BỘ
Y TẾ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
4469/QĐ-BYT
|
Hà
Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2020
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH "BẢNG PHÂN LOẠI QUỐC TẾ MÃ HOÁ BỆNH TẬT,
NGUYÊN NHÂN TỬ VONG ICD-10" VÀ "HƯỚNG DẪN MÃ HOÁ BỆNH TẬT THEO
ICD-10" TẠI CÁC CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH"
BỘ TRƯỞNG BỘ
Y TẾ
Căn cứ Nghị định số
75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ (quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục
trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế.
QUYẾT ĐỊNH
Điều
1. Ban hành kèm theo Quyết định này:
"Bảng Phân loại quốc tế bệnh tật, nguyên nhân tử vong ICD-10" và
"Hướng dẫn mã hoá bệnh tật theo ICD-10” áp dụng tại các cơ sở khám, chữa bệnh
trên toàn quốc. Nội dung Bảng phân loại được cập nhật và tra cứu trực tiếp từ
website icd.kcb.vn.
Điều
2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày
ký ban hành, thay thế Danh mục ICD-10 ban hành kèm theo Quyết định số 7603/QĐ-BYT
ngày 25/12/2018 về việc ban hành Bộ mã danh mục dùng chung áp dụng trong quản
lý khám bệnh, chữa bệnh và thanh toán BHYT (Phiên bản số 6).
Điều
3. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ; Chánh
Thanh tra Bộ: Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng Cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc
Bộ Y tế; Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, Giám đốc các bệnh viện
trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Thủ trưởng y tế các Bộ, ngành và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Q.Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng;
- BHXH Việt Nam;
- Cổng TTĐT Bộ Y tế;
- Lưu: VT, KCB.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Trường Sơn
|
HƯỚNG DẪN
MÃ HOÁ BỆNH TẬT TẠI CÁC CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4469/QĐ-BYT ngày 28 tháng 10 năm 2020 của Bộ
trưởng Bộ Y tế)
1.
BẢNG PHÂN LOẠI BỆNH QUỐC TẾ ICD-10
1.1 ICD-10
(Classifications International Classification of Diseases, 10th
Revision): là Bảng phân loại quốc tế về bệnh tật và nguyên nhân tử vong do Tổ
chức Y tế Thế giới (WHO) chủ trì sửa đổi, bổ sung phiên bản sửa đổi lần thứ 10
ban hành năm 1990 và cập nhật lần cuối vào 2019. Trang web tra cứu chính thức
ICD-10:
- của Bộ Y tế Việt
Nam tại địa chỉ: icd.kcb.vn.
- của Tổ chức Y tế Thế
giới https://icd.who.int/browse10/2019/cn.
1.2 Chương bệnh:
ICD-10 gồm 22 chương bệnh, trong đó 21 chương bệnh chính. Các chương được quy định
bởi 1 hoặc nhiều chữ cái, sắp xếp từ A-Z, được phân loại theo tác nhân gây bệnh,
nguyên nhân ngoại sinh, bệnh theo hệ cơ quan, ung bướu, triệu chứng hay rối loạn
bất thường .v.v.
1.3
Nhóm bệnh: Mỗi chương bệnh được chia thành nhiều nhóm bệnh (nhóm mã 2 chữ
số). Một số chương bệnh ví dụ Ung bướu (Chương 2), thì các nhóm bệnh tiếp tục được
phân loại thành các Nhóm phụ.
Nguyên tắc mã hoá:
Các mã bệnh trong các nhóm bệnh phải phù hợp với chẩn đoán bệnh: Nhóm B00-B95
là tác nhân gây bệnh không được sử dụng làm mã bệnh chính.
1.4 Loại bệnh:
Mỗi Nhóm bệnh được chia thành nhiều Loại bệnh (gồm các mã bệnh có 3 chữ số).
1.5 Tên bệnh:
Mỗi loại bệnh tuỳ theo đặc thù có thể phân loại thành các tên bệnh cụ thể.
