BỘ Y TẾ
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3133/QĐ-BYT
|
Hà Nội, ngày 17
tháng 7 năm 2020
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC BAN HÀNH TÀI LIỆU “HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC VÀ HỖ TRỢ Y TẾ CHO NGƯỜI BỊ XÂM HẠI
TÌNH DỤC”
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày
20/6/2017 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ
- Trẻ em, Bộ Y tế,
QUYẾT ĐỊNH
Điều
1.
Ban hành kèm theo Quyết định này “Hướng dẫn chăm sóc và
hỗ trợ y tế cho người bị xâm hại tình dục”.
Điều
2.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.
Điều
3.
Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà
mẹ - Trẻ em, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Chánh thanh tra Bộ và các
Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng cục trưởng của Bộ Y tế; Giám đốc các Viện, Bệnh
viện trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc các Học viện, Hiệu trưởng các trường Đại học
có đào tạo nhân lực y tế; Thủ trưởng Y tế ngành; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các đ/c Thứ trưởng (để biết);
- Website Bộ Y tế;
- Cổng TTĐT BYT (để đăng tải)
- Lưu: VT, BMTE.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Trường Sơn
|
HƯỚNG
DẪN
CHĂM SÓC VÀ HỖ TRỢ Y TẾ CHO NGƯỜI BỊ XÂM HẠI
TÌNH DỤC
(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-BYT ngày tháng năm 2020)
MỤC LỤC
Từ viết tắt
I. Giới thiệu
1. Đặt vấn đề
2. Khái niệm, thuật ngữ
II. Nguyên tắc chăm
sóc, hỗ trợ y tế cho người bị xâm hại tình dục
III. Chăm sóc y tế
cho người bị xâm hại tình dục
1. Tiếp nhận, sàng
lọc trường hợp nghi bị xâm hại tình dục
2. Hỏi thông tin và
thăm khám
3. Xử trí
4. Tư vấn về việc báo
cáo trường hợp bị xâm hại tình dục và giám định
5. Chăm sóc tiếp theo
IV. Chăm sóc y tế cho
một số nhóm đặc thù bị xâm hại tình dục
1. Chăm sóc đối với
trẻ em
2. Chăm sóc đối với
phụ nữ cao tuổi
3. Chăm sóc đối với
người khuyết tật
4. Chăm sóc đối với
nam giới
5. Chăm sóc đối với
người đồng tính, song tính, chuyển giới
V. Báo cáo về xâm hại
tình dục
1. Báo cáo trong hệ
thống y tế
2. Báo cáo cơ quan
chức năng
Phần Phụ lục
Phụ
lục 1a.
Một số khái niệm về bạo lực và bạo lực tình dục
Phụ
lục 1b.
Một số thuật ngữ liên quan đến xâm hại tình dục
Phụ
lục 1c.
Một số khái niệm về đa dạng giới tính, giới và xu hướng tình dục
Phụ
lục 2.
Mẫu phiếu đồng ý thăm khám
Phụ
lục 3.
Cơ sở kết nối và chuyển gửi
Phụ
lục 4.1.
Mẫu giấy xác nhận khám và điều trị dành cho khách hàng
Phụ
lục 4.2.
Mẫu giấy xác nhận khám và điều trị cho cán bộ y tế
Phụ
lục 5.
Mẫu thống kê, báo cáo các trường hợp nghi bị xâm hại tình dục
Phụ
lục 6.
Quy định về giám định tư pháp đối với các trường hợp bị hiếp dâm
TỪ
VIẾT TẮT
ADN Axit
Desoxyribonucleic
AIDS Hội
chứng suy giảm miễn dịch mắc phải
HIV Vi
rút gây suy giảm miễn dịch ở người
LHQ Liên
hiệp quốc
LTQĐTD Lây
truyền qua đường tình dục
PEP Thuốc
dự phòng sau phơi nhiễm
UNFPA Quỹ
dân số Liên hiệp quốc
VCT Tư
vấn và xét nghiệm tự nguyện (HIV)
WHO Tổ
chức Y tế Thế giới
XHTD Xâm
hại tình dục
I.
GIỚI THIỆU
1.
Đặt vấn đề
Xâm hại tình dục
(XHTD) đặc biệt với phụ nữ và trẻ em gái đang có chiều hướng gia tăng một cách
đáng lo ngại ở Việt Nam. Khảo sát năm 2014 với 2000 phụ nữ ở Hà Nội và thành
phố Hồ Chí Minh cho thấy 87% trong số này đã từng bị quấy rối tình dục ở nơi
công cộng. Trong một nghiên cứu tại 30 trường học ở Hà Nội, 31% học sinh nữ cho
biết đã từng bị quấy rối tình dục ở nơi công cộng và trên các phương tiện giao
thông công cộng và 11% từng bị xâm hại, quấy rối tình dục. Trong nhóm phụ nữ
khuyết tật, cứ 10 người thì 4 người bị XHTD với các hình thức khác nhau. Mỗi
năm cả nước có trên 1200 trẻ em báo cáo bị XHTD. Theo báo cáo của Tòa án Nhân
dân Tối cao, trong 5 năm từ 2013-2018, tòa tiếp nhận 8254 vụ XHTD trẻ em.
Nghiên cứu quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ năm 2010 cho thấy gần 58% phụ nữ
được phỏng vấn cho biết đã từng bị bạo lực thể xác, tình dục hoặc/và tinh thần
bởi chồng hay bạn tình lâu dài; 10% phụ nữ bị bạo lực thể xác hoặc tình dục bởi
người khác ngoài chồng từ năm 15 tuổi.
XHTD thường để lại
các hệ quả nghiêm trọng trước mắt và lâu dài về sức khỏe thể chất, tinh thần và
xã hội, thậm chí là mất đi tính mạng. Do vậy, hệ thống y tế có vai trò quan
trọng trong việc giúp giảm thiểu các hệ quả này. Bên cạnh đó, việc được thăm
khám kịp thời và đầy đủ còn giúp tăng khả năng thu thập chứng cứ pháp lý, giúp
đem lại công lý cho người bị XHTD và gia đình họ và dự phòng tác hại cho xã
hội.
2.
Khái niệm và thuật ngữ
Xâm hại tình dục là
việc thực hiện các hành vi tình dục không có sự đồng thuận của nạn nhân. Xâm
hại tình dục bao gồm: hiếp dâm (xâm nhập âm đạo, hậu môn hay miệng) bao gồm cả
hiếp dâm không thành, các đụng chạm cố ý có tính chất tình dục vào bất kì bộ
phận nào của cơ thế của một người, kể cả qua quần áo, sử dụng bộ phận sinh dục,
sử dụng tay hay bất kì bộ phận nào khác của cơ thể hay vật dụng mà không có sự
đồng thuận của người đó. Xâm hại tình dục cũng bao gồm việc cố quan hệ tình dục
hay có các đụng chạm mang tính dâm dục khi nạn nhân không thể phản đối hay
không ý thức được hành vi xâm hại do tuổi, do tình trạng tâm thần, do rượu,
thuốc hay các chất khác.
Nghị quyết số
06/2019/NQ-HĐTP ngày 1 tháng 10 năm 2019 của Hội đồng Thẩm phán, Tòa án Nhân
dân Tối cao định nghĩa xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi như sau “Xâm hại
tình dục là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ người
dưới 16 tuổi tham gia vào các hành vị liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm,
giao cấu, dâm ô với người dưới 16 tuổi và sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục
đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức (ví dụ: hoạt động xâm hại tình dục
được thực hiện do đồng thuận với người dưới 13 tuổi); do cưỡng bức, do hứa hẹn
các lợi ích vật chất (tiền, tài sản) hay các lợi ích phi vật chất (ví dụ: cho điểm
cao, đánh giá tốt, tạo cơ hội tiến bộ…).
Nghị quyết này cũng
qui định cụ thể các khái niệm: giao cấu, dâm ô, hành vi quan hệ tình dục khác,
khiêu dâm, tình trạng không thể tự vệ, v.v (phụ lục
1b).
II.
