BỘ
CÔNG THƯƠNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 12/CT-BCT
|
Hà
Nội, ngày 01 tháng 11
năm 2016
|
CHỈ THỊ
VỀ
VIỆC THỰC HIỆN GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM CÂN ĐỐI CUNG CẦU, BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG CUỐI NĂM
2016 VÀ DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN ĐINH DẬU 2017
Mười tháng đầu năm 2016, tăng trưởng kinh tế vẫn
trong xu hướng chậm, GDP 9 tháng đầu năm ước tăng khoảng 5,93% (dự
kiến cả năm chỉ đạt khoảng 6,3%-6,5%). Các vấn đề về hạn hán, xâm nhập mặn và
các sự cố về môi trường đã tác động không nhỏ đến tăng trưởng ngành nông nghiệp
và theo đó tác động một phần đến tăng trưởng của ngành thương mại. Tổng mức lưu
chuyển hàng hóa tiếp tục tăng nhưng mức tăng khi loại trừ yếu tố tăng giá (9
tháng đầu năm chỉ tăng 7,2%) đã thấp hơn mức tăng cùng kỳ năm 2015 (9 tháng đầu
năm 2015 tăng 9%). Thị trường hàng hóa thiết yếu có một số biến động nhưng chưa
tác động lớn vào CPI chung, một số mặt hàng thực phẩm như đường, thịt lợn đã có
những giai đoạn tăng, giảm giá do lo ngại về nguồn cung giảm, bấp bênh trong hoạt
động xuất khẩu; tình trạng ô nhiễm môi trường biển, lũ lụt đã tác động lớn đến
đời sống, sản xuất của nhân dân các tỉnh miền Trung; các vấn đề chất lượng hàng
hóa, an toàn thực phẩm (an toàn thực phẩm nhóm hàng nông thủy sản, nhất là các
mặt hàng hải sản) đang gây lo ngại cho người tiêu dùng. CPI chung cả nước sau
10 tháng đầu năm đã tăng 4% so với tháng 12/2015. Để bảo đảm
cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, bình ổn thị trường hàng hóa dịp cuối
năm 2016 và dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017, góp phần kìm chế lạm phát, ổn định
kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, Bộ Công Thương đề nghị Sở Công Thương
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị thuộc Bộ, các Tập đoàn, Tổng
công ty, Công ty, các Hiệp hội ngành hàng cần chủ động có các giải pháp trong
điều hành sản xuất, kinh doanh một cách đồng bộ và linh hoạt, phù hợp với diễn
biến thị trường, đồng thời nghiêm túc thực
hiện các công việc sau:
1. Sở Công Thương
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Đánh giá sát nguồn cung, nhu cầu
hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu tại địa bàn quản lý để chủ động có
phương án hoặc đề xuất với các cấp có thẩm quyền biện pháp bảo đảm cân đối cung
cầu, ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, đứt nguồn hoặc
tồn ứ hàng hóa sau Tết.
- Chủ động tham mưu cho Ủy ban nhân
dân tỉnh phương án hỗ trợ cho công tác chuẩn bị nguồn hàng, dự trữ hàng hóa thiết
yếu phục vụ Tết, thực hiện các biện pháp bình ổn thị trường theo quy định của
pháp luật; hỗ trợ, kết nối các doanh nghiệp sản xuất, phân phối hàng thiết yếu
phục vụ Tết với các tổ chức tín dụng trên địa bàn để tiếp cận được nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi, dự trữ hàng hóa
bình ổn thị trường dịp trước, trong và sau Tết.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn và các Sở, Ban, ngành liên quan, tổ chức các hoạt động kết nối
tiêu thụ giữa các cơ sở sản xuất sơ chế, chế biến đóng gói thực phẩm đã được chứng
nhận áp dụng thực hành sản xuất tốt, chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực
phẩm với các cơ sở kinh doanh, phân phối thực phẩm sạch; tổ chức các hội chợ thực
phẩm, nông lâm thủy sản an toàn dịp giáp Tết để cung cấp và giới thiệu đến người
dân những nguồn thực phẩm sạch, an toàn.