1.6 Mã bệnh:
là Tên bệnh được thể hiện bằng các ký tự chữ và số. Phần lớn mã bệnh chứa 4 ký
tự, một số mã bệnh chỉ bao gồm 3 ký tự, hoặc một số mã bệnh có mã thứ 5 theo vị
trí giải phẫu. Một mã bệnh có thể chứa nhiều tên bệnh, hoặc một bệnh có thể chứa
nhiều mã bệnh.
1.7 Mã bao gồm
(Include): Là các mã bệnh chi tiết hơn được phân loại vào trong cùng I
mã bệnh nhằm diễn giải hoặc phân loại cụ thể hơn. Nguyên tắc tra cứu: khi tra cứu
được mã bệnh, phải kiểm tra lại Quyển 1 (website kcb.vn).
1.8 Mã loại trừ
(Exclude): Là các bệnh có cùng đặc điểm phân loại với Mã bệnh nhưng
không được phân loại trong mã bệnh đó. Nguyên tắc tra cứu: khi tra cứu được mã bệnh,
phải kiểm tra lại Quyển 1 (website kcb.vn) xem bệnh cần tìm có nằm trong danh
sách các bệnh loại trừ khỏi mã đó. Nêu tên bệnh cần tìm không nằm trong danh
sách mã Loại trừ thì được phép sử dụng Mã bệnh đã tìm được. Trường hợp tên bệnh
nằm trong danh sách loại trừ, thì không sử dụng mã tìm được mà sử dụng mã tương
ứng tên bệnh trong danh sách mã Loại trừ.
1.9 Thuật ngữ
"Không phân loại nơi khác": Là các bệnh có tên
chuyên môn, nguyên nhân hoặc bệnh học xác định nhưng chưa được phân loại trong
bảng phân loại ICD-10.
1.10
Thuật ngữ "Không đặc hiệu khác": Là các bệnh đã xác định được
Loại bệnh, nhưng không có đủ dữ kiện để chẩn đoán và phân loại chi tiết hơn.
1.11 Mã bệnh (*) và (†):
là một hệ thống mã kép, gồm các Mã bệnh kèm thêm ký tự dấu sao(*) và ký tự kiếm
(†) để mô tả một tình trạng bệnh
gồm nguyên nhân hoặc bệnh sinh (†)
và biểu hiện hiện tại của bệnh (*).
2.
MỘT SỐ KHÁI NIỆM
2.1 Mã hóa bệnh tật
Mã hóa bệnh tật là sự
chuyển đổi các thuật ngữ y khoa, chẩn đoán bệnh tật, nguyên nhân tử vong, các vấn
đề sức khỏe, chấn thương và các can thiệp y tế từ dạng văn bản hay dữ liệu phi
cấu trúc sang định dạng dữ liệu có cấu trúc dưới dạng ký tự chữ hoặc số.
2.2 Lượt khám bệnh
chữa bệnh
Lá quá trình người bệnh
tìm kiếm và sử dụng dịch vụ y tế nhằm giải quyết một vấn đề hoặc tình trạng sức
khỏe cụ thể, bao gồm một hoặc nhiều lần thăm khám trong một giai đoạn cụ thể của
cán bộ y tế liên quan tới cùng một bệnh hoặc hậu quả trực tiếp của bệnh. Một lượt
khám chữa bệnh được xác định là:
- Một lần khám ngoại
trú,
- Một đợt điều trị
ngoại trú.
- Một đợt điều trị nội
trú ban ngày (Thông tư 01/2019/TT-BYT ngày 01/02/2019 quy định thực hiện điều
trị nội trú ban ngày tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền).
- Một đợt điều trị nội
trú.
2.3 Khái niệm bệnh chính
Bệnh chính là bệnh được
chẩn đoán xác định vào cuối đợt khám chữa bệnh, là bệnh hoặc tình trạng mà vì nó
bệnh nhân phải vào viện khám chữa bệnh. Nếu có nhiều bệnh cùng nguyên nhân khiến
người bệnh vào viện thì bệnh nào phải sử dụng nhiều nguồn lực nhất sẽ được chọn
là bệnh chính.
Trường hợp không đưa
ra được chẩn đoán bệnh xác định thì những triệu chứng chính, những dấu hiệu hay
rối loạn bất thường sẽ được chọn là bệnh chính.
