Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Pháp lệnh quản lý thị trường năm 2016

Số hiệu: 11/2016/UBTVQH13 Loại văn bản: Pháp lệnh
Nơi ban hành: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
Ngày ban hành: 08/03/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Pháp lệnh 11/2016/UBTVQH13 về Quản lý thị trường quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng Quản lý thị trường; thẻ kiểm tra thị trường, hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành của Quản lý thị trường; phối hợp trong Quản lý thị trường;…

 

1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của lực lượng Quản lý thị trường

Theo quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của lực lượng Quản lý thị trường tại Pháp lệnh Quản lý thị trường, đơn cử các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

- Kiểm tra việc chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi kiểm tra theo Điều 17 Pháp lệnh 11/2016/UBTVQH13.

- Thanh tra chuyên ngành.

- Xử lý vi phạm hành chính.

- Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ phục vụ hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành và xử lý vi phạm hành chính.

- Theo Pháp lệnh số 11/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lực lượng Quản lý thị trường tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật với các tổ chức, cá nhân.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về quản lý địa bàn, kết quả kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, xử lý vi phạm hành chính và cơ sở dữ liệu khác phục vụ hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường;

2. Thẻ kiểm tra thị trường, hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành của Quản lý thị trường và quyền, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được kiểm tra

Pháp lệnh Quản lý thị trường 2016 quy định quyết định kiểm tra đột xuất được ban hành khi có một trong các căn cứ sau đây:

+ Có thông tin về hành vi vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân đã được thẩm tra, xác minh, bao gồm: từ phương tiện thông tin đại chúng; từ đơn thư khiếu nại, tố cáo hoặc tin báo của tổ chức, cá nhân; từ đơn yêu cầu kiểm tra, xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân;

+ Có đề xuất kiểm tra của công chức đang thi hành công vụ;

+ Có yêu cầu kiểm tra bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

3. Các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng Quản lý thị trường

Các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng Quản lý thị trường theo Pháp lệnh Quản lý thị trường năm 2016, gồm:

- Quản lý theo địa bàn đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại;

- Thu thập, thẩm tra, xác minh thông tin phục vụ kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, xử lý vi phạm hành chính;

- Giám sát hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại có dấu hiệu vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân;

- Xây dựng cơ sở cung cấp thông tin để phục vụ hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường.

 

Pháp lệnh 11 có hiệu lực từ ngày 01/09/2016.

ỦY BAN THƯỜNG VỤ
QUỐC HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Pháp lệnh số: 11/2016/UBTVQH13

Hà Nội, ngày 08 tháng 3 năm 2016

PHÁP LỆNH

QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ Nghị quyết số 89/2015/QH13 ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Quốc hội điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, năm 2015 và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016;

Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh Quản thị trường.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Pháp lệnh này quy định vị trí, chức năng, tổ chức; hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành của lực lượng Quản lý thị trường; cơ chế phối hợp và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; bảo đảm hoạt động, chế độ, chính sách đối với lực lượng Quản lý thị trường.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ quan, công chức Quản lý thị trường.

2. Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có liên quan đến tổ chức, hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Hoạt động kiểm tra của lực lượng Quản thị trường là việc tiến hành xem xét, đánh giá việc chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân trong kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại và lĩnh vực khác khi được Chính phủ giao.

2. Hoạt động thanh tra chuyên ngành của lực lượng Quản thị trường là hoạt động thanh tra của cơ quan Quản lý thị trường đối với tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật liên quan đến quản lý thị trường.

3. Địa bàn hoạt động của lực lượng Quản thị trường gồm địa điểm sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại của tổ chức, cá nhân; địa điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa, sân bay, bến tàu, bến xe; các tuyến giao thông vận chuyển hàng hóa trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ địa bàn hoạt động của hải quan.

Điều 4. Quản lý nhà nước đối với lực lượng Quản lý thị trường

1. Nội dung quản lý nhà nước đối với lực lượng Quản lý thị trường bao gồm:

a) Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển lực lượng Quản lý thị trường;

b) Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về lực lượng Quản lý thị trường;

c) Hướng dẫn, thực hiện và tuyên truyền pháp luật liên quan đến hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường;

d) Quy định về tổ chức và hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường;

đ) Đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ công chức Quản lý thị trường;

e) Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ hiện đại trong hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường;

g) Thống kê nhà nước về hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường;

h) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường;

i) Hợp tác quốc tế liên quan đến hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường, gồm trao đổi thông tin, hợp tác nghiệp vụ, ký kết và tổ chức thực hiện các thỏa thuận quốc tế.

2. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước đối với lực lượng Quản lý thị trường.

3. Bộ Công thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước đối với lực lượng Quản lý thị trường; chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc xây dựng, tổ chức và hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường.

4. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công thương thực hiện quản lý nhà nước đối với lực lượng Quản lý thị trường.

5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật liên quan đến quản lý thị trường tại địa phương.

Điều 5. Nguyên tắc hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường

1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; tôn trọng và bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; bảo đảm khách quan, chính xác, công khai, minh bạch, không phân biệt đối xử; tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội và bảo đảm an sinh xã hội.

2. Chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.

3. Phối hợp chặt chẽ với cơ quan, tổ chức có liên quan trong phòng ngừa, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.

4. Bảo vệ bí mật nguồn thông tin, tài liệu, kết quả kiểm tra, thanh tra liên quan đến tổ chức, cá nhân được kiểm tra, thanh tra chuyên ngành.

5. Dựa vào Nhân dân, phát huy sức mạnh của Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân.

Điều 6. Xây dựng lực lượng Quản lý thị trường

1. Nhà nước xây dựng lực lượng Quản lý thị trường chính quy, chuyên nghiệp, hiện đại.

2. Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia xây dựng, phối hợp, tạo điều kiện cho lực lượng Quản lý thị trường thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.

3. Nhà nước tuyển chọn, đào tạo nguồn nhân lực và đầu tư cơ sở vật chất hiện đại để bảo đảm lực lượng Quản lý thị trường đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Chương II

VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, VÀ TỔ CHỨC CỦA LỰC LƯỢNG QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG

Điều 7. Vị trí, chức năng của lực lượng Quản lý thị trường

Lực lượng Quản lý thị trường là lực lượng chuyên trách của Nhà nước thực hiện chức năng phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm và gian lận thương mại; hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Điều 8. Nhiệm vụ và quyền hạn của lực lượng Quản lý thị trường

1. Kiểm tra việc chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi kiểm tra theo quy định tại Điều 17 của Pháp lệnh này.

2. Thanh tra chuyên ngành.

3. Xử lý vi phạm hành chính.

4. Thu thập tài liệu, chứng cứ, lấy mẫu sản phẩm hàng hóa, tang vật, phương tiện có dấu hiệu vi phạm, trưng cầu giám định, kiểm nghiệm mẫu vật là hàng hóa, tài liệu, giấy tờ, vật chứng liên quan đến vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân.

5. Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ phục vụ hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành và xử lý vi phạm hành chính.

6. Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật với các tổ chức, cá nhân.

7. Tổ chức thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình để tham mưu, đề xuất với cấpthẩm quyền áp dụng các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh đối với các hành vi vi phạm pháp luật.

8. Xây dựng cơ sở dữ liệu về quản lý địa bàn, kết quả kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, xử lý vi phạm hành chính và cơ sở dữ liệu khác phục vụ hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường; tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm tra, thanh tra chuyên ngành của lực lượng Quản lý thị trường với cấpthẩm quyền; đề xuất, kiến nghị ban hành, sửa đổi các quy định liên quan đến chức năng, nhiệm vụ được giao.

9. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, xử lý vi phạm hành chính.

10. Tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Công thương thực hiện các nội dung quản lý nhà nước quy định tại khoản 1 Điều 4 của Pháp lệnh này.

Điều 9. Tổ chức của lực lượng Quản lý thị trường

1. Lực lượng Quản lý thị trường được tổ chức từ trung ương đến địa phương theo nguyên tắc tập trung, thống nhất.

2. Chính phủ quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của lực lượng Quản lý thị trường các cấp.

Điều 10. Công chức Quản lý thị trường

1. Công chức Quản lý thị trường là người được tuyển dụng theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, bổ nhiệm vào ngạch công chức Quản lý thị trường.