NGUYÊN TẮC CHĂM SÓC, HỖ TRỢ Y TẾ CHO NGƯỜI BỊ XÂM HẠI TÌNH DỤC
1. Chăm sóc y tế cho
người bị XHTD ưu tiên trước hết vào các vấn đề sức khỏe của người bị hại.
2. Thu thập bằng
chứng pháp y là ưu tiên thứ hai trừ trường hợp người bị hại được chuyển đến
theo yêu cầu của cơ quan giám định.
3. Bảo mật thông tin:
cơ sở y tế và cán bộ y tế liên quan có trách nhiệm đảm bảo bí mật các thông tin
liên quan đến vụ việc và cá nhân người bị xâm hại hay gia đình của họ. Chỉ khi
có yêu cầu từ cơ quan có thẩm quyền, cơ sở y tế mới được chia sẻ thông tin chi tiết
về trường hợp bị XHTD
4. Tôn trọng quyền
của người bị XHTD, các dịch vụ cung cấp dựa trên nhu cầu và sự đồng thuận của
người bị XHTD hoặc người bảo hộ khi người bị hại chưa đủ 18 tuổi.
5. Việc cung cấp dịch
vụ y tế cho người bị XHTD được lồng ghép vào dịch vụ hiện có. Bên cạnh các qui
định chung về cơ sở vật chất do ngành y tế qui định, cơ sở y tế khi cung cấp
dịch vụ cho người bị XHTD cần đảm bảo tính riêng tư, kín đáo, bảo mật thông
tin; môi trường thân thiện, không phán xét, không đổ lỗi.
III.
CHĂM SÓC Y TẾ CHO NGƯỜI NGHI BỊ XHTD
1.
Tiếp nhận, sàng lọc trường hợp nghi bị XHTD
1.1. Tiếp nhận
- Khi tiếp nhận một
trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ, cán bộ y tế cần sàng lọc để phát hiện nạn nhân
bị xâm hại tình dục. Nếu người bệnh là nữ, cần bố trí cán bộ y tế nữ cùng tham
gia thăm khám hoặc chứng kiến.
- Nếu người bệnh
hoảng sợ, kích động hoặc lo lắng, trầm cảm, để bệnh nhân nghỉ đến khi bình tĩnh
hơn mới bắt đầu việc hỏi và ghi chép thông tin. Với trường hợp người khuyết
tật, bố trí người có khả năng giao tiếp, làm việc với người khuyết tật để giúp
hỏi chuyện và thu thập thông tin nếu có điều kiện.
- Cho người bệnh và
người nhà biết: mọi thông tin về kết quả khám bệnh sẽ được bảo mật trừ khi có
yêu cầu từ cơ quan chức năng hoặc nạn nhân quyết định sử dụng để trình báo,
khiếu kiện.
1.2. Sàng lọc trường
hợp nghi bị XHTD
Nghi ngờ một người bị
XHTD khi thấy có những dấu hiệu dưới đây:
- Chảy máu, vết bầm
tím, tổn thương ở cơ quan sinh dục nghi do chấn thương;
- Yêu cầu khám cơ
quan sinh dục mà không có lý giải rõ ràng;
- Người bệnh trong tình
trạng hoảng loạn, lo sợ;
- Đến cơ sở y tế vào
thời điểm thường xảy ra với các trường hợp cấp cứu (ví dụ: ban đêm) trong khi
các dấu hiệu lâm sàng sơ bộ không ở mức cấp cứu;
- Người đến khám
hoặc/và người đưa đến khám (trường hợp trẻ em) có biểu hiện bất thường, che
giấu danh tính, nơi ở hay không nói rõ mối quan hệ với người nghi bị hại.
1.3. Thông báo
Khi nghi ngờ trường
hợp bị XHTD, cán bộ y tế báo cáo lãnh đạo khoa tiếp nhận người bệnh trực tiếp
thăm khám. Trường hợp người bị hại đến trong giờ trực, mời trưởng kíp trực thăm
khám.
2.
Hỏi thông tin và thăm khám
2.1. Hỏi thông tin
- Cán bộ y tế cần hỏi
đầy đủ sự việc đã xảy ra và tiền sử bị xâm hại;
- Nếu sự việc mới xảy
ra, hỏi người bị hại đã tắm, tiểu tiện, đại tiện, nôn, sử dụng dung dịch rửa vệ
sinh hay thay quần áo kể từ sau sự việc đó hay chưa. Những việc này có thể ảnh
hưởng đến chứng cứ pháp y. Khuyến khích bệnh nhân cố gắng nhớ và lưu lại những
vật phẩm có thể lưu lại dấu tích của thủ phạm (tóc, tinh dịch, máu…) như quần
áo, đồ lót hoặc các đồ vật khác để kịp thời thu thập bằng chứng.
2.2. Khám thực thể
- Người bị XHTD cần
được thăm khám toàn diện để không bỏ sót tổn thương thể chất, tinh thần và tình
dục;
- Giải thích và cho
người bị XHTD hoặc người giám hộ hợp pháp ký Phiếu đồng ý thăm khám (Phụ lục 2).
2.2.1. Khám thực thể
toàn thân
- Khám các dấu hiệu
sinh tồn: mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở; tình trạng tinh thần của người bị
hại;
- Khám các bộ phận cơ
thể liên quan để tìm tổn thương như ngực, mông, lưng, hai đầu gối, miệng, lưỡi,
họng, v.v… Tìm kiếm các dấu hiệu có thể là hậu quả của xâm hại như: các mảng
tóc bị đứt/giật trên đầu; vết rách ở tai; vết lằn/dấu tay trên cổ; vết trầy
xước, rách, thâm tím, tụ máu, xuất huyết ở mắt, da; vết cào, cắn, dấu hiệu
khống chế trên cổ tay, gẵy xương, áp-xe, rò, điếc v.v…);
- Phát hiện các dấu
vết bất thường, dị vật trên cơ thể và quần áo của người bị hại như máu, nước
bọt, tinh dịch, tóc, lông, v.v…
2.2.2. Khám sinh dục,
hậu môn và trực tràng
Khám sinh dục:
Kiểm tra một cách hệ
thống theo thứ tự: mu, mặt trong bẹn, tầng sinh môn, âm hộ, âm vật, lỗ niệu
đạo, âm đạo, màng trinh, âm đạo:
+ Quan sát các vết
sẹo do sinh đẻ hoặc phẫu thuật; tìm các dấu hiệu thương tổn (các vết thâm tím,
vết xước, trầy da hoặc rách…), dấu hiệu nhiễm trùng (vết loét, dịch mủ hay các
mụn rộp…) ở bộ phận sinh dục.
+ Kiểm tra các thương
tổn ở âm đạo và màng trinh: tìm vết rách, rách cũ hay rách mới; màng trinh và
âm đạo có bị giãn không; các vết thương đang lành ở bộ phận sinh dục và/hoặc
các vết sẹo mới
+ Nếu có xảy ra việc
thâm nhập của dương vật vào âm đạo: kiểm tra cổ tử cung, túi cùng sau tử cung,
và niêm mạc âm đạo tìm dấu vết của sang chấn, chảy máu hoặc nhiễm trùng.
+ Khám bằng hai tay
để kiểm tra cổ tử cung, tử cung và phần phụ nhằm tìm kiếm các dấu hiệu đau do
sang chấn vùng bụng, mang thai hoặc nhiễm trùng.
+ Kiểm tra các dấu
hiệu mang thai
+ Thu thập mẫu bệnh
phẩm ở tầng sinh môn, âm hộ, âm đạo, cổ tử cung để xét nghiệm tìm tinh trùng,
tế bào lạ. Có thể mời cán bộ chuyên khoa xét nghiệm đã được đào tạo lấy mẫu
bệnh phẩm hoặc chuyển đến cơ sở có đủ năng lực để lấy mẫu và xét nghiệm.
Khám hậu môn, trực
tràng:
+ Tùy theo thông tin
của người bị hại, tiến hành thăm khám hậu môn, trực tràng tìm dấu hiệu sang
chấn như vết bầm tím, vết sẹo, vết nứt, rách hoặc rò trực tràng-âm đạo, chảy
máu, chảy dịch, xem độ chắc của cơ vòng hậu môn. Thu thập mẫu bệnh phẩm từ trực
tràng hoặc chuyển đến cơ sở có đủ năng lực để lấy mấu và xét nghiệm.
