CHÍNH
PHỦ
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
99/1998/NĐ-CP
|
Hà
Nội, ngày 28 tháng 11 năm 1998
|
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 99/1998/NĐ-CP NGÀY 28 THÁNG 11 NĂM 1998 VỀ
QUẢN LÝ MUA, BÁN TÀU BIỂN
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 30 tháng 6 năm 1990;
Nhằm quản lý có hiệu quả các dự án mua, bán tàu biển phù hợp với quy hoạch
phát triển, từng bước hiện đại hóa đội tàu biển quốc gia, bảo đảm các yêu cầu về
an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường biển, cải tiến một bước các thủ tục phê
duyệt, quyết định và cấp phép mua, bán tàu biển;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. "Mua, bán tàu biển"
là quá trình tìm hiểu thị trường, chuẩn bị hồ sơ dự án để xin phê duyệt, ra quyết
định và cấp phép mua, bán, ký kết và thực hiện hợp đồng mua, bán tàu biển.
2. "Dự án mua, bán tàu biển"
là Dự án mua, bán một hoặc nhiều tàu biển.
3. "Người mua, bán tàu biển"
là các tổ chức, cá nhân thực hiện việc mua, bán tàu biển.
4. "Vốn ngân sách Nhà nước
hoặc vốn có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước" bao gồm tiền hoặc tài sản do
Nhà nước trực tiếp đầu tư, cho vay hoặc các nguồn khác Nhà nước giao cho tổ chức,
doanh nghiệp quản lý và sử dụng.
5. "Người có thẩm quyền quyết
định mua, bán tàu biển" là người đại diện cho tổ chức hoặc cơ quan nhà nước
có thẩm quyền quyết định mua, bán tàu biển theo phân cấp tại Điều 10 của Nghị định
này.
6. "Giấy phép mua, bán tàu
biển" là giấy phép do Bộ Giao thông vận tải cấp cho Người mua, bán tàu biển
theo đúng điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này.
7. "Hợp đồng mua, bán tàu
biển" bao gồm các loại hợp đồng mua, bán, thuê mua, vay mua, đóng mới tàu
biển
8. "Hợp đồng vay mua tàu biển"
là hợp đồng đặc thù trong đó người mua tàu và người bán tàu thỏa thuận sử dụng
một khoản vốn tín dụng có thể do chính người bán tàu cấp cho người mua tàu để
mua tàu nhưng kèm theo các điều kiện bảo đảm trách nhiệm thanh toán của người
mua tàu được quy định cụ thể trong hợp đồng.
Điều 2.
Nghị định này quy định điều kiện, thẩm quyền, trình tự xét duyệt và cấp phép
mua, bán tàu biển.
Việc mua, bán tàu biển quy định
tại khoản 1, Điều 3 của Nghị định này phải tuân theo các quy định của Nghị định
này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Điều 3.
Phạm ví áp dụng của Nghị định.
1. Nghị định náy áp dụng đối với
việc mua, bán các loại tàu biển đã qua sử dụng hoặc đóng mới trên thị trường
trong nước và quốc tế, trừ các trường hợp quy định tài khoản 2 của Điều này.
2. Nghị định này không áp đụng đối
với việc mua, bán các loại tàu biển sau đây:
a) Tàu biển có động cơ với tổng
công suất máy chính dưới 75CV; tàu biển không có động cơ, nhưng có tổng dung
tích toàn phần dưới 50GRT; tàu biển có trọng tải dưới 100DWT hay có chiều dài
đường nước thiết kế dưới 20m;
b) Tàu biển các loại mua, bán
không bằng nguồn vốn ngân sách hoặc không có nguồn gốc ngân sách và được thực
hiện tại thị trường trong nước;
c) Tàu biển do các doanh nghiệp
đóng tàu biển Việt Nam sản xuất trên cơ sở các hợp đồng đóng mới cho nước
ngoài;
d) Tàu biển nước ngoài được bán
đấu giá tại Việt Nam theo quyết định cưỡng chế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Việc quản lý mua, bán các loại
tàu biển sử dụng vào mục đích quân sự, bảo vệ an ninh, trật tự do Bộ Quốc
phòng, Bộ Công an quản lý, tàu biển sử dụng năng lượng hạt nhân và tàu biển
chuyên dụng để vận chuyển chất phóng xạ được thực hiện theo quy định riêng.
