ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1045/QĐ-UBND
|
Lào
Cai, ngày 01 tháng 04
năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM SẢN TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH LÀO CAI, GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ
Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 52/2018/NĐ-CP
ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 57/2018/NĐ-CP
ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư
vào nông nghiệp, nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 98/2018/NĐ-CP
ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến
khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông
nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 194/QĐ-TTg
ngày 09/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021-2025 định
hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 255/QĐ-TTg
ngày 25/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành
nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025
Căn cứ Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 28/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải
pháp phát triển nhanh và bền vững ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ và lâm sản ngoài gỗ phục vụ xuất khẩu;
Căn cứ Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày
04/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển công
nghiệp chế biến nông, lâm sản, thủy sản và cơ giới
hóa sản xuất nông nghiệp;
Căn cứ Quyết định số
245/QĐ-BNN-CBTTNS ngày 16/012019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại lĩnh vực chế
biến nông sản theo hướng nâng cao năng lực chế biến
gắn với phát triển thị trường đến năm 2020, định hướng
đến năm 2030;
Căn cứ
Nghị quyết số 26/2020/NQ-HĐND ngày 04/12/2020 của Hội Đồng
Nhân dân tỉnh ban hành Quy định một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất
nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai;
Căn cứ Đề án số 01-ĐA/TU ngày 11/12/2020 của Tỉnh ủy Lào Cai về việc phát triển nông,
lâm nghiệp, sắp xếp dân cư, xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2020
- 2025;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 38/TTr-SNN ngày 08/3/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển mạng lưới chế biến
nông, lâm sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021 - 2025, với một số nội
dung chính như sau:
I. QUAN ĐIỂM, MỤC
TIÊU
1. Quan điểm:
- Phát triển mạng lưới cơ sở chế biến
nông, lâm thủy sản phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, của tỉnh,
gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; phù hợp với thị trường tiêu thụ và gắn
với vùng nguyên liệu để phát triển ổn định, bền vững; tạo
những mặt hàng có lợi thế so sánh và khả năng cạnh tranh cao ở thị trường trong
nước và xuất khẩu.
- Để phát huy tiềm
năng đầu tư phát triển chế biến các sản phẩm chủ lực, gắn với
thương hiệu, nhãn hiệu để quảng bá, giới thiệu sản phẩm...sẽ
tập trung đầu tư chế biến 12 sản phẩm chủ lực gồm: Lĩnh vực nông sản gồm 7 sản
phẩm (Chè, rau, quả, lúa gạo, cây dược liệu,
sản phẩm chăn nuôi, thủy sản). Lĩnh vực chế biến lâm sản gồm 5 sản phẩm (Sản
xuất đồ gỗ, chế biến quế, chế
biến măng, chế biến dầu trẩu,
chế biến nhựa cánh kiến trắng). Tạo được sự liên kết chặt chẽ giữa những người sản xuất, khai thác, thu mua, chế biến trên cơ sở chuỗi
giá trị và quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm theo hệ thống, trong
đó doanh nghiệp chế biến đóng vai trò chủ đạo;
- Khuyến khích các địa phương kêu gọi
doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở chế biến nông sản mới, hoặc nâng công suất thiết kế để
phù hợp với thế mạnh về nguồn nguyên liệu của
địa phương; có cơ chế, chính sách hỗ trợ trong công tác giải phóng mặt bằng, tạo
vùng nguyên liệu đối với các doanh nghiệp đầu tư cơ sở chế biến nông lâm sản
quy mô lớn (dự án được UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu
tư), để xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị tiên tiến,
hiện đại, thân thiện với môi trường phục vụ chế biến.
2. Mục tiêu
a) Mục tiêu chung:
Nâng cao năng lực quản lý, hiệu quả sản
xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, định hướng được thị trường tiêu
thụ, sản phẩm thời gian tới trong lĩnh vực chế biến nông lâm sản của tỉnh, sẽ
chuyển dần từ sản xuất nhỏ lẻ quy mô hộ gia đình sang sản xuất tập trung tại
các doanh nghiệp, các HTX, và các tổ hợp tác; gắn sản xuất chế biến với vùng nguyên liệu để giảm chi phí vận chuyển, nâng cao giá trị sản phẩm
đầu vào cho người trồng nguyên liệu; tạo sự gắn kết bền vững lâu dài giữa người
trồng nguyên liệu và cơ sở chế biến.
Giá trị sản xuất 12 sản phẩm phục vụ
chế biến nông lâm thủy sản đạt 12.828,5 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân
5,1%/năm. Trong đó: Chế biến nông sản đạt khoảng 9.158 tỷ đồng; Chế biến lâm sản
đạt khoảng 3.670,5 tỷ đồng.
Phát triển 41 cơ sở chế biến nông lâm
sản và thủy sản và 04 nhà máy chế biến nông, lâm, thủy sản được sử dụng máy móc
trang thiết bị hiện đại, áp dụng công nghệ cao, tiên tiến trong chế biến và bảo
quản sản phẩm nông lâm sản. Trong đó, tập trung hỗ trợ phát triển 15 cơ sở chế
biến nông lâm sản và thủy sản gắn với chuỗi giá trị, có năng lực cạnh tranh đáp
ứng nhu cầu thị trường trong nước và có cơ sở đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu;
Tạo việc làm ổn định và tăng thu nhập
cho khoảng 14.000 lao động địa phương, góp phần giảm áp lực về mặt xã hội, thay
đổi cơ cấu lao động nông thôn, giảm tỷ lệ nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế xã
hội.
b) Mục tiêu cụ thể:
Đến năm 2025, Số
cơ sở chế biến nông, lâm sản toàn tỉnh có 1.292 cơ sở chế biến nông lâm sản,
trong đó doanh nghiệp/HTX 127 cơ sở chiếm 9,8%. Hộ cá thể và nhóm hộ 1.165 cơ sở
chiếm 90,2 %. Thu hút 14.000 lao động nông thôn tham gia thường xuyên. Trong
đó:
- Đối với sản phẩm trồng trọt: Giá trị
sản xuất thu được khoảng 5.817 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho khoảng 7.500
lao động thường xuyên, cho thu nhập khoảng 4 -5 triệu đồng/ tháng; phát triển
27 cơ sở sở chế, chế biến nông sản, dược liệu. Trong đó có ít nhất 01 nhà máy
chế biến nông sản; 01 nhà máy chế biến dược liệu được đầu tư nâng cấp, sử dụng
máy móc trang thiết bị hiện đại, áp dụng công nghệ cao, tiên tiến trong chế biến
và bảo quản sản phẩm nông sản và dược liệu trồng;
- Đối với chế biến sản phẩm chăn nuôi
và thủy sản: Giá trị sản xuất thu được khoảng 3.341 tỷ đồng, giải quyết việc
làm cho khoảng 3.000 lao động thường xuyên, cho thu nhập khoảng 5-6 triệu đồng/
tháng; phát triển 07 cơ sở chế biến sản phẩm chăn nuôi, thủy sản. Trong đó xây
dựng 01 cơ sở giết mổ động vật tập trung với công nghệ giết
mổ hiện đại gắn với sơ chế, pha lóc, bảo quản thịt và chế biến thịt thành các dạng
sản phẩm như: thịt hộp, thịt xông khói, giò, chả, xúc xích, lạp sườn... và 01
nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi;
- Đối với chế biến lâm sản: Giá trị sản
xuất thu được khoảng 3.670,5 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho khoảng 3.500 lao
động thường xuyên, cho thu nhập khoảng 6 - 6,5 triệu đồng/ tháng; thu hút 7
doanh nghiệp/HTX đầu tư xây dựng nhà máy chế biến lâm sản gắn với vùng nguyên
liệu; phấn đấu đến năm 2025 trên 80% lâm sản khai thác trong tỉnh được qua chế
biến;
100% sản phẩm của chuỗi sản xuất, chế
biến, tiêu thụ nông, lâm sản và thủy sản an toàn trên địa bàn tỉnh sử dụng mã
QR trên Hệ thống minh bạch thông tin truy xuất nguồn gốc nông lâm sản thủy sản
thực phẩm trên địa bàn tỉnh do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh quản
lý;
80% cơ sở sơ chế, chế biến sâu các sản
phẩm như rau, củ, quả, các sản phẩm chế biến từ thịt, trứng được sử dụng máy
móc trang thiết bị hiện đại, áp dụng công nghệ cao, tiên tiến trong chế biến và
bảo quản sản phẩm, được xây dựng và áp dụng chương trình quản lý chất lượng
tiên tiến theo tiêu chuẩn HACCP.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI
PHÁP
1. Nhiệm vụ chủ
yếu
1.1. Đối với
ngành hàng chế biến sản phẩm trồng trọt
1.1.1. Chế biến chè
a) Về phát triển vùng nguyên liệu
Tổng diện tích chè tỉnh Lào Cai đến
năm 2025 đạt khoảng 7.000 ha, trong đó tập trung tại một số huyện: Mường Khương
4.000 ha, Bát Xát 600 ha, Sa Pa 40ha, Bắc Hà 650 ha, Bảo Thắng 850 ha, Bảo Yên
800 ha, TP. Lào Cai 60 ha. Sản lượng chè tươi các loại ước đạt trên 60.000 tấn/năm.
b) Phát triển mạng lưới cơ sở chế
biến chè
Tổng số cơ sở chế biến chè toàn tỉnh
đến năm 2025 là 16 cơ sở (trong đó: 13 cơ sở quy mô doanh nghiệp/HTX, 03 cơ sở
là các tổ hợp tác) tăng so với năm 2020 03 cơ sở (quy mô Doanh nghiệp) tại huyện
Mường Khương với tổng công suất thiết kế của các nhà máy chế biến đạt 94.000 tấn/
năm (tăng 34000 tấn/năm so với năm 2020).
