|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Số hiệu:
|
34/2009/NQ-QH12
|
|
Loại văn bản:
|
Nghị quyết
|
Nơi ban hành:
|
Quốc hội
|
|
Người ký:
|
Nguyễn Phú Trọng
|
Ngày ban hành:
|
19/06/2009
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
QUỐC HỘI
-------
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Nghị quyết số: 34/2009/NQ-QH12
|
Hà Nội, ngày 19 tháng 6 năm 2009
|
NGHỊ QUYẾT
ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG, VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
QUỐC HỘI
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Căn cứ Luật hoạt động giám sát của Quốc hội;
Sau khi xem xét Báo cáo kết quả giám sát số 225/BC-UBTVQH12 ngày 18 tháng 5 năm 2009 của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Báo cáo số 45/BC-CP ngày 07 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và ý kiến của đại biểu Quốc hội, Báo cáo tiếp thu, giải trình số 251/BC-UBTVQH12 ngày 18 tháng 6 năm 2009 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Tán thành với nội dung Báo cáo kết quả giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhất trí đánh giá công tác quản lý và bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu và vẫn còn là vấn đề được toàn xã hội đặc biệt quan tâm.
Điều 2. Nhằm đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, giao Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
1. Sớm trình Quốc hội xem xét, ban hành Luật An toàn thực phẩm; sửa đổi, bổ sung, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền để điều chỉnh toàn diện, đồng bộ và thống nhất các vấn đề về quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
2. Xây dựng chiến lược quốc gia bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2020 và xác định việc bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm là Chương trình mục tiêu quốc gia. Có lộ trình và giải pháp cần thiết, mạnh mẽ để giải quyết dứt điểm các vấn đề tồn tại trong công tác quản lý và bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm như cấp giấy chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm; quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, chợ đầu mối thực phẩm; kiểm soát ô nhiễm vi sinh vật và tồn dư hoá chất trong thực phẩm, ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm; quản lý chặt chẽ thực phẩm có nguy cơ cao, thực phẩm chức năng và thực phẩm nhập khẩu, đặc biệt là thực phẩm nhập khẩu tiểu ngạch.
3. Kiện toàn hệ thống tổ chức cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm từ Trung ương đến cấp huyện. Áp dụng phù hợp hình thức cộng tác viên trong công tác quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm ở cấp xã. Củng cố và tăng cường mọi mặt để nâng cao khả năng, hiệu quả hoạt động của cơ quan tham mưu, giúp việc về an toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Bộ Y tế đi đôi với đổi mới mạnh mẽ phương thức hoạt động để giúp Bộ Y tế thực hiện có hiệu quả chức năng đầu mối, chủ trì thực hiện quản lý nhà nước về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm trong phạm vi cả nước.
4. Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành, phối hợp chặt chẽ và phân công rõ trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm trong các công đoạn sản xuất nguyên liệu, sơ chế, chế biến, xuất khẩu, nhập khẩu và cung ứng thực phẩm; đối với các loại thực phẩm mà sự phân biệt giữa các công đoạn của chuỗi thực phẩm không thật rõ ràng thì cần có quy định cụ thể trách nhiệm giữa các Bộ quản lý đối với từng loại thực phẩm. Phân cấp mạnh cho chính quyền địa phương; kết hợp nguồn lực Trung ương, nguồn lực địa phương và nguồn lực xã hội để bảo đảm tốt hơn yêu cầu quản lý nhà nước về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
5. Kiện toàn hệ thống thanh tra bảo đảm thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm và kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
6. Trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm, bố trí kinh phí đảm bảo đủ mức cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo đảm tăng dần hằng năm cùng với tăng thu của ngân sách nhà nước; trong đó chú trọng tăng kinh phí cho công tác quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm ở các địa phương, đặc biệt là ở cấp xã. Từ năm 2010 tăng đầu tư cho Chương trình mục tiêu quốc gia về bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
7. Tăng đầu tư cho các hoạt động: xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và địa phương; đào tạo cán bộ, đặc biệt là lực lượng cán bộ chuyên ngành về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm; xây dựng mới và nâng cấp một số phòng kiểm nghiệm hiện có đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế; hoạt động kiểm nghiệm phục vụ kiểm tra nhà nước về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm; nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ kiểm soát, cảnh báo nguy cơ ô nhiễm thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm, sản xuất và chế biến thực phẩm an toàn.
