CÔNG ƯỚC TẠM QUẢN
(Istanbul –
1990)
PHẦN MỞ ĐẦU
CÁC BÊN THAM GIA ký Công ước
được soạn thảo dưới sự bảo trợ của Hội đồng hợp tác Hải quan,
NHẬN THẤY tình hình phát triển
và phân tán các công ước quốc tế về tạm quản hiện nay là không thoả đáng,
CHO RẰNG trong tương lai tình
hình có khả năng sẽ xấu đi khi các phạm trù mới về tạm quản cần được đưa vào
quy định quốc tế,
CÓ TÍNH ĐẾN mong muốn tạo thuận
lợi cho quá trình hoàn thiện các thủ tục tạm quản của các đại diện thương mại
và các bên hữu quan,
CHO RẰNG thông qua đơn giản
hoá và hài hoà hoá các thủ tục hải quan, đặc biệt là một công cụ quốc tế duy nhất
tổng hợp các Công ước hiện hành về tạm quản có thể tạo thuận lợi cho việc tiếp
cận các quy định quốc tế về tạm quản và đóng góp một cách có hiệu quả cho sự
phát triển thương mại quốc tế và những hình thức giao dịch quốc tế khác,
TIN CHẮC RẰNG một văn bản quốc
tế bao gồm những quy định thống nhất về lĩnh vực tạm quản có thể đem lại lợi
ích to lớn trong giao dịch quốc tế và đảm bảo ở mức độ cao việc đơn giản hoá và
hài hoà hoá thủ tục hải quan, đó là một trong những mục tiêu chính của Hội đồng
hợp tác hải quan,
QUYẾT ĐỊNH tạo thuận lợi cho
tạm quản thông qua việc đơn giản hoá và hài hoà hoá các thủ tục theo các mục
tiêu kinh tế, nhân đạo, văn hoá, xã hội hoặc du lịch,
CHO RẰNG việc áp dụng mô hình
chuẩn các chứng từ tạm quản như các chứng từ hải quan quốc tế có kèm bảo đảm sẽ
góp phần thuận lợi hoá thủ tục tạm quản,
ĐÃ THOẢ THUẬN như sau:
Chương I
CÁC ĐIỀU KHOẢN CHUNG
CÁC ĐỊNH NGHĨA
Điều 1
Các thuật
ngữ được sử dụng trong Công ước được hiểu như sau:
a. “ Tạm quản” là chế độ hải
quan mà theo đó một số hàng hoá (bao gồm cả các phương tiện vận tải) được nhập
vào lãnh thổ hải quan mà không phải đóng thuế nhập khẩu và các loại thuế khác
và không bị áp dụng các hạn chế hay cấm nhập khẩu đối với các loại hàng mang
tính chất kinh tế kể cả các phương tiện vận tải được nhập với mục đích rõ ràng
và sẽ tái xuất trong thời hạn xác định mà không bị làm thay đổi, cải biến trừ
trường hợp giảm giá trị thông thường do quá trình sử dụng;
b. “ Thuế nhập khẩu và các loại
thuế khác” là thuế hải quan và tất cả các loại thuế khác, lệ phí liên quan tới
nhập khẩu hàng hoá (bao gồm cả các phương tiện vận tải), ngoại trừ các phí có
trị giá xấp xỉ giá một số dịch vụ cụ thể do Cơ quan Hải quan cung cấp;
c. “ Bảo đảm” là cam kết thực
hiện một nghĩa vụ nào đó với cơ quan hải quan. Bảo đảm được mô tả “ tổng thể”
nghĩa là thực hiện những nghĩa vụ phát sinh từ nhiều hoạt động;
d. “ Chứng từ tạm quản” là chứng
từ hải quan quốc tế để khai báo hải quan tạo điều kiện cho việc nhận diện hàng
hoá (bao gồm cả các phương tiện vận tải) và là bảo đảm có giá trị quốc tế đối với
các nghĩa vụ về thuế nhập khẩu và các loại thuế khác;
e. “ Liên minh Hải quan hoặc
liên minh kinh tế” là liên minh được thành lập và bao gồm các thành viên được
nêu tại Điều 24, khoản 1 của Công ước. Liên minh có thẩm quyền thông qua pháp
chế riêng của mình có tính ràng buộc các thành viên trong các vấn đề do Công ước
điều chỉnh, và có thẩm quyền quyết định ký kết, phê chuẩn hay tham gia Công ước
theo thủ tục nội bộ của mình;
f. “ Cá nhân” trong Công ước
này được hiểu là các thể nhân hay pháp nhân, trừ trường hợp hoàn cảnh yêu cầu
khác;
g. “ Hội đồng” là tổ chức được
thành lập theo quyết định của Công ước thành lập Hội đồng hợp tác Hải quan ngày
15/12/1950 tại Brussels;
h. “ Phê chuẩn” là sự thông
qua, chấp nhận.
Chương II
PHẠM VI ÁP DỤNG
Điều 2
1. Theo
các điều khoản của Công ước này, mỗi bên tham gia Công ước cho phép tạm quản
hàng hoá (kể cả phương tiện vận tải) như đã quy định trong các phụ lục của Công
ước.
2. Ngoài các quy định riêng
trong phụ lục E, thủ tục tạm quản cho phép miễn thuế nhập khẩu và các loại thuế
khác và không áp dụng hình thức hạn chế hay cấm nhập khẩu đối với các loại hàng
có tính chất kinh tế.
CẤU TRÚC CỦA CÁC
PHỤ LỤC
Điều 3
Về
nguyên tắc, mỗi phụ lục của Công ước bao gồm:
(a) Định nghĩa các thuật ngữ
chính sử dụng trong phụ lục
(b) Các điều khoản riêng áp dụng
cho hàng hoá (kể cả phương tiện vận tải), đối tượng của phụ lục.
Chương III
CÁC ĐIỀU KHOẢN RIÊNG
CHỨNG TỪ VÀ BẢO ĐẢM
Điều 4
1. Trừ
trường hợp phụ lục có quy định khác, mỗi bên tham gia Công ước có quyền cho
phép hàng hoá (kể cả các phương tiện vận tải) tạm quản theo chứng từ hải quan
và quy định về bảo đảm.
2. Theo quy định tại khoản 1ở
trên, khi có yêu cầu về bảo đảm, người thường xuyên thực hiện các hoạt động tạm
quản có thể tạo ra một bảo đảm toàn bộ.
3. Tổng số tiền bảo đảm không
vượt quá tổng số tiền thuế nhập khẩu và các loại thuế khác trừ trường hợp phụ lục
có quy định khác.
4. Trường hợp hàng hoá (kể cả
các phương tiện vận tải) bị hạn chế hay cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật
thì có thể yêu cầu bảo đảm bổ sung theo quy định của pháp luật quốc gia.
CHỨNG TỪ TẠM QUẢN
Điều 5
Trừ các
hoạt động tạm quản theo quy định tại phụ lục E, mỗi bên tham gia Công ước thay
vì sử dụng các chứng từ hải quan trong nước, kèm theo một khoản tiền bảo đảm
như đã quy định tại điều 8 phụ lục A, sẽ sử dụng các chứng từ tạm quản có giá
trị trong lãnh thổ mình, được phát hành và sử dụng theo các quy định tại phụ
lục dành cho hàng hoá (kể cả các phương tiện vận tải) tạm quản cũng như các quy
định tại các phụ lục khác của Công ước.
NHẬN DIỆN
Điều 6
Mỗi bên
tham gia Công ước có thể cấp phép tạm quản hàng hoá (kể cả các phương tiện vận
tải) với điều kiện là các hàng hoá đó có thể nhận diện ra khi thời hạn tạm quản
kết thúc.
THỜI HẠN TÁI XUẤT
Điều 7
1. Hàng
hoá (kể cả các phương tiện vận tải) được phép tạm quản sẽ phải tái xuất sau thời
gian được tính là đủ để thực hiện mục đích tạm quản. Thời hạn này được quy định
riêng trong từng phụ lục.
2. Cơ quan Hải quan có thể hoặc
quy định một thời hạn dài hơn thời hạn ghi trong mỗi phụ lục hoặc gia hạn thêm
cho thời hạn ban đầu.
3. Khi hàng hoá (kể cả các
phương tiện vận tải) được phép tạm quản nhưng không thể tái xuất được do bị cầm
giữ chứ không phải do đơn thỉnh cầu của cá nhân thì yêu cầu tái xuất sẽ được
hoãn trong thời gian thu giữ hàng.
CHUYỂN GIAO TẠM
NHẬP
Điều 8
Theo đề
nghị, mỗi bên ký kết có thể cho phép chuyển giao quyền tạm quản cho người khác
khi:
a. Đáp ứng các quy định nêu
trong Công ước này; và
b. Chấp thuận các nghĩa vụ của
người được phép tạm quản ban đầu
KẾT THÚC TẠM QUẢN
Điều 9
Thông
thường việc tạm quản kết thúc khi tái xuất hàng hoá (bao gồm cả các phương tiện
vận tải) đã được phép tạm quản.
Điều 10
Hàng
hoá (bao gồm cả phương tiện vận tải) có thể tái xuất qua một cơ quan Hải quan
khác nơi mà nó nhập.
CÁC TRƯỜNG HỢP KẾT
THÚC KHÁC
Điều 12
Tạm quản
được kết thúc nếu có đồng ý của nhà chức trách có thẩm quyền bằng cách đưa hàng
hoá (kể cả phương tiện vận tải) vào một cảng tự do hoặc một vùng tự do trong
kho ngoại quan hoặc đặt dưới một chế độ quá cảnh hải quan nhằm cuối cùng xuất
hàng đi hoặc đặt dưới một chế độ khác.
Điều 13
Tạm quản
có thể được kết thúc do hàng hoá được phép đưa vào tiêu thụ, khi có các tình huống
xác đáng và luật pháp quốc gia cho phép phải thoả mãn các điều kiện và thủ tục
đối với trường hợp này.
Điều 14
1. Tạm quản
có thể được kết thúc nếu hàng hoá (bao gồm cả phương tiện vận tải) bị hư hại nặng
nề do tai nạn hay rủi ro bất khả kháng tuỳ thuộc quyết định của cơ quan hải
quan:
a. Nộp thuế nhập khẩu và thuế
khác mà hàng phải chịu vào lúc hàng được trình cơ quan Hải quan trong tình trạng
hư hỏng để kết thúc tạm quản.
b. Giao hàng, không phải chịu
mọi phí tổn, cho nhà cầm quyền lãnh thổ tạm quản, trong bất kỳ trường hợp nào,
người được hưởng tạm quản cũng không phải trả thuế và phí nhập; hoặc
c. Tiêu huỷ hàng, có sự giám
sát chính thức, phí tổn cho các bên liên quan, các phế thải hoặc các bộ phận
thu hồi, nếu đưa vào tiêu dùng, phải chịu thuế, lệ phí nhập chịu vào thời điểm
và điều kiện mà hàng trình cho Hải quan sau khi bị tai nạn hoặc bất khả kháng.
2. Thủ tục tạm quản cũng có
thể được kết thúc đối với một trong các trường hợp nêu tại mục b hoặc c của đoạn
1 trên đây nếu các đối tượng liên quan có yêu cầu và theo quyết định của cơ
quan Hải quan.
3. Căn cứ yêu cầu của các đối
tượng liên quan, tạm quản cũng có thể được kết thúc nếu các đối tượng đó chứng
thực được với cơ quan hải quan rằng hàng hoá (bao gồm cả phương tiện vận tải) bị
phá hỏng hoặc mất toàn bộ do tai nạn hay rủi ro bất khả kháng. Trong trường hợp
này, đối tượng được hưởng tạm quản sẽ được miễn thuế nhập khẩu và thuế khác.
Chương IV
QUY ĐỊNH KHÁC
RÚT NGẮN CÁC THỦ
TỤC
Điều 15
Mỗi
bên ký kết giảm đến mức tối thiểu các thủ tục hải quan để phù hợp với Công ước.
Tất cả các quy định liên quan về các thủ tục này phải sớm được công bố.
XIN PHÉP TRƯỚC
Điều 16
1. Khi
tạm quản phải xin phép trước cơ quan hải quan, giấy phép này được cấp trong thời
hạn ngắn nhất nếu có thể.
2. Trường hợp ngoại lệ, cần
xin phép cơ quan không phải Hải quan giấy phép cũng phải được cấp trong thời
gian ngắn nhất nếu có thể.
NHỮNG THUẬN LỢI TỐI
THIỂU
Điều 17
Các
quy định của Công ước này đặt ra những thuận lợi tối thiểu phải đạt được. Nó
không ngăn cản các bên tham gia Công ước áp dụng các quy định thuận lợi hơn
thông qua các thoả thuận đơn phương, song phương hoặc đa phương.
LIÊN MINH HẢI QUAN
HAY LIÊN MINH KINH TẾ
Điều 18
1. Để
áp dụng Công ước này, các lãnh thổ của các bên ký kết hợp thành một liên minh Hải
quan hay liên minh kinh tế có thể xem như một lãnh thổ duy nhất.
2. Không điều khoản nào của
Công ước loại trừ quyền của các bên ký kết thành lập một liên minh hải quan hay
liên minh kinh tế để lập ra các quy tắc riêng có thể áp dụng cho hoạt động tạm
quản trên lãnh thổ của liên minh đó miễn là các quy định này không giảm tính
thuận lợi của Công ước.
CẤM VÀ HẠN CHẾ
Điều 19
Các
quy định của công ước này không cản trở việc áp dụng các quy định hạn chế hay cấm
nhập khẩu theo luật pháp quốc gia, các quy định của quốc gia dựa trên cơ sở các
xem xét phi kinh tế, chẳng hạn như các xem xét về đạo đức hoặc trật tự công cộng,
an ninh công cộng, vệ sinh hoặc y tế hoặc dựa trên các xem xét về thú y hoặc kiểm
dịch, các xem xét về bảo vệ các loài động thực vật hoang dã có nguy cơ bị huỷ
diệt hoặc các xem xét liên quan đến bảo vệ quyền tác giả và sở hữu công nghiệp.
VI PHẠM
Điều 20
1. Đối
tượng vi phạm quy định nào của Công ước này tại lãnh thổ bên ký kết đều coi là
phạm tội và bị phạt theo luật pháp của bên ký kết đó.
2. Khi không thể xác định đâu
là lãnh thổ vi phạm xảy ra, việc vi phạm này có thể quy về lãnh thổ bên ký kết
đã phát hiện ra.
TRAO ĐỔI THÔNG
TIN
Điều 21
Các
bên ký kết thông báo cho nhau những thông tin cần thiết để áp dụng các quy định
của Công ước này theo yêu cầu và mức độ của luật pháp quốc gia cho phép.
Chương V
CÁC ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG
UỶ BAN ĐIỀU HÀNH
Điều 22
1. Một
Uỷ ban điều hành được thành lập để giám sát thực hiện Công ước này và nghiên cứu
mọi khả năng nhằm đảm bảo thực hiện Công ước một cách liên tục và thống nhất
cũng như mọi điểm bổ sung theo đề nghị. Uỷ ban này quyết định việc nhập các phụ
lục mới vào Công ước.
2. Các bên tham gia ký kết là
thành viên của Uỷ ban điều hành. Uỷ ban có thể quyết định cho mọi thành viên,
các quốc gia hay lãnh thổ hải quan không tham gia ký Công ước nêu tại điều 24 của
Công ước này hoặc đại diện của các tổ chức quốc tế được tham gia các khoá họp của
Uỷ ban về các vấn đề liên quan với tư cách là quan sát viên.
3. Hội đồng sẽ cung cấp cho Uỷ
ban các dịch vụ thư ký.
4. Vào dịp mỗi kỳ họp, Uỷ ban
tiến hành bầu chọn một chủ tịch và một phó chủ tịch.
5. Cơ quan hành chính có thẩm
quyền của bên ký kết thông báo cho Hội đồng các đề nghị bổ sung Công ước cũng
như yêu cầu đăng ký các vấn đề cho chương trình nghị sự của các cuộc họp Uỷ
ban. Hội đồng thông báo cho cơ quan có thẩm quyền các bên ký Công ước và các
thành viên, quốc gia hay lãnh thổ hải quan không tham gia ký Công ước nêu tại
điều 24 Công ước được biết.
6. Hội đồng triệu tập Uỷ ban
vào thời điểm do Uỷ ban xác định và cả theo yêu cầu của Cơ quan thẩm quyền của
ít nhất hai quốc gia ký kết. Hội đồng gửi chương trình nghị sự cho cơ quan có
thẩm quyền của các bên ký kết và các thành viên, quốc gia hoặc lãnh thổ hải
quan không tham gia ký kết nêu tại Điều 24 của công ước này ít nhất 6 tuần trước
khi kỳ họp diễn ra.
