ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 227/KH-UBND
|
Tuyên Quang, ngày
28 tháng 9 năm 2023
|
KẾ HOẠCH
SỬA
ĐỔI, BỔ SUNG KẾ HOẠCH SỐ 127/KH-UBND NGÀY 05/7/2022 CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THỰC
HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO
DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2021-2025 VÀ NĂM 2022
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế
hoạch sửa đổi, bổ sung Kế hoạch số 127/KH- UBND ngày 05/7/2022 của Uỷ ban nhân
dân tỉnh Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -
xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Tuyên Quang giai đoạn
2021-2025 và năm 2022 cụ thể như sau:
1. Sửa đổi,
bổ sung điểm 2.1, mục 2, phần II như sau:
“2.1. Giai đoạn 2021-2025
- Phấn đấu mức thu nhập bình
quân đầu người khu vực nông thôn đạt trên 44 triệu đồng/người/năm.
- 100% thôn có điện lưới quốc
gia; trên 80% nhà văn hóa thôn, bản đạt chuẩn; duy trì và phát triển các điểm
phục vụ bưu chính, viễn thông tại các trung tâm xã, 100% các xã có điểm cung cấp
dịch vụ viễn thông công cộng được kết nối internet băng thông rộng. Đảm bảo
100% người dân được thường xuyên xem truyền hình và nghe đài phát thanh; trên
98% người dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.
- Hoàn thành cơ bản công tác
định canh, định cư; sắp xếp ổn định 90% số hộ di cư không theo quy hoạch. Quy
hoạch, sắp xếp, di dời bố trí 60% số hộ dân tộc thiểu số đang cư trú phân tán,
rải rác trong rừng đặc dụng, các khu vực xa xôi, hẻo lánh, nơi có nguy cơ xảy
ra lũ quét, lũ ống, sạt lở. Giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất ở, đất sản
xuất cho các đối tượng được thụ hưởng.
- Tỷ lệ trẻ em mẫu giáo 5 tuổi
đến trường đạt trên 98%, học sinh trong độ tuổi học tiểu học đạt trên 96%, học
trung học cơ sở đạt trên 95%, học trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên đạt
trên 60%; người từ 15 tuổi trở lên đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông đạt
trên 90%.
- Phấn đấu 100% đồng bào dân
tộc thiểu số tham gia bảo hiểm y tế. Trên 80% phụ nữ có thai được khám định
kỳ, sinh con ở cơ sở y tế hoặc có sự trợ giúp của cán bộ y tế; giảm tỷ lệ trẻ
em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể thấp còi khoảng 20%. Tỷ lệ trẻ em dưới
01 tuổi được tiêm chủng đầy đủ đạt 95%.
- 80% số thôn có đông đồng
bào dân tộc thiểu số sinh sống thành lập câu lạc bộ bảo tồn tiếng nói, trang phục
dân tộc và câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ dân gian. Bảo tồn 05 lễ hội truyền thống
của đồng bào dân tộc thiểu số. Hỗ trợ ít nhất 05 chương trình nghiên cứu, phục
dựng, bảo tồn phát triển văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số. Hỗ trợ
đầu tư xây dựng 02 điểm đến du lịch tiêu biểu vùng đồng bào dân tộc thiểu số và
miền núi; hỗ trợ đầu tư bảo tồn 02 làng, bản truyền thống;...
- Giảm 40
xã khó khăn và đặc biệt khó khăn; giảm 60 thôn đặc biệt khó khăn của giai đoạn
2021-2025[1].
2. Sửa đổi,
bổ sung điểm 5.1, mục 5, phần III như sau:
“- Giai đoạn 2021 -2025: Đầu
tư, nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất; mua sắm trang thiết bị; cơ sở vật chất
chuyển đổi số phục vụ công tác giảng dạy và học tập trong các trường phổ thông
dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú thuộc phạm vi thực hiện Chương trình
trên địa bàn tỉnh”.
3. Sửa đổi,
bổ sung một số điểm tại mục 6, phần III như sau:
“6.2. Nội dung 2: Khảo sát,
kiểm kê, sưu tầm, lưu giữ, trưng bày di sản văn hoá truyền thống của đồng bào
dân tộc thiểu số (thực hiện năm 2023).