+ Nếu có chảy máu,
đau hoặc nghi ngờ có dị vật trong trực tràng chuyển người bị hại tới cơ sở
chuyên khoa để xử trí cầm máu và lấy dị vật.
Lưu ý:
+ Nếu vụ việc đã xảy
ra hơn một tuần trước đó và nếu người bị hại không có vết thâm tím, vết rách,
vết loét, chảy dịch, chảy máu hoặc không kêu đau, có nghĩa là có rất ít chỉ báo
cho việc cần khám tiểu khung.
+ Không loại trừ XHTD
khi không phát hiện được thương tổn vì ngay cả khi việc thăm khám cơ quan sinh
dục được thực hiện trong vòng 72 giờ sau khi vụ hiếp dâm xảy ra, việc thăm khám
chỉ xác định được tổn thương thực thể trong khoảng gần 50% trường hợp.
2.3. Đánh giá nguy cơ
mang thai và bệnh LTQĐTD
+ Hỏi việc sử dụng
bao cao su, thuốc tránh thai và ngày có kinh gần nhất
+ Hỏi các dấu hiệu
chảy mủ/máu dịch âm đạo, hậu môn
+ Khám tìm các vết
trợt, loét ở cơ quan sinh dục hay niêm mạc miệng
2.4. Cận lâm sàng
Các xét nghiệm và
thăm dò cận lâm sàng có thể tiến hành:
- Lấy mẫu bệnh phẩm ở
dịch âm đạo, hậu môn, miệng để xét nghiệm tìm dấu vết tinh trùng, tế bào lạ
(khi nghi ngờ là xâm hại tình dục có xâm nhập); Nếu cơ sở không đủ điều kiện,
chuyển gửi người bệnh đến cơ sở y tế có năng lực thực hiện xét nghiệm.
- Xét nghiệm sàng lọc
nhiễm trùng LTQĐTD như giang mai, lậu, trùng roi, Chlamydia, HIV. Lưu ý: Xét
nghiệm HIV chỉ làm khi người bệnh tự nguyện và sau khi đã được tư vấn.
- Xét nghiệm máu hoặc
nước tiểu tìm độc tố nếu nghi ngờ người bệnh bị ép buộc dùng ma tuý, chất kích
thích hay thuốc.
- X-quang hoặc siêu
âm nếu nghi ngờ gẫy xương; sang chấn bụng, ngực v.v…
- Xét nghiệm nước
tiểu khi người bệnh có đái buốt, đái rắt, đái ra mủ, máu v.v.,
- Phát hiện có thai
bằng phương pháp xét nghiệm định lượng hCG, siêu âm nếu có nguy cơ mang thai.
Lưu ý không dùng test thử thai nhanh.
- Cấy bệnh phẩm nếu
có chỉ định.
Lưu ý:
+ Cán bộ y tế cần tư
vấn cho nạn nhân và người nhà về các xét nghiệm tìm dấu vết tinh trùng, tế bào
lạ hay tìm độc tố. Đây là các xét nghiệm không thuộc xét nghiệm thường qui do
vậy nạn nhân sẽ phải tự chi trả.
+ Kết quả các xét
nghiệm này có thể không được cơ quan điều tra chấp nhận. Tư vấn nạn nhân và
người nhà báo cáo cơ quan chức năng để làm giám định chính thức vì khi đó các
xét nghiệm này sẽ được thực hiện miễn phí.
2.5. Ghi chép thông
tin
- Ghi chép kết quả
hỏi bệnh, thăm khám và những thông tin liên quan vào hồ sơ bệnh án. Trường hợp
người bệnh ngoại trú, ghi vào Giấy xác nhận khám chữa bệnh dành cho khách hàng (Phụ lục 4.1) và Giấy xác nhận khám chữa bệnh
dành cho cán bộ y tế (Phụ lục 4.2).
- Đảm bảo ghi chép
đầy đủ, trung thực về tình trạng người bệnh: toàn trạng; tinh thần; loại, kích
thước, màu sắc, hình dáng, vị trí của các tổn thương, các dấu vết bất thường,
các dị vật quan sát được. Vẽ phác tổng thể người hoặc từng bộ phận để đánh dấu
vị trí tổn thương hoặc đánh dấu trên lược đồ giải phẫu in sẵn.
- Giấy xác nhận khám
chữa bệnh dành cho khách hàng được cấp cho tất cả các trường hợp người bị hay
nghi bị XHTD đến thăm khám tại cơ sở y tế.
- Cơ sở y tế lưu một
bản gốc của Giấy xác nhận khám chữa bệnh dành cho khách hàng và Giấy xác nhận
khám chữa bệnh dành cho cán bộ y tế.
Lưu ý:
+ Vì nhiều lý do,
người bị XHTD và gia đình không muốn hoặc không thể tố cáo sự việc ra cơ quan
pháp luật ngay, thậm chí có thể trì hoãn tới vài năm. Việc ghi chép chi tiết
thông tin hỏi, khám và cấp Giấy chứng nhận khám chữa bệnh cho khách hàng là rất
quan trọng vì đây có thể là cơ sở duy nhất giúp nạn nhân tố cáo thủ phạm.
+ Giấy xác nhận khám
chữa bệnh dành cho khách hàng phải được cán bộ y tế trao tận tay cho khách hàng
để tránh trường hợp giấy vô tình được giao cho người gây XHTD.
3.
Xử trí
3.1. Điều trị tổn
thương thực thể
- Xử trí các vết
thương, cố định xương gẫy, chống nhiễm trùng, cầm máu, chống phù nề… tùy theo
tình trạng thương tích của nạn nhân;
- Chuyển người bị
XHTD đến cơ sở khác hoặc chuyển tuyến trên khi tổn thương vượt quá năng lực xử
trí của cơ sở.
3.2. Dự phòng mang
thai và điều trị dự phòng các bệnh LTQĐTD
- Khi nghi ngờ nguy
cơ mang thai, cho người bị XHTD dùng thuốc tránh thai khẩn cấp phòng mang thai
ngoài ý muốn;
- Điều trị dự phòng
các viêm nhiễm LTQĐTD như lậu, giang mai, chlamydia, trùng roi nếu có chỉ định.
Chọn phương án điều trị ngắn nhất, dễ dùng nhất. Lưu ý việc sử dụng kháng sinh
ở phụ nữ đang mang thai;
- Điều trị dự phòng
lây nhiễm HIV cho những người có nguy cơ: Chuyển gửi người bị XHTD đến cơ sở có
chuyên môn phù hợp.
3.3. Chăm sóc sức
khỏe tâm thần và hỗ trợ toàn diện
- Trường hợp người bị
XHTD có những dấu hiệu bất thường về tinh thần như kích động, trầm cảm… gây ảnh
hưởng đến sức khỏe, chuyển gửi người bệnh đến cơ sở chuyên khoa tâm thần để
được điều trị thích hợp;
- THẬN TRỌNG khi
sử dụng các loại thuốc an thần nếu không có bác sĩ chuyên khoa. Việc sử dụng
các loại thuốc an thần có thể nhanh chóng dẫn đến lệ thuộc thuốc, nhất là trong
nhóm người bệnh có sang chấn nặng;
- Kết nối người bị
XHTD với cán bộ làm công tác tư vấn hoặc công tác xã hội của bệnh viện để được
tư vấn, hỗ trợ về tâm lý và cuộc sống; chuyển gửi tới cơ sở tư vấn về bạo lực
giới và bạo lực tình dục tại địa phương nếu có, hoặc các dịch vụ hỗ trợ khác
trong trường hợp cần thiết (Phụ lục 3. Cơ sở kết
nối và chuyển gửi).
4.
Tư vấn về việc báo cáo trường hợp bị XHTD và giám định
- Trường hợp người bị
XHTD hoặc người giám hộ có mong muốn tố cáo, cán bộ y tế tư vấn để họ thực hiện
quy trình báo cáo cơ quan chức năng, xin trưng cầu giám định càng sớm càng tốt
để tăng khả năng thu được bằng chứng phục vụ việc điều tra, tố tụng. Việc giám
định được thực hiện bởi cơ quan chuyên môn có chức năng nên kết quả giám định
có thể chuẩn xác hơn và đầy đủ hơn so với việc thăm khám ở các cơ quan không có
chức năng giám định.
