Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 598/KH-UBND 2020 đảm bảo tài chính thực hiện chấm dứt bệnh AIDS Bắc Ninh vào 2030

Số hiệu: 598/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Ninh Người ký: Vương Quốc Tuấn
Ngày ban hành: 28/12/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC NINH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 598/KH-UBND

Bắc Ninh, ngày 28 tháng 12 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

ĐẢM BẢO TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHẤM DỨT DỊCH BỆNH AIDS VÀO NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH

Phần I

SỰ CẦN THIẾT CỦA KẾ HOẠCH

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

Căn cứ Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (Luật phòng, chống HIV/AIDS);

Căn cứ Công văn số 3784/BYT-AIDS ngày 15/7/2020 của Bộ Y tế về việc xây dựng kế hoạch đảm bảo tài chính cho các hoạt động PC HIV/AIDS để thực hiện mục tiêu chấm dứt bệnh AIDS vào năm 2030 và Kế hoạch phòng, chống AIDS năm 2021;

Căn cứ Quyết định số 1246/QĐ-TTg ngày 14/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chiến lược quốc gia nhằm chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030;

Căn cứ Kế hoạch số 564/KH-UBND ngày 16/12/2020 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia chấm dứt bệnh AIDS vào năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH ĐẢM BẢO TÀI CHÍNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS GIAI ĐOẠN 2014-2020

1. Tình hình dịch HIV/AIDS tại tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2014-2020:

1.1. Mức độ lây nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh: Tính đến 30/11/2020:

 - Luỹ tích số trường hợp nhiễm HIV được phát hiện trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh là 2.040 người, trong đó số người HIV chuyển sang giai đoạn AIDS là 1.249 người.

 - Lũy tích số người nhiễm HIV/AIDS tử vong là 1.083 người.

 - Lũy tích người nhiễm HIV còn sống là 957 người gồm số hiện quản lý tại địa phương là 832 người (trong đó số người hiện mắc AIDS là 136 người và mất dấu 125 người.

- Tỷ lệ hiện nhiễm HIV trên dân số tỉnh Bắc Ninh là 0,06%. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV chia theo độ tuổi được thể hiện ở biểu đồ dưới đây:

Kết quả giám sát cho thấy 02 nhóm tuổi có tỷ lệ hiện nhiễm cao nhất là nhóm tuổi từ 30 - 39 tuổi và nhóm tuổi 40 - 49 tuổi (0,1% và 0,3%) (nhóm tuổi trong độ tuổi lao động).

1.2. Tình hình lây nhiễm HIV/AIDS theo huyện giai đoạn 2014-2020:

Bảng 1: Tình hình lây nhiễm HIV theo huyện giai đoạn 2014 -2020

(Số người nhiễm HIV còn sống quản lý được trên địa bàn)

Huyện

2014

2015

2016

2017

2018

2019

Đến 30/11/2020

TP Bắc Ninh

235

249

254

268

272

275

270

Gia Bình

57

56

61

74

81

82

78

Lương Tài

36

40

45

52

53

60

56

Quế Võ

118

130

139

154

161

167

152

Tiên Du

76

77

78

91

95

99

98

Từ Sơn

46

45

50

57

57

60

68

Thuận Thành

42

43

42

51

52

53

58

Yên Phong

27

35

38

43

49

53

52

Tổng

637

675

707

790

820

849

832

Kết quả giám sát cho thấy 8/8 (100%) huyện/thị xã/thành phố phát hiện có người nhiễm HIV, trong đó thành phố Bắc Ninh có số người nhiễm HIV quản lý cao nhất 270 người chiếm tỷ lệ 32,5%, thứ 2 là huyện Quế Võ có 152 người chiếm tỷ lệ 18,3%, thứ 3 là huyện Tiên Du có 98 người chiếm tỷ lệ 11,8%.

1.3. Xu hướng và nguy cơ lây nhiễm HIV

Mặc dù, tình hình dịch HIV/AIDS có xu hướng giảm trong những năm gần đây, tỷ lệ nhiễm HIV trong các nhóm nghiện chích ma túy, phụ nữ bán dâm đang được khống chế, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nguy cơ thấp tại cộng đồng tiếp tục giữ được ổn định. Tuy nhiên, dịch vẫn trong giai đoạn tập trung, tình hình dịch vẫn còn diễn biến phức tạp và có nguy cơ bùng nổ, tỷ lệ nhiễm HIV trong các nhóm nguy cơ cao vẫn còn ở mức cao và hành vi làm lây truyền HIV trong một số nhóm còn tiềm ẩn làm lây truyền HIV trong các nhóm với nhau và lây truyền ra cộng đồng.

