Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 4128/2001/QĐ-BYT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Y tế Người ký: Lê Văn Truyền
Ngày ban hành: 03/10/2001 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ Y TẾ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 4128/2001/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 03 tháng 10 năm 2001

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ Y TẾ SỐ 4128/2001/QĐ-BYT NGÀY 03/10/2001 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI CÁC NHÀ ĂN, BẾP ĂN TẬP THỂ VÀ CƠ SỞ KINH DOANH CHẾ BIẾN SUẤT ĂN SẴN

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Điều 7 Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân và Điều lệ Vệ sinh ban hành kèm theo Nghị định số 23-HĐBT ngày 24/1/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ);
Căn cứ Nghị định số 68/CP ngày 11/10/1993 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm - Bộ Y tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại các nhà ăn, bếp ăn tập thể và cơ sở kinh doanh chế biến suất ăn sẵn.

Điều 2. Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm có trách nhiệm hướng đẫn, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.

Điều 3- Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký ban hành. Các quy định trước đây trái với quy định của Quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 4. Các Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, Vụ trưởng các Vụ thuộc Bộ Y tế, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, Cục trưởng Cục Quản lý dược Việt Nam, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thủ trưởng Y tế các ngành chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Lê Văn Truyền

(Đã ký)

 

QUY ĐỊNH

VỀ ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI CÁC NHÀ ĂN, BẾP ĂN TẬP THỂ VÀ CƠ SỞ KINH DOANH CHẾ BIẾN SUẤT ĂN SẴN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4128/2001/QĐ-BYT ngày 03/10/2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi điều chỉnh: Bản Quy định này quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại các nhà ăn, bếp ăn tập thể tại các nhà máy, xí nghiệp (kể cả thuộc các khu công nghiệp, khu chế xuất nước ngoài), các cơ quan, trường học bán trú, bệnh viện, nhà hàng và cửa hàng dịch vụ ăn uống có quy mô phục vụ một lúc từ 30 người ăn trở lên; các cơ sở kinh doanh chế biến suất ăn sẵn.

2. Đối tượng áp dụng: Các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế (gọi chung là thương nhân) kinh doanh các loại hình dịch vụ ăn uống tập thể và thủ trưởng các cơ quan, trường học bán trú, bệnh viện, nhà hàng, khách sạn có nhà ăn với quy mô phục vụ một lúc từ 30 người ăn trở lên, các cơ sở kinh doanh chế biến suất ăn sẵn có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các yêu cầu cụ thể tại Quy định này.

II. QUY ĐỊNH VỆ ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM VỆ SINH VÀ AN TOÀN THỰC PHẨM

1. Vệ sinh dối với cơ sở:

a) Vị trí nhà bếp, nhà ăn, cơ sở kinh doanh chế biến suất ăn sẵn phải bảo đảm các điều kiện vệ sinh môi trường và phải cách biệt với nhà vệ sinh và các nguồn ô nhiễm khác.

b) Bếp ăn phải được thiết kế và tổ chức theo nguyên tắc một chiều: khu vực tập kết, bảo quản, xử lý thực phẩm tươi sống, nguyên liệu - khu vực chế biến - khu vực phân phôi hoặc bán thức ăn đã chế biến. Bếp ăn phải được thiết kế, xây dựng bằng vật liệu không thấm nước, dễ lau chùi cọ rửa.

c) Phòng ăn, bàn ăn, bàn chế biến thực phẩm, kho chứa hoặc nơi bảo quản thực phẩm phải được giữ vệ sinh sạch sẽ.

d) Thùng chứa rác phải có nắp đậy, không để rác rơi vãi ra xung quanh và nước thải rò rỉ ra ngoài. Rác được tập trung xa nơi chế biến, phòng ăn và phải được chuyển đi hàng ngày, không để ứ đọng.

e) Thùng chứa thức ăn thừa có nắp đậy và kín, không để thức ăn thừa vương vãi ra ngoài, không để nước thức ăn thừa rò rỉ.