Lượng chè chế biến tại các nhà máy ước
đạt 100% sản lượng, tăng 33.000 tấn/năm so với năm 2020 (27.000 tấn/năm). Đối với
chế biến chè quy mô hộ gia đình không khuyến khích phát triển, lực lượng lao động
trong các hộ này sẽ chuyển vào các doanh nghiệp chế biến hoặc tham gia vào các
ngành nghề khác.
c) Định hướng công nghệ chế biến,
thị trường tiêu thụ, giá trị sản xuất và thu nhập
người lao động
Dự kiến đến năm 2025 nâng tỷ lệ sử dụng
máy móc vào chế biến chè đạt trên 90 %, trong đó các khâu như sao chè, phân loại
chè, đóng gói và dán nhãn sản phẩm sẽ sử dụng bằng máy đạt trên 90% để sản xuất
một số sản phẩm như chè duỗi, chè viên, chè móc... Hiện nay phần lớn máy móc sử
dụng được nhập từ Trung Quốc, Đài Loan, công nghệ chỉ đạt mức trung bình, dự kiến
trong thời gian tới tăng tỷ lệ nhập các máy móc có xuất xứ từ Nhật Bản, Hàn Quốc
và các nước Châu Âu;
Đầu tư công nghệ chế biến sâu, đa dạng
mẫu mã sản phẩm, nâng giá trị sản phẩm/đơn vị canh tác từ 20 - 25% so với năm
2020; Đa dạng hóa các sản phẩm chè chế biến như: chè ô long, chè túi lọc, chè bột
matcha... bằng công nghệ tiên tiến; Nâng tỷ lệ chế biến chè xanh chất lượng cao
từ 15% lên 30-40%. Thu hút đầu tư 01 Nhà máy chế biến các sản phẩm cao cấp từ
chè, như: Nước giải khát đóng chai chè xanh, chè xanh hòa tan, tinh dầu chiết
xuất từ chè xanh,...
Thực hành GMP trong chế biến chè, áp
dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng tiên tiến như HACCP, SSOP, ISO. Kiểm
soát chặt chẽ điều kiện đảm bảo ATTP ở tất cả các khâu trong chuỗi sản xuất, chế
biến và tiêu thụ chè nội địa và xuất khẩu;
Tiếp tục duy trì thực hiện việc liên
kết giữa doanh nghiệp chế biến chè với nông dân từ xây dựng vùng nguyên liệu đến
bao tiêu sản phẩm nhằm đảm bảo sự ổn định, đủ nguyên liệu chè tươi cho chế biến.
Đồng thời mở rộng thị trường tiêu thụ chè của tỉnh trong thời gian tới sang các
nước EU, Đông Âu, Đài Loan đạt 20 -30%; chè nội tiêu đạt
30% và giảm tỷ lệ xuất khẩu sang thị trường dễ tính (các nước vùng Trung Đông
và Pakistan).
Giá trị sản xuất phục vụ chế biến chè
khoảng 566 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho khoảng 1.200 lao động thường xuyên,
cho thu nhập khoảng 4,5-5 triệu đồng/tháng.
1.1.2. Chế biến dược liệu
a) Về phát triển vùng nguyên liệu
Đến năm 2025, diện tích cây dược liệu
đạt 3.700 ha, sản lượng đạt 27.000 tấn tươi/năm. Duy trì diện tích dược liệu
lâu năm dưới tán rừng trồng khoảng 2.700 ha (riêng cây sa nhân dưới tán rừng trồng
thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng hiệu quả, bền vững, không phát triển
cây sa nhân trong rừng tự nhiên) và duy trì diện tích dược liệu hàng năm khoảng
500 ha; trồng mới trên 500 ha tập trung tại các huyện: Bát xát, Mường Khương, Bắc
Hà, Si Ma Cai và thị xã Sa Pa gắn với liên kết theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến
chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Phấn đấu 100% diện tích cây dược liệu có liên kết
tiêu thụ ổn định; 100% diện tích cây dược liệu dùng làm thuốc đảm bảo tiêu chuẩn
GACP-WHO, quản lý mã số vùng trồng và chứng nhận GACP- WHO đối với dược liệu
trên địa bàn tỉnh.
b) Phát triển mạng lưới cơ sở chế
biến dược liệu
Tổng số cơ sở sơ chế, chế biến dược
liệu toàn tỉnh đến năm 2025 là 18 cơ sở (trong đó: 11 cơ sở quy mô doanh nghiệp/HTX,
07 cơ sở) tăng 09 cơ sở so với năm 2020, trong đó: 07 cơ sở quy mô nhỏ thực hiện
sơ chế dược liệu (Bắc Hà: 02 cơ sở; Si Ma Cai: 2 cơ sở; Bát Xát: 02 cơ sở; thị
xã Sa Pa: 01 cơ sở); 02 cơ sở quy mô Doanh nghiệp (01 doanh nghiệp chế biến củ
Hoàng Sin Cô tại Bát Xát; 01 Kho GPS và sơ chế, chế biến dược liệu tại Khu Kim
Thành - Bản Vược); Hỗ trợ đầu tư nâng công suất dây chuyền chế biến nước tắm tại
Sa Pa. Với sản lượng dược liệu được chế biến sâu khoảng 70%, sản lượng còn lại
được thu gom, sơ chế, xay khô và bán thô cho thị trường trong và ngoài tỉnh.
c) Định hướng công nghệ chế biến,
thị trường tiêu thụ, giá trị sản xuất và thu nhập
người lao động
Khuyến khích các cơ sở đầu tư dây
chuyền chế biến đồng bộ, có bộ phận kiểm soát tự động bằng máy vi tính vì đặc
điểm các sản phẩm dược liệu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu
dùng, bên cạnh đó dây chuyền phải đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật về môi
trường. Ưu tiên nhập khẩu các thiết bị đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước
Châu Âu.
Thị trường tiêu thụ trong nước là
chính, một số sản phẩm dược liệu quý...từng bước tiếp cận các thị trường như Mỹ,
Nhật Bản, các nước Châu Âu.
Giá trị sản xuất phục vụ chế biến
ngành ước đạt 623 tỷ đồng, tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 800 lao động,
thu nhập bình quân lao động 6 triệu đồng/tháng.
1.1.3. Ngành hàng rau, quả
a) Về nguyên liệu phục vụ chế biến
- Đến năm 2025,
phát triển ổn định diện tích rau 15.000 ha, trong đó diện tích rau trái vụ
1.100 ha: Si Ma Cai 100 ha, Bắc Hà 300 ha, Bát Xát 200 ha, Sa Pa 500 ha. Năng
suất bình quân đạt 15 tấn/ha. Tổng sản lượng ước đạt 73.500 tấn.
- Cây ăn quả: Đến
năm 2025, diện tích cây ăn quả 26.710 ha, sản lượng ước đạt: 148.406 tấn. Trong
đó: Cây chuối 3.500 ha, cây dứa 1.200 ha, cây ăn quả ôn đới 4.010 ha, cây ăn quả
khác 18.000 ha.
+ Cây chuối, dứa: Đến năm 2025, duy
trì ổn định vùng chuối hàng hóa 3.500 ha tại Bát Xát, Mường Khương, Bảo Thắng;
vùng dứa chuyên canh 1.200 ha tại các huyện: Mường Khương, Bảo Thắng, thâm canh
rải vụ đảm bảo công suất nhà máy chế biến. Xây dựng vùng sản xuất theo hướng
VietGAP, ứng dụng công nghệ cao, 100% diện tích chuối, dứa được cấp mã vùng trồng;
nâng năng suất tăng 10 - 15%; giá trị sản phẩm tăng 15 - 20% so với năm 2020;
trên 90% sản lượng chuối được xuất khẩu chính ngạch và 50% sản lượng dứa được
chế biến đóng hộp tại chỗ. Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư chế
biến sâu sản phẩm chuối, dứa tại huyện Mường Khương.
+ Cây ăn quả ôn đới: Rà soát, cơ cấu
lại vùng trồng đảm bảo quy mô liền vùng, nâng cao năng suất, chất lượng. Đến năm 2025, diện tích đạt khoảng 4.010 ha; trong đó cải tạo và duy trì ổn
định 3.500 ha diện tích hiện có, mở rộng 500 ha tập trung tại Si Ma Cai, Mường
Khương, Bát Xát, Bắc Hà và thị xã Sa Pa với các loại cây như: quýt Mường
Khương, mận Tả Van, mận hậu, mận Tam hoa, lê VH6 và một số giống cây ăn quả mới.
Trên cơ sở lợi thế từng địa phương lựa chọn loại cây trồng đảm bảo rải vụ, quy
mô đủ lớn, tập trung, có liên kết tiêu thụ sản phẩm để phục
vụ chế biến gắn với du lịch sinh thái.
b) Phát triển mạng lưới cơ sở chế
biến
Tổng số cơ sở sơ chế, chế biến rau quả
đến năm 2025 là 35 cơ sở: Trong đó sơ chế, chế biến rau, quả là 22 cơ sở tăng
07 cơ sở so với năm 2020; chế biến ớt 13 cơ sở. Với sự đầu tư công nghệ hiện đại,
áp dụng các tiến bộ kỹ thuật chế biến sâu rau, quả (đông lạnh nhanh IQRF, sấy
chân không, đồ hộp, cô đặc...) số lượng rau, quả được chế biến sâu gần 33.500 tấn,
trong đó chế biến quả (chủ yếu chuối, dứa) 30.000 tấn, chiếm trên 20% tổng sản
lượng cây ăn quả, chế biến rau 3.500 tấn đạt 4,8 % sản lượng rau, còn lại được
sơ chế, đóng gói và bán tươi tại thị trường trong và ngoài tỉnh. Đối với chế biến
tương ớt, đến năm 2025 giữ nguyên cơ sở tham gia chế biến tương ớt 13 cơ sở,
trong đó doanh nghiệp/HTX là 06 cơ sở, còn lại là các hộ chế biến thủ công, nhỏ
lẻ. Tổng công suất chế biến 1.000.000 lít tương ớt/năm, số lượng ớt tươi được
chế biến tại các doanh nghiệp/HTX tăng 20% so với năm 2020.
c) Định hướng công nghệ chế biến,
thị trường tiêu thụ, giá trị sản xuất và thu nhập
người lao động
* Đối với sơ chế chế biến rau, quả:
+ Để đạt được hiệu
quả kinh tế cao thay vì bán ngay cho thương lái như hiện nay, rau, quả cần qua quá
trình sơ chế, phân loại, đóng gói bảo quản và đưa ra thị trường tiêu thụ hoặc
chế biến thành các sản phẩm khác cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Dây chuyền công
nghệ chế biến hiện nay hầu hết được nhập từ Trung Quốc với lý do giá thành rẻ,
nhưng sản phẩm đầu ra chưa đáp ứng được những thị trường khó tính, trong thời
gian tới khuyến khích các cơ sở chế biến:
+ Đầu tư công nghệ hiện đại, áp dụng
các tiến bộ kỹ thuật chế biến rau quả (đông lạnh nhanh IQRF, sấy chân không, đồ
hộp, cô đặc…); chế biến tổng hợp, đa dạng hóa sản phẩm,
tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm.