7. Theo quyết định của Uỷ
ban, thực hiện theo quy định tại khoản 2 điều này, Hội đồng mời các cơ quan có
thẩm quyền của các thành viên quốc gia hay lãnh thổ hải quan không tham gia ký
Công ước nêu tại điều 24 của Công ước này cũng như các tổ chức quốc tế tham dự
với tư cách là các quan sát viên trong kỳ họp của Uỷ ban.
8. Các kiến nghị sẽ được đưa
ra bỏ phiếu. Mỗi bên ký kết cử một người đại diện sẽ có một phiếu bầu. Các khuyến
nghị bổ sung Công ước được thông qua nếu đa số thành viên có mặt đồng ý. Các
khuyến nghị sửa đổi Công ước được thông qua nếu hai phần ba số thành viên có mặt
bỏ phiếu.
9. Áp dụng điều 24 khoản 7 của
Công ước này, các bên thuộc Liên minh Hải quan hoặc liên minh kinh tế tham gia
Công ước, trong trường hợp bầu phiếu, chỉ được một số phiếu bầu ngang với tổng
số phiếu phát cho các thành viên của Liên minh đồng thời là các bên ký kết Công
ước.
10. Uỷ ban thông qua báo cáo,
trước khi kết thúc khoá họp.
11. Trường hợp không có các
quy định liên quan tại điều này, Hội đồng có thể áp dụng các quy tắc về thủ tục
hải quan phù hợp trừ khi Uỷ ban có quyết định khác.
GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP
Điều 23
1. Mọi
tranh chấp giữa hai hay nhiều bên ký Công ước liên quan đến các diễn đạt hay áp
dụng Công ước này chừng nào có thể được thì giải quyết bằng con đường đàm phán
trực tiếp giữa các bên.
2. Mọi tranh chấp không giải
quyết được bằng đàm phán trực tiếp giữa các bên có tranh chấp thì được đưa đến
Uỷ ban điều hành và uỷ ban này sẽ xem xét các xung đột và tiến hành hoà giải nhằm
giải quyết tranh chấp.
3. Các bên có tranh chấp có
thể thoả thuận trước khi chấp thuận hoà giải của Uỷ ban điều hành
KÝ KẾT, THÔNG QUA
VÀ GIA NHẬP
Điều 24
1. Mọi
thành viên của Hội đồng và mọi thành viên của Liên hiệp quốc hoặc các cơ quan
chuyên trách có thể trở thành thành viên của Công ước nếu:
a. Ký kết không cần phê chuẩn
hay bảo lưu các điều khoản của Công ước.
b. Gửi văn bản phê chuẩn sau
khi ký nếu phải qua phê chuẩn
c. Tham gia vào Công ước
2. Công ước này sẽ được mở
cho các thành viên nêu tại khoản 1 của Điều này ký hoặc tại các hội nghị Hội đồng
mà Công ước được thông qua hoặc sau đó tại trụ sở của Hội đồng tại Brussel cho
tới ngày 30/06/1991. Sau ngày này Công ước sẽ được mở cho các thành viên này
tham gia.
3. Mọi quốc gia hoặc Chính phủ
có lãnh thổ hải quan riêng biệt không là thành viên của các tổ chức nêu tại khoản
1 điều này, có quan hệ ngoại giao chính thức, quan hệ thương mại độc lập và được
thành viên của Công ước mời có thể trở thành bên tham gia Công ước bằng cách
tham gia Công ước sau khi Công ước có hiệu lực. Lời mời của nước thành viên được
gửi cho Tổng thư ký Hội đồng theo yêu cầu của Uỷ ban điều hành.
4. Mọi thành viên, quốc gia
hay lãnh thổ hải quan nêu tại khoản 1 hoặc 3 Điều này trong thời gian ký văn bản
không cần phê chuẩn hay bảo lưu, phê chuẩn sau khi ký nếu phải qua phê chuẩn
hay tham gia Công ước, nhất thiết phải chấp nhận phụ lục A và ít nhất là một phụ
lục khác của Công ước thì có thể trở thành viên Công ước. Đồng thời quốc gia
hay lãnh thổ hải quan này có thể thông báo cho Tổng thư ký Hội đồng một hay nhiều
phụ lục mà họ chấp nhận.
5. Các bên tham gia ký kết
thông qua tất cả các phụ lục mới mà Uỷ ban điều hành quyết định sát nhập vào
Công ước sẽ thông báo cho Tổng thư ký theo khoản 4 của Điều này.
6. Các bên tham gia ký kết
thông báo cho Tổng thư ký Hội đồng các điều kiện áp dụng hoặc các thông tin đòi
hỏi căn cứ Điều 8 và Điều 24 khoản 7 của Công ước này. Điều 2 khoản 2 và 3 của
phụ lục A và Điều 4 của phụ lục E. Họ cũng thông báo tất cả những thay đổi
trong quá trình áp dụng các quy định này.
7. Tất cả các Liên minh Hải
quan hoặc Liên minh kinh tế có thể trở thành thành viên của Công ước này theo
các quy định tại khoản 1,2,4 của Điều này. Liên minh hải quan hoặc liên minh
kinh tế sẽ thông báo cho Tổng thư ký Hội đồng có thẩm quyền liên quan về những
vấn đề do Công ước điều chỉnh. Liên minh Hải quan hoặc Liên minh kinh tế là
thành viên ký Công ước với thẩm quyền của mình và nhân danh tổ chức mình thực
hiện quyền và làm tròn nghĩa vụ mà Công ước giao cho mỗi thành viên là các bên
ký Công ước này.
Trong trường hợp như vậy, các
thành viên này sẽ không đủ tư cách cá nhân thực hiện các quyền, kể cả quyền bỏ
phiếu.
TỔNG THƯ KÝ HỘI ĐỒNG
Điều 25
Công ước
này, mọi chữ ký có hoặc không bảo lưu và tất cả các công cụ phê chuẩn hoặc tham
gia Công ước được gửi cho Tổng thư ký của hội đồng lưu giữ.
Tổng thư ký Hội đồng sẽ :
a. Nhận văn bản gốc của Công
ước này và đảm bảo cất giữ nó
b. Chứng thực các bản sao
theo đúng văn bản gốc của Công ước và chuyển chúng cho các thành viên và các
Liên minh Hải quan hoặc Liên minh kinh tế nêu tại Điều 24 khoản 1 và 7 của Công
ước này.
c. Nhận các chữ ký có hoặc
không có bảo lưu hoặc phê chuẩn hay gia nhập Công ước, nhận và giữ tất cả các
giấy tờ, thông báo và các thông tin liên quan đến Công ước.
d. Kiểm tra, xem xét chữ ký,
giấy tờ, thông báo hoặc thông tin liên quan Công ước là hợp thức hay không và nếu
cần, lưu ý vấn đề cho phía ký kết.
e. Thông báo cho bên ký kết của
Công ước, cho những người ký kết, các thành viên của Hội đồng không tham gia ký
kết Công ước và Tổng thư ký Liên hiệp quốc về:
- Việc ký kết, thông qua, gia
nhập và chấp nhận các phụ lục theo Điều 24 Công ước này
- Các phụ lục mới mà Uỷ ban
điều hành quyết định sát nhập vào Công ước
- Ngày hiệu lực của Công ước
và mỗi phụ lục theo Điều 26 của Công ước
- Các thông báo nhận được
theo các Điều 24,29, 30, 32 của Công ước
- Các sửa đổi bổ sung xem như
được phê chuẩn theo Điều 31 của Công ước cũng như ngày có hiệu lực của các sửa
đổi bổ sung này.
Khi có sự bất đồng giữa các
bên ký kết và Tổng thư ký Hội đồng về việc hoàn thành các nhiệm vụ của Tổng thư
ký, Tổng thư ký Hội đồng hoặc bên ký kết phải thông báo các vấn đề cho bên ký kết
khác và những người ký kết biết hoặc nếu cần phải thông báo cho Hội đồng.
ĐI VÀO HIỆU LỰC
Điều 26
1. Công
ước này có hiệu lực 3 tháng sau khi 5 thành viên hoặc Liên minh Hải quan hoặc
Liên minh kinh tế quy định tại Điều 24 khoản 1 và 7 của Công ước này ký Công ước
không cần phê chuẩn hay bảo lưu hoặc lưu các văn bản phê chuẩn hay tham gia
Công ước của họ.
2. Khi 5 thành viên hoặc Liên
minh Hải quan hoặc Liên minh kinh tế đã ký Công ước không cần phê chuẩn hay bảo
lưu hoặc đã lưu các văn bản phê chuẩn hoặc tham gia vào Công ước, Công ước sẽ
có hiệu lực sau 3 tháng đối với bất cứ bên ký kết Công ước sau khi các bên này
ký không cần phê chuẩn hay bảo lưu hoặc đã gửi các văn bản phê chuẩn sau khi ký
nếu phải qua phê chuẩn hoặc tham gia Công ước của họ.
3. Bất kỳ phụ lục của Công ước
này đều có hiệu lực sau 3 tháng kể từ khi 5 thành viên hoặc Liên minh hải quan
hoặc Liên minh kinh tế đã phê chuẩn phụ lục này.
4. Sau khi 5 thành viên hoặc
Liên minh Hải quan hay Liên minh kinh tế đã phê chuẩn một phụ lục, phụ lục này
sẽ có hiệu lực sau 3 tháng khi các bên ký kết thông báo phê chuẩn phụ lục đó.
Tuy nhiên, không một phụ lục nào đi vào hiệu lực cho một bên ký kết trước khi
Công ước có hiệu lực đối với bên ký kết này.
QUY ĐỊNH SỬA ĐỔI
Điều 27
Trong
thời gian một phụ lục của Công ước có hiệu lực mà phụ lục này có một điều khoản
hay một quy định sửa đổi thì phụ lục này sẽ huỷ và thay thế Công ước hay các điều
khoản hoặc quy định của Công ước.Việc sửa đổi và thay thế này chỉ áp dụng đối với
các bên tham gia Công ước và phụ lục đó.
CÔNG ƯỚC VÀ CÁC
PHỤ LỤC
Điều 28
1. Để
áp dụng Công ước này, các phụ lục là một bộ phận hợp thành của Công ước và có
hiệu lực đối với một bên ký kết; tất cả các chỉ dẫn liên quan đến bên ký kết
này cũng được nêu trong các phụ lục.
2. Để đưa ra các biểu quyết
trong Uỷ ban Điều hành, mỗi phụ lục được xem như một Công ước riêng biệt.
BẢO LƯU
Điều 29
1. Mỗi
bên ký kết phê chuẩn một phụ lục là công nhận tất cả các quy định trong phụ lục
này trừ khi bên ký kết thông báo cho Tổng thư ký Hội đồng các quy định bảo lưu
vào thời điểm phê chuẩn phụ lục bằng cách nêu ra các điểm xung đột giữa các quy
định trong luật pháp quốc gia và các quy định liên quan trong phạm vi các vấn đề
nêu tại các phụ lục liên quan.
2. Ít nhất là 5 năm một lần,
mỗi bên ký kết xem xét các quy định mà mình bảo lưu, so sánh các quy định này với
luật pháp quốc gia và thông báo cho Tổng thư ký các kết quả của việc xem xét
này.
3. Bất kỳ một bên ký kết có ý
kiến bảo lưu có thể rút lại điểm bảo lưu, toàn bộ, từng phần vào bất kỳ thời
gian nào, bằng cách thông báo cho Tổng thư ký (người giữ Công ước) khẳng định
thời gian rút lại bảo lưu.
MỞ RỘNG HIỆU LỰC
RA CÁC LÃNH THỔ HẢI QUAN KHÁC
Điều 30
1. Bất
cứ bên ký kết nào cũng có thể thông báo cho Tổng thư ký Hội đồng rằng Công ước
này mở rộng ra bất cứ lãnh thổ nào mà nó chịu trách nhiệm quan hệ quốc tế.
Thông báo này có hiệu lực sau 3 tháng kể từ ngày Tổng thư ký Hội đồng nhận được
nó. Tuy nhiên Công ước này có thể áp dụng đối với các lãnh thổ nếu có tên
trong thông báo trước khi nó có hiệu lực đối với các bên ký kết có liên quan.
2. Bất cứ bên ký kết nào nêu
tại khoản 1 của Điều này đã thông báo về việc Công ước mở rộng ra một lãnh thổ
nó chịu trách nhiệm quan hệ quốc tế thì cũng có thể thông báo cho Tổng thư ký Hội
đồng rằng lãnh thổ này dừng áp dụng Công ước theo quy định tại Điều 31 của Công
ước.
RÚT KHỎI CÔNG ƯỚC
Điều 31
1. Công
ước này được ký kết cho thời gian vô hạn định. Tuy nhiên, sau khi Công ước có
hiệu lực, bất cứ bên ký kết nào cũng có thể rút khỏi Công ước vào bất cứ thời
điểm nào theo Điều 26 của Công ước.
2. Việc rút lui được thông
báo bằng văn bản cho Tổng thư ký Hội đồng lưu giữ
3. Việc rút lui có hiệu lực
sau 6 tháng kể từ khi Tổng thư ký Hội đồng nhận được các văn bản thông báo này
4. Các quy định tại khoản 2
và 3 của Điều này cũng có thể áp dụng cho các bên tham gia phụ lục của Công ước.
Căn cứ quy định tại Điều 26, sau ngày Công ước có hiệu lực, bất cứ bên ký kết
nào cũng có thể thu hồi ý kiến chấp thuận một hoặc nhiều phụ lục. Bên tham gia
ký kết thu hồi ý kiến chấp thuận tất cả các phụ lục được xem như đã rút lui khỏi
Công ước. Hơn nữa một bên tham gia ký kết thu hồi ý kiến chấp thuận phụ lục A
ngay cả khi bên này chấp thuận các phụ lục khác cũng được xem như rút khỏi Công
ước.
THỦ TỤC SỬA ĐỔI
Điều 32
1. Trong
phiên họp theo quy định tại Điều 22, Uỷ ban điều hành có thể đưa ra khuyến nghị
sửa đổi Công ước và phụ lục Công ước.
2. Văn bản về mọi khuyến nghị
sửa đổi được Tổng thư ký Hội đồng thông báo cho các bên tham gia ký kết Công ước,
cho những người ký kết và các thành viên của Hội đồng không là thành viên của
Công ước.
3. Nếu không có ý kiến phản đổi
gì khác của một bên tham gia ký kết nào thông báo cho Tổng thư ký Hội đồng thì
mọi khuyến nghị sửa đổi thông báo theo khoản 2 trên đây cho mọi bên tham gia ký
kết sẽ có hiệu lực 6 tháng kể từ khi kết thúc thời hạn 12 tháng tính từ lúc
thông báo khuyến nghị sửa đổi.
4. Nếu một ý kiến phản đối
khuyến nghị sửa đổi được một bên tham gia ký kết thông báo cho Tổng thư ký Hội
đồng trước thời kỳ hiệu lực 12 tháng nêu tại khoản 3 điều này, sửa đổi sẽ được
bác bỏ và không có hiệu lực.
5. Để thông báo ý kiến phản đối,
mỗi phụ lục được xem như một Công ước riêng rẽ.
CHẤP THUẬN SỬA ĐỔI
Điều 33
1. Mọi
bên tham gia ký kết phê chuẩn Công ước này hoặc tham gia Công ước được xem như
đã chấp thuận việc có hiệu lực của các sửa đổi vào ngày lưu giữ văn bản phê chuẩn
hoặc tham gia.
2. Mọi bên tham gia ký kết chấp
thuận một phụ lục được xem như đã chấp thuận những sửa đổi của phụ lục này. Phụ
lục có hiệu lực tính từ khi bên tham gia ký kết thông báo chấp thuận cho Tổng
thư ký Hội đồng trừ khi có những quy định bảo lưu như quy định tại Điều 29 của
Công ước.
ĐĂNG KÝ VÀ NHỮNG
VĂN BẢN CHÍNH THỨC
Điều 34
Theo điều 102
của Hiến chương Liên hiệp quốc, Công ước này sẽ được
đăng ký tại Ban thư ký Liên hiệp quốc theo đề nghị bằng văn bản của Tổng thư ký
Hội đồng.
Để làm bằng chứng, những người
được uỷ quyền ký đã ký vào Công ước này.
Công ước này được làm ở ISTANBUL,
ngày 26/06/1990 là một bản gốc duy nhất bằng tiếng Anh và tiếng Pháp, hai bản
này có cùng giá trị. Tổng thư ký Hội đồng được giao soạn thảo và lưu hành các bản
dịch theo quy định của Công ước bằng tiếng Ả rập, Trung Quốc, Tây Ban Nha và
Nga.