Độ tuổi phát hiện mới nhiễm HIV chủ yếu nằm trong độ tuổi từ 15 - 49, nhiễm HIV qua đường quan hệ tình dục không an toàn ngày càng chiếm tỷ lệ nhiều hơn so với các nhóm khác.

Trong khi đó, tỉnh Bắc Ninh là nơi có nhiều khu công nghiệp, do đó sự biến động dân cư lớn, gia tăng số lượng công nhân trong tỉnh và từ các tỉnh khác về sinh sống làm ăn tại tỉnh. Đây là nhóm lao động trẻ tuổi, cùng với sự phát triển công nghiệp sẽ có nguy cơ kéo theo các tệ nạn xã hội, đồng thời là yếu tố tiềm tàng làm gia tăng đại dịch.

1.4. Các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng (làm gia tăng) dịch HIV tại địa phương

* Nhóm yếu tố liên quan đến đối tượng nguy cơ:

- Nhóm người nghiện chích ma túy (NCMT): Đa số người sử dụng ma tuý tại Bắc Ninh là người trẻ, sử dụng ma tuý theo đường tiêm chích ma tuý, có dùng chung bơm kim tiêm, đây là một trong những nguyên nhân làm lây lan HIV.

- Nhóm người bán dâm/tiếp viên nhà hàng: chủ yếu hoạt động trong các nhà hàng, khách sạn, quán gội đầu, massage trá hình. Số gái mại dâm trên đường phố có ít và chưa có số liệu điều tra cụ thể. Chưa phát hiện được nhóm mại dâm nam.

- Nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới nam (MSM): Theo số liệu ước tính hiện tại tỉnh Bắc Ninh có khoảng hơn 1600 người, nhóm đối tượng này có hành vi tình dục qua đường hậu môn, không sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục, do đó tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm HIV qua đường tình dục.

- Nhóm dân di biến động: Bắc Ninh là tỉnh có nhiều làng nghề, có nhiều lao động tự do ở các tỉnh khác đến làm việc tại đây. Tỉnh Bắc Ninh cũng có nhiều người đi làm ăn ở các nơi khác, làm ăn tại các tỉnh phía Nam, buôn bán tại Lạng Sơn, có những làng, xã có tới 50% dân số đi làm ăn xa. Tỷ lệ những người làm ăn xa nghiện chích có xu hướng ngày càng tăng. Hiện nay có nhiều khu công nghiệp được xây dựng và phát triển tại Bắc Ninh. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để lây truyền HIV.

- Các nhóm khác như lái xe đường dài. Bắc Ninh là tỉnh có địa bàn giao thông thuận lợi nối liền các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Nội, Hải Phòng....Nhiều lái xe đường dài có thể qua lại và nghỉ tại tỉnh Bắc Ninh. Đây là điều kiện thuận lợi lây truyền HIV.

* Nhóm yếu tố khác:

- Hoạt động mở rộng và nâng cao chất lượng các hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV, đặc biệt là truyền thông thay đổi hành vi và can thiệp giảm tác hại (bao gồm điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế - Methadone) trong dự phòng lây nhiễm HIV độ bao phủ còn thấp.

- Công tác giám sát, theo dõi, đánh giá toàn diện công tác phòng, chống HIV/AIDS để có căn cứ xây dựng kế hoạch dựa trên bằng chứng chưa thực sự được tăng cường và chủ động.

- Công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và có chính sách đãi ngộ những cán bộ tham gia trong hệ thống phòng, chống HIV/AIDS ở tất cả các cấp còn hạn chế.

2. Phân tích các đáp ứng với dịch HIV/AIDS của tỉnh giai đoạn 2014-2020

2.1. Công tác lãnh, chỉ đạo

Sau khi Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 158/2014/NQ-HĐND ngày 11/12/2014, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành các Văn bản chỉ đạo các đơn vị, địa phương tổ chức triển khai thực hiện. Trong đó, giao Sở Y tế xây dựng kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS cụ thể hàng năm để tổ chức thực hiện, đề xuất các giải pháp huy động nguồn lực cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS; Sở Tài chính tham mưu bố trí ngân sách địa phương và ngân sách Trung ương (nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu Y tế -Dân số) để thực hiện kế hoạch và tổ chức hướng dẫn, triển khai, sử dụng kinh phí theo đúng qui định hiện hành; Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh giao một số chỉ tiêu phòng, chống HIV/AIDS vào kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội trung hạn và hàng năm của tỉnh để thực hiện; Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong hệ thống giáo dục thuộc quyền quản lý; Bảo hiểm xã hội tỉnh phối hợp với Sở Y tế trình Ủy ban nhân dân tỉnh hỗ trợ kinh phí mua thẻ BHYT cho 100% người nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện kế hoạch trên địa bàn phù hợp với định hướng phát triển kinh tế -xã hội của địa phương và mục tiêu, nhiệm vụ của Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, lồng ghép, phối hợp và điều hành thực hiện các mục tiêu kế hoạch với các chương trình, dự án khác trên địa bàn tỉnh.

