Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 5948/QĐ-BYT 2021 Danh mục tương tác chống chỉ định trong thực hành lâm sàng

Số hiệu: 5948/QĐ-BYT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Y tế Người ký: Nguyễn Trường Sơn
Ngày ban hành: 30/12/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5948/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH DANH MỤC TƯƠNG TÁC THUỐC CHỐNG CHỈ ĐỊNH TRONG THỰC HÀNH LÂM SÀNG TẠI CÁC CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Nghị định 131/2020/NĐ-CP ngày 02/11/2020 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động Dược lâm sàng của cơ sở Khám, chữa bệnh;

Căn cứ Quyết định số 5305/QĐ-BYT ngày 21/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành kế hoạch triển khai thi hành Nghị định số 131/2020/NĐ-CP ngày 02/11/2020 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

Theo đề nghị của Ban soạn thảo Danh mục tương tác thuốc chống chỉ định tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thành lập theo Quyết định số số 4545/QĐ- BYT ngày 25/9/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế tại Biên bản họp ngày 29/11/2021;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Danh mục Tương tác thuốc chống chỉ định trong thực hành lâm sàng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh”.

Điều 2. Danh mục Tương tác thuốc chống chỉ định trong thực hành lâm sàng tại các cơ sở khám, chữa bệnh là tài liệu chuyên môn áp dụng cho tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh Nhà nước và tư nhân. Căn cứ vào tài liệu này và tùy theo điều kiện thực tế của đơn vị, lãnh đạo cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tổ chức triển khai hoạt động quản lý tương tác thuốc tại đơn vị.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.

Điều 4. Các ông, bà: Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ; các Vụ trưởng, Cục trưởng của Bộ Y tế; Giám đốc các cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng y tế các Bộ, ngành; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ trưởng Bộ Y tế (để b/c);
- Các Thứ trưởng;
- Trung tâm DI & ADR Quốc gia, trung tâm DI & ADR khu vực TP Hồ Chí Minh;
- Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế;
- Website Cục KCB;
- Lưu: VT, KCB.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Trường Sơn

 

DANH MỤC

TƯƠNG TÁC THUỐC CHỐNG CHỈ ĐỊNH TRONG THỰC HÀNH LÂM SÀNG TẠI CÁC CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 5948/QĐ-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2021)

 

DANH SÁCH BAN BIÊN SOẠN VÀ THẨM ĐỊNH “DANH MỤC TƯƠNG TÁC THUỐC CHỐNG CHỈ ĐỊNH TRONG THỰC HÀNH LÂM SÀNG TẠI CÁC CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH”

Chỉ đạo biên soạn

 

PGS.TS. Nguyễn Trường Sơn

Thứ trưởng Bộ Y tế

Chủ biên

 

PGS.TS. Lương Ngọc Khuê

Cục trưởng Cục Quản lý Khám, Chữa bệnh

Đồng chủ biên

 

TS. Cao Hưng Thái

Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, Chữa bệnh

PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh

Giám đốc Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc, Trường Đại học Dược Hà Nội; Phó trưởng Khoa Dược, Bệnh viện Bạch Mai

Tham gia biên soạn và thẩm định

PGS.TS. Nguyễn Trọng Thông

Nguyên Giám đốc Trung tâm Dược lý lâm sàng, Trường Đại học Y Hà Nội

PGS.TS. Nguyễn Tuấn Dũng

Nguyên Trưởng Bộ môn Dược lâm sàng, Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

PGS.TS. Đặng Nguyễn Đoan Trang

Trưởng Khoa Dược, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh; Phó Trưởng Bộ môn Dược lâm sàng, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

PGS. TS. Bùi Thị Hương Quỳnh

Phó trưởng Khoa Dược, Bệnh viện Thống nhất TP. Hồ Chí Minh

TS. Nguyễn Đức Trung

Trưởng Khoa Dược, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

TS. Nguyễn Thị Thủy

Trưởng Khoa Dược, Bệnh viện Phổi Trung ương

TS. Nguyễn Thị Hồng Hà

Trưởng Khoa Dược, Bệnh viện Nhi Trung ương

TS. Phan Quỳnh Lan

Trưởng Khoa Dược, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Timescity

TS. Cẩn Tuyết Nga

Trưởng Khoa Dược, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

ThS. Nguyễn Thanh Hiền

Trưởng Khoa Dược, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

ThS. Nguyễn Huy Tuấn

Trưởng Khoa Dược, Bệnh viện Phụ sản Trung ương

ThS. Nguyễn Thị Thu Ba

Trưởng Khoa Dược, Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

TS. Vũ Đình Hòa

Phó Giám đốc Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc, Trường Đại học Dược Hà Nội

ThS. Nguyễn Thu Minh

Phó trưởng Khoa Dược, Bệnh viện Bạch Mai

ThS. Phạm Thu Hà

Phó trưởng Khoa Dược, Bệnh viện Nhi Trung ương

ThS. Nguyễn Duy Tân

Phó trưởng Khoa Dược, Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương

ThS. Vũ Thị Trinh

Phó trưởng Khoa Dược, Bệnh viện Lão khoa Trung ương

ThS. Phạm Hồng Thắm

Phó trưởng Khoa Dược, Bệnh viện Nhân dân Gia Định

ThS. Đặng Thị Lan Anh

Phó trưởng Khoa Dược, Bệnh viện Thanh Nhàn

ThS. Nguyễn Thu Hương

Phó trưởng Khoa Dược, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang

ThS. Lê Thị Ni Na

Phó trưởng Khoa Dược, Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng

DSCKI. Nguyễn Thị Phương Châm

Nguyên chuyên viên chính Cục Quản lý Khám, Chữa bệnh

ThS. Bùi Thị Ngọc Thực

Khoa Dược, Bệnh viện Bạch Mai

ThS. Đinh Thu Hương

Khoa Dược, Bệnh viện Phổi Trung ương

ThS. Lê Thị Thảo

Khoa Dược, Bệnh viện Nội tiết Trung ương

ThS. Lê Kim Dung

Chuyên viên chính Cục Quản lý khám, chữa bệnh

Tổ thư ký và biên tập

 

ThS. Lê Kim Dung

Chuyên viên chính Cục Quản lý khám, chữa bệnh

ThS. Nguyễn Mai Hoa

Chuyên viên Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc, Trường Đại học Dược Hà Nội

DS. Đỗ Thị Ngát

Chuyên viên Cục Quản lý khám, chữa bệnh

Trung tâm DI & ADR Quốc gia, Trường Đại học Dược Hà Nội

 

MỤC LỤC

DANH SÁCH BAN BIÊN SOẠN VÀ THẨM ĐỊNH “DANH MỤC TƯƠNG TÁC THUỐC CHỐNG CHỈ ĐỊNH TRONG THỰC HÀNH LÂM SÀNG TẠI CÁC CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH”

1. MỤC ĐÍCH XÂY DỰNG TÀI LIỆU

2. PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG DANH MỤC

3. CÁCH SỬ DỤNG DANH MỤC

3.1. Cách sử dụng Danh mục tương tác thuốc theo từng hoạt chất

3.2. Cách sử dụng Danh mục tương tác thuốc theo nhóm đặc tính dược lý

BẢNG 3.1. DANH MỤC TƯƠNG TÁC THUỐC THEO TỪNG HOẠT CHẤT

BẢNG 3.2. DANH MỤC TƯƠNG TÁC THUỐC THEO NHÓM ĐẶC TÍNH DƯỢC LÝ

 

1. MỤC ĐÍCH XÂY DỰNG TÀI LIỆU

Danh mục tương tác thuốc chống chỉ định được xây dựng với mục đích thống nhất một danh mục tra cứu tương tác thuốc bất lợi của các hoạt chất thuốc lưu hành ở Việt Nam (ngoại trừ thuốc có nguồn gốc dược liệu, thuốc Y học cổ truyền), với ưu tiên tập trung vào các tương tác ở mức độ chống chỉ định, để áp dụng trong quản lý tương tác thuốc nhằm phát hiện, cảnh báo, xử trí và dự phòng hậu quả của tương tác thuốc tại các cơ sở khám, chữa bệnh.

Đây là tài liệu hỗ trợ công tác chuyên môn dành cho các bác sĩ, dược sĩ và các điều dưỡng giúp quản lý tương tác thuốc trong thực hành lâm sàng. Các tương tác được đưa vào danh mục là các tương tác ở mức độ chống chỉ định, nhìn chung không khuyến cáo sử dụng đồng thời các thuốc này trên bệnh nhân do nguy cơ vượt trội lợi ích thuốc có thể đem lại cho người bệnh. Tuy nhiên, tùy theo tình huống lâm sàng cụ thể, bác sĩ có thể tham khảo thông tin và cân nhắc đánh giá lợi ích/nguy cơ trên từng bệnh nhân để đưa ra quyết định kê đơn phù hợp.

Danh mục tương tác thuốc chống chỉ định có thể triển khai dưới nhiều hình thức khác nhau như thiết kế bảng cảnh báo về các tương tác cần chú ý liên quan đến thuốc điều trị tại các khoa lâm sàng hoặc tích hợp danh mục vào phần mềm kê đơn/hỗ trợ kê đơn của cơ sở khám, chữa bệnh để tăng cường phát hiện, cảnh báo và xử trí tương tác thuốc. Tài liệu này cũng có thể sử dụng tra cứu, tham khảo trong đào tạo cho nhân viên y tế, sinh viên, học viên các trường Khối Khoa học sức khỏe về Tương tác thuốc và quản lý Tương tác thuốc trong thực hành lâm sàng.

2. PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG DANH MỤC

Danh mục tương tác thuốc chống chỉ định được xây dựng dựa trên quá trình rà soát, tổng hợp kỹ lưỡng các bằng chứng y văn cũng như cân nhắc những nhận định lâm sàng để đưa ra khuyến cáo xử trí phù hợp với thực hành lâm sàng. Hai nguồn tài liệu chính được sử dụng để tổng hợp thông tin bao gồm: Cơ sở dữ liệu chuyên khảo về tương tác thuốc (Micromedex, Lexicomp Drug Interactions) và Cơ sở dữ liệu thông tin sản phẩm được phê duyệt tại các nước tham chiếu của Việt Nam về đăng ký thuốc (Anh/Pháp/Châu Âu/Hoa Kỳ).

Trong trường hợp thông tin về tương tác từ các nguồn trên chưa rõ ràng hoặc không đầy đủ, các bằng chứng dược lý và lâm sàng về tương tác trong y văn sẽ tiếp tục được tập hợp để phân tích và đánh giá. Sau đó, các tương tác được cân nhắc lựa chọn dựa trên một số nguyên tắc được đúc rút từ nhiều nghiên cứu trên thế giới. Quá trình tổng hợp, rà soát bằng chứng y văn được thực hiện bởi các dược sĩ của Trung tâm DI & ADR Quốc gia, sau đó, xin ý kiến góp ý và đồng thuận bởi các chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực dược lý - dược lâm sàng tại các trường đại học y dược và các bệnh viện lớn trong cả nước.

3. CÁCH SỬ DỤNG DANH MỤC

Cách sử dụng danh mục các cặp tương tác thuốc chống chỉ định theo từng hoạt chất (bao gồm 633 cặp) được trình bày trong phần 3.1 (trang 11) và các cặp tương tác thuốc theo các nhóm đặc tính dược lý (bao gồm 68 cặp) được trình bày trong phần 3.2 (trang 156).

3.1. Cách sử dụng Danh mục tương tác thuốc theo từng hoạt chất

- Mỗi cặp tương tác gồm 2 hoạt chất: hoạt chất 1 và hoạt chất 2, trong đó, hoạt chất 1 có thứ tự ABC trước hoạt chất 2. Danh mục gồm tổng số 633 cặp, được sắp xếp theo thứ tự ABC của hoạt chất 1 (Bảng 3.1 - trang 11).

- Hoạt chất 1 và hoạt chất 2 đều được thể hiện dưới dạng tên hoạt chất đơn lẻ. Tùy theo danh mục thuốc của từng cơ sở khám, chữa bệnh, tương tác sẽ liên quan đến tất cả các thuốc đơn thành phần và thuốc phối hợp đa thành phần có chứa hoạt chất tương ứng.

Lưu ý:

+ Trong trường hợp chỉ có chế phẩm phối hợp đa thành phần được cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam (không có chế phẩm đơn thành phần) tính đến tháng 7/2021, (ví dụ: artemether/lumefantrin) hoặc chỉ có dạng phối hợp (bao gồm cả phối hợp cố định liều hoặc phối hợp các thuốc rời) (ví dụ: lopinavir/ritonavir) liên quan đến tương tác chống chỉ định, tên hoạt chất được biểu thị dưới dạng phối hợp hai hoạt chất và phân cách với nhau bằng dấu “/”. Trong trường hợp, chỉ có 1 hoạt chất trong chế phẩm phối hợp liên quan trực tiếp đến tương tác, hoạt chất này sẽ được ghi chú trong ngoặc đơn (ví dụ: sofosbuvir/ledipasvir (ledipasvir).

+ Với một số thuốc ức chế protease điều trị HIV, tương tác được ghi nhận với cả dạng được tăng cường hoặc không được tăng cường bởi ritonavir. Vì vậy, hoạt chất tương tác được biểu thị dưới dạng “+/- ritonavir” nghĩa là kèm theo hoặc không kèm theo ritonavir (ví dụ: indinavir +/- ritonavir). Tương tự, với tương tác liên quan đến levodopa/carbidopa +/- entacapon, nghĩa là kèm theo hoặc không kèm theo entacapon.

- Các hoạt chất tham gia vào mỗi tương tác là hoạt chất thuốc sử dụng theo đường toàn thân. Trong trường hợp hoạt chất có nhiều đường dùng toàn thân khác nhau, đường dùng cụ thể của hoạt chất liên quan đến tương tác chống chỉ định sẽ được ghi chú trong dấu ngoặc đơn (ví dụ: xanh methylen (sử dụng đường tiêm tĩnh mạch)

- Tên hoạt chất được trình bày trong danh mục dưới dạng tên Việt hóa. Một số trường hợp hoạt chất có tên khác được trình bày trong bảng sau:

Tên hoạt chất sử dụng trong danh mục

Tên khác của hoạt chất

Adipiodon

Iodipamid

Ciclosporin

Cyclosporin

Dicycloverin

Dicyclomin

Ergometrin

Ergovorin

Glibenclamid

Glyburid

Hyoscin butylbromid

Scopolamin hydrobromid

Levomepromazin

Methotrimeprazin

Methylergometrin

Methylergovorin

Norethisteron

Norethindron

Piperaquin/dihydroartemisinin

Piperaquin/artenimol

- Nội dung của mỗi cặp tương tác bao gồm: cơ chế tương tác, hậu quả tương tác và xử trí tương tác. Các lưu ý liên quan đến các đường dùng khác của thuốc và các yếu tố làm tăng nguy cơ xuất hiện tương tác (nếu có) được trình bày trong phần xử trí tương tác.

- Các cặp tương tác có hoạt chất được in đậm là các cặp tương tác chỉ chống chỉ định trong một số bối cảnh lâm sàng hoặc trên một số đối tượng bệnh nhân cụ thể hoặc nhìn chung tốt nhất nên tránh phối hợp, tuy nhiên trong một số tình huống nhất định, khi không còn lựa chọn thay thế và bắt buộc sử dụng đồng thời, phối hợp thuốc vẫn có thể được cân nhắc sau khi được bác sĩ điều trị cân nhắc, đánh giá cẩn thận cân bằng lợi ích/nguy cơ. Các cặp tương tác không được in đậm (các tương tác còn lại) là các tương tác cần được chống chỉ định trong tất cả các tình huống lâm sàng và trên tất cả các đối tượng bệnh nhân khác nhau.

3.2. Cách sử dụng Danh mục tương tác thuốc theo nhóm đặc tính dược lý

- Mỗi cặp tương tác gồm 2 thuốc/nhóm thuốc: thuốc/nhóm thuốc 1 và thuốc/nhóm thuốc 2, trong đó, thuốc/nhóm thuốc 1 là thuốc chịu hậu quả của tương tác do thuốc/nhóm thuốc 2 gây ra. Trong một số trường hợp, cả hai thuốc/nhóm thuốc đều có ảnh hưởng lẫn nhau.

- Nguyên tắc gộp nhóm đặc tính dược lý như sau:

(1) Các thuốc được gộp theo nhóm đặc tính dược lý, nghĩa là các thuốc này có cùng nhóm dược lý (ví dụ: thuốc ức chế enzym chuyển) hoặc cùng nhóm cơ chế dược động học (ví dụ: thuốc ức chế mạnh CYP3A4) hoặc cùng nhóm cơ chế dược lực học (ví dụ: thuốc làm tăng nồng độ serotonin).

(2) Với các cặp tương tác có ≥ 2 hoạt chất trong 1 nhóm có tương tác chống chỉ định tương tự, tương tác sẽ được gộp vào theo nhóm. Các hoạt chất trong nhóm có tương tác chống chỉ định sẽ được chú thích cụ thể (ví dụ: dẫn chất statin (simvastatin, lovastatin). Trong trường hợp không được chú thích, tương tác được ghi nhận với cả nhóm (ví dụ: thuốc ức chế protease điều trị HIV). Các hoạt chất cụ thể trong nhóm này có số đăng ký lưu hành tại Việt Nam (tính đến tháng 7/2021) sẽ được chú thích cụ thể ở cuối bảng.

(3) Với các cặp tương tác chỉ có 1 hoạt chất trong nhóm có tương tác chống chỉ định, tương tác sẽ được trình bày dưới dạng tên hoạt chất.

(4) Riêng các dẫn chất triptan điều trị đau nửa đầu, hiện chỉ có duy nhất đại diện sumatriptan được cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam, nên chỉ 1 hoạt chất này trong nhóm được liệt kê ở danh mục tương tác này.

- Danh mục gồm tổng số 68 cặp, được sắp xếp theo nguyên tắc như sau (Bảng 3.2 - trang 156).

(1) Tương tác từ số thứ tự (STT) 1 đến STT 15 là tương tác theo cơ chế dược lực học:

+ Tương tác từ STT 1 đến STT 14 là tương tác theo cơ chế hiệp đồng tăng tác dụng không mong muốn hoặc độc tính. Trong đó, thuốc ức chế monoamin oxidase (IMAO) có số lượng tương tác chống chỉ định liên quan lớn nhất, được sắp xếp đầu tiên;

+ Tương tác STT 15 là tương tác theo cơ chế đối kháng tác dụng lẫn nhau.

(2) Tương tác từ STT 16 đến STT 68 là tương tác theo cơ chế dược động học:

+ Tương tác từ STT 16 đến STT 58 là tương tác liên quan đến chuyển hóa thuốc ở gan:

▪ Tương tác từ STT 16 đến STT 43 liên quan đến ức chế enzym cytocrom P450 (CYP450). Trong đó, số lượng tương tác liên quan đến CYP3A4 lớn nhất, được sắp xếp đầu tiên, sau đó, đến tương tác liên quan đến các isozym khác của hệ CYP450.

▪ Tương tác từ STT 44 đến STT 57 liên quan đến cảm ứng enzym CYP450 ở gan. Trong đó, số lượng tương tác liên quan đến CYP3A4 lớn nhất, được sắp xếp đầu tiên.

▪ Tương tác STT 58 liên quan đến enzym khác chuyển hóa thuốc ở gan.

+ Tương tác từ STT 59 đến STT 63 là tương tác liên quan đến các protein vận chuyển xuyên màng (transporter);

+ Tương tác STT 64 và STT 65 là tương tác liên quan đến ảnh hưởng của thuốc ở giai đoạn hấp thu.

(3) Tương tác từ STT 66 đến STT 68 là các tương tác khác hoặc cơ chế chưa rõ ràng.

- Một số nguyên tắc liên quan đến cách trình bày tên hoạt chất xin xem chi tiết ở phần 3.1 (mục số 2, 3 và 4).

- Các cặp tương tác có hoạt chất được in đậm là các cặp tương tác chỉ chống chỉ định trong một số bối cảnh lâm sàng hoặc trên một số đối tượng bệnh nhân cụ thể hoặc nhìn chung tốt nhất nên tránh phối hợp, tuy nhiên trong một số tình huống nhất định, khi không còn lựa chọn thay thế và bắt buộc sử dụng đồng thời, phối hợp thuốc vẫn có thể được cân nhắc sau khi được bác sĩ điều trị cân nhắc, đánh giá cẩn thận cân bằng lợi ích/nguy cơ. Các cặp tương tác không được in đậm (các tương tác còn lại) là các tương tác cần được chống chỉ định trong tất cả các tình huống lâm sàng và trên tất cả các đối tượng bệnh nhân khác nhau.

- Các tương tác giữa hai thuốc gây kéo dài khoảng QT sẽ được chú thích ở cuối bảng, trong đó, tương tác chống chỉ định được ghi nhận với mỗi thuốc ở cột thuốc 1 với từng thuốc ở cột thuốc 2.

- Nội dung của mỗi cặp tương tác bao gồm: cơ chế tương tác, hậu quả tương tác và xử trí tương tác. Các lưu ý liên quan đến các đường dùng khác của thuốc và các yếu tố làm tăng nguy cơ xuất hiện tương tác (nếu có) được trình bày trong phần xử trí tương tác. Nội dung xử trí được tổng hợp chung cả nhóm thuốc. Thông tin chi tiết liên quan đến từng hoạt chất cụ thể xin xem chi tiết trong Bảng 3.1.

BẢNG 3.1. DANH MỤC TƯƠNG TÁC THUỐC THEO TỪNG HOẠT CHẤT

STT

Hoạt chất 1

Hoạt chất 2

Cơ chế

Hậu quả

Xử trí

1

Aceclofenac

Ketorolac

Hiệp đồng tác dụng kích ứng đường tiêu hóa

Tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa nghiêm trọng (sử dụng đồng thời ketorolac với 1 NSAID khác làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa gấp 5 lần so với phối hợp 2 NSAID khác)

Chống chỉ định phối hợp. Cần đặc biệt lưu ý nguy cơ tương tác trong trường hợp giảm đau hậu phẫu.

2

Acenocoumarol

Tamoxifen

Tamoxifen ức chế CYP2C9 làm giảm chuyển hóa của acenocoumarol

Tăng nguy cơ xuất huyết

1. Chống chỉ định phối hợp ở bệnh nhân sử dụng tamoxifen dự phòng tiên phát ung thư vú.

2. Ở bệnh nhân ung thư vú, nên cân nhắc sử dụng heparin trọng lượng phân tử thấp (LMWH) hoặc các thuốc chống đông đường uống tác động trực tiếp (DOAC) thay thế cho warfarin để điều trị thuyên tắc tĩnh mạch do huyết khối. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng đồng thời tamoxifen với warfarin, cần giảm 1/2 đến 2/3 liều warfarin và theo dõi chặt chẽ bệnh nhân.

3

Acid mefenamic

Ketorolac

Hiệp đồng tác dụng kích ứng đường tiêu hóa

Tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa nghiêm trọng (sử dụng đồng thời ketorolac với 1 NSAID khác làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa gấp 5 lần so với phối hợp 2 NSAID khác)

Chống chỉ định phối hợp. Cần đặc biệt lưu ý nguy cơ tương tác trong trường hợp giảm đau hậu phẫu.

4

Acid tranexamic

Ethinyl estradiol

Nguy cơ huyết khối khi sử dụng ethinyl estradiol tăng lên khi phối hợp với acid tranexamic

Tăng nguy cơ biến cố huyết khối

1. Chống chỉ định sử dụng acid tranexamic điều trị rong kinh ở bệnh nhân đang dùng thuốc tránh thai chứa ethinyl estradiol.

2. Với các chỉ định khác của acid tranexamic, có thể sử dung ở người đang dùng thuốc tránh thai nhưng cần đặc biệt thận trọng.

Lưu ý các yếu tố tăng nguy cơ: béo phì, hút thuốc lá, đặc biệt ở người trên 35 tuổi.

5

Acid tranexamic

Estradiol valerat

Nguy cơ huyết khối khi sử dụng estradiol valerat tăng lên khi phối hợp với acid tranexamic

Tăng nguy cơ biến cố huyết khối

1. Chống chỉ định sử dụng acid tranexamic điều trị rong kinh ở bệnh nhân đang dùng thuốc tránh thai chứa estradiol valerat.

2. Với các chỉ định khác của acid tranexamic, có thể sử dung ở người đang dùng thuốc tránh thai nhưng cần đặc biệt thận trọng.

Lưu ý các yếu tố tăng nguy cơ: béo phì, hút thuốc lá, đặc biệt ở người trên 35 tuổi.

6

Acid tranexamic

Estriol

Nguy cơ huyết khối khi sử dụng estriol tăng lên khi phối hợp với acid tranexamic

Tăng nguy cơ biến cố huyết khối

1. Chống chỉ định sử dụng acid tranexamic điều trị rong kinh ở bệnh nhân đang dùng thuốc tránh thai chứa estriol.

2. Với các chỉ định khác của acid tranexamic, có thể sử dung ở người đang dùng thuốc tránh thai nhưng cần đặc biệt thận trọng.

Lưu ý các yếu tố tăng nguy cơ: béo phì, hút thuốc lá, đặc biệt ở người trên 35 tuổi.

7

Acid tranexamic

Clormadinon

Nguy cơ huyết khối khi sử dụng clormadinon tăng lên khi phối hợp với acid tranexamic

Tăng nguy cơ biến cố huyết khối

1. Chống chỉ định sử dụng acid tranexamic điều trị rong kinh ở bệnh nhân đang dùng thuốc tránh thai chứa clormadinon.

2. Với các chỉ định khác của acid tranexamic, có thể sử dung ở người đang dùng thuốc tránh thai nhưng cần đặc biệt thận trọng.

Lưu ý các yếu tố tăng nguy cơ: béo phì, hút thuốc lá, đặc biệt ở người trên 35 tuổi.

8

Acid tranexamic

Desogestrel

Nguy cơ huyết khối khi sử dụng desogestrel tăng lên khi phối hợp với acid tranexamic

Tăng nguy cơ biến cố huyết khối

1. Chống chỉ định sử dụng acid tranexamic điều trị rong kinh ở bệnh nhân đang dùng thuốc tránh thai chứa desogestrel.

2. Với các chỉ định khác của acid tranexamic, có thể sử dung ở người đang dùng thuốc tránh thai nhưng cần đặc biệt thận trọng.

Lưu ý các yếu tố tăng nguy cơ: béo phì, hút thuốc lá, đặc biệt ở người trên 35 tuổi.

9

Acid tranexamic

Dienogest

Nguy cơ huyết khối khi sử dụng dienogest tăng lên khi phối hợp với acid tranexamic

Tăng nguy cơ biến cố huyết khối

1. Chống chỉ định sử dụng acid tranexamic điều trị rong kinh ở bệnh nhân đang dùng thuốc tránh thai chứa dienogest.

2. Với các chỉ định khác của acid tranexamic, có thể sử dung ở người đang dùng thuốc tránh thai nhưng cần đặc biệt thận trọng.

Lưu ý các yếu tố tăng nguy cơ: béo phì, hút thuốc lá, đặc biệt ở người trên 35 tuổi.

10

Acid tranexamic

Drospirenon

Nguy cơ huyết khối khi sử dụng drospirenon tăng lên khi phối hợp với acid tranexamic

Tăng nguy cơ biến cố huyết khối

1. Chống chỉ định sử dụng acid tranexamic điều trị rong kinh ở bệnh nhân đang dùng thuốc tránh thai chứa drospirenon.

2. Với các chỉ định khác của acid tranexamic, có thể sử dung ở người đang dùng thuốc tránh thai nhưng cần đặc biệt thận trọng.

Lưu ý các yếu tố tăng nguy cơ: béo phì, hút thuốc lá, đặc biệt ở người trên 35 tuổi.

11

Acid tranexamic

Etonogestrel

Nguy cơ huyết khối khi sử dụng etonogestrel tăng lên khi phối hợp với acid tranexamic

Tăng nguy cơ biến cố huyết khối

1. Chống chỉ định sử dụng acid tranexamic điều trị rong kinh ở bệnh nhân đang dùng thuốc tránh thai chứa etonogestrel.

2. Với các chỉ định khác của acid tranexamic, có thể sử dung ở người đang dùng thuốc tránh thai nhưng cần đặc biệt thận trọng.

Lưu ý các yếu tố tăng nguy cơ: béo phì, hút thuốc lá, đặc biệt ở người trên 35 tuổi.

12

Acid tranexamic

Gestoden

Nguy cơ huyết khối khi sử dụng gestoden tăng lên khi phối hợp với acid tranexamic

Tăng nguy cơ biến cố huyết khối

1. Chống chỉ định sử dụng acid tranexamic điều trị rong kinh ở bệnh nhân đang dùng thuốc tránh thai chứa gestoden.

2. Với các chỉ định khác của acid tranexamic, có thể sử dung ở người đang dùng thuốc tránh thai nhưng cần đặc biệt thận trọng.

Lưu ý các yếu tố tăng nguy cơ: béo phì, hút thuốc lá, đặc biệt ở người trên 35 tuổi.

13

Acid tranexamic

Levonorgestrel

Nguy cơ huyết khối khi sử dụng levonorgestrel tăng lên khi phối hợp với acid tranexamic

Tăng nguy cơ biến cố huyết khối

1. Chống chỉ định sử dụng acid tranexamic điều trị rong kinh ở bệnh nhân đang dùng thuốc tránh thai chứa levonorgestrel.

2. Với các chỉ định khác của acid tranexamic, có thể sử dung ở người đang dùng thuốc tránh thai nhưng cần đặc biệt thận trọng.

Lưu ý các yếu tố tăng nguy cơ: béo phì, hút thuốc lá, đặc biệt ở người trên 35 tuổi.

14

Acid tranexamic

Lynestrenol

Nguy cơ huyết khối khi sử dụng lynestrenol tăng lên khi phối hợp với acid tranexamic

Tăng nguy cơ biến cố huyết khối

1. Chống chỉ định sử dụng acid tranexamic điều trị rong kinh ở bệnh nhân đang dùng thuốc tránh thai chứa lynestrenol.

2. Với các chỉ định khác của acid tranexamic, có thể sử dung ở người đang dùng thuốc tránh thai nhưng cần đặc biệt thận trọng.

Lưu ý các yếu tố tăng nguy cơ: béo phì, hút thuốc lá, đặc biệt ở người trên 35 tuổi.

15

Acid tranexamic

Medroxypro gesteron

Nguy cơ huyết khối khi sử dụng medroxyprogeste ron tăng lên khi phối hợp với acid tranexamic

Tăng nguy cơ biến cố huyết khối

1. Chống chỉ định sử dụng acid tranexamic điều trị rong kinh ở bệnh nhân đang dùng thuốc tránh thai chứa medroxyprogesteron.

2. Với các chỉ định khác của acid tranexamic, có thể sử dung ở người đang dùng thuốc tránh thai nhưng cần đặc biệt thận trọng.

Lưu ý các yếu tố tăng nguy cơ: béo phì, hút thuốc lá, đặc biệt ở người trên 35 tuổi.

16

Acid tranexamic

Norelgestro min

Nguy cơ huyết khối khi sử dụng norelgestromin tăng lên khi phối hợp với acid tranexamic

Tăng nguy cơ biến cố huyết khối

1. Chống chỉ định sử dụng acid tranexamic điều trị rong kinh ở bệnh nhân đang dùng thuốc tránh thai chứa norelgestromin.

2. Với các chỉ định khác của acid tranexamic, có thể sử dung ở người đang dùng thuốc tránh thai nhưng cần đặc biệt thận trọng.

Lưu ý các yếu tố tăng nguy cơ: béo phì, hút thuốc lá, đặc biệt ở người trên 35 tuổi.

17

Acid tranexamic

Norethindron

Nguy cơ huyết khối khi sử dụng norethindron tăng lên khi phối hợp với acid tranexamic

Tăng nguy cơ biến cố huyết khối

1. Chống chỉ định sử dụng acid tranexamic điều trị rong kinh ở bệnh nhân đang dùng thuốc tránh thai chứa norethindron.

2. Với các chỉ định khác của acid tranexamic, có thể sử dung ở người đang dùng thuốc tránh thai nhưng cần đặc biệt thận trọng.

Lưu ý các yếu tố tăng nguy cơ: béo phì, hút thuốc lá, đặc biệt ở người trên 35 tuổi.

18

Acid tranexamic

Norgestrel

Nguy cơ huyết khối khi sử dụng norgestrel tăng lên khi phối hợp với acid tranexamic

Tăng nguy cơ biến cố huyết khối

1. Chống chỉ định sử dụng acid tranexamic điều trị rong kinh ở bệnh nhân đang dùng thuốc tránh thai chứa noregestrel.

2. Với các chỉ định khác của acid tranexamic, có thể sử dung ở người đang dùng thuốc tránh thai nhưng cần đặc biệt thận trọng.

Lưu ý các yếu tố tăng nguy cơ: béo phì, hút thuốc lá, đặc biệt ở người trên 35 tuổi.

19

Acitretin

Doxycyclin

Hiệp đồng tăng độc tính

Tăng nguy cơ tăng áp nội sọ lành tính (phù gai thị, đau đầu, buồn nôn và nôn, và rối loạn thị giác)

Chống chỉ định phối hợp

20

Acitretin

Minocyclin

Hiệp đồng tăng độc tính

Tăng nguy cơ tăng áp nội sọ lành tính (phù gai thị, đau đầu, buồn nôn và nôn, và rối loạn thị giác)

Chống chỉ định phối hợp

21

Acitretin

Tetracyclin

Hiệp đồng tăng độc tính

Tăng nguy cơ tăng áp nội sọ lành tính (phù gai thị, đau đầu, buồn nôn và nôn, và rối loạn thị giác)

Chống chỉ định phối hợp

22

Acitretin

Tigecyclin

Hiệp đồng tăng độc tính

Tăng nguy cơ tăng áp nội sọ lành tính (phù gai thị, đau đầu, buồn nôn và nôn, và rối loạn thị giác)

Chống chỉ định phối hợp

23

Adipiodon

Metformin

Nguy cơ suy thận cấp liên quan đến cả metformin và thuốc cản quang iod. Suy thận cấp làm tăng nguy cơ nhiễm toan lactic.

