CHÍNH PHỦ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 147/2018/NĐ-CP
|
Hà Nội, ngày 24
tháng 10 năm 2018
|
NGHỊ ĐỊNH
SỬA
ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA CÁC NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH
TRONG LĨNH VỰC HÀNG HẢI
Căn cứ Luật tổ chức
Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Bộ luật
Hàng hải Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật đầu tư
ngày 26 tháng 11 năm 2014 và Luật sửa đổi, bổ
sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
của Luật đầu tư năm 2014;
Căn cứ Luật doanh
nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một
số điều của các Nghị định quy định về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực hàng
hải.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 29/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ quy
định về điều kiện cơ sở đào tạo, huấn luyện và tổ chức tuyển dụng, cung ứng
thuyền viên hàng hải
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 4 như sau:
“Điều 4. Điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị
đào tạo
1. Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo phù hợp
với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.
2. Có Giấy chứng nhận phù hợp hệ thống quản lý chất
lượng theo Tiêu chuẩn ISO do tổ chức chứng nhận có thẩm quyền cấp chậm nhất sau
18 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đào tạo, huấn
luyện thuyền viên hàng hải.
3. Có cơ sở dữ liệu điện tử quản lý chứng chỉ nghiệp
vụ của thuyền viên hàng hải để tra cứu theo quy định của Công ước STCW chậm nhất
sau 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đào tạo, huấn
luyện thuyền viên hàng hải.”
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 như sau:
“Điều 5. Điều kiện về giảng viên và huấn luyện
viên
1. Giảng viên dạy lý thuyết phải tốt nghiệp đại học
trở lên thuộc các chuyên ngành phù hợp với môn học hoặc chuyên ngành được phân
công giảng dạy.
2. Giảng viên và huấn luyện viên dạy thực hành phải
có Giấy chứng nhận Huấn luyện viên chính hoặc chứng chỉ tương đương do Tổ chức
Hàng hải quốc tế (IMO) hoặc đơn vị được IMO công nhận cấp theo quy định của
Công ước STCW; đã đảm nhiệm chức danh trên tàu biển với mức trách nhiệm sỹ quan
quản lý theo yêu cầu của từng chương trình đào tạo, huấn luyện theo quy định của
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
3. Ngoài các điều kiện quy định tại Nghị định này,
các cơ sở đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải còn phải tuân theo các quy định
có liên quan của pháp luật về giáo dục, giáo dục nghề nghiệp.”
3. Ban hành Mẫu Báo cáo thuyết minh các điều kiện bảo
đảm hoạt động đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải quy định tại Phụ lục ban
hành kèm theo Nghị định này.
4. Bãi bỏ Mẫu số
02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 29/2017/NĐ-CP ngày
20 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện cơ sở đào tạo, huấn luyện
và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải.
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 70/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về điều
kiện cung cấp dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 như sau:
“Điều 5. Điều kiện cung cấp dịch vụ thiết lập, vận
hành, duy trì, bảo trì báo hiệu hàng hải, khu nước, vùng nước, luồng hàng hải
công cộng và tuyến hàng hải
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thiết lập, vận hành,
duy trì, bảo trì báo hiệu hàng hải, khu nước, vùng nước, luồng hàng hải công cộng
và tuyến hàng hải phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều
lệ; được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động.
2. Người được giao phụ trách lĩnh vực cung cấp dịch
vụ thiết lập, vận hành, duy trì, bảo trì báo hiệu hàng hải, khu nước, vùng nước,
luồng hàng hải công cộng và tuyến hàng hải phải tốt nghiệp đại học kinh tế hoặc
kỹ thuật và có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực bảo đảm an toàn hàng hải tối thiểu 05 năm.”
3. Có cơ sở vật chất tối thiểu: có 01 cầu cảng, xưởng
sản xuất, bảo trì báo hiệu.”