+ Khuyến khích đầu tư phát triển trồng,
chế biến, tiêu thụ rau, quả trong mối liên kết chuỗi để hình thành các doanh
nghiệp lớn, có khả năng cạnh tranh cao.
* Đối
với Chế biến tương ớt:
+ Đầu tư đổi mới công nghệ, hiện đại
hóa trang thiết bị chế biến để sản xuất ra sản phẩm phong phú về chủng loại,
giá trị gia tăng cao và có sức mạnh cạnh tranh trên thị trường; sử dụng công
nghệ chế biến trong các công đoạn pha chế, đóng gói, dán nhãn mác sản phẩm....
+ Hỗ trợ đầu tư dây chuyền chế biến đối
với các cơ sở chế biến nhỏ lẻ, 80% sử dụng công nghệ chế biến trong các công đoạn
pha chế, đóng gói, dán nhãn mác sản phẩm.... Không phát triển các cơ sở chế biến
nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình, đồng thời chuyển dần lao động
tại các hộ sản xuất nhỏ lẻ vào các Tổ hợp tác hoặc HTX có điều kiện đầu tư máy
móc hiện đại, khép kín để cho ra các sản phẩm chất lượng, đảm bảo an toàn thực
phẩm.
- Giá trị sản xuất phục vụ chế biến
ngành rau, quả ước đạt 2.565 tỷ đồng, tạo việc làm thường xuyên cho khoảng
3.000 lao động, thu nhập bình quân lao động 4-4,2 triệu đồng/tháng.
1.1.4. Chế biến lúa gạo, ngô
a) Về vùng nguyên liệu
Đến năm 2025,
duy trì diện tích gieo trồng lúa khoảng 31.000 ha, ngô 33.000 ha; Tổng sản lượng
lương thực ước đạt 310.000 tấn (thóc 167.000 tấn, ngô 143.000 tấn) để đảm bảo an ninh lương thực. Tập trung khai thác tiềm năng lợi thế để sản xuất lúa gạo đặc sản, chất
lượng cao chiếm trên 60% diện tích gieo cấy hàng năm; xây dựng vùng thâm canh
trọng điểm lúa tại Bảo Yên, Bảo Thắng, Bát Xát, Văn bản với quy mô 11.050 ha.
Như vậy sản lượng lúa gạo, ngô cần chế biến là rất lớn, trong khi hiện nay số
cơ sở chế biến của tỉnh chưa nhiều vì vậy, hoàn toàn đủ nguồn nguyên liệu phục
vụ cho các cơ sở chế biến.
b) Phát triển cơ sở chế biến
Đến năm 2025 tổng số cơ sở chế biến
lúa gạo, ngô 842 cơ sở, trong đó doanh nghiệp/HTX: 09 cơ sở tăng 04 cơ sở doanh
nghiệp/HTX. Giảm các hộ cá thể (chủ yếu là xay xát nhỏ lẻ) và đưa vào quản lý
theo Thông tư 17/2018/TT-BNNPTNT .
* Đối với lúa gạo.
Xây dựng 01 cơ sở chế biến thóc gạo (chế
biến đến công đoạn đánh bóng gạo) tại xã Dương Quỳ, huyện Văn Bàn công suất 4.000 tấn/năm.
* Đối với Ngô
Xây dựng 03 cơ sở sấy và bảo quản ngô
tại xã Cốc Ly huyện Bắc Hà, xã Khánh Yên Thượng huyện Văn Bàn, thị trấn Mường
Khương huyện Mường Khương tổng công suất 35.000 tấn/năm.
Các hộ cá thể nhỏ lẻ (chủ yếu là xay
xát lúa gạo, nghiền ngô nhỏ lẻ) còn lại là 833 cơ sở phân bố tại tất cả các huyện,
thành phố trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:
Không khuyến khích phát triển các hộ
cá thể xay xát nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình, đồng thời chuyển
dần lao động tại các hộ cá thể xay xát nhỏ lẻ vào các Tổ hợp tác hoặc HTX có điều
kiện đầu tư máy móc hiện đại, khép kín để cho ra các sản phẩm chất lượng, đảm bảo
an toàn thực phẩm.
c) Định hướng công nghệ chế biến,
thị trường tiêu thụ, giá trị sản xuất và thu nhập người lao động
Đối với sản phẩm gạo, công nghệ chế
biến tập trung đầu tư vào công nghệ đánh bóng gạo để xuất
khẩu, khuyến khích lựa chọn dây chuyền của Thái Lan, Mỹ. Đối với chế biến và bảo
quản ngô khuyến khích tập trung vào dây chuyền tách hạt, phân loại hạt, sấy hạt
và dây chuyền đóng gói sản phẩm.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm này chủ
yếu vẫn phục vụ trong tỉnh, một số sản phẩm đặc sản được tiêu thụ cho các thị
trường như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, từng bước tiếp cận thị trường các nước
như Nhật Bản, Hàn Quốc.
- Tổ chức sản xuất, chế biến lúa gạo
chất lượng cao theo chuỗi giá trị. Nâng cao chất lượng sản phẩm gạo, tỷ lệ gạo
thu hồi trong xay xát đạt trên 70%; đa dạng hóa các sản phẩm chế biến từ gạo có
giá trị gia tăng cao; áp dụng công nghệ vi sinh chế biến thực phẩm chức năng,
các sản phẩm ăn liền...
Tổng giá trị sản xuất phục vụ chế biến
và bảo quản gạo, ngô ước đạt 2.063 tỷ đồng, giải quyết việc làm thường xuyên
cho 2.500 lao động, mang lại thu nhập bình quân cho lao động
thường xuyên 4-5 triệu đồng/tháng.
1.2. Đối với
ngành hàng chế biến sản phẩm chăn nuôi - thủy sản
a) Nguyên liệu đầu vào
Đến năm 2025 sản
lượng thịt hơi các loại ước đạt 68.500 tấn. Trong đó: lợn hơi 51.000 tấn, gia cầm
13.800 tấn, trâu 2.400 tấn, bò 700 tấn, ngựa 140 tấn, dê 230 tấn, các loại thịt
khác 230 tấn. Sản lượng trứng đạt 60 triệu quả. Sản lượng cần chế biến là rất lớn.
b) Phát triển cơ sở chế biến
* Đối với lĩnh vực chăn nuôi:
Tổng số cơ sở chế
biến sản phẩm chăn nuôi đến năm 2025 là 69 cơ sở, tăng 04 cơ sở so với năm
2020. Với sản lượng thịt hơi các loại ước đạt 68.500 tấn, số lượng thịt hơi chế
biến đạt 20% tổng sản lượng, tăng 17% so với năm 2020.
Thực hiện thu hút xây dựng 01 cơ sở
giết mổ áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại tại cơ sở giết mổ thực hiện việc
pha lóc, bảo quản thịt và chế biến thịt thành các dạng sản phẩm như thịt hộp,
thịt xông khói giò, chả, xúc xích, lạp sườn...và 01 nhà máy chế biến thức ăn
chăn nuôi để khép kín quá trình sản xuất theo theo chuỗi giá trị trong chăn nuôi tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai; xây dựng
02 HTX chế biến các sản phẩm từ thịt
lợn đen tại xã Bản Xen, thị trấn Mường Khương, huyện Mường
Khương. Đối với các cơ sở chế biến khác (65 cơ sở giò, chả, thịt sấy...) chủ yếu đưa vào giám sát, quản lý theo chuỗi
cung ứng thực phẩm an toàn.
* Đối với lĩnh vực Thủy sản (cá
nước lạnh)
Sản lượng thủy sản năm 2025 ước đạt
11.000 tấn, trong đó: thủy sản thông thường: 10.200 tấn; thủy sản nước lạnh đạt
800 tấn.
Tổng số cơ sở sơ chế, chế biến thủy sản
đến năm 2025 là 13 cơ sở, tăng 01 cơ sở so với năm 2020. Trong đó: Thu hút đầu
tư 01 cơ sở chế biến sản phẩm thủy sản nước lạnh thành thực phẩm sử dụng ngay
có tính tiện dụng cao đặt tại Sa Pa.
c) Định hướng công nghệ chế biến,
thị trường tiêu thụ, giá trị sản xuất và thu nhập người lao động
* Đối với lĩnh vực chăn nuôi:
Khuyến khích đầu tư chế biến, tiêu thụ
sản phẩm thịt trong mối liên kết chuỗi để hình thành các công ty, tập đoàn lớn;
Đầu tư cơ sở chế biến quy mô công nghiệp, hiện đại, đảm bảo an toàn thực phẩm,
bảo vệ môi trường; Đầu tư cơ sở chế pha lóc, bảo quản thịt và các cơ sở chế biến
thịt thành các dạng sản phẩm như, thịt hộp, thịt xông khói, giò, chả, xúc xích,
lạp sườn muối, lên men...).
Hình thành chuỗi
liên kết khép kín từ chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ, sơ chế, bảo quản thịt, chế biến thịt có kiểm soát của cơ quan thú y các cơ sở
chế biến đáp ứng các điều kiện về bảo vệ môi trường sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu
thụ lớn tại các đô thị, chợ đầu mối,
trung tâm cung ứng nông sản, khu công nghiệp Lào Cai và các tỉnh.
* Đối với lĩnh vực Thủy sản:
- Giảm dần chế biến thô và sơ chế,
nâng tỷ trọng chế biến sâu, đa dạng hóa các sản phẩm chế biến và thị trường
tiêu thụ.
- Ứng dụng công
nghệ tiên tiến trong chế biến, bảo quản thủy sản nước lạnh để tạo ra các sản phẩm
giá trị gia tăng cao từ sản phẩm thủy sản nước lạnh đặc sản.
- Mở rộng thị trường tiêu thụ (cá nước
lạnh) ra một số tỉnh thành phố Nam Định, Hải Phòng, Thanh Hóa.... Hiện nay thị
trường tiêu thụ chủ yếu trong tỉnh và thành phố Hà Nội;
Giá trị sản xuất của ngành phục vụ chế
biến ước đạt 3.314 tỷ đồng, tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 3.000 lao động,
thu nhập bình quân lao động 5-6 triệu đồng/tháng.