2.2. Kết quả triển khai thực hiện các hoạt động/các dịch vụ

2.2.1. Dự phòng lây nhiễm HIV

* Công tác thông tin, giáo dục, truyền thông thay đổi hành vi

Giai đoạn 2014 - 2020, hoạt động thông tin giáo dục truyền thông tiếp tục được đẩy mạnh, các Ban, ngành, đoàn thể, các đơn vị và các địa phương đã triển khai tuyên truyền dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức nhằm thay đổi hành vi, giảm tỷ lệ và nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS.

 Kết quả giai đoạn 2014 - 2020 cho thấy toàn tỉnh đã thực hiện truyền thông được 27.386 lượt, truyền thông cho 7.521.501 lượt người trên địa bàn toàn tỉnh bằng nhiều hình thức như truyền thông trực tiếp, truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng…

* Công tác can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV

 Chương trình phân phát, thu gom bơm kim tiêm (BKT) trong giai đoạn 2014 - 2020: Phát miễn phí 2.575.238 chiếc BKT, thu gom và tiêu hủy 1.598.352 chiếc BKT do mạng lưới tình nguyện viên đồng đẳng (TTVĐĐ) và cộng tác viên, ngoài ra BKT còn được phân phát qua các phòng tư vấn, trạm y tế xã/phường/thị trấn….

Chương trình khuyến khích sử dụng bao cao su (BCS): Tổng số BCS được phát miễn phí cho các đối tượng nguy cơ cao là 709.087 chiếc, phát thông qua mạng lưới các tuyên truyền viên đòng đẳng và cộng tác viên, ngoài ra BCS còn được phân phát tại phòng tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện, các cơ sở y tế và các kênh khác.

Chương trình Methadone: Đến 30/11/2020 toàn tỉnh có 02 cơ sở điều trị methadone và 01 cơ sở cấp phát thuốc điều trị cho 450 người nghiện chích ma túy.

2.2.2. Công tác chăm sóc, hỗ trợ, điều trị HIV/AIDS

* Chương trình chăm sóc và điều trị HIV/AIDS (đến 30/11/2020).

Tổng số bệnh nhân đang điều trị ARV tại các cơ sở điều trị HIV trong và ngoại tỉnh là 690 người, trong đó số bệnh nhân đang điều trị tại 05 cơ sở điều trị trong tỉnh là 646 người (58 bệnh nhân là người ngoại tỉnh), 44 người nhiễm HIV là người có hộ khẩu tại tỉnh nhưng đang điều trị tại các tỉnh khác.

* Chương trình dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con.

Công tác Dự phòng lây truyền từ mẹ sang con được quan tâm chỉ đạo, thực hiện hướng dẫn địa phương tổ chức tháng cao điểm dự phòng lây truyền mẹ con (LTMC) tháng 6 hàng năm. Hiện nay, toàn tỉnh có 01 điểm cung cấp dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con toàn diện tại Bệnh viện Sản Nhi, còn lại là cơ sở cung cấp dịch vụ tư vấn và chuyển tiếp. Trong giai đoạn 2014 - 2020, chương trình đã xét nghiệm sàng lọc HIV cho 153.582 phụ nữ mang thai, 21 phụ nữ mang thai nhiễm HIV có kết quả xét nghiệm khẳng định HIV dương tính; 100% phụ nữ mang thai nhiễm HIV sinh con được điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

2.2.3. Tăng cường năng lực hệ thống phòng, chống HIV/AIDS

Định kỳ cán bộ được tập huấn nâng cao năng lực về truyền thông, giám sát, điều trị, xét nghiệm, lập kế hoạch.

2.2.4. Giám sát dịch tễ học HIV/AIDS

* Giám sát dịch HIV/AIDS

Hệ thống giám sát HIV/AIDS, theo dõi và đánh giá chương trình phòng, chống HIV/AIDS ngày càng được củng cố và hoàn thiện, triển khai phần mềm báo cáo trực tuyến về hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, tạo điều kiện số liệu báo cáo kịp thời. Tập huấn tăng cường năng lực cho cán bộ chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát, đánh giá cho cán bộ chuyên trách các huyện/thị xã/thành phố.

* Công tác xét nghiệm HIV

Giai đoạn 2014 - 2020 toàn tỉnh thực hiện tư vấn xét nghiệm HIV cho 343.869 lượt người, phát hiện HIV dương tính mới là 414 người.