- Đẩy mạnh triển khai các hoạt động
thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” theo Quyết
định số 634/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề
án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu
tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014 - 2020 nhằm hỗ trợ sản xuất trong nước
và thúc đẩy lưu thông hàng hóa kết hợp cung ứng hàng hóa bình ổn thị trường dịp
Tết cho các địa bàn dân cư nhất là vùng sâu, vùng xa.
- Đôn đốc các doanh nghiệp triển khai
các hoạt động xúc tiến thương mại nội địa, các chương trình kích cầu tiêu dùng;
đồng thời, có chính sách hỗ trợ, ưu tiên và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
tham gia Chương trình bình ổn mở rộng mạng lưới phân phối hàng hóa đến khu vực
đông dân cư, khu công nghiệp, các huyện ngoại thành, vùng sâu vùng xa, khu vực
biển đảo... nhằm tăng khả năng tiếp cận hàng bình ổn cho các đối tượng khó
khăn, các đối tượng có thu nhập trung bình và thấp.
- Kết hợp với các Chương trình bình ổn
và Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn; chuẩn bị tốt nguồn hàng chính sách,
hàng hỗ trợ và các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, mặt hàng phục vụ Tết, để cung ứng
sớm và đầy đủ cho nhân dân các vùng nông thôn, miền núi, vùng
sâu, vùng xa, hải đảo và đặc biệt là các vùng bị thiệt hại do lũ lụt thời gian
vừa qua với lượng đủ, giá cả hợp lý, chất lượng bảo đảm.
- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc
cung ứng điện, có phương án dự phòng để đảm bảo đủ điện
cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân. Chú trọng công tác bảo đảm an toàn phòng
chống cháy nổ tại các nơi công cộng, khu dân cư, khu vui chơi.
- Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám
sát thị trường đối với các vấn đề về giá, chất lượng sản phẩm, các quy định về an
toàn thực phẩm, các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá trái pháp luật trên địa
bàn.
- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch tổ chức chu đáo, an toàn các Hội chợ Xuân, các hoạt động vui chơi giải
trí lành mạnh tiết kiệm trên địa bàn.
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền
thông, các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn thông tin đầy đủ và kịp thời
về thị trường, giá cả, các chính sách bình ổn thị trường, quản lý an toàn thực
phẩm của nhà nước, thông tin các điểm bán hàng bình ổn và thực phẩm an toàn cho
người dân địa phương; tuyên truyền sâu rộng việc thực hiện Cuộc vận động “Người
Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; kiểm soát các thông tin thất thiệt có thể
gây bất ổn thị trường.
2. Các Tập đoàn,
Tổng công ty, Công ty sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, hàng hóa
phục vụ Tết
a) Đối với các đơn vị sản xuất (Tập
đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng công ty Cổ phần Bia Rượu - Nước giải khát Hà Nội, Tổng
Công ty cổ phần Bia Rượu - Nước giải khát Sài Gòn, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, Tập đoàn Dệt may Việt Nam...):
- Chủ động rà soát, đánh giá cung cầu
theo giai đoạn, bảo đảm tiến độ sản xuất, cung ứng, thực hiện nghiêm túc quy định
về dự trữ lưu thông, dự trữ quốc gia để cung ứng đủ, kịp thời nguồn hàng cho thị
trường khi cần thiết.
