Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 100/2004/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế

Số hiệu: 100/2004/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 25/02/2004 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 100/2004/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 25 tháng 2 năm 2004

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 100/2004/NĐ-CP NGÀY 25 THÁNG 02 NĂM 2004QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THUẾ

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ các Luật Thuế, Pháp lệnh Thuế;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

NGHỊ ĐỊNH :

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng

Nghị định này quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về thuế mà không phải là tội phạm và theo quy định của Nghị định này phải bị xử phạt vi phạm hành chính, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế bao gồm:

1. Vi phạm quy định về đăng ký thuế; kê khai thuế; lập, nộp quyết toán thuế;

2. Vi phạm quy định về thu, nộp tiền thuế, tiền phạt;

3. Vi phạm quy định về kiểm tra, thanh tra về thuế;

4. Các hành vi trốn thuế.

Điều 2. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế

1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế thực hiện theo quy định tại Điều 3 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

2. Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt quy định đối với hành vi đó. Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt được giảm xuống, nhưng không thấp hơn mức tối thiểu của khung tiền phạt. Trường hợp có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể cao hơn nhưng không vượt mức tối đa của khung tiền phạt.

Điều 3. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính

1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế là hai năm kể từ ngày hành vi vi phạm hành chính được thực hiện. Đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế được xác định là hành vi trốn thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại các Luật, Pháp lệnh về Thuế.

2. Cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm đó có dấu hiệu vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế thì bị xử phạt vi phạm hành chính. Trong thời hạn ba ngày kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, người đã ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án phải gửi quyết định và hồ sơ vụ việc cho người có thẩm quyền xử phạt; trong trường hợp này thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là ba tháng, kể từ ngày người có thẩm quyền xử phạt nhận được quyết định đình chỉ và hồ sơ vụ vi phạm.

3. Trong thời hiệu được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà cá nhân, tổ chức lại thực hiện vi phạm hành chính mới trong lĩnh vực thuế hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này; thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm thực hiện hành vi vi phạm hành chính mới hoặc thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.

4. Người có thẩm quyền xử phạt nếu để quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thì bị xử lý theo quy định tại Điều 121 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 4. Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính

Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, nếu qua một năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm thì được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.

Điều 5. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế

1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền.

2. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

3. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau:

a) Buộc tiêu huỷ hoá đơn, chứng từ, sổ kế toán in, phát hành sai quy định;

b) Bị tạm đình chỉ sử dụng hoá đơn do không thực hiện đúng quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế. Thời gian tạm đình chỉ sử dụng hóa đơn tối đa không quá 03 tháng kể từ ngày tổ chức, cá nhân không thực hiện đúng quyết định xử phạt; trường hợp vi phạm được khắc phục trong thời gian sớm hơn 03 tháng thì việc tạm đình chỉ sử dụng hoá đơn sẽ hết hiệu lực ngay sau ngày các vi phạm đã được khắc phục xong.

Điều 6. Tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế

1. Tình tiết giảm nhẹ được thực hiện theo quy định tại Điều 8 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

2. Tình tiết tăng nặng được thực hiện theo quy định tại Điều 9 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 7. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Hành vi trốn thuế là hành vi của cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định của pháp luật về thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn hoặc được miễn, giảm.

2. Số tiền thuế trốn là số tiền thuế được phát hiện thêm ngoài số liệu kê khai trên tờ khai thuế, quyết toán thuế hoặc ngoài sổ kế toán. Số thuế trốn để xem xét xử phạt hành chính không xét đến chính sách ưu đãi về thuế, không bù trừ vào số thuế được khấu trừ, được hoàn hoặc số tiền lỗ của đối tượng nộp thuế.

3. Thời điểm xác định cá nhân, tổ chức có hành vi trốn thuế để xử phạt vi phạm hành chính là thời điểm cá nhân, tổ chức đã hoàn thành việc kê khai số thuế phải nộp theo quy định của pháp luật về thuế hoặc thời điểm cơ quan có thẩm quyền ra quyết định hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế theo hồ sơ đề nghị của cá nhân, tổ chức đó.

4. Hàng hoá, nguyên, nhiên, vật liệu quy định tại Nghị định này là các loại hàng hoá, nguyên, nhiên, vật liệu không bị pháp luật cấm kinh doanh.

Hàng hoá lưu thông bao gồm: Hàng hoá, nguyên, nhiên, vật liệu đang vận chuyển trên đường, bầy bán tại địa điểm bán hàng, ở trong kho hoặc ở nơi sản xuất, kinh doanh.

Chương 2:

HÀNH VI VI PHẠM, HÌNH THỨC VÀ MỨC XỬ PHẠT

Điều 8. Hình thức và mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về thủ tục đăng ký thuế, kê khai thuế, lập, nộp quyết toán thuế

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Đăng ký thuế với cơ quan thuế quá thời gian quy định từ 1 đến 5 ngày làm việc, kể cả trường hợp phải đăng ký bổ sung mỗi khi có sự thay đổi;

b) Kê khai không chính xác về số học trên tờ khai thuế, bảng kê kèm theo quyết toán thuế hoặc kê khai không đầy đủ những chỉ tiêu trên tờ khai thuế, quyết toán thuế nhưng không làm sai lệch số thuế phải nộp sau thời gian được điều chỉnh, kê khai bổ sung theo quy định của pháp luật về thuế;

c) Nộp tờ khai thuế quá thời hạn quy định từ 1 đến 5 ngày làm việc;

d) Nộp quyết toán thuế quá thời gian quy định từ 1 đến 10 ngày làm việc.