1.3. Chế biến
lâm sản
Phát triển hệ thống mạng lưới cơ sở
chế biến lâm sản trên toàn tỉnh với số lượng khoảng 300 cơ sở, trong đó: doanh
nghiệp và hợp tác xã 50 cơ sở, hộ cá thể 250 cơ sở, cụ thể:
1.3.1. Chế biến gỗ rừng trồng
Đến năm 2025,
hình thành vùng nguyên liệu tập trung với diện tích ổn định trên 100.000 ha, diện
tích khai thác hàng năm ước đạt khoảng 10.000 ha, sản lượng gỗ khai thác đạt
trên 600.000m3.
Phát triển hệ thống cơ sở chế biến gỗ
với số lượng 284 cơ sở, trong đó: doanh nghiệp và hợp tác xã 34 cơ sở, đảm bảo
tiêu thụ trên 80% sản lượng khai thác gỗ toàn tỉnh. Tập
trung: (1) Đầu tư xây dựng 01 nhà máy/ cơ sở chế biến sâu, tinh chế gỗ sản xuất
các sản phẩm từ gỗ với công suất đạt trên 200.000m3/ năm tại huyện Bảo
Thắng. Hình thành 02 trung tâm chế biến lâm sản tại huyện Bảo Thắng và Bảo Yên; (2) Hoàn thiện vận hành các dây chuyền còn lại của nhà
máy MDF Bảo Yên theo chứng nhận đầu tư đã được phê duyệt.
1.3.2. Chế biến lâm sản ngoài gỗ
* Chế biến Quế:
Phát triển ổn định vùng nguyên liệu với
diện tích đạt trên 50.000 ha, tập trung tại các huyện: Bắc Hà, Bảo Yên, Văn Bàn, Bảo Thắng; diện tích khai thác hàng năm ước đạt trên 2.000 ha, sản
lượng cành, lá quế khai thác phục vụ chiết xuất tinh dầu đạt trên 120.000 tấn
(tinh dầu sau chiết xuất đạt trên 600 tấn), sản lượng vỏ đạt trên 20.000 tấn.
Duy trì hoạt động của các cơ sở chế
biến hiện có; tập trung đầu tư xây dựng, hoàn thiện: (1) 02 cơ sở chiết xuất
tinh dầu quế tại huyện Văn Bàn, Bắc Hà; (2) 01 Nhà máy chế biến sâu tinh dầu quế
tại huyện Bảo Yên với công suất trên 500 tấn tinh dầu/ năm; (3) 01 Nhà máy chế
biến sâu vỏ quế, công suất trên 10.000 tấn tại huyện Bảo Thắng hoặc Bảo Yên.
* Chế biến măng:
Phát triển ổn định vùng nguyên liệu với
diện tích trên 33.000 ha, bao gồm: trên 32.000 ha rừng tự nhiên tre, vầu, nứa
và rừng hỗn giao, khoảng 700 ha rừng trồng tập trung măng
bói, măng sặt. Sản phẩm chủ lực từ măng bói, măng sặt trồng tập trung tại huyện
Văn Bàn và măng khai thác tự nhiên theo phương án quản lý
rừng bền vững được phê duyệt dự kiến đạt 15.000 tấn/năm.
Duy trì hoạt động, nâng cấp dây chuyền
của cơ sở chế biến măng tại huyện Văn Bàn.
* Chế biến các loại lâm sản
ngoài gỗ khác:
- Phát triển diện tích Bồ đề đạt trên
10.000 ha (Trồng mới khoảng 3.500 ha); dự kiến diện tích có thể cho khai
thác nhựa hàng năm đạt trên 6.000 ha; nếu khai thác, tiêu thụ tốt thì sản lượng
cánh kiến trắng có thể đạt trên 1.500 tấn (ước giá trị đạt trên 500 tỷ). Kêu gọi đầu tư, xây dựng
01 cơ sở chiết xuất nhựa Cánh kiến trắng thô thành Benzoic tại một trong các
huyện: Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn.
- Phát triển diện tích trẩu lên 6.000
ha (Trồng thêm khoảng 1.700 ha); trong đó: diện tích có thể cho khai
thác quả đạt trên 4.000 ha, nếu khai thác, tiêu thụ tốt thì sản lượng quả hàng
năm ước đạt trên 15.000 tấn. Kêu gọi đầu tư, xây dựng 01 cơ sở thu mua, chế biến
dầu trẩu công suất 10.000 tấn/năm.
c) Định hướng công nghệ chế biến,
thị trường tiêu thụ
- Đầu tư áp dụng công nghệ chế biến
tiên tiến, hiện đại; tập trung sản xuất sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao, đáp
ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường.
- Đối với các sản phẩm từ gỗ tập
trung sản xuất chế biến sản phẩm ván bóc, ván ép và các sản phẩm đồ gỗ tinh xảo
đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong và ngoài nước.
- Đối với các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ:
đẩy mạnh chế biến các sản phẩm cuối từ vỏ quế, tinh dầu quế theo nhu cầu của thị
trường; sơ chế, đóng gói, bảo quản các sản phẩm từ măng; đầu tư công nghệ chiết
xuất nhựa thô thành Benzoic, chế biến dầu trẩu để nâng cao giá trị, hiệu quả
kinh tế;
- Nghiên cứu các xu thế phát triển thị
trường, nhu cầu tiêu thụ các loại sản phẩm gỗ chế biến, lâm sản khác theo hướng
đi tắt đón đầu, khuyến khích sản xuất xuất khẩu, các sản phẩm tinh chế, hoàn chỉnh;
tập trung sản xuất các sản phẩm hướng vào thị trường các thành phố lớn và các tỉnh
lân cận; tìm kiếm thị trường lâm sản xuất khẩu, tập trung vào thị trường Mỹ và các nước Châu âu...
- Giá trị sản xuất của ngành mang lại
3.670,5 tỷ đồng, giải quyết việc làm thường xuyên cho khoảng 3.500 lao động, cho
thu nhập bình quân 6 - 6,5 triệu đồng/tháng.
1.4. Một số dự
án ưu tiên đầu tư
Các dự án ưu tiên được lựa chọn triển
khai thực hiện đến năm 2025 là các cơ sở doanh nghiệp xây dựng mới hoặc nâng cấp,
nhằm tạo động lực phát triển chung của ngành, hạn chế tình trạng sản xuất nhỏ lẻ,
tự phát và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Từ đó tạo
điều kiện thuận lợi cho các cơ quan quản lý nhà nước trong việc hoạch định các
chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất ổn định và bền vững.
1.5. Hỗ trợ
nâng cao năng lực chế biến, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm chế biến
Định hướng đến năm 2025 và các năm tiếp
theo công nghiệp chế biến nông sản đủ năng lực chế biến đảm bảo đầu ra cho sản
xuất nông nghiệp hiện đại. Sản phẩm đáp ứng tốt các yêu cầu của thị trường tiêu
thụ, có khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm.
Nhằm đạt được mục tiêu đề ra, cần xác
định nâng cao năng lực công nghiệp chế biến là nội dung căn bản góp phần nâng
cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững cho nông sản. Trong đó, cần đầu tư
mới và mở rộng cơ sở chế biến đối với những ngành hàng chưa có hoặc còn thiếu
công suất chế biến. Đồng thời, cần đổi mới công nghệ, hiện đại hóa trang thiết
bị chế biến nông sản để sản xuất ra sản phẩm phong phú về chủng loại, giá trị
gia tăng cao và hạ giá thành. Ngoài ra, cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
cho chế biến nông sản, nâng cao năng lực cạnh tranh cho công nghiệp chế biến
nông sản trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Hỗ trợ nâng cao năng lực nghiên cứu,
dự báo và thông tin thị trường trong nước và trên thế giới về thị phần, thị hiếu,
giá cả, các tiêu chuẩn sản phẩm... để xây dựng chiến lược,
kế hoạch phát triển thị trường cho các sản phẩm nông sản; hỗ trợ tổ chức các hoạt
động xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm đối với sản phẩm chủ lực, sản
phẩm mới của Tỉnh tới các tỉnh, thành phố trên cả nước và xuất khẩu nước ngoài.
2. Giải pháp thực
hiện
2.1. Giải pháp
về cơ chế, chính sách
Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, hướng
dẫn và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách hiện hành. Thực hiện các
chính sách của Trung ương (Nghị định số 57/2018/NĐ-CP , Nghị định số
45/2012/NĐ-CP của Chính phủ) và địa phương về tài chính, tín dụng (Nghị quyết số
26/2020/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh); hỗ trợ đầu tư ứng dụng khoa học -
công nghệ mới, phát triển thị trường, phát triển nguồn nhân lực, hỗ trợ thông
tin cho doanh nghiệp;
Tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh, đổi mới
cơ chế chính sách tạo môi trường thuận lợi để các thành phần kinh tế tham gia
phát triển ngành nghề chế biến nông, lâm sản, nhất là các chính sách đất đai,
tín dụng, thị trường... Tập trung phát triển ngành nghề Chế biến nông, lâm sản
theo chuỗi giá trị đối với những lĩnh vực mà tỉnh có lợi thế cạnh tranh như
chè, rau quả, quế,...;
Tăng cường tiếp cận thông tin và công
tác cảnh báo sớm về các rào cản thương mại của các nước nhập khẩu; thực hiện
các biện pháp phòng vệ thương mại, đồng thời tận dụng tốt các quy định quốc tế
về chỉ dẫn địa lý, nguồn gốc xuất xứ, đăng ký bản quyền, thương hiệu để bảo vệ doanh nghiệp và sản phẩm của Việt Nam trong thương mại quốc tế.
2.2. Giải pháp
về nguồn nguyên liệu
Thực hiện đồng bộ giữa phát triển các
cơ sở chế biến nông, lâm sản gắn với vùng nguyên liệu tập trung. Để các cơ sở chế biến nông, lâm sản tỉnh Lào Cai hoạt động thường xuyên,
liên tục thì việc ổn định và phát triển vùng nguyên liệu được quan tâm hàng đầu, gắn việc xây dựng và mở rộng dây chuyền sản xuất cùng với việc mở rộng
vùng nguyên liệu, tiên lượng năng suất của từng sản phẩm.
Quản lý vùng nguyên liệu gắn kèm
trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước của từng cấp ban ngành và từng địa
phương để đảm bảo không phát triển nóng, phát triển vùng
nguyên liệu ngoài quy hoạch hoặc không phát triển vùng nguyên liệu dẫn đến bị động
trong sản xuất.
