Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 22/2013/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Tây Ninh Người ký: Nguyễn Thảo
Ngày ban hành: 23/05/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TÂY NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 22/2013/QĐ-UBND

 Tây Ninh, ngày 23 tháng 5 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP THỂ DỤC THỂ THAO TỈNH TÂY NINH ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Thể dục, thể thao năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 112/2007/NĐ-CP , ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao;

Căn cứ Quyết định số 2198/QĐ-TTg , ngày 03 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược phát triển Thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 06/2013/NQ-HĐND , ngày 20 tháng 3 năm 2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Quy hoạch phát triển sự nghiệp thể dục thể thao tỉnh Tây Ninh đến năm 2020;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 08/TTr-SVHTTDL, ngày 08 tháng 4 năm 2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy hoạch phát triển sự nghiệp thể dục thể thao tỉnh Tây Ninh đến năm 2020.

Điều 2. Giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch và chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện, định kỳ báo cáo kết quả về Ủy ban nhân dân tỉnh.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thảo

 

QUY HOẠCH

PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP THỂ DỤC THỂ THAO TỈNH TÂY NINH ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 22/2013/QĐ-UBND, ngày 23 tháng 5 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

I. Quan điểm, mục tiêu và nhiệm vụ phát triển sự nghiệp thể dục thể thao đến năm 2020

1. Quan điểm

1.1. Quan điểm chỉ đạo cơ bản

- Quan điểm phát triển TDTT của Đảng đã được thể hiện trong nhiều văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Chính phủ về công tác TDTT. Việc phát triển TDTT là yếu tố quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, tăng cường thể lực, tầm vóc, tuổi thọ con người Việt Nam, làm lành mạnh hóa lối sống của thanh thiếu niên. Phát triển TDTT là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể, các tổ chức xã hội và toàn thể nhân dân. Ngành TDTT giữ vai trò nòng cốt trong thực hiện các chính sách phát triển TDTT của Đảng và Nhà nước.

1.2. Các quan điểm phát triển TDTT của Đảng từ Trung ương đến địa phương.

- Xây dựng nền thể dục thể thao phát triển và tiến bộ, đổi mới và hoàn thiện hệ thống tuyển chọn, bồi dưỡng và đào tạo tài năng thể thao gắn kết giữa các tuyến, các lớp kế cận, có sự quản lý, chỉ đạo thống nhất từ tỉnh đến cơ sở để phát triển thể thao thành tích cao và thể thao chuyên nghiệp phát triển phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội và truyền thống dân tộc, tăng cường hội nhập quốc tế, góp phần tích cực thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước.

- Phát triển TDTT là một yêu cầu khách quan của xã hội, nhằm góp phần nâng cao sức khỏe, thể lực và chất lượng cuộc sống của nhân dân, chất lượng nguồn nhân lực; giáo dục ý chí, đạo đức, xây dựng lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế; đồng thời, là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể ngày càng phát triển.

- Đầu tư cho TDTT là đầu tư cho con người, cho sự phát triển của đất nước. Tăng tỷ lệ chi ngân sách Nhà nước, ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất TDTT, và đào tạo VĐV thể thao thành tích cao, đồng thời phát huy các nguồn lực của xã hội để phát triển TDTT. Đổi mới quản lý nhà nước về TDTT phát huy mạnh mẽ vai trò của các tổ chức xã hội trong quản lý, điều hành các hoạt động TDTT.

- Giữ gìn, tôn vinh những giá trị TDTT dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại, phát triển nền TDTT nước ta mang tính dân tộc, khoa học, nhân dân và văn minh.

- Trong những năm qua, sự nghiệp TDTT tỉnh nhà có nhiều tiến bộ, góp phần vào thành tựu chung của công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Phong trào TDTT quần chúng được duy trì và phát triển rộng khắp với nhiều hình thức đa dạng, ngày càng được nhiều quần chúng, nhân dân đồng tình hưởng ứng, góp phần nâng cao sức khỏe, cải thiện đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Tiếp tục cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại ” được quần chúng đồng tình ủng hộ tham gia, đang phát huy tác dụng.

Thể thao thành tích cao có bước phát triển, một số môn tiêu biểu như lặn, võ thuật đã thi đấu đạt thành tích cao ở các giải Quốc gia và quốc tế. Đội ngũ cán bộ TDTT dần được chuẩn hóa về chuyên môn và chính trị, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Cơ sở vật chất, kỹ thuật TDTT ngày càng được quan tâm đầu tư, xây dựng, đáp ứng một phần nhu cầu tham gia sinh hoạt của người dân.

- Công tác xã hội hóa TDTT có bước phát triển khá tạo điều kiện cho các cá nhân và tổ chức xã hội đầu tư cùng với nhiều loại hình, công trình TDTT khác do các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng tạo điều kiện cho người dân tham gia tập luyện những môn thể thao yêu thích, nhằm tăng cường sức khỏe và kéo dài tuổi thọ cho nhân dân.

1.3. Chính sách của Nhà nước về TDTT

- Phát triển sự nghiệp TDTT nhằm nâng cao sức khỏe, thể lực, tầm vóc người Việt Nam, góp phần cải thiện đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân, tăng cường hợp tác, giao lưu quốc tế về thể thao, nâng cao sự hiểu biết giữa các quốc gia, dân tộc phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Tăng dần đầu tư ngân sách Nhà nước, dành quỹ đất và có chính sách phát huy nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo bồi dưỡng nhân lực, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu thể thao để đào tạo thành những tài năng thể thao, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng hoạt động TDTT phát triển một số môn thể thao đạt trình độ thế giới.

- Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp TDTT, thành lập cơ sở dịch vụ hoạt động thể thao đáp ứng nhu cầu tập luyện, vui chơi, giải trí của nhân dân, đảm bảo để các cơ sở thể thao công lập và tư nhân được bình đẳng trong việc hưởng ưu đãi về thuế, tín dụng, đất đai theo quy định của pháp luật.

- Ưu tiên đầu tư phát triển TDTT ở vùng điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, bảo tồn và phát triển các môn thể thao dân tộc.

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu tổng quát

Quy hoạch phát triển sự nghiệp Thể dục thể thao tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 là cơ sở xây dựng và phát triển nền Thể dục thể thao tỉnh nhà, nhằm nâng cao sức khỏe, tầm vóc con người Tây Ninh phát triển toàn diện về trí tuệ và thể chất, nâng cao vị thế, thành tích thể thao của tỉnh ở khu vực, trong nước và quốc tế, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

2.2. Mục tiêu cụ thể.

Mục tiêu phát triển TDTT đến 2020 (chia theo 2 giai đoạn: Mục tiêu 2013- 2015 và 2016 – 2020). Cơ sở xây dựng phương án chỉ tiêu, dựa trên số liệu điều tra thực tế của giai đoạn trước.

Mục tiêu giai đoạn 2013 – 2015.

- Tiếp tục vận động toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại. Mở rộng và đa dạng hóa các hoạt động TDTT đáp ứng nhu cầu tập luyện và giải trí, tạo thói quen tập luyện thường xuyên cho mọi người dân. Đẩy mạnh công tác giáo dục thể chất và thể thao trong trường học, nâng cao thể trạng và tầm vóc nhằm phát triển con người toàn diện làm nền tảng cho phát triển thể thao thành tích cao, nâng cao trình độ cho lực lượng HLV - VĐV ở các tuyến, duy trì phát triển thể thao trong lực lượng vũ trang tăng cường chỉ đạo công tác xã hội hóa TDTT, ứng dụng khoa học công nghệ thông tin truyền thông thể thao, phát triển cơ sở vật chất, kỹ thuật tăng các loại hình dịch vụ thể thao góp phần nâng cao thể chất, tinh thần phục vụ cho thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Mục tiêu giai đoạn 2016 – 2020.

- Tiếp tục vận động toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại. Nâng cao nhận thức của người dân, về ý nghĩa giá trị và tác dụng của TDTT. Nhằm nâng cao thể chất và tầm vóc cho người Việt Nam thực hiện chiến lược phát triển thể thao việt nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, đẩy mạnh các hoạt động thể thao cho mọi người, thông qua tiêu chí đánh giá về người tập luyện thể thao thường xuyên – gia đình thể thao, tăng cường công tác giáo dục thể chất và thể thao trong trường học cải tiến nội dung, chương trình giáo dục nội ngoại khóa, nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý, giáo viên TDTT. Xây dựng các loại hình thể thao phong phú đa dạng để tăng cường thể chất cho lực lượng vũ trang, đầu tư nâng cấp các công trình thể thao mang tính hiện đại phù hợp với quy chuẩn thi đấu trong nước và quốc tế. Ứng dụng quy trình tuyển chọn và đào tạo các môn thể thao mũi nhọn (chuyên nghiệp hóa thể thao), bước đầu hình thành tổ chức câu lạc bộ khoa học thực hiện chương trình hợp tác quốc tế, tăng thời lượng thông tin tuyên truyền về lợi ích của tập luyện TDTT, không ngừng xây dựng mô hình hóa và xã hội hóa thể thao phát triển các loại hình dịch vụ thể thao, kinh tế thể thao đặc biệt là nâng cao nhận thức về thể thao giải trí, thể thao du lịch, thể thao sức khỏe…., phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội của tỉnh giai đoạn 2016 – 2020, định hướng năm 2030.

2.2.1. Thể dục, thể thao quần chúng

- Chỉ tiêu về số người tham gia TLTDTT TX, gia đình thể thao và các đối tượng.

Bảng 27. Chỉ tiêu người tập luyện TDTT thường xuyên, GĐTT và các đối tượng

TT

Nội dung

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

1

Dân số

1118396

1129580

1140876

1152285

1163808

1175446

1187200

1199072

2

Tập luyện thường xuyên (%)

27,19

28,18

29

29,7

30,59

31,5

32,44

33

3

Gia đình thể thao (%)

21,87

22,08

22

22,66

23,11

23,57

24,04

Trên 25

4

Công chức viên chức tập luyện TDTT (%)

1,76

1,84

1,93

2,03

2,13

2,2

2,34

2,46

5

CN trong khu công nghiệp TL TDTT (%)

0,88

0,92

0,96

1,01

1,06

1,11

1,16

1,22

6

TDTT cho người khuyết tật

0,6

0,7

0,8

0,85

0,9

0,95

1,0

1,05

(Chỉ tiêu được tính dựa vào số liệu điều tra thực tế, phương án tối thiểu)

Dựa trên cơ sở nhịp tăng trưởng dân số bình quân hàng năm của cả giai đoạn trước 2006 – 2012 làm cơ sở để tính tỷ lệ tăng dân số của giai đoạn tiếp theo 2013 – 2020, tăng 1,01.

* Thực hiện Chương trình hành động số 25-CTr/TW, ngày 24/4/2008 của Tỉnh ủy Tây Ninh “Về việc tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ CNH-HĐH đất nước”

Chỉ tiêu người tập luyện TDTT thường xuyên, GĐTT, công chức viên chức và công nhân tham gia tập luyện tại các khu công nghiệp. Cơ sở xây dựng và lựa chọn chỉ tiêu dựa vào nhịp độ phát triển so với năm trước (số lần) ở cả giai đoạn 2006 – 2012 cho thấy nhịp tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng từ 1,04 đến 1,06 là chưa khả thi mang yếu tố định tính nhiều hơn là định lượng, căn cứ tình hình thực tế NTLTDTTX của tỉnh để tiến hành xây dựng tiêu chí lựa chọn chỉ tiêu phát triển NTLTDTTX và GĐTT giai đoạn 2013 -2015 tăng 1,02; giai đoạn 2016 – 2020 tăng 1,03 lý do giai đoạn 2016 – 2020 điều kiện kinh tế phát triển, nhu cầu tập luyện thể thao tăng lên. Như vậy người tập luyện thể thao thường xuyên năm 2013 đạt 27,19%, năm 2015 đạt 29% và năm 2020 đạt 33% đây là phương án tối thiểu, nếu dùng phương án tối đa có thể tăng từ 1,05 – 1,1. Tương tự hộ gia đình thể thao năm 2013 đạt 21,87%, năm 2015 đạt 22%; năm 2020 đạt trên 25%. Công chức viên chức tham gia tập luyện thể thao năm 2013 đạt 1,76%, năm 2015 đạt 1,93%, năm 2020 đạt 2,46 %. Công nhân trong khu công nghiệp được tính 50% đối tượng công chức viên chức theo tỷ lệ tăng năm 2013 đạt 0,88%, năm 2015 đạt 0,96%, năm 2020 đạt 1,22%.Tổ chức tập luyện thể thao cho người khuyết tật năm 2013 phấn đấu đạt tỷ lệ 0,6%, năm 2015 đạt 0,8% đến năm 2020 đạt 1,05%.

Xây dựng các câu lạc bộ thể thao cho người khuyết tật, đảm bảo tỷ lệ tham gia tập luyện, tạo thành các phong trào thi đấu thể thao cấp huyện, tỉnh.

* Đối tượng thể thao quần chúng tham gia các CLB thể thao, Hội thể thao, điểm tập (Thông tư số 18, Nghị định 45)

Bảng 28. Số lượng CLB thể thao, Hội và các điểm tập của tỉnh

STT

Đơn vị

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

1

Thị xã Tây Ninh

252

272

304

335

368

404

444

488

2

Huyện Hòa Thành

125

137

151

166

183

201

221

243

3

Huyện Châu Thành

172

189

207

228

251

276

303

334

4

Huyện Dương Minh Châu

183

192

201

211

221

232

243

255

5

Huyện Gò Dầu

231

242

257

267

280

294

308

324

6

Huyện Trảng Bàng

246

258

271

284

298

312

328

344

7

Huyện Tân Châu

176

181

186

192

197

201

207

213

8

Huyện Bến Cầu

144

148

152

157

161

165

169

174

9

Huyện Tân Biên

251

258

266

274

282

290

298

307

Tổng

1780

1877

1992

2114

2241

2415

2521

2682

(Chỉ tiêu được tính dựa vào số liệu điều tra thực tế, PATT )

Căn cứ vào kết quả điều tra hiện trạng số lượng CLB, Hội và các điểm tập của tỉnh năm 2011. Căn cứ tình hình thực tế phong trào TDTT tại các đơn vị làm cơ sở để xây dựng chỉ tiêu và định hướng quy hoạch cho giai đoạn 2013 – 2020 theo tỷ lệ cụ thể như sau: Thị xã Tây Ninh, huyện Hòa Thành, huyện Châu Thành tăng tỷ lệ 1.1, các huyện Gò Dầu, huyện Trảng Bàng tăng tỷ lệ 1.05 và các huyện còn lại tăng tỷ lệ 1.03. Đây là tỷ lệ phù hợp với thực tế phát triển phong trào TDTT của tỉnh.

2.2.2. Phát triển giáo dục thể chất và thể thao trong trường học

Bảng 29. Xây dựng các chỉ tiêu phát triển giáo dục thể chất và thể thao trong trường học, các cấp học và các điều kiện đảm bảo.

TT

Cấp học

Nội dung

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

1

Tiểu học

Nội khóa

100

100

100

100

100

100

100

100

Ngoại khóa

61,8

64,89

68,13

74,94

82,43

90,67

99,74

100

GV (người)

288

(275)

302

(275)

317

(275)

333

(275)

350

(275)

367

(275)

385

(275)

405

(275)

CSVC m2/hs

0,9

1,1

1,3

1,5

1,7

1,9

2

2

Đạt tiêu chuẩn RLTT

84

88,2

92,61

97,24

97,5

97,8

98,2

98,5

Thi đấu các giải thể thao (số lượng)

10

12

HKPĐ

(theo môn)

14

16

17

HKPĐ

(theo môn)

19

2

THCS

Nội khóa

100

100

100

100

100

100

100

100

Ngoại khóa

82,42

86,54

90,86

95,4

96,8

98,0

99,0

100

GV (người)

302

(288)

317

(288)

333

(288)

350

(288)

367

(288)

385

(288)

405

(288)

425

(288)

CSVC m2/hs

0,65

0,85

1,05

1,25

1,50

1,70

1,90

2

Đạt tiêu chuẩn RLTT

84

88,2

92,61

97,24

97,5

98,0

98,5

99,0

Thi đấu các giải thể thao

12

13

HKPĐ

(theo môn)

14

15

16

HKPĐ

(theo môn)

17

3

THPT

Nội khóa

100

100

100

100

100

100

100

100

Ngoại khóa

84

88,2

92,61

97,24

98,0

98,5

99,0

100

GV (người)

138

(128)

149

(128)

161

(128)

174

(128)

188

(128)

203

(128)

219

(128)

237

(128)

CSVC m2/hs

1,34

1,41

1,48

1,55

1,63

1,71

1,79

2

Đạt tiêu chuẩn RLTT

98

98,2

98,4

98,6

98,8

99,0

99,0

99,0

Thi đấu các giải thể thao

13

14

HKPĐ

(theo môn)

15

16

17

HKPĐ

(theo môn)

18

4

ĐH -CĐ- TCCN

Nội khóa

100

100

100

100

100

100

100

100

Ngoại khóa

69,67

75,24

81,25

87,75

94,77

96

98

100

GV (người)

12

24

48

52

56

61

66

71

CSVC m2/hs

2,5

2,8

3,0

3,2

3,4

3,6

3,8

4,0

Đạt tiêu chuẩn RLTT

98.0

98,3

98,5

98,7

99,0

99,2

99,5

99,7

Thi đấu các giải thể thao

5

7

9

11

13

15

17

19

(Chỉ tiêu được tính dựa vào số liệu điều tra thực tế, PATT, riêng đối với số lượng GV TDTT, Sở GD và ĐT đề nghị giữ nguyên )

Xây dựng các chỉ tiêu phát triển giáo dục thể chất và thể thao trong trường học, các cấp học và các điều kiện đảm bảo, cơ sở lựa chọn các tiêu chí đánh giá về công tác giáo dục thể chất ở các cấp học: Đối với hoạt động nội khóa đây là tiêu chí bắt buộc trong chương trình giáo dục thể chất và là tiêu chí xét thi đua hàng năm. Vì vậy tiêu chuẩn của học sinh, sinh viên trong chương trình giáo dục thể chất nội khóa phải đạt 100%. Về nội dung giảng dạy ngoại khóa hay xây dựng chương trình ngoại khóa tự chọn lấy chuẩn theo nhịp tăng bình quân 1,05% ở giai đoạn 2013 -2015 và tăng 1,06 cho giai đoạn 2016 -2020. Để đảm bảo đủ số lượng giáo viên giảng dạy ở các cấp học theo đúng quy chuẩn 1GV/150HS. Như vậy số lượng giáo viên cần phải bổ sung hàng năm lấy chỉ tiêu tăng bình quân hàng năm ở các cấp học là 1,05% cho đến 1,09%, riêng đối với bậc đại học, cao đẳng , trung học chuyên nghiệp giai đoạn 2013 -2015 tăng 2,5 lần, giai đoạn 2016 – 2020 tăng dưới 2 lần.

(Đây là chỉ tiêu chung cho hoạt động giáo dục thể chất ở các cấp học, tuy nhiên chỉ tiêu và tiêu chuẩn cụ thể phát triển đội ngũ giáo viên thể dục thể thao còn tùy thuộc vào điều kiện thực tế của địa phương, có thể thấp hoặc cao hơn do ngành giáo dục đào tạo xây dựng chỉ tiêu . Thực tế số giáo viên hiện nay giảng dạy theo quy định số tiết trong tuần với từng cấp học là đủ số lượng).

Tiêu chuẩn rèn luyện thân thể nhịp tăng bình quân 1,05, tuy nhiên thực tế không bao giờ đạt được tiêu chuẩn rèn luyện thân thể ở mức 100%, cho nên khi xây dựng chỉ tiêu phấn đấu đến 2020 tỷ lệ tối đa là 99%, cần duy trì và cải tiến liên tục các hình thức tổ chức hoạt động, kể cả ổn định về hệ thống thi đấu, số giải cần tăng theo số lần cho phù hợp với tỷ lệ tăng của học sinh, sinh viên hàng năm từ 1 đến 2. Cơ sở vật chất căn cứ vào kết quả điều tra thực trạng về diện tích m2 cho mỗi học sinh - sinh viên ở các cấp học, từ đó định chuẩn mức tăng trưởng bình quân hàng năm của từng giai đoạn cho từng cấp học có khác nhau, đối với học sinh phổ thông, quy chuẩn là 2 m2 cho 1 học sinh. Đối với sinh viên các trường ĐH, CĐ, TCCN là 4 m2/1SV. Như vậy tỷ lệ tăng trưởng của học sinh bình quân lớn hơn 1,05. (Theo nguồn số liệu cung cấp của Sở Giáo dục và Đào tạo, hiện nay một học sinh là 5m. Đây là diện tích tính cả sân chơi còn sân tập thể thao thiếu diện tích như đã thống kê cần được bổ sung ).Vì vậy cần quy hoạch thêm diện tích đất dành cho tập luyện thể thao và nâng cấp các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giáo dục thể chất trong trường học cho các cấp học trên địa bàn theo từng giai đoạn cụ thể.

2.2.3. Phát triển TDTT trong lực lượng vũ trang

Bảng 30. Chỉ tiêu phát triển TDTT trong LLVT

STT

Đơn vị

Nội dung

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

1

Quân đội

Đạt tiêu chuẩn RLTL

100

100

100

100

100

100

100

100

Huy chương

10

12

14

16

18

20

22

24

2

Công an

Đạt tiêu chuẩn RLTT

100

100

100

100

100

100

100

100

Huy chương

10

12

14

16

18

20

22

24

(Chỉ tiêu được tính dựa vào số liệu điều tra thực tế, PATT )

Đối với lực lượng vũ trang tiêu chí chiến sĩ khỏe là tiêu chí hàng đầu để xét chọn vào lực lượng quân đội và công an, đó cũng là tiêu chuẩn xét thi đua hàng năm có kết hợp với tham gia các môn thể thao nhằm nâng cao thể chất phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tiêu chí xây dựng thành tích, huy chương đạt được theo từng năm lấy tỷ lệ chuẩn là 10% và tăng đều cho đến 24%, mỗi năm tăng 2%.

2.2.4. Phát triển thể thao thành tích cao

Bảng 31. Chỉ tiêu phát triển thể thao thành tích cao

TT

Nội dung

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

1

Huy chương

Toàn quốc

247

259

271

284

298

313

328

344

Quốc tế

3

4

5

6

7

8

9

10

2

Thành tích

ĐH TDTT

10

15

Sea games

2

3

4

5

3

HLV (người)

38

40

43

45

47

49

54

56

4

VĐV

TTTTC

37

40

46

50

54

58

67

72

Trẻ - Năng khiếu

245

265

286

329

355

373

403

463

Cấp 1

22

24

26

31

34

38

41

50

KT

10

11

12

14

15

16

17

19

Dự tuyển Quốc gia

10

11

12

14

15

16

17

19

(Chỉ tiêu được tính dựa vào số liệu điều tra thực tế, PATT)

Dựa vào kết quả đạt được cả giai đoạn 2006 – 2012 số huy chương đạt được tại các giải trẻ, khu vực toàn quốc tăng giảm không đều tỷ lệ dao động trên dưới 20 lần/năm. Để đảm bảo độ tin cậy của các chỉ tiêu cần thực hiện theo các phương án khác nhau: Trong thể thao có phương án tối đa và phương án tối thiểu, số lần bình quân cả giai đoạn trước đó 247 huy chương, đây là mức chuẩn để xác định chỉ tiêu hàng năm của giai đoạn tiếp theo từ 2014 -2020. Huy chương quốc tế được xây dựng trên thành tích đã đạt được dựa trên năm 2011 là 03 huy chương, số lượng tăng hàng năm là 01. Huy chương đại hội TDTT dựa trên cơ sở đại hội năm 2010 là 9 huy chương, đến năm 2015 là 10 huy chương và đến năm 2019 là 15 huy chương. Tương tự về thành tích Sea games tăng theo mỗi kỳ tương ứng với 01. Về số lượng HLV tăng hàng năm là 1,05 song trong năm chuyển tiếp đại hội 1,09: Năm 2013 là 38 HLV đến năm 2015 là 43, năm 2019 là 54. Về VĐV hệ đội tuyển thi đấu thể thao thành tích cao tăng theo bình thường cả một giai đoạn là 1,08 nhưng đến năm đại hội thì tăng theo tỷ lệ 1,15. Về VĐV trẻ và năng khiếu tăng theo tỷ lệ bình thường cả một giai đoạn là 1,08 nhưng đến năm Hội khỏe phù đổng thì tăng theo tỷ lệ 1,15. Về VĐV cấp 1 dựa vào sự tăng trưởng bình quân cho cả giai đoạn 2006 – 2012 để xây dựng chuẩn 1,08 cho giai đoạn tiếp theo ngoại trừ tổ chức đại hội TDTT và hội khỏe phù đổng thì tăng 1,2. Số lượng VĐV đạt cấp 1 của năm 2013 là 22, năm 2015 là 26 và đến năm 2020 là 50. Tương tự số lượng VĐV kiện tướng của năm 2013 là 10, năm 2015 là 12 và đến năm 2020 là 19. Số VĐV dự tuyển Quốc gia tăng 01 trong các năm 2013 – 2020, riêng đại hội TDTT (2016 – 2020) tăng 2.