- Có kế hoạch dự trữ hàng hóa, vật tư, nguyên, nhiên vật liệu một cách hợp lý, ưu tiên sử dụng nguyên
liệu trong nước đã sản xuất được, nhằm duy trì sản xuất ổn định để bảo đảm lượng
cung ứng hàng hóa cho thị trường với giá hợp lý, chất lượng tốt, nhất là trong
các dịp tiêu dùng cao điểm;
- Các đơn vị sản xuất hàng phục vụ
tiêu dùng Tết có kế hoạch phù hợp để hạn chế tối đa việc dừng sản xuất trong dịp
gần Tết; giám sát chặt chẽ việc bán hàng trong hệ thống phân phối nhằm ngăn chặn
tình trạng thiếu hàng, sốt giá giả tạo do các nhà phân phối, đại lý găm hàng,
nâng giá.
- Nâng cao chất lượng, đa dạng mẫu
mã, kiểm soát chặt chẽ các yếu tố đầu vào nhằm tiết giảm chi phí, tăng khả năng
cạnh tranh với hàng nhập khẩu, góp phần thực hiện hiệu quả Cuộc vận động “Người
Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
b) Tập đoàn Điện lực Việt Nam: thực
hiện nghiêm túc kế hoạch cung ứng điện cho sản xuất, tiêu dùng, trong đó có kế
hoạch cụ thể nhằm đảm bảo cung ứng đủ điện trong dịp Tết.
c) Đối với các đơn vị có hoạt động
kinh doanh thương mại (Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng
công ty Thương mại Sài Gòn, Tổng công ty Thương mại Hà Nội, Liên hiệp hợp tác
xã thương mại Thành phố Hồ Chí Minh...):
- Tăng cường hợp tác, tiêu thụ hàng
hóa sản xuất trong nước, tham gia tích cực các Chương trình Bộ Công Thương và Sở
Công Thương tổ chức về kết nối tiêu thụ hàng nông, thủy, hải sản cho các tỉnh
miền Trung, tiêu thụ các mặt hàng thực phẩm an toàn đã được các cơ quan chức
năng chứng nhận.
- Chủ động tham gia triển khai các
Chương trình bình ổn thị trường, các Chương trình xúc tiến thương mại thị trường
trong nước, hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
tại các địa phương; đẩy mạnh việc mở rộng mạng lưới phân phối
hàng hóa nhất là các khu vực nông thôn, hải đảo nhằm cung ứng tốt hàng hóa bình
ổn nói chung và hàng Việt nói riêng cho người dân; tích cực tham gia các Chương
trình hỗ trợ cho người dân các tỉnh vừa bị lũ lụt thời gian
vừa qua.
- Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Tập
đoàn Dầu khí Việt Nam và các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối thực hiện dự trữ lưu
thông theo quy định, đảm bảo nguồn cung xăng dầu phục vụ sản xuất, sinh hoạt dịp
trước, trong và sau Tết; có kế hoạch nhập khẩu sớm nguồn hàng với giá hợp lý nhằm
hạn chế việc tăng giá bán trong nước; kiểm soát chất lượng,
đo lường, tránh gian lận trong kinh doanh và thực hiện
nghiêm túc các quy định về an toàn phòng chống cháy nổ.
d) Các đơn vị sản xuất, kinh doanh
các mặt hàng chính sách theo nhiệm vụ được giao, triển khai nghiêm túc việc
cung ứng các mặt hàng chính sách cho các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo một cách đầy đủ trước Tết Nguyên đán Bính Thân
2016 nhằm đảm bảo nhu cầu thiết yếu của nhân dân vùng khó khăn.
3. Các Hiệp hội
ngành hàng
- Phối hợp chặt
chẽ với Bộ Công Thương rà soát cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, theo
dõi sát diễn biến thị trường trong và ngoài nước để chủ động đề xuất các biện
pháp ứng phó kịp thời nhằm bình ổn thị trường khi cần thiết.
- Chỉ đạo các doanh nghiệp thành viên
duy trì sản xuất, chủ động, linh hoạt trong hoạt động xuất nhập khẩu, tổ chức tốt
lưu thông hàng hóa nhằm bảo đảm cung ứng kịp thời và đầy đủ nguồn hàng cho thị
trường, đặc biệt trong các dịp cao điểm Lễ, Tết, mùa vụ.