Tăng nguy cơ nhiễm toan lactic và suy thận cấp

1. Bệnh nhân có MLCT > 30 ml/phút/1,73m2 và không có bằng chứng tổn thương thận cấp, được chỉ định tiêm thuốc cản quang đường tĩnh mạch hoặc tiêm thuốc cản quang đường động mạch tiếp xúc với thận thứ cấp (ví dụ: bơm thuốc vào tim phải, động mạch phổi, động mạch cảnh, động mạch dưới đòn, động mạch vành, động mạch mạc treo hay động mạch dưới động mạch thận): tiếp tục sử dụng metformin như bình thường.

2. Bệnh nhân (1) MLCT < 30 ml/phút/1,73m2 tiêm thuốc cản quang đường tĩnh mạch, đường động mạch tiếp xúc với thận thứ cấp, hoặc (2) Bệnh nhân tiêm thuốc cản quang đường động mạch tiếp xúc với thận đầu tiên (ví dụ: bơm thuốc vào tim trái, động mạch chủ ngực, động mạch chủ bụng trên động mạch thận hoặc động mạch thận) hoặc (3) Có tổn thương thận: Ngừng metformin trước hoặc tại thời điểm tiến hành thủ thuật chẩn đoán hình ảnh và không được dùng lại cho đến ít nhất 48 giờ sau đó. Sau 48 giờ, chỉ sử dụng lại metformin sau khi chức năng thận được đánh giá lại và cho thấy ổn định.

* Lưu ý:

- Các yếu tố nguy cơ: suy thận, suy tim, không đủ dịch hoặc thiếu dịch, sử dụng liều cao thuốc cản quang hoặc sử dụng đồng thời các thuốc độc tính trên thận khác.

- Khuyến cáo về tương tác này không áp dụng trong trường hợp bơm thuốc cản quang iod để chụp X-quang tử cung - vòi trứng.

24

Agomelatin

Ciprofloxacin

Ciprofloxacin ức chế CYP1A2 mạnh làm giảm chuyển hóa của agomelatin

Tăng nồng độ của agomelatin trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng không mong muốn(đau đầu, buồn ngủ, mệt mỏi, kích động, lo lắng, căng thẳng, chóng mặt, tím tái...)

Chống chỉ định phối hợp

25

Agomelatin

Fluvoxamin

Fluvoxamin ức chế CYP1A2 mạnh làm giảm chuyển hóa của agomelatin

Tăng nồng độ của agomelatin trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng không mong muốn(đau đầu, buồn ngủ, mệt mỏi, kích động, lo lắng, căng thẳng, chóng mặt, tím tái...)

Chống chỉ định phối hợp

26

Alfuzosin

Boceprevir

Boceprevir ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của alfuzosin

Tăng nồng độ alfuzosin trong huyết thanh, tâng nguy cơ hạ huyết áp nghiêm trọng

Chống chỉ định phối hợp

27

Alfuzosin

Lopinavir/ritonavir

Lopinavir/ritonavir ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của alfuzosin

Tăng nồng độ alfuzosin trong huyết thanh, tâng nguy cơ hạ huyết áp nghiêm trọng

Chống chỉ định phối hợp

28

Alfuzosin

Atazanavir/ritonavir

Atazanavir/ritonavir ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của alfuzosin

Tăng nồng độ alfuzosin trong huyết thanh, tâng nguy cơ hạ huyết áp nghiêm trọng

Chống chỉ định phối hợp

29

Alfuzosin

Darunavir/ritonavir

Darunavir/ritonavir ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của alfuzosin

Tăng nồng độ alfuzosin trong huyết thanh, tâng nguy cơ hạ huyết áp nghiêm trọng

Chống chỉ định phối hợp

30

Alfuzosin

Indinavir +/- ritonavir

Indinavir ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của alfuzosin

Tăng nồng độ alfuzosin trong huyết thanh, tâng nguy cơ hạ huyết áp nghiêm trọng

Chống chỉ định phối hợp

31

Alfuzosin

Saquinavir +/- ritonavir

Saquinavir ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của alfuzosin

Tăng nồng độ alfuzosin trong huyết thanh, tâng nguy cơ hạ huyết áp nghiêm trọng

Chống chỉ định phối hợp

32

Aliskiren

Benazepril

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ tăng kali máu, suy thận và hạ huyết áp

1. Chống chỉ định ở bệnh nhân đái tháo đường hoặc suy thận (MLCT < 60 ml/ph/1,73 m2).

2. Ở các đối tượng khác, cũng nên tránh phối hợp này. Trong trường hợp bắt buộc phối hợp, theo dõi chặt chẽ kali, creatinin và huyết áp của bệnh nhân.

33

Aliskiren

Candesartan

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ tăng kali máu, suy thận và hạ huyết áp

1. Chống chỉ định ở bệnh nhân đái tháo đường hoặc suy thận (MLCT < 60 ml/ph/1,73 m2).

2. Ở các đối tượng khác, cũng nên tránh phối hợp này. Trong trường hợp bắt buộc phối hợp, theo dõi chặt chẽ kali, creatinin và huyết áp của bệnh nhân.

34

Aliskiren

Captopril

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ tăng kali máu, suy thận và hạ huyết áp

1. Chống chỉ định ở bệnh nhân đái tháo đường hoặc suy thận (MLCT < 60 ml/ph/1,73 m2).

2. Ở các đối tượng khác, cũng nên tránh phối hợp này. Trong trường hợp bắt buộc phối hợp, theo dõi chặt chẽ kali, creatinin và huyết áp của bệnh nhân.

35

Aliskiren

Enalapril

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ tăng kali máu, suy thận và hạ huyết áp

1. Chống chỉ định ở bệnh nhân đái tháo đường hoặc suy thận (MLCT < 60 ml/ph/1,73 m2).

2. Ở các đối tượng khác, cũng nên tránh phối hợp này. Trong trường hợp bắt buộc phối hợp, theo dõi chặt chẽ kali, creatinin và huyết áp của bệnh nhân.

36

Aliskiren

Eprosartan

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ tăng kali máu, suy thận và hạ huyết áp

1. Chống chỉ định ở bệnh nhân đái tháo đường hoặc suy thận (MLCT < 60 ml/ph/1,73 m2).

2. Ở các đối tượng khác, cũng nên tránh phối hợp này. Trong trường hợp bắt buộc phối hợp, theo dõi chặt chẽ kali, creatinin và huyết áp của bệnh nhân.

37

Aliskiren

Imidapril

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ tăng kali máu, suy thận và hạ huyết áp

1. Chống chỉ định ở bệnh nhân đái tháo đường hoặc suy thận (MLCT < 60 ml/ph/1,73 m2).

2. Ở các đối tượng khác, cũng nên tránh phối hợp này. Trong trường hợp bắt buộc phối hợp, theo dõi chặt chẽ kali, creatinin và huyết áp của bệnh nhân.

38

Aliskiren

Irbesartan

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ tăng kali máu, suy thận và hạ huyết áp

1. Chống chỉ định ở bệnh nhân đái tháo đường hoặc suy thận (MLCT < 60 ml/ph/1,73 m2).

2. Ở các đối tượng khác, cũng nên tránh phối hợp này. Trong trường hợp bắt buộc phối hợp, theo dõi chặt chẽ kali, creatinin và huyết áp của bệnh nhân.

39

Aliskiren

Lisinopril

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ tăng kali máu, suy thận và hạ huyết áp

1. Chống chỉ định ở bệnh nhân đái tháo đường hoặc suy thận (MLCT < 60 ml/ph/1,73 m2).

2. Ở các đối tượng khác, cũng nên tránh phối hợp này. Trong trường hợp bắt buộc phối hợp, theo dõi chặt chẽ kali, creatinin và huyết áp của bệnh nhân.

40

Aliskiren

Losartan

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ tăng kali máu, suy thận và hạ huyết áp

1. Chống chỉ định ở bệnh nhân đái tháo đường hoặc suy thận (MLCT < 60 ml/ph/1,73 m2).

2. Ở các đối tượng khác, cũng nên tránh phối hợp này. Trong trường hợp bắt buộc phối hợp, theo dõi chặt chẽ kali, creatinin và huyết áp của bệnh nhân.

41

Aliskiren

Olmesartan

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ tăng kali máu, suy thận và hạ huyết áp

1. Chống chỉ định ở bệnh nhân đái tháo đường hoặc suy thận (MLCT < 60 ml/ph/1,73 m2).

2. Ở các đối tượng khác, cũng nên tránh phối hợp này. Trong trường hợp bắt buộc phối hợp, theo dõi chặt chẽ kali, creatinin và huyết áp của bệnh nhân.

42

Aliskiren

Perindopril

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ tăng kali máu, suy thận và hạ huyết áp

1. Chống chỉ định ở bệnh nhân đái tháo đường hoặc suy thận (MLCT < 60 ml/ph/1,73 m2).

2. Ở các đối tượng khác, cũng nên tránh phối hợp này. Trong trường hợp bắt buộc phối hợp, theo dõi chặt chẽ kali, creatinin và huyết áp của bệnh nhân.

43

Aliskiren

Quinapril

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ tăng kali máu, suy thận và hạ huyết áp

1. Chống chỉ định ở bệnh nhân đái tháo đường hoặc suy thận (MLCT < 60 ml/ph/1,73 m2).

2. Ở các đối tượng khác, cũng nên tránh phối hợp này. Trong trường hợp bắt buộc phối hợp, theo dõi chặt chẽ kali, creatinin và huyết áp của bệnh nhân.

44

Aliskiren

Ramipril

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ tăng kali máu, suy thận và hạ huyết áp

1. Chống chỉ định ở bệnh nhân đái tháo đường hoặc suy thận (MLCT < 60 ml/ph/1,73 m2).

2. Ở các đối tượng khác, cũng nên tránh phối hợp này. Trong trường hợp bắt buộc phối hợp, theo dõi chặt chẽ kali, creatinin và huyết áp của bệnh nhân.

45

Aliskiren

Telmisartan

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ tăng kali máu, suy thận và hạ huyết áp

1. Chống chỉ định ở bệnh nhân đái tháo đường hoặc suy thận (MLCT < 60 ml/ph/1,73 m2).

2. Ở các đối tượng khác, cũng nên tránh phối hợp này. Trong trường hợp bắt buộc phối hợp, theo dõi chặt chẽ kali, creatinin và huyết áp của bệnh nhân.

46

Aliskiren

Trandolapril

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ tăng kali máu, suy thận và hạ huyết áp

1. Chống chỉ định ở bệnh nhân đái tháo đường hoặc suy thận (MLCT < 60 ml/ph/1,73 m2).

2. Ở các đối tượng khác, cũng nên tránh phối hợp này. Trong trường hợp bắt buộc phối hợp, theo dõi chặt chẽ kali, creatinin và huyết áp của bệnh nhân.

47

Aliskiren

Valsartan

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ tăng kali máu, suy thận và hạ huyết áp

1. Chống chỉ định ở bệnh nhân đái tháo đường hoặc suy thận (MLCT < 60 ml/ph/1,73 m2).

2. Ở các đối tượng khác, cũng nên tránh phối hợp này. Trong trường hợp bắt buộc phối hợp, theo dõi chặt chẽ kali, creatinin và huyết áp của bệnh nhân.

48

Aliskiren

Zofenopril

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ tăng kali máu, suy thận và hạ huyết áp

1. Chống chỉ định ở bệnh nhân đái tháo đường hoặc suy thận (MLCT < 60 ml/ph/1,73 m2).

2. Ở các đối tượng khác, cũng nên tránh phối hợp này. Trong trường hợp bắt buộc phối hợp, theo dõi chặt chẽ kali, creatinin và huyết áp của bệnh nhân.

49

Alprazolam

Indinavir +/- ritonavir

Indinavir ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của alprazolam

Tăng nồng độ alprazolam trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng không mong muốn (buồn ngủ, lờ đờ, lẫn lộn, nặng hơn có thể xuất hiện mất điều hòa vận động, giảm trương lực cơ, hạ huyết áp, suy hô hấp, hôn mê)

Chống chỉ định phối hợp

50

Amiodaron

Thioridazin

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

51

Amiodaron

Moxifloxacin

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

52

Amiodaron

Sotalol

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

53

Amiodaron

Clorpromazin

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

54

Amiodaron

Citalopram

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

55

Amiodaron

Escitalopram

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

56

Amiodaron

Haloperidol

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

57

Amiodaron

Cloroquin

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

58

Amiodaron

Domperidon

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

Chống chỉ định phối hợp.

59

Amiodaron

Fluconazol

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

60

Amiodaron

Piperaquin/ dihydroartemisinin (piperaquin)

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

61

Amiodaron

Colchicin

Amiodaron ức chế P-gp làm giảm thải trừ colchicin.

Tăng nồng độ colchicin trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng độc tính (tiêu chảy, nôn, đau bụng, sốt, xuất huyết, giảm cả ba dòng tế bào máu, các dấu hiệu độc tính trên cơ như đau cơ, mỏi cơ hoặc yếu cơ, nước tiểu sẫm màu, dị cảm, trường hợp nặng có thể gây suy đa tạng và tử vong).

1. Chống chỉ định ở bệnh nhân suy gan hoặc suy thận.

2. Ở bệnh nhân chức năng gan, thận bình thường: nên tránh phối hợp. Nếu phối hợp: giảm liều colchicin. Dùng liều tiếp theo của colchicin sau 3 ngày. Theo dõi nguy cơ độc tính của colchicin.

62

Amiodaron

Lopinavir/ritonavir (ritonavir)

Ritonavir ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của amiodaron

Tăng nồng độ amiodaron trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng không mong muốn (hạ huyết áp, chậm nhịp tim, ngừng xoang...)

Chống chỉ định phối hợp

63

Amiodaron

Darunavir/ritonavir (ritonavir)

Ritonavir ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của amiodaron

Tăng nồng độ amiodaron trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng không mong muốn (hạ huyết áp, chậm nhịp tim, ngừng xoang...)

Chống chỉ định phối hợp

64

Amiodaron

Atazanavir/ritonavir (ritonavir)

Ritonavir ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của amiodaron

Tăng nồng độ amiodaron trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng không mong muốn (hạ huyết áp, chậm nhịp tim, ngừng xoang...)

Chống chỉ định phối hợp

65

Amiodaron

Indinavir +/- ritonavir

Indinavir ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của amiodaron

Tăng nồng độ amiodaron trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng không mong muốn (hạ huyết áp, chậm nhịp tim, ngừng xoang...)

Chống chỉ định phối hợp

66

Amiodaron

Saquinavir +/- ritonavir

Saquinavir ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của amiodaron

Tăng nồng độ amiodaron trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng không mong muốn (hạ huyết áp, chậm nhịp tim, ngừng xoang...)

Chống chỉ định phối hợp

67

Amiodaron

Sparfloxacin

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

68

Amisulpirid

Thioridazin

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

69

Amisulpirid

Sparfloxacin

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

70

Amitriptylin

Linezolid

Hiệp đồng tác dụng serotonin

Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)

1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời linezolid và amitriptylin. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.

2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng linezolid và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.

71

Amitriptylin

Xanh methylen (sử dụng đường tiêm tĩnh mạch)

Hiệp đồng tác dụng serotonin

Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)

1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời xanh methylen và sumatriptan. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.

2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng xanh methylen và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.

72

Amitriptylin

Furazolidon

Hiệp đồng tác dụng serotonin. Tác dụng ức chế MAO của furazolidon do chất chuyển hóa của thuốc, xuất hiện chậm sau 5 - 10 ngày.

Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)

1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời furazolidon và amitriptylin. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.

2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng furazolidon và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.

73

Arsenic trioxid

Thioridazin

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

74

Arsenic trioxid

Sparfloxacin

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

75

Arsenic trioxid

Domperidon

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

Chống chỉ định phối hợp.

76

Artemether/lumefantrin

Posaconazol

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

77

Artemether/lumefantrin

Fluconazol

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

78

Artemether/lumefantrin

Domperidon

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

Chống chỉ định phối hợp.

79

Artemether/lumefantrin

Rifampicin

Rifampicin cảm ứng CYP3A4 làm tăng chuyển hóa của artemether/lumefantrin

Giảm nồng độ của artemether/lumefan trin trong huyết thanh, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị

Chống chỉ định phối hợp.

80

Artemether/lumefantrin

Enzalutamid

Enzalutamid cảm ứng CYP3A4 làm tăng chuyển hóa của artemether/lumefantrin

Giảm nồng độ của artemether/lumefantrin trong huyết thanh, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị

Chống chỉ định phối hợp.

81

Artemether/lumefantrin

Carbamazepin

Carbamazepin cảm ứng CYP3A4 mạnh làm tăng chuyển hóa của artemether/lumefantrin

Giảm nồng độ của artemether/lumefantrin trong huyết thanh, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị

Chống chỉ định phối hợp.

82

Artemether/lumefantrin

Phenobarbital

Phenobarbital cảm ứng CYP3A4 mạnh làm tăng chuyển hóa của artemether/lumefantrin

Giảm nồng độ của artemether/lumefantrin trong huyết thanh, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị

Chống chỉ định phối hợp.

83

Artemether/lumefantrin

Phenytoin

Phenytoin cảm ứng CYP3A4 mạnh làm tăng chuyển hóa của artemether/lumefantrin

Giảm nồng độ của artemether/lumefantrin trong huyết thanh, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị

Chống chỉ định phối hợp.

84

Artemether/lumefantrin

Sparfloxacin

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

85

Aspirin

Ketorolac

Hiệp đồng tác dụng kích ứng đường tiêu hóa

Tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa nghiêm trọng (sử dụng đồng thời ketorolac với 1 NSAID khác làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa gấp 5 lần so với phối hợp 2 NSAID khác)

Chống chỉ định phối hợp. Cần đặc biệt lưu ý nguy cơ tương tác trong trường hợp giảm đau hậu phẫu.

86

Atazanavir/ritonavir

Lovastatin

Atazanavir/ritonavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của lovastatin

Tăng nồng độ của lovastatin trong huyết thanh, tăng nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp

Chống chỉ định phối hợp. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng dẫn chất statin, thay lovastatin bằng các dẫn chất statin khác (ngoại trừ simvastatin), sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả, atorvastatin không quá 10 mg/ngày, rosuvastatin không vượt quá 10 mg/ngày, pitavastatin không cần hiệu chỉnh liều khi phối hợp.

87

Atazanavir/ritonavir

Simvastatin

Atazanavir/ritonavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của simvastatin

Tăng nồng độ của simvastatin trong huyết thanh, tăng nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp

Chống chỉ định phối hợp. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng dẫn chất statin, thay simvastatin bằng các dẫn chất statin khác (ngoại trừ lovastatin) sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả, atorvastatin không quá 10 mg/ngày, rosuvastatin không vượt quá 10 mg/ngày, pitavastatin không cần hiệu chỉnh liều khi phối hợp.

88

Atazanavir/ritonavir

Dihydroergotamin

Atazanavir/ritonavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của dihydroergotamin

Tăng nồng độ của dihydroergotamin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)

Chống chỉ định phối hợp

89

Atazanavir/ritonavir

Ergotamin

Atazanavir/ritonavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ergotamin

Tăng nồng độ của ergotamin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)

Chống chỉ định phối hợp

90

Atazanavir/ritonavir

Ergometrin

Atazanavir/ritonavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ergometrin

Tăng nồng độ của ergometrin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)

Tốt nhất nên tránh phối hợp. Đối với trường hợp điều trị băng huyết sau sinh, nếu không còn thuốc khác thay thế ở người bệnh đang sử dụng atazanavir, sử dụng ergometrin chỉ khi lợi ích vượt trội nguy cơ và sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất.

91

Atazanavir/ritonavir

Methylergometrin

Atazanavir/ritonavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của methylergometrin

Tăng nồng độ của methylergometrin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)

Tốt nhất nên tránh phối hợp. Đối với trường hợp điều trị băng huyết sau sinh, nếu không còn thuốc khác thay thế ở người bệnh đang sử dụng atazanavir, sử dụng methylergometrin chỉ khi lợi ích vượt trội nguy cơ và sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất.

92

Atazanavir/ritonavir

Ivabradin

Atazanavir/ritonavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ivabradin

Tăng nồng độ ivabradin trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT và chậm nhịp tim

Chống chỉ định phối hợp

93

Atazanavir/ritonavir

Ticagrelor

Atazanavir/ritonavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ticagrelor

Tăng nồng độ của ticagrelor trong huyết thanh, tăng nguy cơ xuất huyết

Chống chỉ định phối hợp

94

Atazanavir/ritonavir

Ranolazin

Atazanavir/ritonavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ranolazin

Tăng nồng độ ranolazin trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT

Chống chỉ định phối hợp

95

Atazanavir/ritonavir

Tolvaptan

Atazanavir/ritonavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của tolvaptan

Tăng nồng độ tolvaptan trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng không mong muốn (tăng nồng độ natri huyết thanh, đa niệu, khát nước, giảm thể tích tuần hoàn...)

Chống chỉ định phối hợp

96

Atazanavir/ritonavir

Felodipin

Atazanavir/ritonavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của felodipin

Tăng nồng độ felodipin, tăng nguy cơ hạ huyết áp nghiêm trọng

Chống chỉ định phối hợp

97

Atazanavir/ritonavir

Lercanidipin

Atazanavir/ritonavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của lercanidipin

Tăng nồng độ lercanidipin, tăng nguy cơ hạ huyết áp nghiêm trọng

Chống chỉ định phối hợp

98

Atazanavir/ritonavir

Sildenafil

Atazanavir/ritonavir ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của sildenafil

Tăng nồng độ sildenafil trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (hạ huyết áp, ngất, rối loạn thị giác)

1. Chống chỉ định phối hợp trong trường hợp sử dụng sildenafil điều trị tăng áp động mạch phổi.

2. Trong trường hợp sử dụng sildenafil điều trị rối loạn cương dương, liều sildenafil không vượt quá 25 mg mỗi 48 giờ ở người đang sử dụng atazanavir.

99

Atazanavir/ritonavir

Quetiapin

Atazanavir/ritonavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của quetiapin

Tăng nồng độ của quetiapin, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT

Tốt nhất nên tránh phối hợp. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng atazanavir, giảm liều quetiapin còn 1/6 liều so với liều bình thường.

100

Atazanavir/ritonavir

Rifampicin

Rifampicin cảm ứng CYP3A4 làm tăng chuyển hóa của Atazanavir/ritonavir

Giảm nồng độ atazanavir trong huyết thanh, giảm hiệu quả điều trị

Chống chỉ định phối hợp

101

Atazanavir/ritonavir

Grazoprevir/ elbasvir

Atazanavir/ritonavir ức chế OATP1B1/3 làm giảm vận chuyển grazoprevir vào gan.

Tăng nồng độ grazoprevir/elbasvir, tăng nguy cơ tăng ALT

Chống chỉ định phối hợp

102

Atazanavir/ritonavir

Domperidon

Atazanavir/ritonavir ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của domperidon

Tăng nồng độ domperidon trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT

Chống chỉ định phối hợp

103

Atazanavir/ritonavir (ritonavir)

Colchicin

Ritonavir ức chế mạnh CYP3A4 và ức chế P-gp làm giảm chuyển hóa và thải trừ colchicin.

Tăng nồng độ colchicin trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng độc tính (tiêu chảy, nôn, đau bụng, sốt, xuất huyết, giảm cả ba dòng tế bào máu, các dấu hiệu độc tính trên cơ như đau cơ, mỏi cơ hoặc yếu cơ, nước tiểu sẫm màu, dị cảm, trường hợp nặng có thể gây suy đa tạng và tử vong).

1. Chống chỉ định ở bệnh nhân suy gan hoặc suy thận.

2. Ở bệnh nhân chức năng gan, thận bình thường: nên tránh phối hợp. Nếu phối hợp: giảm liều colchicin. Dùng liều tiếp theo của colchicin sau 3 ngày. Theo dõi nguy cơ độc tính của colchicin.

104

Atazanavir/ritonavir (ritonavir)

Vardenafil

Ritonavir ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của vardenafil

Tăng nồng độ vardenafil trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT

Chống chỉ định phối hợp

105

Atazanavir/ritonavir (ritonavir)

Propafenon

Ritonavir ức chế chuyển hóa của propafenon qua CYP3A4 và CYP2D6.

Tăng nồng độ, dẫn đến tăng độc tính của propafenon (đặc biệt là loạn nhịp tim).

Chống chỉ định phối hợp.

106

Atazanavir/ritonavir (ritonavir)

Everolimus

Ritonavir ức chế mạnh CP3A4 làm giảm chuyển hóa của everolimus ở gan, đồng thời, ức chế P-gp làm giảm thải trừ everolimus khỏi cơ thể.

Tăng nồng độ everolimus trong huyết thanh, tăng tác dụng bất lợi liên quan đến ức chế miễn dịch

Chống chỉ định phối hợp

107

Atazanavir/ritonavir (ritonavir)

Voriconazol

Ritonavir cảm ứng CYP2C19 (hoặc ức chế CYP3A4 ở người thiếu hoặc giảm hoạt tính CYP2C19) làm tăng (hoặc giảm) chuyển hóa của voriconazol tùy thuộc từng cá thể (voriconazol là cơ chất của cả CYP3A4 và CYP2C19)

Giảm (hoặc tăng) nồng độ voriconazol.

1. Việc phối hợp voriconazol và ritonavir liều cao (400mg mỗi 12 giờ) làm giảm rõ rệt nồng độ voriconazol, vì vậy, chống chỉ định phối hợp voriconazol với ritonavir ở mức liều này.

2. Việc phối hợp voriconazol với ritonavir liều thấp (100mg mỗi 12 giờ) cũng đã cho thấy làm giảm nồng độ voriconazol mặc dù mức độ ít hơn so với liều cao ritonavir, vì vậy, nên tránh phối hợp thuốc trừ khi lợi ích vượt trội nguy cơ.

108

Atorvastatin

Ciclosporin

Ciclosporin ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của atorvastatin; ciclosporin cũng ức chế cả OATP1B1 làm giảm vận chuyển atorvastatin vào gan.

Tăng nồng độ simvastatin trong huyết thanh, tăng nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp

Chống chỉ định phối hợp. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn: thay atorvastatin bằng fluvastatin (tối đa 20 mg/ngày), pravastatin (tối đa 20 mg/ngày), rosuvastatin (tối đa 5 mg/ngày).

109

Atorvastatin

Gemfibrozil

Gemfibrozil ức chế OATP1B1 làm giảm vận chuyển atorvastatin vào gan.

Tăng nồng độ atorvastatin trong huyết thanh, tăng nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp

Chống chỉ định phối hợp. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng dẫn chất fibrat, thay thế gemfibrozil bằng fenofibrat nhưng cần thận trọng khi phối hợp.

110

Atropin

Kali clorid (dạng uống giải phóng kéo dài)

Atropin kháng cholinergic gây tồn lưu hoặc làm tăng thời gian kali qua đường tiêu hóa khi sử dụng đường uống, gây loét đường tiêu hóa

Tăng nguy cơ loét tiêu hóa

1. Tốt nhất nên tránh phối hợp, đặc biệt ở người cao tuổi. Cân nhắc chuyển sang sử dụng kali đường tĩnh mạch.

2. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng đồng thời, cân nhắc một số khuyến cáo sau giúp giảm nguy cơ loét tiêu hóa: (1) uống ít nhất 100 mL nước sau khi uống kali, (2) ngồi hoặc đứng thẳng trong ít nhất 5 - 10 phút sau khi uống thuốc.

111

Azithromycin

Thioridazin

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

112

Azithromycin

Haloperidol

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

113

Azithromycin

Sparfloxacin

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

114

Azithromycin

Domperidon

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

Chống chỉ định phối hợp.

115

Benazepril

Sacubitril/val sartan (sacubitril)

Tăng tích lũy bradykinin gây phù mạch

Tăng nguy cơ phù mạch

Chống chỉ định phối hợp. Chỉ bắt đầu sử dụng Sacubitril/valsartan (sacubitril) sau khi ngừng benazepril ít nhất 36 giờ.

116

Bleomycin

Brentuximab

Chưa rõ

Tăng nguy cơ độc tính (không nhiễm trùng) trên phổi (bao gồm viêm phổi không nhiễm trùng, bệnh phổi kẽ hoặc hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS) do tổn thương phế nang, với biểu hiện khó thở, ho và sốt không đặc hiệu

Chống chỉ định phối hợp

117

Boceprevir

Lovastatin

Boceprevir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của lovastatin

Tăng nồng độ của lovastatin trong huyết thanh, tăng nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp

Chống chỉ định phối hợp

118

Boceprevir

Simvastatin

Boceprevir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của simvastatin

Tăng nồng độ của simvastatin trong huyết thanh, tăng nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp

Chống chỉ định phối hợp

119

Boceprevir

Colchicin

Boceprevir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của colchicin

Tăng nồng độ colchicin trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng độc tính (tiêu chảy, nôn, đau bụng, sốt, xuất huyết, giảm cả ba dòng tế bào máu, các dấu hiệu độc tính trên cơ như đau cơ, mỏi cơ hoặc yếu cơ, nước tiểu sẫm màu, dị cảm, trường hợp nặng có thể gây suy đa tạng và tử vong).

1. Chống chỉ định ở bệnh nhân suy gan hoặc suy thận.

2. Ở bệnh nhân chức năng gan, thận bình thường: nên tránh phối hợp. Nếu phối hợp: giảm liều colchicin. Dùng liều tiếp theo của colchicin sau 3 ngày. Theo dõi nguy cơ độc tính của colchicin.

120

Boceprevir

Dihydroergotamin

Boceprevir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của dihydroergotamin

Tăng nồng độ của dihydroergotamin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)

Chống chỉ định phối hợp

121

Boceprevir

Ergotamin

Boceprevir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ergotamin

Tăng nồng độ của ergotamin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)

Chống chỉ định phối hợp

122

Boceprevir

Ergometrin

Boceprevir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ergometrin

Tăng nồng độ của ergometrin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)

Chống chỉ định phối hợp

123

Boceprevir

Methylergometrin

Boceprevir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của methylergometrin

Tăng nồng độ của methylergometrin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)

Chống chỉ định phối hợp

124

Boceprevir

Ivabradin

Boceprevir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ivabradin

Tăng nồng độ ivabradin trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT và chậm nhịp tim

Chống chỉ định phối hợp

125

Bosentan

Glibenclamid

Bosentan cảm ứng CYP3A4 và CYP2C9, làm tăng chuyển hóa của glibenclamid. Cơ chế tăng enzym gan chưa rõ

Tăng nguy cơ tăng enzym gan, giảm nồng độ glibenclamid trong huyết thanh,giảm hiệu quả điều trị

Chống chỉ định phối hợp

126

Bosentan

Ciclosporin

Ciclosporin ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của bosentan; bosentan cảm ứng CYP3A4 làm tăng chuyển hóa của ciclosporin

Tăng nồng độ của bosentan, tăng nguy cơ tác dụng không mong muốn (đau đầu..); giảm nồng độ của ciclosporin trong huyết thanh, giảm hiệu quả điều trị, tăng nguy cơ thải ghép

Chống chỉ định phối hợp

127

Brivudin

Capecitabin

Chất chuyển hóa của brivudin ức chế enzym dihydropyrimidine dehydrogenase (DPD) - enzym chuyển hóa capecitabin

Tăng nồng độ capecitabin trong máu, dẫn đến tăng nguy cơ độc tính

Chống chỉ định phối hợp. Chỉ bắt đầu sử dụng capecitabin sau khi ngừng brivudin ít nhất 4 tuần.

128

Brivudin

Fluorouracil

Chất chuyển hóa của brivudin ức chế enzym dihydropyrimidine dehydrogenase (DPD) - enzym chuyển hóa fluorouracil

Tăng nồng độ fluoruoracil trong máu, dẫn đến tăng nguy cơ độc tính

Chống chỉ định phối hợp. Chỉ bắt đầu sử dụng fluoruoracil sau khi ngừng brivudin ít nhất 4 tuần.

129

Brivudin

Tegafur

Chất chuyển hóa của brivudin ức chế enzym dihydropyrimidine dehydrogenase (DPD) - enzym chuyển hóa tegafur

Tăng nồng độ tegafur trong máu, dẫn đến tăng nguy cơ độc tính

Chống chỉ định phối hợp. Chỉ bắt đầu sử dụng tegafur sau khi ngừng brivudin ít nhất 4 tuần.

130

Bromocriptin

Metoclopramid

Đối kháng tác dụng của nhau

Giảm hiệu quả của cả hai thuốc

Chống chỉ định phối hợp

131

Bromocriptin

Sulpirid

Đối kháng tác dụng của nhau

Giảm hiệu quả của cả hai thuốc

Chống chỉ định phối hợp

132

Bupropion

Linezolid

Hiệp đồng tác dụng serotonin

Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)

1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời linezolid và bupropion. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.

2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng linezolid và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.

133

Bupropion

Xanh methylen (sử dụng đường tiêm tĩnh mạch)

Hiệp đồng tác dụng serotonin

Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)

1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời xanh methylen và bupropion. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.

2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng xanh methylen và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.

134

Bupropion

Furazolidon

Hiệp đồng tác dụng serotonin. Tác dụng ức chế MAO của furazolidon do chất chuyển hóa của thuốc, xuất hiện chậm sau 5 - 10 ngày.

Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)

1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời furazolidon và bupropion. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.

2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng furazolidon và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.

135

Calci clorid

Ceftriaxon

Hình thành tủa calci - ceftriaxon tại mô phổi và thận khi dùng đồng thời đường tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh

Tạo kết tủa tại phổi và thận, có thể dẫn đến tử vong ở trẻ sơ sinh

1. Chống chỉ định sử dụng đồng thời ở trẻ sơ sinh (< 28 ngày tuổi).

2. Ở các đối tượng khác, không trộn lẫn calci và ceftriaxon trong cùng 1 đường truyền, dùng 2 thuốc theo 2 đường truyền tại 2 vị trí khác nhau hoặc dùng lần lượt từng thuốc sau đó khi tráng rửa đường truyền bằng dung môi tương hợp.

136

Calci glubionat

Ceftriaxon

Hình thành tủa calci - ceftriaxon tại mô phổi và thận khi dùng đồng thời đường tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh

Tạo kết tủa tại phổi và thận, có thể dẫn đến tử vong ở trẻ sơ sinh

1. Chống chỉ định sử dụng đồng thời ở trẻ sơ sinh (< 28 ngày tuổi).

2. Ở các đối tượng khác, không trộn lẫn calci và ceftriaxon trong cùng 1 đường truyền, dùng 2 thuốc theo 2 đường truyền tại 2 vị trí khác nhau hoặc dùng lần lượt từng thuốc sau đó khi tráng rửa đường truyền bằng dung môi tương hợp.