2.3. Mức độ bao phủ/mức độ tiếp cận (về địa bàn và về đối tượng) theo từng huyện và trên phạm vi toàn tỉnh.

2.3.1. Chương trình Dự phòng

Giai đoạn 2014 - 2020, toàn tỉnh có 47 tuyên truyền viên đồng đẳng, 252 cộng tác viên (CTV), độ bao phủ của chương trình can thiệp giảm tác hại được duy trì và mở thêm điểm cung cấp bơm kim tiêm sạch do dự án Quỹ toàn cầu tài trợ, nâng số huyện có triển khai chương trình can thiệp giảm tác hại thành 5 huyện/thị xã/thành phố. Độ bao phủ của chương trình mới đạt 62,5% số huyện, các đối tượng có nguy cơ cao (nghiện chích ma túy, phụ nữ bán dâm, nam quan hệ đồng giới với nam... được tiếp cận với chương trình BKT, BCS mới chỉ đạt khoảng 70%, do các đối tượng này thường xuyên di biến động nên việc tiếp cận, tư vấn đối tượng tham gia chương trình gặp nhiều khó khăn.

2.3.2. Chương trình giám sát theo dõi và đánh giá

Số người nhiễm HIV biết tình trạng nhiễm HIV của mình mới chỉ đạt 60%. Có nhiều trường hợp phát hiện muộn khi có các dấu hiệu biểu hiện nghi ngờ AIDS mới phát hiện ra và khi đó đã có thể làm lây lan cho rất nhiều người trong cộng đồng. Nguyên nhân là do vẫn còn tình trạng tự kỳ thị, bị kỳ thị nên số đối tượng có nguy cơ cao đến với dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV/AIDS còn hạn chế. Các nỗ lực về hoạt động giám sát phát hiện cũng được triển khai mạnh mẽ trong thời gian qua như mở rộng các điểm tư vấn, xét nghiệm, mở rộng các loại hình xét nghiệm kể cả tự xét nghiệm, xét nghiệm tại cộng đồng. Tuy nhiên do nguồn lực còn hạn chế các dịch vụ do các Dự án hỗ trợ bị cắt giảm nên chưa đảm bảo được chỉ tiêu phát hiện được 90% các trường hợp nhiễm HIV trong cộng đồng.

2.3.3. Chương trình quản lý, chăm sóc & điểu trị và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con

Chương trình quản lý, chăm sóc và điều trị triển khai tại 5 đơn vị: Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật; Bệnh viện Sản Nhi, Trung tâm y tế huyện Quế Võ, Trung tâm y tế huyện Gia Bình. Mức độ bao phủ hiện nay mới đạt 68% so với chỉ tiêu kế hoạch do vẫn còn tình trạng kỳ thị, sợ lộ danh tính, sợ mất việc, một số bệnh nhân cho rằng vẫn còn khỏe nên không tham gia điều trị. Chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con trên địa bàn toàn tỉnh chỉ có 01 điểm cung cấp dịch vụ toàn diện, còn lại là cung cấp dịch vụ tư vấn và giới thiệu chuyển tiếp.

2.3. Nguyên nhân của sự thiếu hụt

Nguồn kinh phí từ các dự án quốc tế, Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số hằng năm đã cắt giảm hoặc ngừng viện trợ. Do đó ảnh hưởng trực tiếp đến những hoạt động cần thiết của chương trình hiện đang triển khai.

Kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu giai đoạn 2014 - 2020

TT

Tên mục tiêu, chỉ tiêu

Đơn vị tính

Kết quả theo năm

2014

2015

2016

2017

2018

2019

30/11/2020

1

Số người nhiễm HIV được phát hiện mới

Người

68

82

58

100

41

67

52

2

Số người nhiễm HIV tử vong liên quan đến HIV/AIDS/100.000 dân

Người

2,7

1,4

1,9

1,2

0,6

2,3

1,6

3

Tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con

%

0

0

0

0

0

0

0

4

Tỷ lệ người có hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV được tiếp cận dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV

%

81

80

75

75

70

70

70

5

Số người nghiện các chất dạng thuốc phiện được điều trị bằng thuốc thay thế Methadone

Người

05

379

428

403

393

434

450

6

Số người MSM được điều trị dự phòng trước phơi nhiễm PrEP

Người

0

0

0

0

0

0

03

7

Tỷ lệ thanh niên 15 đến 24 tuổi có hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS

%

Chưa thực hiện đánh giá

8

Tỷ lệ người dân 15 – 49 tuổi không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV

%

Chưa thực hiện đánh giá

9

Tỷ lệ người nhiễm HIV biết tình trạng HIV của mình

%

29,4

31,2

26,5

30,3

36,5

38,5

52

10

Tỷ lệ người có hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV được xét nghiệm HIV

%

57,0

59,5

57,9

50,4

55,3

52,2

60,0

11

Tỷ lệ người nhiễm HIV biết tình trạng HIV được điều trị ARV

%

62,0

70,0

86,0

77,3

62,5

64,6

76,0

12

Tỷ lệ người nhiễm HIV điều trị thuốc ARV có tải lượng vi rút HIV dưới ngưỡng ức chế.