PHỤ LỤC A
CHỨNG TỪ TẠM NHẬP (SỔ ATA, SỔ CPD)
Chương I
ĐỊNH NGHĨA
Điều 1
Các
khái niệm:
a. “Chứng từ tạm quản” là chứng
từ hải quan quốc tế được chấp nhận như một loại tờ khai hải quan cho phép nhận diện
hàng hoá (bao gồm cả phương tiện vận tải) và dùng để bảo đảm thanh toán quốc tế
các khoản thuế nhập khẩu và thuế khác ;
b. “Sổ tạm quản (Sổ ATA)” là
chứng từ tạm quản sử dụng cho hàng hoá tạm quản ngoại trừ phương tiện vận tải;
c. “ Sổ CPD” là chứng từ tạm
quản sử dụng cho phương tiện vận tải tạm quản;
d. “Chuỗi bảo đảm” là hệ thống
bảo đảm được quản lý bởi một tổ chức quốc tế gồm nhiều Hiệp hội bảo đảm hợp
thành.
e. “Tổ chức quốc tế” là một tổ
chức do các Hiệp hội quốc gia có đủ tư cách liên kết với nhau. Tổ chức này bảo
lãnh và phát hành các chứng từ tạm quản;
f. “Hiệp hội bảo đảm” là Hiệp
hội được cơ quan Hải quan có thẩm quyền của bên tham gia ký Công ước cho phép
thành lập và Hiệp hội này cũng đã gia nhập một chuỗi bảo đảm. Hiệp hội bảo đảm
thanh toán các khoản tiền nêu tại Khoản 8 phụ lục này trong phạm vi lãnh thổ của
bên tham gia ký Công ước.
g. “Hiệp hội phát hành” là Hiệp
hội phát hành chứng từ tạm quản. Hiệp hội này được cơ quan hải quan công nhận
và được gia nhập trực tiếp hoặc không trực tiếp vào chuỗi bảo đảm.
h. “ Hiệp hội phát hành tương
đương” là một Hiệp hội phát hành thành lập trong một bên ký kết khác và cũng
gia nhập cùng một chuỗi bảo đảm;
i. “Quá cảnh hải quan” là chế
độ hải quan mà theo đó hàng hoá được vận chuyển dưới sự kiểm tra, giám sát hải
quan từ một cơ quan Hải quan này đến một cơ quan Hải quan khác.
Chương II
PHẠM VI ÁP DỤNG
Điều 2
1. Theo
điều 5 của Công ước này, mỗi phía ký kết thay vì chấp nhận các chứng từ hải
quan của nước mình thì với một khoản bảo đảm như đã quy định trong Điều 8 của
phụ lục này, sẽ chấp nhận các chứng từ tạm quản có giá trị cho lãnh thổ của
mình và được phát hành, được dùng phù hợp với các điều kiện đề ra trong phụ lục
này đối với hàng hoá (bao gồm cả phương tiện vận tải) tạm quản theo các phụ lục
khác áp dụng cho Công ước này mà nó đã chấp thuận.
2. Mỗi phía ký kết có thể
cũng chấp nhận các giấy tờ tạm quản, được phát hành và được sử dụng theo cùng
các điều kiện, để hoạt động tạm quản tuân thủ đúng luật và quy định quốc gia
3. Mỗi phía ký kết có thể chấp
nhận các giấy tờ tạm quản, được phát hành và dùng trong cùng các điều kiện, cho
quá cảnh hải quan.
4. Các loại hàng hoá (bao gồm
cả phương tiện vận tải) có ý định gia công hay tái chế không được nhập khẩu dưới
vỏ bọc bộ chúng từ tạm quản.
Điều 3
1. Các
chứng từ tạm quản phù hợp với các mẫu quy định trong các phụ lục kèm phụ lục
này; phụ lục I về sổ ATA, phụ lục II về sổ CPD
2. Các phụ lục I và II thuộc
phụ lục này sẽ hợp thành một phần tất yếu của phụ lục A.
Chương III
BẢO ĐẢM VÀ PHÁT HÀNH CHỨNG
TỪ TẠM QUẢN
Điều 4
1. Theo
các quy định và các loại hình bảo đảm mà bên tham gia ký Công ước chấp thuận, mỗi
bên ký kết có thể cho phép các Hiệp hội bảo đảm đóng vai người bảo đảm và phát
hành các chứng từ tạm quản hoặc trực tiếp hoặc thông qua các Hiệp hội phát hành.
2. Một Hiệp hội bảo đảm chỉ
được một bên tham gia ký Công ước chấp thuận nếu nó mở rộng những trọng trách
mà Hiệp hội đó phải thực hiện đối với các hoạt động được nêu trong chứng từ tạm
quản do các Hiệp hội tương đương phát hành.
Điều 5
1. Các
hiệp hội phát hành không cấp chứng từ tạm quản có thời gian sử dụng quá một năm
tính kể từ ngày cấp.
2. Mọi sửa đổi các chỉ dẫn
trong chứng từ tạm quản của tổ chức phát hành nào đó phải được tổ chức đó hoặc
Hiệp hội bảo đảm phê chuẩn. Sau khi cơ quan hải quan của lãnh thổ tạm quản chấp
thuận chứng từ hải quan, không được sửa đổi bất cứ chi tiết nào nếu không có sự
đồng ý của cơ quan hải quan.
3. Sau khi cấp sổ ATA, không
được điền thêm mặt hàng nào vào danh mục hàng hoá đã được liệt kê trong mặt sau
của bìa sổ và trường hợp cần vào các tờ rơi phụ (danh mục tổng quát).
Điều 6
Các
chi tiết sau đây phải được thể hiện trên chứng từ tạm quản:
- Tên Hiệp hội phát hành
- Tên của chuỗi bảo đảm quốc
tế
- Tên nước hay lãnh thổ hải
quan mà chứng từ tạm quản có giá trị, và
- Tên các Hiệp hội bảo đảm của
các nước hay lãnh thổ hải quan được nói đến
Điều 7
Thời
hạn quy định để tái xuất hàng hoá (bao gồm cả phương tiện vận tải) được tạm quản
dưới sự bảo hộ của một chứng từ tạm quản không được quá thời hạn sử dụng của chứng
từ này.
Chương IV
BẢO ĐẢM
Điều 8
1. Mỗi
Hiệp hội bảo đảm phải chịu trách nhiệm với cơ quan hải quan của bên tham gia ký
Công ước nơi Hiệp hội đó đặt trụ sở, sẽ trả khoản thuế nhập khẩu, các khoản thuế
khác, các khoản tiền khác bắt buộc ngoại trừ khoản tiền nêu tại Điều 4 Khoản 4
của Công ước này trong trường hợp chủ hàng không tuân thủ các quy định tạm quản
hoặc quá cảnh hàng hoá (bao gồm cả phương tiện vận tải) được đưa vào trong lãnh
thổ này dưới sự bảo hộ của chứng từ tạm quản do một Hiệp hội phát hành tương ứng
cho ra đời. Hiệp hội có trách nhiệm cùng với các cá nhân nợ các món tiền
nêu ở trên, trả cho được các khoản tiền này.
2. Sổ ATA: Hiệp hội bảo đảm
không chịu trách nhiệm thanh toán các khoản tiền cao hơn 10% so với tổng cộng
các khoản tiền thuế nhập khẩu và các thuế khác.
Sổ CPD: Sẽ không yêu cầu Hiệp
hội bảo đảm phải trả một số tiền lớn hơn tổng số thuế và phí nhập khẩu cùng với
lãi do nộp chậm
3. Khi cấp có thẩm quyền hải
quan tại lãnh thổ tạm quản đã bãi bỏ không điều kiện các chứng từ tạm quản cho
các loại hàng hoá nào đó (bao gồm cả phương tiện vận tải), cơ quan hải quan
không còn đòi hỏi Hiệp hội bảo đảm trả khoản tiền liên quan nêu tại Khoản 1 Điều
này. Tuy nhiên, việc đòi hỏi vẫn có thể thực hiện đối với Hiệp hội bảo đảm nếu
sau đó cơ quan hải quan phát hiện được rằng việc bãi bỏ giấy tờ là không đúng
quy định hoặc có sự gian lận trong điều kiện tạm quản hay quá cảnh hải quan.
4. Sổ ATA: Trong bất cứ mọi
trường hợp, cơ quan hải quan không được yêu cầu Hiệp hội bảo đảm trả những khoản
tiền nêu tại Khoản 1 của Điều này nếu không có thông báo không huỷ bỏ sổ CPD đối
với Hiệp hội bảo đảm trong thời hạn một năm kể từ ngày sổ ATA hết hạn.
Sổ CPD: Trong bất cứ trường hợp
nào, cơ quan hải quan không được yêu cầu Hiệp hội bảo đảm trả tiền nêu trong
Khoản 1 của Điều này nếu không có thông báo không huỷ bỏ sổ CPD đối với Hiệp hội
bảo đảm trong thời hạn 1 năm kể từ ngày sổ này hết giá trị. Cơ quan hải quan sẽ
thông báo tính thuế nhập khẩu và thuế khác cho Hiệp hội bảo đảm trong thời hạn
một năm kể từ ngày Sổ hết hạn. Người chịu trách nhiệm của Hiệp hội sẽ không trả
thuế nếu trong thời hạn 1 năm này không có thông báo của cơ quan hải quan.
Chương V
ĐIỀU CHỈNH CHỨNG TỪ TẠM
QUẢN
Điều 9
1. Sổ
ATA
a. Các Hiệp hội bảo đảm có thời
hạn 6 tháng kể từ ngày cơ quan hải quan thông báo đòi tiền như Khoản 8 Điều 1 của
phụ lục này để cung cấp các bằng chứng là đã tái xuất theo các điều kiện nêu
trong phụ lục này hoặc bất kỳ việc huỷ bỏ hợp pháp khác của Sổ ATA
b. Nếu trong thời hạn cho
phép không cung cấp được các bằng chứng này, Hiệp hội bảo đảm phải đóng ngay một
khoản tiền đặt cọc hoặc đóng tạm thời một khoản tiền. Khoản tiền này sẽ không
được hoàn lại sau đúng 3 tháng kể từ ngay đặt cọc hay ngày trả tiền tạm thời.
Trong thời hạn 3 tháng này, Hiệp hội vẫn có thể xuất trình bằng chứng nêu trong
đoạn a của Khoản này để được hoàn trả tiền
c. Đối với các bên tham gia
ký Công ước mà luật pháp và luật lệ của họ không quy định việc đặt cọc hoặc
đóng tạm thời các khoản thuế nhập khẩu và thuế khác, việc thanh toán theo quy định
tại mục b của Khoản này vẫn được thực hiện và khoản tiền nộp coi là dứt khoát.
Nhưng khoản tiền đó sẽ hoàn trả khi bằng chứng như mục a của Khoản này được đưa
ra trong khoảng thời gian 3 tháng tính từ ngày nộp tiền.
2. Sổ CPD
a. Hiệp hội bảo đảm có thời hạn
1 năm kể từ ngày thông báo không huỷ bỏ sổ CPD để cung cấp bằng chứng tái xuất
phương tiện vận tải theo quy định của phụ lục này hoặc mọi hình thức huỷ số CPD
hợp pháp khác. Tuy nhiên thời kỳ này chỉ có hiệu lực tính từ ngày hết hạn sổ
CPD. Nếu cơ quan hải quan công nhận tính hợp pháp của bằng chứng, họ phải thông
báo cho Hiệp hội bảo đảm trong thời hạn không quá 1 năm;
b. Nếu không xuất trình được
các bằng chứng này trong thời hạn cho phép, Hiệp hội bảo đảm phải đặt cọc hoặc
trả tạm thời các khoản thuế nhập khẩu và các loại thuế phải nộp khác trong thời
hạn tối đa là 3 tháng. Tiền đặt cọc hoặc tiền trả tạm thời này trở thành khoản
tiền chính thức phải nộp sau thời hạn 1 năm. Trong thời hạn chót này, Hiệp hội
bảo đảm vẫn có thể đưa ra các bằng chứng nêu tại đoạn (a) của khoản này để được
hoàn lại số tiền đặt cọc hoặc nộp
c. Đối với các bên tham gia
ký Công ước mà luật pháp và các điều lệ của họ không quy định việc đặt cọc hay
đóng tạm thời các khoản thuế nhập khẩu và thuế khác, việc thanh toán vẫn sẽ được
thực hiện theo các quy định nêu tại điểm b của khoản này và được coi là dứt
khoát. Nhưng khoản tiền này vẫn sẽ được hoàn trả nếu đưa ra các bằng chứng nêu
tại điểm a của khoản này trong thời hạn 1 năm kể từ ngày nộp tiền
Điều
10
1. Bằng
chứng của việc tái xuất hàng hoá tạm quản (bao gồm cả phương tiện vận tải) là
cuống tờ khai tái xuất do cơ quan hải quan của lãnh thổ tạm quản xác nhận và
đóng dấu.
2. Nếu không có các chứng cứ
thực xuất như Khoản 1 của điều này, cơ quan hải quan của lãnh thổ tạm quản có
thể chấp thuận chứng cứ thực xuất dù cho đã quá hạn của chứng từ trong trường hợp
sau:
a. Có xác nhận trên chứng từ
tạm quản của cơ quan hải quan của một bên tham gia ký Công ước khác rằng hàng
hoá được nhập khẩu hoặc tái nhập khẩu với điều kiện là các xác nhận liên quan đến
nhập hoặc tái nhập khẩu mà ta có thể chứng minh là đã xảy ra sau khi xuất.
b. Nếu có bất cứ bằng chứng
nào khác chứng minh rằng hàng hoá (bao gồm cả phương tiện vận tải) đã nằm ngoài
lãnh thổ tạm quản.
3. Trường hợp cơ quan hải
quan của bên tham gia ký Công ước cho miễn tái xuất hàng hoá nào đó (bao gồm cả
phương tiện vận tải) đã được tạm quản theo bảo hộ của chứng từ tạm quản, Hiệp hội
bảo đảm chỉ được miễn trừ các nghĩa vụ khi cơ quan này xác nhận vào các chứng từ
tạm quản rằng tình trạng của hàng hoá (bao gồm cả phương tiện vận tải) đã được
điều chỉnh.
Điều 11
Trong
trường hợp nêu tại Điều 10 khoản 2 của phụ lục này, cơ quan hải quan có quyền
thu lệ phí Điều chỉnh.
Chương VI
QUY ĐỊNH KHÁC
Điều
12
Theo
quy định của phụ lục này, phí xác nhận trên chứng từ tạm quản tại cơ quan hải
quan trong giờ hành chính là được miễn.
Điều
13
Trong
trường hợp sổ tạm quản đang sử dụng cho các hàng hoá (bao gồm cả phương tiện vận
tải) bị rách nát hay mất cắp xảy ra trong lãnh thổ của một trong những bên tham
gia ký Công ước, cơ quan hải quan của bên tham gia ký kết này chấp thuận các chứng
từ thay thế có giá trị thời hạn tương đương sổ mà chúng thay thế theo yêu cầu của
hiệp hội phát hành và theo các quy định của cơ quan có thẩm quyền.
Điều
14
1. Một
khi dự kiến rằng hoạt động tạm quản sẽ vượt quá thời hạn giá trị của các chứng
từ tạm quản mà không có khả năng tái xuất hàng hoá (bao gồm cả phương tiện vận
tải) trong thời gian này, Hiệp hội đã phát hành chứng từ này có thể cấp chứng từ
thay thế. Chứng từ này phải do cơ quan Hải quan của bên tham gia ký Công ước
liên quan kiểm tra. Khi chấp thuận chứng từ thay thế, cơ quan hải quan liên
quan sẽ huỷ bỏ sổ cũ.
2. Sổ CPD chỉ có thể gia hạn một
lần duy nhất trong thời gian không quá một năm. Sau thời gian này, phải cấp một
sổ mới thay thế sổ trước đây và phải được sự đồng ý của cơ quan hải quan.
Điều
15
Một
khi thực hiện khoản 3 Điều 7 của Công ước này, cơ quan hải quan thông báo càng
nhiều càng tốt cho các Hiệp hội bảo đảm về các vụ mà hải quan thu giữ hoặc theo
yêu cầu của Hiệp hội đối với hàng hoá (bao gồm cả phương tiện vận tải) đặt
trong vòng bảo hộ của các chứng từ tạm quản do Hiệp hội bảo đảm và sẽ thông báo
cho Hiệp hội các biện pháp định áp dụng.
Điều
16
Trường
hợp có gian lận, vi phạm hay lạm dụng, các bên tham gia ký Công ước bất kể các
điều khoản của phụ lục này có quyền khởi tố những người đã sử dụng chứng từ tạm
quản để truy thu thuế nhập khẩu, thuế khác và các khoản tiền bắt buộc phải nộp
khác cũng như để áp đặt hình phạt đối với người gây ra. Trong các trường hợp
như vậy các Hiệp hội phải hỗ trợ cơ quan hải quan.
