UỶ BAN NHÂN
DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 135/QĐ-UBND
|
Tuyên Quang,
ngày 05 tháng 4 năm 2007
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT
CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH (KHÓA XIV) VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ LÂM NGHIỆP GIAI
ĐOẠN 2006-2010, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Thực hiện Nghị quyết số
06-NQ/TU ngày 30/11/2006 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIV) về phát triển
kinh tế lâm nghiệp giai đoạn 2006-2010, định hướng đến 2020;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 3245/TTr-SNN ngày 22/3/2007 về việc đề
nghị ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 30/11/2006 của Ban
Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIV) về phát triển kinh tế lâm nghiệp giai đoạn
2006-2010, định hướng đến 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành Kế
hoạch của Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 30/11/2006
của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIV) về phát triển kinh tế lâm nghiệp giai
đoạn 2006-2010, định hướng đến 2020.
(có Kế hoạch kèm theo)
Điều
2. Giao trách nhiệm
1. Các ngành chức năng, các đơn vị liên quan, Uỷ ban nhân
dân huyện, thị xã căn cứ Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 30/11/2006 Ban Chấp hành Đảng
bộ tỉnh (khoá XIV) về phát triển kinh tế lâm nghiệp giai đoạn 2006-2010, định
hướng đến năm 2020 và kế hoạch thực hiện của Uỷ ban nhân dân tỉnh để xây dựng kế
hoạch thực hiện chi tiết và tổ chức thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ của ngành,
đơn vị, địa phương mình; hàng tháng báo cáo kết quả thực hiện với Uỷ ban nhân
dân tỉnh.
2. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì,
phối hợp với các ngành chức năng liên quan có trách nhiệm theo dõi chặt chẽ việc
tổ chức thực hiện các nội dung của Kế hoạch này; hàng tháng tổng hợp báo cáo,
đánh giá tiến độ, kết quả thực hiện và đề xuất biện pháp chỉ đạo kịp thời với Uỷ
ban nhân dân tỉnh.
Điều
3. Quyết định
này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Các ông (bà): Chánh
Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế
hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ, Công nghiệp, Tài nguyên và Môi trường; Khoa
học và Công nghệ, Thương mại và du lịch; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; Chủ tịch
UBND huyện, thị xã; Giám đốc các lâm trường, dự án trồng rừng, các doanh nghiệp
sản xuất kinh doanh lâm nghiệp của tỉnh và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
TM. UỶ BAN
NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đỗ Văn Chiến
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ
TỈNH (KHOÁ XIV) VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ LÂM NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2006-2010, ĐỊNH HƯỚNG
ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 135/QĐ-UBND ngày 05/4/2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh)
I. Mục đích,
yêu cầu
1. Mục
đích
Triển
khai kịp thời và có hiệu quả các giải pháp thực hiện mục tiêu của Nghị quyết số
06-NQ/TU ngày 30/11/2006 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khoá XIV) về phát
triển kinh tế lâm nghiệp giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020.
2. Yêu
cầu
2.1- Quán triệt sâu sắc, tuyên
truyền phổ biến rộng rãi quan điểm, mục tiêu và các nhiệm vụ phát triển kinh tế
lâm nghiệp giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020 của tỉnh để các thành
phần kinh tế và nhân dân nắm vững, chủ động tham gia thực hiện các giải pháp đẩy
mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.
2.2- Giám đốc các Sở, Thủ trưởng
các cơ quan, đơn vị; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã phải trực tiếp chỉ
đạo, phân công cán bộ có chuyên môn, năng lực để thực hiện tốt nhiệm vụ của
ngành, đơn vị mình được giao tại mục II của Kế hoạch này.
II. Nhiệm vụ
1. Nhiệm
vụ chung
1.1- Giai đoạn 2006 - 2010
Cơ bản hoàn thành việc giao đất,
cho thuê đất lâm nghiệp trong năm 2007; giao rừng, cho thuê rừng trong năm
2008.
Quản lý bảo vệ tốt vốn rừng; gắn
việc quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ, đặc dụng với việc phát triển du lịch sinh
thái trên địa bàn tỉnh.
Tự sản xuất đủ cây giống bảo đảm
chất lượng cho kế hoạch trồng rừng hàng năm.
