ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẬU GIANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 128/KH-UBND
|
Hậu Giang, ngày
04 tháng 7 năm 2022
|
KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN KINH TẾ SỐ VÀ XÃ HỘI SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU
GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
I. CĂN CỨ LẬP
KẾ HOẠCH
- Quyết định số 749/QĐ-TTg
ngày 03 tháng 6 tháng 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương
trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng năm 2030;
- Quyết định số 411/QĐ-TTg
ngày 31 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược
quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng
đến năm 2030;
- Nghị quyết số 02/NQ-TU
ngày 02 tháng 12 năm 2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIV) về xây
dựng Chính quyền điện tử và chuyển đổi số tỉnh Hậu Giang giai đoạn
2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.
II. QUAN ĐIỂM
1. Hậu Giang cần nhanh chóng nắm
bắt, hành động mạnh mẽ để phát triển kinh tế số và xã hội số, phát triển
thêm các ngành nghề kinh doanh mới, mở ra các thị trường mới và tạo
thêm nhiều nhu cầu việc làm mới, bứt phá vươn lên trở thành tỉnh phát
triển khá trong khu vực và trên cả nước. Nhiệm vụ phát triển kinh tế số
và xã hội số được đặt ở mức ưu tiên cao trong các định hướng, chiến lược,
quy hoạch, kế hoạch phát triển của tỉnh.
2. Thể chế, hạ tầng, nhân
lực, người dân, doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng cho phát triển kinh
tế số và xã hội số. Công nghệ số và dữ liệu số thấm sâu một cách tự
nhiên mặc định vào mọi mặt sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống
của người dân.
a) Phát triển nhanh hạ tầng số,
ưu tiên sử dụng sản phẩm do doanh nghiệp trong nước làm chủ công nghệ
lõi.
b) Nhân lực công nghệ số và
người dân được phổ cập kỹ năng số đóng vai trò quyết định cho phát
triển kinh tế số, xã hội số của tỉnh.
c) Phát triển mỗi người dân
thành một doanh nhân số, mỗi doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh thành một
doanh nghiệp số, ứng dụng công nghệ số để kinh doanh trên môi trường
mạng.
3. Giải quyết mâu thuẫn phát
sinh trong phát triển kinh tế số và xã hội số
a) Phát triển nhanh và bền vững,
toàn diện và có trọng điểm. Phát triển các yếu tố nền móng cho kinh tế
số và xã hội số, xác định một số ngành, lĩnh vực trọng tâm cần tập trung
triển khai.
b) Quản lý rủi ro trong quá
trình chuyển đổi lên môi trường số, phát triển kinh tế số và xã hội số
an toàn. Bảo vệ người dân, doanh nghiệp trước những nguy cơ, rủi ro,
tác nhân xấu xâm hại tới lợi ích chính đáng, hợp pháp của người dân,
doanh nghiệp. Chú trọng bảo vệ trẻ em và các đối tượng yếu thế trên môi
trường mạng.
III. TẦM
NHÌN
Phát triển kinh tế số giúp
người dân phát triển kinh tế, góp phần tạo nền móng vững chắc để Hậu
Giang trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực, có thu nhập trung bình
cao vào năm 2030.
Phát triển xã hội số giúp người
dân tham gia các hoạt động xã hội toàn diện, thụ hưởng các chính sách an
sinh xã hội thuận lợi, góp phần đưa Hậu Giang trở thành địa phương số an
toàn, nhân văn và rộng khắp.
IV. MỤC TIÊU
1. Phát triển
kinh tế số
Kinh tế số là hoạt động kinh
tế sử dụng công nghệ số và dữ liệu số làm yếu tố đầu vào chính, sử dụng
môi trường số làm không gian hoạt động chính, sử dụng công nghệ thông tin
- viễn thông để tăng năng suất lao động, đổi mới mô hình kinh doanh và tối
ưu hóa cấu trúc nền kinh tế.
