ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
374/QĐ-UBND
|
Vĩnh
Long, ngày 24 tháng 02 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN CỬ CÁN BỘ CHUYÊN MÔN
LUÂN PHIÊN TỪ BỆNH VIỆN TUYẾN TRÊN VỀ HỖ TRỢ CÁC BỆNH VIỆN TUYẾN DƯỚI NHẰM NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG KHÁM, CHỮA BỆNH CHO NHÂN DÂN CỦA SỞ Y TẾ TỈNH VĨNH LONG, NĂM
2016
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền
địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số
1816/QĐ-BYT, ngày 26 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt Đề
án cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh
viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh;
Xét Tờ trình số 304/TTr-SYT,
ngày 18 tháng 02 năm 2016 của Giám đốc Sở Y tế trình phê duyệt Kế hoạch thực hiện
Đề án 1816 tỉnh Vĩnh Long năm 2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Đề
án cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh
viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân (gọi tắt
là Đề án 1816) của Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long, năm 2016.
(Đính kèm Kế hoạch thực hiện Đề
án số 303/KH-SYT, ngày 18/02/2016).
Điều 2. Giám đốc Sở Y tế có trách nhiệm phối
hợp với Thủ trưởng các ngành chức năng có liên quan và Chủ tịch UBND các huyện,
thị xã, thành phố chỉ đạo và hướng dẫn các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh
thực hiện tốt kế hoạch này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh,
Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Nội vụ và Chủ tịch Ủy ban
nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định có hiệu lực
kể từ ngày ký ban hành./.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lữ Quang Ngời
|
UBND TỈNH VĨNH
LONG
BCĐ ĐỀ ÁN 1816
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 303/KH-SYT
|
Vĩnh Long,
ngày 18 tháng 02 năm 2016
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 1816 TỈNH VĨNH LONG NĂM 2016
(TỪ 01/01/2016 ĐẾN 31/12/2016)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 374/QĐ-UBND, ngày 24/02/2016 của Chủ
tịch UBND tỉnh Vĩnh Long)
A. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1816 NĂM 2015:
I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO TUYẾN:
1. Chỉ đạo tuyến công tác khám, chữa bệnh:
- Lập thư mời, kèm phiếu khảo sát nhu cầu huấn
luyện về chuyên môn gởi 8 huyện, thị, thành phố sau đó thống kê nhu cầu huấn
luyện của các huyện thị, thành phố cả năm 2015 theo kế hoạch chỉ đạo tuyến và đề
án 1816.
- Gửi lịch đi chỉ đạo tuyến đến 08 Bệnh viện Đa
khoa huyện. Đi chỉ đạo tuyến các Bệnh viện Đa khoa huyện theo đúng kế hoạch từ
đầu năm, mỗi BVĐK huyện, thị, thành phố một ngày: Trà Ôn, Tam Bình, Tân Thành,
Vũng Liêm, Mang Thít, Long Hồ, Bình Minh và BVĐK TPVL.
2. Tổ chức thực hiện công tác nghiên cứu khoa
học - công nghệ:
- Căn cứ Thông tư số 43/2013/TT-BYT, ngày
11/12/2013, của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc Quy định chi tiết phân tuyến chuyên
môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có hiệu lực thi hành kể
từ ngày 01/02/2014.
BVĐK huyện Trà Ôn: Kỹ thuật vượt tuyến, thẩm định
đạt 31 kỹ thuật/40 kỹ thuật đề nghị (đạt 77,5%). Kỹ thuật đúng tuyến, thẩm định
đạt 02 kỹ thuật/04 kỹ thuật đề nghị (đạt 50%).
BVĐK huyện Tam Bình: Kỹ thuật vượt tuyến, thẩm định
đạt 99 kỹ thuật/155 kỹ thuật đề nghị (đạt 63,8%). Kỹ thuật đúng tuyến, thẩm định
đạt 43 kỹ thuật/48 kỹ thuật đề nghị (đạt 89,6%).
- BVĐK tỉnh tổ chức nghiệm thu và báo cáo 31 đề
tài Nghiên cứu khoa học kỹ thuật (NCKHKT) cấp cơ sở năm 2015. Trong đó, có 28 Đề
tài NCKHKT của Bác sỹ và 08 Đề tài NCKKT của Điều dưỡng - Kỹ thuật viên.
3. Tham gia phối hợp với đơn vị làm đầu ngành
chỉ đạo tuyến:
Kết hợp với Viện Pasteur TP HCM: Tổ chức giám
sát, hỗ trợ thẩm định Phòng xét nghiệm an toàn sinh học: 09 cơ sở Nhà nước/ 30
cơ sở (27 cơ sở Nhà nước và tư nhân).
4. Tổ chức sơ tổng kết việc thực hiện công
tác chỉ đạo tuyến:
- Đã cấp giấy chứng nhận cho cán bộ y tế tuyến
huyện lên tỉnh tập huấn.
- Tổ chức tổng kết việc thực hiện Đề án 1816 và
công tác chỉ đạo tuyến tại BVĐK tỉnh.
II. THỰC HIỆN NĂM 2015:
1. Củng cố Ban Chỉ đạo (BCĐ) 1816 cấp tỉnh
(nguyên nhân một số thành viên của Ban Chỉ đạo nghỉ hưu và chuyển công tác
khác).
2. Ban Chỉ đạo Đề án cấp Sở: Thành phần theo Quyết
định số 282/QĐ-SYT, ngày 12 tháng 4 năm 2010, của Giám đốc Sở Y tế về việc
thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án 1816 Ngành Y tế tỉnh Vĩnh Long, gồm:
- Ô. Nguyễn Thành Nhôm - PGĐ Sở Y tế &
GĐBVĐK tỉnh - Trưởng ban.
- Ô. Trịnh Quang Đính - TP Nghiệp vụ Y Sở Y tế -
Phó Trưởng ban.
- Bà Nguyễn Thị Thu Hà - PTPKHTH BVĐK tỉnh - ủy
viên Thư ký.
- Ô. Nguyễn Công Tuấn - TP KHTC Sở Y tế - ủy
viên.
- Ô. Huỳnh Minh Đức - TP TCCB Sở - ủy viên.
- Bà Nguyễn Thị Tiết - Chủ tịch Công đoàn ngành
- ủy viên.
- Ô. Nguyễn Trí Châu - GĐ TTTTGDSK - ủy viên.
- Giám đốc BVĐK 08 huyện, thị, thành phố - ủy
viên.
- Giám đốc 08 Trung tâm Y tế huyện, thị, Thành
phố - ủy viên.
