Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị quyết 01/2003/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình

Số hiệu: 01/2003/NQ-HĐTP Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao Người ký: Nguyễn Văn Hiện
Ngày ban hành: 16/04/2003 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01/2003/NQ-HĐTP

Hà Nội, ngày 16 tháng 4 năm 2003

NGHỊ QUYẾT

CỦA HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO SỐ 01/2003/NQ-HĐTP NGÀY 16 THÁNG 4 NĂM 2003 HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT MỘT SỐ LOẠI TRANH CHẤP DÂN SỰ, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

Căn cứ vào Luật tổ chức Toà án nhân dân;

Để áp dụng đúng và thống nhất các quy định của pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình;

QUYẾT NGHỊ:

I. ĐỐI VỚI CÁC TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG DÂN SỰ

1. Tranh chấp hợp đồng dân sự có đặt cọc

Theo quy định tại Điều 130 Bộ luật Dân sự (sau đây viết tắt là BLDS) thì thoả thuận về đặt cọc là một giao dịch dân sự; do đó, việc đặt cọc chỉ có hiệu lực khi có đủ các điều kiện quy định tại Điều 131 BLDS và phải được lập thành văn bản (có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính).

Trong trường hợp có tranh chấp về đặt cọc mà các bên không có thoả thuận khác về việc xử lý đặt cọc, thì việc xử lý được thực hiện như sau:

a. Trong trường hợp đặt cọc chỉ để bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng hoặc chỉ để bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng hoặc vừa để bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng vừa để bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng thì bên nào có lỗi làm cho hợp đồng không được giao kết hoặc không được thực hiện hoặc bị vô hiệu, thì phải chịu phạt cọc theo quy định tại khoản 2 Điều 363 BLDS.

b. Trong trường hợp đặt cọc chỉ để bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng, nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng mới có sự vi phạm làm cho hợp đồng không được thực hiện hoặc mới phát hiện hợp đồng bị vô hiệu thì không phạt cọc. Việc giải quyết tranh chấp về vi phạm hợp đồng hoặc xử lý hợp đồng vô hiệu được thực hiện theo thủ tục chung.

c. Trong trường hợp các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định điều kiện nếu đặt cọc bị vô hiệu là hợp đồng cũng bị vô hiệu, thì hợp đồng đương nhiên bị vô hiệu khi đặt cọc đó bị vô hiệu. Việc xử lý đặt cọc bị vô hiệu và hợp đồng bị vô hiệu được thực hiện theo quy định tại Điều 146 BLDS.

Ví dụ: A và B giao kết hợp đồng mua bán nhà. Khi giao kết hai bên thoả thuận B (bên mua) phải giao cho A (bên bán) một chiếc xe ô tô thể thao để đặt cọc bảo đảm cho việc giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán nhà ở với điều kiện khi hợp đồng mua bán nhà ở được giao kết và thực hiện thì chiếc xe ô tô thể thao đó phải được trừ vào tiền mua bán nhà và nếu A không nhận được chiếc xe ô tô đó do việc đặt cọc bị vô hiệu thì hợp đồng cũng bị vô hiệu.

Khi bắt đầu thực hiện hợp đồng thì phát hiện chiếc xe ô tô đó là của ông C (bố B) và ông C không đồng ý cho B lấy chiếc xe ô tô đó trừ vào tiền mua nhà, có nghĩa là việc đặt cọc bị vô hiệu và do đó trong trường hợp này hợp đồng mua bán nhà cũng bị vô hiệu.

d. Trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm a và c mục 1 này, nếu cả hai bên cùng có lỗi hoặc trong trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc có trở ngại khách quan thì không phạt cọc.

2. Tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở

2.1. Điều kiện để công nhận hợp đồng mua bán nhà ở

Theo quy định tại Điều 131 và Điều 443 BLDS thì Toà án chỉ công nhận hợp đồng mua bán nhà ở khi hợp đồng mua bán nhà ở có đủ bốn điều kiện sau đây:

a. Những người tham gia giao kết hợp đồng mua bán nhà ở phải có năng lực hành vi dân sự;

b. Mục đích và nội dung của hợp đồng mua bán nhà ở không trái pháp luật, đạo đức xã hội;

c. Những người tham gia giao kết hợp đồng mua bán nhà ở hoàn toàn tự nguyện;

d. Hợp đồng mua bán nhà ở phải được lập thành văn bản, có chứng nhận của Công chứng hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực tại thời điểm giao kết hợp đồng.

Cần chú ý là đối với các tranh chấp giao dịch dân sự về nhà ở nói chung (trong đó có hợp đồng mua bán nhà ở) được xác lập trước ngày 01/7/1991 thì áp dụng Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH10 ngày 20/8/1998 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội "về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01/7/1991" và hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 01/1999/TTLT-TANDTC-VKSNDTC ngày 25/01/1999 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Nghị quyết này để giải quyết.

2.2. Giải quyết một số trường hợp cụ thể của hợp đồng mua bán nhà ở vô hiệu

a. Hợp đồng mua bán nhà ở vi phạm các điều kiện được hướng dẫn tại các điểm a, b và c tiểu mục 2.1 mục 2 này.

