Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 1386/KH-UBND 2021 phát triển thương hiệu Đà Lạt kết tinh kỳ diệu từ đất lành Lâm Đồng

Số hiệu: 1386/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng Người ký: Phan Văn Đa
Ngày ban hành: 09/03/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1386/KH-UBND

Lâm Đồng, ngày 09 tháng 3 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

HÀNH ĐỘNG PHÁT TRIỂN VÀ QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU “ĐÀ LẠT - KẾT TINH KỲ DIỆU TỪ ĐẤT LÀNH” GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

I. MỤC TIÊU

1. Phát triển thương hiệu Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành đối với 04 nhóm sản phẩm rau, hoa, cà phê Arabica và du lịch canh nông trở thành thương hiệu mạnh tại Việt Nam; bảo hộ và tập trung quảng bá, phát triển thương hiệu ra nước ngoài; Du lịch canh nông trở thành thương hiệu số 1 tại Việt Nam.

2. Trong giai đoạn 2021-2025, có khoảng 880 tổ chức, cá nhân được cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành”, gấp 2,3 lần so với giai đoạn 2017-2020. Đến năm 2025, toàn tỉnh có 1.260 tổ chức, cá nhân được cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành” và 40 mô hình điểm du lịch canh nông.

3. Đẩy mạnh hoạt động gắn logo nhãn hiệu chứng nhận “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành” trên sản phẩm và tổ chức truyền thông, quảng bá đi kèm với sản phẩm mang thương hiệu để gây ấn tượng đối với người tiêu dùng sử dụng sản phẩm, thông qua đó tuyên truyền rộng rãi đến cộng đồng xã hội về thương hiệu, tạo hiệu ứng cộng hưởng truyền thông rộng lớn trong hệ sinh thái nông nghiệp và du lịch của tỉnh.

4. Tập trung nguồn lực phát triển sản phẩm mang thương hiệu, tạo sự vượt trội về chất lượng, lợi ích mà sản phẩm mang lại cho khách hàng, nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm và thu nhập của người sản xuất. Kiểm soát chất lượng sản phẩm, dịch vụ thường xuyên đối với sản phẩm mang thương hiệu, nhấn mạnh sự an toàn và uy tín khi sử dụng sản phẩm.

II. SẢN PHẨM, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI THỰC HIỆN

1. Sản phẩm áp dụng: Rau, hoa, cà phê Arabica và du lịch canh nông.

2. Đối tưng thực hiện:

a) Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh rau, hoa, cà phê Arabica và du lịch canh nông trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

b) Người tiêu dùng sản phẩm sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành”.

3. Phạm vi thực hiện:

a) Đối với sản phẩm rau, hoa, cà phê Arabica: Phạm vi thực hiện trên địa bàn thành phố Đà Lạt và các huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng và một phần của huyện Lâm Hà.

b) Đối với du lịch canh nông: Phạm vi thực hiện trên toàn tỉnh Lâm Đồng.

IV. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Tổ chức truyền thông, quảng bá thương hiệu và xúc tiến thương mại đối với sản phẩm mang thương hiệu “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành”:

1.1. Sản phẩm, khách hàng, thị trường mục tiêu thực hiện truyền thông, quảng bá:

a) Sản phẩm rau:

- Thị trường trong nước: tập trung vào kênh bán lẻ hiện đại gồm siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng chuyên doanh nông sản, trái cây tại các thành phố, thị trấn trong cả nước; các chợ đầu mối nông sản tại các thành phố: Hồ Chí Minh, Đà Nng, Hà Nội và Cần Thơ.

- Thị trường nước ngoài: tập trung vào thị trường xuất khẩu Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, Singapore.

b) Sản phẩm hoa:

- Thị trường trong nước: tập trung vào kênh bán lẻ hiện đại gồm siêu thị, cửa hàng (shop) hoa tại các thành phố, thị trấn trong cả nước; các chợ đầu mối hoa, nông sản tại các thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nng, Hà Nội và Cần Thơ.

- Thị trường nước ngoài: tập trung vào thị trường xuất khẩu như Nhật Bản, Anh, Đan Mạch, Úc, Trung Quốc.

c) Sản phẩm cà phê Arabica:

- Thị trường trong nước: tập trung vào hệ thống quán cà phê trung và cao cấp, đại lý bán buôn, bán lẻ hiện đại như siêu thị tại các trung tâm thành phố, thị trấn trong cả nước.

- Thị trường nước ngoài: tập trung vào thị trường xuất khẩu như Ý, Nhật Bản, Đức, Tây Ban Nha và Hàn Quốc.

d) Du lịch canh nông: các trường học nghiên cứu, học tập thực tế; công ty lữ hành tổ chức cho du khách tham gia hoạt động trải nghiệm, nghiên cứu nông nghiệp công nghệ cao; cơ quan thông tấn báo chí đến quay phim, phóng sự để quảng bá; các đoàn công tác quốc tế đến tham quan và làm việc tại tỉnh.