* Số Bệnh viện đã thành lập BCĐ Đề án 1816/tổng
số BV: 08/08.
- Họ tên cán bộ đầu mối Đề án 1816 của Sở Y tế: Trịnh
Quang Đính - Điện thoại liên hệ Di động: 0917449251; Cố định: 0703823449.
- Họ tên cán bộ đầu mối xây dựng kế hoạch thực
hiện Quyết định số 14/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện chế
độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề tại các cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh của Sở Y tế: Huỳnh Minh Đức - Điện thoại liên hệ Di động: 0908140081; Cố định:
0703820784.
3. Công tác quán triệt, phổ biến, tuyên truyền về
Quyết định số 14/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Đề án 1816:
- Tổ chức lồng ghép báo cáo nội dung Quyết định
số 14/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tóm tắt tình hình thực hiện chỉ đạo
tuyến, Đề án 1816 trên địa bàn tỉnh vào giao ban hoạt động ngành Y tế hàng
tháng cho Đại diện Ban lãnh đạo của 31 đơn vị trực thuộc Sở nắm.
- Hàng tháng, quý giao ban đơn vị, bệnh viện,
Ban Lãnh đạo các bệnh viện, TTYT huyện/thành phố có tóm tắt, thông báo tình
hình thực hiện Đề án 1816 của đơn vị.
- Đã phát động phong trào thi đua làm theo lời dạy
của Bác, thực hiện tốt Quy tắc ứng xử của cán bộ Y tế: 45 đợt cho 3.316 cán bộ
công chức viên chức ngành y tế tham dự (đạt 100%).
- Tổng số bài viết về thực hiện Đề án 1816 gửi
báo đài TW, địa phương: 06 bài, 06 ảnh (so với năm 2014 tăng 02 bài và 02 ảnh).
4. Xây dựng kế hoạch thực hiện:
- Căn cứ Công văn số 584/UBND-VX ngày 07/3/2013
của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc thực hiện Quyết định số
14/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện chế độ luân phiên có
thời hạn đối với người hành nghề tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Sở Y tế đã
xây dựng kế hoạch trình Chủ tịch UBND tỉnh cho ý kiến chỉ đạo thực hiện.
- Tổ chức khảo sát nhu cầu đề nghị hỗ trợ chuyển
giao kỹ thuật cho 10 bệnh viện tuyến huyện năm 2015 (BVĐK thị xã Bình Minh,
BVĐK huyện Trà Ôn, BVĐK huyện Mang Thít, BVĐK huyện Vũng Liêm, BVĐK huyện Long
Hồ, BVĐK huyện Bình Tân, BVĐK TPVL, BVYDCT TPVL, Bệnh viện ĐKVQDY kết hợp Tân
Thành, Bệnh xá Phòng hậu cần-Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Vĩnh Long).
- Sở Y tế xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án cử
cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện
tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân của Sở Y tế tỉnh
Vĩnh Long năm 2015 (Quyết định số 456/QĐ-UBND, ngày 30 tháng 3 năm 2015, của
UBND tỉnh Vĩnh Long).
Tổng kinh phí thực hiện Đề án 1816 năm 2015 trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Long, ước tính 112.999.320 đồng.
- Tổ chức sơ, tổng kết, báo cáo kịp thời, rút
kinh nghiệm hoạt động Đề án 1816 năm 2014, đồng thời triển khai Kế hoạch thực
hiện Đề án 1816 năm 2015 cho các đơn vị trong ngành Y tế quán triệt thực hiện.
- Tăng cường các hoạt động truyền thông, phổ biến
quán triệt đề án 1816 đến các cấp ủy Đảng, Chính quyền, các cán bộ Ngành Y tế
và đông đảo nhân dân, nhằm tạo sự đồng thuận trong việc thực hiện đề án.
- Trung tâm TTGDSK nắm bắt đưa hoạt động 1816
vào bản tin sức khoẻ.
- Thường xuyên đưa tin/bài/phóng sự về hoạt động
Đề án 1816 trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương.
5. Kết quả thực hiện:
5.1. Tình hình nhận hỗ trợ chuyên môn của BV TW
năm 2015: Không có.
TT
|
BV nhận NHNLP*
|
Tổng số NHN đến luân phiên
|
Tên bv cử NHN luân phiên hỗ trợ
|
Lĩnh vực cm hỗ trợ
|
TS kỹ thuật chuyển giao
|
Tình hình thực hiện KT của BV tỉnh/TP sau nhận chuyển giao từ BV TW
|
Tổ chức đào tạo cho tuyến dưới do NHNLP thực hiện
|
Tình hình tham gia KCB của NHNLP
|
Ghi chú
|
Tốt
|
Chưa tốt
|
Số lớp tập huấn
|
Số lượt HV
|
TS BN được nhnlp phẫu
thuật
|
TS lượt BN được nhnlp khám, điều
trị
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…..
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng kết quả 2015
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: NHN*: Người
hành nghề; NHNLP*: Người hành nghề luân phiên
5.2. Tình hình cử cán bộ
luân phiên nội bộ địa phương:
a) Triển khai luân
phiên hỗ trợ bệnh viện huyện:
TT
|
BV nhận NHNLP*
|
Tổng số NHN đến luân phiên
|
Tên BV cử NHN luân phiên hỗ trợ
|
Lĩnh vực CM hỗ trợ
|
TS kỹ thuật chuyển giao
|
Tình hình thực hiện KT của BV tỉnh/TP sau nhận chuyển
giao từ BV TW
|
Tổ chức đào tạo cho tuyến dưới do NHNLP thực hiện
|
Tình hình tham gia KCB của NHNLP
|
Tốt
|
Chưa tốt
|
Số lớp tập huấn
|
Số lượt HV
|
TS BN được nhnlp phẫu thuật
|
TS lượt BN được nhnlp khám, điều
trị
|
1
|
BVĐK TX Bình Minh
|
05
|
BVĐK tỉnh
|
. Thực hành các kỹ
thuật chăm sóc bệnh nhân tại Đơn nguyên sơ sinh - Khoa nhi. Kỹ thuật phụ mổ lấy thai
|
02
|
X
|
|
|
|
|
|
2
|
BVĐK Trà Ôn
|
01
|
BVĐK tỉnh
|
Phụ
mổ và chăm sóc hậu phẫu mổ lấy thai
|
01
|
X
|
|
|
|
|
|
3
|
Bệnh xá - phòng Hậu
cần - Bộ CHQS tỉnh VL
|
03
|
BVĐK tỉnh
|
.
Thực hiện các kỹ thuật chụp X- quang cơ bản.