Khi hợp đồng mua bán nhà ở vi phạm một trong các điều kiện trên, thì tuỳ từng trường hợp Toà án áp dụng quy định của điều luật tương ứng từ Điều 136 đến Điều 138, từ Điều 140 đến Điều 145 Điều 146 BLDS để tuyên bố hợp đồng mua bán nhà ở vô hiệu và xử lý hậu quả của hợp đồng mua bán nhà ở vô hiệu.

b. Hợp đồng mua bán nhà ở vi phạm điều kiện được hướng dẫn tại điểm d tiểu mục 2.1 mục 2 này.

Đối với hợp đồng mua bán nhà ở vô hiệu do không tuân thủ điều kiện về hình thức của hợp đồng, khi có tranh chấp và theo yêu cầu của một hoặc các bên Toà án áp dụng Điều 139 BLDS để ra quyết định buộc một hoặc các bên phải đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn một tháng, kể từ ngày Toà án ra quyết định thực hiện các thủ tục để hoàn thiện về hình thức của hợp đồng. Nếu có một bên đương sự vắng mặt thì thời hạn này tính từ ngày bên đương sự vắng mặt nhận được quyết định của Toà án.

Trong trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc có trở ngại khách quan, thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc có trở ngại khách quan không tính vào thời hạn một tháng đó. Quá thời hạn một tháng mà họ không đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện các thủ tục để hoàn thiện về hình thức của hợp đồng thì Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Bên có lỗi làm cho hợp đồng bị vô hiệu do vi phạm điều kiện về hình thức vì không thực hiện theo quyết định của Toà án thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 146 BLDS.

2.3. Thời hạn yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng mua bán nhà ở vô hiệu

Thời hạn yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng mua bán nhà ở vô hiệu được quy định tại Điều 145 BLDS. Tuy nhiên cần lưu ý đối với trường hợp hợp đồng mua bán nhà ở vô hiệu được quy định tại các điều từ Điều 140 đến Điều 143 BLDS thì thời hạn một năm được tính từ ngày hợp đồng mua bán nhà ở được chứng nhận công chứng, chứng thực…

2.4. Giải quyết hậu quả của hợp đồng mua bán nhà ở vô hiệu

a. Xác định lỗi

Khi tuyên bố hợp đồng mua bán nhà ở vô hiệu, thì về nguyên tắc chung khi giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu Toà án buộc bên mua trả lại nhà ở cho bên bán; bên bán nhận lại nhà ở và trả lại những gì đã nhận cho bên mua nhà. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2 Điều 146 BLDS bên có lỗi làm cho hợp đồng mua bán nhà ở vô hiệu mà gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại cho bên kia; do đó, việc xác định lỗi của một hoặc các bên như sau:

a.1. Một bên bị coi là có lỗi nếu bên đó có hành vi làm cho bên kia nhầm tưởng là có đầy đủ điều kiện để mua nhà ở hoặc bán nhà ở là hợp pháp.

Ví dụ về trường hợp bên bán bị coi là có lỗi: Bên bán bị coi là có lỗi nếu làm cho bên mua tin tưởng là bên bán có quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở hoặc có hành vi gian dối để được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở và sử dụng các giấy tờ này làm bằng chứng để cho bên mua tin và giao kết hợp đồng mua bán nhà ở đó.

Ví dụ về trường hợp bên mua bị coi là có lỗi: Bên mua bị coi là có lỗi nếu có hành vi gian dối làm cho bên bán tin tưởng là tài sản đặt cọc, tài sản để thực hiện nghĩa vụ thuộc quyền sở hữu của bên mua nên đã giao kết hoặc giao nhà ở cho bên mua.

a.2. Đối với hợp đồng mua bán nhà ở vô hiệu theo quy định tại các điều 140, 141, 142 và 143 BLDS, thì áp dụng quy định của điều luật tương ứng để xác định lỗi của bên bán hoặc lỗi của bên mua.

a.3. Trường hợp hợp đồng mua bán nhà ở vô hiệu do lỗi của hai bên, trừ trường hợp quy định tại Điều 137 BLDS, thì Toà án phải xác định mức độ lỗi của mỗi bên để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mỗi bên.

b. Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại

b.1. Nếu các bên đều có lỗi tương đương nhau làm cho hợp đồng mua bán nhà ở vô hiệu, thì mỗi bên chịu trách nhiệm 1/2 giá trị thiệt hại; nếu mức độ lỗi của họ không tương đương nhau, thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại được xác định theo mức độ lỗi của mỗi bên.

b.2. Nếu bên mua có lỗi làm cho hợp đồng mua bán nhà ở vô hiệu, thì bên bán chỉ phải trả cho bên mua số tiền đã nhận và bên mua phải giao lại nhà cho bên bán (nếu đã nhận); nếu bên mua có lỗi làm cho nhà ở bị hư hỏng hoặc tháo dỡ thì phải bồi thường khoản tiền do bên bán phải bỏ ra để sửa chữa, khôi phục lại tình trạng ban đầu do bên mua làm hư hỏng hoặc tháo dỡ nhà. Trong trường hợp giá nhà giảm mà bên bán bị thiệt hại thì bên mua phải bồi thường cho bên bán khoản tiền chênh lệch giá được xác định theo cách thức hướng dẫn tại điểm c tiểu mục 2.4 mục 2 này.

b.3. Nếu bên bán có lỗi làm cho hợp đồng mua bán nhà ở bị vô hiệu, thì bên bán phải trả cho bên mua số tiền đã nhận và bên mua phải giao lại nhà cho bên bán (nếu đã nhận). Trong trường hợp có sự chênh lệch giá nhà mà bên mua bị thiệt hại thì bên bán phải bồi thường khoản tiền chênh lệch giá được xác định theo cách thức hướng dẫn tại điểm c tiểu mục 2.4 mục 2 này.

