ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
*****
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******
|
Số:
5317/QĐ-UBND
|
TP.
Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 11 năm 2007
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ CHO PHÉP THÀNH LẬP QUỸ CHĂM SÓC NGƯỜI CAO TUỔI THÀNH PHỐ
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2007 của Chính phủ về tổ
chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện;
Thực hiện Kế hoạch số 2407/KH-UBND ngày 25 tháng 4 năm 2007 của Ủy ban nhân dân
thành phố về thực hiện Chương trình hành động Quốc gia về Người cao tuổi giai
đoạn 2006 - 2010 của thành phố Hồ Chí Minh;
Xét đề nghị của Ban Đại diện Hội người cao tuổi thành phố tại Công văn số
48/NCT ngày 20 tháng 6 năm 2007 và của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số
789/TTr-SNV ngày 09 tháng 11 năm 2007,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Nay cho phép thành lập Quỹ chăm sóc người cao tuổi thành phố.
Trụ sở của Quỹ đặt tại số 55 Mạc
Đĩnh Chi, phường Đa Kao, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
Quỹ chăm sóc người cao tuổi là một
tổ chức phi Chính phủ, phi lợi nhuận, hoạt động theo nguyên tắc tự tạo vốn trên
cơ sở vận động tài trợ và đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước nhằm mục đích hỗ trợ các hoạt động chăm sóc người cao tuổi trên địa
bàn.
Quỹ chăm sóc người cao tuổi có
tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại ngân hàng và Kho bạc
Nhà nước.
Quỹ chịu sự quản lý Nhà nước về
tài chính của Sở Tài chính và chuyên môn nghiệp vụ của các Sở - ngành chức năng
có liên quan.
Điều 2.
Quỹ chăm sóc người cao tuổi có chức năng
1. Tổ chức vận động và tiếp nhận
các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để hỗ
trợ cho các hoạt động chăm sóc người cao tuổi trên địa bàn, phù hợp với mục
tiêu hoạt động của Quỹ.
2. Quản lý và sử dụng nguồn vốn
của Quỹ đúng mục đích, đối tượng và có hiệu quả.
3. Báo cáo tình hình, kết quả hoạt
động của Quỹ cho Ủy ban nhân dân thành phố và cơ quan chức năng của Nhà nước
theo quy định.
Điều 3.
Quỹ chăm sóc người cao tuổi chịu sự quản lý của Hội đồng quản lý Quỹ và hoạt động
theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ được Ủy ban nhân dân thành phố phê
duyệt kèm theo Quyết định này.
Điều 4.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 5.
Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Nội
vụ, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Thủ trưởng các Sở -
ngành có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện, Hội đồng quản lý
Quỹ chăm sóc người cao tuổi chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thị Thu Hà
|
ĐIỀU LỆ
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG QUỸ CHĂM SÓC NGƯỜI CAO TUỔI THÀNH PHỐ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 5317/QĐ-UBND ngày 27 tháng 11 năm 2007
của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố)
Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Tên - Mục tiêu hoạt động của Quỹ
Tên gọi: Quỹ chăm sóc người cao
tuổi thành phố
Trụ sở của Quỹ đặt tại: Số 55 Mạc
Đĩnh Chi, phường Đa Kao, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
Quỹ chăm sóc người cao tuổi
thành phố là một tổ chức xã hội, phi Chính phủ, phi lợi nhuận, hoạt động theo
nguyên tắc tự tạo vốn trên cơ sở vận động tài trợ và đóng góp tự nguyện của các
tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nhằm mục đích hỗ trợ các hoạt động chăm
sóc người cao tuổi trên địa bàn.
Điều 2.
Nguyên tắc hoạt động và tổ chức quản lý Quỹ
1. Quỹ chăm sóc người cao tuổi
thành phố hoạt động theo nguyên tắc tự tạo vốn, trên cơ sở vận động tài trợ và
đóng góp tự nguyện của xã hội, sự ủng hộ của các tổ chức và cá nhân trong và
ngoài nước nhằm mục đích hỗ trợ cho các hoạt động chăm sóc người cao tuổi.
2. Quỹ tự trang trải chi phí cho
hoạt động và tự chịu trách nhiệm về các hoạt động tài chính của mình.
3. Thực hiện thu, chi, hạch toán, quyết toán và công khai tài chính theo
quy định.
Năm tài chính của Quỹ được tính
từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 hàng năm.