137

Calci gluconat

Ceftriaxon

Hình thành tủa calci - ceftriaxon tại mô phổi và thận khi dùng đồng thời đường tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh

Tạo kết tủa tại phổi và thận, có thể dẫn đến tử vong ở trẻ sơ sinh

1. Chống chỉ định sử dụng đồng thời ở trẻ sơ sinh (< 28 ngày tuổi).

2. Ở các đối tượng khác, không trộn lẫn calci và ceftriaxon trong cùng 1 đường truyền, dùng 2 thuốc theo 2 đường truyền tại 2 vị trí khác nhau hoặc dùng lần lượt từng thuốc sau đó khi tráng rửa đường truyền bằng dung môi tương hợp.

138

Captopril

Sacubitril/valsartan (sacubitril)

Tăng tích lũy bradykinin gây phù mạch

Tăng nguy cơ phù mạch

Chống chỉ định phối hợp. Chỉ bắt đầu sử dụng Sacubitril/valsartan (sacubitril) sau khi ngừng captopril ít nhất 36 giờ.

139

Carbamazepin

Linezolid

Hiệp đồng tác dụng serotonin

Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)

1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời linezolid và carbamazepin. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.

2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng linezolid và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.

140

Carbamazepin

Xanh methylen (sử dụng đường tiêm tĩnh mạch)

Hiệp đồng tác dụng serotonin

Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)

1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời xanh methylen và carbamazepin. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.

2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng xanh methylen và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.

141

Carbamazepin

Praziquantel

Carbamazepin cảm ứng CYP3A4 mạnh làm tăng chuyển hóa của praziquantel

Giảm nồng độ của praziquantel trong huyết thanh, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị

Chống chỉ định phối hợp.

142

Carbamazepin

Rilpivirin

Carbamazepin cảm ứng CYP3A4 mạnh làm tăng chuyển hóa của rilpivirin

Giảm nồng độ của rilpivirin trong huyết thanh, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị

Chống chỉ định phối hợp.

143

Carbamazepin

Voriconazol

Carbamazepin cảm ứng CYP3A4 mạnh làm tăng chuyển hóa của voriconazol

Giảm nồng độ của voriconazol trong huyết thanh, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị

Chống chỉ định phối hợp.

144

Carbamazepin

Daclatasvir

Carbamazepin cảm ứng CYP3A4 mạnh làm tăng chuyển hóa của daclatasvir

Giảm nồng độ của daclatasvir trong huyết thanh, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị

Chống chỉ định phối hợp.

145

Carbamazepin

Delamanid

Carbamazepin cảm ứng CYP3A4 mạnh làm tăng chuyển hóa của delamanid

Giảm nồng độ của delamanid trong huyết thanh, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị

Chống chỉ định phối hợp.

146

Carbamazepin

Grazoprevir/ elbasvir

Carbamazepin cảm ứng CYP3A4 mạnh làm tăng chuyển hóa của Grazoprevir/elbasvir

Giảm nồng độ grazoprevir/elbasvir trong huyết thanh, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị

Chống chỉ định phối hợp.

147

Carbamazepin

Ranolazin

Carbamazepin cảm ứng CYP3A4 và P-gp làm tăng chuyển hóa của ranolazin và thải trừ của ranolazin.

Giảm nồng độ ranolazin trong huyết thanh, giảm hiệu quả điều trị

Chống chỉ định phối hợp

148

Carbamazepin

Furazolidon

Hiệp đồng tác dụng serotonin. Tác dụng ức chế MAO của furazolidon do chất chuyển hóa của thuốc, xuất hiện chậm sau 5 - 10 ngày.

Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)

1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời furazolidon và carbamazepin. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.

2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng furazolidon và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.

149

Carvedilol

Colchicin

Carvedilol ức chế P-gp làm giảm thải trừ colchicin.

Tăng nồng độ colchicin trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng độc tính (tiêu chảy, nôn, đau bụng, sốt, xuất huyết, giảm cả ba dòng tế bào máu, các dấu hiệu độc tính trên cơ như đau cơ, mỏi cơ hoặc yếu cơ, nước tiểu sẫm màu, dị cảm, trường hợp nặng có thể gây suy đa tạng và tử vong).

1. Chống chỉ định ở bệnh nhân suy gan hoặc suy thận.

2. Ở bệnh nhân chức năng gan, thận bình thường: nên tránh phối hợp. Nếu phối hợp: giảm liều colchicin. Dùng liều tiếp theo của colchicin sau 3 ngày. Theo dõi nguy cơ độc tính của colchicin.

150

Ceftriaxon

Dung dịch nuôi dưỡng đường tĩnh mạch chứa calci

Hình thành tủa calci - ceftriaxon tại mô phổi và thận khi dùng đồng thời đường tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh

Tạo kết tủa tại phổi và thận, có thể dẫn đến tử vong ở trẻ sơ sinh

1. Chống chỉ định sử dụng đồng thời ở trẻ sơ sinh (< 28 ngày tuổi).

2. Ở các đối tượng khác, không trộn lẫn calci và ceftriaxon trong cùng 1 đường truyền, dùng 2 thuốc theo 2 đường truyền tại 2 vị trí khác nhau hoặc dùng lần lượt từng thuốc sau đó khi tráng rửa đường truyền bằng dung môi tương hợp.

151

Ceftriaxon

Ringer Lactat

Hình thành tủa calci - ceftriaxon tại mô phổi và thận khi dùng đồng thời đường tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh

Tạo kết tủa tại phổi và thận, có thể dẫn đến tử vong ở trẻ sơ sinh

1. Chống chỉ định sử dụng đồng thời ở trẻ sơ sinh (< 28 ngày tuổi).

2. Ở các đối tượng khác, không trộn lẫn calci và ceftriaxon trong cùng 1 đường truyền, dùng 2 thuốc theo 2 đường truyền tại 2 vị trí khác nhau hoặc dùng lần lượt từng thuốc sau đó khi tráng rửa đường truyền bằng dung môi tương hợp.

152

Celecoxib

Ketorolac

Hiệp đồng tác dụng kích ứng đường tiêu hóa

Tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa nghiêm trọng (sử dụng đồng thời ketorolac với 1 NSAID khác làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa gấp 5 lần so với phối hợp 2 NSAID khác)

Chống chỉ định phối hợp. Cần đặc biệt lưu ý nguy cơ tương tác trong trường hợp giảm đau hậu phẫu.

153

Ciclosporin

Pitavastatin

Ciclosporin ức chế OATP1B1 làm giảm vận chuyển pitavastatin vào gan.

Tăng nồng độ pitavastatin trong huyết thanh, tăng nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp

Chống chỉ định phối hợp. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn: thay pitavastatin bằng fluvastatin (tối đa 20 mg/ngày), pravastatin (tối đa 20 mg/ngày), rosuvastatin (tối đa 5 mg/ngày).

154

Ciclosporin

Lovastatin

Ciclosporin ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của lovastatin; ciclosporin cũng ức chế cả OATP1B1 làm giảm vận chuyển lovastatin vào gan.

Tăng nồng độ lovastatin trong huyết thanh, tăng nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp

Chống chỉ định phối hợp. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng dẫn chất statin, thay lovastatin bằng fluvastatin (tối đa 20 mg/ngày), pravastatin (tối đa 20 mg/ngày), rosuvastatin (tối đa 5 mg/ngày).

155

Ciclosporin

Simvastatin

Ciclosporin ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của simvastatin; ciclosporin cũng ức chế cả OATP1B1 làm giảm vận chuyển simvastatin vào gan.

Tăng nồng độ simvastatin trong huyết thanh, tăng nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp

Chống chỉ định phối hợp. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng dẫn chất statin, thay simvastatin bằng fluvastatin (tối đa 20 mg/ngày), pravastatin (tối đa 20 mg/ngày), rosuvastatin (tối đa 5 mg/ngày).

156

Ciclosporin

Colchicin

Ciclosporin ức chế P-gp làm giảm thải trừ colchicin.

Tăng nồng độ colchicin trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng độc tính (tiêu chảy, nôn, đau bụng, sốt, xuất huyết, giảm cả ba dòng tế bào máu, các dấu hiệu độc tính trên cơ như đau cơ, mỏi cơ hoặc yếu cơ, nước tiểu sẫm màu, dị cảm, trường hợp nặng có thể gây suy đa tạng và tử vong).

1. Chống chỉ định ở bệnh nhân suy gan hoặc suy thận.

2. Ở bệnh nhân chức năng gan, thận bình thường: nên tránh phối hợp. Nếu phối hợp: giảm liều colchicin. Dùng liều tiếp theo của colchicin sau 3 ngày. Theo dõi nguy cơ độc tính của colchicin.

157

Ciclosporin

Lercanidipin

Ciclosporin ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của lercanidipin và ngược lại, lercanidipin ức chế yếu CYP3A4 làm giảm chuyển hóa ciclosporin.

Tăng nồng độ ciclosporin, tăng nồng độ lercanidipin trong huyết thanh, tăng nguy cơ hạ huyết áp nghiêm trọng

Chống chỉ định phối hợp

158

Ciclosporin

Grazoprevir/ elbasvir

Ciclosporin ức chế OATP1B1/3 làm giảm vận chuyển grazoprevir vào gan.

Tăng nồng độ grazoprevir/elbasvir, tăng nguy cơ tăng ALT

Chống chỉ định phối hợp

159

Cilostazol

Domperidon

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

Chống chỉ định phối hợp.

160

Ciprofloxacin

Thioridazin

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

161

Ciprofloxacin

Tizanidin

Ciprofloxacin ức chế CYP1A2 mạnh làm giảm chuyển hóa của tizanidin

Tăng nồng độ của tizanidin trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng bất lợi (hạ huyết áp, buồn ngủ, nhịp tim chậm...)

Chống chỉ định phối hợp

162

Ciprofloxacin

Duloxetin

Ciprofloxacin ức chế CYP1A2 mạnh làm giảm chuyển hóa của duloxetin

Tăng nồng độ của duloxetin trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng không mong muốn (buồn ngủ, hôn mê, hội chứng serotonin, co giật, nôn và nhịp tim nhanh...)

Chống chỉ định phối hợp

163

Ciprofloxacin

Domperidon

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

Chống chỉ định phối hợp.

164

Citalopram

Linezolid

Hiệp đồng tác dụng serotonin

Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)

1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời linezolid và citalopram. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.

2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng linezolid và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.

165

Citalopram

Xanh methylen (sử dụng đường tiêm tĩnh mạch)

Hiệp đồng tác dụng serotonin

Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)

1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời xanh methylen và carbamazepin. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.

2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng xanh methylen và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.

166

Citalopram

Thioridazin

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

167

Citalopram

Moxifloxacin

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

168

Citalopram

Clorpromazin

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

169

Citalopram

Domperidon

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

Chống chỉ định phối hợp.

170

Citalopram

Fluconazol

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

171

Citalopram

Haloperidol

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

172

Citalopram

Sotalol

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

173

Citalopram

Furazolidon

Hiệp đồng tác dụng serotonin. Tác dụng ức chế MAO của furazolidon do chất chuyển hóa của thuốc, xuất hiện chậm sau 5 - 10 ngày.

Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)

1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời furazolidon và citalopram. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.

2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng furazolidon và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.

174

Citalopram

Sparfloxacin

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

175

Clarithromycin

Thioridazin

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

176

Clarithromycin

Fluconazol

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

177

Clarithromycin

Haloperidol

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

178

Clarithromycin

Piperaquin/ dihydroartemisinin (piperaquin)

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

179

Clarithromycin

Lovastatin

Clarithromycin ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của lovastatin

Tăng nồng độ của lovastatin trong huyết thanh, tăng nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp

Chống chỉ định phối hợp. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn:

- Trong trường hợp bắt buộc sử dụng kháng sinh macrolid, thay clarithromycin bằng azithromycin HOẶC

- Trong trường hợp bắt buộc sử dụng dẫn chất statin, thay lovastatin bằng các dẫn chất statin khác (lưu ý liều pravastatin không vượt quá 40 mg/ngày, fluvastatin không vượt quá 20 mg/ngày, thận trọng khi phối hợp với atorvastatin).

180

Clarithromycin

Simvastatin

Clarithromycin ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của simvastatin

Tăng nồng độ của simvastatin trong huyết thanh, tăng nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp

Chống chỉ định phối hợp. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn:

- Trong trường hợp bắt buộc sử dụng kháng sinh macrolid, thay clarithromycin bằng azithromycin HOẶC

- Trong trường hợp bắt buộc sử dụng dẫn chất statin, thay simvastatin bằng các dẫn chất statin khác (lưu ý liều pravastatin không vượt quá 40 mg/ngày, fluvastatin không vượt quá 20 mg/ngày, thận trọng khi phối hợp với atorvastatin).

181

Clarithromycin

Colchicin

Clarithromycin ức chế mạnh CYP3A4 và ức chế P-gp làm giảm chuyển hóa và thải trừ colchicin.

Tăng nồng độ colchicin trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng độc tính (tiêu chảy, nôn, đau bụng, sốt, xuất huyết, giảm cả ba dòng tế bào máu, các dấu hiệu độc tính trên cơ như đau cơ, mỏi cơ hoặc yếu cơ, nước tiểu sẫm màu, dị cảm, trường hợp nặng có thể gây suy đa tạng và tử vong).

1. Chống chỉ định ở bệnh nhân suy gan hoặc suy thận.

2. Ở bệnh nhân chức năng gan, thận bình thường: nên tránh phối hợp. Nếu phối hợp: giảm liều colchicin. Dùng liều tiếp theo của colchicin sau 3 ngày. Theo dõi nguy cơ độc tính của colchicin.

182

Clarithromycin

Dihydroergotamin

Clarithromycin ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của dihydroergotamin

Tăng nồng độ của dihydroergotamin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)

Chống chỉ định phối hợp

183

Clarithromycin

Ergotamin

Clarithromycin ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ergotamin

Tăng nồng độ của ergotamin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)

Chống chỉ định phối hợp

184

Clarithromycin

Ergometrin

Clarithromycin ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ergometrin

Tăng nồng độ của ergometrin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)

Chống chỉ định phối hợp

185

Clarithromycin

Methylergometrin

Clarithromycin ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của methylergometrin

Tăng nồng độ của methylergometrin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)

Chống chỉ định phối hợp

186

Clarithromycin

Ivabradin

Clarithromycin ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ivabradin

Tăng nồng độ ivabradin trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT và chậm nhịp tim

Chống chỉ định phối hợp. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn: Trong trường hợp bắt buộc sử dụng kháng sinh macrolid, thay clarithromycin bằng azithromycin.

187

Clarithromycin

Ticagrelor

Clarithromycin ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ticagrelor

Tăng nồng độ của ticagrelor trong huyết thanh, tăng nguy cơ xuất huyết

Chống chỉ định phối hợp. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn: Trong trường hợp bắt buộc sử dụng kháng sinh macrolid, thay clarithromycin bằng azithromycin.

188

Clarithromycin

Ranolazin

Clarithromycin ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ranolazin

Tăng nồng độ ranolazin trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT

Chống chỉ định phối hợp. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn: Trong trường hợp bắt buộc sử dụng kháng sinh macrolid, thay clarithromycin bằng azithromycin.

189

Clarithromycin

Tolvaptan

Clarithromycin ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của tolvaptan

Tăng nồng độ tolvaptan trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng không mong muốn (tăng nồng độ natri huyết thanh, đa niệu, khát nước, giảm thể tích tuần hoàn...)

Chống chỉ định phối hợp. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn: Trong trường hợp bắt buộc sử dụng kháng sinh macrolid, thay clarithromycin bằng azithromycin.

190

Clarithromycin

Felodipin

Clarithromycin ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của felodipin

Tăng nồng độ felodipin, tăng nguy cơ hạ huyết áp nghiêm trọng

Chống chỉ định phối hợp. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn: Trong trường hợp bắt buộc sử dụng kháng sinh macrolid, thay clarithromycin bằng azithromycin.

191

Clarithromycin

Lercanidipin

Clarithromycin ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của lercanidipin

Tăng nồng độ lercanidipin, tăng nguy cơ hạ huyết áp nghiêm trọng

Chống chỉ định phối hợp. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn: Trong trường hợp bắt buộc sử dụng kháng sinh macrolid, thay clarithromycin bằng azithromycin.

192

Clarithromycin

Quetiapin

Clarithromycin ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của quetiapin

Tăng nồng độ của quetiapin, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT

Chống chỉ định phối hợp. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn: Trong trường hợp bắt buộc sử dụng kháng sinh macrolid, thay clarithromycin bằng azithromycin.

193

Clarithromycin

Everolimus

Clarithromycin ức chế mạnh CP3A4 làm giảm chuyển hóa của everolimus ở gan, đồng thời, ức chế P-gp làm giảm thải trừ everolimus khỏi cơ thể.

Tăng nồng độ everolimus trong huyết thanh, tăng tác dụng bất lợi liên quan đến ức chế miễn dịch

Chống chỉ định phối hợp

194

Clarithromycin

Saquinavir/ ritonavir

Clarithromycin ức chế CYP3A4 và P-gp, làm giảm chuyển hóa và thải trừ saquinavir. Saquinavir cũng ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của clarithromycin.

Tăng nồng độ clarithromycin, tăng nồng độ saquinavir, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT và xoắn đỉnh.

1. Chống chỉ định phối hợp ở bệnh nhân có QTc > 450 ms và saquinavir ở dạng phối hợp ritonavir.

2. Trong trường hợp bắt buộc phối hợp, định kỳ đo điện tâm đồ mỗi 3-4 ngày. Nếu QTc > 480 ms hoặc tăng > 20 ms so với ban đầu, ngừng 1 trong 2 hoặc cả 2 thuốc.

195

Clarithromycin

Sparfloxacin

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

196

Clarithromycin

Domperidon

Clarithromycin ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của domperidon

Tăng nồng độ domperidon trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT

Chống chỉ định phối hợp

197

Clidinium

Kali clorid (dạng uống giải phóng kéo dài)

Clidinium kháng cholinergic gây tồn lưu hoặc làm tăng thời gian kali qua đường tiêu hóa khi sử dụng đường uống, gây loét đường tiêu hóa

Tăng nguy cơ loét tiêu hóa

1. Tốt nhất nên tránh phối hợp, đặc biệt ở người cao tuổi. Cân nhắc chuyển sang sử dụng kali đường tĩnh mạch.

2. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng đồng thời, cân nhắc một số khuyến cáo sau giúp giảm nguy cơ loét tiêu hóa: (1) uống ít nhất 100 mL nước sau khi uống kali, (2) ngồi hoặc đứng thẳng trong ít nhất 5 - 10 phút sau khi uống thuốc.

198

Clomipramin

Linezolid

Hiệp đồng tác dụng serotonin

Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)

1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời linezolid và clomipramin. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.

2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng linezolid và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.

199

Clomipramin

Xanh methylen (sử dụng đường tiêm tĩnh mạch)

Hiệp đồng tác dụng serotonin

Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)

1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời xanh methylen và pethidin. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng opioid, có thể đổi sang các opiod khác không có hoạt tính ức chế thu hồi serotonin (morphin, codein, oxycodon, buprenorphin)

2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng xanh methylen và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.

200

Clomipramin

Furazolidon

Hiệp đồng tác dụng serotonin. Tác dụng ức chế MAO của furazolidon do chất chuyển hóa của thuốc, xuất hiện chậm sau 5 - 10 ngày.

Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)

1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời furazolidon và clomipramin. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.

2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng furazolidon và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.

201

Clonixin

Ketorolac

Hiệp đồng tác dụng kích ứng đường tiêu hóa

Tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa nghiêm trọng (sử dụng đồng thời ketorolac với 1 NSAID khác làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa gấp 5 lần so với phối hợp 2 NSAID khác)

Chống chỉ định phối hợp. Cần đặc biệt lưu ý nguy cơ tương tác trong trường hợp giảm đau hậu phẫu.

202

Cloroquin

Thioridazin

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

203

Cloroquin

Sparfloxacin

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

204

Cloroquin

Domperidon

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

Chống chỉ định phối hợp.

205

Clorpromazin

Thioridazin

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

206

Clorpromazin

Moxifloxacin

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

207

Clorpromazin

Escitalopram

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

208

Clorpromazin

Haloperidol

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

209

Clorpromazin

Piperaquin/ dihydroartemisinin (piperaquin)

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

210

Clorpromazin

Sparfloxacin

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

211

Clorpromazin

Domperidon

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

Chống chỉ định phối hợp.

212

Colchicin

Indinavir +/- ritonavir

Indinavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của colchicin

Tăng nồng độ colchicin trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng độc tính (tiêu chảy, nôn, đau bụng, sốt, xuất huyết, giảm cả ba dòng tế bào máu, các dấu hiệu độc tính trên cơ như đau cơ, mỏi cơ hoặc yếu cơ, nước tiểu sẫm màu, dị cảm, trường hợp nặng có thể gây suy đa tạng và tử vong).

1. Chống chỉ định ở bệnh nhân suy gan hoặc suy thận.

2. Ở bệnh nhân chức năng gan, thận bình thường: nên tránh phối hợp. Nếu phối hợp: giảm liều colchicin. Dùng liều tiếp theo của colchicin sau 3 ngày. Theo dõi nguy cơ độc tính của colchicin.

213

Colchicin

Lopinavir/ritonavir (ritonavir)

Ritonavir ức chế mạnh CYP3A4 và ức chế P-gp làm giảm chuyển hóa và thải trừ colchicin.

Tăng nồng độ colchicin trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng độc tính (tiêu chảy, nôn, đau bụng, sốt, xuất huyết, giảm cả ba dòng tế bào máu, các dấu hiệu độc tính trên cơ như đau cơ, mỏi cơ hoặc yếu cơ, nước tiểu sẫm màu, dị cảm, trường hợp nặng có thể gây suy đa tạng và tử vong).

1. Chống chỉ định ở bệnh nhân suy gan hoặc suy thận.

2. Ở bệnh nhân chức năng gan, thận bình thường: nên tránh phối hợp. Nếu phối hợp: giảm liều colchicin. Dùng liều tiếp theo của colchicin sau 3 ngày. Theo dõi nguy cơ độc tính của colchicin.

214

Colchicin

Darunavir/ritonavir (ritonavir)

Ritonavir ức chế mạnh CYP3A4 và ức chế P-gp làm giảm chuyển hóa và thải trừ colchicin.

Tăng nồng độ colchicin trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng độc tính (tiêu chảy, nôn, đau bụng, sốt, xuất huyết, giảm cả ba dòng tế bào máu, các dấu hiệu độc tính trên cơ như đau cơ, mỏi cơ hoặc yếu cơ, nước tiểu sẫm màu, dị cảm, trường hợp nặng có thể gây suy đa tạng và tử vong).

1. Chống chỉ định ở bệnh nhân suy gan hoặc suy thận.

2. Ở bệnh nhân chức năng gan, thận bình thường: nên tránh phối hợp. Nếu phối hợp: giảm liều colchicin. Dùng liều tiếp theo của colchicin sau 3 ngày. Theo dõi nguy cơ độc tính của colchicin.

215

Colchicin

Saquinavir +/- ritonavir

Saquinavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của colchicin

Tăng nồng độ colchicin trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng độc tính (tiêu chảy, nôn, đau bụng, sốt, xuất huyết, giảm cả ba dòng tế bào máu, các dấu hiệu độc tính trên cơ như đau cơ, mỏi cơ hoặc yếu cơ, nước tiểu sẫm màu, dị cảm, trường hợp nặng có thể gây suy đa tạng và tử vong).

1. Chống chỉ định ở bệnh nhân suy gan hoặc suy thận.

2. Ở bệnh nhân chức năng gan, thận bình thường: nên tránh phối hợp. Nếu phối hợp: giảm liều colchicin. Dùng liều tiếp theo của colchicin sau 3 ngày. Theo dõi nguy cơ độc tính của colchicin.

216

Colchicin

Itraconazol

Itraconazol ức chế mạnh CYP3A4 và ức chế P-gp làm giảm chuyển hóa và thải trừ colchicin.

Tăng nồng độ colchicin trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng độc tính (tiêu chảy, nôn, đau bụng, sốt, xuất huyết, giảm cả ba dòng tế bào máu, các dấu hiệu độc tính trên cơ như đau cơ, mỏi cơ hoặc yếu cơ, nước tiểu sẫm màu, dị cảm, trường hợp nặng có thể gây suy đa tạng và tử vong).

1. Chống chỉ định ở bệnh nhân suy gan hoặc suy thận.

2. Ở bệnh nhân chức năng gan, thận bình thường: nên tránh phối hợp. Nếu phối hợp: giảm liều colchicin. Dùng liều tiếp theo của colchicin sau 3 ngày. Theo dõi nguy cơ độc tính của colchicin.

217

Colchicin

Posaconazol

Posaconazol ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của colchicin

Tăng nồng độ colchicin trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng độc tính (tiêu chảy, nôn, đau bụng, sốt, xuất huyết, giảm cả ba dòng tế bào máu, các dấu hiệu độc tính trên cơ như đau cơ, mỏi cơ hoặc yếu cơ, nước tiểu sẫm màu, dị cảm, trường hợp nặng có thể gây suy đa tạng và tử vong).

1. Chống chỉ định ở bệnh nhân suy gan hoặc suy thận.

2. Ở bệnh nhân chức năng gan, thận bình thường: nên tránh phối hợp. Nếu phối hợp: giảm liều colchicin. Dùng liều tiếp theo của colchicin sau 3 ngày. Theo dõi nguy cơ độc tính của colchicin.

218

Colchicin

Voriconazol

Voriconazol ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của colchicin

Tăng nồng độ colchicin trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng độc tính (tiêu chảy, nôn, đau bụng, sốt, xuất huyết, giảm cả ba dòng tế bào máu, các dấu hiệu độc tính trên cơ như đau cơ, mỏi cơ hoặc yếu cơ, nước tiểu sẫm màu, dị cảm, trường hợp nặng có thể gây suy đa tạng và tử vong).

1. Chống chỉ định ở bệnh nhân suy gan hoặc suy thận.

2. Ở bệnh nhân chức năng gan, thận bình thường: nên tránh phối hợp. Nếu phối hợp: giảm liều colchicin. Dùng liều tiếp theo của colchicin sau 3 ngày. Theo dõi nguy cơ độc tính của colchicin.

219

Colchicin

Roxithromycin

Roxithromycin ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của colchicin

Tăng nồng độ colchicin trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng độc tính (tiêu chảy, nôn, đau bụng, sốt, xuất huyết, giảm cả ba dòng tế bào máu, các dấu hiệu độc tính trên cơ như đau cơ, mỏi cơ hoặc yếu cơ, nước tiểu sẫm màu, dị cảm, trường hợp nặng có thể gây suy đa tạng và tử vong).

1. Chống chỉ định ở bệnh nhân suy gan hoặc suy thận.

2. Ở bệnh nhân chức năng gan, thận bình thường: nên tránh phối hợp. Nếu phối hợp: giảm liều colchicin. Dùng liều tiếp theo của colchicin sau 3 ngày. Theo dõi nguy cơ độc tính của colchicin.

220

Colchicin

Erythromycin

Erythromycin ức chế mạnh CYP3A4 và ức chế P-gp làm giảm chuyển hóa và thải trừ colchicin.

Tăng nồng độ colchicin trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng độc tính (tiêu chảy, nôn, đau bụng, sốt, xuất huyết, giảm cả ba dòng tế bào máu, các dấu hiệu độc tính trên cơ như đau cơ, mỏi cơ hoặc yếu cơ, nước tiểu sẫm màu, dị cảm, trường hợp nặng có thể gây suy đa tạng và tử vong).

1. Chống chỉ định ở bệnh nhân suy gan hoặc suy thận.

2. Ở bệnh nhân chức năng gan, thận bình thường: nên tránh phối hợp. Nếu phối hợp: giảm liều colchicin. Dùng liều tiếp theo của colchicin sau 3 ngày. Theo dõi nguy cơ độc tính của colchicin.

221

Colchicin

Ranolazin

Ranolazin ức chế P-gp làm giảm thải trừ colchicin.

Tăng nồng độ colchicin trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng độc tính (tiêu chảy, nôn, đau bụng, sốt, xuất huyết, giảm cả ba dòng tế bào máu, các dấu hiệu độc tính trên cơ như đau cơ, mỏi cơ hoặc yếu cơ, nước tiểu sẫm màu, dị cảm, trường hợp nặng có thể gây suy đa tạng và tử vong).

1. Chống chỉ định ở bệnh nhân suy gan hoặc suy thận.

2. Ở bệnh nhân chức năng gan, thận bình thường: nên tránh phối hợp. Nếu phối hợp: giảm liều colchicin. Dùng liều tiếp theo của colchicin sau 3 ngày. Theo dõi nguy cơ độc tính của colchicin.

222

Colchicin

Verapamil

Verapamil ức chế P-gp làm giảm thải trừ colchicin.

Tăng nồng độ colchicin trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng độc tính (tiêu chảy, nôn, đau bụng, sốt, xuất huyết, giảm cả ba dòng tế bào máu, các dấu hiệu độc tính trên cơ như đau cơ, mỏi cơ hoặc yếu cơ, nước tiểu sẫm màu, dị cảm, trường hợp nặng có thể gây suy đa tạng và tử vong).

1. Chống chỉ định ở bệnh nhân suy gan hoặc suy thận.

2. Ở bệnh nhân chức năng gan, thận bình thường: nên tránh phối hợp. Nếu phối hợp: giảm liều colchicin. Dùng liều tiếp theo của colchicin sau 3 ngày. Theo dõi nguy cơ độc tính của colchicin.

223

Colchicin

Diltiazem

Diltiazem ức chế P-gp làm giảm thải trừ colchicin.

Tăng nồng độ colchicin trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng độc tính (tiêu chảy, nôn, đau bụng, sốt, xuất huyết, giảm cả ba dòng tế bào máu, các dấu hiệu độc tính trên cơ như đau cơ, mỏi cơ hoặc yếu cơ, nước tiểu sẫm màu, dị cảm, trường hợp nặng có thể gây suy đa tạng và tử vong).

1. Chống chỉ định ở bệnh nhân suy gan hoặc suy thận.

2. Ở bệnh nhân chức năng gan, thận bình thường: nên tránh phối hợp. Nếu phối hợp: giảm liều colchicin. Dùng liều tiếp theo của colchicin sau 3 ngày. Theo dõi nguy cơ độc tính của colchicin.

224

Colchicin

Sunitinib

Sunitinib ức chế P-gp làm giảm thải trừ colchicin.

Tăng nồng độ colchicin trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng độc tính (tiêu chảy, nôn, đau bụng, sốt, xuất huyết, giảm cả ba dòng tế bào máu, các dấu hiệu độc tính trên cơ như đau cơ, mỏi cơ hoặc yếu cơ, nước tiểu sẫm màu, dị cảm, trường hợp nặng có thể gây suy đa tạng và tử vong).

1. Chống chỉ định ở bệnh nhân suy gan hoặc suy thận.

2. Ở bệnh nhân chức năng gan, thận bình thường: nên tránh phối hợp. Nếu phối hợp: giảm liều colchicin. Dùng liều tiếp theo của colchicin sau 3 ngày. Theo dõi nguy cơ độc tính của colchicin.

225

Colchicin

Nilotinib

Nilotinib ức chế P-gp làm giảm thải trừ colchicin.

Tăng nồng độ colchicin trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng độc tính (tiêu chảy, nôn, đau bụng, sốt, xuất huyết, giảm cả ba dòng tế bào máu, các dấu hiệu độc tính trên cơ như đau cơ, mỏi cơ hoặc yếu cơ, nước tiểu sẫm màu, dị cảm, trường hợp nặng có thể gây suy đa tạng và tử vong).

1. Chống chỉ định ở bệnh nhân suy gan hoặc suy thận.

2. Ở bệnh nhân chức năng gan, thận bình thường: nên tránh phối hợp. Nếu phối hợp: giảm liều colchicin. Dùng liều tiếp theo của colchicin sau 3 ngày. Theo dõi nguy cơ độc tính của colchicin.

226

Dabigatran

Itraconazol

Itraconazol ức chế P-gp làm giảm thải trừ dabigatran khỏi cơ thể

Tăng nồng độ dabigatran trong huyết thanh, tăng nguy cơ xuất huyết

Chống chỉ định phối hợp

227

Daclatasvir

Rifampicin

Rifampicin cảm ứng CYP3A4 làm tăng chuyển hóa của daclatasvir

Giảm nồng độ của daclatasvir trong huyết thanh, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị

Chống chỉ định phối hợp.

228

Daclatasvir

Enzalutamid

Enzalutamid cảm ứng CYP3A4 làm tăng chuyển hóa của daclatasvir

Giảm nồng độ của daclatasvir trong huyết thanh, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị

Chống chỉ định phối hợp.

229

Daclatasvir

Phenobarbital

Phenobarbital cảm ứng CYP3A4 mạnh làm tăng chuyển hóa của daclatasvir

Giảm nồng độ của daclatasvir trong huyết thanh, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị

Chống chỉ định phối hợp.

230

Daclatasvir

Phenytoin

Phenytoin cảm ứng CYP3A4 mạnh làm tăng chuyển hóa của daclatasvir

Giảm nồng độ của daclatasvir trong huyết thanh, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị

Chống chỉ định phối hợp.

231

Danazol

Simvastatin

Danazol ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của simvastatin

Tăng nồng độ simvastatin trong huyết thanh, tăng nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp

Chống chỉ định phối hợp

232

Danazol

Lovastatin

Danazol ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của lovastatin

Tăng nồng độ lovastatin trong huyết thanh, tăng nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp

Chống chỉ định phối hợp

233

Darunavir/ritonavir

Lovastatin

Darunavir/ritonavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của lovastatin

Tăng nồng độ của lovastatin trong huyết thanh, tăng nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp

Chống chỉ định phối hợp. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng dẫn chất statin, thay lovastatin bằng các dẫn chất statin khác (ngoại trừ simvastatin), sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả, atorvastatin không vượt quá 20 mg/ngày (hoặc 40 mg/ngày theo Hướng dẫn điều trị HIV/AIDS của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới), pitavastatin không cần hiệu chỉnh liều khi phối hợp.

