH
- Tạo môi
trường để mọi đối tượng (người dân, doanh nghiệp, Nhà nước) hiểu, biết và sử
dụng thương
mại điện tử nhiều hơn, qua đó sẽ góp phần vào tăng trưởng
kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố theo hướng dịch vụ - công
nghiệp - nông nghiệp; đồng thời từng bước nâng tầm ứng dụng thương mại
điện tử theo kịp trình độ thế giới.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp, người tiêu
dùng thực hiện ứng dụng thương mại điện tử có hiệu quả trong sản xuất kinh
doanh và các hoạt động thương mại thường xuyên.
- Tạo lập một
cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đủ mạnh và cơ sở pháp lý có hiệu lực để có
thể vận hành được các hoạt động thương mại điện tử.
- Xây dựng
nguồn nhân lực đủ trình độ để thực hiện công tác quản lý nhà nước về thương mại
điện tử.
III. MỤC TIÊU
Căn cứ theo mục tiêu phát triển thương
mại điện tử giai đoạn 2006 - 2010 tại Quyết định số 222/2005/QĐ-TTg ngày 15
tháng 09 năm 2005
của Thủ tướng Chính phủ, căn cứ vào thực trạng ứng dụng thương mại điện tử của
thành phố Hồ Chí Minh, căn cứ quan điểm phát triển thương mại điện tử và nhiệm
vụ đặt ra cho chương trình, cùng trách nhiệm của thành phố
được đánh giá có mức độ sẵn sàng điện tử cao nhất cả nước, mục tiêu phát
triển thương mại điện tử đến năm 2010 của thành phố Hồ Chí Minh bao gồm 5 mục
tiêu như sau:
1. 100% doanh nghiệp biết đến tiện ích
của thương mại điện tử;
2. 60% doanh nghiệp lớn có website và
thực hiện giao dịch thương mại điện tử qua mạng;
3. 80% doanh nghiệp vừa và nhỏ có
website có tính năng giới thiệu sản phẩm trở lên hoặc tham gia các sàn giao
dịch điện tử và thực hiện các giao dịch thương mại điện tử qua mạng;
4. 20% hộ gia đình thực hiện các hoạt
động mua bán giao dịch thương mại điện tử qua mạng;
5. Các cơ quan quản lý nhà nước thực
hiện cung cấp các dịch vụ công cho các tổ chức, cá nhân thông qua hệ thống “một
cửa điện tử” góp phần thực hiện thành công Chính quyền điện tử tại thành phố Hồ
Chí Minh.
IV. CÁC NHÓM
GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Nhóm giải pháp I: Tuyên
truyền, đào tạo, phổ cập kiến thức về thương mại điện tử
1. Mục tiêu:
- Nâng cao nhận thức và kiến thức về thương mại
điện tử cho
doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp tự tin, chủ động ứng dụng thương mại
điện tử trong
sản xuất, kinh doanh.
- Cung cấp kiến thức về thương mại
điện tử cho
công chức quản lý nhà nước để xây dựng cơ chế quản lý và chính sách phát triển
phù hợp.
- Đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên sâu về
thương
mại điện tử.
- Tuyên truyền, phổ cập rộng rãi kiến
thức thương
mại điện tử
đến người tiêu dùng.
2. Nội dung:
2.1. Tổ chức đào
tạo, bồi dưỡng kiến thức về thương mại điện tử:
Nội dung đào tạo chia theo 3 nhóm đối
tượng:
a) Doanh nghiệp: Đào tạo kiến thức, kỹ
năng và môi trường ứng dụng thương mại điện tử; vấn đề sở hữu trí
tuệ trong môi trường giao dịch ảo; phổ cập các văn bản pháp quy liên quan đến
hoạt động thương
mại điện tử.
b) Cán bộ quản lý nhà nước: đào tạo
tập huấn cho cán bộ từ cấp Phó phòng trở lên thuộc các sở - ban - ngành thành
phố những kiến thức cơ bản về thương mại điện tử và nội dung quản lý
nhà nước đối với hoạt động thương mại điện tử.
c) Cán bộ chuyên về thương mại
điện tử
để đảm nhiệm vai trò chính trong hoạt động phát triển thương mại điện tử sau này.