2.4 Khái niệm bệnh kèm
theo
Bệnh kèm theo là những
bệnh cùng tồn tại với bệnh chính tại thời điểm nhập viện hay bệnh tiến triển hoặc
phát hiện trong quá trình điều trị bệnh chính, có ảnh hưởng đến việc chăm sóc và
điều trị cho người bệnh, dẫn đến việc kéo dài thời gian nằm viện hoặc phải sử dụng
các nguồn lực bổ sung khác.
2.5 Khái niệm biến chứng
Biến chứng là bệnh, hội
chứng hoặc tình trạng bệnh lý xuất hiện trong quá trình điều trị, là hậu quả do
một bệnh trước đó hoặc do tiến triển xấu đi của bệnh trong quá trình điều trị.
2.6 Khái niệm di chứng
Di chứng là một tình
trạng bệnh lý còn lại sau khi đã được điều trị của bệnh tật, chấn thương, can
thiệp y khoa... là ảnh hưởng lâu dài của một bệnh hoặc chấn thương xảy ra ngay
sau tình trạng này. Cần phân biệt Di chứng khác với tác động muộn của bệnh, có
thể xuất hiện rất lâu sau, thậm chí vài thập kỷ sau khi tình trạng ban đầu đã
khỏi.
3.
NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN LẠI BỆNH CHÍNH
3.1 Nguyên tắc 1: Bệnh
nặng hơn, quan trọng hơn là bệnh chính
Trong trường hợp có
nhiều bệnh có thể lựa chọn là bệnh chính, chọn bệnh quan trọng hơn, phù hợp với
các biện pháp điều trị, hoặc phù hợp với chuyên khoa điều trị và chăm sóc bệnh
nhân là bệnh chính hoặc bệnh sử dụng nhiều nguồn lực nhất là bệnh chính
3.2 Nguyên tắc 2: Bệnh
là nguyên nhân phải điều trị, chăm sóc là bệnh chính
Trường hợp có nhiều bệnh
được chẩn đoán như là bệnh chính nhưng không thể mã hoá kết hợp với nhau được,
thì dựa vào hồ sơ bệnh án để tìm xem bệnh nào là nguyên nhân khiến bệnh nhân cần
phải điều trị và chăm sóc y tế nhất. Nếu không xác định được thì chọn bệnh ghi đầu
tiên là bệnh chính.
3.3 Nguyên tắc 3: Bệnh
chính là bệnh có triệu chứng được điều trị và chăm sóc.
Nếu triệu chứng cơ
năng, thực thể (Chương 18) hoặc một vấn đề sức khỏe (Chương 21) thuộc bệnh đã được
chẩn đoán mà phải điều trị và chăm sóc thì chọn bệnh đã được chẩn đoán này là bệnh
chính. Ví dụ: Đau bụng, Viêm ruột thừa cấp, phẫu thuật cắt ruột thừa viêm, chọn
"Viêm ruột thừa cấp" là bệnh chính.
3.4 Nguyên tắc 4: Bệnh
đặc hiệu hơn là bệnh chính
Trong trường hợp nhiều
chẩn đoán đưa ra cho cùng một tình trạng bệnh, chọn bệnh được chẩn đoán đặc hiệu
hơn, cụ thể hơn, chi tiết hơn, gần với bản chất của bệnh hơn là bệnh chính. Ví
dụ: Bệnh Tim bẩm sinh và Thông liên thất, chọn "Thông liên thất" là bệnh
chính.
3.5 Nguyên tắc 5: Bệnh
được ghi nhận trước là bệnh chính
Khi một triệu chứng
hoặc một dấu hiệu được ghi nhận như một bệnh chính và cho biết rằng triệu chứng
hoặc dấu hiệu đó có thể do một bệnh hoặc nhiều bệnh khác nhau gây nên, chọn triệu
chứng như là bệnh chính. Ví dụ: Buồn nôn và nôn do ngộ độc thực phẩm hoặc viêm
ruột thừa, "chọn buồn nôn và nôn" là bệnh chính.
Khi có hai bệnh trở
lên được ghi nhận như là chẩn đoán của bệnh chính, chọn bệnh đầu tiên được ghi
nhận. Ví dụ: Viêm ruột thừa do Salmonella hoặc viêm ruột do Yersinia, chọn
“Viêm ruột thừa do Salmonella” là bệnh chính.