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 như sau:
“Điều 6. Điều kiện cung cấp dịch vụ thiết lập, vận
hành, duy trì, bảo trì báo hiệu hàng hải khu nước, vùng nước, luồng hàng hải
chuyên dùng
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thiết lập, vận hành,
duy trì, bảo trì báo hiệu hàng hải, khu nước, vùng nước, luồng hàng hải chuyên
dùng phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của
pháp luật.
2. Người được giao phụ trách lĩnh vực cung cấp dịch
vụ thiết lập, vận hành, duy trì, bảo trì báo hiệu hàng hải, khu nước, vùng nước,
luồng hàng hải chuyên dùng phải tốt nghiệp đại học kinh tế hoặc kỹ thuật và có
kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực bảo đảm an toàn hàng hải tối
thiểu 05 năm.”
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 7 như sau:
“Điều 7. Điều kiện cung cấp dịch vụ khảo sát khu
nước, vùng nước, luồng hàng hải công cộng và tuyến hàng hải phục vụ công bố
Thông báo hàng hải
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khảo sát khu nước,
vùng nước, luồng hàng hải công cộng và tuyến hàng hải phục vụ công bố Thông báo
hàng hải phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều
lệ; được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động.
2. Người được giao phụ trách lĩnh vực cung cấp dịch
vụ khảo sát khu nước, vùng nước, luồng hàng hải công cộng và tuyến hàng hải phải
tốt nghiệp đại học kinh tế hoặc kỹ thuật và có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh
vực khảo sát hàng hải tối thiểu 05 năm.
3. Có trang thiết bị khảo sát chuyên dùng tối thiểu
gồm: máy đo sâu hồi âm; thiết bị xác định tọa độ, độ cao; máy rà quét chướng ngại
vật; thiết bị triều ký tự ghi; máy bù sóng; thiết bị đo vận tốc sóng âm trong
môi trường nước và phần mềm khảo sát chuyên dụng”.
4. Sửa đổi, bổ sung Điều 8 như sau:
“Điều 8. Điều kiện cung cấp dịch vụ khảo sát khu
nước, vùng nước, luồng hàng hải chuyên dùng phục vụ công bố Thông báo hàng hải
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khảo sát khu nước,
vùng nước, luồng hàng hải chuyên dùng phục vụ công bố Thông báo hàng hải phải
đáp ứng các điều kiện sau:
1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của
pháp luật.
2. Người được giao phụ trách lĩnh vực cung cấp dịch
vụ khảo sát khu nước, vùng nước, luồng hàng hải chuyên dùng phải tốt nghiệp đại
học kinh tế hoặc kỹ thuật và có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực khảo sát
hàng hải tối thiểu 05 năm.
3. Có trang thiết bị khảo sát chuyên dùng tối thiểu
gồm: máy đo sâu hồi âm; thiết bị xác định tọa độ, độ cao; máy rà quét chướng ngại
vật; thiết bị triều ký tự ghi; máy bù sóng; thiết bị đo vận tốc sóng âm trong
môi trường nước và phần mềm khảo sát chuyên dụng.”
5. Sửa đổi, bổ sung Điều 10 như sau:
“Điều 10. Điều kiện đối với doanh nghiệp cung cấp
dịch vụ thông báo hàng hải
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông báo hàng hải
quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định này phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều
lệ; được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động.
2. Người được giao phụ trách lĩnh vực cung cấp dịch
vụ thông báo hàng hải phải tốt nghiệp đại học kinh tế hoặc kỹ thuật và có kinh
nghiệm hoạt động trong lĩnh vực hàng hải tối thiểu 05 năm.”
6. Sửa đổi, bổ sung Điều 11 như sau:
“Điều 11. Điều kiện cung cấp dịch vụ điều tiết bảo
đảm an toàn hàng hải trong khu nước, vùng nước và luồng hàng hải công cộng
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điều tiết bảo đảm an
toàn hàng hải trong khu nước, vùng nước, luồng hàng hải công cộng phải đáp ứng
các điều kiện sau:
1. Là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều
lệ; được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động.