“6.11. Nội dung 11: Xây dựng
06 nội dung (06 tập phim tài liệu) xuất bản sách, đĩa phim tư liệu về văn hoá
truyền thống đồng bào dân tộc thiểu số (giai đoạn 2023-2025)”
“6.14. Nội dung 14: Hỗ trợ
05 chương trình quảng bá rộng rãi giá trị văn hoá truyền thống tiêu biểu các
dân tộc thiểu số; chương trình quảng bá xúc tiến du lịch các vùng đồng bào dân
tộc thiểu số và miền núi, kết hợp nghiên cứu, khảo sát tiềm năng du lịch, lựa
chọn xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng cho các vùng đồng bào dân tộc thiểu
số và miền núi (giai đoạn 2021-2025). Năm 2022: Hỗ trợ 1 chương trình”.
6.15. Bảo tồn Làng văn hóa
truyền thống dân tộc Cao Lan, thôn Động Sơn, xã Chân Sơn, huyện Yên Sơn, tỉnh
Tuyên Quang. Thực hiện năm 2023-2024; Bảo tồn Làng văn hóa truyền thống dân tộc
Tày, thôn Bản Bung, xã Thanh Tương, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. Thực hiện
năm 2024-2025”
"6.17. Nội dung 17: Hỗ
trợ chống xuống cấp 03 di tích; tu bổ, tôn tạo 03 di tích quốc gia đặc biệt và
di tích quốc gia có giá trị tiêu biểu vùng đồng bào dân tộc thiểu số (giai đoạn
2021-2025). Năm 2022-2024: Hỗ trợ tu bổ, tôn tạo 02 di tích quốc gia đặc biệt
và di tích quốc gia, gồm: Khu di tích quốc gia đặc biệt: Địa điểm tổ chức Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (Kim Bình), huyện Chiêm Hoá và di tích
quốc gia Làng Ngòi - Đá Bàn, xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn”. Năm 2024-2025: Hỗ trợ
tu bổ, tôn tạo di tích quốc gia Chiến thắng Khe Lau, thị trấn Yên Sơn, huyện
Yên Sơn”.
“6.19. Xây dựng mô hình Bảo
tàng sinh thái tại làng văn hóa nhằm bảo tàng hóa di sản văn hóa phi vật thể
trong cộng đồng các dân tộc thiểu số hướng tới phát triển cộng đồng và phát triển
du lịch, thực hiện tại huyện Lâm Bình”
4. Sửa đổi,
bổ sung mục 16, phần IV như sau:
“16. Liên minh Hợp tác xã tỉnh
Tham gia triển khai thực hiện
nội dung thuộc Tiểu dự án 2 - Dự án 10 của Chương trình, tổng hợp báo cáo kết
quả các nhiệm vụ được giao thực hiện theo đúng quy định.”
5. Sửa đổi,
bổ sung mục 17, phần IV như sau:
“17. Trường Đại học
Tân Trào, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và
công nghiệp tỉnh :
Tham gia thực hiện Tiểu dự
án 2 thuộc Dự án 4 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai
đoạn 2021-2025.
Phối hợp với các cơ quan,
đơn vị liên quan trong việc triển khai thực hiện đảm bảo phù hợp với quy mô, định
hướng phát triển đáp ứng được mục tiêu, hiệu quả đầu tư.”
Trên đây là Kế hoạch sửa đổi, bổ
sung Kế hoạch số 127/KH-UBND ngày 05/7/2022 của Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc
thiểu số và miền núi tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025 và năm 2022:
(1) Thủ trưởng các sở, ban,
ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố liên quan có trách nhiệm
xây dựng Kế hoạch sửa đổi, bổ sung để triển khai thực hiện.
(2) Giao cho Ban Dân tộc chủ
trì, phối hợp với sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có
trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và theo dõi, tổng hợp báo cáo, đánh
giá việc tổ chức thực hiện Kế hoạch này.
Trong quá trình triển khai nếu
có khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền giải quyết, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh
(đồng gửi Ban Dân tộc tổng hợp) để xem xét và chỉ đạo giải quyết kịp thời./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Dân tộc;
- Thường Trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh; Báo cáo
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các PCT UBND tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Ủy ban MTTQ tỉnh;
- Thành viên BCĐ các CTMTQGPT;
- Chánh, Phó Chánh VP UBND tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Trường Đại học Tân Trào;
- BQL DA ĐTXD các CT dân dụng và CN tỉnh;
- Lưu: VT, KT (Toản).
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thế Giang
|
[1] Số xã ra khỏi địa
bàn khó khăn và đặc biệt khó khăn: 40/65 đạt 61,5% (trong đó số xã đặc biệt
khó khăn 25 xã (chiếm 50%); số xã khó khăn 15 xã (chiếm 23%); số
thôn đặc biệt khó khăn 60/120 thôn (chiếm 50%)