* Các môn thể thao trọng điểm

Bảng 32. Các nhóm môn thể thao trọng điểm

STT

Nội dung

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

1

Nhóm 1:

x

x

x

x

x

x

x

x

2

Nhóm 2:

x

x

x

x

x

x

x

3

Nhóm 3:

x

x

x

x

x

x

4

Nhóm 4:

x

x

x

x

x

(Chỉ tiêu được tính dựa vào số liệu điều tra thực tế )

Chi chú:

Nhóm 1: Bóng đá, Bóng chuyền, võ cổ truyền, taekwondo, lặn, điền kinh

Nhóm 2: Vovinam, bóng bàn, quần vợt, cầu lông, bơi lội

Nhóm 3: Cờ vua, karatedo, bóng rỗ, billards

Nhóm 4: Các môn thể thao còn lại

- Giai đoạn 2013 - 2015 tập trung đầu tư môn thế mạnh của tỉnh là: Lặn, võ cổ truyền, võ taekwondo, điền kinh, bóng đá.

- Giai đoạn 2016-2020 tập trung đầu tư thêm môn vovinam, bóng chuyền, quần vợt, bơi lội.

2.2.5. Phát triển thể thao chuyên nghiệp

- Thực hiện chiến lược phát triển thể thao thành tích cao của Việt Nam đến 2020 cần phát triển các môn TTTTC của từng tỉnh, thành, ngành trong đó các môn thể thao trọng điểm của Quốc gia và các môn thể thao khác, cần tuyển chọn và đào tạo theo các tuyến năng khiếu thể thao của từng tỉnh, thành, ngành. Trong đó bao gồm hai loại VĐV: VĐV năng khiếu nghiệp dư (không được hưởng chế độ bồi dưỡng của Nhà nước) và VĐV năng khiếu bán tập trung (được hưởng chế độ bồi dưỡng ngân sách của Trung ương và địa phương).

- Đào tạo VĐV tuyến trẻ tỉnh, thành, ngành và VĐV dự tuyển trẻ Quốc gia kế cận được hưởng bồi dưỡng từ ngân sách của Nhà nước, của địa phương; khi làm nhiệm vụ Quốc gia thì nhận bồi dưỡng từ Trung ương.

- Nhóm môn loại 1 gồm có 6 môn: Bóng đá, bóng chuyền, võ cổ truyền, điền kinh, lặn, taekwondo.

- Nhóm môn loại 2 gồm có 6 môn: Vovinam, bóng bàn, quần vợt, cầu lông, karatedo, bơi lội.

 - Nhóm môn loại 3 gồm có 7 môn: Cờ vua, bóng rổ, billards, thể dục, judo, pencastsilat, cờ tướng.

- Nhóm 4 các môn khác.

 Trong tất cả các môn thể thao nhóm 1 và nhóm 2 ưu tiên đầu tư theo từng giai đoạn cụ thể sau đó mới đến nhóm 3 và nhóm 4, các môn thể thao chuyên nghiệp được lựa chọn trên nền tảng đã có và duy trì thành tích nhiều năm, bước đầu xác định từ 1-3 môn thể thao chuyên nghiệp, đến giai đoạn cuối 2018 – 2020 chọn từ 3 đến 5 môn thể thao chuyên nghiệp. Để thực hiện chuyển đổi từng bước các môn thể thao trọng điểm, các môn thể thao chuyên nghiệp cần phải xây dựng lộ trình, bước đi thích hợp có căn cứ vào các yếu tố về hệ thống hóa khoa học trong tuyển chọn và đào tạo VĐV.

- Quy trình đào tạo vận động viên được xây dựng gồm:

+ Hệ thống tuyển chọn vận động viên

+ Định hướng các giai đoạn tuyển chọn

+ Số năm tập luyện và độ tuổi vận động viên

+ Tiêu chuẩn tuổi và đẳng cấp vận động viên ở một số môn thể thao - Hệ thống thi đấu của tỉnh – toàn quốc.

- Như vậy cần xác định trong giai đoạn từ năm 2013 đến 2020 có 5 môn thể thao chuyên nghiệp và 5 môn thể thao mũi nhọn là hoàn toàn phù hợp đối với chiến lược chung về phát triển TTTTC của Việt Nam.

- Trung tâm TDTT và các Trung tâm Văn hóa – Thể thao, cấp huyện, thị… tập trung đầu tư nâng cao thành tích một số môn thể thao mũi nhọn trong giai đoạn 2013- 2015 và điều chỉnh trong các giai đoạn tiếp theo nhằm xây dựng một hệ thống đào tạo tài năng thể thao xuyên suốt, tạo sự đột biến trong thành tích thể thao.

- Mở rộng không gian tìm kiếm và phát hiện các tài năng thể thao, kết hợp với nhà trường và phụ huynh trong việc phát hiện VĐV tài năng thể thao.

- Xây dựng hệ thống tài năng thể thao theo 3 tuyến (năng khiếu tập trung, năng khiếu dự bị tập trung, năng khiếu ban đầu) trong giai đoạn 2013- 2015.

- Xây dựng được quy trình công nghệ đào tạo VĐV mang tính khoa học, đồng bộ, khả thi và tạo sự đột biến.

- Thuê chuyên gia hoặc cố vấn để hỗ trợ triển khai thực hiện các bước một cách đồng bộ như: Tổ chức tuyển chọn VĐV; xây dựng chương trình đào tạo dài hạn; hoàn thiện hệ thống thi đấu, tiêu chuẩn hóa huấn luyện viên có trình độ Quốc gia, quốc tế, xây dựng và hình thành đội ngũ huấn luyện viên có trình độ chuyên môn cao đáp ứng nhu cầu đào tạo huấn luyện TTTTC của tỉnh nhà. Thực hiện chuyên nghiệp hóa một số môn thể thao với sự đầu tư của các đơn vị kinh tế trong giai đoạn 2013 – 2015 nhằm thực hiện kế hoạch phát triển thể thao chuyên nghiệp theo xu thế xã hội hóa TDTT.

- Tóm lại: Xây dựng hệ thống đào tạo VĐV theo hướng phát triển các môn thể thao chuyên nghiệp, các môn thể thao mũi nhọn và các môn thể thao nâng cao; đặc biệt chú trọng và đưa các môn thể thao mới nhằm giới thiệu cho các đối tượng có nhu cầu và ham thích tham gia hoạt động TDTT, phù hợp với giai đoạn phát triển mới của thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước; hình thành quy trình công nghệ đào tạo VĐV. Xây dựng và hoàn thiện từng bước hệ thống huấn luyện chuyên môn hóa sâu, ứng dụng khoa học công nghệ, quy trình tuyển chọn đào tạo và xây dựng hệ thống các điều kiện đảm bảo đáp ứng đúng theo theo tiêu chuẩn Quốc gia và quốc tế.

2.2.6. Phát triển xã hội hóa TDTT

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và công tác quản lý của Nhà nước về thể dục, thể thao. Trong quá trình xã hội hóa hoạt động thể thao Nhà nước giữ vai trò nòng cốt, đồng thời huy động tiềm năng, nguồn lực của mọi lực lượng, mọi thành phần kinh tế xã hội, cùng tham gia sáng tạo, cung cấp, phổ biến, tạo điều kiện cho các hoạt động TDTT phát triển mạnh mẽ, rộng khắp, đa dạng hóa chủ thể hoạt động, dân chủ hóa nhưng không thương mại hóa.

- Cần xác định rõ rằng xã hội hóa thể dục - thể thao là quá trình tạo ra các cơ chế, chính sách và điều kiện cần thiết để phát huy tiềm năng về trí tuệ và vật chất trong dân, huy động toàn xã hội chăm lo phát triển sự nghiệp TDTT và tạo điều kiện để toàn xã hội được thưởng thức, hưởng thụ các thành quả của TDTT, nhất là các đối tượng chính sách, người nghèo và những người trước đây khó có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ TDTT.

- Chăm lo cho sự nghiệp thể dục, thể thao phải thật sự trở thành trách nhiệm chung của các cấp ủy Đảng, cơ quan, chính quyền, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội; là nhiệm vụ của toàn xã hội - trong đó ngành thể dục, thể thao giữ vai trò nòng cốt. Đặc biệt, cần phải nhận thức rõ rằng, xã hội hóa không có nghĩa là Nhà nước cắt giảm đầu tư cho lĩnh vực thể dục - thể thao mà Nhà nước tăng cường đầu tư nhưng thay đổi cơ cấu đầu tư theo hướng hiệu quả hơn, đồng thời có cơ chế hợp lý để khuyến khích sự đóng góp của xã hội về tài chính, vật chất và trí tuệ. Để làm tốt xã hội hóa, cần đổi mới phương thức quản lý của Nhà nước, chuyển một phần công việc của Nhà nước cho nhân dân và các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội thực hiện nhưng Nhà nước không giảm trách nhiệm, không giảm ngân sách cho các hoạt động TDTT. Đầu tư của Nhà nước tập trung cho các mục tiêu ưu tiên, các chương trình Quốc gia và hỗ trợ các đối tượng chính sách. Trong điều kiện thực tiễn của tỉnh, chỉ có đẩy mạnh xã hội hóa TDTT mới có thể đảm bảo phát triển sự nghiệp TDTT một cách nhanh chóng và bền vững, đồng thời từng bước đưa TDTT thành một ngành kinh tế dịch vụ, có đóng góp xứng đáng vào kinh tế – xã hội của tỉnh.

* Các phương án, chỉ tiêu phát triển:

+ Xác định mô hình tổ chức xã hội thống nhất về thể thao ở tỉnh:

Căn cứ các Điều 72, 73, Mục 2, Chương IV của Luật TDTT về các tổ chức xã hội – nghề nghiệp về thể thao địa phương và từ nghiên cứu về tính hệ thống và quy trình quản lý của các tổ chức xã hội về thể thao cho thấy hệ thống quản lý của xã hội về thể thao bao gồm các yếu tố thành phần sau:

- Mục tiêu chung: Tổ chức điều khiển quá trình, phát triển của các lĩnh vực hoạt động thể thao.

- Mục tiêu cụ thể:

+ Huy động nguồn lực xã hội (nhân lực, vật lực, tài lực, thông tin lực).

+ Xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển.

+ Tác nghiệp chuyên môn trong các lĩnh vực hoạt động.

Sơ đồ 2. MỤC TIÊU QUẢN LÝ CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI NGHỀ NGHIỆP VỀ THỂ THAO

Sơ đồ 3. HỆ THỐNG TỔ CHỨC XÃ HỘI VỀ TDTT

* Hệ thống các nguyên tắc và phương pháp quản lý của các tổ chức xã hội nghề nghiệp về thể thao:

Các nguyên tắc quản lý xã hội nghề nghiệp về thể thao là những quy định, những điều bắt buộc phải thực hiện trong quá trình quản lý; các phương pháp quản lý là các giải pháp, cách thức tổ chức, thực hiện quá trình quản lý. Các vấn đề này sẽ được nghiên cứu tiếp tục để hoàn chỉnh làm cơ sở xây dựng quy chế quản lý xã hội nghề nghiệp về thể thao.

+ Quy trình quản lý của hệ thống tổ chức xã hội nghề nghiệp về thể thao:

Là thành tố chính của hệ thống quản lý xã hội nghề nghiệp về thể thao, nó xác định trình tự tổ chức quá trình quản lý và các công cụ để điều khiển quá trình đó và những tiêu chuẩn của mỗi giai đoạn thuộc quy trình quản lý. Các giai đoạn đó là thông qua quyết định tổ chức, thực hiện tác nghiệp chuyên môn, thu thập và xử lý thông tin, tổng kết đánh giá. Các giai đoạn này là các yếu tố cấu thành hệ thống quản lý, chúng phản ánh trình tự những hoạt động cần thiết cho việc đạt đến chất lượng và hiệu quả của xã hội hóa các hoạt động TDTT.

* Các hình thức và nội dung của các tổ chức xã hội nghề nghiệp về thể thao:

Đây cũng là nội dung nằm trong cấu trúc của hệ thống quản lý xã hội về thể thao, nó được thể hiện qua hệ thống các tổ chức xã hội nghề nghiệp về thể thao theo các hình thức Liên đoàn, Hội, Liên hiệp hội ... và nội dung hoạt động được thể hiện trong điều lệ của từng tổ chức.

+Xây dựng, hoàn thiện chuẩn hóa điều lệ của các tổ chức xã hội nghề nghiệp về thể thao:

Các yếu tố điều lệ Liên đoàn, hiệp hội, Hội thể thao:

Qua nghiên cứu các điều lệ, có 10 yếu tố được đưa vào trong điều lệ của các tổ chức xã hội về TDTT. Mỗi yếu tố có những mấu chốt của nó:

- Tên gọi, tư cách pháp nhân và những quy định pháp lý.

- Các mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn.

- Quy định về thành viên Hội viên.

- Quy định đại hội theo nhiệm kỳ, hàng năm.

- Nhân sự, bộ máy, lề lối làm việc.

- Ban quản trị.

- Các tiểu ban.

- Các mối quan hệ.

- Tài chính và hoạt động kinh tế.

- Áp dụng thực hiện điều lệ.

* Đẩy mạnh hoạt động kinh tế thể thao là đòn bẩy của xã hội hóa TDTT.

+ Mục tiêu, phương hướng phát triển kinh doanh tài sản thể dục thể thao (sản nghiệp).

- Chuyển đổi cơ chế hoạt động TDTT từng bước phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, phù hợp với quy luật phát triển, tạo thêm nguồn kinh phí hoạt động cho ngành TDTT ngoài ngân sách Nhà nước;

- Từng bước hình thành thị trường TDTT thống nhất, cạnh tranh lành mạnh; hình thành hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật TDTT thuộc nhiều thành phần sở hữu để phục vụ nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân;

- Phát triển các cơ sở sự nghiệp TDTT dịch vụ công kết hợp với các cơ sở TDTT phúc lợi công cộng; khuyến khích các cơ sở TDTT tự chủ kinh doanh, tự trang trải kinh phí hoạt động.

* Xác định các lĩnh vực hoạt động kinh doanh TDTT được định hướng phát triển trong giai đoạn đến năm 2013 và phát triển mạnh ở giai đoạn 2015 – 2020. .

Căn cứ thực tiễn phát triển thể dục thể thao, có thể phân loại kinh doanh tài sản TDTT một cách khái quát hơn: Kinh doanh tài sản hoạt động TDTT và kinh doanh tài sản hỗ trợ TDTT, hoặc kinh doanh tài sản TDTT vật chất và phi vật chất.

Kinh doanh tài sản hoạt động TDTT bao gồm (tài sản phi vật chất).

- Thể thao giải trí

- Biểu diễn thi đấu

- Môi giới thể thao

- Nhân lực và đào tạo huấn luyện thể thao

- Xổ số, cá cược thể thao

- Truyền thông thể thao

- Du lịch thể thao

- Thể thao hồi phục sức khỏe

Kinh doanh tài sản hỗ trợ TDTT bao gồm ( tài sản vật chất, hữu hình ):

- Trang phục thể thao

- Giầy mũ thể thao

- Thiết bị, dụng cụ thể thao

- Thực phẩm thể thao

- Nước uống thể thao

- Kiến trúc thể thao

2.2.7. Phát triển các điều kiện đảm bảo

- Chỉ thị 17-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương khóa IX nêu rõ “ Hoạt động thể dục, thể thao quần chúng ở phường, xã là cơ sở nền tảng cơ bản để phát triển thể dục thể thao ở nước ta. Từng bước hình thành khu Trung tâm TDTT xã, phường, thị trấn gắn với trường học, các điểm vui chơi của thanh thiếu niên và các thiết bị văn hóa tại cơ sở. Trên cơ sở đó phát hiện, bồi dưỡng các tài năng thể thao trẻ”. Nhận thức từ quan điểm sâu sắc có tính chiến lược về sức khỏe cho nhân dân và cải tạo giống nòi của Đảng ta và Nhà nước trong những năm kế tiếp, ngày 26/04/2002 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 57/2002/QĐ-TTg về việc phê duyệt phát triển ngành TDTT đến năm 2010. Trong đó, có nhằm đẩy mạnh tốc độ phát triển TDTT phường, xã, thị trấn trên mọi lĩnh vực, sức khỏe cho nhân dân, cơ sở vật chất, đất dành cho hoạt động TDTT và các cơ sở khác về TDTT, trên cơ sở thực hiện luật TDTT có hiệu lực thực hiện từ ngày 01/7/2007.

- Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X ghi rõ “Đẩy mạnh các hoạt động TDTT cả về quy mô và chất lượng. Khuyến khích và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia hoạt động và phát triển sự nghiệp TDTT. Phát triển mạnh thể thao quần chúng, thể thao nghiệp dư, trước hết là trong thanh niên, thiếu niên. Làm tốt công tác giáo dục thể chất trong trường học. Mở rộng quá trình chuyên nghiệp hóa thể thao thành tích cao. Đổi mới và tăng cường hệ thống đào tạo VĐV trẻ. Từng bước chuyển các đơn vị sự nghiệp TDTT công lập sang áp dụng chế độ tự chủ tài chính, tiến tới tự chủ, tự chịu trách nhiệm toàn diện như các tổ chức dịch vụ công cộng khác. Khuyến khích các doanh nghiệp ngoài công lập đầu tư và kinh doanh cơ sở tập luyện, thi đấu thể thao. Phân định rõ trách nhiệm giữa cơ quan quản lý hành chính nhà nước và các tổ chức, liên đoàn, hiệp hội thể thao. Chuyển giao hoạt động tác nghiệp về thể thao cho các tổ chức xã hội và các cơ sở ngoài công lập thực hiện”.

- Trên cơ sở chủ đạo vĩ mô có tính chiến lược tích cực và lâu dài của Đảng và Nhà nước về phát triển TDTT ở phường, xã, thị trấn. Trong đó, nhấn mạnh việc phát triển TDTT ở phường, xã, thị trấn trong tỉnh cần phải có sự quan tâm sâu sát hơn, thể dục thể thao phải thực sự đến với vùng sâu, vùng xa và đặc biệt là các vùng khó khăn; khơi dậy và khôi phục các môn thể thao dân gian, các môn thể thao truyền thống, bên cạnh đó phát huy mạnh mẽ những môn thể thao hiện đại nhằm tạo sân chơi cho mọi tầng lớp nhân dân và xác định các môn thể thao thế mạnh để đầu tư đào tạo nhân tài thể thao. Qua phong trào TDTT cơ sở, quản lý và quy hoạch đất dành cho ngành TDTT ở cơ sở phường, xã, thị trấn phải cụ thể, nghiêm túc theo quy hoạch.

* Mục tiêu phát triển:

- Tăng cường đầu tư phát triển cơ sở vật chất – kỹ thuật TDTT của tỉnh góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các thiết chế phục vụ đào tạo VĐV, phục vụ phát triển TDTT quần chúng, TDTT trường học, TDTT giải trí v.v…

- Mạng lưới cơ sở vật chất TDTT đến năm 2020 phải dựa trên nền tảng định hướng phát triển không gian đô thị đến năm 2020. Trên cơ sở quy mô, tính chất, hướng chọn đất và phân khu chức năng, cũng như chỉ tiêu sử dụng đất và quy hoạch đầu tư mới các cơ sở vật chất TDTT cho tuyến huyện thị.

- Trên cơ sở dự báo gia tăng dân số, nhu cầu rèn luyện thể thao và hứng thú TDTT của các lứa tuổi của một tỉnh công - nông nghiệp, do vậy những môn thể thao sẽ phát triển trong tương lai sẽ phải dự báo và chuẩn bị đủ quỹ đất để sẵn sàng tiếp nhận, đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh.

Căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm thời kỳ đầu của tỉnh Tây Ninh.

Qua đánh giá sử dụng đất cho lãnh vực TDTT vào năm 2010, ngành TDTT có tổng diện tích là 135(ha), chiếm tỷ lệ bình quân là 0,03 so với tổng diện tích đất và phương án quy hoạch theo phân kỳ đến năm 2015 là 273 (ha), chiếm tỷ lệ bình quân 0,07 và đến năm 2020 là 467 (ha), chiếm tỷ lệ bình quân là 0,12. Sự phân bổ quỹ đất dành cho thể thao cấp huyện đến năm 2020 được cụ thể hóa như sau:

Thị xã Tây ninh                                      31,11 (ha)

Huyện Trảng Bàng                                 33,2 (ha)

Huyện Tân Châu                                    42 (ha)

Huyện Tân Biên                                     18,7 (ha)

Huyện Hòa thành                                   20,2 (ha)

Huyện Gò Dầu                                      34,5 (ha)

Huyện Châu Thành                                 37,3 (ha)

Huyện Bến Cầu                                     173,5 (ha)

Huyện Dương Minh Châu                       31,5 ( ha)

Quy hoạch sử dụng đất dành cho hoạt động TDTT đến năm 2015 - 2020 nhằm đảm bảo cho việc phát triển các loại hình TDTT đáp ứng nhu cầu nguyện vọng ham thích thể thao của người dân trong quy hoạch sử dụng đất cần phải gắn kết chặt chẽ với phát triển kinh tế xã hội, phát triển chung vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Khai thác có hiệu quả lợi thế của tỉnh về công nghiệp, nông nghiệp để đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, tận dụng tiềm năng đất đai của vùng để tạo bước đột phá cho những năm tiếp theo.

2.2.8. Phát triển kinh tế thể thao

Các chính sách, chế tài về tổ chức phát triển kinh tế thể thao.

Ban hành văn bản pháp quy về các thiết chế, hình thức tổ chức, quy phạm kinh tế thể thao (công ty, trung tâm, các CLB thể thao chuyên nghiệp, CLB thể thao dịch vụ công, tổ chức thể thao tự trang trải kinh phí hoạt động….). Cần chú ý CLB thể thao chuyên nghiệp gồm 3 loại:

Loại tồn tại nhờ kinh doanh dịch vụ thi đấu, phụ thuộc chủ yếu vào thành tích thi đấu (bóng đá, bóng chuyền…..).

Loại tồn tại nhờ chất lượng dịch vụ chuyên môn và dịch vụ kèm theo (quần vợt……).

Loại tồn tại nhờ cá nhân thể thao (đua môtô, đua ngựa……)

Xây dựng hiệp hội kinh tế tài sản thể thao.

Ban hành các văn bản pháp quy về bảo vệ thương hiệu vô địch thể thao, sản phẩm thể thao. Ban hành quy phạm chất lượng dịch vụ thể thao, quy phạm cơ sở vật chất – kỹ thuật thể thao, các loại tài sản khác về kinh doanh tài sản TDTT.

* Ban hành chính sách chuyển tài sản thể thao thuộc sở hữu Nhà nước thành nguồn vốn tham gia kinh doanh TDTT theo hình thức cổ phần hóa, sau khi thông qua hội đồng định giá.

Ban hành chính sách kinh doanh, doanh nghiệp tài trợ hoạt động thi đấu thể thao được tính kinh phí tài trợ vào chi phí hợp pháp của doanh nghiệp tùy theo quy mô thi đấu thể thao (Olympic, Asiad, Sea Games, vô địch thế giới…). Chính sách này vận dụng cho tài trợ đối với các câu lạc bộ Bóng đá chuyên nghiệp để khuyến khích phát triển thể thao chuyên nghiệp.

Ban hành chính sách miễn thuế ưu đãi (trong đó thuế sử dụng nhà đất) đối với sản xuất, kinh doanh tài sản TDTT theo từng vùng kinh tế - xã hội, ưu tiên miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh TDTT ở các tỉnh miền núi khó khăn.

Ban hành chính sách thuế phù hợp với các loại hình kinh doanh TDTT khác nhau. Loại hình kinh doanh TDTT cấp cao chịu mức thuế cao hơn loại hình kinh doanh TDTT quần chúng.

Các chính sách ưu đãi và miễn giảm thuế, tính khấu hao tài sản khác trong kinh doanh tài sản TDTT.

Từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy quản lý kinh doanh tài sản TDTT như các văn bản dưới Luật, các Nghị định, Thông tư Liên Bộ ở từng lĩnh vực kinh doanh.

Triển khai điều tra khảo sát định kỳ, thống kê, tổng kết về doanh thu kinh doanh tài sản TDTT trong các ngành nghề kinh doanh.

