Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 55/2007/NĐ-CP kinh doanh xăng dầu

Số hiệu: 55/2007/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 06/04/2007 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHỈNH PHỦ
*******

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do - Hạnh phúc
*******

Số: 55/2007/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 06 tháng 4 năm 2007

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH VỀ KINH DOANH XĂNG DẦU

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại,

NGHỊ ĐỊNH

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về kinh doanh xăng dầu và điều kiện kinh doanh xăng dầu tại thị trường Việt Nam.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Nghị định này áp dụng đối với thương nhân Việt Nam theo quy định của Luật Thương mại, kinh doanh xăng dầu tại thị trường trong nước. chủ nghĩa Việt Nam mà Công ho động tại Việt Nam

2. Thương nhân nhập khẩu, sản xuất, chế biến các loại xăng dầu chuyên dùng cho nhu cầu riêng của mình, không lưu thông trên thị trường, thực hiện theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Thương mại.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Xăng dầu là tên chung để chỉ các sản phẩm của quá trình lọc dầu mỏ, dùng làm nhiên liệu, bao gồm: xăng động cơ, dầu diesel, dầu hỏa, dầu mazut, nhiên liệu máy bay; các sản phẩm khác dùng làm nhiên liệu động cơ, không bao gồm các loại khí hóa lỏng.

2. Kinh doanh xăng dầu, bao gồm các hoạt động kinh doanh: xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất xăng dầu; nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất, chế biến xăng dầu; sản xuất, chế biến xăng dầu; phân phối xăng dầu tại thị trường trong nước; dịch vụ cho thuê cảng, kho, tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu và dịch vụ vận tải xăng dầu

3. Sản xuất, chế biến xăng dầu là quá trình lọc dầu, chuyển hóa dầu thô và các nguyên liệu khác thành các sản phẩm xăng dầu.

4. Cơ sở kinh doanh xăng dầu là nơi thực hiện việc sản xuất, chế biến, giao nhận, tồn trữ, bán lẻ xăng dầu, bao gồm: cảng chuyên dụng xuất nhập xăng dầu; nhà máy sản xuất, chế biến xăng dầu; kho xăng dầu; phương tiện vận tải xăng dầu; cửa hàng, trạm bán lẻ xăng dầu.

5. Nguyên liệu để sản xuất, chế biến xăng dầu, bao gồm: dầu thô, condensate, xăng có chỉ số octan cao, reformate, naphta và các chế phẩm, phụ gia khác.

Điều 4. Áp dụng Điều ước quốc tế và pháp luật có liên quan

1. Thương nhân nước ngoài kinh doanh xăng dầu tại thị trường Việt Nam theo Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, khi kinh doanh phải tuân thủ các quy định Nghị định này; trường hợp Điều ước quốc tế có quy định khác với quy định Nghị định này thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó.

2. Thương nhân kinh doanh xăng dầu, ngoài việc tuân thủ các quy định Nghị định này còn phải tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 5. Phát triển cơ sở kinh doanh xăng dầu

1. Cơ sở kinh doanh xăng dầu phải được phát triển theo quy hoạch. Bộ Thương mại có trách nhiệm lập quy hoạch phát triển cơ sở kinh doanh xăng dầu; phối hợp với các Bộ, cơ quang ngang Bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong quá trình lập quy hoạch và kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt.

2. Bộ Giao thông vận tải khi lập dự án xây dựng mới hoặc dự án cải tạo nâng cấp các đường quốc lộ có trách nhiệm phối hợp với Bộ Thương mại và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác định vị trí các cơ sở kinh doanh xăng dầu theo tiêu chuẩn quy định dọc các tuyến đường này vào trong dự án; chỉ đạo và kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch của dự án đã được phê duyệt.

3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm lập quy hoạch phát triển cơ sở kinh doanh xăng dầu trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt.

4. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được phép đầu tư phát triển cơ sở kinh doanh xăng dầu phải tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng và xây dựng đúng quy hoạch do cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 6. Phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường

1. Cơ sở kinh doanh xăng dầu phải thường xuyên bảo đảm các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động kinh doanh xăng dầu.

2. Thương nhân kinh doanh xăng dầu phải tổ chức kiểm tra định kỳ các cơ sở kinh doanh xăng dầu để thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường.

Chương 2:

KINH DOANH XĂNG DẦU

MỤC 1:

KINH DOANH XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU XĂNG DẦU

Điều 7. Điều kiện kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu

Thương nhân có đủ các điều kiện quy định dưới đây được cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu:

1. Doanh nghiệp nhà nước thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký kinh doanh xăng dầu.

2. Có cầu cảng chuyên dụng nằm trong hệ thống cảng quốc tế của Việt Nam, bảo đảm tiếp nhận được tàu chở xăng dầu nhập khẩu hoặc phương tiện vận tải xăng dầu khác trọng tải tối thiểu 7.000 (bảy nghìn) tấn, thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết, góp vốn xây dựng hoặc thuê sử dụng dài hạn từ 5 (năm) năm trở lên.

3. Có kho tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu dung tích tối thiểu 15.000 (mười lăm nghìn) mét khối để trực tiếp nhận xăng dầu từ tầu chở dầu và phương tiện vận tải xăng dầu khác, thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh liên kết, góp vốn xây dựng hoặc thuê sử dụng dài hạn từ 5 (năm) năm trở lên.

4. Có phương tiện vận chuyển xăng dầu chuyên dụng thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết, góp phần xây dựng hoặc thuê sử dụng dài hạn từ 5 (năm) năm trở lên để bảo đảm cung ứng xăng dầu cho hệ thống phân phối của mình.

5. Có hệ thống phân phối xăng dầu: tối thiểu 10 (mười) cửa hàng, trạm bán lẻ thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh liên kết, góp vốn xây dựng và hệ thống đại lý tối thiểu 40 (bốn mươi) đại lý bán lẻ xăng dầu.

