Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 322/QĐ-UBND 2020 Kế hoạch đáp ứng với từng cấp độ dịch bệnh Covid 19 Đắk Nông

Số hiệu: 322/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Nông Người ký: Tôn Thị Ngọc Hạnh
Ngày ban hành: 09/03/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK NÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 322/QĐ-UBND

Đắk Nông, ngày 09 tháng 3 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH ĐÁP ỨNG VỚI TỪNG CẤP ĐỘ DỊCH BỆNH COVID - 19 TỈNH ĐẮK NÔNG

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 25 tháng 02 năm 2020 Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh phòng chống dịch Covid - 19;

Căn cứ Quyết định số 42/QĐ-BCĐ ngày 18 tháng 02 năm 2020 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp về việc ban hành Kế hoạch đáp ứng với từng cấp độ dịch bệnh viêm đường hô hp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra;

Xét đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số 41/TTr-SYT ngày 02 tháng 03 năm 2020 về việc ban hành Kế hoạch đáp ứng với từng cấp độ dịch bệnh Covid - 19 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Kế hoạch đáp ứng với từng cấp độ dịch bệnh Covid -19 tỉnh Đắk Nông”

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Kế hoạch 56/KH-UBND ngày 5 tháng 02 năm 2020 của UBND tỉnh về phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của vi rút Corona trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

Điều 3. Các thành viên trong Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID - 19 tỉnh; Giám đốc các Sở, Ban, ngành liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ (b/c);
- Bộ Y tế (b/c);
- Thường trực T
nh ủy;
- Thường trực HĐND;
- UB MTTQ Việt Nam t
nh;
- CT, các PCT UBND t
nh;
- Ban Tuyên giáo T
nh ủy;
- Cục Quản lý thị trường tỉnh;
- Các Sở, Ban, ngành, các đ
ơn vị
lực lượng vũ trang cấp t
nh;
- Các Hội, đoàn thể cấp t
nh;
- UBND các huyện, thành phố;
- CVP, các PCVP UBND t
nh;
- Lưu: VT, NCKSTTHC, CTTĐT, KGVX (G).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Tôn Thị Ngọc Hạnh

 

KẾ HOẠCH

ĐÁP ỨNG VỚI TỪNG CẤP ĐỘ DỊCH BỆNH COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 322/QĐ-UBND ngày 09/3/2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đk Nông)

I. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH

1. Trên thế giới

Theo báo cáo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Bộ Y tế, tính đến 16 giờ 00, ngày 04/3/2020, tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới đã ghi nhận 93.528 trường hợp mắc, trong đó tại lục địa Trung Quốc là 80.269 trường hợp, ngoài lục địa Trung Quốc 13.259 trường hợp (tại 81 Quốc gia và vùng lãnh thổ)[1]. Tổng số trường hợp tử vong là 3.203, trong đó tại lục địa Trung Quốc 2.981, Iran: 77, Hàn Quốc: 33, Ý: 79, Tàu Diamond Princess: 06, Nhật Bản: 06, Mỹ: 09, Pháp: 04, Hồng Kông (TQ): 02, Thái Lan: 1, Đài Loan: 1, Úc: 1, San Marino: 1, Philippines: 1, Tây Ban Nha: 1.

2. Tại Việt Nam và tỉnh Đắk Nông

Qua hệ thống giám sát từ tháng 12/2019 đến 11h00 ngày 04/3/2020, ở Việt Nam ghi nhận 16 trường hợp mắc COVID-19, tổng số trường hợp đã điều trị khỏi và xuất viện là 16/16 trường hợp (trong đó: 02 cha con người Trung Quốc; 06 người Việt, từ Vũ Hán trở về; 06 người Việt Nam, có tiếp xúc gần với bệnh nhân covid-19; 01 người Mỹ đến Việt Nam trước đó quá cảnh tại Vũ Hán Trung Quốc; 01 bệnh nhi 3 tháng tuổi tại Vĩnh Phúc, có tiếp xúc gần với bệnh nhân covid-19).

Tại tỉnh Đắk Nông tính đến 16 giờ ngày 04/3/2020, chưa ghi nhận trường hợp dương tính với COVID-19.

3. Nhn định, dự báo

Căn cứ vào tình hình và đặc điểm dịch tcủa bệnh cho thấy dịch bệnh COVID-19 hoàn toàn có thể ghi nhận các trường hợp mắc cũng như có khả năng bùng phát thành dịch tại cộng đồng nếu không chủ động triển khai các biện pháp phòng chống, lý do như sau:

- Nguy cơ bệnh có thể xâm nhập vào tỉnh ta thông qua du lịch, lao động, thăm thân, học tập,... với các vùng đã ghi nhận các trường hợp mc.

- Hiện nay với điều kiện khí hậu mùa Đông Xuân lạnh ẩm rất thuận lợi cho tác nhân gây bệnh phát sinh và phát triển.

- Có sự lây nhiễm thứ phát của các trường hợp bệnh đã ghi nhận tại các địa phương trong nước.

- Các biện pháp phòng bệnh hiện nay chủ yếu dựa vào vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, ngăn ngừa xâm nhập trường hợp bệnh, phòng chng lây truyn tại cộng đồng. Chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu.

II. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

- Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 28/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra;

- Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 31/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống trước các diễn biến phức tạp mới của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra;

- Căn cứ Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 25/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh phòng chống dịch COVID-19;

- Quyết định số 42/QĐ-BCĐ ngày 18/2/2020 của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của Virut Corona về việc ban hành Kế hoạch đáp ứng với từng cấp độ dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra (COVID-19);

- Căn cứ Công văn số 953/CV-BCĐ ngày 28/2/2020 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19 về việc đẩy mạnh triển khai các biện pháp phòng chống dịch;

- Quyết định số 343/QĐ-BYT ngày 07/02/2020 của Bộ Y tế ban hành “Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV)”.

- Căn cứ Quyết định 344/QĐ-BYT ngày 07/02/2020 của Bộ Y tế về việc ban hành “Hướng dẫn cách ly y tế tại cơ sở cách ly tập trung để phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV)”;

- Căn cứ Quyết định 322/QĐ-BYT ngày 07/02/2020 của Bộ Y tế về việc ban hành “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV)”;

III. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Ngăn chặn không để dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (COVID-19) xâm nhập vào địa phương; Phát hiện sớm các ca mc đầu tiên, khoanh vùng, xử lý kịp thời không để dịch lây lan trong cộng đồng; Hạn chế đến mức thấp nhất số mắc và tử vong.

2. Mc tiêu cthể

2.1. Tình huống 1: Chưa ghi nhận trường hợp bệnh tại tỉnh

Ngăn chặn không để dịch bệnh xâm nhập vào địa phương.

2.2. Tình huống 2: Xuất hiện các trường hợp bệnh xâm nhập vào tỉnh và lây lan trong cộng đồng

- Phát hiện sớm các ca mắc đầu tiên nhằm khoanh vùng, xử lý kịp thời không để dịch lan rộng, hạn chế mức thấp nhất số mắc và tử vong.

Trong tình huống này triển khai thực hiện các hoạt động theo 4 cấp độ, cụ thể như sau:

- Cấp độ 1: Có trường hợp bệnh xâm nhập.

- Cấp độ 2: Dịch bệnh có lây nhiễm thứ phát trong tỉnh.

- Cấp độ 3: Dịch bệnh lây lan nhưng nhỏ hơn 10 trường hợp mắc trong tỉnh.

- Cấp độ 4: Dịch bệnh lây lan trong cộng đồng từ 10 đến 20 trường hợp mắc.

- Cấp độ 5: Dịch bệnh lây lan rộng trong cộng đồng từ trên 20 trường hợp mắc đến 200 và trên 200 trường hợp mắc.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH

1. Tình huống 1: Chưa ghi nhận trường hợp bệnh tại tỉnh

a) Công tác chỉ đạo, kiểm tra

- Thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh các cấp.

- Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch phòng chống dịch bệnh cấp tỉnh và địa phương.

- Chỉ đạo triển khai các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định của Bộ Y tế nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của bệnh.

- Chỉ đạo triển khai các hoạt động tăng cường truyền thông phòng, chống dịch bệnh, giám sát, phát hiện, xử lý những điểm (mối) nguy cơ tại các địa phương, đơn vị.

- Báo cáo kịp thời về tình hình dịch bệnh và tổ chức thực hiện các chỉ đạo, điu hành của Chính phủ.

- Tổ chức các đoàn kiểm tra, chỉ đạo, hướng dẫn công tác giám sát, sẵn sàng thu dung, điều trị, xử lý ổ dịch tại các địa phương.

b) Công tác truyền thông

- Thực hiện truyền thông trên tất cả các kênh, các phương tiện truyền thông phù hợp với ngôn ngữ của đồng bào dân tộc tại địa phương nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh lây nhiễm bệnh COVID-19.

- Kịp thời cung cấp thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng bằng nhiều hình thức phù hợp như: Phát thanh, truyền hình, tờ rơi, áp phích, mạng xã hội,... về tình hình dịch bệnh trên Thế giới và nguy cơ dịch bệnh xâm nhập vào tỉnh; Hướng dẫn người dân thực hiện biện pháp phòng chống bệnh COVID-19, khuyến cáo phòng, chống dịch bệnh để người dân hạn chế đi đến vùng có dịch, không hoang mang lo lắng và phối hợp thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh. Thông tin cho người dân biết số điện thoại đường dây nóng của từng cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh để người dân biết và khi có du hiệu nghi ngờ đến cơ sở y tế khám, điều trị kịp thời.

- Xây dựng các thông điệp truyền thông, khuyến cáo phòng, chống dịch tại các cửa khẩu, cơ sở điều trị và cộng đồng.

- Truyền tải các thông điệp, khuyến cáo phòng, chống dịch bệnh tới các đoàn du lịch, người lao động không tới các vùng có dịch; Cung cấp các tài liệu truyền thông tại các cửa khẩu hướng dẫn những hành khách tự theo dõi tình trạng sức khỏe và chủ động liên hệ với các đơn vị y tế khi cần thiết.

- Theo dõi và quản lý chặt chẽ các tin đồn về tình hình dịch bệnh để có biện pháp xử lý, cung cấp thông tin kịp thời, phù hợp nhằm ngăn chặn và xử lý các cá nhân đưa tin sai sự thật.

c) Công tác giám sát, dự phòng

- Giám sát chặt chẽ người lao động, sinh viên người Việt Nam ở nước ngoài về tỉnh Đắk Nông sinh sống, du lịch, làm việc tại các khu công nghiệp, đặc biệt là các đối tượng này đi từ vùng có dịch, trường hợp phát hiện đối tượng này đi từ vùng dịch về tỉnh Đắk Nông cần phải tiến hành cách ly ngay trong vòng 14 ngày theo quy định của Bộ Y tế nhằm ngăn chặn không đdịch xâm nhập vào tỉnh.

- Thực hiện tốt việc giám sát tình hình dịch bệnh tại cửa khẩu; thực hiện việc kiểm tra sàng lọc nhằm phát hiện các trường hợp nghi ngờ tại cửa khẩu thông qua sử dụng máy đo thân nhiệt, áp dụng khai báo y tế theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại các cửa khẩu phù hợp với tình hình tỉnh Đắk Nông và thông lệ quốc tế.

- Nâng cao năng lực, đẩy mạnh giám sát dựa vào sự kiện tại các cơ sở khám chữa bệnh, ở cộng đồng. Tăng cường giám sát các trường hợp viêm phổi nặng do vi rút tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

- Thường xuyên tổ chức đánh giá nguy cơ để đề xuất các biện pháp ứng phó phù hợp.

- Thiết lập, duy trì các Đội đáp ứng nhanh đáp ứng với dịch bệnh theo hướng dẫn tại Quyết định số 5894/QĐ-BYT ngày 19/12/2019 của Bộ Y tế; Tổ chức thường trực phòng, chống dịch tại các đơn vị y tế.

- Tổ chức tập huấn quy trình xét nghiệm, lấy mẫu cho các cán bộ có liên quan. Rà soát, cập nhật các hướng dẫn kthuật về giám sát, dự phòng xử lý dịch theo tình hình dịch.

- Tổ chức tập huấn cho các cán bộ tham gia công tác phòng, chống dịch cập nhật về các hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật trong giám sát phòng, chống dịch.