2. Các ngạch công chức Quản lý thị trường:

a) Kiểm soát viên cao cấp thị trường;

b) Kiểm soát viên chính thị trường;

c) Kiểm soát viên thị trường;

d) Kiểm soát viên trung cấp thị trường.

3. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 Điều này.

Điều 11. Những việc công chức Quản lý thị trường không được làm

1. Thực hiện hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, biện pháp nghiệp vụ không có căn cứ, không đúng chức năng, thẩm quyền, phạm vi nhiệm vụ, địa bàn hoạt động được giao, không đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

2. Cản trở lưu thông hàng hóa, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hợp pháp của tổ chức, cá nhân trên thị trường; đe dọa, mua chuộc, lừa dối đối với tổ chức, cá nhân trong hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành hoặc xử lý vi phạm hành chính.

3. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm; dung túng, bao che, hạn chế quyền của người vi phạm hành chính khi xử phạt vi phạm hành chính hoặc có thái độ, cử chỉ, phát ngôn không đúng quy định đối với tổ chức, cá nhân trong khi thi hành công vụ.

4. Tiết lộ trái phép thông tin, tài liệu, hồ sơ vụ việc liên quan đến hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành của lực lượng Quản lý thị trường.

5. Những việc công chức không được làm theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

Chương III

THẺ KIỂM TRA THỊ TRƯỜNG, HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, THANH TRA CHUYÊN NGÀNH CỦA QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG VÀ QUYỀN, TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐƯỢC KIỂM TRA

Mục 1. THẺ KIỂM TRA THỊ TRƯỜNG

Điều 12. Thẻ kiểm tra thị trường

1. Thẻ kiểm tra thị trường được cấp cho công chức Quản thị trường để thực hiện thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra, thực hiện hoạt động kiểm tra.

2. Thời hạn sử dụng của thẻ kiểm tra thị trường là 05 năm kể từ ngày được cấp thẻ kiểm tra thị trường và được ghi trên thẻ kiểm tra thị trường. Mẫu thẻ, trình tự, thủ tục cấp lần đầu, cấp lại, thu hồi, tạm đình chỉ sử dụng thẻ kiểm tra thị trường do Bộ trưởng Bộ Công thương quy định.

3. Công chức Quản lý thị trường chỉ được sử dụng và phải xuất trình thẻ kiểm tra thị trường khi thực hiện hoạt động kiểm tra theo quy định.

Điều 13. Cấp lần đầu thẻ kiểm tra thị trường

1. Các trường hợp cấp lần đầu thẻ kiểm tra thị trường bao gồm:

a) Người được bổ nhiệm vào một trong các ngạch công chức chuyên ngành Quản lý thị trường quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều 10 của Pháp lệnh này và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Công chức được bổ nhiệm giữ chức vụ là người đứng đầu cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra.

2. Điều kiện được cấp thẻ kiểm tra thị trường:

a) Đã được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công thương;

b) Không trong thời gian bị thi hành kỷ luật.

Điều 14. Cấp lại thẻ kiểm tra thị trường

1. Công chức được cấp lại thẻ kiểm tra thị trường trong các trường hợp sau đây:

a) Thay đổi thông tin ghi trên thẻ kiểm tra thị trường;

b) Thẻ kiểm tra thị trường bị mất, hư hỏng không sử dụng được;

c) Hết thời hạn sử dụng ghi trên thẻ kiểm tra thị trường và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 13 của Pháp lệnh này;

d) Hết 12 tháng kể từ khi kết thúc thời gian bị thi hành kỷ luật hạ bậc lương, giáng chức, cách chức và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 13 của Pháp lệnh này.

2. Trường hợp công chức được cấp lại thẻ kiểm tra thị trường thì thẻ đang sử dụng được thu hồi và tiêu hủy, trừ trường hợp thẻ kiểm tra thị trường bị mất.

Điều 15. Thu hồi, tạm đình chỉ sử dụng thẻ kiểm tra thị trường

1. Công chức bị thu hồi thẻ kiểm tra thị trường trong các trường hợp sau đây:

a) Khi phát hiện công chức không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 13 của Pháp lệnh này tại thời điểm cấp thẻ;

b) Chuyển công tác sang cơ quan, đơn vị khác hoặc nghỉ hưu, thôi việc; từ trần khi đang trong thời gian công tác;

c) Bị Tòa án kết án bằng bản án hình sự có hiệu lực pháp luật hoặc bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc;

d) Mất năng lực hành vi dân sự.

2. Công chức bị tạm đình chỉ sử dụng thẻ kiểm tra thị trường trong các trường hợp sau đây:

a) Có hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động công vụ theo quy định của pháp luật mà chưa có quyết định xử lý;

b) Tham mưu, ban hành quyết định trái pháp luật, không thực hiện đúng quy định của pháp luật về kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính từ hai lần trở lên nhưng chưa đến mức xử lý kỷ luật;

c) Đang trong thời gian bị tạm đình chỉ công tác để xem xét xử lý kỷ luật;

d) Bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo;

đ) Bị khởi tố, tạm giữ, tạm giam.

Điều 16. Thẩm quyền cấp lần đầu, cấp lại, thu hồi, tạm đình chỉ sử dụng thẻ kiểm tra thị trường

1. Bộ trưởng Bộ Công thương quyết định cấp lần đầu, cấp lại, thu hồi, tạm đình chỉ sử dụng thẻ kiểm tra thị trường đối với người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan Quản lý thị trường ở trung ương.

2. Người đứng đầu cơ quan Quản lý thị trường ở trung ương quyết định cấp lần đầu, cấp lại, thu hồi, tạm đình chỉ sử dụng thẻ kiểm tra thị trường đối với công chức của lực lượng Quản lý thị trường, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.

Người đứng đầu cơ quan Quản lý thị trường ở trung ương có thể ủy quyền cho người đứng đầu cơ quan Quản lý thị trường cấp dưới trực tiếp thu hồi, tạm đình chỉ sử dụng thẻ kiểm tra thị trường đối với công chức của lực lượng Quản lý thị trường thuộc quyền quản lý.

3. Người đứng đầu cơ quan Quản lý thị trường các cấp, Trưởng đoàn kiểm tra nội bộ có quyền kiến nghị cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi, tạm đình chỉ sử dụng thẻ kiểm tra thị trường nếu phát hiện có hành vi vi phạm của công chức quản lý thị trường.

Mục 2. HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, THANH TRA CHUYÊN NGÀNH CỦA LỰC LƯỢNG QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG

Điều 17. Phạm vi kiểm tra

1. Kiểm tra việc chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân trong kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại trên thị trường.

Trong quá trình kiểm tra hàng hóa, nếu phát hiện có vi phạm thì lực lượng Quản lý thị trường được quyền thực hiện kiểm tra cơ sở sản xuất hàng hóa, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

2. Kiểm tra cơ sở sản xuất đối với lĩnh vực, ngành hàng thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Công thương.

3. Kiểm tra việc chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân trong các lĩnh vực khác mà lực lượng Quản lý thị trường được Chính phủ giao thẩm quyền kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính.

Điều 18. Hình thức kiểm tra

1. Kiểm tra định kỳ.

2. Kiểm tra chuyên đề.

3. Kiểm tra đột xuất.

Điều 19. Quyết định kiểm tra

1. Việc kiểm tra phải có quyết định bằng văn bản của người có thẩm quyền quy định tại Điều 21 của Pháp lệnh này.

2. Quyết định kiểm tra phải ghi rõ những nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm ban hành quyết định kiểm tra;

b) Căn cứ ban hành quyết định kiểm tra;

c) Họ, tên cá nhân, tên tổ chức, địa điểm kiểm tra;

d) Nội dung kiểm tra;

đ) Thời hạn kiểm tra;

e) Họ, tên, chức vụ của Trưởng Đoàn và thành viên Đoàn kiểm tra;

g) Họ, tên, chức vụ của người ban hành quyết định kiểm tra.

3. Quyết định kiểm tra định kỳ, kiểm tra chuyên đề phải được tổ chức thực hiện trong thời hạn chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định kiểm tra. Quyết định kiểm tra đột xuất phải được tổ chức thực hiện ngay sau khi ban hành.