Điều 8. Cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu

1. Bộ Thương mại có trách nhiệm cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu cho thương nhân có đủ các điều kiện quy định tại Điều 7 Nghị định này.

2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, theo Mẫu số 1 kèm theo Nghị định này;

b) Quyết định thành lập doanh nghiệp;

c) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

d) Bản kê cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu theo quy định tại khỏan 2, khỏan 3 và khỏan 4 Điều 7 Nghị định này, kèm theo các tài liệu chứng minh;

đ) Danh sách cửa hàng, trạm bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh liên kết, góp vốn xây dựng và danh sách tổng đại lý, đại lý thuộc hệ thống phân phối xăng dầu của doanh nghiệp theo quy định tại khỏan 5 Điều 7 Nghị định này, kèm theo các tài liệu chứng minh.

3. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Thương mại có trách nhiệm xem xét, thẩm định và cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu theo Mẫu số 2 kèm theo Nghị định này cho thương nhân (có giá trị trong thời hạn 5 năm); trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

4. Thương nhân được cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu phải nộp lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính.

Điều 9. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu

1. Nhập khẩu xăng dầu theo mức tối thiểu được giao hàng năm quy định tại Điều 23 Nghị định này; duy trì mức dự trữ lưu thông xăng dầu tối thiểu theo quy định tại Điều 22 Nghị định này và bảo đảm chất lượng xăng dầu nhập khẩu theo tiêu chuẩn quy định hiện hành.

2. Xuất khẩu xăng dầu, kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu theo quy định tại Điều 24 Nghị định này.

3. Được mua, bán xăng dầu với thương nhân có Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu khác hoặc với thương nhân sản xuất, chế biến xăng dầu.

4. Chấp hành các quy định và chịu trách nhiệm về giá, số lượng, chất lượng xăng dầu bán ra trên thị trường.

5. Chỉ được ký hợp đồng với các doanh nghiệp đủ điều kiện làm tổng đại lý, đại lý quy định tại Điều 13, Điều 14 và các doanh nghiệp này không vi phạm quy định tại khỏan 1 hoặc khỏan 2 Điều 17 Nghị định này; phải đăng ký hệ thống phân phối theo quy định của Bộ Thương mại.

6. Phải quy định thống nhất việc ghi tên và biểu tượng (lô gô) của doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu tại cửa hàng, trạm bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của mình và tổ chức kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp thuộc hệ thống phân phối của mình.

7. Chỉ được chuyển tải, sang mạn xăng dầu tại vùng nước trên sông, biển do Bộ Giao thông vận tải quy định hoặc chuyển tải, sang mạn xăng dầu từ tầu lớn hoặc phương tiện vận tải khác mà cảng Việt Nam không có khả năng tiếp nhận trực tiếp do cơ quan cảng vụ quy định.

8. Tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động kinh doanh.

MỤC 2:

SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN XĂNG DẦU

Điều 10. Điều kiện sản xuất, chế biến xăng dầu

Thương nhân có đủ các điều kiện quy định dưới đây được phép sản xuất, chế biến xăng dầu:

1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký sản xuất, chế biến xăng dầu.

2. Có cơ sở sản xuất, chế biến xăng dầu theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt và được cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư xây dựng.

3. Có phòng thử nghiệm, đo lường đạt tiêu chuẩn quốc gia để kiểm tra chất lượng xăng dầu sản xuất, chế biến theo các tiêu chuẩn hiện hành.

Điều 11. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân sản xuất, chế biến xăng dầu

1. Phải đăng ký kế hoạch sản xuất, nhập khẩu nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm (bao gồm xuất khẩu và tiêu thụ trong nước) hàng năm theo hướng dẫn của Bộ Thương mại để có căn cứ cân đối tổng cung, tổng cầu trong năm.

2. Được trực tiếp nhập khẩu nguyên liệu hoặc uỷ thác cho doanh nghiệp có Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu thực hiện nhập khẩu nguyên liệu theo kế hoạch đã đăng ký sau khi được Bộ Thương mại xác nhận, thông báo cho cơ quan hải quan làm thủ tục và kiểm soát việc nhập khẩu nguyên liệu của doanh nghiệp.

3. Sản phẩm xăng dầu của cơ sở sản xuất, chế biến xăng dầu trước khi đưa vào lưu thông lần đầu phải được Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với các Bộ, ngành liên quan kiểm tra, xác nhận đạt Tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành và phải thường xuyên bảo đảm tiêu chuẩn quy định trong suốt quá trình hoạt động.

4. Được tiêu thụ tại thị trường trong nước sản phẩm xăng dầu đạt tiêu chuẩn hiện hành do doanh nghiệp sản xuất, chế biến trong hệ thống phân phối của mình tổ chức theo các quy định tại Nghị định này hoặc bán và chỉ được bán cho doanh nghiệp có Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu để các doanh nghiệp này thực hiện phân phối.

5. Khi tổ chức hệ thống phân phối xăng dầu trong nước doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định áp dụng đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu tại khỏan 4, khỏan 5 Điều 7; khỏan 3, khỏan 4, khỏan 5, khỏan 6, khỏan 7, khỏan 8 Điều 9 Nghị định này.

MỤC 3:

KINH DOANH PHÂN PHỐI XĂNG DẦU

Điều 12. Quyền phân phối xăng dầu

Thương nhân có Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu và thương nhân sản xuất, chế biến xăng dầu được thực hiện phân phối xăng dầu do thương nhân sản xuất ra tại thị trường trong nước thông qua các đơn vị trực thuộc, bao gồm các doanh nghiệp thành viên, chi nhánh, kho, cửa hàng, trạm bán lẻ của doanh nghiệp hoặc thông qua hệ thống đại lý, bao gồm các tổng đại lý, đại lý bán lẻ xăng dầu theo các quy định tại Mục này.