Kinh tế số bao gồm: Kinh tế số
ICT là công nghiệp công nghệ thông tin và dịch vụ viễn thông; kinh tế số
nền tảng là hoạt động kinh tế của các nền tảng số, các hệ thống trực
tuyến kết nối giữa cung và cầu và các dịch vụ trực tuyến trên mạng;
kinh tế số ngành là hoạt động kinh tế số trong các ngành, lĩnh vực.
a) Mục tiêu cơ bản đến năm
2025
- Tỷ trọng kinh tế số đạt 20%
GRDP;
- Tỷ trọng kinh tế số trong từng
ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%;
- Tỷ trọng thương mại điện
tử trong tổng mức bán lẻ đạt trên 10%;
- Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng
hợp đồng điện tử đạt trên 80%;
- Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và
vừa sử dụng nền tảng số đạt trên 50%;
- Tỷ lệ nhân lực lao động
kinh tế số trong lực lượng lao động đạt trên 2%.
b) Mục tiêu cơ bản đến năm
2030
- Tỷ trọng kinh tế số đạt 30%
GRDP;
- Tỷ trọng kinh tế số trong từng
ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 20%;
- Tỷ trọng thương mại điện
tử trong tổng mức bán lẻ đạt trên 20%;
- Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng
nền tảng hợp đồng điện tử đạt 100%;
- Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và
vừa sử dụng nền tảng số đạt trên 70%;
- Tỷ lệ nhân lực lao động
kinh tế số trong lực lượng lao động đạt trên 3%.
2. Phát triển
xã hội số
Xã hội số là xã hội tích hợp
công nghệ số một cách tự nhiên và mặc định vào mọi mặt đời sống, người
dân được kết nối, có khả năng tương tác và thành thạo kỹ năng số để
sử dụng các dịch vụ số, từ đó, hình thành các mối quan hệ mới trong môi
trường số, hình thành thói quen số và văn hóa số.
Các đặc trưng cơ bản của xã
hội số bao gồm: Công dân số, kết nối số và văn hóa số. Công dân số được đặc
trưng bởi danh tính số, phương tiện số, kỹ năng số và tài khoản số.
Kết nối số được đặc trưng bởi khả năng kết nối mạng của người dân, bao
gồm tỷ lệ dân được phủ mạng cáp quang, mạng di động băng rộng và tỷ lệ
người dùng Internet. Văn hóa số được đặc trưng bởi mức độ sử dụng dịch vụ
công trực tuyến, mức độ sử dụng dịch vụ số trên mạng, mức độ sử dụng các
dịch vụ y tế số, giáo dục số của người dân.
a) Mục tiêu cơ bản đến năm
2025
- Tỷ lệ dân số trưởng thành
có điện thoại thông minh đạt 80%;
- Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở
lên có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng hoặc tổ chức được
phép khác đạt 80%;
- Tỷ lệ dân số trưởng thành
có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân đạt trên 50%;
- Tỷ lệ người dân trong độ
tuổi lao động được đào tạo kỹ năng số cơ bản đạt trên 70%.
- Tỷ lệ hộ gia đình được
phủ mạng Internet băng rộng cáp quang đạt 80%.
- Tỷ lệ người dân kết nối
mạng được bảo vệ ở mức cơ bản đạt trên 70%;
- Tỷ lệ dân số trưởng thành
có sử dụng dịch vụ công trực tuyến đạt trên 50%;
- Tỷ lệ dân số trưởng thành
dùng dịch vụ tư vấn sức khỏe trực tuyến, khám chữa bệnh từ xa đạt trên
30%;
- Tỷ lệ người dân có hồ sơ sức
khỏe điện tử đạt 90%;
- Tỷ lệ các cơ sở đào tạo
đại học, cao đẳng, giáo dục nghề nghiệp hoàn thiện được mô hình quản
trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở đạt 80%;
- Tỷ lệ các cơ sở giáo dục từ
tiểu học đến trung học phổ thông hoàn thiện được mô hình quản trị số,
hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở đạt 70%.
b) Mục tiêu cơ bản đến năm
2030
- Tỷ lệ dân số trưởng thành
có điện thoại thông minh đạt 95%;
- Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở
lên có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng hoặc tổ chức được
phép khác đạt trên 95%;
- Tỷ lệ dân số trưởng thành
có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân đạt trên 70%;
- Tỷ lệ người dân trong độ
tuổi lao động được đào tạo kỹ năng số cơ bản đạt trên 80%.
- Tỷ lệ hộ gia đình được
phủ mạng Internet băng rộng cáp quang đạt 100%.
- Tỷ lệ người dân kết nối
mạng được bảo vệ ở mức cơ bản đạt trên 80%.
- Tỷ lệ dân số trưởng thành
dùng dịch vụ công trực tuyến đạt trên 70%;
- Tỷ lệ dân số trưởng thành
dùng dịch vụ tư vấn sức khỏe trực tuyến, khám chữa bệnh từ xa đạt trên
50%;
- Tỷ lệ người dân có hồ sơ sức
khỏe điện tử đạt trên 95%;
- Tỷ lệ các cơ sở đào tạo
đại học, cao đẳng, giáo dục nghề nghiệp hoàn thiện được mô hình quản
trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở đạt 100%;
- Tỷ lệ các cơ sở giáo dục từ
tiểu học đến trung học phổ thông hoàn thiện được mô hình quản trị số,
hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở đạt 100%.