Điều 20. Căn cứ ban hành quyết định kiểm tra

1. Quyết định kiểm tra định kỳ, quyết định kiểm tra chuyên đề được ban hành căn cứ vào kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc ban hành và không quá một lần trong một năm về cùng nội dung đối với một đối tượng kiểm tra. Kế hoạch kiểm tra định kỳ và chuyên đề được gửi cho đối tượng được kiểm tra và cơ quan, tổ chức có liên quan ngay sau khi được phê duyệt hoặc ban hành.

2. Quyết định kiểm tra đột xuất được ban hành khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Có thông tin về hành vi vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân đã được thẩm tra, xác minh, bao gồm: từ phương tiện thông tin đại chúng; từ đơn thư khiếu nại, tố cáo hoặc tin báo của tổ chức, cá nhân; từ đơn yêu cầu kiểm tra, xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân;

b) Có đề xuất kiểm tra của công chức đang thi hành công vụ;

c) Có yêu cầu kiểm tra bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Điều 21. Thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra

1. Người đứng đầu cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền theo quy định của Chính phủ được ban hành quyết định kiểm tra.

2. Người có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra quy định tại khoản 1 Điều này được giao quyền cho cấp phó của mình thực hiện thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra như sau:

a) Việc giao quyền ban hành quyết định kiểm tra được thực hiện thường xuyên hoặc theo từng vụ việc kiểm tra;

b) Việc giao quyền ban hành quyết định kiểm tra phải thể hiện bằng văn bản, trong đó xác định rõ trách nhiệm, phạm vi, nội dung và thời hạn giao quyền;

c) Người được giao quyền ban hành quyết định kiểm tra phải chịu trách nhiệm về quyết định kiểm tra của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật. Người được giao quyền không được giao quyền, ủy quyền cho bất kỳ người nào khác.

3. Những người quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không có thẻ kiểm tra thị trường hoặc đang trong thời gian bị tạm đình chỉ sử dụng thẻ kiểm tra thị trường hoặc bị thu hồi thẻ kiểm tra thị trường thì không được ban hành quyết định kiểm tra hoặc giao, nhận thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra.

Điều 22. Thời hạn kiểm tra

1. Khi tiến hành kiểm tra, Trưởng Đoàn kiểm tra công bố và giao quyết định kiểm tra cho tổ chức, cá nhân được kiểm tra.

2. Thời hạn kiểm tra được quy định như sau:

a) Thời hạn một cuộc kiểm tra tại nơi kiểm tra không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra;

b) Trường hợp vụ việc kiểm tra phức tạp thì thời hạn một cuộc kiểm tra có thể kéo dài nhưng tối đa không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra. Việc kéo dài thời hạn một cuộc kiểm tra do người đã ban hành quyết định kiểm tra quyết định bằng văn bản.

3. Thời gian không được tính vào thời hạn kiểm tra quy định tại khoản 2 Điều này bao gồm:

a) Thời gian thẩm tra, xác minh để kết luận việc kiểm tra;

b) Thời gian tổ chức, cá nhân được kiểm tra trì hoãn hoặc trốn tránh việc kiểm tra.

Điều 23. Đoàn kiểm tra

1. Đoàn kiểm tra được thành lập để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra theo quyết định kiểm tra của người có thẩm quyền. Việc quyết định thành lập Đoàn kiểm tra phải bằng văn bản của người có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra.

2. Đoàn kiểm tra phải có từ hai công chức Quản lý thị trường trở lên; Trưởng Đoàn kiểm tra phải có thẻ kiểm tra thị trường. Thành viên của Đoàn kiểm tra phải không trong thời gian chấp hành kỷ luật hoặc bị tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật.

3. Công chức Quản lý thị trường không được tham gia Đoàn kiểm tra trong trường hợp có vợ, chồng, con, bố, mẹ, anh ruột, chị ruột hoặc em ruột của mình hoặc của vợ, chồng là đối tượng kiểm tra hoặc giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong tổ chức là đối tượng kiểm tra.

Điều 24. Nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn kiểm tra

1. Đoàn kiểm tra có nhiệm vụ tổ chức thực hiện kiểm tra theo quyết định kiểm tra.

2. Khi tiến hành kiểm tra, Đoàn kiểm tra có quyền:

a) Yêu cầu tổ chức, cá nhân được kiểm tra trực tiếp làm việc hoặc cử người đại diện làm việc với Đoàn kiểm tra. Trường hợp tổ chức, cá nhân được kiểm tra không có người đại diện, cá nhân không có mặt tại nơi kiểm tra thì Đoàn kiểm tra vẫn tiến hành việc kiểm tra nhưng phải có mặt của đại diện Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan công an cấp xã và người chứng kiến;

b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân được kiểm tra hoặc người đại diện cung cấp giấy tờ, tài liệu, sổ sách, chứng từ và giải trình những vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm tra;

c) Kiểm tra hàng hóa, phương tiện, dụng cụ sản xuất, kinh doanh; kiểm tra nơi sản xuất, kinh doanh, lưu giữ hàng hóa có liên quan đến nội dung kiểm tra;

d) Thu thập tài liệu, chứng cứ, giải trình của người đại diện tổ chức, cá nhân được kiểm tra tại nơi kiểm tra;

đ) Lấy mẫu sản phẩm hàng hóa, tang vật, phương tiện có dấu hiệu vi phạm để trưng cầu giám định, kiểm nghiệm theo quy định của pháp luật;

e) Áp dụng theo thẩm quyền hoặc đề xuất với người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Điều 25. Trách nhiệm của Trưởng đoàn kiểm tra, thành viên Đoàn kiểm tra

1. Trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm:

a) Xuất trình thẻ kiểm tra thị trường với người đại diện tổ chức, cá nhân được kiểm tra;

b) Công bố và giao quyết định kiểm tra cho tổ chức, cá nhân được kiểm tra;

c) Thông báo cho người đại diện tổ chức, cá nhân được kiểm tra về thành phần của Đoàn kiểm tra;

d) Tổ chức điều hành việc kiểm tra theo đúng nội dung của quyết định kiểm tra;

đ) Phân công công việc cụ thể cho thành viên Đoàn kiểm tra;

e) Chịu trách nhiệm trước người đã ban hành quyết định kiểm tra và trước pháp luật về hoạt động của Đoàn kiểm tra;

g) Thực hiện đúng thẩm quyền của Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ theo quy định của pháp luật;

h) Thực hiện chế độ báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của người đã ban hành quyết định kiểm tra đối với những vấn đề, nội dung phát sinh vượt quá thẩm quyền giải quyết của mình khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra;

i) Lập, ký biên bản kiểm tra ngay sau khi kết thúc kiểm tra để ghi nhận kết quả, kết luận kiểm tra và giao cho người đại diện tổ chức, cá nhân được kiểm tra một bản để biết;

k) Báo cáo, đề xuất xử lý kết quả kiểm tra với người đã ban hành quyết định kiểm tra kèm theo hồ sơ vụ việc khi kết thúc kiểm tra;

l) Thực hiện quy định tại các điểm a, c, d và g khoản 2 Điều này.

2. Thành viên Đoàn kiểm tra có trách nhiệm:

a) Mặc trang phục, đeo cấp hiệu, phù hiệu, biển hiệu theo đúng quy định;

b) Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra theo sự phân công, điều hành của Trưởng đoàn kiểm tra theo đúng nội dung của quyết định kiểm tra;

c) Có thái độ ứng xử, giao tiếp văn minh khi làm nhiệm vụ kiểm tra;

d) Bảo quản giấy tờ, tài liệu, sổ sách, chứng từ được cung cấp; không làm hư hỏng hoặc thất thoát tài sản hợp pháp của tổ chức, cá nhân được kiểm tra;

đ) Đề xuất với Trưởng đoàn kiểm tra thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo đảm hoạt động kiểm tra có hiệu quả, đúng pháp luật;

e) Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công với Trưởng đoàn kiểm tra và chịu trách nhiệm về sự chính xác, trung thực của nội dung báo cáo hoặc đề xuất;

g) Thực hiện quy định tại Điều 11 của Pháp lệnh này.

Điều 26. Trách nhiệm của người ban hành quyết định kiểm tra

1. Kịp thời chỉ đạo, xử lý theo thẩm quyền các tình huống phát sinh trong quá trình kiểm tra và sau khi kết thúc kiểm tra theo báo cáo, kiến nghị của Trưởng đoàn kiểm tra.