Khoản tiền chênh lệch được tính theo tỷ lệ số tiền bên mua nhà đã trả.

b.4. Nếu trong thời gian quản lý, bên mua đã cải tạo, sửa chữa nhà làm tăng giá trị nhà gắn liền với giá trị quyền sử dụng đất thì khi nhận lại nhà bên bán phải thanh toán cho bên mua phần giá trị tăng thêm đó, trừ trường hợp bên bán có phản đối hoặc cơ quan có thẩm quyền không cho phép mà bên mua vẫn cố tình cải tạo, sửa chữa.

c. Xác định thiệt hại

c.1. Khi tuyên bố hợp đồng mua bán nhà ở vô hiệu thì Toà án cần xác định thiệt hại gồm:

Khoản tiền mà bên bán phải bỏ ra để sửa chữa, khôi phục lại tình trạng ban đầu của nhà ở do bên mua đã tháo dỡ hoặc làm hư hỏng; khoản tiền mà bên mua đã đầu tư để cải tạo, sửa chữa nhà làm tăng giá trị nhà gắn liền với giá trị quyền sử dụng đất. Trong trường hợp hợp đồng mua bán nhà ở không có đặt cọc và các bên không có thoả thuận khác về việc áp dụng biện pháp phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 379 BLDS để bảo đảm thực hiện hợp đồng, thì thiệt hại còn bao gồm khoản tiền chênh lệch giữa giá nhà gắn liền với giá trị quyền sử dụng đất do các bên thoả thuận với giá nhà gắn liền với giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm xét xử sơ thẩm hoặc các thiệt hại khác, nếu có.

c.2. Để xác định đúng các thiệt hại nói trên, Toà án phải tiến hành định giá nhà gắn liền với giá trị quyền sử dụng đất và xác định thiệt hại về nhà ở như sau:

Nếu các đương sự không thoả thuận được về giá nhà, giá trị quyền sử dụng đất và giá trị thiệt hại, thì Toà án yêu cầu cơ quan chuyên môn định giá hoặc ra quyết định thành lập hội đồng định giá. Giá nhà và giá trị quyền sử dụng đất được xác định theo giá thị trường chuyển nhượng tại địa phương nơi có nhà đất đang tranh chấp đối với từng loại nhà, đất vào thời điểm xét xử sơ thẩm.

Tuy nhiên, trong trường hợp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có quy định giá đất cụ thể phù hợp với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo giá thị trường tại địa phương hoặc các Trung tâm giao dịch bất động sản hoạt động hợp pháp có niêm yết giá giao dịch chuyển nhượng đất tại địa phương, thì Toà án có thể căn cứ vào giá do Uỷ ban nhân dân quy định hoặc giá niêm yết của các Trung tâm giao dịch để xác định giá nhà gắn liền với giá trị quyền sử dụng đất, mà không nhất thiết phải thành lập Hội đồng định giá.

c.3. Trách nhiệm chịu chi phí cho việc định giá như sau:

- Các đương sự phải chịu chi phí cho việc định giá tương ứng với phần nghĩa vụ của họ.

- Trường hợp đương sự có yêu cầu định giá lại, thì người có yêu cầu phải tạm ứng trước chi phí định giá, Toà án sẽ quyết định ai phải chịu chi phí định giá tuỳ thuộc vào kết quả xét xử.

3. Giải quyết tranh chấp chuyển nhượng hợp đồng thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước

3.1. Chuyển nhượng hợp đồng thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước là việc người có hợp đồng thuê nhà ở của Nhà nước do không có nhu cầu sử dụng hoặc vì lý do nào đó nên đã chuyển nhượng lại hợp đồng thuê diện tích nhà ở đó cho người khác. Người được thuê lại nhà ở đó phải trả cho người chuyển nhượng một khoản tiền và được làm thủ tục đăng ký và ký hợp đồng thuê diện tích nhà ở đó với cơ quan quản lý nhà đất.

3.2. Khi áp dụng Điều 131, khoản 1 Điều 200 và khoản 3 Điều 494 BLDS để giải quyết loại tranh chấp này Toà án cần lưu ý:

a. Việc chuyển nhượng hợp đồng thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước phải được lập thành văn bản.

b. Nếu việc chuyển nhượng hợp đồng thuê nhà ở được cơ quan quản lý nhà đất cho phép chuyển nhượng bằng văn bản (tại thời điểm ký kết hợp đồng, trước phiên toà hoặc tại phiên toà) thì Toà án công nhận hợp đồng và buộc các bên phải thực hiện nghĩa vụ theo thoả thuận.

c. Nếu việc chuyển nhượng hợp đồng thuê nhà ở không được cơ quan quản lý nhà đất cho phép bằng văn bản (tại thời điểm ký kết hợp đồng, trước phiên toà hoặc tại phiên toà) thì Toà án tuyên hợp đồng vô hiệu và giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu theo thủ tục chung.

d. Khi giải quyết loại tranh chấp này, thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà Toà án yêu cầu cơ quan quản lý nhà đất tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

II. ĐỐI VỚI CÁC TRANH CHẤP VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

1. Thừa kế trong trường hợp chưa có đăng ký kết hôn

a. Trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03/01/1987, nếu có một bên chết trước, thì bên vợ hoặc chồng còn sống được hưởng di sản của bên chết để lại theo quy định của pháp luật về thừa kế.