V. NHIỆM VỤ
Danh mục nhiệm vụ và phân
công thực hiện được nêu tại Phụ lục kèm theo.
VI. GIẢI
PHÁP
1. Tổ chức, bộ máy
a) Tổ chức hiệu quả hoạt động
của Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh Hậu Giang.
b) Tổ chức các Tổ công nghệ số
cộng đồng đến từng ấp, khu vực, đảm bảo hoạt động hiệu quả, thiết thực,
được đào tạo về kỹ năng số để phổ biến, hướng dẫn, trợ giúp người
dân sử dụng công nghệ số và các nền tảng số.
2. Hợp tác, nghiên cứu, phát
triển
a) Tăng cường hợp tác giữa
cơ quan nhà nước với các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước
có nền tảng số trong việc nghiên cứu, phát triển các nền tảng số chất lượng
cao, thu hút nguồn lực, tri thức, chuyển giao công nghệ số về tỉnh, tuyên
truyền, phổ biến, tập huấn kỹ năng số cho người dân thông qua việc sử dụng
nền tảng số.
b) Thúc đẩy nghiên cứu, phát
triển, ứng dụng các công nghệ số mới như trí tuệ nhân tạo, công nghệ bản
sao số, chuỗi khối, thực tế ảo/thực tế tăng cường, dữ liệu lớn, kết hợp
với các công nghệ mở, mã nguồn mở để phát triển các nền tảng số phục vụ
phát triển kinh tế số và xã hội số.
c) Xây dựng các doanh nghiệp
chuyển đổi số điển hình, các mô hình mẫu, ứng dụng mẫu chuyển đổi số phù
hợp đặc trưng của từng ngành, lĩnh vực, địa phương, sau đó nhân rộng
nhanh đến các địa phương, đơn vị có quy mô, tính chất tương tự.
3. Tuyên truyền, phổ biến,
nâng cao nhận thức
a) Tổ chức các hội nghị, hội
thảo, các sự kiện về phát triển kinh tế số, xã hội số; lồng ghép nội dung
về kinh tế số, xã hội số trong các sự kiện, triển lãm về phát triển kinh
tế - xã hội, văn hóa, du lịch của tỉnh.
b) Tổ chức tuyên truyền,
phổ biến, tập huấn rộng khắp về các nền tảng số quốc gia, các mô hình
kinh tế số, xã hội số điển hình trên hệ thống truyền thông của tỉnh, hỗ
trợ người dân nâng cao kỹ năng số, sử dụng nền tảng số, dịch vụ số và
công nghệ số.
c) Tổ chức các chiến dịch
truyền thông, các cuộc thi về chủ đề kinh tế số, xã hội số nhằm tuyên
truyền, phổ biến, thu hút sự tham gia rộng rãi của người dân. Tổ chức
các cuộc thi tìm kiếm mô hình kinh doanh số, kinh tế số tiêu biểu, các giải
pháp dùng công nghệ số để giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội.
4. Đo lường, giám sát triển
khai
a) Định kỳ đánh giá, cập
nhật các chỉ tiêu kinh tế số, xã hội số phù hợp thực tế phát triển của tỉnh,
bao gồm các chỉ tiêu của quốc gia và của tỉnh.
b) Hằng năm thực hiện điều
tra, khảo sát, thu thập, công bố kết quả thống kê, đo lường các chỉ tiêu
kinh tế số và các mục tiêu cơ bản về kinh tế số và xã hội số tại tỉnh.
5. Bảo đảm kinh phí
Kinh phí thực hiện Kế
hoạch này bao gồm: ngân sách nhà nước; nguồn đầu tư của doanh nghiệp,
khu vực tư nhân, cộng đồng và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
Ưu tiên kinh phí từ ngân sách
để thực hiện nhiệm vụ, giải pháp, dự án do cơ quan nhà nước chủ trì
thực hiện. Phấn đấu tỷ lệ chi cho chuyển đổi số, phát triển kinh tế số,
xã hội số trong tổng chi ngân sách nhà nước của tỉnh đạt mức trung bình
của cả nước.
