VIỆN KIỂM
SÁT NHÂN DÂN
TỐI CAO
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
169/QĐ-VKSTC
|
Hà Nội, ngày
02 tháng 5 năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ TẠM THỜI CÔNG TÁC THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ, KIỂM
SÁT VIỆC TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT TỐ GIÁC, TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM VÀ KIẾN NGHỊ KHỞI TỐ
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
Căn cứ Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân
năm 2014;
Căn cứ Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thực hành quyền
công tố và kiểm sát điều tra án trật tự xã hội, Vụ
trưởng Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tạm thời Công tác thực hành
quyền công tố, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm
và kiến nghị khởi tố.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, thay thế Quyết định
số 422/QĐ-VKSTC ngày 17/10/2014 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
về việc ban hành Quy chế kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và
kiến nghị khởi tố.
Điều 3. Thủ trưởng đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện
kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp chịu trách nhiệm tổ chức thi
hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lãnh đạo VKSNDTC;
- Lưu: VT, V2, V14.
|
VIỆN TRƯỞNG
Lê Minh Trí
|
QUY CHẾ TẠM THỜI
CÔNG TÁC THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ, KIỂM
SÁT VIỆC TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT TỐ GIÁC, TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM VÀ KIẾN NGHỊ KHỞI TỐ
(Ban hành kèm theo Quyết định
số 169/QĐ-VKSTC ngày 02 tháng 5 năm 2018 của Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao)
Chương I
QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1. Phạm vi công tác
1. Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát
việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố bắt đầu từ khi cơ
quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng
tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, đến khi ra quyết định khởi tố hoặc quyết định không
khởi tố vụ án hình sự và thông báo kết quả giải quyết theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
2. Hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về
tội phạm do người phạm tội tự thú hoặc những thông
tin về tội phạm do cơ quan có thẩm quyền tiến
hành tố tụng trực tiếp phát hiện cũng
được thực hiện theo quy định của Quy chế này.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Viện kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát quân sự các cấp.
2. Người có thẩm quyền tiến hành tố
tụng của Viện kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát quân
sự các cấp.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến công
tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác,
tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.
Điều 3. Mục đích công tác
Viện kiểm sát thực hiện công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát
việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố nhằm bảo đảm:
1. Mọi tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố đều phải được tiếp nhận đầy đủ, kiểm tra, xác
minh, xử lý kịp thời; không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm
oan người vô tội;
2. Việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội
phạm và kiến nghị khởi tố phải khách quan, toàn diện, đầy đủ, chính xác, kịp thời, đúng pháp
luật; những vi phạm pháp luật trong công
tác này phải được phát hiện, khắc phục và
xử lý nghiêm minh.
Điều 4. Từ ngữ sử dụng trong Quy chế
1. “Lãnh đạo Viện” gồm Viện trưởng Viện kiểm sát,
Phó Viện trưởng Viện kiểm sát được Viện trưởng
phân công hoặc ủy quyền thực hành quyền
công tố, kiểm sát việc tiếp nhận, giải
quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.
2. “Lãnh đạo đơn vị” gồm Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng đơn vị thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Trưởng
phòng, Phó Trưởng phòng đơn vị thực hành
quyền công tố, kiểm sát điều tra và kiểm sát
xét xử sơ thẩm thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.
3. “Cơ quan
có thẩm quyền điều tra” gồm
Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một
số hoạt động điều tra.
4. “Thủ trưởng, Cấp trưởng Cơ quan có thẩm quyền điều
tra” gồm Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Cấp trưởng cơ
quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều
tra.
5. “Phó Thủ trưởng, Cấp phó Cơ quan có thẩm quyền điều
tra” gồm Phó Thủ trưởng Cơ quan điều
tra, Cấp phó cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
6. “Cán bộ điều tra” gồm Cán bộ điều
tra của Cơ quan điều tra, cán bộ điều tra của cơ quan được
giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Viện trưởng, Phó Viện trưởng,
Kiểm sát viên, Kiểm tra viên
1. Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên,
Kiểm tra viên phải thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo quy định tại các
Điều 41, 42, 43, 159, 160 Bộ luật Tố tụng hình sự và các quy định pháp luật khác
có liên quan khi thực hành quyền công
tố, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố
giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị
khởi tố.
2. Khi được phân công thực hành quyền
công tố, kiểm sát việc tiếp nhận, giải
quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên
có trách nhiệm lập hồ sơ kiểm sát, quản lý
hồ sơ vụ việc, hồ sơ kiểm sát và thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và
Quy chế này.