Ban hành các loại điều lệ cần thiết như: Điều lệ quản lý thị trường thể thao, điều lệ quản lý kinh doanh công trình thể thao, điều lệ quản lý tài trợ, quảng cáo thể thao.

Các văn bản khuyến khích, hướng dẫn các tỉnh thành đầu tư cho TDTT.

Từng bước tiếp cận với các phương pháp đánh giá, các phương pháp thống kê kinh doanh tài sản TDTT của quốc tế.

Tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu và phát triển kinh tế thể thao, quản trị kinh doanh tài sản TDTT.

Ban hành văn bản pháp quy thống kê người tập luyện thể thao cấp kinh phí cho các hoạt động thể thao tiến hành điều tra khảo sát, thống kê số lượng người tập luyện thể thao với quy mô nhỏ và định kỳ 5 năm với quy mô lớn hơn nhằm phát triển kinh tế thể thao trên địa bàn tỉnh.

3. Nhiệm vụ

Phát triển TDTT đến năm 2020 chia làm 2 giai đoạn: Từ nay đến năm 2015 và từ 2016 đến năm 2020.

Nhiệm vụ giai đoạn 2013 – 2015.

- Nhiệm vụ cụ thể để phát triển TDTT của tỉnh trong giai đoạn 2013 – 2015 là tiếp tục củng cố và hoàn thiện bộ máy tổ chức của ngành từ tỉnh, huyện, thị và là cơ sở trên cả hai lĩnh vực quản lý nhà nước và phát triển sự nghiệp TDTT có kết hợp phát triển xã hội hóa thể thao và các loại hình thể thao mới.

- Nâng cấp và hoàn thiện cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, từng bước phát triển vững chắc phong trào TDTT trên địa bàn toàn tỉnh. Đẩy mạnh các hoạt động TDTT quần chúng ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Tăng tỷ lệ người dân tập luyện TDTT thường xuyên từ 26,66% năm 2012 lên 28,84% năm 2015. Đầu tư các môn thể thao thành tích cao và duy trì thể thao phong trào.

 - Đẩy mạnh công tác giáo dục thể chất và thể thao trong trường học nâng cao thể trạng và tầm vóc thế hệ trẻ. Tuyển chọn, đào tạo năng khiếu từ các trường học. Tăng cường công năng của Trung tâm Đào tạo và Huấn luyện Thể thao.

- Xây dựng các loại hình thể thao, phong phú đa dạng để tăng cường thể chất cho lực lượng vũ trang, đảm bảo duy trì 100% cán bộ chiến sỹ lực lượng vũ trang đạt tiêu chí Chiến sỹ khỏe.

- Khuyến khích đầu tư phát triển các điểm hoạt động TDTT theo hướng xã hội hóa nhằm tăng cường cơ sở vật chất dịch vụ ở tất cả các cấp, các khu dân cư, cụm công nghiệp.

- Khôi phục và phát triển các môn thể thao dân tộc. Xây dựng các chương trình thể thao gắn với lễ hội, dịch vụ du lịch.

Nhiệm vụ giai đoạn 2016 – 2020.

- Căn cứ kết quả đạt được của giai đoạn 2013 – 2015, nhiệm vụ cụ thể để phát triển TDTT của giai đoạn 2016 – 2020 là duy trì nền tảng đã có để hoàn thiện và nâng cao hệ thống bộ máy quản lý nhà nước và quản lý sự nghiệp TDTT một cách có hiệu lực và hiệu quả, nâng cao trình độ quản lý, trình độ nghiệp vụ chuyên môn, theo xu hướng chuẩn hóa, quy chế hóa, hiện đại hóa, tập trung chỉ đạo nâng cao các tổ chức liên đoàn, hội theo hướng xã hội hóa thể thao phát triển các loại hình thể thao, môn thể thao mới, chú trọng lĩnh vực kinh tế thể thao, sản nghiệp thể thao, thể thao giải trí, đồng thời tập trung chỉ đạo phát triển thể thao cho mọi người, thể thao quần chúng. Thể thao cho người khuyết tật. Chú trọng phát triển thể thao trong các khu công nghiệp và các khu vực nông thôn đẩy mạnh phát triển nông thôn mới. Công tác giáo dục thể chất và thể thao trong trường học tiếp tục thực hiện mục tiêu nâng cao thể trạng và tầm vóc, đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, phục vụ cho hoạt động thể thao trường học; 100% lực lượng quân đội, công an đạt tiêu chí chiến sỹ khỏe, nâng cao trình độ cho lực lượng HLV - VĐV ở các tuyến, hoàn thiện quy trình tuyển chọn bồi dưỡng, đào tạo nhân tài thể thao qua 3 bước, chú trọng phát triển các CLB năng khiếu ban đầu ở các điểm trường học khu dân cư để tuyển chọn đào tạo nhân tài thể thao. Phát triển hệ thống cơ sở vật chất đáp ứng tốt nhu cầu tập luyện thể thao, phong trào thể thao trong mọi tầng lớp nhân dân, phát triển công tác thông tin tuyên truyền, ứng dụng khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế đối với việc đào tạo một số môn thể thao mũi nhọn, chuyên nghiệp hóa thể thao. Hoàn thiện các quy định để đảm bảo cơ chế chính sách nhằm tạo bước đột phá để phát triển TDTT tỉnh theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa.

- Nâng cao nhận thức của người dân, về ý nghĩa giá trị và tác dụng của TDTT. Nhằm nâng cao thể chất và tầm vóc cho người Việt Nam thực hiện chiến lược phát triển thể thao Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, đẩy mạnh các hoạt động thể thao cho mọi người, thông qua tiêu chí đánh giá về người tập luyện thể thao thường xuyên đạt trên 33,4% vào năm 2020. Gia đình thể thao đạt trên 25%, tăng cường công tác giáo dục thể chất và thể thao trong trường học cải tiến nội dung, chương trình giáo dục nội, ngoại khóa đạt 100% vào năm 2020; nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý, giáo viên TDTT. Xây dựng các loại hình thể thao phong phú đa dạng để tăng cường thể chất cho lực lượng vũ trang, đầu tư nâng cấp các công trình thể thao mang tính hiện đại phù hợp với quy chuẩn thi đấu trong nước và quốc tế. Tiếp tục khuyến khích đầu tư phát triển các điểm hoạt động TDTT theo hướng XHH nhằm tăng cường cơ sở vật chất cho hoạt động TDTT ở các cấp, các khu dân cư và khu công nghiệp.

- Ứng dụng quy trình tuyển chọn và đào tạo các môn thể thao mũi nhọn (chuyên nghiệp hóa thể thao), bước đầu hình thành tổ chức câu lạc bộ khoa học thực hiện chương trình hợp tác quốc tế, tăng thời lượng thông tin tuyên truyền về lợi ích của tập luyện TDTT, không ngừng xây dựng mô hình hóa và xã hội hóa thể thao phát triển các loại hình dịch vụ thể thao, kinh tế thể thao đặc biệt là nâng cao nhận thức về thể thao giải trí, thể thao du lịch, thể thao sức khỏe, khôi phục các môn thể thao dân tộc gắn liền với lễ hội, dịch vụ du lịch…., phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội của tỉnh giai đoạn 2016 – 2020.

3.1. Quy hoạch phát triển TDTT cho mọi người

Căn cứ theo Luật TDTT đã được Quốc hội khóa 11 kỳ họp thứ 10 thông qua vào năm 2006 và triển khai thực hiện vào năm 2007. Thực hiện theo chương 2 mục 1 về thể dục thể thao cho mọi người đặc biệt là phát triển thể thao quần chúng Điều 11 đến Điều 19. Trước khi Luật TDTT ra đời thuật ngữ thể thao cho mọi người không có mà chỉ duy nhất có thể thao quần chúng (pháp lệnh TDTT). Vào năm 2004 Ủy ban Olympic quốc tế triệu tập cuộc họp tại Seoul Hàn Quốc tất cả đều thống nhất sử dụng tên gọi các hoạt động TDTT nhằm mục đích phát triển thể chất cho người dân được gọi là Thể thao cho mọi người. Căn cứ theo Luật Thể thao mọi người bao gồm: Thể thao quần chúng – công tác giáo dục thể chất thể thao trường học, thể thao lực lượng vũ trang. Vì vậy khi tiến hành quy hoạch các đối tượng thể thao cần phải hiểu rõ và vận dụng xây dựng phương án chỉ tiêu phù hợp theo Luật Thể thao và chiến lược phát triển thể thao của Việt Nam.

3.1.1. Quy hoạch phát triển TDTT quần chúng

Đối tượng thể thao quần chúng gồm: Đối tượng thực dụng nghề nghiệp, thể thao người cao tuổi, thể thao người khuyết tật, thể thao dân tộc, thể thao phòng bệnh chữa bệnh, thể thao giải trí, thể thao cho lực lượng dân quân du kích.

- Các phương án phát triển người tập luyện TDTT thường xuyên.

Thực hiện theo chỉ tiêu đã được xây dựng về việc phát triển người tập luyện TDTT thường xuyên cho cả giai đoạn 2013 - 2020. Xét về góc độ xã hội học TDTT, khi xây dựng phương án phát triển, trong lĩnh vực thể thao thông thường người ta sử dụng 2 phương án để đánh giá sự phát triển theo kế hoạch và quy hoạch, đó là phương án tối thiểu (Min) và phương án tối đa (Max). Như vậy đối với việc xây dựng phương án phát triển người tập luyện TDTT thường xuyên thông qua các chỉ tiêu trình bày ở phần 3 mục 2.2.1 là phương án tối thiểu so với nhịp tăng trưởng bình quân cùng kỳ cả giai đoạn trước đó 2006 – 2011 là 1,01 đến 1,05. Đây là phương án khả thi nhất đảm bảo tính thông báo và độ tin cậy. Nếu thực hiện theo phương án 2 cho cả thời kỳ 2013 -2020 thì nhịp tăng trưởng bình quân hàng năm từ 1,09 đến 1,15. Theo phương án tối đa tỷ lệ tăng trưởng không khả thi, không phù hợp với thực tế (ví dụ về người tập luyện thường xuyên đến năm 2015 phương án tối thiểu là 28,97, nhưng nếu dùng phương án tối đa thì đến năm 2015 là 42,58 không khả thi và phi thực tế).

Tóm lại, trên cơ sở phân tích đánh giá hiện trạng sự phân bổ NTLTDTTTX phân theo địa giới để tiến hành xây dựng chỉ tiêu và phương án trong quy hoạch giai đoạn tiếp theo ở các đơn vị huyện thị trong tỉnh: Giai đoạn 2013 – 2014 tăng theo tỷ lệ 1,05; giai đoạn 2015 – 2020 tăng theo tỷ lệ 1,03 đây là tỷ lệ phù hợp.

- Các phương án phân bố tỷ lệ người tập luyện TDTT thường xuyên theo địa giới.

Bảng 33. Chỉ tiêu phát triển và phân bố NTLTTTX theo địa giới

(Xây dựng chỉ tiêu dựa trên kết quả điều tra thực tế năm 2012 đạt 26,66%)

Đơn vị

Năm

TX Tây Ninh

Huyện Hòa Thành

Huyện Châu Thành

Huyện Dương Minh Châu

Huyện Gò Dầu

Huyện Trảng Bàng

Huyện Tân Châu

Huyện Bến Cầu

Huyện Tân Biên

Tổng X

2013

30,92

31,82

27,61

25,83

27,1

26,1

25,1

19,57

27,06

26,79

2014

32,47

33,41

28,99

27,12

28,46

27,41

26,36

20,55

28,41

28,13

2015

33,44

34,41

29,86

27,94

29,31

28,23

27,15

21,16

29,27

28,97

2016

34,44

35,45

30,76

28,77

30,19

29,07

27,96

21,80

30,14

29,84

2017

35,48

36,51

31,68

29,64

31,09

29,95

28,80

22,45

31,05

30,74

2018

36,54

37,60

32,63

30,53

32,03

30,84

29,66

23,13

31,98

31,66

2019

37,64

38,73

33,61

31,44

32,99

31,77

30,55

23,82

32,94

32,61

2020

38,77

39,89

34,62

32,38

33,98

32,72

31,47

24,54

33,93

33,59

(Nguồn điều tra bằng phiếu, PATT)

- Các phương án phát triển và phân bố người tập luyện TDTTTX theo đối tượng quần chúng.

Chỉ tiêu phát triển phân bổ NTLTDTTTX theo đối tượng quần chúng được quy định trong Luật Thể thao trong đó đối tượng thực dụng nghề nghiệp có vị trí vai trò quan trọng trong toàn bộ phát triển sự nghiệp TDTT. Tổng chỉ tiêu phân bổ theo từng giai đoạn từ 2013 – 2020 của các đối tượng quần chúng có xu hướng tăng phù hợp với quá trình phát triển của đối tượng này ở giai đoạn trước.

Tóm lại: Các đối tượng thể thao quần chúng tham gia TLTDTTTX năm 2013 của tỉnh là 14,7% đến năm 2015 là 16,5% và đến năm 2020 là 18,45% đây là tỷ lệ phù hợp trên tổng tỷ lệ % của NTLTDTTTX.

Bảng 34. Chỉ tiêu phát triển và phân bố NTLTTTX theo đối tượng quần chúng

Năm

Nội dung

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

X

TDTT thực dụng nghề nghiệp.

5,5

5.6

5,7

5,75

5,8

5,85

5,9

5,95

5,7

TDTT người cao tuổi

1,5

1,6

1,7

1,75

1,8

1,85

1,90

1,95

1,7

TDTT phòng bệnh, chữa bệnh

0,9

1,0

1,1

1,15

1,2

1,25

1,3

1,35

1,1

TDTT dân tộc, dân tộc thiểu số

1,4

1,5

1,7

1,75

1,8

1,85

1.9

1,95

1,7

TDTT khuyết tật.

0,6

0,7

0,8

0,85

0,9

0,95

1,0

1,05

0,79

TDTT giải trí.

2,0

2,1

2,2

2,25

2,3

2,35

2,40

2,45

2,25

TDTT quốc phòng (dân quân, du kích)

0,9

1,0

1,1

1,1

1,15

1,2

1,25

1,30

1,35

TDTT công nhân khu công nghiệp.

1,9

2,0

2,2

2,25

2,3

2,35

2,4

2,45

2,5

Tổng

14,7

15,5

16,5

16,85

17,25

17,65

18,05

18,45

(Chỉ tiêu được tính dựa vào số liệu điều tra thực tế, PATT )

Các phương án phát triển và phân bố người tập luyện TDTT theo môn thể thao.

Bảng 35. Chỉ tiêu phát triển và phân bố NTLTTTX theo môn TT

Đơn vị

Môn

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

1. Bóng đá

85109

88513

92054

94816

97660

100590

103608

106716

2. Bóng chuyền

43878

45633

47458

48882

50348

51859

53414

55017

3. Bóng bàn

2445

2494

2544

2595

2646

2699

2753

2808

3. Cầu Lông

9815

10012

10212

10416

10625

10837

11054

11275

4. Quần vợt

1119

1141

1164

1187

1211

1235

1260

1285

5. Điền kinh

41285

42936

44654

45993

47373

48794

50258

51766

6. Thể dục

34436

34780

35128

35479

35834

36193

36554

36920

7. Bơi lội - lặn

5904

6140

6386

6577

6775

6978

7187

7403

8. Xe đạp

588

594

600

606

612

618

624

630

9. Cờ vua

15788

15946

16106

16267

16429

16594

16760

16927

10. Cờ tướng

12779

12906

13035

13166

13297

13430

13565

13700

11. Bóng rổ

470

474

479

484

489

494

499

504

12. Bóng ném

0

0

0

0

0

0

0

0

13. Taekwondo

4978

5178

5385

5546

5713

5884

6061

6242

14. Karatedo

3276

3342

3409

3477

3546

3617

3690

3763

15. Vovinam

7095

7237

7382

7529

7680

7834

7990

8150

16. Judo

0

0

0

0

0

0

0

0

17. Pencatsilat.

994

1004

1014

1024

1034

1045

1055

1066

18. Boxing

0

0

0

0

0

0

0

0

19. Wushu

0

0

0

0

0

0

0

0

20. Võ cổ truyền

15212

15821

16453

16947

17455

17979

18518

19074

21. Các môn khác

27439

27713

27990

28270

28553

28838

29127

29418

Tổng

312610

321865

331452

339262

347281

355518

363977

372665

(Chỉ tiêu được tính dựa vào số liệu điều tra thực tế, PATT )

Chi chú:

Nhóm 1 (1,04): Bóng đá, bóng chuyền, võ cổ truyền, taekwondo, lặn, điền kinh

Nhóm 2 (1,02): Vovinam, bóng bàn, quần vợt, karatedo, cầu lông, bơi lội.

Nhóm 3 (1,02): Cờ vua, judo, bóng rổ, cờ tướng, pencatsilat, billards

Nhóm 4 (1,01): Các môn thể thao còn lại

Sự phân bố theo môn thể thao dựa vào nhu cầu và sự ham thích của người dân đối với từng môn thể thao để tiến hành xây dựng chỉ tiêu phát triển và phân bổ môn thể thao cho cả giai đoạn tiếp theo. Để có cơ sở khoa học và thực tiễn, bản quy hoạch đã phân loại có 4 nhóm môn thể thao tập trung đầu tư: Nhóm 1 tăng theo tỷ lệ 1,04% ở giai đoạn 2013 – 2015 và tăng theo tỷ lệ 1,03 ở giai đoạn 2016 - 2020 gồm: Bóng đá, bóng chuyền, võ cổ truyền , taekwondo, lặn, điền kinh; nhóm 2 tăng theo tỷ lệ 1,02% cho suốt giai đoạn gồm: Vovinam, bóng bàn, quần vợt, karatedo, cầu lông, bơi lội; nhóm 3 gồm: Cờ vua, judo, bóng rổ, cờ tướng, pencatsilat, billards và nhóm 4 tăng theo tỷ lệ 1,01% cho suốt giai đoạn.

- Phương án phát triển và phân bố hộ gia đình thể thao

Bảng 36. Chỉ tiêu phát triển và phân bố HGĐTT

Năm

Nội dung

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Hộ gia đình thể thao

21,87

22,08

22,22

22,66

23,11

23,57

24,04

25,02

(Chỉ tiêu được tính dựa vào số liệu điều tra thực tế, PATT )

Căn cứ vào kết quả khảo sát điều tra về hộ gia đình thể thao để làm cơ sở xây dựng chỉ tiêu phát triển hộ gia đình thể thao ở giai đoạn tiếp theo từ 2013 – 2015 và 2020 tăng theo tỷ lệ 1,01% cho suốt cả giai đoạn.

- Phương án xây dựng hệ thống thi đấu TDTT cho mọi người.

Bảng 37. Hệ thống thi dấu

Năm

Nội dung

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Đại hội TDTT tỉnh (4 năm/ lần)

x

x

Hội khỏe Phù Đổng tỉnh (2 năm/lần)

x

x

X

X

Hội thao (1 hoặc 2 năm) phối hợp với các ngành

4

5

6

7

8

9

10

11

Tổ chức các hoạt động phối hợp về nguồn và các hoạt động phối hợp khác

5

6

7

8

9

10

11

12

(Chỉ tiêu được tính dựa vào số liệu điều tra thực tế )

Hệ thống các giải truyền thống của tỉnh

Năm

Nội dung

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Giải vô địch bóng đá

1

1

1

1

1

1

1

1

Giải vô địch bóng chuyền

1

1

1

1

1

1

1

1

Giải vô địch bóng bàn

1

1

1

1

1

1

1

1

Giải vô địch Cầu lông

1

1

1

1

1

1

1

1

Giải vô địch Quần vợt

1

1

1

1

1

1

1

1

Giải vô địch Điền kinh

1

1

1

1

1

1

1

1

Giải vô địch Thể dục

1

1

1

1

1

1

1

1

Giải vô địch Bơi lặn

1

1

1

1

1

1

1

1

Giải vô địch Xe đạp

1

1

1

1

1

1

1

1

Giải vô địch Cờ vua

1

1

1

1

1

1

1

1

Giải vô địch Cờ tướng

1

1

1

1

1

1

1

1

Giải vô địch các môn Võ (4 môn võ)

1

1

1

1

1

1

1

1

Đây là hoạt động tổ chức thường xuyên theo kế hoạch hàng năm có căn cứ nhu cầu và sự ham thích của quần chúng nhân dân đối với các môn thể thao.

Bảng 38. Các giải phối hợp

Năm

Nội dung

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Giải vô địch bóng đá

4

5

6

7

8

9

10

11

Giải vô địch bóng chuyền

6

7

8

9

10

11

12

13

Giải vô địch bóng bàn

3

4

5

6

7

8

9

10

Giải vô địch Cầu lông

3

4

5

6

7

8

9

10

Giải vô địch Quần vợt

3

4

5

6

7

8

9

10

Giải vô địch Điền kinh

4

5

6

7

8

9

10

11

Giải vô địch Thể dục

1

2

3

4

5

6

7

8

Giải vô địch Bơi lặn

2

3

4

5

6

7

8

9

Giải vô địch Xe đạp

2

3

4

5

6

7

8

9

Giải vô địch Cờ vua

3

4

5

6

7

8

9

10

Giải vô địch Cờ tướng

2

3

4

5

6

7

8

9

Giải vô địch các môn Võ

3

4

5

6

7

8

9

10

(Chỉ tiêu được tính dựa vào số liệu điều tra thực tế )

Thực hiện theo sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND – UBND, lãnh đạo các bộ, ngành về việc phối hợp tổ chức các hoạt động TDTT để góp phần nâng cao sức khỏe thể trạng, tầm vóc của các đối tượng quần chúng nhân dân. Hàng năm, Sở VH,TT và DL tổ chức ký kết liên tịch với trên 10 đơn vị sở, ban ngành, đoàn thể để tổ chức các cuộc hội thao, các giải thể thao và các hoạt động về nguồn…nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn và ngày truyền thống của các đơn vị. Năm 2013 chỉ tiêu tổ chức 36 giải, năm 2015 tổ chức 60 giải và đến năm 2020 là 120 giải.

3.1.2. Quy hoạch phát triển công tác giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường (Tiểu học, THCS, THPT, TCCN, CĐ, ĐH)

Bảng 39. Xây dựng các chỉ tiêu phát triển giáo dục thể chất và thể thao trong trường học, các cấp học và các điều kiện đảm bảo.

TT

Cấp học

Nội dung

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

1

Tiểu học

Nội khóa

100

100

100

100

100

100

100

100

Ngoại khóa

61,8

64,89

68,13

74,94

82,43

90,67

99,74

100

GV (người)

288

302

317

333

350

367

385

405

CSVC m2/hs

0,9

1,1

1,3

1,5

1,7

1,9

2

2

Công tác đào tạo VĐV năng khiếu các môn thể thao trong trường học (người)

89

103

149

(HKPĐ SL theo điều kiện thực tế)

149

179

215

309

(HKPĐ SL theo điều kiện thực tế)

309

Thi đấu các giải thể thao (số lượng)

10

12

HKPĐ

(theo môn)

14

16

17

HKPĐ

(theo môn)

19

2

THCS

Nội khóa

100

100

100

100

100

100

100

100

Ngoại khóa

82,42

86,54

90,86

95,4

96,8

98

99

100

GV (người)

302

317

333

350

367

385

405

425

CSVC m2/hs

0,65

0,85

1,05

1,25

1,50

1,70

1,90

2

Công tác đào tạo VĐV năng khiếu các môn thể thao trong trường học

70

81

117

(HKPĐ SL theo điều kiện thực tế)

117

140

168

242

(HKPĐ SL theo điều kiện thực tế)

242

Thi đấu các giải thể thao

12

13

HKPĐ

(theo môn)

14

15

16

HKPĐ

(theo môn)

17

3

THPT

Nội khóa

100

100

100

100

100

100

100

100

Ngoại khóa

84

88,2

92,61

97,24

98

98,5

99

100

GV (người)

138

149

161

174

188

203

219

237

CSVC m2/hs

1,34

1,41

1,48

1,55

1,63

1,71

1,79

2

Công tác đào tạo VĐV năng khiếu các môn thể thao trong trường học

25

29

42

(HKPĐ SL theo điều kiện thực tế)

42

50

60

87

(HKPĐ SL theo điều kiện thực tế)

87

Thi đấu các giải thể thao

13

14

HKPĐ

(theo môn)

15

16

17

HKPĐ

(theo môn)

18

4

ĐH -CĐ- TCCN

Nội khóa

100

100

100

100

100

100

100

100

Ngoại khóa

69,67

75,24

81,25

87,75

94,77

96

98

100

GV (người)

12

24

48

52

56

61

66

71

CSVC m2/hs

2,5

2,8

3,0

3,2

3,4

3,6

3,8

4,0

Công tác đào tạo VĐV năng khiếu các môn thể thao trong trường học

3

4

5

6

7

8

9

10

Thi đấu các giải thể thao

5

7

9

11

13

15

17

19

(Chỉ tiêu được tính dựa vào số liệu điều tra thực tế, PATT )

Căn cứ tổng số học sinh từng cấp tính theo tỷ lệ 1,1% cho năm đầu tiên, từ kết quả của năm đầu tiên nhân hệ số 1,2% cho mỗi năm.