1.2. Tổ chức các hoạt động truyền thông, quảng bá thương hiệu và đánh giá việc thực hiện các chiến dịch truyền thông:

a) Thực hiện truyền thông, quảng bá:

- Đa dạng hóa các chiến lược truyền thông, quảng bá; áp dụng công nghệ 4.0, công nghệ chuyển đổi số hiệu quả cho công tác truyền thông, quảng bá; hình thành chuyên mục chuyên đề truyền thông thương hiệu “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành” trên Đài Phát thanh Truyền hình Lâm Đồng. Đổi mới phương thức truyền thông, trong đó chú trọng xây dựng câu chuyện truyền thông để tạo ấn tượng đối với cộng đồng.

- Đăng tải Video Clip “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành” trên Website thương hiệu: www.dalatkettinhkydieutudatlanh.vn; các Đài Phát thanh - Truyền hình Trung ương; Đài Phát thanh - Truyền hình Lâm Đồng và Đài Phát thanh - Truyền hình các huyện, thành phố; Cổng Thông tin điện tử của tỉnh; các trang thông tin điện tử của các sở, ngành, địa phương của tỉnh; trang thông tin doanh nghiệp Lâm Đồng; các chuyến bay; Internet, mạng xã hội và các hình thức quảng bá ở nước ngoài.

Tổ chức vận hành và khai thác hiệu quả Website www.dalatkettinhkydieutudatlanh.vn: Thường xuyên cập nhật, quảng bá sản phẩm, dịch vụ mang thương hiệu “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành”; các hoạt động triển khai Kế hoạch; kết quả kiểm tra, giám sát về chất lượng, tiêu chí đáp ứng đối với từng sản phẩm, dịch vụ mang thương hiệu; đồng thời quảng bá, giới thiệu các nội dung của Website tại các hình thức truyền thông thương hiệu.

b) Triển khai các hình thức truyền thông thương hiệu:

- Tổ chức truyền thông một chiều: truyền thông trên truyền hình, báo chí; truyền thông trên màn hình và biển quảng cáo ngoài trời tại các cửa ngõ vào tỉnh Lâm Đồng, tờ rơi, áp phích, phướn; truyền thông qua các chương trình, sự kiện, Festival Hoa, lễ hội Trà và Tơ lụa,...Lắp đặt bảng pano tấm lớn trên các Quốc lộ 20, 27, 27C,...

- Tổ chức truyền thông tương tác: đẩy mạnh truyền thông trên Internet, mạng xã hội, clip quảng cáo điện tử đối với các sản phẩm, dịch vụ mang thương hiệu.

- Xây dựng video clip, phóng sự, ấn phẩm, tờ rơi về sản phẩm rau, hoa, cà phê Arabica, du lịch canh nông gắn thương hiệu “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành” song hoặc đa ngôn ngữ để thực hiện công tác tuyên truyền, quảng bá thông qua các chương trình xúc tiến thương mại trong và ngoài nước.

- Kết hợp quảng bá, giới thiệu thương hiệu “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành” tại các buổi làm việc, hội nghị, hội thảo, các hoạt động kết nối giao thương giữa tỉnh Lâm Đồng với các tỉnh, thành trong nước và nước ngoài.

- Tổ chức truyền thông hợp tác: hợp tác với các trung tâm phân phối nông sản lớn, các đơn vị dịch vụ du lịch (cơ sở lưu trú, lữ hành, phương tiện vận chuyển công cộng,...), chuỗi chương trình truyền hình (Đài Truyền hình Việt Nam (VTV); bản tin thời sự, các chuyên mục định kỳ, trang video trực tuyến trong chương trình truyền hình Lâm Đồng và các chương trình truyền hình ngoài tỉnh), hệ thống truyền thông đa phương tiện báo điện tử; các chuyến bay quốc tế và nội địa của các hãng hàng không.

- Xây dựng cổng chào đối với mô hình du lịch “Tuyến điểm” trên địa bàn Thành phố Đà Lạt và huyện Đơn Dương.

- Quảng bá, tuyên truyền cho các đối tượng: Hộ nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp trực tiếp sản xuất nông sản về thương hiệu “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành”.

- Tập trung cao điểm trong việc truyền thông, quảng bá về nhãn hiệu “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành” trong Festival Hoa Đà Lạt, lễ hội trà và tơ lụa Bảo Lộc,... để tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong và ngoài nước.

c) Đánh giá việc thực hiện các chiến dịch truyền thông:

- Thực hiện giám sát đối với các chiến dịch truyền thông thường xuyên để bảo đảm hoạt động truyền thông, quảng bá thương hiệu có hiệu quả.

- Tổ chức đánh giá các chiến dịch truyền thông, quảng bá thương hiệu sau mỗi chiến dịch truyền thông để có giải pháp thực hiện các hoạt động truyền thông, quảng bá thương hiệu kịp thời.

1.3. Tổ chức hoạt động xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm mang thương hiệu “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành”:

- Tổ chức gắn logo, tem, nhãn “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành” trên bao gói đối với sản phẩm rau, hoa, cà phê Arabica cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ được cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.