- Bảo đảm có sẵn quy trình phòng, chống lây nhiễm tại các cơ sở y tế và sử dụng trang phục phòng hộ, bảo đảm có đủ số lượng trang phục phòng hộ, dung dịch sát khuẩn, các trang thiết bị thiết yếu, thuốc cho cán bộ y tế tham gia giám sát, phòng chống dịch.

- Thành lập các Khu cách ly tập trung tại các huyện/thành phố để kịp thời cách ly các đối tượng bắt buộc phải cách ly tập trung theo quy định.

d) Công tác điều trị

- Thực hiện giám sát chặt chẽ các trường hợp viêm phi nặng, đặc biệt các trường hợp có tiền sử đi đến từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) cũng như khu vực khác (Hàn Quốc, Ý, Iran,...) ghi nhận các trường hợp mắc COVID-19.

- Các cơ sở khám, chữa bệnh chuẩn bị sẵn sàng cơ số thuốc, khu vực cách ly, giường bệnh; sẵn sàng tổ chức tốt việc thu dung, cách ly, điều trị bệnh nhân.

- Thiết lập các khu vực cách ly ban đầu để tiếp nhận các trường hợp nghi ngờ, mạng lưới thu dung điều trị bệnh nhân. Thiết lập khu vực cách ly riêng để khám và điều trị các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh không được để lây nhiễm trong bệnh viện.

- Thực hiện nghiêm công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

- Xây dựng phương án hỗ trợ tuyến dưới khi có dịch bệnh xảy ra hoặc trong trường hợp dịch bệnh diễn biến phức tạp khó lường.

- Kiện toàn các đội cấp cứu lưu động, sẵn sàng hỗ trợ địa phương cấp cứu, điu trị bệnh nhân khi có yêu cu.

- Xây dựng hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng lây nhiễm dịch bệnh COVID - 19; tổ chức tập huấn và triển khai thực hiện.

đ) Công tác hậu cần

Rà soát, chuẩn bị trang thiết bị, phương tiện, hóa chất, thuốc điều trị, thuốc kháng vi rút, vật tư sẵn sàng phục vụ công tác giám sát, xử lý ổ dịch, thu dung, cp cứu, xét nghiệm, điều trị bệnh nhân, xây dựng kế hoạch bổ sung và trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

e) Công tác hợp tác quốc tế

Phối hợp với tỉnh Mondulkiri - Campuchia có chung đường biên giới để chia sẻ thông tin và nắm bắt tình hình dịch bệnh kịp thời.

2. Tình huống 2: Xuất hiện các trường hợp bệnh xâm nhập vào tỉnh và lây lan trong cộng đồng

Tùy theo từng cấp độ của dịch bệnh COVID-19 sẽ triển khai các biện pháp phòng, chống phù hợp, cụ thể như sau:

2.1. Cấp độ 1: Có trường hợp bệnh xâm nhập

a) Công tác chỉ đạo, kiểm tra

- Tham mưu UBND tỉnh, Bộ Y tế công bố dịch theo quy định tại Quyết định số 02/2016/QĐ-TTg ngày 28/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm.

- Chỉ đạo triển khai các hoạt động tăng cường truyền thông phòng, chống dịch bệnh, giám sát, phát hiện, xử lý dịch tại các địa phương, đơn vị.

- Thường xuyên báo cáo Bộ Y tế, UBND tỉnh về tình hình dịch bệnh và tổ chức thực hiện các chỉ đạo, điều hành của các Bộ, ngành Trung ương và của UBND tỉnh.

- UBND các huyện, thành phố trực tiếp chỉ đạo công tác phòng, chống dịch tại địa phương.

- Sở Y tế và các đơn vị y tế tuyến tỉnh hỗ trợ chuyên môn, kỹ thuật trong công tác phòng chống và xử lý dịch bệnh.

- Thực hiện Quy chế người phát ngôn về tình hình dịch bệnh theo quy định.

- Tổ chức các Đoàn kiểm tra chỉ đạo, hướng dẫn tại các địa phương và đánh giá việc triển khai công tác phòng, chống dịch của các địa phương.

b) Công tác giám sát, dự phòng

- Tăng cường giám sát các trường hợp viêm đường hô hấp có yếu tdịch tễ liên quan, tăng cường giám sát, xét nghiệm để phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, triển khai các biện pháp khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch khi xuất hiện trường hợp bệnh đầu tiên, không để lan rộng.

- Cách ly, giám sát, theo dõi hàng ngày tình trạng sức khỏe của những người có tiếp xúc gần với người bệnh, tiếp xúc gần với những trường hợp có sốt, ho, khó thở về từ vùng dịch trong vòng 14 ngày kể từ khi tiếp xúc lần cuối; hướng dẫn những người tiếp xúc gần tự theo dõi sức khỏe và khai báo cho cơ quan y tế khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh. Y tế địa phương phải chủ động nắm thông tin về tình hình sức khỏe của người tiếp xúc gần hàng ngày thông qua điện thoại hoặc trực tiếp. Hướng dẫn cho việc chăm sóc tại nhà của người bệnh và phòng ngừa lây nhiễm giữa các thành viên trong gia đình. Khi có bất kỳ triệu chứng nào nghi ngờ mắc bệnh, các đối tượng này cần được đưa đến cách ly tại các cơ sở y tế và lấy mẫu xét nghiệm chẩn đoán theo quy định.

- Tiếp tục thực hiện giám sát chặt chẽ hành khách tại cửa khẩu, tiếp tục duy trì kiểm tra sàng lọc nhằm phát hiện các trường hợp nghi ngờ tại cửa khẩu thông qua sử dụng máy đo thân nhiệt. Áp dụng hình thức khai báo y tế tại các cửa khẩu đối với hành khách đi về từ vùng dịch.

- Đẩy mạnh giám sát dựa vào sự kiện tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng, tổ chức điều tra phát hiện ổ dịch, khoanh vùng, xử lý triệt để không để bùng phát dịch trong cộng đồng.

- Tăng cường giám sát, lấy mẫu bệnh phẩm các trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính, viêm phi nặng tại các bệnh viện để xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh.

- Hàng tuần, tổ chức đánh giá nguy cơ và đề xuất các biện pháp can thiệp phù hợp.

- Tổ chức thường trực phòng, chống dịch 24/24 giờ tại các đơn vị y tế; cử các Đội đáp ứng nhanh hỗ trợ các địa phương xử lý ổ dịch.

- Thường xuyên cập nhật, đánh giá rút kinh nghiệm và cập nhật các tài liệu chuyên môn trong công tác giám sát, chẩn đoán, xử lý ổ dịch để kịp thời điều chỉnh các hướng dẫn, chỉ đạo phù hợp với đặc điểm dịch bệnh.

- Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, các cơ quan, các cơ sở điều trị đầu ngành tại Thành phố Hồ Chí Minh,... để được tham vấn về hoạt động giám sát, phương pháp phát hiện, chẩn đoán, biện pháp xử lý dịch, dịch, điều trị bệnh nhân, cách ly và phòng, chống dịch bệnh phù hợp.

c) Công tác điều trị

- Tổ chức thường trực cấp cứu, thu dung điều trị tại các đơn vị khám chữa bệnh theo phân tuyến điều trị, hạn chế chuyển tuyến.

- Cơ sở khám chữa bệnh bố trí sẵn sàng khu vực riêng để điều trị bệnh nhân. Khu vực cách ly được chia thành ba đơn nguyên: Bệnh nhân nghi ngờ, bệnh nhân đã được chẩn đoán xác định và khu lưu giữ bệnh nhân trước khi xuất viện.

- Triển khai cách ly, điều trị, quản lý ca bệnh, bảo đảm an toàn cho nhân viên y tế, người nhà và cộng đồng theo quy định.

- Thực hiện nghiêm ngặt việc kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định. Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng hộ cho các cán bộ y tế trực tiếp tham gia điều tra dịch tễ, lấy mẫu và vận chuyển mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, khám, điều trị, chăm sóc bệnh nhân và những người liên quan khác, không để xảy ra hiện tượng lây nhiễm bệnh cho cán bộ y tế.

- Thực hiện lấy mẫu bệnh phẩm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, bệnh nhân nặng, tử vong nghi do viêm phi nặng chưa rõ nguyên nhân gửi mẫu bệnh phẩm về Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên để xét nghiệm xác định.

- Thường xuyên cập nhật, đánh giá rút kinh nghiệm trong công tác chẩn đoán điều trị, kim thảo tử vong (nếu có), cập nhật phác đồ chn đoán, cách ly, điều trị bệnh nhân và phòng lây nhiễm phù hợp với đặc điểm dịch bệnh.

- Chuẩn bị phương án mở rộng cơ sở điều trị, huy động nguồn lực bệnh viện, bổ sung kế hoạch thu dung điều trị để kịp thời ứng phó khi dịch bệnh bùng phát lan rộng. Xác định rõ danh sách tên các cơ sở điều trị sẽ được sử dụng để cách ly, thu dung điều trị trường hợp nghi ngờ, trường hợp bệnh.

- Tổ chức tập huấn cho tuyến dưới về hướng dẫn điều trị bệnh COVID-19.

- Báo cáo kịp thời các trường hợp mắc bệnh, tử vong tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

d) Công tác truyền thông

- Cập nhật tình hình dịch bệnh, thông báo cho các cơ quan thông tấn báo chí, cộng đồng. Tuyên truyền mạnh mẽ trên các phương tiện truyền thông, các cơ quan báo chí trong nước, thông tin với các tổ chức quốc tế để không ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế, xã hội, giao lưu quốc tế, du lịch, không gây hoang mang trong nhân dân.

- Thường xuyên cung cấp thông báo của người phát ngôn về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống, phối hợp tăng cường thời lượng đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội.

- Cập nhật, bổ sung các thông điệp truyền thông, các tài liệu truyền thông, khuyến cáo phòng, chống dịch cho phù hợp với các đối tượng nguy cơ và phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội.

- Đẩy mạnh truyền thông, khuyến cáo phòng chống dịch bệnh tại các cửa khẩu, cơ sở điều trị và cộng đồng.

- Sở Y tế thiết lập và duy trì đường dây nóng để tiếp nhận và cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống.

- Khuyến cáo hạn chế tập trung đông người, tiếp xúc với người mắc bệnh, hướng dẫn sử dụng phòng hộ cá nhân.

- Thực hiện việc tương tác mạnh mẽ với người dân qua mạng xã hội, giao lưu trực tuyến để kịp thời truyền tải các thông điệp phòng, chống dịch bệnh.

- Phối hợp quản lý các tin đồn về tình hình dịch bệnh, ngăn chặn kịp thời các thông tin phóng đại, thông tin sai, không chính xác về tình hình dịch gây hoang mang trong cộng đồng.

đ) Công tác hậu cần

- Căn cứ vào dự báo tình hình dịch, tiếp tục bổ sung kinh phí, vật tư, hóa chất, phương tiện, kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống dịch, đề phòng dịch bùng phát trên diện rộng.

- Bảo đảm kinh phí cho việc cấp cứu, điều trị người bệnh, thực hiện chính sách cho các cán bộ thực hiện công tác điều tra, xác minh ổ dịch, thường trực phòng chống dịch và cán bộ thực hiện thu dung, điều trị, chăm sóc bệnh nhân.

- Tiếp tục chuẩn bị sẵn sàng kinh phí, vật tư, hóa chất, phương tiện, kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống trong trường hợp dịch bùng phát trên diện rộng.

- Xây dựng kế hoạch dự trữ, bổ sung thuốc, vật tư, trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống dịch cấp độ 2.

- Triển khai phương án giải quyết các thủ tục, tổ chức tiếp nhận viện trợ về thuốc, vật tư, hóa chất, trang thiết bị từ các tổ chức quốc tế, các nước trong khu vực và trên thế giới.

- Áp dụng các chính sách miễn giảm chi phí cho các trường hợp bắt buộc phải điều trị, cách ly khi dịch bệnh xảy ra.

e) Công tác hợp tác quốc tế

Phối hợp với tỉnh Mondulkiri-Campuchia (có chung đường biên giới) để kiểm soát chặt chẽ các đối tượng nhập xuất cảnh tại cửa khẩu, chia sẻ thông tin và nắm bắt tình hình dịch bệnh kịp thời.