f) Cống rãnh khu vực chế biến, nhà bếp phải thông thoát, không ứ đọng, không lộ thiên, hoặc cống phải có nắp đậy.

g) Cơ sở phải có đủ nước sạch để duy trì các sinh hoạt bình thường của cơ sở, cũng như để cho người ăn rửa tay trước và sau khi ăn. Nếu dùng nước giếng, bể chứa thì phải có nắp đậy, miệng giếng, mặt bể cách mặt đất ít nhất 1 mét, không bị ô nhiễm từ bên ngoài. Các dụng cụ chứa đựng nước sạch để chế biến và rửa tay phải được cọ rửa thường xuyên, giữ gìn sạch sẽ.

2. Vệ sinh đốt với nhân viên:

a) Người trực tiếp chế biến thực phẩm, phục vụ ăn uống phải được học kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và nắm vững trách nhiệm về công việc của mình.

b) Công nhân phải được khám sức khỏe trước khi tuyển dụng, được khám sức khỏe định kỳ hàng năm sau khi tuyển dụng và xét nghiệm phân ít nhất mỗi năm một lần (không kể cơ sở nằm trong vùng đang có dịch lây qua đường tiêu hóa). Những người bị bệnh ngoài da, bệnh truyền nhiễm trong danh mục quy định tại Quyết định số 505/BYT-QĐ ngày 13/4/1992 của Bộ trưởng Bộ Y tế phải tạm thời nghỉ việc hoặc tạm chuyển làm việc khác cho tới khi điều trị khỏi để không được tiếp xúc với thức ăn chín, thức ăn ngay, bát đĩa và dụng cụ ăn trực tiếp, các loại bao bì nhằm bao gói chứa đựng thực phẩm ăn ngay.

c) Không được để quần áo và tư trang của các nhân viên trong khu vực chế biến.

d) Mọi nhân viên phải tự giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, cắt ngắn và giữ sạch móng tay; rửa tay bằng xà phòng trước khi chế biến, phục vụ, bán thức ăn chín.

e) Khi chia suất ăn, nhân viên phải dùng đụng cụ để chia thức ăn, không được dùng tay để bốc, chia thức ăn chín.

f) Nhân viên chế biến không được ăn uống, nhai kẹo cao su, hút thuốc lá trong bếp.

3. Vệ sinh đối với dụng cụ:

a) Bát, đĩa, thìa, đũa, cốc, tách, các dụng cụ khác dùng cho khách ăn uống phải được rửa sạch, giữ khô.

b) Ống đựng đũa, thìa phải khô, thoáng, sạch, làm bằng vật liệu không thấm nước; sau khi rửa, phơi khô mới cắm đũa vào ống.

c) Rổ, rá đựng thực phẩm luôn giữ sạch không được để xuống đất, chỗ bẩn và ẩm ướt.

d) Các dụng cụ khác như dao, thớt, nồi và các dụng cụ khác khi dùng xong phải cọ rửa ngay và giữ gìn ở nơi sạch sẽ. Mặt bàn chế biến thực phẩm phải được làm từ các vật liệu không thấm nước và dễ lau sạch.

e) Có dao, thớt riêng cho thực phẩm chín và riêng cho thục phẩm sống.

f) Chỉ dùng các chất tẩy rửa được phép sử dụng trong sinh hoạt và chế biến thực phẩm; không đùng chất tẩy rửa công nghiệp.