2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Đăng ký thuế, nộp tờ khai thuế quá thời gian quy định từ trên 5 ngày đến 10 ngày làm việc;

b) Nộp quyết toán thuế quá thời gian quy định từ trên 10 ngày đến 20 ngày làm việc.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:

a) Đăng ký thuế, nộp tờ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên 10 ngày làm việc hoặc đã quá thời hạn quy định từ trên 10 ngày làm việc mà chưa đăng ký thuế, nộp tờ khai thuế;

b) Nộp quyết toán thuế quá thời gian quy định từ trên 20 ngày đến 30 ngày làm việc.

4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi nộp quyết toán thuế quá thời gian quy định từ trên 30 ngày đến 40 ngày làm việc.

5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi nộp quyết toán thuế quá thời gian quy định trên 40 ngày đến 90 ngày làm việc.

6. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi nộp quyết toán thuế quá thời hạn quy định từ trên 90 ngày làm việc hoặc đã quá thời hạn quy định từ trên 90 ngày làm việc mà chưa nộp quyết toán thuế.

Điều 9. Hình thức và mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về thu, nộp tiền thuế, tiền phạt

1. Xử phạt theo quy định của pháp luật về thuế đối với hành vi nộp chậm tiền thuế hoặc tiền phạt so với ngày quy định phải nộp ghi trong thông báo nộp thuế, quyết định xử phạt. Trường hợp không có thông báo thuế thì thời gian tính phạt nộp chậm căn cứ vào thời hạn phải nộp thuế theo quy định tại các Luật Thuế, Pháp lệnh Thuế.

Trường hợp đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà vẫn không nộp tiền thuế, tiền phạt theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì bị áp dụng biện pháp tạm đình chỉ sử dụng hoá đơn quy định tại điểm b khoản 3 Điều 5 Nghị định này.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân chi trả lương, chi trả thu nhập không thực hiện việc khấu trừ số tiền thuế, tiền phạt của đối tượng bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực thuế; ngân hàng, tổ chức tài chính, tín dụng khác nơi đối tượng bị xử phạt mở tài khoản không trích nộp ngân sách nhà nước số tiền thuế, tiền phạt theo lệnh thu, quyết định trích nộp ngân sách nhà nước của cơ quan có thẩm quyền sau 10 ngày, kể từ ngày được giao lệnh thu, quyết định trích nộp ngân sách nhà nước.

Điều 10. Hình thức và mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về kiểm tra, thanh tra về thuế

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền; trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không cung cấp được chứng từ kèm theo hàng hoá, nguyên, nhiên, vật liệu đang vận chuyển trên đường để chứng minh lô hàng đã nộp thuế hoặc đã được quản lý để thu thuế theo quy định của pháp luật trong thời hạn tối đa 24 giờ, kể từ thời điểm bị kiểm tra, phát hiện.

Bộ Tài chính quy định cụ thể cách xác định thời hạn và thủ tục xác định lô hàng đã nộp thuế hoặc đã được quản lý để thu thuế.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Từ chối; trì hoãn hoặc lẩn tránh không cung cấp tài liệu, chứng từ, sổ kế toán liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp từ trên 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu bằng văn bản của cơ quan, người có thẩm quyền;

b) Không thực hiện lệnh niêm phong của cơ quan của người có thẩm quyền hoặc niêm phong không đúng quy định hồ sơ, tài liệu, chứng từ, sổ kế toán, két quỹ, kho hàng, kho nguyên liệu, máy móc, nhà xưởng.

4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tự ý tháo bỏ, di chuyển hoặc có hành vi khác làm thay đổi tình trạng niêm phong tài liệu, chứng từ, sổ kế toán và các tài liệu khác, két quỹ, kho hàng, kho nguyên liệu, máy móc, nhà xưởng.

Điều 11. Hình thức và mức xử phạt đối với hành vi trốn thuế

Cá nhân, tổ chức có hành vi trốn thuế ngoài việc phải nộp đủ số thuế theo quy định còn bị phạt tiền theo số lần tính trên số thuế trốn. Mức phạt theo số lần thuế trốn dưới đây đối với mỗi hành vi vi phạm tối đa không quá 100.000.000 đồng, trừ trường hợp các Luật về thuế có quy định khác.

1. Phạt tiền từ 1 lần đến 2 lần tính trên số thuế trốn đối với một trong những hành vi sau:

a) Để ngoài sổ kế toán số liệu kế toán hoặc hạch toán kế toán không đúng quy định của chế độ kế toán làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn hoặc được miễn, giảm;

b) Sửa chữa, tẩy xoá chứng từ kế toán, sổ kế toán nhằm làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn hoặc được miễn, giảm;

c) Lập thủ tục huỷ vật tư, hàng hoá hoặc giảm số lượng, giá trị vật tư, hàng hoá không đúng thực tế làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn hoặc được miễn, giảm;

d) Bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ lập hoá đơn trên liên giao cho khách hàng lớn hơn liên lưu về số lượng, giá trị;

đ) Bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ lập hoá đơn ghi giá trị thấp hơn từ 20% (hai mươi phần trăm) trở lên so với giá bán trung bình của hàng hóa, dịch vụ cùng loại trên thị trường địa phương nơi bán hàng, trừ những trường hợp sau:

- Bán hàng tươi sống kém chất lượng;

- Bán hàng hoá tồn kho do chất lượng giảm, lạc hậu về hình thức, không phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng;

- Bán hàng hoá nông sản, thực phẩm theo mùa vụ;

- Bán hàng hoá để khuyến mại theo quy định của pháp luật;

