Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 593/QĐ-UBND 2017 Kế hoạch phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi Kon Tum

Số hiệu: 593/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum Người ký: Trần Thị Nga
Ngày ban hành: 27/06/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 593/QĐ-UBND

Kon Tum, ngày 27 tháng 6 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG SUY DINH DƯỠNG THỂ THẤP CÒI Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI TỈNH KON TUM, GIAI ĐOẠN 2017 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM

Căn cứ Luật tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 226/QĐ-TTg ngày 22/2/2012 của Thtướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020 và tm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Công văn số 1515/BYT-BMTE ngày 21/3/2012 của Bộ Y tế về việc triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về dinh dưng giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Kế hoạch số 1901/KH-UBND ngày 15/8/2016 của UBND tỉnh Kon Tum về việc ban hành Kế hoạch hành động giai đoạn 2016-2020 tnh Kon Tum thực hiện Chiến lược Quốc gia về Dinh dưng giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 176/QĐ-UBND ngày 29/02/2016 của UBND tỉnh Kon Tum về việc lựa chọn xã đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Kon Tum, phân công thành viên Ban chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh phụ trách các xã giai đoạn 2016-2020 và phân công nhiệm vụ các Sở, ban ngành phụ trách các tiêu chí nông thôn mới;

Xét đề nghị của Giám đốc Sơ Y tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch Phòng, chống suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi tỉnh Kon Tum, giai đoạn 2017 - 2020, với những nội dung chính sau:

1. Mục tiêu tổng quát: Ci thiện tình trạng dinh dưng cho trẻ em, tập trung cho đối tượng trẻ em dưới 5 tui được nuôi dưng và chăm sóc dinh dưng hợp lý nhm giảm tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em ththấp còi góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em tỉnh Kon Tum.

2. Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể:

a) Mục tiêu 1: Cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ em

Các chỉ tiêu: Giảm t lcân nặng sơ sinh thấp (dưới 2500g) xuống dưới 5% vào năm 2020; giảm tỷ lệ suy dinh dưng ththấp còi ở trẻ dưới 5 tui xuống 35% vào năm 2020; giảm tlệ suy dinh dưng thể nhẹ cân trẻ dưới 5 tuổi xuống dưới 21% vào năm 2020.

b) Mục tiêu 2: Cải thiện tình trạng thiếu vi cht dinh dưỡng

Các chỉ tiêu: Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi có hàm lượng vitamin A huyết thanh thấp (dưới 0,7 µmol/L) giảm xuống dưới 10% vào năm 2020; tỷ lthiếu máu phụ nữ có thai giảm dưới 25% vào năm 2020; tỷ lệ thiếu máu trẻ em dưới 5 tuổi giảm còn 20% vào năm 2020.

c) Mục tiêu 3: Nâng cao hiu biết và tăng cường thực hành dinh dưng hợp lý

Các chỉ tiêu: Tỷ ltrẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đạt 35% trở lên vào năm 2020; tỷ lệ bà mẹ có kiến thức và thực hành dinh dưng đúng đi với trẻ ốm đạt 85% trở lên vào năm 2020; tỷ lệ nữ thanh niên được huấn luyện về dinh dưng và kiến thức cơ bản về làm mẹ an toàn đạt 75 % vào năm 2016.

d) Mục tiêu 4: Nâng cao năng lực và hiệu quhoạt động của mạng lưới dinh dưng tại cộng đồng và cơ sy tế.

Các chỉ tiêu: Đến năm 2020, duy trì 100% chuyên trách dinh dưng tuyến huyện, xã và cộng tác viên dinh dưỡng được tập hun, cp nhật kiến thức về chăm sóc dinh dưỡng; 100% cán bộ chuyên trách dinh dưỡng tuyến tnh và huyện có đủ năng lực giám sát về dinh dưỡng. Thực hiện giám sát dinh dưỡng trong các trường hợp khẩn cấp tại các huyện thường xuyên xảy ra thiên tai và có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao so với bình quân toàn tỉnh.

3. Các nhóm giải pháp

3.1. Giải pháp về chính sách (đặc biệt ưu tiên cho 25 xã phn đấu đạt chun nông thôn mới giai đoạn 2016-2020)

- Cần gắn kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội với chtiêu giảm tỷ lsuy dinh dưỡng hàng năm vào Nghị quyết của địa phương.

- Tăng cường các chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình.

- Ci thiện dịch vụ y tế cho công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em.

- Cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường.

3.2. Giải pháp về kỹ thuật

- Hoạt động can thiệp: Can thiệp sớm cho các đối tượng nthanh niên, bà mẹ mang thai và bà mẹ cho con bú nhằm giảm tlệ suy dinh dưỡng bào thai, cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ ngay từ khi sinh ra nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em, nhất là tlệ suy dinh dưỡng thp còi; hỗ trợ sản phẩm dinh dưỡng giàu năng lượng cho trẻ suy dinh dưỡng cp tính; bổ sung viên sắt, acit folic, viên đa vi chất cho phụ nữ tiền thai, bà mẹ có thai; ty giun cho trẻ em từ 24 - 60 tháng tui và các thanh ntiền hôn nhân.