2. Người được giao phụ trách lĩnh vực cung cấp dịch
vụ điều tiết bảo đảm an toàn hàng hải phải tốt nghiệp đại học kinh tế hoặc kỹ
thuật và có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực điều tiết bảo đảm an toàn hàng
hải tối thiểu 05 năm.”
7. Sửa đổi, bổ sung Điều 12 như sau:
“Điều 12. Điều kiện cung cấp dịch vụ điều tiết bảo
đảm an toàn hàng hải trong khu nước, vùng nước, luồng hàng hải chuyên dùng
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điều tiết bảo đảm an
toàn hàng hải trong khu nước, vùng nước, luồng hàng hải chuyên dùng phải đáp ứng
các điều kiện sau:
1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của
pháp luật.
2. Người được giao phụ trách lĩnh vực cung cấp dịch
vụ điều tiết bảo đảm an toàn hàng hải phải tốt nghiệp đại học kinh tế hoặc kỹ
thuật và có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực điều tiết bảo đảm an toàn hàng
hải tối thiểu 05 năm.”
8. Sửa đổi, bổ sung Điều 13 như sau:
“Điều 13. Điều kiện về tổ chức và vốn của doanh
nghiệp
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khảo sát, xây dựng và
phát hành hải đồ vùng nước cảng biển, luồng hàng hải và tuyến hàng hải; xây dựng
và phát hành tài liệu, ấn phẩm hàng hải phải đáp ứng các điều kiện về tổ chức
và vốn như sau: Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, do
nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt
điều lệ tổ chức và hoạt động.”
9. Sửa đổi, bổ sung Điều 14 như sau:
“Điều 14. Điều kiện về nhân lực và cơ sở vật chất
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khảo sát, xây dựng và
phát hành hải đồ vùng nước cảng biển, luồng hàng hải và tuyến hàng hải; xây dựng
và phát hành tài liệu, ấn phẩm hàng hải phải đáp ứng các điều kiện về nhân lực
và cơ sở vật chất như sau:
1. Người được giao phụ trách lĩnh vực cung cấp dịch
vụ khảo sát, xây dựng và phát hành hải đồ vùng nước cảng biển, luồng hàng hải
và tuyến hàng hải xây dựng và phát hành tài liệu, ấn phẩm hàng hải phải tốt
nghiệp đại học kinh tế hoặc kỹ thuật và có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực
khảo sát hàng hải tối thiểu 05 năm.
2. Có trang thiết bị khảo sát chuyên dùng tối thiểu
gồm: máy đo sâu hồi âm; thiết bị xác định tọa độ, độ cao; máy rà quét chướng ngại
vật; thiết bị triều ký tự ghi; máy bù sóng; thiết bị đo vận tốc sóng âm trong
môi trường nước; phần mềm khảo sát chuyên dụng và phần mềm biên tập, xuất bản hải
đồ giấy và hải đồ điện tử.”
10. Sửa đổi, bổ sung Điều 15 như sau:
“Điều 15. Điều kiện về tổ chức và vốn của doanh
nghiệp
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin điện tử
hàng hải phải đáp ứng các điều kiện về tổ chức và vốn như sau: Là doanh nghiệp
được thành lập theo quy định của pháp luật, do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động.”
11. Sửa đổi, bổ sung Điều 16 như sau:
“Điều 16. Điều kiện về nhân lực và cơ sở vật chất
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin điện tử
hàng hải phải đáp ứng điều kiện về nhân lực và cơ sở vật chất như sau: Người được
giao phụ trách lĩnh vực cung cấp dịch vụ thông tin điện tử hàng hải phải tốt
nghiệp đại học trở lên thuộc các lĩnh vực thông tin hàng hải hoặc điện tử viễn
thông và phải có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực thông tin điện tử hàng hải
tối thiểu 05 năm.”
12. Sửa đổi, bổ sung Điều 18 như sau:
“Điều 18. Điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hoa tiêu hàng hải phải
đáp ứng các điều kiện về nhân lực và cơ sở vật chất như sau:
1. Người được giao phụ trách lĩnh vực cung cấp dịch
vụ hoa tiêu hàng hải phải là hoa tiêu ngoại hạng.