b. Trường hợp nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến ngày 01/01/2001 mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm, kể từ ngày 01/01/2001 đến ngày 01/01/2003; do đó cho đến trước ngày 01/01/2003 mà có một bên vợ hoặc chồng chết trước thì bên chồng hoặc vợ còn sống được hưởng di sản của bên chết để lại theo quy định của pháp luật về thừa kế. Trong trường hợp sau ngày 01/01/2003 họ vẫn chưa đăng ký kết hôn mà có một bên vợ hoặc chồng chết trước và có tranh chấp về thừa kế thì trong khi chưa có quy định mới của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tuỳ từng trường hợp mà Toà án xử lý như sau:

- Nếu chưa thụ lý vụ án thì không thụ lý;

- Nếu đã thụ lý vụ án và đang giải quyết thì ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án.

2. Ly hôn có yếu tố nước ngoài

2.1. Đối với trường hợp công dân Việt Nam ở trong nước xin ly hôn với công dân Việt Nam đã đi ra nước ngoài

Khi giải quyết loại việc này, cần phân biệt như sau:

a. Đối với những trường hợp uỷ thác tư pháp không có kết quả vì lý do bị đơn sống lưu vong, không có cơ quan nào quản lý, không có địa chỉ rõ ràng nên không thể liên hệ với họ được, thì Toà án yêu cầu thân nhân của bị đơn đó gửi cho họ lời khai của nguyên đơn và báo cho họ gửi về Toà án những lời khai hoặc tài liệu cần thiết cho việc giải quyết vụ án. Sau khi có kết quả, Toà án có thể căn cứ vào những lời khai và tài liệu đó để xét xử theo thủ tục chung.

b. Trường hợp bên đương sự là bị đơn đang ở nước ngoài không có địa chỉ, không có tin tức hoặc giấu địa chỉ nên nguyên đơn ở trong nước không thể biết địa chỉ, tin tức của họ, thì giải quyết như sau:

- Nếu bị đơn ở nước ngoài không có địa chỉ, không có tin tức gì về họ (kể cả thân nhân của họ cũng không có địa chỉ, tin tức gì về họ), thì Toà án ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 45 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự và giải thích cho nguyên đơn biết họ có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án cấp huyện nơi họ thường trú tuyên bố bị đơn mất tích hoặc đã chết theo quy định của pháp luật về tuyên bố mất tích, tuyên bố chết.

- Nếu thông qua thân nhân của họ mà biết rằng họ vẫn có liên hệ với thân nhân ở trong nước, nhưng thân nhân của họ không cung cấp địa chỉ, tin tức của bị đơn cho Toà án, cũng như không thực hiện yêu cầu của Toà án thông báo cho bị đơn biết để gửi lời khai về cho Toà án, thì coi đây là trường hợp bị đơn cố tình giấu địa chỉ, từ chối khai báo, từ chối cung cấp những tài liệu cần thiết. Nếu Toà án đã yêu cầu đến lần thứ hai mà thân nhân của họ cũng không chịu cung cấp địa chỉ, tin tức của bị đơn cho Toà án cũng như không chịu thực hiện yêu cầu của Toà án thông báo cho bị đơn biết, thì Toà án đưa vụ án ra xét xử vắng mặt bị đơn theo thủ tục chung. Sau khi xét xử Toà án cần gửi ngay cho thân nhân của bị đơn bản sao bản án hoặc quyết định để những người này chuyển cho bị đơn, đồng thời tiến hành niêm yết công khai bản sao bản án, quyết định tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi bị đơn cư trú cuối cùng và nơi thân nhân của bị đơn cư trú để đương sự có thể sử dụng quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật tố tụng.

2.2. Đối với trường hợp các bên đều là công dân Việt Nam kết hôn ở nước ngoài theo pháp luật nước ngoài, nay họ về Việt Nam xin ly hôn.

Khi giải quyết loại việc này cần phân biệt như sau:

a. Đối với trường hợp các bên có giấy chứng nhận kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước đã ký kết với Việt Nam Hiệp định tương trợ tư pháp hoặc đã được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Theo quy định của Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10/10/1998 của Chính phủ về đăng ký hộ tịch (sau đây gọi tắt là Nghị định số 83) thì việc kết hôn của đương sự cần được ghi chú vào sổ đăng ký; do đó, nếu việc kết hôn của đương sự chưa được ghi chú vào sổ đăng ký thì Toà án yêu cầu đương sự làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký theo quy định của Nghị định số 83 rồi mới thụ lý giải quyết việc ly hôn. Trong trường hợp đương sự không thực hiện yêu cầu của Toà án làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký mà vẫn có yêu cầu Toà án giải quyết, thì Toà án không công nhận họ là vợ chồng; nếu có yêu cầu Toà án giải quyết về con cái, tài sản thì Toà án giải quyết theo thủ tục chung.

b. Đối với trường hợp các bên có giấy chứng nhận kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước chưa ký kết với Việt Nam Hiệp định tương trợ tư pháp cấp và cũng chưa được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Theo quy định của Nghị định số 83 thì trong trường hợp này giấy đăng ký kết hôn phải được hợp pháp hoá lãnh sự và việc kết hôn cần được ghi chú vào sổ đăng ký; do đó, nếu giấy đăng ký kết hôn của họ chưa được hợp pháp hoá lãnh sự, việc kết hôn của họ chưa được ghi chú vào sổ đăng ký, thì Toà án yêu cầu đương sự hoàn tất thủ tục hợp pháp hoá lãnh sự và làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký rồi mới thụ lý giải quyết. Trong trường hợp đương sự không thực hiện các thủ tục đó mà vẫn có yêu cầu Toà án giải quyết, thì Toà án không công nhận họ là vợ chồng; nếu có yêu cầu Toà án giải quyết về con cái, tài sản thì Toà án giải quyết theo thủ tục chung.