6. Giảm thiểu các tác động
tiêu cực của phát triển kinh tế số, xã hội số
a) Đánh giá tác động của phát
triển kinh tế số, xã hội số trên địa bàn tỉnh, trong đó, trọng tâm là
đánh giá ảnh hưởng của công nghệ đối với các ngành, nghề và triển vọng
việc làm để đưa ra phương án chuyển đổi ngành, nghề phù hợp với
định hướng chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
b) Đẩy mạnh ứng dụng trí tuệ
nhân tạo phát triển trợ lý ảo để hỗ trợ người dân 24/7 mọi lúc, mọi nơi.
c) Sử dụng các ứng dụng, nền
tảng số đơn giản, dễ sử dụng để hỗ trợ người dân tự kiểm soát được hoạt
động và mức độ sử dụng công nghệ; ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo
vào tự động kiểm soát truy cập và chặn lọc các trang web, tài nguyên
Internet độc hại hướng tới một không gian số an toàn, lành mạnh cho người
dân.
VII. KINH
PHÍ THỰC HIỆN
Sử dụng từ nguồn ngân sách
nhà nước (gồm kinh phí Trung ương và địa phương), các nguồn kinh phí
hợp pháp khác. Đồng thời, các cơ quan, đơn vị chủ động xây dựng lồng ghép
vào nguồn vốn của các Kế hoạch, chương trình liên quan để tổ chức
thực hiện.
VIII. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Sở Thông tin và Truyền
thông
a) Chủ trì tổ chức triển
khai thực hiện Kế hoạch này; hướng dẫn, đôn đốc, các cơ quan, đơn vị
tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch; chủ trì thúc đẩy chuyển đổi số,
kinh tế số, xã hội số, nền tảng số quốc gia và kinh tế nền tảng trên địa
bàn tỉnh; kiểm tra, giám sát, định kỳ hàng năm tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh,
Bộ Thông tin và Truyền thông tình hình thực hiện Kế hoạch.
b) Hằng năm, tổ chức đánh giá
kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch, tổng kết đánh giá kết quả
triển khai thực hiện Kế hoạch vào năm 2025.
2. Văn phòng UBND tỉnh
Phối hợp với Sở Thông tin và
Truyền thông theo dõi, tổng hợp tình hình triển khai thực hiện Kế
hoạch.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư và
Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Sở
Thông tin và Truyền thông tổng hợp, tham mưu bố trí kinh phí để thực hiện
các giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm của Kế hoạch.
4. Sở Khoa học và Công nghệ
Triển khai thực hiện các nhiệm
vụ khoa học và công nghệ nghiên cứu, phát triển, ứng dụng các công nghệ số
mới: trí tuệ nhân tạo, công nghệ chuỗi khối, thực tế ảo/thực tế tăng
cường, dữ liệu lớn, công nghệ mở, mã nguồn mở để phát triển các nền tảng
số phục vụ phát triển kinh tế số và xã hội số.
5. Báo Hậu Giang, Đài Phát
thanh và Truyền hình Hậu Giang
Tuyên truyền truyền sâu rộng
các nội dung của Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số
đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và nội dung của Kế hoạch này.
6. Các sở, ban, ngành tỉnh,
UBND các huyện, thị xã, thành phố
a) Thực hiện các nhiệm vụ trọng
tâm được phân công tại Phụ lục kèm theo và các giải pháp trong Kế hoạch
này theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
b) Hằng năm báo cáo kết quả
thực hiện Kế hoạch về Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, báo
cáo UBND tỉnh và Bộ Thông tin và Truyền thông.
7. Tỉnh đoàn, Hội Liên hiệp
Phụ nữ tỉnh
Chỉ đạo hệ thống tổ chức
đoàn, hội các cấp cử đầu mối tham gia mạng lưới hỗ trợ triển khai chuyển
đổi số do Sở Thông tin và Truyền thông điều phối; chủ động phát động các
chiến dịch đoàn viên, hội viên tuyên truyền, phổ biến kỹ năng số, hỗ
trợ, hướng dẫn người dân sử dụng các dịch vụ trên môi trường số.
8. Liên đoàn Lao động tỉnh,
Hội Nông dân tỉnh, Liên minh Hợp tác xã tỉnh
Xây dựng kế hoạch và chỉ
đạo hệ thống tổ chức thành viên chủ động tham gia triển khai các giải
pháp, nhiệm vụ phát triển kinh tế số và xã hội số.
9. Các doanh nghiệp bưu
chính, viễn thông, công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh
a) Ưu tiên bố trí nguồn lực
đầu tư xây dựng, nâng cấp hạ tầng số, hạ tầng bưu chính đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế số, xã hội số; phối hợp với các Sở, ngành, địa phương
đào tạo, hướng dẫn người dân sử dụng các kỹ năng số.
b) Tiên phong thực hiện
chuyển đổi số trong hoạt động của doanh nghiệp, chia sẻ kinh nghiệm chuyển
đổi số với cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Trên đây là Kế hoạch phát
triển kinh tế số và xã hội số trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đến năm
2025, định hướng đến năm 2030. Trong quá trình triển khai thực hiện
nếu có khó khăn, vướng mắc các cơ quan, đơn vị và địa phương kịp thời
phản ánh về Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân
dân tỉnh xem xét, quyết định./.