Cần tập trung rà soát điều chỉnh, bổ
sung quy hoạch các cây trồng chủ yếu; quy hoạch các khu nông nghiệp công nghệ
cao...để tạo ra các vùng nguyên liệu lớn, ổn định lâu dài. Gắn quy hoạch phát
triển vùng nguyên liệu với các quy hoạch ngành, thường xuyên rà soát, điều chỉnh
để phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của từng giai đoạn.
Gắn kết chế biến với việc chuyển dịch
cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo nhóm sản phẩm chủ lực Quốc gia, nhóm sản phẩm
chủ lực của Tỉnh và nhóm sản phẩm là đặc sản của địa phương.
Phát triển các chuỗi liên kết sản xuất,
chế biến và tiêu thụ nông sản; lựa chọn các doanh nghiệp lớn có đủ năng lực về
vốn, khoa học công nghệ và thị trường để dẫn dắt chuỗi giá trị, vận hành một
cách thông suốt, hiệu quả.
Khuyến khích các hình thức liên doanh
liên kết giữa nhà máy và các hộ dân có đất để phát triển vùng nguyên liệu an
toàn.
Xây dựng các điểm hoặc trạm thu mua
nguyên liệu, các trạm này vừa có nhiệm vụ phát triển vùng nguyên liệu, giúp
nông dân kỹ thuật sản xuất và tổ chức ký kết các hợp đồng thu mua nguyên liệu,
giúp cho vùng nguyên liệu phát triển bền vững, đảm bảo đủ nguyên liệu cho nhà
máy hoạt động đúng công suất, góp phần hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh
tranh.
2.3. Giải pháp
về đất đai
Thực hiện hỗ trợ giải phóng mặt bằng,
tạo vùng nguyên liệu đối với các doanh nghiệp đầu tư cơ sở chế biến nông lâm sản
quy mô lớn (dự án được UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư), đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng, trang thiết bị tiên tiến, hiện đại, an toàn với môi trường cho
Doanh nghiệp để xây dựng các nhà máy chế biến.
Thực hiện tốt công tác giao đất, giao
rừng để phát triển vùng nguyên liệu, chú trọng công tác quy hoạch sử dụng đất để
phát triển vùng nguyên liệu tập trung gắn với các nhà máy chế biến.
Thực hiện tốt các chính sách miễn, giảm
tiền thuế đất cho các cơ sở Chế biến nông, lâm, thủy sản cho các vùng khó khăn,
vùng đặc biệt khó khăn theo quy định.
Khuyến khích các hộ nông dân phát triển
các mô hình trang trại, gia trại bằng hình thức tích tụ đất đai thông qua hình
thức chuyển nhượng, nhận chuyển nhượng, cho thuê lại quyền
sử dụng đất để phát triển nguyên liệu cho chế biến.
2.4. Giải pháp
thị trường, xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm
Tăng cường năng lực nghiên cứu, dự
báo và thông tin thị trường trong nước và trên thế giới về thị phần, thị hiếu,
giá cả, các tiêu chuẩn sản phẩm... để xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển
thị trường cho các sản phẩm nông sản.
Tổ chức tốt các hoạt động xúc tiến
thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm đối với sản phẩm chủ lực, sản phẩm mới của
Tỉnh tới các tỉnh, thành phố trên cả nước và xuất khẩu nước ngoài.
Phát triển hạ tầng thương mại (chợ đầu
mối, trung tâm cung ứng nông sản siêu thị, hệ thống bán buôn, bán lẻ...), hệ thống
logistics kết nối giữa người sản xuất với nhà phân phối, đồng thời đẩy mạnh ứng
dụng thương mại điện tử trong hoạt động quảng bá, giới thiệu và phân phối sản
phẩm nông nghiệp.
Tham gia các hội chợ, triển lãm quốc
tế trong và ngoài nước để giới thiệu sản phẩm nông lâm thủy
sản.
Tăng cường thông tin, tuyên truyền
cho người tiêu dùng nhận biết, tiêu dùng các sản phẩm nông lâm thủy sản đảm bảo
an toàn thực phẩm
Khuyến khích các tổ chức, cá nhân sản
xuất kinh doanh, chế biến xây dựng phát triển thương hiệu đối với các sản phẩm
chủ lực của tỉnh; tập trung xây dựng hệ thống quảng bá riêng đối với các sản phẩm
đạt yêu cầu về xuất khẩu, lấy khách hàng làm mục tiêu của chuỗi giá trị sản xuất
đến tiêu thụ, từ đó thay đổi tập quán và văn hóa sản xuất.
Phát triển dịch vụ tư vấn thị trường,
tiếp thị và phân phối cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến sản phẩm nhằm chào
bán, xâm nhập vào các thị trường khu vực và quốc tế.
2.5. Giải pháp
về khoa học công nghệ
Đẩy nhanh việc ứng dụng thành tựu của
cách mạng công nghiệp 4.0 vào quá trình sản xuất, chế biến nông sản: Tích hợp
công nghệ thông tin và tự động hóa vào công nghiệp chế biến nông sản nhằm tạo
ra các quy trình sản xuất, mô hình nhà máy thông minh liên kết với nguồn cung cấp
nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm.
Thực hiện công nghệ số hóa các cơ sở
chế biến và các dòng sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng phục vụ hoạt động
giao thương trong nước và thế giới.
Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đầu
tư công nghệ tiên tiến, hiện đại, chế biến sâu nông sản hàng hóa, tạo giá trị
gia tăng cao, chuyển dịch cơ cấu sản phẩm phù hợp nhu cầu
thị trường với định hướng chung
Xây dựng cơ sở dữ liệu về trình độ
công nghệ chế biến, bảo quản nông sản để tiến tới hình thành thị trường khoa học công nghệ gắn
với định hướng đầu tư phát triển bền vững.
Khuyến khích các doanh nghiệp hợp tác
với cơ quan nghiên cứu khoa học trong việc nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng
công nghệ hiện đại vào chế biến, bảo quản sản phẩm nông nghiệp, tạo ra các sản
phẩm có giá trị cao. Tập trung vào một số công nghệ như sau:
+ Công nghệ chiếu xạ; công nghệ xử lý
bằng nước nóng và hơi nước nóng, công nghệ bao gói điều chỉnh khí quyền, bảo quản
lạnh nhanh kết hợp với chất hấp thụ etylen và công nghệ tạo màng để bảo quản
rau, hoa, quả tươi; công nghệ ngủ đông bảo quản thủy sản sống;
+ Công nghệ phục vụ chế biến sâu nông
sản: Chế biến khô (sấy phun, sấy thăng hoa nhiệt độ thấp, sấy lạnh và sấy
nhanh); đông lạnh (IQF, cực nhanh); tiệt trùng nhanh chân không; công nghệ tách
chiết hoạt chất.
+ Công nghệ sinh học trong bảo quản
và chế biến nông sản;
+ Công nghệ biến tính, sấy sinh thái
để bảo quản gỗ; công nghệ sinh học sản xuất chế phẩm bảo
quản, chống mối, mọt thế hệ mới; công nghệ sản xuất các màng phủ thân thiện với
môi trường;
+ Công nghệ chế biến phế phụ phẩm được
tạo ra trong sản xuất và chế biến nông lâm thủy sản.
+ Công nghệ thông tin, tự động hóa và
trí tuệ nhân tạo trong chế biến nông sản nhằm tiết kiệm nguyên vật liệu, thời
gian và nâng cao hiệu quả kinh tế;
+ Công nghệ cơ giới hóa đồng bộ trong
sản xuất, thu hoạch, chế biến và bảo quản sau thu hoạch nông sản;
2.6. Giải pháp
về tổ chức sản xuất
Chuyển đổi, tích tụ ruộng đất, tái cơ
cấu sản xuất phù hợp quy hoạch và gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
Đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ cho các
khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, vùng nguyên liệu tập trung (giao thông,
thủy lợi, điện...).
Tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng
sản phẩm trước khi đưa đi tiêu thụ, có chính sách khuyến khích sản xuất các loại
nông, lâm sản có chất lượng cao.
Tiếp tục kêu gọi các doanh nghiệp,
các nhà đầu tư vào lĩnh vực Chế biến nông, lâm sản hàng hóa có lợi thế trên địa
bàn.
2.7. Giải pháp
đào tạo nguồn nhân lực
Tổ chức đào tạo, nâng cao trình độ về
quản lý nhà nước, khoa học công nghệ, ngoại ngữ và kỹ năng thương mại quốc tế
cho đội ngũ cán bộ công tác trong lĩnh vực chế biến và phát triển thị trường
nông sản; nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề đáp ứng
yêu cầu vận hành công nghệ thiết bị tiên tiến, hiện đại thông qua các khóa học
của các tổ chức trong và ngoài nước.
Đào tạo trình độ cho người sản xuất kinh
doanh, sơ chế, chế biến, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất.
2.8. Giải pháp
về môi trường
Kiểm tra giám sát chặt chẽ công tác bảo
vệ môi trường ngay từ khi cấp phép. Ưu tiên cấp phép cho các cơ sở chế biến có
công nghệ tiên tiến, ít gây ô nhiễm.
Các cơ sở chế biến phải đầu tư hệ thống
xử lý nước thải, chất thải; thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định tại Nghị định 40/2019/NĐ-CP , ngày
13/5/2019 của chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định
chi tiết, hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường; thực hiện tốt các yêu cầu
về xử lý chất thải đảm bảo đạt QCVN về môi trường.
Có chính sách hỗ trợ, khuyến khích
các doanh nghiệp đầu tư dây truyền thiết bị hiện đại, thân thiện với môi trường.
Có cơ chế chính sách khuyến khích để
các cơ sở chế biến di dời vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung để
quản lý và xử lý chất thải.
2.9. Giải pháp
về vốn
Tăng cường xã hội hóa đầu tư, có các
chính sách thu hút vốn của các doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư
xây dựng cơ sở chế biến nông, lâm sản.
Tranh thủ sự hỗ trợ của các Bộ, ngành
TW để thu hút các nguồn vốn, lồng ghép từ nguồn vốn Chương trình MTQG xây dựng
nông thôn mới và các chương trình, dự án có liên quan để đầu tư hạ tầng cho các
vùng, cơ sở sản xuất.
Vốn Ngân sách: Hỗ trợ đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng về giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc, khuyến nông, khuyến
công, đào tạo nghề.
Tăng cường vốn tín dụng thông qua các
chương trình xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, hỗ trợ sản xuất... cho
người dân vay với lãi suất ưu đãi hoặc hỗ trợ lãi suất vay để đầu tư mua sắm
trang thiết bị, đổi mới công nghệ hoặc phát triển nguyên liệu.