- Trường hợp gia
đình, người thân, người giám hộ hoặc bản thân người bị XHTD không nghi
ngờ/không biết bị XHTD, cán bộ y tế cần đưa ra những nghi vấn mang tính chuyên
môn để thảo luận với gia đình hoặc bản thân người bị XHTD nhằm xác định vấn đề
và khuyến khích họ trình báo.
- Cán bộ y tế khuyến
khích các trường hợp bị XHTD báo cáo cơ quan chức năng, đề nghị giám định càng
sớm càng tốt để tăng khả năng thu được bằng chứng phục vụ việc điều tra, tố
tụng.
Tư vấn lưu giữ vật
phẩm hỗ trợ giám định
- Trong trường hợp
người bệnh và người nhà quyết định không báo cáo cơ quan chức năng mà cán bộ y
tế phát hiện các vật phẩm có thể là chứng cứ của XHTD, cán bộ y tế tư vấn người
bệnh và người nhà giữ lại các vật phẩm để hỗ trợ cho giám định và tố cáo về
sau.
- Cán bộ y tế cần
giải thích rõ:
+ Đây có thể là các
chứng cứ quan trọng giúp tố cáo thủ phạm
+ Các vật phẩm cần
được lưu giữ theo các quy định chuyên ngành. Việc tự lưu giữ trong điều kiện
không đảm bảo có thể làm mất giá trị pháp y của các vật phẩm.
+ Việc xử lí các vật
phẩm này bởi các cơ quan chuyên ngành càng sớm càng có nhiều cơ hội tố cáo.
- Các vật phẩm hỗ trợ
giám định có thể bao gồm:
+ Quần áo bị rách
hoặc có vết bám;
+ Tóc/lông, vật phẩm
lạ (đất, lá, cỏ…) trên quần áo hoặc cơ thể của người bị hại;
+ Bao cao su.
5.
Chăm sóc tiếp theo
- Người bị XHTD có
thể chỉ đến cơ sở y tế một lần duy nhất, do họ không thể hoặc không muốn quay
lại. Vì vậy, cán bộ y tế cần cố gắng cung cấp tối đa các dịch vụ chăm sóc ngay
trong lần khám đầu tiên.
- Hẹn khám lại để
đánh giá về tình trạng sức khỏe, mang thai và nhiễm trùng LTQĐTD, kể cả HIV;
hoặc bất kỳ lúc nào nếu có câu hỏi hoặc có vấn đề gì về sức khoẻ.
- Tư vấn, chuyển gửi
đến cơ sở chăm sóc phù hợp nếu cần thiết
IV.
CHĂM SÓC Y TẾ CHO MỘT SỐ NHÓM ĐẶC THÙ NGHI BỊ XHTD
1.
Chăm sóc đối với trẻ em
1.1. Nguyên tắc chung
- Ưu tiên xử trí các
cấp cứu.
- Người bị hại là vị
thành niên từ đủ 16 tuổi cho đến dưới 18 tuổi có thể tự ký Mẫu phiếu đồng ý
thăm khám. Với trẻ em (dưới 16 tuổi), phải có cha/mẹ hoặc người giám hộ thay
mặt cho trẻ ký Mẫu phiếu đồng ý thăm khám (Phụ lục 2)
để thu thập chứng cứ pháp y, trừ phi chính người này là nghi phạm XHTD trẻ.
Trong trường hợp này, một đại diện của cơ quan công an, tổ chức hỗ trợ cộng
đồng hoặc toà án có thể đại diện ký Mẫu phiếu. Không thăm khám nếu trẻ không
đồng ý, trừ khi việc thăm khám là cần thiết để chăm sóc y tế.
- Cố gắng bố trí cán
bộ y tế thăm khám là người cùng giới với trẻ. Trong trường hợp là trẻ em gái,
cán bộ y tế phải là nữ.
- Tạo môi trường
riêng tư, kín đáo, an toàn. Lưu ý khi quyết định những người cần có mặt trong
lúc hỏi bệnh và khám cho người bị XHTD (rất có thể nghi phạm chính là một người
thân trong gia đình trẻ).
- Giữ thái độ thân
thiện; kiên nhẫn, tôn trọng ý kiến của trẻ, dùng các kỹ năng phù hợp với lứa
tuổi của trẻ, không phán xét, không đổ lỗi.
1.2. Những nội dung
cần lưu ý khi thăm khám, xử trí y tế đối với trẻ nghi bị XHTD
1.2.1. Tiếp nhận,
sàng lọc
Các dấu hiệu nghi ngờ
XHTD trẻ em bao gồm:
+ Bộ phận sinh dục
sưng, đau, có vết xước, chảy máu, có các vết bầm tím;
+ Có viêm nhiễm, chảy
dịch ở cơ quan sinh dục;
+ Mắc các bệnh nhiễm
trùng lây truyền qua đường tình dục;
+ Có các biểu hiện
bất thường về tâm lý như lầm lì, ít nói, hay có ác mộng, đái dầm (khi không ở
tuổi còn các hành vi này), hoảng sợ, không muốn ở một mình, từ chối cởi quần áo
để tắm;
+ Có các hành vi tình
dục bất thường không phù hợp lứa tuổi như phô bày bộ phận sinh dục ở chỗ không
riêng tư, sờ hay kích thích bộ phận sinh dục thường xuyên, đòi xem tranh ảnh,
phim khiêu dâm, vv…
1.2.2. Hỏi thông tin
và thăm khám
Hỏi thông tin
XHTD trẻ em thường có
xu hướng lặp lại, do vậy cần khai thác các thông tin về an toàn của trẻ và nguy
cơ tiếp tục bị xâm hại:
- Trẻ có nơi trú ngụ
an toàn không? (hoàn cảnh gia đình, những người trẻ đang sống chung…)
- Vụ XHTD được phát
hiện trong hoàn cảnh nào; ai có thể là người xâm hại và liệu người này có tiếp
tục là mối nguy hiểm cho trẻ?
- Việc này đã xảy ra
bao nhiêu lần và lần cuối cùng là khi nào, còn nguy cơ tiếp tục bị xâm hại
không?
- Liệu có trẻ em nào
khác trong gia đình cũng có nguy cơ này không?
Thăm khám
Tuân thủ nguyên tắc,
quy trình như khám cho người lớn và lưu ý:
- Ghi lại cân nặng,
chiều cao, tuổi dậy thì của trẻ, kinh nguyệt để đánh giá nguy cơ mang thai
- Tất cả trẻ gái và
trai đều cần được khám vùng hậu môn và bộ phận sinh dục.
- Với trẻ gái, không
nên tiến hành khám bằng soi đầu dò (hoặc đưa ngón tay vào âm đạo để đánh giá
kích cỡ), không dùng mỏ vịt để tránh gây đau và tổn thương. Có thể dùng mỏ vịt
khi nghi ngờ có thương tổn âm đạo do hậu quả của xâm nhập và có chảy máu bên
trong (ở trẻ gái chưa dậy thì cần phải gây tê). Có thể lấy mẫu ở âm đạo bằng
tăm bông khô tiệt trùng.
- Đối với trẻ trai,
cần kiểm tra tổn thương ở bao quy đầu, vùng hậu môn, hoặc xem có dịch niệu đạo;
dùng tăm bông để lấy mẫu nếu thấy có chỉ báo.
- Khám hậu môn cho
trẻ em nên khám ở tư thế nằm ngửa hoặc nằm nghiêng một bên. Tránh tư thế đầu
gối sát ngực vì đây là vị trí kẻ tấn công tình dục thường làm. Không nên tiến
hành soi đầu dò để đánh giá đặc điểm cơ thắt hậu môn.
Xét nghiệm
Tùy theo từng trường
hợp cụ thể, xem xét xét nghiệm các viêm nhiễm LTQĐTD sau:
- Trẻ đến khám có các
dấu hiệu hoặc triệu chứng nhiễm trùng LTQĐTD;
- Kẻ nghi phạm được
biết là người có bệnh LTQĐTD hoặc có nguy cơ cao mắc bệnh LTQĐTD;
- Thuộc cộng đồng
hoặc khu vực có tỷ lệ lây nhiễm bệnh LTQĐTD cao;
- Bản thân trẻ hoặc
gia đình yêu cầu xét nghiệm.