234

Darunavir/ritonavir

Simvastatin

Darunavir/ritonavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của simvastatin

Tăng nồng độ của simvastatin trong huyết thanh, tăng nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp

Chống chỉ định phối hợp. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng dẫn chất statin, thay simvastatin bằng các dẫn chất statin khác (ngoại trừ lovastatin), sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả, atorvastatin không vượt quá 20 mg/ngày (hoặc 40 mg/ngày theo Hướng dẫn điều trị HIV/AIDS của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới), pitavastatin không cần hiệu chỉnh liều khi phối hợp.

235

Darunavir/ritonavir

Dihydroergotamin

Darunavir/ritonavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của dihydroergotamin

Tăng nồng độ của dihydroergotamin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)

Chống chỉ định phối hợp

236

Darunavir/ritonavir

Ergotamin

Darunavir/ritonavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ergotamin

Tăng nồng độ của ergotamin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)

Chống chỉ định phối hợp

237

Darunavir/ritonavir

Ergometrin

Darunavir/ritonavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ergometrin

Tăng nồng độ của ergometrin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)

Tốt nhất nên tránh phối hợp. Đối với trường hợp điều trị băng huyết sau sinh, nếu không còn thuốc khác thay thế ở người bệnh đang sử dụng darunavir, sử dụng ergometrin chỉ khi lợi ích vượt trội nguy cơ và sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất.

238

Darunavir/ritonavir

Methylergometrin

Darunavir/ritonavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của methylergometrin

Tăng nồng độ của methylergometrin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)

Tốt nhất nên tránh phối hợp. Đối với trường hợp điều trị băng huyết sau sinh, nếu không còn thuốc khác thay thế ở người bệnh đang sử dụng darunavir, sử dụng methylergometrin chỉ khi lợi ích vượt trội nguy cơ và sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất.

239

Darunavir/ritonavir

Ivabradin

Darunavir/ritonavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ivabradin

Tăng nồng độ ivabradin trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT và chậm nhịp tim

Chống chỉ định phối hợp

240

Darunavir/ritonavir

Ticagrelor

Darunavir/ritonavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ticagrelor

Tăng nồng độ của ticagrelor trong huyết thanh, tăng nguy cơ xuất huyết

Chống chỉ định phối hợp

241

Darunavir/ritonavir

Ranolazin

Darunavir/ritonavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ranolazin

Tăng nồng độ ranolazin trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT

Chống chỉ định phối hợp

242

Darunavir/ritonavir

Tolvaptan

Darunavir/ritonavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của tolvaptan

Tăng nồng độ tolvaptan trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng không mong muốn (tăng nồng độ natri huyết thanh, đa niệu, khát nước, giảm thể tích tuần hoàn...)

Chống chỉ định phối hợp

243

Darunavir/ritonavir

Felodipin

Darunavir/ritonavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của felodipin

Tăng nồng độ felodipin, tăng nguy cơ hạ huyết áp nghiêm trọng

Chống chỉ định phối hợp

244

Darunavir/ritonavir

Lercanidipin

Darunavir/ritonavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của lercanidipin

Tăng nồng độ lercanidipin, tăng nguy cơ hạ huyết áp nghiêm trọng

Chống chỉ định phối hợp

245

Darunavir/ritonavir

Sildenafil

Darunavir/ritonavir ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của sildenafil

Tăng nồng độ sildenafil trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (hạ huyết áp, ngất, rối loạn thị giác)

1. Chống chỉ định phối hợp trong trường hợp sử dụng sildenafil điều trị tăng áp động mạch phổi.

2. Trong trường hợp sử dụng sildenafil điều trị rối loạn cương dương, liều sildenafil không vượt quá 25 mg mỗi 48 giờ ở người đang sử dụng darunavir.

246

Darunavir/ritonavir

Quetiapin

Darunavir/ritonavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của quetiapin

Tăng nồng độ của quetiapin, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT

Tốt nhất nên tránh phối hợp. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng darunavir, giảm liều quetiapin còn 1/6 liều so với liều bình thường.

247

Darunavir/ritonavir

Rifampicin

Rifampicin cảm ứng CYP3A4 làm tăng chuyển hóa của Darunavir/ritonavir

Giảm nồng độ darunavir trong huyết thanh, giảm hiệu quả điều trị

Chống chỉ định phối hợp

248

Darunavir/ritonavir

Grazoprevir/ elbasvir

Darunavir/ritonavir ức chế OATP1B1/3 làm giảm vận chuyển grazoprevir vào gan.

Tăng nồng độ grazoprevir/elbasvir, tăng nguy cơ tăng ALT

Chống chỉ định phối hợp

249

Darunavir/ritonavir

Domperidon

Darunavir/ritonavir ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của domperidon

Tăng nồng độ domperidon trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT

Chống chỉ định phối hợp

250

Darunavir/ritonavir (ritonavir)

Vardenafil

Ritonavir ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của vardenafil

Tăng nồng độ vardenafil trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT

Chống chỉ định phối hợp

251

Darunavir/ritonavir (ritonavir)

Propafenon

Ritonavir ức chế chuyển hóa của propafenon qua CYP3A4 và CYP2D6.

Tăng nồng độ, dẫn đến tăng độc tính của propafenon (đặc biệt là loạn nhịp tim).

Chống chỉ định phối hợp.

252

Darunavir/ritonavir (ritonavir)

Everolimus

Ritonavir ức chế mạnh CP3A4 làm giảm chuyển hóa của everolimus ở gan, đồng thời, ức chế P-gp làm giảm thải trừ everolimus khỏi cơ thể.

Tăng nồng độ everolimus trong huyết thanh, tăng tác dụng bất lợi liên quan đến ức chế miễn dịch

Chống chỉ định phối hợp

253

Darunavir/ritonavir (ritonavir)

Voriconazol

Ritonavir cảm ứng CYP2C19 (hoặc ức chế CYP3A4 ở người thiếu hoặc giảm hoạt tính CYP2C19) làm tăng (hoặc giảm) chuyển hóa của voriconazol tùy thuộc từng cá thể (voriconazol là cơ chất của cả CYP3A4 và CYP2C19)

Giảm (hoặc tăng) nồng độ voriconazol.

1. Việc phối hợp voriconazol và ritonavir liều cao (400mg mỗi 12 giờ) làm giảm rõ rệt nồng độ voriconazol, vì vậy, chống chỉ định phối hợp voriconazol với ritonavir ở mức liều này.

2. Việc phối hợp voriconazol với ritonavir liều thấp (100mg mỗi 12 giờ) cũng đã cho thấy làm giảm nồng độ voriconazol mặc dù mức độ ít hơn so với liều cao ritonavir, vì vậy, nên tránh phối hợp thuốc trừ khi lợi ích vượt trội nguy cơ.

254

Delamanid

Rifampicin

Rifampicin cảm ứng CYP3A4 làm tăng chuyển hóa của delamanid

Giảm nồng độ của delamanid trong huyết thanh, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị

Chống chỉ định phối hợp.

255

Delamanid

Enzalutamid

Enzalutamid cảm ứng CYP3A4 làm tăng chuyển hóa của delamanid

Giảm nồng độ của delamanid trong huyết thanh, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị

Chống chỉ định phối hợp.

256

Delamanid

Phenytoin

Phenytoin cảm ứng CYP3A4 mạnh làm tăng chuyển hóa của delamanid

Giảm nồng độ của delamanid trong huyết thanh, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị

Chống chỉ định phối hợp.

257

Dexamethason

Rilpivirin

Dexamethason cảm ứng CYP3A4 mạnh làm tăng chuyển hóa của rilpivirin

Giảm nồng độ của rilpivirin trong huyết thanh, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị

Chống chỉ định phối hợp.

258

Dexibuprofen

Ketorolac

Hiệp đồng tác dụng kích ứng đường tiêu hóa

Tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa nghiêm trọng (sử dụng đồng thời ketorolac với 1 NSAID khác làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa gấp 5 lần so với phối hợp 2 NSAID khác)

Chống chỉ định phối hợp. Cần đặc biệt lưu ý nguy cơ tương tác trong trường hợp giảm đau hậu phẫu.

259

Dexketoprofen

Ketorolac

Hiệp đồng tác dụng kích ứng đường tiêu hóa

Tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa nghiêm trọng (sử dụng đồng thời ketorolac với 1 NSAID khác làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa gấp 5 lần so với phối hợp 2 NSAID khác)

Chống chỉ định phối hợp. Cần đặc biệt lưu ý nguy cơ tương tác trong trường hợp giảm đau hậu phẫu.

260

Dexlansoprazol

Rilpivirin

Giảm hấp thu rilpivirin do tăng pH dạ dày

Giảm nồng độ rilpivirin trong huyết thanh, giảm hiệu quả điều trị

Chống chỉ định phối hợp. Trong trường hợp thay thế bằng thuốc kháng H2, sử dụng các thuốc H2 ít nhất 12 giờ trước hoặc 4 giờ sau khi uống rilpivirin.

261

Dextromethorphan

Linezolid

Hiệp đồng tác dụng serotonin

Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)

1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời linezolid và dextromethorphan. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng opioid, có thể đổi sang các opiod khác không có hoạt tính ức chế thu hồi serotonin (codein)

2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng linezolid và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.

262

Dextromethorphan

Xanh methylen (sử dụng đường tiêm tĩnh mạch)

Hiệp đồng tác dụng serotonin

Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)

1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời xanh methylen và dextromethorphan. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng opioid, có thể đổi sang các opiod khác không có hoạt tính ức chế thu hồi serotonin (codein)

2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng xanh methylen và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.

263

Dextromethorphan

Paroxetin

Paroxetin ức chế CYP2D6 làm giảm chuyển hóa của dextromethorpha n

Tăng nồng độ dextromethorphan, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, nhìn mờ, ảo giác) hoặc tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)

Chống chỉ định phối hợp

264

Dextromethorphan

Fluoxetin

Fluoxetin ức chế CYP2D6 làm giảm chuyển hóa của dextromethorpha n

Tăng nồng độ dextromethorphan, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, nhìn mờ, ảo giác) hoặc tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)

Chống chỉ định phối hợp

265

Dextromethorphan

Furazolidon

Hiệp đồng tác dụng serotonin. Tác dụng ức chế MAO của furazolidon do chất chuyển hóa của thuốc, xuất hiện chậm sau 5 - 10 ngày.

Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)

1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời furazolidon và dextromethorphan. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng opioid, có thể đổi sang các opiod khác không có hoạt tính ức chế thu hồi serotonin (codein)

2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng furazolidon và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.

266

Diclofenac

Ketorolac

Hiệp đồng tác dụng kích ứng đường tiêu hóa

Tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa nghiêm trọng (sử dụng đồng thời ketorolac với 1 NSAID khác làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa gấp 5 lần so với phối hợp 2 NSAID khác)

Chống chỉ định phối hợp. Cần đặc biệt lưu ý nguy cơ tương tác trong trường hợp giảm đau hậu phẫu.

267

Dicycloverin

Kali clorid (dạng thuốc viên sử dụng đường uống)

Dicycloverin kháng cholinergic gây tồn lưu hoặc làm tăng thời gian kali qua đường tiêu hóa khi sử dụng đường uống, gây loét đường tiêu hóa

Tăng nguy cơ loét đường tiêu hóa

1. Tốt nhất nên tránh phối hợp, đặc biệt ở người cao tuổi. Cân nhắc chuyển sang sử dụng kali đường tĩnh mạch.

2. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng đồng thời, cân nhắc một số khuyến cáo sau giúp giảm nguy cơ loét tiêu hóa: (1) uống ít nhất 100 mL nước sau khi uống kali, (2) ngồi hoặc đứng thẳng trong ít nhất 5 - 10 phút sau khi uống thuốc.

268

Dihydroergotamin

Sumatriptan

Hiệp đồng tác dụng co mạch

Co thắt mạch kéo dài

Chống chỉ định phối hợp. Hai thuốc cách nhau ít nhất 24 giờ.

269

Dihydroergotamin

Roxithromycin

Roxithromycin ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của dihydroergotamin

Tăng nồng độ của dihydroergotamin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)

Chống chỉ định phối hợp

270

Dihydroergotamin

Erythromycin

Erythromycin ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của dihydroergotamin

Tăng nồng độ của dihydroergotamin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)

Chống chỉ định phối hợp

271

Dihydroergotamin

Voriconazol

Voriconazol ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của dihydroergotamin

Tăng nồng độ của dihydroergotamin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)

Chống chỉ định phối hợp

272

Dihydroergotamin

Posaconazol

Posaconazol ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của dihydroergotamin

Tăng nồng độ của dihydroergotamin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)

Chống chỉ định phối hợp

273

Dihydroergotamin

Itraconazol

Itraconazol ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của dihydroergotamin

Tăng nồng độ của dihydroergotamin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)

Chống chỉ định phối hợp

274

Dihydroergotamin

Saquinavir +/- ritonavir

Saquinavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của dihydroergotamin

Tăng nồng độ của dihydroergotamin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)

Chống chỉ định phối hợp

275

Dihydroergotamin

Lopinavir/ritonavir

Lopinavir/ritonavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của dihydroergotamin

Tăng nồng độ của dihydroergotamin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)

Chống chỉ định phối hợp

276

Dihydroergotamin

Indinavir +/- ritonavir

Indinavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của dihydroergotamin

Tăng nồng độ của dihydroergotamin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)

Chống chỉ định phối hợp

277

Diltiazem

Ivabradin

Diltiazem ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của ivabradin và hiệp đồng tác dụng làm chậm nhịp tim của ivabradin

Tăng nồng độ ivabradin trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT và chậm nhịp tim

Chống chỉ định phối hợp

278

Domperidon

Sotalol

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

Chống chỉ định phối hợp.

279

Domperidon

Donepezil

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

Chống chỉ định phối hợp.

280

Domperidon

Haloperidol

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

Chống chỉ định phối hợp.

281

Domperidon

Escitalopram

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

Chống chỉ định phối hợp.

282

Domperidon

Spiramycin

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

Chống chỉ định phối hợp.

283

Domperidon

Moxifloxacin

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

Chống chỉ định phối hợp.

284

Domperidon

Levofloxacin

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

Chống chỉ định phối hợp.

285

Domperidon

Thioridazin

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

Chống chỉ định phối hợp.

286

Domperidon

Methadon

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

Chống chỉ định phối hợp.

287

Domperidon

Sparfloxacin

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

Chống chỉ định phối hợp.

288

Domperidon

Lopinavir/ritonavir

Lopinavir/ritonavir ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của domperidon

Tăng nồng độ domperidon trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT

Chống chỉ định phối hợp

289

Domperidon

Saquinavir +/- ritonavir

Saquinavir ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của domperidon

Tăng nồng độ domperidon trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT

Chống chỉ định phối hợp

290

Domperidon

Indinavir +/- ritonavir

Indinavir ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của domperidon

Tăng nồng độ domperidon trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT

Chống chỉ định phối hợp

291

Domperidon

Itraconazol

Itraconazol ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của domperidon

Tăng nồng độ domperidon trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT

Chống chỉ định phối hợp

292

Domperidon

Fluconazol

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

Chống chỉ định phối hợp.

293

Domperidon

Posaconazol

Posaconazol ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của domperidon

Tăng nồng độ domperidon trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT

Chống chỉ định phối hợp

294

Domperidon

Voriconazol

Voriconazol ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của domperidon

Tăng nồng độ domperidon trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT

Chống chỉ định phối hợp

295

Domperidon

Erythromycin

Erythromcyin ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của domperidon

Tăng nồng độ domperidon trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT

Chống chỉ định phối hợp

296

Domperidon

Levomeprom azin

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

Chống chỉ định phối hợp.

297

Domperidon

Levosulpirid

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

Chống chỉ định phối hợp.

298

Domperidon

Ondansetron

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

Chống chỉ định phối hợp.

299

Domperidon

Oxaliplatin

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

Chống chỉ định phối hợp.

300

Domperidon

Propofol

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

Chống chỉ định phối hợp.

301

Domperidon

Roxithromycin

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

Chống chỉ định phối hợp.

302

Domperidon

Sevofluran

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

Chống chỉ định phối hợp.

303

Domperidon

Sulpirid

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

Chống chỉ định phối hợp.

304

Donepezil

Thioridazin

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

305

Donepezil

Fluconazol

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

306

Donepezil

Sparfloxacin

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

307

Doxycyclin

Tretinoin

Hiệp đồng tăng độc tính

Tăng nguy cơ tăng áp nội sọ lành tính (phù gai thị, đau đầu, buồn nôn và nôn, và rối loạn thị giác)

Chống chỉ định phối hợp

308

Doxycyclin

Isotretinoin

Hiệp đồng tăng độc tính

Tăng nguy cơ tăng áp nội sọ lành tính (phù gai thị, đau đầu, buồn nôn và nôn, và rối loạn thị giác)

Chống chỉ định phối hợp

309

Doxylamin

Linezolid

Hiệp đồng tác dụng serotonin

Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)

1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời linezolid và doxylamin. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.

2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng linezolid và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.

310

Doxylamin

Xanh methylen (sử dụng đường tiêm tĩnh mạch)

Hiệp đồng tác dụng serotonin

Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)

1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời xanh methylen và carbamazepin. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.

2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng xanh methylen và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.

311

Doxylamin

Furazolidon

Hiệp đồng tác dụng serotonin. Tác dụng ức chế MAO của furazolidon do chất chuyển hóa của thuốc, xuất hiện chậm sau 5 - 10 ngày.

Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)

1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời furazolidon và doxylamin. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.

2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng furazolidon và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.

312

Duloxetin

Linezolid

Hiệp đồng tác dụng serotonin

Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)

1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời linezolid và duloxetin. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.

2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng linezolid và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.

313

Duloxetin

Xanh methylen (sử dụng đường tiêm tĩnh mạch)

Hiệp đồng tác dụng serotonin

Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)

1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời xanh methylen và duloxetin. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.

2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng xanh methylen và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.

314

Duloxetin

Fluvoxamin

Fluvoxamin ức chế CYP1A2 mạnh làm giảm chuyển hóa của duloxetin

Tăng nồng độ của duloxetin trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng không mong muốn (buồn ngủ, hôn mê, hội chứng serotonin, co giật, nôn và nhịp tim nhanh...)

Chống chỉ định phối hợp

315

Duloxetin

Furazolidon

Hiệp đồng tác dụng serotonin. Tác dụng ức chế MAO của furazolidon do chất chuyển hóa của thuốc, xuất hiện chậm sau 5 - 10 ngày.

Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)

1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời furazolidon và duloxetin. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.

2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng furazolidon và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.

316

Efavirenz

Grazoprevir/ elbasvir

Efavirenz cảm ứng CYP3A4 làm tăng chuyển hóa của Grazoprevir/elbasvir

Giảm nồng độ grazoprevir/elbasvir trong huyết thanh, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị

Chống chỉ định phối hợp.

317

Efavirenz

Voriconazol

Efavirenz cảm ứng CYP3A4 làm tăng chuyển hóa của voriconazol; voriconazol ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của efavirenz

Giảm nồng độ voriconazol, tăng nồng độ efavirenz trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT

1. Chống chỉ định với liều efavirenz trên 400 mg/ngày.

2. Voriconazol có thể phối hợp efavirenz khi tăng liều duy trì của voriconazol lên 400 mg mỗi 12 giờ và giảm liều của efavirenz còn 300 mg mỗi 24 giờ. Khi ngừng sử dụng voriconazol, có thể quay lại sử dụng liều ban đầu efavirenz.

318

Eltrombopag

Grazoprevir/ elbasvir

Eltrombopag ức chế OATP1B1/3 làm giảm vận chuyển grazoprevir vào gan.

Tăng nồng độ grazoprevir/elbasvir, tăng nguy cơ tăng ALT

Chống chỉ định phối hợp

319

Enalapril

Sacubitril/val sartan (sacubitril)

Tăng tích lũy bradykinin gây phù mạch

Tăng nguy cơ phù mạch

Chống chỉ định phối hợp. Chỉ bắt đầu sử dụng Sacubitril/valsartan (sacubitril) sau khi ngừng enalapril ít nhất 36 giờ.

320

Enzalutamid

Grazoprevir/ elbasvir

Enzalutamid cảm ứng CYP3A4 làm tăng chuyển hóa của Grazoprevir/elbasvir

Giảm nồng độ grazoprevir/elbasvir trong huyết thanh, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị

Chống chỉ định phối hợp.

321

Ephedrin (sử dụng đường uống)

Xanh methylen (sử dụng đường tiêm tĩnh mạch)

Tăng tích lũy noradrenalin (norepinephrin)

Tăng nguy cơ xuất hiện cơn tăng huyết áp (đau đầu, đánh trống ngực, cứng cổ, tăng huyết áp)

1. Chống chỉ định sử dụng ephedrin sử dụng đường uống đồng thời hoặc trong vòng 14 ngày trước đó có sử dụng linezolid.

2. Đối với ephedrin sử dụng đường tiêm, cần sử dụng rất thận trọng trên bệnh nhân đang dùng linezolid trong điều kiện giám sát huyết áp chặt chẽ.

322

Ephedrin (sử dụng đường uống)

Xanh methylen (sử dụng đường tiêm tĩnh mạch)

Tăng tích lũy noradrenalin (norepinephrin)

Tăng nguy cơ xuất hiện cơn tăng huyết áp (đau đầu, đánh trống ngực, cứng cổ, tăng huyết áp)

1. Chống chỉ định sử dụng ephedrin sử dụng đường uống đồng thời hoặc trong vòng 14 ngày trước đó có sử dụng xanh methylen.

2. Đối với ephedrin sử dụng đường tiêm, cần sử dụng rất thận trọng trên bệnh nhân đang dùng xanh methylen trong điều kiện giám sát huyết áp chặt chẽ.

323

Ephedrin (sử dụng đường uống)

Furazolidon

Tăng tích lũy noradrenalin (norepinephrin). Tác dụng ức chế MAO của furazolidon do chất chuyển hóa của thuốc, xuất hiện chậm sau 5 - 10 ngày.

Tăng nguy cơ xuất hiện cơn tăng huyết áp (đau đầu, đánh trống ngực, cứng cổ, tăng huyết áp)

1. Chống chỉ định sử dụng ephedrin sử dụng đường uống đồng thời hoặc trong vòng 14 ngày trước đó có sử dụng furazolidon.

2. Đối với ephedrin sử dụng đường tiêm, cần sử dụng rất thận trọng trên bệnh nhân đang dùng furazolidon trong điều kiện giám sát huyết áp chặt chẽ.

324

Ergometrin

Sumatriptan

Hiệp đồng tác dụng co mạch

Co thắt mạch kéo dài

Chống chỉ định phối hợp. Hai thuốc cách nhau ít nhất 24 giờ.

325

Ergometrin

Roxithromycin

Roxithromycin ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ergometrin

Tăng nồng độ của ergometrin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)

Chống chỉ định phối hợp

326

Ergometrin

Erythromycin

Erythromycin ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ergometrin

Tăng nồng độ của ergometrin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)

Chống chỉ định phối hợp

327

Ergometrin

Voriconazol

Voriconazol ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ergometrin

Tăng nồng độ của ergometrin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)

Chống chỉ định phối hợp

328

Ergometrin

Posaconazol

Posaconazol ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ergometrin

Tăng nồng độ của ergometrin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)

Chống chỉ định phối hợp

329

Ergometrin

Itraconazol

Itraconazol ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ergometrin

Tăng nồng độ của ergometrin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)

Chống chỉ định phối hợp

330

Ergometrin

Saquinavir +/- ritonavir

Saquinavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ergometrin

Tăng nồng độ của ergometrin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)

Tốt nhất nên tránh phối hợp. Đối với trường hợp điều trị băng huyết sau sinh, nếu không còn thuốc khác thay thế ở người bệnh đang sử dụng saquinavir, sử dụng ergometrin chỉ khi lợi ích vượt trội nguy cơ và sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất.

331

Ergometrin

Lopinavir/ritonavir

Lopinavir/ritonavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ergometrin

Tăng nồng độ của ergometrin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)

Tốt nhất nên tránh phối hợp. Đối với trường hợp điều trị băng huyết sau sinh, nếu không còn thuốc khác thay thế ở người bệnh đang sử dụng lopinavir/ritonavir, sử dụng ergometrin chỉ khi lợi ích vượt trội nguy cơ và sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất.

332

Ergometrin

Indinavir +/- ritonavir

Indinavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ergometrin

Tăng nồng độ của ergometrin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)

Tốt nhất nên tránh phối hợp. Đối với trường hợp điều trị băng huyết sau sinh, nếu không còn thuốc khác thay thế ở người bệnh đang sử dụng indinavir, sử dụng ergometrin chỉ khi lợi ích vượt trội nguy cơ và sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất.

333

Ergotamin

Sumatriptan

Hiệp đồng tác dụng co mạch

Co thắt mạch kéo dài

Chống chỉ định phối hợp. Hai thuốc cách nhau ít nhất 24 giờ.

334

Ergotamin

Roxithromycin

Roxithromycin ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ergotamin

Tăng nồng độ của ergotamin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)

Chống chỉ định phối hợp

335

Ergotamin

Erythromycin

Erythromycin ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ergotamin

Tăng nồng độ của ergotamin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)

Chống chỉ định phối hợp

336

Ergotamin

Voriconazol

Voriconazol ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ergotamin

Tăng nồng độ của ergotamin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)

Chống chỉ định phối hợp

337

Ergotamin

Posaconazol

Posaconazol ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ergotamin

Tăng nồng độ của ergotamin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)

Chống chỉ định phối hợp

338

Ergotamin

Itraconazol

Itraconazol ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ergotamin

Tăng nồng độ của ergotamin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)

Chống chỉ định phối hợp

339

Ergotamin

Saquinavir +/- ritonavir

Saquinavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ergotamin

Tăng nồng độ của ergotamin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)

Chống chỉ định phối hợp

340

Ergotamin

Lopinavir/ritonavir

Lopinavir/ritonavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ergotamin

Tăng nồng độ của ergotamin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)

Chống chỉ định phối hợp

341

Ergotamin

Indinavir +/- ritonavir

Indinavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ergotamin

Tăng nồng độ của ergotamin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)

Chống chỉ định phối hợp

342

Erythromycin

Thioridazin

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

343

Erythromycin

Fluconazol

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

344

Erythromycin

Piperaquin/ dihydroartemisinin (piperaquin)

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

345

Erythromycin

Lovastatin

Erythromycin ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của lovastatin

Tăng nồng độ của lovastatin trong huyết thanh, tăng nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp

Chống chỉ định phối hợp. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn:

- Trong trường hợp bắt buộc sử dụng kháng sinh macrolid, thay erythromycin bằng azithromycin HOẶC

- Trong trường hợp bắt buộc sử dụng dẫn chất statin, thay lovastatin bằng các dẫn chất statin khác (thận trọng khi phối hợp với pravastatin).

346

Erythromycin

Simvastatin

Erythromycin ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của simvastatin

Tăng nồng độ của simvastatin trong huyết thanh, tăng nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp

Chống chỉ định phối hợp. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn:

- Trong trường hợp bắt buộc sử dụng kháng sinh macrolid, thay erythromycin bằng azithromycin HOẶC

- Trong trường hợp bắt buộc sử dụng dẫn chất statin, thay simvastatin bằng các dẫn chất statin khác (thận trọng khi phối hợp với pravastatin).

347

Erythromycin

Methylergometrin

Erythromycin ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của methylergometrin

Tăng nồng độ của methylergometrin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)

Chống chỉ định phối hợp

348

Erythromycin

Ivabradin

Erythromycin ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ivabradin

Tăng nồng độ ivabradin trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT và chậm nhịp tim

Chống chỉ định phối hợp. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn: Trong trường hợp bắt buộc sử dụng kháng sinh macrolid, thay erythromycin bằng azithromycin.

349

Erythromycin

Saquinavir/ ritonavir

Erythromycin ức chế CYP3A4 và P-gp, làm giảm chuyển hóa và thải trừ saquinavir. Saquinavir cũng ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của erythromycin.

Tăng nồng độ erythromycin, tăng nồng độ saquinavir, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT và xoắn đỉnh.

1. Chống chỉ định phối hợp ở bệnh nhân có QTc > 450 ms và saquinavir ở dạng phối hợp ritonavir.

2. Trong trường hợp bắt buộc phối hợp, định kỳ đo điện tâm đồ mỗi 3-4 ngày. Nếu QTc > 480 ms hoặc tăng > 20 ms so với ban đầu, ngừng 1 trong 2 hoặc cả 2 thuốc.

350

Erythromycin

Sparfloxacin

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

351

Escitalopram

Linezolid

Hiệp đồng tác dụng serotonin

Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)

1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời linezolid và escitalopram. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.

2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng linezolid và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.

352

Escitalopram

Xanh methylen (sử dụng đường tiêm tĩnh mạch)

Hiệp đồng tác dụng serotonin

Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)

1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời xanh methylen và methadon. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng opioid, có thể đổi sang các opiod khác không có hoạt tính ức chế thu hồi serotonin (morphin, codein, oxycodon, buprenorphin)

2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng xanh methylen và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.

353

Escitalopram

Thioridazin

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

354

Escitalopram

Moxifloxacin

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

355

Escitalopram

Fluconazol

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

356

Escitalopram

Haloperidol

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

357

Escitalopram

Sotalol

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

358

Escitalopram

Furazolidon

Hiệp đồng tác dụng serotonin. Tác dụng ức chế MAO của furazolidon do chất chuyển hóa của thuốc, xuất hiện chậm sau 5 - 10 ngày.

Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)

1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời furazolidon và escitalopram. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.

2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng furazolidon và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.

359

Escitalopram

Sparfloxacin

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

360

Etodolac

Ketorolac

Hiệp đồng tác dụng kích ứng đường tiêu hóa

Tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa nghiêm trọng (sử dụng đồng thời ketorolac với 1 NSAID khác làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa gấp 5 lần so với phối hợp 2 NSAID khác)

Chống chỉ định phối hợp. Cần đặc biệt lưu ý nguy cơ tương tác trong trường hợp giảm đau hậu phẫu.

361

Etoricoxib

Ketorolac

Hiệp đồng tác dụng kích ứng đường tiêu hóa

Tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa nghiêm trọng (sử dụng đồng thời ketorolac với 1 NSAID khác làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa gấp 5 lần so với phối hợp 2 NSAID khác)

Chống chỉ định phối hợp. Cần đặc biệt lưu ý nguy cơ tương tác trong trường hợp giảm đau hậu phẫu.

362

Everolimus

Lopinavir/ritonavir (ritonavir)

Ritonavir ức chế mạnh CP3A4 làm giảm chuyển hóa của everolimus ở gan, đồng thời, ức chế P-gp làm giảm thải trừ everolimus khỏi cơ thể.

Tăng nồng độ everolimus trong huyết thanh, tăng tác dụng bất lợi liên quan đến ức chế miễn dịch

Chống chỉ định phối hợp

363

Everolimus

Indinavir/ritonavir (ritonavir)

Ritonavir ức chế mạnh CP3A4 làm giảm chuyển hóa của everolimus ở gan, đồng thời, ức chế P-gp làm giảm thải trừ everolimus khỏi cơ thể.

Tăng nồng độ everolimus trong huyết thanh, tăng tác dụng bất lợi liên quan đến ức chế miễn dịch

Chống chỉ định phối hợp

364

Everolimus

Saquinavir/ritonavir (ritonavir)

Ritonavir ức chế mạnh CP3A4 làm giảm chuyển hóa của everolimus ở gan, đồng thời, ức chế P-gp làm giảm thải trừ everolimus khỏi cơ thể.

Tăng nồng độ everolimus trong huyết thanh, tăng tác dụng bất lợi liên quan đến ức chế miễn dịch

Chống chỉ định phối hợp

365

Everolimus

Itraconazol

Itraconazol ức chế mạnh CP3A4 làm giảm chuyển hóa của everolimus ở gan, đồng thời, ức chế P-gp làm giảm thải trừ everolimus khỏi cơ thể.

Tăng nồng độ everolimus trong huyết thanh, tăng tác dụng bất lợi liên quan đến ức chế miễn dịch

Chống chỉ định phối hợp

366

Felodipin

Lopinavir/ritonavir

Lopinavir/ritonavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của felodipin

Tăng nồng độ felodipin, tăng nguy cơ hạ huyết áp nghiêm trọng

Chống chỉ định phối hợp

367

Felodipin

Indinavir +/- ritonavir

Indinavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của felodipin

Tăng nồng độ felodipin, tăng nguy cơ hạ huyết áp nghiêm trọng

Chống chỉ định phối hợp

368

Felodipin

Saquinavir +/- ritonavir

Saquinavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của felodipin

Tăng nồng độ felodipin, tăng nguy cơ hạ huyết áp nghiêm trọng

Chống chỉ định phối hợp

369

Felodipin

Itraconazol

Itraconazol ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của felodipin

Tăng nồng độ felodipin, tăng nguy cơ hạ huyết áp nghiêm trọng

Chống chỉ định phối hợp.

1. Chỉ bắt đầu sử dụng felodipin sau khi ngừng itraconazol ít nhất 2 tuần HOẶC

2. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn: Trong trường hợp bắt buộc sử dụng thuốc kháng nấm azol, thay itraconazol bằng fluconazol (nhưng tránh dùng liều cao, có tác dụng ức chế mạnh CYP3A4).

370

Felodipin

Posaconazol

Posaconazol ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của felodipin

Tăng nồng độ felodipin, tăng nguy cơ hạ huyết áp nghiêm trọng

Chống chỉ định phối hợp. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn: Trong trường hợp bắt buộc sử dụng thuốc kháng nấm azol, thay posaconazol bằng fluconazol (nhưng tránh dùng liều cao, có tác dụng ức chế mạnh CYP3A4).

371

Felodipin

Voriconazol

Voriconazol ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của felodipin

Tăng nồng độ felodipin, tăng nguy cơ hạ huyết áp nghiêm trọng

Chống chỉ định phối hợp. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn: Trong trường hợp bắt buộc sử dụng thuốc kháng nấm azol, thay voriconazol bằng fluconazol (nhưng tránh dùng liều cao, có tác dụng ức chế mạnh CYP3A4).

372

Fentanyl

Linezolid

Hiệp đồng tác dụng serotonin

Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)

1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời linezolid và fentanyl. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng opioid, có thể đổi sang các opiod khác không có hoạt tính ức chế thu hồi serotonin (morphin, codein, oxycodon, buprenorphin)

2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng linezolid và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.