- Tổ chức và tham gia các hội nghị kết nối giao thương và quảng bá đối với sản phẩm rau, hoa, cà phê Arabica gắn nhãn hiệu chứng nhận; tổ chức hội nghị xúc tiến quảng bá du lịch canh nông tại các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nng, Cần Thơ.

- Tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại đối với sản phẩm rau, hoa, cà phê Arabica và du lịch canh nông đến với thị trường nước ngoài, trọng điểm là Nhật Bản, Nga, Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, Singapore, các nước EU.

- Hỗ trợ doanh nghiệp có sản phẩm gắn nhãn hiệu chứng nhận ứng dụng thương mại điện tử hiệu quả.

2. Công tác quản lý thương hiệu

a) Vận động, khuyến khích, hỗ trợ và tổ chức thẩm định các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện, tiêu chuẩn để cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành”;

Tổ chức cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành” cho khoảng 880 tổ chức, cá nhân; trong đó: 330 tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh sản phẩm hoa; 395 tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh sản phẩm rau; 125 tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh sản phẩm cà phê Arabica; và 30 tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh sản phẩm du lịch canh nông. (Chi tiết theo Phụ lục 2 đính kèm).

b) Thực hiện công tác hậu kiểm đối với việc chấp hành quy định của tổ chức, cá nhân được cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.

c) Tổ chức đánh giá mô hình du lịch canh nông “Tuyến điểm” và “Một điểm dừng”.

d) Tổ chức thẩm định và hình thành mô hình du lịch canh nông “Tuyến điểm” theo tiêu chí đã được ban hành.

đ) Tiếp tục thực hiện việc cấp quyền sử dụng thương hiệu “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành” cho các tổ chức, cá nhân đang sử dụng các thương hiệu “Rau Đà Lạt”, “Hoa Đà Lạt”.

e) Tổ chức khảo sát, đánh giá việc sử dụng nhãn hiệu của doanh nghiệp và snhận biết của người tiêu dùng về nhãn hiệu “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành”.

g) Nâng cao nhận thức cho các đối tượng là cán bộ quản lý nhà nước, hội viên, cán bộ quản lý doanh nghiệp, chủ cơ sở trong việc xây dựng, phát triển, sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.

h) Đăng ký, bảo hộ nhãn hiệu “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành” đến thị trường quốc tế chủ lực (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Sigapore,..).

3. Quản lý chất lượng sản phẩm:

3.1. Quản lý chất lượng nông sản:

a) Xây dựng Kế hoạch quản lý, kiểm soát chất lượng sản phẩm nông sản sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành” giai đoạn 2021 - 2025.

b) Tăng cường công tác kiểm soát chất lượng nông sản, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ theo chuỗi liên kết từ khâu sản xuất (giống cây trồng, vật tư nông nghiệp, quy trình sản xuất, chăm sóc, quản lý dịch hại...) đến sơ chế, phân loại, bảo quản sau thu hoạch (các trung tâm sau thu hoạch, doanh nghiệp, cơ sở) chế biến và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa (công nghệ sản xuất, chế biến, lưu thông, tiêu thụ trên thị trường). Nâng cao hiệu quả quản lý an toàn thực phẩm đối với sản phẩm nông sản mục tiêu; ý thức tổ chức sản xuất, chế biến sạch, an toàn đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến, kinh doanh nông sản.

c) Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, cơ sở, đầu mối thu mua nông sản, nông hộ sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành” xây dựng kế hoạch và các điều kiện để chuẩn hóa sản phẩm đạt tiêu chuẩn đủ điều kiện đăng ký sử dụng nhãn hiệu chứng nhận, chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, kiểm soát và công bố chất lượng và phân loại nông sản được gắn nhãn hiệu chứng nhận trước khi tiêu thụ.

d) Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tiến hành giám sát quá trình thực hiện của các đơn vị sử dụng nhãn hiệu chứng nhận; định kỳ và đột xuất lấy mẫu kiểm tra chất lượng sản phẩm, thực hiện các chế tài đối với các sản phẩm không đạt chất lượng và các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm, sử dụng nhãn hiệu không hp pháp.

đ) Tổ chức vận hành tốt các trung tâm sau thu hoạch nông sản và dịch vụ sau thu hoạch cho sản phẩm của các hộ nông dân liên kết.

e) Tổ chức hình thành và quản lý chuỗi sản xuất nông nghiệp bền vững, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; kiểm soát chất lượng an toàn sản phẩm nông nghiệp.

3.2. Quản lý chất lượng du lịch canh nông:

a) Xây dựng quy định quản lý và khai thác kinh doanh mô hình du lịch canh nông; đảm bảo quyền lợi cho các đơn vị kinh doanh, tổ chức, hộ gia đình và du khách tham gia dịch vụ du lịch canh nông.

b) Tổ chức đánh giá hiệu quả sử dụng nhãn hiệu “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành” đối với tổ chức, cá nhân được công nhận mô hình du lịch canh nông.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Tổng kinh phí thực hiện: 8.126 triệu đồng (Tám tỷ, một trăm hai mươi sáu triệu đồng).