4. Vệ sinh trong chế biến, bảo quản thực phẩm:

a) Vệ sinh nguồn nước cấp: Cơ sở tự gửi mẫu nước đến Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (được gọi chung là tỉnh) để kiểm nghiệm ít nhất mỗi quý 1 lần và 1 lần/tháng nếu được thông báo trong vùng đang có dịch tiêu hóa tối nguy hiểm, đồng thời xử lý tiệt khuẩn nguồn nước theo quy định của ngành Y tế.

b) Nghiêm cấm sử dụng các loại phụ gia thực phẩm, phẩm mầu, chất ngọt tổng hợp không nằm trong Danh mục Phụ gia thực phẩm do Bộ Y tế quy định.

c) Không dùng thực phẩm bị ôi thiu, ươn, dập nát; thực phẩm có nguồn gốc từ động vật bị bệnh để chế biến thức ăn.

d) Thức ăn đã nấu chín, bày bán hoặc phục vụ phải được che đậy để chống ruồi, bụi và các loại côn trùng gây nhiễm bẩn và tuyệt đối không dùng vải để che đậy, phủ trực tiếp lên thức ăn.

e) Thức ăn chín có thịt gia súc, hải sản, nếu không được bảo quản mát (< 10oC), thì sau 2 giờ phải nấu lại trước khi đem ra phục vụ người ăn.

f) Các loại rau quả tươi phải được ngâm kỹ và rửa ít nhất ba lần nước sạch hoặc được rửa sạch dưới vòi nước chảy.

5. Hồ sơ ghi chép, theo dõi hằng ngày phải thể hiện các nội dung sau:

a) Nguồn gốc xuất xứ của các thực phẩm mua vào;

b) Mẫu lưu thức ăn đã chế biến;

c) Thực đơn.

6. Hợp đồng trách nhiệm về việc bảo đảm vệ sinh và an toàn thực phẩm được thực hiện theo yêu cầu sau:

a) Người cung cấp nguyên liệu với chủ bếp hoặc với cơ sở chế biến suất ăn sẵn.

b) Giữa người thuê dịch vụ ăn uống ngay tại cơ sở với chủ bếp hoặc với cơ sở chế biến suất ăn sẵn.

c) Đối với cơ sở sản xuất không có bếp ăn tập thể mà hợp đồng bên ngoài cung ứng suất ăn sẵn, thì chủ cơ sở chỉ được phép ký kết hợp đồng với cơ sở kinh doanh chế biến suất ăn sẵn có đủ điều kiện vệ sinh bảo đảm an toàn thực phẩm.

7. Yêu cầu xử lý khi có ngộ độc thực phẩm.

Khi có ngộ độc thực phẩm phải báo cáo ngay cho cơ quan y tế gần nhất và giữ lại mẫu thực phẩm lưu, thức ăn thừa để gửi cơ quan y tế dự phòng của tỉnh hoặc quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (được gọi chung là huyện) xét nghiệm tìm nguyên nhân. Chủ cơ sở, thương nhân có loại thức ăn gây ngộ độc sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về hành vi sai phạm và phải trả toàn bộ mọi chi phí khám, chữa bệnh cho bệnh nhân bị ngộ độc và chi phí tìm nguyên nhân gây ngộ độc của các cơ quan điều tra.

III. TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN

1. Trách nhiệm của chủ cơ sở và thương nhân: Chủ cơ sở và thương nhân có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện quy định tại Mục II của Quy định này; tổ chức quản lý, giám sát việc thực hiện; tạo điều kiện cho các cơ quan y tế thẩm quyền kiểm tra, giám sát tại cơ sở và thực hiện nghiêm túc, đúng thời hạn các kiến nghị, quyết định của đoàn kiểm tra, thanh tra.

2. Trách nhiệm của các cơ quan y tế.

a) Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm có trách nhiệm phối hợp với Thanh tra Bộ Y tế để hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra việc triển khai thực hiện Quy định này và hằng năm tổ chức họp rút kinh nghiệm, trao đổi với các Sở Y tế tỉnh và các cơ quan y tế các ngành để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Y tế.

b) Sở Y tế tỉnh có trách nhiệm:

- Tổ chức phân công, phân cấp cho các Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh và các Đội Y tế dự phòng quận, huyện thực hiện việc giám sát định kỳ về vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở đóng trên địa bàn theo quy định tại điểm 1 Mục I của Quy định này, mỗi quý một lần.