2. Chịu trách nhiệm trước thủ trưởng cấp trên trực tiếp và trước pháp luật về việc ban hành quyết định kiểm tra và toàn bộ hoạt động kiểm tra theo quyết định kiểm tra.

Điều 27. Xử lý kết quả kiểm tra

Việc xử lý kết quả kiểm tra thực hiện theo quy định sau đây:

1. Trường hợp đối tượng kiểm tra chấp hành đúng quy định pháp luật thì biên bản kiểm tra ghi rõ nội dung chấp hành đúng quy định pháp luật của tổ chức, cá nhân;

2. Trường hợp đối tượng kiểm tra có hành vi vi phạm hành chính thì lập biên bản vi phạm hành chính và thực hiện việc xử phạt theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính;

3. Trường hợp hành vi vi phạm của đối tượng kiểm tra có dấu hiệu tội phạm thì chuyển hồ sơ, tang vật, phương tiện vi phạm cho cơ quan điều tra có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật;

4. Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật nhưng chưa đủ căn cứ kết luận về hành vi vi phạm thì tiếp tục tổ chức thẩm tra, xác minh để xem xét, kết luận về vụ việc kiểm tra theo quy định sau đây:

a) Thời hạn thẩm tra, xác minh không quá 10 ngày, nếu vụ việc kiểm tra có nhiều nội dung cần thẩm tra, xác minh thì có thể kéo dài nhưng không quá 25 ngày, kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra;

b) Trường hợp vụ việc cần phải chờ kết quả giám định, kiểm định hoặc ý kiến chuyên môn của các cơ quan có liên quan thì thời hạn thẩm tra, xác minh được gia hạn nhưng không quá 40 ngày, kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra;

c) Việc kéo dài hoặc gia hạn thời hạn thẩm tra, xác minh do người ban hành quyết định kiểm tra quyết định bằng văn bản;

d) Trường hợp không có hành vi vi phạm pháp luật thì phải thông báo bằng văn bản cho cá nhân, tổ chức được kiểm tra biết trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có kết luận.

Điều 28. Quản lý, lưu trữ hồ sơ kiểm tra

1. Hồ sơ kiểm tra bao gồm quyết định kiểm tra, biên bản kiểm tra, các tài liệu, giấy tờ có liên quan và phải ghi số trang theo thứ tự của toàn bộ tài liệu, giấy tờ có trong hồ sơ.

2. Hồ sơ kiểm tra phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

Điều 29. Hoạt động thanh tra chuyên ngành của lực lượng Quản lý thị trường

1. Lực lượng Quản lý thị trường thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành theo quy định của Chính phủ.

2. Hoạt động thanh tra chuyên ngành của lực lượng Quản lý thị trường được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra chuyên ngành.

Mục 3. QUYỀN, TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐƯỢC KIỂM TRA

Điều 30. Quyền của tổ chức, cá nhân được kiểm tra

1. Được thông báo bằng văn bản về kế hoạch kiểm tra định kỳ, kiểm tra chuyên đề; được thông báo về nội dung, thời gian kiểm tra khi công bố quyết định kiểm tra đột xuất.

2. Từ chối việc kiểm tra nếu có căn cứ cho rằng việc kiểm tra không đúng quy định của Pháp lệnh này và pháp luật có liên quan.

3. Giải trình và đưa ra ý kiến, chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình liên quan đến nội dung kiểm tra.

4. Trực tiếp làm việc hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp làm việc với cơ quan kiểm tra khi được kiểm tra, bị xử lý vi phạm hành chính.

5. Yêu cầu cơ quan kiểm tra cải chính công khai hoặc xin lỗi và bồi thường thiệt hại nếu có căn cứ cho rằng việc kiểm tra, xử lý không đúng pháp luật ảnh hưởng đến uy tín, danh dự hoặc gây thiệt hại vật chất của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

6. Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện về việc kiểm tra, xử lý không đúng pháp luật theo quy định của pháp luật.

Điều 31. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được kiểm tra

1. Nghiêm chỉnh chấp hành quyết định kiểm tra của người có thẩm quyền. Trường hợp tổ chức, cá nhân từ chối việc kiểm tra thì phải có văn bản giải trình, đồng thời cung cấp tài liệu, chứng cứ để chứng minh việc kiểm tra là không đúng quy định của Pháp lệnh này, pháp luật có liên quan.

2. Trực tiếp làm việc hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp làm việc với cơ quan kiểm tra khi được kiểm tra, bị xử lý vi phạm hành chính.

3. Cung cấp kịp thời giấy tờ, tài liệu, sổ sách, chứng từ liên quan đến nội dung kiểm tra theo yêu cầu kiểm tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các giấy tờ, tài liệu, chứng từ, sổ sách đã cung cấp.

4. Chấp hành việc kiểm tra, tạm giữ hàng hóa, tang vật, giấy tờ, phương tiện, dụng cụ sản xuất, kinh doanh có dấu hiệu vi phạm pháp luật tại nơi sản xuất, bày bán, lưu giữ hàng hóa theo yêu cầu kiểm tra, tạm giữ của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

5. Giải trình kịp thời, đầy đủ, đúng sự thật về các nội dung kiểm tra theo yêu cầu của người có thẩm quyền.

6. Không được trốn tránh, cản trở, trì hoãn, chống đối việc kiểm tra hợp pháp hoặc đe dọa, lăng mạ, dụ dỗ, mua chuộc, hối lộ dưới mọi hình thức đối với thành viên Đoàn kiểm tra.

Chương IV

CÁC BIỆN PHÁP NGHIỆP VỤ CỦA LỰC LƯỢNG QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG

Điều 32. Các biện pháp nghiệp vụ

1. Các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng Quản lý thị trường bao gồm:

a) Quản lý theo địa bàn đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại;

b) Thu thập, thẩm tra, xác minh thông tin phục vụ kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, xử lý vi phạm hành chính;

c) Giám sát hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại có dấu hiệu vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân;

d) Xây dựng cơ sở cung cấp thông tin để phục vụ hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường.

2. Việc thực hiện các biện pháp nghiệp vụ không được gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan.

3. Thẩm quyền, trình tự thực hiện các biện pháp nghiệp vụ do Bộ trưởng Bộ Công thương quy định.

Điều 33. Nội dung hoạt động của các biện pháp nghiệp vụ

1. Nội dung hoạt động quản lý theo địa bàn bao gồm:

a) Thường xuyên cập nhật thông tin, tổng hợp cơ sở dữ liệu thống kê, điều tra cơ bản, phân loại đối với các đối tượng của hoạt động quản lý địa bàn theo các tiêu chí cụ thể;

b) Kiểm tra, đối chiếu số liệu tình trạng hoạt động của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại trên địa bàn sau khi được cấp phép kinh doanh và việc duy trì các điều kiện phải thực hiện khi kinh doanh;

c) Tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn việc thực hiện các quy định của pháp luật có liên quan;

d) Tổng hợp và phản ánh kịp thời diễn biến bất thường của thị trường, giá cả đối với các mặt hàng thiết yếu tại địa bàn quản lý đến cơ quan có thẩm quyền để xử lý;

đ) Cập nhật thường xuyên việc chấp hành các quy định của pháp luật trong kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại;

e) Đề xuất các biện pháp về công tác quản lý hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn;

g) Xây dựng, quản lý và sử dụng cơ sở dữ liệu thông tin về quản lý địa bàn và thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên.

2. Nội dung thông tin được thu thập, thẩm tra, xác minh bao gồm:

a) Tình hình hoạt động kinh doanh, vận chuyển, tập kết hàng hóa của các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại; việc chấp hành pháp luật trong kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại của các tổ chức, cá nhân;

b) Tình hình vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh hàng nhập lậu; sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng và gian lận thương mại của các tổ chức, cá nhân;

c) Kết quả thanh tra chuyên ngành, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan có thẩm quyền đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại; hành vi vi phạm, phương thức, thủ đoạn đã thực hiện;

d) Thông tin của các cơ quan chức năng về dự báo diễn biến tình hình kinh tế, xã hội liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại.