Điều
17
Chứng
từ tạm quản hoặc những bộ phận của chứng từ này được Hiệp hội bảo đảm, một tổ
chức quốc tế hay cơ quan hải quan của bên ký kết giao cho Hiệp hội phát hành.
Chứng từ này cho phép việc tạm quản vào một lãnh thổ được hưởng miễn thuế nhập
khẩu và thuế khác và không phải bị cấm hay hạn chế nhập khẩu . Các thuận lợi
tương ứng cũng sẽ được tạo ra lúc xuất khẩu.
Điều
18
1. Mỗi
bên tham gia ký Công ước có quyền bảo lưu những vấn đề liên quan đến việc chấp
nhận sổ ATA vận chuyển qua bưu điện theo quy định tại Điều 29 của Công ước này.
2. Không chấp thuận bất cứ bảo
lưu nào khác trong phụ lục này.
Điều
19
1. Theo
quy định tại Điều 27 của Công ước này từ khi Công ước có hiệu lực sẽ chấm dứt
và thay thế Công ước hải quan về sổ ATA đối với tạm quản hàng hoá được làm tại
Brussel ngày 06/12/1961, trong mối quan hệ đối với các bên tham gia Công ước và
phụ lục này.
2. Mặc dù đã quy định tại khoản
1 của Điều này, những sổ ATA được cấp theo quy định của Công ước ATA năm 1961
trước thời hạn hiệu lực của phụ lục này vẫn được áp dụng đối với hàng hoá tạm
quản cho đến khi hoàn thành các thao tác được ghi trong sổ ATA
PHỤ LỤC B.1
PHỤ LỤC VỀ HÀNG HOÁ DÙNG ĐỂ TRƯNG BÀY HOẶC SỬ DỤNG
TẠI TRIỂN LÃM, HỘI CHỢ, HỘI NGHỊ HAY CÁC SỰ KIỆN TƯƠNG TỰ
Chương I
CÁC ĐỊNH NGHĨA
Điều 1
Trong
Phụ lục này, thuật ngữ “sự kiện” có nghĩa là:
1. Triển lãm, hội chợ, hoặc
các cuộc trưng bày tương tự về thương mại, công nghiệp, nông nghiệp hoặc thủ
công;
2. Triển lãm hoặc hội nghị mà
được tổ chức chủ yếu cho mục đích từ thiện;
3. Triển lãm hoặc hội nghị được
tổ chức chủ yếu để đẩy mạnh các hoạt động về học tập, mỹ thuật, thủ công, thể
thao, khoa học, giáo dục hoặc văn hoá, nâng cao sự hiểu biết về tôn giáo hoặc
tín ngưỡng, đẩy mạnh du lịch hoặc hữu nghị giữa các dân tộc;
4. Hội nghị bao gồm đại diện
của một tổ chức quốc tế hoặc nhóm tổ chức quốc tế; hoặc
5. Các cuộc họp chính thức hoặc
các buổi tưởng niệm ngoại trừ các buổi triển lãm được tổ chức cho mục đích cá
nhân trong các cửa hàng hoặc trung tâm thương mại để bán hàng nước ngoài.
Chương II
PHẠM VI ÁP DỤNG
Điều 2
1. Hàng
hoá sau đây sẽ được cấp tạm quản phù hợp với Điều 2 của Công ước này:
a. Hàng hoá dự định để trưng
bày tại một sự kiện, kể cả các vật liệu được quy định trong phụ lục của Hiệp định
nhập khẩu các vật liệu giáo dục, khoa học và văn hoá, UNESCO, New York, ngày 22
tháng 11 năm 1950 và Nghị định thư tại Nairobi ngày 26 tháng 11 năm 1976
b. Hàng hoá dự định sử dụng
liên quan đến trưng bày các sản phẩm nước ngoài tại sự kiện, bao gồm:
i.Hàng hoá cần thiết cho mục
đích giới thiệu máy móc nước ngoài hoặc thiết bị trưng bày;
ii.Vật liệu xây dựng và trang
trí kể cả thiết bị điện, cho gian hàng tạm thời của người triển lãm nước ngoài;
iii.Vật liệu quảng cáo và
trưng bày ở nơi công cộng để giới thiệu hàng nước ngoài , ví dụ như thiết bị
ghi âm và hình ảnh, phim và đèn chiếu cũng như các thiết bị sử dụng đi kèm;
c. Trang thiết bị bao gồm cả
thiết bị phiên dịch, thiết bị ghi âm thanh và hình ảnh và phim mang tính giáo dục,
khoa học hoặc văn hoá định sử dụng tại hội nghị, hội thảo hoặc đại hội quốc tế.
2. Để có thể tạo thuận lợi
cho việc áp dụng, phụ lục quy định:
a. Số hoặc số lượng của từng mặt
hàng phải hợp lý so với mục đích nhập;
b. Các điều kiện của Công ước
này phải được thực hiện, thoả mãn yêu cầu của cơ quan hải quan lãnh thổ tạm quản.
Chương III
CÁC ĐIỀU KHOẢN KHÁC
Điều 3
Trừ
khi luật pháp quốc gia của lãnh thổ tạm quản cho phép khác đi, hàng hoá được
phép tạm quản trong khi chịu sự quản lý của Công ước này sẽ không được:
(a) Cho mượn, cho thuê hoặc
được dùng để thưởng;
(b) vận chuyển ra ngoài nơi
trưng bày
Điều 4
1. Thời
hạn để tái xuất cho hàng nhập khẩu được trưng bày hoặc sử dụng tại triển lãm, hội
chợ, hội nghị hoặc các sự kiện tương tự sẽ ít nhất là 6 tháng kể từ ngày hàng tạm
quản.
2. Mặc dù quy định của mục 1
Điều này cơ quan hải quan sẽ cho phép hàng hoá đó được để lại trong lãnh thổ tạm
quản để trưng bày hoặc sử dụng tại một sự kiện tiếp theo, nếu chịu thực hiện
các điều kiện mà luật lệ lãnh thổ đó yêu cầu và miễn là hàng hoá tái xuất trong
khoảng thời gian 1 năm kể từ ngày hàng hoá tạm quản.
Điều 5
1. Theo
Điều 13 của Công ước này, thông quan hàng được sử dụng luôn trong nước sẽ được
miễn về phí và thuế nhập khẩu và không áp dụng việc cấm hoặc hạn chế nhập khẩu
đối với hàng hoá sau đây:
(a) Các mẫu nhỏ đại diện cho hàng nước ngoài đem
trưng bày tại sự kiện, bao gồm cả các mẫu hàng hoá là thực phẩm và đồ uống, hoặc
dưới dạng các mẫu như vậy hoặc sản xuất từ các vật tư rời nhập khẩu tại sự kiện
đó, miễn là:
i.Chúng được cung cấp miễn phí từ nước ngoài và
sử dụng duy nhất để phân phát miễn phí cho công chúng thăm quan tại sự kiện
này, cho sử dụng cá nhân hoặc sự tiêu thụ bởi người được phát,
ii.Chúng có thể nhận dạng như các mẫu quảng cáo
và từng mẫu có giá trị nhỏ
iii.Chúng không phù hợp cho mục đích thương mại
và nếu cần được đóng gói với trọng lượng nhỏ hơn gói bán lẻ nhỏ nhất
iv.Các mẫu hàng hoá là thực phẩm, đồ uống không
được phân phát ở dạng gói như mục (iii) ở trên và được tiêu thụ tại sự kiện
này, và
v.Giá trị và số lượng chung của các mẫu mà theo
ý kiến của cơ quan hải quan tại lãnh thổ tạm quản là hợp lý xét về tính chất của
sự kiện, số khách thăm quan và mức độ tham gia của nhà trưng bày
(b) Hàng hoá nhập khẩu chỉ để trưng bày, giới
thiệu sự hoạt động của một máy móc hay thiết bị nước ngoài đem trưng bày tại sự
kiện và tiêu huỷ hay phá huỷ trong quá trình trưng bày miễn là giá trị tập hợp
và số lượng của từng hàng hoá, theo đánh giá của cơ quan hải quan tại lãnh thổ
tạm quản là hợp lý xét về tính chất của sự kiện, số khách tham quan và mức độ
tham gia của nhà trưng bày;
(c) Các sản phẩm có giá trị thấp được sử dụng để
xây dựng, trang bị đồ đạc, trang trí các gian hàng tạm thời cho nhà triển lãm
nước ngoài tại sự kiện như sơn, dầu bóng, giấy dán tường và được huỷ đi khi sử
dụng xong;
(d) Ấn phẩm, các quyển catalogue, thông báo về
thương mại, các danh mục giá cả, áp phích quảng cáo, lịch có minh hoạ hay không
và các bức tranh không có khung là những vật liệu để quảng cáo hàng hoá nước
ngoài được trưng bày tại sự kiện, miễn là:
i. Chúng được cung cấp miễn phí từ nước ngoài và
sử dụng duy nhất để phân phát miễn phí tới khách thăm quan tại sự kiện này, và
ii. Giá trị tập hợp và số lượng hàng hoá theo ý
kiến của cơ quan hải quan tại lãnh thổ tạm quản là hợp lý xét về tính chất của
sự kiện, số khách tham quan và mức độ tham gia của người trưng bày;
(e) Các hồ sơ lưu trữ, mẫu biểu và các chứng từ
khác nhập khẩu để dùng cho các sự kiện trên hoặc có liên quan đến các hội nghị,
hội thảo hoặc đại hội quốc tế
2. Mục 1 trong Điều khoản này sẽ không được áp dụng
đối với đồ uống có cồn, thuốc lá và chất đốt.
Điều 6
1. Việc
kiểm tra Hải quan và thông quan đối với hàng nhập khẩu và tái xuất khẩu dùng để
trưng bày hoặc sử dụng trong một sự kiện, nếu thích hợp, có thể tiến hành tại
nơi diễn ra sự kiện đó ;
2. Mỗi bên ký kết sẽ cố gắng,
trong mọi trường hợp có thể được, xem xét tầm quan trọng và quy mô của sự kiện,
để mở một cơ quan Hải quan trong một thời gian hợp lý ở khu vực xảy ra sự kiện
trên lãnh thổ của mình.
Điều 7
Các sản
phẩm có tính ngẫu nhiên thu được từ hàng hoá tạm quản được coi là kết quả của
thiết bị, máy móc được trưng bày, sẽ được các Điều khoản của Công ước điều chỉnh.
Điều 8
Mỗi
bên cam kết sẽ có quyền bảo lưu phù hợp với Điều 29 của Công ước này, xét các
Điều khoản của khoản 1 Điều 5 của Phụ lục này
Điều 9
Khi có
hiệu lực, phụ lục này sẽ phù hợp với Điều 27 của Công ước, sẽ bãi bỏ và thay thế
Công ước Hải quan về thuận tiện cho nhập khẩu hàng hoá trưng bày hoặc sử dụng tại
triển lãm, hội chợ, hội nghị hoặc các sự kiện tương tự, tại Brussel ngày
8/6/1961, trong mối liên quan giữa các bên cam kết đã chấp nhận phụ lục này và
Công ước này.
PHỤ LỤC B2
PHỤ LỤC VỀ THIẾT BỊ NGHỀ NGHIỆP
Chương I
ĐỊNH NGHĨA
Điều 1
Trong
phụ lục này, thuật ngữ “ thiết bị nghề nghiệp” được hiểu là:
1. Trang thiết bị cho báo chí
phát thanh hoặc truyền hình, cần thiết cho đại diện của các tổ chức báo chí hoặc
truyền thanh hoặc truyền hình thăm quan lãnh thổ nước khác với mục đích làm báo
cáo hoặc nhằm thu, phát tư liệu cho các chương trình nhất định. Một danh mục
minh hoạ về trang thiết bị này được đưa ra tại phần phụ I trong phụ lục này;
2. Trang thiết bị quay phim cần
thiết cho một người thăm quan lãnh thổ nước khác nhằm tạo ra một hay nhiều phim
nhất định. Một danh mục minh hoạ trang thiết bị này đưa ra tại phần Tiểu phụ lục
II trong phụ lục này;
3. Bất kỳ trang thiết bị cần
thiết khác cho việc thực hành nghề nghiệp, trong thương mại hoặc chuyên môn của
người thăm quan lãnh thổ nước khác để thực hiện một công việc nhất định. Điều
này không bao gồm các trang thiết bị sử dụng trong sản xuất công nghiệp hoặc
đóng gói hàng hoá (trừ công cụ bằng tay) cho việc khai thác các nguồn tự nhiên,
cho xây dựng sửa chữa hoặc bảo quản các công trình xây dựng hoặc để vận chuyển
đất và các công trình tương tự. Danh mục minh hoạ trang thiết bị như vậy thể hiện
tại Tiểu phụ lục III trong phụ lục này.
4. Thiết bị phụ cho trang thiết
bị được đề cập tại mục 1,2,3 của Điều khoản này và các đồ phụ tùng đi kèm.
Chương II
PHẠM VI ÁP DỤNG
Điều 2
Các
hàng hoá sau đây được tạm quản phù hợp với Điều 2 của Công ước:
(a) Trang thiết bị nghề nghiệp
(b) Các bộ phận được
tháo rời nhập khẩu để sửa chữa thiết bị nghề nghiệp tạm quản theo phần (a) đã
được nêu trên.
Chương III
CÁC ĐIỀU KHOẢN KHÁC
Điều 3
1. Để
đạt được các tiện lợi áp dụng trong phụ lục này, các trang thiết bị nghề nghiệp
sẽ :
(a) Được sở hữu bởi người lập
nghiệp hoặc cư trú bên ngoài lãnh thổ tạm quản
(b) Được nhập khẩu bởi người
lập nghiệp hoặc cư trú bên ngoài lãnh thổ tạm quản
(c) Được sử dụng duy nhất bởi
người thăm lãnh thổ tạm quản hoặc dưới sự giám sát của chính người đó
2. Phần (c) của mục 1 Điều
khoản này sẽ không áp dụng trong trường hợp trang thiết bị nhập khẩu để sản xuất
một phim, chương trình truyền hình hoặc một tác phẩm nghe nhìn, dưới một hợp đồng
cùng sản xuất với người lập nghiệp tại lãnh thổ tạm quản là một thành viên và
việc này được chấp thuận bởi nhà chức trách có thẩm quyền của lãnh thổ đó theo
hiệp định liên chính phủ liên quan đến sản xuất chung.
3. Trang thiết bị điện ảnh và
trang thiết bị dùng cho báo chí hoặc phát thanh, truyền hình sẽ không là đối tượng
của hợp đồng cho thuê hoặc sự dàn xếp tương tự trong đó người lập nghiệp trong
lãnh thổ tạm quản là một bên, miễn là: Điều kiện này sẽ không áp dụng trong trường
hợp thực hiện các chương trình phát thanh hay truyền hình liên kết.
Điều 4
1. Việc
tạm quản thiết bị sản xuất phát thanh và truyền hình và các trang thiết bị đi
kèm của chúng, nhập khẩu bởi các cơ quan công hay tư được sự chấp thuận cho mục
đích này bởi cơ quan hải quan trong lãnh thổ hàng tạm quản sẽ được phép mà
không cần một chứng từ hải quan hoặc an ninh.
2. Hải quan có thể yêu cầu xuất
trình một danh mục kê khai chi tiết các trang thiết bị đã được nhắc đến trong
khoản 1 của Điều này kèm theo là bản viết tay cam kết tái xuất.
Điều 5
Thời
hạn để tái xuất trang thiết bị chuyên ngành ít nhất là 12 tháng kể từ ngày hàng
tạm quản. Tuy nhiên khoảng thời gian để tái xuất phương tiện vận tải có thể được
quyết định khi việc xem xét mục đích và thời hạn dự kiến ở lại lãnh thổ tạm quản.
Điều 6
Mỗi thành viên cam kết sẽ
có quyền từ chối hoặc rút lui lại quyền cấp tạm quản đối với phương tiện vận tải
như quy định tại các tiểu phụ lục I-III của phụ lục này, mặc dù chỉ đôi khi có
trường hợp các phương tiện đó cho người lên để thu tiền hoặc bốc hàng từ một
nơi trên lãnh thổ của mình để dỡ hàng tại một nơi trong cùng lãnh thổ.
Điều 7
Các tiểu phụ lục của Phụ
lục này sẽ được coi là một phần không tách rời của phụ lục.