Hàng quý, tổ chức họp rút kinh nghiệm, trao đổi với các bên cung ứng.

- Tổng hợp, báo cáo Bộ Y tế (Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm) theo định kỳ 6 tháng một lần về tình hình quản lý các đối tượng đóng trên địa bàn quy định tại điểm 2 Mục I của Quy định này.

- Các cơ sở khám, chữa bệnh của Nhà nước, bán công, dân lập, tư nhân, cơ sở khám chữa bệnh có vốn đầu tư của nước ngoài khi phát hiện có bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm phải tổ chức cấp cứu kịp thời và báo cáo cho cơ quan y tế dự phòng gần nhất.

c) Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, các Đội Y tế dự phòng huyện được phân công, phân cấp giám sát định kỳ là các đơn vị chuyên môn kỹ thuật có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện các yêu cầu tại Quy định này. Khi phát hiện hành vi vi phạm phải lập biên bản và chuyển ngay cho Thanh tra Sở Y tế tỉnh hoặc chính quyền địa phương cùng cấp xử lý; khi được báo có vụ ngộ độc phải cử người đi điều tra tìm nguyên nhân gây ngộ độc, chậm nhất trong vòng hai giờ kể từ khi nhận được thông báo, đồng thời báo cáo bằng cách nhanh nhất cho Sở Y tế tỉnh biết để chỉ đạo huy động các cơ quan phối hợp xử lý và tổng hợp thông tin để báo cáo nhanh hoặc báo cáo định kỳ theo quy định về Bộ Y tế (Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm).

d) Thủ trưởng y tế các ngành có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra các cơ quan trực thuộc có nhà ăn, bếp ăn tập thể hoặc có thuê dịch vụ ăn uống, mua suất ăn sẵn, thực hiện các yêu cầu vệ sinh tại cơ sở ăn uống theo các nội dung của Quy định này.

Trong quá trình thực hiện Quy định này, nếu có vướng mắc, đề nghị các địa phương, đơn vị phản ánh về Bộ Y tế (Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm) để nghiên cứu, giải quyết.

THE MINISTRY OF PUBLIC HEALTH
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 4128/2001/QD-BYT

Hanoi, October 03, 2001

 

DECISION

ISSUING THE REGULATION ON FOOD SAFETY CONDITIONS AT COLLECTIVE REFECTORIES AND EAT-IN KITCHENS AS WELL AS READY-MADE FOOD RATION PROCESSING BUSINESS ESTABLISHMENTS

THE MINISTER OF HEALTH

Pursuant to Article 7 of the Law on the Protection of the People’s Health and the Hygiene Regulation issued together with Decree No. 23-HDBT of January 24, 1991 of the Ministers Council (now the Government);
Pursuant to the Government’s Decree No. 68/CP of October 11, 1993 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Health;
At the proposal of the director of the Department for Management of Food Quality, Hygiene and Safety under the Ministry of Health,

DECIDES:

Article 1.- To issue together with this Decision the Regulation on food safety conditions at collective refectories and eat-in kitchens as well as ready-made food ration processing business establishments.

Article 2.- The director of the Department for Management of Food Quality, Hygiene and Safety shall have to guide and inspect the implementation of this Decision.

Article 3.- This Decision takes effect 15 days after its signing. The previous provisions which are contrary to this Decision are hereby annulled.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

FOR THE MINISTER OF HEALTH
VICE MINISTER




Le Van Truyen

 

REGULATION

ON FOOD SAFETY CONDITIONS AT COLLECTIVE REFECTORIES AND EAT-IN KITCHENS AS WELL AS READY-MADE FOOD RATION PROCESSING BUSINESS ESTABLISHMENTS
(Issued together with Decision No. 4128/2001/QD-BYT of October 3, 2001 of the Minister of Health)

I. GENERAL PROVISIONS

1. Scope of regulation: This Regulation prescribes the food safety conditions at collective refectories and eat-in kitchens of factories and enterprises (including foreign-owned ones in industrial parks and export-processing zones), agencies, semi-boarding schools, hospitals, restaurants and food and drink catering shops capable of serving at one time 30 diners or more; and ready-made food ration processing business establishments.

