Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 101/1999/TT-BTC thực hiện Luật thuế Giá trị gia tăng hoạt động trong ngành vận tải đường bộ

Số hiệu: 101/1999/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Phạm Văn Trọng
Ngày ban hành: 20/08/1999 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 101/1999/TT-BTC

Hà Nội, ngày 20 tháng 8 năm 1999

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 101/1999/TT-BTC NGÀY 20 THÁNG 8 NĂM 1999 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀNH VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ

Căn cứ Luật thuế giá trị gia tăng số 02/1997/QH ngày 10/5/1997;
Căn cứ Nghị định số 28/1998/NĐ-CP ngày 11/5/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế GTGT và Nghị định số 102/1998/NĐ-CP ngày 21/12/1998 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 28/1998/NĐ-CP;
Để việc thực hiện Luật thuế giá trị gia tăng phù hợp với dịch vụ kinh doanh vận tải bao gồm vận tải hành khách, vận tải hàng hoá đường bộ, vận tải Taxi, Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể thêm thuế GTGT đối với các hoạt động này như sau:

I. PHẠM VI ÁP DỤNG THUẾ GTGT

1. Đối tượng chịu thuế GTGT:

- Các dịch vụ vận tải đường bộ bao gồm: vận tải trở hành khách, hàng hoá, vận tải Taxi trên lãnh thổ Việt Nam.

- Các dịch vụ khác của các cơ sở vận tải đường bộ.

2. Đối tượng không chịu thuế GTGT:

- Dịch vụ vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt.

- Các dịch vụ vận tải hàng hoá, hành khách ngoài lãnh thổ Việt Nam.

3. Đối tượng nộp thuế GTGT:

Các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải đường bộ bao gồm các Công ty, đơn vị vận tải hạch toán độc lập, các chi nhánh, xí nghiệp, trạm... hạch toán phụ thuộc các Công ty đơn vị hạch toán độc lập; các cá nhân, nhóm cá nhân kinh doanh.

II. PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ

1. Phương pháp khấu trừ thuế GTGT:

Thuế GTGT được xác định theo nguyên tắc sau đây:

Thuế GTGT phải nộp

=

Thuế GTGT đầu ra

-

Thuế GTGT đầu vào

Thuế GTGT đầu ra được xác định trên cơ sở giá chưa có thuế GTGT và thuế suất ghi trên các hoá đơn GTGT về hàng hoá bán ra hoặc dịch vụ cung ứng.

Thuế GTGT đầu vào được xác định trên cơ sở số thuế GTGT ghi trên các hoá đơn GTGT mua hàng hoá và dịch vụ.

Do đặc thù của dịch vụ vận tải đường bộ có nhiều đơn vị áp dụng phương thức khoán cho người trực tiếp sử dụng phương tiện vận tải (có thể là cá nhân lái xe hoặc một bộ phận trực thuộc của đơn vị), Giá tính thuế GTGT và thuế GTGT đầu ra, thuế GTGT đầu vào được khấu trừ tương ứng với từng trường hợp cụ thể như sau:

1.1 Các đơn vị vận tải trực tiếp ký hợp đồng vận chuyển cho khách hàng: thuế GTGT đầu ra được căn cứ vào giá tính thuế GTGT và thuế suất. Giá tính thuế là giá chưa có thuế GTGT và được căn cứ vào giá thực thanh toán trên cơ sở hợp đồng vận chuyển giữa Công ty và khách hàng. Trường hợp giá chủ hàng phải thanh toán cho đơn vị vận tải là giá đã có thuế GTGT thì giá chưa có thuế GTGT được xác định như sau:

Giá tính thuế


=

Giá ghi trên hợp đồng với khách hàng
1 + Thuế suất

Trong trường hợp có dịch vụ vận chuyển ngoài lãnh thổ Việt Nam mà có đủ cơ sở pháp lý cho việc tách riêng dịch vụ này thì đơn vị vận tải xuất cho chủ hàng 2 hoá đơn: Một hoá đơn GTGT ghi số cước thu được cho dịch vụ vận tải quốc tế (vận chuyển ngoài lãnh thổ Việt Nam) nhưng vì dịch vụ vận chuyển này không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT nên dòng thuế suất và thuế GTGT trên hoá đơn ghạch chéo, một hoá đơn GTGT ghi số cước vận chuyển nội địa và thuế GTGT đầu ra. Điều kiện để được xuất hoá đơn GTGT ghi giá cước vận tải quốc tế là:

- Có hợp đồng vận tải trong đó ghi rõ nơi đi là cửa khẩu biên giới Việt Nam, nơi đến tại tỉnh, thành phố nước ngoài.

- Tờ khai hàng hoá xuất khẩu nếu đơn vị vận tải có hàng hoá xuất khẩu hoặc bản sao tờ khai hàng hoá xuất khẩu của chủ hàng phù hợp với hợp đồng vận tải ký với chủ hàng.

Thuế GTGT đầu vào tính khấu trừ để xác định thuế GTGT phải nộp: các khoản đơn vị vận tải trực tiếp chi căn cứ vào hoá đơn GTGT đầu vào, các khoản lái xe chi căn cứ theo hoá đơn GTGT đầu vào của lái xe nộp về và định mức chi tương ứng với doanh số vận tải. Về định mức chi phí đầu vào này do Giám đốc doanh nghiệp (hoặc Hôi đồng quản trị) căn cứ vào đặc điểm cụ thể của từng phương tiện giao cho lái xe và được công khai khi giao khoán cho người lái xe.