Điều 8
Khi Công ước có hiệu lực,
theo với Điều 27 của Công ước, phụ lục này bãi bỏ và thay thế Công ước Hải quan
về việc tạo thuận tiện cho việc tạm quản thiết bị chuyên dụng tại Brussel ngày
08 tháng 06 năm 1961, trong mối liên quan giữa các bên cam kết đã chấp nhận phụ
lục và Công ước này
TIỂU
PHỤ LỤC I
TRANG THIẾT BỊ DÙNG CHO BÁO CHÍ HOẶC PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH
Danh mục minh hoạ
A. Trang thiết bị cho báo chí như:
o Máy tính cá nhân
o Máy fax
o Máy đánh chữ
o Các loại camera (phim và điện tử);
o Thiết bị ghi, thu phát tiếng và hình (máy ghi
băng và hình, micro, loa, mic, bộ trộn);
o Các băng ghi âm hoặc hình
(còn để trống hay đã ghi rồi);
o Dụng cụ và các thiết bị đo,
kiểm tra (hệ thống kiểm tra máy băng ghi hình và tiếng, hòm dụng cụ, xà cột,
máy phát tín hiệu video, dao động kể cả máy đo nhiều chức năng);
o Thiết bị đèn chiếu sáng
(đèn chiếu, máy đổi điện, giá 3 chân);
o Các phụ kiện hoạt động
(cassette, la bàn, thấu kính, giá 3 chân, ắc quy, máy đo ánh sáng, cu roa truyền
lực, bộ sạc điện, màn hình)
B. Trang thiết bị truyền
thanh như:
o Thiết bị viễn thông như máy
thu phát hoặc máy phát thanh, đầu cuối nối với hệ thống hoặc nối với đầu cáp,
các vệ tinh liên lạc;
o Trang thiết bị sản xuất âm
tần (thiết bị thu âm, ghi âm và sao lại âm);
o Các thiết bị, dụng cụ để đo
và kiểm tra kỹ thuật (máy đo dao động, hệ thống kiểm tra máy ghi âm, ghi hình,
máy đo đa năng, hòm dụng cụ và xà cột, máy đo véc tơ, máy phát tín hiệu video);
o Các phụ kiện hoạt động như
(đồng hồ, đồng hồ bấm giờ, la bàn, tai nghe, bộ trộn, băng ghi tiếng, máy phát
điện, biến áp, ắc quy và bộ sạc điện, lò sưởi, máy điều hoà và máy thông gió…)
o Máy ghi âm (còn để trắng
hay đã ghi)
C. Trang thiết bị truyền hình
như:
o Máy quay camera
o Máy truyền hình ảnh
o Thiết bị và dụng cụ kiểm
tra và đo
o Thiết bị phát và phát lại
o Thiết bị truyền thông
o Thiết bị ghi âm thanh hoặc
hình ảnh hoặc sao lại (máy ghi âm, ghi hình, phát hình, micro, bộ trộn , loa,…)
o Thiết bị chiếu sáng (đèn
chiếu, máy đổi điện, giá 3 chân,…)
o Thiết bị dựng hình
o Các phụ kiện hoạt động khác
(đồng hồ, đồng hồ bấm giờ, la bàn, tai nghe, bộ trộn, bộ phát điện, ắc quy và bộ
sạc, lò sưởi, máy điều hoà và máy thông gió, biến áp, máy đo ánh sáng)
o Băng ghi hình ghi tiếng
(còn để trắng hay đã ghi hình), đoạn đề giới thiệu, tín hiệu gọi trạm, chèn nhạc,
…)
o Cảnh quay ban sơ (chưa dựng)
o Các dụng cụ âm nhạc, y phục,
phong cảnh, và các tài sản khác thuộc sân khấu, cảnh trí, bục đứng, vật liệu
trang điểm, máy nhuộm tóc.
D. Phương tiện vận tải được
thiết kế hoặc chuyên dùng cho các mục đích nêu trên, chẳng hạn:
o Xe truyền hình
o Xe chở phụ tùng tivi
o Xe ghi tín hiệu video
o Xe ghi và phát tiếng
o Xe chuyển động chậm
o Xe ánh sáng
TIỂU
PHỤ LỤC II
TRANG THIẾT BỊ ĐIỆN ẢNH
Danh mục minh
hoạ
A. Trang thiết bị như:
- Camera các loại (máy ảnh
phim thường và máy ảnh điện tử)
- Các dụng cụ kiểm tra kỹ thuật,
đo và máy đo dao động (hệ thống kiểm tra máy ghi hình và tiếng, máy đo đa năng,
hòm dụng cụ và xà cột, máy đo véc tơ, máy phát tín hiệu video)
- Máy quay phim “có chân có
thể mang vác được” và có micro dài, cần cẩu;
- Thiết bị chiếu sáng (máy
chiếu, máy đổi điện, giá 3 chân…)
- Thiết bị dựng hình
- Thiết bị ghi âm hoặc hình ảnh
hoặc sao ( thiết bị sao lại băng đĩa, micro, bộ trộn , loa,…)
- Băng ghi tiếng hoặc ghi
hình (băng trắng hoặc đã ghi, đoạn băng giới thiệu, tín hiệu của trạm, đoạn nhạc
lồng vào)
- Cảnh quay ban sơ
- Các phụ tùng (đồng hồ, đồng
hồ bấm giây, la bàn, micro, bộ trộn, băng từ, máy phát điện, máy biến thế, ắc
quy, máy sạc, máy sưởi, máy điều hoà thiết bị thông gió,…)
- Dụng cụ âm nhạc, dàn ảnh,
trang phục, sân khấu, bệ, vật liệu trang điểm, máy nhuộm tóc.
B. Các loại xe đã được thiết
kế hoặc đặc biệt cho mục đích đã xác định ở trên
TIỂU
PHỤ LỤC III
TRANG THIẾT BỊ KHÁC
Danh mục minh
hoạ
A. Trang thiết bị dùng cho
xây lắp, kiểm tra, thử, hiệu chỉnh, bảo quản hoặc sửa chữa máy, phương tiện vận
tải … như:
- Các dụng cụ
- Thiết bị đo, kiểm tra hoặc
thử nghiệm (áp suất, nhiệt độ, độ xa, độ cao, tốc độ, bề mặt,…) kể cả dụng cụ
điện (vôn kế, nhiệt kế, cáp đo, máy so sánh, biến thế, máy ghi,…) và khuôn dẫn
- Trang thiết bị dùng để chụp
ảnh máy móc, nhà xưởng trong và sau khi lắp
- Thiết bị để kiểm tra kỹ thuật
tàu.
B. Thiết bị cần thiết cho các
doanh nhân, nhà chuyên môn hoạt động thương mại có hiệu quả, chuyên gia sản xuất,
kế toán và các thành viên chuyên môn tương tự như:
- Máy tính cá nhân
- Máy đánh chữ
- Thiết bị truyền thanh và
hình, ghi và sao chép
- Dụng cụ và thiết bị tính
toán
C. Thiết bị cần cho các
chuyên gia tiến hành điều tra khảo sát địa đồ hoặc công việc thăm dò địa vật lý
như:
- Dụng cụ và thiết bị đo
- Thiết bị khoan
- Thiết bị truyền và thông
tin
D. Trang thiết bị cần thiết
cho các chuyên gia chống ô nhiễm.
E. Dụng cụ, thiết bị cần thiết
cho bác sĩ, phẫu thuật, phẫu thuật thú y, đỡ đẻ và các thành viên chuyên môn
tương tự.
F. Thiết bị cần thiết cho các
nhà khảo cổ, cổ sinh vật học, địa lý, động vật học và các nhà khoa học khác.
G. Thiết bị dùng cho các nghệ
sĩ biểu diễn chung hoặc riêng (dụng cụ âm nhạc, trang phục, cảnh trang trí).
H. Trang thiết bị cần thiết
cho giảng viên để minh hoạ bài giảng
I. Trang thiết bị cần thiết
cho các chuyến đi chụp hình (camera đủ loại, cát xét, máy đo ánh sáng, thấu
kính, giá 3 chân, ắc quy, dây chuyền, monitor, dụng cụ chiếu sáng, các dụng cụ
mốt và phụ tùng cho ma nơ canh)
J. Các xe chuyên chở được thiết
kế hoặc được lắp ráp đặc biệt như với mục đích rõ ở trên, như xe kiểm tra lưu động,
xe sửa chữa, xe phòng thí nghiệm.
PHỤ LỤC B.3
PHỤ LỤC VỀ CÔNG TEN NƠ HÀNG HOÁ CÓ GIÁ KÊ, ĐÓNG
GÓI, LÀM MẪU HÀNG VÀ CÁC HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG THƯƠNG
MẠI
Chương I
ĐỊNH NGHĨA
Điều 1
Trong
phụ lục này, các thuật ngữ được hiểu như sau:
(a) “Hàng hoá nhập khẩu liên quan đến hoạt động
thương mại” là các công ten nơ, giá kê, gói, mẫu, phim quảng cáo và hàng nhập
khẩu khác liên quan đến hoạt động thương mại nhưng chính việc nhập khẩu này tự
nó không cấu thành hoạt động thương mại
(b)“Gói” là tất cả các vật phẩm và vật liệu đã
được sử dụng hoặc sẽ sử dụng được nhập khẩu, để đóng gói, để bảo vệ, đã xếp hoặc
tách rời hàng hoá ngoại trừ chất liệu đóng gói như : rơm, giấy, sợi thuỷ tinh,
phoi bào,…được nhập khẩu với số lượng lớn. Các công ten nơ và giá kê, đã xác định
tại mục (c) và (d) của điều này cũng bị loại trừ
(c)“ Công ten nơ” là một loại thiết bị vận tải
(khung thùng, téc di động hoặc cấu trúc tương tự):
i. Là một buồng khép kín toàn bộ để chứa hàng
ii. Mang tính vĩnh cửu, đủ khoẻ để có thể sử dụng
nhiều lần
iii. Đặc biệt thiết kế tạo thuận tiện đối với vận
chuyển hàng hoá, bởi một hoặc nhiều phương thức vận tải, không phải chất lại
ngay
iv. Thiết kế dễ vận hành, đặc biệt khi được chuyển
giao từ một kiểu vận tải này sang một kiểu vận tải khác
v. Thiết kế để dễ làm đầy và dễ bốc sạch
vi. Có khối lượng bên trong là 1 mét khối hoặc lớn
hơn, thuật ngữ “ công ten nơ” bao gồm cả các phụ tùng và thiết bị phù hợp của
công ten nơ, miễn là các phụ tùng và các thiết bị như vậy được mang kèm công
ten nơ.
(d)“Giá kê” là dụng cụ đặt trên nền sàn có thể tập
hợp được trên nó một số lượng hàng hoá để hình thành một đơn vị bốc xếp cho mục
đích vận chuyển hoặc thao tác hoặc dồn lại với sự trợ giúp dụng cụ cơ giới. Công
cụ này được cấu tạo 2 tấm cách biệt bởi các thanh giằng, hoặc một tấm có chân đỡ,
độ cao tổng thể được hạn chế tới mức nhỏ nhất cho phép phù hợp với xe nâng hạ
có chĩa hoặc xe chở giá kê nó cũng có hoặc không có cấu trúc che ở trên
(g)“ Các mẫu” là đồ đạc đại diện cho một loại
hàng hoá cá biệt đã được sản xuất hoặc là mẫu hàng hoá mà việc sản xuất đã được
trù liệu, song không bao gồm cùng một loại hàng được cùng một người đưa vào, hoặc
gửi tới một địa chỉ duy nhất, với một số lượng mà nếu gộp lại, chúng không còn
là mẫu thương mại sử dụng thông thường
(h)“Phim quảng cáo” là các băng hình có hoặc
không có đường tiếng, bao gồm chủ yếu là các hình ảnh cho thấy tính chất hoặc
cơ chế hoạt động các sản phẩm hoặc thiết bị đưa ra bán hoặc thuê bởi một người
lập nghiệp hoặc cư trú ngoài lãnh thổ tạm quản, miễn là phim thuộc kiểu phù hợp
với việc trưng bày cho khách hàng đi mua chứ không cho trưng bày chung cho Công
chúng xem ; và được nhập khẩu trong một gói chứa không quá một bản cho mỗi phim
và không phải là một bộ phận của lô hàng phim lớn hơn.
(i)“Vận tải nội địa” là việc vận chuyển hàng hoá
trong lãnh thổ hải quan của một bên cam kết để dỡ hàng tại một nơi trong lãnh
thổ hải quan của cùng bên cam kết.
Chương II
PHẠM VI ÁP DỤNG
Điều 2
Hàng hoá nhập khẩu sau
đây có liên quan đến hoạt động thương mại được phép là hàng tạm quản phù hợp với
Điều 2 của Công ước này:
i. Gói bọc được nhập khẩu đóng đầy hàng để tái
xuất khẩu rỗng hoặc đầy, hoặc nhập khẩu rỗng để tái xuất khẩu đóng đầy hàng;
ii. Các công ten nơ đầy hoặc không đầy hàng và
phụ kiện hay thiết bị cho công ten nơ tạm quản, các công ten nơ này hoặc được
nhập khẩu với một công ten nơ mà công ten nơ đó sẽ được tái xuất riêng rẽ hoặc
với một công ten nơ khác, hoặc được nhập khẩu riêng rẽ để tái xuất với một công
ten nơ khác.
iii. Những bộ phận tháo rời được dự định cho việc
sửa chữa công ten nơ cho phép tạm quản theo mục (b) của Điều khoản này;
iv. Các giá kê
v. Các hàng mẫu
vi. Các phim quảng cáo
Bất kỳ hàng hoá nhập khẩu nào khác cho bất kỳ mục
đích nào đưa ra tiểu phụ lục I trong phụ lục này liên quan đến hoạt động thương
mại nhưng chính việc nhập khẩu không phải là một hoạt động thương mại.
Điều 3
Các điều khoản của Phụ lục
này không làm ảnh hưởng đến luật pháp hải quan của các bên cam kết khi nhập khẩu
hàng hoá được vận chuyển bằng công ten nơ hoặc đóng gói, hoặc trên giá kê.
Điều 4
1. Để hưởng những thuận
lợi từ Phụ lục này mang lại:
(a) Các gói hàng chỉ có thể tái xuất bởi người
hưởng chế độ tạm quản. Họ không được thậm chí là thỉnh thoảng sử dụng phương tiện
chuyển vận nội địa, ;
(b) Công ten nơ phải được đánh dấu theo cách
miêu tả ở Tiểu phụ lục II trong phụ lục này. Chúng có thể được sử dụng để vận tải
hàng trong nội địa, trong trường hợp đó, mỗi bên cam kết buộc áp đặt các điều
kiện sau:
- Lộ trình sẽ đưa công ten nơ theo một đường thẳng
hợp lý tới một địa điểm hoặc gần hơn một địa điểm, nơi hàng hoá xuất sẽ được xếp
lên hoặc từ đấy công ten nơ sẽ được xuất rỗng
- Công ten nơ sẽ sử dụng một lần trong chuyển vận
nội địa trước khi tái xuất
(c) Các giá kê hoặc số lượng ngang bằng của các
giá kê cùng kiểu và thực tế cùng giá trị phải được xuất khẩu trước đó hay sẽ được
tái xuất khẩu cuối cùng
(d) Các mẫu và các phim quảng cáo phải thuộc sở
hữu bởi một người lập nghiệp hoặc cư trú ngoài lãnh thổ tạm quản và phải được
nhập khẩu cho mục đích duy nhất là trưng bày trong lãnh thổ tạm quản nhằm tìm
kiếm đơn đặt hàng nhập khẩu vào lãnh thổ tạm quản. Chúng sẽ không được bán hoặc
đưa ra sử dụng thông thường, trừ khi cho mục đích trưng bày hoặc sử dụng với bất
kể trường hợp cho thuê nào hay hoàn lại trong thời gian lưu lại trên lãnh thổ tạm
quản
(e) Hàng hoá được xem xét tại
các khoản 1,2 Tiểu phụ lục I trong phụ lục này sẽ không được sử dụng cho hoạt động
lợi nhuận
2.Mỗi bên cam kết có quyền từ
chối công ten nơ, các giá kê hoặc gói đóng hàng tạm quản là đối tượng của mua
bán, thuê mua bán, hợp đồng mua bán hoặc các hợp đồng với bản chất tương tự được
ký bởi một người lập nghiệp hoặc cư trú trên lãnh thổ đó
Điều 5
1. Việc
tạm quản công ten nơ, giá kê và gói đóng hàng được phép mà không cần chứng từ hải
quan hoặc yêu cầu về bảo đảm
2. Thay thế cho chứng từ hải
quan và một bảo đảm cho công ten nơ, người hưởng tạm quản có thể bị yêu cầu cam
kết bằng văn bản :
i. Khi được yêu cầu,
cung cấp cho Hải quan các thông tin chi tiết liên quan đến việc vận chuyển từng
công ten nơ được phép tạm quản bao gồm cả thời gian, địa điểm đến và đi từ lãnh
thổ tạm quản, hoặc danh mục các công ten nơ với cam kết tái xuất khẩu
ii. Chi trả thuế và phí
nhập khẩu yêu cầu trong trường hợp các Điều kiện tạm quản không đầy đủ
3. Thay thế chứng từ hải quan
và bảo đảm đối với giá kê và gói đóng hàng người hưởng tiêu chuẩn tạm quản có
thể bị yêu cầu viết giấy cam kết tái xuất nộp cho hải quan
4. Các cá nhân thường xuyên sử
dụng thủ tục tạm quản được phép viết một giấy cam kết tổng hợp.
