Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 13/1999/PL-UBTVQH10 Loại văn bản: Pháp lệnh
Nơi ban hành: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Người ký: Nông Đức Mạnh
Ngày ban hành: 27/04/1999 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 13/1999/PL-UBTVQH10

Hà Nội, ngày 27 tháng 4 năm 1999

PHÁP LỆNH

CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI SỐ 13/1999/PL-UBTVQH10 NGÀY 27 THÁNG 4 NĂM 1999 BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG

Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, nâng cao trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 4 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khoá X và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 1999;
Pháp lệnh này quy định việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1

Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hoá, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng sinh hoạt của cá nhân, gia đình và tổ chức.

Điều 2

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng là trách nhiệm chung của toàn xã hội.

Cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi cá nhân có trách nhiệm thực hiện các quy định của Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật có liên quan về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục, động viên nhân dân tham gia các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và thi hành pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Điều 3

Nhà nước khuyến khích việc tiêu dùng hợp lý, tiết kiệm.

Nhà nước có chính sách, biện pháp để phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, củng cố các doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc nhu cầu thiết yếu có chất lượng nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Nhà nước khuyến khích mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Điều 4

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phục vụ tiêu dùng trong nước; tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá nhập khẩu phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Pháp lệnh này, pháp luật về thương mại, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng hàng hoá, thực phẩm, quảng cáo, bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 5

Người tiêu dùng có các quyền và trách nhiệm quy định tại Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 6

Tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam phải thực hiện các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.

Điều 7

Nghiêm cấm các hành vi sau đây:

Sản xuất, kinh doanh hàng cấm, hàng giả;

Sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường, nguy hại đến tính mạng, sức khoẻ của con người, trái với thuần phong mỹ tục;

Thông tin, quảng cáo sai sự thật;

4. Các vi phạm khác nhằm lừa dối người tiêu dùng.

Chương 2:

QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG

Điều 8

Người tiêu dùng có quyền lựa chọn hàng hoá, dịch vụ; được cung cấp các thông tin trung thực về chất lượng, giá cả, phương pháp sử dụng hàng hoá, dịch vụ; được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ và môi trường khi sử dụng hàng hoá, dịch vụ; được hướng dẫn những hiểu biết cần thiết về tiêu dùng.

Điều 9

Người tiêu dùng có quyền đòi bồi hoàn, bồi thường thiệt hại khi hàng hoá, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, chất lượng, số lượng, giá cả đã công bố hoặc hợp đồng đã giao kết; khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật đối với việc sản xuất, kinh doanh hàng cấm, hàng giả, hàng hoá, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, chất lượng, số lượng và việc thông tin, quảng cáo sai sự thật.

Điều 10

Người tiêu dùng có quyền đóng góp ý kiến trong việc xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thực hiện đúng trách nhiệm trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Người tiêu dùng có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng hàng hoá, dịch vụ thuộc nhu cầu thiết yếu về ăn, mặc, ở, đi lại, học tập, bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ môi trường và các hàng hoá, dịch vụ khác đã đăng ký, công bố.

Điều 11

Người tiêu dùng được thành lập tổ chức để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật.

Người tiêu dùng trực tiếp hoặc thông qua đại diện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Điều 12

Người tiêu dùng có trách nhiệm tự bảo vệ mình trong việc tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ; thực hiện đúng hướng dẫn về phương pháp sử dụng hàng hoá, dịch vụ; không được tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ gây tổn hại đến môi trường, trái với thuần phong mỹ tục, gây nguy hại đến tính mạng, sức khoẻ của mình và cộng đồng.

Điều 13

Người tiêu dùng có trách nhiệm phát hiện, tố cáo các hành vi gian dối về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, nhãn hiệu hàng hoá, giá cả và các hành vi lừa dối khác của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ, gây thiệt hại cho mình và cộng đồng theo quy định của pháp luật.

Chương 3:

TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN SẢN XUẤT, KINH DOANH HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ

Điều 14

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có đăng ký kinh doanh phải đăng ký, công bố tiêu chuẩn, chất lượng hàng hoá, dịch vụ theo quy định của pháp luật và thực hiện đúng cam kết với người tiêu dùng; phải thường xuyên kiểm tra về an toàn, chất lượng hàng hoá, dịch vụ, thực hiện việc cân, đong, đo, đếm chính xác.