1.2. Trường hợp khoán tổng doanh số trong vận tải hành khách, hàng hoá mà phương thức khoán về thu là tổng doanh số theo mức khoán, về chi là doanh nghiệp vận tải trực tiếp chi và các chi phí của người nhận khoán được tính theo định mức thì giá tính thuế GTGT về nguyên tắc căn cứ vào tổng doanh số khoán. Nếu các chủ hàng yêu cầu xuất hoá đơn GTGT thì đơn vị vận tải xuất hoá đơn GTGT cho chủ hàng. Cuối tháng nếu số hoá đơn xuất cho chủ hàng chưa đủ mức khoán thì đơn vị vận tải xuất tiếp một hoá đơn GTGT cho người nhận khoán theo số tiền chênh lệch còn lại đề xác định thuế GTGT đầu ra của đơn vị vận tải, trường hợp nếu số tiền trên hoá đơn xuất cho chủ hàng lớn hơn mức khoán cho người nhận khoán thì doanh thu và thuế GTGT đầu ra của đơn vị vận tải căn cứ toàn bộ vào hoá đơn đã xuất cho chủ hàng.

Thuế GTGT đầu vào tính khấu trừ xác định thuế GTGT phải nộp: đối với các khoản chi do đơn vị vận tải trực tiếp chi căn cứ vào hoá đơn GTGT đầu vào, các khoản chi của người nhận khoán căn cứ hoá đơn GTGT đầu vào của người nhận khoán nộp về và theo định mức được phép chi (ví dụ nhiên liệu được khấu trừ căn cứ vào hoá đơn GTGT mua nhiên liệu, định mức tiêu hao nhiên liệu tương ứng với mức doanh số khoán). Định mức được phép chi này do Giám đốc doanh nghiệp (hoặc hội đồng quản trị) căn cứ vào đặc điểm cụ thể của từng phương tiện giao cho lái xe và được công khai khi giao khoán cho lái xe.

Ví dụ: Công ty vận tải A khoán cho một lái xe B một tháng phải đảm bảo nộp về cho Công ty một khoản doanh số là 5 triệu đồng (toàn bộ khoản thu 5 triệu đồng này đều thuộc đối tượng chịu thuế GTGT). Tất cả các khoản chi phí cho lái xe B Công ty trực tiếp chi. Cuối tháng lái xe B nộp đầy đủ 5 triệu đồng cho Công ty. Về nhiên liệu giả sử định mức tiêu hao cho 100 km là 20 lít xăng, giá cước vận tải thông thường là 2.000đ/km. Để đảm bảo khoản doanh số khoán trên, lái xe B phải sử dụng xe chạy một khoản cách tối thiểu là:

5.000.000đ : 2.000đ/km = 2.500 km

- Số nhiên liệu lái xe tối thiểu phải sử dụng cho xe chạy là:

(2.500 km : 100 km) x 20 lít = 500 lit

- Giá mua xăng chưa có thuế GTGT là 4.000 đ/lít

- Thuế GTGT của xăng là 5%.

Như vậy số nhiên liệu Công ty A mua được phép tính thuế GTGT đầu vào để được kháu trừ đối với khoản doanh thu 5 triệu đồng nói trên phải có đầy đủ hoá đơn GTGT đầu vào của việc mua nhiên liệu, đồng thời lượng nhiên liệu tính khấu trừ tối đa không quá phần hoá đơn tương ứng đề mua 500 lít xăng. Số tiền tương ứng là: 500 lít x 4.000 đ/lít x 5% = 100.000 đồng.

Trường hợp trong tháng lái xe tìm được khách hàng vận chuyển với doanh số lớn hơn mức khoán và yêu cầu có hoá đơn GTGT. Giả sử ngoài doanh số khoán 5 tr.đ đã viết hoá đơn GTGT, còn doanh số 2 tr.đ nữa cũng yêu cầu viết hoá đơn GTGT thì Công ty vận tải A xuất hoá đơn GTGT và doanh số tháng này của lái xe B là 7 tr.đồng.

1.3. Trường hợp khoán mà người nhận khoán nộp về cho đơn vị một khoản doanh số khoán gọn, người nhận khoán tự lo các chi phí như nhiên liệu, sửa chữa, tiền lương... mà trong phương thức khoán ghi cụ thể: doanh thu khoán, phần người nhận khoán được hưởng, phần nộp nghĩa vụ về đơn vị thì nguyên tắc chung về việc tính thuế GTGT đầu ra: Công ty tính thuế GTGT đầu ra trên cơ sở doanh thu khoán người nhận khoán nộp về, người nhận khoán thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp căn cứ vào mức doanh số khoán được hưởng.

Thuế GTGT đầu vào tính đối với phần chi phí doanh nghiệp trực tiếp chi, không khấu trừ thuế đầu vào cho người nhận khoán.

Trường hợp nếu chủ hàng yêu cầu xuất hoá đơn GTGT thì lái xe chỉ được xuất một chứng từ vận chuyển nội bộ để chứng nhận lượng hàng đã vận chuyển. Chứng từ này được chuyển về trụ sở Công ty để thực hiện việc xuất hoá đơn GTGT.