2. Phân kỳ nguồn kinh phí thực hiện:

- Năm 2021 dự kiến khoảng 1.236 triệu đồng;

- Năm 2022 dự kiến khoảng 2.950 triệu đồng;

- Năm 2023 dự kiến khoảng 1.230 triệu đồng;

- Năm 2024 dự kiến khoảng 1.420 triệu đồng;

- Năm 2025 dự kiến khoảng 1.290 triệu đồng.

(Chi tiết tại Phụ lục 1 kèm theo)

3. Nguồn kinh phí: Ngân sách tỉnh bố trí hàng năm.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban Quản lý thương hiệu:

a) Tổ chức thực hiện hiệu quả Kế hoạch hành động phát triển và quảng bá thương hiệu “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành” tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021 - 2025 và Quy chế quản lý, sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.

b) Chỉ đạo, tư vấn, hỗ trợ cơ quan quản lý thương hiệu thực hiện công tác quản lý nhà nước và quảng bá thương hiệu “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành”.

c) Kiểm tra, giám sát và đánh giá việc chấp hành các quy định của tổ chức, cá nhân được cấp chứng nhận quyền sử dụng thương hiệu “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành” và của cơ quan được giao quản lý, cấp giấy chứng nhận sử dụng thương hiệu.

d) Kiểm soát chất lượng sản phẩm mang thương hiệu “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành”; đẩy mạnh công tác truyền thông, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng để phát triển thương hiệu và sản phẩm mang thương hiệu “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành”.

2. Sở Công Thương:

a) Cơ quan thường trực, tham mưu UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch hành động phát triển và quảng bá thương hiệu “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành” tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021 - 2025; định kỳ tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh tình hình và kết quả thực hiện.

b) Chủ trì, phối hợp các sở, ngành, địa phương, cơ quan và đơn vị có liên quan xây dựng lộ trình triển khai công việc cụ thể từng năm; hàng năm tổng hợp chung về nội dung, dự toán kinh phí gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.

c) Tập trung các hoạt động phát triển, quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước, hỗ trợ xuất khẩu sản phẩm hàng hóa, ứng dụng thương mại điện tử, hỗ trợ hợp tác thương mại, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm.

d) Hàng năm phối hợp với các sở, ngành, địa phương rà soát, đánh giá các sản phẩm, dịch vụ khác đủ điều kiện, tiêu chuẩn để xem xét, đề xuất bổ sung sử dụng thương hiệu “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành”.

đ) Tham mưu Trưởng Ban quản lý thương hiệu thành lập đoàn kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của tổ chức, cá nhân được cấp chứng nhận sử dụng thương hiệu “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành”; cơ quan được giao cấp giấy chứng nhận sử dụng thương hiệu; các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai hoạt động phát triển và quảng bá thương hiệu theo kế hoạch được UBND tỉnh ban hành.

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công Thương, UBND các huyện, thành phố hoàn thiện, bổ sung tiêu chí, quy chuẩn các sản phẩm nông sản gắn nhãn hiệu chứng nhận (nếu có); xây dựng tiêu chí, quy chun các sản phẩm nông sản được xem xét, bổ sung sử dụng thương hiệu “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành”; chịu trách nhiệm kiểm soát, quản lý chất lượng sản phẩm nông sản mang nhãn hiệu chứng nhận “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành”.

b) Tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh nông sản về cơ chế chính sách, các quy trình sản xuất tiên tiến, đảm bảo an toàn thực phẩm, phát triển bền vững.

c) Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, các sở, ngành, địa phương thực hiện hỗ trợ hình thành, nhân rộng các Trung tâm sau thu hoạch; vận động các đơn vị liên kết, tham gia Trung tâm sau thu hoạch đăng ký sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành”.

d) Phát triển giống cây trồng có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với điều kiện của từng địa phương trên địa bàn tỉnh; xây dựng quy trình sản xuất, truy xuất nguồn gốc sản phẩm để đảm bảo quản lý chất lượng nông sản trong quá trình sản xuất.

đ) Phối hợp, hỗ trợ các địa phương lồng ghép các nguồn kinh phí từ các chương trình, đề án, dự án để thực hiện quản lý, kiểm tra, kiểm soát, giám sát chất lượng nông sản và an toàn thực phẩm đối với đơn vị sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành”. Định kỳ, đột xuất kiểm tra, giám sát về chất lượng, an toàn thực phẩm sản phẩm nông sản các đơn vị sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.

3. Sở Khoa học và Công nghệ:

a) Thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng đồng bộ theo chuỗi liên kết từ khâu sản xuất, thu hoạch đến sơ chế, chế biến; các nhiệm vụ khoa học theo hướng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp thông minh; ứng dụng các thành tựu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 phục vụ cho việc phát triển thương hiệu (cơ sở dữ liệu, nền tảng hạ tầng số); hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các hệ thống quản lý nhằm nâng cao chất lượng, giá trị, khả năng cạnh tranh của sản phẩm mục tiêu rau, hoa, cà phê Arabica và du lịch canh nông.

b) Thực hiện việc đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành” ra nước ngoài.

4. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

a) Xây dựng quy định quản lý và khai thác kinh doanh mô hình du lịch canh nông để đảm bảo quyền lợi cho các đơn vị kinh doanh, tổ chức, hộ gia đình và du khách tham gia dịch vụ du lịch canh nông.

b) Tập trung triển khai hình thành loại hình du lịch canh nông “Tuyến điểm”, phát triển có hiệu quả loại hình du lịch canh nông “Một điểm dừng”: Hướng dẫn, hỗ trợ, thẩm định, công bố đối với các đơn vị đạt tiêu chí 02 loại hình du lịch canh nông “Một điểm dừng” và “Tuyến điểm”.

c) Tăng cường công tác kiểm soát, quản lý chất lượng sản phẩm du lịch canh nông mang nhãn hiệu chứng nhận “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành”.

d) Phối hợp với UBND Thành phố Đà Lạt tổ chức thẩm định và cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành” cho các tổ chức, cá nhân đã được công nhận mô hình du lịch canh nông.

đ) Phối hợp thực hiện tốt công tác truyền thông, quảng bá du lịch canh nông và đánh giá hiệu quả sản phẩm du lịch canh nông gắn nhãn hiệu chứng nhận “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành”.

5. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu, đề xuất UBND tỉnh hàng năm bố trí kinh phí, nguồn kinh phí, thẩm định dự toán, trình phê duyệt để các sở, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị thực hiện kế hoạch.

6. Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch:

a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan thực hiện các nhiệm vụ xúc tiến thương mại, tuyên truyền, quảng bá thương hiệu “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành”; tham mưu UBND tỉnh thực hiện các hoạt động công bố nhãn hiệu ở nước ngoài.

b) Tổ chức khai thác hiệu quả website thương hiệu www.dalatkettinhkydieutudatlanh.vn; thực hiện đăng tải, tuyên truyền, quảng bá đầy đủ các hoạt động về thương hiệu trên website; thường xuyên cập nhật danh sách tổ chức, cá nhân được cấp quyền sử dụng nhãn hiệu; kết quả việc kiểm soát chất lượng sản phẩm rau, hoa, cà phê Arabica và du lịch canh nông mang thương hiệu.

c) Thực hiện truyền thông thương hiệu hiệu quả trên tất cả các phương tiện truyền thông, chú trọng ứng dụng công nghệ 4.0. Tổ chức tuyên truyền thông qua việc phát hành, in ấn các ấn phẩm, tập gp, pano, clip, phóng sự, đăng tải thông tin về nhãn hiệu, sản phẩm và dịch vụ mang thương hiệu “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành” trên các kênh thông tin, hoạt động xúc tiến thương mại; tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại cho sản phẩm rau, hoa, cà phê Arabica, du lịch canh nông nhằm mở rộng mạng lưới tiêu thụ cho sản phẩm, dịch vụ gắn nhãn hiệu chứng nhận.

7. Sở Thông tin và Truyền thông; Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Báo Lâm Đồng:

a) Tổ chức truyền thông, quảng bá Kế hoạch hành động phát triển và quảng bá thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”, đổi mới phương thức truyền thông báo đảm hiệu quả và có sức lan tỏa lớn trong cộng đồng.

b) Thực hiện hợp tác với các cơ quan thông tấn Trung ương và báo chí ngoài tỉnh để truyền thông quảng bá thương hiệu, lồng ghép quảng bá thương hiệu trong các đợt cao điểm tuyên truyền cho những sự kiện văn hóa, du lịch của tỉnh, gắn với tuyên truyền thông tin đối ngoại và các nội dung tuyên truyền, hoạt động chuyên môn có liên quan.

c) Xây dựng chuyên mục, phóng sự, câu chuyện để truyền thông thường xuyên về thương hiệu và sản phẩm gắn thương hiệu trên hệ thống các phương tiện truyền thông, giúp nâng cao ý thức tổ chức sản xuất nông sản đảm bảo an toàn thực phẩm, phát triển du lịch canh nông lành mạnh, đúng mục tiêu, có hiệu quả; nâng cao ý thức tiêu dùng và sử dụng dịch vụ cho người dân.

8. UBND Thành phố Đà Lạt và các huyện Đơn Dương, Đức Trọng, Lạc Dương, Lâm Hà:

a) Chủ động xây dựng và lồng ghép các nguồn kinh phí triển khai Kế hoạch hành động phát triển và quảng bá thương hiệu đối với sản phẩm của địa phương.

b) Hoàn thành việc chuyển đổi 100% tổ chức, cá nhân đang sử dụng nhãn hiệu “Rau Đà Lạt”, “Hoa Đà Lạt” sang sử dụng nhãn hiệu “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành” trong năm 2021.

c) Chủ động, tích cực thực hiện khảo sát, đánh giá, thẩm định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu cho các tổ chức, cá nhân tại địa phương; tổ chức kiểm tra, đánh giá việc chấp hành quy định quản lý thương hiệu, kiểm soát chất lượng sản phẩm.