373

Fentanyl

Xanh methylen (sử dụng đường tiêm tĩnh mạch)

Hiệp đồng tác dụng serotonin

Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)

1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời xanh methylen và fentanyl. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng opioid, có thể đổi sang các opiod khác không có hoạt tính ức chế thu hồi serotonin (morphin, codein, oxycodon, buprenorphin)

2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng xanh methylen và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.

374

Fentanyl

Furazolidon

Hiệp đồng tác dụng serotonin. Tác dụng ức chế MAO của furazolidon do chất chuyển hóa của thuốc, xuất hiện chậm sau 5 - 10 ngày.

Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)

1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời furazolidon và fentanyl. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng opioid, có thể đổi sang các opiod khác không có hoạt tính ức chế thu hồi serotonin (morphin, codein, oxycodon, buprenorphin)

2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng furazolidon và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.

375

Floctafenin

Ketorolac

Hiệp đồng tác dụng kích ứng đường tiêu hóa

Tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa nghiêm trọng (sử dụng đồng thời ketorolac với 1 NSAID khác làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa gấp 5 lần so với phối hợp 2 NSAID khác)

Chống chỉ định phối hợp. Cần đặc biệt lưu ý nguy cơ tương tác trong trường hợp giảm đau hậu phẫu.

376

Fluconazol

Thioridazin

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

377

Fluconazol

Ondansetron

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

378

Fluconazol

Methadon

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

379

Fluconazol

Haloperidol

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

380

Fluconazol

Sparfloxacin

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

381

Fluoxetin

Linezolid

Hiệp đồng tác dụng serotonin

Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)

1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời linezolid và fluoxetin. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 5 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.

2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 5 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng linezolid và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.

382

Fluoxetin

Xanh methylen (sử dụng đường tiêm tĩnh mạch)

Hiệp đồng tác dụng serotonin

Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)

1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời xanh methylen và dextromethorphan. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng opioid, có thể đổi sang các opiod khác không có hoạt tính ức chế thu hồi serotonin (morphin, codein, oxycodon, buprenorphin)

2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng xanh methylen và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.

383

Fluoxetin

Furazolidon

Hiệp đồng tác dụng serotonin. Tác dụng ức chế MAO của furazolidon do chất chuyển hóa của thuốc, xuất hiện chậm sau 5 - 10 ngày.

Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)

1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời furazolidon và fluoxetin. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 5 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.

2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 5 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng furazolidon và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.

384

Flurbiprofen

Ketorolac

Hiệp đồng tác dụng kích ứng đường tiêu hóa

Tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa nghiêm trọng (sử dụng đồng thời ketorolac với 1 NSAID khác làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa gấp 5 lần so với phối hợp 2 NSAID khác)

Chống chỉ định phối hợp. Cần đặc biệt lưu ý nguy cơ tương tác trong trường hợp giảm đau hậu phẫu.

385

Fluvastatin

Gemfibrozil

Gemfibrozil ức chế OATP1B1 làm giảm vận chuyển fluvastatin vào gan.

Tăng nồng độ fluvastatin trong huyết thanh, tăng nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp

Chống chỉ định phối hợp. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng dẫn chất fibrat, thay thế gemfibrozil bằng fenofibrat nhưng cần thận trọng khi phối hợp.

386

Fluvoxamin

Linezolid

Hiệp đồng tác dụng serotonin

Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)

1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời linezolid và fluvoxamin. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.

2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng linezolid và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.

387

Fluvoxamin

Xanh methylen (sử dụng đường tiêm tĩnh mạch)

Hiệp đồng tác dụng serotonin

Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)

1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời xanh methylen và fentanyl. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng opioid, có thể đổi sang các opiod khác không có hoạt tính ức chế thu hồi serotonin (morphin, codein, oxycodon, buprenorphin)

2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng xanh methylen và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.

388

Fluvoxamin

Tizanidin

Fluvoxamin ức chế CYP1A2 mạnh làm giảm chuyển hóa của tizanidin

Tăng nồng độ của tizanidin trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng bất lợi (hạ huyết áp, buồn ngủ, nhịp tim chậm...)

Chống chỉ định phối hợp

389

Fluvoxamin

Furazolidon

Hiệp đồng tác dụng serotonin. Tác dụng ức chế MAO của furazolidon do chất chuyển hóa của thuốc, xuất hiện chậm sau 5 - 10 ngày.

Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)

1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời furazolidon và fluvoxamin. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.

2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng furazolidon và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.

390

Furazolidon

Paroxetin

Hiệp đồng tác dụng serotonin. Tác dụng ức chế MAO của furazolidon do chất chuyển hóa của thuốc, xuất hiện chậm sau 5 - 10 ngày.

Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)

1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời furazolidon và paroxetin. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.

2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng furazolidon và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.

391

Furazolidon

Sertralin

Hiệp đồng tác dụng serotonin. Tác dụng ức chế MAO của furazolidon do chất chuyển hóa của thuốc, xuất hiện chậm sau 5 - 10 ngày.

Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)

1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời furazolidon và sertralin. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.

2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng furazolidon và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.

392

Furazolidon

Venlafaxin

Hiệp đồng tác dụng serotonin. Tác dụng ức chế MAO của furazolidon do chất chuyển hóa của thuốc, xuất hiện chậm sau 5 - 10 ngày.

Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)

1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời furazolidon và venlafaxin. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.

2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng furazolidon và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.

393

Furazolidon

Milnacipran

Hiệp đồng tác dụng serotonin. Tác dụng ức chế MAO của furazolidon do chất chuyển hóa của thuốc, xuất hiện chậm sau 5 - 10 ngày.

Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)

1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời furazolidon và milnacriptan. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.

2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng furazolidon và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.

394

Furazolidon

Trazodon

Hiệp đồng tác dụng serotonin. Tác dụng ức chế MAO của furazolidon do chất chuyển hóa của thuốc, xuất hiện chậm sau 5 - 10 ngày.

Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)

1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời furazolidon và trazodon. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.

2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng furazolidon và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.

395

Furazolidon

Methylphen idat

Hiệp đồng tác dụng serotonin. Tác dụng ức chế MAO của furazolidon do chất chuyển hóa của thuốc, xuất hiện chậm sau 5 - 10 ngày.

Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)

1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời furazolidon và methylphenidat. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.

2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng furazolidon và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.

396

Furazolidon

Mirtazapin

Hiệp đồng tác dụng serotonin. Tác dụng ức chế MAO của furazolidon do chất chuyển hóa của thuốc, xuất hiện chậm sau 5 - 10 ngày.

Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)

1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời furazolidon và mirtazapin. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.

2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng furazolidon và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.

397

Furazolidon

Sumatriptan

Hiệp đồng tác dụng serotonin. Tác dụng ức chế MAO của furazolidon do chất chuyển hóa của thuốc, xuất hiện chậm sau 5 - 10 ngày.

Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)

1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời furazolidon và sumatriptan. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.

2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng furazolidon và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.

398

Furazolidon

Pethidin

Hiệp đồng tác dụng serotonin. Tác dụng ức chế MAO của furazolidon do chất chuyển hóa của thuốc, xuất hiện chậm sau 5 - 10 ngày.

Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)

1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời furazolidon và pethidin. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng opioid, có thể đổi sang các opiod khác không có hoạt tính ức chế thu hồi serotonin (morphin, codein, oxycodon, buprenorphin)

2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng furazolidon và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.

399

Furazolidon

Tramadol

Hiệp đồng tác dụng serotonin. Tác dụng ức chế MAO của furazolidon do chất chuyển hóa của thuốc, xuất hiện chậm sau 5 - 10 ngày.

Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)

1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời furazolidon và tramadol. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng opioid, có thể đổi sang các opiod khác không có hoạt tính ức chế thu hồi serotonin (morphin, codein, oxycodon, buprenorphin)

2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng furazolidon và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.

400

Furazolidon

Methadon

Hiệp đồng tác dụng serotonin. Tác dụng ức chế MAO của furazolidon do chất chuyển hóa của thuốc, xuất hiện chậm sau 5 - 10 ngày.

Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)

1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời furazolidon và methadon. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng opioid, có thể đổi sang các opiod khác không có hoạt tính ức chế thu hồi serotonin (morphin, codein, oxycodon, buprenorphin)

2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng furazolidon và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.

401

Furazolidon

Levodopa/ca rbidopa +/- entacapon

Tăng tích lũy noradrenalin (norepinephrin) và dopamin. Tác dụng ức chế MAO của furazolidon do chất chuyển hóa của thuốc, xuất hiện chậm sau 5 - 10 ngày.

Tăng nguy cơ xuất hiện cơn tăng huyết áp (đau đầu, đánh trống ngực, cứng cổ, tăng huyết áp)

Chống chỉ định sử dụng levodopa/carbidopa đồng thời hoặc trong vòng 14 ngày gần đây có sử dụng furazolidon.

402

Furazolidon

Methyldopa

Chưa rõ

Tăng nguy cơ xuất hiện cơn tăng huyết áp (đau đầu, đánh trống ngực, cứng cổ)

Chống chỉ định phối hợp

403

Furazolidon

Pseudoephed rin (sử dụng đường uống)

Tăng tích lũy noradrenalin (norepinephrin). Tác dụng ức chế MAO của furazolidon do chất chuyển hóa của thuốc, xuất hiện chậm sau 5 - 10 ngày.

Tăng nguy cơ xuất hiện cơn tăng huyết áp (đau đầu, đánh trống ngực, cứng cổ, tăng huyết áp)

Chống chỉ định sử dụng pseudoephedrin (sử dụng đường uống) đồng thời hoặc trong vòng 14 ngày gần đây có sử dụng furazolidon.

404

Furazolidon

Phenylephrin (sử dụng đường uống)

Tăng tích lũy noradrenalin (norepinephrin). Tác dụng ức chế MAO của furazolidon do chất chuyển hóa của thuốc, xuất hiện chậm sau 5 - 10 ngày.

Tăng nguy cơ xuất hiện cơn tăng huyết áp (đau đầu, đánh trống ngực, cứng cổ, tăng huyết áp)

1. Chống chỉ định sử dụng phenylephrin sử dụng đường uống đồng thời hoặc trong vòng 14 ngày trước đó có sử dụng furazolidon.

2. Đối với phenylephrin sử dụng đường tiêm, cần sử dụng rất thận trọng trên bệnh nhân đang dùng furazolidon trong điều kiện giám sát huyết áp chặt chẽ.

405

Furazolidon

Nefopam

Nefopam ức chế thu hồi noradrenalin (norepinephrin) và serotonin trên hệ thần kinh. Tác dụng ức chế MAO của furazolidon do chất chuyển hóa của thuốc, xuất hiện chậm sau 5 - 10 ngày

Tăng nguy cơ kích thích thần kinh trung ương (co giật, ảo giác và kích động)

Chống chỉ định phối hợp

406

Gemfibrozil

Repaglinid

Gemfibrozil ức chế CYP2C8 làm giảm chuyển hóa của repaglinid, gemfibrozil cũng ức chế OATP1B1 làm giảm vận chuyển gemfibrozil vào gan.

Tăng nồng độ repaglinid trong huyết thanh, tăng nguy cơ hạ đường huyết

Chống chỉ định phối hợp

407

Gemfibrozil

Simvastatin

Gemfibrozil ức chế OATP1B1 làm giảm vận chuyển simvastatin vào gan.

Tăng nồng độ simvastatin trong huyết thanh, tăng nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp

Chống chỉ định phối hợp. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng dẫn chất fibrat, thay thế gemfibrozil bằng fenofibrat nhưng cần thận trọng khi phối hợp.

408

Gemfibrozil

Lovastatin

Gemfibrozil ức chế OATP1B1 làm giảm vận chuyển lovastatin vào gan.

Tăng nồng độ lovastatin trong huyết thanh, tăng nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp

Chống chỉ định phối hợp. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng dẫn chất fibrat, thay thế gemfibrozil bằng fenofibrat nhưng cần thận trọng khi phối hợp.

409

Gemfibrozil

Pravastatin

Gemfibrozil ức chế OATP1B1 làm giảm vận chuyển pravastatin vào gan.

Tăng nồng độ pravastatin trong huyết thanh, tăng nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp

Chống chỉ định phối hợp. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng dẫn chất fibrat, thay thế gemfibrozil bằng fenofibrat nhưng cần thận trọng khi phối hợp.

410

Grazoprevir/elbasvir

Phenobarbital

Phenobarbital cảm ứng CYP3A4 mạnh làm tăng chuyển hóa của Grazoprevir/elbasvir

Giảm nồng độ grazoprevir/elbasvir trong huyết thanh, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị

Chống chỉ định phối hợp.

411

Grazoprevir/elbasvir

Phenytoin

Phenytoin cảm ứng CYP3A4 mạnh làm tăng chuyển hóa của Grazoprevir/elbasvir

Giảm nồng độ grazoprevir/elbasvir trong huyết thanh, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị

Chống chỉ định phối hợp.

412

Grazoprevir/elbasvir

Rifampicin

Rifampicin ức chế OATP1B1/3 làm giảm vận chuyển grazoprevir vào gan. Khi dùng rifampicin dài ngày, rifampicin gây cảm ứng CYP3A4 làm giảm nồng độ rifampicin trong huyết thanh.

Tăng nồng độ grazoprevir/elbasvir, tăng nguy cơ tăng ALT. Khi dùng rifampicin dài ngày, lại có nguy cơ giảm nồng độ grazoprevir/elbasvir, giảm hiệu quả điều trị.

Chống chỉ định phối hợp

413

Grazoprevir/elbasvir

Saquinavir +/- ritonavir

Saquinavir ức chế OATP1B1/3 làm giảm vận chuyển grazoprevir vào gan.

Tăng nồng độ grazoprevir/elbasvir, tăng nguy cơ tăng ALT

Chống chỉ định phối hợp

414

Grazoprevir/elbasvir

Lopinavir/ritonavir (lopinavir)

Lopinavir ức chế OATP1B1/3 làm giảm vận chuyển grazoprevir vào gan.

Tăng nồng độ grazoprevir/elbasvir, tăng nguy cơ tăng ALT

Chống chỉ định phối hợp

415

Haloperidol

Thioridazin

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

416

Haloperidol

Moxifloxacin

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

417

Haloperidol

Sotalol

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

418

Haloperidol

Levofloxacin

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

419

Haloperidol

Piperaquin/ dihydroartemisinin (piperaquin)

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

420

Haloperidol

Sparfloxacin

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

421

Hydroxycloroquin

Thioridazin

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

422

Hydroxycloroquin

Sparfloxacin

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

423

Hyoscin butylbromid

Kali clorid (dạng uống giải phóng kéo dài)

Hyoscin butylbromid kháng cholinergic gây tồn lưu hoặc làm tăng thời gian kali qua đường tiêu hóa khi sử dụng đường uống, gây loét đường tiêu hóa

Tăng nguy cơ loét tiêu hóa

1. Tốt nhất nên tránh phối hợp, đặc biệt ở người cao tuổi. Cân nhắc chuyển sang sử dụng kali đường tĩnh mạch.

2. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng đồng thời, cân nhắc một số khuyến cáo sau giúp giảm nguy cơ loét tiêu hóa: (1) uống ít nhất 100 mL nước sau khi uống kali, (2) ngồi hoặc đứng thẳng trong ít nhất 5 - 10 phút sau khi uống thuốc.

424

Hyoscyamin

Kali clorid (dạng uống giải phóng kéo dài)

Hyoscyamin kháng cholinergic gây tồn lưu hoặc làm tăng thời gian kali qua đường tiêu hóa khi sử dụng đường uống, gây loét đường tiêu hóa

Tăng nguy cơ loét tiêu hóa

1. Tốt nhất nên tránh phối hợp, đặc biệt ở người cao tuổi. Cân nhắc chuyển sang sử dụng kali đường tĩnh mạch.

2. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng đồng thời, cân nhắc một số khuyến cáo sau giúp giảm nguy cơ loét tiêu hóa: (1) uống ít nhất 100 mL nước sau khi uống kali, (2) ngồi hoặc đứng thẳng trong ít nhất 5 - 10 phút sau khi uống thuốc.

425

Ibuprofen

Ketorolac

Hiệp đồng tác dụng kích ứng đường tiêu hóa

Tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa nghiêm trọng (sử dụng đồng thời ketorolac với 1 NSAID khác làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa gấp 5 lần so với phối hợp 2 NSAID khác)

Chống chỉ định phối hợp. Cần đặc biệt lưu ý nguy cơ tương tác trong trường hợp giảm đau hậu phẫu.

426

Imidapril

Sacubitril/valsartan (sacubitril)

Tăng tích lũy bradykinin gây phù mạch

Tăng nguy cơ phù mạch

Chống chỉ định phối hợp. Chỉ bắt đầu sử dụng Sacubitril/valsartan (sacubitril) sau khi ngừng imidapril ít nhất 36 giờ.

427

Indinavir +/- ritonavir

Lovastatin

Indinavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của lovastatin

Tăng nồng độ của lovastatin trong huyết thanh, tăng nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp

Chống chỉ định phối hợp

428

Indinavir +/- ritonavir

Simvastatin

Indinavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của simvastatin

Tăng nồng độ của simvastatin trong huyết thanh, tăng nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp

Chống chỉ định phối hợp

429

Indinavir +/- ritonavir

Methylergometrin

Indinavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của methylergometrin

Tăng nồng độ của methylergometrin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)

Tốt nhất nên tránh phối hợp. Đối với trường hợp điều trị băng huyết sau sinh, nếu không còn thuốc khác thay thế ở người bệnh đang sử dụng indinavir, sử dụng methylergometrin chỉ khi lợi ích vượt trội nguy cơ và sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất.

430

Indinavir +/- ritonavir

Ivabradin

Indinavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ivabradin

Tăng nồng độ ivabradin trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT và chậm nhịp tim

Chống chỉ định phối hợp

431

Indinavir +/- ritonavir

Ticagrelor

Indinavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ticagrelor

Tăng nồng độ của ticagrelor trong huyết thanh, tăng nguy cơ xuất huyết

Chống chỉ định phối hợp

432

Indinavir +/- ritonavir

Ranolazin

Indinavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ranolazin

Tăng nồng độ ranolazin trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT

Chống chỉ định phối hợp

433

Indinavir +/- ritonavir

Tolvaptan

Indinavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của tolvaptan

Tăng nồng độ tolvaptan trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng không mong muốn (tăng nồng độ natri huyết thanh, đa niệu, khát nước, giảm thể tích tuần hoàn...)

Chống chỉ định phối hợp

434

Indinavir +/- ritonavir

Lercanidipin

Indinavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của lercanidipin

Tăng nồng độ lercanidipin, tăng nguy cơ hạ huyết áp nghiêm trọng

Chống chỉ định phối hợp

435

Indinavir +/- ritonavir

Vardenafil

Indinavir ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của vardenafil

Tăng nồng độ vardenafil trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT

Chống chỉ định phối hợp

436

Indinavir +/- ritonavir

Sildenafil

Indinavir ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của sildenafil

Tăng nồng độ sildenafil trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (hạ huyết áp, ngất, rối loạn thị giác)

1. Chống chỉ định phối hợp trong trường hợp sử dụng sildenafil điều trị tăng áp động mạch phổi.

2. Trong trường hợp sử dụng sildenafil điều trị rối loạn cương dương, liều sildenafil không vượt quá 25 mg mỗi 48 giờ ở người đang sử dụng indinavir.

437

Indinavir +/- ritonavir

Quetiapin

Indinavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của quetiapin

Tăng nồng độ của quetiapin, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT

Tốt nhất nên tránh phối hợp. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng indinavir, giảm liều quetiapin còn 1/6 liều so với liều bình thường.

438

Indinavir +/- ritonavir

Rifampicin

Rifampicin cảm ứng CYP3A4 làm tăng chuyển hóa của indinavir

Giảm nồng độ indinavir trong huyết thanh, giảm hiệu quả điều trị

Chống chỉ định phối hợp

439

Indinavir/ritonavir (ritonavir)

Propafenon

Ritonavir ức chế chuyển hóa của propafenon qua CYP3A4 và CYP2D6.

Tăng nồng độ, dẫn đến tăng độc tính của propafenon (đặc biệt là loạn nhịp tim).

Chống chỉ định phối hợp.

440

Indinavir/ritonavir (ritonavir)

Voriconazol

Ritonavir cảm ứng CYP2C19 (hoặc ức chế CYP3A4 ở người thiếu hoặc giảm hoạt tính CYP2C19) làm tăng (hoặc giảm) chuyển hóa của voriconazol tùy thuộc từng cá thể (voriconazol là cơ chất của cả CYP3A4 và CYP2C19)

Giảm (hoặc tăng) nồng độ voriconazol.

1. Việc phối hợp voriconazol và ritonavir liều cao (400mg mỗi 12 giờ) làm giảm rõ rệt nồng độ voriconazol, vì vậy, chống chỉ định phối hợp voriconazol với ritonavir ở mức liều này.

2. Việc phối hợp voriconazol với ritonavir liều thấp (100mg mỗi 12 giờ) cũng đã cho thấy làm giảm nồng độ voriconazol mặc dù mức độ ít hơn so với liều cao ritonavir, vì vậy, nên tránh phối hợp thuốc trừ khi lợi ích vượt trội nguy cơ.

441

Indomethacin

Ketorolac

Hiệp đồng tác dụng kích ứng đường tiêu hóa

Tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa nghiêm trọng (sử dụng đồng thời ketorolac với 1 NSAID khác làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa gấp 5 lần so với phối hợp 2 NSAID khác)

Chống chỉ định phối hợp. Cần đặc biệt lưu ý nguy cơ tương tác trong trường hợp giảm đau hậu phẫu.

442

Iobitridol

Metformin

Nguy cơ suy thận cấp liên quan đến cả metformin và thuốc cản quang iod. Suy thận cấp làm tăng nguy cơ nhiễm toan lactic.

Tăng nguy cơ nhiễm toan lactic và suy thận cấp

1. Bệnh nhân có MLCT > 30 ml/phút/1,73m2 và không có bằng chứng tổn thương thận cấp, được chỉ định tiêm thuốc cản quang đường tĩnh mạch hoặc tiêm thuốc cản quang đường động mạch tiếp xúc với thận thứ cấp (ví dụ: bơm thuốc vào tim phải, động mạch phổi, động mạch cảnh, động mạch dưới đòn, động mạch vành, động mạch mạc treo hay động mạch dưới động mạch thận): tiếp tục sử dụng metformin như bình thường.

2. Bệnh nhân (1) MLCT < 30 ml/phút/1,73m2 tiêm thuốc cản quang đường tĩnh mạch, đường động mạch tiếp xúc với thận thứ cấp, hoặc (2) Bệnh nhân tiêm thuốc cản quang đường động mạch tiếp xúc với thận đầu tiên (ví dụ: bơm thuốc vào tim trái, động mạch chủ ngực, động mạch chủ bụng trên động mạch thận hoặc động mạch thận) hoặc (3) Có tổn thương thận: Ngừng metformin trước hoặc tại thời điểm tiến hành thủ thuật chẩn đoán hình ảnh và không được dùng lại cho đến ít nhất 48 giờ sau đó. Sau 48 giờ, chỉ sử dụng lại metformin sau khi chức năng thận được đánh giá lại và cho thấy ổn định.

* Lưu ý:

- Các yếu tố nguy cơ: suy thận, suy tim, không đủ dịch hoặc thiếu dịch, sử dụng liều cao thuốc cản quang hoặc sử dụng đồng thời các thuốc độc tính trên thận khác.

- Khuyến cáo về tương tác này không áp dụng trong trường hợp bơm thuốc cản quang iod để chụp X-quang tử cung - vòi trứng.

443

Iodixanol

Metformin

Nguy cơ suy thận cấp liên quan đến cả metformin và thuốc cản quang iod. Suy thận cấp làm tăng nguy cơ nhiễm toan lactic.

Tăng nguy cơ nhiễm toan lactic và suy thận cấp

1. Bệnh nhân có MLCT > 30 ml/phút/1,73m2 và không có bằng chứng tổn thương thận cấp, được chỉ định tiêm thuốc cản quang đường tĩnh mạch hoặc tiêm thuốc cản quang đường động mạch tiếp xúc với thận thứ cấp (ví dụ: bơm thuốc vào tim phải, động mạch phổi, động mạch cảnh, động mạch dưới đòn, động mạch vành, động mạch mạc treo hay động mạch dưới động mạch thận): tiếp tục sử dụng metformin như bình thường.

2. Bệnh nhân (1) MLCT < 30 ml/phút/1,73m2 tiêm thuốc cản quang đường tĩnh mạch, đường động mạch tiếp xúc với thận thứ cấp, hoặc (2) Bệnh nhân tiêm thuốc cản quang đường động mạch tiếp xúc với thận đầu tiên (ví dụ: bơm thuốc vào tim trái, động mạch chủ ngực, động mạch chủ bụng trên động mạch thận hoặc động mạch thận) hoặc (3) Có tổn thương thận: Ngừng metformin trước hoặc tại thời điểm tiến hành thủ thuật chẩn đoán hình ảnh và không được dùng lại cho đến ít nhất 48 giờ sau đó. Sau 48 giờ, chỉ sử dụng lại metformin sau khi chức năng thận được đánh giá lại và cho thấy ổn định.

* Lưu ý:

- Các yếu tố nguy cơ: suy thận, suy tim, không đủ dịch hoặc thiếu dịch, sử dụng liều cao thuốc cản quang hoặc sử dụng đồng thời các thuốc độc tính trên thận khác.

- Khuyến cáo về tương tác này không áp dụng trong trường hợp bơm thuốc cản quang iod để chụp X-quang tử cung - vòi trứng.

444

Iohexol

Metformin

Nguy cơ suy thận cấp liên quan đến cả metformin và thuốc cản quang iod. Suy thận cấp làm tăng nguy cơ nhiễm toan lactic.

Tăng nguy cơ nhiễm toan lactic và suy thận cấp

1. Bệnh nhân có MLCT > 30 ml/phút/1,73m2 và không có bằng chứng tổn thương thận cấp, được chỉ định tiêm thuốc cản quang đường tĩnh mạch hoặc tiêm thuốc cản quang đường động mạch tiếp xúc với thận thứ cấp (ví dụ: bơm thuốc vào tim phải, động mạch phổi, động mạch cảnh, động mạch dưới đòn, động mạch vành, động mạch mạc treo hay động mạch dưới động mạch thận): tiếp tục sử dụng metformin như bình thường.

2. Bệnh nhân (1) MLCT < 30 ml/phút/1,73m2 tiêm thuốc cản quang đường tĩnh mạch, đường động mạch tiếp xúc với thận thứ cấp, hoặc (2) Bệnh nhân tiêm thuốc cản quang đường động mạch tiếp xúc với thận đầu tiên (ví dụ: bơm thuốc vào tim trái, động mạch chủ ngực, động mạch chủ bụng trên động mạch thận hoặc động mạch thận) hoặc (3) Có tổn thương thận: Ngừng metformin trước hoặc tại thời điểm tiến hành thủ thuật chẩn đoán hình ảnh và không được dùng lại cho đến ít nhất 48 giờ sau đó. Sau 48 giờ, chỉ sử dụng lại metformin sau khi chức năng thận được đánh giá lại và cho thấy ổn định.

* Lưu ý:

- Các yếu tố nguy cơ: suy thận, suy tim, không đủ dịch hoặc thiếu dịch, sử dụng liều cao thuốc cản quang hoặc sử dụng đồng thời các thuốc độc tính trên thận khác.

- Khuyến cáo về tương tác này không áp dụng trong trường hợp bơm thuốc cản quang iod để chụp X-quang tử cung - vòi trứng.

445

Iopamidol

Metformin

Nguy cơ suy thận cấp liên quan đến cả metformin và thuốc cản quang iod. Suy thận cấp làm tăng nguy cơ nhiễm toan lactic.

Tăng nguy cơ nhiễm toan lactic và suy thận cấp

1. Bệnh nhân có MLCT > 30 ml/phút/1,73m2 và không có bằng chứng tổn thương thận cấp, được chỉ định tiêm thuốc cản quang đường tĩnh mạch hoặc tiêm thuốc cản quang đường động mạch tiếp xúc với thận thứ cấp (ví dụ: bơm thuốc vào tim phải, động mạch phổi, động mạch cảnh, động mạch dưới đòn, động mạch vành, động mạch mạc treo hay động mạch dưới động mạch thận): tiếp tục sử dụng metformin như bình thường.

2. Bệnh nhân (1) MLCT < 30 ml/phút/1,73m2 tiêm thuốc cản quang đường tĩnh mạch, đường động mạch tiếp xúc với thận thứ cấp, hoặc (2) Bệnh nhân tiêm thuốc cản quang đường động mạch tiếp xúc với thận đầu tiên (ví dụ: bơm thuốc vào tim trái, động mạch chủ ngực, động mạch chủ bụng trên động mạch thận hoặc động mạch thận) hoặc (3) Có tổn thương thận: Ngừng metformin trước hoặc tại thời điểm tiến hành thủ thuật chẩn đoán hình ảnh và không được dùng lại cho đến ít nhất 48 giờ sau đó. Sau 48 giờ, chỉ sử dụng lại metformin sau khi chức năng thận được đánh giá lại và cho thấy ổn định.

* Lưu ý:

- Các yếu tố nguy cơ: suy thận, suy tim, không đủ dịch hoặc thiếu dịch, sử dụng liều cao thuốc cản quang hoặc sử dụng đồng thời các thuốc độc tính trên thận khác.

- Khuyến cáo về tương tác này không áp dụng trong trường hợp bơm thuốc cản quang iod để chụp X-quang tử cung - vòi trứng.

446

Iopromid

Metformin

Nguy cơ suy thận cấp liên quan đến cả metformin và thuốc cản quang iod. Suy thận cấp làm tăng nguy cơ nhiễm toan lactic.

Tăng nguy cơ nhiễm toan lactic và suy thận cấp

1. Bệnh nhân có MLCT > 30 ml/phút/1,73m2 và không có bằng chứng tổn thương thận cấp, được chỉ định tiêm thuốc cản quang đường tĩnh mạch hoặc tiêm thuốc cản quang đường động mạch tiếp xúc với thận thứ cấp (ví dụ: bơm thuốc vào tim phải, động mạch phổi, động mạch cảnh, động mạch dưới đòn, động mạch vành, động mạch mạc treo hay động mạch dưới động mạch thận): tiếp tục sử dụng metformin như bình thường.

2. Bệnh nhân (1) MLCT < 30 ml/phút/1,73m2 tiêm thuốc cản quang đường tĩnh mạch, đường động mạch tiếp xúc với thận thứ cấp, hoặc (2) Bệnh nhân tiêm thuốc cản quang đường động mạch tiếp xúc với thận đầu tiên (ví dụ: bơm thuốc vào tim trái, động mạch chủ ngực, động mạch chủ bụng trên động mạch thận hoặc động mạch thận) hoặc (3) Có tổn thương thận: Ngừng metformin trước hoặc tại thời điểm tiến hành thủ thuật chẩn đoán hình ảnh và không được dùng lại cho đến ít nhất 48 giờ sau đó. Sau 48 giờ, chỉ sử dụng lại metformin sau khi chức năng thận được đánh giá lại và cho thấy ổn định.

* Lưu ý:

- Các yếu tố nguy cơ: suy thận, suy tim, không đủ dịch hoặc thiếu dịch, sử dụng liều cao thuốc cản quang hoặc sử dụng đồng thời các thuốc độc tính trên thận khác.

- Khuyến cáo về tương tác này không áp dụng trong trường hợp bơm thuốc cản quang iod để chụp X-quang tử cung - vòi trứng.

447

Ioxaglic natri/ioxaglic meglumin

Metformin

Nguy cơ suy thận cấp liên quan đến cả metformin và thuốc cản quang iod. Suy thận cấp làm tăng nguy cơ nhiễm toan lactic.

Tăng nguy cơ nhiễm toan lactic và suy thận cấp

1. Bệnh nhân có MLCT > 30 ml/phút/1,73m2 và không có bằng chứng tổn thương thận cấp, được chỉ định tiêm thuốc cản quang đường tĩnh mạch hoặc tiêm thuốc cản quang đường động mạch tiếp xúc với thận thứ cấp (ví dụ: bơm thuốc vào tim phải, động mạch phổi, động mạch cảnh, động mạch dưới đòn, động mạch vành, động mạch mạc treo hay động mạch dưới động mạch thận): tiếp tục sử dụng metformin như bình thường.

2. Bệnh nhân (1) MLCT < 30 ml/phút/1,73m2 tiêm thuốc cản quang đường tĩnh mạch, đường động mạch tiếp xúc với thận thứ cấp, hoặc (2) Bệnh nhân tiêm thuốc cản quang đường động mạch tiếp xúc với thận đầu tiên (ví dụ: bơm thuốc vào tim trái, động mạch chủ ngực, động mạch chủ bụng trên động mạch thận hoặc động mạch thận) hoặc (3) Có tổn thương thận: Ngừng metformin trước hoặc tại thời điểm tiến hành thủ thuật chẩn đoán hình ảnh và không được dùng lại cho đến ít nhất 48 giờ sau đó. Sau 48 giờ, chỉ sử dụng lại metformin sau khi chức năng thận được đánh giá lại và cho thấy ổn định.

* Lưu ý:

- Các yếu tố nguy cơ: suythận, suy tim, không đủ dịch hoặc thiếu dịch, sử dụng liều cao thuốc cản quang hoặc sử dụng đồng thời các thuốc độc tính trên thận khác.

- Khuyến cáo về tương tác này không áp dụng trong trường hợp bơm thuốc cản quang iod để chụp X-quang tử cung - vòi trứng.

448

Ioxitalamat natri/ioxitala mat meglumin

Metformin

Nguy cơ suy thận cấp liên quan đến cả metformin và thuốc cản quang iod. Suy thận cấp làm tăng nguy cơ nhiễm toan lactic.

Tăng nguy cơ nhiễm toan lactic và suy thận cấp

1. Bệnh nhân có MLCT > 30 ml/phút/1,73m2 và không có bằng chứng tổn thương thận cấp, được chỉ định tiêm thuốc cản quang đường tĩnh mạch hoặc tiêm thuốc cản quang đường động mạch tiếp xúc với thận thứ cấp (ví dụ: bơm thuốc vào tim phải, động mạch phổi, động mạch cảnh, động mạch dưới đòn, động mạch vành, động mạch mạc treo hay động mạch dưới động mạch thận): tiếp tục sử dụng metformin như bình thường.