Chính phủ quy định cụ thể việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong trường hợp sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không đăng ký, công bố tiêu chuẩn, chất lượng hàng hoá, dịch vụ.

Điều 15

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phải thông tin, quảng cáo chính xác và trung thực về hàng hoá, dịch vụ; niêm yết giá hàng hoá, dịch vụ; công bố điều kiện, thời hạn, địa điểm bảo hành và hướng dẫn sử dụng hàng hoá, dịch vụ của mình cho người tiêu dùng.

Điều 16

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phải giải quyết kịp thời mọi khiếu nại của người tiêu dùng về hàng hoá, dịch vụ của mình không đúng tiêu chuẩn, chất lượng, số lượng, giá cả đã công bố hoặc hợp đồng đã giao kết; thực hiện trách nhiệm bảo hành hàng hoá, dịch vụ đối với khách hàng.

Điều 17

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có trách nhiệm thu thập, nghiên cứu, tiếp thu ý kiến đóng góp của người tiêu dùng; bồi hoàn, bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng theo quy định của pháp luật.

Chương 4:

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG

Điều 18

Nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bao gồm:

1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

2. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, về tiêu dùng hợp lý, tiết kiệm;

3. Chỉ đạo và phối hợp các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp;

4 . Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

5. Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật và những hiểu biết liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

6. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

7. Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; giải quyết khiếu nại, tố cáo của người tiêu dùng; xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Điều 19

Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong phạm vi cả nước.

Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Chính phủ quy định cụ thể cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Điều 20

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong việc thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Chính phủ quy định cụ thể trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quy định tại khoản 1 điều này.

Điều 21

Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện, giám sát, kiểm tra việc thi hành chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương.

Chương 5:

GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 22

Người tiêu dùng trực tiếp hoặc thông qua đại diện để thực hiện việc khiếu nại, yêu cầu bồi hoàn, bồi thường đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đã gây thiệt hại cho mình theo quy định của pháp luật.

Điều 23

Việc khiếu nại của người tiêu dùng đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ được giải quyết trước hết theo nguyên tắc hoà giải, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Trong trường hợp không hoà giải được, người tiêu dùng có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.

Điều 24

Người tiêu dùng trực tiếp hoặc thông qua đại diện của mình tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Điều 25

Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các cơ quan nhà nước có liên quan có trách nhiệm giải quyết kịp thời theo thẩm quyền các khiếu nại, tố cáo của người tiêu dùng theo quy định của pháp luật.

Điều 26

Người nào sản xuất, kinh doanh hàng cấm, thuốc chữa bệnh giả, thực phẩm giả và các loại hàng giả khác; thực phẩm không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn; sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường, nguy hại đến tính mạng, sức khoẻ của con người, trái với thuần phong mỹ tục; thông tin, quảng cáo sai sự thật; gian lận trong cân, đong, đo, đếm hoặc có hành vi khác vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 27

Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm hoặc bao che cho người khác vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều 28

Người nào có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mà gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác thì ngoài việc bị xử lý theo quy định tại các Điều 26 và 27 của Pháp lệnh này, còn phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Chương 6:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 29

Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 1999.

Điều 30

Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh này.

Nông Đức Mạnh

(Đã ký)

THE STANDING COMMITTEE OF NATIONAL ASSEMBLY
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------

No: 13/1999/PL-UBTVQH10

Hanoi, April 27, 1999

 

ORDINANCE

ON THE PROTECTION OF CONSUMERS’ INTERESTS

In order to protect the consumers’ legitimate rights and interests; to raise the State management efficiency and the responsibilities of organizations and individuals that produce and/or deal in goods and/or services in the protection of consumers’ interests;
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;
Pursuant to the Resolution of the Xth National Assembly, fourth session, on the legislative program for the whole Xth National Assembly’s tenure as well as the 1999 legislative program;
This Ordinance provides for the protection of consumers’ interests.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Consumers are those who purchase and use goods and/or services for their personal daily-life consumption or consumption by families and organizations.