Khi được phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, Kiểm sát
viên, Kiểm tra viên thực hiện các hoạt động theo quy định tại Điều 147 Bộ luật Tố tụng hình
sự. Các chứng cứ, tài liệu, đồ vật
thu thập được phải được đưa vào hồ sơ vụ việc và
lưu hồ sơ kiểm sát. Việc lập hồ sơ vụ việc,
hồ sơ kiểm sát phải bảo đảm đúng thể
thức văn bản, tài liệu và phải được
thống kê, đóng dấu bút lục theo quy định.
3. Khi báo
cáo, đề xuất các vấn đề thuộc công
tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác,
tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố với
lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện, Kiểm
sát viên, Kiểm tra viên phải báo
cáo trung thực, chính xác, đầy đủ nội dung vụ
việc, tiến độ giải quyết và đề xuất quan điểm xử lý
bằng văn bản.
4. Lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện có trách nhiệm quản lý, chỉ đạo hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tiếp
nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; xem xét, quyết định các vấn đề liên quan đến việc tiếp nhận, giải quyết tố
giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị
khởi tố theo quy định của pháp luật, Quy chế này và
các quy định khác có liên quan của Viện kiểm
sát nhân dân tối cao.
Lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện phải ghi rõ ý kiến chỉ đạo vào văn bản đề xuất của Kiểm sát
viên; nếu thấy cần thiết thì trực tiếp nghiên
cứu hồ sơ, kiểm tra chứng cứ, tài liệu, đồ vật
hoặc trực tiếp tiến hành một số hoạt động kiểm tra, xác
minh trước khi cho ý kiến chỉ đạo. Văn bản đề
xuất phải ghi rõ ngày, tháng, năm, ký tên lãnh đạo đơn vị,
lãnh đạo Viện, Kiểm sát viên và lưu hồ
sơ kiểm sát.
Trong quá
trình giải quyết vụ việc, nếu có ý kiến
khác nhau giữa các Kiểm sát
viên hoặc giữa Kiểm sát viên với Phó
Viện trưởng, Viện trưởng thì thực hiện theo
quy định tại Điều 83 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân.
Trường hợp có ý kiến khác nhau giữa Kiểm sát viên thụ lý chính với lãnh đạo đơn vị thì phải
thực hiện ý kiến của lãnh đạo đơn vị,
nhưng có quyền báo cáo với Phó
Viện trưởng phụ trách; nếu có ý kiến khác nhau giữa lãnh đạo
đơn vị với Phó Viện trưởng thì phải
thực hiện ý kiến của Phó Viện trưởng,
nhưng có quyền báo cáo với Viện trưởng.
Kết luận của Viện trưởng, Phó Viện trưởng được ghi vào
báo cáo của đơn vị và lưu hồ sơ kiểm sát.
Trường hợp vụ việc phức tạp, có khó khăn, vướng mắc
trong quá trình giải quyết, Viện trưởng có thể đưa ra tập thể lãnh đạo Viện hoặc Ủy ban kiểm sát
thảo luận trước khi quyết định. Đối với vụ việc Viện kiểm sát
cấp dưới thỉnh thị Viện kiểm sát cấp trên
thì việc thỉnh thị và trả lời thỉnh thị thực
hiện theo Quy chế về chế độ thông tin, báo cáo và quản lý
công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo
Quyết định số 279/QĐ/VKSTC ngày 01/8/2017 của
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
5. Khi phát hiện có sai sót về nghiệp vụ hoặc vi phạm pháp
luật thì lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện phải có biện pháp khắc
phục kịp thời và tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm, xử lý trách nhiệm người vi phạm theo quy định
của pháp luật.
Chương II
TIẾP NHẬN
VÀ KIỂM SÁT VIỆC TIẾP NHẬN TỐ GIÁC, TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM VÀ KIẾN NGHỊ KHỞI TỐ
Điều 6. Tiếp nhận, chuyển giao tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị
khởi tố
1. Lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện phải phân công Kiểm sát viên tiếp nhận đầy đủ tố giác, tin
báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố do cơ
quan, tổ chức, cá nhân chuyển đến hoặc do đơn vị kiểm sát
và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt
động tư pháp tiếp nhận, chuyển đến.