Căn cứ Luật TDTT ban hành năm 2006 và Luật Giáo dục ban hành năm 1998: Công tác giáo dục thể chất và thể thao trong trường học phải thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục để nâng cao sức khỏe cho các đối tượng; bồi dưỡng và đào tạo nhân tài thể thao. Thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ nêu trên, hiện nay có nhiều địa phương thành lập trường phổ thông năng khiếu do Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện nhiệm vụ phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu ban đầu và năng khiếu trọng điểm bổ sung cho lực lượng năng khiếu tập trung đội tuyển trẻ của tỉnh tham dự các giải thể thao cấp khu vực Quốc gia và quốc tế (cơ sở đào tạo nhân tài thể thao). Thực hiện theo điều kiện cụ thể của từng tỉnh, thành, ngành, trường phổ thông năng khiếu được phép thành lập thông qua quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh, có thể Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo trực tiếp quản lý. Nhưng phải có sự phối hợp chặt chẽ của hai ngành này. Đây là điều kiện cần thiết đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng cho chiến lược nâng cao thể trạng, tầm vóc của người Việt Nam và nâng cao thành tích thể thao. Từng bước đưa môn Võ thuật vào chương trình giáo dục thể chất nội, ngoại khóa trong các trường học (theo Chương trình hành động số 17-CTr/TU, ngày 27 tháng 8 năm 2012 của Tỉnh ủy Tây Ninh về thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng tạo bước phát triển mạnh mẽ về TDTT đến năm 2020)

3.1.3. Quy hoạch phát triển TDTT trong lực lượng vũ trang

Bảng 40. Phát triển TDTT trong lực lượng vũ trang

Năm

Đối tượng

Nội dung

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

TDTT trong quân đội

- TLTTTX

100

100

100

100

100

100

100

100

- Đạt tiêu chuẩn RLTL

100

100

100

100

100

100

100

100

Công an

- TLTTTX

100

100

100

100

100

100

100

100

- Đạt tiêu chuẩn RLTL

100

100

100

100

100

100

100

100

(Chỉ tiêu được tính dựa vào số liệu điều tra thực tế, PATT )

3.2. Quy hoạch phát triển thể thao thành tích cao, chuyên nghiệp hóa thể thao (Trung tâm Đào tạo và Huấn luyện thể thao tỉnh, Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện, thị, ...).

- Trung tâm Đào tạo và Huấn luyện thể thao - Trung tâm Thi đấu thể thao số cán bộ HLV là 42 người trong đó 02 thạc sỹ, 31 ĐH, 1 CĐ, 8 HDV. Trung tâm thi đấu thể thao có 7 người. Phòng Văn hóa Thông tin và các trung tâm văn hóa thể thao có 15 người trong đó có 13 đại học và 2 trung học.

- Để tiến hành lập quy hoạch phát triển lực lượng VĐV cần phải xác định rõ công tác đào tạo VĐV năng khiếu các môn thể thao trong trường học. Cần phân biệt rõ vấn đề này thì việc định hướng quy hoạch mới đủ độ tin cậy và tính khả thi. Vấn đề chiến lược đào tạo VĐV đạt thành tích thể thao đòi hỏi phải quy hoạch một cách tổng thể theo các tuyến cho từng đối tượng cụ thể.

3.2.1. Quy hoạch phát triển lực lượng VĐV - HLV

Căn cứ vào thực tế xây dựng chỉ tiêu ở mục 2.2.4 được cụ thể hóa trong quy hoạch phát triển lực lượng VĐV – HLV đào tạo tại Trung tâm Đào tạo và Huấn luyện thể thao

Bảng 41. Trung tâm Đào tạo và Huấn luyện thể thao

TT

Nội dung

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

3

HLV (người)

38

40

43

45

47

49

54

56

4

VĐV

TTTTC

37

40

46

50

54

58

67

72

Trẻ - Năng khiếu

245

265

286

329

355

373

403

463

Cấp 1

22

24

26

31

34

38

41

50

KT

10

11

12

14

15

16

17

19

Dự tuyển Quốc gia

10

11

12

14

15

16

17

19

(Chỉ tiêu được tính dựa vào số liệu điều tra thực tế, PATT )

Bảng 42. VĐV Năng khiếu Thể thao trong trường học

Năm

Nội dung

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Công tác đào tạo VĐV năng khiếu các môn thể thao trong trường học

Tiểu học

89

103

124(HKPĐ SL theo điều kiện thực tế)

149

179

215

257 (HKPĐ SL theo điều kiện thực tế)

309

THCS

70

81

97 (HKPĐ SL theo điều kiện thực tế)

117

140

168

202 (HKPĐ SL theo điều kiện thực tế)

242

PTTH

25

29

35 (HKPĐ SL theo điều kiện thực tế)

42

50

60

73 (HKPĐ SL theo điều kiện thực tế)

87

(Chỉ tiêu được tính dựa vào số liệu điều tra thực tế , PATT)

* Quy hoạch phát triển lực lượng VĐV ở các huyện, thị trong tỉnh:

Số lượng VĐV được đầu tư đào tạo ở huyện, thị trong tỉnh, đây là tuyến năng khiếu dự bị tập trung hay còn gọi là năng khiếu ban đầu, căn cứ vào yếu tố đặc thù của từng môn thể thao, công tác tuyển chọn năng khiếu ban đầu phân theo độ tuổi cũng có sự khác nhau, tuy nhiên bản quy hoạch định hướng các lớp năng khiếu dự bị tập trung ở các huyện thị tùy thuộc vào định hướng phát triển môn thể thao mũi nhọn của tỉnh và có căn cứ điều kiện thực tế của địa phương.

Bảng 43. Quy hoạch phát triển lực lượng VĐV trong các tuyến huyện, thị.

Năm

Huyện thị

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Thị xã Tây Ninh

50

55

60

66

73

80

88

97

Huyện Hòa Thành

50

55

60

66

73

80

88

97

Huyện Châu Thành

50

55

60

66

73

80

88

97

Huyện Dương Minh Châu

40

44

48

53

59

64

71

78

Huyện Gò Dầu

50

55

60

66

73

80

88

97

Huyện Trảng Bàng

50

55

60

66

73

80

88

97

Huyện Tân Châu

40

40

44

48

53

59

64

71

Huyện Bến Cầu

40

40

44

48

53

59

64

71

Huyện Tân Biên

40

40

44

48

53

59

64

71

(Chỉ tiêu được tính dựa vào số liệu điều tra thực tế , PATT)

 Dựa trên tổng chỉ tiêu HLV, VĐV cho cả giai đoạn của đơn vị: Trung tâm Đào tạo và Huấn luyện thể thao, cơ sở xây dựng chỉ tiêu từ 2013 đến 2020 tăng theo tỷ lệ 1,1 (tổng và chỉ lấy 10%).

* Quy hoạch phát triển lực lượng VĐV phân bố theo môn thể thao

Số lượng VĐV phân bổ theo môn thể thao

Bảng 44. Quy hoạch lực lượng VĐV theo nhóm môn TT ở từng huyện, thị

Năm

Huyện thị

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Thị xã Tây Ninh

Chỉ tiêu

50

55

60

66

73

80

88

97

nhóm 1

x

x

x

X

x

x

x

X

nhóm 2

x

x

X

x

x

x

X

nhóm 3

x

X

x

x

x

X

nhóm 4

X

x

x

x

X

Huyện Hòa Thành

Chỉ tiêu

50

55

60

66

73

80

88

97

nhóm 1

x

x

x

x

x

x

x

X

nhóm 2

x

X

x

x

x

X

nhóm 3

X

x

x

x

X

nhóm 4

x

x

x

X

Huyện Châu Thành

Chỉ tiêu

50

55

60

66

73

80

88

97

nhóm 1

x

x

x

x

x

x

x

X

nhóm 2

X

x

x

x

X

nhóm 3

x

x

x

X

nhóm 4

x

x

X

Huyện Dương Minh Châu

Chỉ tiêu

40

44

48

53

59

64

71

78

nhóm 1

x

x

x

x

x

x

x

X

nhóm 2

x

x

x

X

nhóm 3

x

x

X

nhóm 4

x

X

Huyện Gò Dầu

Chỉ tiêu

50

55

60

66

73

80

88

97

nhóm 1

x

x

x

x

x

x

x

X

nhóm 2

x

x

x

X

x

x

x

X

nhóm 3

x

x

x

X

nhóm 4

x

x

X

Huyện Trảng Bàng

Chỉ tiêu

50

55

60

66

73

80

88

97

nhóm 1

x

x

x

x

x

x

x

X

nhóm 2

x

x

x

X

x

x

x

X

nhóm 3

X

x

x

x

X

nhóm 4

x

x

x

X

Huyện Tân Châu

Chỉ tiêu

40

40

44

48

53

59

64

71

nhóm 1

x

x

x

x

x

x

x

X

nhóm 2

x

x

x

x

X

nhóm 3

x

x

x

X

nhóm 4

x

x

X

Huyện Bến Cầu

Chỉ tiêu

40

40

44

48

53

59

64

71

nhóm 1

x

x

x

x

x

x

x

X

nhóm 2

x

x

x

X

nhóm 3

x

x

X

nhóm 4

x

X

Huyện Tân Biên

Chỉ tiêu

40

40

44

48

53

59

64

71

nhóm 1

x

x

x

x

x

x

x

X

nhóm 2

x

x

x

x

X

nhóm 3

x

x

x

X

nhóm 4

x

x

X

(Chỉ tiêu được tính dựa vào số liệu điều tra thực tế )

Ghi chú:

Nhóm 1: Bóng đá, bóng chuyền, võ cổ truyền, taekwondo, lặn, điền kinh

Nhóm 2 : Vovinam, bóng bàn, quần vợt, karatedo, cầu lông, bơi lội

Nhóm 3 : Cờ vua, bóng rổ, judo, pencatsilat, cờ tướng.

Nhóm 4 : Các môn thể thao còn lại

* Quy hoạch phát triển lực lượng VĐV phân bố theo lứa tuổi cho từng môn thể thao

Bảng 45. Số năm tập luyện và độ tuổi vận động viên bắt đầu ở các giai đoạn đào tạo

TT

Môn thể thao

Giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu

Giai đoạn chuyên môn hóa sâu

Giai đoạn hoàn thiện thể thao

Độ tuổi

Số năm

Độ tuổi

Độ tuổi

Số năm

Độ tuổi

1

Bóng đá

10 – 12

2

13 – 16

4

17 – 19

2 – 4

2

Bóng chuyền

13 – 14

2

15 – 17

4

19 – 20

2 – 4

3

Bóng bàn

7 – 9

2

10 – 13

3

14 – 16

4

4

Cầu Lông

10 – 12

2

13 – 15

3

16 – 18

3

5

Quần vợt

12 – 14

2

14 – 17

3

18 – 20

3

6

Điền kinh

12 – 14

2

15 – 17

3

18 – 20

3

7

Thể dục

6 – 10

2

11 – 13

3

14 – 16

3

8

Bơi lội – lặn

8 – 12

2

13 – 14

3

16 – 17

3

9

Xe đạp

9 - 11

2

12 - 14

3

15 – 17

3

10

Cờ vua

6 – 11

2

12 – 14

3

15 – 17

3

11

Cờ tướng

6 – 11

2

12 – 14

3

15 – 19

5

12

Bóng rổ

12 – 14

2

15 – 17

4

19 – 20

2 – 4

13

Bóng ném

12 - 14

2

15 – 17

4

19 – 20

2 – 4

14

Taekwondo

8 – 10

2

11 – 14

4

15 – 18

3

15

Karatedo

8 – 10

2

11 – 14

4

15 – 18

3

16

Vovinam

8 – 10

2

11 – 14

4

15 – 18

3

17

Judo

8 – 10

2

11 – 14

4

15 – 18

3

18

Boxing

8 – 10

2

11 – 14

4

15 – 18

3

19

Wushu

8 – 10

2

11 – 14

4

15 – 18

3

20

Võ cổ truyền

8 – 10

2

11 – 14

4

15 – 18

3

21

Các môn khác

12 – 14

2

15 – 17

4

19 – 20

2 – 4

(Hệ thống hóa quy trình tuyển chọn đào tạo theo môn thể thao)

Bảng 46. Tiêu chuẩn về tuổi và đẳng cấp trong hệ thống tuyển chọn đào tạo vận động viên

TT

Môn thể thao

Giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu

Giai đoạn chuyên môn hóa sâu

Giai đoạn hoàn thiện thể thao

Tuổi bắt đầu

Tuyến năng khiếu

Đẳng cấp chuyên môn

Tuổi bắt đầu

Tuyến năng khiếu

Đẳng cấp chuyên môn

Tuổi bắt đầu

1

Bóng đá

10 – 12

NKDBTT

13 – 16

NKTT

17 – 19

Đội A1 TQ

C.I & KT

2

Bóng chuyền

13 – 14

NKDBTT

15 – 17

NKTT

19 – 20

Đội A1 TQ

C.I & KT

3

Bóng bàn

7 – 9

NKTĐ

C.I

10 – 13

NKDBTT & NKTT

C.I

14 – 16

NKTT, DT & ĐT tỉnh

C.I & KT

4

Cầu Lông

10 – 12

NKTĐ & NKDBTT

C.I

13 – 15

NKDBTT & NKTT

C.I

16 – 18

NKTT, DT & ĐT tỉnh

C.I & KT

5

Quần vợt

12 – 14

NKTĐ & NKDBTT

C.I

14 – 17

NKDBTT & NKTT

C.I

18 – 20

NKTT, DT & ĐT tỉnh

C.I & KT

6

Điền kinh

12 – 14

NKTĐ & NKDBTT

C.I

15 – 17

NKTT

C.I

18 – 20

DT & ĐT tỉnh

C.I & KT

7

Thể dục

6 – 10

NKTĐ & NKDBTT

C.I

11 – 13

NKTT

C.I

14 – 16

NKTT

C.I & KT

8

Bơi lội – lặn

8 – 12

NKTĐ & NKDBTT

C.I

13 – 14

NKTT

C.I

16 – 17

NKTT, DT & ĐT tỉnh

C.I & KT

9

Xe đạp

9 - 11

12 - 14

15 – 17

C.I & KT

10

Cờ vua

6 – 11

NKTĐ & NKDBTT

C.I

12 – 14

NKDBTT & NKTT

C.I

15 – 17

NKTT, DT & ĐT tỉnh

C.I & KT

11

Cờ tướng

6 – 11

C.I

12 – 14

C.I

15 – 19

C.I & KT

12

Bóng rổ

12 – 14

NKDBTT

15 – 17

NKTT

19 – 20

Đội A1 TQ

C.I & KT

13

Bóng ném

12 - 14

C.I

15 – 17

19 – 20

C.I & KT

14

Taekwondo

8 – 10

NKTĐ & NKDBTT

C.I

11 – 14

NKDBTT & NKTT

C.I

15 – 18

NKTT, DT & ĐT tỉnh

C.I & KT

15

Karatedo

8 – 10

C.I

11 – 14

C.I

15 – 18

C.I & KT

16

Vovinam

8 – 10

C.I

11 – 14

C.I

15 – 18

C.I & KT

17

Judo

8 – 10

NKTĐ & NKDBTT

C.I

11 – 14

NKDBTT & NKTT

C.I

15 – 18

NKTT, DT & ĐT tỉnh

C.I & KT

18

Pencatsilat.

8 – 10

C.I

11 – 14

C.I

15 – 18

C.I & KT

19

Boxing

8 – 10

C.I

11 – 14

C.I

15 – 18

C.I & KT

20

Wushu

8 – 10

C.I

11 – 14

C.I

15 – 18

C.I & KT

21

Võ cổ truyền

8 – 10

C.I

11 – 14

C.I

15 – 18

C.I & KT

22

Các môn khác

12 – 14

15 – 17

C.I

19 – 20

C.I & KT

(Chỉ tiêu được tính dựa vào số liệu điều tra thực tế)

· Quy hoạch phát triển lực lượng VĐV phân bố theo giới tính

Bảng 47. Số lượng VĐV phân bổ theo giới tính.

Nội dung

Năm

Tuyến năng khiếu

Tuyến trẻ

Đội tuyển

Nam %

N %

Nam %

N %

Nam %

N %

2013

75

25

80

20

85

15

2014

73

27

78

22

83

17

2015

71

29

75

25

81

19

2016

70

30

74

26

80

20

2017

69

31

73

27

79

21

2018

68

32

72

28

78

22

2019

67

33

71

29

77

23

2020

66

34

70

30

76

24

(Chỉ tiêu được tính dựa vào số liệu điều tra thực tế)

Nguyên tắc và phương pháp phân bổ căn cứ vào điều tra hiện trạng phân bổ vận động viên theo giới tính ở các tuyến của năm 2011. Năm 2013 tuyến năng khiếu tỷ lệ nữ so với nam là 25%. Tuyến trẻ tỷ lệ nữ so với nam là 20%, đội tuyển tỷ lệ nữ so với nam là 15%.

· Quy hoạch phát triển về thành tích thể thao của VĐV

Bảng 48. Phát triển về thành tích thể thao của VĐV

TT

Nội dung

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

1

Huy chương

Toàn quốc

247

259

271

284

298

313

328

344

Quốc tế

3

4

5

6

7

8

9

10

2

Thành tích

ĐH TDTT

10

15

Seagames

2

3

4

5

4

VĐV

TTTTC

37

40

46

50

54

58

67

72

Trẻ - Năng khiếu

245

265

286

329

355

373

403

463

Cấp 1

22

24

26

31

34

38

41

50

KT

10

11

12

14

15

16

17

19

Dự tuyển Quốc gia

10

11

12

14

15

16

17

19

(Chỉ tiêu được tính dựa vào số liệu điều tra thực tế, PATT )

* Quy hoạch hệ thống, quy trình đào tạo VĐV

- Thực hiện chiến lược phát triển thể thao thành tích cao của Việt Nam đến 2020 cần phát triển các môn TTTTC của từng tỉnh, thành, ngành trong đó các môn thể thao trọng điểm của Quốc gia và các môn thể thao khác, cần tuyển chọn và đào tạo theo các tuyến năng khiếu thể thao của từng tỉnh, thành, ngành. Trong đó bao gồm hai loại VĐV: VĐV năng khiếu nghiệp dư (không được hưởng chế độ bồi dưỡng của Nhà nước) và VĐV năng khiếu bán tập trung (được hưởng chế độ bồi dưỡng ngân sách của Trung ương và địa phương).

- Đào tạo VĐV tuyến trẻ tỉnh, thành, ngành và VĐV dự tuyển trẻ Quốc gia kế cận được hưởng bồi dưỡng từ ngân sách của Nhà nước, của địa phương; khi làm nhiệm vụ Quốc gia thì nhận bồi dưỡng từ Trung ương.

Nhóm 1: Bóng đá, Bóng chuyền,Võ cổ truyền, Taekwondo, Lặn, Điền kinh

Nhóm 2: Vovinam, Bóng bàn, Quần vợt, Karatedo, Cầu lông, Bơi lội. Trong đó tất cả các môn thể thao loại 1 và loại 2 của tỉnh, thành, ngành chỉ nên lựa chọn 6 đến 8 môn trọng điểm và 3 đến 4 môn thể thao khác.

- Quy trình đào tạo vận động viên được xây dựng gồm:

+ Hệ thống tuyển chọn vận động viên

+ Định hướng các giai đoạn tuyển chọn

+ Số năm tập luyện và độ tuổi vận động viên

+ Tiêu chuẩn tuổi và đẳng cấp vận động viên ở một số môn thể thao - Hệ thống thi đấu của tỉnh – toàn quốc.

- Trung tâm Đào tạo và Huấn luyện thể thao, Trung tâm Thi đấu thể thao, Trung tâm TDTT cấp huyện, thị… tập trung đầu tư nâng cao thành tích một số môn thể thao mũi nhọn trong giai đoạn 2013- 2015 và điều chỉnh trong các giai đoạn tiếp theo nhằm xây dựng một hệ thống đào tạo tài năng thể thao xuyên suốt, tạo sự đột biến trong thành tích thể thao.

- Mở rộng không gian tìm kiếm và phát hiện các tài năng thể thao, kết hợp với nhà trường và phụ huynh trong việc phát hiện VĐV tài năng thể thao.

- Xây dựng hệ thống tài năng thể thao theo 3 tuyến (năng khiếu tập trung, năng khiếu dự bị tập trung, năng khiếu ban đầu) trong giai đoạn 2013- 2015.

- Xây dựng được quy trình công nghệ đào tạo VĐV mang tính khoa học, đồng bộ, khả thi và tạo sự đột biến.

- Thuê chuyên gia hoặc cố vấn để hỗ trợ triển khai thực hiện đề án phát triển TDTT tỉnh giai đoạn 2013 – 2015 và định hướng tới năm 2020 thực hiện hoàn thiện hệ thống tổ chức tuyển chọn VĐV; xây dựng chương trình đào tạo dài hạn; hoàn thiện hệ thống thi đấu, tiêu chuẩn hóa huấn luyện viên có trình độ Quốc gia, quốc tế, xây dựng và hình thành đội ngũ huấn luyện viên có trình độ chuyên môn cao đáp ứng nhu cầu đào tạo huấn luyện TTTTC của tỉnh nhà. Thực hiện chuyên nghiệp hóa một số môn thể thao với sự đầu tư của các đơn vị kinh tế trong giai đoạn 2013 – 2015 nhằm thực hiện kế hoạch phát triển thể thao chuyên nghiệp theo xu thế xã hội hóa TDTT.

- Tóm lại: Xây dựng hệ thống đào tạo VĐV theo hướng phát triển các môn thể thao chuyên nghiệp, các môn thể thao mũi nhọn và các môn thể thao nâng cao; đặc biệt chú trọng và đưa các môn thể thao mới nhằm giới thiệu cho các đối tượng có nhu cầu và ham thích tham gia hoạt động TDTT, phù hợp với giai đoạn phát triển mới của thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước; hình thành quy trình công nghệ đào tạo VĐV. Xây dựng và hoàn thiện từng bước hệ thống huấn luyện chuyên môn hóa sâu, ứng dụng khoa học công nghệ, quy trình tuyển chọn đào tạo và xây dựng hệ thống các điều kiện đảm bảo đáp ứng đúng theo theo tiêu chuẩn Quốc gia và quốc tế.

1) Quy trình tuyển chọn học sinh năng khiếu bậc phổ thông.

Sơ đồ 4. Mô hình tuyển chọn, đào tạo vận động viên năng khiếu

2) Những yêu cầu cơ bản trong tuyển chọn vận động viên năng khiếu thể thao

- Hội đồng HLV cần thống nhất xây dựng các test kiểm tra dựa trên những tiêu chí và tiêu chuẩn của từng test để lập dự báo VĐV có triển vọng tuyển chọn đào tạo thành nhân tài thể thao.

- Giới thiệu một số nội dung và test để trắc nghiệm tư chất, khả năng và năng khiếu của VĐV:

+ Test tâm lý.

+ Các dạng khí chất.

+ Thử phản xạ.

+ Nhận thức, ý chí, niềm tin, say mê…

+ Di truyền.

+ Sự quan tâm của gia đình.

+ Kinh tế gia đình.

+ Chuyên gia…

+ Test nhân trắc (đơn giản) nên dùng inbody.

+ Test thể lực chung.

+ Test thể lực chuyên môn.

+ Kỹ thuật năng lực đặc biệt (trội).

+ Đánh giá, phân loại, phỏng vấn, sắp xếp, xác định, điều chỉnh, tuyển chọn.

3) Quy trình phương pháp phát hiện, tuyển chọn theo 5 bước tuần tự như sau:

- Bước 1: Trắc nghiệm trí tuệ chung và một số chỉ số về y sinh học.

- Bước 2: Trắc nghiệm năng lực chuyên môn (thể lực chung, thể lực chuyên môn, kỹ thuật, chiến thuật).

- Bước 3: Đo động cơ học tập của trẻ năng khiếu (chuyên môn, các môn văn hóa).

- Bước 4: Nghiên cứu gia đình, phả hệ trẻ năng khiếu.

- Bước 5: Lấy ý kiến tiến cử của giáo viên dạy trực tiếp, đối chiếu quá trình học tập của học sinh năng khiếu và kết luận.