2.3. Đối với trường hợp người Việt Nam ở nước ngoài kết hôn với người nước ngoài mà việc kết hôn đó được công nhận tại Việt Nam, nay người Việt Nam về nước và người nước ngoài xin ly hôn

a. Trong trường hợp người nước ngoài đang ở nước ngoài xin ly hôn người Việt Nam mà người Việt Nam còn quốc tịch Việt Nam và đang cư trú tại Việt Nam, thì Toà án thụ lý giải quyết nhưng việc áp dụng pháp luật để giải quyết cần phân biệt như sau:

- Nếu người nước ngoài là công dân của nước mà Việt Nam đã ký Hiệp định tương trợ tư pháp với nước đó mà trong Hiệp định tương trợ tư pháp đó có quy định khác với Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì áp dụng quy định của Hiệp định tương trợ tư pháp để giải quyết; nếu không có quy định khác thì áp dụng Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết.

- Nếu người nước ngoài là công dân của nước mà Việt Nam chưa ký Hiệp định tương trợ tư pháp với nước đó thì áp dụng quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết.

- Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.

b. Trong trường hợp người Việt Nam không còn quốc tịch Việt Nam mặc dù vẫn đang cư trú tại Việt Nam thì Toà án không thụ lý giải quyết vì việc này không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án.

2.4. Đối với trường hợp công dân Việt Nam ở trong nước xin ly hôn với người nước ngoài đang cư trú ở nước ngoài

Công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài, nhưng người nước ngoài đã về nước mà không còn liên hệ với công dân Việt Nam, nay công dân Việt Nam xin ly hôn, thì Toà án thụ lý giải quyết.

Theo quy định tại Điều 18 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì vợ chồng có nghĩa vụ chăm sóc giúp đỡ nhau, cùng xây dựng gia đình hạnh phúc; do đó, nếu người nước ngoài bỏ về nước không thực hiện nghĩa vụ vợ chồng theo quy định, thời gian không có tin tức cho vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam từ một năm trở lên mà đương sự, thân nhân của họ và các cơ quan có thẩm quyền (cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước họ, các cơ quan có thẩm quyền mà người đó là công dân), sau khi đã điều tra xác minh địa chỉ của họ theo thủ tục xuất nhập cảnh, địa chỉ mà họ khai khi đăng ký kết hôn theo giấy đăng ký kết hôn... nhưng cũng không biết tin tức, địa chỉ của họ, thì được coi là trường hợp bị đơn cố tình giấu địa chỉ và xử cho ly hôn.

III. HIỆU LỰC THI HÀNH CỦA NGHỊ QUYẾT

1. Nghị quyết này được Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao thông qua ngày 16 tháng 4 năm 2003 và có hiệu lực thi hành sau mười lăm ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Những hướng dẫn của Toà án nhân dân tối cao được ban hành trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực về các vấn đề được hướng dẫn trong Nghị quyết này đều bãi bỏ.

2. Đối với những vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình mà Toà án đã thụ lý nhưng chưa xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm hoặc xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm thì áp dụng Nghị quyết này để giải quyết.

3. Đối với các bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình của Toà án đã có hiệu lực pháp luật trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành thì không áp dụng Nghị quyết này để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thấm, trừ trường hợp việc kháng nghị bản án, quyết định có những căn cứ khác.

TM. HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
CHÁNH ÁN




Nguyễn Văn Hiện

THE JUDGES' COUNCIL OF THE SUPREME PEOPLE'S COURT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 01/2003/NQ-HDTP

Hanoi, April 16, 2003

 

RESOLUTION

GUIDING THE APPLICATION OF LAW TO THE SETTLEMENT OF SOME TYPES OF CIVIL AS WELL AS MARRIAGE AND FAMILY DISPUTES

THE JUDGES' COUNCIL OF THE SUPREME PEOPLE'S COURT

Pursuant to the Law on Organization of the People's Courts;
In order to correctly and uniformly apply the law provisions to the settlement of civil as well as marriage and family disputes,

RESOLVES:

I. FOR DISPUTES OVER CIVIL CONTRACTS

1. Disputes over civil contracts with deposits

Under the provisions in Article 130 of the Civil Code, the agreement on deposit is a civil transaction; deposit, therefore, shall be valid only if it satisfies all conditions specified in Article 131 of the Civil Code and is made in writing (either in a separate document or inscribed in the principal contract). Where deposit-related disputes arise and the involved parties have no otherwise agreement on the handling of deposit, the handling shall be as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Where deposit is paid only to secure the entry into the contract, and breaches arise only in the contract performance process and make the contract performance impossible or the contract is detected to be invalid, deposit fines shall not be imposed. The settlement of disputes over contract breaches or the handling of invalid contracts shall follow general procedures.

c/ Where it is agreed by the involved parties or prescribed by law that if deposit is invalid, so is the contract, the contract shall be automatically invalid when the deposit is invalid. The handling of invalid deposits and invalid contracts shall comply with the provisions in Article 146 of the Civil Code.