2. Thủ tục tiếp nhận được thực hiện theo quy định tại Điều
146 Bộ luật Tố tụng hình sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Sau khi tiếp nhận, Kiểm sát viên phải vào sổ thụ lý, ghi đầy đủ, chính xác tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; báo cáo lãnh đạo đơn vị, lãnh
đạo Viện và làm thủ tục chuyển ngay tố giác,
tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố kèm
theo các tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho
Cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết.
Điều 7. Kiểm sát việc tiếp nhận, phân loại, việc chuyển tố giác, tin
báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố để giải quyết theo thẩm quyền
1. Kiểm sát viên phải kiểm sát chặt
chẽ việc tiếp nhận, phân loại của Cơ quan có thẩm quyền điều tra đối với tố giác, tin báo về tội
phạm và kiến nghị khởi tố.
Trong trường hợp phát hiện việc phân loại của Cơ quan có thẩm quyền điều tra chưa chính
xác, Kiểm sát viên cần kịp thời báo
cáo lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện để trao đổi
với Cơ quan có thẩm quyền điều tra khắc phục.
2. Quá trình
kiểm sát việc tiếp nhận, phân
loại, kiểm tra, xác minh tố giác, tin
báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của Cơ
quan có thẩm quyền điều tra mà thấy
không thuộc thẩm quyền, Kiểm sát viên phải báo cáo, đề xuất lãnh đạo
đơn vị, lãnh đạo Viện có văn bản yêu
cầu cơ quan đã tiếp nhận, đang tiến hành
kiểm tra, xác minh chuyển đến cơ quan có
thẩm quyền giải quyết; đồng thời thông báo đến
Viện kiểm sát có thẩm quyền để thực hiện việc kiểm sát.
3. Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết tố giác, tin
báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố được thực
hiện theo quy định tại Điều 150 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Chương III
THỰC
HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ, KIỂM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT TỐ GIÁC, TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM VÀ KIẾN
NGHỊ KHỞI TỐ
Điều 8. Phân công thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết tố
giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố
Trong thời hạn 03 ngày, kể từ khi nhận được thông
báo bằng văn bản về việc tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của Cơ quan có
thẩm quyền điều tra, lãnh đạo đơn vị, lãnh
đạo Viện ra quyết định phân công Kiểm sát
viên, Kiểm tra viên thực hành quyền công tố, kiểm sát việc
giải quyết tố giác,
tin báo về tội phạm
và kiến nghị khởi tố và gửi ngay Quyết định
này cho Cơ quan có thẩm quyền điều tra.
Điều 9. Xử lý đối với tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố
đã rõ dấu hiệu tội phạm, đủ căn cứ để khởi tố vụ án hình sự
Khi kiểm sát việc tiếp nhận, phân loại tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, nếu thấy đã rõ dấu hiệu tội phạm,
đủ căn cứ để khởi tố vụ án hình sự (kể cả trường hợp chưa
xác định được đối tượng thực hiện hành vi phạm tội) nhưng Cơ quan có thẩm quyền điều tra chưa
khởi tố vụ án hình sự thì Kiểm sát
viên báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh
đạo Viện yêu cầu Cơ quan có thẩm quyền điều tra ra ngay quyết định khởi tố vụ án hình sự.
Trường hợp Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết tố giác,
tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố mà
đã rõ dấu hiệu tội phạm, đủ căn cứ để khởi tố vụ án hình sự thì Kiểm sát viên báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và
chuyển cho Cơ quan điều tra để điều tra theo thẩm quyền.
Điều 10. Kiểm sát việc lập hồ sơ vụ việc và giữ bí mật kiểm tra, xác
minh
1. Kiểm sát viên phải kiểm sát chặt
chẽ việc lập hồ sơ vụ việc của điều tra viên, Cán bộ điều
tra, bảo đảm các chứng cứ, tài liệu
được thu thập trong quá trình kiểm tra, xác minh phải được thống kê đầy đủ và đưa vào hồ sơ vụ việc.
Đối với hồ sơ vụ việc gửi Viện kiểm sát để kiểm sát
theo thẩm quyền, Kiểm sát viên phải trích
cứu đầy đủ nội dung vụ việc, sao chụp tài liệu
cần thiết và lưu hồ sơ kiểm sát.