Kế hoạch:
- Chi nhánh Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt nam (VCCI) tại thành phố Hồ Chí Minh chủ trì thực hiện chương trình
đào tạo doanh nghiệp với mục tiêu đến năm 2010 đào tạo được 3.000 doanh nghiệp
(từ năm 2008 mỗi năm đào tạo 1.000 doanh nghiệp) và xây dựng xong kế hoạch chi
tiết trình Ủy ban nhân dân thành phố tháng 01 năm 2008.
- Sở Nội vụ và Trường Cán bộ thành phố
chủ trì thực hiện xây dựng chương trình đào tạo cho cán bộ quản lý nhà nước với
mục tiêu đến năm 2010 sẽ tập huấn cho 900 lượt công chức (từ năm 2008 mỗi năm
đào tạo cho 300 lượt công chức) và xây dựng xong kế hoạch trình Ủy ban nhân dân
thành phố tháng 01 năm 2008.
- Ban Tổ chức Thành ủy đưa vào Chương
trình đào tạo 500 Tiến sĩ - Thạc sĩ kế hoạch đào tạo cán bộ chuyên về thương mại
điện tử với
mục tiêu đến năm 2010 mỗi sở - ngành thành phố, các Tổng
Công ty Nhà nước của thành phố có từ 01 đến 02 cán bộ.
Đơn vị phối hợp: Vụ Thương mại Điện tử
- Bộ Công thương, Sở Thương mại, Hội Tin học thành phố, Sở Khoa học và Công
nghệ và một số trường đại học.
2.2. Tổ chức các
cuộc thi và bình chọn doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử tiêu biểu
nhằm động viên khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng và kinh doanh thương mại
điện tử,
đồng thời qua đó lựa chọn các nhân tố điển hình để nhân rộng, quảng bá thúc đẩy
thương
mại điện tử phát
triển.
Đơn vị chủ trì: Sở Thương mại.
Kế hoạch: từ năm 2008 thực hiện mỗi
năm một lần, tháng 01 năm 2008 xây dựng xong kế hoạch chi tiết trình Ủy ban
nhân dân thành phố.
Đơn vị phối hợp: Vụ Thương mại Điện tử
- Bộ Công thương, Sở Bưu chính, Viễn thông, Hội Tin học thành phố, Phòng Thương
mại và Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh thành phố, Thời báo Vi tính Sài Gòn.
2.3. Tuyên truyền
quảng bá thương
mại điện tử
trên các phương tiện truyền thông nhằm quảng bá, tuyên truyền, cung cấp thông
tin về tình hình hoạt động, các mô hình ứng dụng thành công và các sự kiện
chuyên đề về thương mại điện tử với mục tiêu tạo ra phong trào ứng dụng thương mại
điện tử sâu
rộng trên địa bàn thành phố.
Đơn vị chủ trì: Sở Văn hóa và Thông
tin.
Kế hoạch: thực hiện liên tục và thường
xuyên từ năm 2008 đến năm 2010, tháng 01 năm 2008 xây dựng xong kế hoạch chi
tiết và trình Ủy ban nhân dân thành phố.
Đơn vị phối hợp: Sở Thương mại, Sở Bưu
chính, Viễn thông, Hội Tin học, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Chi
nhánh thành phố, Đài Truyền hình thành phố, Đài Tiếng nói nhân dân thành phố,
Báo Sài Gòn Giải phóng; Thời báo Kinh tế Sài Gòn...
2.4. Tổ chức hội
nghị, hội thảo trao đổi kiến thức, kinh nghiệm phát triển và ứng dụng thương
mại điện tử:
Đơn vị chủ trì: Sở Thương mại.
Kế hoạch: Từ năm 2008 tổ chức hàng năm
theo nhu cầu thực tế (ít nhất mỗi năm 4 cuộc) tháng 01 năm 2008 xây dựng xong
kế hoạch và trình Ủy ban nhân dân thành phố.