2. Bệnh nhân (1) MLCT < 30 ml/phút/1,73m2 tiêm thuốc cản quang đường tĩnh mạch, đường động mạch tiếp xúc với thận thứ cấp, hoặc (2) Bệnh nhân tiêm thuốc cản quang đường động mạch tiếp xúc với thận đầu tiên (ví dụ: bơm thuốc vào tim trái, động mạch chủ ngực, động mạch chủ bụng trên động mạch thận hoặc động mạch thận) hoặc (3) Có tổn thương thận: Ngừng metformin trước hoặc tại thời điểm tiến hành thủ thuật chẩn đoán hình ảnh và không được dùng lại cho đến ít nhất 48 giờ sau đó. Sau 48 giờ, chỉ sử dụng lại metformin sau khi chức năng thận được đánh giá lại và cho thấy ổn định.

* Lưu ý:

- Các yếu tố nguy cơ: suy thận, suy tim, không đủ dịch hoặc thiếu dịch, sử dụng liều cao thuốc cản quang hoặc sử dụng đồng thời các thuốc độc tính trên thận khác.

- Khuyến cáo về tương tác này không áp dụng trong trường hợp bơm thuốc cản quang iod để chụp X-quang tử cung - vòi trứng.

449

Irinotecan

Itraconazol

Itraconazol ức chế CYP3A4 và ức chế UGT1A1 (enzym xúc tác phản ứng glucuronid hóa) làm giảm chuyển hóa của SN-38 (chất chuyển hóa có hoạt tính của irinotecan)

Tăng nồng độ của chất chuyển hóa có hoạt tính của irinotecan trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng không mong muốn (tiêu chảy, giảm bạch cầu trung tính...)

Chống chỉ định phối hợp. Chỉ bắt đầu sử dụng irinotecan sau khi ngừng itraconazol ít nhất 2 tuần.

450

Isosorbid dinitrat

Sildenafil

Hiệp đồng tăng nồng độ guanosine monophosphate (cGMP) vòng có dụng giãn mạch

Tăng tác dụng hạ huyết áp nghiêm trọng

Chống chỉ định phối hợp. Hai thuốc cách nhau ít nhất 24 giờ.

451

Isosorbid dinitrat

Vardenafil

Hiệp đồng tăng nồng độ guanosine monophosphate (cGMP) vòng có dụng giãn mạch

Tăng tác dụng hạ huyết áp nghiêm trọng

Chống chỉ định phối hợp. Hai thuốc cách nhau ít nhất 24 giờ.

452

Isosorbid dinitrat

Tadalafil

Hiệp đồng tăng nồng độ guanosine monophosphate (cGMP) vòng có dụng giãn mạch

Tăng tác dụng hạ huyết áp nghiêm trọng

Chống chỉ định phối hợp. Hai thuốc cách nhau ít nhất 48 giờ.

453

Isosorbid mononitrat

Sildenafil

Hiệp đồng tăng nồng độ guanosine monophosphate (cGMP) vòng có dụng giãn mạch

Tăng tác dụng hạ huyết áp nghiêm trọng

Chống chỉ định phối hợp. Hai thuốc cách nhau ít nhất 24 giờ.

454

Isosorbid mononitrat

Vardenafil

Hiệp đồng tăng nồng độ guanosine monophosphate (cGMP) vòng có dụng giãn mạch

Tăng tác dụng hạ huyết áp nghiêm trọng

Chống chỉ định phối hợp. Hai thuốc cách nhau ít nhất 24 giờ.

455

Isosorbid mononitrat

Tadalafil

Hiệp đồng tăng nồng độ guanosine monophosphate (cGMP) vòng có dụng giãn mạch

Tăng tác dụng hạ huyết áp nghiêm trọng

Chống chỉ định phối hợp. Hai thuốc cách nhau ít nhất 48 giờ.

456

Isotretinoin

Minocyclin

Hiệp đồng tăng độc tính

Tăng nguy cơ tăng áp nội sọ lành tính (phù gai thị, đau đầu, buồn nôn và nôn, và rối loạn thị giác)

Chống chỉ định phối hợp

457

Isotretinoin

Tetracyclin

Hiệp đồng tăng độc tính

Tăng nguy cơ tăng áp nội sọ lành tính (phù gai thị, đau đầu, buồn nôn và nôn, và rối loạn thị giác)

Chống chỉ định phối hợp

458

Isotretinoin

Tigecyclin

Hiệp đồng tăng độc tính

Tăng nguy cơ tăng áp nội sọ lành tính (phù gai thị, đau đầu, buồn nôn và nôn, và rối loạn thị giác)

Chống chỉ định phối hợp

459

Itraconazol

Lovastatin

Itraconazol ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của lovastatin

Tăng nồng độ của lovastatin trong huyết thanh, tăng nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp

Chống chỉ định phối hợp.

1. Chỉ bắt đầu sử dụng lovastatin sau khi ngừng itraconazol ít nhất 2 tuần HOẶC

2. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn:

- Trong trường hợp bắt buộc sử dụng thuốc kháng nấm azol, thay itraconazol bằng fluconazol (nhưng tránh dùng liều cao, có tác dụng ức chế mạnh CYP3A4) HOẶC

- Trong trường hợp bắt buộc sử dụng dẫn chất statin, thay lovastatin bằng các dẫn chất statin khác (ngoại trừ simvastatin), thận trọng khi phối hợp với atorvastatin.

460

Itraconazol

Simvastatin

Itraconazol ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của simvastatin

Tăng nồng độ của simvastatin trong huyết thanh, tăng nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp

Chống chỉ định phối hợp.

1. Chỉ bắt đầu sử dụng lovastatin sau khi ngừng itraconazol ít nhất 2 tuần HOẶC

2. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn:

- Trong trường hợp bắt buộc sử dụng thuốc kháng nấm azol, thay itraconazol bằng fluconazol (nhưng tránh dùng liều cao, có tác dụng ức chế mạnh CYP3A4) HOẶC

- Trong trường hợp bắt buộc sử dụng dẫn chất statin, thay simvastatin bằng các dẫn chất statin khác (ngoại trừ lovastatin), thận trọng khi phối hợp với atorvastatin.

461

Itraconazol

Methylergometrin

Itraconazol ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của methylergometrin

Tăng nồng độ của methylergometrin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)

Chống chỉ định phối hợp

462

Itraconazol

Ivabradin

Itraconazol ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ivabradin

Tăng nồng độ ivabradin trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT và chậm nhịp tim

Chống chỉ định phối hợp. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn: Trong trường hợp bắt buộc sử dụng thuốc kháng nấm azol, thay itraconazol bằng fluconazol (nhưng tránh dùng liều cao, có tác dụng ức chế mạnh CYP3A4).

463

Itraconazol

Ticagrelor

Itraconazol ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ticagrelor

Tăng nồng độ của ticagrelor trong huyết thanh, tăng nguy cơ xuất huyết

Chống chỉ định phối hợp.

1. Chỉ bắt đầu sử dụng ticagrelor sau khi ngừng itraconazol ít nhất 2 tuần HOẶC

2. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn: Trong trường hợp bắt buộc sử dụng thuốc kháng nấm azol, thay itraconazol bằng fluconazol (nhưng tránh dùng liều cao, có tác dụng ức chế mạnh CYP3A4).

464

Itraconazol

Ranolazin

Itraconazol ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ranolazin

Tăng nồng độ ranolazin trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT

Chống chỉ định phối hợp.

1. Chỉ bắt đầu sử dụng ranolazin sau khi ngừng itraconazol ít nhất 2 tuần HOẶC

2. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn: Trong trường hợp bắt buộc sử dụng thuốc kháng nấm azol, thay itraconazol bằng fluconazol (nhưng tránh dùng liều cao, có tác dụng ức chế mạnh CYP3A4).

465

Itraconazol

Tolvaptan

Itraconazol ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của tolvaptan

Tăng nồng độ tolvaptan trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng không mong muốn (tăng nồng độ natri huyết thanh, đa niệu, khát nước, giảm thể tích tuần hoàn...)

Chống chỉ định phối hợp. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn: Trong trường hợp bắt buộc sử dụng thuốc kháng nấm azol, thay itraconazol bằng fluconazol (nhưng tránh dùng liều cao, có tác dụng ức chế mạnh CYP3A4).

466

Itraconazol

Lercanidipin

Itraconazol ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của lercanidipin

Tăng nồng độ lercanidipin, tăng nguy cơ hạ huyết áp nghiêm trọng

Chống chỉ định phối hợp. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn: Trong trường hợp bắt buộc sử dụng thuốc kháng nấm azol, thay itraconazol bằng fluconazol (nhưng tránh dùng liều cao, có tác dụng ức chế mạnh CYP3A4).

467

Itraconazol

Vardenafil

Itraconazol ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của vardenafil

Tăng nồng độ vardenafil trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT

Chống chỉ định phối hợp

468

Itraconazol

Quetiapin

Itraconazol ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của quetiapin

Tăng nồng độ của quetiapin, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT

Chống chỉ định phối hợp. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn: Trong trường hợp bắt buộc sử dụng thuốc kháng nấm azol, thay itraconazol bằng fluconazol (nhưng tránh dùng liều cao, có tác dụng ức chế mạnh CYP3A4).

469

Ivabradin

Lopinavir/ritonavir

Lopinavir/ritonavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ivabradin

Tăng nồng độ ivabradin trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT và chậm nhịp tim

Chống chỉ định phối hợp

470

Ivabradin

Saquinavir +/- ritonavir

Saquinavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ivabradin

Tăng nồng độ ivabradin trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT và chậm nhịp tim

Chống chỉ định phối hợp

471

Ivabradin

Posaconazol

Posaconazol ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ivabradin

Tăng nồng độ ivabradin trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT và chậm nhịp tim

Chống chỉ định phối hợp. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn: Trong trường hợp bắt buộc sử dụng thuốc kháng nấm azol, thay posaconazol bằng fluconazol (nhưng tránh dùng liều cao, có tác dụng ức chế mạnh CYP3A4).

472

Ivabradin

Voriconazol

Voriconazol ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ivabradin

Tăng nồng độ ivabradin trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT và chậm nhịp tim

Chống chỉ định phối hợp. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn: Trong trường hợp bắt buộc sử dụng thuốc kháng nấm azol, thay voriconazol bằng fluconazol (nhưng tránh dùng liều cao, có tác dụng ức chế mạnh CYP3A4).

473

Ivabradin

Verapamil

Verapamil ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của ivabradin và hiệp đồng tác dụng làm chậm nhịp tim của ivabradin

Tăng nồng độ ivabradin trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT và chậm nhịp tim

Chống chỉ định phối hợp

474

Kali clorid (dạng uống giải phóng kéo dài)

Trihexyphe nidyl

Trihexyphenidyl kháng cholinergic gây tồn lưu hoặc làm tăng thời gian kali qua đường tiêu hóa khi sử dụng đường uống, gây loét đường tiêu hóa

Tăng nguy cơ loét tiêu hóa

1. Tốt nhất nên tránh phối hợp, đặc biệt ở người cao tuổi. Cân nhắc chuyển sang sử dụng kali đường tĩnh mạch.

2. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng đồng thời, cân nhắc một số khuyến cáo sau giúp giảm nguy cơ loét tiêu hóa: (1) uống ít nhất 100 mL nước sau khi uống kali, (2) ngồi hoặc đứng thẳng trong ít nhất 5 - 10 phút sau khi uống thuốc.

475

Kali clorid (dạng uống giải phóng kéo dài)

Solifenacin

Solifenacin kháng cholinergic gây tồn lưu hoặc làm tăng thời gian kali qua đường tiêu hóa khi sử dụng đường uống, gây loét đường tiêu hóa

Tăng nguy cơ loét tiêu hóa

1. Tốt nhất nên tránh phối hợp, đặc biệt ở người cao tuổi. Cân nhắc chuyển sang sử dụng kali đường tĩnh mạch.

2. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng đồng thời, cân nhắc một số khuyến cáo sau giúp giảm nguy cơ loét tiêu hóa: (1) uống ít nhất 100 mL nước sau khi uống kali, (2) ngồi hoặc đứng thẳng trong ít nhất 5 - 10 phút sau khi uống thuốc.

476

Kali clorid (dạng uống giải phóng kéo dài)

Oxybutynin

Oxybutynin kháng cholinergic gây tồn lưu hoặc làm tăng thời gian kali qua đường tiêu hóa khi sử dụng đường uống, gây loét đường tiêu hóa

Tăng nguy cơ loét tiêu hóa

1. Tốt nhất nên tránh phối hợp, đặc biệt ở người cao tuổi. Cân nhắc chuyển sang sử dụng kali đường tĩnh mạch.

2. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng đồng thời, cân nhắc một số khuyến cáo sau giúp giảm nguy cơ loét tiêu hóa: (1) uống ít nhất 100 mL nước sau khi uống kali, (2) ngồi hoặc đứng thẳng trong ít nhất 5 - 10 phút sau khi uống thuốc.

477

Ketoprofen

Ketorolac

Hiệp đồng tác dụng kích ứng đường tiêu hóa

Tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa nghiêm trọng (sử dụng đồng thời ketorolac với 1 NSAID khác làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa gấp 5 lần so với phối hợp 2 NSAID khác)

Chống chỉ định phối hợp. Cần đặc biệt lưu ý nguy cơ tương tác trong trường hợp giảm đau hậu phẫu.

478

Ketorolac

Lornoxicam

Hiệp đồng tác dụng kích ứng đường tiêu hóa

Tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa nghiêm trọng (sử dụng đồng thời ketorolac với 1 NSAID khác làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa gấp 5 lần so với phối hợp 2 NSAID khác)

Chống chỉ định phối hợp. Cần đặc biệt lưu ý nguy cơ tương tác trong trường hợp giảm đau hậu phẫu.

479

Ketorolac

Loxoprofen

Hiệp đồng tác dụng kích ứng đường tiêu hóa

Tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa nghiêm trọng (sử dụng đồng thời ketorolac với 1 NSAID khác làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa gấp 5 lần so với phối hợp 2 NSAID khác)

Chống chỉ định phối hợp. Cần đặc biệt lưu ý nguy cơ tương tác trong trường hợp giảm đau hậu phẫu.

480

Ketorolac

Meloxicam

Hiệp đồng tác dụng kích ứng đường tiêu hóa

Tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa nghiêm trọng (sử dụng đồng thời ketorolac với 1 NSAID khác làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa gấp 5 lần so với phối hợp 2 NSAID khác)

Chống chỉ định phối hợp. Cần đặc biệt lưu ý nguy cơ tương tác trong trường hợp giảm đau hậu phẫu.

481

Ketorolac

Nabumeton

Hiệp đồng tác dụng kích ứng đường tiêu hóa

Tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa nghiêm trọng (sử dụng đồng thời ketorolac với 1 NSAID khác làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa gấp 5 lần so với phối hợp 2 NSAID khác)

Chống chỉ định phối hợp. Cần đặc biệt lưu ý nguy cơ tương tác trong trường hợp giảm đau hậu phẫu.

482

Ketorolac

Naproxen

Hiệp đồng tác dụng kích ứng đường tiêu hóa

Tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa nghiêm trọng (sử dụng đồng thời ketorolac với 1 NSAID khác làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa gấp 5 lần so với phối hợp 2 NSAID khác)

Chống chỉ định phối hợp. Cần đặc biệt lưu ý nguy cơ tương tác trong trường hợp giảm đau hậu phẫu.

483

Ketorolac

Piroxicam

Hiệp đồng tác dụng kích ứng đường tiêu hóa

Tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa nghiêm trọng (sử dụng đồng thời ketorolac với 1 NSAID khác làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa gấp 5 lần so với phối hợp 2 NSAID khác)

Chống chỉ định phối hợp. Cần đặc biệt lưu ý nguy cơ tương tác trong trường hợp giảm đau hậu phẫu.

484

Ketorolac

Talniflumat

Hiệp đồng tác dụng kích ứng đường tiêu hóa

Tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa nghiêm trọng (sử dụng đồng thời ketorolac với 1 NSAID khác làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa gấp 5 lần so với phối hợp 2 NSAID khác)

Chống chỉ định phối hợp. Cần đặc biệt lưu ý nguy cơ tương tác trong trường hợp giảm đau hậu phẫu.

485

Ketorolac

Tenoxicam

Hiệp đồng tác dụng kích ứng đường tiêu hóa

Tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa nghiêm trọng (sử dụng đồng thời ketorolac với 1 NSAID khác làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa gấp 5 lần so với phối hợp 2 NSAID khác)

Chống chỉ định phối hợp. Cần đặc biệt lưu ý nguy cơ tương tác trong trường hợp giảm đau hậu phẫu.

486

Ketorolac

Zaltoprofen

Hiệp đồng tác dụng kích ứng đường tiêu hóa

Tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa nghiêm trọng (sử dụng đồng thời ketorolac với 1 NSAID khác làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa gấp 5 lần so với phối hợp 2 NSAID khác)

Chống chỉ định phối hợp. Cần đặc biệt lưu ý nguy cơ tương tác trong trường hợp giảm đau hậu phẫu.

487

Lansoprazol

Rilpivirin

Giảm hấp thu rilpivirin do tăng pH dạ dày

Giảm nồng độ rilpivirin trong huyết thanh, giảm hiệu quả điều trị

Chống chỉ định phối hợp. Trong trường hợp thay thế bằng thuốc kháng H2, sử dụng các thuốc H2 ít nhất 12 giờ trước hoặc 4 giờ sau khi uống rilpivirin.

488

Lercanidipin

Lopinavir/ritonavir

Lopinavir/ritonavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của lercanidipin

Tăng nồng độ lercanidipin, tăng nguy cơ hạ huyết áp nghiêm trọng

Chống chỉ định phối hợp

489

Lercanidipin

Saquinavir +/- ritonavir

Saquinavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của lercanidipin

Tăng nồng độ lercanidipin, tăng nguy cơ hạ huyết áp nghiêm trọng

Chống chỉ định phối hợp

490

Lercanidipin

Posaconazol

Posaconazol ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của lercanidipin

Tăng nồng độ lercanidipin, tăng nguy cơ hạ huyết áp nghiêm trọng

Chống chỉ định phối hợp. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn: Trong trường hợp bắt buộc sử dụng thuốc kháng nấm azol, thay posaconazol bằng fluconazol (nhưng tránh dùng liều cao, có tác dụng ức chế mạnh CYP3A4).

491

Lercanidipin

Voriconazol

Voriconazol ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của lercanidipin

Tăng nồng độ lercanidipin, tăng nguy cơ hạ huyết áp nghiêm trọng

Chống chỉ định phối hợp. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn: Trong trường hợp bắt buộc sử dụng thuốc kháng nấm azol, thay voriconazol bằng fluconazol (nhưng tránh dùng liều cao, có tác dụng ức chế mạnh CYP3A4).

492

Levodopa/carb idopa +/- entacapon

Metoclopram id

Đối kháng tác dụng của nhau

Giảm hiệu quả của cả hai thuốc

Chống chỉ định phối hợp

493

Levodopa/carb idopa +/- entacapon

Sulpirid

Đối kháng tác dụng của nhau

Giảm hiệu quả của cả hai thuốc

Chống chỉ định phối hợp

494

Levodopa/carb idopa +/- entacapon

Linezolid

Tăng tích lũy noradrenalin (norepinephrin) và dopamin

Tăng nguy cơ xuất hiện cơn tăng huyết áp (đau đầu, đánh trống ngực, cứng cổ, tăng huyết áp)

Chống chỉ định sử dụng levodopa/carbidopa đồng thời hoặc trong vòng 14 ngày trước đó có sử dụng linezolid.

495

Levodopa/carb idopa +/- entacapon

Xanh methylen (sử dụng đường tiêm tĩnh mạch)

Tăng tích lũy noradrenalin (norepinephrin) và dopamin

Tăng nguy cơ xuất hiện cơn tăng huyết áp (đau đầu, đánh trống ngực, cứng cổ, tăng huyết áp)

Chống chỉ định sử dụng levodopa/carbidopa đồng thời hoặc trong vòng 14 ngày trước đó có sử dụng xanh methylen.

496

Levofloxacin

Thioridazin

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

497

Levosulpirid

Thioridazin

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

498

Levosulpirid

Sparfloxacin

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

499

Linezolid

Paroxetin

Hiệp đồng tác dụng serotonin

Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)

1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời linezolid và paroxetin. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.

2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng linezolid và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.

500

Linezolid

Sertralin

Hiệp đồng tác dụng serotonin

Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)

1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời linezolid và sertralin. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.

2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng linezolid và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.

501

Linezolid

Venlafaxin

Hiệp đồng tác dụng serotonin

Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)

1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời linezolid và venlafaxin. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.

2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng linezolid và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.

502

Linezolid

Milnacipran

Hiệp đồng tác dụng serotonin

Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)

1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời linezolid và milnacriptan. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.

2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng linezolid và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.

503

Linezolid

Trazodon

Hiệp đồng tác dụng serotonin

Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)

1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời linezolid và trazodon. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.

2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng linezolid và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.

504

Linezolid

Methylphen idat

Hiệp đồng tác dụng serotonin

Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)

1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời linezolid và methylphenidat. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.

2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng linezolid và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.

505

Linezolid

Mirtazapin

Hiệp đồng tác dụng serotonin

Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)

1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời linezolid và mirtazapin. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.

2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng linezolid và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.

506

Linezolid

Xanh methylen (sử dụng đường tiêm tĩnh mạch)

Hiệp đồng tác dụng serotonin

Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)

1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời linezolid và xanh methylen. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi linezolid sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.

2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng cả hai thuốc và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc. Lưu ý: xanh methylen sử dụng đường tiêm tĩnh mạch.

507

Linezolid

Sumatriptan

Hiệp đồng tác dụng serotonin

Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)

1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời linezolid và sumatriptan. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.

2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng linezolid và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.

508

Linezolid

Pethidin

Hiệp đồng tác dụng serotonin

Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)

1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời linezolid và pethidin. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng opioid, có thể đổi sang các opiod khác không có hoạt tính ức chế thu hồi serotonin (morphin, codein, oxycodon, buprenorphin)

2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng linezolid và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.

509

Linezolid

Tramadol

Hiệp đồng tác dụng serotonin

Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)

1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời linezolid và tramadol. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng opioid, có thể đổi sang các opiod khác không có hoạt tính ức chế thu hồi serotonin (morphin, codein, oxycodon, buprenorphin)

2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng linezolid và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.

510

Linezolid

Methadon

Hiệp đồng tác dụng serotonin

Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)

1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời linezolid và methadon. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng opioid, có thể đổi sang các opiod khác không có hoạt tính ức chế thu hồi serotonin (morphin, codein, oxycodon, buprenorphin)

2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng linezolid và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.

511

Linezolid

Methyldopa

Chưa rõ

Tăng nguy cơ xuất hiện cơn tăng huyết áp (đau đầu, đánh trống ngực, cứng cổ)

Chống chỉ định phối hợp

512

Linezolid

Pseudoephed rin (sử dụng đường uống)

Tăng tích lũy noradrenalin (norepinephrin)

Tăng nguy cơ xuất hiện cơn tăng huyết áp (đau đầu, đánh trống ngực, cứng cổ, tăng huyết áp)

Chống chỉ định sử dụng pseudoephedrin (sử dụng đường uống) đồng thời hoặc trong vòng 14 ngày trước đó có sử dụng linezolid.

513

Linezolid

Phenylephrin (sử dụng đường uống)

Tăng tích lũy noradrenalin (norepinephrin)

Tăng nguy cơ xuất hiện cơn tăng huyết áp (đau đầu, đánh trống ngực, cứng cổ, tăng huyết áp)

1. Chống chỉ định sử dụng phenylephrin sử dụng đường uống đồng thời hoặc trong vòng 14 ngày trước đó có sử dụng linezolid.

2. Đối với phenylephrin sử dụng đường tiêm, cần sử dụng rất thận trọng trên bệnh nhân đang dùng linezolid trong điều kiện giám sát huyết áp chặt chẽ.

514

Linezolid

Nefopam

Nefopam ức chế thu hồi noradrenalin (norepinephrin) và serotonin trên hệ thần kinh

Tăng nguy cơ kích thích thần kinh trung ương (co giật, ảo giác và kích động)

Chống chỉ định phối hợp

515

Lisinopril

Sacubitril/val sartan (sacubitril)

Tăng tích lũy bradykinin gây phù mạch

Tăng nguy cơ phù mạch

Chống chỉ định phối hợp. Chỉ bắt đầu sử dụng Sacubitril/valsartan (sacubitril) sau khi ngừng lisinopril ít nhất 36 giờ.

516

Lopinavir/riton avir

Lovastatin

Lopinavir/ritonavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của lovastatin

Tăng nồng độ của lovastatin trong huyết thanh, tăng nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp

Chống chỉ định phối hợp. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng dẫn chất statin, thay lovastatin bằng các dẫn chất statin khác (ngoại trừ simvastatin), sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả, atorvastatin không quá 20 mg/ngày, rosuvastatin không vượt quá 10 mg/ngày, pitavastatin và pravastatin không cần hiệu chỉnh liều khi phối hợp.

517

Lopinavir/ritonavir

Simvastatin

Lopinavir/ritonavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của simvastatin

Tăng nồng độ của simvastatin trong huyết thanh, tăng nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp

Chống chỉ định phối hợp. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng dẫn chất statin, thay simvastatin bằng các dẫn chất statin khác (ngoại trừ lovastatin) sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả, atorvastatin không quá 20 mg/ngày, rosuvastatin không vượt quá 10 mg/ngày, pitavastatin và pravastatin không cần hiệu chỉnh liều khi phối hợp.

518

Lopinavir/ritonavir

Methylergometrin

Lopinavir/ritonavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của methylergometrin

Tăng nồng độ của methylergometrin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)

Tốt nhất nên tránh phối hợp. Đối với trường hợp điều trị băng huyết sau sinh, nếu không còn thuốc khác thay thế ở người bệnh đang sử dụng lopinavir/ritonavir sử dụng methylergometrin chỉ khi lợi ích vượt trội nguy cơ và sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất.

519

Lopinavir/ritonavir

Ticagrelor

Lopinavir/ritonavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ticagrelor

Tăng nồng độ của ticagrelor trong huyết thanh, tăng nguy cơ xuất huyết

Chống chỉ định phối hợp

520

Lopinavir/ritonavir

Ranolazin

Lopinavir/ritonavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ranolazin

Tăng nồng độ ranolazin trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT

Chống chỉ định phối hợp

521

Lopinavir/rito avir

Tolvaptan

Lopinavir/ritonavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của tolvaptan

Tăng nồng độ tolvaptan trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng không mong muốn (tăng nồng độ natri huyết thanh, đa niệu, khát nước, giảm thể tích tuần hoàn...)

Chống chỉ định phối hợp

522

Lopinavir/ritonavir

Sildenafil

Lopinavir/ritonavir ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của sildenafil

Tăng nồng độ sildenafil trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (hạ huyết áp, ngất, rối loạn thị giác)

1. Chống chỉ định phối hợp trong trường hợp sử dụng sildenafil điều trị tăng áp động mạch phổi.

2. Trong trường hợp sử dụng sildenafil điều trị rối loạn cương dương, liều sildenafil không vượt quá 25 mg mỗi 48 giờ ở người đang sử dụng lopinavir/ritonavir.

523

Lopinavir/ritonavir

Quetiapin

Lopinavir/ritonavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của quetiapin

Tăng nồng độ của quetiapin, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT

Tốt nhất nên tránh phối hợp. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng lopinavir/ritonavir, giảm liều quetiapin còn 1/6 liều so với liều bình thường.

524

Lopinavir/ritonavir (lopinavir)

Rifampicin

Rifampicin cảm ứng CYP3A4 làm tăng chuyển hóa của lopinavir

Giảm nồng độ lopinavir trong huyết thanh, giảm hiệu quả điều trị

Tốt nhất nên tránh phối hợp. Nếu bắt buộc phối hợp, điều chỉnh liều lopinavir/ritonavir (lopinavir 800 mg + ritonavir 200 mg hai lần mỗi ngày hoặc lopinavir 400 mg + ritonavir 400 mg hai lần mỗi ngày)

525

Lopinavir/ritonavir (ritonavir)

Voriconazol

Ritonavir cảm ứng CYP2C19 (hoặc ức chế CYP3A4 ở người thiếu hoặc giảm hoạt tính CYP2C19) làm tăng (hoặc giảm) chuyển hóa của voriconazol tùy thuộc từng cá thể (voriconazol là cơ chất của cả CYP3A4 và CYP2C19)

Giảm (hoặc tăng) nồng độ voriconazol.

1. Việc phối hợp voriconazol và ritonavir liều cao (400mg mỗi 12 giờ) làm giảm rõ rệt nồng độ voriconazol, vì vậy, chống chỉ định phối hợp voriconazol với ritonavir ở mức liều này.

2. Việc phối hợp voriconazol với ritonavir liều thấp (100mg mỗi 12 giờ) cũng đã cho thấy làm giảm nồng độ voriconazol mặc dù mức độ ít hơn so với liều cao ritonavir, vì vậy, nên tránh phối hợp thuốc trừ khi lợi ích vượt trội nguy cơ.

526

Lopinavir/riton avir (ritonavir)

Vardenafil

Ritonavir ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của vardenafil

Tăng nồng độ vardenafil trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT

Chống chỉ định phối hợp

527

Lopinavir/riton avir (ritonavir)

Propafenon

Ritonavir ức chế chuyển hóa của propafenon qua CYP3A4 và CYP2D6.

Tăng nồng độ, dẫn đến tăng độc tính của propafenon (đặc biệt là loạn nhịp tim).

Chống chỉ định phối hợp.

528

Lovastatin

Saquinavir +/- ritonavir

Saquinavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của lovastatin

Tăng nồng độ của lovastatin trong huyết thanh, tăng nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp

Chống chỉ định phối hợp. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng dẫn chất statin, thay lovastatin bằng các dẫn chất statin khác (ngoại trừ simvastatin), sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả, atorvastatin không vượt quá 20 mg/ngày, pitavastatin và pravastatin không cần hiệu chỉnh liều khi phối hợp.

529

Lovastatin

Posaconazol

Posaconazol ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của lovastatin

Tăng nồng độ của lovastatin trong huyết thanh, tăng nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp

Chống chỉ định phối hợp. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn:

- Trong trường hợp bắt buộc sử dụng thuốc kháng nấm azol, thay posaconazol bằng fluconazol (nhưng tránh dùng liều cao, có tác dụng ức chế mạnh CYP3A4) HOẶC

- Trong trường hợp bắt buộc sử dụng dẫn chất statin, thay lovastatin bằng các dẫn chất statin khác (ngoại trừ simvastatin).

530

Lovastatin

Voriconazol

Voriconazol ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của lovastatin

Tăng nồng độ của lovastatin trong huyết thanh, tăng nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp

Chống chỉ định phối hợp. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn:

- Trong trường hợp bắt buộc sử dụng thuốc kháng nấm azol, thay voriconazol bằng fluconazol (nhưng tránh dùng liều cao, có tác dụng ức chế mạnh CYP3A4) HOẶC

- Trong trường hợp bắt buộc sử dụng dẫn chất statin, thay lovastatin bằng các dẫn chất statin khác (ngoại trừ simvastatin).

531

Lovastatin

Mifepriston

Mifepriston ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của lovastatin

Tăng nồng độ lovastatin trong huyết thanh, tăng nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp

Chống chỉ định phối hợp.

1. Chỉ bắt đầu sử dụng lovastatin sau khi ngừng mifepriston ít nhất 2 tuần HOẶC

2. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng dẫn chất statin, thay lovastatin bằng pravasatin, rosuvastatin, fluvastatin hoặc pitavastatin.

532

Methadon

Xanh methylen (sử dụng đường tiêm tĩnh mạch)

Hiệp đồng tác dụng serotonin

Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)

1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời xanh methylen và methadon. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng opioid, có thể đổi sang các opiod khác không có hoạt tính ức chế thu hồi serotonin (morphin, codein, oxycodon, buprenorphin)

2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng xanh methylen và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.

533

Methadon

Thioridazin

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

534

Methyldopa

Xanh methylen (sử dụng đường tiêm tĩnh mạch)

Chưa rõ

Tăng nguy cơ xuất hiện cơn tăng huyết áp (đau đầu, đánh trống ngực, cứng cổ)

Chống chỉ định phối hợp

535

Methylergometrin

Sumatriptan

Hiệp đồng tác dụng co mạch

Co thắt mạch kéo dài

Chống chỉ định phối hợp. Hai thuốc cách nhau ít nhất 24 giờ.

536

Methylergometrin

Roxithromycin

Roxithromycin ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của methylergometrin

Tăng nồng độ của methylergometrin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)

Chống chỉ định phối hợp

537

Methylergometrin

Voriconazol

Voriconazol ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của methylergometrin

Tăng nồng độ của methylergometrin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)

Chống chỉ định phối hợp

538

Methylergometrin

Posaconazol

Posaconazol ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của methylergometrin

Tăng nồng độ của methylergometrin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)

Chống chỉ định phối hợp

539

Methylergometrin

Saquinavir +/- ritonavir

Saquinavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của methylergometrin

Tăng nồng độ của methylergometrin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)

Tốt nhất nên tránh phối hợp. Đối với trường hợp điều trị băng huyết sau sinh, nếu không còn thuốc khác thay thế ở người bệnh đang sử dụng saquinavir, sử dụng methylergometrin chỉ khi lợi ích vượt trội nguy cơ và sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất.

540

Methylphenidat

Xanh methylen (sử dụng đường tiêm tĩnh mạch)

Hiệp đồng tác dụng serotonin

Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)

1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời xanh methylen và methylphenidat. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.

2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng xanh methylen và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.

541

Metoclopramid

Rotigotin

Đối kháng tác dụng của nhau

Giảm hiệu quả của cả hai thuốc

Chống chỉ định phối hợp

542

Metoclopramid

Pramipexol

Đối kháng tác dụng của nhau

Giảm hiệu quả của cả hai thuốc

Chống chỉ định phối hợp

543

Metoclopramid

Piribedil

Đối kháng tác dụng của nhau

Giảm hiệu quả của cả hai thuốc

Chống chỉ định phối hợp

544

Mifepriston

Simvastatin

Mifepriston ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của simvastatin

Tăng nồng độ simvastatin trong huyết thanh, tăng nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp

Chống chỉ định phối hợp.