2. Kiểm sát viên, Kiểm tra viên phải
giữ bí mật kiểm tra, xác minh; yêu cầu
điều tra viên, Cán bộ điều tra, người tham gia tố tụng giữ
bí mật kiểm tra, xác minh; nếu phát
hiện vi phạm, Kiểm sát viên báo cáo, đề xuất
lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện xem xét
xử lý hoặc kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Đề ra yêu cầu kiểm tra, xác minh
1. Trong quá
trình thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác,
tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, Kiểm
sát viên chủ động đề ra yêu cầu kiểm
tra, xác minh để kiểm tra tính xác thực
của tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; thu thập, củng cố chứng cứ, tài liệu, đồ vật để làm rõ những tình tiết liên quan đến những vấn đề phải chứng minh trong
vụ án hình sự được quy định tại Điều 85, Điều
441 Bộ luật Tố tụng hình sự. Yêu cầu kiểm tra, xác
minh có thể được thực hiện nhiều lần, bằng văn bản hoặc bằng lời
nói. Văn bản yêu cầu kiểm tra, xác
minh phải được đưa vào hồ sơ vụ việc và
lưu hồ sơ kiểm sát.
2. Kiểm sát viên phải kiểm sát chặt
chẽ hoạt động giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và
kiến nghị khởi tố của điều tra viên, Cán bộ điều
tra, bảo đảm kết quả giải quyết và các yêu cầu kiểm tra, xác
minh được thực hiện đầy đủ, khách quan, đúng pháp luật. Khi thấy có vấn đề cần phải kiểm tra, xác
minh thêm, Kiểm sát viên kịp thời bổ sung yêu
cầu kiểm tra, xác minh; nếu điều tra viên,
Cán bộ điều tra đề nghị, Kiểm sát viên có trách nhiệm giải thích rõ nội dung những yêu cầu kiểm tra, xác minh. Trường hợp điều tra viên,
Cán bộ điều tra không nhất trí thì Kiểm sát viên yêu cầu điều tra viên, Cán bộ điều tra nêu rõ lý do và báo cáo lãnh đạo đơn vị,
lãnh đạo Viện xem xét, kiến nghị với
Thủ trưởng, Cấp trưởng Cơ quan có thẩm quyền điều tra; trường
hợp Cơ quan có thẩm quyền điều tra không thực hiện được đầy đủ các yêu cầu kiểm tra, xác
minh vì lý do khách quan thì Kiểm sát viên báo cáo lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện yêu cầu Cơ quan có thẩm quyền điều tra nêu rõ lý
do trong văn bản thông báo kết quả giải quyết
nguồn tin về tội phạm.
Điều 12. Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm
và kiến nghị khởi tố
1. Trường hợp phát hiện Cơ quan có thẩm quyền điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác
minh tố giác, tin báo về tội phạm và
kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội
phạm thì Kiểm sát viên báo cáo lãnh đạo
đơn vị, lãnh đạo Viện có văn bản yêu
cầu Cơ quan có thẩm quyền điều tra khắc phục
vi phạm. Trường hợp Viện kiểm sát đã yêu cầu nhưng Cơ quan
có thẩm quyền điều tra không khắc phục,
Kiểm sát viên báo cáo lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện yêu cầu Cơ quan có thẩm
quyền điều tra chuyển hồ sơ vụ việc cho Viện kiểm sát để
giải quyết theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và
quy định của pháp luật khác có liên
quan.
2. Khi trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và
kiến nghị khởi tố, Kiểm sát viên được phân
công phải thực hiện các hoạt động sau đây:
a) Trước khi tiến hành một số hoạt động kiểm tra, xác
minh, Kiểm sát viên phải xây dựng kế hoạch báo cáo lãnh đạo đơn vị, lãnh
đạo Viện xem xét, phê duyệt;
b) Trong quá
trình kiểm tra, xác minh, Kiểm sát
viên tuân thủ quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về căn cứ, thẩm quyền, trình tự, thủ tục tiến hành
các biện pháp kiểm tra, xác minh. Đối với vụ việc phức tạp, Kiểm sát viên có thể phối
hợp với điều tra viên, Cán bộ điều tra để tiến hành
một số hoạt động kiểm tra, xác minh;
c) Kết thúc việc kiểm tra, xác minh, Kiểm sát viên nghiên cứu, đánh giá chứng cứ, tài liệu, đồ vật, báo cáo lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện kết quả kiểm tra, xác
minh và đề xuất hướng giải quyết theo quy định của pháp luật.