Nơi nhận:
- Bộ Thông tin và Truyền thông;
- TT: Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành tỉnh;
- Báo Hậu Giang;
- Đài Phát thanh và Truyền hình Hậu Giang;
- Tỉnh Đoàn;
- Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh;
- Liên đoàn Lao động tỉnh;
- Hội Nông dân tỉnh;
- Liên minh Hợp tác xã tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Viettel Hậu Giang;
- VNPT Hậu Giang;
- Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh HG;
- Lưu: VT, HCCĐVM.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hồ Thu Ánh
|
PHỤ LỤC
DANH MỤC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN
KINH TẾ SỐ VÀ XÃ HỘI SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN
NĂM 2030
(Kèm theo Kế hoạch số /KH-UBND
ngày tháng năm 2022
của UBND tỉnh Hậu Giang)
TT
|
Tên nhiệm vụ
|
Đơn vị chủ trì
|
Đơn vị phối hợp
|
Thời gian thực hiện
|
A
|
PHÁT
TRIỂN NỀN MÓNG CHO KINH TẾ SỐ VÀ XÃ HỘI SỐ
|
|
|
|
I
|
Hoàn thiện thể chế
|
|
|
|
1
|
Hoàn thiện chủ trương,
chính sách và môi trường pháp lý để phát triển kinh tế số, xã hội số, trong
đó tập trung ban hành các chính sách, quy định thúc đẩy các hoạt động
trực tuyến diễn ra nhiều hơn, rẻ hơn, nhanh hơn, dễ dàng hơn, an
toàn hơn.
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Các sở, ngành tỉnh, UBND cấp huyện
|
2022 - 2030
|
II
|
Phát triển hạ tầng số
|
|
|
|
1
|
Đẩy mạnh phát triển hạ tầng
kết nối số cho người dân; phủ mạng cáp quang, mạng di động băng rộng
đến tất cả các ấp, khu vực dân sinh; tăng nhanh tỷ lệ người dùng
Internet, đặc biệt ở khu vực nông thôn; nâng cao dung lượng kết nối và
chất lượng dịch vụ mạng.
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông, UBND cấp huyện
|
2022 - 2025
|
2
|
Phát triển nền tảng địa chỉ
số, bản đồ số tạo hạ tầng mềm cho phát triển kinh tế số và xã hội số
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Bưu điện tỉnh
|
2022 - 2023
|
III
|
Phát triển và sử dụng nền
tảng số
|
|
|
|
1
|
Triển khai thúc đẩy phát
triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia theo hướng dẫn, phân công
của Bộ Thông tin và Truyền thông
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Các sở, ngành tỉnh, UBND cấp huyện
|
2022 - 2025
|
2
|
Tổ chức tập huấn, hướng dẫn
sử dụng và tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các nền tảng số quốc gia
|
Sở Thông tin và
Truyền thông
|
Các sở, ngành tỉnh & UBND cấp huyện
|
2022 - 2030
|
3
|
Đề xuất các nền tảng số quốc
gia phù hợp nhu cầu của địa phương
|
Các sở, ngành tỉnh
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
2022 - 2030
|
IV
|
Phát triển dữ liệu số
|
|
|
|
1
|
Triển khai kế hoạch hành động
phát triển dữ liệu trong các lĩnh vực trọng điểm. Bảo đảm dữ liệu được
tạo lập tuân thủ theo định dạng máy đọc được, sẵn sàng khả năng chia
sẻ, khai thác, sử dụng một cách dễ dàng
|
Các sở, ngành tỉnh
|
UBND cấp huyện
|
2022 - 2030
|
2
|
Xây dựng nền tảng tổng hợp,
phân tích dữ liệu tập trung cấp tỉnh
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
|
2022 - 2025
|
V
|
Đảm bảo an toàn thông tin
và an ninh mạng
|
|
|
|
1
|
Đảm bảo yêu cầu an toàn thông
tin mạng mặc định ngay từ khâu thiết kế, xây dựng khi phát triển các
hạ tầng số, nền tảng số
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Các sở, ngành tỉnh, UBND cấp huyện
|
2022 - 2030
|
2
|
Thuê dịch vụ an toàn thông
tin mạng chuyên nghiệp giúp tổ chức, doanh nghiệp thực hiện mô hình bảo
vệ 04 lớp
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Các doanh nghiệp được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép
|
2022 - 2025
|
3
|
Rà soát, đăng ký tín nhiệm
mạng cho các hệ thống thông tin của tỉnh
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Các sở, ngành tỉnh
|
2022 - 2023
|
4
|
Phổ cập việc sử dụng chữ
ký số cá nhân cho người dân