Article 2.- To protect the consumers legitimate rights and interests is the common responsibility of the entire society.

The State agencies, economic organizations, political organizations, socio-political organizations, social organizations, socio-professional organizations, peoples armed forces units and all individuals shall have to implement the provisions of this Ordinance as well as the relevant provisions of legislation on the protection of consumers interests.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 3.- The State encourages the rational and thrifty consumption.

The State shall elaborate policies and measures to develop the multi-sectoral commodity economy and consolidate State enterprises so that the latter hold the leading role in the production and trading of essential good-quality commodities and services in order to protect the consumers interests.

The State encourages the expansion of international cooperation in the protection of consumers interests.

Article 4.- Organizations and individuals that produce and/or deal in goods and/or services in service of domestic consumption; and organizations and/or individuals trading in import goods shall have to strictly comply with the provisions of this Ordinance, the legislation on commerce, standards, measurement, the quality of goods, food, advertisement, environmental protection as well as the relevant provisions of law, and have to pay compensation for any damage as prescribed by law.

Article 5.- Consumers shall have the rights and responsibilities prescribed in this Ordinance as well as in the relevant provisions of law.

Article 6.- Foreign organizations and individuals operating on the Vietnamese territory shall have to abide by the provisions of Vietnamese legislation on the protection of consumers interests, except otherwise provided for by international agreements which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to.

Article 7.- To strictly prohibit the following acts:

1. Producing and/or trading in banned goods or fake goods;

2. Producing, trading and/or consuming goods and/or services which seriously pollute the environment, endanger the peoples life and health or contravene the fine traditions and customs of Vietnam;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Committing other violations to deceive consumers.

Chapter II

CONSUMERS’ RIGHTS AND RESPONSIBILITIES

Article 8.- Consumers shall have the right to select goods and/or services; be provided with true information on the quality, prices and instructions on the use of goods and/or services; be ensured with safety in life, health and environment when using such goods and/or services; and be provided with necessary knowledge about their use.

Article 9.- Consumers shall have the right to claim the refund of money for damage if the goods and/or services fail to meet the announced or contracted standards, quality, quantity and prices; make complaints, denunciations or initiate lawsuits according to law, against the production and/or trading of banned goods, fake goods or provision of services that fail to meet the standards, quality and quantity, and against the false information or untruthful advertisement.

Article 10.- Consumers shall have the right to contribute their opinions to the elaboration and implementation of policies and legislation on the protection of consumers interests; request organizations and/or individuals engaged in goods production and/or service provision to fulfill their responsibilities in the protection of consumers interests.

Consumers shall have the right to request production and/or business organizations and individuals to ensure the standards and quality of essential goods and services, regarding food, clothes, housing, traveling, studying, health care, environmental protection as well as other goods and services already registered and announced.

Article 11.- Consumers shall be entitled to establish organization(s) to protect their legitimate rights and interests in accordance with the provisions of law.

Consumers shall themselves or through their representatives protect their legitimate rights and interests.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 13.- Consumers shall have to detect and denounce fraudulent acts concerning the goods standards, measurement, quality, trademarks or prices as well as other acts of deceiving people by organizations and/or individuals engaged in the production of and/or trading in goods and/or services, which cause damage to them and the community, as prescribed by law.

Chapter III

RESPONSIBILITIES OF ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS ENGAGED IN GOODS PRODUCTION AND/OR SERVICE PROVISION

Article 14.- Organizations and individuals that produce and/or deal in goods and/or services with business registration, shall have to register and announce the standards and quality of their goods and/or services according to the provisions of law and fulfill their commitments to consumers; regularly examine the safety and quality of goods and/or services, and ensure the accurate weighing, measurement and calculation.

The Government shall stipulate in details the protection of consumers interests in case of the production of and trading in goods and/or services, of which the standards and quality have not been registered and/or announced.

Article 15.- Organizations and individuals engaged in the production of and/or trading in goods and/or services shall have to give accurate and truthful information and advertisement on their goods and/or services; post up the goods and/or services prices; announce the conditions, time-limits and place of warranty and provide consumers with instructions on the use of the goods and/or services.