3. Chứng cứ, tài liệu, đồ vật Kiểm sát viên thu
thập được trong quá trình kiểm tra, xác
minh phải được đưa vào hồ sơ vụ việc, lưu hồ
sơ kiểm sát theo quy định của pháp luật.
Điều 13. Yêu cầu thay đổi điều tra viên, Cán bộ điều tra; Thủ trưởng, Cấp trưởng, Phó Thủ trưởng, Cấp phó Cơ quan có thẩm
quyền điều tra
1. Khi thấy điều tra viên, Cán bộ điều tra thuộc một trong
những trường hợp phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị
thay đổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 49 và Điều 51 Bộ luật Tố
tụng hình sự thì Kiểm sát viên trao đổi ngay để điều tra viên, Cán bộ điều tra từ chối
tiến hành tố tụng hoặc báo cáo, đề xuất
lãnh đạo Viện yêu cầu Thủ trưởng, Phó
Thủ trưởng, Cấp trưởng, Cấp phó Cơ quan có thẩm quyền điều tra thay đổi điều tra viên, Cán bộ điều
tra.
Trường hợp Phó Thủ trưởng, Cấp phó Cơ quan có
thẩm quyền điều tra thuộc trường hợp phải từ chối tiến hành
tố tụng hoặc bị thay đổi thì Kiểm sát
viên báo cáo, đề xuất lãnh đạo Viện ra văn bản
yêu cầu Thủ trưởng, Cấp trưởng Cơ quan có thẩm quyền điều tra thay đổi.
2. Nếu Thủ trưởng, Cấp trưởng Cơ quan có thẩm quyền điều
tra thuộc trường hợp phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị
thay đổi thì Kiểm sát viên báo cáo, đề
xuất lãnh đạo Viện yêu cầu Cơ quan có
thẩm quyền điều tra chuyển vụ việc đến Cơ quan điều tra có
thẩm quyền; đồng thời thông báo bằng văn bản
cho Viện kiểm sát cùng cấp với Cơ quan điều tra có
thẩm quyền.
Điều 14. Thay đổi Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Phó Viện trưởng, Viện
trưởng Viện kiểm sát
1. Kiểm sát viên, Kiểm tra viên phải
từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu thuộc một
trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 52 Bộ luật Tố tụng hình sự. Lãnh
đạo Viện ra quyết định thay đổi Kiểm sát viên, Kiểm tra viên và phân công Kiểm sát viên, Kiểm tra viên thay thế theo quy định tại Khoản 2 Điều 52 Bộ luật Tố tụng hình sự.
2. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ khi nhận được kiến nghị của
Cơ quan có thẩm quyền điều tra hoặc đề nghị của người tham
gia tố tụng về việc xem xét thay đổi Kiểm sát viên,
Kiểm tra viên; nếu thấy có căn cứ thì lãnh đạo Viện ra quyết định thay đổi Kiểm sát
viên, Kiểm tra viên; nếu thấy không
có căn cứ thì thông báo bằng văn bản nêu
rõ lý do.
Nếu Phó Viện trưởng Viện kiểm sát thuộc trường hợp phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc
bị thay đổi thì Viện trưởng phân công Phó Viện trưởng khác hoặc Viện trưởng trực tiếp tiến hành
tố tụng đối với vụ việc; đồng thời, thông báo bằng văn bản việc thay đổi đó cho Cơ quan có thẩm
quyền điều tra đang thụ lý vụ việc và người tham gia tố tụng (nếu người tham gia tố tụng đề nghị thay đổi).
Nếu Viện trưởng Viện kiểm sát thuộc trường hợp phải
từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi thì báo
cáo Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên
trực tiếp ra quyết định phân công một Phó
Viện trưởng Viện kiểm sát nơi Viện trưởng bị
thay đổi tiến hành tố tụng đối với vụ việc và thông
báo bằng văn bản cho Cơ quan có thẩm quyền điều
tra đang thụ lý vụ việc và người tham
gia tố tụng (nếu người tham gia tố tụng đề nghị thay đổi).
3. Quyết định thay đổi và phân công Kiểm tra viên,
Kiểm sát viên, Phó Viện trưởng, Viện trưởng
Viện kiểm sát quy định tại điều này phải gửi cho Cơ quan có thẩm quyền điều tra đang thụ
lý vụ việc, đưa vào hồ sơ vụ việc và
lưu hồ sơ kiểm sát.