3. Nội dung giám sát bao gồm:

a) Thu thập và xác minh những thông tin, tài liệu về tổ chức, cá nhân có dấu hiệu buôn lậu hoặc sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; tổ chức, cá nhân có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm, vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và gian lận thương mại; đánh giá độ tin cậy của thông tin, tài liệu do cơ sở cung cấp thông tin cung cấp;

b) Xác định nơi tập kết, tàng trữ, cất giấu hàng hóa vi phạm; làm rõ bản chất, quy mô, phương thức, thủ đoạn hoạt động của tổ chức, cá nhân có dấu hiệu buôn lậu hoặc sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, an toàn thực phẩm và gian lận thương mại; kịp thời phát hiện, ngăn chặn hoạt động tẩu tán hàng hóa, phương tiện vi phạm, tiêu hủy tài liệu, chứng cứ của đối tượng vi phạm.

Các thông tin, tài liệu thu thập trong quá trình giám sát là căn cứ xác định hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân trong kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại.

4. Nội dung xây dựng cơ sở cung cấp thông tin bao gồm:

a) Sử dụng cộng tác viên để thường xuyên cung cấp nguồn thông tin, đầu mối liên hệ;

b) Xây dựng, phân loại, quản lý và sử dụng cơ sở cung cấp thông tin theo nguyên tắc đơn tuyến do thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường các cấp quyết định;

c) Thẩm tra, xác minh bằng văn bản theo quy định đối với tin tức và tài liệu do cộng tác viên cung cấp.

Chương V

PHỐI HỢP TRONG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA CỦA LỰC LƯỢNG QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG

Điều 34. Nguyên tắc phối hợp

1. Tuân thủ quy định của pháp luật.

2. Phân định rõ trách nhiệm của cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

3. Bảo đảm việc phối hợp đồng bộ, thống nhất, chặt chẽ, kịp thời, không chồng chéo và có hiệu quả.

4. Nội dung phối hợp phải được bảo mật theo quy định của pháp luật.

5. Việc yêu cầu phối hợp phải thể hiện bằng văn bản của Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền.

Điều 35. Nội dung phối hợp

1. Trao đổi thông tin về hành vi vi phạm pháp luật hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

2. Xây dựng các kế hoạch kiểm tra định kỳ hằng năm hoặc theo chuyên đề.

3. Thực hiện các hoạt động kiểm tra liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan phối hợp.

4. Thẩm tra, xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ và các tình tiết khác liên quan đến vụ việc kiểm tra.

5. Tiếp nhận hồ sơ vụ việc để xử lý theo thẩm quyền.

6. Kết luận kiểm tra và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

Điều 36. Cơ quan chủ trì kiểm tra

1. Cơ quan Quản lý thị trường chủ trì kiểm tra đối với tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi kiểm tra theo chức năng, nhiệm vụ và chỉ đạo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Đối với việc kiểm tra có nội dung liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà nước của nhiều ngành, lĩnh vực thì cơ quan Quản lý thị trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan để kiểm tra.

3. Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành chủ trì kiểm tra đối với tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực được giao.

Điều 37. Trách nhiệm của cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp

1. Trách nhiệm của cơ quan chủ trì:

a) Gửi yêu cầu phối hợp đến cơ quan có liên quan để yêu cầu tham gia phối hợp trong hoạt động kiểm tra;

b) Chịu trách nhiệm về các nội dung yêu cầu phối hợp;

c) Thông báo kết quả phối hợp bằng văn bản cho cơ quan phối hợp.

2. Trách nhiệm của cơ quan phối hợp:

a) Thủ trưởng cơ quan được yêu cầu phối hợp có trách nhiệm xử lý kịp thời nội dung yêu cầu phối hợp của cơ quan chủ trì; trường hợp cho rằng yêu cầu phối hợp không đúng quy định của pháp luật hoặc do có sự kiện bất khả kháng thì được quyền từ chối và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc từ chối. Văn bản từ chối phải nêu rõ lý do và gửi kịp thời cho cơ quan yêu cầu phối hợp;

b) Cử người tham gia, hỗ trợ phương tiện hoặc có ý kiến chuyên môn theo yêu cầu của cơ quan chủ trì;

d) Tổ chức triển khai thực hiện các yêu cầu phối hợp của cơ quan chủ trì.

Chương VI

BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG VÀ CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI LỰC LƯỢNG QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG

Điều 38. Bảo đảm hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường

1. Lực lượng Quản lý thị trường thuộc biên chế công chức do Chính phủ quy định phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao.

2. Nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động, trụ sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc và các điều kiện cần thiết khác cho lực lượng Quản lý thị trường.

Điều 39. Phương tiện làm việc, trang phục của lực lượng Quản lý thị trường

1. Lực lượng Quản lý thị trường được trang bị, sử dụng công cụ hỗ trợ, ô tô, xe mô tô phân khối lớn, tàu, xuống cao tốc, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ và trang thiết bị chuyên dụng hiện đại.

2. Lực lượng Quản lý thị trường được cấp thống nhất biển hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, cờ hiệu, trang phục và các trang thiết bị cần thiết khác.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 40. Chế độ, chính sách đối với công chức Quản lý thị trường

1. Công chức Quản lý thị trường được hưởng lương, phụ cấp theo ngạch, bậc, chức vụ công chức chuyên ngành Quản lý thị trường, phụ cấp thâm niên và các chế độ phụ cấp khác phù hợp với tính chất, nhiệm vụ, địa bàn hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường theo quy định của Chính phủ.

2. Công chức Quản lý thị trường có thành tích trong khi thực hiện hoạt động công vụ được giao được xét khen thưởng, trường hợp có vi phạm trong hoạt động công vụ thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Công chức Quản lý thị trường bị thương hoặc hy sinh trong khi thi hành công vụ được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.

Chương VII

TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA LỰC LƯỢNG QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG

Điều 41. Trách nhiệm của Bộ Công thương

1. Chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước theo quy định tại khoản 3 Điều 4 của Pháp lệnh này.

2. Bộ trưởng Bộ Công thương quy định chi tiết về tiêu chuẩn chức danh và đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo vị trí việc làm đối với công chức Quản lý thị trường; nội dung, trình tự, thủ tục hoạt động kiểm tra của lực lượng Quản lý thị trường.

3. Chủ trì tổng hợp báo cáo định kỳ hoặc theo chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền về tình hình thực hiện pháp luật về quản lý thị trường.

4. Chủ trì xây dựng cơ sở dữ liệu về hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, xử lý vi phạm hành chính và chia sẻ thông tin với các bộ, ngành, địa phương có liên quan.

Điều 42. Trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

1. Chỉ đạo các cơ quan, lực lượng chức năng thuộc quyền quản lý của mình chủ trì, phối hợp kịp thời với lực lượng Quản lý thị trường trong hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, xử lý vi phạm hành chính và giải quyết các kiến nghị của lực lượng Quản lý thị trường; trao đổi thông tin; đào tạo nghiệp vụ; tuyên truyền, phổ biến pháp luật.

2. Các bộ theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công thương trong việc bảo đảm biên chế, kinh phí hoạt động, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, điều kiện làm việc và chế độ, chính sách của Quản lý thị trường theo quy định tại Pháp lệnh này.

3. Báo cáo định kỳ hoặc theo chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền về tình hình kiểm tra đối với tổ chức, cá nhân thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của mình gửi Bộ Công thương để tổng hợp, báo cáo cơ quan có thẩm quyền.

Điều 43. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp

1. Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức có liên quan trên địa bàn phối hợp kịp thời với lực lượng Quản lý thị trường trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao; hỗ trợ về cơ sở vật chất, điều kiện làm việc cho lực lượng Quản lý thị trường trên địa bàn; giải quyết các kiến nghị về công tác quản lý thị trường.

2. Báo cáo định kỳ hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về tình hình thực hiện pháp luật về quản lý thị trường tại địa phương.

Điều 44. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền, vận động. Nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật; giám sát và tạo điều kiện cho lực lượng Quản lý thị trường thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.

Chương VIII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 45. Hiệu lực thi hành

Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 9 năm 2016.

Điều 46. Quy định chi tiết

Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Pháp lệnh.

TM. ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
CHỦ TỊCH




Nguyễn Sinh Hùng

STANDING COMMITTEE OF THE NATIONAL ASSEMBLY
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
---------------

Ordinance No. 11/2016/UBTVQH13

Hanoi, 08 March 2016

 

ORDINANCE

MARKET SURVEILLANCE

Pursuant to the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;

Pursuant to the National Assembly’s Decree No. 89/2015/QH13 dated 09 June 2015 on revisions to the Legislative Program of the 13th National Assembly in 2015 and the 2016’s Legislative Program;

Standing Committee of the National Assembly promulgates the Ordinance on Market surveillance.