Article 16.- Organizations and individuals that produce and/or deal in goods and/or services shall have to promptly settle in time all consumers complaints about their goods and/or services that fail to meet the announced or contracted criteria, quality, quantity and/or prices; and have to provide goods and/or services warranty for the consumers.

Article 17.- Organizations and individuals that produce and/or deal in goods and/or services shall have to collect, study and receive consumers opinions and comments; and make refund of money and/or compensation for any damage caused to consumers as prescribed by law.

Chapter IV

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 18.- The contents of State management over the protection of consumers interests shall include:

1. Promulgating and organizing the implementation of legal documents on the protection of consumers interests;

2. Elaborating and organizing the implementation of policies on the protection of consumers interests, as well as on the rational and thrifty consumption;

3. Directing and coordinating activities for the protection of consumers interests, of the ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government, the Peoples Councils and Peoples Committees of different levels;

4. Training, fostering a contingent of cadres for the protection of consumers interests;

5. Propagandizing, educating and popularizing law and knowledge related to the protection of consumers interests;

6. Promoting international cooperation in the field of the protection of consumers interests;

7. Promoting, examining the observance of the legislation on the protection of consumers interests; settling consumers complaints and/or denunciations; and handling violations of the legislation on the protection of consumers interests.

Article 19.- The Government shall exercise the unified State management over the protection of consumers interests in the whole country.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The Government shall determine State agencies in charge of the protection of consumers interests.

Article 20.-

1. The ministries, ministerial-level agencies and agencies attached to the Government shall, within the ambit of their tasks and powers, have to coordinate with the State agencies in charge of the protection of consumers interests in exercising the State management over the protection of consumers’ interests.

2. The Government shall specify responsibilities of the ministries, ministerial-level agencies and agencies attached to the Government, stipulated in Clause 1 of this Article.

Article 21.- The Peoples Councils and Peoples Committees of different levels shall, within the ambit of their tasks and powers, have to implement, supervise and inspect the implementation of policies and legislation on the protection of consumers interests in their respective localities.

Chapter V

SETTLEMENT OF COMPLAINTS AND DENUNCIATIONS AND HANDLING OF VIOLATIONS

Article 22.- Consumers shall themselves or through their representatives lodge complaints, request the refund of money or demand compensation for the damage caused to them by organizations and/or individuals that produce and/or deal in goods and/or services, as prescribed by law.

Article 23.- The consumers complaints against organizations and/or individuals that produce and/or deal in goods and/or services shall be settled first of all, on the principle of conciliation, except otherwise provided for by law. In case of failure in conciliation, consumers shall have the right to further complain or initiate lawsuits in accordance with the provisions of law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 25.- The State management agencies in charge of the protection of consumers interests and the relevant State bodies shall have to settle in time consumers complaints and/or denunciations according to their respective competence and the provisions of law.

Article 26.- Any persons who produce and/or trade in banned goods, fake medicines or food as well as other fake goods and/or food that fail to meet the hygiene and safety criteria; produce, trade in or consume goods and/or services which cause serious environmental pollution, or harms to the peoples life and health or contravene the fine traditions or customs of the country; give false information and/or advertisement; cheat in weighing, measurement and/or calculation or commit other acts of violating the legislation on the protection of consumers interests shall, depending on the nature and seriousness of their violation(s), be administratively sanctioned or examined for penal liability; and pay compensation for damage caused to consumers as prescribed by law.

Article 27.- Any persons who abuse their postitions and/or power to commit acts of violation or cover the violators of the legislation on the protection of consumers interests shall, depending on the nature and seriousness of their violation(s), be disciplined or examined for penal liability.

Article 28.- Any persons who commit acts of violating the legislation on the protection of consumers interests, thus causing damage to organizations and/or other individuals shall not only be dealt with according to Articles 26 and 27 of this Ordinance, but also have to pay compensation for the damage as prescribed by law.

Chapter VI

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 29.- This Ordinance takes effect from October 1st, 1999.

Article 30.- The Government shall detail the implementation of this Ordinance.

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



THE STANDING COMMITTEE OF NATIONAL ASSEMBLY




Nong Duc Manh

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 1999

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


15.499

DMCA.com Protection Status
IP: 18.189.182.15
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!