Điều 4.
Chính phủ thực hiện thống nhất việc quản lý mua, bán tàu biển và hoạt động đầu
tư, xuất nhập khẩu tàu biển của tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân
nước ngoài tại Việt Nam nhằm:
a) Bảo đảm thực hiện đúng các mục
tiêu chiến lược phát triển đội tàu biển quốc gia theo hướng công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, góp phần phát triển kinh tế đất nước và bảo hộ hợp lý sự phát triển của
ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam;
b) Bảo đảm những điều kiện an
toàn kỹ thuật của đội tàu biển phù hợp với các tiêu chuẩn của Việt Nam và các
công ước quốc tế về hàng hải mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia;
c) Huy động và sử dụng có hiệu
quả, đúng pháp luật mọi nguồn vốn đầu tư phát triển đội tàu.
Điều 5.
Điều kiện nhập khẩu tàu biển.
1. Tàu biển nhập khẩu để sử dụng
phải có đủ điều kiện được đăng ký tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
2. Tàu biển được nhập khẩu với mục
đích để phá dỡ không được sửa chữa, hoán cải hoặc phục hồi để sử dụng vào các mục
đích khác.
3. Hàng năm, Bộ Giao thông vận tải
sau khi thống nhất với các Bộ, ngành liên quan, căn cứ nhu cầu của thị trường
và năng lực thực tế của ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam công bố cụ thể danh
mục những loại tàu biển được phép nhập khẩu, trong đó phải quy định về loại
tàu, số lượng, tính năng kỹ thuật và khai thác, tổng trọng tải hoặc tổng dung
tích toàn phần của tàu.
Điều 6.
Hợp đồng mua, bán tàu biển.
1. Hợp đồng mua, bán tàu biển giữa
các bên là tổ chức hoặc cá nhân Việt Nam và thực hiện tại thị trường trong nước
thì hình thức và nội đung của hợp đồng mua, bán tàu biển phải tuân theo các quy
định của pháp luật Việt Nam.
2. Hợp đồng mua, bán tàu biển giữa
một bên là tổ chức hoặc cá nhân Việt Nam và một bên là tổ chức hoặc cá nhân nước
ngoài thì hình thức và nội dung hợp đồng mua, bán tàu biển do các bên thỏa thuận,
lựa chọn từ các loại hợp đồng thông dụng trên thị trường liên quan (xem danh mục
một số mẫu hợp đồng mua, bán tàu biển quốc tế thông dụng tại Phụ lục I). Tùy
theo điều kiện, mục đích cụ thể, mà nội dung của mỗi hợp đồng mua, bán tàu biển
có thể được thay đổi cho phù hợp, nhưng cần có một số nội dung cơ bản như Phụ lục
II (a, b).
Điều 7.
Đối với những tàu biển đã được cấp phép mua theo phương thức vay mua hoặc thuê
mua, sau thời gian đăng ký ở nước ngoài theo thỏa thuận trong hợp đồng và khi
chuyển về đăng ký tại Việt Nam thì đương nhiên được đăng ký vào "Sổ đăng
ký tàu biển quốc gia" mà không phải xin cấp phép lại.
Chương 2:
PHÂN LOẠI DỰ ÁN, THẨM
QUYỀN XÉT DUYỆT VÀ CẤP PHÉP MUA, BÁN TÀU BIỂN
Điều 8. Các
dự án mua, bán tàu biển được phân loại theo nguồn vốn như sau:
1. Các dự án sử dụng vốn ngân
sách hoặc có nguồn gốc vốn ngân sách.
2. Các dự án không sử dựng nguồn
vốn quy định tại khoản 1 của Điều này và các dự án mà tàu biển được chuyển nhượng
dưới các hình thức khác như: biếu, tặng và thừa kế...
