QUY ĐỊNH
VỀ THU PHÍ VỆ SINH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
ĐỒNG THÁP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 39/2007/QĐ-UBND ngày 13 tháng 8 năm 2007 của
Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)
NHỮNG QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều
1. Phạm vi điều chỉnh.
Phí vệ sinh là
khoản thu cho hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải trên địa bàn địa
phương, như: chi phí cho tổ chức hoạt động của đơn vị thu gom, vận chuyển và xử
lý rác thải theo quy trình kỹ thuật của cơ quan có thẩm quyền quy định (chưa
bao gồm chi phí xử lý rác đảm bảo tiêu chuẩn môi trường).
Điều
2. Đối tượng áp dụng.
Đối tượng thu phí vệ
sinh áp dụng đối với các đơn vị hành chính, sự nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh
doanh, hộ gia đình trên địa bàn nơi có tổ chức hoạt động thu gom và xử lý rác
thải.
Điều
3. Đối tượng miễn.
Đối tượng không thu
phí vệ sinh là các hộ gia đình thuộc diện nghèo được cấp sổ nghèo (đang còn giá
trị sử dụng)
Chương II
Điều 4.
Mức thu.
TT
|
Đối tượng
|
Đơn vị tính
|
Mức thu
|
1
|
Hộ kinh
doanh, hộ gia đình.
|
đồng/hộ/tháng
|
10.000
|
2
|
Các đơn vị
hành chính, sự nghiệp, lực lượng vũ trang, trường học, nhà trẻ, trụ sở làm việc
của các Doanh nghiệp.
|
đồng/đơnvị/tháng
|
100.000
|
3
|
Các cửa hàng, cơ sở sản
xuất, nhà trọ, khách sạn, nhà hàng kinh doanh hàng ăn uống, công ty, xí nghiệp,
nhà máy, chợ, bến xe.
|
đồng/m3rác
|
100.000
|
4
|
Các công trình xây dựng.
|
đồng/m3rác
|
120.000
|
5
|
Các bệnh viện có rác
thải y tế nguy hiểm, công ty, xí nghiệp có khối lượng rác công nghiệp nguy hiểm,
độc hại.
|
đồng/m3rác
|
130.000
|
Trường hợp một đối tượng
thuộc diện phải áp dụng nhiều loại mức thu phí thì chỉ thu 01 (một) loại cao nhất.
Điều 5.
Chứng từ thu
phí.
Đơn vị thu phí
phải sử dụng biên lai thu phí do cơ quan thuế in ấn, cấp phát và thực hiện các
quy định về quản lý sử dụng biên lai theo Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24
tháng 7 năm 2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định của Pháp luật
về phí và lệ phí.
Khi thu phí phải
cấp biên lai thu phí cho đối tượng nộp phí; nghiêm cấm việc thu phí không sử dụng
biên lai hoặc biên lai không đúng quy định.
Điều 6.
Quản lý và sử
dụng tiền phí
1. Việc quản lý và sử dụng tiền phí thu được thực hiện
theo quy định tại Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 7 năm 2002 của Bộ
Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí.
Hàng năm, cơ
quan, tổ chức thu phí phải lập biên bản thống nhất xác định khối lượng rác thải
với các đối tượng theo quy định tại khoản 3,4,5 Điều 4 Chương II của Quy định
này.
Đơn vị tổ chức
thu phải mở tài khoản “tạm giữ tiền phí, lệ phí” tại Kho bạc nhà nước nơi cơ
quan thu đóng trụ sở để theo dõi, quản lý tiền phí thu được. Định kỳ, hàng tuần
phải gửi số tiền phí đã thu được vào tài khoản “tạm giữ tiền phí, lệ phí” và phải
tổ chức hạch toán riêng khoản thu này theo chế độ kế toán hiện hành của Nhà nước.
2. Phí vệ sinh do Công ty TNHH Một thành viên Cấp nước
& Môi trường đô thị tổ chức thu, tiền phí thu được để lại 100% cho đơn vị;
đơn vị thu có trách nhiệm nộp thuế theo Luật thuế hiện hành.
Phần phí để lại
cho đơn vị phục vụ công tác thu phí theo nội dung quy định tại Điều 11, Điều
12, Điều 13 và Điều 17 Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành pháp lệnh phí, lệ phí; khoản 5 Điều 1 Nghị
định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định 57/2002/NĐ-CP ; Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày
24 tháng 7 năm 2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật
về phí và lệ phí; Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Bộ
Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC .
3. Đối với các đơn vị quản lý nhà nước, sự nghiệp
(đơn vị được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ) thu phí vệ sinh:
a) Trường hợp đơn
vị có tổ chức bộ máy thu gom và xử lý rác thải: tiền phí thu được để lại 100%
cho đơn vị; đơn vị tổ chức thu có trách nhiệm nộp thuế theo đúng Luật thuế hiện
hành; các nội dung chi được quy định tại khoản 1 Điều 7 của Quy định này.
b) Trường hợp
không có bộ máy thu gom và xử lý rác thải (phải thực hiện đấu giá thu phí theo
quy định): tiền phí thu được từ đấu giá nộp Ngân sách nhà nước 100% và điều tiết
Ngân sách huyện, thị xã, thành phố.
4. Phí vệ sinh do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn
quản lý (tổ chức đấu giá): số tiền phí thu được từ đấu giá nộp 100% vào Ngân
sách nhà nước, điều tiết Ngân sách xã, phường, thị trấn.
Điều 7.
Tổ chức đấu
giá quyền khai thác thu phí vệ sinh.
Trong trường hợp
phí vệ sinh giao cho tổ chức, cá nhân thu phí vệ sinh phải tổ chức đấu giá quyền
khai thác thu phí vệ sinh.
Hàng năm,
Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, thị xã, thành phố và Uỷ ban nhân dân xã, phường,
thị trấn khảo sát về mức giá, tính chất ổn định, số tiền phí thu được của năm
trước, khả năng phát triển về số thu của năm tiếp theo, để làm cơ sở dự kiến mức
giá khởi điểm đưa ra đấu giá cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Để đảm bảo
tính công bằng và tăng thu cho Ngân sách nhà nước, cơ quan chủ trì đấu giá phải
thông báo công khai, rộng rãi theo quy định hiện hành của Nhà nước. Việc đấu
giá quyền khai thác phí vệ sinh của năm sau phải thực hiện xong trước ngày 15
tháng 12 năm trước.
Điều 8.
Thành phần tổ
chức đấu giá.
1. Trường
hợp phí vệ sinh thuộc Ngân sách huyện, thị xã, thành phố hưởng 100%:
Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã,
thành phố quyết định thành lập Hội đồng đấu giá do Phó Chủ tịch huyện, thị xã,
thành phố là Chủ tịch Hội đồng, Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, thị
xã, thành phố là Phó chủ tịch Hội đồng, các Uỷ viên Hội đồng là đại diện của cơ
quan cấp huyện: Thuế, Thanh tra, Công an, Thủ trưởng đơn vị quản lý nhà nước, sự
nghiệp (trường hợp đơn vị không có bộ máy tổ chức thu phí vệ sinh).
2. Trường
hợp phí vệ sinh thuộc Ngân sách xã, phường, thị trấn hưởng 100%:
Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn
quyết định thành lập Hội đồng đấu giá do Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường,
thị trấn là Chủ tịch Hội đồng, Trưởng ban Tài chính là Phó Chủ tịch Hội đồng,
các Uỷ viên Hội đồng là đại diện của các cơ quan: Phòng Tài chính - Kế hoạch,
Phòng Công - Thương cấp huyện; đội thuế, Công an xã, phường, thị trấn.
Điều 9. Điều kiện và nội dung đấu
giá.
1. Điều
kiện tổ chức và tham gia đấu giá:
Tối thiểu phải có từ 02 đối tượng
trở lên tham gia đăng ký đấu giá cho 01 (một) địa điểm thu phí vệ sinh, trong
trường hợp chỉ có 01 (một) đối tượng tham gia đăng ký đấu giá Hội đồng đấu giá
xem xét và quyết định.
Người tham gia đấu giá phải cam kết
đủ năng lực thực hiện hợp đồng; nộp phí đấu giá theo quy định của Nhà nước; đặt
cọc thấp nhất 20% so với mức giá khởi điểm (tiền đặt cọc sẽ được hoàn trả lại
cho người không trúng đấu giá sau khi buổi đấu giá kết thúc).
2. Nội
dung đấu giá:
a) Mức giá khởi điểm: mức giá khởi
điểm do Hội đồng đấu giá công bố. Mức giá khởi điểm phải đảm bảo các yêu cầu
sau: đảm bảo sát với tổng số thu phí của một vài năm trước; được hình thành
trên cơ sở mức giá thu phí kèm theo Quy định này.
b) Nêu rõ đối
tượng thu, mức thu và số lần nộp tiền trúng đấu giá.
c) Thời gian thực hiện quyền khai
thác phí vệ sinh là 01 (một) năm.
Điều 10. Phương thức đấu giá, người trúng đấu giá.