2.2. Cấp độ 2: Dịch bệnh có lây nhiễm thứ phát trong tỉnh

a) Công tác chỉ đạo, kiểm tra

- Chỉ đạo triển khai các hoạt động tăng cường truyền thông phòng, chống dịch bệnh, giám sát, phát hiện, xử lý dịch tại các địa phương

- Thường xuyên báo cáo UBND tỉnh, Bộ Y tế về tình hình dịch bệnh và tổ chức thực hiện các chỉ đạo, điều hành của các Bộ, ngành Trung ương, UBND tnh, Tỉnh ủy.

- Hp Ban Chỉ đạo của tỉnh hàng tháng hoặc đột xuất (khi có yêu cầu) về phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

- Thực hiện quy chế người phát ngôn về tình hình dịch bệnh theo quy định.

- Tổ chức các đoàn kiểm tra, chỉ đạo, hướng dẫn tại các địa phương và đánh giá việc triển khai công tác phòng, chống dịch của các địa phương.

b) Công tác giám sát, dự phòng

Thực hiện nghiêm túc công tác giám sát, dự phòng như cấp độ 1, đồng thời bsung, tăng cường các hoạt động sau:

- Tăng cường giám sát các trường hợp viêm phi có yếu tố dịch tễ liên quan, tăng cường giám sát, xét nghiệm để phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, triển khai các biện pháp khoanh vùng, xử lý triệt để dịch khi xuất hiện trường hợp lây nhiễm thứ phát đầu tiên, kiểm soát không để lan rộng.

- Cách ly, giám sát, theo dõi hàng ngày tình trạng sức khỏe của những người có tiếp xúc gần với người bệnh, tiếp xúc gần với những trường hợp có sốt, ho, khó thở về từ vùng dịch trong vòng 14 ngày kể từ khi tiếp xúc ln cui và các trường hp khác theo quy định. Các trường hợp nghi ngờ cần được cách ly tại các cơ sở Y tế và được lấy mẫu xét nghiệm theo quy định.

- Tiếp tục thực hiện giám sát chặt chẽ hành khách tại cửa khẩu, tiếp tục duy trì kim tra sàng lọc nhm phát hiện các trường hợp nghi ngờ tại cửa khẩu thông qua sử dụng máy đo thân nhiệt từ xa. Áp dụng hình thức khai báo y tế tại các cửa khẩu đối với hành khách đi về từ vùng dịch.

- Đẩy mạnh giám sát dựa vào sự kiện tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng, tổ chức điều tra phát hiện ổ dịch, khoanh vùng, xử lý triệt để không để bùng phát dịch trong cộng đồng.

- Tăng cường giám sát, lấy mẫu bệnh phẩm các trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính, viêm đường hô hấp cấp nặng tại các bệnh viện gửi về Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên để xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh.

- Hàng tuần tổ chức đánh giá nguy cơ và đề xuất các biện pháp can thiệp phù hợp.

- Tổ chức thường trực phòng, chống dịch 24/24 giờ tại các đơn vị y tế.

- Thường xuyên cập nhật, đánh giá rút kinh nghiệm và cập nhật các tài liệu chuyên môn trong công tác giám sát, chẩn đoán, xử lý dịch để kịp thời điều chỉnh các hướng dẫn, chỉ đạo phù hợp với đặc điểm dịch bệnh.

c) Công tác điều trị

Thực hiện nghiêm túc công tác thường trực cấp cứu, thu dung, điều trị bệnh nhân như cấp độ 1, đồng thời bổ sung các hoạt động sau:

- Nghiêm túc tổ chức thường trực cấp cứu, thu dung điều trị tại các đơn vị khám chữa bệnh.

- Phải triển khai cách ly, điều trị, quản lý ca bệnh, đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế, người nhà và cộng đồng theo quy định.

- Tổ chức phân loại người bệnh ngay từ khi người bệnh đến đăng ký khám bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; phân lung và b trí bung khám riêng đối với người bệnh có triệu chứng viêm đường hô hấp cấp tính (ho, sốt, ...); đặc biệt lưu ý khi có yếu tdịch tcủa người bệnh sng hoặc đến từ Trung Quc, Hàn Quốc và các khu vực khác có xuất hiện ca bệnh, ổ dịch trong vòng 14 ngày.

- Tất cả các bệnh viện phải có phương án vận chuyển người bệnh khi có chỉ định chuyển tuyến điều trị. Thực hiện chuyển tuyến theo phân tuyến điều trị khi người bệnh có diễn biến nặng vượt quá năng lực kỹ thuật của Bệnh viện.

- Các Trung tâm Y tế huyện bao gồm: Krông Nô, Tuy Đức, Đăk Mil, Đăk Song, Đăk Glong, Đăk R’lấp, Tuy Đức có trách nhiệm bố trí khu vực cách ly tối thiểu 10 giường bệnh để tiếp nhận người bệnh nghi ngờ mắc COVID-19; điều trị và quản lý, theo dõi, cách ly triệt để tại chỗ khi có nghi ngờ mắc COVID-19; Có phương án di chuyển bệnh nhân đến Khu vực điều trị của tỉnh.

- Bệnh viện Đa khoa tỉnh: Có trách nhiệm bố trí khu vực cách ly tối thiểu 20 giường bệnh để tiếp nhận người bệnh nghi ngờ mắc COVID-19; Khi có người bệnh nghi ngờ mắc COVID-19 được tiếp nhận và theo dõi cách ly triệt để tại Khoa truyền nhiễm; Khi người bệnh có diễn biến nặng vượt quá năng lực kỹ thuật của Bệnh viện sẽ chuyển tới bệnh viện tuyến cuối theo phân tuyến điều trị (Bệnh viện Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh, trường hợp hết giường sẽ chuyển đến Bệnh viện Chợ rẫy, Bệnh viện Nhi Đồng 1, Bệnh viện Nhi Đồng 2, Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố Hồ Chí Minh);

- Tất cả các bệnh viện và Trung tâm Y tế thực hiện nghiêm túc xử trí và điều trị theo đúng Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 ban hành theo Quyết định số 322/QĐ-BYT ngày 06/02/2020 của Bộ Y tế.

- Thực hiện lấy mẫu bệnh phẩm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, liên hệ với Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh trước khi vận chuyển mẫu bệnh phẩm về Viện vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên để xét nghiệm xác định, đảm bảo theo đúng hướng dẫn giám sát và phòng chống COVID-19 của Bộ Y tế

- Thực hiện nghiêm ngặt việc kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định. Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng hộ cho các cán bộ y tế trực tiếp tham gia khám, điều trị, chăm sóc bệnh nhân và những người liên quan khác, không đxảy ra hiện tượng lây nhiễm bệnh cho cán bộ y tế.

- Thực hiện lấy mẫu bệnh phẩm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, bệnh nhân nặng, tử vong nghi do viêm phi nặng chưa rõ nguyên nhân gửi mẫu bệnh phẩm về Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên để xét nghiệm xác định.

- Thường xuyên cập nhật, đánh giá rút kinh nghiệm trong công tác chẩn đoán điều trị, kiểm thảo tử vong (nếu có), cập nhật phác đồ chẩn đoán, cách ly, điều trị bệnh nhân và phòng lây nhiễm phù hợp với đặc điểm dịch bệnh.

- Kích hoạt và tăng cường cử đội điều trị lưu động từ bệnh viện tuyến tỉnh xuống các bệnh viện tuyến dưới.

- Luôn chủ động, sẵn sàng chuẩn bị phương án, nguồn lực để mở rộng khả năng thu dung người bệnh, kịp thời ứng phó khi dịch bệnh lan rộng và bùng phát.

- Thành lập và duy trì tốt hệ thống Tele-Medicine để hội chẩn và giao ban trực tuyến, trao đổi chuyên môn giữa các bệnh viện trong mạng lưới.

- Tiếp tục tăng cường công tác truyền thông trong cơ sở khám chữa bệnh cho người bệnh, người nhà người bệnh về các biện pháp phòng hộ cá nhân (sử dụng khẩu trang, rửa tay thường xuyên,...); và cho cán bộ y tế về quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn và phòng hộ cá nhân.

d) Công tác truyền thông

- Cập nhật liên tục tình hình dịch bệnh trên Website của ngành Y tế, thông báo cho các cơ quan thông tấn báo chí, cộng đồng. Tuyên truyền mạnh mẽ trên các phương tiện truyền thông để không ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế, xã hội, không gây hoang mang trong nhân dân.

- Cập nhật, bổ sung các thông điệp truyền thông, các tài liệu truyền thông, khuyến cáo phòng, chống dịch cho phù hợp với các đối tượng nguy cơ và phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội.

- Đẩy mạnh truyền thông, khuyến cáo phòng, chống dịch bệnh tại các cửa khẩu, cơ sở điều trị và cộng đồng.

- Duy trì đường dây nóng để tiếp nhận và cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống.

- Khuyến cáo hạn chế tập trung đông người, tiếp xúc với người mắc bệnh, hướng dn sử dụng phòng hộ cá nhân.

- Thực hiện việc tương tác mạnh mẽ với người dân qua mạng xã hội, giao lưu trực tuyến để kịp thời truyền tải các thông điệp phòng, chống dịch bệnh.

- Phối hợp xử lý các tổ chức, cá nhân phát tán thông tin sai về tình hình dịch bệnh, ngăn chặn kịp thời các thông tin phóng đại, thông tin sai, không chính xác về tình hình dịch gây hoang mang trong cộng đồng.

đ) Công tác hậu cần

- Bổ sung kinh phí, vật tư, hóa chất, phương tiện, kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống dịch đề phòng dịch bùng phát trên diện rộng.

- Đảm bảo kinh phí cho việc cấp cứu, điều trị người bệnh, thực hiện chính sách cho các cán bộ thực hiện công tác điều tra, xác minh ổ dịch, thường trực phòng, chống dịch và cán bộ thực hiện thu dung, điều trị, chăm sóc bệnh nhân.

- Tiếp tục chuẩn bị sẵn sàng kinh phí, vật tư, hóa chất, phương tiện, kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống trong trường hợp dịch bùng phát trên diện rộng.

- Triển khai Kế hoạch dự trữ, bổ sung thuốc, vật tư, trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống dịch cấp độ 3.

- Triển khai phương án giải quyết các thủ tục, tổ chức tiếp nhận viện trợ về thuốc, vật tư, hóa chất, trang thiết bị từ các tổ chức quốc tế, các nước trong khu vực và trên thế giới.

- Làm việc với các nhà cung cấp, công ty sản xuất trang thiết bị, hóa chất, vật tư phòng, chống dịch để rà soát năng lực sản xuất trong trường hợp có nhu cầu tăng khi dịch lan rộng.

- Tiếp tục áp dụng các chính sách miễn giảm chi phí cho các trường hợp bắt buộc phải điều trị, cách ly khi dịch bệnh xảy ra.

e) Công tác hợp tác quốc tế

Phối hợp với tỉnh Mondulkiri - Vương quốc Campuchia (có chung đường biên giới) để kiểm soát chặt chẽ các đối tượng nhập, xuất cảnh tại cửa khẩu, chia sẻ thông tin và nắm bắt tình hình dịch bệnh kịp thời.

2.3. Cấp độ 3: Dịch bệnh lây lan nhưng nhỏ hơn 10 trường hợp mắc

a) Công tác chỉ đạo, kiểm tra

- Báo cáo diễn biến tình hình dịch bệnh hàng ngày, tham mưu với Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh về các biện pháp phòng, chống dịch. Hp Ban Chỉ đạo hàng tuần chỉ đạo kịp thời.

- Chỉ đạo UBND các huyện, thành phố, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh các cấp thường trực chỉ đạo, huy động nguồn lực, triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn.

- Nhanh chóng ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai các hoạt động tại các đơn vị y tế địa phương.

- Tổ chức các đoàn kiểm tra giám sát, hướng dẫn tại các địa phương và đánh giá việc triển khai công tác phòng, chống dịch của các địa phương.

- Phối hợp chỉ đạo công tác xuất nhập cảnh, tạo điều kiện làm các thủ tục nhập cảnh cho các chuyên gia quốc tế hỗ trợ nghiên cứu, điều tra dịch, các Đội cơ động chống dịch quốc tế hỗ trợ đáp ứng dịch bệnh (nếu có).

- Thường xuyên đánh giá hiệu quả các biện pháp đáp ứng để điều chỉnh kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế.

b) Công tác giám sát, dự phòng

Thực hiện các nội dung như cấp độ 2, bổ sung và tăng cường các giải pháp như:

- Triển khai các biện pháp khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch mới. Thực hiện việc giám sát trường hợp bệnh, điều tra và theo dõi chặt chẽ các trường hợp tiếp xúc.