.
Xét nghiệm sinh hóa, huyết học
. Lý thuyết và thực hành các kỹ thuật cơ bản trong
chăm sóc bệnh nhân cấp cứu hồi sức
|
03
|
X
|
|
|
|
|
|
4
|
BVĐK KV Kết hợp QDY
|
01
|
BVĐK tỉnh
|
Thực
hiện các kỹ thuật chụp X- quang cơ bản
|
01
|
X
|
|
|
|
|
|
5
|
BVĐK Mang Thít
|
02
|
BVĐK tỉnh
|
.
Khám và thực hiện các kỹ thuật cơ bản chuyên khoa Mắt.
. Đọc
điện tim cơ bản, nâng cao
|
02
|
X
|
|
|
|
|
|
6
|
BVĐK Vũng Liêm
|
03
|
BVĐK tỉnh
|
.
Gây mê hồi sức trong phẫu thuật cơ bản. Khám và điều trị các bệnh da liễu thông
thường. Thực hành các kỹ thuật phụ mổ cơ bản
|
03
|
X
|
|
|
|
|
|
7
|
BVĐK Long Hồ
|
02
|
BVĐK tỉnh
|
Thực
hành các kỹ thuật cơ bản trong chăm sóc bệnh nhân cấp cứu hồi sức
|
01
|
X
|
|
|
|
|
|
8
|
BVĐK Bình Tân
|
|
BVĐK tỉnh
|
Thực
hành các kỹ thuật cấp cứu tổng hợp
|
01
|
X
|
|
|
|
|
|
9
|
BVĐKTP Vĩnh Long
|
03
|
BVĐK tỉnh
|
. Phẫu thuật nội soi mũi xoang, phẫu thuật Killian. Nội
soi hô hấp phế quản - phổi. Chẩn đoán điều trị suy tim rung nhĩ
|
03
|
X
|
|
|
|
|
|
10
|
BV YHCT TP Vĩnh Long
|
02
|
BVĐK tỉnh
|
1. Hoạt động Kiểm soát nhiễm khuẩn.
2. Thở máy, ngộ độc, xử trí ngộ độc
3. Phác đồ cấp cứu, xử trí một số bệnh thường gặp
|
03
|
X
|
|
|
|
|
|
11
|
Cộng kết quả năm
2015
|
22
|
|
|
20
|
|
|
|
|
|
|
b) Triển khai cử BS về
KCB tại xã:
TT
|
Trạm y tế nhận NHNLP*
|
Tổng số NHN đến luân phiên
|
Tên BV cử NHN luân phiên hỗ trợ
|
Lĩnh vực cm hỗ trợ
|
TS kỹ thuật chuyển giao
|
Tình hình thực hiện KT của
BV tỉnh/TP
sau nhận chuyển giao từ BV huyện
|
Tổ chức đào tạo cho tuyến dưới do NHNLP thực hiện
|
Tình hình tham gia KCB của NHNLP
|
Tốt
|
Chưa tốt
|
Số lớp tập huấn
|
Số lượt HV
|
TS ca tiểu phẫu, XN
|
TS lượt BN được nhnlp khám, điều
trị
|
1
|
Phường 5/ TPVL
|
04
|
TTYT TPVL
|
Khám chữa bệnh
|
|
|
|
|
|
|
2.500
|
2
|
Tân Long Hội
|
03
|
TTYT Mang Thít
|
Khám chữa bệnh
|
|
|
|
|
|
|
2.870
|
3
|
Cộng kết quả 2015
|
07
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5.370
|
c) Tình hình thực hiện
công tác đào tạo cho tuyến huyện (xã) năm 2015:
TT
|
Nội dung đào tạo
|
Thời gian đào tạo 1 lớp
|
Số học viên/1 lớp
|
Số lớp
|
TSố học viên
|
Cấp chứng chỉ
|
Nguồn kinh phí thực hiện
|
Có
|
Không
|
Đề án 1816
|
Đề án 47/930
|
Hoạt động CĐT
|
Khác (Ghi rõ)
|
1
|
Tập huấn hướng dẫn
chẩn đoán và điều trị Bệnh MERS-COV năm 2015
|
1 buổi
|
120
|
2
|
120
|
|
x
|
|
|
|
Phòng dịch
|
2
|
Tập huấn điều trị
bàn chân chéo bằng phương pháp Ponseti
|
1 buổi
|
06
|
1
|
06
|
|
x
|
|
|
|
|
3
|
Tập huấn Triển khai
thống nhất phác đồ điều trị Hen và COPD
|
1 buổi
|
15
|
1
|
15
|
|
x
|
|
|
|
|
4
|
Cập nhật kiến thức
lâm sàng trong điều trị các bệnh lý nội và ngoại khoa
|
1 buổi
|
16
|
1
|
16
|
|
x
|
|
|
|
|
5
|
Tập huấn kỹ năng đọc
X- quang và CT- Scanner
|
13 ngày
|
05
|
1
|
05
|
|
x
|
|
|
|
|
6
|
Tập huấn SXH
|
1 buổi
|
128
|
1
|
128
|
|
x
|
|
|
|
Phòng dịch
|
7
|
Tập huấn TCM và bệnh
mới nổi
|
1 buổi
|
125
|
1
|
125
|
|
x
|
|
|
|
Phòng dịch
|
8
|
Liệu pháp dinh dưỡng
toàn phần
|
1 buổi
|
22
|
1
|
22
|
|
x
|
|
|
|
|
9
|
Cập nhật phòng ngừa
và điều trị bệnh lý tim mạch
|
1 buổi
|
12
|
1
|
12
|
|
x
|
|
|
|
|
10
|
Tập huấn Quản lý chất
lượng và an toàn người bệnh
|
2 ngày
|
22
|
1
|
22
|
x
|
|
|
|
|
|
11
|
1. Bệnh lý tắc nghẽn
mạn tính
2. Hen phế quản
|
03 giờ
|
08
|
01
|
08
|
|
X
|
|
|
X
|
|
12
|
Một số vấn đề thường
gặp trong nhi khoa
|
03 giờ
|
08
|
01
|
08
|
|
X
|
|
|
X
|
|
13
|
Bệnh loãng xương
|
03 giờ
|
16
|
01
|
16
|
|
X
|
|
|
X
|
|
14
|
Tình hình sử dụng
kháng sinh, vai trò probiotic trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa
do kháng sinh ở trẻ em.