Đơn vị phối hợp: Vụ Thương mại Điện
tử, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Chi nhánh thành phố, Sở Bưu
chính, Viễn thông, Hội Tin học, Viện Kinh tế và một số trường đại học.
2.5. Xây dựng và
phát hành một số ấn phẩm chuyên về thương mại điện tử (cẩm nang, hỏi đáp…) phục
vụ công tác tuyên truyền quảng bá:
Đơn vị chủ trì: Sở Thương mại.
Kế hoạch: Năm 2008 nghiên cứu xây
dựng; năm 2009 phát hành ấn phẩm, tháng 01 năm 2008 xây dựng xong kế hoạch và
trình Ủy ban nhân dân thành phố.
Đơn vị phối hợp: Vụ Thương mại Điện
tử, Thời báo Vi tính Sài Gòn...
2.6. Tổ chức hội
chợ triển lãm về thương mại điện tử: nhằm xúc tiến ứng dụng thương mại
điện tử với mục tiêu nâng dần tỷ trọng đóng góp của thương mại điện tử vào sự
phát triển kinh tế thành phố.
Đơn vị chủ trì: Sở Thương mại.
Kế hoạch: từ năm 2009, sẽ tổ chức 1
lần/năm, tháng 12 năm 2008 xây dựng kế hoạch và trình Ủy ban nhân dân thành
phố.
Đơn vị phối hợp: Vụ Thương mại Điện
tử, Hội Tin học thành phố, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Sở Bưu
chính, Viễn thông.
2.7. Thành phố đề
nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan đào tạo
theo nhu cầu doanh nghiệp về thương mại điện tử.
Nhóm giải
pháp 2: Phát
triển hạ tầng công nghệ thương mại điện tử
Chương trình này là một bộ phận của
chương trình phát triển Công nghệ thông tin và truyền thông thành phố do Sở Bưu
chính, Viễn thông chủ trì thực hiện. Sở Bưu chính, Viễn thông sẽ xây dựng kế
hoạch chi tiết và trình Ủy ban nhân dân thành phố trong tháng 01 năm 2008.
1. Mục tiêu:
- Trên 80% doanh nghiệp loại vừa có
website cung cấp, tìm kiếm thông tin và giao dịch.
- 50% doanh nghiệp loại nhỏ sẽ có
website để cung cấp thông tin.
- Xây dựng hạ tầng viễn thông đảm bảo
cho 100% doanh nghiệp tham gia giao dịch điện tử.
- Tạo điều kiện để 100% doanh nghiệp
có nhu cầu thực hiện báo cáo thống kê, khai báo thuế, thực hiện thủ tục hải
quan, đăng ký và được cấp phép kinh doanh qua mạng.
2. Nội dung:
2.1. Hỗ trợ và
khuyến khích xây dựng doanh nghiệp điện tử:
- Tư vấn, tuyên truyền nâng cao nhận
thức và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp, đặc biệt
là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Cung cấp thông tin kinh tế cho các
doanh nghiệp và xúc tiến, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia thương mại điện tử, tăng cường
hợp tác quốc tế về thương mại điện tử.
- Đẩy mạnh ứng dụng thương mại
điện tử
trong các cơ quan nhà nước, cung cấp các dịch vụ công hỗ trợ thương mại
điện tử.
2.2. Phát triển
công nghiệp công nghệ thông tin:
a) Phát triển công nghiệp
phần mềm:
- Hỗ trợ, phát triển và nâng cao năng
lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp phần mềm.
- Xây dựng và đẩy mạnh
phát triển các khu công nghiệp phần mềm tập trung.
- Tăng cường xúc tiến
thương mại và phát triển thị trường gia công xuất khẩu phần mềm.
b) Phát triển công nghiệp nội dung số:
- Hỗ trợ, phát triển và
nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Số hóa các tài nguyên số.
Nghiên cứu và phát triển các dịch vụ trực tuyến phục vụ giáo dục, y tế, thương
mại, giải trí và phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử (e-banking).
- Phát triển nội dung số trong dịch vụ
viễn thông di động, dịch vụ Internet.