8. Thực hiện chính sách phát triển vùng sản xuất nông lâm thủy sản tập trung, quy mô lớn, khuyến khích hình thức trang trại, an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm, thân thiện môi trường, gắn với phát triển thị trường hàng hoá nông sản an toàn; áp dụng chính sách ưu đãi đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, phát triển hệ thống cung cấp thực phẩm an toàn.
9. Thực hiện công tác tuyên truyền, vận động thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm một cách thường xuyên với các hình thức đa dạng, phù hợp với từng địa phương; nâng cao ý thức của người tiêu dùng thực phẩm, đạo đức kinh doanh và trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm đối với sức khoẻ cộng đồng. Gia tăng đăng tải các thông tin về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm; quản lý chặt chẽ hoạt động thông tin, quảng cáo thực phẩm; xử lý nghiêm đối với tổ chức, cá nhân đưa thông tin, quảng cáo không đúng sự thật.
10. Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động dịch vụ kỹ thuật phục vụ công tác quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm; phát huy vai trò của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong việc tham gia bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm; huy động mọi nguồn lực xã hội để đa dạng hóa các loại hình đào tạo và mở rộng quy mô đào tạo nhân lực quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
11. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm; ký kết hiệp định song phương, đa phương công nhận, thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chất lượng sản phẩm thực phẩm, tạo điều kiện thuận lợi xuất khẩu, nhập khẩu thực phẩm an toàn.
Điều 3. Ủy ban thường vụ Quốc hội, Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban khác của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ Năm thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2009.
|
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
Nguyễn Phú Trọng
|
Nghị quyết số 34/2009/NQ-QH12 đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm do Quốc hội ban hành
THE
NATIONAL ASSEMBLY OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
-------
|
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM Independence
- Freedom – Happiness
----------
|
No.
34/2009/NQ-QH12
|
Ha
Noi,June 19, 2009
|
RESOLUTION ON
STEPPING UP THE IMPLEMENTATION OF POLICIES AND LAWS ON FOOD QUALITY, HYGIENE
AND SAFETY ADMINISTRATION THE NATIONAL ASSEMBLY OF THE
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Pursuant to the 1992
Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and
supplemented under Resolution No. 51/2001/QH10;
Pursuant to the Law on Supervisory Activities of the National Assembly;
After considering the National Assembly Standing Committee's Report No.