|
03 giờ
|
16
|
01
|
16
|
|
X
|
|
|
X
|
|
d) Báo cáo tóm tắt về việc
tình hình chuyển tuyến của các bệnh viện tỉnh, huyện:
T T
|
Tên Bệnh viện
|
NĂM 2015
|
NĂM 2014
|
Số ca chuyển tuyến
|
Số BN điều trị ( = BN nội trú + BN ngoại trú)
|
Tỷ lệ chuyển tuyến
|
Tình hình chuyển tuyến không đúng quy định
|
Số ca sai sót chuyên môn có phiếu phản hồi
|
Số ca chuyển tuyến
|
Số BN điều trị ( = BN nội trú+BN ngoại trú)
|
Tỷ lệ chuyển tuyến
|
Tình hình chuyển tuyến không đúng quy định
|
Số ca sai sót chuyên môn
có phiếu phản hồi
|
Số ca chuyển tuyến
không đúng quy định
|
Tỷ lệ
|
Số ca chuyển tuyến không đúng quy định
|
Tỷ lệ
|
1
|
BVĐK Tỉnh
|
12.378
|
263.016
|
4,7
|
330
|
2,66
|
00
|
13.057
|
366.448
|
3,29
|
379
|
2,9
|
|
2
|
Long Hồ
|
5.001
|
120.055
|
4,16
|
95
|
1.9
|
00
|
4.736
|
111.526
|
4,25
|
101
|
2,13
|
|
3
|
Mang Thít
|
5.026
|
91.816
|
5,47
|
0
|
0
|
00
|
4.534
|
130.047
|
3,49
|
0
|
0
|
|
4
|
BVĐK TPVL
|
5.495
|
221.383
|
2,48
|
0
|
0
|
00
|
5.219
|
164.340
|
31,76
|
0
|
0
|
|
5
|
BVYDC T TPVL
|
2.400
|
115.716
|
2,07
|
0
|
0
|
00
|
2.072
|
128.844
|
1,61
|
0
|
0
|
|
6
|
Vũng Liêm
|
692
|
97.011
|
0,71
|
0
|
0
|
00
|
743
|
100.750
|
0,74
|
0
|
0
|
|
7
|
Bình Minh
|
8.924
|
173.034
|
5,16
|
0
|
0
|
00
|
9.194
|
220.108
|
4,18
|
0
|
0
|
|
8
|
ĐKKV QDY
|
959
|
21.023
|
4,56
|
0
|
0
|
00
|
1.007
|
21.419
|
4,70
|
0
|
0
|
|
9
|
Tam Bình
|
1.306
|
25.160
|
5,19
|
0
|
0
|
00
|
1.170
|
18.038
|
6,49
|
0
|
0
|
|
10
|
Trà Ôn
|
8.061
|
146.362
|
|
|
|
|
5.762
|
128.409
|
4,49
|
|
|
|
11
|
Tổng
|
50.242
|
1.274.576
|
3,94
|
0
|
0
|
00
|
47.494
|
1.389.929
|
3,42
|
0
|
0
|
|
5.3. Công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện:
- Lồng ghép với hoạt động giao ban hàng tháng, giao
ban BVĐK tỉnh. Nhắc nhở BVĐK tỉnh và các đơn vị liên quan rà soát danh sách cán
bộ được cử đi luân phiên với Quyết định cử cán bộ luân phiên của Sở Y tế và đơn
vị.
- Khi có lớp tập huấn hoặc họp chỉ đạo tuyến, BVĐK
tỉnh sẽ phát hành thư mời các BVĐK huyện tham gia tập huấn và gửi Sở Y tế biết
nội dung, thông báo tập huấn để giám sát.
- Thường xuyên rà soát kế hoạch Đề án 1816 đã được
phê duyệt, nêu có điều chỉnh BVĐK tỉnh làm tờ trình, đề nghị Sở Y tế xem xét và
trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch nêu có thay đổi.
- Sở Y tế tổ chức lồng ghép kiểm tra, giám sát
17 lượt/ 17 ngày về tình hình hoạt động chuyên môn tại 08 BVĐK huyện thị thành
phố, BVĐK tỉnh, 08 TTYT huyện, thị, thành phố và 08 Trạm Y tế xã.
5.4. Thực hiện chính sách đối với cán bộ được
luân phiên:
- Thực hiện đúng các quy định hiện hành của nhà
nước. Trong đó Cán bộ đi luân phiên được giữ nguyên biên chế và được hưởng các
chế độ lương, phụ cấp như đang công tác tại đơn vị cử đi luân phiên.
- Cán bộ tăng cường xuống huyện, Thành phố và
các xã/ phường được thanh toán tiền tàu xe một tháng 01 lần. Trừ trường hợp đột
xuất, cơ quan có cán bộ tăng cường có giấy mời cán bộ tăng cường về làm việc
thì cũng được đơn vị tiếp nhận cán bộ tăng cường thanh toán tiền tàu xe.
- Do năm 2015, cán bộ chuyên môn của tuyến TW
không về tăng cường cho BVĐK tỉnh, nên không xét đề nghị UBND tỉnh khen thưởng.
- Các cán bộ tuyến huyện tăng cường luân phiên
liên tục cho Trạm Y tế xã ít nhất 03 đợt (mỗi đợt 01 - 03 tháng), có thành tích
nổi bật, được Thường trực Ban Chỉ đạo đề án 1816 địa phương báo cáo, đề nghị Sở
Y tế khen thưởng.
Khen thưởng Đề án 1816 năm 2015: Đề xuất với Ban
Chỉ đạo Đề án 1816 tỉnh và Hội đồng Khen thưởng thi đua tỉnh khen thưởng 12 cán
bộ y tế có nhiều thành tích trong thực hiện Đề án 1816, trong đó: BVĐK tỉnh 10
cán bộ Y tế, TTYT TPVL 01 cán bộ y tế và TTYT huyện Mang Thít 01 cán bộ y tế.
III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN
ĐỀ ÁN 1816 NĂM 2015:
1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm hỗ trợ của UBND tỉnh, Sở Y tế,
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính đảm bảo kinh phí thực hiện kế hoạch thuộc Đề
án 1816 của Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Long hàng năm.
- Đề án 1816, tăng cường bác sỹ giỏi chuyên môn
từ tuyến trên về tuyến dưới là một hoạt động mang tính nhân văn cao cả và sâu sắc
của ngành y tế, phù hợp với quan điểm, chỉ đạo của Chỉ thị số 06-CT/TW, ngày
22/1/2002, của Ban Chấp hành TW Đảng về việc “ Củng cố và hoàn thiện mạng lưới
Y tế cơ sở”.