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
UBND cấp huyện
|
2022 - 2023
|
5
|
Đẩy mạnh ứng dụng cơ sở dữ liệu
quốc gia về dân cư phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và chuyển đổi số
trên địa bàn tỉnh
|
Công an Tỉnh
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
2022 - 2025
|
VI
|
Phát triển nhân lực số
|
|
|
|
1
|
Rà soát, sửa đổi, triển
khai các quy định, chính sách để khuyến khích tăng tối đa thời lượng
và khối lượng đào tạo trực tuyến, bảo đảm tỷ lệ tối thiểu thời lượng
và số lượng tín chỉ đào tạo trực tuyến trong tổng thời gian đào tạo
|
Sở Giáo dục và Đào tạo
|
|
2022 - 2024
|
2
|
Triển khai quy định cho
phép chuyển đổi một số văn bản, chứng chỉ công nghệ thông tin cấp bởi tổ
chức, doanh nghiệp công nghệ uy tín trong và ngoài nước sang tín chỉ
học của bộ môn tương ứng để rút ngắn thời gian đào tạo trong các trường
đại học, cao đẳng
|
Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
|
|
2022 - 2023
|
3
|
Triển khai Chương trình
“Học từ làm việc thực tế”
|
Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Lao động Thương binh và Xã hội
|
|
2022 - 2030
|
4
|
Triển khai Chương trình
dạy và học về kỹ năng số và STEM/STEAM trong giáo dục tiểu học và phổ
thông
|
Sở Giáo dục và Đào tạo
|
UBND cấp huyện
|
2022 - 2030
|
5
|
Thiết lập thư viện điện
tử, tài nguyên giáo dục mở
|
Sở Giáo dục và Đào tạo
|
Sở VHTT&DL
|
2022 - 2025
|
6
|
Triển khai Nền tảng quản lý
học tập quốc gia trên địa bàn tỉnh
|
Sở Giáo dục và Đào tạo
|
UBND cấp huyện
|
2022 - 2025
|
8
|
Mở chuyên ngành đào tạo
về chuyển đổi số
|
Các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh
|
|
2022 - 2030
|
VII
|
Kỹ năng số, công dân số,
văn hóa số
|
|
|
|
1
|
Triển khai Nền tảng học
trực tuyến mở (MOOC) về kỹ năng số trên địa bàn tỉnh
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Sở Nội vụ
|
2022 - 2025
|
2
|
Tổ chức các chương trình
đào tạo kỹ năng số cơ bản, kỹ năng số nâng cao, kỹ năng kỹ thuật cho
các đối tượng là cán bộ lãnh đạo, cán bộ kỹ thuật, công nghệ thông tin
và chuyên trách chuyển đổi số và công chức, viên chức, người lao động
trong cơ quan nhà nước, trong các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh.
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Các sở, ngành tỉnh và UBND cấp huyện
|
2022 - 2030
|
3
|
Thực hiện đánh giá, công bố
mức độ chuyển đổi số của các cơ quan, đơn vị, UBND cấp huyện trên
địa bàn tỉnh
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Các sở, ngành tỉnh và UBND cấp huyện
|
2022 - 2025
|
4
|
Triển khai các chương
trình thúc đẩy phát triển công dân số rộng khắp; khuyến khích mỗi người dân
tuổi thành niên đều có danh tính số, tài khoản số, được trang bị
phương tiện số; hỗ trợ triển khai đào tạo, tập huấn về kỹ năng số
cho người dân. Khuyến khích người dân sử dụng các thiết bị IoT để
quan trắc, giám sát phục vụ đời sống và hoạt động sản xuất, kinh doanh của
mình
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Các sở, ngành tỉnh và UBND cấp huyện
|
2022 - 2030
|
5
|
Triển khai các chương
trình đẩy mạnh phát triển văn hóa số sâu rộng trong các tầng lớp nhân
dân. Tuyên truyền, hướng dẫn và khuyến khích người dân truy cập
Internet, đăng ký tài khoản và sử dụng các dịch vụ công trực tuyến,
dịch vụ y tế số, giáo dục số, sử dụng các mạng xã hội, mua bán trực
tuyến, thanh toán điện tử và khai thác tiện ích, tài nguyên số trên
Internet. Hướng dẫn người dân về các kỹ năng an toàn, bảo mật thông
tin cơ bản để có thể tự bảo vệ tài khoản, dữ liệu của mình trên
không gian số
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Các sở, ngành tỉnh và UBND cấp huyện
|
2022 - 2030
|
6
|
Triển khai nền tảng truyền
hình số, phát thanh số (trực tuyến)
|
Đài Phát thanh và Truyền hình Hậu Giang