Chapter I

GENERAL

Article 1. Scope of regulation

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 2. Regulated entities

1. Authorities and officers in the sector of market surveillance.

2. Government authorities and entities in territories of the Socialist Republic of Vietnam, which are involved in the organization and activities of market surveillance units.

Article 3. Terminology

In this Ordinance, the following words and phrases are construed as follows:

1. Market surveillance units’ examination activities refer to the examination and assessment, as designated by the Government, of the legal compliance of entities trading in goods, commercial services and other sectors.

2. Market surveillance units' specialist inspection activities mean their inspection of entities’ abidance by the laws in connection with market surveillance.

3. Market surveillance units’ operational areas cover the sites for entities’ production and trading of goods and commercial services, depots, transport hubs, airports, ports, coach stations and transport routes in the Socialist Republic of Vietnam but exclude customs areas.

Article 4. State management of market surveillance units

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Formulation and steering of strategies, schemes and plans for the growth of market surveillance units;

b) Promulgation and execution of legislative documents that govern market surveillance units;

c) Guidance, enforcement and propagation of laws related to market surveillance units’ activities;

d) Regulation of the organization and activities of market surveillance units;

dd) Training and development of market surveillance officers;

e) Research and application of scientific achievements and modern technologies in market surveillance units’ activities;

g) Governmental statistics of market surveillance units’ activities;

h) Inspection and settlement of complaints, denunciations and law violations related to market surveillance units’ activities;

i) International cooperation regarding market surveillance units’ activities, including information exchange, professional collaboration, signing and implementation of international agreements.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Ministry of Industry and Trade shall be responsible to the Government for managing market surveillance units and for leading and cooperating with other ministries, ministerial-level agencies and provincial people's committees to develop, organize and operate market surveillance units.

4. Ministries and ministerial-level agencies shall be responsible, intra vires, for cooperating with the Ministry of Industry and Trade to facilitate the state management of market surveillance units.

5. Provincial people’s committees shall be responsible, intra vires, for enforcing laws on local market surveillance units.

Article 5. Principles for activities of market surveillance units

1. Abidance by the Constitution and laws; obeisance and defense of government interests, human rights, legitimate rights and interests of authorities and entities; sustenance of impartiality, precision, openness, transparency and zero discrimination; generation of favorable conditions for economic development, social growth and social security.

2. Active and timely detection, prevention and handling of law violations intra vires.

3. Strict cooperation with authorities and organizations concerned to preclude and combat law violations intra vires.

4. Protection of the confidentiality of information sources, documents and inspection findings related to entities inspected.

5. Reliance on the People, promotion of the People’s powers and acquiescence to the People's supervision.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The government shall develop formal, professional and modern units of market surveillance.

2. Government authorities and entities shall be responsible for engaging in the development and facilitation of market surveillance units' undertaking of their functions, missions and powers as per the laws.

3. The government shall recruit and training personnel and invest in advanced facilities for market surveillance units to accomplish assignments.

Chapter II

STANDING, FUNCTIONS, MISSIONS, AUTHORITY AND ORGANIZATION OF MARKET SURVEILLANCE UNITS

Article 7. Standing and functions of market surveillance units

Market surveillance units shall be the Government's force specialized in precluding, combating and handling the trading of contraband, production and sale of counterfeit goods, prohibited merchandise and commodities of unknown origin, infringement of intellectual property, commercial frauds and breach of laws on quality, measurement, food safety and protection of customers' rights.

Article 8. Missions and authority of market surveillance units

1. Examine the legal compliance by entities intra vires according to Article 17 of this Ordinance.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Settle administrative infractions.

4. Collect documents, evidences, product samples, exhibits and items that denote violations, requisition assessments and analysis of product samples, documents and exhibits linked with entities' breach of laws.

5. Implement professional measures for inspection and settlement of administrative infractions.

6. Propagate laws and provide guidelines to organizations and individuals.

7. Gather information, analyze, evaluate and predict circumstances to provide counsels and propositions to competent authorities about measures for preventing and combating law violations.

8. Establish database on area management, inspection findings, settlement of administrative infractions and other data for market surveillance units' activities; compile and report inspection findings by market surveillance units to competent authorities; propose and recommend regulations and amendments regarding functions and missions given.

9. Lead and collaborate with authorities and entities in inspection activities and settlement of administrative infractions.

10. Provide counsels for the Minister of Industry and Trade to exercise state management according to Section 1, Article 4 of this Ordinance.

Article 9. Organization of market surveillance units

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The government shall specify missions, authority and organizational structure of market surveillance units at various echelons.

Article 10. Market surveillance officers

1. Market surveillance officers are recruited as per the laws on state officials, undergo professional training and have professional titles for market surveillance officers.

2. Market surveillance officers’ titles:

a) Senior market controller;

b) Chief market controller;

c) Market controller;

d) Middle-ranked market controller:

3. The government shall regulate details of Section 2 in this Article.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. It is prohibited to conduct inspections and professional measures unfounded or contrary to functions, authority, scope of missions and operation areas assigned and to the laws.

2. It is prohibited to hinder the circulation of goods and entities' trading of legitimate merchandise and commercial services. It is prohibited to threaten, bribe or deceive entities upon inspections or settlement of administrative infractions.

3. It is prohibited to abuse powers and positions to harass violators or exact money or items from them. It is prohibited to abet or screen perpetrators of administrative infractions and restrict their rights upon the settlement of such infractions. It is prohibited to display attitudes, gestures or verbal expressions against regulations towards organizations and individuals during the enforcement of public assignments.

4. It is prohibited to disclose information or documents related to inspection activities of market surveillance units in unauthorized manner.

5. It is prohibited to perform activities inhibited by laws on state officials.

Chapter III

MARKET INSPECTION CARD, EXAMINATION AND SPECIALIST INSPECTION BY MARKET SURVEILLANCE UNITS, RIGHTS AND RESPONSIBILITIES OF ENTITIES INSPECTED.

Volume 1. MARKET INSPECTION CARD

Article 12. Market inspection card

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. A market inspection card shall be valid for 05 years, as inscribed on the card, upon its issuance. Minister of Industry and Trade shall regulate the sample design, procedures for initial issuance and re-issuance and suspension of market inspection cards.

3. Market surveillance officers shall and must present their market inspection cards only when carrying out inspections as per regulations.

Article 13. Initial issuance of market inspection cards

1. Market inspection cards shall be initially issued to:

a) Individuals appointed to one of market surveillance officers' titles as defined in Point a, b and c, Section 2, Article 10 of this Ordinance and satisfying requirements as stated in Section 2 of this Article;

b) State officials appointed as heads of market surveillance agencies empowered to make decisions on inspection.

2. Requirements for issuance of market inspection cards:

a) The recipient has completed professional training as stipulated by the Minister of Industry and Trade;

b) The recipient is not carrying any disciplinary penalty.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Market inspections cards shall be re-issued upon:

a) Changes of information inscribed on the cards;

b) Loss or severe deformation of the cards;

c) Expiration of the cards and satisfaction of requirements as prescribed in Section 2, Article 13 of this Ordinance;

d) End of 12 months' time after the fulfillment of disciplinary penalties including reduction in pay grade, demotion or deposition and upon satisfaction of requirements as prescribed in Section 2, Article 13 of this Ordinance.

2. Existing cards shall be revoked and disposed upon re-issuance, except for those lost.

Article 15. Revocation and suspension of market inspection cards

1. Market inspection cards shall be revoked in these events:

a) Card holders’ failure of requirements stated in Section 2, Article 13 of this Ordinance is uncovered upon card issuance;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Card holders incur a court's criminal sentences in effect or disciplinary penalties including reduction in pay grade, demotion, deposition or coercive termination of employment;

d) Card holders are deprived of legal capacity.

2. Market inspection cards are suspended in these circumstances:

a) Card holders breach laws when doing public assignments though no remedy has been decided;

b) Card holders provide counsels or issue decisions against the laws or do not conform to legal regulations on inspection and actions against administrative infractions, twice or more, but such errors do not result in disciplinary penalties;

c) Card holders are suspended during reviews of disciplinary penalties;

d) Card holders are chided or warned;

dd) Card holders are prosecuted or held in custody.