4) Trắc nghiệm động cơ học tập

Mục đích: Xác định một số phẩm chất nổi bật của học sinh có năng khiếu.

- Thực hiện trắc nghiệm động cơ.

- Trắc nghiệm lòng tự tin.

- Trắc nghiệm hứng thú (xem xét định hướng).

- Trắc nghiệm ước mơ.

5) Lập danh sách tuyển chọn năng khiếu (năng khiếu tập trung)

- Danh sách học sinh xét tuyển:

- Cần xem xét phả hệ, di truyền, hoàn cảnh gia đình và đo một vài chỉ số sinh lý, nhân trắc (inbody)…

- Quy trình tuyển chọn:

Bước 1

Bước 2

Bước 3

* Dự tuyển

Lập danh sách, học sinh tự nộp đơn (tự tiến cử). Sự tiến cử của cha mẹ, bạn bè, đồng nghiệp.

Xem xét kết quả học tập, kết quả hoạt động, năng khiếu chuyên biệt, môn ưa thích…Giáo viên TDTT tổ chức thi tuyển truyền thống trường năng khiếu.

Lựa chọn xây dựng và ứng dụng các test kiểm tra (phù hợp với môn thể thao).

Trắc nghiệm tư chất , khả năng, năng khiếu, thông minh, sáng tạo, động cơ, sự hứng thú, lòng tự tin.

Kiểm tra các năng lực chuyên biệt…

Lập phả hệ từ 1 – 3 đời.

Nghiên cứu hoàn cảnh gia đình, nghề nghiệp, trình độ học vấn của cha mẹ …

Sự quan tâm của gia đình đối với việc học tập văn hóa và chuyên môn, điều kiện vật chất, tâm lý của học sinh (dạng khí chất)

Kiểm tra một số chỉ số về nhân trắc, sinh lý các yếu tố di truyền có liên quan.

Phương án xây dựng hệ thống và quy trình quản lý thể thao chuyên nghiệp

1) Hệ thống quản lý:

Sơ đồ 5. Hệ thống quản lý

2) Mục tiêu quản lý đào tạo VĐV

Sơ đồ 6. Mục tiêu quản lý đào tạo VĐV

3) Hệ thống quản lý đào tạo VĐV

Sơ đồ 7. Các hệ thống con của hệ thống quy trình quản lý đào tạo VĐV

Các chỉ số dự báo kinh phí đầu tư cho thể thao thành tích cao đến năm 2020 sẽ được điều chỉnh phù hợp với từng giai đoạn và mức độ chuyên nghiệp hóa các môn thể thao theo đề án ở phần III mục III.

3.2.2. Quy hoạch phát triển lực lượng HLV của Trung tâm Đào tạo và Huấn luyện thể thao của tỉnh

Bảng 49. Quy hoạch phát triển lực lượng HLV theo từng giai đoạn

TT

Nội dung

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

HLV (người)

38

40

43

45

47

49

54

56

(Chỉ tiêu được tính dựa vào số liệu điều tra thực tế )

* Quy hoạch phát triển lực lượng HLV ở các huyện, thị trong tỉnh:

Bảng 50. Phát triển lực lượng HLV ở các huyện, thị trong tỉnh

Năm

Huyện thị

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Thị xã Tây Ninh

4

5

7

7

8

9

10

11

Huyện Hòa Thành

4

5

7

7

8

9

10

11

Huyện Châu Thành

4

5

7

7

8

9

10

11

Huyện Dương Minh Châu

3

4

5

6

7

7

8

9

Huyện Gò Dầu

4

5

7

7

8

9

10

11

Huyện Trảng Bàng

4

5

7

7

8

9

10

11

Huyện Tân Châu

3

4

5

6

7

7

8

9

Huyện Bến Cầu

3

4

5

6

7

7

8

9

Huyện Tân Biên

3

4

5

6

7

7

8

9

(Chỉ tiêu được tính dựa vào số liệu điều tra thực tế )

Căn cứ vào số lượng VĐV ở các CLB phân bổ theo nhóm môn thể thao để quy hoạch số lượng HLV cho các huyện, thị

* Quy hoạch phát triển lực lượng HLV phân bố theo môn thể thao.

Bảng 51. Phát triển lực lượng HLV theo nhóm môn thể thao

Năm

Huyện thị

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Thị xã Tây Ninh

nhóm 1

15

15

15

16

16

16

17

18

nhóm 2

8

9

10

10

11

11

12

13

nhóm 3

4

4

5

6

6

7

8

8

nhóm 4

1

1

1

2

2

3

3

3

Huyện Hòa Thành

nhóm 1

2

3

4

5

6

7

8

9

nhóm 2

1

1

1

2

3

3

4

5

nhóm 3

1

1

1

1

1

2

3

3

nhóm 4

0

0

1

1

1

1

2

2

Huyện Châu Thành

nhóm 1

2

2

2

2

3

3

3

3

nhóm 2

1

1

1

1

1

1

2

2

nhóm 3

0

0

1

1

1

1

1

1

nhóm 4

0

0

0

0

0

0

1

1

Huyện Dương Minh Châu

nhóm 1

1

1

1

2

2

2

3

3

nhóm 2

1

1

1

1

1

1

1

1

nhóm 3

0

0

0

0

0

1

1

1

nhóm 4

0

0

0

0

0

0

0

0

Huyện Gò Dầu

nhóm 1

2

2

2

3

3

3

3

4

nhóm 2

1

1

1

1

1

2

2

2

nhóm 3

0

1

1

1

1

1

1

1

nhóm 4

0

0

0

0

0

1

1

1

Huyện Trảng Bàng

nhóm 1

3

3

3

3

4

5

5

5

nhóm 2

1

1

2

2

2

3

3

4

nhóm 3

1

1

1

1

1

1

2

3

nhóm 4

0

0

1

1

1

1

1

1

Huyện Tân Châu

nhóm 1

2

2

3

3

3

3

3

3

nhóm 2

1

1

1

1

1

2

2

2

nhóm 3

0

1

1

1

1

1

1

1

nhóm 4

0

0

0

0

1

1

1

1

Huyện Bến Cầu

nhóm 1

1

1

1

2

2

2

2

3

nhóm 2

0

1

1

1

1

1

1

1

nhóm 3

0

0

0

0

1

1

1

1

nhóm 4

0

0

0

0

0

0

0

0

Huyện Tân Biên

nhóm 1

3

3

3

3

3

4

4

4

nhóm 2

1

1

2

2

2

3

3

4

nhóm 3

1

1

1

1

1

1

2

3

nhóm 4

0

0

1

1

1

1

1

1

(Chỉ tiêu được tính dựa vào số liệu điều tra thực tế )

Căn cứ vào chỉ tiêu phát triển lực lượng VĐV để xây dựng chỉ tiêu HLV cho giai đoạn 2013 – 2020. Tính tổng số HLV tăng hàng năm theo nhóm môn ước tỷ lệ là 1,05.

* Quy hoạch phát triển lực lượng HLV phân bố theo lứa tuổi – giới tính

Chỉ quy hoạch 2 đơn vị Trung tâm Đào tạo năng khiếu thể thao – Trường Phổ thông năng khiếu.

Bảng 52. Quy hoạch phát triển lực lượng HLV phân bố theo lứa tuổi ở Trung tâm Đào tạo và Huấn luyện thể thao của tỉnh.

Nội dung

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

HLV (người) Lứa tuổi

38

40

43

45

47

49

54

56

Dưới 30

7

8

9

10

10

10

12

12

Trên 30

21

22

23

24

25

27

29

30

Trên 50

10

10

11

11

12

12

13

14

Giới tính %

Nam

28

30

31

32

33

34

37

38

Nữ

10

10

12

13

14

15

17

18

(Chỉ tiêu được tính dựa vào số liệu điều tra thực tế)

3.2.3. Quy hoạch phát triển lực lượng trọng tài

Quy hoạch phát triển lực lượng trọng tài theo từng giai đoạn (tỉnh, huyện, thị).

Căn cứ theo hiện trạng về phát triển lực lượng trọng tài theo từng giai đoạn 2006 – 2012 làm cơ sở để quy hoạch lực lượng trọng tài ở giai đoạn 2013-2020.

Bảng 53. Quy hoạch phát triển trọng tài

Nội dung

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Tỉnh

83

85

86

87

88

89

100

102

Huyện, thị

90

92

94

96

97

99

101

103

Xã, phường, thị trấn

190

194

198

202

206

209

213

218

(Chỉ tiêu được tính dựa vào số liệu điều tra thực tế)

Cơ sở xây dựng chỉ tiêu phát triển lực lượng trọng tài có căn cứ vào thực tế tổ chức các giải thể thao. Số lượng trọng tài chỉ làm nhiệm vụ bán chuyên trách, được điều động theo mục đích, tính chất yêu cầu của giải thể thao, số lượng trọng tài được lấy từ cán bộ TDTT, HLV, HDV, Cộng tác viên, Giáo viên TDTT….., cơ sở để tính quy hoạch đội ngũ trọng tài trong suốt giai đoạn 2013 – 2020 theo tỷ lệ 1,02 cho tất cả các môn thể thao, không thể định hướng cho từng môn thể thao vì 01 HLV có thể làm nhiều môn thể thao. Như vậy năm 2013 tổng số trọng tài toàn tỉnh được triệu tập làm nhiệm vụ là 363 trọng tài, đến năm 2016 là 385 trọng tài, đến năm 2020 là 423 trọng tài.

3.2.4. Quy hoạch phát triển chuyên nghiệp hóa thể thao.

Căn cứ theo mục 2.2.5 về phát triển thể thao chuyên nghiệp – thực hiện theo mục 3.2 về quy hoạch phát triển thể thao chuyên nghiệp. Bản quy hoạch đã xây dựng các nhóm môn thể thao phân theo mức độ ưu tiên; nhóm 1 là nhóm các môn thể thao mũi nhọn cần tập trung đầu tư có tính toán để chuyển một số môn thể thao chuyên nghiệp theo các bước cụ thể theo từng giai đoạn 2015 -2020.

Nhóm 1: Bóng đá, bóng chuyền, võ cổ truyền, taekwondo, lặn, điền kinh

Nhóm 2: Vovinam, bóng bàn, quần vợt, karatedo, cầu lông, bơi lội.

Nhóm 3: Cờ vua, bóng rỗ, judo, pencatsilat, cờ tướng.

Nhóm 4: Các môn thể thao còn lại

· Quy hoạch phát triển nhóm môn thể thao chuyên nghiệp

Bảng 54. Quy hoạch phát triển môn thể thao theo hướng chuyên nghiệp

TT

Môn thể thao

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Nhóm 1

Bóng đá

x

X

x

x

x

x

Bóng chuyền

X

x

x

x

x

Võ cổ truyền

x

x

X

x

x

x

x

Taekwondo

x

X

x

x

x

x

Lặn

x

x

X

x

x

x

x

Điền kinh

x

X

x

x

x

x

Nhóm 2

Vovinam

x

x

x

Bóng bàn

x

x

x

Quần vợt

X

x

x

x

x

Cầu lông

x

Karatedo

X

x

x

x

x

Bơi lội

X

x

x

x

x

x

Nhóm 3

Cờ vua

x

x

Bóng rổ

x

x

x

x

Cờ tướng

x

x

x

x

Pencatsilat

x

x

x

x

Judo

x

x

x

x

Nhóm 4

Bóng ném

Billards

X

x

x

x

x

Boxing

x

Các môn khác

x

(Chỉ tiêu được tính dựa vào số liệu điều tra thực tế )

Qua bảng phân bố các môn thể thao chuyên nghiệp đây chỉ lựa chọn theo yếu tố định tính vì đối với lĩnh vực chuyên nghiệp hóa thể thao của nước ta là một vấn đề mới mẻ, song cũng cần phải tìm hiểu tính chất đặc thù của chuyên nghiệp hóa thể thao và thể thao nhà nghề để nhằm góp phần định hướng chiến lược phát triển chuyên nghiệp hóa thể thao và thể thao nhà nghề của tỉnh trong tương lai.

3.2.5. Quy hoạch phát triển thành tích thi đấu thể thao.

Bảng 55. Phát triển thành tích thi đấu thể thao

TT

Nội dung

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

1

Huy chương

Toàn quốc

247

259

271

284

298

313

328

344

Quốc tế

3

4

5

6

7

8

9

10

2

Thành tích

ĐH TDTT

10

15

Seagames

2

3

4

5

4

VĐV

TTTTC

37

40

46

50

54

58

67

72

Trẻ - Năng khiếu

245

265

286

329

355

373

403

463

Cấp 1

22

24

26

31

34

38

41

50

Kiện tướng

10

11

12

14

15

16

17

19

Dự tuyển Quốc gia

10

11

12

14

15

16

17

19

(Chỉ tiêu được tính dựa vào số liệu điều tra thực tế )

3.3. Quy hoạch cán bộ TDTT

Bảng 56. Quy hoạch cán bộ TDTT đến năm 2020

Năm

Trình độ

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Cao cấp CT – QLNN

5

7

9

12

15

22

30

40

Trung cấp CT -QLNN

10

8

6

4

3

2

1

0

Sau đại học

5

7

9

12

15

22

30

40

Đại học

71

75

79

83

87

91

96

100

Cao đẳng trung học chuyên nghiệp

7

5

3

1

0

0

0

0

Chuyên ngành khác

2

2

3

3

3

4

4

4

(Chỉ tiêu được tính dựa vào số liệu điều tra thực tế, PATT)

Tăng 1,35 cho bậc sau đại học; tăng 1,05 cho bậc đại học, không tăng và giảm ở giai đoạn cuối của bậc cao đẳng trung học chuyên nghiệp.

3.4. Quy hoạch phát triển và phân bố cơ sở vật chất, kỹ thuật TDTT.

Bảng 57. Phát triển và phân bố cơ sở vật chất, kỹ thuật TDTT

Năm

Nội dung

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Diện tích đất QH TDTT đã được phê duyệt

273,5

467

Diện tích đất dành cho TDTT của tỉnh (ha)

81

122

182

218

262

314

377

452

(Chỉ tiêu được tính dựa vào số liệu điều tra thực tế và bản quy hoạch tổng thể cơ sở vật chất của tỉnh đến năm 2020)

Thực trạng 54 ha, đến năm 2013 -2015 tăng 1,5% và từ năm 2016 -2020 tăng 1,2%.

Căn cứ theo tóm tắt quy hoạch sử dụng đất đến 2015 định hướng 2020 đã được phê duyệt cho ngành thể thao. (Quy hoạch đất cho TDTT được xây dựng trên cơ sở quy hoạch quỹ đất cho các lĩnh vực ban ngành đoàn thể của tỉnh, huyện, thị đã được phê duyệt). Tổng diện tích đất dành cho hoạt động thể thao tính theo ha đã được quy hoạch cụ thể theo từng năm.

Giai đoạn đến 2015 tập trung dự án và triển khai quỹ đất để xây dựng Trung tâm Đào tạo và Huấn luyện thể thao. Dự án công trình quan trọng này, đơn vị chủ quản cần tiến hành thực hiện các thủ tục quy trình và lập dự toán để trình UBND tỉnh phê duyệt theo từng hạng mục có phân kỳ cụ thể phù hợp với đặc điểm, điều kiện, nguồn lực của tỉnh.

3.5. Quy hoạch phát triển xã hội hóa TDTT

+ Trên cơ sở các quan điểm chung xã hội hóa TDTT tỉnh cần phải được đẩy mạnh theo mục tiêu sau:

- Đổi mới cơ bản quan điểm nhận thức, giải pháp thực hiện về xã hội hóa TDTT; tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia hoạt động và phát triển sự nghiệp TDTT của tỉnh; chuyển giao hoạt động tác nghiệp về thể dục, thể thao cho các tổ chức xã hội – nghề nghiệp và các cơ sở ngoài công lập thực hiện; từng bước chuyển các đơn vị sự nghiệp TDTT trực thuộc ngành TDTT tỉnh, huyện thị, thành phố sang áp dụng chế độ tự chủ tài chính, tiến tới tự chủ, tự chịu trách nhiệm hoạt động như các tổ chức dịch vụ công cộng khác. Phát triển mạnh các cơ sở ngoài công lập với hai loại hình: Dân lập, tư nhân. Khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước bằng nhiều hình thức phù hợp với quy hoạch phát triển, yêu cầu và đặc điểm của từng lĩnh vực. Tạo môi trường phát triển, môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng theo luật pháp để thúc đẩy các cơ sở công lập và ngoài công lập phát triển cả về quy mô và chất lượng, xây dựng các cơ sở đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.

- Chuyển các cơ sở công lập đang hoạt động theo cơ chế sự nghiệp mang nặng tính hành chính bao cấp sang cơ chế tự chủ cung ứng dịch vụ công ích không bao cấp tràn lan và không nhằm lợi nhuận (gọi tắt là cơ chế cung ứng dịch vụ): Có đầy đủ quyền tự chủ về tổ chức và quản lý; thực hiện đúng mục tiêu và nhiệm vụ; hạch toán đầy đủ chi phí, cân đối thu chi…; thường xuyên nâng cao hiệu quả và chất lượng dịch vụ, sản phẩm; đảm bảo quyền lợi và cơ hội tiếp cận bình đẳng của người thụ hưởng.

- Thành lập các liên đoàn, hiệp hội, hội thể thao theo các quy định trong nước, quốc tế và hoạt động theo điều lệ của tổ chức xã hội – nghề nghiệp đã được quy định trong Luật Thể dục, thể thao.

- Chuyên nghiệp hóa các môn thể thao đã được quy hoạch; phát triển các câu lạc bộ chuyên nghiệp và chuyển giao cho các đơn vị kinh tế quản lý.

- Hình thành các đơn vị kinh tế thể thao, đây là cơ sở để đẩy mạnh XHH trong các hoạt động TDTT cho các đối tượng quần chúng, thể thao giải trí.

- Ngành TDTT tỉnh tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, đẩy mạnh việc hoàn thiện chính sách, tăng nguồn lực đầu tư, đồng thời đổi mới mục tiêu, phương thức, cơ cấu và nguồn vốn đầu tư; tập trung cho các mục tiêu ưu tiên, hỗ trợ các vùng sâu, vùng xa, ưu đãi các đối tượng chính sách và trợ giúp người nghèo trên cơ sở đổi mới chế độ miễn, giảm phí theo hướng công khai, hợp lý và cấp trực tiếp tới đối tượng thụ hưởng.

Sơ đồ 8. CẤU TRÚC HỆ THỐNG QUẢN LÝ XÃ HỘI VỀ THỂ THAO

+ Sản xuất và tổ chức dịch vụ sản phẩm vật chất thể dục thể thao (giai đoạn 2013 – 2020):

- Sản xuất dụng cụ tập luyện TDTT (cho từng môn thể thao, dụng cụ trò chơi vận động, dụng cụ TDTT trường học…)

- Sản xuất trang phục, giày, mũ thể thao (trang phục dùng cho TDTT).

- Sản xuất thực phẩm chức năng, nước uống cho người tập TDTT; đồ ăn uống cho du lịch thể dục, thể thao.

- Xuất bản in ấn phẩm, DVD trò chơi thể thao; sản xuất đồ lưu niệm thể thao.

- Dịch vụ buôn bán, xuất nhập khẩu hàng hóa, đồ dùng thể dục, thể thao.

+ Dịch vụ sản phẩm phi vật chất thể dục thể thao:

- Dịch vụ marketing (khuyến mãi, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm…)

- Dịch vụ thi đấu thể thao thể thao nhà nghề).

- Dịch vụ tập luyện thể dục, thể thao giải trí – sức khỏe (chi phí hướng dẫn tập luyện, sân bãi, phòng tập…)

- Dịch vụ khai thác công trình kiến trúc TDTT (cho thuê, hợp đồng sử dụng).

- Dịch vụ tư vấn và tư pháp TDTT (tư vấn phát triển cơ thể, phương pháp tập, địa điểm tập, thuê mướn hướng dẫn viên, biên soạn hợp đồng, thuê luật sư….).

- Dịch vụ tài trợ và quảng cáo (tài trợ cho thể thao nhà nghề và quảng cáo, tài trợ cho thi đấu TDTT quần chúng…).

- Dịch vụ lao động TDTT (thuê huấn luyện viên, cầu thủ, chuyển nhượng cầu thủ, thuê mướn nhân lực chuyên môn TDTT khác…).

- Dịch vụ y học thể thao và hồi phục chức năng cơ thể (chữa trị chấn thương, xác định tuổi sinh học, kiểm tra Doping, hồi phục chức năng, dinh dưỡng thể thao, đánh giá sức khỏe….).

- Dịch vụ thẩm định và chuyển giao công nghệ thể thao (thẩm định năng khiếu thể thao tổng hợp, thẩm định công trình kiến trúc và thiết bị, dụng cụ TDTT, chuyển giao công nghệ Video và phần mềm phân tích kỹ thuật chuyển động thể thao, chuyển giao phương pháp huấn luyện thể thao và phương pháp tập luyện vì sức khỏe…).

- Dịch vụ đào tạo, tập huấn cán bộ TDTT.

- Dịch vụ truyền thông thể thao (truyền hình, truyền thanh…).

- Dịch vụ du lịch thể thao (hoạt động du lịch kết hợp với hoạt động TT).

- Dịch vụ thể thao mạo hiểm (cho các môn thể thao mạo hiểm, leo núi nhân tạo, thể thao dưới nước, X – Games…).

- Dịch vụ môi giới thể thao và quan hệ công chúng (môi giới chuyển nhượng cầu thủ, thu HLV; môi giới tài trợ; hội nghị và hội thảo hoặc triển lãm mở rộng quan hệ công chúng, khuếch trương doanh nghiệp và kêu gọi tài trợ…).

- Dịch vụ chuyển nhượng thương quyền.

- Dịch vụ bảo hiểm thể thao.

- Chủ trương XHH đã có tác động tích cực đến sự nghiệp TDTT tỉnh, thực hiện Nghị định số 69/2008/NĐ-CP , ngày 30/5/2008 của Chính phủ về việc Về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường, các loại hình hoạt động TDTT đã được đa dạng hóa và mở rộng về quy mô, góp phần cải thiện đời sống văn hóa, tăng cường bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.

Bước đầu đã khai thác được tiềm năng của các thành phần kinh tế tư nhân, doanh nghiệp, các ngành, các tổ chức xã hội vào việc đầu tư, xây dựng các cơ sở vật chất TDTT như sân bãi, phòng tập, nhà tập, hồ bơi, sản xuất lưu thông hàng hóa thể thao. Phục vụ nhu cầu tập luyện và thi đấu của quần chúng.

Mở rộng và làm phong phú thêm hệ thống thi đấu TDTT quần chúng từ cấp sở tới cấp tỉnh, kích thích và thu hút đông đảo các đối tượng tham gia tập luyện và thi đấu TDTT.

Góp phần tăng cường chất lượng thi đấu và thành tích thể thao của các đội tuyển; tạo nguồn phát hiện và bổ sung tài năng thể thao của tỉnh.

3.6. Định hướng nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong các hoạt động TDTT

- Mở rộng quan hệ quốc tế trong lĩnh vực TDTT nhằm tăng cường sự hiểu biết, tình hữu nghị giữa các nước và các dân tộc, góp phần phục vụ chính sách đối nội và đối ngoại của Đảng và Chính phủ và nâng cao trình độ chuyên môn, học tập lẫn nhau giữa các nước.

- Trong công tác mở rộng quan hệ hợp tác về TDTT với các nước trên thế giới và khu vực, trước hết phải tìm hiểu, khảo sát, nghiên cứu những đặc điểm và khả năng của từng đối tác, từng nước và từng tổ chức xã hội về TDTT, trên cơ sở đó định ra nội dung, hình thức hợp tác thích hợp và cuối cùng là tổ chức thực hiện.

- Sau khi nghiên cứu khảo sát đối tác, thăm dò khả năng hợp tác những lĩnh vực nào, nói cách khác, định ra nội dung, hình thức hợp tác thích hợp trong lĩnh vực mà ta đang cần và đối tác có khả năng như: Đào tạo cán bộ TDTT các loại, đào tạo, huấn luyện VĐV các cấp, hợp tác nghiên cứu khoa học, trao đổi thông tin khoa học, hội thảo, sản xuất trang thiết bị , dụng cụ TDTT.

3.7. Định hướng phát triển lĩnh vực thông tin và truyền thông TDTT

+ Cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông cho ngành TDTT được ưu tiên phát triển, đảm bảo công nghệ hiện đại, quản lý và khai thác hiệu quả. Phát triển cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông phải đi trước một bước nhằm tạo cơ sở cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong toàn bộ hoạt động TDTT của tỉnh.