4. MỘT
SỐ QUY TẮC MÃ KẾT HỢP
4.1 Mã sao (*) và kiếm
(†)
Là 2 mã luôn đi kèm với
nhau, mã bệnh (†)
là mã bệnh chính, ngoại trừ một số trường hợp có quy định riêng.
Nguyên tắc: các mã (*)
và mã (†) là các mã bệnh luôn đi kèm
với nhau. Trường hợp tìm thấy mã bệnh (*) thì phải tìm bằng được mã bệnh (†) tương ứng hoặc ngược lại
(Quyển 1, tại website kcb.vn).
4.2 Bệnh do nguyên
nhân ngoại sinh (Chấn thương, ngộ độc, bỏng ...)
Đối với các tình trạng
như chấn thương, ngộ độc hoặc hậu quả do nguyên nhân bên ngoài, phải chẩn đoán
đầy đủ cả biểu hiện bệnh và nguyên nhân, hoàn cảnh gây bệnh. Ví dụ “chấn thương
sọ não do tai nạn giao thông xe máy đâm vào ô tô”
Chẩn đoán = mã Bệnh
chính là mã "biểu hiện bệnh" (Chương 19) và mã kết hợp là “nguyên
nhân gây bệnh” (Chương 20).
4.3 Đa chấn thương
Chẩn đoán = mã Bệnh
chính là mã “tình trạng đa chấn thương” (T00-T09) và các mã kết hợp là các "tổn
thương" chi tiết theo từng vị trí, trong đó tổn thương nặng nhất ưu tiên
mã trước.
4.4 Đa bệnh lý
Một số tình trạng đa
bệnh lý thường đi kèm với nhau là hậu quả của một bệnh xác định, được mã hoá
theo quy tắc Chẩn đoán - Bệnh chính là mã “bệnh gây nên nhiều bệnh” và các mã kết
hợp là từng “bệnh cụ thể”. Ví dụ các mã thuộc nhóm B20-B24: Bệnh do nhiễm virus
suy giảm miễn dịch ở người [HIV]
4.5 Di chứng
Một số bệnh do di chứng
của bệnh gây ra, được mã hóa theo quy tắc Chẩn đoán = Bệnh chính là mã “biểu hiện
bệnh”, và mã kết hợp là “di chứng của bệnh” (ví dụ: T90-T98: Di chứng của tổn
thương, của nhiễm độc và của hậu quả khác của các nguyên nhân từ bên ngoài)
4.6 Các trường hợp chỉ
có một mã thể hiện tình trạng đa bệnh lý:
Một mã quy định nhiều
bệnh đi kèm với nhau. Ví dụ:
- 122._: Nhồi máu cơ
tim tiến triển: Cơn nhồi máu cơ tim cấp tính trên bệnh nhân Nhồi máu cơ tim mạn
tính.
- 113.1: Bệnh tim và
thận do tăng huyết áp, có suy thận: Suy tim, tăng huyết áp, suy thận.
4.7 Các trường hợp bệnh
chỉ có ở giới Nam:
Phụ
lục 4.2
4.8 Các
trường hợp bệnh chỉ có ở giới Nữ:
Phụ
lục 4.1
5.
HƯỚNG DẪN MÃ HÓA TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ
5.1 Mã hóa triệu chứng,
dấu hiệu bất thường
Trường hợp không đưa
ra được chẩn đoán bệnh xác định, thì sử dụng triệu chứng, dấu hiệu bất thường nếu
có trong Chương 18, hoặc các mã khám, theo dõi các trường hợp nghi ngờ của người
bệnh như là bệnh chính.
5.2 Trường hợp có hai
hoặc nhiều tình trạng bệnh cùng đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh chính
Trường hợp bệnh nhân
có hai hoặc nhiều bệnh cùng sử dụng nguồn lực như nhau, chọn bệnh có lý do khiến
bệnh nhân phải vào viện là bệnh chính, những bệnh còn lại là bệnh kèm theo.
