Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 39/2014/TTLT-BCT-BTC Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Tài chính, Bộ Công thương Người ký: Đỗ Thắng Hải, Trần Văn Hiếu
Ngày ban hành: 29/10/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ CÔNG THƯƠNG -
BỘ TÀI CHÍNH
---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 39/2014/TTLT-BCT-BTC

Hà Nội, ngày 29 tháng 10 năm 2014

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

QUY ĐỊNH VỀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ CƠ SỞ; CƠ CHẾ HÌNH THÀNH, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG QUỸ BÌNH ỔN GIÁ VÀ ĐIỀU HÀNH GIÁ XĂNG DẦU THEO QUY ĐỊNH TẠI NGHỊ ĐỊNH SỐ 83/2014/NĐ-CP NGÀY 03 THÁNG 9 NĂM 2014 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ KINH DOANH XĂNG DẦU

Căn cứ Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật Giá số 11/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu;

Căn cứ Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá;

Căn cứ Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán trong hoạt động kinh doanh;

Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch quy định về phương pháp tính giá cơ sở; cơ chế hình thành, quản lý, sử dụng Quỹ Bình ổn giá và điều hành giá xăng dầu theo quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu:

Chương 1

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về phương pháp tính giá cơ sở; cơ chế hình thành, quản lý, sử dụng Quỹ Bình ổn giá và điều hành giá xăng dầu; kiểm tra và giám sát việc thực hiện các khoản chi phí kinh doanh, lợi nhuận định mức để tính giá cơ sở, việc thực hiện trích lập, mức sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu (sau đây gọi tắt là Quỹ Bình ổn giá).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Thông tư này áp dụng đối với các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, thương nhân phân phối xăng dầu theo quy định của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu và các văn bản pháp luật có liên quan.

2. Thông tư này không áp dụng đối với: thương nhân nhập khẩu, sản xuất và pha chế các loại xăng, dầu chuyên dùng cho nhu cầu riêng của mình, không bán ra thị trường theo quy định của pháp luật; thương nhân được phép nhập khẩu xăng, dầu vào trong nước theo quy định của Luật Đầu tư để làm hàng mẫu quảng cáo, dự hội chợ triển lãm, hoặc là hàng viện trợ hoàn lại và không hoàn lại; thương nhân sản xuất xăng, dầu bán xăng, dầu cho thương nhân nhập khẩu xăng, dầu; thương nhân đầu mối mua lại xăng, dầu thành phẩm của thương nhân đầu mối khác để cung ứng ra thị trường trong nước; thương nhân đầu mối có lượng xăng, dầu thành phẩm mua về làm nguyên liệu để sản xuất, pha chế thành xăng, dầu thành phẩm khác.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Xăng dầu quy định trong Thông tư này là các loại xăng dầu thành phẩm bao gồm: các loại xăng, các loại dầu điêzen, dầu hoả, các loại dầu madút và các sản phẩm khác dùng làm nhiên liệu động cơ; không bao gồm: các loại khí hoá lỏng, nhiên liệu bay và khí nén thiên nhiên.

2. Giá xăng dầu thế giới được sử dụng làm căn cứ tính giá CIF trong giá cơ sở là giá xăng dầu thành phẩm được giao dịch thực tế trên thị trường Singapore và lấy theo mức giá giao dịch bình quân hàng ngày (MOP’s: Mean of Platt of Singapore) được công bố bởi Hãng tin Platt’s (sau đây gọi tắt là giá Platt Singapore).

3. Giá bán lẻ xăng dầu là giá bán tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu.

4. Giá cơ sở các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường là căn cứ để cơ quan quản lý nhà nước điều hành giá bán lẻ xăng dầu trong nước.

5. Quỹ Bình ổn giá xăng dầu là Quỹ tài chính không nằm trong cân đối ngân sách nhà nước, là một yếu tố cấu thành giá cơ sở và chỉ được sử dụng để phục vụ mục tiêu ổn định thị trường, bình ổn giá xăng dầu trong nước theo quy định của pháp luật.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ CƠ SỞ

Điều 4. Giá cơ sở

1. Giá cơ sở các mặt hàng xăng dầu bao gồm các yếu tố và được xác định bằng (=) {Giá CIF cộng (+) Thuế nhập khẩu cộng (+) Thuế tiêu thụ đặc biệt} nhân (x) Tỷ giá ngoại tệ cộng (+) Thuế giá trị gia tăng cộng (+) Chi phí kinh doanh định mức cộng (+) mức trích lập Quỹ Bình ổn giá cộng (+) Lợi nhuận định mức cộng (+) Thuế bảo vệ môi trường cộng (+) Các loại thuế, phí và các khoản trích nộp khác theo quy định của pháp luật hiện hành. Trong đó:

- Giá CIF được tính bằng (=) giá xăng dầu thế giới (giá Platt Singapore) cộng (+) các khoản chi phí để đưa xăng dầu từ nước ngoài về đến cảng Việt Nam. Các yếu tố này được xác định ở nhiệt độ thực tế. Trong đó, giá xăng dầu thế giới được được tính bình quân của 15 ngày sát với ngày tính giá của chu kỳ dự trữ xăng dầu bắt buộc quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP.

Các khoản chi phí để đưa xăng dầu từ nước ngoài về đến cảng Việt Nam bao gồm: cộng (+) hoặc trừ (-) Premium cộng (+) phí bảo hiểm cộng (+) cước vận tải về đến cảng Việt Nam cộng (+) các khoản chi phí hợp lý, hợp lệ phát sinh trong khâu nhập khẩu (nếu có); trong đó phí bảo hiểm, cước vận tải về đến cảng Việt Nam được căn cứ theo mức trung bình tiên tiến phát sinh thực tế tại các thương nhân đầu mối.

- Tỷ giá ngoại tệ để tính giá CIF là tỷ giá ngoại tệ bán ra cuối ngày của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, tính bình quân của 15 ngày sát với ngày tính giá của chu kỳ dự trữ xăng dầu bắt buộc quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP.

- Tỷ giá ngoại tệ tính thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt dùng để tính giá cơ sở là tỷ giá theo quy định của pháp luật về thuế, tính bình quân của 15 ngày sát với ngày tính giá của chu kỳ dự trữ xăng dầu bắt buộc quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP.

- Thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường; các loại thuế, phí và các khoản trích nộp khác theo quy định của pháp luật.

2. Định kỳ hàng năm, thương nhân đầu mối có trách nhiệm rà soát biến động của các khoản chi phí để đưa xăng dầu từ nước ngoài về đến cảng Việt Nam và tổng hợp, báo cáo gửi về Bộ Tài chính (Cục Quản lý Giá), Bộ Công Thương (Vụ Thị trường trong nước) chậm nhất trước ngày 31 tháng 3 của năm tài chính kế tiếp.

Trên cơ sở báo cáo của các thương nhân đầu mối, Bộ Tài chính (Cục Quản lý Giá) chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương (Vụ Thị trường trong nước) tổng hợp, đánh giá, kiểm tra, khảo sát thực tế (nếu cần thiết) để có điều chỉnh cho phù hợp.

Điều 5. Chi phí kinh doanh xăng dầu định mức, lợi nhuận định mức để tính giá cơ sở

1. Chi phí kinh doanh xăng dầu định mức:

a) Chi phí kinh doanh xăng dầu định mức là chi phí lưu thông xăng dầu trong nước (chi phí bán buôn, chi phí bán lẻ ở nhiệt độ thực tế) của các thương nhân đầu mối (đã bao gồm chi phí dành cho thương nhân phân phối, thương nhân nhận quyền bán lẻ, tổng đại lý, đại lý xăng dầu) để tính giá cơ sở theo mức tối đa như sau:

- Chi phí kinh doanh bình quân định mức đối với các loại xăng là: 1.050 đồng/lít;

- Chi phí kinh doanh bình quân định mức đối với các loại dầu điêzen, dầu hỏa là: 950 đồng/lít;

- Chi phí kinh doanh bình quân định mức đối với các loại dầu madút là: 600 đồng/kg.

Trong đó, các loại xăng, các loại dầu điêzen, dầu hỏa bao gồm chi phí bán buôn, bán lẻ; riêng các loại dầu madút là chi phí bán buôn.

Đối với các địa bàn xa cảng, xa kho đầu mối, xa cơ sở sản xuất xăng dầu có chi phí kinh doanh (bán buôn, bán lẻ) hợp lý, hợp lệ (được kiểm toán nhà nước hoặc kiểm toán độc lập kiểm toán) cao hơn mức quy định trên, thương nhân đầu mối cân đối, xem xét quyết định, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình; đồng thời, được quyết định giá bán thực tế tại địa bàn đó để bù đắp chi phí kinh doanh hợp lý, hợp lệ phát sinh, nhưng giá bán không vượt quá 2% giá cơ sở công bố tại cùng thời điểm;

b) Hàng năm, thương nhân đầu mối có trách nhiệm kiểm toán riêng chuyên đề về chi phí kinh doanh và rà soát, tổng hợp, báo cáo Bộ Tài chính (Cục Quản lý Giá), Bộ Công Thương (Vụ Thị trường trong nước) chậm nhất trước ngày 31 tháng 3 của năm tài chính kế tiếp.

Trong trường hợp cần thiết, Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá), Bộ Công Thương (Vụ thị trường trong nước) yêu cầu thương nhân đầu mối báo cáo đột xuất.

Trên cơ sở báo cáo của các thương nhân đầu mối, Bộ Tài chính (Cục Quản lý Giá) chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương (Vụ Thị trường trong nước) tổng hợp, đánh giá, kiểm tra, khảo sát thực tế (nếu cần thiết) để có điều chỉnh cho phù hợp;

c) Các chi phí kinh doanh định mức tối đa trên sẽ được Bộ Tài chính thông báo bằng văn bản để điều chỉnh phù hợp với thực tế kinh doanh của các thương nhân đầu mối trong từng thời kỳ.

