Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 120/2004/NĐ-CP quản lý giá thuốc phòng, chữa bệnh cho người

Số hiệu: 120/2004/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 12/05/2004 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 120/2004/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2004

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 120/2004/NĐ-CP NGÀY 12 THÁNG 5 NĂM 2004VỀ QUẢN LÝ GIÁ THUỐC PHÒNG, CHỮA BỆNH CHO NGƯỜI

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân ngày 11 tháng 7 năm 1989;
Căn cứ Pháp lệnh Giá ngày 26 tháng 4 năm 2002;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 07 tháng 01 năm 2002;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh.

Nghị định này quy định về quản lý giá thuốc; niêm yết giá thuốc; bình ổn giá một số loại thuốc; thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm các quy định về quản lý giá thuốc phòng, chữa bệnh cho người.

Điều 2. Đối tượng áp dụng.

1. Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài được phép sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thuốc phòng, chữa bệnh cho người, các cơ sở phòng, chữa bệnh tại Việt Nam (sau đây gọi là cơ sở).

2. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

Điều 3. Thuốc phòng, chữa bệnh cho người quy định tại Nghị định này là các loại thuốc thành phẩm được Bộ Y tế cho phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam.

Điều 4. Quản lý giá thuốc thực hiện theo nguyên tắc sau:

1. Nhà nước tôn trọng quyền tự định giá và cạnh tranh về giá của các cơ sở sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thuốc theo đúng pháp luật, trừ các loại thuốc do Nhà nước định giá.

2. Nhà nước sử dụng các biện pháp cần thiết để bình ổn giá, định giá một số thuốc thiết yếu nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, của các cơ sở sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thuốc và lợi ích của Nhà nước.

3. Thực hiện chính sách quốc gia về thuốc, tăng cường khả năng sản xuất và cung ứng thuốc đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; tạo điều kiện phát triển ngành công nghiệp dược Việt Nam, góp phần thực hiện chính sách chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

Điều 5. Giải thích từ ngữ.

Các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Thuốc phòng, chữa bệnh cho người là những sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, thực vật, khoáng vật, hoá chất hay sinh học được bào chế để dùng cho người nhằm phòng bệnh, chữa bệnh, phục hồi, điều chỉnh chức năng cơ thể, làm giảm triệu chứng bệnh, chẩn đoán bệnh, phục hồi hoặc nâng cao sức khoẻ, làm mất cảm giác một bộ phận hay toàn thân, làm ảnh hưởng đến quá trình sinh đẻ, làm thay đổi hình dáng cơ thể.

Thuốc thành phẩm là dạng thuốc đã qua tất cả các giai đoạn sản xuất theo quy trình cần thiết và được phép sử dụng, lưu hành tại Việt Nam.

2. Kê khai giá là việc ghi lại và báo cáo với cơ quan chức năng đúng các mức giá nhập khẩu, giá bán buôn, bán lẻ của từng mặt hàng thuốc theo các quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

3. Thặng số bán lẻ là chi phí hợp lý và lợi nhuận hợp lý cho việc thực hiện khâu bán lẻ.

4. Thặng số bán buôn là chi phí hợp lý và lợi nhuận hợp lý cho việc thực hiện toàn bộ khâu bán buôn.

5. Khung giá bán lẻ là khoảng giới hạn cho phép về giá bán lẻ một số thuốc thiết yếu phòng, chữa bệnh cho người.

6. Niêm yết giá thuốc là việc công khai giá bán thuốc bằng cách in hoặc dán hoặc ghi giá bán thuốc lên bao bì chứa đựng thuốc hoặc bao bì ngoài của thuốc; thông báo công khai trên bảng, trên giấy tại nơi bán thuốc.

7. Giá thuốc biến động bất thường là giá thuốc tăng hoặc giảm đột biến do thiên tai, dịch bệnh hoặc trong trường hợp bất thường khác ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội.