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
2022 - 2030
|
VIII
|
Phát triển doanh nghiệp số
|
|
|
|
1
|
Triển khai Kế hoạch 183/KH-UBND
ngày 29/10/2021 của UBND tỉnh về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển
đổi số giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở, ngành và UBND cấp huyện
|
2022 - 2030
|
2
|
Đánh giá mức độ chuyển đổi
số các doanh nghiệp và hiệu quả các chương trình, kế hoạch hỗ trợ
doanh nghiệp chuyển đổi số. Định kỳ tổ chức khảo sát đánh giá mức độ
chuyển đổi số của các doanh nghiệp theo ngành, lĩnh vực, địa bàn
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế, UBND cấp huyện
|
2022 - 2030
|
3
|
Xây dựng và triển khai kế
hoạch hỗ trợ doanh nghiệp bưu chính, chuyển phát chuyển đổi số; hỗ trợ
các cửa hàng bán lẻ chuyển đổi số; hỗ trợ các hộ sản xuất nông nghiệp, hợp
tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể chuyển đổi số, kinh doanh trên
sàn thương mại điện tử
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Các doanh nghiệp liên quan
|
2022 - 2030
|
4
|
Hỗ trợ, thúc đẩy các doanh nghiệp
sử dụng nền tảng quản trị tổng thể, nền tảng kế toán dịch vụ, nền tảng
tối ưu hóa chuỗi cung ứng, nền tảng thương mại số nông nghiệp, nền tảng
trí tuệ nhân tạo, nền tảng trợ lý ảo
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Các doanh nghiệp
|
|
IX
|
Phát triển thanh toán số
|
|
|
|
1
|
Tổ chức thực hiện Kế
hoạch số 82/KH-UBND ngày 10/5/2022 của UBND tỉnh Hậu Giang triển khai
thực hiện Quyết định số 1813/QĐ-TTg ngày 28 tháng 10 năm 2021 của Thủ
tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng
tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Hậu
Giang
|
Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Tỉnh
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
2022 - 2025
|
2
|
Thực hiện chương trình
thúc đẩy dịch vụ Mobile Money trên địa bàn tỉnh
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Mobile Money
|
2022 - 2025
|
3
|
Tổ chức thực hiện Kế
hoạch số 101/KH-UBND ngày 26/5/2022 của UBND tỉnh hỗ trợ, thúc đẩy chuyển
đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt trong các trường học, cơ sở giáo dục
và bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Hậu Giang năm 2022
|
Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế
|
Các trường học, cơ sở giáo dục, bệnh viện, cơ sở y tế; UBND cấp
huyện
|
2022 - 2025
|
B
|
PHÁT
TRIỂN KINH TẾ SỐ VÀ XÃ HỘI SỐ NGÀNH, LĨNH VỰC
|
|
|
|
I
|
Phát triển kinh tế số, xã
hội số nông nghiệp và nông thôn
|
|
|
|
1
|
Triển khai Nền tảng dữ liệu
số nông nghiệp; Nền tảng số kết nối người nông dân với chuyên gia nông
nghiệp; Nền tảng truy xuất nguồn gốc nông sản
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
|
2022 - 2025
|
2
|
Cập nhật bộ tiêu chí quốc
gia về nông thôn mới, tiêu chí quốc gia về xóa đói giảm nghèo, bổ sung các
các tiêu chí về phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
Tổ chức triển khai mô hình làng chuyển đổi số, xã chuyển đổi số
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Văn phòng Điều phối nông thôn
mới tỉnh
|
2022 - 2025
|
II
|
Phát triển kinh tế số, xã
hội số trong Y tế
|
|
|
|
1
|
Triển khai Nền tảng hỗ trợ
tư vấn khám, chữa bệnh từ xa
|
Sở Y tế
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
2022 - 2025
|
2
|
Triển khai hồ sơ bệnh án
điện tử
|
Sở Y tế
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
2022 - 2025
|
3
|
Triển khai Nền tảng quản lý
xét nghiệm thống nhất trên toàn quốc
|
Sở Y tế
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
2022 - 2025
|
4
|
Triển khai Nền tảng quản lý
tiêm chủng thống nhất trên toàn quốc
|
Sở Y tế
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
2022 - 2025
|
5
|
Triển khai Nền tảng quản lý
trạm y tế xã
|
Sở Y tế
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