- Bán hàng hoá, tài sản trong trường hợp phá sản, giải thể, chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh, chuyển hướng sản xuất, kinh doanh.

e) Sử dụng hoá đơn giả, hoá đơn đã hết giá trị sử dụng, hoá đơn của cá nhân, tổ chức khác để bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ nhưng không kê khai đầy đủ số thuế phải nộp;

g) Kê khai, xác định không đúng các căn cứ tính thuế theo quy định làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn hoặc được miễn, giảm;

h) Lưu thông hàng hoá, nguyên, nhiên, vật liệu không có chứng từ kèm theo để chứng minh lô hàng đã nộp thuế hoặc đã được cơ quan thuế quản lý theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này;

i) Không thực hiện việc kê khai về thuế hoặc kê khai về khấu trừ thuế theo quy định áp dụng đối với các nhà thầu, nhà thầu phụ;

k) Các hành vi khác, ngoài những hành vi quy định tại Điều này làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn hoặc được miễn, giảm.

2. Phạt tiền từ 2 lần đến 3 lần số thuế trốn đối với một trong những hành vi sau:

a) Bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ không lập hoá đơn và không kê khai thuế đầy đủ;

b) Báo huỷ hoá đơn đã sử dụng cung ứng hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng nhằm mục đích làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn hoặc được miễn, giảm.

3. Phạt tiền từ 3 lần đến 5 lần số thuế trốn đối với một trong những hành vi sau:

a) Sử dụng hoá đơn khống hoặc các chứng từ kế toán khống khác nhằm mục đích làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn hoặc được miễn, giảm;

b) Huỷ bỏ chứng từ kế toán, sổ kế toán nhằm mục đích làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn hoặc được miễn, giảm;

c) Lập hai hệ thống sổ kế toán có nội dung ghi khác nhau nhằm mục đích làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn hoặc được miễn, giảm;

d) Kinh doanh không kê khai đăng ký thuế.

4. Cá nhân, tổ chức có hành vi sử dụng hoá đơn khống thì ngoài việc bị xử phạt theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều này còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b khoản 3 Điều 5 Nghị định này.

5. Những chứng từ, hoá đơn, sổ kế toán là tang vật vi phạm hành chính có thể bị áp dụng biện pháp quy định tại điểm a khoản 3 Điều 5 Nghị định này.

6. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này (trừ trường hợp tẩy xoá, sửa chữa, thay đổi hoá đơn) và điểm b, điểm c khoản 3 Điều này (trừ trường hợp huỷ bỏ hoá đơn) bị phát hiện trước thời điểm quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định này thì không bị xử phạt về hành vi trốn thuế theo quy định tại Điều này mà bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán.

7. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm quy định tại điểm b (trừ trường hợp tẩy xoá, sửa chữa, thay đổi chứng từ kế toán khác hoặc sổ kế toán), điểm d, điểm đ, điểm e khoản 1 Điều này; điểm a, điểm b khoản 2 Điều này (trừ trường hợp huỷ bỏ chứng từ kế toán khác hoặc sổ kế toán) và khoản 3 Điều này bị phát hiện trước thời điểm quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định này thì không xử phạt về hành vi trốn thuế quy định tại Điều này mà xử phạt theo quy định tại Nghị định số 89/2002/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn.

Chương 3:

THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Điều 12. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan thuế

Trừ trường hợp Luật Thuế có quy định khác về mức phạt, những người sau đây có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế:

1. Nhân viên Thuế đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 100.000 đồng.

2. Trạm trưởng Trạm Thuế, Đội trưởng Đội Thuế trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng.

3. Chi cục trưởng Chi cục Thuế, trong phạm vi địa bàn quản lý của mình, có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này.

4. Cục trưởng Cục Thuế, trong phạm vi địa bàn quản lý của mình, có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này.

Điều 13. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Hải quan

Trừ trường hợp Luật Thuế có quy định khác về mức phạt, những người sau đây theo chức năng, nhiệm vụ quản lý thu thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế như sau:

1. Đội trưởng Đội nghiệp vụ thuộc Chi cục Hải quan có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.

2. Chi cục trưởng Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Cục Hải quan), Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 20.000.000 đồng.

3. Cục trưởng Cục Hải quan trực tiếp quản lý thu thuế có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này.

4. Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

ưb) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b khoản 3 Điều 5 Nghị định này.

Điều 14. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện theo các Điều 28, Điều 29, Điều 30 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 15. Ủy quyền, phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.

Việc ủy quyền xử phạt vi phạm hành chính và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế thực hiện theo quy định tại Điều 41, Điều 42 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Chương 4:

THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT

Điều 16. Thủ tục đơn giản

Trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 100.000 đồng thì thủ tục xử phạt thực hiện theo quy định tại Điều 54 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 17. Lập biên bản về vi phạm hành chính

Đối với những vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế không thuộc trường hợp xử phạt đơn giản đều phải lập biên bản vi phạm hành chính, trừ trường hợp phạt nộp chậm tiền thuế, tiền phạt theo quy định của các Luật Thuế.

Hình thức, nội dung và trình tự lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế phải tuân theo những quy định tại Điều 55 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Trường hợp cá nhân, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản và cá nhân, cơ quan đang tiến hành thanh tra, kiểm tra vẫn thực hiện những kiến nghị, quyết định tại biên bản và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những kết luận, kiến nghị đó.