Điều 13. Điều kiện đối với tổng đại lý kinh doanh xăng dầu

Thương nhân có đủ các điều kiện dưới đây được làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu (sau đây gọi tắt là tổng đại lý):

1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký kinh doanh xăng dầu.

2. Có kho, bể dung tích tối thiểu 5.000 (năm nghìn) mét khối, thuộc sở hữu doanh nghiệp, hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết, góp vốn, hoặc thuê sử dụng dài hạn từ 5 (năm) năm trở lên để bảo đảm cung ứng ổn định xăng dầu cho hệ thống phân phối của mình.

3. Có hệ thống phân phối xăng dầu, bao gồm tối thiểu 5 (năm) cửa hàng, trạm bán lẻ thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết, góp vốn và tối thiểu 20 (hai mươi) đại lý bán lẻ xăng dầu. Hệ thống phân phối này phải nằm trong hệ thống phân phối của doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu hoặc doanh nghiệp sản xuất, chế biến xăng dầu và chịu sự kiểm soát của doanh nghiệp đó.

4. Có phương tiện vận tải xăng dầu chuyên dụng thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu theo quy định hợp đồng liên doanh, liên kết, góp vốn hoặc thuê sử dụng dài hạn từ 5 (năm) năm trở lên.

5. Cán bộ, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được học về nghiệp vụ bảo quản, đo lường, chất lượng xăng dầu, kỹ thuật an toàn phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường, thời gian học tối thiếu 3 (ba) tháng.

Điều 14. Điều kiện đối với đại lý bán lẻ xăng dầu

Thương nhân có đủ các điều kiện dưới đây được làm đại lý bán lẻ xăng dầu (sau đây gọi tắt là đại lý):

1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký kinh doanh xăng dầu.

2. Có cửa hàng, trạm bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết, góp vốn.

3. Cán bộ, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được học về nghiệp vụ bảo quản, đo lường, chất lượng xăng dầu, kỹ thuật an toàn phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường; thời gian học tối thiểu 3 (ba) tháng.

Điều 15. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu đối với cửa hàng, trạm bán lẻ xăng dầu

Cửa hàng, trạm bán lẻ xăng dầu phải có đủ các điều kiện dưới đây để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu:

1. Địa điểm của cửa hàng, trạm bán lẻ xăng dầu phải phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Được xây dựng và trang thiết bị của cửa hàng phải theo đúng các quy định hiện hành về tiêu chuẩn cửa hàng, trạm kinh doanh xăng dầu do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

3. Cán bộ, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được học về nghiệp vụ bảo quản, đo lường, chất lượng xăng dầu, kỹ thuật an toàn phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường, thời gian học tối thiểu 3 (ba) tháng.

Điều 16. Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu đối với cửa hàng, trạm bán lẻ xăng dầu

1. Sở Thương mại hoặc Sở Thương mại và Du lịch thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu cho cửa hàng, trạm bán lẻ xăng dầu đủ điều kiện theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.

2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu, bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu, theo Mẫu số 3 kèm theo Nghị định này;

b) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp chủ sở hữu cửa hàng, trạm bán lẻ xăng dầu;

c) Bản kê trang thiết bị của cửa hàng, trạm bán lẻ xăng dầu theo quy định tại khỏan 2 Điều 15 Nghị định này và tài liệu chứng minh tính hợp pháp về đầu tư xây dựng của cửa hàng, trạm bán lẻ xăng dầu;

d) Bản sao hợp lệ chứng chỉ đã qua lớp học nghiệp vụ xăng dầu của cán bộ và nhân viên cửa hàng, trạm bán lẻ xăng dầu theo quy định tại khỏan 3 Điều 15 Nghị định này.

3. Trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Thương mại hoặc Sở Thương mại và Du lịch có trách nhiệm xem xét, thẩm định để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu theo Mẫu số 4 kèm theo Nghị định này cho cửa hàng, trạm bán lẻ xăng dầu (có giá trị trong thời hạn 5 năm); trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

4. Cửa hàng, trạm bán lẻ xăng dầu được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu phải nộp lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính.

Điều 17. Quyền và nghĩa vụ của tổng đại lý, đại lý và cửa hàng, trạm bán lẻ xăng dầu

1. Tổng đại lý chỉ được ký hợp đồng làm tổng đại lý cho 1 (một) thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu hoặc 1 (một) thương nhân sản xuất, chế biến xăng dầu.

2. Đại lý chỉ được ký hợp đồng làm đại lý bán lẻ xăng dầu cho 1 (một) tổng đại lý hoặc 1 (một) thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu hoặc 1 (một) thương nhân sản xuất, chế biến xăng dầu.

3. Cửa hàng, trạm bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu hoặc doanh nghiệp sản xuất, chế biến xăng dầu phải chịu sự kiểm soát của doanh nghiệp đó; phải niêm yết giá bán các loại xăng dầu theo hợp đồng đại lý và bán đúng giá niêm yết; biển hiệu phải ghi đầy đủ các nội dung theo quy định của pháp luật và tên, biểu tượng (lô gô) của doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu hoặc doanh nghiệp sản xuất, chế biến xăng dầu theo hướng dẫn của doanh nghiệp đó.

4. Chỉ được mua, bán xăng dầu với các thương nhân trong hệ thống (trừ việc bán cho người tiêu dùng) và chịu trách nhiệm về chất lượng, số lượng, giá xăng dầu bán ra.

5. Nghiêm cấm các hành vi đầu cơ găm hàng để trục lợi, bán thiếu số lượng hoặc các hành vi gian dối khác.

6. Thực hiện chế độ ghi chép chứng từ trong các khâu kinh doanh xăng dầu theo quy định của Bộ Tài chính.

7. Tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động kinh doanh.

8. Các doanh nghiệp thành viên, chi nhánh, kho, cửa hàng, trạm bán lẻ xăng dầu thuộc doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu hoặc thuộc doanh nghiệp sản xuất, chế biến xăng dầu phải chấp hành các quy định tại Điều 15, Điều 16 và các quy định liên quan tại Điều này.