Khai thác rừng hợp lý, ổn định độ
che phủ rừng toàn tỉnh trên 60%.
Phát triển mạnh công nghiệp chế biến
các sản phẩm từ gỗ: Nhà máy giấy và bột giấy An Hòa, các nhà máy chế biến gỗ;
các dự án chế biến lâm sản trên địa bàn tỉnh gắn với việc quy hoạch vùng nguyên
liệu ổn định, lâu dài.
1.2- Giai đoạn 2010 - 2020
Quản lý bảo vệ tốt diện tích rừng
theo quy hoạch.
Phát triển rừng: Hàng năm sản xuất
đủ cây giống và trồng bình quân 10.000 ha rừng, bảo đảm nguyên liệu cho công
nghiệp chế biến lâm sản theo quy hoạch trên địa bàn tỉnh.
Duy
trì và nâng cao chất lượng độ che phủ rừng, đạt độ che phủ rừng trên 60%.
Ổn định và phát triển các vùng trồng
rừng nguyên liệu tập trung gắn với khai thác rừng phục vụ công nghiệp chế biến.
2. Nhiệm
vụ cụ thể
2.1- Giai đoạn 2006 - 2010
Giá trị sản xuất lâm nghiệp
413.367 triệu đồng.
Trồng rừng: 56.845 ha (rừng phòng
hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất); trong đó trồng rừng tập trung 54.000 ha; trồng
rừng phân tán 2.845 ha.
Sản xuất cây giống 118,1 triệu
cây, bình quân 23 - 24 triệu cây/năm.
Khoanh nuôi phục hồi rừng: 12.800
ha (rừng phòng hộ, đặc dụng).
Quản lý bảo vệ rừng: 621.500 ha
(bao gồm: rừng tự nhiên thuộc rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất; rừng
trồng: phòng hộ, đặc dụng và rừng sản xuất chưa tới thời gian khai thác).
Khai thác: 21.750 ha rừng trồng, sản
lượng gỗ 1.730.000 m3; 29.583 ha tre nứa, sản lượng 355.000 tấn.
Sản phẩm chế biến: Giấy và bột giấy
(130.000 tấn /năm); đũa xuất khẩu (15 triệu đôi/năm) và các loại sản phẩm khác:
bao bì công nghiệp, mây tre đan xuất khẩu, đồ gỗ gia dụng…
Danh mục các dự án trọng điểm
ưu tiên:
- Dự án Quy hoạch và phát triển
vùng nguyên liệu cho Nhà máy giấy và bột giấy An Hoà.
- Dự án giao rừng, cho thuê rừng gắn
với giao đất lâm nghiệp và công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng trồng
sản xuất.
- Dự án di dân ra khỏi rừng đặc dụng,
rừng phòng hộ xung yếu.
- Dự án đầu tư xây dựng khu bảo tồn
thiên nhiên Cham Chu - Hàm Yên.
- Dự án phục hồi độ che phủ rừng
Văn hoá lịch sử ATK - Tân Trào.
2.2- Giai đoạn 2010 - 2020
a) Giai đoạn 2011 - 2015
Giá trị sản xuất lâm nghiệp 913.083 triệu đồng.
Duy trì và nâng cao chất lượng độ che phủ của rừng.
Trồng và chăm sóc rừng 84.933 ha (bình quân
16.986 ha/năm).
Quản lý bảo vệ: 2.107.743 ha (bình quân 421.548
ha/năm).
Khai thác:
- Gỗ nguyên liệu: 5.445.000 m3, diện
tích 54.445 ha (bình quân: 1.089.000 m3/năm; diện tích 10.889
ha/năm).
- Tre nứa: 1.675.000 tấn/năm, diện tích 139.583
ha (bình quân 335.000 tấn/năm; diện tích 27.916 ha/năm).
Sản phẩm chế biến: Giấy và bột giấy (300.000 tấn
/năm); đũa xuất khẩu (15 triệu đôi/năm) và các loại sản phẩm khác: bao bì công
nghiệp, mây tre đan xuất khẩu, đồ gỗ gia dụng...