9. Hội Nông dân và các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội:

a) Tuyên truyền và triển khai đến hội viên, đoàn viên thuộc hệ thống về giá trị và lợi ích của thương hiệu; đồng thời, thực hiện tuyên truyền và lồng ghép với các hoạt động triển khai tại cơ sở đối với tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh nông sản, du lịch canh nông về thương hiệu và đăng ký sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành”; khuyến khích xây dựng các mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông sản theo chuỗi giá trị.

b) Phối hợp với các sở, ngành, địa phương, đơn vị tổ chức tuyên truyền kế hoạch phát triển và quảng bá thương hiệu “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành”.

10. Các hội, hiệp hội, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ nông dân và các đơn vị liên quan:

a) Đăng ký sử dụng nhãn hiệu “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành” khi có nhu cầu sử dụng và gắn logo nhãn hiệu chứng nhận lên sản phẩm để quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm rau, hoa, cà phê Arabica và phát triển du lịch canh nông.

b) Tham gia phát triển và quảng bá thương hiệu “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành” do chính quyền địa phương và các sở, ngành tổ chức triển khai thực hiện.

c) Đầu tư nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm các sản phẩm sử dụng thương hiệu, góp phần nâng cao chất lượng thương hiệu “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành”.

(Phân công nhiệm vụ chi tiết tại Phụ lục 3 kèm theo)

Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, Thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc và đơn vị liên quan, căn cứ nội dung và nhiệm vụ được phân công triển khai thực hiện kịp thời, có hiệu quả kế hoạch này. Trong quá trình thực hiện nếu có nội dung phát sinh, vướng mắc, kịp thời báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh để xem xét giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- TTTU, TTHĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tại mục IV;
- UBND các huyện, Tp. Đà Lạt và Bảo Lộc;
- Đài PT-TH Lâm Đồng, Báo Lâm Đồng;

- Tổ chức JICA;
- LĐVP;
- Trung tâm Công báo tỉnh;
- Cổng Thông tin Điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, NN.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phan Văn Đa

 

PHỤ LỤC 1:

KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG PHÁT TRIỂN VÀ QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU “ĐÀ LẠT - KẾT TINH KỲ DIỆU TỪ ĐẤT LÀNH” GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 1386/KH-UBND ngày 09/3/2021 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

ĐVT: 1.000 đồng

STT

NỘI DUNG THỰC HIỆN

KẾ HOẠCH KINH PHÍ

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Tổng cộng

I

CÔNG TÁC QUẢN LÝ, KIỂM TRA, GIÁM SÁT

200.000

920.000

100.000

100.000

100.000

1.420.000

1

Khảo sát, đánh giá việc sử dụng thương hiệu; hỗ trợ công tác quản lý, hoạt động tư vấn kỹ thuật, quản lý thương hiệu; cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận; kiểm tra, giám sát việc sử dụng nhãn hiệu; đăng ký, bảo hộ nhãn hiệu ra nước ngoài.

200.000

920.000

100.000

100.000

100.000

1.420.000

II

TCHỨC TRUYN THÔNG, QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU

1.036.000

2.030.000

1.130.000

1.320.000

1.190.000

6.706.000

1

Hỗ trợ bảng hiệu quảng bá thương hiệu, quầy kệ trưng bày sản phẩm gắn nhãn hiệu chứng nhận; hội nghị kết nối giao thương, hội nghị xúc tiến du lịch kết hợp với giới thiệu nhãn hiệu; ứng dụng thương mại điện tử sản phẩm mang thương hiệu

 

400.000

100.000

100.000

160.000

760.000

2

Truyền thông Clip “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành” phiên bản 2 phút 30 giây và phiên bản 60 giây trên các chuyến bay của Vietnam Airlines

626.000

630.000

630.000

630.000

630.000

3.146.000

3

Truyền thông một chiều

 

340.000

100.000

240.000

100.000

780.000

4

Truyền thông hợp tác và các hình thức truyền thông khác

300.000

300.000

160.000

160.000

160.000

1.080.000

5

Duy trì và tuyên truyền trên website thương hiệu

40.000

40.000

40.000

40.000

40.000

200.000

6

Xây dựng tập gấp, ấn phẩm, clip, phóng sự về nhãn hiệu Rau, Hoa, Cà phê Arabica và mô hình du lịch canh nông được chứng nhận nhãn hiệu

 

250.000

100.000

150.000

100.000

600.000

7

Xây dựng cổng chào đối với mô hình du lịch canh nông “Tuyến điểm”

70.000

70.000

 

 

 

140.000

 

Tổng cộng

1.236.000

2.950.000

1.230.000

1.420.000

1.290.000

8.126.000

 

PHỤ LỤC 2:

KẾ HOẠCH CẤP QUYỀN SỬ DỤNG NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN “ĐÀ LẠT - KẾT TINH KỲ DIỆU TỪ ĐẤT LÀNH” GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 1386/KH-UBND ngày 09/3/2021 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