MỤC 4:

KINH DOANH DỊCH VỤ XĂNG DẦU

Điều 18. Điều kiện kinh doanh dịch vụ cho thuê cảng, kho, tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu

1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký kinh doanh dịch vụ xăng dầu.

2. Có cầu cảng chuyên dụng nằm trong hệ thống cảng quốc tế của Việt Nam, bảo đảm tiếp nhận được tàu chở xăng dầu nhập khẩu hoặc phương tiện vận tải xăng dầu khác trọng tải tối thiểu 7.000 (bảy nghìn) tấn, thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết, góp vốn, được xây dựng theo các tiêu chuẩn quy định và theo quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3. Có kho chứa dung tích tối thiểu 15.000 (mười lăm nghìn) mét khối thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết, góp vốn, được xây dựng theo các tiêu chuẩn quy định và theo quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4. Cán bộ, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được học về nghiệp vụ bảo quản, đo lường, chất lượng xăng dầu, kỹ thuật an toàn phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường, thời gian học tối thiểu 3 (ba) tháng.

Điều 19. Điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải xăng dầu

1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký kinh doanh vận tải xăng dầu.

2. Có phương tiện vận tải xăng dầu chuyên dụng thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết, góp vốn; trường hợp thuê phương tiện vận tải xăng dầu chuyên dụng thì phải có hợp đồng thuê từ 1 (một) năm trở lên. Các phương tiện này phải bảo đảm các tiêu chuẩn quy định để vận chuyển xăng dầu, được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, cho phép lưu hành theo quy định của pháp luật.

3. Cán bộ, nhân viên trực tiếp sử dụng phương tiện vận tải phải được học về nghiệp vụ bảo quản, đo lường, chất lượng xăng dầu, kỹ thuật an toàn phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường, thời gian học tối thiểu 3 (ba) tháng.

Điều 20. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu

1. Chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng xăng dầu trong quá trình tiếp nhận, bảo quản hoặc vận chuyển theo hợp đồng đã ký kết với doanh nghiệp thuê tiếp nhận, bảo quản hoặc vận chuyển xăng dầu.

2. Nếu có hoạt động kinh doanh khác về xăng dầu (tổng đại lý, đại lý) phải thực hiện đúng quy định tại Nghị định này về hoạt động kinh doanh đó.

3. Tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Mục 5:

DỰ TRỮ LƯU THÔNG XĂNG DẦU

Điều 21. Đối tượng thực hiện dự trữ lưu thông xăng dầu

1. Đối tượng thực hiện dự trữ lưu thông xăng dầu là thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu và thương nhân sản xuất, chế biến xăng dầu.

2. Dự trữ Quốc gia về xăng dầu theo quy định riêng của Chính phủ.

Điều 22. Mức dự trữ lưu thông xăng dầu

1. Thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu phải bảo đảm mức dự trữ lưu thông xăng dầu tối thiểu bằng 20 (hai mươi) ngày cung ứng cả về cơ cấu chủng loại, theo hạn mức nhập khẩu tối thiểu được xác định hàng năm.

2. Doanh nghiệp sản xuất, chế biến xăng dầu có tổ chức hệ thống phân phối trên thị trường trong nước phải bảo đảm mức dự trữ lưu thông xăng dầu tối thiểu bằng 20 (hai mươi) ngày cung ứng cả về cơ cấu chủng loại, theo kế hoạch tiêu thụ xăng dầu trong nước đã đăng ký với Bộ Thương mại hàng năm.

3. Thương nhân quy định tại khỏan 1, khỏan 2 Điều này có trách nhiệm tăng mức dự trữ lưu thông xăng dầu để đến năm 2010 đạt mức tối thiểu 30 (ba mươi) ngày.

Chương 3

QUẢN LÝ KINH DOANH XĂNG DẦU

Điều 23. Quản lý nhập khẩu xăng dầu

1. Hàng năm, căn cứ cân đối cung - cầu của nền kinh tế quốc dân, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Thương mại, Bộ Công nghiệp xác định tổng nhu cầu định hướng về xăng dầu nhập khẩu của năm tiếp theo. Nhu cầu xăng dầu phục vụ cho quốc phòng được xác định riêng.

2. Trên cơ sở tổng nhu cầu định hướng về xăng dầu nhập khẩu, Bộ Thương mại giao mức nhập khẩu tối thiểu cả năm theo cơ cấu chủng loại cho từng thương nhân có Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu để làm thủ tục nhập khẩu. Chỉ thương nhân có Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu được Bộ Thương mại giao mức nhập khẩu tối thiểu mới được phép nhập khẩu xăng dầu.

3. Căn cứ nhu cầu thị trường, thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu quyết định khối lượng xăng dầu nhập khẩu các loại để tiêu thụ tại thị trường trong nước nhưng không thấp hơn mức tối thiểu được giao và chịu trách nhiệm cung cấp đủ nguồn cho hệ thống phân phối, bảo đảm ổn định thị trường xăng dầu.

4. Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan kiểm tra, giám sát việc nhập khẩu xăng dầu của các thương nhân, bảo đảm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế và tiêu dùng của xã hội. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Thương mại điều chỉnh mức nhập khẩu tối thiểu đã giao cho các thương nhân.

Điều 24. Quản lý xuất khẩu và kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu

1. Chỉ thương nhân có Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu được xuất khẩu và kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu. Việc kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu không phải xin phép Bộ Thương mại.

2. Xăng dầu xuất khẩu và tạm nhập tái xuất phải được thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi qua ngân hàng. Thương nhân xuất khẩu và kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu phải thực hiện nghĩa vụ về thuế theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành.