1. Chỉ bắt đầu sử dụng simvastatin sau khi ngừng mifepriston ít nhất 2 tuần HOẶC

2. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng dẫn chất statin, thay simvastatin bằng pravasatin, rosuvastatin, fluvastatin hoặc pitavastatin.

545

Milnacipran

Xanh methylen (sử dụng đường tiêm tĩnh mạch)

Hiệp đồng tác dụng serotonin

Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)

1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời xanh methylen và milnacriptan. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.

2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng xanh methylen và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.

546

Minocyclin

Tretinoin

Hiệp đồng tăng độc tính

Tăng nguy cơ tăng áp nội sọ lành tính (phù gai thị, đau đầu, buồn nôn và nôn, và rối loạn thị giác)

Chống chỉ định phối hợp

547

Mirtazapin

Xanh methylen (sử dụng đường tiêm tĩnh mạch)

Hiệp đồng tác dụng serotonin

Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)

1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời xanh methylen và mirtazapin. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.

2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng xanh methylen và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.

548

Moxifloxacin

Thioridazin

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

549

Moxifloxacin

Piperaquin/ dihydroartemisinin (piperaquin)

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

550

Moxifloxacin

Sotalol

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

551

Nefopam

Xanh methylen (sử dụng đường tiêm tĩnh mạch)

Nefopam ức chế thu hồi noradrenalin (norepinephrin) và serotonin trên hệ thần kinh

Tăng nguy cơ kích thích thần kinh trung ương (co giật, ảo giác và kích động)

Chống chỉ định phối hợp

552

Nicoradil

Sildenafil

Hiệp đồng tăng nồng độ guanosine monophosphate (cGMP) vòng có dụng giãn mạch

Tăng tác dụng hạ huyết áp nghiêm trọng

Chống chỉ định phối hợp. Hai thuốc cách nhau ít nhất 24 giờ.

553

Nicoradil

Vardenafil

Hiệp đồng tăng nồng độ guanosine monophosphate (cGMP) vòng có dụng giãn mạch

Tăng tác dụng hạ huyết áp nghiêm trọng

Chống chỉ định phối hợp. Hai thuốc cách nhau ít nhất 24 giờ.

554

Nicoradil

Tadalafil

Hiệp đồng tăng nồng độ guanosine monophosphate (cGMP) vòng có dụng giãn mạch

Tăng tác dụng hạ huyết áp nghiêm trọng

Chống chỉ định phối hợp. Hai thuốc cách nhau ít nhất 48 giờ.

555

Nifedipin

Rifampicin

Rifampicin cảm ứng CYP3A4 làm tăng chuyển hóa của nifedipin

Giảm nồng độ nifedipin, giảm hiệu quả điều trị

Chống chỉ định phối hợp

556

Nitroglycerin

Sildenafil

Hiệp đồng tăng nồng độ guanosine monophosphate (cGMP) vòng có dụng giãn mạch

Tăng tác dụng hạ huyết áp nghiêm trọng

Chống chỉ định phối hợp. Hai thuốc cách nhau ít nhất 24 giờ.

557

Nitroglycerin

Vardenafil

Hiệp đồng tăng nồng độ guanosine monophosphate (cGMP) vòng có dụng giãn mạch

Tăng tác dụng hạ huyết áp nghiêm trọng

Chống chỉ định phối hợp. Hai thuốc cách nhau ít nhất 24 giờ.

558

Nitroglycerin

Tadalafil

Hiệp đồng tăng nồng độ guanosine monophosphate (cGMP) vòng có dụng giãn mạch

Tăng tác dụng hạ huyết áp nghiêm trọng

Chống chỉ định phối hợp. Hai thuốc cách nhau ít nhất 48 giờ.

559

Esomeprazol

Rilpivirin

Giảm hấp thu rilpivirin do tăng pH dạ dày

Giảm nồng độ rilpivirin trong huyết thanh, giảm hiệu quả điều trị

Chống chỉ định phối hợp. Trong trường hợp thay thế bằng thuốc kháng H2, sử dụng các thuốc H2 ít nhất 12 giờ trước hoặc 4 giờ sau khi uống rilpivirin.

560

Omeprazol

Rilpivirin

Giảm hấp thu rilpivirin do tăng pH dạ dày

Giảm nồng độ rilpivirin trong huyết thanh, giảm hiệu quả điều trị

Chống chỉ định phối hợp. Trong trường hợp thay thế bằng thuốc kháng H2, sử dụng các thuốc H2 ít nhất 12 giờ trước hoặc 4 giờ sau khi uống rilpivirin.

561

Ondansetron

Thioridazin

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

562

Ondansetron

Sparfloxacin

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

563

Oxaliplatin

Thioridazin

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

564

Oxaliplatin

Sparfloxacin

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

565

Oxcarbamazepin

Rilpivirin

Oxcarbamazepin cảm ứng CYP3A4 mạnh làm tăng chuyển hóa của rilpivirin

Giảm nồng độ của rilpivirin trong huyết thanh, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị

Chống chỉ định phối hợp.

566

Pantoprazol

Rilpivirin

Giảm hấp thu rilpivirin do tăng pH dạ dày

Giảm nồng độ rilpivirin trong huyết thanh, giảm hiệu quả điều trị

Chống chỉ định phối hợp. Trong trường hợp thay thế bằng thuốc kháng H2, sử dụng các thuốc H2 ít nhất 12 giờ trước hoặc 4 giờ sau khi uống rilpivirin.

567

Paroxetin

Xanh methylen (sử dụng đường tiêm tĩnh mạch)

Hiệp đồng tác dụng serotonin

Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)

1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời xanh methylen và tramadol. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng opioid, có thể đổi sang các opiod khác không có hoạt tính ức chế thu hồi serotonin (morphin, codein, oxycodon, buprenorphin)

2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng xanh methylen và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.

568

Paroxetin

Thioridazin

Paroxetin ức chế CYP2D6 làm giảm chuyển hóa của thioridazin

Tăng nồng độ thioridazin, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT

Chống chỉ định phối hợp

569

Peginterferon- alpha (2a hoặc 2b)

Telbivudin

Chưa rõ

Tăng nguy cơ viêm thần kinh ngoại vi liên quan đến telbivudin.

Chống chỉ định phối hợp

570

Perindopril

Sacubitril/val sartan (sacubitril)

Tăng tích lũy bradykinin gây phù mạch

Tăng nguy cơ phù mạch

Chống chỉ định phối hợp. Chỉ bắt đầu sử dụng Sacubitril/valsartan (sacubitril) sau khi ngừng perindopril ít nhất 36 giờ.

571

Pethidin

Xanh methylen (sử dụng đường tiêm tĩnh mạch)

Hiệp đồng tác dụng serotonin

Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)

1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời xanh methylen và pethidin. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng opioid, có thể đổi sang các opiod khác không có hoạt tính ức chế thu hồi serotonin (morphin, codein, oxycodon, buprenorphin)

2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng xanh methylen và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.

572

Phenobarbital

Praziquantel

Phenobarbital cảm ứng CYP3A4 mạnh làm tăng chuyển hóa của praziquantel

Giảm nồng độ của praziquantel trong huyết thanh, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị

Chống chỉ định phối hợp.

573

Phenobarbital

Rilpivirin

Phenobarbital cảm ứng CYP3A4 mạnh làm tăng chuyển hóa của rilpivirin

Giảm nồng độ của rilpivirin trong huyết thanh, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị

Chống chỉ định phối hợp.

574

Phenobarbital

Voriconazol

Phenobarbital cảm ứng CYP3A4 mạnh làm tăng chuyển hóa của voriconazol

Giảm nồng độ của voriconazol trong huyết thanh, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị

Chống chỉ định phối hợp.

575

Phenobarbital

Ranolazin

Phenobarbital cảm ứng CYP3A4 và P-gp làm tăng chuyển hóa của ranolazin và thải trừ của ranolazin.

Giảm nồng độ ranolazin trong huyết thanh, giảm hiệu quả điều trị

Chống chỉ định phối hợp

576

Phenylephrin (sử dụng đường uống)

Xanh methylen (sử dụng đường tiêm tĩnh mạch)

Tăng tích lũy noradrenalin (norepinephrin)

Tăng nguy cơ xuất hiện cơn tăng huyết áp (đau đầu, đánh trống ngực, cứng cổ, tăng huyết áp)

1. Chống chỉ định sử dụng phenylephrin sử dụng đường uống đồng thời hoặc trong vòng 14 ngày trước đó có sử dụng xanh methylen.

2. Đối với phenylephrin sử dụng đường tiêm, cần sử dụng rất thận trọng trên bệnh nhân đang dùng xanh methylen trong điều kiện giám sát huyết áp chặt chẽ.

577

Phenytoin

Praziquantel

Phenytoin cảm ứng CYP3A4 mạnh làm tăng chuyển hóa của praziquantel

Giảm nồng độ của praziquantel trong huyết thanh, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị

Chống chỉ định phối hợp.

578

Phenytoin

Rilpivirin

Phenytoin cảm ứng CYP3A4 mạnh làm tăng chuyển hóa của rilpivirin

Giảm nồng độ của rilpivirin trong huyết thanh, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị

Chống chỉ định phối hợp.

579

Phenytoin

Ranolazin

Phenytoin cảm ứng CYP3A4 và P-gp làm tăng chuyển hóa của ranolazin và thải trừ của ranolazin.

Giảm nồng độ ranolazin trong huyết thanh, giảm hiệu quả điều trị

Chống chỉ định phối hợp

580

Piperaquin/di hydroartemisinin (piperaquin)

Thioridazin

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

581

Piperaquin/dihydroartemisinin (piperaquin)

Sotalol

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

582

Piperaquin/dihydroartemisinin (piperaquin)

Saquinavir +/- ritonavir

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

583

Piperaquin/dihydroartemisinin (piperaquin)

Sparfloxacin

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

584

Piribedil

Sulpirid

Đối kháng tác dụng của nhau

Giảm hiệu quả của cả hai thuốc

Chống chỉ định phối hợp

585

Posaconazol

Simvastatin

Posaconazol ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của simvastatin

Tăng nồng độ của simvastatin trong huyết thanh, tăng nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp

Chống chỉ định phối hợp. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn:

- Trong trường hợp bắt buộc sử dụng thuốc kháng nấm azol, thay posaconazol bằng fluconazol (nhưng tránh dùng liều cao, có tác dụng ức chế mạnh CYP3A4) HOẶC

- Trong trường hợp bắt buộc sử dụng dẫn chất statin, thay simvastatin bằng các dẫn chất statin khác (ngoại trừ lovastatin).

586

Posaconazol

Ticagrelor

Posaconazol ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ticagrelor

Tăng nồng độ của ticagrelor trong huyết thanh, tăng nguy cơ xuất huyết

Chống chỉ định phối hợp. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn: Trong trường hợp bắt buộc sử dụng thuốc kháng nấm azol, thay posaconazol bằng fluconazol (nhưng tránh dùng liều cao, có tác dụng ức chế mạnh CYP3A4).

587

Posaconazol

Ranolazin

Posaconazol ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ranolazin

Tăng nồng độ ranolazin trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT

Chống chỉ định phối hợp. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn: Trong trường hợp bắt buộc sử dụng thuốc kháng nấm azol, thay posaconazol bằng fluconazol (nhưng tránh dùng liều cao, có tác dụng ức chế mạnh CYP3A4).

588

Posaconazol

Tolvaptan

Posaconazol ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của tolvaptan

Tăng nồng độ tolvaptan trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng không mong muốn (tăng nồng độ natri huyết thanh, đa niệu, khát nước, giảm thể tích tuần hoàn...)

Chống chỉ định phối hợp. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn: Trong trường hợp bắt buộc sử dụng thuốc kháng nấm azol, thay posaconazol bằng fluconazol (nhưng tránh dùng liều cao, có tác dụng ức chế mạnh CYP3A4).

589

Posaconazol

Quetiapin

Posaconazol ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của quetiapin

Tăng nồng độ của quetiapin, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT

Chống chỉ định phối hợp. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn: Trong trường hợp bắt buộc sử dụng thuốc kháng nấm azol, thay posaconazol bằng fluconazol (nhưng tránh dùng liều cao, có tác dụng ức chế mạnh CYP3A4).

590

Pramipexol

Sulpirid

Đối kháng tác dụng của nhau

Giảm hiệu quả của cả hai thuốc

Chống chỉ định phối hợp

591

Praziquantel

Rifampicin

Rifampicin cảm ứng CYP3A4 làm tăng chuyển hóa của praziquantel

Giảm nồng độ của praziquantel trong huyết thanh, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị

Chống chỉ định phối hợp. Với rifampicin, chỉ bắt đầu sử dụng praziquantel sau khi ngừng rifampicin ít nhất 4 tuần. Rifampicin có thể sử dụng lại sau 1 ngày dừng praziquantel.

592

Propafenon

Saquinavir/ritonavir (ritonavir)

Ritonavir ức chế chuyển hóa của propafenon qua CYP3A4 và CYP2D6.

Tăng nồng độ, dẫn đến tăng độc tính của propafenon (đặc biệt là loạn nhịp tim).

Chống chỉ định phối hợp.

593

Pseudoephedrin (sử dụng đường uống)

Xanh methylen (sử dụng đường tiêm tĩnh mạch)

Tăng tích lũy noradrenalin (norepinephrin)

Tăng nguy cơ xuất hiện cơn tăng huyết áp (đau đầu, đánh trống ngực, cứng cổ, tăng huyết áp)

Chống chỉ định sử dụng pseudoephedrin (sử dụng đường uống) đồng thời hoặc trong vòng 14 ngày trước đó có sử dụng xanh methylen.

594

Quetiapin

Saquinavir +/- ritonavir

Saquinavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của quetiapin

Tăng nồng độ của quetiapin, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT

Tốt nhất nên tránh phối hợp. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng saquinavir, giảm liều quetiapin còn 1/6 liều so với liều bình thường.

595

Quetiapin

Voriconazol

Voriconazol ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của quetiapin

Tăng nồng độ của quetiapin, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT

Chống chỉ định phối hợp. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn: Trong trường hợp bắt buộc sử dụng thuốc kháng nấm azol, thay voriconazol bằng fluconazol (nhưng tránh dùng liều cao, có tác dụng ức chế mạnh CYP3A4).

596

Quinapril

Sacubitril/valsartan (sacubitril)

Tăng tích lũy bradykinin gây phù mạch

Tăng nguy cơ phù mạch

Chống chỉ định phối hợp. Chỉ bắt đầu sử dụng Sacubitril/valsartan (sacubitril) sau khi ngừng quinapril ít nhất 36 giờ.

597

Rabeprazol

Rilpivirin

Giảm hấp thu rilpivirin do tăng pH dạ dày

Giảm nồng độ rilpivirin trong huyết thanh, giảm hiệu quả điều trị

Chống chỉ định phối hợp. Trong trường hợp thay thế bằng thuốc kháng H2, sử dụng các thuốc H2 ít nhất 12 giờ trước hoặc 4 giờ sau khi uống rilpivirin.

598

Ramipril

Sacubitril/valsartan (sacubitril)

Tăng tích lũy bradykinin gây phù mạch

Tăng nguy cơ phù mạch

Chống chỉ định phối hợp. Chỉ bắt đầu sử dụng Sacubitril/valsartan (sacubitril) sau khi ngừng ramipril ít nhất 36 giờ.

599

Ranolazin

Saquinavir +/- ritonavir

Saquinavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ranolazin

Tăng nồng độ ranolazin trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT

Chống chỉ định phối hợp

600

Ranolazin

Voriconazol

Voriconazol ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ranolazin

Tăng nồng độ ranolazin trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT

Chống chỉ định phối hợp. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn: Trong trường hợp bắt buộc sử dụng thuốc kháng nấm azol, thay voriconazol bằng fluconazol (nhưng tránh dùng liều cao, có tác dụng ức chế mạnh CYP3A4).

601

Ranolazin

Rifampicin

Rifampicin cảm ứng CYP3A4 và P-gp làm tăng chuyển hóa của ranolazin và thải trừ của ranolazin.

Giảm nồng độ ranolazin trong huyết thanh, giảm hiệu quả điều trị

Chống chỉ định phối hợp

602

Rifampicin

Rilpivirin

Rifampicin cảm ứng CYP3A4 làm tăng chuyển hóa của rilpivirin

Giảm nồng độ của rilpivirin trong huyết thanh, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị

Chống chỉ định phối hợp.

603

Rifampicin

Voriconazol

Rifampicin cảm ứng CYP3A4 làm tăng chuyển hóa của voriconazol

Giảm nồng độ của voriconazol trong huyết thanh, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị

Chống chỉ định phối hợp. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng voriconazol, cân nhắc thay đổi phác đồ chống lao cho bệnh nhân.

604

Rifampicin

Sofosbuvir

Rifampicin cảm ứng P-gp làm tăng thải trừ của sofusbuvir

Giảm nồng độ của sofosbuvir trong huyết thanh, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị

Chống chỉ định phối hợp

605

Rifampicin

Saquinavir +/- ritonavir

Rifampicin cảm ứng CYP3A4 làm tăng chuyển hóa của saquinavir

Giảm nồng độ saquinavir trong huyết thanh, giảm hiệu quả điều trị

Chống chỉ định phối hợp

606

Rosuvastatin

Sofosbuvir/ledipasvir (ledipasvir)

Ledipasvir ức chế BCRP và P-gp làm giảm thải trừ rosuvastatin khỏi cơ thể

Tăng nồng độ rosuvastatin trong huyết thanh, tăng nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp

Chống chỉ định phối hợp

607

Rotigotin

Sulpirid

Đối kháng tác dụng của nhau

Giảm hiệu quả của cả hai thuốc

Chống chỉ định phối hợp

608

Sacubitril/valsartan (sacubitril)

Trandolapril

Tăng tích lũy bradykinin gây phù mạch

Tăng nguy cơ phù mạch

Chống chỉ định phối hợp. Chỉ bắt đầu sử dụng Sacubitril/valsartan (sacubitril) sau khi ngừng trandolapril ít nhất 36 giờ.

609

Sacubitril/valsartan (sacubitril)

Zofenopril

Tăng tích lũy bradykinin gây phù mạch

Tăng nguy cơ phù mạch

Chống chỉ định phối hợp. Chỉ bắt đầu sử dụng Sacubitril/valsartan (sacubitril) sau khi ngừng zofenopril ít nhất 36 giờ.

610

Saquinavir +/- ritonavir

Simvastatin

Saquinavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của simvastatin

Tăng nồng độ của simvastatin trong huyết thanh, tăng nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp

Chống chỉ định phối hợp. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng dẫn chất statin, thay simvastatin bằng các dẫn chất statin khác (ngoại trừ lovastatin) sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả, atorvastatin không vượt quá 20 mg/ngày, pitavastatin và pravastatin không cần hiệu chỉnh liều khi phối hợp.

611

Saquinavir +/- ritonavir

Ticagrelor

Saquinavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ticagrelor

Tăng nồng độ của ticagrelor trong huyết thanh, tăng nguy cơ xuất huyết

Chống chỉ định phối hợp

612

Saquinavir +/- ritonavir

Tolvaptan

Saquinavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của tolvaptan

Tăng nồng độ tolvaptan trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng không mong muốn (tăng nồng độ natri huyết thanh, đa niệu, khát nước, giảm thể tích tuần hoàn...)

Chống chỉ định phối hợp

613

Saquinavir +/- ritonavir

Sildenafil

Saquinavir ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của sildenafil

Tăng nồng độ sildenafil trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (hạ huyết áp, ngất, rối loạn thị giác)

1. Chống chỉ định phối hợp trong trường hợp sử dụng sildenafil điều trị tăng áp động mạch phổi.

2. Trong trường hợp sử dụng sildenafil điều trị rối loạn cương dương, liều sildenafil không vượt quá 25 mg mỗi 48 giờ ở người đang sử dụng saquinavir.

614

Saquinavir/ritonavir (ritonavir)

Vardenafil

Ritonavir ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của vardenafil

Tăng nồng độ vardenafil trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT

Chống chỉ định phối hợp

615

Saquinavir/ritonavir (ritonavir)

Voriconazol

Ritonavir cảm ứng CYP2C19 (hoặc ức chế CYP3A4 ở người thiếu hoặc giảm hoạt tính CYP2C19) làm tăng (hoặc giảm) chuyển hóa của voriconazol tùy thuộc từng cá thể (voriconazol là cơ chất của cả CYP3A4 và CYP2C19)

Giảm (hoặc tăng) nồng độ voriconazol.

1. Việc phối hợp voriconazol và ritonavir liều cao (400mg mỗi 12 giờ) làm giảm rõ rệt nồng độ voriconazol, vì vậy, chống chỉ định phối hợp voriconazol với ritonavir ở mức liều này.

2. Việc phối hợp voriconazol với ritonavir liều thấp (100mg mỗi 12 giờ) cũng đã cho thấy làm giảm nồng độ voriconazol mặc dù mức độ ít hơn so với liều cao ritonavir, vì vậy, nên tránh phối hợp thuốc trừ khi lợi ích vượt trội nguy cơ.

616

Sertralin

Xanh methylen (sử dụng đường tiêm tĩnh mạch)

Hiệp đồng tác dụng serotonin

Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)

1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời xanh methylen và doxylamin. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.

2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng xanh methylen và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.

617

Sevofluran

Thioridazin

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

618

Sevofluran

Sparfloxacin

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

619

Simvastatin

Voriconazol

Voriconazol ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của simvastatin

Tăng nồng độ của simvastatin trong huyết thanh, tăng nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp

Chống chỉ định phối hợp. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn:

- Trong trường hợp bắt buộc sử dụng thuốc kháng nấm azol, thay voriconazol bằng fluconazol (nhưng tránh dùng liều cao, có tác dụng ức chế mạnh CYP3A4) HOẶC

- Trong trường hợp bắt buộc sử dụng dẫn chất statin, thay simvastatin bằng các dẫn chất statin khác (ngoại trừ lovastatin).

620

Sotalol

Thioridazin

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

621

Sotalol

Sparfloxacin

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

622

Sparfloxacin

Sulpirid

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

623

Sparfloxacin

Thioridazin

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

624

Sulpirid

Thioridazin

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

625

Sumatriptan

Xanh methylen (sử dụng đường tiêm tĩnh mạch)

Hiệp đồng tác dụng serotonin

Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)

1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời xanh methylen và sumatriptan. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.

2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng xanh methylen và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.

626

Tamoxifen

Warfarin

Tamoxifen ức chế CYP2C9 làm giảm chuyển hóa của warfarin

Tăng nguy cơ xuất huyết

1. Chống chỉ định phối hợp ở bệnh nhân sử dụng tamoxifen dự phòng tiên phát ung thư vú.

2. Ở bệnh nhân ung thư vú, nên cân nhắc sử dụng heparin trọng lượng phân tử thấp (LMWH) hoặc các thuốc chống đông đường uống tác động trực tiếp (DOAC) thay thế acenocoumarol để điều trị thuyên tắc tĩnh mạch do huyết khối. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng đồng thời tamoxifen với acenocoumarol, cần giảm liều acenocoumarol và theo dõi chặt chẽ bệnh nhân.

627

Tetracyclin

Tretinoin

Hiệp đồng tăng độc tính

Tăng nguy cơ tăng áp nội sọ lành tính (phù gai thị, đau đầu, buồn nôn và nôn, và rối loạn thị giác)

Chống chỉ định phối hợp

628

Ticagrelor

Voriconazol

Voriconazol ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ticagrelor

Tăng nồng độ của ticagrelor trong huyết thanh, tăng nguy cơ xuất huyết

Chống chỉ định phối hợp. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn: Trong trường hợp bắt buộc sử dụng thuốc kháng nấm azol, thay voriconazol bằng fluconazol (nhưng tránh dùng liều cao, có tác dụng ức chế mạnh CYP3A4).

629

Tigecyclin

Tretinoin

Hiệp đồng tăng độc tính

Tăng nguy cơ tăng áp nội sọ lành tính (phù gai thị, đau đầu, buồn nôn và nôn, và rối loạn thị giác)

Chống chỉ định phối hợp

630

Tolvaptan

Voriconazol

Voriconazol ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của tolvaptan

Tăng nồng độ tolvaptan trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng không mong muốn (tăng nồng độ natri huyết thanh, đa niệu, khát nước, giảm thể tích tuần hoàn...)

Chống chỉ định phối hợp. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn: Trong trường hợp bắt buộc sử dụng thuốc kháng nấm azol, thay voriconazol bằng fluconazol (nhưng tránh dùng liều cao, có tác dụng ức chế mạnh CYP3A4).

631

Tramadol

Xanh methylen (sử dụng đường tiêm tĩnh mạch)

Hiệp đồng tác dụng serotonin

Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)

1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời xanh methylen và tramadol. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng opioid, có thể đổi sang các opiod khác không có hoạt tính ức chế thu hồi serotonin (morphin, codein, oxycodon, buprenorphin)

2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng xanh methylen và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.

632

Trazodon

Xanh methylen (sử dụng đường tiêm tĩnh mạch)

Hiệp đồng tác dụng serotonin

Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)

1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời xanh methylen và trazodon. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.

2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng xanh methylen và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.

633

Venlafaxin

Xanh methylen (sử dụng đường tiêm tĩnh mạch)

Hiệp đồng tác dụng serotonin

Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)

1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời xanh methylen và venlafaxin. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.

2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng xanh methylen và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.

BẢNG 3.2. DANH MỤC TƯƠNG TÁC THUỐC THEO NHÓM ĐẶC TÍNH DƯỢC LÝ

STT

Tên thuốc/ nhóm thuốc 1

Tên thuốc/ nhóm thuốc 2

Cơ chế

Hậu quả

Xử trí

1

Các thuốc ức chế monoamine oxidase (IMAO) (xanh methylen, linezolid, furazolidon)

Các thuốc làm tăng nồng độ serotonin:

Các thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCA): amitriptylin, clomipramin.

Các thuốc ức chế tái thu hồi chọn lọc serotonin (SSRI): paroxetin, fluvoxamin, fluoxetin, sertralin, citalopram, escitalopram, venlafaxin, duloxetin.

Dẫn chất triptan: sumatriptan Opioid:pethidin, tramadol, fentanyl, dextromethorphan, methadon

Các thuốc khác: trazodon, bupropion, mirtazapin, methylphenidat, milnacipran, carbamazepin, doxylamin

Hiệp đồng tác dụng serotonin. Tác dụng ức chế MAO của furazolidon do chất chuyển hóa của thuốc, xuất hiện chậm sau 5 - 10 ngày.

Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)

1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời các thuốc IMAO và các thuốc làm tăng nồng độ serotonin. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần (hoặc 5 tuần với fluoxetin). Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng opioid, có thể đổi sang các opiod khác không có hoạt tính ức chế thu hồi serotonin (morphin, codein, oxycodon, buprenorphin)

2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng các thuốc IMAO và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.

Lưu ý: xanh methylen sử dụng đường tiêm tĩnh mạch.

2

IMAO (xanh methylen, linezolid, furazolidon)

Levodopa/carbi dopa +/- entacapon

Tăng tích lũy noradrenalin (norepinephrin) và dopamin. Tác dụng ức chế MAO của furazolidon do chất chuyển hóa của thuốc, xuất hiện chậm sau 5 - 10 ngày.

Tăng nguy cơ xuất hiện cơn tăng huyết áp (đau đầu, đánh trống ngực, cứng cổ, tăng huyết áp)

Chống chỉ định sử dụng levodopa/carbidopa đồng thời hoặc trong vòng 14 ngày trước đó có sử dụng IMAO.

Lưu ý: xanh methylen sử dụng đường tiêm tĩnh mạch.

3

IMAO (xanh methylen, linezolid, furazolidon)

Methyldopa

Chưa rõ. Tác dụng ức chế MAO của furazolidon do chất chuyển hóa của thuốc, xuất hiện chậm sau 5

- 10 ngày.

Tăng nguy cơ xuất hiện cơn tăng huyết áp (đau đầu, đánh trống ngực, cứng cổ)

Chống chỉ định phối hợp.

Lưu ý: xanh methylen sử dụng đường tiêm tĩnh mạch.

4

IMAO (xanh methylen, linezolid, furazolidon)

Thuốc cường giao cảm tác động gián tiếp sử dụng đường uống (ephedrin, pseudoephedrin, phenylephrin)

Tăng tích lũy noradrenalin (norepinephrin). Tác dụng ức chế MAO của furazolidon do chất chuyển hóa của thuốc, xuất hiện chậm sau 5

- 10 ngày.

Tăng nguy cơ xuất hiện cơn tăng huyết áp (đau đầu, đánh trống ngực, cứng cổ, tăng huyết áp)

1. Chống chỉ định sử dụng thuốc cường giao cảm tác động gián tiếp (ephedrin, pseudoephedrin, phenylephrin) sử dụng đường uống đồng thời hoặc trong vòng 14 ngày trước đó có sử dụng IMAO.

2. Đối với các thuốc cường giao cảm sử dụng đường tiêm, cần sử dụng rất thận trọng trên bệnh nhân đang dùng IMAO trong điều kiện giám sát huyết áp chặt chẽ.

Lưu ý: xanh methylen sử dụng đường tiêm tĩnh mạch.

5

IMAO (xanh methylen, linezolid, furazolidon)

Nefopam

Nefopam ức chế thu hồi noradrenalin (norepinephrin) và serotonin trên hệ thần kinh. Tác dụng ức chế MAO của furazolidon do chất chuyển hóa của thuốc, xuất hiện chậm sau 5 - 10 ngày.

Tăng nguy cơ kích thích thần kinh trung ương (co giật, ảo giác và kích động)

Chống chỉ định phối hợp.

Lưu ý: xanh methylen sử dụng đường tiêm tĩnh mạch.

6

Kháng sinh tetracyclin (tetracyclin, doxycyclin, minocyclin, tigecyclin)

Dẫn chất retinoid (acitretin, tretinoin, isotretinoin)

Hiệp đồng tăng độc tính

Tăng nguy cơ tăng áp nội sọ lành tính (phù gai thị, đau đầu, buồn nôn và nôn, và rối loạn thị giác)

Chống chỉ định phối hợp

7

Thuốc chống viêm không có cấu trúc steroid (NSAID)1

Ketorolac

Hiệp đồng tác dụng kích ứng đường tiêu hóa

Tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa nghiêm trọng (sử dụng đồng thời ketorolac với 1 NSAID khác làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa gấp 5 lần so với phối hợp 2 NSAID khác)

Chống chỉ định phối hợp. Cần đặc biệt lưu ý nguy cơ tương tác trong trường hợp giảm đau hậu phẫu.

8

Dẫn chất nitrat (nitroglycerin, isosorbid mononitrat, isosorbid dinitrat, nicoradil)

Thuốc ức chế PDE-5 (sildenafil, vardenafil, tadalafil)

Hiệp đồng tăng nồng độ guanosine monophosphate (cGMP) vòng có dụng giãn mạch

Tăng tác dụng hạ huyết áp nghiêm trọng

Chống chỉ định phối hợp. Hai thuốc cách nhau ít nhất 24 giờ (với sildenafil và vardenafil) hoặc 48 giờ (với tadalafil).

9

Thuốc ức chế enzym chuyển2

Sacubitril/valsar tan (sacubitril)

Tăng tích lũy bradykinin gây phù mạch

Tăng nguy cơ phù mạch

Chống chỉ định phối hợp. Chỉ bắt đầu sử dụng sacubitril/valsartan sau khi ngừng thuốc ức chế enzym chuyển ít nhất 36 giờ.

10

Alcaloid nấm cựa gà (dihydroergotamin, ergotamin, ergometrin, methylergometrin)

Thuốc nhóm triptan (sumatriptan)

Hiệp đồng tác dụng co mạch

Co thắt mạch kéo dài

Chống chỉ định phối hợp. Hai thuốc cách nhau ít nhất 24 giờ.

11

Thuốc tránh thai bản chất hormon5

Acid tranexamic

Nguy cơ huyết khối khi sử dụng thuốc tránh thai tăng lên khi phối hợp với thuốc kháng phân giải fibrin

Tăng nguy cơ biến cố huyết khối

1. Chống chỉ định sử dụng acid tranexamic điều trị rong kinh ở bệnh nhân đang dùng thuốc tránh thai bản chất hormon.

2. Với các chỉ định khác của acid tranexamic, có thể sử dung ở người đang dùng thuốc tránh thai nhưng cần đặc biệt thận trọng.

Lưu ý các yếu tố tăng nguy cơ: béo phì, hút thuốc lá, đặc biệt ở người trên 35 tuổi.

12

Thuốc cản quang iod7

Metformin

Nguy cơ suy thận cấp liên quan đến cả metformin và thuốc cản quang iod. Suy thận cấp làm tăng nguy cơ nhiễm toan lactic.

Tăng nguy cơ nhiễm toan lactic và suy thận cấp

1. Bệnh nhân có MLCT > 30 ml/phút/1,73m2 và không có bằng chứng tổn thương thận cấp, được chỉ định tiêm thuốc cản quang đường tĩnh mạch hoặc tiêm thuốc cản quang đường động mạch tiếp xúc với thận thứ cấp (ví dụ: bơm thuốc vào tim phải, động mạch phổi, động mạch cảnh, động mạch dưới đòn, động mạch vành, động mạch mạc treo hay động mạch dưới động mạch thận): tiếp tục sử dụng metformin như bình thường.

2. Bệnh nhân (1) MLCT < 30 ml/phút/1,73m2 tiêm thuốc cản quang đường tĩnh mạch, đường động mạch tiếp xúc với thận thứ cấp, hoặc (2) Bệnh nhân tiêm thuốc cản quang đường động mạch tiếp xúc với thận đầu tiên (ví dụ: bơm thuốc vào tim trái, động mạch chủ ngực, động mạch chủ bụng trên động mạch thận hoặc động mạch thận) hoặc (3) Có tổn thương thận: Ngừng metformin trước hoặc tại thời điểm tiến hành thủ thuật chẩn đoán hình ảnh và không được dùng lại cho đến ít nhất 48 giờ sau đó. Sau 48 giờ, chỉ sử dụng lại metformin sau khi chức năng thận được đánh giá lại và cho thấy ổn định.