2. Có đủ số lượng hoa tiêu tối thiểu đã được cấp giấy
chứng nhận vùng hoạt động phù hợp với tuyến dẫn tàu được giao. Việc xác định số
lượng hoa tiêu tối thiểu các hạng và số lượng phương tiện tối thiểu để đưa, đón
hoa tiêu được thực hiện như sau:
a) Số lượng hoa tiêu tối thiểu các hạng được tính
căn cứ theo tuyến dẫn tàu, số lượng tàu và trọng tải tàu hoạt động trên tuyến
trong 03 năm trước đó (đối với tuyến dẫn tàu mới mở thì số lượng hoa tiêu tối
thiểu các hạng được tính căn cứ trên số lượng tàu và trọng tải tàu dự báo hoạt
động trên tuyến đó trong 03 năm đầu tiên); số ngày làm việc tối đa hàng năm của
người lao động theo quy định của pháp luật, số lượng hoa tiêu tối thiểu trên mỗi
tuyến phải bảo đảm đáp ứng đầy đủ nhu cầu cung cấp dịch vụ hoa tiêu dẫn tàu và
tối thiểu 10% dự trữ trên tổng số hoa tiêu.
b) Số lượng phương tiện tối thiểu để đưa, đón hoa
tiêu được xác định căn cứ vào số lượt tàu được dẫn hàng năm của doanh nghiệp
hoa tiêu và điều kiện hàng hải tại khu vực dẫn tàu.
c) Cục Hàng hải Việt Nam công bố số lượng hoa tiêu
tối thiểu các hạng và số lượng phương tiện tối thiểu để đưa, đón hoa tiêu của mỗi
tuyến dẫn tàu; giao vùng hoa tiêu bắt buộc và tuyến dẫn tàu cho các doanh nghiệp
cung cấp dịch vụ hoa tiêu theo nguyên tắc một tuyến dẫn tàu chỉ do một doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ hoa tiêu hàng hải đảm nhận.
13. Sửa đổi, bổ sung Điều 20 như sau:
“Điều 20. Điều kiện về tổ chức của doanh
nghiệp
Tổ chức cung cấp dịch vụ thanh thải chướng ngại vật
phải là doanh nghiệp, được thành lập theo quy định của pháp luật.”
14. Sửa đổi, bổ sung Điều 22 như sau:
“Điều 22. Điều kiện kinh doanh dịch vụ nhập khẩu
pháo hiệu hàng hải
1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của
pháp luật.
2. Đáp ứng các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy
theo quy định của pháp luật.”
Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 160/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ về
điều kiện kinh doanh vận tải biển, kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển và dịch vụ
lai dắt tàu biển
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 4 như sau:
“Điều 4. Điều kiện chung về kinh doanh vận tải
biển
Là doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải biển
được thành lập theo quy định của pháp luật (sau đây viết tắt là doanh nghiệp).”
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 như sau:
“Điều 5. Điều kiện đối với doanh nghiệp kinh
doanh vận tải biển quốc tế
Ngoài quy định tại Điều 4 Nghị định
này, doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển quốc tế còn phải đáp ứng các điều
kiện sau đây:
1. Điều kiện về tài chính: Phải có bảo lãnh theo
quy định của pháp luật với mức tối thiểu là 05 (năm) tỷ Đồng Việt Nam hoặc mua
bảo hiểm để bảo đảm nghĩa vụ của chủ tàu đối với thuyền viên theo quy định.
2. Điều kiện về tàu thuyền: Có quyền sử dụng hợp
pháp tối thiểu 01 tàu biển; nếu tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam phải phù hợp
với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.
3. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp phải thiết
lập hoặc thuê tổ chức bộ máy và nhân lực như sau:
a) Về tổ chức bộ máy, gồm: Bộ phận quản lý an toàn
theo quy định của Bộ luật quốc tế về quản lý an toàn (ISM Code); bộ phận quản
lý an ninh hàng hải theo quy định của Bộ luật quốc
tế về an ninh tàu biển và bến cảng (ISPS Code);
b) Về nhân lực: Người được giao phụ trách lĩnh vực
quản lý an toàn, an ninh hàng hải phải được đào tạo, huấn luyện và được cấp chứng
chỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.”
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 như sau:
“Điều 6. Điều kiện đối với doanh nghiệp kinh
doanh vận tải biển nội địa
Ngoài quy định tại Điều 4 Nghị định
này, doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển nội địa còn phải đáp ứng điều kiện
sau đây:
Có quyền sử dụng hợp pháp tối thiểu 01 tàu biển
mang cờ quốc tịch Việt Nam phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng
Bộ Giao thông vận tải ban hành.”
4. Sửa đổi, bổ sung Điều 12 như sau:
“Điều 12. Điều kiện về nhân viên đại lý
Nhân viên đại lý tàu biển phải là công dân Việt
Nam, đã được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp chứng chỉ chuyên môn về đại lý
tàu biển theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.”
5. Sửa đổi, bổ sung Điều 13 như sau:
“Điều 13. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lai dắt
tàu biển
1. Là doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh dịch vụ
lai dắt tàu biển tại Việt Nam phải được thành lập theo quy định của pháp luật.
Trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu
biển, tỷ lệ phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 49% vốn điều
lệ của doanh nghiệp.
2. Có quyền sử dụng hợp pháp tối thiểu 01 tàu lai dắt;
tàu lai dắt phải là tàu thuyền mang cờ quốc tịch Việt Nam.”
6. Sửa đổi, bổ sung Điều 18 như sau:
“Điều 18. Điều khoản chuyển tiếp
Doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển, dịch vụ đại
lý tàu biển, dịch vụ lai dắt tàu biển được thành lập trước ngày Nghị định này
có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được hoạt động; kể từ ngày có hiệu lực thi
hành của Nghị định này, các doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về
kinh doanh vận tải biển, dịch vụ đại lý tàu biển, dịch vụ lai dắt tàu biển quy
định tại Nghị định này.”
7. Bãi bỏ khoản
3 Điều 7; các Điều 8, 9, 10; khoản 3 Điều 14; khoản 3 Điều
15; Mẫu số 01 và Mẫu số 02 quy định
tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 160/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm
2016 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh vận tải biển, kinh doanh dịch vụ đại
lý tàu biển và dịch vụ lai dắt tàu biển.
Điều 4. Sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 114/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ
quy định về đối tượng, điều kiện được phép nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử
dụng
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 7 như sau:
“1. Doanh nghiệp phá dỡ tàu biển có đủ các điều kiện
quy định dưới đây được Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển để
phá dỡ:
a) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của
pháp luật;
b) Có bộ phận về an toàn lao động và bảo vệ môi trường;
c) Có vốn pháp định 50 (năm mươi) tỷ đồng Việt
Nam.”
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 12 như sau:
“Điều 12. Điều kiện đưa cơ sở phá dỡ tàu biển
vào hoạt động
1. Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật theo
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.
2. Đáp ứng các điều kiện về bảo vệ môi trường theo
quy định của pháp luật.”
Điều 5. Sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 37/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy
định về điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 như sau:
“Điều 5. Điều kiện của doanh nghiệp
1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của
pháp luật.
2. Trường hợp doanh nghiệp cảng là doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ xếp dỡ container thuộc các dịch vụ hỗ trợ
vận tải biển, nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn theo quy định của pháp luật,
trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không được vượt quá 50% vốn điều
lệ của doanh nghiệp.”
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 như sau:
“Điều 6. Điều kiện về tổ chức bộ máy và nhân lực
1. Điều kiện về tổ chức bộ máy: Có bộ phận quản lý
an ninh hàng hải theo quy định.
2. Điều kiện về nhân lực: Cán bộ an ninh cảng biển
được đào tạo, huấn luyện và cấp chứng chỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải phù hợp với Bộ luật quốc tế về
an ninh tàu biển và bến cảng (ISPS Code).”