Điều 15. Thực hành quyền công tố, kiểm sát kết quả giải quyết tố giác,
tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố
1. Kiểm sát viên phải chủ động nắm chắc nội dung kiểm
tra, xác minh, tiến độ giải quyết tố giác, tin báo
về tội phạm và kiến nghị khởi tố và
yêu cầu điều tra viên, Cán bộ điều tra cung
cấp chứng cứ, tài liệu, đồ vật để kiểm sát; kịp thời nghiên cứu, báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện xem xét, quyết định việc giải quyết.
2. Kiểm sát viên phải kiểm sát chặt
chẽ kết quả giải quyết của Cơ quan có thẩm quyền điều tra
theo quy định của pháp luật. Kết thúc việc kiểm tra, xác minh, nếu Cơ quan có thẩm quyền điều tra không ra một trong các
quyết định quy định tại Khoản 1 Điều 147 Bộ luật
Tố tụng hình sự thì Kiểm sát viên phải báo cáo, đề xuất lãnh đạo
đơn vị, lãnh đạo Viện yêu cầu Cơ quan
có thẩm quyền điều tra ban hành một
trong các quyết định đó gửi kèm
hồ sơ để kiểm sát kết quả giải quyết. Trong
thời hạn 03 ngày, kể từ khi nhận được quyết định kèm
theo hồ sơ kết quả giải quyết, Kiểm sát viên phải báo cáo, đề xuất với lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện hướng giải quyết theo quy
định của Bộ luật Tố tụng hình sự, các quy định khác của pháp luật có
liên quan và Quy chế tạm thời Công tác thực
hành quyền công tố, kiểm sát
việc khởi tố, điều tra và truy tố ban hành
kèm theo Quyết định số 03/QĐ-VKSTC ngày 29/12/2017 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Đối
với quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác,
tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố có
căn cứ và hợp pháp thì phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đã ra
quyết định biết.
3. Việc gia hạn thời hạn giải quyết, tạm đình chỉ, phục
hồi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố phải bảo đảm theo đúng quy định tại
các Điều 147, 148, 149 Bộ luật Tố tụng hình sự và quy định của pháp luật khác
có liên quan.
Viện kiểm sát phải theo dõi, quản
lý hồ sơ các vụ việc tạm đình
chỉ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm,
kiến nghị khởi tố và phối hợp với Cơ quan có thẩm quyền điều tra rà soát, báo cáo, đề xuất lãnh
đạo đơn vị, lãnh đạo Viện kịp thời xử lý
khi lý do tạm đình chỉ không còn.
Kiểm sát viên phải kiểm sát chặt
chẽ việc gửi, thông báo kết quả giải quyết tố giác,
tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố cho
cơ quan, tổ chức, cá nhân. Trường hợp phát hiện vi phạm thì phải yêu cầu
hoặc kiến nghị theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 16. Phát hiện và xử lý vi phạm
1. Kiểm sát viên thụ lý giải quyết
vụ việc phải kịp thời phát hiện, theo dõi, tổng hợp vi phạm pháp luật trong hoạt động tiếp nhận,
giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của Cơ quan có thẩm quyền điều
tra, điều tra viên, Cán bộ điều tra để yêu cầu khắc phục; báo cáo lãnh đạo đơn vị, lãnh
đạo Viện yêu cầu Thủ trưởng, Cấp trưởng Cơ
quan có thẩm quyền điều tra xử lý nghiêm minh Điều tra viên, Cán bộ điều tra vi phạm pháp luật. Nếu vi phạm của điều tra viên, Cán bộ diều tra có
dấu hiệu tội phạm thì lãnh đạo Viện yêu
cầu Cơ quan có thẩm quyền điều tra khởi tố vụ
án hình sự; nếu có dấu hiệu tội phạm
xâm phạm hoạt động tư pháp thì báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao, lãnh đạo Viện kiểm sát quân sự trung ương để chỉ đạo Cơ
quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều
tra Viện kiểm sát quân sự trung ương xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.
Đối với lệnh, quyết định không có căn cứ và
trái pháp luật của Phó Thủ trưởng, Cấp phó
Cơ quan có thẩm quyền điều tra, điều tra viên thì lãnh đạo Viện ra văn bản yêu cầu Thủ trưởng, Cấp trưởng
Cơ quan có thẩm quyền điều tra ra quyết định thay đổi, hủy
bỏ hoặc trực tiếp ra quyết định thay đổi hoặc hủy bỏ. Đối với lệnh, quyết định
không có căn cứ và trái pháp luật của
Thủ trưởng, Cấp trưởng Cơ quan có thẩm quyền điều tra thì
lãnh đạo Viện ra quyết định thay đổi hoặc hủy bỏ.