2. Lợi nhuận định mức là lợi nhuận kinh doanh xăng dầu trong nước của các thương nhân đầu mối để tính giá cơ sở theo mức tối đa là 300 đồng/lít,kg ở nhiệt độ thực tế, sẽ được Bộ Tài chính thông báo bằng văn bản để điều chỉnh phù hợp với thực tế kinh doanh của các thương nhân đầu mối trong từng thời kỳ.

Lợi nhuận thực tế thu được trong kinh doanh phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của các thương nhân đầu mối.

Chương 3

QUỸ BÌNH ỔN GIÁ XĂNG DẦU

Điều 6. Cơ chế hình thành Quỹ Bình ổn giá xăng dầu

1. Các thương nhân đầu mối được quyền chủ động thực hiện các phương thức kinh doanh xăng dầu phù hợp với thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh; trích lập Quỹ Bình ổn giá và chỉ sử dụng Quỹ Bình ổn giá cho mục đích ổn định thị trường, bình ổn giá xăng dầu nước theo quy định của pháp luật.

Quỹ Bình ổn giá được thương nhân đầu mối hạch toán và theo dõi riêng bằng một tài khoản tiền gửi tại một ngân hàng thương mại hoạt động hợp pháp tại Việt Nam nơi thương nhân đầu mối có giao dịch. Thương nhân đầu mối là chủ tài khoản, thực hiện các thủ tục liên quan để mở tài khoản, trích lập, thực hiện các nghiệp vụ thu, chi từ tài khoản tiền gửi Quỹ Bình ổn giá; đồng thời, có trách nhiệm thông báo tên, địa chỉ, thông tin liên lạc của ngân hàng thương mại nơi thương nhân đầu mối mở tài khoản Quỹ Bình ổn giá đến Bộ Tài chính (Cục Quản lý Giá), Bộ Công Thương (Vụ Thị trường trong nước) và công bố thông tin theo quy định tại khoản 3 Điều 39 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP.

2. Quỹ Bình ổn giá được trích lập thường xuyên, liên tục bằng một khoản tiền cụ thể, cố định trong giá cơ sở là 300 đồng/lít ở nhiệt độ thực tế đối với các loại xăng, các loại dầu điêzen, dầu hỏa và 300 đồng/kg đối với các loại dầu madút thực tế tiêu thụ theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP.

Trong trường hợp cần thiết, Liên Bộ Công Thương - Tài chính sẽ điều chỉnh mức trích lập, thời điểm trích lập Quỹ Bình ổn giá cho phù hợp với biến động của thị trường và có thông báo bằng văn bản để các thương nhân đầu mối thực hiện.

3. Liên Bộ Công Thương - Tài chính thông báo thời điểm điều chỉnh mức trích Quỹ Bình ổn giá để thương nhân đầu mối thực hiện trong các trường hợp sau:

a) Điều chỉnh giảm mức trích Quỹ Bình ổn giá dưới mức quy định tại khoản 2 Điều này khi các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở tăng trên bảy phần trăm (> 07%) so với giá cơ sở liền kề trước đó hoặc việc tăng giá xăng, dầu có tác động bất lợi đến phát triển kinh tế, xã hội và đời sống nhân dân;

b) Khi các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở giảm so với mức giá trước khi được điều chỉnh giảm quy định tại điểm a Khoản này, Liên Bộ Công Thương - Tài chính thông báo thời điểm và mức trích Quỹ Bình ổn giá.

4. Tổng mức trích lập Quỹ Bình ổn giá được xác định bằng mức trích quy định tại khoản 2, khoản 3 của Điều này nhân (x) với sản lượng xăng, dầu ở nhiệt độ thực tế đã tiêu thụ tại thị trường nội địa trong thời gian trích lập Quỹ Bình ổn giá.

Số dư Quỹ Bình ổn giá cuối kỳ bằng (=) Số dư Quỹ Bình ổn giá đầu kỳ cộng (+) tổng mức trích lập Quỹ Bình ổn giá trong kỳ trừ (-) tổng mức sử dụng Quỹ Bình ổn giá trong kỳ cộng (+) phần lãi tính trên số dư Quỹ Bình ổn giá dương phát sinh trong kỳ trừ (-) phần lãi tính trên số dư Quỹ Bình ổn giá âm phát sinh trong kỳ.

Điều 7. Cơ chế sử dụng Quỹ Bình ổn giá

1. Đối tượng được sử dụng Quỹ Bình ổn giá

a) Các thương nhân đầu mối đã thực hiện việc trích lập Quỹ Bình ổn giá theo quy định được sử dụng Quỹ Bình ổn giá để thực hiện mục tiêu ổn định thị trường, bình ổn giá xăng, dầu theo quy định của Liên Bộ Công Thương - Tài chính;

b) Các thương nhân đầu mối khi không còn là thương nhân đầu mối xăng dầu theo quy định của pháp luật:

- Trường hợp sáp nhập, hợp nhất, mua lại, liên doanh, chia, tách doanh nghiệp: số dư Quỹ Bình ổn giá sẽ kết chuyển sang số dư của thương nhân đầu mối là doanh nghiệp nhận sáp nhập (trường hợp sáp nhập doanh nghiệp), doanh nghiệp mua lại (trong trường hợp mua lại doanh nghiệp) và doanh nghiệp mới (trong trường hợp hợp nhất, liên doanh, chia, tách doanh nghiệp) theo quy định của pháp luật (kể cả trường hợp số dư Quỹ Bình ổn giá dương và số dư Quỹ Bình ổn giá âm). Liên Bộ Công Thương - Tài chính sẽ kiểm tra, rà soát và thông báo kết quả xử lý đối với từng trường hợp cụ thể.

- Trường hợp thương nhân đầu mối bị phá sản, giải thể, bị thu hồi Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu hoặc thương nhân đầu mối chủ động đăng ký không tiếp tục làm thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu khi:

+ Có số dư Quỹ Bình ổn giá phải nộp vào Ngân sách nhà nước;

+ Quỹ Bình ổn giá bị âm do được sử dụng Quỹ Bình ổn giá để ổn định thị trường, bình ổn giá xăng, dầu trước khi không còn là đầu mối, Liên Bộ Công Thương - Tài chính sẽ kiểm tra, rà soát, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét và có biện pháp xử lý đối với từng trường hợp cụ thể, đồng thời thông báo kết quả xử lý đối với từng trường hợp cụ thể đó.

2. Phương thức sử dụng Quỹ Bình ổn giá

a) Nghiêm cấm sử dụng Quỹ Bình ổn giá để cấp vốn kinh doanh hoặc cho các mục đích khác ngoài quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này;

b) Quỹ Bình ổn giá được sử dụng trong các trường hợp sau:

- Trường hợp các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở kỳ công bố tăng trong phạm vi đến ba phần trăm (≤ 03%) so với giá cơ sở liền kề trước đó, nhưng việc tăng giá ảnh hưởng đến tình hình kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân, Liên Bộ Công Thương - Tài chính xem xét sử dụng Quỹ Bình ổn giá để điều hành giá xăng dầu;

- Trường hợp các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở tăng vượt ba phần trăm (> 03%) đến bốn phần trăm (≤ 04%) so với giá cơ sở liền kề trước đó, thương nhân đầu mối được quyền điều chỉnh giá bán tăng trong phạm vi đến ba phần trăm (≤ 03%) và được sử dụng Quỹ Bình ổn giá đối với phần tăng vượt ba phần trăm (> 03%) đến bốn phần trăm (≤ 04%). Thương nhân đầu mối gửi văn bản kê khai giá, dự kiến mức điều chỉnh giá tới Liên Bộ Công Thương - Tài chính;

- Trường hợp các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở tăng vượt bốn phần trăm (> 04%) đến bảy phần trăm (≤ 07%) so với giá cơ sở liền kề trước đó, thương nhân đầu mối được quyền điều chỉnh giá bán tăng trong phạm vi đến ba phần trăm (≤ 03%) cộng (+) thêm năm mươi phần trăm (50%) của mức chênh lệch giá tính từ tỷ lệ giá cơ sở tăng vượt ba (> 03%) đến tỷ lệ tăng thực tế trong phạm vi tăng vượt từ ba phần trăm (> 03%) đến bảy phần trăm (≤ 07%); năm mươi phần trăm (50%) còn lại được bù đắp từ Quỹ Bình ổn giá. Thương nhân đầu mối gửi văn bản kê khai giá, dự kiến mức điều chỉnh giá tới Liên Bộ Công Thương - Tài chính;

c) Sử dụng Quỹ Bình ổn giá theo quy định tại điểm b Khoản này phù hợp với thời gian giữa hai (02) lần điều chỉnh giá;

d) Trường hợp các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở tăng trên bảy phần trăm (> 07%) so với giá cơ sở liền kề trước đó hoặc việc tăng giá xăng dầu có tác động bất lợi đến phát triển kinh tế, xã hội và đời sống của nhân dân, Bộ Công Thương chủ trì phối hợp Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo.