Article 16. Authority to issue, re-issue, revoke and suspend market inspection cards.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Head of the central market surveillance agency shall make decisions on initial issuance, re-issuance, revocation and suspension of market inspection cards held by market surveillance officers, except for circumstances stated in Section 1 of this Article.

Head of the central market surveillance agency can mandate the head of an inferior market surveillance agency to directly revoke and suspend market inspection cards held by market surveillance officers intra vires.

3. Heads of market surveillance agencies at various echelons and leaders of internal inspection teams shall be entitled to propose competent authorities to revoke or suspend market inspection cards upon the revelation of market surveillance officers' violations.

Volume 2. EXAMINATION AND SPECIALIST INSPECTION BY MARKET SURVEILLANCE OFFICERS

Article 17. Scope of examination

1. The legal compliance of entities trading goods and commercial services in the market shall be examined.

Market surveillance officers, when inspecting goods and detecting infractions, shall be entitled to examine production facilities and implement actions as per the laws on settlement of administrative infractions.

2. Production facilities operating in sectors under the management of the Ministry of Industry and Trade shall be examined.

3. Other entities' adherence to laws shall be examined according to the Government's authorization of market surveillance officers' examination and actions against administrative infractions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Periodic examination.

2. Specialized examination.

3. Ad-hoc examination.

Article 19. Decision on examination

1. Examinations must be decided in writing by competent individuals as defined in Article 21 of this Ordinance.

2. A decision on examination must indicate these essential details:

a) The decision’s date of issue;

b) Justifications for the issuance of such decision;

c) Full name of entities and address of sites to be examined;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) Duration of the examination;

e) Full name and position of the leader and members of the examination team;

g) Full name and position of the person issuing such decision.

3. A decision on periodic or specialized examination must be executed in no later than 05 working days upon its issuance. A decision on ad-hoc examination must be executed immediately upon its issuance.

Article 20. Foundation of decisions on examination

1. Decisions on periodic or specialized examination shall be subject to the plans approved or issued by competent authorities. Such a decision cannot be issued twice a year on a similar examination against the same entity. Plans for periodic and specialized examinations must be sent to the entity to be examined and organizations concerned upon their approval or issuance.

2. A decision on ad-hoc examination shall be issued in one of these circumstances:

a) Information on entities’ breach of laws or signs of law violations has been verified through mass media, complaints, denunciations, petitions for examination or actions against entities' infractions;

b) Upon requests by state officials on duty;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 21. Authority to issue decisions on examination

1. Heads of competent market surveillance agencies as per the Government’s regulations shall make decisions on examination.

2. Competent issuers of examination decisions, as stated in Section 1 of this Article, can mandate their deputies to exercise the authority to issue decisions on examination in the following manner:

a) Mandates for issuance of examination decisions are given regularly or on case basis;

b) Mandates must be given in writing and specify responsibilities, scope, content and duration of such mandates.

c) Individuals mandated shall be responsible to the heads and the laws for their decisions on examination. Individuals mandated cannot invest any person with their mandate.

3. Individuals stated in Section 1 and 2 of this Article cannot issue examination decisions, grant or obtain mandate for issuance of such decisions if they do not possess a market examination card or have their cards suspended or revoked.

Article 22. Duration of examination

1. The leader of an examination team shall announce and deliver the decision, when conducting the resultant examination, to the entity to be examined.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) at most 03 working days for an on-site examination upon the issuance of the decision;

b) extended to at most 05 working days for an examination of complex issues upon the issuance of the decision. The issuer of the examination decision shall decide the extension of the examination.

3. The duration of an examination as defined in Section 2 of this Article shall not comprise:

a) Time for verification that leads to conclusions;

b) Length of time of entities' delay or evasion of the examination.

Article 23. Examination team

1. An examination team shall be formed to execute competent individuals' examination decisions. A decision on the formation of an examination team must be made in writing by the competent issuer of the examination decision.

2. An examination team must be composed of at least two market surveillance officers. The lead of such team must possess a market examination card. Members of an examination team must not incur any disciplinary penalty or suspension in effect according to the laws.

3. Market surveillance officers cannot participate in a team that inspect their spouse, children, parents, siblings by blood or in law or organizations in which such kindred are holding managerial positions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. An examination team shall be responsible for carrying out an examination according to the relevant decision.

2. When conducting the examination, the examination team shall be entitled to:

a) Request entities examined to work with the examination team in person or through representative(s). Despite the absence of such entities’ representative(s), the examination team shall conduct the examination in the mandatory presence of a representative from the ward’s People’s Committee or police station and witness(es);

b) Request entities examined or their representative(s) to provide documents and explanations related to the examination;

c) Inspect goods, instruments and sites for production and trading, merchandise storage places in connection with the examination;

d) Obtain documents and explanations from representative(s) of such entities at the examination site;

dd) Take sample(s) from the merchandise, gather exhibits and equipment that denote violations for subsequent examination(s) as per the laws;

e) Implement or propose competent individuals to implement preventive measures intra vires and take actions against administrative infractions according to the laws on settlement of administrative infractions.

Article 25. Responsibilities of the leader and members of an examination team

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Presenting his market examination card to the representative(s) of the entity examined;

b) Announcing and handing over the examination decision to such entity;

c) Informing the representative(s) of such entity of the composition of the examination team;

d) Organizing the examination according to the relevant decision;

dd) Specifying tasks for members of the examination team;

e) To the issuer of the examination decision and the laws for the examination team's activities;

g) Exercising relevant powers of market controllers on duty as per the laws;

h) Making reports, requesting instructions from the issuer of the examination decision for matters beyond the team leader's powers during the examination;

i) Making and signing copies of the record of the examination and findings upon completion and give one copy to the entity examined;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

l) Execute regulations in Point a, c, d and g, Section 2 of this Article.

2. Team members shall be responsible for:

a) Wearing uniforms, insignia or badge as per regulations;

b) Performing examination duties as assigned and managed by the team leader according to the examination decision;

c) Manifesting civilized attitudes and expressions during the examination;

d) Retaining documents and papers acquired, causing no damage or loss of legitimate property of the entity examined;

dd) Proposing to the team leader necessary measures to conduct the examination effectively and legally;

e) Reporting the results of assignments given by the team leader and assuming liabilities for the accuracy and integrity of the report or proposition(s);

g) Execute regulations in Article 11 of this Ordinance.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Provide instructions and handle issues arising during and after the examination intra vires according to the report(s) and proposition(s) by the leader of the examination team.

2. Assume liabilities to the head of the supervisory authority and to the laws for the issuance of the examination decision and all resultant activities.

Article 27. Handling of examination findings

Examination findings shall be handled as follows:

1. If the entity examined abides by the laws, the examination record shall indicate its legal compliance;

2. Administrative violations committed by the entity examined shall be recorded in writing and penalized according to the laws on settlement of administrative violations;

3. If the entity examined commits acts betokening crimes, documents, exhibits and means of crime shall be delivered to and handled by competent investigation authorities according to the laws;

4. If signs of law violations do not suffice to constitute final conclusions, further verification shall proceed to conclude the examination as follows:

a) The time limit for such verification shall be at most 10 days. It may be extended to a maximum duration of 25 days, upon the end of the examination, for verification of numerous details.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) The issuer of the examination decision shall make decisions on verification time extension in writing.

d) If no law violation is determined, the entity examined shall be informed in 03 working days upon the issuance of the conclusion.

Article 28. Management and retention of examination documents

1. Examination documents shall consist of the examination decision, examination record, relevant documents and papers. The quantity of pages must be specified according to the order of the examination documents.

2. Examination documents must be retained according to the law on archives.

Article 29. Specialist inspection by market surveillance units

1. Market surveillance units carry out specialist inspections according to the Government's regulations.

2. Specialist inspections by market surveillance units shall be subject to legal regulations on specialist inspection.

Volume 3. RIGHTS AND DUTIES OF ENTITIES EXAMINED

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Be informed in writing of the plans for periodic and specialized examinations and of the details and schedule of ad-hoc examinations upon relevant decisions.

2. Reject examination(s) on the grounds that such examinations do not conform to this Ordinance and relevant laws.

3. Provide explanations, opinions and evidences to defend their legitimate rights and interests in connection with the inspection.

4. Directly interact with or mandate legitimate representative(s) to work with examiners upon the examination or settlement of administrative infractions.

5. Request examination authorities to rectify information publicly or apologize and make amends if gaining justifications that the non-compliance of their examination and measures to the laws impinges the entity's prestige and honor or causes its material damage as per the laws on the Government’s responsibilities for restitution.

