Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 60/2000/TT-BTC hướng dẫn thủ tục thu, nộp tiền phạt, quản lý và sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải

Số hiệu: 60/2000/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Vũ Văn Ninh
Ngày ban hành: 20/06/2000 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 60/2000/TT-BTC

Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2000

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 60/2000/TT-BTC NGÀY 20 THÁNG 6 NĂM 2000 HƯỚNG DẪN THỦ TỤC THU, NỘP TIỀN PHẠT, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TIỀN THU TỪ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HÀNG HẢI

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ban hành ngày 20/3/1996; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước số 06/1998/QH10 ngày 20/5/1998;
Căn cứ Nghị định số 87/CP ngày 19/12/1996 và Nghị định số 51/1998/ NĐ-CP ngày 19/12/1996 của Chính phủ về phân cấp quản lý, lập, chấp hành và quyết toán ngân sách Nhà nước.
Căn cứ Nghị định số 92/1999/NĐ-CP ngày 4/9/1999 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải.
Sau khi thống nhất với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục thu, nộp tiền phạt, quản lý và sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải như sau:

I- QUY ĐỊNH CHUNG

1- Toàn bộ tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải phải nộp vào ngân sách Nhà nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước. Nguồn thu phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải được để lại 100% cho ngân sách địa phương quản lý, sử dụng theo quy định tại Thông tư này.

2- Cá nhân, tổ chức trong nước và ngoài nước vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bị xử phạt tiền có trách nhiệm nộp tiền vào Kho bạc Nhà nước ghi trong quyết định xử phạt. Cá nhân, tổ chức nước ngoài có thể nộp tiền phạt bằng ngoại tệ chuyển đổi theo tỷ giá hạch toán do Bộ Tài chính thông báo tại thời điểm nộp phạt. Thời hạn nộp tiền phạt không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định xử phạt.

3- Biên lai thu tiền phạt do Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) phát hành và được quản lý, sử dụng theo chế độ quy định hiện hành.

II - QUY ĐỊNH CỤ THỂ

A- THỦ TỤC THU, NỘP TIỀN PHẠT

1- Người có thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải phải ra quyết định xử phạt.

Quyết định xử phạt phải lập thành 03 (ba) bản: 1 bản giao cho người bị xử phạt; 1 bản gửi cho Kho bạc Nhà nước nơi nộp tiền phạt và một bản lưu tại cơ quan người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt.

Trường hợp mức xử phạt từ 2.000.000đ trở lên, phải lập thêm 1 bản quyết định xử phạt gửi cho Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc TW nơi đóng trụ sở cơ quan của người ra quyết định xử phạt.

2- Tổ chức thu tiền phạt

2.1- Trường hợp nộp tiền phạt trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước:

- Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm thu và tổ chức thu tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải.

- Căn cứ để thu tiền phạt là quyết định xử phạt của người có thẩm quyền quy định tại Nghị định số 92/1999/NĐ-CP ngày 04/09/1999 của Chính phủ.

- Kho bạc Nhà nước khi thu tiền phạt phải cấp biên lai thu tiền phạt cho cá nhân, tổ chức vi phạm để chứng nhận đã thu đủ tiền phạt theo mức ghi trong quyết định xử phạt.

2.2- Trường hợp những đối tượng nộp phạt không có điều kiện nộp phạt trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước thì cơ quan Kho bạc Nhà nước có thể uỷ quyền cho cơ quan xử phạt tiến hành thu tiền phạt. Việc uỷ quyền thu phạt phải có hợp đồng ký kết giữa đơn vị Kho bạc Nhà nước trực tiếp uỷ quyền với đơn vị được uỷ quyền theo quy định tại Thông tư số 63 TC/CSTC ngày 11/9/1999 của Bộ Tài chính.

Định kỳ, ngày thứ 2 đầu mỗi tuần, cơ quan được uỷ quyền thu phạt, nộp tiền phạt thu được vào Kho bạc Nhà nước.

Cơ quan được uỷ quyền thu phạt có trách nhiệm nhận, sử dụng, bảo quản và quyết toán biên lai thu tiền phạt theo đúng quy định của Kho bạc Nhà nước.

3- Định kỳ hàng tháng, cơ quan của người ra quyết định xử phạt và Kho bạc Nhà nước tiến hành đối chiếu số tiền đã xử phạt theo quyết định với số tiền phạt thực tế Kho bạc Nhà nước đã thu, báo cáo Sở Tài chính Vật giá.

B- QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TIỀN THU TỪ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HÀNG HẢI.