225/BC-UBTVQH12 of May 18, 2009, on supervision results and the Government's
Report No. 45/BC-CP of April 7, 2009, on the implementation of policies and
laws on administration of food quality, hygiene and safety, and opinions of
National Assembly deputies; and the National Assembly Standing Committee's
Explanation Report No. 251/BC- UBTVQH12 of June 18, 2009; RESOLVES: Article 1. To approve of the National
Assembly Standing Committee's report on results of supervision of the
implementation of policies and laws on food quality, hygiene and safety
administration. To unanimously assess that the work of food quality, hygiene
and safety administration and assurance has recorded positive improvements but
still fails to meet requirements and remains a special concern of the whole
society. Article 2. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 1. To early submit to the
National Assembly for consideration and promulgation the Law on Food Safety; to
amend, supplement and promulgate legal documents according to its competence to
comprehensively, uniformly and consistently govern issues related to food
quality, hygiene and safety administration. 2. To formulate a national
strategy for food quality, hygiene and safety assurance from 2011-2020 and to
identify food quality, hygiene and safety assurance as a national target
program. To work out a roadmap and necessary and strong measures to thoroughly
solve problems in the food quality, hygiene and safety administration and
assurance, such as grant of certificates of producers and traders meeting food
hygiene and safety conditions; planning on cattle and poultry slaughter
establishments and food wholesale markets; control of microorganism
contamination and chemical residues in food, food poisoning; food-borne
diseases; and strict management of high-risk food, functional food and imported
food, especially food imported via non-commercial channels. 3. To strengthen the system of
state management agencies in charge of food quality, hygiene and safety from
the central to district level. To use appropriately collaborators in the food
quality, hygiene and safety administration at the commune level. To consolidate
and strengthen in all aspects the food hygiene and safety-advisory and
assisting agency under the Ministry of Health to improve its operation capacity
and effectiveness along with vigorously renewing its operation method to assist
the Ministry of Health in effectively performing its function as the focal
point in the state management of food quality, hygiene and safety nationwide. 4. To intensify direction and
administration work, close collaboration and clear division of state management
responsibilities for food quality, hygiene and safety at the stages of
production of raw materials, preliminary working, processing, import, export
and supply of food; for kinds of food of which the production chain is not
clearly divided, it is necessary to issue specific regulations on
responsibilities of managing ministries for each kind of food. To strongly
enhance decentralization to local administrations; to combine central, local
and social resources to better meet the requirements of state management of
food quality, hygiene and safety. 5. To strengthen the inspection
system to properly perform the specialized inspection of food quality, hygiene
and safety. To intensify examination, inspection and strict and prompt handling
ot illegal acts related to food quality, hygiene and safety. 6. To allocate in annual state
budget estimates sufficient funds for food quality, hygiene and safety
administration, which will be annually increased together with increased state
budget revenues, especially funds for food quality, hygiene and safety
administration in localities, particularly at the commune level. From 2010, to
increase investment in the national target program on food quality, hygiene and
safety assurance. 7. To increase investment in the
development of national standards and national and local technical regulations;
personnel training, especially for employees specializing in food quality,
hygiene and safety; building and upgrading some existing laboratories up to
regional and international standards; testing activities to serve the state
examination of food quality, hygiene and safety; scientific and technological
research to serve the control and warning of food contamination risks and
food-borne diseases, and production and processing of safe food. 8. To implement the policy on
development of consolidated agricultural, forestry and fishery production zones
on a large scale, encouraging disease-free and environmentally friendly farm
models to produce safe food in association with developing safe agricultural
commodity markets; to adopt incentive policies for food producers and traders investing
in technology renewal, production expansion, application of advanced quality
control systems and development of safe food supply networks. 9. To regularly propagate and
advocate the implementation of policies and laws on food quality, hygiene and
safety control in diversified forms suitable to each locality; to raise the
awareness of food consumers and business ethics and responsibilities of food
producers and traders for the community health. To increase the publishing of
information on food quality, hygiene and safety; to strictly manage food
information and advertisement activities; to strictly handle organizations and
individuals publishing untruthful information and advertisements. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 11. To step up international
cooperation in food quality, hygiene and safety; to conclude bilateral and
multilateral agreements on mutual recognition and accreditation of results of
assessment of conformity with standards and technical regulations on food
quality, facilitating the import and export of safe food. Article 3. The National Assembly Standing
Committee, the Science, Technology and Environment Committee, the Ethnic
Minorities Council, other committees of the National Assembly, National
Assembly deputies' delegations. National Assembly deputies and People's
Councils at all levels shall, within the ambit of their functions and tasks,
oversee the implementation of this Resolution. This Resolution was passed on
June 19, 2009, by the XII'1' National Assembly of the Socialist Republic of
Vietnam at its fifth session. CHAIRMAN
OF THE NATIONAL ASSEMBLY
Nguyen Phu Trong
Nghị quyết số 34/2009/NQ-QH12 ngày 19/06/2009 đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm do Quốc hội ban hành
5.442
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|