4. Quỹ có tư cách pháp nhân, có
con dấu riêng và được mở tài khoản tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.
Điều 3.
Nhiệm vụ của Quỹ
1. Kêu gọi các tổ chức, cá nhân
đóng góp vật chất, tinh thần vào hoạt động của Quỹ.
2. Thăm hỏi khi người cao tuổi
đau yếu;
3. Phúng viếng khi người cao tuổi
qua đời;
4. Hỗ trợ hoạt động văn hóa, thể
dục thể thao cho người cao tuổi;
5. Hỗ trợ cho các hoạt động chăm
sóc sức khỏe, mừng thọ; tham quan - du lịch, học hỏi cho người cao tuổi;
6. Hỗ trợ người cao tuổi gặp rủi
ro do thiên tai, dịch bệnh, gia đình gặp khó khăn; người cô đơn, không nơi
nương tựa, không nguồn thu nhập.
Chương 2:
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ
Điều 4. Hội
đồng quản lý Quỹ
1. Hội đồng quản lý là cơ quan thẩm
quyền cao nhất của Quỹ, có tối thiểu 03 (ba) thành viên do sáng lập viên đề cử
và được Ủy ban nhân dân thành phố công nhận. Nhiệm kỳ Hội đồng quản lý Quỹ
không quá 5 (năm) năm. Việc thay thế thành viên Hội đồng quản lý do Hội đồng quản
lý thỏa thuận và đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố ra quyết định công nhận.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội
đồng quản lý Quỹ:
a) Xem xét thông qua phương án,
kế hoạch hoạt động hàng năm của Quỹ.
b) Ban hành các quy định về quản
lý, sử dụng nguồn vốn của Quỹ; xây dựng định mức chi tiêu cho công tác quản lý
của Quỹ, kế hoạch tài chính; thẩm tra báo cáo quyết toán hàng năm của Quỹ.
c) Giám sát, kiểm tra việc thực
hiện quy chế quản lý, hoạt động của Quỹ.
d) Quyết định các bộ phận chuyên
môn của Quỹ.
e) Đề xuất những thay đổi về giấy
phép thành lập và Điều lệ Quỹ với Ủy ban nhân dân thành phố.
3. Hội đồng quản lý làm việc
theo chế độ tập thể, quyết định những việc thuộc thẩm quyền trong các kỳ họp định
kỳ. Hội đồng quản lý Quỹ có Thường trực Hội đồng do Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội
đồng quản lý Quỹ đảm nhiệm, do Hội đồng quản lý Quỹ bầu với số phiếu quá nửa số
thành viên. Nhiệm kỳ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ cùng nhiệm
kỳ Hội đồng quản lý Quỹ. Nhiệm vụ của Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ do Chủ
tịch Hội đồng quản lý Quỹ phân công cụ thể tại quy chế làm việc.
Thường trực Hội đồng có trách
nhiệm thay mặt Hội đồng để giải quyết các vấn đề do Giám đốc Quỹ đề nghị. Trường
hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng quản lý triệu tập cuộc họp bất thường để quyết
định những vấn đề cụ thể.
Điều 5.
Ban Giám đốc Quỹ
1. Giám đốc Quỹ là công dân Việt
Nam và do Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ bổ nhiệm theo quyết định của Hội đồng
quản lý Quỹ. Nhiệm kỳ Giám đốc Quỹ không quá 5 (năm). Giám đốc Quỹ là người đại
diện theo pháp luật của Quỹ.
Các Phó Giám đốc do Chủ tịch Hội
đồng quản lý bổ nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Quỹ.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của
Giám đốc:
- Chịu trách nhiệm trước Hội đồng
quản lý Quỹ và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Quỹ.
- Trực tiếp điều hành, ký các văn
bản và quản lý hoạt động của Quỹ theo trách nhiệm được phân công; quản lý vốn
và tài sản của Quỹ theo đúng chỉ đạo của Hội đồng quản lý, theo Điều lệ của Quỹ
và theo đúng pháp luật.
- Báo cáo định kỳ hàng năm về
tình hình hoạt động của Quỹ với Hội đồng quản lý và các cơ quan thẩm quyền.
Điều 6. Các
bộ phận chức năng
1. Phụ trách kế toán của Quỹ do
Chủ tịch Hội đồng quản lý bổ nhiệm theo đề nghị của Giám đốc dựa trên các tiêu
chuẩn do Nhà nước quy định, có nhiệm vụ giúp Giám đốc thực hiện công tác kế toán,
thống kê của Quỹ.