Điều 18. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế

Hình thức, nội dung, trình tự, thủ tục ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế phải tuân thủ những quy định tại Điều 56 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 19. Các nội dung khác về thủ tục xử phạt và thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế được thực hiện theo quy định tại các Điều 57, Điều 58, Điều 60, Điều 61, Điều 62, Điều 64, Điều 65 và Điều 68 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 20. Việc áp dụng và thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế được thực hiện theo quy định tại các Điều 43, Điều 44, Điều 45, Điều 46, Điều 47, Điều 48 và Điều 49 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 21. Biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 64 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế không tự nguyện chấp hành quyết định nộp thuế, nộp phạt thì bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế sau đây:

1. Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, trích tài khoản của đối tượng nộp thuế tại ngân hàng, tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính để nộp thuế, nộp phạt.

Tổ chức, cá nhân chi trả lương, thu nhập hoặc ngân hàng, tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính nơi tổ chức, cá nhân bị xử phạt mở tài khoản có trách nhiệm thực hiện quyết định cưỡng chế của cơ quan có thẩm quyền.

Trường hợp tài khoản của cá nhân, tổ chức bị xử phạt không có số dư hoặc số dư không đủ nộp thuế, nộp phạt thì ngay sau khi tài khoản của cá nhân, tổ chức bị xử phạt có số dư, ngân hàng, tổ chức tài chính, tín dụng khác phải trích nộp ngân sách nhà nước số tiền thuế, tiền phạt còn thiếu trước khi thực hiện những lệnh chuyển tiền khác của đối tượng bị xử phạt.

2. Tạm giữ hàng hoá, tang vật để bảo đảm thu đủ tiền thuế, tiền phạt.

3. Kê biên phần tài sản, hàng hoá có giá trị tương ứng với số tiền thuế, tiền phạt theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế để bán đấu giá.

4. Không được cơ quan Hải quan làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu cho chuyến hàng tiếp theo cho đến khi nộp đủ số tiền thuế, tiền phạt.

Điều 22. Thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế

1. Những người sau đây có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế và có nhiệm vụ tổ chức việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt của mình và của cấp dưới:

a) Chi cục trưởng Chi cục Thuế;

b) Cục trưởng Cục Thuế;

c) Cục trưởng Cục Hải quan trực tiếp quản lý thu thuế;

d) Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan;

đ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh.

2. Các quy định khác về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt phạt vi phạm hành chính ngoài những nội dung quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại Điều 66 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và các quy định của pháp luật về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Điều 23. Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự

1. Khi xem xét để quyết định xử phạt những trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 4 Điều 10, khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 11 Nghị định này, nếu xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm theo quy định tại Bộ luật Hình sự, thì người có thẩm quyền phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền.

Nghiêm cấm việc giữ lại các vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử phạt hành chính.

2. Trường hợp đã ra quyết định xử phạt, nếu sau đó phát hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì người đã ra quyết định xử phạt phải huỷ quyết định đó và trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày huỷ quyết định xử phạt, phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền.

3. Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự đã nhận hồ sơ vụ việc có trách nhiệm thông báo kết quả xử lý cho cơ quan đã chuyển giao hồ sơ đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều 24. Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế là một năm, kể từ ngày ra quyết định xử phạt; quá thời hạn này mà quyết định đó chưa được thi hành thì không thi hành quyết định xử phạt nữa nhưng vẫn áp dụng biện pháp quy định tại điểm b khoản 3 Điều 5 Nghị định này, nếu biện pháp đó được ghi trong quyết định. Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu nói trên được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn.

Chương 5:

KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 25. Khiếu nại, tố cáo

1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế hoặc người đại diện hợp pháp của cá nhân, tổ chức đó có quyền khiếu nại về quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính.

2. Công dân có quyền tố cáo về hành vi trái pháp luật trong xử lý vi phạm hành chính.

3. Thẩm quyền, thủ tục, thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Điều 26. Khởi kiện hành chính

Việc khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính, được thực hiện theo quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.

Điều 27. Khen thưởng

Cá nhân, tổ chức có thành tích trong đấu tranh phòng và chống vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế được khen thưởng theo chế độ chung của Nhà nước.

Điều 28. Xử lý vi phạm

1. Người bị xử lý vi phạm hành chính nếu có hành vi chống người thi hành công vụ, trì hoãn, trốn tránh việc chấp hành hoặc có những hành vi vi phạm khác thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính mà sách nhiễu, dung túng, bao che, không xử lý hoặc xử lý không kịp thời, không đúng mức, xử lý vượt thẩm quyền quy định, có lỗi trong việc để quá thời hiệu, thời hạn xử lý vi phạm hành chính thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Chương 6:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 29. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

2. Bãi bỏ Nghị định số 22/CP ngày 17 tháng 4 năm 1996 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.

3. Những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế quy định tại Nghị định này thực hiện trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì không áp dụng theo quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp các hình thức, mức xử phạt quy định tại Nghị định này nhẹ hơn các hình thức, mức xử phạt đối với cùng một hành vi vi phạm đã được quy định tại Nghị định số 22/CP ngày 17 tháng 4 năm 1996 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.

Điều 30. Hướng dẫn, tổ chức thi hành

Bộ Tài chính hướng dẫn, tổ chức thi hành Nghị định này và phối hợp với các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp tuyên truyền, giáo dục và vận động nhân dân thực hiện, giám sát việc thực hiện Nghị định này.