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 7 như sau:
“Điều 7. Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết
bị
1. Có đủ cơ sở vật chất, kho, bãi, trang thiết bị cần
thiết phù hợp theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với cảng biển; trường hợp cảng
biển không có đủ kho, bãi, doanh nghiệp cảng phải có hợp đồng thuê kho, bãi, trừ
trường hợp chỉ kinh doanh khai thác bến phao, khu neo đậu, khu chuyển tải, cảng
dầu khí ngoài khơi.”
2. Đáp ứng các điều kiện về an toàn, vệ sinh lao động,
phòng, chống cháy, nổ theo quy định của pháp luật.”
4. Sửa đổi, bổ sung Điều 9 như sau:
“Điều 9. Điều kiện về bảo vệ môi trường
Đảm bảo có đủ các phương tiện tiếp nhận, thu hồi
các chất thải từ tàu thuyền khi hoạt động tại cảng biển để xử lý theo quy định
của Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường do tàu gây ra mà Việt Nam
là thành viên (Công ước MARPOL) và các điều kiện khác về bảo vệ môi trường theo
quy định của pháp luật.”
5. Bãi bỏ Điều
8 Nghị định số 37/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm
2017 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển.
Điều 6. Sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 111/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy
định điều kiện kinh doanh dịch vụ đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu biển.
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 8 như sau:
“Điều 8. Điều kiện về an toàn, vệ sinh lao động,
phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường
1. Đáp ứng các điều kiện về an toàn, vệ sinh lao động,
phòng, chống cháy, nổ theo quy định của pháp luật.
2. Đảm bảo có đủ các phương tiện tiếp nhận, thu hồi
các chất thải từ tàu để xử lý theo quy định của Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô
nhiễm môi trường do tàu gây ra mà Việt Nam là thành viên (Công ước MARPOL) và
các điều kiện khác về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.”
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 9 như sau:
“Điều 9. Hệ thống quản lý chất lượng
1. Cơ sở đóng tàu loại 1 phải thiết lập hệ thống quản
lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương, hệ thống quản lý an
toàn và môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 hoặc tương đương trong thời gian
12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện hoạt động và duy trì áp dụng trong suốt quá
trình hoạt động.
2. Cơ sở đóng tàu loại 2 phải thiết lập hệ thống quản
lý chất lượng bao gồm các quy trình công việc đóng mới và hoán cải tàu biển
theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương trong thời gian 12 tháng kể từ ngày đủ
điều kiện hoạt động và duy trì trong suốt quá trình hoạt động.”
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 13 như sau:
“Điều 13. Điều kiện về an toàn, vệ sinh lao động,
phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường
1. Đáp ứng các điều kiện về an toàn, vệ sinh lao động,
phòng, chống cháy, nổ theo quy định của pháp luật.
2. Đảm bảo có đủ các phương tiện tiếp nhận, thu hồi
các chất thải từ tàu để xử lý theo quy định của Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô
nhiễm môi trường do tàu gây ra mà Việt Nam là thành viên (Công ước MARPOL) và
các điều kiện khác về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.”
4. Sửa đổi, bổ sung Điều 14 như sau:
"Điều 14. Hệ thống quản lý chất lượng
Cơ sở sửa chữa tàu biển phải thiết lập hệ thống quản
lý chất lượng bao gồm các quy trình công việc sửa chữa tàu biển theo tiêu chuẩn
ISO 9001 hoặc tương đương trong thời gian 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện hoạt
động và duy trì trong suốt quá trình hoạt động.”
5. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 2 Điều 16 như sau:
“c) Tài liệu, hồ sơ về bảo vệ môi trường, an toàn
lao động, phòng, chống cháy, nổ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định
của pháp luật.”
6. Bãi bỏ Điều
7; Điều 12 và điểm c khoản 3 Điều 16 Nghị định số 111/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện
kinh doanh dịch vụ đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu biển.
