Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 11/2020/QĐ-UBND quản lý nhà nước an toàn thực phẩm ngành Công Thương Hà Nam

Số hiệu: 11/2020/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Hà Nam Người ký: Nguyễn Xuân Đông
Ngày ban hành: 12/05/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 11/2020/QĐ-UBND

 Hà Nam, ngày 12 tháng 5 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM THUỘC TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CỦA NGÀNH CÔNG THƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;số77/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 07 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương;số 08/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương; số 17/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương;.

Căn cứ Thông tư số 43/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quản lý an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công thương tại Tờ trình số 623/TTr-SCT ngày 06 tháng 5 năm 2020.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh Hà Nam”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2020 và thay thế Quyết định số 43/2017/QĐ-UBND ngày 28 tháng 9 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam Về việc phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành Công thương trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Công thương; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Xuân Đông

 

QUY ĐỊNH

PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM THUỘC TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CỦA NGÀNH CÔNG THƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 11 /2020/QĐ-UBND ngày 12 tháng 5 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định việc phân cấp quản lý cho các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (viết tắt là ATTP) đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công thương trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Các cơ quan quản lý nhà nước về ATTP được điều chỉnh tại Quy định này bao gồm: Sở Công Thương; UBND các huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi chung là UBND cấp huyện); UBND các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là UBND cấp xã).

2. Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công Thương bao gồm:

a) Cơ sở sản xuất các sản phẩm, nhóm sản phẩm thực phẩm, hàng hóa được quy định tại Phụ lục IV kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP có công suất thiết kế nhỏ hơn các cơ sở quy định tại Điểm a,Khoản 1, Điều 6 Thông tư số 43/2018/TT-BCT .

b) Cơ sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 02 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên có sản phẩm thuộc ngành Công Thương quản lý có sản lượng lớn nhất và cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh nhiều loại sản phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 02 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên tự chọn ngành Công Thương quản lý (có công suất thiết kế theo quy định tại Điểm a Khoản này);

c) Cơ sở bán buôn, bán lẻ thực phẩm (bao gồm cả thực phẩm tổng hợp) của thương nhân trên địa bàn 01 tỉnh; chuỗi siêu thị mini và chuỗi cửa hàng tiện lợi có diện tích tương đương siêu thị mini theo quy định của pháp luật.

d) Cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh thực phẩm tại cùng một địa điểm có công suất thiết kế theo quy định tại Điểm a Khoản này.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.

2. Cơ sở sơ chế nhỏ lẻ là cơ sở sơ chế thực phẩm ở quy mô hộ gia đình, hộ cá thể có hoặc không có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3. Cơ sở kinh doanh thực phẩm tổng hợp là cơ sở kinh doanh nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 02 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên (trừ chợ đầu mối, đấu giá nông sản).

4. Cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ là cơ sở do cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình thực hiện đăng ký hộ kinh doanh và cơ sở không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật.

Chương II

NỘI DUNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM

Điều 4. Sở Công thương

1. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các chương trình, dự án, đề án, kế hoạch triển khai thực hiện các quy định của Chính Phủ, Bộ Công Thương về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh.Trong quá trình thực hiện chịu trách nhiệm thanh tra, kiểm tra, giám sát các chương trình, dự án, đề án, kế hoạch.

2. Thực hiệnquản lý ATTP, chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân tỉnh đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công Thương có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký Hợp tác xã theo quy định, như sau:

a) Tổ chức quản lý cơ sở, tiếp nhận hồ sơ, thẩm định cơ sở để cấp mới, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Trừ cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực và cơ sở kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn);

b) Tiếp nhận bản sao Giấy chứng nhận (có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm): Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm được phân cấp quản lý đã có Giấy chứng nhận này;

c) Hướng dẫn làm bản cam kếtbảo đảm an toàn thực phẩm(theo mẫu số 01 đính kèm)và tiếp nhận, lưu trữ bản cam kết đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;

d) Thực hiện thu hồi và xử lý đối với thực phẩmkhông bảođảm an toàn;

e) Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, vận động, phổ biến, tập huấn kiến thức pháp luật về an toàn thực phẩm cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm được phân cấp quản lý;

g) Chủ động, phối hợp tổ chức thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm, giám sát về an toàn thực phẩm theo quy định phân cấp; phối hợp thanh tra, kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh; xử lý vi phạm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm do cơ sở được phân cấp quản lý sản xuất, kinh doanh.

3. Hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ cho cấp huyện, xã về lĩnh vực an toàn thực phẩm do ngành Công Thương quản lý.

4. Phối hợp với Cục Quản lý thị trường Hà Nam về việc phòng chống thực phẩm giả, gian lận thương mại lưu thông trên thị trường.

5. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban chỉ đạo liên ngành về ATTP tỉnh, Bộ Công Thương.

6. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật

Điều 5. Ủy ban nhân dân cấp huyện

1. Tổ chức triển khai thực hiện các quy định của Chính phủ, các Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh và văn bản của các Sở, ngành về ATTP trên địa bàn.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công Thương có đăng ký hộ kinh doanh hoặc cơ sở sơ chế nhỏ lẻ hoặc cơ sở kinh doanh thực phẩm trong các chợ, cửa hàng tiện ích, các cơ sở thuộc hệ thống dự trữ, phân phối (trừ chợ đầu mối, chợ đấu giá nông sản, cơ sở kinh doanh thực phẩm loại hình kinh tế hợp tác xã) hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định, như sau:

a) Quản lý điều kiện bảo đảm ATTP tương ứng theo quy định của Luật an toàn thực phẩm.

b) Hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm làm bản cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm(theo mẫu số 02 đính kèm) và tiếp nhận, lưu trữ bản cam kết theo quy định.

c) Thực hiện quản lý nhà nước đối với cáccơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm được phân cấp tương ứng theo quy định tại Điểm b,d, e, g Khoản 2 Điều 4 Quy định này.

2. Bố trí nguồn lực, tổ chức bồi dưỡng nâng cao chất lượng nhân lực cho công tác bảo đảm ATTP trên địa bàn.

3. Phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm trên địa bàn theo quy định.

4. Hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ cho cấp xã về lĩnh vực an toàn thực phẩm.

6. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ (trước ngày 05 của tháng cuối quý) và đột xuất tình hình quản lý nhà nước về ATTPtrên địa bàn theo phân cấp quản lý tại Quyết định này về Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo Bộ Công Thương và Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.

Điều 6. Ủy ban nhân dân cấp xã

Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp huyện về ATTP trên địa bàn thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công Thương, như sau:

1. Tổ chức, điều hành Ban chỉ đạo liên ngành về ATTP cấp xã;

2. Theo dõi, thống kê các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn;

3. Bố trí nguồn lực cho công tác bảo đảm ATTP trên địa bàn;

4. Phối hợp tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, vận động việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn, thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công Thương trên địa bàn; vận động việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm ATTPtrên địa bàn

5. Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về ATTP trên địa bàn theo quy định.

6. Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về công tác bảo đảm ATTPtrên địa bàn về UBND cấp huyện theo quy định.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 7. Quy định chuyển tiếp

Đối với các Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm được cấp trước ngày Quyết định này có hiệu lực thì được tiếp tục sử dụng đến khi Giấy chứng nhận, Giấy xác nhận hết thời hạn.

Điều 8. Trách nhiệm thi hành

1. Giám đốc Sở Công Thương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao chịu trách nhiệm thực hiện Quy định này.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có nội dung chưa phù hợp hoặc phát sinh, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân kịp thời báo cáo bằng văn bản về Sở Công Thương để tổng hợp, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

 

Mẫu số 01

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------------

................, ngày....tháng... năm...

BẢN CAM KẾT

BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM

(Đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn)

Kính gửi:.............................(tên cơ quan quản lý)

Tôi là: ...................................................................

Số chứng minh thư hoặc thẻ căn cước hoặc mã số định danh công dân: ..................

Ngày cấp: ....................................................... Nơi cấp: ...........................................