Đối với lệnh, quyết định của Cơ quan có thẩm quyền điều
tra đã được Viện kiểm sát phê chuẩn mà
phát hiện không có căn cứ và trái
pháp luật thì lãnh đạo Viện kiểm sát
có thẩm quyền ra quyết định thay đổi hoặc hủy bỏ.
Trường hợp Viện kiểm sát quyết định thay đổi hoặc hủy
bỏ lệnh, quyết định của Cơ quan có thẩm quyền điều tra thì
phải gửi ngay cho Cơ quan có thẩm quyền điều
tra để thực hiện.
2. Quá trình
thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác,
tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, Kiểm
sát viên có trách nhiệm tổng hợp các vi phạm pháp luật của Cơ quan có thẩm quyền điều tra, người có thẩm quyền tiến hành
tố tụng thuộc Cơ quan có thẩm quyền điều tra
và người tham gia tố tụng, báo cáo, đề
xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện
ra văn bản kiến nghị yêu cầu khắc phục vi phạm pháp
luật và xử lý nghiêm người vi phạm theo quy định tại Khoản 3 Điều 160 Bộ luật Tố
tụng hình sự.
Chương IV
QUAN HỆ
CÔNG TÁC
Điều 17. Quan hệ giữa công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc
tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố với
công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự
1. Kiểm sát viên thực hành quyền công
tố, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố
giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị
khởi tố thường xuyên liên hệ với Kiểm sát viên kiểm sát việc tạm giữ để nắm tình hình người bị bắt, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị tạm giữ và
khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh
của những người này đối với quyết định, hành
vi của người có thẩm quyền tiến hành
tố tụng; phát hiện vi phạm trong hoạt động
tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và
kiến nghị khởi tố để kịp thời khắc phục hoặc kiến nghị khắc phục.
2. Kiểm sát viên thực hành quyền công
tố, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố
giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị
khởi tố phải thông báo cho Kiểm sát viên kiểm sát việc tạm giữ về những trường hợp từ chối phê
chuẩn việc gia hạn tạm giữ; hủy bỏ, thay thế biện pháp tạm giữ để theo dõi và phối hợp thực hiện.
Điều 18. Quan hệ giữa công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc
tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố với
công tác giải quyết và kiểm sát việc giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt
động tư pháp
Kiểm sát viên được phân công thực
hành quyền công tố, kiểm sát
việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố phải phối hợp với
đơn vị kiểm sát việc giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo
trong hoạt động tư pháp để nắm và kịp thời báo cáo lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện để xem xét, giải quyết các khiếu nại, tố cáo về quyết định và hành vi tố tụng trong việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố theo quy định của
Bộ luật Tố tụng hình sự, quy định của pháp luật khác có liên quan, Quy chế này và các quy
định khác của Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân tối cao.
Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền
của Viện kiểm sát trong việc tiếp nhận, giải quyết tố giác,
tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố phải
thông báo cho đơn vị kiểm sát việc giải
quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp
để theo dõi và phối hợp trả lời, giải thích
cho người khiếu nại, tố cáo.
Chương V
ĐIỀU
KHOẢN THI HÀNH
Điều 19. Hiệu lực thi hành
Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày 02 tháng 5 năm
2018, thay thế Quy chế kiểm sát việc giải
quyết tin báo, tố giác về tội phạm và
kiến nghị khởi tố, ban hành kèm theo Quyết định
số 422/QĐ-VKSTC ngày 17/10/2014 của Viện trưởng Viện kiểm
sát nhân dân tối cao.
Điều 20. Trách nhiệm thực hiện
1. Thủ trưởng đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối
cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát
quân sự các cấp chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy chế này.
2. Giao Vụ Thực hành quyền công tố và
kiểm sát điều tra án
trật tự xã hội chủ trì, phối hợp với Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân
tối cao và các đơn vị có liên quan
theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này.
3. Trong quá
trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng
mắc hoặc phát sinh những vấn đề cần phải sửa đổi, bổ sung thì
kịp thời báo cáo Viện kiểm sát nhân
dân tối cao (qua Vụ Thực hành quyền công
tố và kiểm sát điều tra án trật tự xã hội) để tổng
hợp, báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, quyết định./.