3. Thương nhân đầu mối ngừng sử dụng Quỹ Bình ổn giá khi có thông báo bằng văn bản của Liên Bộ Công Thương - Tài chính.

4. Thủ tục, trình tự sử dụng Quỹ Bình ổn giá

a) Trên cơ sở kê khai điều chỉnh giá của các thương nhân đầu mối phù hợp với các quy định của pháp luật về căn cứ, nguyên tắc, phương pháp, trình tự tính giá xăng, dầu; Tổ Liên ngành điều hành giá xăng dầu rà soát, đề xuất các giải pháp điều hành trong đó có giải pháp sử dụng hoặc không sử dụng hoặc ngừng sử dụng hoặc điều chỉnh mức (tỷ lệ) sử dụng Quỹ Bình ổn giá để Liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định;

b) Trường hợp các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở kỳ công bố tăng trong phạm vi đến ba phần trăm (≤ 03%) so với giá cơ sở liền kề trước đó, nhưng việc tăng giá ảnh hưởng đến tình hình kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân, Liên Bộ Công Thương - Tài chính công bố sử dụng Quỹ Bình ổn giá cùng thời điểm công bố giá cơ sở;

c) Trường hợp các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở kỳ công bố tăng vượt ba phần trăm (> 03%) đến bảy phần trăm (≤ 07%) so với giá cơ sở liền kề trước đó, trong thời gian ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản kê khai giá, Liên Bộ Công Thương - Tài chính phải có văn bản trả lời thương nhân đầu mối về việc điều chỉnh mức giá và thông báo bằng văn bản về việc sử dụng Quỹ Bình ổn giá (nếu có) để các thương nhân đầu mối thực hiện.

Quá thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản kê khai giá, Liên Bộ Công Thương - Tài chính không có văn bản trả lời về việc điều chỉnh giá của thương nhân đầu mối hoặc không có văn bản thông báo liên quan đến sử dụng Quỹ Bình ổn giá, thương nhân đầu mối được quyền điều chỉnh giá bán lẻ (riêng madút là giá bán buôn) nhưng không cao hơn mức giá cơ sở kỳ công bố và không được vượt quá bảy phần trăm (> 07%) so với giá cơ sở liền kề trước đó;

d) Khi có thông báo của Liên Bộ Công Thương - Tài chính về thời điểm, mức sử dụng Quỹ bình ổn giá, thương nhân đầu mối chủ động trích trừ tài khoản tiền gửi Quỹ bình ổn giá và thực hiện hạch toán, quyết toán theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.

Điều 8. Hạch toán, quyết toán Quỹ Bình ổn giá

1. Thương nhân đầu mối có trách nhiệm hạch toán đầy đủ, chính xác khoản trích lập Quỹ Bình ổn giá vào giá vốn hàng bán.

2. Quỹ Bình ổn giá được sử dụng theo quy định Điều 7 Thông tư này; khi sử dụng thương nhân đầu mối hạch toán giảm giá vốn hàng bán.

3. Số dư tài khoản tiền gửi Quỹ Bình ổn giá được tính lãi suất theo mức lãi suất áp dụng cho tài khoản tiền gửi thanh toán của Ngân hàng thương mại nơi thương nhân đầu mối mở tài khoản tiền gửi Quỹ Bình ổn giá trong cùng thời kỳ. Phần lãi phát sinh trên tài khoản số dư Quỹ Bình ổn giá dương tại Ngân hàng thương mại được ghi tăng tài khoản Quỹ Bình ổn giá. Việc quản lý, điều hành tài khoản tiền gửi Quỹ Bình ổn giá và hạch toán, theo dõi các nghiệp vụ phát sinh liên quan phải được công khai, minh bạch.

4. Trường hợp thương nhân đầu mối sử dụng Quỹ Bình ổn giá theo thông báo của Liên Bộ Công Thương - Tài chính nhưng tại thời điểm đó số dư của tài khoản tiền gửi Quỹ Bình ổn giá không còn (số dư tài khoản tiền gửi Quỹ Bình ổn giá tại ngân hàng thương mại bằng không (0)), thương nhân đầu mối được vay vốn để bù đắp và được tính lãi suất tối đa bằng mức lãi suất áp dụng cho tài khoản tiền gửi thanh toán của Ngân hàng thương mại nơi thương nhân đầu mối mở tài khoản tiền gửi Quỹ Bình ổn giá cho phần sử dụng vượt Quỹ Bình ổn giá (phần số dư Quỹ Bình ổn giá bị âm). Phần lãi phát sinh khi Quỹ Bình ổn giá âm (khoản thương nhân đầu mối phải vay vốn bổ sung khi Quỹ Bình ổn giá âm) được ghi giảm tài khoản Quỹ Bình ổn giá. Việc hoàn trả được thực hiện hàng tháng khi Quỹ Bình ổn có số dư dương và được quyết toán khi kết thúc năm tài chính.

5. Kết thúc năm tài chính, Quỹ Bình ổn giá có kết dư, thương nhân đầu mối được phép kết chuyển sang năm sau.

6. Chế độ hạch toán, báo cáo, công khai, minh bạch thông tin về Quỹ Bình ổn giá:

a) Đối với thương nhân đầu mối

Định kỳ vào ngày 25 hàng tháng:

- Thương nhân đầu mối phải công bố số dư đầu kỳ, số trích lập Quỹ Bình ổn giá, số sử dụng Quỹ Bình ổn giá, số dư Quỹ Bình ổn giá cuối kỳ của tháng liền kề trước đó. Đồng thời kết chuyển toàn bộ số trích lập Quỹ Bình ổn giá của tháng liền kề trước đó vào tài khoản tiền gửi Quỹ Bình ổn giá xăng dầu tại Ngân hàng thương mại nơi thương nhân mở tài khoản Quỹ Bình ổn giá;

- Đồng thời, thương nhân đầu mối sẽ được bù đắp lại số tiền đã sử dụng Quỹ Bình ổn giá của tháng liền kề trước đó theo thông báo của Liên Bộ Công Thương - Tài chính (nếu có);

- Thương nhân đầu mối có trách nhiệm gửi báo cáo đến Bộ Công Thương (Vụ Thị trường trong nước) và Bộ Tài chính (Cục Quản lý Giá) đầy đủ, chính xác các nội dung về Quỹ Bình ổn giá, cụ thể:

+ Số dư Quỹ Bình ổn giá đầu kỳ báo cáo (nếu có);

+ Số trích lập Quỹ Bình ổn giá trong kỳ báo cáo (nếu có);

+ Số sử dụng Quỹ Bình ổn giá trong kỳ báo cáo (nếu có);

+ Phần lãi phát sinh trên số dư Quỹ Bình ổn giá dương hoặc phần lãi phát sinh do Quỹ Bình ổn giá âm (nếu có);

+ Số dư Quỹ Bình ổn giá cuối kỳ.

- Trường hợp ngày 25 hàng tháng vào ngày nghỉ hoặc ngày nghỉ lễ theo quy định, thương nhân đầu mối phải thực hiện trích lập, chuyển tiền vào ngày làm việc đầu tiên sau ngày 25;

b) Đối với Ngân hàng thương mại nơi thương nhân đầu mối mở tài khoản Quỹ Bình ổn giá

- Định kỳ ngày mùng một (01) hàng tháng, Ngân hàng thương mại nơi thương nhân đầu mối mở tài khoản tiền gửi Quỹ Bình ổn giá phải gửi sao kê về các giao dịch phát sinh liên quan đến tài khoản tiền gửi Quỹ Bình ổn giá của thương nhân đầu mối trong tháng liền kề trước đó đến Bộ Công Thương (Vụ Thị trường trong nước) và Bộ Tài chính (Cục Quản lý Giá). Nội dung sao kê bao gồm:

+ Số dư Quỹ Bình ổn giá đầu kỳ báo cáo (nếu có);

+ Số trích lập Quỹ Bình ổn giá trong kỳ báo cáo (nếu có);

+ Số sử dụng Quỹ Bình ổn giá trong kỳ báo cáo (nếu có);

+ Phần lãi phát sinh trên số dư Quỹ Bình ổn giá dương hoặc phần lãi phát sinh do Quỹ Bình ổn giá âm (nếu có);

+ Số dư Quỹ Bình ổn giá trong kỳ.

- Trường hợp ngày mùng một (01) hàng tháng vào ngày nghỉ hoặc ngày nghỉ lễ theo quy định, Ngân hàng thương mại nơi thương nhân đầu mối mở tài khoản tiền gửi Quỹ Bình ổn giá phải thực hiện gửi sao kê về các giao dịch phát sinh liên quan đến tài khoản tiền gửi Quỹ Bình ổn giá của thương nhân đầu mối vào ngày làm việc đầu tiên sau ngày mùng một (01);

c) Kết thúc năm tài chính, thương nhân đầu mối và Ngân hàng thương mại nơi thương nhân mở tài khoản tiền gửi Quỹ Bình ổn giá có trách nhiệm tổng hợp báo cáo tình hình trích lập; sử dụng Quỹ bình ổn giá; bảng tính toán chi tiết số lãi tiền gửi đã hạch toán tăng Quỹ Bình ổn giá và số tiền lãi vay phát sinh hàng tháng do đã ứng vốn để bình ổn giá do Quỹ Bình ổn giá âm; số dư Quỹ Bình ổn giá cuối kỳ gửi Liên Bộ Tài chính - Công Thương để kiểm tra, giám sát.

Trong trường hợp cần thiết, Liên Bộ Công Thương - Tài chính yêu cầu thương nhân đầu mối, Ngân hàng thương mại nơi thương nhân đầu mối mở tài khoản tiền gửi Quỹ Bình ổn giá báo cáo đột xuất.

Điều 9. Phương pháp kế toán và trình bày báo cáo tài chính đối với Quỹ Bình ổn giá

1. Bổ sung Tài khoản 357 - Quỹ Bình ổn giá

Tài khoản 357 được mở chi tiết cấp 2:

a) Tài khoản 3571 - Quỹ Bình ổn giá

Nội dung của Tài khoản: Tài khoản 3571 dùng để phản ánh số hiện có, tình hình tăng, giảm Quỹ Bình ổn giá của thương nhân đầu mối. Hạch toán và phương pháp kế toán tài khoản này được thực hiện theo nguyên tắc sau:

Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 3571 - Quỹ Bình ổn giá:

Bên Nợ - Quỹ Bình ổn giá giảm do sử dụng theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Bên Có - Quỹ Bình ổn giá tăng do trích lập theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Số dư bên Có - Số tiền của Quỹ Bình ổn giá hiện còn tại thời điểm báo cáo.