For example: A and B enter into a house purchase/sale contract. When entering into the contract, they reach an agreement that B (buyer) must hand over to A (seller) a sport car as deposit to secure the entry into and the performance of the house purchase/sale contract on the condition that when the house purchase/sale contract is entered into and performed, such sport car will be included in the house purchase/sale amount and if A fails to receive such car for the reason that the deposit is invalid and, therefore, the contract is also invalid. When the performance of the contract starts, it is discovered that such car belongs to Mr. C (B's father), who refuses to let B include such car in the house purchase amount, which means that the deposit is invalid and in this case, therefore, the house purchase/sale contract is also invalid.

d/ For cases guided at Points a and c of this Section 1, if both involved parties are at fault or if force majeure events or objective obstacles emerge, deposit fines shall not be imposed.

2. Disputes over dwelling house purchase/sale contracts

2.1. Conditions for recognition of dwelling house purchase/sale contracts

Under the provisions in Articles 131 and 443 of the Civil Code, the Courts shall recognize dwelling house purchase/sale contracts only when such contracts satisfy all the following four conditions:

a/ The persons entering into the dwelling house purchase/sale contracts must have civil act capacity;

b/ The purpose and contents of the dwelling house purchase-sale contracts do not run counter to laws and social morality;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ The dwelling house purchase/sale contracts must be made in writing, with the certification of the public notary or the authentication of competent People's Committees according to the law provisions on notarization and authentication effective at the time the contracts are entered into.

It should be noted that for disputes over general civil transactions related to dwelling houses (including dwelling house purchase/sale contracts), which were established prior to July 1, 1991, the settlement thereof shall comply with the National Assembly Standing Committee's Resolution No. 58/1998/NQ-UBTVQH10 of August 28, 1998 on "dwelling house-related civil transactions established prior to July 1, 1991" and the guidance in Joint Circular No. 01/1999/TTLT-TANDTC-VKSNDTC of January 25, 1999 of the Supreme People's Court and the Supreme People's Procuracy guiding the application of a number of provisions of this Resolution.

2.2. Settlement of a number of specific cases involving invalid dwelling house purchase/sale contracts

a/ Dwelling house purchase/sale contracts which breach the conditions guided at Points a, b and c, Sub-item 2.1 of this Item 2.

When dwelling house purchase/sale contracts breach one of the above-said conditions, on a case-by-case basis, the Courts shall apply the provisions of the relevant Articles from 136 to 138, from 140 to 145, and Article 146 of the Civil Code to declare such contracts invalid and handle the consequences thereof.

b/ Dwelling house purchase/sale contracts which breach the condition guided at Point d, Sub-item 2.1 of this Item 2.

For dwelling house purchase/sale contracts which are invalid due to dissatisfaction of the conditions on contract form, when disputes arise and one party or both parties request the Courts to apply Article 139 of the Civil Code to issue a decision to order one party or both parties to come to a competent State agency for carrying out procedures to complete the contract form within one month after the Courts issue such a decision. If either party is absent, this time limit shall be counted from the date the absent party receives such decision of the Court. If a force majeure event or objective obstacle occurs, the period when the force majeure event or objective obstacle exists shall not be included in that one-month time limit. Past one month, if the parties fail to come to a competent State agency to perform the procedures to complete the contract form, the Courts shall declare their contract invalid. The party that makes the contract invalid due to his/her/its breach of the form condition and failure to abide by the Court's decision must pay compensation for damage under the provisions in Article 146 of the Civil Code.

2.3. Time limit for requesting the Courts to declare dwelling house purchase/sale contracts invalid

The time limit for requesting the Courts to declare dwelling house purchase/sale contracts invalid is specified in Article 145 of the Civil Code. However, it should be noted that for the cases of invalid dwelling house purchase/sale contracts specified in Articles from 140 to 143 of the Civil Code, the one-year time limit is counted from the date when the dwelling house purchase/sale contracts are certified, notarized or authenticated.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Determination of fault

After declaring dwelling house purchase/sale contracts invalid, when settling consequences entailed by the invalid contracts, the Courts shall, in general principle, order the buyers to return the dwelling houses to the sellers; the sellers to receive back the dwelling houses and return what they have received from the buyers to the buyers. However, under the provisions in Clause 2, Article 146 of the Civil Code, if the party whose fault makes the dwelling house purchase/sale contract invalid causes damage, he/she/it must pay compensation to the other party; therefore, the fault of one party or both parties is determined as follows:

a.1. One party shall be regarded as being at fault if such party misleads the other party to believe that all conditions for dwelling house purchase are satisfied or the dwelling house sale is lawful.

Example of cases where the seller is regarded as being at fault: The seller shall be regarded as being at fault if he/she/it makes the buyer to believe that the seller has the dwelling house ownership right and the residential land use right or commits a deceitful act so that a competent State body grants the dwelling house ownership and residential land use right certificates, then uses these papers as proof to convince the buyer to enter into the dwelling house purchase/sale contract.