Ví dụ: Một đơn vị vận tải A khoán cho lái xe B theo biểu khoán như sau:

- Tổng thu một tháng : 20.000.000 đồng

- Số lái xe được hưởng : 18.000.000 đồng

- Số lái xe phải nộp về Công ty : 2.000.000 đồng

Như vậy đơn vị A phải kê khai nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, giá tính thuế GTGT đầu ra của đơn vị vận tải là khoản thu do lái xe nộp khoán về là 2.000.000 đồng. Lái xe B là đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, giá tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp của lái xe B là 18.000.000 đồng.

1.4. Đối với vận tải Taxi: đặc điểm của vận tải taxi là quản lý được số cước theo đồng hồ trên xe nhưng các đơn vị vận tải thường áp dụng mức khoán cho lái xe được hưởng tỷ lệ % trên số thực thu theo đồng hồ và lái xe tự lo các khoản nhiên liệu, tiền lương. Thuế GTGT đầu ra được xác định trên cơ sở toàn bộ số cước thu được căn cứ theo đồng hồ trên xe (không phải là số khoán do lái xe nộp lại). Cuối tháng, căn cứ số thực thu theo đồng hồ được thể hiện trên lệnh điều động xe của Công ty do lái xe kê để xác định doanh thu thực vận tải. Doanh thu này là căn cứ xác định thuế GTGT đầu ra đối với từng lái xe. Đơn vị vận tải phải lập bảng kê chi tiết đối với từng lái xe làm căn cứ xác định tổng số thuế GTGT đầu ra trong tháng của đơn vị vận tải.

Khi vận chuyển, lái xe không trực tiếp xuất hoá đơn GTGT cho khách hàng mà xuất vé nội bộ. Đối với khách hàng cần hoá đơn GTGT thì khách chuyển chứng từ nội bộ về trụ sở của Công ty để Công ty xuát hoá đơn GTGT. Việc xuất hoá đơn GTGT cho khách có thể cho một hoặc nhiều vé nội bộ. Trường hợp những tháng sau khách hàng có yêu cầu lấy hoá đơn GTGT của các vé nội bộ đã đi từ tháng trước, đơn vị vận tải vẫn xuất hoá đơn GTGT cho khách hàng và ghi rõ điều chỉnh giảm trên bảng kê của tháng xuất những hoá đơn GTGT này.

Thuế GTGT đầu vào căn cứ vào hoá đơn GTGT đầu vào Công ty trực tiếp chi, nhiên liệu lái xe mua tính theo định mức được phép chi. Định mức được phép chi này do Giám đốc doanh nghiệp (hoặc hội đồng quản trị) căn cứ vào đặc điểm cụ thể của từng phương tiện giao cho lái xe và được công khai khi giao khoán cho lái xe.

Ví dụ 1: Một lái xe Taxi theo đồng hồ trên xe trong tháng 1 đã vận chuyển tổng thu của khách hàng là 5.500.000 đồng số thu trên lái xe phải lập bảng khê giả sử thu của 50 khách hàng, tương ứng với khoảng cách vận chuyển ghi trên đồng hồ là 5.000 km (bao gồm cả khoảng cách vận chuyển có khách và không có khách).

- Về việc xuất hoá đơn để xác định thuế GTGT đầu ra:

Cuối tháng 1 có 25 khách hàng yêu cầu hoá đơn GTGT, đơn vị vận tải căn cứ vào bảng kê số thu của lái xe để xuất 25 hoá đơn GTGT cho 25 khách hàng (ví dụ là 3.000.000 đồng, thuế GTGT trên hoá đơn là 300.000 đồng). Số thu còn lại là 2.000.000 đồng đơn vị lập bảng kê để xác định số thuế GTGT đầu ra là 200.000 đồng, như vậy thuế GTGT đầu ra của đơn vị vận tải tổng cộng trong tháng là 500.000 đồng. Nếu trong tháng 2 có khách hàng đã đi Taxi trong tháng 1 (trong tổng số 2.000.000 đồng doanh thu của tháng 1 đơn vị vận tải đã lập bảng kê xác định thuế GTGT đầu ra của tháng 1) yêu cầu hoá đơn GTGT, đơn vị vận tải vẫn xuất hoá đơn GTGT cho khách hàng và trong bảng kê tháng 2 ghi rõ phần điều chỉnh giảm này.

- Về việc xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ:

Định mức tiêu hao xăng cho 100 km là 7 lít. Số xăng đầu vào được tính để xác định thuế GTGT đầu vào của đơn vị vận chuyển căn cứ vào hoá đơn GTGT mua xăng như lượng tối đa được phép khấu trừ là:

5.000 km

x 7 lít = 350 lít

100 km

Giá mua xăng trên hoá đơn (chưa có thuế GTGT) là 4.000 đ/lit, thuế GTGT của xăng là 5%, vì vậy tổng số thuế GTGT đầu vào của xăng được khấu trừ là 350 lít x 4.000 đ/lít x 5% = 70.000 đồng.