Chủ cơ sở kinh doanh: ................................................................................

Địa điểm kinh doanh: .................................................................................

Địa chỉ liên hệ: ...........................................................................................................

Điện thoại: .................................... , Fax: ................................

Email ...........................................

Mặt hàng kinh doanh: ..................................................................

CAM KẾT

Thực hiện nghiêm các quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn và các quy định sau: (được quy định tại Khoản 1 Điều 27 Luật an toàn thực phẩm)

1. Tuân thủ quy định về ghi nhãn thực phẩm;

2. Tuân thủ các điều kiện về bảo đảm an toàn đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm, điều kiện về bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm như sau:

2.1. Đối với dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng thực phẩm:

a) Sản xuất từ nguyên vật liệu an toàn, bảo đảm không thôi nhiễm các chất độc hại, mùi vị lạ vào thực phẩm, bảo đảm chất lượng thực phẩm trong thời hạn sử dụng.

b) Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

c) Đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi lưu thông trên thị trường.

2.2. Đối với bảo quản thực phẩm:

a) Nơi bảo quản và phương tiện bảo quản phải có diện tích đủ rộng để bảo quản từng loại thực phẩm riêng biệt, có thể thực hiện kỹ thuật xếp dỡ an toàn và chính xác, bảo đảm vệ sinh trong quá trình bảo quản;

b) Ngăn ngừa được ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, côn trùng, động vật, bụi bẩn, mùi lạ và các tác động xấu của môi trường; bảo đảm đủ ánh sáng; có thiết bị chuyên dụng điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm và các điều kiện khí hậu khác, thiết bị thông gió và các điều kiện bảo quản đặc biệt khác theo yêu cầu của từng loại thực phẩm;

c) Tuân thủ các quy định về bảo quản của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm

3. Bảo đảm và duy trì vệ sinh nơi kinh doanh;

4. Bảo quản thực phẩm theo đúng hướng dẫn của tổ chức, cá nhân sản xuất. Nếu có vi phạm, chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Bản cam kết này được làm thành 02 bản có giá trị như nhau, 01 bản gửi về Sở Công Thương (hoặc UBND cấp huyện), 01 bản lưu tại cơ sở.

 

 

CHỦ CƠ SỞ
(Ký tên và đóng dấu)

 

Mẫu số 02

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------------

................, ngày....tháng... năm...

BẢN CAM KẾT

BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM

(Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ)

Kính gửi:.............................(tên cơ quan quản lý)

Tôi là: ...................................................................

Số chứng minh thư hoặc thẻ căn cước hoặc mã số định danh công dân: ..................

Ngày cấp: ....................................................... Nơi cấp: ...........................................

Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh: ................................................................................

Địa điểm sản xuất, kinh doanh: .................................................................................

Địa chỉ liên hệ: ...........................................................................................................

Điện thoại: .................................... , Fax: ................................

Email ...........................................

Mặt hàng sản xuất, kinh doanh: ..................................................................

CAM KẾT

Thực hiện nghiêm các quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm và các quy định sau: (quy định tại Điều 22 Luật an toàn thực phẩm)

1. Khu vực sản xuất, kinh doanh thực phẩm có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm;

2. Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

3. Có trang thiết bị phù hợp để sản xuất, kinh doanh thực phẩm không gây độc hại, gây ô nhiễm cho thực phẩm;

4. Sử dụng nguyên liệu, hóa chất, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm;

5. Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

6. Thu gom, xử lý chất thải theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

7. Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ thông tin liên quan đến việc mua bán bảo đảm truy xuất được nguồn gốc thực phẩm.

Nếu có vi phạm, chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Bản cam kết này được làm thành 02 bản có giá trị như nhau, 01 bản gửi về UBND cấp huyện, 01 bản lưu tại cơ sở.

 

 

CHỦ CƠ SỞ
(Ký tên và đóng dấu)

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 11/2020/QĐ-UBND ngày 12/05/2020 quy định về phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh Hà Nam

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.623

DMCA.com Protection Status
IP: 3.12.165.68
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!