Tuỳ tình hình thực tế, người chủ
trì buổi đấu giá quyết định phương thức đấu giá (bằng miệng, thăm kín).
Người trúng đấu giá là người có số
tiền trả giá cao nhất. Người trúng đấu giá sẽ được nhận quyền khai thác phí vệ
sinh trong thời gian 01 (một) năm.
Điều 11. Giao, nhận thầu quyền
khai thác phí vệ sinh.
1. Đối
với người trúng đấu giá quyền khai thác:
Ký hợp đồng nhận quyền khai thác
phí vệ sinh với Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện (đối với phí vệ sinh Ngân
sách cấp huyện hưởng 100%) hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã (đối với phí vệ sinh
Ngân sách cấp xã, phường, thị trấn hưởng 100%).
Được thu phí vệ sinh theo hợp đồng
đã ký; được hưởng toàn bộ phần thu vượt so với số tiền trúng đấu giá, nếu lỗ
thì tự bù đắp chi phí; được đảm bảo các quyền lợi khác theo hợp đồng đã ký.
Nộp 100% số tiền trúng đấu giá vào
Ngân sách nhà nước theo hợp đồng đã ký; thực hiện thu phí theo mức thu do Nhà
nước quy định; thực hiện nghĩa vụ thuế đối với hoạt động kinh doanh theo quy định
của Nhà nước.
2. Đối
với Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện, và Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn:
Thực hiện ký hợp đồng giao quyền
khai thác phí vệ sinh với người trúng đấu giá. Căn cứ vào tình hình thực tế ở địa
phương, quy định cụ thể thời gian, số lần nộp tiền trúng đấu giá vào Ngân sách
nhà nước, nhưng phải nộp dứt điểm trong 06 tháng đầu năm.
Kiểm tra việc thu phí đối với người
nhận quyền khai thác; xử lý (hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý) theo quy định
hiện hành của Nhà nước đối với các trường hợp thực hiện không đúng theo hợp đồng
đã ký.
Phối hợp với Chi cục thuế cấp huyện
(hoặc Đội thuế) hướng dẫn và đôn đốc người trúng đấu giá nộp số tiền trúng đấu
giá theo hợp đồng đã ký, các khoản thuế vào Ngân sách nhà nước.
Đảm bảo các quyền lợi cho người
trúng đấu giá quyền khai thác theo hợp đồng đã ký.
Điều 12.
Chế độ tài
chính kế toán.
1. Đơn vị thu phí vệ sinh phải mở sổ sách, chứng từ kế
toán theo dõi số thu, nộp và sử dụng tiền phí theo đúng chế độ kế toán, thống
kê hiện hành của Nhà nước.
2. Hằng năm, đơn vị phải lập dự toán thu chi tiền phí
gởi cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan tài chính, cơ quan thuế cùng cấp, kho bạc
nhà nước nơi tổ chức thu theo quy định.
3. Thực hiện quyết toán thu chi tiền phí theo quy định
hiện hành, quyết toán biên lai thu phí, số tiền phí nộp vào Ngân sách nhà nước
theo hướng dẫn của cơ quan thuế.
Sau khi quyết
toán đúng chế độ, tiền phí chưa sử dụng hết trong năm được phép chuyển sang năm
sau để sử dụng tiếp theo chế độ qui định.
4. Thực
hiện niêm yết mức thu phí vệ sinh tại nơi thu phí.
5. Thực hiện chế độ công khai tài chính theo quy định
của pháp luật.
Chương III
TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
Điều 13.
Giám đốc
Công ty TNHH Một thành viên Cấp nước & Môi trường đô thị, Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị tổ chức
thực hiện thu phí theo quy định.
Điều 14.
Cơ quan Thuế
nơi đơn vị thu phí đóng trụ sở có trách nhiệm cấp biên lai thu phí cho đơn vị
thu; kiểm tra đôn đốc các đơn vị thu phí thực hiện chế độ thu nộp, quản lý và sử
dụng biên lai thu tiền phí theo đúng chế độ quy định.
Điều 15.
Tổ chức, cá
nhân vi phạm về quản lý, thu, nộp, sử dụng tiền phí sẽ bị xử lý theo quy định của
pháp luật.
Điều 16. Sở Tài chính có trách nhiệm quản lý, kiểm tra thu phí theo
đúng quy định. Định kỳ 6 tháng, năm, tổng hợp báo cáo tình hình việc thực hiện
thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trên địa bàn Tỉnh; theo dõi mức thu phí, tỷ lệ
nộp Ngân sách; đồng thời tổng hợp các kiến nghị, đề xuất trình Uỷ ban nhân dân
Tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế tại địa
phương./.