1.5. Trong trường hợp đơn vị vận tải làm đại lý vận tải (bao gồm cả các khoản thu hộ, chi hộ chủ hàng) thì giá chưa có thuế GTGT là tổng các khoản thu của khách hàng và để làm căn cứ đơn vị vận tải trực tiếp xuất hoá đơn cho khách hàng (bao gồm cả các khoản thu hộ) và xác định thuế GTGT đầu ra của đơn vị vận tải.

Thuế GTGT đầu vào của đơn vị vận tải căn cứ vào hoá đơn GTGT đầu vào của đơn vị vận tải, của lái xe nộp về được tính khấu trừ theo nguyên tắc chung nêu trên và chứng từ thuế GTGT đầu vào của các chứng từ chi hộ.

1.6. Đối với các hợp tác xã vận tải: Hợp tác xã vận tải là đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, các xã viên của hợp tác xã là đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. Do đặc thù của các hợp tác xã vận tải nên tính thuế GTGT đầu ra, đầu vào, thuế GTGT đầu vào tính khấu trừ được quy định như sau:

a. Hợp tác xã vận tải trực tiếp ký hợp đồng vận tải sau đó tổ chức cho các xã viên tham gia vận tải, toàn bộ các chi phí cho hoạt động vận tải hợp tác xã trực tiếp chi thì thuế GTGT đầu ra căn cứ vào toàn bộ các khoản thu của khách hàng.

Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ để xác định thuế GTGT phải nộp của hợp tác xã căn cứ vào các nguyên tắc chung đã nêu trên:

Ví dụ: Hợp tác xã vận tải A ký hợp đồng với khách hàng B một hợp đồng vận tải hàng hoá, tổng thu chưa có thuế GTGT là 10.000.000 đồng. Hợp tác xã A tổ chức cho xã viên vận tải. Thuế GTGT đầu ra của hợp tác xã vận tải là 10.000.000 đồng x 10% = 1.000.000 đồng và hợp tác xã xuất hoá đơn GTGT cho khách hàng B theo giá tính thuế và thuế GTGT đầu ra nêu trên. Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ căn cứ vào các hoá đơn GTGT đầu vào của hợp tác xã và các xã viên trực tiếp tham gia vận tải (xăng dầu, điện nước, điện thoại...) các khoản chi có tính chất thay đổi theo doanh thu của các xã viên như nhiên liệu... phải căn cứ vào định mức tiêu hao, định mức tiêu hao này do ban chủ nhiệm hợp tác xã căn cứ đặc điểm cụ thể từng loại phương tiện công bố công khai trong toàn hợp tác xã.

b. Hợp tác xã vận tải làm dịch vụ giới thiệu khách hàng cho xã viên, chỉ hưởng một khoản hoa hồng của các xã viên nộp về: Hợp tác xã nộp thuế GTGT trên cơ sở doanh thu hoa hồng do các xã viên nộp về

Ví dụ: Hợp tác xã vận tải A có khách hàng đến để nghị vận tải một lô hàng, tổng giá trị thanh toán là 10.000.000 đồng. Hợp tác xã không trực tiếp ký hợp đồng mà giao cho 3 xã viên có phương tiện vận tải B, C, D trực tiếp giao dịch với khách hàng và thu của 3 xã viên này một khoản hoa hồng là 1.000.000 đồng. Như vậy hợp tác xã vận tải A là đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, giá tính thuế GTGT trên hoá đơn GTGT là 1.000.000 đồng, hoá đơn GTGT về khoản thu hoa hồng này của hợp tác xã được xuất cho 3 xã viên theo mức hoa hồng thu cụ thể của từng xã viên. Thuế GTGT đầu vào của hợp tác xã A được khấu trừ là các hoá đơn GTGT đầu vào của hợp tác xã. Hoá đơn đầu vào của 3 xã viên không được tính khấu trừ khi xác định thuế GTGT phải nộp của hợp tác xã A.

2. Phương pháp nộp trực tiếp trên GTGT:

a. Các cá nhân trực tiếp kinh doanh vận tải nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.

b. Trường hợp khoán như quy định tại điểm 1.3 mục II nêu trên thì lái xe nhận khoán là đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp giá tính thuế GTGT là mức khoán của lái xe nhận với đơn vị vận tải.

c. Trong hợp tác xã lái xe vận tải, Trường hợp hợp tác xã chỉ làm nhiệm vụ giới thiệu khách hàng cho xã viên, hưởng một phần hoa hồng cho xã viên nộp về thì xã viên là đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp căn cứ vào doanh thu được hưởng. Xã viên hợp tác xã tự kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. Nếu khách hàng cần hoá đơn thì hợp tác xã thay mặt xã viên cấp hoá đơn bán hàng (cơ quan thuế cấp hoá đơn bán hàng để hợp tác xã lập hoá đơn thay cho xã viên).

Thuế GTGT đầu vào của các chứng từ hàng hoá dịch vụ mua vào của đối tợng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp không được tính khấu trừ khi xác định thuế GTGT phải nộp.

Ví dụ: Cũng theo ví dụ tại trường hợp 1.6.b nêu trên, 3 xã viên B, C, D là đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. Doanh thu xác định thuế GTGT của 3 xã viên là 10.000.000 đồng. Nếu khách hàng có yêu cầu xuất hoá đơn, hợp tác xã vận tải A thay mặt 3 xã viên trên xuất hoá đơn bán hàng thông thường cho khách hàng.