* Lưu ý:

- Các yếu tố nguy cơ: suy thận, suy tim, không đủ dịch hoặc thiếu dịch, sử dụng liều cao thuốc cản quang hoặc sử dụng đồng thời các thuốc độc tính trên thận khác.

- Khuyến cáo về tương tác này không áp dụng trong trường hợp bơm thuốc cản quang iod để chụp X-quang tử cung - vòi trứng.

13

Thuốc gây kéo dài khoảng QT4

Thuốc gây kéo dài khoảng QT4

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

14

Thuốc ức chế enzym chuyển2 hoặc thuốc đối kháng thụ thể AT13

Aliskiren

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ tăng kali máu, suy thận và hạ huyết áp

1. Chống chỉ định ở bệnh nhân đái tháo đường hoặc suy thận (MLCT < 60 ml/ph/1,73 m2).

2. Ở các đối tượng khác, cũng nên tránh phối hợp này. Trong trường hợp bắt buộc phối hợp, theo dõi chặt chẽ kali, creatinin và huyết áp của bệnh nhân.

15

Thuốc đối kháng thụ thể dopamin (sulpirid, metoclopramid)

Thuốc chủ vận dopamin điều trị Parkinson (levodopa/ carbidopa +/- entacapon, rotigotin, pramipexol, piribedil, bromocriptin)

Đối kháng tác dụng của nhau

Giảm hiệu quả của cả hai thuốc

Chống chỉ định phối hợp

16

Dẫn chất statin (simvastatin, lovastatin)

Thuốc ức chế mạnh CYP3A4 (clarithromycin, erythromycin, các thuốc ức chế protease điều trị HIV6, boceprevir, itraconazol, posaconazol, voriconazol)

Các thuốc ức chế mạnh CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của dẫn chất statin

Tăng nồng độ của dẫn chất statin trong huyết thanh, tăng nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp

Chống chỉ định phối hợp.

1. Chỉ bắt đầu sử dụng simvastatin/lovastatin sau khi ngừng itraconazol ít nhất 2 tuần HOẶC

2. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.

- Trong trường hợp bắt buộc sử dụng dẫn chất statin: thay simvastatin/lovastatin bằng các dẫn chất statin khác (lưu ý về giới hạn về liều của các dẫn chất statin này khi phối hợp với các thuốc ức chế CYP3A4 mạnh).

- Trong trường hợp bắt buộc sử dụng thuốc kháng nấm azol: thay itraconazol bằng fluconazol (nhưng tránh dùng liều cao, có tác dụng ức chế mạnh CYP3A4).

- Trong trường hợp bắt buộc sử dụng kháng sinh macrolid: thay erythromycin, clarithromycin bằng azithromycin.

17

Dẫn chất statin (simvastatin, lovastatin)

Danazol

Danazol ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của dẫn chất statin

Tăng nồng độ dẫn chất statin trong huyết thanh, tăng nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp

Chống chỉ định phối hợp

18

Dẫn chất statin (simvastatin, atorvastatin, lovastatin, pitavastatin)

Ciclosporin

Ciclosporin ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của dẫn chất statin; ciclosporin cũng ức chế cả OATP1B1 làm giảm vận chuyển statin vào gan.

Tăng nồng độ dẫn chất statin trong huyết thanh, tăng nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp

Chống chỉ định phối hợp. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng dẫn chất statin: thay bằng fluvastatin (tối đa 20 mg/ngày), pravastatin (tối đa 20 mg/ngày), rosuvastatin (tối đa 5 mg/ngày).

19

Dẫn chất statin (simvastatin, lovastatin)

Mifepriston

Mifepriston ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của dẫn chất statin

Tăng nồng độ dẫn chất statin trong huyết thanh, tăng nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp

Chống chỉ định phối hợp.

1. Chỉ bắt đầu sử dụng simvastatin/lovastatin sau khi ngừng mifepriston ít nhất 2 tuần HOẶC

2. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng dẫn chất statin: thay simvastatin hoặc lovastatin bằng pravasatin, rosuvastatin, fluvastatin hoặc pitavastatin

20

Alcaloid nấm cựa gà (dihydroergota min, ergotamin, ergometrin, methylergomet rin)

Thuốc ức chế mạnh CYP3A4 (các thuốc ức chế protetase điều trị HIV6, clarithromycin, erythromycin, roxithromycin, itraconazol, posaconazol, voriconazol, boceprevir)

Các thuốc ức chế mạnh CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của alcaloid nấm cựa gà

Tăng nồng độ của alcaloid nấm cựa gà trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)

Chống chỉ định phối hợp. Đối với trường hợp điều trị băng huyết sau sinh, nếu không còn thuốc khác thay thế ở người bệnh đang sử dụng thuốc HIV nhóm ức chế proteases, sử dụng ergometrin/methylergometr in chỉ khi lợi ích vượt trội nguy cơ và sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất.

21

Ivabradin

Thuốc ức chế mạnh CYP3A4 (các thuốc ức chế protetase điều trị HIV6, clarithromycin, erythromycin, itraconazol, posaconazol, voriconazol, boceprevir) hoặc trung bình (diltiazem, verapamil)

Các thuốc ức chế mạnh CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của ivabradin. Verapamil hoặc diltiazem hiệp đồng tác dụng làm chậm nhịp tim của ivabradin

Tăng nồng độ ivabradin trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT và chậm nhịp tim

Chống chỉ định phối hợp. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn:

- Trong trường hợp bắt buộc sử dụng thuốc kháng nấm azol: thay itraconazol bằng fluconazol (nhưng tránh dùng liều cao, có tác dụng ức chế mạnh CYP3A4)

- Trong trường hợp bắt buộc sử dụng kháng sinh macrolid: thay erythromycin, clarithromycin bằng azithromycin.

22

Ticagrelor

Thuốc ức chế mạnh CYP3A4 (clarithromycin, itraconazol, posaconazol, voriconazol, các thuốc ức chế protetase điều trị HIV6)

Các thuốc ức chế mạnh CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của ticagrelor

Tăng nồng độ của ticagrelor trong huyết thanh, tăng nguy cơ xuất huyết

Chống chỉ định phối hợp.

1. Chỉ bắt đầu sử dụng ticagrelor sau khi ngừng itraconazol ít nhất 2 tuần HOẶC

2. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn:

- Trong trường hợp bắt buộc sử dụng thuốc kháng nấm azol: thay itraconazol bằng fluconazol (nhưng tránh dùng liều cao, có tác dụng ức chế mạnh CYP3A4)

- Trong trường hợp bắt buộc sử dụng kháng sinh macrolid: thay clarithromycin bằng azithromycin.

23

Ranolazin

Thuốc ức chế mạnh CYP3A4 (clarithromycin, itraconazol, posaconazol, voriconazol, các thuốc ức chế protetase điều trị HIV6)

Các thuốc ức chế mạnh CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của ranolazin

Tăng nồng độ ranolazin trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT

Chống chỉ định phối hợp.

1. Chỉ bắt đầu sử dụng ranolazin sau khi ngừng itraconazol ít nhất 2 tuần HOẶC

2. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn:

- Trong trường hợp bắt buộc sử dụng thuốc kháng nấm azol: thay itraconazol bằng fluconazol (nhưng tránh dùng liều cao, có tác dụng ức chế mạnh CYP3A4).

- Trong trường hợp bắt buộc sử dụng kháng sinh macrolid: thay clarithromycin bằng azithromycin.

24

Tolvaptan

Thuốc ức chế mạnh CYP3A4 (clarithromycin, itraconazol, posaconazol, voriconazol, các thuốc ức chế protetase điều trị HIV6)

Các thuốc ức chế mạnh CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của tolvaptan

Tăng nồng độ tolvaptan trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng không mong muốn (tăng nồng độ natri huyết thanh, đa niệu, khát nước, giảm thể tích tuần hoàn...)

Chống chỉ định phối hợp. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn:

- Trong trường hợp bắt buộc sử dụng thuốc kháng nấm azol: thay itraconazol bằng fluconazol (nhưng tránh dùng liều cao, có tác dụng ức chế mạnh CYP3A4).

- Trong trường hợp bắt buộc sử dụng kháng sinh macrolid: thay clarithromycin bằng azithromycin.

25

Thuốc chẹn kênh canxi (lercanidipin, felodipin)

Thuốc ức chế mạnh CYP3A4 (clarithromycin, itraconazol, posaconazol, voriconazol, các thuốc ức chế protetase điều trị HIV6)

Các thuốc ức chế mạnh CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của lercanidipin hoặc felodipin

Tăng nồng độ lercanidipin/felodipin, tăng nguy cơ hạ huyết áp nghiêm trọng

Chống chỉ định phối hợp.

1. Chỉ bắt đầu sử dụng felodipin sau khi ngừng itraconazol ít nhất 2 tuần HOẶC

2. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn:

- Trong trường hợp bắt buộc sử dụng thuốc kháng nấm azol: thay itraconazol bằng fluconazol (nhưng tránh dùng liều cao, có tác dụng ức chế mạnh CYP3A4).

- Trong trường hợp bắt buộc sử dụng kháng sinh macrolid: thay clarithromycin bằng azithromycin.

26

Lercanidipin

Ciclosporin

Ciclosporin ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của lercanidipin và ngược lại, lercanidipin ức chế yếu CYP3A4 làm giảm chuyển hóa ciclosporin.

Tăng nồng độ ciclosporin, tăng nồng độ lercanidipin trong huyết thanh, tăng nguy cơ hạ huyết áp nghiêm trọng

Chống chỉ định phối hợp

27

Domperidon

Thuốc ức chế mạnh CYP3A4 (erythronycin, clarithromycin, itraconazol, posaconazol, voriconazol, các thuốc ức chế protetase điều trị HIV6)

Các thuốc ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của domperidon

Tăng nồng độ domperidon trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT

Chống chỉ định phối hợp

28

Vardenafil

Thuốc ức chế mạnh CYP3A4 (itraconazol, ritonavir, indinavir)

Các thuốc ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của vardenafil

Tăng nồng độ vardenafil trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT

Chống chỉ định phối hợp

29

Amiodaron

Các thuốc ức chế protease điều trị HIV (ritonavir, indinavir, saquinavir)

Các thuốc ức chế protease ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của amiodaron

Tăng nồng độ amiodaron trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng không mong muốn (hạ huyết áp, chậm nhịp tim, ngừng xoang...)

Chống chỉ định phối hợp

30

Alfuzosin

Các thuốc ức chế protetase điều trị HIV6, boceprevir

Các thuốc ức chế protease ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của alfuzosin

Tăng nồng độ alfuzosin trong huyết thanh, tâng nguy cơ hạ huyết áp nghiêm trọng

Chống chỉ định phối hợp

31

Propafenon

Ritonavir

Ritonavir ức chế chuyển hóa của propafenon qua CYP3A4 và CYP2D6.

Tăng nồng độ, dẫn đến tăng độc tính của propafenon (đặc biệt là loạn nhịp tim).

Chống chỉ định phối hợp.

32

Quetiapin

Thuốc ức chế mạnh CYP3A4 (clarithromycin, itraconazol, posaconazol, voriconazol, các thuốc ức chế protetase điều trị HIV6)

Các thuốc ức chế mạnh CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của quetiapin

Tăng nồng độ của quetiapin, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT

Chống chỉ định phối hợp. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn:

- Trong trường hợp bắt buộc sử dụng thuốc kháng nấm azol: thay itraconazol bằng fluconazol (nhưng tránh dùng liều cao, có tác dụng ức chế mạnh CYP3A4).

- Trong trường hợp bắt buộc sử dụng kháng sinh macrolid: thay erythromycin, clarithromycin bằng azithromycin.

- Trong trường hợp bắt buộc sử dụng thuốc ức chế protease điều trị HIV, giảm liều quetiapin còn 1/6 liều so với liều bình thường.

33

Alprazolam

Indinavir +/- ritonavir

Indinavir ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của alprazolam

Tăng nồng độ alprazolam trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng không mong muốn (buồn ngủ, lờ đờ, lẫn lộn, nặng hơn có thể xuất hiện mất điều hòa vận động, giảm trương lực cơ, hạ huyết áp, suy hô hấp, hôn mê)

Chống chỉ định phối hợp

34

Everolimus

Thuốc ức chế mạnh CYP3A4 và P-gp (ritonavir, clarithromcyin, itraconazol)

Ritonavir, clarithromycin và itraconazol ức chế mạnh CP3A4 làm giảm chuyển hóa của everolimus ở gan, đồng thời, ức chế P-gp làm giảm thải trừ everolimus khỏi cơ thể.

Tăng nồng độ everolimus trong huyết thanh, tăng tác dụng bất lợi liên quan đến ức chế miễn dịch

Chống chỉ định phối hợp

35

Sildenafil

Các thuốc ức chế protease điều trị HIV6

Các thuốc ức chế protease ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của sildenafil

Tăng nồng độ sildenafil trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (hạ huyết áp, ngất, rối loạn thị giác)

1. Chống chỉ định phối hợp trong trường hợp sử dụng sildenafil điều trị tăng áp động mạch phổi.

2. Trong trường hợp sử dụng sildenafil điều trị rối loạn cương dương, liều sildenafil không vượt quá 25 mg mỗi 48 giờ ở người đang sử dụng ritonavir.

36

Irinotecan

Itraconazol

Itraconazol ức chế CYP3A4 và ức chế UGT1A1 (enzym xúc tác phản ứng glucuronid hóa) làm giảm chuyển hóa của SN-38 (chất chuyển hóa có hoạt tính của irinotecan)

Tăng nồng độ của chất chuyển hóa có hoạt tính của irinotecan trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng không mong muốn (tiêu chảy, giảm bạch cầu trung tính...)

Chống chỉ định phối hợp. Chỉ bắt đầu sử dụng irinotecan sau khi ngừng itraconazol ít nhất 2 tuần.

37

Saquinavir/ritonavir

Kháng sinh macrolid (erythromycin, clarithromycin)

Kháng sinh macrolid ức chế CYP3A4 và P- gp, làm giảm chuyển hóa và thải trừ saquinavir. Saquinavir cũng ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của kháng sinh macrolid

Tăng nồng độ kháng sinh macrolid tăng nồng độ saquinavir, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT và xoắn đỉnh.

1. Chống chỉ định phối hợp ở bệnh nhân có QTc > 450 ms và saquinavir ở dạng phối hợp ritonavir.

2. Trong trường hợp bắt buộc phối hợp, định kỳ đo điện tâm đồ mỗi 3-4 ngày. Nếu QTc > 480 ms hoặc tăng > 20 ms so với ban đầu, ngừng 1 trong 2 hoặc cả 2 thuốc.

38

Colchicin

Thuốc ức chế mạnh CYP3A4 (indinavir, saquinavir, posaconazol, voriconazol, boceprevir, roxithromycin) hoặc P-gp (ranolazin, verapamil, amiodaron, carvedilol, diltiazem, sunitinib, nilotinib, ciclosporin) hoặc cả hai (clarithromycin, erythromycin, itraconazol, ritonavir)

Các thuốc ức chế mạnh CYP3A4 và/hoặc ức chế P-gp làm giảm chuyển hóa và thải trừ colchicin.

Tăng nồng độ colchicin trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng độc tính (tiêu chảy, nôn, đau bụng, sốt, xuất huyết, giảm cả ba dòng tế bào máu, các dấu hiệu độc tính trên cơ như đau cơ, mỏi cơ hoặc yếu cơ, nước tiểu sẫm màu, dị cảm, trường hợp nặng có thể gây suy đa tạng và tử vong).

1. Chống chỉ định ở bệnh nhân suy gan hoặc suy thận.

2. Ở bệnh nhân chức năng gan, thận bình thường: nên tránh phối hợp. Nếu phối hợp: giảm liều colchicin. Dùng liều tiếp theo của colchicin sau 3 ngày. Theo dõi nguy cơ độc tính của colchicin.

39

Agomelatin, tizanidin, duloxetin

Thuốc ức chế CYP1A2 mạnh (ciprofloxacin, fluvoxamin)

Các thuốc ức chế CYP1A2 mạnh làm giảm chuyển hóa của agomelatin hoặc tizanidin hoặc duloxetin

Tăng nồng độ của agomelatin hoặc tizanidin hoặc duloxetin trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng không mong muốn của các thuốc này

Chống chỉ định phối hợp

40

Thioridazin

Paroxetin

Paroxetin ức chế CYP2D6 làm giảm chuyển hóa của thioridazin

Tăng nồng độ thioridazin, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT

Chống chỉ định phối hợp

41

Dextromethorp han

SSRI (paroxetin, fluoxetin)

Paroxetin, fluoxetin ức chế CYP2D6 làm giảm chuyển hóa của dextrome- thorphan

Tăng nồng độ dextromethorphan, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, nhìn mờ, ảo giác) hoặc tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)

Chống chỉ định phối hợp

42

Repaglinid

Gemfibrozil

Gemfibrozil ức chế CYP2C8 làm giảm chuyển hóa của repaglinid, gemfibrozil cũng ức chế OATP1B1 làm giảm vận chuyển gemfibrozil vào gan.

Tăng nồng độ repaglinid trong huyết thanh, tăng nguy cơ hạ đường huyết

Chống chỉ định phối hợp

43

Tamoxifen

Thuốc chống đông kháng vitamin K (acenocoumarol, warfarin)

Tamoxifen ức chế CYP2C9 làm giảm chuyển hóa của thuốc chống đông kháng vitamin K

Tăng nguy cơ xuất huyết

1. Chống chỉ định phối hợp ở bệnh nhân sử dụng tamoxifen dự phòng tiên phát ung thư vú.

2. Ở bệnh nhân ung thư vú, nên cân nhắc sử dụng heparin trọng lượng phân tử thấp (LMWH) hoặc các thuốc chống đông đường uống tác động trực tiếp (DOAC) thay thế cho thuốc chống đông kháng vitamin K để điều trị thuyên tắc tĩnh mạch do huyết khối. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng đồng thời tamoxifen với thuốc chống đông kháng vitamin K, cần giảm 1/2 đến 2/3 liều warfarin và theo dõi chặt chẽ bệnh nhân.

44

Praziquantel

Thuốc cảm ứng mạnh CYP3A4 (rifampicin, carbamazepin, phenobarbital, phenytoin)

Các thuốc cảm ứng mạnh CYP3A4 làm tăng chuyển hóa của praziquentel

Giảm nồng độ của praziquantel trong huyết thanh, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị

Chống chỉ định phối hợp. Với rifampicin, chỉ bắt đầu sử dụng praziquantel sau khi ngừng rifampicin ít nhất 4 tuần. Rifampicin có thể sử dụng lại sau 1 ngày dừng praziquantel.

45

Rilpivirin

Thuốc cảm ứng mạnh CYP3A4 (rifampicin, carbamazepin, oxcarbamazepin , phenytoin, dexamethason, phenobarbital)

Các thuốc cảm ứng mạnh CYP3A4 làm tăng chuyển hóa của rilpivirin

Giảm nồng độ của rilpivirin trong huyết thanh, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị

Chống chỉ định phối hợp

46

Voriconazol

Thuốc cảm ứng mạnh CYP3A4 (rifampicin, carbamazepin, phenobarbital)

Các thuốc cảm ứng mạnh CYP3A4 làm tăng chuyển hóa của voriconazol

Giảm nồng độ của voriconazol trong huyết thanh, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị

Chống chỉ định phối hợp. Ở bệnh nhân lao, trong trường hợp bắt buộc sử dụng voriconazol, cân nhắc thay đổi phác đồ chống lao cho bệnh nhân.

47

Daclatasvir

Thuốc cảm ứng mạnh CYP3A4 (rifampicin, carbamazepin, phenytoin, enzalutamid, phenobarbital)

Các thuốc cảm ứng mạnh CYP3A4 làm tăng chuyển hóa của daclatasvir

Giảm nồng độ của daclatasvir trong huyết thanh, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị

Chống chỉ định phối hợp

48

Delamanid

Thuốc cảm ứng mạnh CYP3A4 (rifampicin, carbamazepin, phenytoin, enzalutamid)

Các thuốc cảm ứng mạnh CYP3A4 làm tăng chuyển hóa của delanmanid

Giảm nồng độ của delamanid trong huyết thanh, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị

Chống chỉ định phối hợp

49

Artemether/lumefantrin

Thuốc cảm ứng mạnh CYP3A4 (rifampicin, carbamazepin, phenytoin, enzalutamid, phenobarbital)

Các thuốc cảm ứng mạnh CYP3A4 làm tăng chuyển hóa của artemether/lume fantrin

Giảm nồng độ của artemether/lumefantrin trong huyết thanh, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị

Chống chỉ định phối hợp

50

Grazoprevir/elbasvir

Thuốc cảm ứng mạnh CYP3A4 (carbamazepin, phenytoin, efavirenz, enzalutamid, phenobarbital)

Các thuốc cảm ứng mạnh CYP3A4 làm tăng chuyển hóa của grazoprevir/elba svir

Giảm nồng độ grazoprevir/elbasvir trong huyết thanh, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị

Chống chỉ định phối hợp

51

Ranolazin

Thuốc cảm ứng mạnh CYP3A4 (rifampicin, carbamazepin, phenytoin, phenobarbital)

Các thuốc cảm ứng CYP3A4 và P-gp làm tăng chuyển hóa và thải trừ của ranolazin.

Giảm nồng độ ranolazin trong huyết thanh, giảm hiệu quả điều trị

Chống chỉ định phối hợp

52

Thuốc ức chế protease (lopinavir, atazanavir, saquinavir, darunavir, indinavir)

Rifampicin

Rifampicin cảm ứng CYP3A4 làm tăng chuyển hóa của các thuốc ức chế protease

Giảm nồng độ thuốc ức chế protease trong huyết thanh, giảm hiệu quả điều trị

Tốt nhất nên tránh phối hợp. Nếu bắt buộc phối hợp, điều chỉnh liều lopinavir/ritonavir (lopinavir 800 mg + ritonavir 200 mg hai lần mỗi ngày hoặc lopinavir 400 mg + ritonavir 400 mg hai lần mỗi ngày).

53

Nifedipin

Rifampicin

Rifampicin cảm ứng CYP3A4 làm tăng chuyển hóa của nifedipin

Giảm nồng độ nifedipin, giảm hiệu quả điều trị

Chống chỉ định phối hợp

54

Voriconazol

Efavirenz

Efavirenz cảm ứng CYP3A4 làm tăng chuyển hóa của voriconazol; voriconazol ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của efavirenz

Giảm nồng độ voriconazol, tăng nồng độ efavirenz trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT

1. Chống chỉ định với liều efavirenz trên 400 mg/ngày.

2. Voriconazol có thể phối hợp efavirenz khi tăng liều duy trì của voriconazol lên 400 mg mỗi 12 giờ và giảm liều của efavirenz còn 300 mg mỗi 24 giờ. Khi ngừng sử dụng voriconazol, có thể quay lại sử dụng liều ban đầu efavirenz.

55

Voriconazol

Ritonavir

Ritonavir cảm ứng CYP2C19 (hoặc ức chế CYP3A4 ở người thiếu hoặc giảm hoạt tính CYP2C19 do di truyền) làm tăng (hoặc giảm) chuyển hóa của voriconazol tùy thuộc từng cá thể (voriconazol là cơ chất của cả CYP3A4 và CYP2C19)

Giảm (hoặc tăng) nồng độ voriconazol.

1. Việc phối hợp voriconazol và ritonavir liều cao (400mg mỗi 12 giờ) làm giảm rõ rệt nồng độ voriconazol, vì vậy, chống chỉ định phối hợp voriconazol với ritonavir ở mức liều này.

2. Việc phối hợp voriconazol với ritonavir liều thấp (100mg mỗi 12 giờ) cũng đã cho thấy làm giảm nồng độ voriconazol mặc dù mức độ ít hơn so với liều cao ritonavir, vì vậy, nên tránh phối hợp thuốc trừ khi lợi ích vượt trội nguy cơ.

56

Glibenclamid

Bosentan

Bosentan cảm ứng CYP3A4 và CYP2C9, làm tăng chuyển hóa của glibenclamid. Cơ chế tăng enzym gan chưa rõ

Tăng nguy cơ tăng enzym gan, giảm nồng độ glibenclamid trong huyết thanh,giảm hiệu quả điều trị

Chống chỉ định phối hợp

57

Ciclosporin

Bosentan

Bosentan cảm ứng CYP3A4 làm tăng chuyển hóa của ciclosporin; ciclosporin ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của bosentan;

Tăng nồng độ của bosentan, tăng nguy cơ tác dụng không mong muốn (đau đầu..); giảm nồng độ của ciclosporin trong huyết thanh, giảm hiệu quả điều trị, tăng nguy cơ thải ghép

Chống chỉ định phối hợp

58

Dẫn chất fluorouracil (capecitabin, fluorouracil, tegafur)

Brivudin

Chất chuyển hóa của brivudin ức chế enzym dihydropyrimidine dehydrogenase (DPD) - enzym chuyển hóa dẫn chất fluorouracil

Tăng nồng độ fluoruoracil trong máu, dẫn đến tăng nguy cơ độc tính

Chống chỉ định phối hợp. Chỉ bắt đầu sử dụng dẫn chất fluoruoracil sau khi ngừng brivudin ít nhất 4 tuần.

59

Dabigatran

Itraconazol

Itraconazol ức chế P-gp làm giảm thải trừ dabigatran khỏi cơ thể

Tăng nồng độ dabigatran trong huyết thanh, tăng nguy cơ xuất huyết

Chống chỉ định phối hợp

60

Sofosbuvir

Rifampicin

Rifampicin cảm ứng P-gp làm tăng thải trừ của sofusbuvir

Giảm nồng độ của sofosbuvir trong huyết thanh, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị

Chống chỉ định phối hợp

61

Dẫn chất statin (simvastatin, lovastatin, atorvastatin, fluvastatin, pravastatin)

Gemfibrozil

Gemfibrozil ức chế OATP1B1 làm giảm vận chuyển các dẫn chất statin vào gan.

Tăng nồng độ simvastatin trong huyết thanh, tăng nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp

Chống chỉ định phối hợp. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng dẫn chất fibrat, thay thế gemfibrozil bằng fenofibrat nhưng cần thận trọng khi phối hợp.

62

Grazoprevir/elbasvir (grazoprevir)

Các thuốc ức chế OATP1B1/3 (rifampicin, atazanavir, darunavir, lopinavir, saquinavir, ciclosporin, eltrombopag)

Các thuốc ức chế OATP1B1/3 làm giảm vận chuyển grazoprevir vào gan.

Tăng nồng độ grazoprevir/elbasvir, tăng nguy cơ tăng ALT

Chống chỉ định phối hợp

63

Rosuvastatin

Sofosbuvir/ledi pasvir (ledipasvir)

Ledipasvir ức chế BCRP và P- gp làm giảm thải trừ rosuvastatin khỏi cơ thể

Tăng nồng độ rosuvastatin trong huyết thanh, tăng nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp

Chống chỉ định phối hợp

64

Kali clorid (dạng uống giải phóng kéo dài)

Thuốc kháng cholinergic (atropin, hyoscin butylbromid, hyoscyamin, trihexyphenidyl, solifenacin, clidinium, oxybutynin)

Thuốc kháng cholinergic gây tồn lưu hoặc làm tăng thời gian kali qua đường tiêu hóa khi sử dụng đường uống, gây loét đường tiêu hóa

Tăng nguy cơ loét tiêu hóa

1. Tốt nhất nên tránh phối hợp, đặc biệt ở người cao tuổi. Cân nhắc chuyển sang sử dụng kali đường tĩnh mạch.

2. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng đồng thời, cân nhắc một số khuyến cáo sau giúp giảm nguy cơ loét tiêu hóa: (1) uống ít nhất 100 mL nước sau khi uống kali, (2) ngồi hoặc đứng thẳng trong ít nhất 5 - 10 phút sau khi uống thuốc.

65

Rilpivirin

Các thuốc ức chế bơm proton (lansoprazol, omeprazol, pantoprazol, rabeprazol, dexlansoprazol, esomeprazol)

Giảm hấp thu rilpivirin do tăng pH dạ dày

Giảm nồng độ rilpivirin trong huyết thanh, giảm hiệu quả điều trị

Chống chỉ định phối hợp. Trong trường hợp thay thế bằng thuốc kháng H2, sử dụng các thuốc H2 ít nhất 12 giờ trước hoặc 4 giờ sau khi uống rilpivirin.

66

Dung dịch chứa calci (calci glubionat, calci clorid, calci gluconat) sử dụng đường tĩnh mạch và dịch truyền chứa calci (dung dịch Ringer lactat, dung dịch nuôi dưỡng đường tĩnh mạch...)

Ceftriaxon

Hình thành tủa calci - ceftriaxon tại mô phổi và thận khi dùng đồng thời đường tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh

Tạo kết tủa tại phổi và thận, có thể dẫn đến tử vong ở trẻ sơ sinh

1. Chống chỉ định sử dụng đồng thời ở trẻ sơ sinh (< 28 ngày tuổi).

2. Ở các đối tượng khác, không trộn lẫn calci và ceftriaxon trong cùng 1 đường truyền, dùng 2 thuốc theo 2 đường truyền tại 2 vị trí khác nhau hoặc dùng lần lượt từng thuốc sau đó khi tráng rửa đường truyền bằng dung môi tương hợp.

67

Brentuximab

Bleomycin

Chưa rõ

Tăng nguy cơ độc tính (không nhiễm trùng) trên phổi (bao gồm viêm phổi không nhiễm trùng, bệnh phổi kẽ hoặc hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS) do tổn thương phế nang, với biểu hiện khó thở, ho và sốt không đặc hiệu)

Chống chỉ định phối hợp

68

Peginterferon- alpha (2a hoặc 2b)

Telbivudin

Chưa rõ

Tăng nguy cơ viêm thần kinh ngoại vi liên quan đến telbivudin.

Chống chỉ định phối hợp

Chữ viết tắt: IMAO: thuốc ức chế monoamin oxidase; NSAID: thuốc chống viêm không có cấu trúc steorid; LMWH: heparin trọng lượng phân tử thấp; MLCT: mức lọc cầu thận; NOAC: thuốc chống đông đường uống tác động trực tiếp; P-gp: P-glycoprotein; TCA: thuốc chống trầm cảm ba vòng; SSRI: thuốc ức chế tái thu hồi chọn lọc serotonin.

Chú thích:

1

Thuốc chống viêm không có cấu trúc steroid (NSAID): aceclofenac, acid mefenamic, aspirin, celecoxib, clonixin, dexibuprofen, dexketoprofen, diclofenac, etodolac, etoricoxib, floctafenin, flurbiprofen, ibuprofen, indomethacin, ketoprofen, lornoxicam, loxoprofen, meloxicam, nabumeton, naproxen, piroxicam, talniflumat, tenoxicam, zaltoprofen

2

Thuốc ức chế enzym chuyển: benazepril, captopril, enalapril, imidapril, lisinopril, perindopril, quinapril, ramipril, trandolapril, zofenopril

3

Thuốc đối kháng thụ thể AT1: candesartan, eprosartan, irbesartan, losartan, olmesartan, telmisartan, valsartan

4

Thuốc kéo dài khoảng QT:

 

Thuốc 1

Thuốc 2

 

Domperidon

Amiodaron, arsenic trioxid, artemether/lumefantrin (lumefantrin), azithromycin, cilostazol, ciprofloxacin, citalopram, cloroquin, clorpromazin, donepezil, escitalopram, fluconazol, haloperidol, levofloxacin, levomepromazin, levosulpirid, methadon, moxifloxacin, ondansetron, oxaliplatin, propofol, roxithromycin, sevofluran, sotalol, sparfloxacin, spiramycin, sulpirid, thioridazin

Thioridazin

Amiodaron, amisulpirid, arsenic trioxid, azithromycin, ciprofloxacin, citalopram, clarithromycin, cloroquin, clorpromazin, donepezil, erythromycin, escitalopram, fluconazol, haloperidol, hydroxycloroquin, levofloxacin, levosulpirid, methadon, moxifloxacin, ondansetron, oxaliplatin, piperaquin/ dihydroartemisinin (piperaquin), sevofluran, sotalol, sulpirid

Moxifloxacin

Amiodaron, citalopram, clorpromazin, escitalopram, haloperidol, piperaquin/ dihydroartemisinin (piperaquin), sotalol

Sparfloxacin

Amiodaron, amisulpirid, arsenoic trioxid, artemether/lumefantrin (lumefantrin), azithromycin, citalopram, clarithromycin, cloroquin, clorpromazin, donepezil, erythromycin, escitalopram, fluconazol, haloperidol, hydroxycloroquin, levosulpirid, ondansetron, oxaliplatin, piperaquin/dihydroartemisinin (piperaquin), sevofluran, sotalol, sulpirid, thioridazin

Piperaquin/ dihydroartemisini n (piperaquin)

Amiodaron, clarithromycin, clorpromazin, erythromycin, haloperidol, saquinavir +/- ritonavir, sotalol

Fluconazol

Amiodaron, artemether/lumefantrin (lumefantrin), citalopram, clarithromycin, donepezil, erythromycin, escitalopram, methadon, ondansetron

Amiodaron

Citalopram, cloroquin, clorpromazin, escitalopram, haloperidol, sotalol

Clorpromazin

Citalopram, escitalopram

Sotalol

Citalopram, escitalopram

Haloperidol

Azithromycin, citalopram, clarithromycin, clorpromazin, escitalopram, fluconazol, levofloxacin, sotalol

Posaconazol

Artemether/lumefantrin (lumefantrin)

5

Thuốc tránh thai bản chất hormon: clormadinon, desogestrel, dienogest, drospirenon, ethinyl estradiol, estradiol valerat, estriol, etonogestrel, gestoden, levonorgestrel, lynestrenol, medroxyprogesteron, norelgestromin, norethindron, norgestrel

6

Thuốc ức chế protease điều trị HIV: lopinavir/ritonavir, darunavir/ritonavir, atazanavir/ritonavir, saquinavir +/- ritonavir, indinavir +/- ritonavir

7

Thuốc cản quang iod: adipiodon, iobitridol, iodixanol, iohexol, iopamidol, iopromid, ioxitalamat natri/ioxitalamat meglumin, ioxaglic natri/ioxaglic meglumin

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 5948/QĐ-BYT ngày 30/12/2021 về Danh mục tương tác thuốc chống chỉ định trong thực hành lâm sàng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


43.841

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.255.183
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!