Điều 31. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

THE GOVERNMENT
-------------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
--------------

100/2004/ND-CP

Hanoi, February 25, 2004

DECREE

PRESCRIBING THE SANCTIONING OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN TAX DOMAIN

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to tax laws and tax ordinances;
Pursuant to the July 2, 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations;
At the proposal of the Finance Minister,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Regulation scope and objects

This Decree prescribes the sanctioning of administrative violations in the tax domain against individuals, agencies and organizations (hereinafter referred collectively to as individuals and organizations) that commit acts of intentionally or unintentionally violating law provisions on tax, which are not crimes and, under the provisions of this Decree, must be administratively sanctioned, except otherwise provided for by the international treaties which Vietnam has signed or acceded to. The tax-related administrative violations shall include:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Violation of the regulations on collection and remittance of tax and fine money;

3. Violation of the regulations on tax-related examination and inspection;

4. Acts of tax evasion.

Article 2.- Principles for sanctioning administrative violations in the tax domain

1. The principles for sanctioning administrative violations in the tax domain shall comply with the provisions of Article 3 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

2. The specific fine level for an act of administrative violation shall be the average level of the fine bracket prescribed for such act. In cases where extenuating circumstances are involved, the fine level shall be reduced but not lower than the minimum level of the fine bracket. In cases where aggravating circumstances are involved, the fine level may be higher but shall not exceed the maximum level of the fine bracket.

Article 3.- Statute of limitations for sanctioning of administrative violations

1. The statute of limitations for sanctioning of administrative violations in the tax domain shall be two years as from the date the acts of administrative violation are committed. For acts of administrative violation in the tax domain, which are determined as acts of tax evasion, the statute of limitations for sanctioning thereof shall comply with the provisions in tax laws, tax ordinances.

2. Individuals against whom criminal proceedings have been initiated, who have been prosecuted or brought to trial according to criminal procedures under decisions, but later get decisions to stop the investigation or cease the cases, but their violation acts show signs of administrative violation in the tax domain, shall be sanctioned for administrative violations. Within three days as from the date of issuing decisions to stop the investigation or cease the cases, the issuers must send them together with the case files to persons with sanctioning competence; for these cases, the statute of limitations for sanctioning of administrative violations shall be three months as from the date the persons with sanctioning competence receive the cessation decisions and dossiers of the violation cases.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. If the persons with sanctioning competence let the statute of limitations for sanctioning of administrative violations pass by, they shall be handled according to the provisions of Article 121 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

Article 4.- Time limits for being considered as having not yet been sanctioned for administrative violations

Individuals and organizations sanctioned for administrative violations in the tax domain, if past one year as from the date of completely serving the sanctioning decisions or from the date of expiry of the statute of limitations for execution of sanctioning decisions, having not repeated their violations, shall be considered as having not yet been sanctioned for administrative violations.

Article 5.- Forms of sanctioning administrative violations in the tax domain

1. For each act of administrative violation, the violating individuals or organizations shall be subject to one of the following principal sanctioning forms:

a) Caution;

b) Pecuniary fine.

2. Depending on the nature and seriousness of their violations, the violating individuals or organizations shall also be subject to the additional sanctioning form of confiscation of material evidences and means used for commission of administrative violations.

3. Apart from the sanctioning forms prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article, the violating individuals or organizations may be subject to the application of one or both of the following remedial measures:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) Suspension from using invoices due to failure to strictly comply with decisions on sanctioning tax-related administrative violations. The suspension duration shall not exceed three months as from the date the organizations or individuals have failed to strictly comply with the sanctioning decisions; where violations are remedied within less than three months, the suspension from using invoices shall cease to be valid immediately after the date the violations were completely remedied.

Article 6.- Extenuating and aggravating circumstances upon sanctioning of administrative violations in the tax domain.

1. The extenuating circumstances shall comply with the provisions of Article 8 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

2. The aggravating circumstances shall comply with the provisions of Article 9 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

Article 7.- Interpretation of terms

In this Decree, the terms below shall be construed as follows:

1. Acts of tax evasion mean acts of violating law provisions on tax, which are committed by individuals or organizations, thus reducing the payable tax amounts or increasing the reimbursed, exempted or reduced tax amounts.

2. Evaded tax money amounts mean the tax money amounts additionally detected outside the figures declared in the tax declaration forms, tax settlement or outside the accounting books. The evaded tax amounts to be considered for administrative sanction shall leave out the tax preference policies and not be cleared against the deductible or reimbursable tax amounts or loss amounts of the tax payers.

3. The time of determining individuals or organizations commit acts of tax evasion for sanctioning administrative violations is the time when the individuals or organizations have completed the declaration of payable tax amounts under the provisions of tax legislation or the time when the competent agencies issue decisions on tax reimbursement, reduction or exemption according to the dossiers of application of such individuals or organizations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Goods in circulation include goods, raw materials, fuels, materials, which are being transported en route, put on sale at sale places, in warehouses or at production and/or business places.

Chapter II

VIOLATION ACTS, SANCTIONING FORMS AND LEVELS

Article 8.- The sanctioning forms and levels for acts of violating the regulations on procedures for tax registration, tax declaration, tax elaboration, remittance and settlement

1. Caution or a fine of between VND 50,000 and 100,000 for one of the following acts:

a) Registering tax with tax offices one to five days later than the prescribed deadlines, including cases of additional registration upon any changes;

b) Making arithmetically inaccurate declarations in the tax declaration forms, lists of taxes enclosed with tax settlement or failing to declare fully the indices on tax declaration forms, tax settlement but without falsifying the payable tax amounts after the adjustment or additional declarations are made under the provisions of tax legislation;

c) Submitting tax declaration forms one to five working days later than the prescribed deadlines;

d) Submitting tax settlement one to ten working days later than the prescribed deadlines.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) Making tax registration, submitting tax declaration papers 5 to 10 working days later than the prescribed deadlines;

b) Submitting tax settlement 10 to 20 working days later than the prescribed deadlines.