Stt

Địa phương

Rau

Hoa

Cà phê Arabica

Du lịch canh nông

Tổng số

1

Thành phố Đà Lạt

100

250

100

15

465

2

Huyện Đức Trọng

100

30

10

3

143

3

Huyện Đơn Dương

150

10

 

3

163

4

Huyện Lâm Hà

20

25

10

4

59

5

Huyện Lạc Dương

25

15

5

5

50

 

Cộng

395

330

125

30

880

 

PHỤ LỤC 3:

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG PHÁT TRIỂN VÀ QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU “ĐÀ LẠT - KẾT TINH KỲ DIỆU TỪ ĐẤT LÀNH” GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 1386/KH-UBND ngày 09/3/2021 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

Stt

Nội dung

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Kết quả thực hiện

Thời gian thực hiện

I

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SN PHM (Lồng ghép)

 

 

 

 

1

Quản lý chất lượng sản phẩm nông sản

 

 

 

 

a

Xây dựng kế hoạch quản lý, kiểm soát chất lượng sản phẩm nông sản thương hiệu

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, đơn vị liên quan

Kế hoạch

Năm 2021

b

Tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ quản lý, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh về quy trình sản xuất tiên tiến, đảm bảo an toàn thực phẩm, phát triển ổn định, bền vững

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, đơn vị liên quan

Thường xuyên

2021-2025

c

Phát triển các chuỗi nông nghiệp bền vững, thực hiện kiểm soát chất lượng trong chuỗi và các sản phẩm nông sản sử dụng thương hiệu

Sở Nông nghiệp và PTNT

Sở Công thương, Sở Y tế, các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan

Thường xuyên

2021-2025

d

Hiện đại hóa các khâu trong quy trình sản xuất đối với rau, hoa, cà phê Arabica

Sở Nông nghiệp và PTNT

Sở Khoa học và Công nghệ, UBND các huyện, thành phố

Thường xuyên

2021-2025

đ

Kiểm tra, giám sát quá trình sản xuất, kinh doanh nông sản; có biện pháp xử lý đối với sản phẩm không đạt chất lượng, vi phạm pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm

Sở Nông nghiệp và PTNT

Sở Công thương, Sở Y tế, UBND các huyện, thành phố

Sản phẩm chất lượng an toàn

2021-2025

e

Đầu tư tăng cường thiết bị phụ trợ phục vụ phân tích kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm nông sản tại Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Sở Khoa học và Công nghệ

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính

Thiết bị đáp ứng yêu cầu kim nghiệm chất lượng sản phẩm nông sản

2021-2022

g

Tiếp tục nhân rộng Trung tâm sau thu hoạch, kết hợp kiểm tra nhanh chất lượng nông sản cho các hộ nông dân liên kết và các đơn vị có nhu cầu

Sở Nông nghiệp và PTNT

Sở Công thương, UBND các huyện, thành phố

Trung tâm sau thu hoạch

2021-2025

2

Nâng cao chất lượng mô hình du lịch canh nông

 

 

 

 

a

Xây dựng cơ chế, chính sách cho mô hình du lịch canh nông

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Các sở: Nông nghiệp & PTNT, Tài nguyên & Môi trường, Kế hoạch & Đầu tư, Tài chính và các đơn vị liên quan

Cơ chế, chính sách

2021-2022

II

TRUYỀN THÔNG, QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU

 

 

 

 

1

Tiếp tục thực hiện truyền thông Clip “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành” phiên bản 2 phút 30 giây và phiên bản 60 giây

Trung tâm Xúc tiến ĐTTM và DL

Sở Thông tin và Truyền thông, Đài truyền hình, Báo, các địa phương, đơn vị liên quan

Công tác truyền thông

2021-2025

2

Tiếp tục triển khai các hình thức truyền thông: một chiều, tương tác, hợp tác

 

 

 

 

a

Truyền thông trên truyền hình, báo chí; màn hình, biển quảng cáo ngoài trời, tập gấp, băng rôn; qua các chương trình, sự kiện, lễ hội của tỉnh; internet, mạng xã hội

Trung tâm Xúc tiến ĐTTM và DL

Sở: Văn hóa Thể thao và Du lịch, Công thương, Nông nghiệp & PTNT, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông, Đài truyền hình, Báo, các địa phương, đơn vị liên quan

Thường xuyên

2021-2025

b

Hợp tác với các trung tâm phân phối nông sản lớn, với đơn vị du lịch dịch vụ (khách sạn, khu, điểm du lịch, phương tiện vận chuyn), với chuỗi chương trình truyền hình, trên các chuyến bay quốc tế và nội địa của các hãng hàng không, chuỗi chương trình truyền hình.

c

Hợp tác với cơ quan thông tấn Trung ương và báo chí ngoài tỉnh thực hiện truyền thông, quảng bá thương hiệu

Sở Thông tin và Truyền thông

Trung tâm XTĐTTMDL, các cơ quan thông tấn, báo chí, đơn vị liên quan

Kế hoạch truyền thông

2021-2025

3

Tiếp tục tổ chức gắn logo, tem, nhãn bao bì đóng gói sản phẩm cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất, kinh doanh sản phẩm dịch vụ: rau, hoa, cà phê Arabica và du lịch canh nông; truyền thông, quảng bá nhãn hiệu