Số dư bên Nợ - Số tiền Quỹ Bình ổn giá chi vượt chưa được bù đắp tại thời điểm báo cáo.

b) Tài khoản 3572 - Lãi phát sinh trên số dư Quỹ Bình ổn giá

Nội dung của Tài khoản: Tài khoản 3572 dùng để phản ánh tổng số tiền lãi hiện có, tình hình tăng, giảm lãi Quỹ Bình ổn giá của thương nhân đầu mối. Việc kế toán tài khoản này được thực hiện theo nguyên tắc sau:

Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 3572 - Lãi phát sinh trên số dư Quỹ Bình ổn giá:

Bên Nợ - Tiền lãi vay phải trả khi Quỹ Bình ổn giá âm, thương nhân đầu mối tính theo quy định tại khoản 4 Điều 8.

Bên Có - Tiền lãi nhận được khi Quỹ Bình ổn giá dương do Ngân hàng Thương mại trả lãi theo quy định tại khoản 4 Điều 8.

Số dư bên Có - Số tiền lãi của Quỹ Bình ổn giá hiện còn tại thời điểm báo cáo.

Số dư bên Nợ - Số tiền lãi vay còn phải hoàn do Quỹ Bình ổn giá âm tại thời điểm báo cáo.

2. Thương nhân đầu mối phải mở riêng một tài khoản tiền gửi Quỹ Bình ổn giá tại một Ngân hàng thương mại để theo dõi biến động dòng tiền trích lập, sử dụng Quỹ Bình ổn giá và tiền lãi phát sinh khi Quỹ Bình ổn giá dương hoặc âm.

3. Phương pháp kế toán trích lập và sử dụng Quỹ Bình ổn giá

a) Định kỳ hàng tháng, căn cứ bảng trích lập Quỹ Bình ổn giá, thương nhân đầu mối hạch toán:

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán: Số tiền phải trích lập Quỹ Bình ổn giá trong tháng theo quy định

Có TK 3571 - Quỹ Bình ổn giá

Đồng thời, vào ngày 25 hàng tháng, căn cứ bảng trích lập Quỹ Bình ổn giá của tháng trước liền kề, thương nhân đầu mối lập Ủy nhiệm chi chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán sang tài khoản tiền gửi Quỹ Bình ổn giá, hạch toán:

Nợ TK 1121 - Tiền gửi Ngân hàng - Chi tiết tiền gửi Quỹ Bình ổn giá

Có TK 1121 - Tiền gửi Ngân hàng - Chi tiết tiền gửi thanh toán

b) Định kỳ hàng tháng, căn cứ bảng tính sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu theo thông báo của Liên Bộ Công Thương - Tài chính, thương nhân đầu mối hạch toán:

Nợ TK 3571 - Quỹ Bình ổn giá

Có TK 632 - Giá vốn hàng bán

Đồng thời, vào ngày 25 hàng tháng, căn cứ bảng tính sử dụng Quỹ Bình ổn giá của tháng trước liền kề, thương nhân đầu mối lập Ủy nhiệm chi chuyển tiền từ Tài khoản tiền gửi Quỹ Bình ổn giá sang tài khoản tiền gửi thanh toán, thương nhân đầu mối hạch toán:

Nợ TK 1121 - Tiền gửi Ngân hàng - Chi tiết tiền gửi thanh toán

Có TK 1121 - Tiền gửi Ngân hàng - Chi tiết tiền gửi Quỹ Bình ổn giá

c) Trường hợp ngày 25 hàng tháng vào ngày nghỉ hoặc nghỉ lễ theo quy định, thương nhân đầu mối phải thực hiện trích lập, chuyển tiền vào ngày làm việc đầu tiên sau ngày 25.

d) Định kỳ hàng tháng nếu tài khoản tiền gửi Quỹ Bình ổn giá có số dư dương và phát sinh lãi tiền gửi, căn cứ báo có của Ngân hàng thương mại, thương nhân đầu mối hạch toán:

Nợ TK 1121 - Tiền gửi ngân hàng - Chi tiết tiền gửi Quỹ Bình ổn giá

Có TK 3572 - Lãi phát sinh Quỹ Bình ổn giá

đ) Căn cứ báo nợ của Ngân hàng thương mại về lãi vay phát sinh trong tháng, bảng kê tính lãi phát sinh phải trả do Quỹ Bình ổn giá âm theo mức lãi suất tối đa bằng mức lãi suất áp dụng cho tài khoản tiền gửi thanh toán của Ngân hàng thương mại cho phần sử dụng Quỹ Bình ổn giá âm, thương nhân đầu mối hạch toán:

Nợ TK 3572 - Lãi phát sinh Quỹ Bình ổn giá

Có TK 1121 - Tiền gửi ngân hàng - Chi tiết tiền gửi thanh toán

e) Trường hợp cuối năm, thương nhân đầu mối được sử dụng Quỹ Bình ổn giá để bù lãi phát sinh do Quỹ Bình ổn giá âm (nếu có), thương nhân đầu mối hạch toán:

Nợ TK 3571 - Quỹ Bình ổn giá

Có TK 3572 - Lãi phát sinh Quỹ Bình ổn giá

Hoặc: kết chuyển số dư lãi Quỹ Bình ổn giá sang tài khoản Quỹ Bình ổn giá, hạch toán:

Nợ TK 3572 - Lãi Quỹ Bình ổn giá

Có TK 3571 - Quỹ Bình ổn giá

4. Trình bày Báo cáo tài chính:

Bổ sung chỉ tiêu “Quỹ Bình ổn giá” - Mã số 340 trên Bảng Cân đối kế toán. Chỉ tiêu này phản ánh Quỹ Bình ổn giá xăng dầu tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của Tài khoản 357 “Quỹ Bình ổn giá xăng dầu” được tính trên cơ sở bù trừ số dư của hai tài khoản kế toán TK 3571 và TK 3572.

Khi phân tích báo cáo tài chính, thương nhân đầu mối được loại trừ khoản tiền trên tài khoản tiền gửi Quỹ Bình ổn giá và số dư tài khoản “Quỹ Bình ổn giá” trên báo cáo tài chính để phân tích, đánh giá các chỉ tiêu tài chính.

Chương 4

ĐIỀU HÀNH GIÁ XĂNG DẦU

Điều 10. Thành lập Tổ Liên ngành điều hành giá xăng dầu

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính ban hành Quyết định thành lập Tổ Liên ngành điều hành giá xăng dầu (sau đây gọi tắt là Tổ Liên ngành), phân công nhiệm vụ cho các thành viên, quy chế làm việc của Tổ Liên ngành.

Thành viên Tổ Liên ngành gồm: Tổ trưởng là Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương; Phó Tổ trưởng là Cục trưởng Cục Quản lý Giá, Bộ Tài chính; Phó Tổ trưởng thường trực là Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương; một số thành viên khác có liên quan thuộc Bộ Công Thương, Bộ Tài chính.

Tổ Liên ngành điều hành giá xăng dầu được đặt tại Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương).

Điều 11. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ Liên ngành

1. Nhiệm vụ của Tổ Liên ngành

a) Tham mưu với Lãnh đạo Liên Bộ Công Thương - Tài chính điều hành giá xăng dầu theo quy định của pháp luật và phù hợp tình hình kinh tế - xã hội, giá xăng dầu thế giới trong từng thời kỳ;

b) Tính toán, công bố trên trang Thông tin điện tử của Bộ Công Thương, Bộ Tài chính về giá cơ sở, chênh lệch giá cơ sở kỳ công bố so với kỳ liền kề trước đó theo định kỳ bình quân 15 ngày/lần, bắt đầu từ ngày 01 tháng 11 năm 2014 và theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP;

c) Tiếp nhận văn bản kê khai giá, dự kiến mức điều chỉnh giá, văn bản đăng ký giá, quyết định điều chỉnh giá của thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối xăng dầu, tùy từng trường hợp quy định tại Điều 38 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP. Theo dõi, giám sát, kiểm tra việc điều chỉnh giá xăng dầu của thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối xăng dầu;

d) Quản lý văn bản kê khai giá, dự kiến mức điều chỉnh giá, văn bản đăng ký giá của thương nhân, các văn bản của Tổ Liên ngành báo cáo Lãnh đạo Liên Bộ Công Thương - Tài chính về điều hành giá xăng dầu theo quy định của pháp luật về tài liệu mật.

2. Quyền hạn của Tổ Liên ngành

a) Được quyền yêu cầu các thương nhân giải trình văn bản kê khai giá, dự kiến mức điều chỉnh giá, văn bản đăng ký giá, quyết định điều chỉnh giá khi xét thấy các văn bản này chưa thực hiện đúng quy định;

b) Được Lãnh đạo Liên Bộ Công Thương - Tài chính ủy quyền ký các văn bản thông báo đến các thương nhân liên quan đến nhiệm vụ điều hành giá.

Điều 12. Chế độ, nguyên tắc làm việc của Tổ Liên ngành

1. Chế độ làm việc của Tổ Liên ngành

a) Tổ Liên ngành thực hiện nhiệm vụ theo chế độ kiêm nhiệm;

b) Tổ Liên ngành được sử dụng con dấu của Bộ Công Thương và Tổ trưởng Tổ Liên ngành ký thừa lệnh Bộ trưởng Bộ Công Thương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao về điều hành giá xăng dầu;

c) Phó Tổ trưởng thường trực Tổ Liên ngành thực hiện nhiệm vụ theo phân công của Tổ trưởng.