- Tăng cường giám sát các chùm ca bệnh viêm đường hô hấp cấp có yếu tố dịch tễ liên quan tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng.

- Tăng cường giám sát dựa vào sự kiện, giám sát viêm đường hô hấp cấp nặng do vi rút, kịp thời xác minh, tổ chức điều tra phát hiện ổ dịch, khoanh vùng, xử lý sớm các ổ dịch trong cộng đồng.

- Duy trì việc giám sát tại cửa khẩu để giảm nguy cơ các trường hợp mắc bệnh nhập cảnh hoặc xuất cảnh. Tiếp tục thực hiện việc khai báo y tế đối với hành khách nhập cảnh tại các cửa khẩu phù hợp với tình hình dịch và thông lệ quốc tế.

- Đánh giá nguy cơ thường xuyên để triển khai các biện pháp đáp ứng phù hợp và hiệu quả.

- Thường trực phòng, chống dịch 24/24 giờ tại các đơn vị y tế từ tỉnh đến địa phương. Huy động tối đa lực lượng nhân viên y tế, sinh viên y khoa (nếu có) tham gia chống dịch.

- Tăng cường giám sát, xét nghiệm để xác định sự lưu hành, biến đổi, mức độ lây lan của dịch bệnh.

- Thường xuyên cập nhật, đánh giá rút kinh nghiệm và cập nhật các tài liệu chuyên môn trong công tác giám sát, xử lý ổ dịch để kịp thời điều chỉnh các hướng dẫn, chỉ đạo phù hợp với đặc điểm dịch bệnh.

c) Công tác điều trị

Thực hiện nghiêm túc công tác thường trực cấp cứu, thu dung điều trị bệnh nhân như cấp độ 2, đồng thời bổ sung các hoạt động sau:

- Thực hiện quyết liệt việc phân tuyến, triển khai bệnh viện vệ tinh để triển khai điều trị bệnh nhân theo quy định nhằm giảm tải các bệnh viện tuyến cuối.

- Thực hiện tiếp nhận, thu dung, điều trị, quản lý ca bệnh và theo dõi cách ly triệt để tại địa phương; chỉ chuyển người bệnh đến Bệnh viện tuyến cuối khi có diễn biến nặng.

- Trong trường hợp khi có các ca bệnh tập trung tại một vài địa phương thì xem xét để thiết lập cơ sở chuyên khoa điều trị COVID-19 tại khu vực xảy ra dịch bệnh.

- Thực hiện nghiêm ngặt việc kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định. Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng hộ cho các cán bộ y tế trực tiếp tham gia điều tra dịch tễ, lấy mẫu và vận chuyển mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, khám, điều trị, chăm sóc bệnh nhân và những người liên quan khác, không để xảy ra hiện tượng lây nhiễm bệnh cho cán bộ y tế.

- Các bệnh viện chủ động triển khai Kế hoạch mở rộng việc thu dung, điều trị bệnh nhân; sẵn sàng thiết lập các bệnh viện dã chiến dân y khi cần thiết.

- Thiết lập cơ sở cách ly, điều trị tại chỗ áp dụng đối với trường học, nhà máy, xí nghiệp, công sở, đơn vị quân đội...có các trường hợp nhiễm bệnh.

- Huy động nguồn nhân lực, vật lực (trang thiết bị, thuốc, vật tư...) cho các đơn vị điều trị bệnh nhân. Hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật, điều động nhân lực tập trung cho địa phương có tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp.

- Bố trí cán bộ biết tiếng dân tộc, ngoại ngữ để hỗ trợ trong quá trình điều trị, cách ly khi có nhiều bệnh nhân là người dân tộc, người nước ngoài.

d) Công tác truyền thông

Thực hiện các nội dung như cấp độ 2, bổ sung và tăng cường các giải pháp như:

- Hoạt động liên tục đường dây nóng của Sở Y tế thiết lập để tiếp nhận và cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống.

- Tổ chức hp báo hàng tuần để cung cấp thông tin và định hướng đưa tin kịp thời và chính xác về tình hình dịch bệnh, các biện pháp phòng, chống.

- Tăng cường trao đổi về tài liệu truyền thông trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế (moh.gov.vn), Cục Y tế Dự phòng, App Sức khỏe Việt Nam, Báo sức khỏe và Đời sng; Sử dụng các mẫu tài liệu truyền thông GDSK về cách phòng chống dịch bệnh COVID-19 trên trang điện tử của Trung tâm Truyền thống giáo dục sức khỏe Trung ương (T5g.org.vn) để truyền thông cho tỉnh.

- Thực hiện truyền thông trực tiếp, khuyến cáo phòng, chống dịch bệnh tại các cửa khẩu, cơ sở điều trị và cộng đồng. Tuyên truyền trực tiếp hướng dẫn người dân tại vùng ổ dịch về các biện pháp, phòng chống dịch bệnh. Khuyến cáo người tiếp xúc gần với những người nghi nhiễm hoặc nhiễm bệnh tự cách ly tại nhà trong vòng 14 ngày và hàng ngày phối hợp với y tế theo dõi nhiệt độ cơ th. Nếu có biểu hiện sốt, ho... thì đến ngay cơ sở y tế để được khám, tư vấn, lấy mẫu xét nghiệm, điều trị kịp thời.

- Tương tác thường xuyên với người dân qua mạng xã hội, giao lưu trực tuyến, các ứng dụng truyền thông và App Sức khỏe Việt Nam để kịp thời truyền tải các thông điệp phòng, chống dịch bệnh.

- Thực hiện các hoạt động truyền thông trực tiếp cho người dân tại cộng đồng.

đ) Công tác hậu cần

- Phân bố kinh phí kịp thời cho các đơn vị chống dịch ở các tuyến, tiếp tục bố trí ngân sách đáp ứng cho công tác phòng, chống dịch khẩn cấp và dịch có thể kéo dài tại tỉnh. Căn cứ vào dự báo tình hình dịch bệnh tiếp tục bsung kinh phí, vật tư, hóa chất, phương tiện kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống dịch.

- Thực hiện chính sách cho các cán bộ thực hiện công tác điều tra, xác minh ổ dịch, thường trực phòng, chống dịch và cán bộ thực hiện thu dung, điều trị, chăm sóc bệnh nhân cũng như những người được cách ly tập trung.

- Triển khai Kế hoạch dự trữ, bổ sung thuốc, trang thiết bị, vật tư phục vụ công tác phòng chống dịch cấp độ 4.

- Dự trù vật tư, hóa chất, phương tiện từ các đơn vị gửi Bộ Y tế (xin hỗ trợ cấp hoặc có phương án điều chuyển phân bổ từ tỉnh khác về).

- Rà soát, xác định rõ danh mục, số lượng thuốc, sinh phẩm, vật tư hóa chất và trang thiết bị y tế thiết yếu để duy trì dịch vụ y tế thiết yếu ở các tuyến.

- Bổ sung kinh phí thực hiện công tác truyền thông phòng, chống dịch bệnh: Chỉnh sửa bổ sung thông điệp và tài liệu truyền thông, tổ chức các hoạt động truyền thông khẩn cấp trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội và truyền thông trực tiếp tại cộng đồng, hoạt động của đường dây nóng.

- Áp dụng các loại ưu tiên về giao thông, miễn các loại phí giao thông đối với phương tiện (xe ô tô) làm nhiệm vụ chống dịch, vận chuyển thuốc men, hàng hóa đến vùng, địa phương có dịch bệnh.

- Tiếp tục áp dụng các chính sách miễn giảm chi phí cho các trường hợp bắt buộc phải điều trị, cách ly khi dịch bệnh xảy ra.

e) Công tác hợp tác quốc tế: Tiếp tục thực hiện các nội dung, giải pháp như cấp độ 2.

2.4. Cấp độ 4: Dịch bệnh lây lan trong cộng đồng từ 10 đến 20 trường hợp mắc

a) Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành

- Ban Chỉ đạo tỉnh hợp hàng tuần hoặc đột xuất để đánh giá tình hình dịch bệnh và thông báo mức cảnh báo... Tổ chức hp báo hàng tuần để cung cấp thông tin và định hướng đưa tin kịp thời và chính xác về tình hình dịch bệnh, các biện pháp phòng, chống.

- Sở Y tế (Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh) phải báo cáo diễn biến tình hình dịch bệnh hàng ngày, tham mưu Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh để có chỉ đạo kịp thời các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thành phố triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống dịch.

- UBND các huyện, thành phố thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, hướng dẫn của Sở Y tế và các Sở, ngành liên quan triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh và đảm bảo duy trì liên tục các dịch vụ thiết yếu cho xã hội và đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.

- Tiếp tục rà soát, đánh giá khả năng đáp ứng của các địa phương để chủ động phương án phòng, chống dịch, điều trị. Trong trường hợp vượt quá khả năng của địa phương, UBND cấp huyện cần báo cáo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch tỉnh để có hỗ trợ kịp thời.

- Huy động, vận động toàn thể lực lượng xã hội tham gia các hoạt động trong công tác phòng chống dịch bệnh.

- Điều động, điều phối nguồn lực điều tra giám sát, kiểm soát dịch bệnh từ các khu vực (đơn vị khác trong tỉnh) khi có yêu cầu.

- Ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai các hoạt động tại các đơn vị y tế địa phương.

- Đánh giá hiệu quả các biện pháp đáp ứng để điều chỉnh kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế.

- Kiểm tra, chỉ đạo và điều phối hoạt động đáp ứng với dịch bệnh.

* Khi ban bố tình trạng khẩn cấp: Ngoài việc triển khai các hoạt động nêu trên cn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch khẩn cấp theo quy định của pháp lệnh tình trạng khẩn cấp và các hướng dẫn hiện hành.

b) Công tác giám sát, đánh giá nguy cơ, phòng chống dịch

Thực hiện nghiêm túc công tác giám sát, dự phòng như cấp độ 2, 3, khi ban bố tình trạng khẩn cấp cần thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch khẩn cấp gồm:

- Huy động lực lượng công an, bộ đội và các lực lượng khác tham gia các hoạt động phòng, chống dịch và đảm bảo an ninh, an toàn tại các vùng (địa phương) có tình trạng khn cấp.

- Xem xét đóng cửa trường học (cho học sinh nghỉ học), hạn chế tất cả các hoạt động tập trung đông người, Lễ hội, chợ...kcả hoạt động hội hp của các cơ quan nhà nước, các cơ sở dịch vụ ăn uống nhà hàng...

- Tổ chức triển khai áp dụng các biện pháp ngăn ngừa lây lan dịch bệnh, xem xét đề xuất đóng cửa, thực hiện kiểm dịch và xử lý y tế với người, phương tiện ra vào vùng có dịch bệnh tại địa bàn có tình trạng khn cấp:

+ Cấm đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh những hàng hóa, vật phẩm, động vật, thực vật, thực phẩm, đồ uống có khả năng truyền dịch bệnh.

+ Cấm người, phương tiện không có nhiệm vụ vào nơi có người hoặc động vật ốm, chết do dịch bệnh.

+ Cấm đưa người bị nhiễm bệnh ra khỏi vùng có dịch bệnh khi chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

+ Cấm người, phương tiện không có nhiệm vụ ra vào vùng có dịch bệnh; trường hợp cần thiết phải ra vào khu vực có dịch bệnh phải thực hiện biện pháp kiểm dịch, xử lý y tế bắt buộc, chỉ cho phép các phương tiện được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch y tế ra khỏi vùng có dịch bệnh.

+ Lập trạm gác, trạm kiểm dịch liên ngành hoặc bố trí các đội công tác chống dịch khẩn cấp tại các đầu mối giao thông ra, vào vùng có dịch bệnh để kiểm tra, giám sát và xử lý y tế đối với người, phương tiện ra vào.

+ Tổ chức tuần tra, kiểm soát trên dọc ranh giới địa bàn có tình trạng khẩn cấp, kịp thời ngăn chặn các trường hợp ra vào trái phép vùng có dịch bệnh và chủ động phòng, chống dịch bệnh có khả năng lan rộng.

+ Thực hiện các biện pháp dự phòng đối với người vào vùng có dịch bệnh theo hướng dẫn của cơ quan y tế.

+ Thực hiện kiểm dịch bắt buộc đối với hàng hóa, vật phẩm, động vật, thực vật, thực phẩm, đồ uống đưa vào hoặc đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh.