1.2.3. Xử trí
- Nhiễm trùng LTQĐTD,
HIV, viêm gan B và uốn ván cần phải được điều trị thích hợp. Tuân thủ quy trình
chuyên môn dành cho trẻ em đối với tất cả các loại vắc xin và phác đồ điều trị
thuốc.
- Dự phòng nhiễm các
bệnh LTQĐTD không được khuyến cáo áp dụng cho trẻ em. Tuy nhiên, ở những khu
vực có tỷ lệ lây nhiễm cao cần xem xét điều trị dự phòng.
- Không khuyến cáo
việc sử dụng thuốc dự phòng sau phơi nhiễm HIV ở trẻ em trừ khi biết chắc kẻ
xâm hại nhiễm HIV hoặc ở khu vực có tỷ lệ nhiễm cao.
Chăm sóc tiếp theo
- Chăm sóc tiếp theo
cho trẻ em cũng giống như với người lớn. Nếu viêm nhiễm âm đạo lâu khỏi, cần
kiểm tra khả năng có dị vật trong âm đạo, hoặc trẻ vẫn tiếp tục bị XHTD.
- Chuyển gửi trẻ đến
các cơ sở chăm sóc phù hợp nếu cần thiết.
2.
Chăm sóc đối với phụ nữ cao tuổi
- Phụ nữ cao tuổi bị
XHTD dễ bị tổn thương, thậm chí rách âm đạo, hậu môn. Nguy cơ bị nhiễm trùng
LTQĐTD và lây nhiễm HIV ở phụ nữ cao tuổi cũng cao hơn.
- Cần sử dụng loại mỏ
vịt mỏng để khám sinh dục. Nếu lý do duy nhất của việc khám là để thu thập
chứng cứ hoặc để sàng lọc các nhiễm trùng LTQĐTD, cân nhắc việc chỉ sử dụng
bông gạc mà không dùng mỏ vịt.
3.
Chăm sóc đối với người khuyết tật
- Một số người khuyết
tật có kiến thức hạn chế về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục nên có thể gặp
khó khăn khi mô tả chi tiết những gì đã xảy ra. Họ thậm chí không nhận thức
được là đã bị xâm hại. Cán bộ y tế cần giữ thái độ kiên nhẫn, thân thiện, tôn
trọng, không kì thị, không định kiến với người khuyết tật, đặc biệt là về khía
cạnh sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục.
- Cần đảm bảo tối đa
tính tiếp cận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh với các dạng khuyết tật khác nhau
(khuyết tật vận động, khiếm thị, khiếm thính…). Bố trí người có khả năng giao
tiếp với người khuyết tật hoặc kết nối với dịch vụ hỗ trợ phiên dịch ngôn ngữ
cho người khuyết tật nếu có điều kiện.
- Ngay cả khi có trợ
giúp về giao tiếp, ngôn ngữ, cán bộ y tế cần cố gắng trao đổi trực tiếp tối đa
với người khuyết tật. Khuyến khích người khuyết tật tự kể lại câu chuyện, không
để những người khác nhất là người thân hay người chăm sóc dẫn dắt. Lưu ý để họ
tự quyết định ai sẽ là người ở cùng khi được cán bộ y tế hỏi và thăm khám (vì
XHTD có thể gây ra bởi chính những người thân của người khuyết tật hoặc người
chăm sóc).
4.
Chăm sóc đối với nam giới
- Trong nhiều trường
hợp, người bị XHTD có khuynh hướng tình dục đồng giới hoặc là người chuyển giới
nhưng chưa bộc lộ cho bên ngoài biết. Vì vậy, nam giới bị XHTD thường ít trình
báo về vụ việc hơn nữ giới do sợ bị bộc lộ bản thân và sợ bị kì thị, phân biệt
đối xử.
- Lưu ý khi khám bộ
phận sinh dục:
+ Tìm các dấu vết như
xung huyết, sưng tấy (phân biệt giữa thoát vị bẹn, tràn dịch hay tụ máu mào
tinh hoàn), xoắn tinh hoàn, bị thâm tím, rách hậu môn, v.v.. Xoắn tinh hoàn là
một cấp cứu, cần phải được chuyển gửi phẫu thuật ngay.
+ Nếu nước tiểu có
lẫn máu, kiểm tra sang chấn niệu đạo và dương vật.
+ Kiểm tra dấu hiệu
sang chấn trực tràng, tuyến tiền liệt và các dấu hiệu nhiễm trùng.
+ Thu thập vật phẩm
từ hậu môn nếu có.
5.
Chăm sóc đối với người đồng tính, song tính, chuyển giới
- Những người đồng
tính, song tính và chuyển giới có nguy cơ cao bị bạo lực và XHTD do các định
kiến của xã hội.
- Nhiều người trong
nhóm này chưa tiết lộ các đặc điểm về giới tính, bản dạng giới và xu hướng tính
dục của mình cho người thân, gia đình, đồng nghiệp. Người chuyển giới, đặc biệt
là những người đã phẫu thuật một phần và điều trị nội tiết rất ngại đến cơ sở y
tế do tên và hình ảnh trong chứng minh thư, thẻ bảo hiểm y tế của họ có thể
khác với hình ảnh hiện tại và do đó có thể bị từ chối dịch vụ. Vì vậy họ có xu
hướng không báo cáo khi bị XHTD.
- Đối tượng gây XHTD
có thể là người cùng giới hoặc khác giới với người bị XHTD.
Lưu ý khi thăm khám:
- Đảm bảo cơ sở y tế
thân thiện với những người đồng tính, song tính và chuyển giới. Trong quá trình
hỏi bệnh và thăm khám, cán bộ y tế giữ thái độ thông cảm, tôn trọng; không thể
hiện thái độ tò mò, ngạc nhiên, sốc, kinh sợ, định kiến hay kì thị với các đặc điểm
về giới tính, tình dục của người bệnh. KHÔNG từ chối cung cấp dịch vụ vì lí do
đặc điểm giới tính, bản dạng giới và xu hướng tính dục của người bệnh. KHÔNG
đưa lời khuyên hoặc cung cấp dịch vụ điều trị thay đổi bản dạng giới hay xu
hướng tính dục.
- Lưu ý kiểm tra các
hệ lụy về sức khỏe trong trường hợp bị XHTD: một số người chuyển giới nam hoặc
liên giới tính nhưng vẫn còn tử cung và vẫn có thể mang thai trong trường hợp
bị XHTD mà không dùng biện pháp dự phòng.
- Người chuyển giới,
đặc biệt là chuyển giới nữ và nam giới quan hệ đồng giới có thể có nguy cơ cao
lây nhiễm HIV và các bệnh LTQĐTD khác. Cán bộ y tế lưu ý hỏi về tình trạng HIV
và tư vấn xét nghiệm HIV.
- Ghi lại trong Phiếu
khám các đặc điểm cơ quan sinh dục ở người liên giới tính và các thay đổi giải
phẫu liên quan đến chuyển giới.
- Cán bộ y tế đảm bảo
bảo mật thông tin về giới tính, bản dạng giới, xu hướng tính dục và hành vi
tình dục của người bệnh.
- Cung cấp thông tin
về các nhóm hỗ trợ đồng đẳng hay các tổ chức cung cấp dịch vụ hỗ trợ xã hội cho
nhóm này.
V.
BÁO CÁO VỀ XÂM HẠI TÌNH DỤC
1.
Báo cáo trong hệ thống y tế
1.1. Quy định chung
- Các cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh ghi chép thông tin về người bệnh nghi bị XHTD theo mẫu quy định
tại Phụ lục 5 của Hướng dẫn này để làm thông tin
đầu vào cho việc thống kê, báo cáo.
- Các cơ sở y tế trên
toàn quốc thực hiện Biểu mẫu thống kê, báo cáo các trường hợp người bệnh nghi
bị XHTD theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 của Hướng
dẫn này.
- Việc công bố và lưu
trữ số liệu thống kê các trường hợp người bệnh nghi bị XHTD thực hiện theo đúng
quy định của pháp luật hiện hành.