- Phát triển các dịch vụ mới phù hợp
xu hướng hội tụ công nghệ giữa phát thanh, truyền hình, công nghệ thông
tin và viễn thông; xu hướng hội tụ giữa viễn thông di động và cố định.
c) Phát triển công nghiệp điện
tử - công nghệ thông tin:
- Nhóm sản phẩm định hướng bao gồm:
máy tính và các thiết bị ngoại vi; thông tin - viễn thông, điện tử, y tế, điện
tử công nghiệp; đo lường và tự động hóa; sản xuất linh kiện, phụ tùng và sản
phẩm phụ trợ.
- Đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao tính
cạnh tranh của sản phẩm để đáp ứng thị trường trong nước và xuất khẩu.
2.3. Phát triển hạ
tầng viễn thông - Internet:
- Tập trung đầu tư, áp
dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến, phát triển hạ tầng viễn thông, Internet đáp
ứng nhu cầu phát triển.
- Phát triển mạng cáp quang, cung cấp
các dịch vụ cáp quang đến từng hộ gia đình. Khuyến khích phát triển hạ tầng
đảm bảo cung cấp dịch vụ 3 trong 1: điện thoại, truyền hình và Internet.
- Phát triển mạng lưới viễn
thông hiện đại cho khu đô thị mới ...
- Tăng cường công tác kiểm tra và quản
lý chất lượng dịch vụ, mạng viễn thông và Internet.
2.4. Phát triển các hệ
thống thanh toán điện tử:
Thúc đẩy phát triển
thị trường thẻ thanh toán điện tử, ngân hàng điện tử, các hệ thống thanh toán
liên ngân hàng, cổng thanh toán tại thành phố Hồ Chí Minh.
Nhóm giải
pháp 3: Cung
cấp các dịch vụ công hỗ trợ thương mại điện tử
Chương trình này là một bộ phận của
chương trình phát triển Công nghệ thông tin và truyền thông thành phố do Sở Bưu
chính, Viễn thông chủ trì thực hiện. Sở Bưu chính, Viễn thông phối hợp với các
đơn vị xây dựng kế hoạch chi tiết và trình Ủy ban nhân dân thành phố trong
tháng 01 năm 2008.
1. Mục tiêu:
- Cấp phép qua mạng:
thực hiện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư và
giấy phép thành lập văn phòng đại diện, cấp phép kinh doanh các sản phẩm dịch
vụ có điều kiện qua mạng.
- Xử lý hồ sơ qua mạng: tạo điều kiện
để 100% doanh nghiệp thực hiện báo cáo thống kê, khai báo thuế, thực hiện thủ
tục hải quan qua mạng.
- Liên thông kết nối các sở - ngành, hoàn thiện
hệ thống thông tin doanh nghiệp tiến tới một cửa giải quyết hồ sơ hành chính
qua mạng.
2. Nội dung:
2.1. Triển khai
ứng dụng công nghệ thông tin cho các cơ quan quản lý nhà nước:
Đơn vị chủ trì: Sở Bưu chính, Viễn
thông.
- Xây dựng đồng bộ hệ thống thông tin
quản lý hành chính tại các quận -huyện và sở - ngành.
- Xây dựng các hệ thống thông tin
chuyên ngành gồm: dân cư, đất đai - xây dựng, doanh nghiệp, khoa học công nghệ,
văn hóa, xã hội. Tạo luồng thông tin tự động, đẩy mạnh kết nối giữa các hệ
thống thông tin.
- Xây dựng và nâng cấp kiến trúc công
nghệ thông tin, viễn thông của toàn thành phố. Đảm bảo an toàn, an ninh thông
tin trên mạng.
- Hoàn thành xây dựng hệ thống “một
cửa điện tử” cung cấp thông tin về tình trạng hồ sơ và tiến tới “một cửa điện
tử” giải quyết hồ sơ hành chính.
Thời gian thực hiện: 2008 - 2010.
2.2. Khai thuế qua
mạng:
Đơn vị chủ trì: Cục Thuế.
- Đăng ký cấp mã số thuế qua mạng.
- Kê khai, nộp thuế qua mạng.