- Phản ánh kịp thời với Bộ Công Thương
về các khó khăn, vướng mắc trong quá trình phát triển sản xuất, kinh doanh của
các doanh nghiệp thành viên để Bộ có hướng phối hợp, xử lý; tiếp tục đề xuất
các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động của doanh nghiệp.
4. Các đơn vị thuộc
Bộ Công Thương
a) Vụ Kế hoạch
- Chủ trì phối hợp với các đơn vị
liên quan đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 76/QĐ-BCT
ngày 08 tháng 01 năm 2016 về việc ban hành Chương trình hành động của ngành
Công Thương thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2016 về những
nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2016; Quyết định số
2177/QĐ-BCT ngày 30 tháng 5 năm 2016 về việc ban hành Kế hoạch hành động của Bộ
Công Thương thực hiện Nghị quyết số 19/2016/NQ-CP ngày 28 tháng 4 năm 2016 của
Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh,
nâng cao năng lực Cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017 và các Nghị quyết phiên
họp thường kỳ của Chính phủ.
- Đôn đốc các đơn vị trong Bộ và các
Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty thực hiện các nhiệm vụ được giao và là đầu mối
tổng hợp tình hình triển khai Chỉ thị này.
b) Vụ Thị trường trong nước
- Theo dõi sát diễn biến thị trường,
giá cả các mặt hàng thiết yếu, đồng thời phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương
và các đơn vị thuộc Bộ Công Thương có liên quan đánh giá cung cầu các mặt hàng
nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, vật tư nông nghiệp thiết yếu trong
giai đoạn cuối năm 2016 và Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017 để chủ động có phương
án hoặc đề xuất với Chính phủ các biện pháp bảo đảm cung ứng đủ nguồn hàng,
bình ổn giá, đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất và đời sống, không để xảy ra tình
trạng thiếu hàng sốt giá.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan
chỉ đạo, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối bám sát diễn biến
thị trường và chính sách điều hành của nhà nước; bảo đảm đủ nguồn hàng, tổ chức
tốt việc cung ứng xăng dầu, đáp ứng nhu cầu cho sản xuất, kinh doanh và tiêu
dùng, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán.
- Phối hợp với Bộ Tài chính, sử dụng
linh hoạt các công cụ điều hành giá xăng dầu, vận dụng các cơ chế nhằm hạn chế
tối đa mức tăng giá xăng dầu dịp cuối năm và Tết Nguyên đán.
- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn và các đơn vị liên quan đôn đốc Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp
các địa phương tổ chức các hoạt động kết nối tiêu thụ các nguồn hàng nông sản bảo
đảm chất lượng, an toàn thực phẩm (đã được xác nhận) vào các kênh phân phối bán
lẻ và tổ chức các Hội chợ hàng nông sản thực phẩm sạch.
- Đôn đốc các địa phương, các doanh
nghiệp triển khai các Chương trình dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường; kết hợp
triển khai các Chương trình xúc tiến thương mại thị trường trong nước, thực hiện
Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, các Chương trình đưa
hàng Việt về nông thôn, về khu, cụm công nghiệp, các hoạt động kết nối cung cầu,
hợp tác thương mại vùng miền nhằm thúc đẩy tiêu thụ và tạo nguồn hàng bình ổn
phục vụ thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán.
- Phối hợp với Cục Xuất nhập khẩu, Vụ
Thương mại biên giới và miền núi, các địa phương, nhất là các tỉnh có chung đường
biên giới nắm sát tình hình xuất nhập khẩu nông sản, thực phẩm qua các cửa khẩu,
đường mòn, lối mở... để có các biện pháp điều hành kịp thời nhằm bảo đảm nguồn
cung hàng hóa thiết yếu phục vụ cho thị trường nội địa và bình ổn thị trường.