Example of cases where the buyer is regarded as being at fault: The buyer shall be regarded as being at fault if he/she/it deceives the seller into believing that the deposited property or the property used to fulfill the buyer's obligation is under the buyer's ownership and, therefore, enter into the contract or handing over the dwelling house to the buyer.

a.2. For dwelling house purchase/sale contracts which are invalid under the provisions in Articles 140, 141, 142 and 143 of the Civil Code, the provisions of the relevant articles shall be applied to determine the fault of the seller or the buyer.

a.3. Where a dwelling house purchase/sale contract is invalid due to both parties' faults, except for the case specified in Article 137 of the Civil Code, the Court shall determine the extent of each party's fault so as to determine each party's damage compensation liability commensurable to the extent of his/her/its fault.

b/ Determination of damage compensation liability

b.1. If both parties have equivalent faults causing their dwelling house purchase/sale contract invalid, each party shall be liable for half of the damage value; if their faults are not equivalent, the damage compensation liability shall be determined according to the extent of each party's fault.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b.3. If it is the seller's fault that makes the dwelling house purchase/sale contract invalid, the seller must return to the buyer the received money amount while the buyer must hand over the house to the seller (if already received). If there emerges any house price difference that causes loss to the buyer, the seller must compensate for the house price difference which shall be determined under the guidance at Point c, Sub-item 2.4 of this Item 2. Such difference amount shall be calculated in proportion to the amount already paid by the house seller

b.4. If in the period of management, the buyer has renovated and/or repaired the house, which increases the house's value associated with the land use right value, the seller, when receiving back the house, must pay to the buyer such increased value, except for cases where the buyer deliberately renovates and/or repairs the house despite the fact that such was protested by the seller or not permitted by a competent body.

c/ Determination of damage

c.1. When declaring a dwelling house purchase/sale contract invalid, the Court should determine damage which comprises:

The amount the seller has spent on repairing or restoring to its original state the house which has been dismantled or damaged by the buyer; the amount the buyer has spent on renovating and/or repairing the house, thereby increasing the house's value associated with the land use right. Where a dwelling house purchase/sale contract involves no deposit and the parties thereto have no otherwise agreement on the application of measures to fine contract breaches and on the damage compensation as prescribed in Article 379 of the Civil Code so as to secure the contract performance, the damage shall also comprise the money difference between the house' value associated with the land use right value as agreed upon by the parties and that at the time of first-instance trial, or other damages, if any.

c.2. To correctly determine the above damage, the Court must conduct the valuation of the house associated with the land use right value and determine the dwelling house damage as follows:

If the involved parties fail to reach agreement on the house's price, the land use right value and the damage value, the Court shall request specialized agencies to make such valuation or issue a decision to set up a valuation council. The house's price and the land use right value shall be determined according to the prices on the transfer market in the locality where exists the house and land in dispute according to each type of house and land at the time of first-instance trial. However, if the provincial-level People's Committees set specific land prices suitable to the land use right transfer prices on the local market or the lawfully operating real-estate transaction centers have posted up the land transfer prices in the localities, the Courts may base themselves on the prices set by the People's Committees or the prices posted up by the transaction centers to determine the house prices associated with the land use right value without having to set up valuation councils.

c.3. Responsibility to bear valuation expenses:

- The involved parties shall have to bear valuation expenses in proportion to their respective liabilities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Settlement of disputes over the transfer of State-owned dwelling house-leasing contracts

3.1. Transfer of a State-owned dwelling house-leasing contract means an act whereby a person who has a contract on leasing a State-owned dwelling house no longer needs to use the house or for whatever reason and transfers such contract to another person. The sub-lessee of the dwelling house must pay to the transferor an amount and shall be allowed to carry out the registration procedures and sign a contract on renting such dwelling house area with the housing and land management agency.

3.2. In applying Article 131, Clause 1 of Article 200 and Clause 3 of Article 494 of the Civil Code to settling disputes of this type, the Courts should bear in mind that:

a/ The transfer of State-owned dwelling house-leasing contracts must be made in writing.

b/ If the transfer of dwelling house-leasing contracts has been permitted in writing by the house and land management agency (at the time of entry into the contracts, before or during the Court sessions), the Courts shall recognize such contracts and order the involved parties to perform their obligations as agreed upon.

c/ If the transfer of dwelling house-leasing contracts is not permitted in writing by the house and land management agency (at the time of entry into the contracts, before or during the Court sessions), the Courts shall declare the contracts invalid and settle consequences of the invalid contracts according to general procedures.

d/ When settling disputes of this type, on a case-by-case basis the Courts shall request the house and land management agency to participate in court proceedings in the capacity of a party with related interests and/or obligations.

II. REGARDING MARRIAGE AND FAMILY DISPUTES

1. Inheritance in case of having no marriage registration

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Where a man and a woman lived together as husband and wife sometime between January 3, 1987 and January 1, 2001 and meet all condition for marriage under the provisions of the 2000 Marriage and Family Law, they shall be obliged to register their marriage within a time limit of two years from January 1, 2001 to January 1, 2003; therefore, if one spouse died prior to January 1, 2003, the other spouse shall be allowed to enjoy the deceased spouse's heritage under the law provisions on inheritance. If after January 1, 2003 they had not yet registered their marriage and one spouse died, any inheritance dispute, pending new regulations of competent State bodies, shall be handled by the Court as follows:

- If the case has not yet been accepted for handling, it shall not be accepted;

- If the case has been accepted and its handling is underway, the Court shall issue a decision to temporarily suspend the handling.