Điều 7. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký
ban hành.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ
trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương chịu trách nhiệm hướng dẫn và thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, CN (2). PC
|
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Xuân Phúc
|
PHỤ LỤC
BÁO CÁO THUYẾT MINH CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG ĐÀO
TẠO, HUẤN LUYỆN THUYỀN VIÊN HÀNG HẢI
(Kèm theo Nghị định số 147/2018/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ)
CƠ QUAN CHỦ QUẢN
CƠ SỞ ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: ……………….
|
………….., ngày …..
tháng …… năm 20……
|
BÁO CÁO THUYẾT MINH
CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN THUYỀN VIÊN HÀNG HẢI
I. THỰC TRẠNG CHUNG
1. Cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo chung của cơ
sở
a) Các công trình, phòng học, phòng thực hành, thực
tập, các công trình phụ trợ…… sử dụng chung
b) Các trang thiết bị giảng dạy sử dụng chung
2. Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, huấn luyện
viên
Tổng số cán bộ quản lý, giảng viên, huấn luyện
viên: ……………, trong đó:
- Cán bộ quản lý:
..............................................................................................................
- Giảng viên, huấn luyện viên:
.......................................................................... ,
trong đó:
+ Giảng viên dạy lý thuyết:
...............................................................................................
+ Giảng viên, huấn luyện viên dạy thực hành:
.................................................................
+ Kiêm chức
.....................................................................................................................
3. Nội dung khác (nếu có).
II. ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO, HUẤN
LUYỆN
1. Tại trụ sở chính
a) Chương trình/khóa đào tạo, huấn luyện
................................................................... (1)
- Cơ sở vật chất:
+ Số phòng học lý thuyết:
.................................................................................................
+ Số phòng học thực hành:
..............................................................................................
+ Số xưởng thực hành: ....................................................................................................
+ Số phòng mô phỏng:
.......................................................................................................
+ Số tàu huấn luyện: ..........................................................................................................
- Trang thiết bị đào tạo, huấn luyện:
TT
|
Tên thiết bị
|
Đơn vị tính
|
Số lượng
|
Ghi chú
|
1
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
....
|
|
|
|
|
- Giảng viên, huấn luyện viên
Tổng số giảng viên, huấn luyện viên dạy chương
trình/khóa đào tạo, huấn luyện: …………………….trong đó:
+ Giảng viên dạy lý thuyết
..................................................................................................
+ Giảng viên, huấn luyện viên dạy thực hành
....................................................................
+ Giảng viên, huấn luyện viên kiêm chức (nếu có):
...........................................................
TT
|
Họ và tên
|
Trình độ chuyên
môn
|
Trình độ sư phạm
(2)
|
Thời gian đảm
nhận chức danh
(3)
|
Môn học/học phần
dự kiến phân công giảng dạy
|
1
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
....
|
|
|
|
|
|
Có hồ sơ minh chứng (bằng cấp, chứng chỉ.... của giảng
viên, huấn luyện viên) kèm theo
- Danh mục chương trình, giáo trình, tài liệu, ấn phẩm,
tài liệu tham khảo phục vụ đào tạo, huấn luyện (liệt kê danh mục)
b) Chương trình/khóa đào tạo, huấn luyện
................................................................... (4)
(Trình bày như điểm a khoản 1 nêu trên)
2. Tại trụ sở phân hiệu/địa điểm đào tạo khác
(Trình bày như khoản 1 nêu trên)
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT,….
|
THỦ TRƯỞNG CƠ SỞ
ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN
(ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
|
Ghi chú:
(1): Tên Chương trình/khóa đào tạo, huấn luyện thứ
nhất
(2): Chứng nhận Huấn luyện viên chính hoặc tương
đương
(3): Thời gian đảm nhận chức danh thuyền trưởng,
máy trưởng, sỹ quan quản lý, sỹ quan boong, sỹ quan máy...
(4): Tên Chương trình/khóa đào tạo, huấn luyện thứ
hai, thứ ba....