- Chủ trì phối hợp với các đơn vị có
liên quan tổ chức kiểm tra công tác chuẩn bị Tết tại các địa
phương lớn, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hóa phục vụ Tết; đôn đốc,
giám sát việc đảm bảo an toàn thực phẩm trong kinh doanh các mặt hàng thực phẩm
thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương.
c) Các Vụ, Cục, Tổng cục: Công nghiệp nhẹ, Công nghiệp nặng,
Năng lượng, Hóa chất
Tập trung chỉ đạo các doanh nghiệp
thuộc Bộ quản lý duy trì hoạt động sản xuất các mặt hàng cần thiết (thực phẩm
chế biến, rượu, bia, nước giải khát, thuốc lá, bánh kẹo,
xăng dầu, điện, phân bón...) đảm bảo cung ứng đủ cho sản
xuất và đời sống nhân dân; tiếp tục đẩy mạnh đổi mới công
nghệ, bảo đảm sử dụng nguyên liệu tiết kiệm, hiệu quả, tiết giảm chi phí sản xuất,
hạ giá thành sản phẩm.
d) Cục Xuất nhập khẩu:
Tiếp tục thực hiện các biện pháp đẩy
mạnh xuất khẩu trong giai đoạn cuối năm; theo dõi sát tình hình xuất nhập khẩu
để phối hợp với các đơn vị liên quan có biện pháp điều hành kịp thời, hợp lý nhằm
bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu
trong nước.
đ) Cục Quản lý thị trường
Phối hợp với các lực lượng chức năng
tập trung triển khai các kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường, cao điểm
các tháng cuối năm và dịp Tết Nguyên đán
Đinh Dậu 2017; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật
về giá, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, không bảo đảm an toàn thực phẩm
và các hành vi gian lận trong thương mại (cân đong, đo lường,
bao gói sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa...), chú trọng các mặt hàng thiết
yếu được tiêu dùng nhiều trong dịp Tết dương lịch và Tết Nguyên đán.
e) Cục Quản lý cạnh tranh
Theo dõi sát hoạt động của các doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh có thị phần lớn trên thị trường, các doanh nghiệp
kinh doanh đa cấp, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi cạnh tranh không
lành mạnh, kinh doanh không đúng quy định của pháp luật gây thiệt hại cho người
tiêu dùng.
g) Vụ Khoa học và Công nghệ
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có
liên quan tăng cường chỉ đạo, rà soát việc chấp hành các quy định về đảm bảo an
toàn thực phẩm theo quy định tại các đơn vị sản xuất, kinh doanh các mặt hàng
thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương, chú trọng các mặt hàng phục
vụ Tết như rượu, bia, nước giải khát, bánh mứt kẹo.
h) Cục Xúc tiến thương mại
- Bám sát hoạt động của các Hiệp hội
ngành hàng, các doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn, thực hiện hiệu quả các hoạt
động xúc tiến thương mại, tìm kiếm mở rộng thị trường, thúc đẩy tiêu thụ hàng
hóa.
- Đầu mối chỉ đạo, phối hợp và tổ chức
các Hội chợ Xuân, các Chương trình xúc tiến thương mại nội địa, hưởng ứng Cuộc
vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
i) Vụ Thương mại
biên giới và miền núi
Chủ động phối hợp với các đơn vị liên
quan, các địa phương theo dõi sát tình hình về hoạt động thương mại biên giới
và miền núi, chú trọng các mặt hàng thiết yếu tiêu dùng nhiều trong dịp Tết
(lương thực, thực phẩm...) để kịp thời tham mưu, đề xuất các biện pháp điều
hành nhằm bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường.
k) Văn phòng Bộ
- Đầu mối tổng hợp báo cáo tình hình
chuẩn bị Tết và phục vụ Tết gửi Thủ tướng Chính phủ.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan
thông tin, báo chí thuộc Bộ thông tin chính xác, kịp thời về công tác chỉ đạo, điều hành, bảo đảm thông tin trung thực, khách
quan, tạo sự đồng thuận của xã hội trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ
được giao.