Sản xuất cây giống: 176,837 triệu cây (bình
quân: 35 - 36 triệu cây/năm).
b) Giai đoạn 2016 - 2020
Giá trị sản xuất lâm nghiệp 1.150.643 triệu đồng.
Duy trì và nâng cao chất lượng độ che phủ của rừng.
Trồng và chăm sóc rừng 77.500 ha (bình quân
15.500 ha/năm).
Quản lý bảo vệ: 2.148.225 ha (bình quân 429.645
ha/năm).
Khai thác:
- Gỗ nguyên liệu: 7.650.000 m3, diện
tích 76.500 ha (bình quân: 1.530.000 m3/năm; diện tích 15.300
ha/năm)
- Tre nứa: 2.500.000 tấn/năm, diện tích 208.333
ha (bình quân 500.000 tấn/năm; diện tích 41.666 ha/năm)
Sản phẩm chế biến: Giấy và bột giấy (300.000 tấn
/năm); đũa xuất khẩu (15 - 20 triệu đôi/năm) và các loại sản phẩm khác: bao bì
công nghiệp, mây tre đan xuất khẩu, đồ gỗ gia dụng...
Sản xuất cây giống: 162,78 triệu cây (bình quân:
32 - 33 triệu cây/năm).
(chi tiết theo biểu số 1, số 2, số 3 kèm
theo)
2.3- Nhiệm vụ của các ngành, đơn vị
a) Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã
Tăng cường tuyên truyền, giáo dục về vai trò,
ích lợi của việc bảo vệ và phát triển rừng, về trách nhiệm của xã hội và công
dân đối với sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng; đổi mới phương pháp, nội dung
tuyên truyền thiết thực để nhân dân làm nghề rừng, sống gần rừng nắm được chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với việc bảo vệ và phát triển rừng.
Xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật về bảo vệ
rừng. Phát huy sức mạnh của toàn xã hội ngăn chặn tình trạng cháy rừng, xâm hại
rừng và đất rừng.
Rà soát, quy hoạch các cơ sở chế biến lâm sản
quy mô hộ gia đình trên địa bàn, bảo đảm đáp ứng nhu cầu đời sống dân sinh và
thị trường.
Xây dựng, tổ chức thực hiện Dự án di dân ra khỏi
các khu rừng đặc dụng và rừng phòng hộ xung yếu.
Phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan giải
quyết kịp thời những vấn đề thuộc trách nhiệm của địa phương để bảo đảm tiến độ
đầu tư dự án Nhà máy sản xuất giấy và bột giấy An Hòa, dự án đầu tư cơ sở chế
biến gỗ.
Chịu trách nhiệm toàn diện về việc tổ chức thực
hiện kế hoạch trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng theo kế hoạch được Uỷ ban nhân dân tỉnh
giao hàng năm. Quản lý chặt chẽ việc khai thác lâm sản trên địa bàn trên cơ sở
quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh, theo nguyên tắc khai
thác xong phải trồng lại rừng ngay trong vụ trồng rừng kế tiếp và thực hiện
theo đúng Quy chế khai thác gỗ và lâm sản khác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn.
Hướng dẫn, khuyến khích việc đầu tư gây trồng, sử
dụng lâm sản ngoài gỗ như mây tre, dược liệu…; chủ rừng được khai thác, sử dụng
hợp pháp lâm sản ngoài gỗ theo quy định của pháp luật.
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ
trì, phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan:
Khẩn trương hoàn thành việc rà soát, quy hoạch
phân 3 loại rừng trên bản đồ và cắm mốc ranh giới ngoài thực địa.
Lập dự án giao rừng, cho thuê rừng gắn với giao
đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân và cộng
đồng dân cư, thôn bản theo đúng quy định của pháp luật; xây dựng, thực hiện kế
hoạch công nhận, đăng ký quyền sở hữu, sử dụng rừng trồng là rừng sản xuất trên
địa bàn tỉnh xong trong năm 2008.
Xây dựng cơ chế, chính sách:
- Hỗ trợ các hộ gia đình trồng rừng sản xuất, mức
hỗ trợ bình quân 2 triệu đồng/ha.