Nếu bệnh nhân có hai
hoặc nhiều bệnh cùng là lý do khiến bệnh nhân vào viện, chọn bệnh sử dụng nhiều
nguồn lực nhất là bệnh chính, các bệnh còn lại là bệnh kèm theo.
5.3 Các triệu chứng
không liên quan đến chẩn đoán
Mã hóa như các bệnh
kèm theo đối với các triệu chứng, hội chứng phải theo dõi, xử trí nhưng không
liên quan đến chẩn đoán đã mã hóa.
5.4 Các trường hợp kết
hợp nhiều mã cho một trường hợp bệnh
5.4.1
Mã đa chấn thương: mã mô tả tình trạng đa chấn thương trước, mã các tổn thương
chi tiết kèm theo.
5.4.2
Các trường hợp ung thư nguyên phát đa ổ: mã
thể hiện ung thư nguyên phát đa ổ (C97) như là mã bệnh chính, mã các vị trí ung
thư là các mã kèm theo.
5.5 Các trường hợp có
mã thể hiện tình trạng đa bệnh lý: mã thể hiện tình trạng
đa bệnh lý là mã bệnh chính, các bệnh lý cụ thể như là mã kèm theo.
5.6 Mã các trường hợp
cấp tính, mãn tính
Trường hợp bệnh mãn tính
có cả hai mã riêng biệt cho 2 trường hợp đợt cấp của bệnh, và bệnh mạn tính: mã
bệnh cấp tính, hoặc đợt cấp, đợt tiến triển như mã bệnh chính, mã bệnh mạn tính
như mã bệnh kèm theo. Trường hợp một bệnh có thuật ngữ "tiến triển" có
nghĩa là kết hợp mã “đợt cấp của bệnh mạn tính".
5.7 Mã các bệnh nghi
ngờ, theo dõi nhưng không loại trừ được
Đối với các bệnh nghi
ngờ, theo dõi nếu đến khi ra viện không loại trừ được thì sử dụng các mã triệu
chứng hay rối loạn bất thường ở Chương 18 và phải mã hoá như tình trạng bệnh
xác định.
5.8 Mã biến chứng, di
chứng
Mã bệnh chính là biểu
hiện bệnh gây ra do biến chứng, di chứng trước, mà kèm theo là mã di chứng (ví
dụ các mã thuộc nhóm T90-T98: Di chứng của tổn thương, của nhiễm độc và của hậu
quả khác của các nguyên nhân từ bên ngoài)
5.9 Mã bệnh một số bệnh
nhiễm trùng
Đối với một số bệnh
nhiễm trùng, mã biểu hiện bệnh là chẩn đoán chính, mã kèm theo là mà tác nhân
gây bệnh (B95-B98: Các tác nhân vi khuẩn, virus và tác nhân gây nhiễm khuẩn
khác) nếu có; hoặc mã di chứng của bệnh (B90-B94: Di chứng của bệnh nhiễm trùng
và ký sinh trùng)
5.10 Mã sự cố y khoa
Mã tổn thương (nếu có)
như là mã bệnh chính.
Mã loại sự cố như mã
kèm theo (ví dụ các mã nhóm T80-T88: Biến chứng phẫu thuật và chăm sóc y tế không
xếp loại ở nơi khác).
5.11 Mã Hội chứng hô
hấp do SARS-CoV-2 (COVID-19)
Bổ sung 2 mã
mới (WHO) gồm:
- U07.1: COVID-19 chẩn
đoán xác định, có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 khẳng định
- U07.2: COVID-19 chẩn
đoán nghi ngờ hoặc có thể, không có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 khẳng định
- Bệnh nhân nhiễm
COVID-19 dương tính mắc các bệnh cụ thể sẽ có các mã bệnh tương ứng
5.12 Mã các trường hợp
đến khám và kê đơn đối với các bệnh mãn tính
Các trường hợp bệnh mãn
tính đến khám và kê đơn bệnh mạn tính bổ sung mã Z phù hợp ở Chương 21. (Z76.0
Chỉ định y lệnh tiếp: y lệnh nhắc lại, kê đơn lĩnh thuốc theo hẹn,..)