Huy động vốn tự có của người dân,
doanh nghiệp, chủ cơ sở chế biến nông, lâm sản đầu tư phát triển nhà máy chế biến,
phát triển vùng nguyên liệu;
Thực hiện cơ chế tạo vốn cho các
doanh nghiệp từ các nguồn khấu hao, thuế thu nhập. Cho phép các doanh nghiệp khấu
hao hết tài sản cố định được để lại phần khấu hao làm vốn phát triển sản xuất.
III. KHÁI TOÁN
KINH PHÍ THỰC HIỆN VÀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ
Khái toán tổng kinh phí thực hiện
Đề án: 2.747.170 triệu đồng, trong đó:
- Vốn Ngân sách nhà nước: 166.098 triệu
đồng;
- Vốn đầu tư doanh nghiệp: 2.581.072
triệu đồng.
(Có
Phụ biểu chi tiết kèm theo)
IV. THỜI GIAN THỰC
HIỆN: Từ năm 2021 đến năm 2025.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn
Là cơ quan chủ trì tổ chức triển khai
thực hiện và hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức thực hiện Đề án;
theo dõi, tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện theo quy định.
Tham mưu, đề xuất sửa đổi, bổ sung,
ban hành mới cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất gắn với chế biến
nông, lâm, thủy sản theo chuỗi giá trị góp phần nâng cao giá trị gia tăng và
phát triển bền vững phục vụ công tác tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Tỉnh.
Tổ chức, hướng dẫn xây dựng các
chương trình, dự án, phối hợp với các sở, ngành, địa phương rà soát, xây dựng
chính sách phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Phối hợp chặt chẽ với các sở,
ngành có liên quan và các địa phương để thực hiện tốt Đề án.
Giao cho Chi cục Quản lý chất lượng
Nông lâm sản và Thủy sản chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương
tổ chức thực hiện các nội dung: Tổ chức tập huấn; hướng dẫn các địa phương, đơn
vị thực hiện các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với hoạt động chế biến, bảo
quản nông, lâm sản và thủy sản trên địa bàn tỉnh; thẩm định
giám sát chứng nhận điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với các cơ sở chế
biến nông sản; kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp tình hình triển khai thực hiện Đề án
của các đơn vị liên quan.
2. Sở Kế hoạch
và Đầu tư
Chủ trì, tham mưu phân bố các nguồn vốn
ngân sách Trung ương (nếu có) để triển khai thực hiện Đề
án; Là cơ quan đầu mối tiếp nhận hồ sơ thực hiện thủ tục quyết định chủ trương
đầu tư đối với các dự án chế biến nông, lâm sản và thủy sản trên địa bàn (ngoài
phạm vi Khu kinh tế cửa khẩu); Hướng dẫn trình tự thủ tục
chuẩn bị đầu tư đối với các dự án đầu tư phát triển cơ sở chế biến nông, lâm sản
và thủy sản theo quy định.
3. Sở Tài chính
Căn cứ khả năng cân đối ngân sách, Sở
Tài chính tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách thực hiện Đề án
đối với những nội dung hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách theo quy định hiện hành.
Chủ trì, ban hành văn bản hướng dẫn,
tổ chức thực hiện các chính sách về tài chính có liên quan đến hỗ trợ phát triển
các cơ sở chế biến nông sản theo quy định.
4. Sở Giao thông
vận tải - Xây dựng
Quy hoạch, bố trí, giới thiệu địa điểm
đất cho các dự án xây dựng các cơ sở chế biến gắn với vùng
nguyên liệu tập trung.
Chủ trì hướng dẫn, thẩm định, nghiệm
thu các hạng mục công trình đầu tư xây dựng theo quy định đối với các dự án đề
nghị được hưởng hỗ trợ xây dựng cơ sở chế biến, bảo quản nông sản theo Nghị quyết
số 26/2020/NQ-HĐND , ngày 04/12/2020 của Hội Đồng nhân dân tỉnh Lào Cai.
5. Sở Công Thương
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn trong việc hỗ trợ phát triển cơ sở chế biến nông, lâm sản và thủy
sản. Tiếp tục thực hiện các hoạt động hỗ trợ theo chính sách khuyến công nhằm
giúp các đơn vị sản xuất trong lĩnh vực chế biến nông, lâm sản phát triển. Đẩy
mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm chế biến từ nông, lâm sản và thủy sản.
6. Sở Tài nguyên
và Môi trường
Hướng dẫn các địa phương, doanh nghiệp/HTX
trình tự, thủ tục về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục
đích sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; hướng dẫn các cơ sở
chế biến nông, lâm sản và thủy sản thực hiện các thủ tục về môi trường theo quy
định.
Chủ trì thẩm định báo cáo đánh giá
tác động môi trường và giám sát việc thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi
trường các nhà đầu tư xây dựng cơ sở chế biến theo quy định của Luật Bảo vệ môi
trường.
7. Sở Khoa học và
Công nghệ
Chủ trì hướng dẫn các doanh nghiệp,
HTX và các cơ sở sản xuất xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho nông sản, thực phẩm của
tỉnh. Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tham gia Quỹ đổi mới
công nghệ Quốc gia để đổi mới công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch; hỗ trợ
chuyển giao công nghệ, sản xuất thử nghiệm nhằm hoàn thiện công nghệ, thiết bị
tiên tiến để ứng dụng vào sản xuất quy mô công nghiệp.
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn hướng dẫn các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân ứng dụng những tiến
bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ và chuyển giao công nghệ mới. Hỗ trợ kinh phí
cho các đề tài thuộc lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng, cải tiến mẫu mã, bao bì,
đóng gói sản phẩm...
8. Ủy ban Nhân
dân các huyện, thị xã, thành phố:
Căn cứ nhiệm vụ, giải pháp đề án này,
khẩn trương xây dựng kế hoạch phát triển cơ sở chế biến nông, lâm sản và thủy sản
và tổ chức triển khai thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
Đề xuất các dự án cụ thể để phát triển
chế biến nông, lâm sản và thủy sản trên địa bàn gắn với vùng nguyên liệu, thế mạnh
của địa phương, phù hợp với định hướng phát triển chung của tỉnh; bố trí cơ cấu
sản xuất theo hướng hình thành các vùng sản xuất hàng hóa
tập trung có chất lượng cao gắn với các cơ sở chế biến và thị trường tiêu thụ.
Vận động các doanh nghiệp đẩy mạnh việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các
vùng nguyên liệu trên cơ sở tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng.
Rà soát quy hoạch sử dụng đất đai,
quy hoạch sản xuất nông nghiệp theo quy hoạch chung của tỉnh; Ưu tiên bố trí
kinh phí thực hiện giải phóng mặt bằng và bàn giao đất cho
Doanh nghiệp thực hiện xây dựng cơ sở chế biến nông lâm sản quy mô lớn, được
UBND tỉnh phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư.
9. Ngân hàng Nhà
nước - Chi nhánh tỉnh Lào Cai:
Chỉ đạo các ngân hàng thương mại, quỹ
tín dụng nhân dân trên địa bàn tập trung ưu tiên nguồn vốn để cho vay phục vụ
phát triển nông nghiệp, nông thôn; trong đó ưu tiên vốn cho các doanh nghiệp đầu
tư dự án chế biến nông lâm sản và thủy sản và cơ giới hóa nông nghiệp.
Chỉ đạo các ngân hàng thương mại, quỹ
tín dụng nhân dân trên địa bàn tiếp tục triển khai có hiệu quả chính sách cho
vay hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.
Chỉ đạo tăng cường kết nối ngân hàng
- doanh nghiệp/HTX để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp/HTX, người dân trong tiếp
cận vốn để kịp thời đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn nói chung và vay vốn
phát triển các dự án chế biến nông, lâm sản và thủy sản nói riêng.
Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở:
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông
vận tải - Xây dựng, Tài Nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ; Chủ tịch
UBND các huyện, thị xã, thành phố; Giám đốc Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh tỉnh
Lào Cai và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- TT: Tỉnh ủy; HĐND tỉnh;
- CT, PCT1;
- Như Điều 2 QĐ;
- Chi cục QLCLNLS và TS tỉnh
- CVP, PCVP3;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT, TH1,3, VX1,2, NLN1,2.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hoàng Quốc Khánh
|
PHỤ BIỂU 1: TỔNG HỢP KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Quyết định số: 1045/QĐ-UBND ngày 01/4/2021 của UBND tỉnh Lào Cai)
ĐVT: Triệu đồng
STT
|
Danh mục
|
Nhu
cầu vốn giai đoạn 2021-2025
|
Vốn
từ ngân sách nhà nước
|
Vốn
đầu tư của doanh nghiệp
|
Căn
cứ
|
Tổng
NSNN
|
NSTW
|
NS
tỉnh
|
NS
huyện
|
|
Tổng cộng (I+II)
|
2.747.170
|
166.098
|
10.990
|
117.101
|
38.007
|
2.581.072
|
|
I
|
Hỗ trợ nâng cao năng lực chế biến,
xúc tiến tiêu thụ sản phẩm chế biến
|
2.191
|
2.191
|
990
|
1.201
|
-
|
-
|
|
1
|
Điều tra thực trạng các cơ sở chế
biến, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh
|
121
|
121
|
|
121
|
|
-
|
Nghị
quyết 07/2017/NQ-HĐND và nghị quyết 11/2018/NQ-HĐND
|
2
|
Hội nghị bàn giải pháp thúc đẩy
phát triển sản xuất chế biến và xuất khẩu nông sản
|
270
|
270
|
|
270
|
|
-
|
3
|
Hội nghị phổ biến tuyên truyền
chính sách hỗ trợ phát triển cơ sở chế biến
|
270
|
270
|
|
270
|
|
-
|
4
|
Tập huấn kiến thức sơ chế sau thu
hoạch, bảo quản nông sản. Tổ chức tại 09 huyện, thị xã, thành phố
|
540
|
540
|
|
540
|
|
-
|
5
|
Hỗ trợ xúc tiến tiêu thụ sản phẩm chế
biến (Bao bì, nhãn mác, tem truy xuất...)