- Sự ủng hộ nhiệt tình và tinh thần khắc phục
khó khăn của đội ngũ cán bộ công chức ngành Y tế tỉnh Vĩnh Long.
2. Khó khăn, bất cập:
- Đối với cơ sở tuyến dưới: Có đơn vị chưa thực
sự chủ động trong lĩnh hội và triển khai thực hiện Đề án. Đa số các Bệnh viện
(BV) tuyến dưới hiện đang thiếu định hướng phát triển các kỹ thuật. Khả năng rà
soát nhu cầu và lập kế hoạch đề xuất hỗ trợ còn rất hạn chế. Một số BV tuyến dưới
còn tỏ ra ỷ lại vào BV tuyến trên, chưa chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện về nhân
lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế để tiếp nhận các kỹ thuật chuyển giao.
Sự phát triển thiếu đồng bộ về các kỹ thuật lâm sàng và cận lâm sàng. Với một số
kỹ thuật cao, bệnh nhân ở tuyến dưới không nhiều dễ dẫn đến tình trạng lãng phí
khi cử cán bộ tuyến trên về chuyển giao kỹ thuật.
- Một số quy định chung trong hướng dẫn thực hiện
Đề án hiện còn bất cập như: Chỉ tiêu cán bộ đi luân phiên theo quy mô giường bệnh;
thời gian luân phiên 3 tháng/người/lượt; báo cáo về BCĐ thực hiện Đề án TW theo
định kỳ hàng tuần, hàng tháng,... Vai trò phối hợp giám sát và điều chỉnh kịp
thời của các Bệnh viện đầu ngành của các khu vực cũng như bộ phận thường trực
thuộc BCĐ Đề án TW có những thời điểm chưa sát sao kịp thời.
- Đối với các chính sách hiện hành: Danh mục thuốc
theo tuyến và danh mục chi trả của BHYT theo quy định hiện hành đã làm hạn chế
hiệu quả điều trị của cán bộ y tế tuyến trên khi luân phiên về làm việc tại tuyến
dưới. Chưa có các chính sách đãi ngộ nhằm thu hút cán bộ luân phiên, cũng như
khuyến khích cán bộ yên tâm gắn bó với tuyến dưới.
B. CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỂ TIẾP TỤC
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 1816 NĂM 2016:
Căn cứ Quyết định số 5068/QĐ-BYT, ngày
21/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc quy định một số nội dung triển khai thực
hiện đào tạo, chuyển giao kỹ thuật theo gói dịch vụ y tế theo Đề án 1816 từ năm
2013.
Căn cứ Công văn số 2950/BYT-KCB, ngày 10/5/2010
của Bộ Y tế về việc hướng dẫn xây dựng quy trình chuyển giao kỹ thuật y tế
trong thực hiện Đề án 1816;
Căn cứ Công văn số 9011/BYT-TCCB, ngày
31/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế, về việc củng cố y tế cơ sở và tăng cường bác
sỹ làm việc ở Trạm Y tế xã “Thời gian cử bác sỹ về làm việc tại các Trạm Y tế
xã định kỳ mỗi tuần từ 2 đến 3 ngày để khám, chữa bệnh cho nhân dân và hỗ trợ
chuyên môn cho cán bộ công tác tại Trạm Y tế xã”;
Căn cứ Thông tư số 43/2013/TT-BYT, ngày
11/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết phân tuyến chuyên môn kỹ thuật
đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Căn cứ Nghị quyết của Tỉnh ủy, giao cho ngành Y
tế, 100% Trạm Y tế có bác sỹ tham gia khám bệnh, chữa bệnh;
Căn cứ nhu cầu tiếp nhận cán bộ và nhận chuyển
giao kỹ thuật của các Bệnh viện Đa khoa huyện, thị xã, thành phố, Bệnh viện
chuyên khoa nhất là Bệnh viện Đa khoa huyện Bình Tân với Bệnh viện Đa khoa tỉnh
năm 2016;
Căn cứ nhu cầu của 02 Trạm Y tế (Phường 5, Phường
8 - TPVL) cân Trung tâm Y tế huyện, thành phố hỗ trợ bác sỹ luân phiên tham gia
khám chữa bệnh tại Trạm Y tế xã năm 2016.
I. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1816 NĂM 2016:
1. Mục tiêu:
- Đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho cộng đồng
và tạo điều kiện cho người bệnh được tiếp cận với các dịch vụ y tế có chất lượng
cao ngay từ lần khám bệnh đầu tiên; đồng thời có tác dụng đào tạo, nâng cao
trình độ chuyên môn cho cán bộ tại chỗ từng bước đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh
cho nhân dân tại địa phương.
- Chuyển giao công nghệ, kỹ thuật và đào tạo cán
bộ tại chỗ nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ y tế các bệnh viện tuyến
dưới.
- 100 % Trạm Y tế có bác sỹ tham gia khám chữa bệnh
tại cơ sở.
2. Nguyên tắc thực hiện và hình thức chuyển
giao kỹ thuật:
Căn cứ Quyết định số 5068/QĐ-BYT, ngày 21/12/2012
của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc quy định một số nội dung triển khai thực hiện đào
tạo, chuyển giao kỹ thuật theo gói dịch vụ y tế theo Đề án 1816 từ năm 2013:
2.1. Nguyên tắc thực hiện:
a) Các bệnh viện tuyến trên tập trung tổ chức
chuyển giao gói kỹ thuật theo nhu cầu của bệnh viện tuyến dưới và phù hợp với
khả năng đáp ứng của bệnh viện tuyến trên.
b) Việc tăng cường nhân lực cho tuyến dưới có thể
áp dụng trong các trường hợp: Tuyến dưới có nhu cầu hỗ trợ khi có thiên tai, dịch
bệnh xảy ra; các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc khu vực miền núi, vùng sâu,
vùng xa thiếu cán bộ y tế; tuyến xã chưa có bác sĩ.
c) Các bệnh viện tuyến trung ương hỗ trợ tuyến tỉnh;
tuyến tỉnh hỗ trợ tuyến huyện; tuyến huyện cử bác sĩ định kỳ về trạm y tế xã
khám, chữa bệnh theo buổi trong tuần.
d) Cán bộ hoặc kíp cán bộ chuyên môn của bệnh viện
tuyến trên tham gia chuyển giao kỹ thuật cho bệnh viện tuyến dưới phải là cán bộ
có khả năng giải quyết độc lập được các kỹ thuật thuộc lĩnh vực chuyên môn hỗ
trợ.