Điều 6
Thời
hạn tái xuất hàng nhập khẩu liên quan đến hoạt động thương mại phải ít nhất là
6 tháng kể từ thời điểm hàng tạm quản.
Điều 7
Mỗi
bên cam kết có quyền chấp nhận bảo lưu để phù hợp với Điều 29 của Công ước này,
về mặt:
(a) không quá 3 nhóm danh mục
hàng hoá trong Điều 2
(b) Điều 5, khoản 1 của Phụ lục
này
Điều 8
Các
tiểu phụ lục của phụ lục này sẽ là một bộ phận không tách rời của phụ lục.
Điều 9
Khi phụ
lục này có hiệu lực phù hợp với Điều 27 của Công ước, sẽ chấm dứt và thay thế
Công ước và các điều khoản sau đây:
- Công ước Châu Âu về chế độ
hải quan đối với các giá kê sử dụng trong vận chuyển quốc tế tại Giơ ne vơ,
ngày 9 tháng 12 năm 1960
- Công ước hải quan đối với
gói hàng tạm quản khẩu Brussel ngày 6 tháng 10 năm 1960
- Các điều 2 – 11 và phụ lục
I (phần 1 và 2-3) Công ước hải quan về Công ten nơ tại Giơ ne Vơ ngày 2/12/1972
- Các điều 3, 5 và 6 (1.b và
2) Công ước quốc tế về tạo thuận lợi cho nhập khẩu các mẫu thương mại và vật liệu
quảng cáo tại Giơ ne vơ ngày 7 tháng 11 năm 1952
Trong mối liên hệ giữa các
bên cam kết đã được chấp nhận trong phụ lục này và cũng là các bên hợp đồng đối
với các công ước đó.
TIỂU
PHỤ LỤC I
DANH MỤC HÀNG HOÁ THEO ĐIỀU 2 (G)
1. Hàng hoá nhập khẩu để kiểm
tra, thử nghiệm, thí nghiệm, hoặc phô diễn.
2. Hàng hoá sử dụng để kiểm
tra, thử nghiệm, thí nghiệm, hoặc phô diễn
3. Phim điện ảnh đã in tráng
rửa, các phim dương bản và các băng đã ghi hình để xem trước khi sử dụng trong
thương mại
4. Các phim, băng có từ tính,
phim có từ hoá và các băng có tiếng, có hình ảnh khác nhằm cho việc ghi tiếng,
lồng tiếng hoặc để sao chép
5. Băng dữ liệu, gửi miễn phí
cho việc sử dụng trong xử lý dữ liệu tự động.
6. Các đồ vật (kể cả phương
tiện vận tải) do tính chất không phù hợp với một mục đích nào khác ngoài việc
quảng cáo cho một mục đích nhất định.
TIỂU
PHỤ LỤC II
CÁC NGUYÊN TẮC LIÊN QUAN ĐẾN ĐÁNH DẤU CÔNG TEN NƠ
1. Các dấu hiệu sau đây được
đánh dấu theo cách lâu bền, vào một nơi phù hợp và dễ thấy trên công ten nơ:
(a) Nhận dạng người sở hữu hoặc
người vận hành
(b) Các dấu hiệu và số nhận dạng
công ten nơ do người chủ hoặc người vận hành đánh vào công ten nơ
(c) Trọng lượng tịnh của công
ten nơ, bao gồm cả các trang thiết bị lắp ráp cố định
2. Tên quốc gia có công ten
nơ có thể đưa ra ở dạng đầy đủ hoặc bởi mã quốc gia ISO Alpha-2 dùng theo tiêu
chuẩn quốc tế ISO 3166, hoặc bởi ký hiệu phân biệt được sử dụng để chỉ định nước
đăng ký xe ô tô lưu thông trên đường quốc tế. Mỗi quốc gia có thể sử dụng tên
hoặc ký hiệu ngôn ngữ của nó trên từng công ten nơ theo luật pháp quốc gia. Nhận
dạng người sở hữu hoặc người sử dụng máy móc có thể được thực hiện bởi tên đầy
đủ của người đó hoặc các dấu hiệu nhận biết tuy nhiên các biểu tượng hoặc cờ
thì bị loại trừ.
3. Để dấu hiệu và số nhận dạng
trên công ten nơ có thể tồn tại lâu dài, một lớp màng mỏng plastic được dùng
đáp ứng các đặc điểm đòi hỏi sau:
(a) Một chất keo dán chất lượng
cao được sử dụng. Lớp màng một khi được sử dụng sẽ có độ co dãn thấp hơn chất
dán cuối cùng nên không thể bóc lớp màng mà không làm hư nó. Màng được sản xuất
theo phương pháp đúc đáp ứng những yêu cầu này. Màng sản xuất theo phương pháp
cán là sẽ không được sử dụng
(b) Khi ký hiệu đánh dấu và số
phải thay đổi, lớp màng cũ sẽ được bóc đi hoàn toàn trước khi áp lớp mới vào;
việc thay thế lớp màng mới bằng cách dán đè lên lớp màng cũ sẽ không được phép.
4. Các đặc điểm về việc sử dụng
lớp màng plastic để đánh dấu công ten nơ đưa ra trong phần 3 của phụ lục này
không loại trừ khả năng sử dụng giải pháp đánh dấu lâu bền khác.
PHỤ LỤC B.4
PHỤ LỤC VỀ HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU TRONG KHUÔN KHỔ HOẠT
ĐỘNG SẢN XUẤT
Chương I
ĐỊNH NGHĨA
Điều 1
Trong
phụ lục, thuật ngữ “hàng hoá nhập khẩu trong hoạt động sản xuất” được hiểu là:
1.
(a) Mảng, tảng, tấm, khối, bản
vẽ, sơ đồ, các mẫu và các vật dụng tương tự khác
(b) Dụng cụ đo, xác minh kiểm
tra và các dụng cụ tương tự khác
(c) Các dụng cụ và công cụ đặc
biệt nhập khẩu sử dụng trong quá trình sản xuất; và
2. Phương tiện sản xuất “thay
thế” là công cụ, phương tiện và máy móc được người cung cấp hoặc người sửa chữa
giao cho khách hàng sử dụng trong khi chờ giao hàng hoặc sửa chữa hàng tương tự.
Chương II
PHẠM VI ÁP DỤNG
Điều 2
Hàng
hoá nhập khẩu liên quan đến hoạt động sản xuất sẽ được phép tạm quản phù hợp với
Điều 2 của Công ước.
Chương III
CÁC ĐIỀU KHOẢN KHÁC
Điều 3
Để hưởng
những thuận lợi từ Phụ lục này mang lại
(c) Hàng hoá nhập khẩu liên
quan tới hoạt động sản xuất phải được sở hữu bởi người lập nghiệp bên ngoài lãnh
thổ tạm quản và được dự định giao cho một người lập nghiệp trong lãnh thổ đó
(d) Như luật pháp quốc gia có
thể yêu cầu tất cả hoặc một phần, sản xuất từ sử dụng hàng hoá nhập khẩu liên
quan với hoạt động sản xuất, như đã nêu trong điều 1 phần 1 của Phụ lục này, phải
được xuất khẩu khỏi lãnh thổ tạm quản
(e) Phương tiện sản xuất thay
thế phải được tạm thời và miễn thuế, giao cho người lập nghiệp trong lãnh thổ tạm
quản bởi hoặc thông qua người cung cấp phương tiện sản xuất khi hàng giao chậm
trễ hoặc phải sửa chữa.
Điều 4
1. Thời
hạn cho việc tái xuất khẩu hàng trong Điều 1, khoản 1 của Phụ lục này sẽ ít nhất
là 12 tháng kể từ khi tạm quản.
2. Thời hạn cho việc tái xuất
khẩu phương tiện thay thế sản xuất sẽ ít nhất 6 tháng kể từ khi tạm quản
PHỤ LỤC B.5
PHỤ LỤC VỀ HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU DÙNG CHO MỤC ĐÍCH
GIÁO DỤC, KHOA HỌC HOẶC VĂN HOÁ
Chương I
ĐỊNH NGHĨA
Điều 1
Trong
phụ lục này:
(a) Thuật ngữ “ hàng hoá nhập khẩu cho mục đích
giáo dục, khoa học hoặc văn hoá” được hiểu là: trang thiết bị khoa học, vật tư
sư phạm, vật liệu phúc lợi xã hội cho người đi biển và các hàng hoá nhập khẩu
khác liên quan đến các hoạt động giáo dục, khoa học hoặc văn hoá;
(b) Trong phần (a) đã nêu ở trên:
i. Thuật ngữ “vật tư sư phạm và trang thiết bị
khoa học” là bất kỳ một mẫu vật, dụng cụ, thiết bị máy móc hoặc dụng cụ phụ nào
sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học, giáo dục hoặc đào tạo nghề
ii. Thuật ngữ “ vật chất phúc lợi cho người đi
biển” là vật chất để theo đuổi về hoạt động giáo dục văn hoá, giải trí, tôn
giáo, thể thao bởi người được giao nhiệm vụ liên quan đến Công việc hoặc dịch vụ
trên biển của tàu nước ngoài ảnh hưởng đến lưu thông hàng hải quốc tế. Danh mục
minh hoạ về “ vật tư sư phạm”, “ vật chất phúc lợi cho người đi biển” và với
“hàng hoá nhập khẩu” khác liên quan đến các hoạt động giáo dục, khoa học hoặc
văn hoá” được giới thiệu tại các Tiểu phụ lục I, II và III trong phụ lục này
Chương II
PHẠM VI ÁP DỤNG
Điều 2
Hàng
hoá sau đây sẽ được cấp tạm quản phù hợp với Điều 2 của công ước:
(a) Hàng hoá nhập khẩu chỉ
dùng cho mục đích giáo dục, khoa học hoặc văn hoá;
(b) Các phụ tùng thay thế cho
trang thiết bị khoa học và vật tư sư phạm được cấp tạm quản theo phần (a) ở
trên, và các Công cụ đặc biệt đã thiết kế cho bảo quản, kiểm tra, xác định cỡ
hoặc sửa chữa thiết bị đã nói.
Chương III
CÁC NGUYÊN TẮC KHÁC
Điều 3
Để hưởng
những thuận lợi từ Phụ lục này mang lại
(a) Hàng hoá nhập khẩu cho mục
đích giáo dục, khoa học hoặc văn bản phải được sở hữu bởi người lập nghiệp bên
ngoài lãnh thổ tạm quản và phải được nhập khẩu bởi các cơ sở đã được chấp thuận
với số lượng hợp lý căn cứ vào mục đích nhập khẩu. Chúng không được sử dụng cho
mục đích thương mại;
(b) Vật tư phúc lợi cho người
đi biển phải được sử dụng trên tàu nước ngoài đã cam kết trong vận tải biển quốc
tế, hoặc phải được dỡ hàng từ tàu sử dụng tạm thời trên bờ bởi các thuỷ thủ, hoặc
phải được nhập khẩu sử dụng cho khách sạn, câu lạc bộ hoặc trung tâm giải trí
người đi biển, được quản lý bởi các tổ chức chính phủ hay tôn giáo hoặc các tổ
chức phi lợi nhuận và tại nơi cầu nguyện mà các thuỷ thủ thường xuyên lui tới.
Điều 4:
Tạm
quản các trang thiết bị khoa học, vật tư sư phạm và vật tư phúc lợi cho người
đi biển sử dụng trên tầu sẽ được phép không cần chứng từ hải quan hoặc bảo đảm
nếu cần, một danh mục hàng và bản cam kết sản xuất phải có tái xuất khẩu, có thể
cho trang thiết bị khoa học và vật tư sư phạm.
Điều 5:
Thời
hạn cho việc tái xuất khẩu hàng nhập khẩu với mục đích giáo dục, khoa học, văn
hoá sẽ ít nhất là 12 tháng kể từ khi hàng tạm quản.
Điều 6:
Mỗi bên
cam kết sẽ có quyền bảo lưu phù hợp với Điều 29 của Công ước này, đối với các
điều khoản của Điều 4 của phụ lục này, chừng nào chúng liên quan tới trang thiết
bị khoa học và vật tư sư phạm.
Điều 7:
Các
Tiểu phụ lục thuộc Phụ lục này là một phần không tách rời của phụ lục
Điều 8:
Phụ lục
này có hiệu lực phù hợp với Điều 27 của Công ước, sẽ bãi bỏ và thay thế Công ước
hải quan đối với vật tư phúc lợi cho người đi biển tại Bruc-xen, ngày 1 tháng
12 năm 1964. Công ước hải quan về tạm quản trang thiết bị khoa học, tại
Bruc-xen ngày 11 tháng 6 năm 1968 và Công ước hải quan về tạm quản vật tư sư phạm,
tại Bruc – xen, ngày 8 tháng 6 năm 1970 trong mối quan hệ giữa các bên cam kết
đã được chấp nhận và các bên cam kết trong Công ước.
TIỂU
PHỤ LỤC I
Danh mục minh hoạ
(a) Thiết bị ghi hoặc sao âm
thanh và hình ảnh như là:
- Máy chiếu tấm kính hoặc
phim cố định;
- Máy chiếu điện ảnh;
- Máy chiếu hậu và đèn chiếu
phản xạ;
- Máy ghi âm, máy ghi hình từ
tính và thiết bị video;
-Mạch kín của Tivi
(b) Các dạng bản lưu âm thanh
và hình ảnh như:
- Tấm kính, phim cố định, âm
bản;
- Phim điện ảnh
- Bản ghi âm thanh (đĩa từ,
băng từ)
- Băng video
(c) Chất liệu đặc biệt như:
- Thiết bị kê sách báo, tài
liệu nghe nhìn dùng trong thư viện.
- Các đồ thư viện có thể lưu
động;
- Thiết bị thí nghiệm về ngôn
ngữ;
- Máy phiên dịch.
- Máy giảng dạy chương trình
kỹ thuật, điện tử;
- Các vật liệu đặc biệt thiết
kế cho giáo dục hoặc đào tạo từ vựng cho người khuyết tật.
(d) Các chất liệu khác như:
- Bản đồ treo tường, các mẫu,
đồ thị, bản đồ, đồ án thiết kế, tranh ảnh, các bản vẽ;
- Nhạc cụ, thiết bị máy móc
và các mẫu thiết kế cho mục đích biểu tình;
- Bộ sưu tập các danh mục với
thông tin hình ảnh âm thanh chuẩn bị cho công tác giảng dạy (đồ dùng nghiên cứu)
- Nhạc cụ, thiết bị, dụng cụ máy
móc cho học nghề thủ công thương mại;
- Thiết bị, trong đó đặc biệt
cấu tạo, thiết kế cho xe tải, hoặc hoạt động cứu trợ và các hoạt động có liên
quan đến cứu trợ.
TIỂU
PHỤ LỤC II
Danh mục minh hoạ
(a) Tư liệu đọc,
như là:
- Sách các loại
- các giáo trình
- Báo, tạp chí
và tạp chí định kỳ.
- Tờ rơi về các
phương tiện phúc lợi ở cảng
(b) Vật
liệu nghe nhìn, như là:
- Dụng cụ sao
âm thanh và hình ảnh.
- Máy ghi âm.
- Đài, vô tuyến.
- Máy chiếu
phim và các loại máy chiếu khác.
- Máy thu băng
hoặc đĩa (các khoá hoạ ngôn ngữ, chương trình giới thiệu trên đài, âm nhạc và
giải trí)
- Đèn chiếu
phim.
- Băng video
(c) Dụng cụ thể
thao, như là:
- Đồ thể thao.
- Bóng tròn các
loại.
- Vợt thể thao
và lưới.
- Sàn, bệ cho
các trò chơi.
- Trang thiết bị cho môn điền
kinh.
- Trang thiết bị cho môn thể
dục dụng cụ
(d) Vật liệu tiêu khiển, như
là:
- Các trò chơi trong nhà.
- Dụng cụ chơi nhạc
- Vật liệu diễn kịch không
chuyên
- Vật liệu vẽ, trạm khắc trên
gỗ, kim loại, làm thảm...
(e) Trang thiết bị phục vụ
tín ngưỡng
(f) Phụ tùng và các phụ kiện
cho các vật liệu phúc lợi
TIỂU
PHỤ LỤC III
Danh mục minh hoạ
Hàng hoá, như là:
1. Các mặt hàng quần áo và
phông cảnh sân khấu gửi miễn phí cho hoạt động diễn kịch và nhà hát.