Thời gian thực hiện: 2008 - 2010.
2.3. Hải quan
điện tử:
Đơn vị chủ trì: Cục Hải quan.
Lộ trình và nội dung thực hiện chương
trình Hải quan điện tử.
a) Đến tháng 10 năm 2007: (đã thực
hiện).
- Xây dựng cơ sở pháp lý cho việc thí
điểm mở rộng thủ tục Hải quan điện tử.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng và chuẩn bị
nguồn nhân lực phục vụ công tác mở rộng thủ tục Hải quan điện tử đối với các
loại hình hàng hóa xuất nhập khẩu và đối tượng doanh nghiệp
tham gia.
b) Từ tháng 10 năm 2007 đến tháng 6
năm 2008:
- Mở rộng thủ tục Hải quan điện tử đối
với các loại hình hàng hóa khác của các doanh nghiệp đang và sẽ tham gia thí
điểm, trong đó tập trung thực hiện đối với các doanh nghiệp tại 2 khu chế xuất
Tân Thuận và Linh Trung.
- Mở rộng đối tượng tham gia thủ tục
Hải quan điện tử cho tất cả các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố với mục
tiêu đến tháng 6 năm 2008 tỷ lệ
thông quan điện tử đạt ít nhất 10% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu.
c) Từ tháng 6 năm 2008 đến cuối năm
2010:
Triển khai dự án World Bank về hiện
đại hóa hải quan Việt Nam với mục tiêu đến năm 2010 đạt trình độ quản lý hải
quan hiện đại bằng các nước trong khu vực.
2.4. Dự án xây
dựng trung tâm chứng thực điện tử và triển khai thực hiện chữ ký số:
Nhằm phục vụ chứng thực các loại tài
liệu điện tử và triển khai thực hiện chữ ký số cho tất cả các cơ quan nhà nước
trên địa bàn thành phố.
Đơn vị chủ trì: Sở Bưu chính, Viễn
thông.
Thời gian thực hiện: 2008 - 2010.
Nhóm giải
pháp 4: Hợp
tác quốc tế về thương mại điện tử
Đơn vị chủ trì: Sở Thương mại và Sở
Bưu chính, Viễn thông cùng phối hợp.
Kế hoạch thực hiện: Sở Thương mại và
Sở Bưu chính, Viễn thông phối hợp xây dựng kế hoạch chi tiết và trình Ủy ban
nhân dân thành phố tháng 01 năm 2008.
Nội dung hợp tác:
- Học tập kinh nghiệm quản lý, phát
triển hạ tầng và hỗ trợ phát triển thương mại điện tử tại các quốc gia có nền
thương mại điện tử phát triển.
- Hợp tác quốc tế đối với các Chính
phủ, tổ chức nước ngoài trong việc đào tạo nguồn nhân lực, tư vấn giải pháp,
cung cấp dịch vụ… liên quan đến phát triển thương mại điện tử.
Đơn vị phối hợp: Vụ Thương mại Điện
tử, VCCI và một số sở - ban - ngành liên quan.
Nhóm giải
pháp 5: Nâng
cao vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại điện tử
1. Mục tiêu: Phục vụ tốt
hơn công tác quy hoạch phát triển và xây dựng phương thức quản lý phát triển thương
mại điện tử phù hợp, sát thực.
2. Nội dung:
2.1. Xây dựng tiêu
chí đánh giá hoạt động thương mại điện tử:
Đơn vị chủ trì: Cục Thống kê.
Kế hoạch: Cục Thống kê xây dựng kế
hoạch chi tiết và trình Ủy ban nhân dân thành phố trong tháng 01 năm 2008; triển khai
thực hiện quý I năm 2008.
Đơn vị phối hợp: Sở Thương mại, Sở Bưu
chính, Viễn thông.
2.2. Nghiên cứu
vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại điện tử:
Mục tiêu: tìm giải pháp tạo môi trường
ứng dụng và phát triển thương mại điện tử, quản lý hoạt động mua bán trên mạng
và định hướng phát triển thương mại điện tử hiệu quả.
Đơn vị chủ trì: Sở Thương mại.