1- Toàn bộ số tiền thu về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải được nộp vào ngân sách Nhà nước theo chương 070, loại 09, khoản 03, mục 051, tiểu mục 14 của Mục lục ngân sách Nhà nước hiện hành và được để lại 100% cho ngân sách địa phương.

2- Số tiền phạt thu được, phân bổ và sử dụng như sau:

2.1- Trích 30% đưa vào cân đối chung của Ngân sách địa phương.

2.2- Trích 5% chi cho Kho bạc Nhà nước thực hiện việc thu phạt (bao gồm cả phí cho người được uỷ quyền thu phạt do Kho bạc Nhà nước uỷ quyền theo quy định).

2.3- Trích 65% cho Cảng vụ Hàng hải để sử dụng vào các mục đích sau:

- Chi cho công tác tổ chức các đoàn kiểm tra các hoạt động trong lĩnh vực hàng hải.

- Chi mua sắm, trang bị, nâng cao chất lượng phương tiện cho công tác kiểm tra các hoạt động cho lĩnh vực hàng hải.

- Chi phí cho việc chuyên chở, bảo quản các hiện vật thu giữ chờ xử lý.

- Chi cho công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong hoạt động hàng hải.

- Chi cho công tác học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ, đào tạo chuyên môn cho cán bộ Thanh tra viên trực tiếp làm công tác an toàn hàng hải.

- Chi cho việc in ấn tài liệu phục vụ cho việc phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải.

- Chi bồi dưỡng làm ngoài giờ; chi thưởng cho những tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác vận động tuyên truyền, giáo dục, phát hiện và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải.

3- Quản lý kinh phí ngân sách từ tiền thu phạt

3.1- Hàng tháng, căn cứ số tiền phạt thu được, Sở Tài chính Vật giá phân bổ và cấp phát kịp thời kinh phí cho các đơn vị theo tỷ lệ quy định tại Thông tư này.

3.2- Trình tự lập dự toán, cấp phát và thanh, quyết toán kinh phí thực hiện theo các quy định hiện hành về quản lý ngân sách nhà nước.

3.3- Các đơn vị sử dụng kinh phí có trách nhiệm quản lý và sử dụng nguồn kinh phí này theo chế độ quản lý tài chính hiện hành.

III- TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1- Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành.

2- Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm tổ chức thu tiền phạt kịp thời và tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng nộp phạt vi phạm hành chính. Thực hiện theo dõi, hạch toán khoản thu, chi tiền phạt theo đúng chế độ quản lý tài chính của Nhà nước.

3- Sở Tài chính Vật giá các tỉnh, thành phố trực thuộc TW có trách nhiệm quản lý, cấp phát kinh phí ngân sách từ tiền thu phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải cho các đơn vị theo đúng quy định tại Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các đơn vị, địa phương phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính giải quyết.

 

 

Vũ Văn Ninh

(Đã ký)

 

THE MINISTRY OF FINANCE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 60/2000/TT-BTC

Hanoi, June 20, 2000

 

CIRCULAR

GUIDING THE PROCEDURES FOR COLLECTION, PAYMENT, MANAGEMENT AND USE OF FINES FROM SANCTIONING ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE MARITIME FIELD

Pursuant to the State Budget Law of March 20, 1996; Law No. 06/1998/QH10 of May 20, 1998 amending and supplementing a number of articles of the State Budget Law;
Pursuant to the Government
s Decree No. 87/CP of December 19, 1996 and Decree No. 51/1998/ND-CP of July 18, 1998 on assignment of responsibilities for State budget management, drafting, implementation and settlement;
Pursuant to the Government
s Decree No. 92/1999/ND-CP of September 4, 1999 on sanctions against administrative violations in the maritime field;
After reaching agreement with the Ministry of Communications and Transport, the Ministry of Finance hereby guides the procedures for collection, payment, management and use of fines from sanctioning administrative violations in the maritime field as follows:

I. GENERAL PROVISIONS

1. All proceeds from the sanctions against administrative violations in the maritime field must be remitted into the State budget through the State Treasury system. 100% of the revenues from sanctioning the administrative violations in the maritime field shall be left to local budgets for management and use according to the provisions in this Circular.

2. Domestic and foreign individuals and/or organizations that commit acts of administrative violation in the maritime field on the territory of the Socialist Republic of Vietnam and are fined shall have to pay fines into the State Treasury as inscribed in the sanctioning decisions. Foreign individuals and/or organizations may pay fines in foreign currencies at the exchange rate announced by the Finance Ministry at the time of fine payment. The time-limit for fine payment shall be 5 working days from the date the sanctioning decision is issued.