I) Các cơ quan thông tin báo
chí thuộc Bộ
- Thông tin kịp thời các chủ trương,
chính sách, quy định về kinh doanh của nhà nước; cung cầu, giá cả hàng hóa để
ngăn chặn tình trạng tin đồn thất thiệt gây rối loạn thị trường, ảnh hưởng bất
lợi đến người tiêu dùng.
- Phối hợp với các cơ quan thông tin
báo chí khác ngoài Bộ, tuyên truyền sâu rộng về các Chương trình bình ổn thị trường
và Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
5. Tổ chức
thực hiện
Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, các Tập
đoàn, Tổng công ty, doanh nghiệp thuộc Bộ, Sở Công Thương các tỉnh thành phố trực
thuộc Trung ương và Chủ tịch các Hiệp hội ngành hàng chịu trách nhiệm thực hiện
nghiêm túc Chỉ thị này và thực hiện chế độ báo cáo như
sau:
a) Các doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh hàng hóa có báo cáo gửi về Bộ Công Thương về kế hoạch chuẩn bị hàng hóa
và triển khai các nhiệm vụ; Tập đoàn Điện lực Việt Nam có báo cáo phương án bảo
đảm điện:
- Đợt 1: Báo cáo về kế hoạch sản xuất,
cung ứng hàng hóa cho thị trường trong nước dịp cuối năm 2016 và Tết Nguyên đán
Đinh Dậu 2017 trước ngày 15 tháng 11 năm 2016;
- Đợt 2: Báo cáo tình hình triển khai
các nhiệm vụ trước ngày 31 tháng 12 năm 2016;
- Đợt 3: Báo cáo kết quả thực hiện
các nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị trước ngày 20 tháng 01 năm 2017.
b) Các đơn vị thuộc Bộ: Báo cáo tình hình
thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị này trước ngày 25 hàng tháng gửi về
Văn phòng Bộ.
c) Các Sở Công Thương gửi báo cáo
công tác phục vụ Tết theo các đợt như sau:
- Đợt 1: Báo cáo kế hoạch chuẩn bị Tết
và kế hoạch triển khai các Chỉ thị của Bộ Công Thương trước ngày 15 tháng 11
năm 2016.
- Đợt 2: Báo cáo tình hình triển khai
các nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị và tình hình thị trường cung cầu, giá cả hàng hóa tại địa phương dịp cuối năm trước ngày 20 tháng 12
năm 2016.
- Đợt 3: Báo cáo tình hình thị trường,
cung cầu giá cả hàng hóa tại địa phương dịp sát Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017
trước ngày 20 tháng 01 năm 2017.
- Đợt 4: Báo cáo kết quả phục vụ Tết
trước ngày 09 tháng 02 năm 2017.
Báo cáo của các Sở Công Thương gửi bằng
văn bản và e-mail gửi về theo địa chỉ: Bộ Công Thương, E-mail:
[email protected] - fax: 0422205510./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Lãnh đạo Bộ;
- UBND các tỉnh thành
trực thuộc TW (để phối hợp);
- Sở Công Thương các tỉnh thành
trực thuộc TW;
- Tổng cục Năng
lượng;
- Các Cục: QLTT, XTTM, HC, XNK,
CTPN;
- Các Vụ: KH, CNN, CNNg, TTTN,
TMMN, KHCN;
- Báo Công Thương, TTTTCNTM;
- Các Hiệp hội: Lương thực,
Thép, Phân bón, Gas, Bán lẻ;
- Các TĐ, TCT: Dầu khí, Điện lực,
Hóa chất, Dệt may; Xăng dầu, Thép, Thuốc lá, Habeco,
Sabeco;
- Lưu: VT, TTTN.
|
BỘ
TRƯỞNG
Trần Tuấn Anh
|