Điều 9.
Trình tự xét duyệt và cấp phép mua, bán tàu biển.
1. Trình tự xét duyệt và cấp
phép mua, bán tàu biển gồm các bước cơ bản sau đây:
a) Bước thứ nhất: Phê duyệt chủ
trương mua, bán tàu biển.
b) Bước thứ hai: Thẩm định hồ sơ
và ra quyết định mua, bán tàu biển.
c) Bước thứ ba: Cấp phép mua,
bán tàu biển.
2. Trình tự xét duyệt và cấp
phép mua, bán tàu biển quy định tại khoản 1 Điều này được áp dụng đối với từng
trường hợp cụ thể như sau:
a) Tàu biển được mua, bán bằng
nguồn vốn theo quy định tại khoản 1 Điều 8 của Nghị định này và được thực hiện
trên thị trường trong nước thì chỉ cần thực hiện các bước quy định tại điểm a
và b khoản 1 Điều này.
b) Tàu biển được mua, bán bằng
nguồn vốn theo quy định tại khoản 2 Điều 8 của Nghị định này không phải thực hiện
các bước quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều này.
c) Việc cấp phép mua, bán tàu biển
theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này áp dụng đối với tất cả các dự án mua,
bán tàu biển không phân biệt nguồn vốn, được nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt
Nam hoặc xuất khẩu từ Việt Nam ra nước ngoài.
Điều 10.
Thẩm quyền phê duyệt chủ trương và quyết định mua, bán tàu biển.
1. Người có thẩm quyền phê duyệt
chủ trương mua, bán tàu biển cũng là Người có thẩm quyền quyết định mua, bán
tàu biển.
2. Thẩm quyền phê duyệt chủ
trương và quyết định mua, bán tàu biển cho các dự án quy định tại khoản 1 Điều
8 của Nghị định này được phân cấp như sau:
a) Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
chủ trương và quyết định đối với các dự án mua, bán tàu biển có giá trị từ 200
tỷ đồng trở lên, sau khi có báo cáo thẩm định và tờ trình của Bộ Giao thông vận
tải.
b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương, Hội đồng quản trị các Tổng công ty nhà nước thành lập theo Quyết định
số 91/TTg ngày 07 tháng 3 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ được phê duyệt chủ
trương và quyết định đối với các dự án mua, bán tàu biển có giá trị dưới 200 tỷ
đồng.
c) Thủ trưởng các Tổng cục, Cục
trực thuộc Bộ và Hội đồng quản trị các Tổng công ty nhà nước thành lập theo Quyết
định số 90/TTg ngày 07 tháng 3 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ được phê duyệt
chủ trương và quyết định đối với các dự án mua, bán tàu biển có giá trị dưới 20
tỷ đồng theo ủy quyền của Bộ trưởng.
3. Tùy theo tình hình thực tế
trong từng thời kỳ, Thủ tướng Chính phủ có thể điều chỉnh việc phân cấp quy định
tại khoản 2 Điều này.
Điều 11.
Thẩm quyền cấp phép mua, bán tàu biển.
1. Thủ tướng Chính phủ ủy quyền
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải thực hiện việc cấp phép mua, bán tàu biển theo
quy định tại điểm c khoản 2 Điều 9 của Nghị định này.
2. Việc thực hiện cấp phép mua,
bán tàu biển nhằm:
a) Bảo đảm dự án mua, bán tàu biển
phù hợp với quy hoạch phát triển chung của đội tàu biển quốc gia và chính sách
của Nhà nước về bảo hộ hợp lý ngành công nghiệp đóng tàu trong nước;
b) Xem xét tính hợp lý của dự án
mua, bán tàu biển trên cơ sở nhu cầu của thị trường, điều kiện hạ tầng của
ngành Hàng hải Việt Nam cũng như xem xét việc đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn kỹ
thuật, bảo vệ môi trường cùng các quy định có liên quan của pháp luật hiện hành
và các công ước quốc tế về hàng hải mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia;
c) Thẩm tra nội dung các điều
khoản của dự thảo hợp đồng mua, bán tàu biển.