%

Chưa làm nên ko có số liệu đánh giá

93,0

95,3

95,4

96,7

Chưa đánh giá

13

Tỷ lệ người bệnh đồng nhiễm HIV/lao được điều trị đồng thời thuốc ARV và điều trị lao

%

78,0

80,0

100,0

78,0

100,0

100,0

90,0

14

Tỷ lệ người bệnh đồng nhiễm HIV/VGC được điều trị đồng thời ARV và VGC

%

0

0

0

0

0

0

0

15

Kế hoạch đảm bảo tài chính được phê duyệt

Có/

Không

16

Tỷ lệ bệnh nhân tham gia điều trị ARV có thẻ BHYT

%

Chưa thực hiện đánh giá nên không có số liệu

90,0

96,8

100,0

17

Bảo đảm cung ứng đủ thuốc, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị cho công tác PC HIV/AIDS

Có/

Không

18

Bảo đảm hệ thống thu thập số liệu đtạ chất lượng để theo dõi tình hình dịch và đánh giá hiệu quả các hoạt động PC HIV/AIDS

Có/

Không

III. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH ĐẢM BẢO TÀI CHÍNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS GIAI ĐOẠN 2014-2020

1. Đánh giá tình hình huy động kinh phí cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2014 - 2020

- Nguồn ngân sách Nhà nước được cấp từ Trung ương: Tổng kinh phí được cấp từ năm 2014 - 2020: 3.225 triệu đồng.

- Nguồn ngân sách Nhà nước được địa phương cấp: Hàng năm hoạt động chương trình y tế mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của tỉnh, tổng kinh phí được cấp trong giai đoạn 2014 - 2020: 12.347 triệu đồng

- Nguồn viện trợ nước ngoài thông qua các dự án quốc tế: Tổng kinh phí được cấp từ năm 2014 - 2020: 9.533 triệu đồng.

- Nguồn đóng góp của người sử dụng dịch vụ: 7.126 triệu đồng.

Bảng 2: Tình hình huy động kinh phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2014 - 2020

Đơn vị: triệu đồng

Nguồn kinh phí

Kinh phí huy động theo nguồn giai đoạn 2014 – 2020

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Tổng cộng

Tỷ lệ % (so với tổng kinh phí)

Ngân sách địa phương

 

 

 

 

 

 

 

12.347

38,3%

- Chi sự nghiệp y tế (chi ko tự chủ)

1.719

1.168

1.073

2.400

709

565

513

8.147

 

- Chi đầu tư phát triển

 

4.200

 

 

 

 

 

4.200

 

Ngân sách Trung ương

542

824

 

 

934

525

400

3.225

10,0%

- Chi bổ sung có mục tiêu

542

824

 

 

934

525

400

3.225

 

- Chi đầu tư phát triển

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BHYT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người dân (Thu phí dịch vụ)

 

328

1.343

1.405

1.369

1.358

1.323

7.126

22,1%

Viện trợ

 

 

3.506

1.017

1.389

1.794

1.827

9.533

29,6%

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

32.231

 

2. Mức độ đáp ứng nhu cầu kinh phí cho phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2014 – 2020

- Tổng kinh phí đề xuất đã được UBND/HĐND tỉnh phê duyệt tại Nghị Quyết số 158/2014/NQ-HĐND 17 ngày 11/12/2014 cho giai đoạn 2014 - 2020 là 78.620 triệu đồng, trong đó:

+ Nguồn dự án: 3.901 triệu đồng.

+ Trung ương: 1.668 triệu đồng.

+ Thu phí: 19.880 triệu đồng

+ Sự nghiệp y tế cho điều trị Methadone: 8.261 triệu đồng

+ Ngân sách địa phương: 44.910 triệu đồng.

- Tổng kinh phí thực tế huy động được giai đoạn 2014 - 2020 là: 32.231 triệu đồng, đáp ứng được 41% so với nhu cầu kinh phí được đề xuất, thiếu hụt 59%. Khoảng trống thiếu hụt này chủ yếu ở các hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV (Phụ cấp cho các cộng tác viên, truyền thông, tập huấn chưa đáp ứng theo nhu cầu kinh phí của kế hoạch giai đoạn 2014 - 2020).