- Giáo dục phổ cập kiến thức cho toàn dân: Phcập kiến thức dinh dưỡng cho các đối tượng: Nữ vị thành niên, thanh ntiền hôn nhân, phụ nữ lứa tui sinh đẻ, phụ nữ có thai, bà mẹ có con dưới 5 tui, nam nông dân và người chăm sóc trẻ; thông tin truyền thông giáo dục dinh dưỡng trên các phương tiện thông tin đại chúng, tập trung vào các biện pháp cải thiện chất lượng nuôi dưỡng trẻ nh; truyền thông giáo dục an toàn vệ sinh thực phẩm, rửa tay với xà phòng đúng thời điểm, đúng cách cho học sinh và các bà mẹ, tổ chức các hoạt động truyền thông Ngày vi chất dinh dưỡng, Tuần lễ dinh dưỡng và phát triển, Tuần lnuôi con bằng sa mẹ, Tháng làm mẹ an toàn, Câu lạc bộ các gia đình không có con suy dinh dưng,...

- Triển khai các hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em và bà mẹ tại cộng đồng: Chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho phụ nữ ở tui sinh đẻ, phụ ncó thai và phụ nữ cho con bú; thực hiện cho trẻ được bú mẹ đúng theo hướng dẫn; hướng dẫn bà mẹ cho trẻ ăn bổ sung hợp lý với các thực phẩm sn có ở địa phương; chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tốt hơn trong và sau khi mắc bệnh; cân trẻ dưới 2 tuổi hàng quý đ theo dõi tăng trưởng; hỗ trợ sản phẩm dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em bị suy dinh dưỡng,...

4. Nguồn kinh phí thực hiện

4.1. Ngân sách Trung ương (từ Chương trình mục tiêu Y tế - Dân s).

4.2. Ngân sách địa phương được cân đối từ nguồn chi sự nghiệp y tế hàng năm.

4.3. Huy động dự án quốc tế và các nguồn hợp pháp khác.

5. Tổ chức thực hiện

5.1. Sở Y tế:

- Căn cứ nội dung Kế hoạch Phòng, chống suy dinh dưỡng ththấp còi ở trẻ em dưới 5 tui tnh Kon Tum, giai đoạn 2017 - 2020; chủ trì xây dựng, triển khai Kế hoạch hoạt động hàng năm.

- Trực tiếp chỉ đạo, điều hành, giám sát tất cả các hoạt động dinh dưỡng.

- Định k 6 tháng, hàng năm, tng hợp báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch về Bộ Y tế, UBND tỉnh và các cơ quan có thẩm quyền.

5.2. Sở Giáo dục và Đào tạo:

- Phối hợp tổ chức hội tho, tập huấn giáo viên làm công tác nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ tại các trường mầm non về các vấn đề liên quan đến dinh dưỡng cho trẻ; tổ chức tập huấn cho một số giáo viên THPT của một số trường THPT về kỹ năng truyền thông, kiến thức dinh dưỡng, kiến thức cơ bn về làm mẹ an toàn và triển khai hoạt động ngoại khóa cho học sinh nữ lớp 11 một số trường THPT về các vấn đề dinh dưỡng và kiến thức cơ bản về làm mẹ.

- Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố và Trường Mầm non thực hành sư phạm tổ chức ba ăn trưa cho trtại trường, lớp mm non; giám sát việc triển khai thực hiện ba ăn đảm bo dinh dưỡng tại các cơ sở mm non trên địa bàn tỉnh.

- Tổ chức Hội thi kiến thức và thực hành về dinh dưỡng trẻ em dành cho giáo viên mầm non, nhà trẻ, mẫu giáo.

- Hướng dẫn các em học sinh ở các cấp học thực hiện rửa tay với xà phòng đúng thời điểm, đúng cách. Tư vn trực tiếp cho phụ huynh về các nội dung đm bo dinh dưỡng trẻ em.

- Phối hợp với các đơn vị y tế trên địa bàn để khám sức khỏe đng thời triển khai theo dõi cân nặng, chiều cao định kì cho các cháu trường mầm non.

5.3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

- Tuyên truyền các chính sách về hỗ trợ cho gia đình nghèo, cận nghèo; chính sách về bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi.

- Giám sát liên ngành việc thực hiện chính sách đối với trẻ em, trong đó quan tâm đến tầm vóc trẻ em.

5.4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Phối hợp với các sở, ngành hướng dẫn các địa phương đẩy mạnh chuyển đi cơ cấu cây trng, vật nuôi phù hợp từng vùng, từng địa phương.

- Tăng cường công tác tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật; xây dựng các mô hình sản xuất trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất; tăng cường công tác kim tra, giám sát tình hình sâu bệnh hại cây trồng và dịch bệnh vật nuôi và thủy sản để hỗ trợ địa phương, phòng chống ngăn chặn kịp thời.