2. Cục Hàng hải Việt Nam là cơ
quan thường trực để tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận
tải xem xét và cấp phép mua, bán tàu biển.
Chương 3:
THỦ TỤC PHÊ DUYỆT CHỦ
TRƯƠNG, QUYẾT ĐỊNH VÀ CẤP PHÉP MUA, BÁN TÀU BIỂN
MỤC A: THỦ TỤC PHÊ
DUYỆT CHỦ TR ƯƠNG MUA, BÁN TÀU BIỂN
Điều 12. Đối
với các tàu biển được mua, bán bằng nguồn vốn theo quy định tại khoản 1 Điều 8
của Nghị định này, Người mua, bán tàu biển căn cứ nhu cầu tiến hành khảo sát thị
trường và chuẩn bị hồ sơ trình cấp có thẩm quyền được quy định tại khoản 2 Điều
10 Nghị định này để xin phê duyệt chủ trương mua, bán tàu biển.
Điều 13. Hồ
sơ xin phê duyệt chủ trương mua, bán tàu biển bao gồm:
1. Đối với dự án mua tàu biển để
sử dụng:
a) Tờ trình xin mua tàu biển.
b) Bản sao giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập của tổ chức doanh nghiệp xin mua tàu biển.
c) Báo cáo xin phê duyệt chủ
trương mua tàu biển có nội dung sau:
Những căn cứ về sự cần thiết phải
mua tàu biển;
Quy mô đầu tư: loại tàu biển, số
lượng, dự kiến giá trị tàu;
Nguồn tài chính để mua tàu biển;
Những đặc tính cơ bản về kỹ thuật của tàu biển dự kiến mua;
Báo cáo sơ bộ về thị trường và
các hình thức mua tàu biển như: mua đứt bán đoạn, vay - mua; thuê - mua hoặc
đóng mới. Đồng thời, kiến nghị hình thức mua tàu biển nhu đấu giá hoặc đấu thầu,
chào hàng cạnh tranh hay chỉ định thầu.
2. Đối với dự án xin mua tàu biển
để phá dỡ:
a) Tờ trình xin mua tàu biển để
phá dỡ, trong đó nêu rõ về năng lực phá dỡ, các điều kiện và biện pháp bảo đảm
an toàn kỹ thuật; phòng, chống cháy - nổ và phòng, chống ô nhiễm môi trường;
b) Bản sao quyết định thành lập
doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành nghề phá dỡ tàu biển.
3. Đối với dự án xin bán tàu biển:
a) Tờ trình xin bán tàu biển,
trong đó nêu rõ về: lý do phải bán tàu biển; nguồn gốc tài sản và tình trạng sở
hữu tàu biển, giá trị còn lại, dự kiến giá bán, phương thức thanh toán, điều kiện
và nơi chuyển giao tàu biển;
b) Bản sao giấy chứng nhận đăng
ký tàu biển và các giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật của tàu biển;
c) Bản sao giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập của tổ chức, doanh nghiệp xin bán tầu
biển.
Điều 14.
1. Căn cứ
hồ sơ xin phê duyệt chủ trương mua, bán tàu biển quy định tại Điều 13 Nghị định
này, chậm nhất là sau 20 (hai mươi) ngày Người có thẩm quyền phê duyệt chủ
trương mua, bán tàu biển có văn bản phê duyệt hoặc nêu rõ lý do không phê duyệt.
2. Nội dung chủ yếu của văn bản
phê duyệt chủ trương mua, bán tàu biển bao gồm:
a) Quy mô đầu tư, phương thức
huy động vốn, dự kiến giá mua, giá bán tàu biển, phương thức mua, bán, các
thông số kỹ thuật chủ yếu của tàu biển, thị trường mua, bán tàu biển tại Việt
Nam hay nước ngoài.
b) Cho phép Người mua, bán tàu
biển được thực hiện hình thức mua, bán cụ thể như đấu giá hoặc đấu thầu, chào
hàng cạnh tranh hay chỉ định thầu.