3. Đánh giá hiệu quả về đầu tư kinh phí cho phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2014 - 2020

Trong những năm qua, việc sử dụng kinh phí do Nhà nước cấp cùng kinh phí tài trợ từ các dự án được triển khai tại tỉnh đã tác động tích cực đến tình hình dịch HIV/AIDS của tỉnh, mang lại một số thành tựu nhất định, góp phần khống chế, không cho dịch HIV/AIDS lây lan nhanh như những năm trước. Cụ thể:

+ Số trường hợp nhiễm HIV mới từ (2014 – 2020) là 468 trường hợp, giảm 36,7% số trường hợp nhiễm mới HIV so với giai đoạn (2008 – 2013) là 739 trường hợp phát hiện nhiễm HIV;

+ Việc giảm số trường hợp nhiễm mới HIV hằng năm, đã tác động tích cực đến giảm thiết hại về kinh tế cho xã hội tương đương là 3.500.000đồng/người/năm khi nhiễm phải điều trị HIV/AIDS và người đó sống trung bình 10 năm tuổi thọ, số tiền chi phí là 35.000.000 đồng.

+ Số ca tử vong trong giai đoạn (2014 – 2020) là 176 người, giảm 46% so giai đoạn (2008 – 2013) là 327 người;

-             Số người sử dụng các chất dạng gây nghiện, quan hệ tình dục không an toàn dễ dàng được nhận các dịch vụ can thiệp giảm tác hại lây nhiễm HIV như bơm kim tiêm, bao cao su, tư vấn xét nghiệm tự nguyện…tại các điểm đã triển khai dịch vụ:

+ Hiện tại số bệnh nhân đang điều trị methadone tại tỉnh là 450 người, nếu không tham gia điều trị Methadone, trung bình 1 người nghiện chích ma túy sử dụng từ 500.000đ đến 1.500.000đ/ngày cho việc sử dụng ma túy, trong khi đó bệnh nhân tham gia điều trị Methadone chỉ phải chi trả bình quân 300.000đ đến 500.000đ/tháng.

+ Các bệnh nhân tham gia điều trị Methadone giảm hẳn các hành vi vi phạm pháp luật. Do sức khỏe, thể chất được nâng cao, họ tham gia vào lao động sản xuất mà không nghĩ đến trộm cắp, cướp giật….

+ An ninh, trật tự xã hội trên địa bàn triển khai điều trị Methadone được đảm bảo và ngày càng tốt lên do hạn chế được sự gia tăng các tội phạm liên quan đến ma túy, buôn bán, sử dụng ma túy, góp phần ổn định an ninh trật tư trên địa bàn toàn tỉnh

Đạt được các kết quả trên là do việc thực hiện Luật Phòng, chống HIV/AIDS, đồng thời có sự gia tăng mạnh mẽ sự đầu tư kinh phí của Nhà nước và của các nhà tài trợ, sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, các ngành trong toàn tỉnh.

Bên cạnh các kết quả đã đạt được ở trên thì vẫn còn một số chỉ tiêu chưa đạt như sau: Bệnh nhân tham gia điều trị Methadone, ARV chưa đạt chỉ tiêu, các đối tượng này là các đối tượng phức tạp, không có công ăn việc làm ổn định, đặc biệt như trong giai đoạn hiện nay do ảnh hưởng của dịch Covid 19 dẫn đến tình trạng thất nghiệp, bệnh nhân không có đủ khả năng chi trả dịch vụ khi tham gia điều trị dẫn đến tâm lý có thể bỏ điều trị ảnh hưởng đến chất lượng điều trị của bệnh nhân.

Phần II

ƯỚC TÍNH NHU CẦU VÀ SỰ THIẾU HỤT KINH PHÍ CHO CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2021-2030

I. ƯỚC TÍNH NHU CẦU KINH PHÍ CHO GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

1. Cơ sở để xác định nhu cầu

Căn cứ mục tiêu, chỉ tiêu ban hành tại Quyết định số 1246/QĐ-TTg , ngày 14 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Quốc gia chấm dứt bệnh AIDS vào năm 2030;

Căn cứ Thông tư số 26/2018/BTC, ngày 21/3/2018 của Bộ Tài chính về việc Quy định quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016 – 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 231/2019/NQ-HĐND ngày 05/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh về việc Quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

2. Tính toán để xác định nhu cầu

Phương pháp ước tính/xác định nhu cầu kinh phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2021-2030 của tỉnh Bắc Ninh thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại văn bản số 3784/BYT-AIDS ngày 15/7/2020. Nhu cầu kinh phí được tính toán dựa trên công cụ ước tính nhu cầu kính phí do Bộ Y tế xây dựng và hỗ trợ kỹ thuật thực hiện thống nhất đối với các tỉnh, thành phố trên toàn quốc và theo thực tế nguồn lực có thể huy động từ ngân sách địa phương.