6. File complaint(s), denunciation(s) or lawsuit(s) against the unlawful inspection and actions according to the laws.

Article 31. Duties of entities examined

1. Abide by the competent individuals’ inspection decisions in a strict manner. The entity, when rejecting an examination, must provide explanations in writing and documents that evince the examination’s non-compliance with this Ordinance and relevant laws.

2. Directly interact with or mandate legitimate representative(s) to work with examiners upon the examination or settlement of administrative infractions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Conform to the examination and seizure of goods, exhibits, documents, means and tools for production and trading, which denote law violations, at production sites, points of sale, merchandise storage places according to relevant requests by competent individuals as per the laws.

5. Elucidate the matters examined in adequate, timely and honest manner at competent individuals' requests.

6. It is prohibited to evade, obstruct, delay or resist a legitimate examination or to threaten, insult, entice or bribe members of the inspection team in any manners.

Chapter IV

PROFESSIONAL MEASURES BY MARKET SURVEILLANCE UNITS

Article 32. Professional measures

1. Professional measures by market surveillance units comprise:

a) Manage traders of goods and commercial services by area;

b) Gather and verify information for examinations, specialist inspections and settlement of administrative infractions;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Establish information sources for activities of market surveillance units.

2. Professional measures, when implemented, must not disturb relevant entities’ trading of legitimate goods and commercial services.

3. Minister of Industry and Trade shall regulate the authority and procedures to impose professional measures.

Article 33. Particulars of professional measures

1. Area-based management activities shall include:

a) Regular update of information and compilation of data on statistics, basic investigation, and classification of entities managed by area according to specific criteria;

b) Examination and comparison of data on local entities’ trading of goods and commercial services after licensing and their maintenance of business conditions;

c) Propaganda and guidance for the enforcement of relevant laws;

d) Timely summarization and reporting of unusual market incidents and prices of necessity goods intra vires to competent authorities;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e) Recommendation of methods for management of local activities in trading of goods and services;

g) Establishment, management and utilization of area-based management database, periodic reporting and ad-hoc reporting at supervisory government authorities' requests.

2. The following information shall be gathered and verified:

a) Business activities, transportation and assemblage of merchandise by traders of goods and commercial services; and their legal compliance thereof;

b) Trafficking, stashing and sale of contraband; production and sale of counterfeit goods and poor-quality products, commercial fraud;

c) Findings from specialist inspections and examinations, competent authorities’ administrative actions against violations of laws on trading of goods and commercial services; details of infractions and artifices committed;

d) Authorities' forecast of economic and social circumstances related to the trading of goods and commercial services.

3. Supervisory activities shall comprise:

a) Gathering and verification of information and documents on entities suspicious of smuggling goods or producing and selling counterfeit goods, forbidden merchandise and products of unknown origin; on entities suspicious of infringing intellectual property and violating laws on quality, measurement, pricing, food safety, consumer protection and commercial fraud. The reliability of information and documents received must be assessed;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Information and documents acquired during supervisory activities shall determine violations of traders of goods and commercial services against the laws.

4. Establishment of information sources:

a) Employ collaborators to have regular information sources and contacts;

b) Establish, classify, manage and utilize information sources by the single-line principle at the discretion of heads of market surveillance agencies;

c) Verify in writing the information and documents provided by collaborators

Chapter V

COOPERATION FOR EXAMINATION BY MARKET SURVEILLANCE UNITS

Article 34. Principles of cooperation

1. Abidance by the laws.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Assurance of comprehensive, unanimous, firm, efficient and timely cooperation without overlap.

4. Cooperation must be secured as per the laws.

5. Heads of competent authorities shall requisition cooperation in writing.

Article 35. Cooperative activities

1. Exchange of information on law violations or suspicions thereof.

2. Establishment of plans for annual or specialized examinations.

3. Undertaking of examinations related to cooperative authorities’ functions and missions.

4. Verify and gather documents, evidences and other facts in connection with the matters examined.

5. Receipt and handling of documents intra vires.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 36. Leading authorities

1. Market surveillance agencies shall lead examinations against entities within their powers according to their functions and missions and competent government authorities' instructions.

2. Market surveillance agencies shall lead and cooperate with relevant authorities to conduct examinations that require expertise and state management activities from various sectors.

3. Specialized government authorities shall lead examinations against entities operating in sectors assigned to such authorities.

Article 37. Responsibilities of leading and supportive authorities

1. Responsibilities of leading authorities:

a) Send requisitions to relevant authorities for their cooperation in examinations;

b) Be held responsible for details of the cooperation requested;

c) Inform supportive authorities in writing of results of the cooperation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Heads of authorities requested for cooperation shall be responsible for promptly handling matters requested. If a request is deemed to deviate from the laws or force majeure arises, they can reject such request and assume legal liabilities for their rejection. Rejection must be executed and explained in writing to the requesting authority in timely manner;

b) Assign individuals, provide instruments and expert opinions at the leading authority’s requests.

d) Handle requests for cooperation from the leading authority.

Chapter VI

MAINTENANCE OF ACTIVITIES, BENEFITS AND POLICIES FOR MARKET SURVEILLANCE UNITS

Article 38. Maintenance of market surveillance units’ activities

1. Market surveillance officers hold state official tenure as regulated by the Government according to their functions and missions.

2. The government shall maintain budget, facilities, equipment, work instruments and other conditions necessary for market surveillance units.

Article 39. Work equipment and uniform for market surveillance units

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Market surveillance officers shall be given synchronous signboards, rank stripes, badges, flags, uniform and other essential equipment.

3. The government shall regulate details of this Article.

Article 40. Benefits and policies for market surveillance officers

1. Market surveillance officers shall receive salary and allowances according to their pay grade and professional title, seniority allowance and other benefits pertinent to their traits, missions and operation areas as per the Government’s regulations.

2. Market surveillance officers, who have gained achievements on their duties, shall be considered for rewards. Market surveillance officers, who have committed violations against their duties, shall incur remedial measures as per the laws.

3. Market surveillance officers injured or killed in action shall be granted benefits, as per the laws, for contributors to the revolution.

Chapter VII

RESPONSIBILITIES OF AUTHORITIES AND ORGANIZATIONS TOWARDS ACTIVITIES OF MARKET SURVEILLANCE UNITS

Article 41. Responsibilities of the Ministry of Industry and Trade

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Minister of Industry and Trade shall regulate title criteria and position-based training for market surveillance officers, details and procedures for market surveillance units' examinations.

3. Lead and summarize reports on legal compliance with regard to market surveillance on periodic basis or as instructed by competent authorities.

4. Lead and establish database on examinations, specialist inspection, actions against administrative infractions and exchange of information among relevant ministries and sectors.

Article 42. Responsibilities of ministries, ministerial-level agencies and government agencies

1. Direct authorities and units within their powers to lead and cooperate with market surveillance units in examinations, specialist inspections, settlement of administrative infractions; to handle recommendations from market surveillance units; to exchange information, provide training; to propagate laws.

2. Ministries shall be responsible, by their functions and missions, for cooperating with the Ministry of Industry and Trade to maintain tenure, budget, facilities, equipment, conditions and benefits for market surveillance officers as per this Ordinance.

3. Make reports on examinations against entities under their state management on periodic basis or at competent authorities' requests and send such reports to the Ministry of Industry and Trade for its summarization and reporting to competent authorities.

Article 43. Responsibilities of people’s committees

1. Direct local agencies and organizations concerned to cooperate with market surveillance units in timely manner to carry out their functions and missions; provide material supports and working conditions to local market surveillance units; and handle recommendations regarding market surveillance.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 44. Responsibilities of Vietnam Fatherland Front and its affiliations

Vietnam Fatherland Front and its affiliations, within their missions and powers, shall be responsible for propagandas. The people shall adhere to the laws, supervise and support market surveillance units' implementing their functions, missions and powers.

Chapter VIII

ENFORCEMENT

Article 45. Effect

This Ordinance shall come into force as of 01 September 2016.

Article 46. Further details

The government and competent authorities shall stipulate further details of articles in this Ordinance.

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

FOR STANDING COMMITTEE OF THE NATIONAL ASSEMBLY
CHAIRMAN





Nguyen Sinh Hung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Pháp lệnh Quản lý thị trường năm 2016

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


130.576

DMCA.com Protection Status
IP: 157.55.39.50
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!