2. Các bản nhạc gửi miễn phí
cho các rạp hát và các ban nhạc
PHỤ LỤC B.6
PHỤ LỤC VỀ HÀNH LÝ CÁ NHÂN CỦA KHÁCH DU LỊCH VÀ
HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU DÙNG CHO HOẠT ĐỘNG THỂ THAO
Chương I
ĐỊNH NGHĨA
Điều 1
Trong
Phụ lục này, các thuật ngữ:
(a) “khách du lịch”
được hiểu là:
Bất kỳ người
nào tạm đi vào lãnh thổ hải quan của một bên cam kết mà họ không cư trú bình
thường tại đó, cho mục đích du lịch, thể thao, kinh doanh, gặp mặt nghề nghiệp,
y tế, học tập,...
(b) “Hành lý cá
nhân” được hiểu là:
Tất cả các đồ dùng,
mới hoặc đã sử dụng, cái mà người du lịch có thể cần một cách hợp lý cho việc sử
dụng cá nhân trong chuyến đi, có tính toán tất cả các tình huống của chuyến đi,
nhưng trừ bất kỳ hàng hoá nhập khẩu cho mục đích thương mại. Danh mục minh hoạ
hành lý cá nhân được giới thiệu tại tiểu phụ lục I trong Phụ lục này;
(c) “Hàng hoá
nhập khẩu cho mục đích thể thao” được hiểu là:
Đồ dùng thể
thao và các vật tư khác người du lịch dùng trong các cuộc thi đấu thể thao hoặc
biểu diễn hoặc tập huấn trong lãnh thổ tạm quản. Danh mục minh hoạ của hàng hoá
được giới thiệu tại Tiểu phụ lục II của Phụ lục này.
Chương II
PHẠM VI ÁP DỤNG
Điều 2
Hành lý cá nhân và hàng nhập khẩu cho mục đích thể thao sẽ được cho
phép tạm quản phù hợp với Điều 2 của Công ước này.
Chương III
CÁC ĐIỀU KHOẢN
KHÁC
Điều 3
Để hưởng những thuận lợi từ Phụ lục này mang lại :
(a) Hành lý cá
nhân phải được nhập khẩu mang trên người hay xếp trong hành lý (cùng hoặc không
đi cùng) của người du lịch;
(b) Hàng hoá nhập
khẩu cho mục đích thể thao phải thuộc sở hữu của người lập nghiệp hay cư trú
bên ngoài lãnh thổ tạm quản, và phải được nhập khẩu với số lượng hợp lý có tính
đến nơi đến của khách du lịch
Điều 4
1. Việc tạm quản hành lý cá nhân sẽ được thực hiện mà không cần
giấy tờ hải quan hay chế độ bảo đảm. Tuy nhiên, trong trường hợp các mặt hàng ở
mức độ lớn thuế và phí nhập khẩu, chứng từ hải quan và bảo đảm bị yêu cầu.
2. Khi nào có
thể, danh mục hàng hoá cùng với giấy cam kết tái xuất, có thể được chấp nhận
cho hàng hoá nhập khẩu với mục đích thể thao thay thế cho chứng từ hải quan và
thể chế bảo đảm.
Điều 5
1. Hành lý cá nhân sẽ được tái xuất khẩu chậm nhất sau khi
người có hàng nhập khẩu dời khỏi lãnh thổ tạ nhập.
2. Thời hạn cho
tái xuất hàng nhập khẩu cho mục đích thể thao sẽ ít nhất là 12 tháng kể từ ngày
tạm quản.
Điều 6
Tiểu phụ lục trong Phụ lục này sẽ là bộ phận không tách rời của Phụ lục
này.
Điều 7
Khi Phụ lục này có hiệu lực phù hợp với Điều 27 của Công ước sẽ bãi bỏ
và thay thế sự ứng dụng của Điều 2 và 5 của Công ước này liên quan đến thuận tiện
hải quan đối với du lịch, New York, ngày 4 tháng 6 năm 1954, trong mối quan hệ
giữa các bên cam kết đã được chấp nhận trọng Phụ lục này và các bên cam kết đối
với Công ước đó.
TIỂU PHỤ LỤC I
Danh mục minh hoạ
1. Quần áo
2. Đồ vệ sinh
3. Đồ trang sức
cá nhân
4. Máy ảnh chụp
phong cảnh tĩnh và động, cùng với một số lượng phim và phụ tùng hợp lý đi kèm.
5. Đèn chiếu bản
kính hoặc phim xách tay với các phụ tùng kèm theo với số lượng hợp lý các bản
kính hoặc phim.
6. Máy camêra
video và máy ghi video xách tay, với số lượng băng hình hợp lý.
7. Các dụng cụ
âm nhạc xách tay.
8. Máy hát xách
tay với các đĩa hát
9. Máy ghi tiếng
xách tay và máy sao âm (bao gồm cả máy ghi âm học), cùng các băng.
10. Máy thu thanh xách tay
11. Bộ ti vi xách tay
12. Máy đánh chữ xách tay
13. Máy tính xách tay
14. Máy vi tính xách tay
15. Ống nhòm
16. Xe đẩy trẻ em
17. Ghế có bánh xe cho người
tàn tật
18. Trang thiết bị thể thao
như lều và các thiết bị dành cho cắm trại, câu cá, leo núi, lặn, bắn súng thể
thao, xe đạp, ca nô hoặc kayak có chiều dài không quá 5.5mét, trượt tuyết, vợt
ten – nít, ván lướt, lướt thuyền buồm, lướt sóng và cánh tam giác, gôn.
19. Thiết bị thấm tách xách
tay và dụng y tế tương tự, các mặt hàng dùng một lần được nhập để dùng cùng với
vật tư y tế.
20. Các dụng cụ khác phục vụ
cho bản thân cá nhân.
TIỂU
PHỤ LỤC II
Danh mục minh hoạ
A. Dụng cụ điền kinh như:
- Rào (trong thể thao vượt
rào)
- Lao, đĩa, sào , tạ ném,
búa.
B. Trang thiết bị chơi bóng,
như:
- Các loại bóng
- Các loại vợt, gậy thể thao
- Các loại lưới
- Cột gôn
C. Trang thiết bị thể thao
mùa đông như:
- bàn trượt tuyết và gậy chống
- Lưỡi trượt, pa-tanh
-Xe trượt (băng)
- Dụng cụ đánh bi đá trên tuyết.
D. Quần áo, giầy, găng , khăn
trùm đầu để chơi thể thao;
E. Trang thiết bị thể thao dưới
nước như:
- Ca nô và xuồng;
- Xuồng có mái chèo và thuyền
buồm, thuyền có mái chèo;
- Ván lướt và buồm
F. Xe và xuồng có động cơ
như:
- Xe mô tô;
- Xe gắn máy;
- Xuồng máy.
G. Trang thiết bị dùng cho
thi đấu tổng hợp như:
- Súng và đạn thể thao;
- Xe đạp không có mô tơ;
- Cung tên bắn;
- Thiết bị đấu kiếm;
- Trang thiết bị thể dục dụng
cụ;
- La bàn
- Thảm vật và xới vật và
tatamis
- Dụng cụ đẩy tạ
- Dụng cụ để đua ngựa, xe đua
ngựa;
- Tàu lượn treo cáp, cánh
hình tam giác để trượt từ trên cao, lướt ván;
- Dụng cụ leo núi;
- Cat-set nhạc đi kèm theo biểu
diễn
H. Thiết bị phụ, như:
- Thiết bị đo và hiển thị kết
quả;
- Thiết bị thử máu và nước tiểu
PHỤ LỤC B.7.
PHỤ LỤC VỀ VẬT TƯ QUẢNG BÁ DU LỊCH
Chương I
ĐỊNH NGHĨA
Điều 1
Trong
Phụ lục này, thuật ngữ “vật tư quảng bá du lịch ” được hiểu là:
Hàng hoá nhập khẩu cho mục
đích khuyến khích công chúng đi thăm nước ngoài, đặc biệt nhằm tham dự các hội
nghị về văn hoá, tôn giáo, du lịch, thể thao hoặc chuyên môn tổ chức ở đó. Danh
mục minh hoạ tài liệu giới thiệu tại Tiểu phụ lục trong Phụ lục này.
Chương II
PHẠM VI ÁP DỤNG
Điều 2
Trừ vật
tư thuộc điều 5 của Phụ lục này ngoài quyền nhập khẩu miễn thuế nhập khẩu và các
loại thuế khác, vật tư quảng bá du lịch sẽ được cấp tạm quản phù hợp với Điều 2
của Công ước này.
Chương III
CÁC ĐIỀU KHOẢN KHÁC
Điều 3
Để hưởng
các thuận lợi mà Phụ lục này mang lại, vật tư quảng bá du lịch phải được sở hữu
bởi người lập nghiệp bên ngoài lãnh thổ tạm quản, và phải được nhập khẩu với số
lượng hợp lý theo mục đích sử dụng.
Điều 4
Thời
hạn cho tái xuất vật tư quảng bá du lịch sẽ ít nhất 12 tháng kể từ khi ngày tạm
quản.
Điều 5
Các vật
tư quảng bá du lịch sẽ được nhập khẩu miễn thuế nhập khẩu và các loại thuế khác
trong những trường hợp sau:
(a) Các tài liệu ( bìa
cứng, cuốn sách nhỏ, sách, tạp chí, sách hướng dẫn, áp phích có khung hoặc
không có khung, ảnh chụp phóng to, bản đồ có hoặc không hình ảnh minh hoạ, bản
in khung trong suốt) để phân phối không lấy tiền miễn là tài liệu này không chứa
quá 25% quảng cáo thương mại tư nhân và rõ ràng được thiết kế cho mục đích quảng
bá nói chung;
(b) Các danh mục và sách niên
giám khách sạn nước ngoài in ấn bởi các cơ quan du lịch chính thức hoặc dưới sự
bảo trợ của các cơ quan này và bảng thời gian của hoạt động dịch vụ vận tải nước
ngoài, khi tài liệu được phân phối không mất tiền và không chứa quá 25% quảng
cáo thương mại;
(c) Vật liệu kỹ thuật được gửi
tới đại diện đã được uỷ nhiệm hoặc cộng tác viên được chỉ định bởi các cơ quan
du lịch chính thức của quốc gia, không dự định phân phối. Tức là niên giám danh
mục thuê bao điện thoại, danh sách các khách sạn, ca ta lô hội chợ, các mẫu thủ
công giá trị không đáng kể, tài liệu về bảo tàng, trường đại học, các suối nước
nóng và các cơ sở tương tự.
Điều 6
Các
tiểu phụ lục trong Phụ lục này là một phần không tách rời của phụ lục.
Điều 7
Khi
Phụ lục này có hiệu lực phù hợp với Điều 27 của Công ước, sẽ bãi bỏ và thay thế
Nghị định thư bổ sung cho Công ước liên quan đến việc Hải quan tạo thuận lợi
cho du lịch, đến nhập các tài liệu và vật tư quảng cáo du lịch, New york, ngày
4 tháng 6 năm 1954, trong mối quan hệ giữa các bên cam kết đã được chấp nhận
trong Phụ lục này và các bên cam kết đối với Công ước đó.
TIỂU
PHỤ LỤC
Danh mục minh hoạ:
1. Vật tư dự định để trưng
bày trong văn phòng của đại diện được uỷ nhiệm hoặc cộng tác viên được chỉ định
bởi cơ quan du lịch quốc gia hoặc trong một nơi khác đã được chấp thuận bởi hải
quan trong lãnh thổ tạm quản: tranh vẽ, khung ảnh và ảnh phóng to, sách nghệ
thuật, bức vẽ, tác phẩm điêu khắc, thảm thêu và các sản phẩm mỹ nghệ tương tự
khác.
2. Vật liệu trưng bày (tủ
kính, giá đỡ và các vật tương tự) kể cả các thiết bị điện hoặc cơ khí cần thiết
cho hoạt động trưng bày.
3. Phim tài liệu, bản ghi đĩa
ghi và các băng ghi âm khác được dự định cho việc sử dụng để trưng bày, mà
không mất tiền, nhưng loại trừ các thứ mà chủ đề có tính chất quảng cáo thương
mại và các thứ đem bán trên lãnh thổ tạm quản.
4. Cờ với một số lượng hợp
lý.
5. Tranh tầm sâu, các ma két,
bản kính để chiếu, ống giấy in, phim âm bản.
6. Vật mẫu, số lượng hợp lý,
của các sản phẩm thủ công trong nước, quần áo địa phương và các mặt hàng dân
gian tương tự.
PHỤ LỤC B.8
PHỤ LỤC LIÊN QUAN ĐẾN HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU QUA TRAO ĐỔI
TẠI BIÊN GIỚI
Chương I
ĐỊNH NGHĨA
Điều 1
Trong
Phụ lục này:
(a) Thuật ngữ “ hàng nhập khẩu
qua trao đổi tại biên giới “ nghĩa là:
- Hàng được cư dân vùng biên
giới vận chuyển để phục vụ cho công việc chuyên môn hoặc kinh doanh của mình
(bác sĩ, nghệ nhân…)
- Tài sản cá nhân hoặc gia
đình của cư dân vùng biên giới được họ nhập khẩu để sửa chữa, sản xuất hay chế
biến
- Trang thiết bị được dùng để
làm việc trên vùng đất trong vùng biên giới của lãnh thổ tạm quản
- Trang thiết bị do một cơ
quan sở hữu nhập khẩu để giảm nhẹ tai nạn, thiên tai (cháy, lũ lụt, …)
(b) Thuật ngữ” vùng
biên giới” là vùng đất thuộc lãnh thổ Hải quan giáp với vùng đất biên giới chịu
sự điều chỉnh của luật pháp quốc gia và có những giới hạn để phân biệt “ trao đổi
biên giới” với các hình thức trao đổi, đi lại khác.
(c) Thuật ngữ “ Cư dân biên
giới” là những người làm ăn và sinh sống ở vùng biên giới
(d) Thuật ngữ “ trao đổi biên
giới” là việc nhập khẩu được thực hiện bởi các cư dân biên giới sinh sống giữa
hai vùng biên giới giáp nhau
Chương II
PHẠM VI ÁP DỤNG
Điều 2
Hàng
hoá nhập qua trao đổi biên giới sẽ được phép như hàng tạm quản phù hợp với Điều
2 của Công ước này.
Chương III
CÁC ĐIỀU KHOẢN KHÁC
Điều 3
Để hưởng
những thuận lợi mà Phụ lục này mang lại:
(a) Hàng hoá nhập khẩu qua
trao đổi biên giới phải được sở hữu bởi một cư dân vùng biên giới giáp với vùng
biên giới của lãnh thổ tạm quản;
(b) Trang thiết bị phục vụ
cho công việc với đất đai phải được sử dụng bởi cư dân sống ở vùng biên giới
giáp với vùng biên giới của lãnh thổ tạm quản nhưng lại làm việc trên vùng đất
biên giới của lãnh thổ tạm quản.Trang thiết bị này phải được sử dụng để thực hiện
những công việc nông - lâm nghiệp chẳng hạn như bốc dỡ hoặc vận chuyển gỗ hoặc
nuôi cá;
(c) Trao đổi biên giới phục vụ
cho việc sửa chữa, sản xuất hoặc chế biến phải mang tính chất hoàn toàn phi
thương mại.
Điều 4
1. Tạm
quản hàng nhập khẩu trong trao đổi biên giới sẽ được thực hiện mà không cần chứng
từ hải quan hoặc chế độ bảo đảm.
2. Mỗi thành viên cam kết có
thể cho phép tạm quản đối với hàng nhập khẩu trong trao đổi biên giới với điều
kiện hàng phải có một bản kiểm kê với một bản viết cam kết tái xuất.
3. Tạm quản cũng có thể được
thực hiện một cách đơn giản bằng cách vào sổ đăng ký tại cơ quan Hải quan.
Điều 5
1. Thời
hạn cho tái xuất hàng nhập qua trao đổi biên giới sẽ ít nhất là 12 tháng kể từ
ngày hàng tạm quản.
2. Tuy nhiên, thiết bị dự định
để dùng khai thác bất động sản được tái xuất khi công việc hoàn tất.
PHỤ LỤC B.9
PHỤ LỤC VỀ HÀNG NHẬP KHẨU CHO MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO
Chương I
ĐỊNH NGHĨA
Điều 1
Trong
Phụ lục này:
(a) Thuật ngữ “hàng hoá nhập
khẩu cho mục đích nhân đạo ”là: Trang thiết bị y học, phẫu thuật, phòng thí
nghiệm và hàng hoá cứu trợ;
(b) Thuật ngữ “hàng cứu trợ”
là tất cả hàng hoá như xe tải và các phương tiện vận tải khác, chăn, bạt, nhà
tiền chế hoặc các hàng tối cần thiết được đưa đến để viện trợ cho các nạn nhân
thiên tai và các hiểm hoạ khác.