+ Phát triển nguồn nhân lực thông tin và truyền thông trong ngành TDTT là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định đối với việc phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông. Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin và truyền thông TDTT phải đảm bảo chất lượng, đồng bộ. Với quan điểm chung đó, truyền thông TDTT cần có những nguồn nhân lực được đào tạo mang tính chuyên nghiệp theo đặc thù của ngành nghề thể thao.

- Các phương án và chỉ tiêu

+ Tăng cường công tác thông tin truyền thông cho lĩnh vực thể thao trên các phương tiện: Báo, đài phát thanh truyền hình...

+ Quy hoạch, phát triển nguồn nhân lực về lĩnh vực báo chí, thông tin tuyên truyền TDTT.

+ Tăng cường kinh phí, ngân sách cho hoạt động thông tin tuyên truyền TDTT.

+ Phát triển hệ thống thư viện và phòng truyền thống TDTT:

+ Kết hợp các phương tiện thông tin đại chúng khác.

+ Với các báo cáo khác: Lập bộ phận thông tin có tính hướng dẫn dư luận phục vụ phổ biến rộng rãi các chủ trương, biện pháp, nội dung hoạt động để các cơ quan thông tin kịp thời đưa tin, cổ vũ ủng hộ.

Với truyền hình: Kết hợp xây dựng chuyên mục TDTT thường kỳ nhằm phục vụ tốt hơn, có định hướng tốt hơn cho phát triển sự nghiệp TDTT

3.8. Định hướng hoạt động quan hệ quốc tế về TDTT

- Mở rộng quan hệ quốc tế trong lĩnh vực TDTT nhằm tăng cường sự hiểu biết, tình hữu nghị giữa các nước và các dân tộc, góp phần phục vụ chính sách đối nội và đối ngoại của Đảng và Chính phủ và nâng cao trình độ chuyên môn, học tập lẫn nhau giữa các nước.

- Trong công tác mở rộng quan hệ hợp tác về TDTT với các nước trên thế giới và khu vực, trước hết phải tìm hiểu, khảo sát, nghiên cứu những đặc điểm và khả năng của từng đối tác, từng nước và từng tổ chức xã hội về TDTT, trên cơ sở đó định ra nội dung, hình thức hợp tác thích hợp và cuối cùng là tổ chức thực hiện.

- Sau khi nghiên cứu khảo sát đối tác, thăm dò khả năng hợp tác những lĩnh vực nào, nói cách khác, định ra nội dung, hình thức hợp tác thích hợp trong lĩnh vực mà ta đang cần và đối tác có khả năng như: Đào tạo cán bộ TDTT các loại, đào tạo, huấn luyện VĐV các cấp, hợp tác nghiên cứu khoa học, trao đổi thông tin khoa học, hội thảo, sản xuất trang thiết bị, dụng cụ TDTT.

- Các phương án và chỉ tiêu.

- Tham gia vào các hoạt động.

+ Các tổ chức thể thao quốc tế: Tham gia với tư cách là thành viên Ủy ban Olympic Việt Nam.

+ Các sự kiện thể thao: Sea Games, ASIAD, Olympic.

+ Các cuộc thi đấu quốc tế được tổ chức tại Việt Nam và ở nước ngoài.

+ Các cuộc biểu diễn thể thao, thể thao giải trí, thể thao du lịch.

- Liên kết, hợp tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, huấn luyện viên, vận động viên, trọng tài.

+ Liên kết, hợp tác với Hàn Quốc ở các môn thể thao Taekwondo, xe đạp.

+ Liên kết, hợp tác với Trung Quốc ở các môn thể thao: Cờ vua, bóng bàn, cầu lông, bơi lội, điền kinh, cử tạ.

+ Liên kết, hợp tác với Thái Lan: Quần vợt, cầu mây.

+ Liên kết, hợp tác với Đài Loan: Judo.

+ Liên kết, hợp tác trong môn bóng đá: Thái Lan, Nga.

- Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ và chuyển giao công nghệ tiên tiến: Phối hợp với các cơ sở khoa học TDTT (Trường ĐH TDTT TP HCM, Viện Khoa học TDTT) thông qua các mối quan hệ này tiếp xúc với nước ngoài.

- Xây dựng hệ thống thông tin tư liệu TDTT để nối mạng với các Trung tâm thông tin của các đơn vị, các nước để khai thác dữ liệu trong các hoạt động hợp tác quốc tế về TDTT.

3.9. Định hướng đầu tư tài chính.

- Các công trình được đầu tư từ 2013 - 2020

Qua kết quả thu thập từ số liệu điều tra cho thấy cả giai đoạn năm 2006 – 2011 nguồn kinh phí đầu tư đều tăng, đặc biệt trong năm 2011 cho hoạt động sự nghiệp TDTT và chi sự nghiệp cơ bản theo tỷ lệ phân bổ cho các lĩnh vực, đây là cơ sở để lập quy hoạch chi hoạt động sự nghiệp và xây dựng cơ bản cho giai đoạn năm 2013 – 2020.

Bảng 58. Chi hoạt động sự nghiệp và đầu tư xây dựng cơ bản

 Đơn vị: triệu đồng

Năm

Chỉ tiêu

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Chi sự nghiệp TDTT

Chi Đào tạo

10135

10945

11821

12767

13788

14891

16082

17.369

Hoạt động thường xuyên

11746

12685

13700

14796

15980

17258

18121

19.571

Chi xây dựng cơ bản

Ngân sách Nhà nước

12330

13316

14381

15532

16774

18116

19566

21.131

Nguồn huy động

842

909

982

1060

1145

1237

1336

1.443

Tổng

35.053

37855

40884

44155

47687

51502

55105

59.515

(Chỉ tiêu được tính dựa vào số liệu điều tra thực tế, PATT)

Quy hoạch nguồn kinh phí đầu tư cho phát triển sự nghiệp TDTT theo hai nguồn chi cơ bản: Chi cho hoạt động đào tạo và chi hoạt động thường xuyên. Căn cứ tỷ lệ tăng bình quân của cả giai đoạn trước đó để xác định tỷ lệ tăng bình quân ở giai đoạn tiếp theo 2013 - 2020 tỷ lệ tăng bình quân hàng năm là 1,08. Chi xây dựng cơ bản gồm có hai loại ngân sách, ngân sách Nhà nước và nguồn huy động. Căn cứ vào ngân sách Nhà nước chi đầu tư cho xây dựng cơ bản ở giai đoạn trước không đồng đều năm 2008 chi cao nhất là 12.330 chi thấp nhất năm 2011 là 32 triệu. Như vậy nếu tính quy hoạch theo tỷ lệ bình quân của cả giai đoạn trước để tính cho cả giai đoạn sau là không đảm bảo độ tin cậy và tính khả thi, chưa nói tới trượt giá trong đầu tư. Để có cơ sở định hướng chi ngân sách cho đầu tư cơ bản ở giai đoạn tiếp theo, bản quy hoạch chọn mức chi ngân sách đầu tư cho ngành thể thao năm cao nhất là 2008 tương đương 12.330 nhân với tỷ lệ bình quân tăng hàng năm tương đương 1,08.

CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP TDTT TỈNH TÂY NINH ĐẾN 2020 (PHƯƠNG ÁN TỐI THIỂU)

1. TDTT cho mọi người

- Tỷ lệ người tập luyện TDTT TX: Năm 2015 đạt 29 (%); năm 2020 đạt trên 33%

- Hộ gia đình thể thao năm 2015 đạt 22%; năm 2020 đạt trên 25 %

- Câu lạc bộ TDTT năm 2015 là 1992, năm 2020 là 2682

+ Công lập: Năm 2015 là 1095 (55%); năm 2020 là 1609 (40%)

+ Ngoài công lập: Năm 2015 là 797 (45%); năm 2020 là 1611 (60%)

- Tỷ lệ học sinh tập luyện (%)

+ Nội khóa ; năm 2015 đạt 100%; năm 2020 duy trì 100 %

+ Ngoại khóa; năm 2015 đạt 68 %; năm 2020 đạt 100%

- Tỷ lệ chiến sỹ khỏe trong lực lượng vũ trang

+ Quân đội năm 2015 là 100%; năm 2020 duy trì 100 %

+ Công an năm 2015 là 100%; năm 2020 duy trì 100 %

2. Thể thao thành tích cao

- Số lượng VĐV tập trung đào tạo (người) năm 2015 là 332 , năm 2020 là 535

- Số lượng VĐV đạt đẳng cấp (người)

+ Cấp I (người) năm 2015 là 26, năm 2020 là 50

+ Kiện tướng (người) năm 2015 là 12, năm 2020 là 19

- Số lượng VĐV chuyên nghiệp (người) năm 2015 là 33 (10%), năm 2020 là 80 (15%)

- Số môn thể thao chuyên nghiệp (môn) năm 2015 có 05 môn , năm 2020 là 07 môn trong tổng số 4 nhóm môn.

- Số lượng CLB chuyên nghiệp năm 2015 có 04 CLB , năm 2020 là 07 CLB

- Số huy chương đạt được

+ Trong nước năm 2015 là 271, năm 2020 là 344

+ Quốc tế năm 2015 là 5, năm 2020 là 10

3. Hệ thống tổ chức và nhân sự

- Tổ chức bộ máy ngành TDTT năm 2015 là 94, năm 2020 là 144 (tính CBCMKT)

- Các tổ chức xã hội nghề nghiệp (LĐ, Hội, CLB) năm 2015 là 10 tổ chức, năm 2020 là 15 tổ chức

- Tỷ lệ cán bộ TDTT (các loại) trên số người tập luyện TDTT TX (‰) năm 2015 là 0,01 người đến năm 2020 là 0, 03 người

- Trình độ đại học và sau đại học (%/số người/tổng số cán bộ ) năm 2015 là 93%, năm 2020 là 100%

4. Cơ sở vật chất TDTT

- Chỉ tiêu đất (ha ) năm 2015 là 182 ha (QH phê duyệt 273,5 ha) đến năm 2020 là 452 ha (Quy hoạch duyệt là 467ha). Đất bình quân đạt 3m2/người. 100% xã, phường, thị trấn có sân Bóng đá.

- Chỉ tiêu đất cho HS (m2/HS) năm 2015 là 1,25m2/hs, năm 2020 là 2m2//hs

- Các công trình thể thao (cái) năm 2015 là 124 , năm 2020 là 166 (tỷ lệ 1.05)

+ Cấp quốc tế: Các công trình xây dựng tại trung tâm thể thao của tỉnh phải đảm bảo quy chuẩn quốc tế (SVĐ tỉnh ,Hồ bơi, Nhà thi đấu).

+ Cấp quốc gia: Các công trình từ huyện trở lên phải đảm bảo quy chuẩn cấp Quốc gia (Trung tâm Đào tạo và Huấn luyện Thể thao, Sân vận động huyện)

+ Cấp tỉnh: Các công trình xã phường, thị trấn phải đảm bảo theo quy chuẩn của cấp tỉnh (Sân Bóng đá, Nhà tập Thể thao, Hồ bơi xã).

5. Đầu tư kinh phí

- Kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp (% kinh phí ngành TDTT/ tổng số ngân sách tỉnh). Kinh phí xây dựng dựa vào thực tế nguồn kinh phí cấp: Xây dựng theo hướng tăng hàng năm theo tỷ lệ 1,08, năm 2015 là 40884, năm 2020 là 59514. Nếu tính tổng thu ngân sách tỉnh thì tỷ lệ tăng hàng năm theo quy định là tăng 0,8, nguồn ngân sách còn lại phải huy động từ nguồn lực khác. Điều này tùy thuộc vào điều kiện thực tế của địa phương. Ưu tiên cho các công trình trọng điểm như Trung tâm Đào tạo và Huấn luyện thể thao, Hồ bơi, Nhà thi đấu, Sân vận động.

- Huy động nguồn tài chính từ xã hội (% huy động/kinh phí ngành TDTT). Để đảm bảo nguồn kinh phí hoạt động theo bản quy hoạch cần có cơ chế đặc thù cho ngành TDTT.

II. Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thực hiện quy hoạch.

1. Các giải pháp phát triển TDTT quần chúng.

a. Triển khai thực hiện Luật Thể dục, thể thao và Nghị định hướng dẫn thi hành Luật; xây dựng chương trình phát triển từng nội dung (nằm trong chương trình phát triển TDTT cơ sở) trong TDTT cho mọi người gồm:

- TDTT quần chúng

- TDTT trường học

- TDTT lực lượng vũ trang

- TDTT người cao tuổi, người khuyết tật và những đối tượng đặc biệt khác

b. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, chính quyền và đoàn thể các cấp đối với phong trào TDTT tỉnh Tây Ninh:

Ban hành các chỉ thị, nghị quyết của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, các cấp ủy Đảng, chính quyền và đoàn thể về phát triển TDTT trong từng thời kỳ kế hoạch (2013-2015, 2016-2020).

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, các huyện thị và Mặt trận Tổ quốc, Đoàn thanh niên CS HCM, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Liên đoàn Lao động tỉnh …Tổ chức các hoạt động TDTT phù hợp với từng đối tượng nhằm phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của các tổ chức và cơ sở để thu hút nhiều người, nhiều thành phần tham gia tập luyện TDTT ở các đơn vị.

Phát triển các môn thể thao dân tộc, các trò chơi dân gian trong phong trào và đưa các môn thể thao này vào nội dung của Đại hội, Hội thi TDTT ở các đơn vị cơ sở và định kỳ 2 năm tổ chức một lần giải thể thao từng môn nhằm thúc đẩy phong trào thể thao quần chúng không ngừng phát triển.

c. Kế hoạch hóa công tác TDTT cho mọi người và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hàng năm:

Xây dựng công tác TDTT có tính kế hoạch, cân đối nằm trong hệ thống kinh tế, xã hội của tỉnh . Kế hoạch TDTT phải được xây dựng từ cơ sở, là một bộ phận kế hoạch hóa của mỗi cấp mỗi ngành trong tỉnh.

Vận dụng phương pháp kiểm tra khoa học về người tập luyện TDTT thường xuyên. Hàng năm tiến hành điều tra ngẫu nhiên bằng phiếu về số người tập luyện TDTT thường xuyên 2 – 3 buổi/tuần ở 250 hộ trong một huyện bất kỳ, 250 hộ ở trong thị xã thuộc tỉnh Tây Ninh để tính toán số liệu người tập luyện TDTT TX, qua đó điều chỉnh chỉ tiêu phát triển người tập luyện TDTT và gia đình thể thao.

d. Vận dụng các hình thức, nội dung chương trình, phương pháp chỉ tiêu và các tiêu chuẩn tập luyện TDTT:

Đưa ra nhiều hình thức nội dung tập luyện và thi đấu đơn giản, phổ cập, hấp dẫn, phù hợp với điều kiện của tỉnh để lôi cuốn đông đảo mọi người tham gia tập luyện .

Vận dụng các hình thức tập luyện nghiệp dư tự nguyện:

Hình thức nghiệp dư tự nguyện là nguyên tắc tốt nhất. Căn cứ vào kinh nghiệm thực tiễn của một số đơn vị, có thể quy thành 3 điểm:

* Thông qua công tác tuyên truyền, giáo dục để phát huy nhiệt tình tham gia hoạt động thể dục thể thao của công nhân viên chức, làm cho công nhân viên chức từ chỗ phải tham gia đến chỗ cần tham gia hoạt động TDTT .

* Thông qua các hoạt động hấp dẫn, bồi dưỡng hứng thú hoạt động thể dục thể thao, nâng cao tính tự giác luyện tập.

* Thông qua thi đấu nhỏ và kết quả kiểm tra hiệu quả tập luyện, nâng cao lòng tự tin và quyết tâm tập luyện.

- Hình thức “Nhỏ, đa dạng”:

+ “Nhỏ” là chỉ quy mô và phương pháp tập luyện thể dục thể thao. Đối với một số đơn vị cơ sở tổ chức hoạt động thể dục thể thao không nên quá cầu toàn, chính quy, mà nên tổ chức hoạt động quy mô nhỏ, phân tán phù hợp với đặc điểm sản xuất và công tác. Như vậy vừa dễ sắp xếp hoạt động, vừa không mâu thuẫn với sản xuất, công tác, ”Dễ duy trì lâu dài”.

+“Đa dạng” là căn cứ vào tính đa dạng của người tập mà phát triển nhiều môn TDTT khác nhau, giúp người tập tùy ý chọn môn tập theo hứng thú và yêu cầu của mình và như vậy sẽ thu hút ngày càng nhiều người tham gia tập luyện.

- Hình thức “tùy người, tùy nơi, tùy lúc”:

+“Tùy người” là tùy theo đặc điểm đối tượng và tổ chức các hoạt động thể dục thể thao khác nhau, như vậy hiệu quả của công tác TDTT sẽ cao hơn.

+“Tùy nơi” là tùy theo từng đối tượng, tùy điều kiện và hoàn cảnh khác nhau mà có những nội dung hoạt động thể dục thể thao thích hợp.

+“Tùy lúc” là chỉ tổ chức các hoạt động phù hợp với mùa và khí hậu.

Do công nhân viên chức có nhiều đối tượng, quản lý phân tán, nên trong công tác quản lý thể dục thể thao trước tiên là phải phối hợp tốt. Cần chú ý để công tác thể dục thể thao không trùng lặp, không mâu thuẫn nhau. Ngoài ra lưu ý tới sự giúp đỡ của Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ, dân quân tự vệ với các tổ chức thể dục thể thao.

e. Xây dựng và kiện toàn bộ máy tổ chức và phong trào TDTT:

Kiện toàn và phát huy chức năng, công năng của Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Học tập cộng đồng của xã, phường, thị trấn theo hướng dẫn thực hiện Nghị định 14/NĐ-CP của chính phủ. Đây là một thiết chế liên ngành giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để thực hiện chức năng quản lý nhà nước, tổ chức chỉ đạo điều hành các hoạt động văn hóa, thể thao cơ sở.

Xây dựng các CLB, các đội thể thao ở thôn, ấp, phường, xã, trường học... theo quy chế hoạt động các CLB TDTT cơ sở do Tổng Cục TDTT ban hành và Thông tư số 18/2011/TT-BVHTTDL .

Thành lập các Liên đoàn, Hội, CLB TDTT từng môn và đa môn theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản và tự đảm bảo kinh phí hoạt động.

Khuyến khích công tác XHH TDTT, phát triển các cơ sở dịch vụ ngoài công lập theo quy định để tạo thêm nguồn kinh phí cho hoạt động TDTT cơ sở.

Cải tiến cơ cấu và hoạt động của các tổ chức xã hội về TDTT (các Liên đoàn, Hội, CLB …) để đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh xã hội hóa thể thao theo Nghị định của Chính phủ số 69/2008/NĐ-CP , ngày 30/05/2008.

Nghiên cứu xây dựng và ban hành chế độ chính sách cho VĐV, HLV, trọng tài … Các quy chế quản lý các mặt hoạt động TDTT trên địa bàn phù hợp với đặc điểm và điều kiện của tỉnh.

f. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ GV TDTT và hướng dẫn viên cơ sở:

Ở mỗi phường, xã, thị trấn cần phải có đội ngũ HDV được bồi dưỡng và đào tạo về nghiệp vụ để tổ chức và hoạt động TDTT ở cơ sở. Đối với trường học phải có giáo viên TDTT (kiêm nhiệm hoặc chuyên trách) để thực hiện chương trình GDTC đối với hệ thống trường học ở cấp xã, phường, thị trấn.

Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng hợp lý có hiệu quả đội ngũ cán bộ TDTT các cấp trong tỉnh kể cả cán bộ nghiệp dư, cán bộ hợp đồng, GV kiêm nhiệm và đội ngũ cộng tác viên TDTT.

Ưu tiên phát triển đội ngũ HLV, HDV các môn thể thao cho phong trào TDTT quần chúng.

g. Xây dựng hệ thống các điều kiện đảm bảo (cơ sở vật chất, sân bãi tập luyện kinh phí cho việc phát triển phong trào TT quần chúng).

Ở mỗi phường, xã, thị trấn đặc biệt là ở trường học phải được quy hoạch quỹ đất và từng bước xây dựng để hình thành một hệ thống cơ sở vật chất TDTT. Các địa điểm tập luyện phải thích hợp với những điều kiện tự nhiên sẵn có ở cơ sở và những môn thể thao có tiềm năng. Ở các phường, xã, thị trấn phải đảm bảo quỹ đất dành cho hoạt động TDTT, đối với những xã có điều kiện nên xây dựng các nhà tập đơn giản, sân vận động, bể bơi đơn giản để phục vụ cho việc tập luyện của người dân. Chú ý gắn các công trình này với hệ thống các trường phổ thông cơ sở .

Các nhà văn hóa của xã, các điểm vui chơi giải trí công cộng, cần có thêm quỹ đất dành cho TDTT, phấn đấu đến năm 2015 đạt được 2 - 4m2 đất dành cho tập luyện TDTT.

Trong việc lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch xây dựng các khu dân cư, đô thị và các công trình công cộng, các cơ quan có thẩm quyền cần có quy định cụ thể về việc quy hoạch đất và xây dựng công trình TDTT phục vụ cho nhu cầu tập luyện TDTT của nhân dân.

Đầu tư, cải tạo, sửa chữa nâng cấp và sử dụng có hiệu quả các địa điểm tập luyện và thi đấu thể thao hiện có trên địa bàn toàn tỉnh ( kể cả một số địa điểm do tư nhân quản lý ).

Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật: Nhà thi đấu, SVĐ, khu liên hợp thể thao… của tỉnh theo quy hoạch để đáp ứng cho nhu cầu phát triển của phong trào.

Tập trung xây dựng nhiều nơi tập luyện và thi đấu với quy mô nhỏ và vừa cho các huyện, thị xã, các ngành ở cơ sở ( xã, phường , trường học …) trong toàn tỉnh. Đảm bảo cho mỗi huyện, thị xã ít nhất phải có một cơ sở TDTT tổng hợp với trang thiết bị và dụng cụ tập luyện tương ứng. Mỗi xã, phường, thị trấn phải có Trung tâm Văn hóa – Thể thao, Nhà Văn hóa hoặc CLB TDTT.

Tăng tỷ trọng vốn ngân sách của tỉnh để đầu tư phát triển ngành TDTT (tăng cường vốn ngân sách để đầu tư phát triển các công trình, hỗ trợ thêm kinh phí ngoài định mức cho các hoạt động sự nghiệp …).

 Thực hiện tốt công tác XHH trên địa bàn toàn tỉnh nhằm tăng cường nguồn lực của XH để đẩy mạnh việc phát triển sự nghiệp TDTT. Đảm bảo có trên 50% người tập TDTT ở cơ sở có đủ dụng cụ và phương tiện để tập luyện.

2. Các giải pháp phát triển giáo dục thể chất và thể thao trong trường học:

Tiếp tục đổi mới nhận thức về giáo dục thể chất trường học trong xã hội, trong ngành giáo dục, ngành TDTT và trong các trường học. Giáo dục thể chất trong trường học cần phải được các gia đình, học sinh - sinh viên ủng hộ, tự nguyện tham gia vì lợi ích thiết thực cho sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần, tính tự tin và khả năng giao tiếp, kỹ năng để hoạt động vận động tích cực suốt đời, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Thực hiện tốt chương trình môn Thể dục trong các trường học các cấp theo đúng quy định mà Bộ GD - ĐT đã ban hành:

- Tiểu học: Trừ lớp 1, 1 tiết/ tuần. Còn từ lớp 2 – 5 là 2 tiết/ tuần.

- THCS & PTTH: 2 tiết/ tuần.

- Đại học, cao đẳng & trung học chuyên nghiệp: 150 tiết/ khóa học.

+ Tổ chức thực hiện tăng nhanh số trường học có tổ chức giờ tập TDTT ngoại khóa, đảm bảo cả về số lượng và chất lượng buổi tập. Đặc biệt chú trọng ở các trường THCS và tiểu học.

+ Nghiên cứu đổi mới nội dung giảng dạy giờ học chính khóa, trên cơ sở chương trình khung chuẩn của từng cấp học, theo hướng coi trọng và tiếp tục nâng cao chất lượng giờ học thể dục trong trường học; chú trọng phát triển các hoạt động tập luyện và thi đấu TDTT ngoại khóa thường xuyên một cách hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tiễn các trường; coi trọng các loại hình vận động ưa khí, vừa sức nhằm phát triển sức bền chung và vận động toàn thân.

+ Đổi mới bộ tiêu chuẩn RLTT cho từng cấp học và sớm ban hành để triển khai thực hiện cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh Tây Ninh.

+ Cải tiến hệ thống thi đấu thể thao trong trường học, Hội khỏe Phù Đổng các cấp cho phù hợp với nhu cầu và điều kiện phát triển của tỉnh Tây Ninh. Đảm bảo thu hút đông đảo HS/SV tham gia thi đấu theo từng cấp học.