3. A fine of between VND 1,000,000 and 2,000,000 for one of the following acts:

a) Making tax registration, submitting tax declaration forms more than 10 working days later than the prescribed deadlines or still failing to make tax registration or to submit the tax declaration forms even when the prescribed time limit therefor has expired for more than 10 working days;

b) Submitting tax settlement 20 to 30 working days later than the prescribed deadlines.

4. A fine of between VND 2,000,000 and 4,000,000 for acts of submitting tax settlement 30 to 40 working days later than the prescribed deadlines.

5. A fine of between VND 4,000,000 and 10,000,000 for acts of submitting tax settlement 40 to 90 working days later than the prescribed deadlines.

6. A fine of VND 15,000,000 and 25,000,000 for acts of submitting tax settlement more than 90 working days later than the prescribed deadlines or failing to submit tax settlement even when the prescribed time limit has expired for more than 90 working days.

Article 9.- Sanctioning forms and levels for acts of violating the regulations on collection and payment of tax and fine money.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In cases where the violators have already been sanctioned for administrative violations but still fail to pay tax and fines under decisions of competent bodies, they shall be subject to the application of measure of suspending the use of invoices as provided for at Point b, Clause 3, Article 5 of this Decree.

2. A fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000 on organizations and individuals for paying wages, incomes without deducting tax amounts and fine amounts of the subjects sanctioned for administrative violations in the tax domain; on banks, financial organizations or other credit institutions where the sanctioned subjects have opened their accounts for failing to deduct tax and fine amounts and remit them into the State budget under collection orders, decisions on deduction for remittance into the State budget of competent bodies after 10 days as from the date they are given the collection orders or decisions on deduction for remittance into the State budget.

Article 10.- Sanctioning forms and levels for acts of violating the regulations on tax examination and inspection

1. A fine of VND 500,000 and 1,000,000 for acts of failing to abide by examination and inspection decisions of competent bodies, except for cases prescribed in Clause 3 of this Article.

2. A fine of VND 1,000,000 and 2,000,000 for acts of failing to supply vouchers accompanying goods, raw materials, fuels, materials being transported en route to prove that the goods lots for which tax has already been paid or they have been managed for tax collection under law provisions within the maximum time limit of 24 hours as from the time of examination and detection thereof.

The Finance Ministry shall specify ways of determining the time limits and procedures for determining that tax has already been paid for the goods lots or the goods lots have been managed for tax collection.

3. A fine of VND 2,000,000 and 3,000,000 for one of the following acts:

a) Refusing, delaying or evading to supply documents, vouchers, accounting books relating to the determination of payable tax amounts for more than 5 working days as from the date of receiving the written requests of competent agencies or persons;

b) Declining to obey the sealing orders of competent agencies or persons or sealing dossiers, documents, vouchers, accounting books, fund safes, goods storehouses, raw materials warehouses, machinery, workshops in contravention of regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 11.- Sanctioning forms and levels for acts of tax evasion

Individuals and organizations that commit acts of tax evasion shall, apart from paying full tax amounts as prescribed, be fined multi-times the evaded tax amounts. The below multifold fine level for each violation act shall not exceed VND 100,000,000, except otherwise provided for by tax laws.

1. A fine of between one and two times the evaded tax amount for one of the following acts:

a) Keeping outside the accounting books the accounting figures or conducting book-keeping accounting not according to the provisions of the book-keeping regime, thus reducing the payable tax amounts or increasing the reimbursable, exempted or reduced tax amounts;

b) Modifying, erasing, crossing accounting vouchers, books in order to reduce the payable tax amounts or increase the reimbursable, exempted or reduced tax amounts:

c) Setting procedures for destruction of supplies, commodities or reduction of supplies or goods volumes or values not according to reality, thus reducing the payable tax amounts or increasing the reimbursable or exempted, reduced tax amounts;

d) Selling goods or providing services and writing invoices on the copies to be handed to customers with volumes or values larger than those written on the kept copies;

e) Selling goods or providing services and writing invoices with values being 20% (twenty percent) or over lower than the average sale prices of goods or services of the same type on the market in the localities where goods are sold, excluding the following cases:

- Selling raw and fresh goods of inferior quality;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Selling seasonal farm produce, foodstuff commodities;

- Selling goods on sale promotion according to law provisions;

- Selling goods, properties in case of bankruptcy, dissolution, production and/or business termination, production and/or business shift.

f) Using fake invoices, expired invoices, other individuals’ or organizations’ invoices to sell goods or provide services but failing to declare full payable tax amounts;

g) Wrongly declaring, determining the prescribed tax calculation grounds, thus reducing the payable tax amounts or increasing the reimbursable, exempted or reduced tax amounts;

h) Circulating goods, raw materials, fuels, materials without accompanying vouchers to prove that the goods lots for which tax has already been paid or have and been managed by tax offices according to law provisions, except for cases prescribed in Clause 2, Article 10 of this Decree;

i) Failing to declare tax or declaring deductible tax according to regulations applicable to contractors, subcontractors;

j) Other acts besides acts prescribed in this Article, which cause reduction of payable tax amounts or increase of reimbursable, exempted or reduced tax amounts.

2. A fine of between 2 and 3 times the evaded tax amounts for one of the following acts:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) Reporting on destruction of invoices used for supply of goods or services to customers for the purposes of reducing the payable tax amounts or increasing the reimbursable, exempted or reduced tax amounts.