Chương II
PHẠM VI ÁP DỤNG
Điều 2
Hàng
hoá nhập khẩu cho mục đích nhân đạo sẽ được phép tạm quản phù hợp với Điều 2 của
Công ước này.
Chương III
CÁC ĐIỀU KHOẢN KHÁC
Điều 3
Trong
Phụ lục này:
(a) Hàng hoá nhập khẩu cho mục
đích nhân đạo được sở hữu bởi người lập nghiệp bên ngoài lãnh thổ tạm quản và phải
được xét miễn phí;
(b) Trang thiết bị y học, phẫu
thuật và thí nghiệm phải được dự định sử dụng tại bệnh viện và các cơ sở y học
khác, nơi chúng sử dụng trong các tình huống bất thường khẩn cấp, miễn là thiết
bị này không đầy đủ số lượng tại lãnh thổ tạm quản.
(c) Hàng cứu trợ phải được
chuyển tới những người đã được thoả thuận bởi nhà chức trách tại lãnh thổ tạm
quản.
Điều 4
1. Trong
chừng mực có thể, một bản khai hàng hoá cùng với một bản viết tay cam kết tái
xuất, có thể được chấp nhận cho thiết bị y tế, giải phẫu và phòng thí nghiệm
thay cho một chứng từ hải quan và một bảo đảm.
2. Tạm quản lô hàng cứu trợ sẽ
được thực hiện mà không cần chứng từ hải quan hoặc bảo đảm. Tuy vậy, Hải quan
có thể yêu cầu một bản khai hàng cùng với một bản viết tay cam kết tái xuất.
Điều 5
1. Thời
hạn cho tái xuất khẩu hàng là trang thiết bị y học, phẫu thuật, và thí nghiệm sẽ
được quyết định để phù hợp với sự cần thiết.
2. Khoảng thời gian cho tái
xuất khẩu hàng viện trợ sẽ ít nhất 12 tháng kể từ ngày hàng tạm quản.
PHỤ LỤC.C.
PHỤ LỤC VỀ PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI
Chương I
ĐỊNH NGHĨA
Điều 1
Trong
phụ lục này:
(a) Thuật ngữ “Phương tiện vận
tải” có nghĩa là các loại tàu (gồm tàu, xuồng, sà lan dỡ hàng, kể cả các phương
tiện được vận chuyển trên boong một tầu và tầu lướt trên mặt nước), các loại
máy bay, tàu di chuyển nhờ đệm không khí, các loại phương tiện đường bộ gắn động
cơ ( gồm xe mô tô, xe moóc, xe kéo) , các phương tiện chạy trên đường sắt, cùng
với các thiết bị dùng để thay thế, các loại phụ tùng hay thiết bị gắn cùng phương
tiện vận tải ( gồm các thiết bị đặc biệt dùng để bốc hàng, dỡ hàng, vận chuyển
và bảo vệ hàng hoá);
(b) Thuật ngữ “sử dụng cho mục
đích thương mại” có nghĩa là việc chuyên chở người để thu phí, vận chuyển hàng
công nghiệp và hàng thương mại cũng có thể có hoặc không thu phí
(c) Thuật ngữ “sử dụng cho mục
đích cá nhân” có nghĩa là việc vận chuyển hoàn toàn phục vụ nhu cầu cá nhân loại
trừ sử dụng cho mục đích thương mại.
(d) Thuật ngữ “Thùng chứa
thông thường “” có nghĩa là các thùng chứa do nhà sản xuất thiết kế cho tất cả
các phương tiện vận tải cùng loại mà sự thiết kế đó cho phép sử dụng trực tiếp
nhiên liệu để các phương tiện vận tải chạy được, và trong các trường hợp thích
hợp làm chạy hệ thống làm lạnh cũng như các hệ thống khác. Các thùng chứa phải
được thiết kế phù hợp với phương tiện vận tải và dùng để trực tiếp chứa nhiên
liệu cho phương tiện vận tải chạy, các thùng chứa có thiết kế phù hợp với các hệ
thống khác mà phương tiện vận tải có thể được trang bị cũng có thể được coi là
các thùng bình thường
Chương II
PHẠM VI ÁP DỤNG
Điều 2
Các
loại hàng được cấp sổ tạm quản phù hợp với Điều 2 của Công ước:
(a) Những phương tiện vận tải
sử dụng cho mục đích thương mại hoặc sử dụng cho mục đích cá nhân.
(b) Các phụ tùng dùng để thay
thế và thiết bị nhập khẩu dùng để sửa chữa các loại phương tiện vận tải đã được
tạm quản. Các phụ tùng và thiết bị dùng để thay thế này nếu không tái xuất sẽ
phải chịu các loại thuế nhập khẩu trừ phi chúng bị hỏng phải vứt đi như đã được
quy định tại Điều 14 của Công ước này.
Điều 3
Việc
bảo trì và sửa chữa thường xuyên các phương tiện vận chuyển là rất cần thiết
trong suốt hành trình đó hoặc trong lãnh thổ tạm quản, miễn là các công việc đó
được thực hiện trong quá trình tạm quản sẽ không gây nên một sự thay đổi nào về
nội dung tại Điều 1, đoạn (a) của Công ước này.
Điều 4
1. Nhiên
liệu chứa trong các thùng chứa thông thường của phương tiện vận tải tạm quản
cũng như các loại dầu nhờn phục vụ cho các loại phương tiện đó được miễn thuế
nhập khẩu và không bị cấm hay hạn chế việc nhập khẩu.
2. Đối với các phương tiện đường
bộ có động cơ sử dụng cho mục đích thương mại, mỗi bên ký kết Công ước có quyền
ấn định tối đa lượng nhiên liệu và chất đốt chứa trong các thùng chứa thông thường
của phương tiện vận tải tạm quản đó được miễn thuế nhập khẩu hoặc không bị cấm
hay hạn chế việc nhập khẩu.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN KHÁC
Điều 5
Để
hưởng những thuận lợi mà Phụ lục này mang lại:
(a) Các phương tiện vận tải sử
dụng cho mục đích thương mại phải đăng ký tại lãnh thổ khác với lãnh thổ tạm quản
bằng tên của người cư trú ngoài lãnh thổ tạm quản, các phương tiện vận tải đó
được nhập khẩu và được những người cư trú từ lãnh thổ đó sử dụng.
(b) Các phương tiện vận tải sử
dụng cho mục đích cá nhân phải đăng ký tại lãnh thổ khác với lãnh thổ tạm quản
bằng tên của người cư trú ngoài lãnh thổ tạm quản, các phương tiện vận tải đó
được nhập khẩu và được những người cư trú trong cùng lãnh thổ đó sử dụng.
Điều 6
Việc
tạm quản các phương tiện vận tải được thực hiện mà không cần giấy tờ hải quan
cũng như các giấy tờ đảm bảo khác.
Điều 7
Không
kể đến các quy định tại Điều 5 Phụ lục này:
(a) Phương tiện vận tải sử dụng
cho mục đích thương mại có thể được sử dụng bởi người thứ ba, thậm chí người đó
đang sống trên lãnh thổ tạm quản, nhưng nhất thiết phải được người cầm sổ tạm
quản cho phép, và người đó sẽ tiến hành các hoạt động thay cho người cầm sổ.
(b) Phương tiện vận tải sử dụng
cho mục đích cá nhân có thể cho người thứ ba sử dụng nhưng nhất thiết phải được
người người cầm sổ tạm quản cho phép. Các bên ký kết Công ước có thể chấp nhận
một người thứ ba cư trú trong lãnh thổ tạm quản được sử dụng phương tiện vận tải
khi người đó đại diện và theo chỉ dẫn của người cầm sổ tạm quản.
Điều 8
Mỗi
bên ký kết Công ước có quyền từ chối hoặc rút lại quyền lợi về chế độ tạm quản
đối với:
(a) Phương tiện vận tải sử dụng
cho mục đích thương mại lại được dùng trong vận chuyển nội địa
(b) Phương tiện vận tải dùng
cho mục đích cá nhân lại được sử dụng trong vận chuyển nội địa cho mục đích
thương mại.
(c) Phương tiện vận tải dùng
để cho thuê sau khi nhập khẩu, hoặc được nhập khẩu để cho thuê hoặc thuê lại với
mục đích khác với mục đích tái xuất ngay.
Điều 9
1. Các
phương tiện vận tải sử dụng cho mục đích thương mại phải được tái xuất một khi
các phương tiện vận tải đã hoàn thành xong mục đích vận tải.
2. Phương tiện vận tải sử dụng
cho mục đích cá nhân có thể lưu lại tại lãnh thổ tạm quản với thời hạn 6 tháng
(có thể liên tục hoặc không) trong mỗi giai đoạn 12 tháng.
Điều
10
Các
bên ký kết Công ước có quyển bảo lưu các điều sau với điều kiện phải phù hợp với
Điều 29 của Công ước:
(a) Điều 2 (a) liên quan đến
việc tạm quản các phương tiện đường bộ có động cơ sử dụng cho mục đích thương mại
và các loại phương tiện đường sắt;
(b) Điều 6 liên quan đến các
phương tiện đường bộ có động cơ sử dụng cho mục đích thương mại và các phương
tiện vận chuyển sử dụng cho mục đích cá nhân;
(c) Điều 9, đoạn 2 của Phụ lục
này.
Điều
11
Sau
khi Phụ lục này có hiệu lực, thì theo Điều 27 của Công ước, phụ lục này sẽ bãi
bỏ và thay thế Công ước về hải quan liên quan đến việc tạm quản phương tiện đường
bộ có động cơ sử dụng cho mục đích cá nhân, Newyork, 4/6/1954, Công ước về hải
quan liên quan đến việc tạm quản phương tiện đường bộ sử dụng cho mục đích
thương mại, Giơ-ne-vơ, 18/5/1956 và Công ước về hải quan liên quan đến tạm quản
các loại máy bay và tàu thuyền giải trí sử dụng cho mục đích cá nhân,
Giơ-ne-vơ, 18/5/1956 trong khuôn khổ các bên là thành viên của Công ước đã chấp
nhận phụ lục này.
PHỤ LỤC D
PHỤ LỤC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỘNG VẬT
Chương I
ĐỊNH NGHĨA
Điều 1
Các
khái niệm
a. ”Động vật ”: là mọi loài động
vật sống;
b. “Vùng biên giới”: là dải
lãnh thổ hải quan tiếp giáp đường biên giới quốc gia trên bộ, được luật pháp quốc
gia quy định và có những giới hạn để phân biệt trao đổi biên giới và các hình
thức trao đổi khác;
c. “Cư dân biên giới”: những
người làm ăn hay sinh sống trong khu vực biên giới;
d. “Trao đổi biên giới”: là
việc nhập khẩu được thực hiện bởi cư dân biên giới sống giữa hai vùng biên giới
tiếp giáp nhau.
Chương
II
PHẠM VI ÁP DỤNG
Điều 2
Những
loại động vật nhập khẩu được đánh số tại Tiểu phụ lục của phụ lục này được tạm
quản theo khoản 2 Công ước này.
Chương III
CÁC QUY ĐỊNH KHÁC
Điều 3
Để
được hưởng những thuận lợi mà Phụ lục này mang lại:
a. Động vật phải do một người
làm ăn, sinh sống bên ngoài lãnh thổ tạm quản
b. Động vật kéo được nhập khẩu
để canh tác trong vùng đất thuộc vùng biên giới tạm quản phải do cư dân biên giới
của vùng biên giới tiếp giáp vùng tạm quản thực hiện.
Điều 4
1. Động
vật kéo nêu trong Điều 3 đoạn b của Phụ lục này hoặc những động vật nhập khẩu để
chăn thả hoặc để cho ăn cỏ ở vùng đất nằm trong vùng biên giới được tạm quản mà
không cần chứng từ hải quan hay một khoản bảo đảm nào.
2. Mỗi bên ký Công ước có thể
cấp tạm quản đối với động vật nêu tại khoản 1 của Điều này theo một bản khai
hàng hoá cùng với một bản cam kết tái xuất.
Điều 5
Mỗi
bên tham gia ký Công ước có quyền bảo lưu Khoản 1 Điều 4 của phụ lục này theo
các quy định nêu tại Điều 29 của Công ước.
1. Mỗi bên ký Công ước cũng
có quyền bảo lưu đối với các điểm 12 và 13 trong tiểu phụ lục của phụ lục theo
quy định tại Điều 29 Công ước.
Điều 6
Thời
hạn để tái xuất động vật ít nhất là 12 tháng kể từ ngày tạm quản.
Điều 7
Tiểu
phụ lục là 1 phần hợp thành của Phụ lục này.
TIỂU
PHỤ LỤC
Danh sách nêu tại Khoản 2
Động vật phục vụ cho những mục đích sau:
1. Đua;
2. Huấn luyện;
3. Gây giống;
4. Đóng móng hoặc cân trước
cuộc đua;
5. Điều trị thú y;
6. Thử nghiệm(ví dụ thử nghiệm
nhằm bán hàng);
7. Tham gia biểu diễn, triển
lãm, thi, thi đấu hoặc thao diễn;
8. Trình diễn(động vật xiếc...);
9. Du lịch(bao gồm động vật
nuôi của khách du lịch);
10. Tập luyện(chó hoặc ngựa cảnh
sát, chó đánh hơi, chó cho người mù...)
11. Hoạt động cứu nạn;
12. Chăn thả hoặc cho ăn cỏ;
13. Thực hiện một công việc
hoặc vận chuyển;
14. Sử dụng y tế (sản xuất nọc
độc...).
PHỤ LỤC E
HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU KHẨU GIẢM MỘT PHẦN THUẾ NHẬP KHẨU
VÀ THUẾ KHÁC
Chương I
ĐỊNH NGHĨA
Điều 1
Trong
Phụ lục này:
(a) Thuật ngữ “Hàng hoá nhập
khẩu giảm một phần thuế” bao gồm hàng hoá được nêu trong phụ lục trên của Công
ước nhưng không tuân thủ mọi quy định được đặt ra để hưởng chế độ tạm quản giảm
toàn bộ thuế nhập khẩu và thuế khác và hàng hoá không nêu trong các phụ lục
trên của Công ước nhưng được tạm quản để sản xuất hay thực hiện một công trình
dự án.
(b) Thuật ngữ “Giảm một phần
thuế” là giảm một phần thuế nhập khẩu và các thuế khác khi hàng hoá được được
thông quan để tiêu dùng nội địa vào thời điểm áp dụng chế độ tạm quản.
Chương II
PHẠM VI ÁP DỤNG
Điều 2
Hàng
hoá nêu trong đoạn a của Điều 1 của Phụ lục này được hưởng chế độ tạm quản giảm
1 phần thuế theo điều 2 của Công ước.
Chương III
CÁC QUY ĐỊNH KHÁC
Điều 3
Để
được hưởng các thuận lợi đã được phê chuẩn trong phụ lục này, hàng hóa nhập khẩu
giảm một phần thuế phải do một người làm ăn sinh sống ngoài lãnh thổ tạm quản sở
hữu
Điều 4
Mỗi
bên tham gia ký Công ước có thể lập nghiệp một danh sách hàng hoá được hoặc
không được hưởng tạm quản giảm một phần thuế. Nội dung danh sách này được thông
báo cho Tổng thư ký Công ước.
Điều 5
Theo
Phụ lục này, khoản tiền thuế nhập khẩu và thuế khác mà hàng hoá tạm quản giảm một
phần phải chịu mỗi tháng hoặc mỗi phần của tháng không vượt quá 5% so với tổng
khoản tiền thuế nhập khẩu và thuế khác mà hàng hoá được thông quan cho tiêu
dùng phải chịu vào thời điểm áp dụng thủ tục tạm quản.
Điều 6
Trong
mọi trường hợp, khoản tiền thuế nhập khẩu và thuế khác phải nộp không được cao
hơn khoản tiền phải thu khi hàng hoá tạm quản được đưa ra tiêu dùng nội địa.
Điều 7
1. Khoản
tiền thuế nhập khẩu và thuế khác theo Phụ lục này sẽ được nộp cho cơ quan có thẩm
quyền khi mọi thủ tục được thực hiện.
2. Căn cứ theo Điều 13 của Công
ước này, chế độ tạm quản chấm dứt khi hàng được thông quan để phục vụ tiêu dùng
nội địa, khoản tiền thuế nhập khẩu và thuế khác đã được giảm một phần sẽ được
khấu trừ vào khoản thuế nhập khẩu và thuế khác sẽ được trả khi hàng được thông
quan để tiêu dùng nội địa.
Điều 8
Giai
đoạn tái xuất hàng tạm quản được giảm một phần thuế sẽ được xem xét theo các Điều
5 và 6 của Phụ lục này.
Điều 9
Theo
điều 29 của công ước này, mỗi Bên tham gia Công ước có quyền bảo lưu Điều 2 của
Phụ lục này, liên quan đến giảm một phần thuế nhập khẩu. la baninhhieie