5.13 Mã các trường hợp
đến khám và theo dõi sau phẫu thuật, thủ thuật
Các trường hợp đến khám
và theo dõi sau phẫu thuật bổ sung mã Z phù hợp ở Chương 21:
Z08: Khám theo dõi
sau điều trị u ác tính
Z00-Z13: Những người đến
cơ sở y tế để khám và kiểm tra sức khỏe
Z30-Z39: Những người đến
cơ quan y tế về các vấn đề liên quan đến sinh sản
Z40-Z54 Những người đến
cơ sở y tế để được chăm sóc và tiến hành các thủ thuật đặc biệt
5.14 Trường hợp bệnh
nhân đến chạy thận nhân tạo, lọc máu ngoài cơ thể, chạy thận nhân tạo
Đối với trường hợp
người bệnh tiến hành các thủ thuật đặc biệt như: Hóa trị liệu, xạ trị liệu, lọc
máu ngoài cơ thể, chạy thận nhân tạo,... phải bổ sung mã kèm theo (Mã Z) ở
Chương 21 cho phù hợp.
5.15 Trường hợp gãy
xương kín, gãy xương hở, vỡ xương kín, vỡ xương hở; tổn thương tạng đặc có hay
không có vết thương mở vào ổ bụng, lồng ngực
Các trường hợp gãy
xương (S02, S12,
S22, S32, S42,
S52, S62, S72, S82, S92, S91.7,
T08, T10, T12, T12.2)
đề nghị mã
ký tự bổ sung (0- gãy
kín; 1-
gãy hở). Trường hợp không đề cập gãy kín, hay
gãy hở thì mã như gãy kín.
Tổn thương tạng trong
lồng ngực, trong ổ bụng, trong khung chậu (S26, S27, S36, S37) đề nghị mã ký tự
bổ sung (0- không có vết thương mở vào ổ ngực, ổ bụng; 1 - có vết thương mở vào
ổ ngực, ổ bụng). Trường hợp không đề cập có hay không vết thương mở vào ổ ngực,
ổ bụng, thì mã như không có vết thương mở vào ổ ngực, ổ bụng. Các mã trên đã cập
nhật trên trang icd.kcb.vn.
5.16 Trường hợp các tổn
thương nông
Các trường hợp tổn
thương nông không cần thiết phải mã nếu có tổn thương sâu hơn được mô tả.
6. TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
6.1 Cơ sở khám chữa bệnh
Yêu cầu nhân lực:
- Nhân viên mã hóa lâm
sàng chuyên trách trực thuộc phòng Quản lý chất lượng hoặc phòng KHTH Bệnh viện.
- Số lượng: 1- 2 cán
bộ /100 giường bệnh.
Yêu cầu về tài liệu:
Thực hiện theo các
tài liệu hướng dẫn tại Quyết định này và cập nhật kịp thời khi có thông báo từ
Cục Quản lý Khám chữa bệnh.
Yêu cầu về đào tạo, đào
tạo liên tục
- Đào tạo và đào tạo
lại mã hoá bệnh tật cho toàn thể NVYT đặc biệt là NVYT là việc tại các khoa lâm
sàng.
- Đào tạo nhân viên
chuyên trách về mã hoá bệnh tật để hướng dẫn và kiểm tra, giám sát việc tuân thủ
quy tắc mã hóa của NVYT.
6.2 Sở Y tế
Tổ chức đào tạo mã hóa
bệnh tật cho cán bộ chủ chốt tại các đơn vị khám chữa bệnh.
Đưa nội dung mã hoá bệnh
tật là một trong các nội dung để kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ sở khám chữa
bệnh.
6.3 Bộ Y tế
Giao Cục Quản lý Khám
chữa bệnh chủ trì phối hợp với các Cục, Vụ, cơ quan liên quan hướng dẫn các cơ
sở khám chữa bệnh trong cả nước triển khai quyết định này:
- Thường xuyên cập nhật
bảng mã theo tiêu chuẩn của WHO, xây dựng các công cụ tra cứu, hướng dẫn mã hoá
bệnh tật, nguyên nhân tử vong.
- Xây dựng chương trình
đào tạo ngắn hạn, dài hạn, chương trình đào tạo liên tục, đào tạo trực tuyến
- Xây dựng Tiêu chí
đánh giá chất lượng mã hóa lâm sàng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.