2.2. Hình thức chuyển giao kỹ thuật:
Các bệnh viện xây dựng và tổ chức thực hiện chuyển
giao kỹ thuật theo hướng dẫn tại Công văn số 2950/BYT-KCB, ngày 10 tháng 5 năm
2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc hướng dẫn xây dựng quy trình chuyển giao kỹ
thuật y tế trong thực hiện Đề án 1816. Việc chuyển giao kỹ thuật có thể thực hiện
theo một trong các hình thức sau:
a) Bệnh viện tuyến trên về chuyển giao kỹ thuật
cho bệnh viện tuyến dưới;
b) Bệnh viện tuyến dưới cử cán bộ hoặc kíp cán bộ
chuyên môn phù hợp tiếp nhận kỹ thuật tại bệnh viện tuyến trên;
c) Phối hợp hai hình thức trên.
2.3. Xác định kỹ thuật hoặc gói dịch vụ kỹ thuật
đã được chuyển giao:
Các bệnh viện sau khi hoàn thành chuyển giao kỹ
thuật hoặc gói dịch vụ kỹ thuật được cấp chứng nhận chuyển giao kỹ thuật theo
hướng dẫn tại Công văn số 1999/BYT-KCB, ngày 19 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng
Bộ Y tế.
2.4. Tổ chức thực hiện:
a) Các bệnh viện:
- Bệnh viện tuyến dưới (kể cả trạm y tế xã) đề
xuất nhu cầu chuyển giao kỹ thuật và tăng cường nhân lực gửi về bệnh viện tuyến
trên trước ngày 31 tháng 10 hàng năm.
- Bệnh viện tuyến trên tổng hợp báo cáo nhu cầu
tuyến dưới theo phân công chỉ đạo tuyến của Bộ Y tế; xem xét khả năng đáp ứng,
lập kế hoạch chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ tuyến dưới. Trong kế hoạch cần ghi rõ
danh mục gói kỹ thuật chuyển giao, đơn vị tiếp nhận, danh sách cán bộ tham gia
chuyển giao và nhận chuyển giao và dự toán kinh phí theo từng gói kỹ thuật báo
cáo về Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (đối với bệnh viện trung ương), Sở Y tế (đối
với bệnh viện thuộc Sở Y tế) trước ngày 15 tháng 11 hàng năm để Cục và Sở trình
cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, tổ chức thực hiện.
b) Sở Y tế có trách nhiệm tổng hợp, điều phối,
thẩm định kế hoạch của các bệnh viện trực thuộc, phê duyệt theo thẩm quyền; tổ chức kiểm tra, giám sát định kỳ, đột xuất và tổng kết,
đánh giá thực hiện Đề án 1816 (đặc biệt đánh giá việc tiếp nhận và duy trì các
gói kỹ thuật nhận chuyển giao từ bệnh viện tuyến Trung ương) hàng năm; báo cáo
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Y tế (Cục Quản lý Khám, chữa bệnh).
3. Hướng dẫn xây dựng quy trình chuyển giao kỹ
thuật y tế trong thực hiện Đề án 1816 cho tuyến tỉnh, huyện, thị xã và thành phố:
Bước 1: Khảo sát, đánh giá nhu cầu hỗ trợ
chuyên môn tuyến dưới
Bệnh viện tuyến trên phối hợp với bệnh viện tuyến
dưới tổ chức khảo sát đánh giá thực trạng về nhân lực, trang thiết bị, năng lực
thực hiện kỹ thuật của tuyến dưới theo quy định phân tuyến kỹ thuật do Bộ Y tế
ban hành; sự cần thiết, nhu cầu chuyển giao kỹ thuật của tuyến dưới.
Căn cứ kết quả khảo sát và khả năng đáp ứng của
đơn vị, bệnh viện tuyến trên lựa chọn và xác định ưu tiên các kỹ thuật chuyển
giao cho tuyến dưới.
Bước 2: Xây dựng đề cương chuyển giao kỹ
thuật
Căn cứ Hướng dẫn quy trình kỹ thuật bệnh viện, bệnh
viện tuyến trên xây dựng đề cương chuyển giao cho từng kỹ thuật dự kiến chuyển
giao.
Đề cương chuyển giao kỹ thuật cần nêu rõ các điểm
chính:
- Mục tiêu chuyển giao.
- Nội dung chuyển giao: Mô tả kỹ thuật chuyển
giao, các tiêu chuẩn, chỉ tiêu cụ thể cần đạt được của kỹ thuật. Chỉ tiêu đánh
giá kết quả chuyển giao.
- Thời gian cần thiết để chuyển giao.
- Số nhân lực thực hiện chuyển giao.
- Các yêu cầu về cơ sở vật chất máy móc, trang
thiết bị và nhân lực tiếp nhận chuyển giao (số lượng, trình độ, năng lực,...)
- Dự toán kinh phí chi tiết tổ chức các hoạt động
phục vụ chuyển giao.
Bước 3: Phê duyệt kỹ thuật chuyển giao
Bệnh viện tuyến trên tổ chức họp Hội đồng khoa học
thẩm định đề cương chuyển giao kỹ thuật. Căn cứ vào kết quả thẩm định đề cương
chuyển giao kỹ thuật của Hội đồng khoa học kỹ thuật bệnh viện, Giám đốc bệnh viện
ký quyết định phê duyệt đề cương.
Bước 4: Tổ chức thực hiện chuyển giao kỹ
thuật.
- Bệnh viện tuyến trên ký hợp đồng với bệnh viện
tuyến dưới.
- Cán bộ được cử đi luân phiên tổ chức chuyển
giao kỹ thuật.
+ Tập huấn lý thuyết, hướng dẫn thực hành kỹ thuật.
+ Giám sát, phát hiện và cùng tuyến dưới giải
quyết sớm các vấn đề phát sinh trong quá trình chuyển giao để đảm bảo việc chuyển
giao đạt hiệu quả cao nhất.
- Bệnh viện tuyến trên phối hợp bệnh viện tuyến dưới
nghiệm thu thanh lý hợp đồng dựa trên các chỉ tiêu kỹ thuật đã nêu trong hợp đồng.
4. Chế độ chính sách đối với cán bộ đi luân
phiên:
- Triển khai và thực hiện đầy đủ các chế độ,
chính sách, quy định trách nhiệm, nghĩa vụ xã hội của Bộ Y tế đối với các cán bộ
luân phiên thực hiện Đề án 1816.
- Đối với cán bộ đi luân phiên:
+ Thông suốt về tư tưởng, tự nguyện, tự giác, an
tâm công tác.
+ Có kế hoạch hành động cụ thể: Thực hiện kỹ thuật,
hướng dẫn thực hành, đào tạo cán bộ tại chỗ cho tuyến dưới theo phương thức
chuyển giao công nghệ đảm bảo đạt yêu cầu.