3. Giao Bộ Thương mại quy định và hướng dẫn điều kiện xuất khẩu, kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu phù hợp với các quy định tại Điều này và các quy định về quản lý xuất nhập khẩu hiện hành, bảo đảm không ảnh hưởng đến cung - cầu thị trường trong nước và chống gian lận thương mại.

Điều 25. Thuế nhập khẩu xăng dầu

Căn cứ khung thuế suất do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành, các chỉ tiêu cân đối vĩ mô và dự báo giá xăng dầu thế giới, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Thương mại quy định mức thuế suất thuế nhập khẩu đối với từng chủng loại xăng dầu, bảo đảm ổn định, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội từng thời kỳ và các cam kết quốc tế.

Điều 26. Giá bán xăng dầu

1. Áp dụng nguyên tắc giá bán xăng dầu theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, do thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu hoặc thương nhân sản xuất, chế biến xăng dầu quyết định sau khi nộp các loại thuế, phí theo quy định của pháp luật hiện hành.

Lộ trình thực hiện cụ thể như sau:

a) Thực hiện ngay giá bán xăng theo cơ chế thị trường do doanh nghiệp quyết định trên cơ sở giá nhập khẩu, các loại thuế, phí theo quy định và lợi nhuận hợp lý để tái đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;

b) Giảm bù giá các loại dầu (diesel, dầu hỏa, mazut); thực hiện giá bán theo cơ chế thị trường đối với dầu mazut trong năm 2007, đối với dầu diesel và dầu hỏa vào năm 2008.

Giá bán cụ thể trong thời gian chưa thực hiện giá bán theo cơ chế thị trường và thời điểm thực hiện giá bán theo cơ chế thị trường do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

2. Nghiêm cấm các hành vi đầu cơ trục lợi, liên kết tăng giá bán và các hành vi khác làm mất ổn định thị trường.

Điều 27. Quản lý đo lường và chất lượng xăng dầu

1. Chỉ được phép lưu thông, tiêu thụ các sản phẩm xăng dầu trên thị trường Việt Nam có chất lượng phù hợp với Tiêu chuẩn Việt Nam và các quy định hiện hành. Nghiêm cấm nhập khẩu, lưu thông tiêu thụ sản phẩm xăng dầu không bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.

2. Thương nhân kinh doanh xăng dầu phải thực hiện các quy định hiện hành về quản lý chất lượng xăng dầu trong quá trình nhập khẩu, sản xuất, chế biến, tồn trữ, vận chuyển và bán cho người tiêu dùng; chịu trách nhiệm về chất lượng xăng dầu trong hệ thống phân phối thuộc mình quản lý. Phải bảo đảm độ chính xác của dụng cụ đo lường xăng dầu bán cho các đối tượng sử dụng; bán đủ số lượng đúng với số tiền đã thu của người mua.

3. Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm chỉ đạo thường xuyên kiểm tra độ chính xác của các dụng cụ đo lường và việc bảo đảm chất lượng theo quy định của Tiêu chuẩn Việt Nam; phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan rà soát các Tiêu chuẩn Việt Nam về xăng dầu để điều chỉnh, bổ sung các chỉ tiêu chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn các nước trong khu vực và quốc tế, bảo đảm an toàn môi trường và quyền lợi người tiêu dùng, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định áp dụng; củng cố, hoàn thiện hệ thống tổ chức và lực lượng kiểm tra về đo lường chất lượng xăng dầu tại các khu vực, địa phương; có kế hoạch trang bị đầy đủ các phương tiện, thiết bị kiểm tra chất lượng, đo lường bảo đảm đáp ứng yêu cầu nhanh chóng, kịp thời, chính xác, thuận tiện của công tác kiểm tra.

4. Ủy ban nhân dân tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ của mình, chỉ đạo tổ chức kiểm tra về đo lường và chất lượng xăng dầu lưu thông tiêu thụ trên địa bàn tỉnh.

Điều 28. Trách nhiệm của các Bộ

Ngoài trách nhiệm cụ thể được quy định tại các điều khỏan nêu trên, các Bộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:

1. Bộ Thương mại:

a) Kiểm tra, giám sát thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu tuân thủ các điều kiện và quy định tại Điều 7 và Điều 9 Nghị định này;

b) Ban hành Quy chế đại lý kinh doanh xăng dầu; kiểm tra, giám sát thương nhân tuân thủ các điều kiện và các quy định tại Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 16 và Điều 17 Nghị định này.

2. Bộ Tài chính:

Kiểm tra, giám sát thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu thực hiện các quy định tại Điều 26 Nghị định này.

3. Bộ Khoa học và Công nghệ:

a) Kiểm tra, giám sát thương nhân sản xuất, chế biến xăng dầu tuân thủ các điều kiện và quy định tại Điều 10 và Điều 11 Nghị định này;

b) Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện tiêu chuẩn về cửa hàng, trạm xăng bán lẻ xăng dầu và quy định thực hiện thống nhất trong cả nước.

4. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ xăng dầu tuân thủ các điều kiện và quy định tại Điều 18, Điều 19 và Điều 20 Nghị định này.

Chương 4:

THANH TRA, KIỂM TRA, XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 29. Thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh xăng dầu

1. Thương nhân kinh doanh xăng dầu phải chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh xăng dầu.

2. Việc thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh xăng dầu phải thực hiện đúng chức năng, thẩm quyền và các quy định của pháp luật về tranh tra, kiểm tra.