+ Tiến hành các biện pháp chống dịch bắt buộc khác sau đây: Phun hóa chất tiệt trùng; cách ly, tránh tiếp xúc với nguồn bệnh; thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang bắt buộc khi ra nơi công cộng, thường xuyên rửa tay với xà phòng hoặc các chất diệt khuẩn thông thường, vệ sinh môi trường.

- Tổ chức triển khai áp dụng các biện pháp, chống dịch khẩn cấp tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp:

+ Tổng tẩy uế, diệt khuẩn, khử độc ổ dịch.

+ Tchức cách ly và điều trị triệt để cho người bị nhiễm dịch bệnh, tiến hành theo dõi chặt chẽ sau điều trị đề phòng dịch bệnh tái phát.

+Tiêu hủy ngay hàng hóa, vật phẩm có mang tác nhân gây bệnh.

+ Tổ chức xử lý y tế và chôn cất người chết, xác động vật theo quy định của pháp luật.

+ Thực hiện việc hạn chế việc xuất nhập cảnh, xuất, nhập khẩu đối với người, hành lý, hàng hóa theo quy định của Chính phủ.

c) Công tác điều trị

Thực hiện nghiêm túc công tác thường trực cấp cứu, thu dung, điều trị bệnh nhân như cấp độ 3, đng thời bổ sung các hoạt động sau:

- Tập trung phương tiện thuốc men, trang thiết bị y tế, chuẩn bị giường bệnh, phòng khám, điều trị và bố trí cán bộ y tế chuyên môn trực 24/24 giờ để sẵn sàng cấp cứu, khám chữa bệnh miễn phí cho người bị nhiễm bệnh và người có nguy cơ bị nhiễm bệnh.

- Duy trì liên tục hoạt động của Bệnh viện đa khoa tỉnh, Trung tâm Y tế huyện, thành phố để đảm bảo tiếp tục các dịch vụ y tế thiết yếu bao gồm cả dịch vụ có các nhóm đối tượng dễ bị ảnh hưởng như trẻ em, phụ nữ có thai, người già và người bệnh mạn tính.

- Thực hiện nghiêm ngặt việc kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định. Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng hộ cho các cán bộ y tế trực tiếp tham gia điều tra dịch tễ, lấy mẫu và vận chuyển mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, khám, điều trị, chăm sóc bệnh nhân và những người liên quan khác, không để xảy ra hiện tượng lây nhiễm bệnh cho cán bộ y tế.

- Mở rộng các đơn vị y tế tiếp nhận bệnh nhân, phân loại bệnh nhân điều trị tại các tuyến, hạn chế vận chuyển bệnh nhân lên tuyến trên để tránh quá tải.

- Bố trí cán bộ biết tiếng dân tộc, ngoại ngữ để hỗ trợ trong quá trình điều trị, cách ly khi có nhiều bệnh nhân là người dân tộc, người nước ngoài

- Huy động sự hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật, nhân lực từ Bệnh viện nhiệt đới Thành phHồ Chí Minh, Bnh viện Chợ Ry, BVNĐ 1, BVNĐ 2, BVNĐ TP. H Chí Minh.

- Rút kinh nghiệm công tác điều trị, cập nhật hướng dẫn, phác đồ chẩn đoán, điều trị và phòng lây nhiễm.

- Các địa phương chưa có dịch (ca bệnh)

+ Đối với Trung tâm Y tế huyện: Chuẩn bị sẵn sàng khu vực cách ly điều trị tại Khoa hồi sức cấp cứu. Mỗi bệnh viện bố trí 10-20 giường cách ly để thu dung và điều trị bệnh nhân (tùy theo khả năng của từng bệnh viện); Trường hợp bệnh nhân quá nặng không xử lý được thì liên hệ chuyển bệnh viện tuyến cuối để điều trị nhưng phải liên hệ trước với đơn vị đó để tránh quá tải.

+ Đối với phòng khám đa khoa, trạm Y tế xã: Phát hiện các trường hợp có triệu chứng hô hấp nghi ngờ nhiễm COVID-19 chuyển lên Trung tâm Y tế điều trị và thông báo lên cho Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh để triển khai các biện pháp chống dịch. Hướng dẫn người bệnh biện pháp phòng lây nhiễm cho người thân và những người xung quanh, sử dụng khẩu trang và hướng dẫn vệ sinh đường hô hấp.

+ Đối với Bệnh xá Công an tỉnh, Bệnh xá Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh: Mỗi đơn vị bố trí 10-20 giường bệnh cách ly (tùy theo quy mô). Khi xảy ra đại dịch trên địa bàn sẽ tham gia phòng chống dịch và được cung cấp trang thiết bị, thuốc, vật tư phương tiện thiết yếu cho công tác phòng, chống dịch.

* Khi ban bố tình trạng khẩn cấp: Ngoài việc triển khai các hoạt động nêu trên cn thực hiện các biện pháp cách ly, điều trị trong tình trạng khẩn cấp.

- Tham mưu để huy động các đơn vị điều trị của công an, quân đội và các Sở, ngành, các cơ sở tư nhân tham gia cách ly, điều trị, cấp cứu, chăm sóc người mắc bệnh, người có nguy cơ mắc bệnh.

- Thành lập bệnh viện dã chiến theo nguyên tắc tại chỗ.

- Thành lập các đội cấp cứu lưu động được trang bị dụng cụ y tế, thuốc men, phương tiện để phát hiện và cấp cứu tại chỗ người bị nhiễm bệnh, sẵn sàng chuyển người bị nhiễm bệnh về các trạm chống dịch nơi gần nhất.

d) Công tác truyền thông

Thực hiện các giải pháp chuyên môn như cấp độ 2, cấp độ 3, khi ban bố tình trạng khẩn cấp cần thực hiện các biện pháp tuyên truyền trong tình trạng khẩn cấp gồm:

- Đăng tải ban bố tình trạng khẩn cấp (nếu có) và tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt vào các giờ cao điểm, các chương trình được người dân quan tâm để tạo được sự tiếp cận cao nhất cho người dân về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống.

- Liên tục cung cấp thông tin tình hình dịch bệnh, các yêu cầu bắt buộc của Ban Chỉ đạo tình huống khẩn cấp đối với chính quyền, cơ quan chuyên môn và người dân tại khu vực có tình trạng khẩn cấp.

đ) Công tác hậu cần

- Huy động toàn thể hệ thống chính trị, các Sở, Ban, ngành, đoàn thể, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh... phối hợp với chính quyền, các cơ quan chuyên môn trong phòng, chống dịch bệnh. Bảo đảm đáp ứng tối đa về nhu cầu thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị nhằm hạn chế tối đa dịch bệnh lây lan, hạn chế ít nhất tỷ lệ người chết, người mắc bệnh.

- Triển khai phương án huy động nguồn nhân lực, vật lực (trang thiết bị, thuốc, vật tư...) cho các đơn vị điều trị, tổ chức các bệnh viện dã chiến, huy động các nguồn dự trữ cho công tác phòng, chống dịch. Huy động các phương tiện vận chuyển, cấp cứu người mắc để thu dung, cách ly, điều trị người bệnh.

- Chỉ đạo việc sử dụng thuốc, trang thiết bị, nguồn lực hiện có để xử lý ổ dịch và điều trị bệnh nhân theo phương châm 04 tại chỗ: Chỉ đạo tại chỗ, con người tại chỗ, thuốc men tại chỗ, phương tiện tại chỗ.

- Rà soát, xác định rõ danh mục, số lượng thuốc, sinh phẩm, vật tư hóa chất và trang thiết bị y tế thiết yếu để duy trì dịch vụ y tế thiết yếu ở các tuyến.

- Triển khai Kế hoạch dự trữ, bổ sung thuốc, vật tư, trang thiết bị phục vụ công tác phòng chống dịch cấp độ 5.

- Phân bổ kinh phí kịp thời cho các đơn vị chống dịch các tuyến, tiếp tục bố trí ngân sách đáp ứng cho công tác phòng, chống dịch khẩn cấp và dịch có thể kéo dài. Căn cứ vào dự báo tình hình dịch tiếp tục bổ sung kinh phí, vật tư, hóa chất, phương tiện, kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống dịch.

- Tổng hợp nhu cầu kinh phí, vật tư, hóa chất, phương tiện từ các đơn vị gửi Bộ Y tế (hỗ trợ nếu có).

- Tăng cường sự hợp tác với các tỉnh bạn để nhận được sự trợ giúp về chuyên môn kỹ thuật và nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch bệnh (nếu có).

- Áp dụng các chính sách miễn giảm chi phí cho các trường hợp bắt buộc phải điều trị, cách ly khi mắc bệnh.

* Khi ban bố tình trạng khẩn cấp

Ngoài việc triển khai các hoạt động nêu trên cần thực hiện các biện pháp đảm bảo hậu cần trong tình trạng khẩn cấp.

- Trưng mua, trưng dụng, điều động trang thiết bị, vật tư, hóa chất, thuốc giữa các tuyến, các cơ sở y tế.

- Đề xuất cấp có thẩm quyền bảo đảm cung cấp thực phẩm, nước uống và dịch vụ thiết yếu cho các vùng có tình trạng khẩn cấp phải cách ly tuyệt đối.

- Đảm bảo an ninh, an toàn cho lực lượng tham gia phòng, chống dịch và người dân vùng có tình trạng khẩn cấp.

- Tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp có thể áp dụng các biện pháp sau đây để dành và ưu tiên chuyên chthuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh, hóa chất xử lý dịch bệnh, lương thực, thực phm, hàng hóa cn thiết đến những vùng có dịch bệnh:

+ Huy động từ các nguồn về thuốc men, hàng hóa đến vùng có dịch.

+ Tăng cường các chuyến vận chuyển bằng nhiều hình thức khác nhau để đưa thuốc men, hàng hóa đến vùng có dịch bệnh.

+ Áp dụng các loại ưu tiên về giao thông, miễn các loại phí giao thông đối với phương tiện làm nhiệm vụ vận chuyn thuc men, hàng hóa đến vùng có dịch bệnh.

+ Bảo đảm vật tư, trang thiết bị để xử lý chôn cất tử thi người mắc bệnh theo quy định của pháp luật về vệ sinh trong mai táng và hỏa táng.

2.5. Cấp độ 5: Dịch bệnh lây lan trong cộng đồng từ 20 đến 200 và trên 200 trường hợp mắc

a) Công tác quản lý chỉ đạo, điều hành

- Sở Y tế tham mưu UBND tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp đối với tình trạng khẩn cấp theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm và Pháp lệnh tình trạng khẩn cấp ngày 23/3/2000 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

- Ban Chỉ đạo về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh chỉ đạo triển khai các biện pháp phòng chống dịch khẩn cấp theo quy định của Pháp lệnh tình trạng khẩn cấp và các hướng dẫn hiện hành.

- Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 cấp tỉnh tổ chức họp hàng ngày, đánh giá tình hình dịch bệnh và thông báo mức cảnh báo cộng đng cao nht.

- Ban Chỉ đạo tuyến tỉnh đến cơ sở; Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, BVĐK tỉnh, Trung tâm Y tế các huyện, thành phố; Đội đáp ứng nhanh, đội phòng chống dịch cơ động các tuyến thường trực 24/24 giờ.

- Báo cáo hàng ngày tình hình diễn biến của dịch, thường xuyên tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh để chỉ đạo các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thành phố triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch.

- UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các Ban, ngành, đoàn thể tại địa phương thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan, chỉ đạo của UBND tỉnh triển khai các biện pháp chống dịch và đảm bảo duy trì liên tục các dịch vụ thiết yếu cho xã hội và an ninh trật tự trên địa bàn.

- Liên tục rà soát, đánh giá khả năng đáp ứng, hỗ trợ cho các địa phương bị vượt quá khả năng.

- Huy động, vận động toàn thể lực lượng xã hội tham gia các hoạt động đáp ứng dịch bệnh.

- Điều phối, điều động nguồn lực điều tra giám sát, xét nghiệm, kiểm soát dịch bệnh trên toàn tỉnh.

- Kêu gọi sự trợ giúp của các tỉnh, các tổ chức quốc tế cho các hoạt động dập dịch và khắc phục hậu quả

- Tiếp nhận các chuyên gia đầu ngành, các chuyên gia quốc tế hỗ trợ tỉnh điều tra dịch, các Đội cơ động chống dịch, các vật tư, trang thiết bị, nguồn lực trong nước và quốc tế hỗ trợ đáp ứng dịch bệnh.