+ Nghiên cứu cải tiến hệ thống quản lý công tác GDTC trong trường học, trong đó cần thành lập các CLB TDTT trường học làm đơn vị cơ sở và được coi là những tế bào của hệ thống này. Các GV, HS/SV phải có nhiệt tình và năng lực tự quản lý công tác GDTC ở từng trường học, nêu cao vai trò tự quản dưới sự hướng dẫn của giáo viên TDTT.

+ Đào tạo đội ngũ giáo viên TDTT cho hệ thống trường học phổ thông; bồi dưỡng nghiệp vụ cho các GV kiêm nhiệm TDTT ở các trường tiểu học.

+ Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở VH,TT và DL phối hợp với Sở Nội vụ có kế hoạch phân bổ chỉ tiêu biên chế giáo viên TDTT cho các loại trường theo từng cấp học, để quy hoạch và có kế hoạch tuyển sinh đào tạo giáo viên TDTT theo phương châm mở rộng và đa dạng hóa các loại hình đào tạo giáo viên TDTT, đảm bảo tăng nhanh về số lượng và chất lượng đến năm 2020 đủ giáo viên chuyên trách TDTT cho các trường. Chú trọng tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, cập nhật và nâng cao kiến thức chuyên môn cho giáo viên TDTT của tỉnh trong dịp hè hàng năm.

+ Quy hoạch lại diện tích đất phục vụ cho các công trình TDTT trường học trong từng huyện, thị và toàn tỉnh. Có kế hoạch đầu tư xây dựng liên thông hệ thống các công trình TDTT giữa các trường, đảm bảo phát huy hết hiệu quả sử dụng của các công trình. Tập trung xây dựng các công trình vừa và nhỏ, không yêu cầu kinh phí lớn. Kết hợp đẩy mạnh công tác xã hội hóa thu hút đầu tư và tham gia của xã hội trong các trường học. Tận dụng cơ sở vật chất của các trung tâm thể thao huyện, thị và thành phố. Từng bước tiến tới tiêu chuẩn hóa các công trình thể thao trong trường học của tỉnh.

+ Ban hành văn bản về các chế độ, chính sách thích hợp để đảm bảo có các trường chuẩn TDTT, có đầy đủ giáo viên chuyên trách, cơ sở vật chất tối thiểu cho TDTT trường học.

+ Đảm bảo cơ sở vật chất một cách cơ bản cho các hoạt động giáo dục thể chất nội và ngoại khóa trong các trường học ưu tiên đầu tư cho các trường ở vùng khó khăn (vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc…)

3. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động trong lực lượng vũ trang

Thực hiện theo kết quả điều tra thực trạng và xây dựng quan điểm, mục tiêu, phương án, chỉ tiêu phát triển thể thao trong lực lượng vũ trang cần thực hiện 4 nhóm giải pháp cụ thể như sau:

a. Nhóm giải pháp về phát triển thể chất trong lực lượng vũ trang:

Cấp ủy, người chỉ huy các cấp phải có sự nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ phát triển thể chất trong LLVT, xác định là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của địa phương, đơn vị. Quan tâm đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, sân bãi luyện tập phục vụ cho công tác huấn luyện, rèn luyện thể lực và hoạt động thể dục thể thao, gắn với việc bình xét phong trào thi đua hàng năm; phải tạo được phong trào rèn luyện thân thể hoạt động TDTT sôi nổi trong toàn đơn vị, nâng cao sức khỏe cho cán bộ, chiến sỹ đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ. Thực hiện cơ chế chính sách, cơ sở pháp lý các văn bản pháp quy có liên quan thông qua các tiêu chí đánh giá trong các lĩnh vực hoạt động thể thao cần xây dựng quy hoạch, kế hoạch mang tính hệ thống và đồng bộ theo chiến lược phát triển ở từng thời kỳ và giai đoạn; vận dụng các tiêu chí đánh giá theo hướng dẫn hoặc xây dựng các nội dung phù hợp với điều kiện đặc thù để đánh giá về chiến sỹ khỏe.

Lãnh đạo các đơn vị thường xuyên kiểm tra nhắc nhở để từng chiến sỹ tự xây dựng kế hoạch tập luyện để nhằm phát triển thể chất.

Thường xuyên thông tin tuyên truyền để nâng cao nhận thức đối với chiến sỹ trong toàn lực lượng.

b. Nhóm giải pháp về nội dung và hình thức hoạt động:

Trong quy hoạch và kế hoạch phát triển lực lượng vũ trang cần phải đưa ra các tiêu chí về loại hình thể thao và môn thể thao có tính chất bắt buộc và giới thiệu môn số thể thao có tính chất tự chọn để nhằm giúp cho cán bộ chiến sỹ ý thức được việc rèn luyện thể chất là nhiệm vụ quan trọng và quyết định của LLVT

Giáo dục nhận thức cho lực lượng vũ trang để cán bộ chiến sỹ lựa chọn cho mình ít nhất 2 môn thể thao để tập luyện thường xuyên.

Thường xuyên tổ chức các hoạt động thể thao, các giải thể thao để đánh giá quá trình rèn luyện thân thể, nâng cao trình độ về thể lực, kỹ thuật, chiến thuật phục vụ tốt cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Tích cực tham gia các hoạt động thể thao của các cấp quân khu, quân đoàn trong các ngày truyền thống của quân đội, công an.

Cần phải đưa ra nhiều hình thức tổ chức phong phú đa dạng để các cán bộ chiến sỹ có cơ hội lựa chọn môn thể thao hay loại hình thể thao mình ưa thích.

Thời gian không nên duy trì quá dài nhưng phải đảm bảo được tính cạnh tranh liên tục nhằm góp phần nâng cao thể chất trong lực lượng vũ trang.

Cần đưa các loại hình thể thao mạo hiểm mới vào LLVT để rèn luyện.

c. Nhóm giải pháp về cơ sở vật chất:

Đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ cho việc tập luyện thể thao trong lực lượng vũ trang (sân bãi, các công trình thể thao).

Nâng cao chất lượng các công trình thể thao, tạo nguồn kinh phí để phát triển cơ sở vật chất, lựa chọn xây dựng đầu tư cơ sở vật chất phù hợp với vị trí môi trường và điều kiện sinh hoạt thuận lợi cho các chiến sỹ.

d. Nhóm giải pháp liên kết phối hợp:

Lực lượng vũ trang là lực lượng của dân, do dân, vì dân đảm bảo lợi ích và an toàn trật tự cho sinh hoạt của cộng đồng dân cư theo từng khu vực tạo điều kiện để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và ổn định chính trị. Do vậy, cần phải thực hiện một số các giải pháp liên kết phối hợp với tất cả các đối tượng, thành phần xem quyền lợi vật chất và tinh thần của dân là của mình. Thường xuyên liên kết phối hợp tổ chức và tham gia các giải thể thao, các hội thao của các cấp từ Trung ương, tỉnh, ngành, huyện và cơ sở. Chủ động tích cực xây dựng kế hoạch liên tịch, tổ chức với các nội dung và hình thức đa dạng, phong phú ở các loại hình thể thao, môn thể thao. Người chiến sỹ quân đội – công an cần tu dưỡng rèn luyện đạo đức tác phong làm tấm gương cho các đối tượng thành phần nhận thức để tham gia các hoạt động thể thao góp phần phát triển thể chất như Bác Hồ đã từng nói: “Mỗi người dân yếu ớt làm cho cả nước yếu ớt một phần, mỗi người dân mạnh khỏe góp phần cho cả nước mạnh khỏe”… “Dân cường thì nước thịnh”.

4. Giải pháp phát triển thể thao thành tích cao

1/ Chỉ đạo mỗi trung tâm thể thao huyện, thị tập trung đầu tư nâng cao một số môn thể thao mũi nhọn mang tầm vóc Quốc gia. Việc xác định trung tâm từng môn tại các huyện, thị căn cứ theo thế mạnh của huyện thị đối với môn đó (lực lượng HLV giàu kinh nghiệm, có cơ sở vật chất thích hợp, có nhiều VĐV xuất sắc). Các trung tâm này tuyển chọn và huấn luyện không phải chỉ dành cho VĐV của huyện, thị nhà mà cả những VĐV năng khiếu các huyện khác. Sự tập hợp nhiều tài năng từ các nơi sẽ tạo sự tranh đua, cọ sát lành mạnh trong lúc tập luyện, giúp nâng cao nhanh chóng trình độ tập luyện của VĐV

2/ Thành lập Hội các nhà quản lý thể thao. Mục đích của Hội là nâng cao năng lực và kỹ năng quản lý của các thành viên trong giai đoạn kinh tế thị trường hiện nay. Các hoạt động chính của Hội bao gồm: 1) Tổ chức các buổi hội thảo, trao đổi kinh nghiệm về những vấn đề quản lý thể thao, mô hình quản lý CLB; 2) Tổ chức các lớp học nâng cao trình độ quản lý hay tìm hiểu các văn bản pháp luật, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước có liên quan đến công tác quản lý (chuyên môn, tài chính). Có như vậy, từng CLB, từng Trung tâm, từng Hội sẽ hoạt động một cách chuyên nghiệp hơn và hỗ trợ một cách đắc lực cho chương trình phát triển VĐV tài năng tỉnh.

3/ Mở rộng không gian tìm kiếm và phát hiện các tài năng thể thao. Đây là một ý tưởng về vấn đề “Chuyên môn hóa giáo dục thể chất trong trường phổ thông”: Không tổ chức giờ thể dục theo lớp mà theo từng nhóm có sở thích tập luyện những môn thể thao khác nhau (phối hợp với các cơ sở tập luyện thể thao gần trường). Với giải pháp này, ngành TDTT sẽ mở rộng được tuyển chọn VĐV năng khiếu ban đầu và giảm bớt việc bỏ sót nhân tài; ngành GD – ĐT sẽ giải quyết được khâu khó khăn về mặt bằng tập luyện TDTT cho học sinh và đa dạng hóa được nội dung GDTC trong trường học. Trên cơ sở “Chuyên môn hóa GDTC trong trường phổ thông” sẽ thành lập các CLB thể thao học đường và từng bước đa dạng hóa hệ thống thi đấu thể thao trong khối trường học

4/ Kết hợp với nhà trường và phụ huynh trong việc phát hiện VĐV tài năng. Ngành TDTT sẽ cung cấp một quyển sổ tay hướng dẫn các chỉ tiêu tuyển chọn cơ bản trong giai đoạn đầu (chiều cao, cân nặng, chiều dài sải tay, chạy tốc độ 30m….) và một số đặc trưng năng khiếu dễ nhận thấy trong một số môn thể thao cơ bản. Giáo viên thể dục hoặc phụ huynh có thể căn cứ vào đó để nhận biết tiềm năng vận động hoặc năng khiếu thể thao của học sinh hoặc con em mình trong các giờ tập luyện thể thao, từ đó có những định hướng hoặc đầu tư đúng đắn.

5/ Hệ thống tài năng theo 3 tuyến (năng khiếu tập trung, năng khiếu dự bị tập trung, năng khiếu ban đầu): Dành cho những VĐV từ 12 – 14 tuổi (bắt đầu bước vào giai đoạn chuyên môn hóa sâu) có tài năng nổi trội và có thể đạt huy chương ở các giải Quốc gia. Ưu tiên mọi điều kiện đảm bảo tốt nhất. Thực hiện hệ thống tổ chức tuyển chọn VĐV; xây dựng chương trình đào tạo dài hạn; hoàn thiện hệ thống thi đấu.

6/ Quy trình hóa công nghệ tuyển chọn và huấn luyện. Giải pháp này cần được thực hiện theo hình thức “Cuốn chiếu”: hết giai đoạn này mới sang giai đoạn khác, mỗi giai đoạn (giảng dạy kỹ thuật ban đầu, huấn luyện ban đầu, chuyên môn hóa ban đầu, chuyên môn hóa sâu) kéo dài khoảng 6 tháng. Trong 6 tháng các bộ môn, liên đoàn sẽ tập hợp tất cả các tài liệu có liên quan đến quy trình huấn luyện giai đoạn đó bao gồm: 1) Nguồn tư liệu của tất cả các cá nhân trong bộ môn, liên đoàn; 2) Nguồn tài liệu từ “Trung tâm thông tin tư liệu TDTT”; 3) Từ Internet; 4) Từ việc đặt mua sách, báo từ nước ngoài; 5) Từ thư viện của Viện Khoa học TDTT, thư viện các Trường ĐH TDTT. Sau khi có đủ nguồn tư liệu, các bộ môn, liên đoàn sẽ tiến hành dịch thuật, tổng hợp, lấy ý kiến các HLV và thông qua Hội đồng huấn luyện để đưa vào ứng dụng thực tiễn.

7/ Đầu tư, cải tạo, sửa chữa nâng cấp các cơ sở hiện có, trang thiết bị hiện đại, chuẩn hóa và sử dụng có hiệu quả. Nâng cấp các công trình hiện có nhằm trước mắt tránh xuống cấp, trang bị ánh sáng, thiết bị sân bãi hiện đại để nâng công suất sử dụng ngày đêm.

8/ Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý quy trình đào tạo quản lý điều kiện đảm bảo cơ sở vật chất cho VĐV.

9/ Hướng dẫn các quy định kỹ thuật mới nhất của quốc tế để kịp thời vận dụng vào xây dựng cơ sở vật chất phù hợp nhu cầu tập luyện và có thể tổ chức thi đấu từ quy mô nhỏ đến lớn.

10/ Nâng cấp xây dựng những công trình thể thao với chất lượng cao và quy mô cục bộ không lớn tại khu vực cây xanh dành cho thể thao và tại những vùng cây xanh dành cho TDTT đó cần phải xây dựng nhiều sân đa năng, tổ hợp sân bóng, tổ hợp sân bi sắt, tổ hợp sân bóng chuyền hay nơi tập dưỡng sinh, các chòi kiên cố để người cao tuổi nghỉ ngơi, chơi cờ vây, cờ tướng,…

11/ Xúc tiến xây dựng nhanh các trung tâm thể thao đã được duyệt và sớm đưa vào phục vụ, nếu cần có thể bổ sung xây dựng thêm các trung tâm mới…, vì nhu cầu của người dân rất bức bách đòi hỏi.

12/ Tiêu chuẩn hóa HLV theo quốc tế. Chú trọng, ưu tiên đào tạo các HLV trẻ tham gia các khóa học chính quy lấy bằng cấp huấn luyện quốc tế (bằng A, B, C hay bằng cấp I, cấp II, cấp III,…). Ưu điểm của kế hoạch này là tài liệu học do HLV mang về sẽ là những tài liệu mang khối lượng kiến thức cần thiết và toàn diện đối với từng cấp huấn luyện cụ thể, tạo cơ sở để biên soạn và phổ cập cho những HLV.

13/ Lập dự toán đầu tư chi tiết cho các nội dung có trong chiến lược phát triển TTTT cao.

14/ Huy động nguồn tài chính của xã hội đầu tư cho TTTT cao.

- Thực hiện chuyên nghiệp hóa thể thao một số môn thể thao với sự đầu tư của các đơn vị kinh tế.

5. Xây dựng hệ thống thi đấu giải thể thao của tỉnh

Căn cứ vào thực trạng và định hướng tổ chức các đại hội thể thao, hội thao, các giải thể thao trong suốt giai đoạn tiếp theo từ 2013 – 2020 cần phải xây dựng hệ thống tổ chức giải thông qua các giải pháp cụ thể phù hợp với thời kỳ và giai đoạn phát triển mới:

Thực hiện theo kế hoạch tổ chức đại hội các cấp xây dựng kế hoạch tổ chức đại hội của tỉnh, huyện thị, cơ sở cho phù hợp.

Kết hợp sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành, đoàn thể thực hiện sự chỉ đạo tổ chức kiểm tra, đánh giá, tổng kết.

Thông tin tuyên truyền rộng rãi để mọi tổ chức, cá nhân và người dân hưởng ứng tham gia…

Xây dựng các văn bản ký kết liên tịch với các ban ngành đoàn thể tổ chức các hội thao để phát triển phong trao quần chúng (có thể 1 hoặc 2 năm tổ chức 1 lần), nội dung và hình thức tổ chức tùy thuộc vào điều kiện thực tế để chọn môn tổ chức cho phù hợp.

Thực hiện theo kế hoạch tổ chức giải truyền thống hàng năm cần chú trọng ưu tiên đối với các nhóm môn mũi nhọn đã được định hướng quy hoạch theo thứ tự ưu tiên, để làm cơ sở cho việc phát triển, phát hiện tuyển chọn và đào tạo nhân tài thể thao cho tỉnh; đối với các giải trẻ, khu vực và toàn quốc do địa phương đăng cai tổ chức cần phải lên kế hoạch để tiến hành các công việc kế tiếp dự trù kinh phí, vận động tài trợ, sự phối hợp nguồn kinh phí của TW và địa phương.

Hệ thống thi đấu các giải phối hợp, tổ chức các sự kiện thể thao, các hoạt động thể thao chào mừng các ngày lễ, ngày truyền thống của ngành cần phải kết hợp chặt chẽ giữa các đơn vị đảm bảo theo trình tự hệ thống và nguyên tắc tổ chức giải. Các loại hình hoạt động thể thao giải trí, các trò chơi dân gian, tổ chức các lễ hội mừng Đảng mừng xuân ngoài ngân sách Nhà nước cấp cần phải vận động tài trợ thông qua các tổ chức liên đoàn hội theo xu hướng xã hội hóa trong lĩnh vực TDTT.

Về giải pháp trước mắt và lâu dài các đơn vị quản lý nhà nước, quản lý sự nghiệp TDTT cần xác định xu thế phát triển trong một xã hội hiện đại đòi hỏi sự kết hợp hài hòa giữa các đơn vị tổ chức Nhà nước và tổ chức xã hội có vậy hệ thống tổ chức giải mới phát huy tác dụng và đem lại hiệu quả cao đảm bảo tính bền vững của các hoạt động TDTT thông qua đại hội thể thao, và các giải thể thao.

6. Các giải pháp xây dựng hệ thống tổ chức quản lý và đào tạo cán bộ TDTT

6.1. Từ nay đến năm 2015 tiến hành kiện toàn bộ máy tổ chức từ cấp tỉnh cho đến các cấp cơ sở, đi đôi với việc phân cấp nhân sự, cán bộ cũng như các huấn luyện viên và hướng dẫn viên TDTT.

6.2. Tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hàng năm cho cán bộ cơ sở tham gia các lớp do Tổng Cục TDTT phối hợp với các liên đoàn thể thao tổ chức

6.3. Đào tạo lại các cán bộ đại học hoặc học sau đại học: Cử các cán bộ trẻ có năng lực, phẩm chất tốt đi học cao học hoặc nghiên cứu sinh chuyên ngành giáo dục thể chất và huấn luyện thể thao

6.4. Đào tạo quy hoạch số huấn luyện viên có trình độ chuyên môn cao ở một số môn thể thao mũi nhọn của tỉnh như: Bóng đá, bóng chuyền, võ Cổ truyền, bơi - lặn, điền kinh, Taekwondo... phối hợp với Trường Đại học TDTT TP HCM mở các lớp Đại học tại chức tại tỉnh.

6.5. Có kế hoạch tận dụng và đãi ngộ sinh viên đang theo học tại các trường đại học TDTT và các trường Đại học sư phạm TDTT chuyên ngành giáo dục thể chất, có chính sách hợp lý để các sinh viên này sau khi tốt nghiệp về phục vụ cho tỉnh nhà.

6.6. Hàng năm mở các lớp bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho các huấn luyện viên, hướng dẫn viên, các cán bộ quản lý trung tâm TDTT huyện, thị xã....

6.7. Mở rộng giao lưu hợp tác với các nước trong khu vực để phát triển sự nghiệp TDTT và phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương. Mở rộng và hợp tác – kết nghĩa với các tỉnh, thành đặc biệt là TP. HCM; liên kết, trao đổi và đào tạo nguồn nhân lực cho ngành.

6.8. Tận dụng cơ sở vật chất của tỉnh từ nay đến 2020 tổ chức đăng cai các giải thi đấu Quốc gia, quốc tế ở một số môn trọng điểm của tỉnh.

6.9. Xây dựng các giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân lực.

7. Các giải pháp phát triển và phân bố cơ sở vật chất, kỹ thuật TDTT

7.1. Giải pháp phát triển quy hoạch và tạo quỹ đất cho hoạt động TDTT:

Trước hết là cần vận động các cấp, các ngành triển khai nghiêm túc việc thực hiện các quy định của pháp luật TDTT về quy hoạch “Đất đai dành cho hoạt động TDTT” và Chỉ thị số 274/CT-TTg, ngày 27/04/1996 của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời đẩy mạnh công tác xây dựng quy hoạch theo hướng dẫn tại Thông tư số 05/2003/TT-BKH&ĐT, ngày 22/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư về việc xây dựng quy hoạch hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể thao đến năm 2015 và định hướng phát triển đến năm 2020, nhằm từng bước hoàn thiện và phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể thao, ngày một khang trang hiện đại đáp ứng ngang tầm mục tiêu, nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Nhà nước đã đề ra trong thời kỳ mới.

- Quy hoạch đất đai cho TDTT nhằm phục vụ cho nhu cầu tập luyện nâng cao sức khỏe nhân dân, đào tạo VĐV, thu hút du lịch, đảm bảo theo Nghị quyết số 14/NQ-CP , ngày 9 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ về Quy hoạch sử dụng đất đai đến năm 2020 và Kế hoạch năm năm (2011-2015). Đến năm 2020 đảm bảo diện tích đất bình quân cho người dân tập luyện TDTT đạt 3m2/người.

7.2. Xây dựng cơ chế, chính sách về quản lý đất đai:

- Cơ chế về quản lý: Việc phân cấp quản lý phải rõ ràng, quản lý phải chặt chẽ về mặt đất đai, nguồn vốn chống thất thoát, trì trệ, cần phải triển khai xây dựng đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng

- Cơ chế về giải quyết quỹ đất xây dựng: Cần được ưu tiên giải quyết quỹ đất để tạo mặt bằng cho phù hợp, kiên quyết chống lấn và thu hồi lại đất đai đã bị lấn chiếm, phải quán triệt sự chỉ đạo của tỉnh: “Đất dành cho công trình TDTT chưa xây dựng vì chưa có nguồn kinh phí chứ không phải vì không có nhu cầu, do đó tuyệt đối không được lấn chiếm hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng”

7.3. Xúc tiến xây dựng nhanh các Trung tâm Văn hóa - Thể thao đã được duyệt (theo Nghị quyết 70/2008/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Tây Ninh) và sớm đưa vào phục vụ, nếu cần có thể bổ sung xây dựng thêm các trung tâm mới…

Việc xây dựng cơ sở vật chất đến cấp phường, lưu ý ngay từ lúc quy hoạch lại kinh tế - xã hội – văn hóa của từng huyện, thị.

7.4. Giải pháp tăng cường quản lý về đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị thể thao:

- Tiếp tục đổi mới hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước đối với các hoạt động đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể thao theo hướng hiện đại, khoa học và phát triển bền vững. Xây dựng và hoàn thiện các cơ chế chính sách hỗ trợ và ưu đãi đầu tư cho các thành phần kinh tế trong nước và quốc tế tham gia các hoạt động đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực hoạt động TDTT, nhất là lĩnh vực đầu tư xây dựng các công trình thể thao ở vùng sâu, vùng xa, ...

- Xây dựng và ban hành các thiết chế áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng và lắp đặt các trang thiết bị thể thao chuyên dụng trên cả nước, đồng thời tạo cơ chế chính sách khuyến khích việc sử dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc tế hiện đại, áp dụng vào các công trình xây dựng và lắp đặt các trang thiết bị TDTT ở tỉnh Tây Ninh.

7.5. Giải pháp về cơ chế tổ chức và quản lý nhà nước:

Tăng tường công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật thể thao theo hướng chuyên sâu, tránh tình trạng kiêm nhiệm, đùn đẩy trách nhiệm. Đẩy mạnh việc phân cấp quản lý và giám sát các hoạt động đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật thể thao, theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, đồng thời tăng cường tính minh bạch trong mọi hoạt động đầu tư cũng như trong quản lý và khai thác sử dụng cơ sở vật chất – kỹ thuật thể thao.