2. Nguyên tắc làm việc của Tổ Liên ngành

a) Tổ Liên ngành làm việc theo nguyên tắc tập thể. Tổ trưởng chịu trách nhiệm phân công nhiệm vụ cho các thành viên và chịu trách nhiệm về các báo cáo tham mưu cho Lãnh đạo Liên Bộ Công Thương - Tài chính. Từng thành viên của Tổ Liên ngành chịu trách nhiệm về các ý kiến tham mưu, đề xuất của mình trước Tổ trưởng và Lãnh đạo Liên Bộ Công Thương - Tài chính liên quan đến việc điều hành giá xăng dầu;

b) Trong quá trình làm việc, các thành viên của Tổ Liên ngành phải chấp hành sự phân công của Tổ trưởng; thực hiện độc lập trong đề xuất ý kiến nhưng phải phối hợp công tác, trao đổi thông tin về những vấn đề liên quan đến điều hành giá xăng dầu; được bảo lưu ý kiến trong quá trình làm việc nhưng phải chấp hành quyết định của Lãnh đạo Liên Bộ Công Thương - Tài chính. Trường hợp ý kiến của hai Bộ khác nhau, Bộ Công Thương quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của Bộ; trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ;

c) Thực hiện nguyên tắc bảo mật. Nghiêm cấm tiết lộ thông tin trong quá trình điều hành giá xăng dầu, lợi dụng công việc được giao để vụ lợi cá nhân.

Điều 13. Công bố giá cơ sở và điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu

1. Liên Bộ Công Thương - Tài chính tính toán, công bố giá cơ sở theo chu kỳ tính giá quy định tại khoản 9 Điều 3, Điều 38 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP trên trang Thông tin điện tử của Bộ Công Thương, Bộ Tài chính.

Trường hợp ngày công bố giá cơ sở theo chu kỳ tính giá là ngày nghỉ hoặc ngày nghỉ lễ theo quy định, Liên Bộ Công Thương - Tài chính thực hiện công bố giá cơ sở vào ngày làm việc đầu tiên sau ngày nghỉ hoặc ngày nghỉ lễ của chu kỳ tính giá.

2. Căn cứ giá cơ sở và mức sử dụng Quỹ bình ổn do Liên Bộ Công Thương - Tài chính công bố, các thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối được điều chỉnh giá bán lẻ (riêng madút là giá bán buôn) theo quy định tại Điều 37, Điều 38 Nghị định số 83/2014/NĐ-CPKhoản 4 Điều 7 Thông tư này nhưng không cao hơn giá cơ sở do Liên Bộ Công Thương - Tài chính công bố theo quy định. Cụ thể:

a) Trường hợp các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở kỳ công bố tăng trong phạm vi đến ba phần trăm (≤ 03%) so với giá cơ sở liền kề trước đó, Liên Bộ Công Thương - Tài chính công bố giá cơ sở nhưng không công bố mức sử dụng Quỹ Bình ổn giá, thương nhân được phép điều chỉnh giá bán lẻ (riêng madút là giá bán buôn) theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 38 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP;

b) Trường hợp các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở kỳ công bố tăng trong phạm vi đến ba phần trăm (≤ 03%) so với giá cơ sở liền kề trước đó, nhưng việc tăng giá ảnh hưởng đến tình hình kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân, Liên Bộ Công Thương - Tài chính công bố mức sử dụng Quỹ Bình ổn giá cùng thời điểm công bố giá cơ sở. Thương nhân không điều chỉnh giá bán lẻ hoặc được phép điều chỉnh giá bán lẻ nhưng mức giá bán lẻ sau điều chỉnh đã tính mức sử dụng Quỹ bình ổn không cao hơn giá cơ sở kỳ công bố;

c) Trường hợp các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở kỳ công bố tăng vượt ba phần trăm (> 03%) đến bảy phần trăm (≤ 07%) so với giá cơ sở liền kề trước đó, trong thời gian ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản kê khai giá, Tổ Liên ngành điều hành giá xăng dầu phải có văn bản trả lời thương nhân đầu mối về việc điều chỉnh mức giá và thông báo bằng văn bản về việc sử dụng Quỹ Bình ổn giá (nếu có) để các thương nhân đầu mối thực hiện;

d) Trường hợp các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở kỳ công bố tăng vượt ba phần trăm (> 03%) đến bảy phần trăm (≤ 07%) so với giá cơ sở liền kề trước đó, nếu sau ba (03) ngày làm việc kể từ khi Liên Bộ Công Thương - Tài chính nhận được văn bản kê khai giá, dự kiến mức điều chỉnh giá của thương nhân đầu mối mà không có văn bản trả lời thương nhân, thương nhân đầu mối được điều chỉnh giá bán lẻ không cao hơn giá cơ sở của kỳ công bố.

3. Thời gian được phép điều chỉnh giá bán lẻ của thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối đối với trường hợp tăng giá là khoảng thời gian từ sau khi Liên Bộ Công Thương - Tài chính công bố giá cơ sở đến trước khi Liên Bộ Công Thương - Tài chính công bố giá cơ sở kỳ kế tiếp; đối với trường hợp giảm giá phải thực hiện theo đúng thời điểm Liên Bộ Công Thương - Tài chính công bố.

Chương 5

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 14. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2014. Bãi bỏ Thông tư số 234/2009/TT-BTC ngày 09 tháng 12 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế hình thành, quản lý và sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu theo quy định tại Nghị định số 84/2009/NĐ - CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu và các quy định trước đây trái với quy định tại Thông tư liên tịch này.

Điều 15. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Công Thương giao Vụ Thị trường trong nước làm đầu mối, phối hợp các đơn vị liên quan thuộc Bộ thực hiện các công việc theo chức năng, nhiệm vụ được phân công:

a) Chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính điều hành giá xăng dầu, điều hành trích lập và sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, kiểm tra, giám sát thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối xăng dầu theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 40 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP;

b) Công bố thông tin về xăng dầu trên trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP.

2. Bộ Tài chính giao Cục Quản lý Giá làm đầu mối, phối hợp các đơn vị liên quan thuộc Bộ thực hiện các công việc theo chức năng, nhiệm vụ được phân công:

a) Chủ trì kiểm tra, giám sát thương nhân đầu mối thực hiện các quy định tại Điều 37 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP và các loại thuế, phí có liên quan. Phối hợp Bộ Công Thương kiểm tra, giám sát thương nhân đầu mối thực hiện các quy định tại Điều 38 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP;

b) Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giá. Chủ trì, phối hợp Bộ Công Thương thực hiện các công việc quy định tại điểm b khoản 2 Điều 40 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP;

c) Chủ trì kiểm tra, giám sát việc điều hành giá xăng dầu; kiểm tra, giám sát việc trích lập, mức sử dụng Quỹ Bình ổn giá của các thương nhân đầu mối theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP.

3. Các đơn vị thuộc Bộ Công Thương, Bộ Tài chính; Sở Công Thương, Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tổ chức, cá nhân có liên quan; thương nhân kinh doanh xăng dầu chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

4. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Công Thương, Bộ Tài chính để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ CÔNG THƯƠNG
THỨ TRƯỞNG




Đỗ Thắng Hải

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG




Trần Văn Hiếu

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- VP TW Đảng và các Ban của Đảng;
- Văn phòng BCĐ Phòng, chống tham nhũng;
- Toà án NDTC;
- Viện Kiểm sát NDTC;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan TW của các Đoàn thể;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;
- Sở Công Thương, Sở Tài chính các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Các Ngân hàng thương mại;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ Công Thương, Website Bộ Tài chính;
- Các đơn vị thuộc Bộ Công Thương và Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, Vụ TTTN - Bộ Công Thương; VT, Cục QLG - Bộ Tài chính.

MINISTRY OF INDUSTRY AND TRADE – MINISTRY OF FINANCE
---------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness  
---------------

No. 39/2014/TTLT-BCT-BTC

Hanoi, October 29, 2014

 

JOINT CIRCULAR

ON METHOD OF DETERMINATION OF BASIS PRICES; MECHANISM FOR CREATION, MANAGEMENT AND USE OF PRICE STABILIZATION FUND AND CONTROL OF PETROL AND OIL PRICES AS PRESCRIBED IN DECREE NO. 83/2014/NĐ-CP DATED SEPTEMBER 3, 2014 OF THE GOVERNMENT ON TRADING IN PETROL AND OIL

Pursuant to the Law on Commerce No. 36/2005/QH11 dated June 14, 2005;

Pursuant to the Law on prices No. 11/2012/QH13 dated June 20, 2012;

Pursuant to the Law on Accounting No. 03/2003/QH11 on June 17, 2003;

Pursuant to Decree No. 95/2012/NĐ-CP dated November 12, 2012 of the Government defining the functions, tasks, entitlements and organizational structure of the Ministry of Industry and Trade;

Pursuant to the Government's Decree No. 215/2013/NĐ-CP dated December 23, 2013 defining the functions, tasks, entitlements and organizational structure of the Ministry of Finance;

Pursuant to Decree No. 83/2014/NĐ-CP dated September 3, 2014 of the Government on trading in petrol and oil;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Pursuant to Decree No. 129/2004/NĐ-CP dated May 31, 2004 of the Government on guidelines for the Law on Accounting for business activities;

The Minister of Industry and Trade and the Minister of Finance jointly issue a Joint Circular on method of determination of basis prices; mechanism for creation, management and use of price stabilization fund and control of petrol and oil prices as prescribed in Decree No. 83/2014/NĐ-CP dated September 3, 2014 of the Government on trading in petrol and oil:

Chapter 1

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

This Circular promulgates method of determination of basis prices; mechanism for creation, management and use of price stabilization fund and control of petrol and oil prices; inspection of estimated costs and profits used for determination of basis prices, appropriation and use of Price stabilization fund for petrol and oil (hereinafter referred to as Price stabilization fund).