1.2. Hình thức báo
cáo:
- Báo cáo định kỳ
hàng năm.
- Báo cáo đột xuất
theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1.3. Hệ thống báo
cáo:
- Tuyến trung ương:
Bộ Y tế (Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em và Cục Quản lý Khám, chữa bệnh).
- Tuyến tỉnh và tương
đương: Sở Y tế, Y tế bộ, ngành.
- Tuyến huyện: Bệnh
viện huyện, Trung tâm y tế huyện và Phòng y tế huyện.
- Phòng khám đa khoa
khu vực, Trạm y tế xã, phường.
- Cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh tư nhân trên toàn quốc.
2.
Báo cáo với cơ quan chức năng
- Với các cơ quan
ngoài ngành y tế, cơ sở y tế cung cấp thông tin về trường hợp XHTD khi có yêu
cầu chính thức từ cơ quan công an, tư pháp và/hoặc khi có yêu cầu của người bị
XHTD. Trường hợp người nghi bị xâm hại là trẻ em (dưới 16 tuổi), cơ sở y tế có
thể báo cáo cho cơ quan công an, tư pháp kể cả khi người bị hại và gia đình
không yêu cầu.
- Việc báo cáo có thể
thực hiện theo hình thức gọi điện và/hoặc văn bản.
PHẦN PHỤ
LỤC
Phụ
lục 1a:
MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ BẠO LỰC VÀ BẠO LỰC TÌNH
DỤC
Bạo lực tình dục: là bất cứ hành vi
tình dục nào, hoặc các nỗ lực để đạt được hành vi tình dục, hoặc các bình phẩm
hay các hành vi cơ hội có tính chất gợi dục không được mong muốn, hoặc các hoạt
động buôn bán phụ nữ vì mục đích tình dục, mang tính cưỡng ép, đe dọa gây hại
hay dùng sức mạnh thể chất bởi bất cứ ai không phụ thuộc vào mối quan hệ với
nạn nhân, trong bất kì bối cảnh nào, bao gồm nhưng không giới hạn ở nhà hay nơi
làm việc (Tổ chức Y tế Thế giới)
Bạo lực trên cơ sở
giới: là
bạo lực chống lại một người nào đó vì giới của người đó hoặc là bạo lực gây ảnh
hưởng khác biệt đến một giới cụ thể.
Bạo lực gia đình: là hành vi cố ý của
thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh
thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình. Các hành vi bạo lực gia
đình bao gồm:
a) Hành hạ, ngược
đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
b) Lăng mạ hoặc hành
vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
c) Cô lập, xua đuổi
hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Ngăn cản việc thực
hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ
và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
đ) Cưỡng ép quan hệ
tình dục;
e) Cưỡng ép tảo hôn;
cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
g) Chiếm đoạt, huỷ
hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành
viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
h) Cưỡng ép thành
viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm
soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài
chính;
i) Có hành vi trái
pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
(Trích Luật Phòng
chống bạo lực gia đình)
Phụ
lục 1b:
MỘT SỐ THUẬT NGỮ LIÊN QUAN TỚI XHTD
Các thuật ngữ này
được qui định trong Nghị quyết số 06/2019/NQQ-HĐTP ngày 01/10/2019 của Hội đồng
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn áp dụng một số quy định tại các điều 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147 của Bộ luật Hình sự và
việc xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi. Trừ một số khái niệm có
ghi rõ tuổi áp dụng, các khái niệm khác được đưa trong Nghị quyết có thể áp
dụng được với người lớn.
1. Bộ phận sinh
dục bao gồm bộ phận sinh dục nam và bộ phận sinh dục nữ. Bộ phận sinh dục
nam là dương vật; bộ phận sinh dục nữ bao gồm âm hộ, âm đạo.
2. Bộ phận nhạy
cảm bao gồm bìu, mu, hậu môn, háng, đùi, mông, vú.
3. Bộ phận khác
trên cơ thể là bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể không phải là bộ phận sinh
dục và bộ phận nhạy cảm (ví dụ: tay, chân, miệng, lưỡi, mũi, gáy, cổ, bụng...).
4. Dụng cụ tình dục là những dụng cụ được
sản xuất chuyên dùng cho hoạt động tình dục (ví dụ: dương vật giả, âm hộ giả,
âm đạo giả...) hoặc những đồ vật khác nhưng được sử dụng cho hoạt động tình
dục.
5. Giao cấu quy
định tại khoản 1 Điều 141, khoản 1 Điều 142, khoản 1 Điều 143, khoản
1 Điều 144 và khoản 1 Điều 145 của Bộ luật Hình sự là hành vi xâm nhập của
bộ phận sinh dục nam vào bộ phận sinh dục nữ, với bất kỳ mức độ xâm nhập nào.
Giao cấu với người
dưới 10 tuổi được xác định là đã thực hiện không phụ thuộc vào việc đã xâm nhập
hay chưa xâm nhập.
6. Hành vi quan hệ
tình dục khác quy định tại khoản 1 Điều 141, khoản 1 Điều
142, khoản 1 Điều 143, khoản 1 Điều 144 và khoản 1 Điều 145 của Bộ luật Hình sự
là hành vi của những người cùng giới tính hay khác giới tính sử dụng bộ phận
sinh dục nam, bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: ngón tay, ngón chân, lưỡi...),
dụng cụ tình dục xâm nhập vào bộ phận sinh dục nữ, miệng, hậu môn của người
khác với bất kỳ mức độ xâm nhập nào, bao gồm một trong các hành vi sau đây:
Đưa bộ phận sinh dục
nam xâm nhập vào miệng, hậu môn của người khác; Dùng bộ phận khác trên cơ thể
(ví dụ: ngón tay, ngón chân, lưỡi...), dụng cụ tình dục xâm nhập vào bộ phận
sinh dục nữ, hậu môn của người khác.
7. Dâm ô quy
định tại khoản 1 Điều 146 của Bộ luật Hình sự là hành vi của
những người cùng giới tính hoặc khác giới tính tiếp xúc về thể chất trực tiếp
hoặc gián tiếp qua lớp quần áo vào bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận
khác trên cơ thể của người dưới 16 tuổi có tính chất tình dục nhưng không nhằm
quan hệ tình dục, gồm một trong các hành vi sau đây:
- Dùng bộ phận sinh
dục, bộ phận nhạy cảm tiếp xúc (ví dụ: đụng chạm, cọ xát, chà xát...) với bộ
phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác của người dưới 16 tuổi;
- Dùng bộ phận khác
trên cơ thể (ví dụ: tay, chân, miệng, lưỡi...) tiếp xúc (ví dụ: vuốt ve, sờ,
bóp, cấu véo, hôn, liếm...) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của người
dưới 16 tuổi;
- Dùng dụng cụ tình
dục tiếp xúc (ví dụ: đụng chạm, cọ xát, chà xát...) với bộ phận sinh dục, bộ
phận nhạy cảm của người dưới 16 tuổi;
- Dụ dỗ, ép buộc
người dưới 16 tuổi dùng bộ phận khác trên cơ thể của họ tiếp xúc (ví dụ: vuốt
ve, sờ, bóp, cấu véo, hôn, liếm...) với bộ phận nhạy cảm của người phạm tội
hoặc của người khác;
- Các hành vi khác có
tính chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ tình dục (ví dụ: hôn vào miệng, cổ,
tai, gáy... của người dưới 16 tuổi).
8. Trình diễn khiêu
dâm quy
định tại khoản 1 Điều 147 của Bộ luật Hình sự là hành vi
dùng cử chỉ, hành động, lời nói, chữ viết, ký hiệu, hình ảnh, âm thanh nhằm
kích thích tình dục người dưới 16 tuổi; phô bày bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy
cảm, khỏa thân, thoát y hoặc thực hiện các động tác mô phỏng hoạt động tình dục
(bao gồm giao cấu, thủ dâm và các hành vi tình dục khác) dưới mọi hình thức.
9. Trực tiếp chứng
kiến việc trình diễn khiêu dâm quy định tại khoản 1 Điều 147
của Bộ luật Hình sự là trường hợp người dưới 16 tuổi trực tiếp chứng kiến người
khác trình diễn khiêu dâm dưới mọi hình thức.