7.6. Giải pháp về đẩy mạnh XHH đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật thể thao:

Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách về “XHH đầu tư xây dựng các công trình thể thao” nhằm khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước an tâm, tham gia bỏ vốn đầu tư xây dựng các công trình TDTT theo hướng XHH, nhằm từng bước giảm bớt gánh nặng về ngân sách của tỉnh. Trước hết tỉnh cần tạo ra quỹ đất sạch, phù hợp với quy hoạch, đồng thời cụ thể hóa các chính sách ưu đãi, miễn giảm tiền thuê đất, tiền thuế sử dụng đất, tiền thuế thu nhập doanh nghiệp cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền tạo sự quan tâm chú ý của mọi thành phần kinh tế, tạo bước đột phá mạnh mẽ về đầu tư XHH trong lĩnh vực phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật thể thao của tỉnh Tây Ninh.

Đặc biệt là các chính sách quan tâm đến đầu tư xã hội hóa cơ sở vật chất kỹ thuật thể thao ở các cấp xã, phường mà Chỉ thị số 17-CT/TW, ngày 23/10/2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã chỉ ra “Các địa phương cần có biện pháp tích cực nhằm huy động nguồn đóng góp, đầu tư của xã hội để phát triển TDTT”. Để cụ thể hóa các chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật thể thao, ngày 30/5/2008 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 69/2008/NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hóa trong các hoạt động giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường” đồng thời quy định cụ thể các vấn đề liên quan đến xã hội hóa đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật thể thao: “Phổ biến rộng rãi việc dự báo phát triển mạng lưới các cơ sở, nhu cầu huy động các nguồn lực thực hiện quy hoạch để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế, huy động đầu tư trực tiếp của nước ngoài trong các lĩnh vực thích hợp” từng bước tạo lập và phát triển thị trường dịch vụ thể dục thể thao.

8. Các giải pháp phát triển xã hội hóa TDTT

v Nhóm giải pháp chung:

Xây dựng và phát triển các hình thức tổ chức xã hội đa dạng về TDTT. Đây là biện pháp quan trọng hàng đầu.

Nâng cao tính tích cực xã hội và năng lực hoạt động xã hội của nhân dân trong công tác TDTT.

Bảo đảm cho công tác TDTT trở thành hoạt động mang tính liên ngành, trở thành trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, các đoàn thể, các tổ chức xã hội, trong đó ngành TDTT giữ vai trò nòng cốt.

Đổi mới phương thức quản lý và đầu tư của Nhà nước.

v Các nhóm giải pháp tổng thể đẩy mạnh xã hội hóa TDTT:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nghiên cứu lý luận, nâng cao nhận thức về xã hội hóa:

+ Để làm tốt công tác xã hội hóa TDTT, nhất là tạo bước đột phá mới trong vấn đề này, thời gian tới cần đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt trong cán bộ và nhân dân, nhằm khẳng định xã hội hóa là chủ trương đúng đắn, là Nhà nước và nhân dân cùng làm, tránh cả hai quan niệm cực đoan chỉ đòi hỏi Nhà nước bao cấp, không huy động sự đóng góp hợp lý của nhân dân hoặc giảm sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước, để mặc cho cơ chế thị trường chi phối.

+ Tuyên truyền, vận động và tổ chức để ngày càng có nhiều người tập luyện TDTT, góp phần nâng cao tầm vóc và thể chất con người Việt Nam, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân về hoạt động TDTT, phát hiện và bồi dưỡng các tài năng TDTT của đất nước.

+ Tăng cường công tác nghiên cứu lý luận, làm rõ các vấn đề về sở hữu, về tính chất hoạt động lợi nhuận và phi lợi nhuận, về trách nhiệm xã hội của các tổ chức, về hình thức xã hội hóa trong mỗi lĩnh vực, để từ đó tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách.

+ Phát động phong trào thi đua, xây dựng và nhân rộng các điển hình xã hội hóa trong từng lĩnh vực.

+ Tiếp tục đẩy mạnh Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, đưa các hoạt động TDTT về cơ sở, thu hút ngày càng nhiều người tập luyện.

9. Giải pháp định hướng nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong các hoạt động TDTT.

- Ứng dụng các chương trình nghiên cứu và những thành tựu khoa học trong quản lý huấn luyện tuyển chọn và đào tạo VĐV, phát triển y học TDTT, phát triển các môn thể thao mới cũng như khôi phục và phát triển các môn thể thao dân tộc.

- Phát triển chiến lược về phối hợp với các tỉnh, thành, ngành trong nước và nước ngoài trong công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ TDTT.

- Quy hoạch, phát triển nguồn nhân lực về các lĩnh vực nghiên cứu khoa học công nghệ TDTT: Cử đi học các chuyên ngành ở các trường đại học trong nước và nước ngoài.

- Đầu tư kinh phí xây dựng, mua sắm cơ sở vật chất, trang thiết bị…, nghiên cứu khoa học TDTT.

- Đầu tư kinh phí tiến hành các công trình nghiên cứu khoa học TDTT, có thể tiến hành độc lập hoặc phối hợp với các đơn vị trong nước và nước ngoài.

- Xây dựng bộ phận chuyên trách thực hiện công tác cập nhật thông tin mới về các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực TDTT.

10. Giải pháp phát triển lĩnh vực thông tin, tuyên truyền về TDTT.

10.1. Thông tin, tuyên truyền về TDTT là một biện pháp hỗ trợ đắc lực cho các nhiệm vụ chính trị của ngành, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần xây dựng chương trình, phương pháp phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng để tuyên truyền vận động quần chúng đến với TDTT, giáo dục được những đức tính tốt đẹp thông qua thể thao chân chính, nhất là giáo dục cho quần chúng biết cách ứng xử trong thi đấu thể thao cũng như hưởng thụ TDTT; loại trừ những hành vi tiêu cực, thiếu văn hóa. Hướng dẫn, phổ biến kiến thức của những môn thể thao quần chúng ưa thích, những hoạt động mới mang tính tích cực cho đời sống cũng như với mục đích giáo dục lý tưởng cao đẹp.

10.2. Tăng cường hợp tác với các cơ quan thông tin, báo đài… về công tác thông tin tuyên truyền TDTT. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và đổi mới phương pháp hoạt động, tăng cường tổ chức bộ máy TDTT các cấp.

10.3. Xây dựng được tổ thông tin tuyên truyền giúp mọi tầng lớp nhân dân nâng cao nhận thức và hiểu biết về TDTT (báo, tạp chí…).

10.4. Quy hoạch, phát triển nguồn nhân lực về lĩnh vực báo chí, thông tin tuyên truyền TDTT.

10.5. Tăng cường kinh phí hoạt động thông tin tuyên truyền TDTT.

11. Giải pháp định hướng hoạt động quan hệ quốc tế về TDTT

Công tác quan hệ quốc tế đòi hỏi ngày càng phải tập trung hơn nữa về chất lượng phục vụ cho sự phát triển bền vững của ngành TDTT. Các giải pháp và chính sách phát triển QHQT về TDTT ở tỉnh Tây Ninh:

- Do ngân sách Nhà nước dành cho TDTT còn hạn hẹp nên cần thiết phải cân nhắc chi tiêu cho hoạt động QHQT đảm bảo mang lại hiệu quả cao nhất.

- Củng cố quan hệ truyền thống, mở rộng tìm kiếm cơ hội mới cho hợp tác đào tạo nguồn nhân lực, vì nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng trong công tác tổ chức điều khiển quá trình phát triển của các lĩnh vực hoạt động TDTT. Tăng cường hợp tác nghiên cứu khoa học hiệu quả và chuyển giao công nghệ mang tính thực tế cao.

- Chú trọng chất lượng hợp tác đào tạo và các chương trình giao lưu quốc tế TDTT cho cán bộ quản lý, HLV, VĐV, nhà nghiên cứu khoa học của tỉnh.

- Vận dụng nhuần nhuyễn những quan điểm cơ bản trong công tác đối ngoại về TDTT, linh hoạt đưa ra giải pháp tình thế, tuân thủ quy tắc “Đôi bên cùng có lợi” khi xây dựng các mối QHQT để đạt hiệu quả đàm phán quốc tế cao nhất.

- Hoạt động TDTT không chỉ nhằm phục vụ sức khỏe cộng đồng mà còn nhằm gây quỹ, huy động vốn, kể cả tìm kiếm lợi nhuận. Để thực hiện vấn đề này cần:

+ Thu hút tài trợ cho các sự kiện thể thao lớn.

+ Tích cực vận dụng QHQT trong quá trình xã hội hóa TDTT.

+ Kêu gọi và tư vấn đầu tư nước ngoài vào kinh doanh thể thao, đầu tư vào các cơ sở hạ tầng phục vụ cho thi đấu thể thao, v.v

- Lựa chọn đối tác phù hợp có trình độ cao và thiện chí cho các dự án lâu dài.

- Hoạt động quan hệ quốc tế về TDTT cần được điều chỉnh phù hợp với xu thế chuyên nghiệp hóa trong nhiều môn thể thao đặc biệt là ở một số môn: Bóng đá, Bóng chuyền, Tennis, Cầu lông, Xe đạp...

12. Giải pháp huy động nguồn vốn đầu tư tài chính

12.1. Chủ động thực hiện đa dạng hóa nguồn tài chính:

- Từng bước tăng cường đầu tư ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp TDTT, đồng thời tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách Nhà nước.

- Chủ động huy động vốn từ XHH trong lĩnh vực TDTT thông qua các nguồn đầu tư XHH. Khuyến khích đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

- Khai thác triệt để các nguồn từ đào tạo, nghiên cứu khoa học, huấn luyện, VĐV. Tăng cường thương mại hóa các sản phẩm TDTT. Chủ động tìm nguồn kinh phí ngoài ngân sách Nhà nước, nguồn đầu tư của nước ngoài và các tổ chức quốc tế. Quản lý tài chính TDTT theo cơ chế quản lý doanh nghiệp. Tăng nguồn thu từ các hoạt động tổ chức (sự kiện, giải trí thể thao…)

 12.2. Xây dựng và hoàn thiện các nhóm chính sách liên quan trực tiếp đến các hoạt động TDTT

v Sơ đồ 9. Hoàn thiện về chính sách tài chính đối với các hoạt động thể thao

12.3. Chính sách, chế độ trong các hoạt động TDTT:

- Xây dựng các cơ chế, chính sách về hoạt động và hưởng thụ TDTT của nhân dân vùng sâu, vùng xa vùng đồng bào dân tộc, đặc biệt là lực lượng công nhân khu, cụm công nghiệp.

- Đẩy mạnh các hoạt động xã hội hóa TDTT, tăng cường công tác phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước với các tổ chức xã hội, doanh nghiệp. Khuyến khích tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực xã hội hóa các hoạt động TDTT, từng bước tạo lập và phát triển thị trường dịch vụ thể thao.

- Đổi mới chính sách, quy định cơ cấu tiền lương: Đảm bảo mức thu nhập cho cuộc sống của cán bộ, HLV, VĐV kể cả những chi phí đào tạo nâng cao trình độ, tập huấn của VĐV:

+ Lương và các khoản phụ cấp theo lương

+ Phụ cấp tập luyện

+ Chế độ tập luyện

+ Dinh dưỡng đặc biệt cho VĐV cấp cao

+ Khen thưởng

- Đầu tư nâng cao chất lượng các cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động TDTT:

+ Hệ thống sân bãi nhà tập và trang thiết bị cho TDTT cấp cao

+ Hệ thống sân bãi nhà tập trang thiết bị cho các hoạt động phong trào

+ Chế độ cấp phát trang thiết bị cá nhân đảm bảo cho tập luyện và thi đấu phù hợp với quy định quốc tế.

- Nâng cao đời sống tinh thần:

+ Đảm bảo cho người làm công tác TDTT được hưởng chế độ phúc lợi xã hội đầy đủ.

+ VĐV, HLV đạt thành tích cao ở các đại hội thể thao lớn được ưu tiên thụ hưởng các chính sách xã hội như mua nhà ở với giá ưu đãi và các chế độ khác đảm bảo cuộc sống khi hết thời gian thi đấu.

- Xây dựng cơ chế quản lý kinh phí nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế cho các đơn vị, cá nhân, tổ chức xã hội trong lĩnh vực TDTT.

- Xây dựng cơ chế tài chính theo hướng tự chủ hạch toán và minh bạch các nguồn thu, chi tài chính.

- Xây dựng cơ chế quản lý tài chính đảm bảo sự cân đối giữa chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên. Gắn việc đổi mới chính sách chi tiêu công với việc thực hiện mạnh mẽ chủ trương xã hội hóa đối với những hoạt động có điều kiện để tập trung ngân sách cho lĩnh vực trọng tâm.

- Thực hiện triệt để chính sách thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và nâng cao hiệu quả quản lý tài chính. Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế về tài chính thể thao với lộ trình bước đi hợp lý, mở rộng hợp tác tài chính thể thao và quan hệ tài chính quốc tế.

- Hoàn thiện cơ sở pháp lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác kế toán, nâng cao hiệu quả hoạt động, thanh tra, kiểm tra và giám sát tài chính.

- Xây dựng hệ thống thiết chế theo thông lệ quốc tế về các lĩnh vực kinh tế – tài chính để hội nhập khu vực quốc tế.

- Đa dạng hóa và tăng các nguồn thu, trong đó tăng dần tỷ trọng các nguồn thu ngoài ngân sách Nhà nước trong tổng các nguồn thu.

- Phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ, trong đó đặc biệt các hoạt động liên kết với các doanh nghiệp để tạo nguồn thu.

- Thí điểm cổ phần hóa một số cơ sở TDTT để huy động các nguồn vốn phát triển của xã hội.

- Tìm kiếm sự hỗ trợ tài chính từ các tổ chức, cá nhân và các tổ chức trong và ngoài nước.

* Các chương trình, đề án, dự án

Ÿ Giai đoạn 2013 đến 2015:

- Xây dựng Trung tâm Đào tạo và Huấn luyện thể thao.

- Tiếp tục thực hiện xã hội hóa TDTT.

- Thực hiện Đề án phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật TDTT.

Ÿ Giai đoạn 2016 đến 2020:

- Xây dựng chương trình tuyển chọn các môn thể thao mũi nhọn theo chuẩn.

- Xây dựng Đề án phát triển thể thao thành tích cao.

- Tiếp tục thực hiện công tác xã hội hóa TDTT…

- Xây dựng chương trình TDTT cho mọi người.

Về lập dự toán quy hoạch nguồn kinh phí cho các đơn vị huyện, thị của tỉnh giai đoạn đến 2020, tùy theo đặc điểm tình hình phân bổ ngân sách, thu chi ngân sách, đơn vị lập dự toán trình UBND huyện, thị phê duyệt theo điều kiện đặc thù của từng địa phương.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ LIÊN QUAN

1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

1.1. Chủ trì phối hợp với UBND các huyện, thị xã, chỉ đạo, hướng dẫn các Phòng Văn hóa và Thông tin thuộc thẩm quyền quản lý hành chính và chuyên môn nghiệp vụ, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện công tác phát triển TDTT ở xã, phường, thị trấn trên cơ sở quy hoạch ngành TDTT của tỉnh đến năm 2015 -2020.

1.2. Chủ trì phối hợp với Sở kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Tài chính, xây dựng các chính sách liên quan đến việc thực hiện các mục tiêu của kế hoạch theo hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương.

1.3. Chủ trì phối hợp với các tổ chức chính trị – xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp (UB Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Hội Nông dân, Người cao tuổi, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các Hội, liên đoàn của tỉnh…) để chỉ đạo tổ chức và triển khai các hoạt động TDTT ở cấp xã, phường, thị trấn theo nội dung đã được UBND tỉnh phê duyệt.

1.4. Chủ trì xây dựng văn bản hướng dẫn thực hiện quy chế hoạt động Trung tâm Văn hóa Thể thao ở xã, phường, thị trấn.

Ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện quy chế thành lập và hoạt động của các CLB VH, CLB TDTT, khu phố văn hóa, gia đình văn hóa, gia đình thể thao.

1.5. Trên cơ sở nội dung được phê duyệt, căn cứ các quy định hiện hành, phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Kho Bạc Nhà nước tỉnh cân đối kinh phí từ ngân sách Nhà nước (bao gồm ngân sách tỉnh và ngân sách Trung ương nếu có) để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ của kế hoạch.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường

Chủ trì phối hợp với UBND các huyện, thị xã rà soát, bổ sung và hoàn thiện các quy định về quy hoạch đất đai dành cho TDTT.

3. Sở Tài chính

- Bố trí ngân sách và hướng dẫn thực hiện kế hoạch theo quy định của Bộ Tài chính và các ngành có liên quan.

- Chủ trì phối hợp với các Sở VH,TT và DL, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế tỉnh và các ngành có liên quan khác, tham mưu UBND tỉnh, ban hành chính sách chế độ đối với VĐV, HLV TDTT, bổ sung và hoàn thiện hệ thống chính sách khuyến khích phát triển theo hướng xã hội hóa các loại hình TDTT (công lập, ngoài công lập) trên địa bàn cấp xã, trình UBND phê duyệt.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Thẩm định các dự án đầu tư theo các chương trình, dự án của Quy hoạch Phát triển sự nghiệp thể dục thể thao theo đúng quy định.

5. Sở Nội vụ

Căn cứ vào quy định khung của cơ quan thẩm quyền, chủ trì phối hợp với các sở, ngành có liên quan, xây dựng văn bản hướng dẫn thành lập và hoạt động của các loại hình: Trung tâm Văn hóa – thể thao, Trung tâm Văn hóa – thể thao và Học tập cộng đồng, Nhà Văn hóa TDTT ở cấp xã, phường, thị trấn và các chế độ chính sách kiêm nhiệm, cộng tác viên.

6. Sở Xây dựng

 Phối hợp với các sở, ngành có liên quan, xây dựng văn bản hướng dẫn cụ thể quy trình, quy phạm và các mẫu thiết kế các công trình TDTT và các thủ tục khác ở cấp xã.

7. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện chương trình giáo dục thể chất trong nhà trường đảm bảo chỉ tiêu, chất lượng đã đề ra.

- Hướng dẫn các trường học có kế hoạch tham mưu với UBND xã, phường, thị trấn (theo địa bàn trú đóng) xây dựng và phát triển phong trào TDTT trong và ngoài trường học theo kế hoạch của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

8. Sở Y tế

Xây dựng quy trình kiểm tra tình hình sức khỏe VĐV các tuyến thông qua chế độ về dinh dưỡng, hồi phục, kiểm tra về mặt y sinh học thể thao thông qua các chỉ số chức năng hình thái, chiều cao, cân nặng, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết và sự tái tạo năng lượng calo cần thiết để thích nghi với lượng vận động cao trong tuyển chọn và HLTT – kết hợp hướng dẫn vệ sinh tập luyện TDTT…

9. Sở Tư pháp

Rà soát và xem xét tính pháp lý của văn bản pháp quy có liên quan trực tiếp trong các lĩnh vực chuyên ngành của TDTT tham mưu UBND tỉnh ban hành thực hiện.

10. Sở Thông tin và Truyền thông

Xây dựng chương trình kế hoạch tuyên truyền trên các phương tiện báo đài giúp mọi người nâng cao nhận thức và sự hiểu biết về ý nghĩa, tác dụng của tập luyện TDTT.

11. Lực lượng vũ trang.

Xây dựng kế hoạch chương trình tổ chức, kiểm tra về tiêu chuẩn rèn luyện thể lực và xây dựng kế hoạch liên tịch tổ chức các cuộc thi đấu TDTT…

12. UBND các huyện, thị xã.

Trên cơ sở nội dung chương trình đã được phê duyệt, lập kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm của địa phương để triển khai thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ của chương trình thuộc phạm vi của địa phương mình quản lý, bố trí cán bộ chuyên ngành TDTT cho phù hợp với từng loại hình ở xã, phường, thị trấn sao cho đúng với quy định của pháp luật hiện hành.

13. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Tỉnh Đoàn, Liên đoàn Lao động, Hội Cựu chiến binh... phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch vận động và tổ chức cho nhân dân trên các địa bàn xã, phường, thị trấn trực thuộc tham gia thực hiện và hoàn thành các mục tiêu đã được đề ra trong quy hoạch này.

II. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Qua nghiên cứu thực trạng TDTT của tỉnh Tây Ninh cho thấy bức tranh toàn diện về tất cả các lĩnh vực hoạt động TDTT, trong quá trình phát triển sự nghiệp TDTT của tỉnh có những mặt đạt được, những mặt chưa đạt được, những ưu – khuyết điểm, những bất cập tồn tại - nguyên nhân và bài học kinh nghiệm; từ đó xây dựng các chỉ tiêu, phương án và giải pháp đồng bộ và khả thi góp phần đẩy mạnh sự nghiệp TDTT của tỉnh phát triển đúng hướng.

Tây Ninh là vùng đất có truyền thống cách mạng, là tỉnh có nhiều di tích lịch sử, di chỉ khảo cổ đã được phát hiện và nghiên cứu: Di tích danh lam thắng cảnh núi Bà Đen, Trung ương Cục miền Nam, Tòa thánh Tây Ninh… có truyền thống lịch sử, đa dạng về bản sắc văn hóa. Với nguồn tài nguyên di sản lịch sử - văn hóa độc đáo, phong phú, tài nguyên nhân văn dồi dào, tốc độ tăng trưởng GDP với mức khá, quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa nhanh trong giai đoạn tới là những cơ hội lớn và là tiền đề để phát triển sự nghiệp TDTT. Do đó, quy hoạch phát triển ngành TDTT tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 là việc làm quan trọng và mang tính cấp thiết.

Cơ sở vật chất của ngành TDTT hiện nay chưa tương xứng với tầm vóc, vị trí của tỉnh. Ngành TDTT phát triển còn thiếu những nhân tố quan trọng mang tính chiến lược như: Lập quy hoạch dài hạn, kế hoạch, chương trình đề án cụ thể cho từng lĩnh vực... Tuy nhiên, sự phát triển với tốc độ cao sẽ tạo đà cho ngành khắc phục khó khăn, rút ngắn thời gian tụt hậu và phát triển theo kịp với xu thế chung của cả nước.

Quy hoạch phát triển ngành TDTT tỉnh Tây Ninh tập trung khai thác những thế mạnh đặc thù và cơ hội phát triển của địa phương, thống nhất và hòa hợp với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh đến 2015 và định hướng đến 2020. Quy hoạch phát triển ngành TDTT đảm bảo cân đối, hài hòa các mục tiêu về chính trị, kinh tế và văn hóa, các yếu tố vùng lãnh thổ và đặc thù phát triển của từng lĩnh vực TDTT cũng như có tính đến những điểm yếu, thách thức của ngành trong quá trình phát triển.

Triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển ngành TDTT tỉnh Tây Ninh là nhiệm vụ khó khăn, vất vả, không chỉ đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn, đội ngũ cán bộ khoa học và quản lý giỏi, đội ngũ cán bộ TDTT có chuyên môn và yêu nghề … mà còn đòi hỏi các cấp chính quyền địa phương phải có quyết sách phù hợp, đúng lúc và kịp thời nhằm thu hút nguồn nhân lực, vốn đầu tư và toàn xã hội tham gia. Đó là những nhân tố quyết định sự thành công của sự nghiệp phát triển ngành TDTT tỉnh Tây Ninh thực sự trở thành “Nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội” tỉnh Tây Ninh.

- Từ đánh giá thực trạng, căn cứ vào quan điểm phát triển của tỉnh, đồng thời căn cứ vào các cơ sở Nghị quyết, Chỉ thị và các văn bản của Đảng, Nhà nước, của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh đã định hướng cho phát triển sự nghiệp ngành TDTT đến năm 2020; xác định các mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể, các phương án, chỉ tiêu phát triển. Nếu thực hiện được các mục tiêu này thì TDTT tỉnh Tây Ninh sẽ trở thành một trong những trung tâm mạnh của cả nước, góp phần nâng cao sức khỏe, thể trạng, tầm vóc và làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần, giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh của nhân dân xứng tầm với vị trí của tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Để giúp tỉnh Tây Ninh có điều kiện phát triển TDTT như quy hoạch, đề nghị Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương quan tâm giúp tỉnh một số nội dung như sau:

Đề nghị Chính phủ, các Bộ, ngành, Trung ương:

- Quan tâm hỗ trợ nguồn vốn có mục tiêu để đầu tư xây dựng các thiết chế, công trình TDTT quan trọng của tỉnh như: Sân vận động, nhà thi đấu, hồ bơi, đường chạy, Trung tâm Đào tạo và Huấn luyện Thể thao… ở cấp tỉnh, huyện, thị.

- Hỗ trợ kinh phí đầu tư phục vụ cho các hoạt động thể thao, hội thao và các giải thể thao Quốc gia, quốc tế do địa phương đăng cai.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 22/2013/QĐ-UBND ngày 23/05/2013 về quy hoạch phát triển sự nghiệp thể dục thể thao tỉnh Tây Ninh đến năm 2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.643

DMCA.com Protection Status
IP: 3.15.12.133
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!