Article 2. Regulated entities

1. This Circular applies to wholesale traders in petrol and oil, distributors of petrol and oil (hereinafter referred to as wholesale traders and distributors) as prescribed in Decree No. 83/2014/NĐ-CP dated September 3, 2014 of the Government on trading in petrol and oil and relevant legal documents.

2. This Circular does not apply to traders who import, produce and prepare petrol and oil for their own use without selling them on the market under regulations of law; traders who are permitted to import petrol and oil as prescribed in the Investment Law to be used as samples for advertisement or for display in fairs and exhibitions, or as refundable or non-refundable aid; wholesale traders who purchase commercial petrol and oil from other wholesale traders to provide petrol and oil for domestic market; and wholesale traders who purchase commercial petrol and oil as materials for manufacture of commercial petrol and oil.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

For the purposes of this Circular, these terms below shall be construed as follows:

1. Petrol and oil mean types of commercial petrol and oil, including: petrol, diesel oil, kerosene, fuel oil and other products used as engine fuel; excluding: liquefied gases, jet fuel and compressed natural gases.

2. World petrol and oil prices ,which is used as the basis for calculation of CIF price, mean the prices of commercial articles of petrol and oil which are actually transacted on the Singapore market and daily average prices published by Platt's Singapore (MOP's: Mean of Platt of Singapore), hereinafter referred to as Platt Singapore price.

3. Petrol and oil retail prices mean the prices posted up at petrol and oil retail stations.

4. Basis prices of popular articles of petrol and oil on the market shall the bases for state management agencies to control petrol and oil retail prices on the domestic market.

5. Price stabilization fund for petrol and oil means a financial fund which is not included in the government budget but it constitutes the basis prices and it only used to stabilize market and domestic petrol and oil prices as prescribed.

Chapter 2

METHOD OF DETERMINATION OF BASIS PRICES

Article 4. Basis prices

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- CIF price equals (=) world petrol and oil price (Platt Singapore price) plus (+) expenses incurred from transportation of petrol and oil to a Vietnamese port. Above factors shall be determined at an actual temperature. In which, the world petrol and oil price shall equal (=) average price of prices in 15 days preceding the date on which the price of the compulsory petrol and oil reserve cycle is calculated as prescribed in Clause 1, Article 31 of Decree No. 83/2014/NĐ-CP.

Expenses incurred from transportation of petrol and oil to a Vietnamese port equal (=) plus (+) or minus (-) premium plus (+) insurance premium plus (+) freight for transportation to the Vietnamese port plus (+) reasonable costs incurred during import process (if any); in which the insurance premium, freight for transportation to the Vietnamese port shall be determined according to the average costs actually incur at the wholesale traders.

- Foreign exchange rate for calculation of CIF price is the foreign currency selling rate applied by the Joint-Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam (Vietcombank) which is the average price of prices in 15 days preceding the date on which the price of the compulsory petrol and oil reserve cycle is calculated as prescribed in Clause 1, Article 31 of Decree No. 83/2014/NĐ-CP.

- Foreign exchange rate for calculation of import duty and excise tax which is the basis for determination of the basis price (for an article of petrol and oil) is the exchange rate prescribed in law on taxes, which is the average price of prices in 15 days preceding the date on which the price of the compulsory petrol and oil reserve cycle is calculated as prescribed in Clause 1, Article 31 of Decree No. 83/2014/NĐ-CP.

- Import duty, special excise tax, VAT, environmental protection tax; other taxes, fees and appropriations shall comply with regulations of law.

2. Every year, each wholesale trader must check fluctuations in expenses incurred from transportation of petrol and oil to Vietnamese ports and then send reports to the Ministry of Finance (Department of price management) and the Ministry of Industry and Trade (Department of domestic market) not later than March 31 of the subsequent fiscal year.

On the basis of reports of the wholesale traders, the Ministry of Finance (Department of price management) shall take charge and cooperate with the Ministry of Industry and Trade (Department of domestic market) in collection, assessment, inspection and actual survey (if necessary) in order to adjust appropriate prices.

Article 5. Estimated business costs and estimated profits of petrol and oil trading for determination of basis prices

1. Estimated business costs of trading in petrol and oil:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Estimated business cost of trading in petrol is: VND 1,050 per liter;

- Estimated business costs of trading in diesel oil or kerosene is: VND 950 per liter;

- Estimated business cost of trading in fuel oil is: VND 600 per kilogram.

In which, prices of petrol, diesel oil or kerosene include both wholesale costs and retail costs; but the fuel oil only includes wholesale costs.

Regarding administrative divisions which are far from ports, wholesale depots, petrol and oil producers having reasonable business costs (wholesale costs and retail costs) (audited by state audit or an independent audit company) higher than above costs, each wholesale trader shall balance, decide and take responsibility for their business results; concurrently, they are entitled to decide actual selling prices in such administrative divisions to cover the reasonable business costs incurred, provided that the selling price of an article of petrol and oil does not exceed 2% of its basis price announced at the same time;

b) Every year, each wholesale trader must audit their business costs separately, check, synthesize and then send reports to the Ministry of Finance (Department of price management), The Ministry of Industry and Trade (Department of domestic market) not later than March 31 of subsequent fiscal year.

If necessary, the Ministry of Finance (Department of price management), the Ministry of Industry and Trade (Department of domestic market) shall request the wholesale traders for irregular reports.

On the basis of reports of the wholesale traders, the Ministry of Finance (Department of price management) shall take charge and cooperate with the Ministry of Industry and Trade (Department of domestic market) in collection, assessment, inspection and actual survey (if necessary) for appropriate adjustments;

c) An adjustment in maximum estimated business costs shall be announced by the Ministry of Finance to suit the actual business condition of wholesale traders in each period.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Actually earned profits depend on business results of traders.

Chapter 3

PRICE STABILIZATION FUNDS

Article 6. Mechanism for creation of Price stabilization funds

1. Wholesale traders may actively carry on businesses in petrol and oil in conformity with international practice and regulations of law, and shall take responsibility for their business results. They shall appropriate for their Price stabilization funds and only use these funds to stabilize domestic petrol and oil prices as prescribed.

A Price stabilization fund shall be separately accounted and recorded to a deposit account at a commercial bank operating lawfully in Vietnam by a wholesale trader where that wholesale trader usually enters into transactions. The wholesale trader shall be the owner of such account and may open, create, credit to or debit from the deposit account of Price stabilization fund; concurrently, it shall send a notification of name, address, contact information of the commercial bank where the wholesale trader opened the account of Price stabilization fund to the Ministry of Finance (Department of price management) and The Ministry of Industry and Trade (Department of domestic market) and disclose information as prescribed in Clause 3 Article 39 of Decree No. 83/2014/NĐ-CP.

2. Price stabilization fund shall be appropriated regularly and continuously by a specific amount of money in the basis price of any article of petrol and oil, which is VND 300 per liter at an actual temperature pertaining to petrol, diesel oil or kerosene and VND 300 per kilogram pertaining to fuel oil actually consumed as prescribed in Clause 9 Article 3 of Decree No. 83/2014/NĐ-CP.

If necessary, the Ministry of Industry and Trade and the Ministry of Industry and Trade shall adjust the appropriation amount and time for appropriation for Price stabilization funds in conformity with the market fluctuations and send notifications of adjustments to wholesale traders.

3. The Ministry of Industry and Trade and the Ministry of Industry and Trade shall notify wholesale traders of the time in which the appropriation of Price stabilization fund is adjusted in following cases:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) When the basis price decreases in comparison with the price before adjustment as prescribed in Point a of this Clause, the Ministry of Industry and Trade and the Ministry of Finance shall notify of time and appropriation amount for Price stabilization funds.

4. Total appropriation for a Price stabilization fund shall equal the appropriation prescribed in Clause 2 and Clause 3 of this Article multiplied by (x) output of petrol and oil at an actual temperature consumed in domestic market during the period in which the Price stabilization fund is appropriated.

Closing balance of a Price stabilization fund equals (=) Opening balance of Price stabilization fund plus (+) total appropriation for Price stabilization fund during the period minus (-) total usage of Price stabilization fund during the period plus (+) profit on the positive balance of Price stabilization fund during the period minus (-) profit on the negative balance of Price stabilization fund during the period.

Article 7. Mechanism for use of Price stabilization fund

1. Entities eligible for use of Price stabilization fund

a) Any wholesale trader who appropriates for Price stabilization fund as prescribed shall be eligible for use of Price stabilization fund to stabilize market and petrol and oil prices as prescribed in regulations of the Ministry of Industry and Trade and the Ministry of Finance;

b) Wholesale traders who are no longer wholesale traders in petrol and oil as prescribed in regulations of law:

- Acquisition, consolidation, joint venture or division of enterprises: the balance of Price stabilization fund shall be transferred to balance of the wholesale trader which is the acquiring enterprise (for acquisition) and new enterprise (for consolidation, joint venture or division of enterprises) as prescribed in regulations of law (including both positive and negative balance of Price stabilization fund). The Ministry of Industry and Trade and the Ministry of Finance shall inspect and send notification of processing results for each specific case.

- With regard to the case in which a wholesale trader goes bankrupt, is dissolved or its business permit for import/export of petrol and oil is revoked or the wholesale trader is no longer the trader in import/export of petrol and oil:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Before they are no longer wholesale traders, if their Price stabilization fund are negative because the Price stabilization fund is used to stabilize market and petrol and oil prices, the Ministry of Industry and Trade and the Ministry of Finance shall inspect and send reports to the competent agency for consideration and handling measures for each case, and send notification of handling results to each case.