Chương 2:

QUẢN LÝ GIÁ THUỐC

Điều 6. Nhóm giá thuốc do Nhà nước quản lý giá

Nhà nước quản lý giá thuốc theo 3 nhóm sau đây :

1. Nhóm thuốc do Nhà nước đặt hàng, định giá;

2. Nhóm thuốc do cơ sở y tế mua để cung cấp cho các đối tượng miễn phí, chính sách xã hội, thu một phần viện phí, Bảo hiểm y tế;

3. Nhóm thuốc do cơ sở tự định giá.

Điều 7. Quản lý giá một số thuốc do Nhà nước đặt hàng, định giá.

1. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định:

a. Mức giá cụ thể các loại thuốc do Nhà nước đặt hàng thanh toán bằng nguồn ngân sách nhà nước không qua hình thức đấu thầu, đấu giá;

b. Khung giá bán lẻ các loại thuốc thiết yếu phòng, chữa bệnh cho người phù hợp với từng thời kỳ theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.

2. Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức giá cụ thể một số thuốc cấp không thu tiền cho các đối tượng được hưởng chính sách trợ giá, trợ cước theo quy định của Chính phủ.

3. Điều chỉnh mức giá do Nhà nước định giá.

Khi các yếu tố hình thành giá biến động ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các cơ sở, cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá phải điều chỉnh kịp thời mức giá đã quy định. Trường hợp không điều chỉnh mức giá thì áp dụng các biện pháp tài chính, tiền tệ và các biện pháp cần thiết khác theo thẩm quyền, nếu vượt thẩm quyền báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Điều 8. Quản lý giá thuốc do cơ sở y tế mua để sử dụng cho các đối tượng miễn phí, chính sách xã hội, thu một phần viện phí, Bảo hiểm y tế.

1. Thuốc do cơ sở y tế mua để cung cấp cho các đối tượng miễn phí, chính sách xã hội, thu một phần viện phí, Bảo hiểm y tế phải thực hiện đấu thầu theo quy định của pháp luật. Giá thuốc trúng thầu phải thấp hơn giá bán lẻ phổ biến của thuốc đó trên thị trường cùng thời điểm và được áp dụng thống nhất trong tất cả các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh.

2. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc đấu thầu các loại thuốc quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 9. Quản lý giá thuốc do cơ sở tự định giá.

1. Các cơ sở tự định giá các loại thuốc được phép lưu thông trên thị trường Việt Nam, trừ thuốc do Nhà nước đặt hàng, định giá và thuốc do cơ sở y tế mua quy định tại Điều 7 và Điều 8 Nghị định này.

2. Các cơ sở sản xuất thuốc căn cứ giá vốn sản xuất, các khoản nộp ngân sách để tự định giá bán thuốc của mình phù hợp với thị trường nhưng không được cao hơn giá bán thuốc cùng loại cho các nước có điều kiện y tế, thương mại tương tự Việt Nam. Cơ sở sản xuất thuốc phải thực hiện kê khai giá bán buôn loại thuốc đó khi đăng ký lưu hành thuốc với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

3. Cơ sở nhập khẩu thuốc căn cứ giá vốn nhập khẩu và các khoản nộp ngân sách để tự định giá bán thuốc của mình phù hợp với thị trường và thực hiện đầy đủ việc kê khai giá nhập khẩu, giá nhà cung cấp bán tại một số nước trong khu vực và dự kiến giá bán lẻ thuốc đó tại Việt Nam khi nộp hồ sơ đăng ký lưu hành thuốc do nước ngoài sản xuất (kể cả các cơ sở nhập khẩu thuốc chưa có số đăng ký tại Việt Nam) với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

4. Cơ sở bán buôn thuốc căn cứ trị giá thuốc mua vào ghi trên hoá đơn do Bộ Tài chính phát hành, thặng số bán buôn do Bộ Tài chính quy định, quy định giá bán buôn thuốc. Cơ sở bán buôn thuốc phải thực hiện đầy đủ các quy định về sử dụng hoá đơn, chứng từ đối với hàng hoá lưu thông trên thị trường của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