2. Divorce involving foreign elements

2.1. For cases where Vietnamese citizens residing in the country apply for divorce from Vietnamese citizens staying abroad

In settling cases of this type, the following should be distinguished:

a/ For cases where judicial entrustment brings no result because the respondent lives in exile, is not managed by any agency, has no clear address and, therefore, is uncontactable, the Court shall request the respondent's next of kin to send to the respondent the claimant's testimony and advise his/him to send to the Court his/her testimony or documents necessary for the settlement of the case. Then, the Court may base itself on such testimonies and documents to conduct trial according to general procedures.

b/ If the respondent lives abroad without any address and information or conceals his/her address from the claimant living in Vietnam, this case shall be handled as follows:

- If the respondent lives abroad without any address and information (even his/her next of kin have no idea about his/her address or information), the Court shall issue a decision to temporarily stop the settlement of the case under the provision at Point c, Clause 1, Article 45 of the Ordinance on Settlement of Civil Cases and explain to the claimant that he/she is entitled to request the district Court of the place where he/she permanently resides to declare the respondent missing or dead under the law provisions on declaration of missing persons or declaration of dead persons.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.2. For cases where both parties are Vietnamese citizens who married abroad under the foreign laws now return to Vietnam and apply for divorce

In settling cases of this type, the following should be distinguished:

a/ For cases where the parties have the marriage certificates granted by competent authorities in the countries which have signed with Vietnam legal assistance agreements or consularly legalized under the provisions of Vietnamese laws.

Under the provisions of the Government's Decree No. 83/1998/ND-CP of October 1998 on civil status registration (hereinafter referred to as Decree No. 83 for short), the marriage of the involved parties should be recorded in the registry book; therefore, if the marriage of the involved parties has not yet recorded in the registry book, the Court shall request them to carry out procedures for recording in the registry book as prescribed in Decree No. 83 before accepting to settle the divorce. If the involved parties fail to comply with such request of the Court but still request the Court to settle their case, the Court shall not recognize them as husband and wife; if they additionally request the Court to settle matters related to children and/or property, the Court shall settle them according to general procedures.

b/ For cases where the parties have the marriage certificates granted by competent authorities in the countries which have not yet signed with Vietnam legal assistance agreements, but not yet consularly legalized under the provisions of Vietnamese laws.

In this case, according to the provisions of Decree No. 83, the marriage registration certificate must be consularly legalized and the marriage should be recorded in the registry book; therefore, if the parties' marriage registration certificate has not yet been consularly legalized nor has their marriage been recorded in the registry book, the Court shall request the involved parties to complete the procedures for consularly legalization and for recording their marriage in the registry book before accepting to settle the case. If the involved parties fail to carry out such procedures but still request the Court to settle their case, if they additionally request the Court to settle matters related to children and/or property, the Court shall settle them according to general procedures.

2.3. For cases where Vietnamese persons residing abroad married foreigners and their marriages have been recognized in Vietnam, now such Vietnamese persons return home and their foreign spouses apply for divorce

a/ Where the foreign spouses currently living abroad apply for divorce from the Vietnamese persons who still bear Vietnamese nationality and are residing in Vietnam, the Courts shall accept to settle these cases but in applying laws thereto, they should distinguish the following:

- If foreigners are citizens of the countries with which Vietnam has signed legal assistance agreements containing provisions different from those of the 2000 Marriage and Family Law, the Courts shall apply the provisions of such legal assistance agreements to settling their cases; if such agreements contain no different provisions, the Courts shall apply the 2000 Marriage and Family Law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- In divorce cases, the settlement of properties being immovables situated abroad shall comply with the laws of the countries where exist such immovables.

b/ For cases where Vietnamese citizens residing in the country apply for divorce from foreigners residing abroad

If Vietnamese citizens apply for divorce from foreigners who have returned to their countries after their marriages and kept no contact with the Vietnamese citizens, the Courts shall accept to settle their cases.

Under Article 18 of the 2000 Marriage and Family Law, husband and wife are obliged to take care of and help each other, together build up a happy family; therefore, if the foreign spouse returns to his/her country without fulfilling the husband-wife obligations as prescribed, the period when he/she has no contact with his/her spouse being a Vietnamese citizen is one year or longer, and his/her spouse, their next of kin and competent bodies (the Vietnamese diplomatic mission in the foreign spouse's country, competent authorities of the country where the foreign spouse is a citizen) also have no information nor address of the foreign spouse after investigating and verifying the address he/she declared when carrying out entry/exit procedures and the address he/she declared in the marriage certificate when making marriage registration, this case shall be regarded as the case where the respondent deliberately conceals his/her address and, therefore, divorce shall be accepted.

III. IMPLEMENTATION EFFECT OF THE RESOLUTION

1. This Resolution was adopted by the Judges' Council of the Supreme People's Court on April 16, 2003 and takes effect fifteen days after its publication in the Official Gazette.

The Supreme People's Court's guidelines issued before the effective date of this Resolution on matters guided in this Resolution are hereby all annulled.

2. For civil as well as marriage and family cases which the Courts have received but not yet brought for first-instance trial, appellant trial, supervisory trial or review trial, this Resolution shall be applied to the settlement thereof.

3. For the Courts' civil as well as marriage and family judgments and decisions which took legal effect before the effective date of this Resolution, this Resolution shall not be applied to protests according to supervisory or review procedures, except where such protests are filed on otherwise grounds.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

ON BEHALF OF THE JUDGES' COUNCIL OF THE SUPREME PEOPLE’S COURT
CHIEF JUDGE




Nguyen Van Hien

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16/04/2003 về việc hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình do Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


159.877

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.40.234
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!