Các phương pháp và công cụ này cũng đã được Cục Phòng, chống HIV/AIDS - Bộ Y tế xây dựng và tập huấn cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh để có cơ sở thực hiện.

Căn cứ vào các phân tích trên và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn có liên quan của Trung ương, Tổng nhu cầu kinh phí cho phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn 2021-2030 được ước tính và thống kê theo bảng dưới đây:

 

Ước tính tổng nhu cầu kinh phí cho phòng chống HIV/AIDS giai đoạn 2021-2030

Đơn vị: triệu đồng

Nguồn kinh phí/Năm

2021

2022

2023

2024

2025

2026

2027

2028

2029

2030

Tổng cộng

1. Dự phòng lây nhiễm HIV

3.570

3.770

3.598

3.627

3.627

3.752

3.868

3.941

4.020

4.077

37.850

2. Điều trị HIV/AIDS

4.648

4.994

5.351

5.729

6.107

6.498

6.923

6.822

7.267

7.704

62.043

3. Giám sát, theo dõi đánh giá và xét nghiệm

1.146

1.175

1.172

1.196

1.217

1.235

1.253

1.276

1.298

1.317

12.285

4. Tăng cường năng lực hệ thống

42

69

45

39

77

20

26

61

42

20

441

Tổng cộng

9.406

10.008

10.166

10.591

11.028

11.505

12.070

12.100

12.627

13.118

112.619

II. ƯỚC TÍNH KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2021-2030

1. Dự kiến những nguồn kinh phí có thể huy động

- Ngân sách trung ương: hỗ trợ mua thuốc Methadone; ARV cho các đối tượng không được BHYT hỗ trợ, điều trị dự phòng sau phơi nhiễm.

- Ngân sách tỉnh: đảm bảo 1 phần cho các hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV; truyền thông; giám sát phát hiện HIV; đồng chi trả điều trị HIV/AIDS; hỗ trợ thẻ BHYT cho người nhiễm HIV.

- Bảo hiểm y tế: đảm bảo đáp ứng nhu cầu khám, điều trị, thực hiện các dịch vụ kỹ thuật.

- Người sử dụng dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS tự chi trả một số dịch vụ

- Ngân sách viện trợ từ các dự án Quốc tế.

2. Ước tính số kinh phí có thể huy động được từ các nguồn

Dựa trên căn cứ dự kiến đã trình bày ở phần a, dự kiến số kinh phí sẽ huy động được là 96.571 triệu đồng đáp ứng 85% nhu cầu kinh phí.

Ước tính số kinh phí có thể huy động giai đoạn 2021-2030

Đơn vị: triệu đồng

Nguồn kinh phí/Năm

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Năm 2026

Năm 2027

Năm 2028

Năm 2029

Năm 2030

Tổng cộng

Nguồn Ngân sách Trung ương

 817

 827

 843

 861

 870

 907

 945

 934

 957

 976

 8.937

Nguồn dự án

 706

 779

 854

 856

 931

 1.008

 1.086

 1.167

 1.250

 1.336

 9.973

Nguồn Quỹ BHYT

 3.072

 3.269

 3.458

 3.724

 3.919

 4.111

 4.317

 4.079

 4.270

 4.428

 38.647

Nguồn Xã hội hóa (thu phí dịch vụ)

2.772

2.795

2.839

2.886

2.910

3.020

3.131

3.194

3.263

3.331

30.141

Nguồn NSĐP (*)

586

 623

 674

 726

 790

 869

 964

 1.075

 1.203

 1.363

 8.873

Tổng cộng

7.953

 8.293

 8.668

 9.053

 9.420

 9.915

 10.443

 10.449

 10.943

 11.434

96.571

3. Ước tính sự thiếu hụt kinh phí giai đoạn 2021-2030

Từ các phân tích trên, cho thấy, để đáp ứng được nhu cầu phòng, chống HIV/AIDS nhằm đạt được mục tiếu chấm dứt dịch bênh AIDS tại tỉnh Bắc Ninh vào năm 2030 thì còn thiếu hụt một lượng kinh phí đáng kể. Sự thiếu hụt này được mô tả trong bảng dưới đây:

Ước tính thiếu hụt kinh phí giai đoạn 2021-2030

Đơn vị: triệu đồng

Nguồn kinh phí/Năm

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Năm 2026

Năm 2027

Năm 2028

Năm 2029

Năm 2030

Tổng cộng

Tổng nhu cầu

9.406

10.008

10.166

10.591

11.028

11.505

12.070

12.100

12.627

13.118

112.619

Tổng kinh phí có thể huy động

7.953

 8.293

 8.668

 9.053

 9.420

 9.915

 10.443

 10.449

 10.943

 11.434

 96.571

Kinh phí thiếu hụt

 1.453

 1.715

 1.498

 1.538

 1.608

 1.590

 1.627

 1.651

 1.684

 1.684

 16.048

Khả năng đáp ứng (%)