|
890
|
890
|
890
|
|
|
-
|
Nghị
quyết 21/2020/NQ-HĐND
|
6
|
Tài liệu tuyên truyền về kỹ thuật bảo
quản, chế biến đối với các cơ sở quy mô nhỏ
|
100
|
100
|
100
|
|
|
|
|
II
|
Các Dự án phát triển cơ sở chế
biến ưu tiên đầu tư
|
2.744.979
|
163.907
|
10.000
|
115.900
|
38.007
|
2.581.072
|
|
1
|
Ngành hàng chế biến sản phẩm trồng
trọt
|
421.670
|
94.307
|
10.000
|
54.700
|
29.607
|
327.363
|
94.307,0
|
1,1
|
Chế biến chè
|
58.000
|
27.200
|
-
|
27.200
|
-
|
30.800
|
|
|
Thu hút Công ty chế biến chè tại xã
Lùng Khấu Nhin, huyện Mường Khương
|
20.000
|
10.000
|
|
10.000
|
|
10.000
|
Nghị
định 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Thủ tướng chính phủ;
|
|
Dự án Nhà máy chế biến chè cổ thụ
xã Tả Thàng, huyện Mường Khương
|
12.000
|
7.200
|
|
7.200
|
|
4.800
|
|
Nhà máy chế biến chè tại xã Lùng
Vai, huyện Mường Khương
|
20.000
|
10.000
|
|
10.000
|
|
10.000
|
|
Nâng cao dây chuyền chế biến chè chất lượng cao của
các cơ sở doanh nghiệp/ HTX trên địa bàn tỉnh
|
6.000
|
|
|
|
|
6.000
|
Nghị
quyết 26/2020/NQ-HĐND
|
1,2
|
Chế biến dược liệu
|
174.225
|
31.500
|
10.000
|
7.500
|
14.000
|
142.725
|
|
|
Xây dựng Kho GPS (Thực hành tốt kho
bảo quản thuốc) và sơ chế dược liệu tại Khu Kim Thành - Bản Vược
|
130.000
|
10.000
|
10.000
|
|
|
120.000
|
Nghị
định 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Thủ tướng chính phủ; Nghị quyết
26/2020/NQ-HĐND
|
|
Xây dựng dây chuyền chế biến củ
Hoàng Sin Cô tại huyện Bát Xát.
|
12.500
|
7.500
|
|
7.500
|
|
5.000
|
|
Xây dựng 02 cơ sở thu gom, sơ chế
dược liệu tại xã Y Tý và Mường Hum huyện Bát Xát
|
7.350
|
4.000
|
|
|
4.000
|
3.350
|
|
Xây dựng mới 02 cơ sở chế biến dược
liệu tại xã Na Hối, xã Lùng Phình, huyện Bắc Hà
|
7.350
|
4.000
|
|
|
4.000
|
3.350
|
|
Xây dựng 02 cơ sở thu gom, sơ chế đặt
tại xã Lùng Thẩn, Cán Cấu
|
7.350
|
4.000
|
|
|
4.000
|
3.350
|
|
Xây dựng 01 cơ sở thu gom, sơ chế tại
phường Sa Pa, thị xã Sa Pa
|
3.675
|
2.000
|
|
|
2.000
|
1.675
|
|
Nâng công suất dây chuyền chế biến
nước tắm tại Sa Pa
|
6.000
|
|
|
|
|
6.000
|
1,3
|
Chế biến rau quả
|
180.100
|
31.800
|
-
|
20.000
|
11.800
|
148.300
|
|
|
Xây dựng 01 nhà máy sơ chế, bảo quản
hoa quả tại huyện Bát Xát
|
8.775
|
2.000
|
|
|
2.000
|
6.775
|
Nghị
định 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Thủ tướng chính phủ; Nghị quyết
26/2020/NQ- HĐND
|
|
Xây dựng 01 nhà máy sơ chế, bảo quản
hoa quả tại huyện Bắc Hà
|
17.550
|
2.000
|
|
|
2.000
|
15.550
|
|
Xây dựng 01 cơ sở chế biến rau, hoa, quả tại Thành phố Lào Cai
|
8.775
|
2.000
|
|
|
2.000
|
6.775
|
|
Cơ sở chế biến nông sản tại xã Lùng
Phình huyện Bắc Hà
|
5.000
|
2.000
|
|
|
2.000
|
3.000
|
|
Cơ sở chế biến nông sản huyện Bảo
Thắng
|
100.000
|
10.000
|
|
10.000
|
|
90.000
|
|
Cơ sở quy mô doanh nghiệp/HTX chế
biến quýt tại Mường Khương
|
5.000
|
2.000
|
|
|
2.000
|
3.000
|
|
Nâng công suất cơ sở sơ chế, chế biến, bảo quản rau, quả thị xã Sa Pa
|
2.000
|
-
|
|
|
|
2.000
|
|
|
Nâng công suất nhà máy chế biến rau quả xuất khẩu tại xã Lùng Vai, huyện Mường Khương
|
30.000
|
10.000
|
|
10.000
|
|
20.000
|
|
|
Nâng cấp các cơ sở chế biến quy mô
nhỏ tại Bắc Hà; Mường Khương, Văn Bàn
|
3.000
|
1.800
|
|
|
1.800
|
1.200
|
|
1,4
|
Chế biến lương thực, thực phẩm
|
9.345
|
3.807
|
-
|
-
|
3.807
|
5.538
|
|
|
Xây dựng 01 cơ sở chế biến thóc gạo
đặt tại xã Dương Quỳ, huyện Văn Bàn
|
1.485
|
891
|
|
|
891
|
594
|
Nghị
quyết 26/2020/NQ-HĐND
|
|
Xây dựng 03 cơ sở sấy, bảo quản ngô tại xã Cốc Ly huyện Bắc Hà, xã Khánh Yên
Thượng huyện Văn Bàn và thị trấn Mường Khương
|
4.860
|
2.916
|
|
-
|
2.916
|
1.944
|
|
Nâng công suất cơ sở chế biến gạo tại
Bát Xát, Mường Khương
|
3.000
|
|
|
|
|
3.000
|
2
|
Ngành hàng chế biến sản phẩm
chăn nuôi - thủy sản
|
1.562.225
|
28.400
|
-
|
21.200
|
7.200
|
1.533.825
|
|
2,1
|
Chăn nuôi
|
1.557.225
|
27.200
|
-
|
20.000
|
7
200
|
1.530.025
|
|
|
Thu hút xây dựng 01 cơ sở giết mổ
áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại tại cơ sở giết mổ thực hiện việc pha
lóc, bảo quản thịt và chế biến thịt thành các dạng sản phẩm như thịt hộp, thịt
xông khói giò, chả, xúc xích, lạp sườn.
|
1.500.000
|
10.000
|
|
10.000
|
|
1.490.000
|
Nghị
định 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Thủ tướng chính phủ; Nghị quyết
26/2020/NQ- HĐND
|
|
01 nhà máy chế biến thức ăn chăn
nuôi tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
|
45.225
|
10.000
|
|
10.000
|
|
35.225
|
|
|
Xây dựng 02 HTX chế biến các sản phẩm
từ thịt lợn đen tại xã Bản Xen và thị trấn Mường Khương, huyện Mường Khương.
|
12.000
|
7.200
|
|
|
7.200
|
4.800
|
|
2,2
|
Thủy sản
|
5.000
|
1.200
|
-
|
1.200
|
-
|
3.800
|
|
|
Xây dựng nhà xưởng chế biến cá nước
lạnh
|
2.000
|
1.200
|
|
1.200
|
|
800
|
|
|
Nâng cấp các cơ sở chế biến cá nước
lạnh tại Sa Pa
|
3.000
|
|
|
|
|
3.000
|
|
3
|
Ngành hàng chế biến lâm sản
|
761.084
|
41.200
|
-
|
40.000
|
1.200
|
719.884
|
|
|
Xây dựng 01 nhà máy chế biến sâu,
tinh chế gỗ sản xuất các sản phẩm từ gỗ với công suất đạt trên 200.000m3/ năm
tại huyện Bảo Thắng
|
650.783
|
10.000
|
|
10.000
|
|
640.783
|
Nghị
định 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Thủ tướng chính phủ; Nghị quyết 26/2020/NQ-
HĐND
|
|
Xây dựng Nhà máy chế biến sâu tinh
dầu quế tại huyện Bảo Yên với công suất trên 500 tấn tinh dầu/ năm
|
50.301
|
1.200
|
|
|
1.200
|
49.101
|
|
Nhà máy chế biến sâu vỏ quế, công suất trên 10.000 tấn tại huyện Bảo Thắng.
|
10.000
|
6.000
|
|
6.000
|
|
4.000
|
|
Xây dựng 02 cơ sở chiết xuất tinh dầu
quế tại huyện Văn Bàn, Bắc Hà;
|
10.000
|
6.000
|
|
6.000
|
-
|
4.000
|
|
Nâng cấp dây chuyền, thu hút Thành
lập nhà máy, tổ hợp tác/HTX, cơ sở sơ chế, chế biến các sản phẩm từ măng với
công suất 5.000-10.000 tấn/ năm.
|
25.000
|
10.000
|
|
10.000
|
|
15.000
|
|
Thu hút 01 nhà máy/ cơ sở chiết suất
nhựa Cánh kiến trắng thô thành Benzoic công suất trên 2.000 tấn/ năm;
|
10.000
|
6.000
|
|
6.000
|
|
4.000
|
|
Thu hút đầu tư cơ sở thu mua, chế
biến dầu trẩu công suất 10.000 tấn/năm
|
5000
|
2000
|
|
2000
|
|
3000
|
PHỤ
BIỂU 2: PHÂN NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Quyết định số: 1045/QĐ-UBND ngày 01/4/2021 của UBND tỉnh Lào Cai)
STT
|
Danh mục
|
Nhu
cầu vốn giai đoạn 2021-2025
|
Năm
2021
|
Năm
2022
|
Năm
2023
|
Năm
2024
|
Năm
2025
|
Ghi
chú
|
|
Tổng
cộng (I+II)
|
2.747.170,0
|
629.382,0
|
673.698,1
|
345.006,9
|
1.036.038,0
|
60.045,0
|
|
I
|
Hỗ trợ nâng cao năng lực chế biến,
xúc tiến tiêu thụ sản phẩm chế biến
|
2.191
|
56
|
555
|
550
|
505
|
525
|
|
1
|
Điều tra thực trạng các cơ sở chế biến,
tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh
|
121
|
56
|
|
65
|
|
|
|
2
|
Hội nghị bàn giải pháp thúc đẩy
phát triển sản xuất chế biến và xuất khẩu nông sản
|
270
|
|
60
|
65
|
70
|
75
|
Tổ
chức 01 Hội nghị/ năm
|
3
|
Hội nghị phổ biến tuyên truyền chính
sách hỗ trợ phát triển cơ sở chế biến
|
270
|
|
60
|
65
|
70
|
75
|
Tổ
chức 01 Hội nghị/năm
|
4
|
Tập huấn kiến thức sơ chế sau thu
hoạch, bảo quản nông sản. Tổ chức tại 09 huyện, thị xã, thành phố
|
540
|
|
135
|
135
|
135
|
135
|
Tổ
chức 09 lớp tập huấn/năm
|
5
|
Hỗ trợ xúc tiến tiêu thụ sản phẩm
chế biến (Bao bì, nhãn mác, tem truy xuất...)