2. Chức danh Trưởng, Phó các bộ
phận chuyên môn, nhân viên nghiệp vụ của Quỹ do Giám đốc bổ nhiệm và tuyển dụng
theo quy định pháp luật theo hướng tinh gọn, hiệu quả.
3. Quỹ có Ban Kiểm soát do Chủ tịch
Hội đồng quản lý ra quyết định thành lập, bổ nhiệm và bãi nhiệm theo đề nghị của
Hội đồng quản lý Quỹ. Ban Kiểm soát Quỹ hoạt động độc lập, có nhiệm vụ kiểm
tra, giám sát hoạt động của Quỹ theo đúng Điều lệ và các quy định của pháp luật;
báo cáo kiến nghị với Hội đồng quản lý về kết quả kiểm tra, kiểm soát các hoạt
động và tình hình tài chính của Quỹ.
Chương 3:
NGUỒN THU, SỬ DỤNG VÀ QUẢN
LÝ QUỸ
Điều 7. Nguồn
thu của Quỹ
- Đóng góp tự nguyện
của xã hội.
- Tài trợ của các
tổ chức, các cá nhân trong nước và nước ngoài phù hợp với các quy định của pháp
luật.
- Tiền và tài sản
của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước ủy quyền cho Quỹ tài trợ có mục
đích theo địa chỉ cụ thể, phù hợp với tôn chỉ mục đích của Quỹ.
- Thu lãi từ các
khoản tiền gửi.
- Các khoản thu hợp
pháp khác (nếu có).
Điều 8. Sử dụng
Quỹ
Quỹ chăm sóc người cao tuổi được
sử dụng cho các nội dung sau:
- Thăm hỏi khi người cao tuổi
đau yếu;
- Phúng viếng khi người cao tuổi
qua đời;
- Hỗ trợ hoạt động văn hóa, thể
dục thể thao của người cao tuổi;
- Hỗ trợ cho các hoạt động chăm
sóc sức khỏe, mừng thọ; tham quan - du lịch, học hỏi cho người cao tuổi;
- Hỗ trợ người cao tuổi khi gặp
rủi ro do thiên tai, dịch bệnh mà gia đình gặp khó khăn; người cô đơn, không
nơi nương tựa, không nguồn thu nhập.
- Chi theo mục tài trợ, giúp đỡ của
tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước.
- Chi cho công tác tuyên truyền,
vận động Quỹ;
- Chi cho hoạt động quản lý Quỹ.
Việc sử dụng Quỹ do Giám đốc Quỹ
quyết định trên cơ sở phương hướng, nhiệm vụ hoạt động đã được Hội đồng quản lý
Quỹ thông qua, không được sử dụng Quỹ vào các hoạt động khác không phù hợp với
tôn chỉ, mục đích của Quỹ.
Điều 9. Nội
dung chi cho hoạt động quản lý Quỹ
- Chi lương, phụ cấp (nếu có)
cho bộ máy quản lý Quỹ;
- Chi Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm
y tế và các khoản phải nộp theo lương theo chế độ Nhà nước quy định;
- Chi mua sắm, sửa chữa tài sản
cố định phục vụ hoạt động của Quỹ;
- Chi vật tư văn phòng;
- Chi thanh toán dịch vụ công cộng
(tiền điện, nước, nhiên liệu, vệ sinh, môi trường);
- Các khoản chi khác có liên
quan đến hoạt động của Quỹ.
Hội đồng quản lý Quỹ ban hành
quy chế quy định cụ thể về quản lý, sử dụng Quỹ, xây dựng các định mức chi phí
cho các hoạt động của Quỹ. Tổng số chi cho hoạt động quản lý Quỹ không vượt quá
5% tổng số thu của Quỹ trong năm. Trường hợp trong năm số thu của Quỹ giảm quá
thấp, Hội đồng quản lý Quỹ cơ sở quyết định mức chi tối thiểu cho hoạt động quản
lý Quỹ, nhưng phải đảm bảo trong ba năm liền kề tổng số chi cho hoạt động quản
lý Quỹ không vượt quá 5% tổng số thu của Quỹ. Cuối năm, số dư kinh phí quản lý
được chuyển sang năm sau.
Điều 10. Chế
độ hạch toán, kế toán và quản lý tài chính
- Quỹ phải tổ chức công tác kế
toán - thống kê theo đúng quy định của Luật Kế toán, Luật Thống kê và các văn bản
hướng dẫn Luật; chấp hành các chế độ, quy định về hóa đơn, chứng từ kế toán.