3. Người có thẩm quyền quyết định
mua, bán tàu biển phải chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.
MỤC B: THỦ TỤC
QUYẾT ĐỊNH MUA, BÁN TÀU BIỂN
Điều 15.
Sau khi chủ trương mua, bán tàu biển đã được phê duyệt, Người mua, bán tàu biển
lập hồ sơ để trình Người có thẩm quyền quyết định mua, bán một hoặc nhiều tàu
biển cụ thể đã được lựa chọn.
Điều 16.
Hồ sơ xin ra quyết định mua, bán tàu biển gồm:
1. Đối với dự án mua tàu biển để
sử dụng:
a) Mua tàu biển đã qua sử dụng:
Giấy chứng nhận về tình trạng sở
hữu tàu biển, bản sao giấy chứng nhận đăng ký tàu biển;
Báo cáo giám định kỹ thuật tàu
biển của Đăng kiểm Việt Nam hoặc của Đăng kiểm nước ngoài, giám định viên tàu
biển quốc tế theo chỉ định của Người mua, bán tàu biển được Cục Đăng kiểm Việt
Nam thừa nhận;
Trích sao hồ sơ đăng kiểm của
tàu;
Báo cáo kết quả chọn tàu biển;
Dự thảo hợp đồng hoặc các văn bản
thỏa thuận tương đương;
Thỏa thuận bảo lãnh tiền vay, nếu
Người bán tàu hoặc Người cho vay vốn yêu cầu.
b) Mua tàu biển đóng mới:
Hồ sơ thiết kế kỹ thuật của tàu
biển đóng mới đã được Đăng kiểm Việt Nam hoặc của Đăng kiểm tàu biển nước ngoài
được Đăng kiểm Việt Nam thừa nhận phê duyệt;
Báo cáo kết quả chọn thầu;
Dự thảo hợp đồng hoặc các văn bản
thỏa thuận tương đương;
Thỏa thuận bảo lãnh tiền vay, nếu
Người đóng tàu biển hoặc Người cho vay vốn yêu cầu.
2. Đối với dự án mua tàu biển để
phá dỡ:
Bản sao giấy chứng nhận đăng ký
tàu biển, giấy chứng nhận tình trạng sở hữu của tàu;
Các phương án phá dỡ, phòng chống
cháy nổ và phòng chống ô nhiễm môi trường sinh thái;
Dự thảo hợp đồng hoặc các văn bản
thỏa thuận tương đương.
3. Đối với dự án bán tàu biển:
Bản sao giấy chứng nhận đăng ký
tàu biển, giấy chứng nhận tình trạng sở hữu tàu, các giấy chứng nhận về an toàn
kỹ thuật do đăng kiểm tàu biển có thẩm quyền cấp;
Báo cáo kết quả khảo sát giá bán
tàu biển cùng loại trên thị trường ở thời điểm liên quan đối với tàu biển bán
ra nước ngoài và dự kiến giá khởi điểm nếu được bán đấu giá tại Việt Nam;
Dự thảo hợp đồng hoặc các văn bản
thỏa thuận tương đương.
Điều 17.
Căn cứ hồ sơ xin Quyết định mua, bán tàu biển quy định tại Điều 16 của Nghị định
này, Người có thẩm quyền sẽ ban hành Quyết định mua, bán tàu biển với những nội
dung chủ yếu sau đây:
a) Xác định tính hợp lệ và hợp
pháp của hồ sơ dự án đã trình.
b) Xác định cụ thể mức độ khả
thi của dự án về tài chính, kỹ thuật công nghệ và hiệu quả kinh doanh khai thác
tàu biển.
c) Phê duyệt kết quả chọn tàu biển.
d) Phê duyệt nội dung các điều
khoản của dự thảo hợp đồng mua, bán tàu biển.
Điều 18. Trách
nhiệm, quyền hạn của Người mua, bán tàu biển.