|
890
|
|
200
|
220
|
230
|
240
|
Mỗi
năm hỗ trợ từ 2-3 sản phẩm
|
6
|
Tài liệu tuyên truyền về kỹ thuật bảo
quản, chế biến nông sản quy mô nhỏ
|
100
|
|
100
|
|
|
|
|
II
|
Các Dự án phát triển cơ sở chế
biến
|
2.744.979
|
629.326
|
673.143
|
344.457
|
1.035.533
|
59.520
|
|
1
|
Ngành hàng chế biến sản phẩm trồng
trọt
|
421.670
|
74.425
|
193.995
|
99.965
|
13.366
|
36.920
|
|
1,1
|
Chế biến chè
|
58.000
|
6.400
|
31.200
|
7.600
|
6.400
|
6.400
|
|
|
Thu hút Công
ty chế /biến chè tại xã Lùng Khấu Nhin huyện Mường Khương
|
20.000
|
4.000
|
4.000
|
4.000
|
4.000
|
4.000
|
10.000
tấn/ năm
|
|
Dự án Nhà máy chế biến chè cổ
thụ xã Tả Thàng, huyện Mường Khương
|
12.000
|
1.200
|
6.000
|
2.400
|
1.200
|
1.200
|
4.000
tấn/ năm
|
|
Nhà máy chế biến chè tại xã Lùng
Vai, huyện Mường Khương
|
20.000
|
|
20.000
|
|
|
|
20.000
tấn/ năm
|
|
Nâng công suất dây chuyền chế biến
chè chất lượng cao của các cơ sở/ doanh nghiệp/ HTX trên địa bàn tỉnh
|
6.000
|
1.200
|
1.200
|
1.200
|
1.200
|
1.200
|
|
1,2
|
Chế biến dược liệu
|
174.225
|
37.025
|
78.200
|
47.150
|
700
|
8.150
|
-
|
|
Xây dựng Kho GPS (Thực hành tốt kho
bảo quản thuốc) và sơ chế dược liệu tại Khu Kim Thành -
Bản Vược
|
130.000
|
26.000
|
65.000
|
39.000
|
-
|
|
Công
suất sơ chế 1.060 tấn/năm
|
|
Xây dựng dây chuyền chế biến củ
Hoàng Sin Cô tại huyện Bát Xát.
|
12.500
|
|
12.500
|
|
|
|
|
|
Xây dựng 02 cơ sở thu gom, sơ chế
dược liệu tại xã Y Tý và Mường Hum huyện Bát Xát
|
7.350
|
7.350
|
|
|
|
-
|
|
|
Xây dựng mới 02 cơ sở chế biến dược
liệu tại xã Na Hối, xã Lùng Phình, huyện Bắc Hà
|
7.350
|
|
|
|
|
7.350
|
|
|
Xây dựng 02 cơ sở thu gom, sơ chế đặt
tại xã Lùng Thẩn, Cán Cấu
|
7.350
|
|
|
7.350
|
|
|
|
|
Xây dựng 01 cơ sở thu gom, sơ chế tại
phường Sa Pa, thị xã Sa Pa
|
3.675
|
3.675
|
|
|
|
|
|
|
Nâng công suất dây chuyền chế biến
nước tắm tại Sa Pa
|
6.000
|
|
700
|
800
|
700
|
800
|
|
1,3
|
Chế biến rau quả
|
180.100
|
31.000
|
82.175
|
43.375
|
3.500
|
20.050
|
|
|
Xây dựng 01
nhà máy sơ chế, bảo quản hoa quả
tại huyện Bát Xát
|
8.775
|
|
8.775
|
|
|
|
|
|
Xây dựng
01 nhà máy sơ chế, bảo quản hoa quả tại huyện Bắc Hà
|
17.550
|
|
|
|
|
17.550
|
Công
suất 3.500 tấn/ năm
|
|
Xây dựng 01 cơ sở chế biến rau,
hoa, quả tại Thành phố Lào Cai
|
8.775
|
|
|
8.775
|
-
|
-
|
Công
suất 1.500 tấn/ năm
|
|
Cơ sở chế biến nông sản tại xã Lùng
Phình huyện Bắc Hà
|
5.000
|
1.000
|
1.000
|
1.000
|
1.000
|
1.000
|
công
suất 1.500 tấn/ năm
|
|
Cơ sở chế biến nông sản huyện Bảo
Thắng
|
100.000
|
|
70.000
|
30.000
|
|
-
|
Chế
biến 10000 tấn chuối, 5000 tấn dứa, 25.000 tấn ngô, sắn, 50.000 tấn cành lá
quế, 5.000 thân, lá sả/ năm
|
|
Cơ sở quy mô doanh nghiệp/HTX chế
biến quýt tại Mường Khương
|
5.000
|
|
|
2.500
|
1.500
|
1.000
|
công
suất 1.500 tấn/ năm
|
|
Nâng công suất cơ sở sơ chế, chế biến,
bảo quản rau, quả thị xã Sa Pa
|
2.000
|
|
1.400
|
600
|
|
|
Công
suất 5.000 tấn
|
|
Xây dựng nhà máy chế biến rau quả
xuất khẩu tại xã Lùng Vai, huyện Mường Khương
|
30.000
|
30.000
|
-
|
-
|
-
|
-
|
Công
suất trên 10.000 tấn/ năm
|
|
Hỗ trợ nâng cấp dây chuyền chế biến
ớt đối với các cơ sở chế biến quy mô nhỏ
|
3.000
|
|
1.000
|
500
|
1.000
|
500
|
|
1,4
|
Chế biến lương thực, thực phẩm
|
9.345
|
-
|
2.420
|
1.840
|
2.766
|
2.320
|
|
|
Xây dựng 01 cơ sở chế biến thóc gạo
đặt tại xã Dương Quỳ, huyện Văn Bàn
|
1.485
|
|
|
1.040
|
446
|
|
Công
suất 4.000 tấn/ năm
|
|
Xây dựng 03 cơ
sở sấy, bảo quản ngô tại huyện Bắc Hà, xã Khánh Yên Thượng huyện Văn Bàn và thị
trấn Mường Khương
|
4.860
|
|
1.620
|
|
1.620
|
1.620
|
Công
suất 35.000 tấn/ năm
|
|
Nâng công suất cơ sở chế biến gạo tại
Bát Xát, Mường Khương
|
3.000
|
|
800
|
800
|
700
|
700
|
|
2
|
Ngành hàng chế biến sản phẩm chăn nuôi - thủy sản
|
1.562.225
|
504.600
|
8.600
|
32.258
|
1.014.168
|
2.600
|
|
2,1
|
Chăn nuôi
|
1.557.225
|
504.000
|
8.000
|
31.658
|
1.013.568
|
-
|
|
|
Thu hút xây dựng 01 cơ sở giết mổ
áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại tại cơ sở giết mổ thực hiện việc pha
lóc, bảo quản thịt và chế biến thịt thành các dạng sản phẩm như thịt hộp, thịt
xông khói giò, chả, xúc xích, lạp sườn.
|
1.500.000
|
500.000
|
|
-
|
1.000.000
|
|
Dự
kiến giết mổ lợn 300 con/ giờ, giết mổ bò 30 con/ giờ;
gà thịt: 2.000 con/ giờ, vịt: 1.000 con/ giờ
|
|
01 nhà máy chế biến thức ăn chăn
nuôi tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
|
45.225
|
|
|
31.658
|
13.568
|
|
|
|
Xây dựng 02 HTX chế biến các sản phẩm
từ thịt lợn đen tại xã Bản Xen và thị trấn Mường Khương, huyện Mường Khương.
|
12.000
|
4.000
|
8.000
|
|
|
|
|
2,2
|
Thủy sản
|
5.000
|
600
|
600
|
600
|
600
|
2.600
|
|
|
Xây dựng nhà xưởng chế biến cá nước
lạnh
|
2.000
|
|
|
|
|
2.000
|
Trên
580 tấn/năm
|
|
Nâng cấp 02 cơ sở chế biến cá nước
lạnh tại Sa Pa
|
3.000
|
600
|
600
|
600
|
600
|
600
|
3
|
Ngành hàng chế biến lâm sản
|
761.084
|
50.301
|
470.548
|
212.235
|
8.000
|
20.000
|
|
|
Xây dựng 01 nhà máy chế biến sâu, tinh chế gỗ sản xuất các sản
phẩm từ gỗ với công suất đạt trên 200.000m3/năm
tại huyện Bảo Thắng
|
650.783
|
|
455.548
|
195.235
|
|
|
|
|
Xây dựng Nhà máy chế biến sâu tinh
dầu quế tại huyện Bảo Yên với công suất trên 500 tấn tinh dầu/ năm
|
50.301
|
50.301
|
|
|
|
|
|
|
Nhà máy chế biến sâu vỏ quế, công suất
trên 10.000 tấn tại huyện Bảo Thắng.
|
10.000
|
|
|
7.000
|
3.000
|
|
|
|
Xây dựng 02 cơ sở chiết xuất tinh dầu
quế tại huyện Văn Bàn, Bắc Hà;
|
10.000
|
|
|
|
|
10.000
|
|
|
Nâng cấp dây chuyền, thu hút Thành lập
nhà máy, tổ hợp tác/HTX, cơ sở sơ chế, chế biến các sản phẩm từ măng với công
suất 5.000-10.000 tấn/ năm.
|
25.000
|
|
15.000
|
10.000
|
|
|
|
|
Thu hút 01 nhà máy/ cơ sở chiết suất
nhựa Cánh kiến trắng thô thành Benzoic công suất trên
2.000 tấn/ năm;
|
10.000
|
|
|
|
|
10.000
|
|
|
Thu hút đầu tư cơ sở thu mua, chế
biến dầu trẩu công suất 10.000 tấn/năm
|
5.000
|
|
|
|
5.000
|
|
|