- Đánh giá các biện pháp đáp ứng và kế hoạch đáp ứng dựa trên kết quả giám sát, điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế.

- Kiểm tra, chỉ đạo và điều phối hoạt động đáp ứng với dịch bệnh.

- Đảm bảo an ninh xã hội, an toàn cho người dân và giải quyết các biến động của xã hội, duy trì các hoạt động thiết yếu của người dân.

b) Công tác giám sát, đánh giá nguy cơ, phòng chống dịch

Thực hiện nghiêm túc công tác giám sát, dự phòng như cấp độ 4, đồng thời bổ sung các hoạt động sau:

- Huy động lực lượng công an, quốc phòng và các lực lượng khác tham gia các hoạt động phòng, chống dịch và đảm bảo an ninh, an toàn tại các vùng có tình trạng khẩn cấp.

- Đề xuất cấp có thẩm quyền đóng cửa trường học, rạp chiếu phim, hạn chế tất cả các hoạt động đông người, kể cả các hoạt động của cơ quan nhà nước.

- Tổ chức triển khai áp dụng các biện pháp ngăn ngừa lây lan dịch bệnh, xem xét đề xuất việc đóng cửa, thực hiện kiểm dịch và xử lý y tế đối với người, phương tiện ra, vào vùng có dịch bệnh tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp.

- Tổ chức triển khai áp dụng các biện pháp chống dịch khẩn cấp tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp: Điều trị triệt để cho người bị nhiễm dịch bệnh, tổng tẩy uế, diệt khun, khử độc ổ dịch,

+ Tổ chức các ly và tiến hành theo dõi chặt chẽ sau điều trị đề phòng dịch bệnh tái bùng phát;

+ Tiêu hủy ngay hàng hóa, vật phẩm mang tác nhân gây bệnh;

+ Tổ chức xử lý y tế và chôn cất người chết, xác động vật theo quy định của pháp luật;

+ Thực hiện việc hạn chế việc xuất, nhập cảnh; xuất, nhập khẩu đối với người, hành lý, hàng hóa theo quy định của Chính phủ.

- Tăng cường giám sát thường xuyên tình hình dịch bệnh. Thực hiện việc lấy mẫu bệnh phẩm 3-5 trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính tại ổ dịch mới để xét nghiệm xác định dịch.

- Triển khai các biện pháp khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch mới. Thực hiện giám sát trường hợp bệnh, điều tra và theo dõi chặt chẽ các trường hợp tiếp xúc; cách ly những trường hợp mắc bệnh và nghi ngờ tại các ổ dịch.

- Thường trực phòng, chống dịch 24/24 giờ tại các đơn vị y tế từ tỉnh đến cơ sở. Huy động tối đa lực lượng nhân viên y tế ở các tuyến trong và ngoài ngành Y tế của tỉnh.

- Đánh giá nguy cơ hàng ngày để triển khai các biện pháp ứng phó phù hợp và hiệu quả.

- Duy trì việc giám sát tại cửa khẩu để giảm nguy cơ các trường hợp mắc, nghi mắc bệnh nhập cảnh hoặc xuất cảnh. Xem xét việc dừng việc áp dụng tờ khai y tế khi nhập cảnh tại cửa khẩu.

- Tăng cường chia sẻ thông tin giữa các hệ thống giám sát quốc gia, khu vực, các tỉnh, giữa các Sở, Ban, ngành. Chia sẻ mẫu bệnh phẩm đối với các đơn vị liên quan.

- Tiếp nhận và sử dụng sinh phẩm xét nghiệm, chẩn đoán và kỹ thuật từ các tổ chức quốc tế và các nước trên thế giới.

- Thường xuyên cập nhật mới về hướng dẫn xử lý phác đồ điều trị, hướng dẫn giám sát để đáp ứng phòng, chống, ngăn ngừa dịch lây lan bùng phát rộng.

- Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong phân tích dữ liệu (dữ liệu dịch tễ, dữ liệu viễn thông) của các trường hợp mắc và nghi ngờ mắc COVID-19 để khoanh vùng, giám sát dịch lây lan trong cộng đng, góp phn tăng hiệu quả trong phòng chống dịch bệnh theo thông báo của Trung ương.

c) Công tác điều trị

Thực hiện nghiêm túc công tác thường trực cấp cứu, thu dung, điều trị bệnh nhân như cấp độ 4, đồng thời bổ sung các hoạt động sau:

- Tập trung phương tiện, thuốc men, trang thiết bị y tế, chuẩn bị giường bệnh, phòng khám, điều trị và bố trí cán bộ y tế chuyên môn trực 24/24 giờ để sẵn sàng cấp cứu, khám chữa bệnh miễn phí cho người bị nhiễm bệnh và người có nguy cơ bị nhiễm bệnh.

- Duy trì hoạt động liên tục của bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện để đảm bảo tiếp tục các dịch vụ y tế thiết yếu bao gồm cả dịch vụ có các nhóm đối tượng dễ bị ảnh hưởng như trẻ em, phụ nữ có thai, người già và người bệnh mạn tính.

- Thực hiện nghiêm ngặt việc kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định. Thực hiện đy đủ các biện pháp phòng hộ cá nhân phòng lây nhiễm cho cán bộ y tế trực tiếp tham gia điều tra dịch tễ, lấy mẫu và vận chuyển bệnh phẩm, xét nghiệm, khám, điều trị, chăm sóc bệnh nhân và những người liên quan khác không để bị lây nhiễm.

- Trên cơ sở các bệnh viện đã được huy động, mở rộng ở cấp độ 4, các cơ sở khám chữa bệnh tiếp tục được mở rộng theo kế hoạch dưới đây, hạn chế vận chuyển bệnh nhân lên tuyến trên để tránh hiện tượng quá tải, mở rộng thêm:

+ Bệnh viện đa khoa tỉnh (Liên khoa mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt; Khoa Y học cổ truyền; Khoa ngoại) Chuyển toàn bộ bệnh nhân đang điều trị tại các khoa này xuống các khoa tương ứng tại khu vực điều trị của Trung tâm Y tế các huyện và tập trung toàn bộ cơ sở hạ tầng, giường bệnh của các bệnh khoa này để tiếp nhận, thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19.

+ Bệnh xá Công an tỉnh, Bệnh xá Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh: Chuyển toàn bộ bệnh nhân đang điều trị tại các địa điểm này đến các khu điều trị khác tại BVĐK tỉnh, TTYT các huyện. Trưng dụng toàn bộ cơ sở này để tiếp nhận và điều trị bệnh nhân COVID-19.

+ Trung tâm Y tế các huyện: Trong trường hợp Bệnh viện đa khoa tỉnh vượt quá khả năng thu dung sẽ huy động Trung tâm Y tế các huyện thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 (bố trí các khoa ít bệnh nhân về một khu vực riêng để nhường cơ sở vật chất, giường bệnh tiếp nhận bệnh nhân COVID-19, điều chuyển bệnh nhân đang điều trị tại TTYT đó tập trung tại một số bệnh viện huyện khác lân cận).

+ Phòng khám tư nhân: Tùy vào điều kiện cơ sở vật chất của các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân, huy động, trưng dụng các cơ sở này làm nơi thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19.

+ Thiết lập thành lập bệnh viện dã chiến: Bộ chỉ huy quân sự tỉnh phối hợp với Bộ Quốc phòng thiết lập các bệnh viện dã chiến truyền nhiễm để tiếp nhận và điều trị bệnh nhân tại các khu vực đông bệnh nhân tránh quá tải bệnh viện.

- Đội cơ động phản ứng nhanh phòng chống COVID-19, hỗ trợ chuyên môn, kỹ thuật, điều động nhân lực tập trung cho địa phương có tình hình dịch bệnh din biến nặng, phức tạp.

- Tiếp tục tăng cường công tác truyền thông trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh, người nhà bệnh nhân về các biện pháp phòng hộ cá nhân (sử dụng khu trang, rửa tay thường xuyên,...); và cho cán bộ y tế về quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn và phòng hộ cá nhân.

- Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện lấy mẫu, vận chuyển và bảo quản bệnh phẩm nghi ngờ COVID-19 theo Hướng dẫn giám sát và phòng, chống COVID-19 của Bộ Y tế gửi về Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên để xét nghiệm. Tùy theo diễn biến dịch COVID-19 và năng lực xét nghiệm của các đơn vị, Bộ Y tế sẽ xem xét mở rộng các đơn vị thực hiện xét nghiệm khác khi cần thiết đối với các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, các bệnh viện và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tuyến tỉnh.

d) Công tác tuyên truyền

- Đăng tải ban bố tình trạng khẩn cấp (nếu có) và tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt vào giờ cao điểm, trong các chương trình được người dân quan tâm, trên các trang mạng xã hội, các ứng dụng truyền thông, tin nhn điện thoại... để tạo cơ hội tiếp cận cao nht cho người dân về tình hình dịch và các bin pháp phòng chống.

- Hoạt động liên tục đường dây nóng của Sở Y tế thiết lập.

- Liên tục cung cấp thông tin tình hình dịch bệnh và các yêu cầu bắt buộc của Ban Chỉ đạo tình huống khẩn cấp đối với chính quyền, cơ quan chuyên môn và người dân tại khu vực có tình trạng khẩn cấp.

- Cập nhật liên tục tình hình dịch bệnh, các khuyến cáo phòng, chống thường xuyên trên cổng thông tin điện tử của tỉnh, của Ngành Y tế, Báo Đắk Nông,...

- Khuyến cáo không tập trung đông người, không tiếp xúc với người bệnh; các biện pháp phòng dịch...đẩy mạnh tuyên truyền trên tất cả các phương tiện truyền thông, các cơ quan báo chí trung ương và địa phương, các nhà mạng điện thoại di động, mạng xã hội và truyền thông trực tiếp tại cộng đồng dân cư.

- Liên tục theo dõi và phối hợp xử lý các tổ chức, cá nhân phát tán thông tin sai về tình hình dịch bệnh, ngăn chặn kịp thời các thông tin phóng đại, không chính xác về tình hình dịch gây hoang mang trong cộng đồng.

đ) Công tác hậu cần

- Huy động toàn thể hệ thống chính trị, các Sở, Ban, ngành, đoàn thể... phối hợp với UBND các cấp khẩn trương tập trung phòng chống dịch bệnh, đảm bảo đáp ứng nhu cầu về kinh phí, thuốc hóa chất, vật tư, trang thiết bị, sinh phẩm,... nhằm hạn chế tối đa dịch bệnh lây lan, hạn chế thấp nhất số người tử vong, người mắc.

- Trưng mua, trưng dụng, điều động trang thiết bị, vật tư, hóa chất, thuốc giữa các tuyến, các Trung tâm Y tế, các cơ sở y tế.

- Cấp nguồn dự trữ tỉnh, đề xuất cấp từ nguồn dự trquốc gia, huy động các nguồn dự trữ hỗ trợ kịp thời thuốc, hóa chất, sinh phẩm, vật tư chuyên dụng, trang bị bảo hộ,...đáp ứng nhu cầu phòng chống dịch tại các đơn vị, địa phương.

- Triển khai phương án huy động nguồn lực, vật lực cho các đơn vị điều trị, tổ chức các bệnh viện dã chiến. Đảm bảo việc thu dung, cách ly, điều trị người bệnh để xử lý ổ dịch và điều trị bệnh nhân theo phương châm 4 tại chỗ: chỉ đạo tại chỗ, con người tại chỗ, thuốc men tại chỗ và phương tiện tại chỗ. Hỗ trợ về thuốc, trang thiết bị, nguồn lực cho công tác điều trị từ tuyến tỉnh cho các địa phương, đặc biệt tại những nơi có tình hình diễn biến phức tạp, có số trường hợp mắc và tỷ lệ tử vong cao.

- Tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp phải cách ly tuyệt đối, đề xuất cấp có thẩm quyền bảo đảm cung cấp thực phẩm, nước uống và dịch vụ thiết yếu; ưu tiên chuyên chở thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh, hóa chất xử lý dịch bệnh, lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu đến những vùng có dịch.

- Tiếp tục áp dụng các chính sách miễn giảm chi phí cho các trường hợp bắt buộc phải điều trị, cách ly khi dịch bệnh xảy ra.

- Bảo đảm vật tư, trang thiết bị để xử lý chôn cất thi thể bệnh tử vong theo quy định của pháp luật về vệ sinh trong hoạt động mai táng và hỏa táng.