5. Cơ sở bán lẻ thuốc căn cứ trị giá thuốc mua vào ghi trên hoá đơn do Bộ Tài chính phát hành, thặng số bán lẻ do Bộ Tài chính quy định, quy định giá bán lẻ thuốc phù hợp với thị trường. Cơ sở bán lẻ thuốc phải thực hiện đầy đủ các quy định về sử dụng hoá đơn, chứng từ đối với hàng hoá lưu thông trên thị trường của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chỉ được bán các loại thuốc chữa bệnh theo đơn thuốc của bác sĩ, trừ các loại thuốc không phải kê đơn theo quy định của Bộ Y tế.

Điều 10. Bình ổn giá thuốc.

Khi giá một số thuốc thiết yếu trên thị trường có biến động bất thường xảy ra trong cả nước hoặc trong từng vùng, khu vực ảnh hưởng đến lợi ích của người bệnh, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bình ổn giá theo quy định tại Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá.

Chương 3:

NIÊM YẾT GIÁ THUỐC

Điều 11. Niêm yết giá bán buôn.

1. Cơ sở sản xuất, nhập khẩu, bán buôn thuốc phải niêm yết giá bán buôn từng loại thuốc tại nơi bán buôn và không được bán cao hơn giá đã niêm yết.

2. Giá thuốc được niêm yết bằng cách ghi trên bảng hoặc trên giấy để nơi thuận tiện tại nơi bán thuốc.

Điều 12. Niêm yết giá bán lẻ

1. Các cơ sở bán lẻ thuốc phải niêm yết giá bán lẻ từng loại thuốc và không được bán cao hơn giá đã niêm yết.

2. Giá thuốc được niêm yết bằng cách in hoặc ghi hoặc dán giá bán lẻ trên bao bì chứa đựng thuốc hoặc bao bì ngoài của thuốc.

Chương 4:

THANH TRA, KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 13. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định về quản lý giá thuốc

1. Bộ Tài chính, Bộ Y tế và các Bộ ngành liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thanh tra, kiểm tra hoặc phối hợp thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm những quy định của Nhà nước về quản lý giá thuốc tại các cơ sở sản xuất, nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ thuốc và tại các cơ sở điều trị trong cả nước theo quy định của pháp luật.

2. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thanh tra, kiểm tra hoặc phối hợp để thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm những quy định của Nhà nước về quản lý giá thuốc tại các cơ sở sản xuất, nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ thuốc và các cơ sở điều trị tại địa phương theo quy định của pháp luật.

Điều 14. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá thuốc.

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về kê khai giá thuốc với số lượng dưới 10% chủng loại thuốc của cơ sở.

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về kê khai giá thuốc với số lượng từ 10% trở lên chủng loại thuốc của cơ sở.

Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc thực hiện đúng các quy định của cơ quan có thẩm quyền về kê khai giá thuốc đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản này.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi quy định sai khung giá, thặng số do cơ quan có thẩm quyền quy định.

Hình thức xử phạt bổ sung: tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn đối với các cơ sở, cá nhân có hành vi vi phạm quy định tại khoản này 1 lần trong 1 năm. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề không thời hạn đối với các cơ sở, cá nhân có hành vi vi phạm quy định tại khoản này từ 2 lần trở lên trong 1 năm.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi liên kết độc quyền về giá.

Hình thức xử phạt bổ sung: tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề (có thời hạn hoặc không thời hạn) đối với các cơ sở có hành vi vi phạm quy định tại khoản này từ 2 lần trở lên trong 1 năm.

4. Các hành vi vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực quản lý giá thuốc bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả.

5. Thẩm quyền xử phạt cụ thể, trình tự, thủ tục xử phạt thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và các văn bản pháp luật có liên quan.