3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định tại Nghị định này và các văn bản liên quan khác, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm, bảo đảm ổn định thị trường xăng dầu, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Điều 30. Hành vi vi phạm đối với thương nhân kinh doanh xăng dầu

1. Hành vi vi phạm của thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu:

a) Xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu không có Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu;

b) Quá trình kinh doanh xăng dầu không bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 7 Nghị định này;

c) Không bảo đảm chất lượng xăng dầu bán ra trên thị trường theo quy định của pháp luật;

d) Nhập khẩu xăng dầu dưới mức tối thiểu được giao hàng năm quy định tại Điều 23 Nghị định này hoặc duy trì dự trữ lưu thông xăng dầu dưới mức tối thiểu theo quy định tại Điều 22 Nghị định này;

đ) Chuyển tải, sang mạn xăng dầu không đúng vùng nước do Bộ Giao thông vận tải quy định;

e) Ký hợp đồng đại lý với doanh nghiệp không đủ điều kiện làm tổng đại lý quy định tại Điều 13 Nghị định này hoặc ký hợp đồng đại lý với doanh nghiệp không đủ điều kiện làm đại lý quy định tại Điều 14 Nghị định này;

g) Ký hợp đồng với tổng đại lý hoặc đại lý có vi phạm quy định tại khỏan 1 hoặc khỏan 2 Điều 17 Nghị định này;

h) Mua, bán xăng dầu với các đối tượng trái quy định tại khỏan 3 Điều 9 hoặc bán xăng dầu cho các đối tượng ngoài hệ thống phân phối của mình theo quy định tại Nghị định này;

i) Không quy định việc ghi tên và biểu tượng (lô gô) của doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu tại cửa hàng, trạm bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của mình theo quy định tại khỏan 6 Điều 9 Nghị định này.

2. Hành vi vi phạm của thương nhân sản xuất, chế biến xăng dầu :

a) Sản xuất, chế biến xăng dầu không đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 10 Nghị định này;

b) Nhập khẩu nguyên liệu trái với quy định tại khỏan 1, khỏan 2 Điều 11 Nghị định này;

c) Đưa vào lưu thông sản phẩm xăng dầu khi chưa có chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng hoặc không bảo đảm chất lượng xăng dầu bán ra trên thị trường theo quy định tại khỏan 3 Điều 11 Nghị định này;

d) Xuất khẩu hoặc bán sản phẩm xăng dầu do doanh nghiệp sản xuất chế biến không đúng quy định hoặc sai đối tượng quy định tại các khỏan 4, khỏan 5 Điều 11 Nghị định này;

đ) Chuyển tải, sang mạn xăng dầu không đúng vùng nước do Bộ Giao thông vận tải quy định;

e) Ký hợp đồng đại lý với doanh nghiệp không đủ điều kiện làm tổng đại lý quy định tại Điều 13 Nghị định này hoặc ký hợp đồng đại lý với doanh nghiệp không đủ điều kiện làm đại lý quy định tại Điều 14 Nghị định này.

g) Ký hợp đồng với tổng đại lý hoặc đại lý vi phạm quy định tại khỏan 1 hoặc khỏan 2 Điều 17 Nghị định này;

h) Không quy định việc ghi tên và biểu tượng (lô gô) của doanh nghiệp tại cửa hàng, trạm bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của mình theo quy định tại khỏan 6 Điều 9 Nghị định này.

3. Hành vi vi phạm của thương nhân làm tổng đại lý, đại lý bán lẻ xăng dầu:

a) Kinh doanh xăng dầu không đủ điều kiện quy định tại Điều 13 hoặc Điều 14 Nghị định này;

b) Ký hợp đồng làm tổng đại lý hoặc làm đại lý trái với quy định tại khỏan 1 hoặc khỏan 2 Điều 17 Nghị định này;

c) Mua, bán xăng dầu trái với quy định tại khỏan 4 Điều 17 Nghị định này;

d) Không bảo đảm chất lượng xăng dầu bán ra trên thị trường theo quy định của pháp luật;

đ) Có hành vi đầu cơ găm hàng, bán sai giá niêm yết, thiếu số lượng hoặc các hành vi gian dối khác theo quy định tại khỏan 5 Điều 17 Nghị định này;

e) Chuyển tải, sang mạn xăng dầu không đúng vùng nước do Bộ Giao thông vận tải quy định.

4. Hành vi vi phạm của cửa hàng, trạm bán lẻ xăng dầu:

a) Kinh doanh xăng dầu không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu;

b) Quá trình kinh doanh xăng dầu không bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 15 Nghị định này;

c) Không có biển hiệu hoặc ghi biển hiệu không đúng quy định tại khỏan 3 Điều 17 Nghị định này;

d) Không niêm yết giá hoặc niêm yết sai giá theo hợp đồng đại lý hoặc bán sai giá niêm yết quy định tại khỏan 3 Điều 17 Nghị định này;

đ) Mua, bán xăng dầu trái với quy định tại khỏan 4 Điều 17 Nghị định này;

e) Không bảo đảm số lượng, chất lượng xăng dầu bán ra trên thị trường theo quy định của pháp luật;

g) Có hành vi đầu cơ găm hàng, bán thiếu số lượng, hoặc các hành vi gian dối khác theo quy định tại khỏan 5 Điều 17 Nghị định này.

5. Hành vi vi phạm của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu:

a) Kinh doanh dịch vụ xăng dầu không đủ điều kiện quy định tại Điều 18 hoặc Điều 19 Nghị định này;

b) Làm thay đổi chất lượng xăng dầu hoặc có các hành vi gian lận về số lượng, chất lượng xăng dầu trong quá trình thực hiện dịch vụ;

c) Thực hiện các hoạt động kinh doanh xăng dầu khác trái với quy định tại khỏan 2 Điều 20 Nghị định này.

Điều 31. Xử lý vi phạm

1. Thương nhân kinh doanh xăng dầu vi phạm các quy định tại Nghị định này, tuỳ theo mức độ vi phạm bị xử lý hành vi hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

2. Cán bộ, nhân viên của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu; cán bộ, công chức trong khi thi hành công vụ vi phạm các quy định tại Nghị định này, tuỳ theo mức độ vi phạm bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Chương 5:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 32. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

2. Bãi bỏ Quyết định số 187/2003/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý kinh doanh xăng dầu.

3. Những quy định trước đây về quản lý kinh doanh xăng dầu trái với quy định tại Nghị định này đều bị bãi bỏ.

Điều 33. Quy định chuyển tiếp

1. Các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh xăng dầu đang hoạt động theo Quyết định số 187/2003/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ, không đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 7, Điều 10, Điều 13, Điều 14, Điều 18, Điều 19 Nghị định này, được phép tiếp tục hoạt động đến hết năm 2007. Sau thời điểm trên phải tuân thủ các điều kiện quy định tại Nghị định này.