10. Các hình thức
biểu hiện trình diễn khiêu dâm hoặc trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu
dâm quy định tại khoản 1 Điều 147 của Bộ luật Hình sự:
Trực tiếp trình diễn
khiêu dâm trước mặt người dưới 16 tuổi hoặc dụ dỗ người dưới 16 tuổi trực tiếp
trình diễn khiêu dâm;
Chiếu trực tiếp cảnh
trình diễn khiêu dâm có sự tham gia của người dưới 16 tuổi;
Dụ dỗ, lôi kéo, ép
buộc người dưới 16 tuổi tự chụp, quay lại cảnh trình diễn khiêu dâm của mình
sau đó phát tán;
Dụ dỗ, lôi kéo, ép
buộc người dưới 16 tuổi khỏa thân và truyền tải trực tiếp âm thanh, hình ảnh
qua internet (livestream);
Trình chiếu các ấn
phẩm đồi trụy có sử dụng người dưới 16 tuổi hoặc hình ảnh mô phỏng người dưới
16 tuổi (hoạt hình, nhân vật được tạo ra bằng công nghệ số);
Mô tả bộ phận sinh
dục, bộ phận nhạy cảm của con người, trừ trường hợp hướng dẫn tại khoản 2 Điều
5 của Nghị quyết này;
Các hình thức biểu
hiện khác của trình diễn khiêu dâm hoặc trực tiếp chứng kiến việc trình diễn
khiêu dâm.
11. Lợi dụng tình
trạng không thể tự vệ được của nạn nhân quy định tại khoản 1
Điều 141 và khoản 1 Điều 142 của Bộ luật Hình sự là việc người phạm tội lợi
dụng tình trạng người bị hại lâm vào một trong những hoàn cảnh sau đây để giao
cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác:
Người bị hại không
thể chống cự được (ví dụ: người bị hại bị tai nạn, bị ngất, bị trói, bị khuyết
tật... dẫn đến không thể chống cự được);
Người bị hại bị hạn
chế hoặc bị mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi (ví dụ: người
bị hại bị say rượu, bia, thuốc ngủ, thuốc gây mê, ma túy, thuốc an thần, thuốc
kích thích, các chất kích thích khác, bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh khác... dẫn
đến hạn chế hoặc mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi).
12. Thủ đoạn khác quy
định tại khoản 1 Điều 141 và khoản 1 Điều 142 của Bộ luật Hình
sự bao gồm các thủ đoạn như đầu độc nạn nhân; cho nạn nhân uống thuốc ngủ,
thuốc gây mê, uống rượu, bia hoặc các chất kích thích mạnh khác làm nạn nhân
lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi để giao
cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác; hứa hẹn cho tốt nghiệp, cho
đi học, đi thi đấu, đi biểu diễn ở nước ngoài để giao cấu hoặc thực hiện hành
vi quan hệ tình dục khác.
13. Trái với ý
muốn của nạn nhân quy định tại khoản 1 Điều 141 và điểm a khoản
1 Điều 142 của Bộ luật Hình sự là người bị hại không đồng ý, phó mặc hoặc
không có khả năng biểu lộ ý chí của mình đối với hành vi quan hệ tình dục cố ý
của người phạm tội.
14. Người lệ thuộc
quy định tại khoản 1 Điều 143 và đang ở trong tình
trạng lệ thuộc mình quy định tại khoản 1 Điều 144 của Bộ
luật Hình sự là trường hợp người bị hại bị lệ thuộc vào người phạm tội về
vật chất (ví dụ: người bị hại được người phạm tội nuôi dưỡng, chu cấp chi phí
sinh hoạt hàng ngày…) hoặc lệ thuộc về tinh thần, công việc, giáo dục, tín
ngưỡng (ví dụ: người bị hại là người lao động làm thuê cho người phạm tội;
người bị hại là học sinh trong lớp do người phạm tội là giáo viên chủ nhiệm
hoặc giáo viên bộ môn...).
15. Người đang ở
trong tình trạng quẫn bách quy định tại khoản 1 Điều 143, khoản
1 Điều 144 của Bộ luật Hình sự là trường hợp người bị hại đang lâm vào hoàn
cảnh khó khăn, bức bách nhưng không tự mình khắc phục được mà cần có sự hỗ
trợ, giúp đỡ của người khác (ví dụ: không có tiền chữa bệnh hiểm nghèo; không
có tiền để chuộc con mình đang bị bắt cóc...).
Phụ
lục 1c
MỘT
SỐ KHÁI NIỆM VỀ ĐA DẠNG GIỚI TÍNH, GIỚI VÀ XU HƯỚNG TÍNH DỤC
Dị tính: Là người có xu hướng
tính dục với người khác giới
Đồng tính: Là người có xu hướng
tính dục với người cùng giới
Song tính: Là người có xu hướng
tính dục với cả hai giới mình
Chuyển giới: là người có nhận diện
giới khác với giới tính sinh học của
Chuyển đổi giới tính:
Là
người đã thực hiện quá trình can thiệp y học để chuyển đổi giới tính của một
người đã có giới tính sinh học hoàn thiện để phù hợp với nhận diện giới của họ.
Liên giới tính: người sinh ra mang đặc
điểm giới tính của cả nam và nữ.
Phụ
lục 2
MẪU
PHIẾU ĐỒNG Ý THĂM KHÁM
TÊN CƠ QUAN CHỦ
QUẢN
CƠ SỞ KHÁM BỆNH,
CHỮA BỆNH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: . . . . . . . /
. . . . . . .
|
. . . . . . , ngày
. . . . . . tháng . . . . . . năm 20
|
PHIẾU
ĐỒNG Ý THĂM KHÁM
Họ tên : . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . .
(Ghi tên của người
nghi bị XHTD, hoặc người giám hộ nếu là trẻ em dưới 16 tuổi)
Cho phép cơ sở y tế
có tên ở trên thực hiện những công việc dưới đây:
|
Có
|
Không
|
Khám tổng quát
|
|
|
Khám cơ quan sinh
dục
|
|
|
Thu thập chứng cứ
(Ví dụ như mẫu dịch
cơ thể, mẫu máu, sợi tóc, da trầy xước, mảnh cắt móng tay, mẫu quần áo, hình
ảnh…)
|
|
|
Cung cấp chứng cứ
và thông tin y tế cho công an và/hoặc toà án liên quan đến vụ việc của tôi; thông tin này sẽ
chỉ giới hạn trong số những kết quả khám lần này và những lần thăm khám liên
quan tiếp theo nếu phù hợp.
|
|
|
Tôi hiểu rằng tôi có
thể từ chối bất kỳ nội dung nào nếu tôi không muốn.
Chữ ký: . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . .
Chữ ký của người giám
hộ (nếu là trẻ em dưới 16 tuổi): . . . . . .. . . . . . . . . . . . . .
Ngày: . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . .
Người làm chứng: . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . .
Phụ
lục 3
CƠ SỞ KẾT NỐI VÀ CHUYỂN GỬI
Các nơi cơ sở y tế có
thể kết nối hỗ trợ tư vấn tâm lý hoặc xã hội:
Địa phương:
- Hội phụ nữ địa
phương
- Hội bảo trợ quyền
trẻ em địa phương (trường hợp trẻ em)
- Trung tâm công tác
xã hội địa phương
Toàn quốc:
- Đường dây nóng toàn
quốc: 111 (tư vấn hỗ trợ trẻ em là nạn nhân bị bạo lực, xâm hại tình dục với
trẻ em)
- Ngôi nhà bình yên:
cung cấp dịch vụ tư vấn tâm lý, hỗ trợ tư pháp, nhà tạm lánh, điện thoại tổng
đài 1900969680, hotline (24/7): 0946833380/82/84, email:
peacehousecwd@gmail.com, chat hỗ trợ trực tuyến trên website
http://ngoinhabinhyen.vn/, nhắn tin qua facebook:
https://www.facebook.com/NgoiNhaBinhYenPeaceHouseShelter/
- Trung tâm Nghiên
cứu Ứng dụng Khoa học về Giới, Gia đình, Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA): cung
cấp hỗ trợ tư vấn tâm lý, hỗ trợ khẩn cấp, hỗ trợ tư pháp. Số điện thoại tư vấn
024 3333 5599 (8g-21g từ thứ 2 đến thứ 7), chat trực tuyến trên website:
www.csaga.org.vn, nhắn tin trên faccebook: https://www.facebook.com/CsagaVietnam/
- Tư vấn trực tuyến
trên trang http://tamsubantre.org/ sáng thứ 2, 4, 6 (9h-12h) chiều thứ 3
(14h-17h): tư vấn tâm lý, kết nối dịch vụ.