3. A fine of between 3 and 5 times the evaded tax amounts for one of the following acts:

a) Using blank invoices or other blank accounting vouchers for the purposes of reducing the payable tax amounts or increasing the reimbursable, exempted or reduced tax amounts;

b) Destroying accounting vouchers and/or accounting books for the purposes of reducing the payable tax amounts or increasing the reimbursable, exempted or reduced tax amounts;

c) Opening two systems of accounting books inscribed with different contents for the purposes of reducing the payable tax amounts or increasing the reimbursable, exempted or reduced tax amounts;

d) Doing business without declaring and registering tax.

4. Individuals and organizations that commit acts of using blank invoices, apart from being sanctioned according to the provisions at Point a, Clause 3 of this Article, may be subject to the application of remedial measures prescribed at Point b, Clause 3, Article 5 of this Decree.

5. Vouchers, invoices and accounting books being material evidences of administrative violations may be subject to the measures prescribed at Point a, Clause 3, Article 5 of this Decree.

6. Individuals and organizations committing violation acts defined at Points a and b, Clause 1 of this Article (excluding the case of erasing, crossing, modifying, changing invoices) and Points b and c, Clause 3 of this Article (excluding the case of destroying invoices), which are detected before the time prescribed in Clause 3, Article 7 of this Decree, shall not be sanctioned for acts of tax evasion under the provisions of this Article, but shall be sanctioned for administrative violations in the accounting domain.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter III

COMPETENCE TO SANCTION ADMINISTRATIVE VIOLATIONS

Article 12.- Tax offices’ competence to sanction administrative violations

Except where tax laws otherwise provide for the sanctioning levels, the following persons shall have competence to sanction administrative violations in the tax domain:

1. Tax officers performing official duties shall have the right to impose:

a) Caution;

b) Fines of up to VND 100,000.

2. Heads of tax stations, leaders of tax teams shall, within the scope of their respective functions and tasks, have the right to impose:

a) Caution;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Heads of the Tax Sub-Departments shall, within the geographical areas under their respective management, have the right to impose:

a) Caution;

b) Fines of up to VND 10,000,000;

c) Confiscation of material evidences, means used for commission of administrative violations;

d) The application of remedial measures defined in Clause 3, Article 5 of this Decree.

4. Directors of the provincial/municipal Tax Departments shall, within the geographical areas under their respective management, have the right to impose:

a) Caution;

b) Fines of up to VND 100,000,000;

c) The confiscation of material evidences, means used for commission of administrative violations;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 13.- Customs offices’ competence to sanction administrative violations

Except where the tax laws otherwise provide for the sanctioning levels, the following persons shall, according to their respective functions and tasks of managing the collection of tax on export goods, import goods, have the competence to sanction administrative violations in the tax domain as follows:

1. Leaders of the operation teams of Customs Sub-Departments shall have the right to impose:

a) Caution;

b) Fines of up to VND 500,000.

2. Heads of the Customs Sub-Departments, leaders of control teams under the provincial/municipal Customs Departments (hereinafter referred collectively to as Customs Departments), leaders of anti-smuggle control teams and commanders of the sea control flotillas of the Anti-Smuggle Investigation Department of the General Department of Customs, shall have the right to impose:

a) Caution;

b) Fines of up to VND 10,000,000;

c) Confiscation of material evidences, means used for commission of administrative violations, which are valued at up to VND 20,000,000.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) Caution;

b) Fines of up to VND 20,000,000;

c) Confiscation of material evidences, means used for commission of administrative violations;

d) The application of remedial measures defined in Clause 3, Article 5 of this Decree.

4. The director of the Anti-Smuggle Investigation Department under the General Department of Customs shall have the right to impose:

a) Caution;

b) Fines of up to VND 100,000,000;

c) Confiscation of material evidences, means used for commission of administrative violations;

d) The application of remedial measures defined at Point b, Clause 3, Article 5 of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 15.- Authorization, determination of competence to sanction administrative violations in the tax domains

The authorization of sanctioning of administrative violations and the determination of competence to sanction administrative violations in the tax domain shall comply with the provisions of Articles 41 and 42 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

Chapter IV

PROCEDURES FOR SANCTIONING OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS AND EXECUTION OF SANCTIONING DECISIONS

Article 16.- Simplified procedures

In case of imposing caution or fines of up to VND 100,000, the sanctioning procedures shall comply with the provisions of Article 54 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

Article 17.- Making records on administrative violations

For tax-related administrative violations not falling into cases of simplified sanctioning procedures, the records thereon must be made, except for case of imposing fines on late payment of tax and fines under the provisions of tax laws.

The forms and contents of, and process of making, records on administrative violations in the tax domain must comply with the provisions in Article 55 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations. Where individuals, representatives of violating organizations, witnesses, victims or representatives of victimed organizations refuse to sign the records, the record makers must inscribe clearly their reasons therefor in the records and the inspecting or examining individuals or agencies keep making proposals and/or decisions in the records and take responsibility before law for such conclusions and proposals.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The forms and contents of, the order and procedures of issuing, decisions to sanction administrative violations in the tax domain must comply with the provisions of Article 56 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

Article 19.- Other contents of the sanctioning procedures and the execution of decisions to sanction administrative violations in the tax domain shall comply with the provisions of Articles 57, 58, 60, 61, 62, 64, 65 and 68 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

Article 20.- The application of, and the competence to apply, measures to prevent administrative violations and ensure the handling of administrative violations in the tax domain shall comply with the provisions of Articles 43, 44, 45, 46, 47, 48 and 49 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

Article 21.- Coercive measures for execution of decisions to sanction administrative violations

Upon the expiry of the time limits prescribed in Clause 1, Article 64 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations, individuals and organizations sanctioned for administrative violations in the tax domain, that fail to voluntarily execute the decisions on tax and/or fine payment, shall be subject to the application of the following coercive measures:

1. Deducting part of their salaries or part of their income, deducting accounts of tax payers at banks, credit institutions, financial organizations for payment of tax, payment of fines.