1. Người mua, bán tàu biển chịu
trách nhiệm về:
a) Tính xác thực và hợp pháp của
các tài liệu kèm theo hồ sơ dự án mua, bán tàu biển đã trình các tổ chức và cơ
quan phê duyệt chủ trương, quyết định mua, bán và cấp phép mua, bán tàu biển.
b) Tính xác thực về chất lượng kỹ
thuật của tàu biển, giá mua, bán tàu biển và điều kiện tài chính của dự án; đảm
bảo chất lượng của tàu biển tương ứng giữa hồ sơ kỹ thuật đã trình với thực trạng
của tàu biển khi giao nhận tàu.
c) Tính hiệu quả đầu tư tiền vốn
của dụ án; tính hợp lý của phương thức mua, bán, phương thức huy động vốn đã chọn
lựa trên cơ sở cân đối với khả năng tài chính, công nghệ và kế hoạch kinh doanh
khai thác tàu biển.
d) Nội dung các điều khoản của dự
thảo hợp đồng mua, bán tàu biển và chỉ được ký chính thức hợp đồng mua, bán tàu
biển sau khi có Quyết định mua, bán tàu biển và giấy phép mua, bán tàu biển
theo quy định tại Nghị định này.
e) Thực hiện đúng các quy định
trong giấy Phép mua, bán tàu biển và chậm nhất là 07 ngày sau khi kết thúc việc
mua, bán tàu biển, Người mua, bán tàu biển phải báo cáo kết quả việc mua, bán
tàu biển cho Người có thẩm quyền quyết định và cấp phép mua, bán tàu biển.
2. Quyền hạn của Người mua, bán
tàu biển:
a) Được trực tiếp giao dịch, ký
kết hợp đồng mua, bán tàu biển và làm thủ tục giao nhận, xuất nhập khẩu tàu biển
trên cơ sở giấy phép mua, bán tàu biển đo Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cấp.
b) Trong trường hợp xét thấy cần
thiết, Người mua, bán tàu biển có thể thuê tư vấn xây dựng dự án hoặc ủy thác
cho người khác làm thủ tục giao nhận, xuất nhập khẩu tàu biển phù hợp với nội
dung cấp phép.
MỤC C: THỦ TỤC CẤP
PHÉP MUA, BÁN TÀU BIỂN
Điều 19.
Hồ sơ xin cấp phép mua tàu biển gồm:
1. Đối với dự án mua tàu biển để
sử dụng:
Tờ trình xin cấp phép mua tàu biển;
Quyết định cho phép mua tàu biển
của Người có thẩm quyền theo phân cấp tại Điều 10 của Nghị định này và kèm theo
hồ sơ như quy định tại khoản 1 Điều 16 của Nghị định này.
2. Đối với dự án mua tàu biển để
phá dỡ:
Tờ trình xin cấp phép mua tàu biển;
Quyết định cho phép mua tàu biển
của Người có thẩm quyền theo phân cấp tại Điều 10 Nghị định này và hồ sơ kèm
theo như quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định này.
3. Hồ sơ xin cấp phép bán tàu biển:
Tờ trình xin bán tàu biển;
Văn bản chấp thuận của cơ quan
quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp liên quan, nếu tàu dự kiến bán
là tài sản Nhà nước hay tài sản của doanh nghiệp do Nhà nước nắm cổ phần chi phối;
Quyết định cho bán tàu biển của
Người có thẩm quyền theo phân cấp tại Điều 10 Nghị định này và hồ sơ kèm theo
như quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định này.
Mỗi trường hợp mua, bán tàu biển
của người mua, bán tàu biển phải nộp Cục Hàng hải Việt Nam 03 (ba) bộ hồ sơ
theo quy định tại Điều này để xin cấp phép mua, bán tàu biển.
Điều 20.
1. Giấy
phép mua, bán tàu biển được cấp chậm nhất 15 (mười lăm) ngày, kể từ khi Cục
Hàng hải Việt Nam nhận đủ bộ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Điều 19 Nghị định
này. Nếu chưa đủ hồ sơ, Cục Hàng hải Việt Nam có trách nhiệm thông báo cho Người
mua, bán tàu biển biết chậm nhất 03 (ba) ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ.