2. Method for using Price stabilization fund

a) Do not use Price stabilization fund to grant business capital or for other purposes other than regulations in Clause 1 Article 6 of this Circular;

b) Price stabilization fund is used in following cases:

- If the basis price in the announced period increases by 3 or less than 3 percents (≤ 03%) in comparison with basis price of the previous period, but such increase creates negative impacts on socio-economic development and people’s lives, the Ministry of Industry and Trade and the Ministry of Finance shall consider using Price stabilization fund for control of petrol and oil prices;

- If the basis price increases by more than 3 percents (>3%) up to 4 percents (≤ 04%) in comparison with basis price of the previous period, the wholesale trader may increase selling price by 3 or less than percents (≤ 03%) and use Price stabilization fund for price in excess of more than 3 percents (>03%) up to 4 percents (≤ 04%). Wholesale traders shall send price declarations, estimates of adjusted prices to the Ministry of Industry and Trade and the Ministry of Finance;

- If the basis price increases by more than 4 percents (>4%) up to 7 percents (≤ 07%) in comparison with basis price of the previous period, the wholesale trader may increase selling price by up to 3% plus (+) 50% of the difference between the amount in surplus of 3% to the actual increase (from >3% to ≤ 7%); remaining 50% shall be covered by Price stabilization fund. Wholesale traders shall send price declarations, estimates of adjusted prices to the Ministry of Industry and Trade and the Ministry of Finance;

c) Use Price stabilization fund as prescribed in Point b of this Clause in accordance with period between 2 times of price adjustments;

d) If the basis price increases by more than 7 percents (07%) in comparison with the basis price of the previous period or such increase creates negative impacts on socio-economic condition and people’s lives, the Ministry of Industry and Trade shall cooperate with the Ministry of Finance in report to the Prime Minister for consideration.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Procedures for use of Price stabilization fund

a) On the basis of declaration of adjusted prices of wholesale traders in accordance with regulations of law on basis, rules, methods and procedures for determination of petrol and oil prices; Interdepartmental team of control of petrol and oil prices shall check and propose using or not using or stopping using or adjusting rate of use of Price stabilization fund in order for the Ministry of Industry and Trade and the Ministry of Finance to decide;

b) If the basis price in the announced period increases by 3 or less than 3 percents (≤ 03%) in comparison with basis price of the previous period, but the increase in the basis price create negative impacts on socio-economic condition and people’s lives, the Ministry of Industry and Trade and the Ministry of Finance shall consider using Price stabilization fund at the same time in which the basis price is announced;

c) If the basis price increases by more than 3 percents (>3%) up to 7 percents (≤ 07%) in comparison with basis price of the previous period, within 03 working days from the date on which the price declaration is received, the Ministry of Industry and Trade and the Ministry of Finance shall send notification of price adjustment and use of Price stabilization fund (if any) to wholesale traders.

After 03 working days from the date on which the price declaration is received, if the Ministry of Industry and Trade and the Ministry of Finance fails to send notification of price adjustment or use of Price stabilization fund, the wholesale trader may adjust the retail price (wholesale price for fuel oil) provided that it does not exceed the basis price of the announced period and exceed 7 percents (>07%) in comparison with basis price of the previous period;

d) When receiving the notification of time and usage of Price stabilization fund, the wholesale trader shall actively withdraw deposit account of Price stabilization fund and do accounting and settlement as prescribed in Article 8 of this Circular.

Article 8. Accounting and settlement of Price stabilization fund

1. Wholesale traders must keep records of appropriations for Price stabilization fund to costs of goods sold sufficiently and accurately.

2. Price stabilization fund shall be used as prescribed in Article 7 of this Circular and recorded to decreases in costs of goods sold,

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. If the wholesale trader uses Price stabilization fund according to the notification of the Ministry of Industry and Trade and the Ministry of Finance, but there is no more balance of deposit account of Price stabilization fund (balance of deposit account of Price stabilization fund at the commercial bank equals (=) 0), the wholesale trader is entitled to apply for loans to cover and charge interests up to the interest rates applying to the payment deposit account of the commercial bank where the wholesale trader opened deposit account of Price stabilization fund for the excess of use of Price stabilization fund (negative balance of Price stabilization fund). The interest incurred from negative Price stabilization fund (the amount which the wholesale trader applies for additional loan in case of negative Price stabilization fund) shall be recorded to a decrease in Price stabilization fund account. When the balance of Price stabilization fund is positive, the refund shall be made every month and the fund shall be settled at the end of the fiscal year.

5. At the end of the fiscal year, in case of residual Price stabilization fund, the wholesale trader is entitled to transfer them to the subsequent fiscal year.

6. Accounting, reporting and information disclosure of Price stabilization fund:

a) For wholesale traders

Every 25th:

- Each wholesale trader is required to announce opening balance, appropriation for Price stabilization fund, usage of Price stabilization fund, closing balance of Price stabilization fund of the previous month. Concurrently, total appropriation of Price stabilization fund of previous month shall be transferred to deposit account of Price stabilization fund of the commercial bank where the wholesale trader opened the account of Price stabilization fund;

- Concurrently, the wholesale trader is entitled to cover the amount of usage of Price stabilization fund of the previous month according to the notification of the Ministry of Industry and Trade and the Ministry of Finance (if any);

- Wholesale traders must send reports on implementation of Price stabilization fund to the Ministry of Industry and Trade (Department of domestic market) and the Ministry of Finance (Department of price management), in particular:

+ Opening balance of Price stabilization fund of reporting period (if any);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Usage of Price stabilization fund of reporting period (if any);

+ Interest incurred from the positive or negative balance of Price stabilization fund (if any);

+ Closing Price stabilization fund of reporting period.

- If the 25th of a month falls on a day off or a holiday as prescribed, the wholesale traders must make appropriations and transfer money to the first working day after the 25th;

b) For the commercial bank where the wholesale opening account of Price stabilization fund

- Every 1st, the commercial bank where the wholesale opened deposit account of Price stabilization fund must send a statement about transactions in deposit account of Price stabilization fund of wholesale traders in the previous month to the Ministry of Industry and Trade (Department of domestic market) and the Ministry of Finance (Department of price management). Contents of the statement include:

+ Opening balance of Price stabilization fund of reporting period (if any);

+ Appropriation of Price stabilization fund of reporting period (if any);

+ Usage of Price stabilization fund of reporting period (if any);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Closing Price stabilization fund of reporting period.

- If the 1st of a month falls on a day off or a holiday as prescribed, the commercial bank where the wholesale opened deposit account of Price stabilization fund must send statements about transactions in deposit account of Price stabilization fund of the wholesale traders on the first working day after the 1st.

c) At the end of the fiscal year, the wholesale trader and the commercial bank where the wholesale trader opened deposit account of Price stabilization fund must prepare reports on the appropriation and use of Price stabilization fund; statement of interests from deposit account which are recorded to increases in Price stabilization fund account and interests of loans incurred monthly due to advance of capital to stabilize price due to the negative Price stabilization fund; and closing balance of Price stabilization fund, and then send them to the Ministry of Finance and the Ministry of Industry and Trade for inspection.

If necessary, the Ministry of Industry and Trade and the Ministry of Finance shall request the wholesale trader and the commercial bank where the trader opened deposit account of Price stabilization fund for irregular report.

Article 9. Method of accounting and financial statement of Price stabilization fund

1. Account 357 - Price stabilization fund shall be added

Account 357 shall have sub-accounts:

a) Account 3571 - Price stabilization fund

Account 3571 shall be used to record current balance, increases and decreases in Price stabilization fund of a wholesale trader. Accounting and method of accounting for this account shall follow rules below:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Debit - Decreases in Price stabilization fund due to its usage as prescribed in regulations of law.

Credit - Increases in Price stabilization fund due to its appropriation as prescribed in regulations of law.

Credit balance – Balance of Price stabilization fund at the reporting time.

Debit balance – Balance of Price stabilization fund at the reporting time.

b) Account 3572 - Price stabilization fund

Account 3572 shall be used to record current balance, increases and decreases in Price stabilization fund of a wholesale trader. Accounting and method of accounting for this account shall follow rules below:

Structure and contents of account 3572 - Price stabilization fund:

Dr – Interests payable for negative Price stabilization fund, wholesale traders shall calculate as prescribed in Clause 4 of Article 8.

Cr – Interests payable for positive Price stabilization fund, commercial bank shall pay interests as prescribed in Clause 4 of Article 8.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Debit balance – Uncovered interests of Price stabilization fund at the reporting time.

2. Wholesale traders must open a private deposit account of Price stabilization fund at a commercial bank to monitor fluctuations in cash flow for appropriation and use of Price stabilization fund and interests incurred from positive or negative Price stabilization fund.