2. Subjects of application: Organizations and individuals of all economic sectors (called collectively as traders) that deal in collective food and drink services of all forms, and the heads of agencies, semi-boarding schools, hospitals, restaurants, hotels having dining rooms capable of serving at one time 30 diners or more, shall have to satisfy all specific requirements in this Regulation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Hygiene at establishments:

a/ The position of kitchens, dining rooms or ready-made food ration processing business establishments must ensure environmental sanitation conditions, must be separated away from toilets and other polluting sources.

b/ Eat-in kitchens must be designed and arranged according to the one-dimension principle: The area for gathering, preservation and handling of live and fresh foodstuffs, raw materials - the processing area - the area for distribution or sale of processed food. Eat-in kitchens must be designed and built of water-proof, easy-to-clean materials.

c/ Dining rooms, dining tables, food-processing tables, food storehouses or preservation places must be kept clean and hygienic.

d/ Garbage bins must have lids, not letting garbage litter around and waste water leak out. Garbage must be gathered at places distant from the processing places or dining rooms, be carried away daily, not be piled up.

e/ Left-over bins must have tightly-closed lids, not letting left-overs litter around and waste water leak out.

f/ Sewers and gutters at the processing area, kitchens must be drained, not open-air, or sewers must have lids.

g/ Establishments must have sufficient clean water for maintaining their normal activities as well as for diners to wash their hands before and after their meals. If wells or water tanks are used, they must have covers, the top of such a well or water tank must be at least one meter above the ground, avoiding outside pollution. Utensils used for storing clean water for processing and hand-washing must be regularly washed and kept clean.

2. Hygiene for employees:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Workers must have health examinations before recruitment, have yearly medical check-ups after recruitment and have their excrement tested at least once a year (not to mention establishments located in areas being affected by digestive epidemics). Those who suffer skin diseases or contagious diseases specified in Decision No. 505/BYT-QD of April 13, 1992 of the Minister of Health must temporarily give up their jobs or change to other jobs until full recovery so as to avoid direct contact with cooked and instant food, bowls, plates and dinnerware, assorted packings for packing or containing instant food.

c/ The employees clothes and personal articles must not be left in the processing area.

d/ All employees must keep personal hygiene, have short-cut, clean fingernails, wash their hands with soap before processing, serving or selling cooked food.

e/ When rationing food, employees must use utensils, not their hands, for rationing cooked food.

f/ Food processors must not eat, drink, chew gums nor smoke in the kitchen.

3. Hygiene of utensils:

a/ Bowls, plates, spoons, chopsticks, cups, glasses and other utensils to be used by diners must be washed and kept dry.

b/ Chopstick and spoon holders must be dry, airy, clean, made of water-proof materials; chopsticks must be washed and dried before being put into holders.

c/ Food baskets must be always kept clean, not be left on the ground, at dirty and wet places.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e/ Knives and chopping boards must be used separately for cooked food and for uncooked food.

f/ Only detergents and cleansing substances permitted for use in daily life and food processing may be used, industrial ones must not be used.

4. Hygiene in food processing and preservation:

a/ Sanitation of the water supply sources: Establishments themselves shall send water samples to the provincial/municipal Prophylactic Medicine Centers (called collectively as provincial) for testing at least once every quarter, or once every month if they receive notices that their areas are affected by dangerous digestive epidemics and at the same time disinfect such water sources according to regulations of the health service.

b/ It is strictly forbidden to use food additives, colorings or synthesized sweeteners not on the list of food additives prescribed by the Health Ministry.

c/ Stale, spoiled or crushed foodstuffs, foodstuffs originated from diseased animals must not be used for food processing.