- Các cơ sở chăm sóc
trẻ em theo quy định của pháp luật
Phụ
lục 4.1
MẪU
GIẤY XÁC NHẬN KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ DÀNH CHO KHÁCH HÀNG
TÊN CƠ QUAN CHỦ
QUẢN
CƠ SỞ KHÁM BỆNH,
CHỮA BỆNH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: . . . . . . . .
. / GXN
|
. . . . . . , ngày
. . . . . . tháng . . . . . . năm 20
|
GIẤY
XÁC NHẬN KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ
(Dành cho khách hàng)
I. THÔNG TIN CHUNG:
1. Họ và tên: . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . Sinh ngày: . . . . . . . . . Nam/Nữ: . . .
2. Số CMND/CCCD …………….…….., ngày cấp,
…………..nơi cấp: .
. . . .
3. Địa chỉ: . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . .
4. Nghề nghiệp: . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. .
5. Mã bệnh án: . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . …. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
.
II. KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ:
1. Lý do vào viện/đến
viện: .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
.
2. Thời gian khám và điều
trị:
Từ: . . . . giờ . . .
. ngày. . . . . . . . . . . đến . . . . giờ . . . . ngày . . . . . . . . .
- Nội trú □
- Ngoại trú □
3.Chẩn đoán: . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . .
4. Các biện pháp điều
trị (điều
trị ngoại trú/nội trú): .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . .
5. Thông tin về địa
chỉ hỗ trợ đã cung cấp (tư vấn, báo cáo, tố cáo):
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
BÁC SỸ ĐIỀU TRỊ
(Ký,
ghi rõ họ tên)
|
THỦ TRƯỞNG CƠ SỞ
KB, CB
(Ký,
ghi rõ họ tên, đóng dấu)
|
Phụ
lục 4.2
MẪU GIẤY XÁC NHẬN KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ DÀNH CHO
CÁN BỘ Y TẾ
TÊN CƠ QUAN CHỦ
QUẢN
CƠ SỞ KHÁM BỆNH,
CHỮA BỆNH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: . . . . . . . .
. / GXN
|
. . . . . . , ngày .
. . . . . tháng . . . . . . năm 20
|
GIẤY
XÁC NHẬN KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ
(Dành cho cán bộ y
tế)
I. THÔNG TIN CHUNG:
1. Họ và tên: . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . Sinh ngày: . . . . . . . . . Nam/Nữ: . . .
2. Số CMND, ngày cấp,
nơi cấp: .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
3. Địa chỉ: . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . .
4. Nghề nghiệp: . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . .
5. Mã bệnh án: . . . .. . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . .
II. KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ:
1. Lý do vào viện/đến
viện: .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . .
2. Thời gian khám và điều
trị:
... Từ: . . . . giờ .
. . . ngày. . . . . . . . . . . đến . . . . giờ . . . . ngày . . . . . . . . .
. .
- Nội trú □
- Ngoại trú □
3. Lời khai của người
bệnh/người nhà: Tiền
sử bệnh tật, tình trạng bị xâm hại)
. . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . .
4. Kết quả khám (toàn thân, sinh dục,
hậu môn, vv.)
. . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . .
5. Những bằng chứng
đã thu thập
. . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . .
6. Kết quả xét nghiệm
. . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . .
7. Chẩn đoán:
. . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . .
8. Các biện pháp điều
trị (điều trị ngoại trú/nội trú):
. . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . .
9. Thông tin về địa
chỉ hỗ trợ đã cung cấp (tư vấn, báo cáo, tố cáo):
. . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . .
10. Tình trạng sức
khỏe lúc ra viện (các
tổn thương như thế nào? đã hồi phục chưa?)
. . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . .
III. CHUYỂN ĐẾN CÁC
DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN: (nếu có)
1. Chuyển viện:
. . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . .
2. Chuyển tới các địa
chỉ hỗ trợ:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
BÁC SỸ ĐIỀU TRỊ
(Ký,
ghi rõ họ tên)
|
THỦ TRƯỞNG CƠ SỞ
KB, CB
(Ký,
ghi rõ họ tên, đóng dấu)
|
LƯỢC
ĐỒ GIẢI PHẪU GHI CHÉP TỔN THƯƠNG (KÈM ẢNH CHỤP NẾU CÓ)
Phụ
lục 5
MẪU THỐNG KÊ, BÁO CÁO CÁC TRƯỜNG HỢP NGHI BỊ
XÂM HẠI TÌNH DỤC
Cơ sở KB/CB: . . . .
. . . . . . . . . . . . . .
Xã/ phường: . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . .
Huyện/Quận/Thị Xã: .
. . . . . . . . . . . .
Tỉnh/thành phố: . . .
. . . . . . . . . . . . . .
THỐNG
KÊ, BÁO CÁO CÁC TRƯỜNG HỢP NGHI BỊ XHTD
Từ
ngày . . . . . tháng . . . . . năm . . . . . đến ngày . . . . . tháng . . . . .
năm . . . . .
Tổng
số người bệnh nghi bị xâm hại tình dục: . . . . . .
|
Trong
đó chia ra (ghi tổng số và số lượng theo từng cột)
|
Giới
|
Độ
tuổi
|
Hậu
quả
|
Chuyển
dịch vụ
|
Nam
|
Nữ
|
Tổng
|
<16
tuổi
|
16-<18
tuổi
|
18-<60
tuổi
|
60
trở lên
|
Sức
khỏe thể chất
|
Sức
khỏe tinh thần
|
Không
|
Tư
vấn tâm lý
|
Nhà
tạm lánh
|
Khác
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Người lập báo cáo
(Ký và ghi rõ họ, tên, chức vụ)
|
Ngày
tháng năm
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)
|
Phụ
lục 6
QUI ĐỊNH VỀ GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP ĐỐI VỚI CÁC
TRƯỜNG HỢP BỊ HIẾP DÂM
Luật Giám định tư
pháp năm 2012 qui định:
- Giám định tư pháp
là việc người giám định sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học,
kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến
hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.
- Cơ quan giám định
gồm: Viện Pháp y quốc gia trực thuộc Bộ Y tế; Viện Pháp y quân đội trực thuộc
Bộ Quốc phòng; Trung tâm giám định pháp y thuộc Viện Khoa học hình sự, Bộ Công
an; các Trung tâm pháp y các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Hồ sơ giám định xâm
hại tình dục, giám định nghi can hiếp dâm gồm: Quyết định trưng cầu, yêu cầu
giám định; Bản sao hợp pháp tất cả hồ sơ liên quan đến giám định; Các hồ sơ về
y tế có liên quan giám định tư pháp; Biên bản lời khai của bị hại, nghi can,
nhân chứng.
- Khi giám định người
bệnh bị xâm hại tình dục, nếu là trẻ em dưới 13 tuổi phải có người giám hộ, gồm
các bước khám tổng quát, khám cơ quan sinh dục, khám hậu môn, khám hầu họng,
khám toàn thân, khám chuyên khoa
- Nội dung kết luận
giám định xâm hại tình dục: Các dấu vết thu thập được (khám lâm sàng, cận lâm
sàng). Không kết luận người bệnh bị hiếp dâm hoặc không bị hiếp dâm, chỉ
nêu dấu vết có tính chất định hướng.
Lưu ý: Thực tế nhiều trường
hợp sau khi bị XHTD, cơ quan điều tra sẽ trưng cầu các tổ chức giám định pháp y
giám định trước khi người bị hại được đưa đến cơ sở y tế để thăm khám và điều
trị. Do vậy những trường hợp này sẽ không cần phải tuân thủ hoàn toàn theo
Hướng dẫn này.