2022 - 2025
|
6
|
Triển khai Nền tảng hồ sơ
sức khỏe cá nhân
|
Sở Y tế
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
2022 - 2025
|
7
|
Triển khai Nền tảng hỗ trợ
tư vấn sức khỏe trực tuyến
|
Sở Y tế
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
2022 - 2025
|
8
|
Triển khai Nền tảng số kết
nối các chuyên gia trong lĩnh vực y tế
|
Sở Y tế
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
2022 - 2025
|
9
|
Triển khai nền tảng an
toàn thực phẩm và nền tảng quản lý môi trường y tế
|
Sở Y tế
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
2022 - 2030
|
III
|
Phát triển kinh tế số, xã
hội số trong Giáo dục và Đào tạo
|
|
|
|
1
|
Triển khai Nền tảng số dạy,
học trực tuyến, kết nối, phục vụ trực tuyến toàn trình cho công tác giảng
dạy - học tập - thi cử
|
Sở Giáo dục và Đào tạo
|
Các trường học trên địa bàn tỉnh
|
2022 - 2025
|
2
|
Tìm kiếm và thúc đẩy ứng dụng
sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp công nghệ giáo dục (Edtech)
|
Sở Giáo dục và Đào tạo
|
Các trường học trên địa bàn tỉnh
|
2022 - 2025
|
3
|
Triển khai đào tạo chuyên
ngành về giáo dục và đào tạo số tại các cơ sở đào tạo cao đẳng, đại
học trên địa bàn tỉnh
|
Các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh
|
|
2022 - 2030
|
IV
|
Phát triển kinh tế số, xã
hội số trong lĩnh vực lao động, việc làm và an sinh xã hội
|
|
|
|
1
|
Triển khai Nền tảng dữ liệu
số về lao động, việc làm và an sinh xã hội
|
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
|
UBND cấp huyện
|
2022 - 2025
|
2
|
Triển khai sổ lao động điện
tử cho người lao động
|
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
|
Các đơn vị sử dụng lao động
|
2022 - 2025
|
V
|
Phát triển kinh tế số
thương mại, công nghiệp, năng lượng
|
|
|
|
1
|
Triển khai Kế hoạch phát
triển thương mại điện tử giai đoạn 2022 - 2025 trên địa bàn tỉnh
|
Sở Công Thương
|
Sở Thông tin và Truyền thông, UBND cấp huyện
|
2022 - 2025
|
2
|
Triển khai hoạt động chống hàng
gian, hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong các giao dịch thương
mại điện tử trực tuyến
|
Sở Công Thương
|
UBND cấp huyện
|
2022 - 2025
|
3
|
Hỗ trợ người dân đưa sản phẩm
dịch vụ của mình lên các sàn thương mại điện tử để mỗi một người
dân là một doanh nhân
|
Sở Công Thương
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
2022 - 2025
|
4
|
Hỗ trợ chuyển đổi số cho
các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp
|
Sở Công Thương
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
2022 - 2025
|
5
|
Tổ chức khảo sát định kỳ
đánh giá mức độ sẵn sàng của các doanh nghiệp công nghiệp về chuyển
đổi số sang mô hình nhà máy thông minh
|
Sở Công Thương
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
2022 - 2025
|
VI
|
Phát triển kinh tế số Văn
hóa, Thể thao và Du lịch
|
|
|
|
1
|
Triển khai Nền tảng dữ liệu
số du lịch
|
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
|
2022 - 2025
|
2
|
Triển khai Nền tảng mô
hình hóa đa chiều phục vụ phát triển bảo tàng số, du lịch số
|
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
|
2022 - 2025
|
VII
|
Phát triển kinh tế số Tài
nguyên và Môi trường
|
|
|
|
1
|
Triển khai nền tảng dữ liệu
đất đai, bản đồ số của tỉnh
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
|
2022 - 2025
|
2
|
Triển khai hệ thống quan trắc
môi trường bằng thiết bị IoT
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
|
2022 - 2025
|
VIII
|
Phát triển kinh tế số
trong các ngành, lĩnh vực khác
|
|
|
|
1
|
Triển khai hệ thống quản lý
phương tiện giao thông, thanh toán không dùng tiền mặt, thu phí không dừng,...
|
Sở Giao thông vận tải
|
UBND cấp huyện
|
2022 - 2030
|
2
|
Triển khai giải pháp bãi đỗ
xe thông minh
|
Sở Giao thông vận tải
|
UBND cấp huyện
|
2022 - 2030
|