Organizations or individuals that pay wages or incomes, or banks, credit institutions or financial organizations where the sanctioned organizations or individuals have opened their accounts shall have to execute the coercion decisions of the competent bodies.

Where the accounts of sanctioned individuals or organizations have no balances or have the balances which are not enough for tax and/or fine payment, immediately after the accounts of such sanctioned individuals or organizations have the balances, the banks, financial organizations or other credit institutions must deduct for remittance into the State budget the outstanding tax and/or fine amounts before effecting other money transfer orders of the sanctioned subjects.

2. Temporarily seizing goods, material evidences to secure the full collection of tax and/or fine money.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Not being permitted by customs offices to carry out procedures for export or import of the subsequent goods shipment till the tax and/or fine money are fully paid.

Article 22.- Competence to issue coercion decisions

1. The following persons shall have competence to issue coercion decisions and have the task to organize the coercive execution of their sanctioning decisions and their subordinates:

a) Heads of the Tax Sub-Departments;

b) Directors of the Tax Departments;

c) Directors of the Customs Departments directly managing tax collection;

d) The director of the Anti-Smuggle Investigation Department of the General Department of Customs;

e) The presidents of the People’s Committees of the commune, district or provincial level.

2. Other provisions on coercive execution of decisions to sanction administrative violations, apart from the contents prescribed in Clause 1 of this Article, shall comply with Article 66 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and law provisions on coercive execution of administrative violation-sanctioning decisions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. When considering to decide on sanctioning of violation cases prescribed in Clause 4 of Article 10, Clauses 1, 2 and 3 of Article 11, of this Decree, the competent persons, if realizing that the violation acts show criminal signs under the Penal Code’s provisions, must immediately transfer the dossiers to the competent criminal procedure-conducting agencies.

It is strictly forbidden to retain violation cases with criminal signs for administrative sanction.

2. Where sanctioning decisions have been issued, but later the violation acts are detected to bear criminal signs while the statute of limitation for penal liability examination has not yet expired, the persons who have issued the sanctioning decisions must cancel such decisions and within three days as from the date of canceling the sanctioning decisions have to transfer the violation case files to the competent criminal procedure-conducting bodies.

3. The criminal procedure-conducting agencies which have received the case files shall have to notify the handling results to the agencies which have transferred the dossiers and proposed the penal liability examination.

Article 24.- Statute of limitations for execution of administrative violation-sanctioning decisions

The statute of limitations for execution of administrative violation-sanctioning decisions shall be one year, counting from the date of issuing the sanctioning decisions; if past such time limit the sanctioning decisions have not yet been executed, such sanctioning decisions shall not be executed but the measures prescribed at Point b, Clause 3, Article 5 of this Decree shall still be applied if such measures are inscribed in the decisions. Where the sanctioned individuals or organizations deliberately shirk or delay the execution of sanctioning decisions, the above-said statute of limitations shall start from the time the shirking or delaying acts terminate.

Chapter V

COMPLAINTS, DENUNCIATIONS, COMMENDATION AND HANDLING OF VIOLATIONS

Article 25.- Complaints, denunciations

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Citizens are entitled to denounce illegal acts in handling administrative violations.

3. The competence, procedures and time limits for settling complaints and denunciations shall comply with law provisions on complaints and denunciations.

Article 26.- Instituting administrative cases

The institution of cases according to administrative procedures against decisions on sanctioning administrative violations or decisions on the application of measures to prevent, and secure the handling of, administrative violations shall comply with the law provisions on procedures to settle administrative cases.

Article 27.- Commendation

Individuals and organizations that record achievements in the struggle to prevent and combat administrative violations in the tax domain shall be commended and/or rewarded according to the general regimes of the State.

Article 28.- Handling of violations

1. Persons who are sanctioned for administrative violations, if committing acts of resisting the official-duty performers, delaying or shirking the execution of sanctioning decisions or other acts, shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be handled for administrative violations or examined for penal liability; if causing damage, they must pay compensations therefor according to law provisions.

2. Persons who are competent to handle administrative violations but harass for bribes, tolerate, cover up, decline to handle or handle not in time or improperly, handle ultra vires, are at fault in letting the statute of limitations and time limits for handling of administrative violations expire shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined or examined for penal liability; if causing damage, they must pay compensations therefor according to law provisions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 29.- Implementation effect

1. This Decree takes implementation effect 15 days after its publication in the Official Gazette.

2. To annul the Government’s Decree No.22/CP of April 17, 1996 on sanctioning of administrative violations in the tax domain.

3. Acts of administrative violation in the tax domain prescribed in this Decree, which were committed before this Decree takes effect, shall not be subject to the application of the provisions of this Decree, except where the sanctioning forms and levels prescribed in this Decree are lighter than those prescribed for the same violation acts in the Government’s Decree No.22/CP of April 17, 1996 on sanctioning administrative violations in the tax domain.

Article 30.- Guiding and organizing the implementation

The Finance Ministry shall guide and organize the implementation of this Decree and coordinate with State agencies, political organizations, socio-political organizations, social organizations and socio-professional organizations in propagating, educating and mobilizing people to implement, and supervise the implementation of, this Decree.

Article 31.- Responsibility for implementation

The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the Government-attached agencies and the presidents of the provincial/municipal People’s Committees are responsible for the implementation of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 100/2004/NĐ-CP ngày 25/02/2004 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


26.402

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.14.239
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!