d/ Cooked foods on display for sale or serving must be covered from flies, dust and other contaminating insects; cloth must not be used to cover directly food.

e/ Cooked food containing animal meat or aquatic products, if not stored cool (under 10oC), must be re-cooked before being served.

f/ Fresh vegetables and fruits must be soaked well and washed at least three times with clean water or washed under a running water tap.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Origin of purchased foodstuffs

b/ Samples of processed foods

c/ Menus

6. Responsibility contracts for assurance of food hygiene and safety shall be effected according to the following requirements:

a/ Between the raw material suppliers and the kitchen owner or the ready-made food ration-processing establishment.

b/ Between the hirer of food and drink service right at the establishment and the kitchen owner or the ready-made food ration-processing establishment

c/ For production establishments without collective eat-in kitchens, which sign contracts with outside ready-made food ration suppliers, their owners shall only be allowed to sign contracts with those ready-made food ration business establishments which meet all hygiene conditions to ensure food safety.

7. Requirements for handling of food poisoning cases: Upon the occurrence of food poisoning, it must be immediately reported to the nearest health office and the filed food samples or left-over food must be kept and sent to the prophylactic medicine office of the province, urban district, rural district, provincial town or city (called collectively as district) for testing and finding out the cause thereof. The establishment owners or traders who have poisoning food shall be fully responsible for their violating acts and must pay all examination and treatment expenses for the victims as well as expenses for investigating bodies to find out the poisoning causes.

III. IMPLEMENTATION RESPONSIBILITIES

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Responsibilities of medical agencies:

a/ The Department for Management of Food Quality, Hygiene and Safety shall have to coordinate with the Health Ministry’s Inspectorate in guiding, urging, supervising and inspecting the implementation of this Regulation and organize annual meetings of the provincial Health Services and medical agencies of various branches in order to draw experiences, exchange opinions, sum up and report them to the Minister of Health.

b/ The provincial/municipal Health Services shall have to:

- Organize the assignment and authorization of the provincial Prophylactic Medicine Centers and urban or rural district Prophylactic Medicine Teams to conduct periodical supervision of food hygiene and safety at the establishments based in their respective localities according to the provisions at Point 1, Section I of this Regulation, once every quarter.

- Quarterly, organize meetings to draw experiences and exchange opinions with the suppliers.

- Sum up and report to the Ministry of Health (the Department for Management of Food Quality, Hygiene and Safety) once every six months on the management of the subjects based in their respective localities according to the provisions at Point 2, Section I, of this Regulation.

- State-owned, semi-public, people-founded, private as well as foreign-invested medical examination and treatment establishments which have food-poisoned patients must render timely first aid to them and report these cases to the nearest prophylactic medicine agencies.

c/ The provincial Prophylactic Medicine Centers and district Prophylactic Medicine Teams which are assigned or authorized to conduct periodical supervision shall be technical units with the responsibility to supervise and monitor the satisfaction of the requirements set in this Regulation. When detecting any violating acts, they must make records thereof and send them to the provincial Health Service’s Inspectorate or the local administration of the same level for handling; when being notified of poison cases, they must send people to investigate the poisoning causes within two hours after receiving such notices, and simultaneously report such as soon as possible to the provincial Health Services so that the latter direct various agencies to coordinate, handle and synthesize information for fast reporting or periodical reporting according to regulations to the Ministry of Health (the Department for Management of Food Quality, Hygiene and Safety).

d/ The heads of the health bodies of various branches shall have to guide, urge and inspect the attached agencies having collective refectories, eat-in kitchens or hiring food and drink services or purchasing ready-made food rations, to meet all hygiene requirements for food and drink catering establishments as prescribed in this Regulation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 4128/2001/QĐ-BYT ngày 03/10/2001 về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại các nhà ăn, bếp ăn tập thể và cơ sở kinh doanh chế biến suất ăn sẵn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


42.114

DMCA.com Protection Status
IP: 3.139.86.53
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!