2. Các Bộ, cơ quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm chỉ đạo kiểm tra, giám sát và đôn đốc các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh xăng dầu thuộc diện trên thực hiện đúng thời hạn quy định.

Điều 34. Tổ chức thực hiện

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ;
- VP BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của QH;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Học viện Hành chính quốc gia;
- VPCP: BTCN, các PCN,
Website Chính phủ, Ban Điều hành 112,
Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTTH.

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

MẪU SỐ 1

TÊN DOANH NGHIỆP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /

........ , ngày... tháng... năm. 200..

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU XĂNG DẦU

Kính gửi: Bộ Thương mại.

Họ và tên người làm đơn:.........................

Ngày tháng năm sinh:...............

Chức danh:..............................

Địa chỉ thường trú (hoặc tạm trú):

Tên doanh nghiệp:

Tên giao dịch đối ngoại:

Địa chỉ trụ sở chính:

Số điện thoại:............................................................................................số Fax:

Quyết định thành lập doanh nghiệp:

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:

Mã số kinh doanh xuất nhập khẩu:

Đề nghị Bộ Thương mại xem xét, cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu cho doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số..... /200.. /NĐ-CP ngày..../.. /200 ..của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.

Hồ sơ kèm theo gồm:..

1. Quyết định thành lập doanh nghiệp.

2. Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

3. Bản kê cơ sở vật chất kỹ thuật, kèm theo các tài liệu chứng minh.

4. Danh sách cửa hàng, trạm bán lẻ xăng dầu của doanh nghiệp và danh sách tổng đại lý, đại lý thuộc hệ thống phân phối xăng dầu của doanh nghiệp, kèm theo các tài liệu chứng minh.

Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung kê khai trên đây./.

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN
CHỦ DOANH NGHIỆP
(Ký tên, đóng dấu)

GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP
(Ký tên, đóng dấu)

MẪU SỐ 2

BỘ THƯƠNG MẠI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:...../BTM-GPXD

Hà Nội, ngày.... tháng.... năm 200....

GIẤY PHÉP KINH DOANH XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU XĂNG DẦU

Doanh nghiệp:

Địa chỉ trụ sở chính:

Số điện thoại:...................... số Fax:

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: .... do .....

..........................................................cấp ngày....tháng..... năm 200.....

Mã số thuế:........................ do................. cấp ngày...........tháng.....năm 200...

ĐƯỢC PHÉP KINH DOANH XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU XĂNG DẦU

theo quy định tại Nghị định số /200 /NĐ-CP ngày..........tháng..........năm 200.. của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.

Có giá trị hết ngày:

Sao kính gửi:

- Bộ Tài chính;

- Ngân hàng NN Việt Nam;

- Tổng cục Hải quan;

- Lưu:

BỘ TRƯỞNG

MẪU SỐ 3

TÊN DOANH NGHIỆP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:

..., ngày tháng năm 200...

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH CHO CỬA HÀNG, TRẠM BÁN LẺ XĂNG DẦU

Kính gửi: Sở Thương mại tỉnh/thành phố.

Họ và tên người làm đơn:.....................

Ngày tháng năm sinh:

Chức danh (giám đốc/chủ doanh nghiệp):

Địa chỉ thường trú (hoặc tạm trú):

Tên doanh nghiệp :

Nơi đặt trụ sở chính:

Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh số.............. do.....

......................................................cấp ngày....................tháng.............. năm.......... 200 .......................................

Đề nghị Sở Thương mại xem xét cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu cho cửa hàng, trạm bán lẻ xăng dầu thuộc doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số ............. /200 /NĐ-CP ngày tháng..............................năm............... 200 ...................của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.

Tên cửa hàng, trạm bán lẻ xăng dầu:

Địa chỉ :

Hồ sơ kèm theo:

1. Bản sao hợp lệ Giấy Chứng nhận

đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Bản kê trang thiết bị của cửa hàng,

trạm bán lẻ xăng dầu.

3. Tài liệu về đầu tư xây dựng của cửa hàng, trạm bán lẻ xăng dầu.

4. Bản sao chứng chỉ đã qua lớp học nghiệp vụ xăng dầu của cán bộ, nhân viên cửa hàng, trạm bán lẻ xăng dầu.

..., ngày........... tháng............... năm 200

Người làm đơn ký tên

Xác nhận của UBND xã/phường về địa chỉ cửa hàng, trạm bán lẻ xăng dầu

...........................

..............................

MẪU SỐ 4

UBND TỈNH/TP
SỞ THƯƠNG MẠI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số : /

... , ngày tháng năm 200...

GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH XĂNG DẦU

GIÁM ĐỐC SỞ THƯƠNG MẠI TỈNH/THÀNH PHỐ ...

Chứng nhận cửa hàng, trạm bán lẻ xăng dầu:

Địa chỉ:

Thuộc doanh nghiệp:

Trụ sở chính tại:

Giấy Chứng nhận Đăng ký kinh doanh số: .......... do ....................

.......................... cấp ngày .... tháng.. năm 200.......

ĐỦ ĐIỀU KIỆN VÀ ĐƯỢC PHÉP BÁN LẺ XĂNG DẦU

theo quy định tại Nghị định số /200 /NĐ-CP ngày tháng năm 200 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.

Có giá trị hết ngày:

Sao kính gửi:

- (Sở, Ban, ngành liên quan); .

- UBND quận, huyện...;..........

- Chi cục QLTT; ......