- Lồng ghép việc thực hiện Kế hoạch phòng, chống suy dinh dưỡng thể thấp còi trẻ em dưới 5 tui giai đoạn 2017-2020 tỉnh Kon Tum vào chương trình xây dựng nông thôn mới. Tăng cường tuyên truyền nhân rộng các mô hình sản xuất trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản nhằm cải thiện thu nhập, giảm nghèo bn vững cho các hộ gia đình cũng như góp phn giảm suy dinh dưỡng bà mẹ và trẻ nhỏ.

5.5. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư: Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đu tư, Sở Y tế cân đối các nguồn vốn, tham mưu UBND tỉnh xem xét, bố trí kinh phí đthực hiện Kế hoạch hàng năm phù hợp với khnăng ngân sách địa phương và đúng quy định hiện hành.

5.6. Đề nghị Hội Nông dân tỉnh:

- Đưa nội dung hoạt động dinh dưỡng vào Kế hoạch tng thcủa các chương trình hành động của Hội.

- Phối hợp với ngành Y tế tổ chức tập huấn phổ biến kiến thức về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phm cho các thành viên của Hội ở các cp.

- Xây dựng các mô hình điểm của nông dân để cải thiện thu nhập, như: (VAC, VACR, trang trại, chăn nuôi gia súc, gia cm, cá tôm, phấn đấu xây dựng được nhiu ô dinh dưỡng trong hộ nông dân, các câu lạc bộ dinh dưỡng, câu lạc bộ các bà mẹ có trẻ em dưới 5 tui về chăm sóc sức khỏe.... mô hình vườn rau gia đình và các mô hình khác có liên quan đến việc tự cải thiện dinh dưỡng cho hội viên nông dân trong đó đối tượng đích là các bà mẹ và trẻ em).

5.7. Đề nghị Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh:

- Đưa công tác truyền thông phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em thể thấp còi vào kế hoạch hoạt động của 3 nhiệm vụ trọng tâm của Hội, đặc biệt là nhiệm vụ "Tuyên truyền, vận động, hỗ trợ phụ nphát triển toàn diện, xây dựng gia đình hạnh phúc” và cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch".

- Tổ chức các hoạt động truyền thông các kiến thức về dinh dưỡng cho bà mẹ có thai, đang nuôi con dưới 5 tui, hướng dẫn thực hành dinh dưỡng hợp lý; vệ sinh an toàn thực phẩm, rửa tay với xà phòng đúng thời điểm, đúng cách trong các chiến dịch truyền thông: Ngày vi chất dinh dưỡng, Tuần lễ dinh dưỡng phát triển, Ngày toàn dân dùng muối Iốt, Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Tổ chức trao đổi hướng dẫn cách nấu ăn ngon và đầy đdinh dưỡng trong các buổi sinh hoạt Chi hội, Tổ phụ nữ và các mô hình tổ, nhóm, các câu lạc bộ...

- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án "Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi, dạy con tốt" và cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”. Ký kết hợp đồng trách nhiệm với các cơ quan chuyên môn đtriển khai các hoạt động về phòng chống suy dinh dưỡng cho phụ nữ, trẻ em. Xây dựng và nhân rộng các mô hình hiệu quả: Câu lạc bộ "gia đình không có trẻ em suy dinh dưỡng".

- Tăng cường kim tra, giám sát đối với các cấp Hội cơ sở về thực hiện phòng chống trẻ em suy dinh dưỡng, góp phần gim suy dinh dưỡng trẻ em ththấp còi giai đoạn 2017 - 2020.

- Tổ chức sơ kết, tng kết các hoạt động dinh dưỡng, đánh giá rút kinh nghiệm và nhân rộng các mô hình lồng ghép có hiệu quả cao trong nhng năm tiếp theo.

5.8. UBND các huyện, thành phố:

- Chỉ đạo các ban, ngành liên quan phối hợp với ngành Y tế trong việc thực hiện công tác chăm sóc sức khoẻ cho bà mẹ, trẻ nhỏ, giảm suy dinh dưỡng trẻ em thấp còi trên địa bàn.

- Hàng năm, cân đối từ nguồn ngân sách của huyện, hỗ trợ kinh phí cho hoạt động phòng chng suy dinh dưỡng cho trẻ em trên địa bàn.

Điều 2. Giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và các địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch theo nội dung đã được phê duyệt; tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp kết quả thực hiện, định kỳ báo cáo Bộ Y tế và Ủy ban nhân dân tỉnh.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Y tế; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- V
ăn phòng Chính phủ (b/c);
- Bộ Y t
ế (b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực H
ĐND tnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- CVP UBND tỉnh
, PVP phụ trách;
- Lưu VT, KGVX3, KT
.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Trần Thị Nga

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 593/QĐ-UBND ngày 27/06/2017 về phê duyệt Kế hoạch Phòng, chống suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi tỉnh Kon Tum, giai đoạn 2017-2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.474

DMCA.com Protection Status
IP: 18.117.230.198
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!