Kế hoạch: Sở Thương mại xây dựng đề
cương chi tiết và trình Ủy ban nhân dân thành phố trong quý I năm 2008; triển khai
thực hiện trong quý II năm 2008.
Đơn vị phối hợp: Viện Kinh tế, Sở Bưu
chính, Viễn thông, Vụ Thương mại Điện tử, Sở Khoa học và Công nghệ.
2.3. Điều tra
khảo sát mức độ ứng dụng thương mại điện tử của doanh nghiệp:
Đơn vị chủ trì: Cục Thống kê.
Kế hoạch: Cục Thống kê xây dựng kế
hoạch chi tiết và trình Ủy ban nhân dân thành phố trong quý I năm 2008; triển khai
thực hiện trong quý II năm 2008.
Đơn vị phối hợp: Sở Thương mại, Hội
Tin học thành phố, Sở Bưu chính, Viễn thông, Viện Kinh tế.
2.4. Xây dựng cơ
sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ nhu cầu quản lý:
Đơn vị chủ trì: Sở Thương mại.
Kế hoạch: Năm 2008 xây dựng kế hoạch
chi tiết, năm 2009 thực hiện.
Đơn vị phối hợp: Cục Thống kê, Hội Tin
học thành phố, Sở Bưu chính, Viễn thông, Viện Kinh tế, Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Dự án: Trung tâm Hỗ
trợ và Phát triển Thương mại điện tử.
Mục tiêu thực hiện nhiệm vụ tư vấn,
cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử và điều
hành hoạt động sàn giao dịch điện tử của thành phố.
Đơn vị chủ trì: Viện Kinh tế.
Kế hoạch: Viện Kinh tế xây dựng đề án
chi tiết và trình Ủy ban nhân dân thành phố tháng 01 năm 2008.
Đơn vị phối hợp: Sở Thương mại, Sở Nội
vụ.
V. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Thành lập
Ban Chỉ đạo Chương trình phát triển thương mại điện tử thành phố (Sở Thương
mại phối hợp Sở Nội vụ dự thảo Quyết định thành lập trình Ủy ban nhân dân thành
phố đầu tháng 01 năm 2008) với thành phần gồm:
- Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành
phố, Trưởng ban;
- Sở Thương mại, Phó ban Thường trực;
- Sở Bưu chính, Viễn thông, Phó ban;
- Sở Kế hoạch và Đầu tư, Thành viên;
- Sở Tài chính, Thành viên;
- Sở Nội vụ, Thành viên;
- Sở Văn hóa và Thông tin, Thành viên;
- Sở Khoa học và Công nghệ, Thành
viên;
- Sở Du lịch, Thành viên;
- Cục Thống kê, Thành viên;
- Cục Hải quan, Thành viên;
- Cục Thuế thành phố; Thành viên;
- Viện Kinh tế, Thành viên;
- Ngân hàng Nhà nước, Thành viên;
- Trường Cán bộ thành phố, Thành viên;
- Ban Tổ chức Thành ủy, Thành viên;
- Chi nhánh Phòng Thương mại và Công
nghiệp,
Việt Nam tại thành phồ Hồ Chí Minh, Thành viên.
2. Các đơn vị
chủ trì thực hiện các chương trình nhánh và dự án có trách nhiệm xây dựng kế
hoạch thực hiện cụ thể (bao gồm cả phương án tài chính) trình Ban Chỉ đạo phê
duyệt theo đúng kế hoạch.
3. Sở Kế hoạch
và Đầu tư, Sở Tài chính có trách nhiệm tham mưu, bố trí và duyệt kế hoạch kinh
phí kịp thời để nhanh chóng triển khai thực hiện chương trình phát triển thương
mại điện tử trên địa bàn thành phố.
4. Các đơn vị
chủ trì thực hiện các chương trình nhánh và dự án tổ chức triển khai thực hiện
ngay sau khi Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt kế hoạch và hàng quý phải gửi
báo cáo về Sở Thương mại để Sở Thương mại tổng hợp báo cáo trình Ủy ban nhân
dân thành phố./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thị Hồng
|