- Lưu:

GIÁM ĐỐC

(Ký tên, đóng dấu)

(Mặt sau Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh)

NHỮNG ĐIỀU QUY ĐỊNH

Trong quá trình kinh doanh xăng dầu, thương nhân phải tuân thủ các quy định sau đây:

1. Niêm yết công khai tại cửa hàng, trạm bán lẻ xăng dầu: Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện, thiết bị đo lường, Nội quy phòng cháy, chữa cháy do cơ quan phòng cháy, chữa cháy cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Thường xuyên bảo đảm các điều kiện quy định tại Nghị định số ..... /200 /NĐ-CP ngày ... tháng ... năm... 200 ..của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.

3. Bảo quản, sử dụng phương tiện đo lường theo đúng quy trình kỹ thuật quy định và chịu trách nhiệm về tính nguyên vẹn của niêm phong.

4. Nghiêm cấm sử dụng phương tiện đo lường chưa qua kiểm định hoặc hết thời hạn sử dụng. Khi phát hiện phương tiện đo lường bị hư hỏng phải ngừng ngay việc sử dụng và báo cơ quan quản lý về tiêu chuẩn đo lường chất lượng sửa chữa và kiểm định lại.

5. Nếu có sự thay đổi tình trạng pháp lý về tổ chức, nội dung kinh doanh ghi trong Giấy này phải khai báo với cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

6. Khi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hết thời hạn hiệu lực, phải đến cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đề nghị gia hạn, hoặc cấp đổi lại.

7. Không được bán, cho thuê, mượn, cầm cố hoặc sửa chữa, tẩy xoá các nội dung ghi trong Giấy này.

8. Trường hợp bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, phải trình báo ngay cho cơ quan Công an phường, xã nơi kinh doanh và cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.

9. Khi chấm dứt kinh doanh phải trả lại ngay Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cho cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
 -------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No.55/2007/QD-TTg

Hanoi, April 23, 2007

 

DECISION

APPROVING THE LIST OF PRIORITY INDUSTRIES AND SPEARHEAD INDUSTRIES FOR THE 2007-2010 PERIOD, WITH A VISION TO 2020, AND A NUMBER OF INCENTIVE POLICIES FOR THESE INDUSTRIES

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Organization of the Government dated December 25, 2001;
At the proposal of the Ministry of Industry in Report No. 5286/BCN-KH dated September 20, 2006, and Report No. 7062/TTr-BCN dated December 22, 2006.

DECIDES:

Article 1.

To approve the list of priority industries and spearhead industries for the 2007-2010 period, with a vision to 2020 (see enclosed Appendix)

Article 2.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. For priority industries:

a) Regarding land: To give priority in allocating adequate land in industrial parks, clusters and points to production projects under new investment, expanded investment or in-depth investment (including projects in combination with relocation of production establishments) which have been approved by competent authorities.

b) Regarding trade promotion:

- To incorporate priority industries into annual programs on brand building and development;

- To provide financial support (through trade line associations) for enterprises operating in priority industries to formulate international quality management standards;

- To introduce free of charge products of priority industries on the websites of the Ministry of Industry and provincial-level Industry Services.

- To display and introduce free of charge products of priority industries in national and local fairs and exhibitions.

c) Regarding research and development: To provide the maximum budget funds under current regulations for the execution of R & D activities related to key industries, in which:

- The central budget supports:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ The establishment and capacity building of scientific and technological agencies (laboratories, testing labs, R &D institutions, etc.);

+ Research into and application of modern technologies and equipment to raise productivity and quality and reduce production costs.

- Local budgets support:

Trial production (of new products; raw materials and auxiliary materials to replace imported ones) in order to perfect new technologies and equipment before they are applied to industrial production.

2. Spearhead industries are entitled to policies applicable to priority industries and partial support from the State (not exceeding 50% of investment capital) for projects on environmental protection in production establishments.

Article 3.

Organization of implementation

1. Responsibilities of ministries and branches:

a) The Ministry of Industry shall guide, urge and inspect the implementation of this Decision; monitor and propose the Government or the Prime Minister to adjust mechanisms and policies for the development of priority industries and spearhead industries so as to suit realities;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Responsibilities of provincial-level People's Committees: To make and publicize lists of local priority industries and spearhead industries and incorporate them into their annual and five-year plans for implementation.

Article 4.

This Decision takes effect 15 days after its publication in CONG BAO.

Article 5.

Ministers, heads of ministerial-level agencies and government-attached agencies, and presidents of provincial/municipal People's Committees shall implement this Decision.

 

 

FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



LIST OF PRIORITY INDUSTRIES AND SPEARHEAD INDUSTRIES FOR THE 2007-2010 PERIOD, WITH A VISION TO 2020
(Promulgated together with the Prime Minister’s Decision No. 55/2007/QD-TTg dated April 23, 2007)

Ordinal number

Industries

2007-2010

2011-2015

2016-2020

Priority industry

Spearhead industry

Priority industry

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Priority industry

Spearhead industry

1

Textile and garment (yarn, fabrics, silk, exported clothings, raw materials and auxiliary materials)

X

 

X

 

X

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2

Leather and footwear (exported footwear, raw materials and auxiliary materials)

X

 

X

 

X

 

3

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



X

 

 

 

 

 

4

Processing of agricultural, forest and aquatic products

X

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



X

 

X

 

5

Steel (steel draft, special-use steel)

X

 

X

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

6

Exploitation and processing of aluminum bauxite

X

 

X

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



7

Chemicals (base chemicals, fertilizers, petro-chemistry, pharmaco-chemistry, cosmetics)

X

 

X

 

X

 

8

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

X

 

X

 

X

9

Electronic, telecommunicatio-ns and information technology equipment

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

X

 

X

10

Products from new technologies (new energy, renewable energy, software industry, digital content)

 

X

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

X

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 55/2007/NĐ-CP ngày 06/04/2007 về việc kinh doanh xăng dầu

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


20.107

DMCA.com Protection Status
IP: 52.15.86.184
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!