3. Fine receipts shall be issued by the Finance Ministry (the General Department of Tax) and managed and used according to current regulations.

II. SPECIFIC PROVISIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Persons competent to sanction acts of administrative violation in the maritime field shall have to issue the sanctioning decision.

A sanctioning decision must be made in 03 (three) copies: 1 copy shall be given to the sanctioned person; 1 copy to the State Treasury where the fines shall be paid and 1 copy shall be kept at the agency of the person competent to issue the sanctioning decision.

For fines of VN dong 2,000,000 or more, an additional copy of the sanctioning decision must be made and sent to the Peoples Procuracy of the province and centrally-run city where the agency of the person competent to issue the sanctioning decision is headquartered.

2. Organization of fine collection

2.1. For cases where fines are paid directly into the State Treasury:

- The State Treasury shall have to collect fines and organize the collection of fines on administrative violations in the maritime field.

- The sanctioning decisions of the competent persons defined in the Governments Decree No. 92/1999/ND-CP of September 4, 1999 shall serve as basis for fine collection.

- The State Treasury shall, when collecting fines, have to provide the violating organizations and individuals with fine receipts proving that fines have been fully collected according to the level inscribed in the sanctioning decisions.

2.2. Where fine-payers have no conditions to directly pay fines into the State Treasury, the State Treasury may authorize the sanctioning agencies to collect the fines. The fine collection authorization must be made in form of a contract signed directly between the authorizing State Treasury unit and the authorized unit according to the provisions in Circular No. 63 TC/CSTC of September 11, 1999 of the Finance Ministry.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The agency authorized to collect fines shall have to receive, use, preserve and make final settlement of fine receipts in strict accordance with the State Treasurys regulations.

3. Monthly, the agencies of the persons issuing the sanctioning decisions and the State Treasury shall compare the already sanctioned fine amount in the sanctioning decisions with the fine amount actually collected by the State Treasury, and report thereon to the provincial/municipal Finance-Pricing Services.

B. MANAGEMENT AND USE OF MONEY COLLECTED FROM SANCTIONING ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE MARITIME FIELD

1. All proceeds from sanctions against administrative violations in the maritime field shall be remitted into the State budget according to Chapter 070, Series 09, Clause 03, Item 051, Sub-item 14 of the current State Budget Contents, and 100% thereof shall be left to local budgets.

2. The collected fine amount shall be distributed and used as follows:

2.1. 30% shall be deducted for the local budgets.

2.2. 5% shall be deducted for the State Treasury to perform the fine collection (including charges for the persons who collect fines under the authorization of the State Treasury as prescribed).

2.3. 65% shall be deducted for Maritime Port Authority to use for the following purposes:

- Expenses for organization of delegations for inspection of maritime activities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Expenses for transport and preservation of exhibits seized or kept pending the handling.

- Expenses for law propagation and dissemination in maritime activities.

- Expenses for professional study and fostering, specialized training of inspectors directly involved in the work of maritime safety.

- Expenses for printing of documents in service of sanctioning administrative violations in the maritime field.

- Expenses for extra-time work allowance; rewards for collectives and/or individuals with achievements in the work of mobilization, propagation, education, detection and handling of administrative violations in the maritime field.

3. Management of fine budget funding

3.1. Monthly, basing itself on the collected fine amount, the provincial/municipal Finance-Pricing Service shall promptly distribute and allocate funding for the units according to the rate prescribed in this Circular.

3.2. Procedures for funding estimation, allocation and settlement shall comply with current regulations on State budget management.

3.3. The funding-using units shall have to manage and use this funding source according to current financial management regime.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. This Circular takes effect 15 days after its signing for promulgation.

2. The State Treasury shall have to organize the fine collection in time and create favorable conditions for fine-payers; monitor and conduct the accounting of fine revenues and expenditures in accordance with the States financial management regime.

3. The Finance-Pricing Services of the provinces and centrally-run cities shall have to manage and allocate budget funding formulated from fines on administrative violations in the maritime field for the units according to this Circulars regulations.

In the course of implementation, if any problems arise, the units and localities are requested to promptly report them to the Finance Ministry for settlement.

 

 

FOR THE MINISTER OF FINANCE
VICE MINISTER




Vu Van Ninh

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 60/2000/TT-BTC ngày 20/06/2000 hướng dẫn thủ tục thu, nộp tiền phạt, quản lý và sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải do Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.200

DMCA.com Protection Status
IP: 13.59.5.179
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!