UBND các huyện, thành phố

Các sở: Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và PTNT, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Công thương; các đơn vị liên quan

 

2021-2025

4

Tổ chức tuyên truyền trên website thương hiệu: www.dalatkettinhkydieutudatlanh.vn

Trung tâm Xúc tiến ĐTTM và DL

Các sở, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh sử dụng nhãn hiệu chứng nhận

Tin, bài viết, hình ảnh

Thường xuyên, 2021-2025

5

Quảng bá, xúc tiến thương mại

 

 

 

 

a

Tổ chức các hoạt động xúc tiến, quảng bá thương hiệu trong và ngoài nước cho sản phẩm gắn nhãn hiệu chứng nhận và gắn kết giới thiệu thương hiệu

Trung tâm Xúc tiến ĐTTM và DL

Các sở: Công thương, Văn hóa TTDL, Thông tin và TT, Nông nghiệp và PTNT; các đơn vị liên quan

Hội nghị

2021-2025

b

Hoạt động hỗ trợ bảng hiệu quảng bá thương hiệu, quầy kệ trưng bày sản phẩm gắn nhãn hiệu chứng nhận

Sở Công thương

Tổ chức, cá nhân liên quan

Điểm kinh doanh nông sản, dịch vụ trong và ngoài tỉnh

2021-2025

c

Hoạt động hỗ trợ xuất khu nông sản; phát triển thương mại điện tử, các giải pháp tiếp thị trực tuyến

 

Các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan

 

 

III

TRUYỀN THÔNG, QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU DU LỊCH CANH NÔNG

 

 

 

 

1

Xây dựng kế hoạch truyền thông, quảng bá du lịch canh nông “Tuyến điểm” và “Một điểm dừng”

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch

Các Sở, Trung tâm XTĐTTM và DL, UBND Tp. Đà Lạt và các huyện

Kế hoạch truyền thông

2021-2025

2

Tổ chức hội nghị xúc tiến quảng bá du lịch canh nông

Các sở, ngành, đơn vị liên quan

 

2025

3

Cập nhật, bổ sung thông tin, in tái bản tập gấp quảng bá mô hình du lịch canh nông

Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch

 

2021-2025

4

Xây dựng cổng chào đối với loại hình du lịch “Tuyến điểm” tại Thành phố Đà Lạt và huyện Đơn Dương

UBND: thành phố Đà Lạt, huyện Đơn Dương

 

2021-2022

5

Tổ chức đón đoàn khảo sát lữ hành, báo chí trong và ngoài nước đến khảo sát các mô hình du lịch nông nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng

Trung tâm XTĐT TM&DL, Hiệp hội Du lịch và các đơn vị liên quan

 

2022-2025

IV

QUẢN LÝ THƯƠNG HIỆU

 

 

 

 

1

Đăng ký xác lập quyền nhãn hiệu “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành“ ở nước ngoài (Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore và Nhật Bản)

Sở Khoa học và Công nghệ

Các sở, ngành, đơn vị liên quan

Chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

2021-2025

2

Bổ sung, điều chỉnh các tiêu chí, quy chuẩn để đánh giá, xếp loại các sản phẩm nông sản, xem xét cấp quyền sử dụng thương hiệu; và sản phẩm du lịch canh nông

Sở Nông nghiệp và PTNT; Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch

Các sở, ngành, đơn vị liên quan

Tiêu chí, quy chuẩn

2021-2025

3

Khảo sát, đánh giá việc sử dụng thương hiệu của doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất kinh doanh rau, hoa, cà phê Arabica, du lịch canh nông; khảo sát người tiêu dùng về nhận thức và hành vi đối với nhãn hiệu chứng nhận và việc sử dụng sản phẩm gắn nhãn hiệu

Sở Công thương

Các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan

Báo cáo đánh giá

2021-2022, 2025

4

Tổ chức đào tạo, tập huấn, hội thảo liên quan đến xây dựng, phát triển thương hiệu, nhãn hiệu chứng nhận “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành

Sở Khoa học và Công nghệ

Các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan

 

2021-2025

5

Thực hiện công tác hậu kiểm đối với việc chấp hành quy định của các tổ chức, cá nhân được cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận; công tác phát triển và quản lý thương hiệu

Ban Quản lý thương hiệu, UBND Tp. Đà Lạt

Các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan

 

2021-2025

6

Đánh giá, lựa chọn các tổ chức, cá nhân đủ tiêu chuẩn để cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận; tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc chuyển đổi nhãn hiệu chứng nhận “Rau Đà Lạtvà “Hoa Đà Lạt“ sang sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành

UBND Tp. Đà Lạt; UBND các huyện Đơn Dương, Đức Trọng, Lạc Dương, Lâm Hà

Đơn vị liên quan

 

2021-2025

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 1386/KH-UBND ngày 09/03/2021 về hành động phát triển và quảng bá thương hiệu “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành” giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Lâm Đồng ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.235

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.238.184
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!