 

Chương 5:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 15. Hiệu lực thi hành:

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 16. Tổ chức thực hiện:

1. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn thi hành Nghị định này.

2. Bộ Y tế:

a. Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành liên quan xây dựng đề án về các giải pháp hạn chế, xoá bỏ độc quyền của các công ty dược phẩm nước ngoài trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

b. Hướng dẫn cụ thể việc kê đơn thuốc theo tên thuốc gốc (Generic).

c. Chủ trì xây dựng và triển khai đề án về tổ chức lại mạng lưới phân phối thuốc phòng, chữa bệnh cho người trong nước.

d. Nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho Hiệp hội sản xuất và kinh doanh dược Việt Nam, Hội Dược học Việt Nam căn cứ định hướng chiến lược phát triển ngành dược trong từng giai đoạn, hướng dẫn các hội viên có kế hoạch tổ chức sản xuất, kinh doanh thuốc đảm bảo cung cấp đủ số lượng, chủng loại thuốc cho thị trường, tránh tình trạng quá thừa hoặc quá thiếu thuốc gây mất ổn định thị trường thuốc.

Điều 17. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

THE GOVERNMENT
----------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
--------------

No. 120/2004/ND-CP

Hanoi, May 12, 2004

 

DECREE

ON MANAGEMENT OF PRICES OF HUMAN-USE PREVENTIVE AND CURATIVE MEDICINES

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the July 11, 1989 Law on Protection of the People's Health;
Pursuant to the April 26, 2002 Price Ordinance;
Pursuant to the Junly 2, 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations;
At the proposal of the Minister of Finance,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Scope of regulation

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2.- Subjects of application

1. This Decree applies to domestic as well as foreign organizations and individuals that are licensed to produce, import and/or trade in human-use preventive and curative medicines as well as disease prevention and treatment establishments in Vietnam (hereinafter referred to as establishments).

2. In cases where the international treaties which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to contain the provisions different from those in this Decree, the provisions of such international treaties shall apply.

Article 3.- Human-use preventive and curative medicines prescribed in this Decree mean assorted finished medicines which are permitted for circulation and use in Vietnam by the Ministry of Health.

Article 4.- Medicine prices shall be managed on the following principles:

1. The State shall respect the right of the medicine-producing, -importing and/or trading establishments to set prices and to compete in prices strictly according to law, except for medicines with prices set by the State.

2. The State shall take necessary measures to stabilize the prices and set prices of a number of essential medicines in order to protect the rights and legitimate interests of the consumers, of the medicine-producing, -importing and/or -trading establishments, and the interests of the State.

3. To implement the national policy on medicines, enhance the capability to produce and supply medicines to meet domestic and export demands; create conditions for the development of Vietnam's pharmaceutical industry, contributing to the realization of the policy on protection and care of the people's health.

Article 5.- Interpretation of terms

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Human-use preventive and curative medicines mean products originating from animals, plants, minerals, chemicals or biologicals, which are prepared for human use in order to prevent and treat diseases, to rehabilitate or regulate body functions, reduce ailment symptoms, diagnose diseases, recover or improve health, to desensitize part or whole of the body, to affect the reproductive process or create physical changes.

Finished medicines mean medicines which have gone through all stages of production under necessary processes and are permitted for use and circulation in Vietnam.

2. Price declaration means the exact record of, and report on, the import price as well as wholesale and retail prices of each medicine to functional agencies according to the provisions of this Decree and other relevant law provisions.

3. Retail surplus means reasonable expenditures and reasonable profits for the retail stage.

4. Wholesale surplus means reasonable expenditures and reasonable profits for the whole wholesale stage.

5. Retail price bracket means a permitted span of retail prices of a number of essential human-use preventive and curative medicines.

6. Posting up of medicine prices means the publicization of medicine sale prices by printing, affixing or inscribing the medicine sale prices on medicine containers or outer packings; publicization of their prices on boards or papers at drug stores.