III- KÊ KHAI, NỘP THUẾ GTGT

1. Kê khai nộp thuế GTGT của đơn vị nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.

1.1. Đối với các Công ty hạch toán độc lập kê khai nộp thuế GTGT tại địa phương nơi Công ty đóng trụ sở. Nếu Công ty và các đơn vị này có các chi nhánh, cửa hàng... hạch toán phụ thuộc cùng hoạt động kinh doanh tại địa phương nơi Công ty, đơn vị đóng trụ sở thì thuế GTGT do Công ty, đơn vị kê khai nộp tập trung thay cho các chi nhánh, cửa hàng trực thuộc và các chi nhánh, cửa hàng này hàng tháng phải lập bảng kê thuế GTGT và gửi về Công ty, đơn vị thực hiện tổng hợp kê khai nộp thuế vào NSNN.

Các chi nhánh, cửa hàng trực thuộc hoạt động kinh doanh ở địa phương khác nơi Công ty đóng trụ sở thì chi nhánh, cửa hàng phải kê khai nộp thuế GTGT tại địa phương nơi kinh doanh (địa phương nêu tại Thông tư này được xác định là tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).

1.2. Hoàn thuế GTGT: Các Công ty, đơn vị kinh doanh dịch vụ chịu thuế GTGT thuộc đối tượng phải kê khai nộp thuế GTGT, nếu phát sinh thuế đầu vào được khấu trừ lớn hơn thuế đầu ra thuộc trường hợp được hoàn thuế GTGT thì Công ty, đơn vị kinh doanh phải lập hồ sơ đề nghị hoàn thuế theo chế độ gửi cơ quan thuế xét giải quyết hoàn thuế cho Công ty, đơn vị.

2. Kê khai nộp thuế GTGT của đối tượng nộp thuế theo phương pháp trực tiếp:

a. Các đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp quy định tại tiết a điểm 2 mục II nêu trên trực tiếp kê khai nộp thuế với cơ quan thuế trực tiếp quản lý thu thuế.

b. Các đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp tực tiếp quy định tại tiết b điểm 2 mục II nêu trên phải kê khai nộp thuế GTGT: Về nguyên tắc chung đơn vị vận tải hoặc hợp tác xã có trách nhiệm lập bảng kê doanh thu thực hiện của từng cá nhân nhận khoán, từng xã viên để kê khai, nộp thuế tập trung cho các cá nhân nhận khoán và xã viên hợp tác xã. Nếu cá nhân nhận khoán hoặc xã viên hợp tác xã kê khai không sát doanh thu vận tải, cơ quan thuế được quyền ấn định doanh thu tính thuế căn cứ tình hình thực tế tại địa phương có sự tham gia ý kiến của Liên minh hợp tác xã và Sở Giao thông công chính của các tỉnh, thành phố.

3. Về hoá đơn chứng từ: Đơn vị vận tải trực tiếp xuất hoá đơn cho khách hàng theo từng trường hợp cụ thể: Nếu đơn vị vận tải thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì xuất hoá đơn GTGT, trong đó dịch vụ vận tải không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thì dòng thuế suất và thuế GTGT gạch chéo. Nếu đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì xuất hoá đơn bán hàng thông thường. Đối với đơn vị vận tải hành khách nếu sử dụng vé thay cho hoá đơn thì phải đăng ký với cơ quan thuế và thực hiện theo chế độ quy định.

IV- TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Cục đường bộ Việt Nam, các Sở Giao thông vận tải, Cục thuế các tỉnh thành phố hướng dẫn các đơn vị thực hiện việc kê khai, tính thuế, nộp thuế GTGT theo hướng dẫn tại Thông tư này.

2.Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các nội dung khác không hướng dẫn tại Thông tư này vẫn được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 89/1998/TT-BTC ngày 27/6/1998 và Thông tư số 175/1998/TT-BTC ngày 24/12/1998 của Bộ Tài chính. Các văn bản hướng dẫn thực hiện thuế GTGT đối với các đơn vị đã ban hành không phù hợp với hướng dẫn tại Thông tư này đều bãi bỏ. Trong trường hợp có vướng mắc, các đơn vị kịp thời phản ánh về Bộ Tài chính đề xem xét, xử lý cụ thể.

 

Phạm Văn Trọng

(Đã ký)

 

THE MINISTRY OF FINANCE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 101/1999/TT-BTC

Hanoi, August 20, 1999

 

CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE LAW ON VALUE ADDED TAX FOR LAND-ROAD TRANSPORT ACTIVITIES

Pursuant to Value Added Tax (VAT) Law No.02/1997/QH of May 10, 1997;
Pursuant to the Government’s Decree No.28/1998/ND-CP of May 11, 1998 detailing the implementation of the VAT Law and Decree No.102/1998/ND-CP of December 21, 1998 amending and supplementing a number of articles of Decree No.28/1998/ND-CP;
With a view to making the implementation of the Law on Value Added Tax suitable to the transport business services, including passenger transportation, land-road cargo transportation and taxi transport, the Ministry of Finance hereby provides further detailed guidance on VAT applicable to such activities as follows:

I. VAT APPLICATION SCOPE:

1. Subjects liable to VAT include:

- Land-road transportation services, including: passenger, cargo and taxi transportation on the Vietnamese territory.

- Other services provided by land-road transport establishments.

2. Subjects not liable to VAT:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Goods and passenger transportation services outside the Vietnamese territory.

3. VAT payers:

VAT payers are organizations and individuals engaged in land-road transport business, including: transport companies and units with independent cost-accounting; branches, enterprises and stations with their cost-accounting attached to the independent cost-accounting companies and units; business individuals and groups.

II. TAX CALCULATION METHOD

1. Method of VAT deduction:

VAT shall be determined according to the following formula:

Payable VAT  =  Output VAT  -  Input VAT

The output VAT shall be determined on the basis of non-VAT prices multiplied by the VAT rate(s) inscribed in added value invoices for sold goods or provided services.

The input VAT shall be determined on the basis of the VAT amounts inscribed on the added value invoices for purchase of goods and services.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.1. For transport units that directly sign transportation contracts with customers: the output VAT shall be based on the VAT calculation prices and the tax rates. The tax calculation prices being those not yet added with VAT shall be calculated on the basis of the prices actually paid under the transportation contracts between the companies and their customers. In cases where the prices to be paid by the goods owners to the transport units are those already added with VAT, the prices without VAT shall be determined as follows:

Tax calculation price

=

Price inscribed in the contract with customer

1 + Tax rate

In cases where a transportation service is provided outside the Vietnamese territory with enough legal grounds for the separation of such service, the transport unit shall issue to the goods owner 2 added value invoices: one inscribing the freight amount collected for the international transportation service (transportation outside the Vietnamese territory), but given that this transportation service is not liable to VAT, the lines for VAT rate and amount on such invoice shall be crossed out, and another inscribing the domestic freight amount and the output VAT. To be issued the added value invoices inscribing the international freight rate, the goods owner must meet the following conditions:

- Having a transport contract which clearly states the departure place being a Vietnamese border-gate, and the destination place being a foreign province or city.

- Having an export goods declaration, in cases where the transport unit has export goods, or a copy of the goods owner’s export goods declaration in conformity with the transport contract signed with the goods owner.

For the input VAT to be deducted for determination of the payable VAT amount:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.2. In case of the package assignment of total turnover in passenger and/or cargo transportation whereby the revenue package assignment mode is to assign a total turnover in a certain package and the expense package assignment mode implies that the transport unit shall directly make the expenses and the package assignee’s expenses shall be calculated according to certain norms, the VAT calculation prices shall, in principle, be based on the assigned total turnover. The transport unit shall issue added value invoices to goods owners if so requested by the latter. At the end of each month, if the number of invoices issued to goods owners is not up to the assigned level, the transport unit shall issue one more added value invoice to the package assignee representing the deficit amount for the determination of its output VAT. In cases where the money amount on the invoice issued to the goods owner is larger than the assigned level, the transport unit’s turnover and output VAT shall be totally based on the invoice already issued to the goods owner.

For the input VAT to be deducted for determination of payable VAT amount: Expenses directly paid by the transport unit shall be evidenced by input added value invoices, while the assignees’ expenses shall be evidenced by input added value invoices submitted by such assignees and based on the allowable expense limit (for example: the deductible fuel expenses shall be evidenced by added value invoice for fuel purchase and based on the fuel consumption norm in proportion to the assigned turnover). Such allowable expense limit shall be assigned by the enterprise director (or the managing board) to each driver on the basis of his/her transport means’ particular characteristics and shall be publicized upon the package assignment to drivers.

For example: Transport Company A assigns driver B a turnover package of 5 million VND that must be remitted to the company every month (such package of 5 million VND shall be subject to VAT). All expenses for driver B shall be directly made by the company. At the end of every month, driver B shall fully remit 5 million VND to the company. Assuming that the fuel consumption norm for 100 km is 20 liters of petrol and the ordinary transport freight is 2,000 VND/km. To generate the above-said assigned turnover, driver B shall have to drive his/her car on the following minimum distance:

5,000,000VND : 2,000 VND/km = 2,500 km

- The minimum fuel volume to be used for the car shall be:

(2,500 km : 100 km) x 20 liters = 500 liters.

- The petrol purchase price without VAT is 4,000 VND/liter

- The VAT rate applicable to petrol is 5%.

So, the fuel volume purchased by Company A which is allowed to be included with the input VAT to be deducted from the above-said turnover amount of 5 million dong must be evidenced by input added value invoices for the fuel purchase, and at the same time the fuel volume for deduction must not exceed that inscribed on the corresponding invoices for the purchase of 500 liters of petrol. The amount to be correspondingly paid shall be: 500 liters x 4,000 VND/liter x 5% = 100,000 VND.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.3. In case of package assignment whereby the assignee remits a turnover package to his/her company and pay by him/herself expenses for fuel, repair, wage,... with the assignment mode clearly stating: the assigned turnover package, the turnover portion to be enjoyed by the assignee and that to be remitted to his/her company, the general principle for output VAT calculation shall be: The company calculates the output VAT on the basis of the assigned turnover remitted by the assignee, who is liable to pay VAT by direct method on the basis of the assigned turnover portion he/she is entitled to enjoy.

The input VAT shall be calculated only for the expenses directly paid by the company, but shall not be deducted for the assignee.

Where a goods owner requests the added value invoice, the driver shall be allowed to hand over an internal transport bill to certify the goods volume already transported. Such a bill shall be sent to the company’s head office for the issue of an added value invoice.

For example: Transport unit A assigns driver B a monthly turnover package that breaks down as follows:

- Monthly total turnover: 20,000,000VND

- Portion to be enjoyed by driver: 18,000,000 VND

- Portion to be remitted to company: 2,000,000 VND

So, transport unit A shall have to declare and pay VAT by the deduction method, the prices for calculation of output VAT of the transport unit shall be the turnover of 2,000,000 dong remitted by the driver. Driver B shall be liable to pay VAT by the direct method and driver B’s price for VAT calculation by direct method shall be 18,000,000 dong.

1.4. For taxi transportation: Despite the taxi transportation’s advantage that the freight and/or fare can be managed according to meters installed on the taxi, the transport units usually prefer to assign a certain percentage (%) on the freight and/or fare amount actually collected according to the meters to be enjoyed by drivers, who shall take care of the fuel expenses and wages by themselves. The output VAT shall be determined on the basis of the whole amount of freight and/or fare collected according to the taximeters (not the assigned amount remitted by the drivers). At the end of each month, the amount actually collected according to meters and declared on the company’s taxi operation orders by the drivers shall serve as basis for determination of actual transport turnover, which shall subsequently serve as basis for determination of output VAT for each driver. Each month, the transport unit shall have to make a detailed list of its drivers to serve as basis for determination of its total output VAT in the month.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The input VAT shall be based on the input added value invoices directly issued by the company, while the fuel volume purchased by drivers shall be based on the allowable expense limit. Such allowable expense limit shall be assigned by the enterprise director (or the managing board) to each driver on the basis of the particular characteristics of the means assigned to him/her and shall be publicized upon the package assignment to drivers

Example 1: A taxi driver earns in January a total transport turnover of 5,500,000 dong from his/her customers according to the meter on his/her taxi. He/she shall have to make a list assuming that such turnover is collected from 50 customers for a transport distance of 5,000 km recorded in the meter (including both transport distances with and without passengers).

- Regarding the issue of invoices for determination of output VAT:

At the end of January, 25 passengers request added value invoices, the transport unit shall base itself on the list of turnover amounts collected by its driver to issue 25 added value invoices to 25 passengers (for example: a turnover of 3,000,000 VND, and VAT on such invoice is 300,000 VND). The remaining turnover amount of 2,000,000 VND shall be listed by the unit for the determination of an output VAT of 200,000 VND, so the total output VAT of the transport unit in the month shall be 500,000 dong. In cases where in February a passenger who was transported by taxi in January (among those passengers whose fare and/or freight made up the total turnover amount of 2,000,000 dong, for which the transport unit has drawn the list for determination of its January output VAT) requests an added value invoice, the transport unit shall issue the added value invoice to such passenger and clearly record this reduction in its February list.

- Regarding the determination of deductible input VAT:

Assuming that the petrol consumption norm for 100 km is 7 liters. The input petrol volume calculated for determination of the transport unit’s input VAT shall be based on the added value invoices for petrol purchase, but the maximum volume to be deducted shall be:

5,000 km

X  7 liters  =  350 liters

100 km

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.5. In cases where the transport unit acts as a transport agent (its turnover includes amounts it collects or pays on behalf of goods owners), the non-VAT price shall be the total of amounts collected from customers which shall serve as basis for the direct issuance of invoices by the transport unit to its customers (including amounts collected on the customers’ behalf) and determination of such transport unit’s output VAT.

The input VAT of such transport unit shall be based on its input added value invoices, those submitted by the drivers which shall be deducted according to the above-said general principle, and input VAT vouchers of amounts paid on behalf of the customers.

1.6 For transport cooperatives: Transport cooperatives are liable to pay VAT by the deduction method, while the cooperative members are liable to pay VAT by the direct method. Due to particular characteristics of transport cooperatives, the output VAT, input VAT and deductible input VAT shall be calculated as follows:

a/ In cases where the transport cooperative directly signs a transportation contract and subsequently organizes its members to take part in the transport activities, and all expenses for such transport activities are directly paid by the cooperative, the input VAT shall be determined on the basis of all amounts collected from its customers.

Deductible input VAT for determination of the cooperative’s payable VAT amount shall be based on the above-said general principles:

For example: Transport cooperative A signs a transportation contract with customer B, with a total turnover without VAT of 10,000,000 VND. Cooperative A organizes its members to carry out the transportation. The output VAT of the transport cooperative shall be 10,000,000 VND x 10% = 1,000,000 VND and the cooperative shall issue an added value invoice to customer B on the basis of the tax calculation price and the above-said output VAT. The deductible input VAT shall be based on the input added value invoices of the cooperative and cooperative members directly engaged in the transportation (for petrol, oil, water, telephone,...). Expenses which are variable depending on the cooperative members’ turnovers such as that for fuels,... must be based on the fuel consumption norm publicized by the cooperative’s management board within the entire cooperative on the basis of particular characteristics of each type of transport means.

b/ Any cooperative that provides service of recommending customers to its members shall enjoy only a commission remitted by its members. Such cooperative shall pay VAT on the basis of its turnover being commissions remitted by its members.

For example: Transport cooperative A has a customer who hires the transportation of a goods lot, with a total payment value of 10,000,000 VND. The cooperative does not directly sign a contract therefor, but assigns 3 cooperative members B, C and D with transport means to directly conduct transactions with such customer, and subsequently collect from such cooperative members a commission of 1,000,000 VND. In this case, cooperative A shall be the VAT payer by the deduction method, with the VAT calculation price on the added value invoices being 1,000,000 VND; and the added value invoices on such commission amount shall be issued by the cooperative to the 3 cooperative members according to the commission level remitted by each member. Cooperative A’s deductible input VAT is evidenced by its input added value invoices. Such 3 cooperative members’ input invoices shall not be deducted when determining the payable VAT amount of cooperative A.

2. Method of direct payment on added value:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ In cases of package assignment as stipulated at Point 1.3, Section II above, the assigned drivers shall be liable to pay VAT by the direct method. The VAT calculation price shall be the level presumptively assigned by the transport unit to the drivers.

c/ In cases where a transport cooperative merely recommends customers to its members and enjoys a part of commissions remitted by such members, the cooperative members shall be the VAT payer by the direct method on the basis of turnover they are entitled to enjoy. Cooperative members who conduct business activities on their own shall pay VAT by the direct method. If customers request invoices, the cooperative shall issue sale invoices on its members’ behalf (the tax agency shall supply sale invoices, so that the cooperatives can bill invoices on their respective members’ behalf).

Input VAT on vouchers for goods and/or services purchased by VAT payers by direct method shall not be deducted when determining payable VAT amount.

For example: Also according to the example at Point 1.6.b above, 3 cooperative members B, C and D shall be the VAT payers by the direct method. The turnover for VAT determination of such 3 cooperative members shall be 10,000,000 dong. If customers request invoices, transport cooperative A shall issue ordinary sale invoices to such customers on the 3 cooperative members’ behalf.

III. VAT DECLARATION AND PAYMENT

1. VAT declaration and payment by units that pay tax by the deduction method:

1.1. Companies with independent cost-accounting shall declare and pay VAT at the localities where they are headquartered. If such companies or units have their branches and/or outlets with dependent cost-accounting operating in the same localities where they are headquartered, VAT shall be declared and paid concentratedly by such companies or units on their respective branches’ and/or outlets’ behalf, while such branches and outlets shall have to make VAT lists and send them to their parent companies or units for the general declaration and payment of VAT into the State budget.

Branches and outlets that conduct business activities outside the localities where their parent companies are headquartered shall have to declare and pay VAT by themselves in the localities where they conduct business (localities mentioned herein are understood provinces and centrally-run cities).

1.2. VAT reimbursement: Companies and units engaged in provision of services subject to VAT shall have to declare and pay VAT. If their deductible input VAT amounts are larger than the output ones and the differences therebetween are eligible for VAT reimbursement, the service business companies and units shall compile dossiers applying for tax reimbursement according to regulations, then file them to the tax agency for consideration of tax reimbursement to them.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Subjects that pay VAT by the direct method specified in Item a, Point 2, Section II above shall declare and pay VAT directly to the tax authority directly managing the tax collection.

b/ Subjects paying VAT by the direct method specified in Item b, Point 2, Section II above shall have to declare and pay VAT: On the general principle, transport units or cooperatives shall have to make tables listing turnover amount generated by each individual who is assigned turnover package or each cooperative member for the concentrated tax declaration and payment for the assigned individuals and cooperative members. If the assigned individuals or cooperative members fail to declare their transport turnovers not true to the actual ones, the tax authority may base itself on the actual local situation and consult the opinions of the Union of Cooperatives and provincial/municipal Communications and Public Work Services to fix the taxable turnover.

3. Regarding the invoices and vouchers: The transport units shall directly issue invoices to their customers on the case by case basis as follows: If a transport unit is liable to pay VAT by the deduction method, the added value invoices shall be issued with the VAT rate and amount lines thereon crossed out due to reason that the transport service is not subject to VAT. For subjects that pay VAT by the direct method, the ordinary sale invoices shall be issued. Passenger transportation units that use tickets instead of invoices shall have to register with tax authorities and pay tax according to the prescribed regime.

IV. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. The Vietnam Land Road Administration, the provincial/municipal Communications and Transport Services and the provincial/municipal Tax Departments shall guide the concerned units to make the VAT declaration, calculation and payment according to this Circular’s guidance.

2. This Circular takes effect 15 days after its signing. Other contents which are not guided in this Circular shall still comply with the provisions of the Ministry of Finance’s Circular No.89/1998/TT-BTC of June 27, 1998 and Circular No.175/1998/TT-BTC of December 24, 1998. All previously issued documents guiding the implementation of VAT applicable to the concerned units which are inconsistent with this Circular shall be annulled. The concerned units shall have to promptly report problems to the Ministry of Finance for consideration and appropriate solution.

 

 

FOR THE MINISTER OF FINANCE
VICE MINISTER




Pham Van Trong

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 101/1999/TT-BTC ngày 20/08/1999 thực hiện Luật thuế Giá trị gia tăng đối với hoạt động trong ngành vận tải đường bộ do Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.393

DMCA.com Protection Status
IP: 3.143.4.181
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!