2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
có trách nhiệm xét duyệt để cấp phép mua, bán tàu biển, căn cứ quy định tại Điều
11 Nghị định này và tờ trình của Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam.
3. Giấy phép mua, bán tàu biển
được cấp theo mẫu quy định tại Phụ lục III kèm theo Nghị định này có giá trị
thay thế giấy phép xuất, nhập khẩu tàu biển.
4. Thời hạn hiệu lực của giấy
phép mua, bán tàu biển tối đa 180 ngày (một trăm tám mươi) kể từ ngày cấp và được
gia hạn một lần nhưng thời hạn không quá 90 ngày (chín mươi). Riêng đối với tàu
biển đặt đóng mới, thì thời hạn của giấy phép được xác định tùy theo quy mô đầu
tư và tiến trình thực hiện của từng dự án cụ thể.
Điều 21.
1. Khi
xin cấp phép cho tàu biển được chuyển nhượng dưới các hình thức sở hữu khác: biếu,
tặng, thừa kế... quy định tại khoản 2 Điều 8 của Nghị định này tổ chức, cá nhân
tiếp nhận tàu biển phải nộp cho Cục Hàng hải Việt Nam 01 bộ hồ sơ, gồm:
a) Tờ trình xin cấp phép.
b) Bản sao giấy chứng nhận đăng
ký và các giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật của tàu biển.
c) Văn bản hợp pháp của tổ chức,
cá nhân biếu, tặng, thừa kế... tàu biển.
2. Căn cứ quy định tại khoản 2
Điều 11 của Nghị định này và tờ trình của Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ
trưởng Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm xem xét để cấp giấy phép.
Giá trị và thời hạn hiệu lực của
giấy phép được cấp cho các hình thức chuyển nhượng sở hữu này thực hiện theo quy
định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 20 của Nghị định này.
Chương 4:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 22.
Bộ Tài chính quy định cụ thể việc hợp nhất lệ phí trước bạ và lệ phí đăng ký
tàu biển và giao cho các cơ quan đăng ký tàu biển và thuyền viên trực tiếp thu
để nộp vào Kho bạc Nhà nước tại địa phương nơi đăng ký tàu biển.
Điều 23.
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan hướng dẫn và chỉ đạo Hải quan cửa khẩu căn cứ
giấy phép mua, bán tàu biển do Bộ Giao thông vận tải cấp, hợp đồng mua, bán tàu
biển và biên bản giao nhận tàu biển để làm thủ tục xuất, nhập khẩu cho tàu biển.
Điều 24.
Bộ trưởng các Bộ Giao thông vận tải, Thủy sản, Kế hoạch và Đầu tư, Thương mại,
Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Tài chính và Tổng cục trưởng Tổng cục Hải
quan căn cứ Nghị định này để sửa đổi, bổ sung những nội dung không còn phù hợp
trong các văn bản do Bộ, Tổng cục đã ban hành đúng thẩm quyền trước đây.
Điều 25.
1. Các
khiếu nại và khởi kiện của các tổ chức, tố cáo của cá nhân có liên quan đến việc
cấp phép mua, bán tàu biển theo Nghị định này được giải quyết theo trình tự, thủ
tục do pháp luật quy định.
2. Mọi hành vi vi phạm Nghị đinh
này sẽ tùy theo mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện
hành.
Điều 26.
1. Nghị định
này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Nghị định này có hiệu lực độc
lập với Nghị định của Chính phủ về Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng và Nghị định
của Chính phủ về Quy chế đấu thầu.
2. Nghị định này không áp dụng đối
với những dự án mua, bán tàu biển đã được các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền cấp phép đầu tư trước ngày Nghị định này có hiệu lực áp dụng.
Điều 27. Bộ
trưởng Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và hướng dẫn
thi hành Nghị định này.
Điều 28. Các
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi
hành Nghị định này.