7. Abnormal fluctuation of medicine prices means sudden increase or decrease of medicine prices due to natural disasters, epidemics or other abnormal circumstances, greatly affecting the socio-economic development.

Chapter II

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 6.- Groups of medicines with prices managed by the State

The State shall manage the medicine prices of the following 3 groups:

1. Group of medicines ordered and priced by the State;

2. Group of medicines purchased by medical establishments for supply free of charge to subjects enjoying social policies, for partial collection of hospital fees or medical insurance;

3. Group of medicines with prices set by establishments themselves.

Article 7.- Management of prices of a number of medicines ordered and priced by the State

1. The Minister of Finance shall prescribe:

a/ The specific prices of medicines ordered and paid by the State with the State budget source not in form of bidding or auction;

b/ The retail price brackets of essential human-use preventive and curative medicines suitable to each period according to the lists prescribed by the Minister of Health.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Adjustment of State-set prices

When the price-forming elements fluctuate, greatly affecting the establishments' production and/or business activities, the State agencies competent to determine prices must adjust in time the set prices. In cases where they do not adjust the prices, they may apply financial, monetary and other necessary measures according to their respective competence; if such cases fall beyond their competence, they must report thereon to the Prime Minister for decision.

Article 8.- Management of prices of medicines purchased by medical establishments for supply to subjects enjoying free-of-charge supply, social policies, partial collection of hospital fees or medical insurance

1. Medicines purchased by medical establish-ments for supply to subjects enjoying free-of-charge supply, social policies, partial collection of hospital fees or medical insurance must go through bidding according to law provisions. The bid-winning medicine prices must be lower than the current common retail prices of such medicines on the market and uniformly apply to all public medical establishments in the provinces.

2. The Ministry of Health shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance in, providing specific guidance on bidding of medicines prescribed in Clause 1 of this Article.

Article 9.- Management of medicine prices set by establishments themselves

1. Establishments shall themselves set prices of medicines permitted for circulation on the Vietnamese market, except for medicines ordered and priced by the State and medicines purchased by medical establishments as prescribed in Articles 7 and 8 of this Decree.

2. Medicine-producing establishments shall base themselves on production costs and budget remittances to set by themselves their selling prices of medicines suitable to the market, which must, however, not be higher than the selling prices of medicines of the same kinds in the countries with medical and commercial conditions familiar to those in Vietnam. The medicine-producing establishments must declare the wholesale prices of such medicines when registering medicine circulation with competent State management agencies.

3. Medicine-importing establishments shall base themselves on import prices and budget remittances to set by themselves the selling prices of medicines suitable to the market and fully declare the import prices and prices sold by suppliers in a number of countries in the region and the planned retail prices of such medicines in Vietnam when submitting their dossiers of registration for circulation of foreign-made medicines (including medicine-importing establishments which have not yet obtained the registration numbers in Vietnam) to competent State management agencies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Medicine-retailing establishments shall base themselves on the purchased medicines' value inscribed in invoices issued by the Ministry of Finance and the retail surplus prescribed by the Ministry of Finance to set the retail prices of medicines suitable to the market. The medicine-retailing establishments must fully observe the competent State agencies' regulations on the use of invoices and vouchers for goods circulated on the market and shall be entitled to sell curative medicines only at doctors' prescriptions, except for medicines not subject to prescription as provided for by the Ministry of Health.

Article 10.- Stabilization of medicine prices

When the market prices of a number of essential medicines abnormally fluctuate nationwide or in some area or region, affecting the patients' interests, the competent State agencies shall take measures to stabilize the prices according to the provisions of the Government's Decree No. 170/2003/ND-CP of December 25, 2003 detailing the implementation of a number of articles of the Price Ordinance.

Chapter III

POSTING UP OF MEDICINE PRICES

Article 11.- Posting up of wholesale prices

1. Establishments producing, importing and/or wholesaling medicines must post up the wholesale price of each kind of medicine at the places where medicines are wholesaled and must not sell medicines at prices higher than the posted-up ones.