- Khuyến khích và thu hút các thành phần kinh tế
đầu tư kinh doanh rừng, làm giàu bằng nghề rừng; trong đó ưu tiên các dự án đầu
tư xây dựng vùng nguyên liệu tập trung gắn với công nghiệp chế biến.
- Khuyến khích các hình thức liên doanh, liên kết,
tích tụ đất lâm nghiệp để phát triển trồng rừng sản xuất và tăng hiệu quả sử dụng
đất.
- Hỗ trợ cán bộ khoa học kỹ thuật lâm nghiệp về
nhận công tác tại vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học và kỹ thuật
thâm canh tiên tiến trong sản xuất giống cây rừng, trồng rừng:
- Quản lý chặt chẽ giống cây lâm nghiệp, nâng
cao chất lượng cây giống trồng rừng;
- Xây dựng, hoàn thiện hệ thống sản xuất giống
cây trồng lâm nghiệp từ tỉnh đến cơ sở, trong đó chú trọng việc công nhận nguồn
giống, đáp ứng đủ giống có chất lượng cho trồng rừng hàng năm;
- Nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện quy trình kỹ
thuật lâm nghiệp và các biện pháp lâm sinh, nâng cao năng suất, chất lượng rừng
trồng; theo dõi, đánh giá, đề xuất giải quyết kịp thời tồn tại của Chương trình
trồng rừng nguyên liệu giấy bằng cây keo lai với mật độ 4444 cây/ha.
Xây dựng kế hoạch tăng cường công tác khuyến
nông, khuyến lâm, đặc biệt là đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc
ít người để thực hiện đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi và tạo điều kiện cho các
hộ gia đình tham gia các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng, có thu nhập ổn định,
tiến tới làm giàu bằng nghề rừng.
Xây dựng, thực hiện Chương trình phát triển
trang trại lâm nghiệp trên diện tích chuyển đổi từ rừng phòng hộ sang rừng sản
xuất theo quy hoạch, nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, phát triển
nông lâm kết hợp bền vững, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người làm nghề rừng.
Rà soát, đề xuất củng cố, kiện toàn, thành lập mới
các Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng trên địa bàn tỉnh bảo đảm phù hợp với
quy hoạch phân 3 loại rừng và Quy hoạch phát triển lâm nghiệp của tỉnh.
Rà soát, quy hoạch cụ thể vùng cung cấp nguyên
liệu cho Nhà máy giấy và bột giấy An Hoà, nguyên liệu cho các nhà máy, cơ sở chế
biến lâm sản trên địa bàn tỉnh đảm bảo ổn định, lâu dài; xây dựng đề án củng cố
và xúc tiến hoạt động của Công ty cổ phần nguyên liệu giấy Tuyên Quang.
Lập kế hoạch đào tạo công nhân và lao động kỹ
thuật làm nghề rừng; kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật
có đủ trình độ, năng lực quản lý và áp dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất
cây giống, phát triển nghề rừng; kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực
cho cán bộ lâm nghiệp các cấp, nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt
khó khăn để đáp ứng yêu cầu xã hội hóa lâm nghiệp.
c) Chi cục Kiểm lâm chủ trì, phối hợp với các
ngành, đơn vị liên quan:
Chuẩn bị nội dung tuyên truyền về vai trò, ích lợi
của việc bảo vệ và phát triển rừng, về trách nhiệm của xã hội và công dân đối với
sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng.
Xây dựng, thực hiện Phương án kiện toàn hệ thống
kiểm lâm theo hướng tăng cường kiểm lâm địa bàn xã, nâng cao năng lực của đội
kiểm lâm cơ động để quản lý, bảo vệ rừng tận gốc và quản lý lâm sản tại nơi chế
biến.
Xây dựng phương án hỗ trợ các chủ rừng trong việc
quản lý, bảo vệ rừng.
Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc khai thác lâm
sản trên địa bàn tỉnh trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng
và quy chế khai thác gỗ và lâm sản khác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn; thực hiện nguyên tắc khai thác xong phải trồng lại rừng ngay trong vụ trồng
rừng kế tiếp. Xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng.
Xây dựng, thực hiện Dự án theo dõi diễn biến rừng
và đất lâm nghiệp, trong đó xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu về tài nguyên rừng,
áp dụng công nghệ thông tin để quản lý, theo dõi theo đúng hướng dẫn của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
d) Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp
với các ngành, đơn vị liên quan:
Hướng dẫn các huyện, thị xã xây dựng và thực hiện
quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp; thực hiện kế hoạch giao đất lâm nghiệp gắn với
giao rừng sản xuất là rừng trồng.
Hướng dẫn các lâm trường xây dựng, thực hiện quy
hoạch sử dụng đất bảo đảm có hiệu quả; thẩm định trình Uỷ ban nhân dân tỉnh thu
hồi diện tích đất lâm nghiệp các lâm trường sử dụng kém hiệu quả để giao lại
cho các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân phát triển kinh tế lâm nghiệp.
đ) Sở Khoa học
và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan:
Ưu tiên bố trí kinh phí sự nghiệp khoa học công
nghệ thực hiện các đề tài nghiên cứu, ứng dụng về rừng.
Chủ động mời gọi các nhà khoa học, các trường đại
học liên kết nghiên cứu, thực hiện các đề tài khoa học về phát triển kinh tế lâm
nghiệp trên địa bàn tỉnh; trọng tâm là thực hiện Chương trình hợp tác, liên
doanh liên kết với Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên để triển khai các đề tài
nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và xây dựng các đề án nghiên cứu, sản
xuất thử nghiệm về lâm nghiệp trên cơ sở huy động các nguồn hỗ trợ từ các tổ chức
quốc tế và trong nước.
Hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu
các sản phẩm chế biến từ gỗ rừng trồng Tuyên Quang.
e) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với
các ngành, đơn vị liên quan:
Rà soát, đề xuất cơ chế chính sách cải thiện môi
trường đầu tư để khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư trồng rừng, chế biến
lâm sản trên địa bàn tỉnh với công nghệ tiên tiến, tạo ra sản phẩm có sức cạnh
tranh cao trên thị trường; phát triển mạnh công nghiệp chế biến lâm sản.
Tổ chức thực hiện việc sắp xếp, đổi mới và phát
triển các lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 49/QĐ-CT
ngày 20/01/2006 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh gắn với việc củng cố, phát
triển Công ty cổ phần nguyên liệu giấy Tuyên Quang với nhiều thành phần tham
gia: các công ty lâm nghiệp, các tổ chức kinh tế, cá nhân có hoạt động đầu tư
trồng rừng sản xuất… bảo đảm nguyên liệu cho Nhà máy sản xuất giấy và bột giấy
An Hòa và các cơ sở chế biến khác.
f) Sở Công nghiệp, chủ trì phối hợp với ngành,
đơn vị có liên quan:
Rà soát, quy hoạch cơ sở chế biến lâm sản của
các tổ chức trên địa bàn tỉnh, trên nguyên tắc đảm bảo vùng nguyên liệu ổn định,
lâu dài và phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh.
g) Sở Thương mại và Du lịch:
Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, giới
thiệu sản phẩm chế biến từ gỗ rừng trồng Tuyên Quang, tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp chế biến lâm sản tiếp cận với thị trường trong nước và quốc tế để
mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Xây dựng, thực hiện dự án khai thác tiềm năng về
rừng phòng hộ, đặc dụng để phát triển du lịch sinh thái: Vùng lòng hồ thủy điện
Tuyên Quang, khu Bảo tồn thiên nhiên Tát Kẻ - Bản Bung, rừng đặc dụng Cham Chu,
rừng văn hóa lịch sử Tân Trào…
h) Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các ngành,
đơn vị có liên quan:
Rà soát, xây dựng phương án kiện toàn hệ thống
quản lý nhà nước về lâm nghiệp từ tỉnh đến cơ sở để bảo đảm hoàn thành các mục
tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế lâm nghiệp.
i) Các lâm trường của tỉnh:
Khẩn trương xây dựng, thực hiện đề án sắp xếp, đổi
mới và phát triển của đơn vị theo theo Quyết định số 49/QĐ-CT ngày 20/01/2006 của
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh.
(Chi tiết có biểu kế hoạch thực hiện kèm theo)
III. Tổ chức thực hiện
1. Các ngành chức năng, các đơn vị liên
quan, Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã căn cứ Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày
30/11/2006 Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh (khoá XIV) về phát triển kinh tế
lâm nghiệp giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020 và kế hoạch thực hiện của
Uỷ ban nhân dân tỉnh để xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết và tổ chức thực hiện
có hiệu quả nhiệm vụ của ngành, đơn vị, địa phương mình, hàng tháng báo cáo kết
quả thực hiện với Uỷ ban nhân dân tỉnh.
2. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng liên quan có trách nhiệm
theo dõi chặt chẽ việc tổ chức thực hiện các nội dung của Kế hoạch này; hàng
tháng tổng hợp báo cáo, đánh giá tiến độ, kết quả thực hiện và đề xuất biện
pháp chỉ đạo kịp thời với Uỷ ban nhân dân tỉnh.
3. Căn cứ tình hình, kết quả thực hiện thực
tế, Kế hoạch này sẽ được xem xét, điều chỉnh bổ sung cho phù hợp.
TT
|
Nội dung
công việc
|
Tổ chức, cá nhân chủ trì
|
Cơ quan phối hợp
|
Hình thức giải quyết
|
Thời gian
hoàn thành
|
1
|
Dự thảo kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Tỉnh
ủy về phát triển kinh tế lâm nghiệp
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
|
Trình Ủy ban nhân dân tỉnh
|
Tháng 3/2007
|
2
|
Ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Tỉnh
ủy về phát triển kinh tế lâm nghiệp
|
Ủy ban nhân dân tỉnh
|
Các ngành liên quan
|
Quyết định phê duyệt của UBND tỉnh
|
Tháng 4/2007
|
3
|
Biên soạn tài liệu tuyên truyền về vai trò,
ích lợi của việc bảo vệ và phát triển rừng, về trách nhiệm của xã hội và công
dân đối với sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng
|
Chi cục Kiểm lâm
|
Sở Tư pháp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã
|
Văn bản hướng dẫn của Chi cục Kiểm lâm
|
Tháng 4/2007
|
4
|
Tổ chức tuyên truyền về vai trò, ích lợi của
việc bảo vệ và phát triển rừng, về trách nhiệm của xã hội và công dân đối với
sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng
|
Ủy ban nhân dân huyện, thị xã
|
Chi cục Kiểm lâm, Sở Tư pháp, Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Sở Văn hóa thông tin
|
|
Thường xuyên
|
5
|
Kế hoạch thực hiện việc sắp xếp, đổi mới và
phát triển các lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số
49/QĐ-CT ngày 20/01/2006 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh gắn với việc củng cố,
phát triển Công ty cổ phần nguyên liệu giấy Tuyên Quang
|
Sở Kế hoạch và Đầu tư
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài
chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, các công ty chè, lâm trường của tỉnh
|
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch
|
Tháng 4/2007
|
6
|
Xây dựng Phương án kiện toàn hệ thống kiểm lâm
theo hướng tăng cường kiểm lâm địa bàn xã, nâng cao năng lực của đội kiểm lâm
cơ động để quản lý, bảo vệ rừng tận gốc và quản lý lâm sản tại nơi chế biến
|
Chi cục Kiểm lâm
|
Sở Nội vụ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã
|
Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Phương án
|
Tháng 4/2007
|
7
|
Rà soát, đề xuất cơ chế chính sách cải thiện môi
trường đầu tư để khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư trồng rừng, chế
biến lâm sản trên địa bàn tỉnh với công nghệ tiên tiến, tạo ra sản phẩm có sức
cạnh tranh cao trên thị trường; phát triển mạnh công nghiệp chế biến lâm sản
|
Sở Kế hoạch và Đầu tư
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài
chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã
|
Trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua để Ủy
ban nhân dân tỉnh ban hành, thực hiện
|
Trình Ủy ban
nhân dân tỉnh Tháng 4/2007
|
8
|
Xây dựng kế hoạch tăng cường công tác khuyến
nông, khuyến lâm đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người,
khu tái định cư thủy điện Tuyên Quang
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân
huyện, thị xã
|
Trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch
|
Tháng 5/2007
|
9
|
Đề xuất giải quyết tồn tại của chương trình trồng
rừng nguyên liệu mật độ 4,444 cây/ha
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các
lâm trường của tỉnh
|
|
Tháng 6/2007
|
10
|
Xây dựng cơ chế, chính sách:
1- Hỗ trợ các thành phần kinh tế đầu tư kinh
doanh rừng, làm giàu bằng nghề rừng; trong đó ưu tiên các dự án đầu tư xây dựng
vùng nguyên liệu tập trung gắn với công nghiệp chế biến.
2- Khuyến khích các hình thức liên doanh, liên
kết, tích tụ đất lâm nghiệp để phát triển trồng rừng sản xuất và tăng hiệu quả
sử dụng đất.
3- Hỗ trợ cán bộ khoa học kỹ thuật lâm nghiệp
về nhận công tác tại vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Tài
nguyên và Môi trường, Sở Tư pháp, Sở Khoa học và Công nghệ
|
Trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua để Ủy
ban nhân dân tỉnh ban hành, thực hiện
|
Trình Ủy ban
nhân dân tỉnh Tháng 6/2007
|
11
|
Hướng dẫn các lâm trường xây dựng, thực hiện
quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp bảo đảm có hiệu quả; thu hồi diện tích đất lâm
nghiệp của các lâm trường sử dụng kém hiệu quả để giao lại cho các tổ chức
kinh tế, hộ gia đình, cá nhân phát triển kinh tế lâm nghiệp
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn; Ủy ban nhân dân huyện, thị xã
|
Quyết định phê duyệt của UBND tỉnh
|
Tháng 6/2007
|
12
|
Giải quyết kịp thời những vấn đề thuộc trách
nhiệm của địa phương để bảo đảm tiến độ đầu tư dự án Nhà máy sản xuất giấy và
bột giấy An Hòa, dự án đầu tư cơ sở chế biến gỗ
|
Ủy ban nhân dân huyện, thị xã
|
Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Kế
hoạch và Đầu tư, Sở Công nghiệp
|
|
Thường xuyên
|
13
|
Lập dự án giao rừng, cho thuê rừng gắn với giao
đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân và
cộng đồng dân cư, thôn bản theo đúng quy định của pháp luật
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu
tư, Sở Tài chính, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã
|
Trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt
|
Tháng 6/2007
|
14
|
Xây dựng kế hoạch công nhận quyền sử dụng rừng,
công nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng trên địa bàn tỉnh
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, Sở
Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã
|
Trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt
|
Tháng 6/2007
|
15
|
Hướng dẫn, khuyến khích việc đầu tư gây trồng,
sử dụng lâm sản ngoài gỗ như mây tre, dược liệu...
|
Ủy ban nhân dân huyện, thị xã
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chi cục
Kiểm lâm
|
|
Tháng 6/2007
|
16
|
Rà soát, đề xuất củng cố, kiện toàn, thành lập
mới các Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng trên địa bàn tỉnh
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Sở Nội vụ, Chi cục Kiểm lâm, Sở Tài nguyên và
Môi trường
|
Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập
|
Tháng 6/2007
|
17
|
Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng: công nhân và lao
động kỹ thuật làm nghề rừng; đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật; cán bộ lâm
nghiệp các cấp
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Kế hoạch và Đầu tư,
Sở Nội vụ, Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã
|
Trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch
|
Tháng 6/2007
|
18
|
Rà soát, quy hoạch cụ thể vùng cung cấp nguyên
liệu cho Nhà máy giấy và bột giấy An Hòa, nguyên liệu cho các nhà máy, cơ sở
chế biến lâm sản trên địa bàn tỉnh
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi
trường; các chủ đầu tư cơ sở chế biến lâm sản
|
Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt quy hoạch
|
Tháng 6/2007
|
19
|
Xây dựng đề án củng cố và xúc tiến hoạt động của
Công ty cổ phần nguyên liệu giấy Tuyên Quang
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính
|
Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt đề án
|
Tháng 6/2007
|
20
|
Xây dựng phương án hỗ trợ các chủ rừng trong
việc quản lý, bảo vệ rừng
|
Chi cục Kiểm lâm
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban
nhân dân huyện, thị xã
|
|
Tháng 6/2007
|
21
|
Xây dựng chương trình phát triển trang trại
lâm nghiệp theo quy hoạch phát triển lâm nghiệp
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi
trường, Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã
|
Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Chương trình
|
Tháng 6/2007
|
22
|
Hoàn thành cắm mốc ranh giới phân 3 loại rừng
ngoài thực địa
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Kiểm lâm,
Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã
|
|
|
23
|
Quy hoạch hệ thống cơ sở chế biến lâm sản trên
nguyên tắc đáp ứng nhu cầu thị trường và bảo đảm có vùng nguyên liệu ổn định,
lâu dài
|
Sở Công nghiệp
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế
hoạch và Đầu tư, Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã
|
Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt quy hoạch
|
Tháng 9/2007
|
24
|
Xây dựng Đề án hoàn thiện hệ thống sản xuất giống
cây trồng lâm nghiệp từ tỉnh đến cơ sở, trong đó chú trọng việc công nhận nguồn
giống, đáp ứng đủ giống có chất lượng cho trồng rừng hàng năm
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Kế hoạch và Đầu
tư, Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã; các công ty lâm nghiệp
|
Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án
|
Tháng 9/2007
|
25
|
Nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện quy trình kỹ
thuật lâm nghiệp và các biện pháp lâm sinh, nâng cao năng suất, chất lượng rừng
trồng
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Sỏ Khoa học và Công nghệ, các công ty lâm nghiệp
|
|
Tháng 9/2007
|
26
|
Xây dựng, thực hiện Dự án áp dụng công nghệ
thông tin để quản lý, theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp theo hướng dẫn
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Chi cục Kiểm lâm
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài
nguyên và Môi trường, Cục Thống kê, Sở Kế hoạch và Đầu tư
|
Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt dự án
|
Tháng 9/2007
|
27
|
Quy hoạch chi tiết các khu, điểm du lịch sinh
thái nhằm phát huy tiềm năng của các khu rừng đặc dụng, phòng hộ: Vùng lòng hồ
thủy điện Tuyên Quang, khu Bảo tồn thiên nhiên Tát Kẻ - bản Bung, rừng Bảo tồn
thiên nhiên Cham Chu, rừng văn hóa lịch sử ATK-Tân Trào...
|
Sở Thương mại và Du lịch
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục
Kiểm lâm, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường
|
Trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt dự án
|
Tháng 9/2007
|
28
|
Xây dựng, thực hiện phương án kinh doanh rừng
bền vững; xây dựng phương án cấp chứng chỉ rừng
|
Các chủ rừng
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục
Kiểm lâm, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường
|
Trình Bộ Nông nghiệp và PTNT cấp chứng chỉ
|
Tháng 12/2007
|
29
|
Hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng, đăng ký
thương hiệu các sản phẩm từ gỗ rừng trồng Tuyên Quang
|
Sở Khoa học và Công nghệ
|
Sở Thương mại và Du lịch, Sở Công nghiệp, các
công ty lâm nghiệp
|
Đăng ký thương hiệu
|
Tháng 12/2007
|
30
|
Rà soát, kiện toàn hệ thống quản lý nhà nước về
lâm nghiệp từ tỉnh đến cơ sở
|
Sở Nội vụ
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban
nhân dân huyện, thị xã
|
|
Tháng 12/2007
|
31
|
Xây dựng, thực hiện các đề tài nghiên cứu, ứng
dụng về rừng
|
Sở Khoa học và Công nghệ
|
Sở Nông nghiệp và PTNT, các công ty lâm nghiệp
|
Theo kế hoạch cụ thể từng năm
|
|
32
|
Xây dựng, thực hiện Dự án di dân ra khỏi các
khu rừng đặc dụng và rừng phòng hộ xung yếu
|
Ủy ban nhân dân huyện, thị xã
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục
Kiểm lâm, Sở Kế hoạch và Đầu tư
|
Trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt dự án
|
Tháng 12/2007
|
33
|
Thực hiện giao đất lâm nghiệp gắn với giao rừng
sản xuất cho các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Kiểm lâm, UBND
huyện, thị xã
|
|
Năm 2008
|