PHỤ LỤC 1
DANH MỤC MỘT SỐ MẪU HỢP ĐỒNG MUA - BÁN
TÀU BIỂN QUỐC TẾ THÔNG DỤNG
1. STADARS FORM OF 7 OCTOBER
1981
Mẫu tiêu chuẩn "Hợp đồng
đóng mới tàu biển - 07/10/1981" do Hiệp hội chủ tàu Na Uy và Hiệp hội các
xưởng đóng tàu Na Uy đồng phát hành.
2. MEMORANDUM OF AGREEMENTLBIMCO
- SALEFORM 1956/1987/1993.
Mẫu tiêu chuẩn "Hợp đồng
mua - bán tàu biển - 1956/1987/1993" do Tổ chức hàng hải quốc tế vùng
BALTIC/BIMCO phát hành.
3. BARECON "A".
Mẫu tiêu chuẩn "Hợp đồng
thuê tàu trần A" (có thể áp dụng cho cả hoạt động thuê - mua, vay - mua)
do Tổ chức hàng hải quốc tế vùng BALTIC/BIMCO phát hành.
4. MEMORANDUM OF AGREEMENTL
NIPPONSALES 1965.
Mẫu tiêu chuẩn "Hợp đồng
mua bán tàu biển/1965" của Tiểu ban văn kiện thuộc Sở giao dịch mua - bán
tàu Nhật Bản phát hành.
5. SALECCRAP 87.
Mẫu tiêu chuẩn " Hợp đồng
bán tàu để phát dỡ/1987" do Tổ chức hàng hải quốc tế vùng Baltic/BIMCO
phát hành.
PHỤ LỤC II (A)
NỘI
DUNG CHÍNH CỦA HỢP ĐỒNG MUA - BÁN TÀU MỚI HOẶC TÀU ĐÃ QUA SỬ DỤNG
* Mô tả sơ lược về tên, địa chỉ
giao dịch và tư cách pháp lý của các bên giao dịch.
* Tên, tính năng và các thông số
kỹ thuật chủ yếu khác của con tàu được mua - bán.
* Phương thức mua - bán.
* Những điều khoản đặc thù về điều
kiện lên đà, kiểm tra đặc biệt và trách nhiệm giám định kỹ thuật tàu.
* Giá tàu, phương thức thanh
toán và các điều kiện tài chính kèm theo như: nguyên tắc chuyển giao quyền sở hữu
tàu, tiền đặt cọc; thuế và lệ phí; bảo hiểm; bão lãnh hoặc cầm cố, thế chấp tài
sản; tên và địa chỉ của các ngân hàng giao dịch.
* Thời hạn, địa điểm, phương thức
và điều kiện giao nhận tàu hoặc hủy bỏ hợp đồng.
* Quyền, nghĩa vụ các bên.
* Điều khoản giới hạn về hợp đồng
chỉ có giá trị áp dụng đầy đủ khi được các cơ quan có thẩm quyền cấp phép mua -
bán con tàu có liên quan, nếu thuộc loại phải xin phép.
* Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng,
phạm vi các giới hạn miễn trừ trách nhiệm.
* Nguyên tắc giải quyết các
tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng.
NỘI DUNG CHÍNH CỦA HỢP ĐỒNG MUA
BÁN TÀU ĐỂ PHÁ DỠ
* Mô tả sơ lược về tên, địa chỉ
giao dịch và tư cách pháp lý của các bên giao dịch.
* Tên, trọng tải tàu.
* Trách nhiệm cung cấp các giấy
chứng nhận sở hữu, cầm cố, thế chấp của tàu.
* Giá tàu, phương thức thanh
toán và địa chỉ của các ngân hàng giao dịch.
* Thời hạn, địa điểm, phương thức
và điều kiện giao nhận tàu hoặc hủy bỏ hợp đồng.
* Quyền, nghĩa vụ các bên.
* Điều khoản giới hạn về hợp đồng
chỉ có giá trị áp dụng đầy đủ khi được các cơ quan có thẩm quyền cấp phép mua -
bán con tàu có liên quan, nếu thuộc loại phải xin phép.
* Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng,
phạm vi các giới hạn miễn trừ trách nhiệm.
* Nguyên tắc giải quyết các
tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng.