UỶ
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
Số:
88/2007/QĐ-UBND
|
Thủ
Dầu Một, ngày 20 tháng 8 năm 2007
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG LỆ PHÍ CẤP GIẤY, XÁC NHẬN
THAY ĐỔI GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành Pháp lệnh Phí và Lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/3/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002;
Căn cứ Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở; Thông tư 05/2006/TT-BXD ngày 01/11/2006
của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số
90/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị quyết số 11/2007/NQ-HĐND7 ngày 20/7/2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Quy định chế độ
thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy, xác nhận thay đổi giấy chứng nhận
quyền sở hữu nhà ở trên địa bàn tỉnh Bình Dương với đối tượng thu và mức thu
như sau:
1. Các tổ chức, cá nhân khi đề
nghị cấp giấy, xác nhận thay đổi giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở có trách
nhiệm nộp lệ phí cấp giấy, xác nhận thay đổi giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
2. Mức thu lệ phí cấp giấy, xác
nhận thay đổi giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở như sau:
a) Cấp mới giấy chứng nhận quyền
sở hữu nhà ở và trường hợp nhận chuyển nhượng một phần của nhà ở đã có giấy
chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đối với cá nhân:
- Diện tích sàn sử dụng dưới
100m2: 60.000 (sáu mươi ngàn) đồng/1giấy;
- Diện tích sàn sử dụng từ 100m2
đến 250m2: 80.000 (tám mươi ngàn) đồng/1giấy;
- Diện tích sàn sử dụng trên
250m2: 100.000 (một trăm ngàn) đồng/1giấy.
b) Cấp mới giấy chứng nhận quyền
sở hữu nhà ở và trường hợp nhận chuyển nhượng một phần của nhà ở đã có giấy
chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đối với tổ chức:
- Diện tích sàn sử dụng dưới
1.000m2: 300.000 (ba trăm ngàn) đồng/1giấy.
- Diện tích sàn sử dụng từ
1.000m2 đến 5.000m2: 400.000 (bốn trăm ngàn) đồng/1giấy.
- Diện tích sàn sử dụng trên
5.000m2: 500.000 (năm trăm ngàn) đồng/1giấy.
c) Cấp đổi, cấp lại, xác nhận
thay đổi trên giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đã được cấp và các trường hợp
khác của các tổ chức và cá nhân: 50.000 (năm mươi ngàn) đồng/1giấy.
3. Thời gian thực hiện: Kể từ
ngày 01/9/2007.
Điều 2. Tổ chức thu, nộp
và quản lý sử dụng
1. Sở Xây dựng (đối với tổ
chức), Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã (đối với các cá nhân) có nhiệm vụ tổ chức
thu lệ phí cấp giấy, xác nhận thay đổi giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (dưới
đây gọi chung là cơ quan thu).
2. Cơ quan thu lệ phí cấp giấy,
xác nhận thay đổi giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở có trách nhiệm:
a) Niêm yết công khai mức thu lệ
phí tại trụ sở cơ quan nơi thu lệ phí;
b) Khi thu tiền lệ phí phải lập
và cấp biên lai thu cho đối tượng nộp theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính
về phát hành, quản lý và sử dụng ấn chỉ thuế;
c) Thực hiện đăng ký, kê khai,
thu, nộp, quyết toán tiền lệ phí thu được theo quy định hiện hành.
3. Cơ quan thu lệ phí cấp giấy,
xác nhận thay đổi giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở được để lại theo tỷ lệ như
sau:
a) Cấp mới giấy chứng nhận quyền
sở hữu nhà ở và trường hợp nhận chuyển nhượng một phần của nhà ở đã có giấy
chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đối với cá nhân 80%;
b) Cấp mới giấy chứng nhận quyền
sở hữu nhà ở và trường hợp nhận chuyển nhượng một phần của nhà ở đã có giấy
chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đối với tổ chức:
- Diện tích sàn sử dụng dưới
1.000m2 : 65%
- Diện tích sàn sử dụng từ
1.000m2 đến 5.000m2: 50%
- Diện tích sàn sử dụng trên
5.000m2: 40%
c) Cấp đổi, cấp lại, xác nhận
thay đổi trên giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đã được cấp và các trường hợp
khác của các tổ chức và cá nhân: 100%.
4. Số tiền được để lại theo tỷ
lệ nêu trên sử dụng vào các nội dung như sau:
a) Chi phí phục vụ trực tiếp cho
việc thu lệ phí như văn phòng phẩm, vật tư văn phòng, điện thoại, điện, nước,
công vụ phí theo tiêu chuẩn, định mức hiện hành;
b) Chi mua sắm vật tư, nguyên
liệu và các khoản chi khác liên quan trực tiếp đến việc thu lệ phí;
c) Trích quỹ khen thưởng, phúc
lợi cho cán bộ công nhân viên tham gia cấp giấy và thu lệ phí trong đơn vị. Mức
trích 02 quỹ khen thưởng, phúc lợi bình quân 1 năm, một người không quá 03
tháng lương thực hiện nếu số thu năm nay cao hơn năm trước và tối đa bằng 02
tháng lương thực hiện nếu số thu năm nay thấp hơn hoặc bằng năm trước, sau khi
đảm bảo các chi phí quy định tại điểm a, b khoản này.
Toàn bộ số tiền lệ phí được để
lại theo quy định, cơ quan thu lệ phí phải sử dụng đúng mục đích, có chứng từ
hợp pháp theo chế độ quy định và quyết toán hàng năm; nếu sử dụng không hết
trong năm thì được chuyển sang năm sau để tiếp tục chi theo chế độ quy định.
5. Tổng số tiền lệ phí cấp giấy,
xác nhận thay đổi giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở thu được sau khi trừ số
được để lại quy định tại khoản 3 Điều này, số còn lại cơ quan thu lệ phí phải
nộp vào ngân sách Nhà nước theo chương, loại, khoản tương ứng, mục 046, tiểu
mục 17 mục lục ngân sách Nhà nước hiện hành theo thủ tục và thời hạn quy định
tại Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực
hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí; Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày
25/5/2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày
24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và
lệ phí.
6. Hàng năm, căn cứ mức thu lệ
phí cấp giấy, xác nhận thay đổi giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, nội dung
chi ở phần trên và chế độ chi tiêu tài chính hiện hành, các cơ quan thu lệ phí
lập dự toán thu - chi tiền lệ phí cấp giấy, xác nhận thay đổi giấy chứng nhận
quyền sở hữu nhà ở chi tiết theo mục lục ngân sách Nhà nước hiện hành, gửi cơ
quan tài chính cùng cấp thẩm định.
7. Cơ quan thu lệ phí thực hiện
quyết toán việc sử dụng biên lai thu lệ phí, số tiền lệ phí thu được, số để lại
cho đơn vị, số phải nộp ngân sách, số đã nộp và số còn phải nộp ngân sách Nhà
nước với cơ quan thuế; quyết toán việc sử dụng số tiền được để lại với cơ quan
tài chính đồng cấp theo đúng quy định.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Xây dựng,
Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc các sở, ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các
huyện, thị xã và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này.
Quyết định này thay thế Quyết
định số 242/2005/QĐ-UBND ngày 16/11/2005 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương và
có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký./.
|
TM.
UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Hoàng Sơn
|