2. Medicine prices shall be posted up by inscribing them on boards or papers, which are put up at convenient places at drug stores.

Article 12.- Posting up of retail prices

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Medicine prices shall be posted up by printing, inscribing or affixing the retail prices on medicine containers or outer packings.

Chapter IV

INSPECTION, EXAMINATION AND HANDLING OF VIOLATIONS

Article 13.- Inspection and examination of the observance of regulations on management of medicine prices

1. The Ministry of Finance, the Ministry of Health as well as the concerned ministries and branches shall, within the ambit of their respective tasks and powers, inspect or examine, or coordinate with one another in inspecting, examining and handling violations of the State's regulations on management of medicine prices at establishments producing, importing, wholesaling and/or retailing medicines and at medical treatment establishments nationwide according to law provisions.

2. The People's Committees of all levels shall, within the ambit of their respective tasks and powers, inspect or examine, or coordinate with one another in inspecting, examining and handling violations of the State's regulations on management of medicine prices at establish-ments producing, importing, wholesaling and retailing medicines and at medical treatment establishments in their respective localities according to law provisions.

Article 14.- Sanctioning administrative violations in the field of management of medicine prices

1. A fine of between VND 500,000 and VND 2,000,000 shall be imposed on acts of violating the regulations on declaration of medicine prices for the volume representing less than 10% of kinds of establishments' medicines.

A fine of between VND 2,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed on acts of violating the regulations on declaration of medicine prices for the volume representing 10% or more of kinds of establishments' medicines.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 on acts of falsely prescribing price brackets or surplus prescribed by competent agencies.

Additional sanctioning forms: Definite depri-vation of the right to use practicing permits or certificates shall be imposed on establishments and individuals that commit acts of violating the provisions of this Clause once a year. Indefinite deprivation of the right to use practicing permits or certificates shall be imposed on establishments and individuals that commit acts of violating the provisions of this Clause twice or more a year.

3. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 for acts of associating with one another for price monopoly.

Additional sanctioning forms: (Definite or indefinite) deprivation of the right to use practicing permits or certificates shall be imposed on establishments which commit acts of violating the provisions of this Clause twice or more a year.

4. Other administrative-violation acts in the field of management of medicine prices shall be administratively sanctioned according to the provisions of the Government's decree prescribing sanctions against administrative violations in the price domain.

5. The specific sanctioning competence, order and procedures shall comply with the provisions of the 2002 Ordinance on Handling of Administra-tive Violations and relevant legal documents.

Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 15.- Implementation effect:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 16.- Organization of implementation:

1. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Health as well as the concerned ministries and branches in, guiding the implementation of this Decree.

2. The Ministry of Health:

a/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment as well as the concerned ministries and branches in, elaborating a scheme on solutions to restrict and get rid of foreign pharmaceutical companies' monopoly and submit it to the Prime Minister for approval.

b/ To provide specific guidance for prescription according to generic names of medicines.

c/ To assume the prime responsibility for elaborating and implementing a scheme on reorganizing the network for domestic distribution of human-use preventive and curative medicines.

d/ To study and elaborate mechanisms and policies to create conditions for Vietnam Pharmaceutical Production and Trading Association and Vietnam Pharmacy Society to base themselves on the pharmaceutical branch development strategy orientations in each period to guide their members in drawing up plans on organizing medicine production and trading, ensuring the adequate supply of medicine volumes and kinds to the market, avoiding over-redundancy or over-shortage of medicines, thus destabilizing the medicine market.

Article 17.- Implementation responsibilities

The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the Government-attached agencies and the presidents of the provincial/municipal People's Committees shall have to implement this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 120/2004/NĐ-CP ngày 12/05/2004 về quản lý giá thuốc phòng, chữa bệnh cho người

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


11.419

DMCA.com Protection Status
IP: 18.190.153.51
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!