- Phân bổ kinh phí kịp thời cho các đơn vị chống dịch các tuyến, tiếp tục bố trí ngân sách đáp ứng cho công tác phòng chống dịch bệnh khẩn cấp và dịch có thể kéo dài tại tỉnh ta.

- Thực hiện chính sách cho cán bộ thực hiện công tác điều tra, xác minh ổ dịch, thường trực chống dịch và cán bộ thực hiện thu dung, điều trị, chăm sóc bệnh nhân. Bảo đảm an ninh, an toàn cho lực lượng tham gia phòng chống dịch và người dân.

- Áp dụng các loại ưu tiên về giao thông, miễn các loại phí giao thông đối với phương tiện (xe ô tô) làm nhiệm vụ chống dịch, vận chuyển thuốc men, hàng hóa đến vùng có dịch bệnh.

e) Công tác hợp tác quốc tế

Phối hợp với tỉnh Mondulkiri - Vương quốc Campuchia (có chung đường biên giới) để kiểm soát chặt chẽ các đối tượng nhập, xuất cảnh tại cửa khẩu, chia sẻ thông tin và nắm bắt tình hình dịch bệnh kịp thời.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 các cấp

- Chỉ đạo, điều hành phối hợp giữa các Sở, ngành, các cơ quan Đảng, mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị, xã hội và các đoàn thể nhân dân nhằm huy động nguồn lực tham gia và thực hiện Kế hoạch khẩn cấp phòng chống dịch COVID-19.

- Tổ chức thực hiện và đôn đốc kiểm tra các Sở, Ngành và các địa phương thực hiện Kế hoạch phòng chống dịch COVID-19.

- Đánh giá mức độ nghiêm trọng và đề xuất cấp có thẩm quyền ban bố tình trạng khẩn cấp (theo Pháp lệnh tình trạng khẩn cấp ngày 23/3/2000 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam).

2. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh

Chỉ đạo các tổ chức thành viên tích cực, chủ động phối hợp với ngành y tế và chính quyền các cấp phổ biến, thực hiện tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của nhân dân để thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19 gây ra, phát huy vai trò, trách nhiệm của mỗi người dân trong việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe của mình và cộng đng.

3. Sở Y tế

- Là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của tỉnh; có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh triển khai tốt nội dung chuyên môn các tuyến theo kế hoạch đáp ứng với dịch bệnh COVID-19 được Bộ Y tế ban hành.

- Chđạo các đơn vị trong ngành (Dự phòng, điều trị) luôn luôn sẵn sàng trong công tác dự phòng, điều trị các trường hợp mắc COVID-19; Sẵn sàng các khu vực cách ly bệnh COVID-19, phương án tiếp nhận, điều trị tại BVĐK tỉnh và các Trung tâm Y tế trên địa bàn.

- Kiểm tra đánh giá hiệu quả công tác phòng, chống dịch của các địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

- Là cơ quan phát ngôn về dịch bệnh của tỉnh.

- Đảm bảo cung cấp đầy đủ kinh phí các vật tư, trang thiết bị, thuốc, hóa chất (khẩu trang, trang phục bảo hộ phòng dịch, máy thở, hóa chất xét nghiệm, hóa chất khử khuẩn, máy đo nhiệt độ,...) từ nguồn kinh phí được giao cho các đơn vị năm 2020 và nguồn kinh phí dự phòng của tỉnh.

- Hướng dẫn, chỉ đạo UBND các huyện, thành phố kiện toàn và tăng cường hoạt động Ban Chỉ đạo cấp huyện, thành phố.

- Phối hợp với Sở, ngành là thành viên Ban Chỉ đạo tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động phòng chống dịch tại các huyện, thành phố theo kế hoạch đã được phê duyệt. Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh và Bộ Y tế theo quy định.

- Phối hợp chặt chẽ với cơ quan, đơn vị giám sát các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh trong cộng đồng để cách ly triệt để nhằm hạn chế lây lan trong cộng đồng; theo dõi các trường hợp có tiếp xúc với người nghi ngờ nhiễm; chỉ đạo lực lượng Kiểm dịch y tế quốc tế thực hiện quy trình giám sát chặt chẽ các hành khách nhập cảnh đối với các trường hợp đi từ vùng dịch; quản lý các trường hợp bệnh, phòng, chống nhiễm khuẩn tại các cơ sở y tế, không để xảy ra các trường hợp người bệnh và nhân viên y tế bị lây nhim dịch bệnh.

- Thành lập đường dây nóng 24/24 giờ tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin về tình hình dịch, bệnh trên địa bàn tỉnh. Tăng cường công tác phối hợp trong việc xử lý thông tin và báo cáo tình hình dịch bệnh theo quy định.

- Rà soát, tổng hợp và kịp thời tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh bổ sung các phương án, giải pháp cấp bách phòng, chống COVID-19; đề xuất bố trí bổ sung các trang thiết bị, điều kiện cn thiết đảm bảo phục vụ đủ, kịp thời công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện và khoanh vùng xử lý dịch theo quy định.

- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành ph: Thành lập các khu cách ly tập trung tại các huyện, thành phố; Quản lý chặt chẽ các đối tượng, đặc biệt là người di chuyển từ vùng có dịch nhập cảnh vào tỉnh, chỉ đạo các đơn vị y tế kiểm tra, giám sát ca bệnh.

- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Đắk Nông tăng cường truyền thông, hướng dẫn người dân chủ động phòng, chống COVID-19.

- Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng ở cửa khẩu trong việc kiểm tra, giám sát người, phương tiện vận tải và hàng hóa nhập cảnh, nhập cảnh qua các cửa khẩu.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an tỉnh thông tin kịp thời cho các cơ sở Y tế những người lao động, các chuyên gia từ vùng dịch trở về tỉnh làm việc để giám sát và tổ chức cách ly khi phát hiện có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh.

- Thực hiện nghiêm túc báo cáo hằng ngày cho Trưởng Ban Chỉ đạo về tình hình dịch bệnh trên cả nước và tại tỉnh.

4. Sở Tài chính

- Phối hợp với Sở Y tế xây dựng kế hoạch kinh phí phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trình UBND tỉnh phê duyệt theo quy định hiện hành.

- Chỉ đạo Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, thành phố phối hợp với ngành Y tế xây dựng kế hoạch kinh phí phòng, chống dịch trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

5. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Đắk Nông

- Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, hướng dẫn báo chí và tăng cường việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền về công tác phòng, chống dịch bệnh của các cơ quan báo chí và hệ thống thông tin cơ sở của địa phương; Theo dõi thông tin liên tục trên mạng xã hội để phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền chủ động đấu tranh ngăn chặn những thông tin sai sự thật gây hoang mang trong dư luận xã hội về tình hình dịch bệnh và xử lý nghiêm các vi phạm về thông tin phòng, chống dịch bệnh.

- Các cơ quan báo chí, truyền thông của tỉnh tăng cường phản ánh nỗ lực và quyết tâm của các ngành, các cấp và các địa phương trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Chủ động phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế thường xuyên cung cấp thông tin cập nhật về tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh và tích cực tuyên truyền các biện pháp về phòng, chống dịch trên các phương tiện truyền thông hàng ngày; khuyến cáo người dân không nên đi đến khu vực, quốc gia đang có dịch khi không cần thiết.

- Đài Phát tranh và Truyền hình tỉnh, Báo Đắk Nông tăng thời lượng, số lượng các tin, bài khuyến cáo, hướng dẫn người dân nhận thức đầy đủ nguy cơ và cách thức phòng ngừa dịch bệnh, nâng cao ý thức của người dân về việc tuân thủ các khuyến cáo, biện pháp của cơ quan chức năng nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh; không lơ là, chủ quan nhưng không được gây hoang mang, lo lắng trong xã hội; cập nhật thường xuyên, liên tục, chính xác, đầy đủ trên tất cả các loại hình báo chí diễn biến tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống, ngăn chặn lây lan dịch bệnh từ nguồn chính thức của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 gây ra, của Sở Y tế và các cơ quan có thẩm quyền.

- Hệ thống thông tin cơ sở tập trung thời lượng, tần suất tuyên truyền, phổ biến trên hệ thng cơ sở truyền thanh và truyền hình cấp huyện, Đài truyền thanh cấp xã những thông tin khuyến cáo người dân và cộng đng để phòng ngừa, hạn chế dịch bệnh theo tài liệu của Ban Chỉ đạo Quốc gia, Bộ Y tế và các cơ quan chức năng của tỉnh về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 gây ra. Theo đó, tập trung thông tin khuyến cáo người dân cần hạn chế các hoạt động có nguy cơ gây bệnh và dấu hiệu nhận biết khi nhiễm bệnh để chủ động đi khám, thông báo ngay cho cơ sở y tế khi có các triệu chứng kể trên.

Đây là nhiệm vụ cấp bách, các cơ quan báo chí, truyền thông trong tỉnh cần ưu tiên tối đa dung lượng thông tin trong công tác tuyên truyền phòng, chống bệnh dịch, cũng như tăng cường thông tin hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

7. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Triển khai các chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân tỉnh về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 gây ra trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, du lịch, tại các di tích, cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh. Đồng thời tăng cường kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thực hiện các chỉ đạo nêu trên.

- Chỉ đạo các đơn vị phối hợp với các cơ sở y tế địa phương tổ chức cách ly, quản lý chặt chẽ du khách khi phát hiện trường hợp nghi ngờ, mắc bệnh.

- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, các đơn vị theo ngành dọc tại địa phương phối hợp với các ngành liên quan triển khai các giải pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 gây ra theo chức năng, nhiệm vụ của ngành và theo chỉ đạo của cấp thẩm quyền

8. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh

- Thực hiện nghiêm túc Văn bản số 335/LĐTBXH-VP ngày 28/01/2020 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra; Công điện số 01/CĐ-LĐTBXH ngày 02/02/2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 gây ra.

- Nắm rõ số lượng và cung cấp danh sách người lao động Việt Nam ở nước ngoài cho cơ quan y tế để thuận tiện trong công tác kiểm tra, kiểm soát, cách ly theo quy định.

- Phối hợp với các cơ sở y tế kiểm tra sức khỏe đối với lao động từ các vùng có dịch đến làm việc tại tỉnh (nếu có).

- Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh yêu cầu các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp chủ động khai báo tình hình lao động nước ngoài và các yếu tliên quan để tổng hợp.

9. Sở Giáo dục và Đào tạo, Trường Cao đẳng cộng đồng tỉnh, các Trường Trung cấp nghề trên địa bàn

- Chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc Công điện số 43/CĐ-BGDĐT ngày 28/01/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Kế hoạch số 51/KH-BGDĐT ngày 31/01/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra và dịch bệnh mùa Đông Xuân năm 2020; các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh Đắk Nông đã ban hành.

- Phối hợp với Sở Y tế, UBND các huyện, thành phố chđạo các cơ sở giáo dục:

+ Tuyên truyền cho học sinh, cán bộ, giáo viên và nhân viên về dịch bệnh, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

+ Phối hợp, hỗ trợ cơ quan y tế trong việc phun thuốc khử trùng tại các cơ sở giáo dục (nếu có); Tăng cường thường xuyên hành ngày về công tác vệ sinh trường, lớp học; nơi ở nội trú, bán trú của học sinh và các khu vệ sinh dùng chung; bảo đảm an toàn thực phẩm tại các bếp ăn bán trú, nội trú trong các cơ sở giáo dục; thường xuyên tẩy trùng các thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi trẻ em.

+ Phối hợp cơ quan y tế và gia đình học sinh để quản lý, theo dõi tình hình dịch bệnh, sức khỏe học sinh để xử lý kịp thời khi có các trường hợp nghi nhiễm bệnh trong cơ sở giáo dục.

+ Tạm dừng các hoạt động ngoại khóa, tập trung đông người trong các cơ sở giáo dục.

10. Sở Giao thông vận tải

Triển khai tốt các khuyến cáo phòng, chống dịch bệnh cho các chủ phương tiện vận tải, các hành khách thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Đặc biệt là Chỉ thị số 02/CT-BGTVT ngày 29/01/2020 của Bộ Giao thông vận tải về việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp.

11. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

- Chỉ đạo triển khai các hoạt động phòng chống dịch trong các đơn vị quân đội

- Đối với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp, hỗ trợ ngành Y tế và các đơn vị liên quan trong công tác kiểm soát dịch tại cửa khẩu Bu Prăng và Đắk Puer, chia sẻ thông tin về hành khách nhập cảnh với ngành y tế. Chỉ đạo việc cấm người qua lại tại các đường mòn, lối mở với Vương quốc Campuchia và kiểm soát chặt chẽ khách qua lại tại các cửa khẩu.

- Đối với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chủ trì, sẵn sàng phối hợp với Sở Y tế, Công an, các cơ quan chức năng của UBND tỉnh trong việc đón tiếp nhận công dân của tỉnh trở về từ vùng có dịch về Khu cách ly tập trung tại các huyện, thành phố và Khu cách ly tập trung của tỉnh (Khi quá tải ở tuyến dưới).

- Kiện toàn, củng cố các Tổ, Đội cơ động phòng chống dịch, các Đội cấp cứu, chuẩn bị sẵn sàng triển khai bệnh viện dã chiến truyền nhiễm trong trường hợp dịch bệnh lan rộng.

- Đảm bảo giữ vững chủ quyền lãnh thổ khi có các biến động xã hội xảy ra do dịch bệnh cấp độ 5.

12. Công an tỉnh

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh rà soát, lập danh sách người nước ngoài đang lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh (nếu có), đặc biệt người đến từ vùng có dịch. Thông báo danh sách thông tin cá nhân (chỗ ở, thời gian nhập cảnh, doanh nghiệp đang làm việc,...) cho Sở Y tế và UBND các huyện, thành phố để giám sát, phòng, chống dịch bệnh.

- Bảo đảm an ninh cho việc cách ly y tế bắt buộc các trường hợp mắc bệnh, nghi ngờ mắc bệnh; cung cấp thông tin về hành khách nhập cảnh cho ngành y tế.

- Tổ chức xác minh và xử lý nghiêm các trường hợp tung tin không đúng về tình hình dịch, gây hoang mang trong cộng đồng.

- Đảm bảo ổn định an ninh, trật tự xã hội khi dịch bệnh xảy ra ở cấp độ lớn, đặc biệt là cấp độ 4 và cấp độ 5 về dịch bệnh.

13. Ban dân tộc

- Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi ngành quản lý tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là các vùng có chung đường biên giới với Campuchia.

- Tổ chức việc truyền thông về phòng chống dịch bệnh COVID-19 bằng tiếng dân tộc trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan để giải quyết kịp thời nhng vấn đề mang tính đặc thù liên quan đến phong tục tập quán của đồng bào để thực hiện phòng chống dịch có hiệu quả.

14. Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành

Theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ giải pháp theo Kế hoạch này và các văn bản chỉ đạo của các Bộ, ngành trung ương. Thành viên Ban Chỉ đạo chủ động thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ được giao theo quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh.

15. Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh

- Xây dựng Kế hoạch của Hội tham gia vào phòng chống dịch bệnh. Huy động cán bộ, hội viên và tình nguyện viên tham gia phòng chống dịch tại cộng đồng.

- Khi dịch bệnh lan rộng trong cộng đồng: Huy cộng cán bộ và tình nguyện viên Hội tham gia hỗ trợ tâm lý; hỗ trợ giám sát, phát hiện và vận động các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh tại cộng đồng thực hiện biện pháp cách ly theo quy định; tham gia vận chuyển, cấp cứu, chăm sóc bệnh nhân tại nhà và hỗ trợ mai táng, hỏa táng tử thi; cung cấp, hỗ trợ lương thực và nước sạch, vệ sinh cho các hộ gia đình bị ảnh hưởng.

- Tổ chức các hoạt động truyền thông về phòng chống dịch bệnh tại cộng đồng cho người dân bằng nhiều hình thức

- Ra lời kêu gọi để vận động nguồn lực hỗ trợ nước uống, thực phẩm và hỗ trợ y tế khi dịch bệnh ở cấp độ lớn.

16. Các huyện ủy, Thành ủy, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Cấp ủy, chính quyền tập trung quyết liệt trong việc lãnh đạo, chỉ đạo đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trực tiếp, lãnh đạo chỉ đạo và chịu trách nhiệm về công tác phòng chống dịch.

- Triển khai công tác phòng, chống dịch COVID-19 là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể nhân dân khẩn trương thực hiện quyết liệt các biện pháp do Chính phủ, Bộ Y tế, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh đề ra, huy động toàn hệ thống chính trị, lực lượng vũ trang, toàn dân thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.

- Chỉ đạo các địa phương, các Ban, ngành, đoàn thể quyết liệt, sẵn sàng ứng phó với các tình huống phòng chống dịch, hạn chế thấp nhất tử vong; bảo đảm cung cấp đủ phương tiện, vật tư, thuốc, trang thiết bị, kinh phí cho các hoạt động phòng chống dịch.

- Chỉ đạo các cấp xây dựng Kế hoạch theo các cấp độ tại địa phương; chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất cho việc dự phòng, cách ly, điều trị; chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, thuốc men y tế, trang bị phòng hộ; bảo đảm kinh phí, nhân lực cho công tác phòng, chống dịch theo phương châm tại chỗ.

- Chuẩn bị tốt Khu cách ly tập trung của huyện, thành phố như: Đảm bảo ăn uống, sinh hoạt, y tế, an ninh, cơ sở vật chất: điện nước, trang thiết bị, thuốc, dụng cụ phòng hộ... và nắm biết được số lượng người lao động của tỉnh ở nước ngoài, để chủ động mở rộng Khu cách ly tập trung hoặc bố trí thêm cho phù hợp theo quy định.

- Đẩy mạnh công tác truyền thông để mọi người nhận thức rõ mức độ nguy hiểm, tác hại của dịch COVID-19; tăng cường công tác an ninh trên địa bàn, chú trọng công tác quản lý lưu trú, sớm phát hiện những người đã từng ở và đi qua vùng dịch để đưa vào theo dõi, cách ly, giám sát theo quy định.

- Thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn do Chủ tịch UBND huyện, thành phố làm Trưởng ban.

- Chỉ đạo các đơn vị y tế, các cơ quan liên quan trên địa bàn giám sát chặt chẽ các trường hợp tại cộng đồng có biểu hiện nghi ngờ bệnh viêm đường hô hấp cấp chưa rõ nguyên nhân; đặc biệt là khách du lịch, người đi thăm thân trở về từ quốc gia đang có dịch hoặc có tiếp xúc với đối tượng này trong vòng 14 ngày để có biện pháp sàng lọc, xác định và quản lý chặt chẽ tình trạng sức khỏe của người dân.

- Phối hợp với Sở Y tế để triển khai các biện pháp cụ thể phù hợp với tình hình thực tiễn của tng địa phương, nhất là khi xảy ra các tình huống.

- Các địa phương có cửa khẩu (Đắk Mil, Tuy Đức) chủ động phối hợp với các ngành chức năng làm nhiệm vụ tại các cửa khẩu tăng cường quản lý, thực hiện kim tra nghiêm ngặt thân nhiệt đi với tt cả khách du lịch, người nhập cảnh qua biên giới. Đối với cư dân biên giới hàng ngày sử dụng giấy thông hành qua lại cửa khẩu để sản xuất, kinh doanh, thăm thân, khám chữa bệnh,... phải được kiểm soát chặt chẽ và thực hiện quy trình kiểm tra thân nhiệt bắt buộc.

- Các huyện có các khu công nghiệp như Đắk R’Lấp, Đắk Mil, Cư Jút,... (nơi có người lao động, chuyên gia đang làm việc tại các khu công nghiệp là người Trung Quốc hoặc từ quốc gia có dịch) chủ động, phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thực hiện quy trình kiểm soát y tế chặt chẽ.

VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Đối với SY tế

- Trước mắt sử dụng nguồn kinh phí hoạt động phòng chống dịch bệnh năm 2020 để triển khai thực hiện.

- Kinh phí bổ sung giao Sở Y tế có kế hoạch dự toán và làm việc Sở Tài chính trình UBND tỉnh.

2. Đối với UBND huyện, thành phố và các Sở, ban, ngành, đơn vị

- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện theo các nhiệm vụ được phân công.

- UBND huyện, thành phố và các cơ quan đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động lập dự toán kinh phí gửi về về Sở Tài chính để thẩm định, tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét bố trí trên tinh thần tiết kiệm, hiệu quả.

Trên đây là Kế hoạch đáp ứng với từng cấp độ dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Kế hoạch này có thể được cập nhật và điều chỉnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế cho phù hợp với quá trình triển khai công tác phòng chống dịch bệnh thực tế tại địa phương và căn cứ nội dung Kế hoạch này UBND huyện, thành phố và các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan xây dựng lại kế hoạch cụ thể tổ chức thực hiện cho phù hợp.

Giao Sở Y tế chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đc việc triển khai thực hiện; Tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan có thẩm quyền theo quy định./.



[1] Hàn Quốc: 5.621 trường hợp (tử vong 33 trường hợp); Cruise Ship: 706 trường hợp (tử vong 06 trường hợp); Ý: 2502 trường hợp (tử vong 79 trường hợp); Iran: 2336 trường hợp (tử vong 77 trường hợp); Nhật Bn: 299 trường hợp (tử vong 06 trường hợp); Pháp: 212 trường hợp (tử vong: 04 trường hợp); Đức: 240 trường hợp; Tây Ban Nha: 161 (tử vong: 01 trường hợp); Mỹ: 128 trường hợp (tvong: 09 trường hợp); Singapo: 110 trường hợp; Hng Kông: 101 trường hợp (tử vong: 02 trường hợp); Thụy Sỹ: 59 trường hợp; Kwait: 56 trường hợp; Anh: 53 trường hợp; Malaysia: 50 trường hợp; Bahrain: 49 trường hợp; Thái Lan: 43 trường hợp (tử vong: 01 trường hợp); Đài Loan: 42 trường hợp (tử vong: 01 trường hợp); ÚC: 41 trường hợp (tử vong: 01 trường hợp); Na Uy: 33 trường hợp; Canada: 33 trường hợp; Iraq: 32 trường hợp; Thụy điển: 32 trường hợp; n Độ: 28 trường hợp; Áo: 24 trường hợp; Hà Lan: 23 trường hợp; Các tiểu vương quốc rập thống nhất: 21 trường hợp; Việt Nam: 16 trường hợp; Israel: 15 trường hợp; Iceland: 14 trường hợp; Li Băng: 13 trường hợp; Bỉ: 13 trường hợp; Oman: 12 trường hợp; Ma Cao (TQ): 10 trường hợp; Đan Mạch: 10 trường hợp; Croattia: 8 trường hợp; Sanmario: 08 (tử vong: 01 trường hợp); Hy Lạp: 07 trường hợp; Quata: 07 trường hợp; Phần Lan: 07 trường hợp; Ecuador: 07 trường hợp; Belarus: 06 trường hợp; Algeria: 05 trường hợp; Mexico: 05 trường hợp; Pakistan: 05 trường hợp; Séc: 05 trường hợp; Romania: 04 trường hợp; Philippines: 03 trường hợp (tử vong: 01 trường hợp); Nga: 03 trường hợp; Azerbaijan: 03 trường hợp; Georgia: 03 trường hợp; New Zealand: 02 trường hợp; Ai Cập: 02 trường hợp; Brazil: 02 trường hợp; Indonesia: 02 trường hợp; Bồ Đào Nha: 02 trường hợp; Nepal: 01 trường hợp; Campuchia: 01 trường hợp; Sri Lanka: 01 trường hợp; Afghanistan: 01 trường hợp; Bắc Macedonia: 01 trường hợp; Estonia: 01 trường hợp; Nigeria: 01 trường hợp; Lithuania: 01 trường hợp; Monaco: 01 trường hợp; Luxembourg: 01 trường hợp; Ireland: 01 trường hợp; Dominican: 01 trường hợp; Armenia: 01 trường hợp; Andorra: 01 trường hợp; Jordan: 01 trường hợp; Tunisia: 01 trường hợp; Saudi Arabia: 01 trường hợp; Senegal Latvia: 01 trường hợp; Morocco: 01 trường hợp; Ukraina: 01 trường hợp; Argentina: 01 trường hợp; Chile: 01 trường hợp; Liechtenstein: 01 trường hợp; Poland: 01 trường hợp.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 322/QĐ-UBND ngày 09/03/2020 về Kế hoạch đáp ứng với từng cấp độ dịch bệnh Covid -19 tỉnh Đắk Nông

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


930

DMCA.com Protection Status
IP: 18.222.67.8
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!