+ Chấp hành sự phân công của lãnh đạo đơn vị, thực
hiện đầy đủ các quy chế chuyên môn đã được Bộ Y tế ban hành.
+ Chế độ: Cán bộ luân phiên được giữ nguyên biên
chế và được hưởng các chế độ khác như đang công tác tại đơn vị. Cán bộ đi luân
phiên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Sở Y tế, UBND tỉnh khen thưởng và được
ưu tiên nâng bậc lương trước thời hạn, hưởng các chế độ khen thưởng khác theo
quy định.
5. Tổ chức thực hiện Đề án 1816 năm 2016:
a) Sở Y tế:
- Làm đầu mối, chịu trách nhiệm chính trong việc
xây dựng, tổ chức thực kế hoạch hoạt động, xây dựng kế hoạch kinh phí chi tiết,
điều phối các hoạt động của cán bộ đi luân phiên. Trong đó:
Phòng Nghiệp vụ Y: Tổng hợp các báo cáo và kế hoạch
thực hiện của các bệnh viện, xây dựng kế hoạch Đề án 1816 của ngành, trình Ban
Chỉ đạo đề án 1816 của ngành. Sau đó, Ban Chỉ đạo đề án 1816 của ngành sẽ tham
mưu trình Ban Chỉ đạo Đề án 1816 tỉnh và các ban ngành có liên quan xem xét,
quyết định để trình UBND tỉnh phê duyệt tổ chức thực hiện.
Phòng Tổ chức cán bộ: Tham mưu với lãnh đạo Sở
và Ban Chỉ đạo Đề án 1816 ngành tổ chức rà soát kiện toàn Ban Chỉ đạo Đề án
1816 của ngành. Phối hợp với các phòng ban và đơn vị có liên quan triển khai
các chính sách, quy định liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm cán bộ
y tế đi luân phiên tuyến dưới.
Phòng Kế hoạch Tài chính Sở: Xây dựng nguồn kinh
phí thực hiện đề án, hướng dẫn thanh quyết toán, giám sát, đánh giá thực hiện kế
hoạch kinh phí đề án 1816 của các đơn vị.
Công đoàn Ngành và Tổ chức Công đoàn các bệnh viện,
đơn vị: Tuyên truyền, vận động đoàn viên công đoàn tham gia thực hiện Đề án
1816 gắn với việc học tập và làm theo theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, giám
sát thực hiện các chính sách liên quan đến quyền lợi đoàn viên công đoàn y tế
tham gia thực hiện đề án 1816. Tiến hành các thủ tục khen thưởng, đề nghị khen
thưởng các cán bộ Y tế và đơn vị làm tốt Đề án 1816.
- Tổ chức cập nhật triển khai các văn bản hướng
dẫn thực hiện của Bộ Y tế về các nội dung liên quan đến Đề án 1816.
- Tổ chức quán triệt Thông tư số 18/2014/TT-BYT,
ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế, hướng dẫn thực hiện Quyết định
số 14/2013/QĐ-TTg, ngày 20 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực
hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề tại cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 11 năm 2014.
- Khi bệnh viện tuyến trên về khảo sát nhu cầu
thực tế và có kế hoạch theo hướng dẫn của Bộ Y tế, ký kết hợp đồng với bệnh viện
đa khoa tỉnh, bệnh viện chuyên khoa. Sở Y tế có trách nhiệm làm việc với Sở Tài
chính khi phát sinh kinh phí để trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định.
b) Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khoẻ:
- Tăng cường các hoạt động truyền thông, phổ biến
quán triệt đề án 1816 đến các cấp ủy Đảng, Chính quyền, các cán bộ ngành Y tế
và đông đảo nhân dân, nhằm tạo sự đồng thuận trong việc thực hiện đề án.
- Trung tâm TTGDSK đưa hoạt động 1816 vào bản
tin sức khoẻ.
- Thường xuyên đưa tin/bài/phóng sự về hoạt động
Đề án 1816 trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương.
c) BVĐK tỉnh cử cán bộ y tế về hỗ trợ BVĐK cấp
huyện:
- Căn cứ vào kế hoạch được Sở Y tế xây dựng
trình UBND tỉnh phê duyệt, BVĐK tỉnh có trách nhiệm xây dựng kế hoạch thực hiện
báo cáo Sở Y tế, trình Ban Giám đốc Sở xem xét phê duyệt kế hoạch hỗ trợ cán bộ
y tế về “cầm tay chỉ việc” chuyên môn kỹ thuật cho các BVĐK huyện, thị xã,
thành phố có nhu cầu.
- Sau khi tổng hợp yêu cầu của các BVĐK huyện,
thị xã, thành phố cần cử cán bộ y tế về hỗ trợ chuyên môn, BVĐK tỉnh tổ chức khảo
sát và thực hiện quy trình chuyển giao kỹ thuật y tế trong thực hiện Đề án 1816
cho tuyến huyện, thị xã, thành phố.
- Đơn vị cử cán bộ tuyến trên hỗ trợ tăng cường
cho tuyến dưới phải có hợp đồng trách nhiệm giữa 02 đơn vị và thông báo Quyết định
phân công cán bộ cho tuyến dưới biết để kết hợp hỗ trợ thực hiện.
- Mỗi cán bộ tuyến trên luân phiên về tuyến dưới
thời gian 03 tháng hoặc theo từng chuyên đề.
- Một bệnh viện tuyến trên có thể cử cán bộ giúp
đỡ nhiều bệnh viện tuyến dưới. Ngược lại, một bệnh viện tuyến dưới có thể tiếp
nhận cán bộ của nhiều bệnh viện tuyến trên về luân phiên hỗ trợ cho bệnh viện
tuyến dưới.
- Báo cáo kết quả thực hiện theo mẫu của Bộ Y tế
quy định.
- Thanh quyết toán đúng theo các quy định hiện
hành.
d) BVĐK huyện, thị xã, thành phố:
- Phối hợp với BVĐK tỉnh và các đơn vị có liên
quan tổ chức hiện Kế hoạch Đề án 1816 đã được phê duyệt.
- Rà soát điều kiện cơ sở vật chất, tổ chức nhân
lực, trang thiết bị y tế và nhu cầu thực hiện Danh mục kỹ thuật đơn vị mình
theo Thông tư số 43/2013/TT-BYT ngày 11/12/2013, của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc
Quy định chi tiết phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh, khẩn trương đề xuất với BVĐK tỉnh và Sở Y tế kỹ thuật đơn vị mình có
nhu cầu thực hiện cần BVĐK tỉnh cử cán bộ luân phiên hỗ trợ phù hợp.