3. Method of accounting for appropriation and use of Price stabilization fund

a) Every month, according to appropriation table of Price stabilization fund, the wholesale trader shall record as follows:

Dr 632 – Costs of goods sold: Monthly appropriation for Price stabilization fund as prescribed

Cr 3571 - Price stabilization fund

Concurrently, every 25th, according to the appropriation table of Price stabilization fund of the previous month, the wholesale trader shall make a Payment order to transfer money from payment deposit account to deposit account of Price stabilization fund and the following accounts shall be recorded:

Dr 1121 – Cash in bank – Deposit of Price stabilization fund in details

Cr 1121 – Cash in bank – Payment deposit in details

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Dr 3571 - Price stabilization fund

Cr 632 – Costs of goods sold

Concurrently, every 25th, according to the appropriation table of Price stabilization fund of the previous month, the wholesale trader shall make a Payment order to transfer money from deposit account of Price stabilization fund to payment deposit account and the following accounts shall be recorded:

Dr 1121 – Cash in bank – Payment deposit in details

Cr 1121 – Cash in bank – Deposit of Price stabilization fund in details

c) If the 25th of a month falls on a day off or a holiday as prescribed, the wholesale traders must make appropriations and transfer money to the first working day after the 25th;

d) Every month, if the balance of deposit account of Price stabilization fund is positive and interests of deposit incur, according to the credit note of the commercial bank, the wholesale trader shall record as follows:

Dr 1121 – Cash in bank – Deposit of Price stabilization fund in details

Cr 3572 – Interests of Price stabilization fund incurred

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Dr 3572 – Interests of Price stabilization fund incurred

Cr 1121 – Cash in bank – Payment deposit in details

e) At the end of the year, if the wholesale trader may use Price stabilization fund to cover interests due to negative Price stabilization fund (if any), the wholesale trader shall record as follows:

Dr 3571 - Price stabilization fund

Cr 3572 – Interests of Price stabilization fund incurred

Or: when transferring balance of interests of Price stabilization fund to Price stabilization fund account, the following accounts shall be recorded:

Dr 3572 – Interests of Price stabilization fund

Cr 3571 - Price stabilization fund

4. Financial statement:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

When analyzing the financial statement, the wholesale trader may eliminate the amount of money in the deposit account of Price stabilization fund and the balance of “Price stabilization fund” account on the financial statement to analyze and assess financial items.

Chapter 4

CONTROL OF PETROL AND OIL PRICES

Article 10. Establishment of Interdepartmental team of petrol and oil price control

The Ministry of Industry and Trade shall take charge and cooperate with the Ministry of Finance in issuance of Establishment decision of Interdepartmental group of petrol and oil price control (hereinafter referred to as Interdepartmental team) and assign tasks to members and introduce working regulations of the Interdisciplinary team.

Members of Interdepartmental team: The Team leader is the Director of Department of domestic market of the Ministry of Industry and Trade; the Vice team leader is the Director of Department of Price management of the Ministry of Finance; the Standing vice team leader is the Deputy Director of Department of domestic market of the Ministry of Industry and Trade; and relevant members affiliated to the Ministry of Industry and Trade or the Ministry of Finance.

Interdepartmental team of petrol and oil price control shall be located at Department of domestic market (the Ministry of Industry and Trade).

Article 11. Tasks and entitlements of Interdepartmental team

1. Tasks of Interdepartmental team

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Calculating and publishing basis prices and difference in basis prices of the announced period in comparison with basis price of the previous period on websites of the Ministry of Industry and Trade and the Ministry of Finance every 15 days, from November 1, 2014 and as prescribed in Clause 9 Article 3 of Decree No. 83/2014/NĐ-CP;

c) Receiving price declarations, estimates of adjusted prices, price registration, decision on price adjustments of wholesale traders, petrol and oil distributors, depending on cases as prescribed in Article 39 of Decree No. 83/2014/NĐ-CP.  Observing and inspect the adjustments in petrol and oil prices of wholesale traders or petrol and oil distributors;

d) Managing price declarations, estimates of adjusted prices, price registration of traders, reports on control of petrol and oil prices of Interdepartmental team sent to the Leader of the Ministry of Industry and Trade and the Ministry of Finance as prescribed in regulations on confidential documents.

2. Entitlements of Interdepartmental team

a) Requesting traders to provide explanation for the price declarations, estimates of adjusted prices, price registration, decision on price adjustments those documents fail to comply with regulations of law;

b) Signing notifications of price control sent to relevant traders under authorization from the Leader of the Ministry of Industry and Trade and the Ministry of Finance.

Article 12. Working regime and rules of Interdepartmental team

1. Working regime of Interdepartmental team

a) Interdepartmental team performs tasks under part time basis;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Standing Vice team leader of Interdepartmental team shall perform tasks under assignment of the Team leader.

2. Working rules of Interdepartmental team

a) Interdepartmental team shall work on the principle of collectives. The Team leader shall assign tasks to members and take responsibility for reports on counseling sent to the Leader of the Ministry of Industry and Trade and the Ministry of Finance. Every member of Interdepartmental team shall take responsibility for their counseling or requests pertaining to control of petrol and oil prices to the Team leader and the Leader of the Ministry of Industry and Trade and the Ministry of Finance;

b) During working time, each member of Interdepartmental team must comply with assignment of the Team leader; independently offer opinions but cooperate in exchange in information about control of petrol and oil prices; and each member may reserve their opinions but they are required to comply with the decision of the Leader of the Ministry of Industry and Trade and the Ministry of Finance. If there is any difference between two Ministries, the Ministry of Industry and Trade shall be entitled to make decision and take responsibility for such decision; if necessary, the Ministry of Industry and Trade shall send reports to the Prime Minister;

c) Confidential rules. Do not reveal information about control of petrol and oil prices, misuse assignments for out of selfish interest.

Article 13. Announcement of basis prices and adjustments in petrol and oil retail prices

1. The Ministry of Industry and Trade and the Ministry of Finance shall calculate and announce basis prices according to price-announcing period as prescribed in Clause 9 Article 3 Article 38 of Decree No. 83/2014/NĐ-CP on websites of the Ministry of Industry and Trade and the Ministry of Finance.

If the announcing date of basis prices falls on a day off or a holiday as prescribed, the Ministry of Industry and Trade and the Ministry of Finance shall announce the basis prices on the first working date after the day off or the holiday of the price-announcing period.

2. According to the basis prices and usage of Price stabilization fund announced by the Ministry of Industry and Trade and the Ministry of Finance, wholesale traders or distributors may adjust retail prices (wholesale prices for fuel oil) as prescribed in Article 37 and Article 38 of Decree No. 83/2014/NĐ-CP and Clause 4 Article 7 of this Circular provided that they are not higher than basis prices announced by the Ministry of Industry and Trade and the Ministry of Finance as prescribed. In particular:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) If basis price increases by 3 or less than 3 percents (≤ 03%) in comparison with the basis price of the previous periods; but such increase create negative impacts on socio-economic condition and people’s lives, the Ministry of Industry and Trade and the Ministry of Finance shall announce the usage of Price stabilization fund at the same time with the basis prices. The traders may not adjust retail prices or may adjust retail prices provided that the adjusted price included usage amount of Price stabilization fund is not higher than the basis price of the announced period;

c) If basis price increases by more than 3 percents (> 03%) up to 7 percents (≤ 07%) in comparison with the basis price of the previous period; within 03 working days from the date on which the price declaration is received, Interdepartmental team must send notification of price adjustment and usage of Price stabilization fund (if any) to wholesale traders.

d) If the basis price increases by more than 3 percents (> 03%) up to 7 percents (≤ 07%) in comparison with the basis price of the previous period; within 03 working days from the date on which the price declaration and estimate of adjusted prices of the wholesale trader is received by the Ministry of Industry and Trade and the Ministry of Finance, but there is not any responses from the Ministry of Industry and Trade and the Ministry of Finance, the wholesale trader may adjust their retail price provided that it is not higher than the basis price of the announced period.

3. If the wholesale trader or distributer wishes to increase retail prices, they must make such adjustments in an announcing period; if they wish to decrease retail prices, they must make such adjustments at the announcing time.

Chapter 5

IMPLEMENTATION

Article 14. Effect

This Circular shall take effect from November 1, 2014. Circular No. 234/2009/TT-BTC dated December 9, 2009 of the Minister of Finance on creation, management and use of Price stabilization fund for petrol and oil as prescribed in Decree No. 84/2009/NĐ dated October 15, 2009 of the Government on trading in petrol and oil and other provisions in contrary with this Joint Circular shall be annulled.

Article 15. Implementation

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Taking charge and cooperate with the Ministry of Finance in control of petrol and oil prices, control of appropriation and use of Price stabilization fund, inspect and observe wholesale traders and distributors as prescribed in Point dd, Clause 1 Article 40 of Decree No. 83/2014/NĐ-CP;

b) Announcing information about petrol and oil on website of the Ministry of Industry and Trade as prescribed in Clause 2 Article 39 of Decree No. 83/2014/NĐ-CP.

2. The Ministry of Finance assigns Department of price management to take charge and cooperate with relevant units affiliated to the Ministry of Finance in performance of their assignments within their competence:

a) Taking charge and inspecting wholesale traders in implementation of regulations of Article 37 of Decree No. 83/2014/NĐ-CP and relevant taxes and fees. Cooperating with the Ministry of Industry and Trade in inspection of wholesale traders in implementation of regulations of Article 38 of Decree No. 83/2014/NĐ-CP;

b) Performing state management of prices. Cooperating with the Ministry of Industry and Trade in tasks as prescribed in Point b Clause 2 Article 40 of Decree No. 83/2014/NĐ-CP;

c) Taking charge and inspecting the control of petrol and oil prices; inspecting the appropriation and use of Price stabilization fund of the wholesale traders as prescribed in Clause 2 Article 39 of Decree No. 83/2014/NĐ-CP.

3. Units affiliated to the Ministry of Industry and Trade, the Ministry of Finance; Services of Industry and Trade of wholesale-affiliated cities and provinces; relevant organizations or individuals, traders in petrol and oil shall take responsibility for implementation of this Circular.

4. Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Industry and Trade and the Ministry of Finance for consideration and amendments./.

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

PP. MINISTER
THE MINISTRY OF FINANCE
DEPUTY MINISTER




Tran Van Hieu

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư liên tịch 39/2014/TTLT-BCT-BTC ngày 29/10/2014 về phương pháp tính giá cơ sở; cơ chế hình thành, quản lý, sử dụng Quỹ Bình ổn giá và điều hành giá xăng dầu theo quy định tại Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu do Bộ trưởng Bộ Công Thương - Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


30.825

DMCA.com Protection Status
IP: 18.188.119.67
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!