- Mở sổ theo dõi và thống kê đầy
đủ danh sách các tổ chức, cá nhân đóng góp, tài trợ và được tài trợ, phản ánh đầy
đủ các nghiệp vụ phát sinh.
- Lập và gửi đầy đủ, đúng hạn
các báo cáo tài chính và các báo cáo quyết toán thu, chi năm cho Sở Tài chính.
- Chịu sự thanh tra, kiểm tra về
việc thu, chi, quản lý và sử dụng Quỹ của cơ quan tài chính có trách nhiệm quản
lý Quỹ. Cung cấp các thông tin cần thiết cho các cơ quan quản lý chức năng của
Nhà nước khi có yêu cầu theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Phụ
trách kế toán của Quỹ
Tiêu chuẩn đối với người được
giao trách nhiệm phụ trách kế toán của Quỹ thực hiện theo quy định tại Thông tư
liên tịch số 50/2005/TTLT/BTC-BNV ngày 15 tháng 06 năm 2005 của Liên Bộ Tài
chính - Nội vụ hướng dẫn tiêu chuẩn, điều kiện, thủ tục bổ nhiệm, bãi miễn,
thay thế và xếp phụ cấp kế toán trưởng, phụ trách kế toán trong các đơn vị kế
toán thuộc lĩnh vực kế toán nhà nước.
Người được giao trách nhiệm phụ
trách kế toán của Quỹ có nhiệm vụ giúp Giám đốc Quỹ tổ chức, thực hiện toàn bộ
công tác kế toán, thống kê của Quỹ.
Chương 4:
SÁP NHẬP, CHIA TÁCH,
ĐÌNH CHỈ HOẶC GIẢI THỂ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ
Điều 12.
Sáp nhập, chia tách, tạm đình chỉ hoặc giải thể
Tùy theo tình hình thực tế về khả
năng hoạt động, Hội đồng quản lý Quỹ đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố sáp nhập,
chia tách, tạm ngưng hoặc giải thể Quỹ. Các tình huống trên có hiệu lực theo
quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố.
Điều 13. Xử
lý tài sản khi sáp nhập, chia tách, giải thể
1. Trường hợp Quỹ được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền cho phép sáp nhập, hợp nhất, chia tách:
Toàn bộ tiền và tài sản của Quỹ
phải được tiến hành kiểm kê chính xác, kịp thời trước khi sáp nhập, hợp nhất,
chia tách. Tuyệt đối không được phân chia tài sản của Quỹ.
Tiền và tài sản của Quỹ mới được
sáp nhập, hợp nhất phải bằng với tổng số tiền và tài sản của các Quỹ trước khi
sáp nhập, hợp nhất.
Tổng số tiền và tài sản của các
Quỹ mới được chia tách phải bằng với toàn bộ số tiền và tài sản của Quỹ trước khi
được chia tách.
2. Trường hợp Quỹ bị giải thể:
- Không được phân chia tài sản của
Quỹ. Việc bán, thanh lý tài sản của Quỹ thực hiện theo quy định hiện hành của
Nhà nước về thanh lý, đấu giá tài sản.
- Toàn bộ số tiền hiện có của Quỹ
và tiền thu được do bán, thanh lý tài sản của Quỹ trước hết phải được sử dụng
vào việc thanh toán các khoản nợ của Nhà nước như: Các khoản nợ lương, Bảo hiểm
xã hội, các quyền lợi khác theo chế độ cho người lao động và chi phí giải thể
Quỹ... (nếu có).
- Sau khi thanh toán các khoản nợ
và chi phí giải thể, số tiền và tài sản còn lại phải nộp vào ngân sách nhà nước
cùng cấp với cấp cho phép thành lập Quỹ.
3. Trường hợp Quỹ bị đình chỉ hoạt
động:
Tài sản của Quỹ được xử lý như đối
với trường hợp Quỹ bị giải thể đã quy định tại Điều 12 của Quy chế này.
Chương 5:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 14. Điều
lệ này có hiệu lực thi hành kể từ ngày Ủy ban nhân dân thành phố ký Quyết định
ban hành.
Trong quá trình hoạt động, Hội đồng
quản lý Quỹ có trách nhiệm đề xuất sửa đổi, bổ sung các điều khoản cho phù hợp
và trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt./.
|
ỦY
BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
|