- BVĐK các huyện, thị xã, thành phố kết hợp với
TTYT huyện, thị xã, thành phố và Phòng Y tế: Tham mưu UBND huyện, thị xã, thành
phố kiện toàn/thành lập Ban Chỉ đạo Đề án 1816 địa phương, xây dựng và tổ chức
triển khai kế hoạch luân phiên nội bộ trong huyện, điều phối việc nhận cán bộ từ
tuyến tỉnh về luân phiên tại huyện. Cán bộ Y tế từ huyện luân phiên về Trạm Y tế
xã còn thiếu bác sỹ.
e) TTYT tăng cường bác sỹ luân phiên về tuyến xã
khám bệnh:
- Dự kiến năm 2016, tỉnh còn 02 Trạm Y tế còn
thiếu bác sỹ tham gia khám bệnh, chữa bệnh. Trong đó:
+ Thành phố Vĩnh Long 02 Trạm Y tế: Phường 5,
Phường 8 (do bác sỹ chuyển công tác về Bệnh viện Lao và bệnh phổi).
+ Lịch năm 2016 của các bác sỹ tuyến huyện thực
hiện Đề án 1816 về 02 Trạm Y tế xã, phường cần hỗ trợ bác sỹ tham gia khám, chữa
bệnh tại địa phương như sau:
STT
|
Đơn vị thực
hiện Đề án 1816
|
Trạm Y tế tiếp
nhận BS
|
Thời gian tối
thiểu cử BS hỗ trợ Trạm Y tế
|
1
|
TTYT TPVL
|
P 5 - TPVL
|
02 ngày/tuần
|
P 8 -TPVL
|
02 ngày/tuần
|
Thời gian TTYT đưa bác sỹ về Trạm Y tế xã tham
gia khám, chữa bệnh của các huyện, thị xã, thành phố thiếu bác sỹ: Từ
04/01/2016 đến ngày 31/12/2016.
- Riêng tuyến huyện tăng cường hỗ trợ bác sỹ cho
Trạm Y tế chưa có bác sỹ trong thời gian ít nhất 03 tháng hoặc đến khi Trạm Y tế
đó có bác sỹ mới học về bổ sung, Ban Chỉ đạo Đề án 1816 huyện, thị xã, thành phố
xem xét và luân phiên tiếp cán bộ khác sang các Trạm Y tế khác chưa có bác sỹ.
II. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ
ÁN 1816 NĂM 2016:
Dự kiến 100.000.000 đồng (Một trăm triệu đồng).
a) Dự trù kinh phí của tuyến huyện, thị xã,
thành phố cử 02 bác sỹ luân phiên đi trạm y tế.
50.000 đồng/ngày x 16 ngày/tháng x 12 tháng =
9.600.000 đồng.
b) Dự trù kinh phí của BVĐK tỉnh cử bác sỹ luân
phiên cho BVĐK huyện thị xã, thành phố có nhu cầu hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật:
Kinh phí của BVĐK tỉnh thực hiện Đề án 1816 bao
gồm cả nội dung cán bộ Y tế tuyến huyện, thị xã, thành phố có cử cán bộ lên tuyến
tỉnh tập huấn chuyên môn kỹ thuật thuộc Đề án 1816 nằm trong kế hoạch BVĐK tỉnh
(nếu có) chi theo Thông tư 139/2010/TT-BTC, ngày 21/9/2010, của Bộ Tài chính,
là 81.200.000 đồng.
c) Dự trù kinh phí tổ chức hội nghị triển khai,
sơ tổng kết, khen thưởng:
STT
|
Nội dung thực hiện Đề án 1816 năm 2016
|
Dự trù kinh phí
|
1
|
Hội nghị triển khai,
sơ tổng kết (tài liệu phô tô, nước uống, băng role)
|
2.000.000 đ
|
2
|
Khen thưởng:
|
|
|
+ UBND tỉnh khen thưởng:
01 tập thể x 2.300.000 đ
|
2.300.000 đ
|
|
+ Sở Y tế khen thưởng:
14 người (12 người tuyến tỉnh hỗ trợ tuyến huyện và 02 cán bộ luân phiên đến
Trạm Y tế xã): 14 người x 350.000 đ
|
4.900.000 đ
|
3
|
Cộng
|
9.200.000 đ
|
d) Tổng hợp dự toán
kinh phí thực hiện Đề án 1816 năm 2016:
STT
|
Nội dung thực hiện
|
Dự trù kinh phí
|
1
|
Tuyến trên về hỗ trợ
cho BVĐK tỉnh
|
tuyến trên tự chi
|
2
|
Tổ chức Hội nghị triển
khai, sơ tổng kết, khen thưởng
|
9.200.000 đ
|
3
|
BVĐK tỉnh hỗ trợ
chuyển giao kỹ thuật cho các BVĐK huyện, thị, thành phố
|
81.200.000 đ
|
4
|
Tuyến huyện hỗ trợ
BS tham gia khám chữa bệnh cho tuyến xã
|
9.600.000 đ
|
|
Tổng cộng (một trăm
triệu đồng)
|
100.000.000 đ
|
Các thủ tục thanh
toán, quyết toán sẽ do các bệnh viện, đơn vị được tiếp nhận cán bộ tăng cường của
tuyến trên xuống tuyến dưới, thực hiện theo đúng các quy định của Nhà nước về
công tác tài chính hiện hành.
III. CÔNG TÁC BÁO CÁO, TỔNG
KẾT, RÚT KINH NGHIỆM:
Ban Chỉ đạo đề án 1816
cấp ngành và cấp huyện, thị xã, thành phố có nhiệm vụ chỉ đạo, quán triệt, tổ
chức thực hiện kế hoạch Đề án 1816 của tỉnh được UBND tỉnh phê duyệt, thực hiện
đúng các quy định về chế độ báo cáo tổng kết, rút kinh nghiệm.
Ban Chỉ đạo đề án 1816
tỉnh tổng hợp và báo cáo kết quả thực hiện đề án 1816 với Bộ Y tế và UBND tỉnh
theo quy định. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, Ban Đề án 1816 ngành
Y tế tổng hợp, báo cáo kịp thời với Ban Chỉ đạo Đề án 1816 cấp tỉnh và Bộ Y tế,
để được chỉ đạo, hỗ trợ giải quyết./.
|
TRƯỞNG BAN
GIÁM ĐỐC SỞ Y TẾ
Trần Văn Út
|