85%

83%

85%

85%

85%

86%

87%

86%

87%

87%

85%

Kinh phí thiếu hụt theo nội dung hoạt động cụ thể như sau

Đơn vị: triệu đồng

Nguồn kinh phí/Năm

2021

2022

2023

2024

2025

2026

2027

2028

2029

2030

1. Dự phòng lây nhiễm HIV

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Mua Bơm kim tiêm

 171

 171

 171

 171

 171

 176

 173

 177

 184

 184

- Mua bao cao su và chất bôi trơn

 196

 196

 196

 196

 196

 199

 205

 212

 220

 220

- Chi phí cho đồng đẳng viên

 169

 169

 169

 169

 169

 173

 171

 176

 183

 183

- Trang thiết bị MMT

 

 200

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Điều trị HIV/AIDS

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Hỗ trợ đồng chi trả thuốc ARV cho bệnh nhân có thẻ BHYT

 241

 257

 275

 305

 323

 341

 361

 320

 336

 348

3. Giám sát, theo dõi đánh giá và xét nghiệm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Xét nghiệm HIV tại nhà

 88

 96

 77

 82

 87

 87

 89

 94

 99

 100

- Xét nghiệm HIV tại cơ sở y tế

 514

 523

 530

 538

 546

 555

 563

 571

 579

 588

- Xét nghiệm khẳng định

 32

 34

 35

 38

 39

 39

 39

 40

 41

 41

4. Tăng cường năng lực hệ thống

 42

 69

 45

 39

 77

 20

 26

 61

 42

 20

Tổng cộng

 1.453

 1.715

 1.498

 1.538

 1.608

 1.590

 1.627

 1.651

 1.684

 1.684

4. Nguyên nhân của sự thiếu hụt tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2021-2030

- Ngân sách nhà nước trung ương chỉ hỗ trợ cho các mạng mục thiết yếu theo như hướng dẫn của Bộ Y tế.

- Viện trợ quốc tế đã có lộ trình cắt giảm và chuyển sang hình thức hỗ trợ kỹ thuật thay vì cung cấp dịch vụ trực tiếp. Nguồn kinh phí này chỉ mang tính hỗ trợ.

- Nhu cầu mở rộng độ bao phủ các can thiệp hiệu quả, tăng cường áp dụng các mô hình can thiệp mới; Số lượng bệnh nhân AIDS, bệnh nhân điều trị thay thế nghiện thuốc phiện ngày càng tăng.

- Kinh tế phát triển, quản lý nguy cơ lây nhiễm HIV trong các nhóm dân di biến động tại các khu công nghiệp ngày càng trở nên cần thiết, nhu cầu truyền thông và chi phí tư vấn, xét nghiệm giám sát tăng, các giải pháp dự phòng sớm cần mở rộng.

- Chưa huy động được các nguồn kinh phí từ các tổ chức xã hội và từ người dân đóng góp do sự phân biệt kỳ thị đối xử, cơ chế tài chính cho việc tham gia đầu tư và cung cấp dịch vụ của các tổ chức xã hội… chưa rõ ràng, chưa khuyến khích được các nguồn xã hội hóa.

Phần III

QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO TÀI CHÍNH CHẤM DỨT BỆNH AIDS VÀO NĂM 2030 TẠI TỈNH BẮC NINH

I. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO CỦA TỈNH BẢO ĐẢM TÀI CHÍNH NHẰM CHẤM DỨT BỆNH AIDS VÀO NĂM 2030

1. Phòng, chống HIV/AIDS là một nhiệm vụ quan trọng, lâu dài, cần có sự phối hợp liên ngành của các cấp ủy Đảng, các Sở, ban, ngành, chính quyền các cấp và là trách nhiệm của mỗi người dân, mỗi gia đình và cộng đồng.

2. Ngân sách địa phương là nguồn tài chính quan trọng đảm bảo cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương.

3. Triển khai và sử dụng có hiệu quả các khoản hỗ trợ có mục tiêu của ngân sách nhà nước trung ương theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

4. Tiếp tục vận động và huy động nguồn viện trợ Quốc tế để thu hẹp khoảng trống thiếu hụt về kinh phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Các dự án viện trợ đang triển khai phải có lộ trình chuyển giao cụ thể và bảo đảm tính bền vững sau khi dự án kết thúc;

5. Tận dụng tối đa và phát huy các nguồn tài chính trong nước bao gồm: (i) Quỹ BHYT chi trả toàn bộ các dịch vụ trong phạm vi chi trả theo quy định; (ii) tận dụng và huy động sự tham gia cung cấp dịch vụ và đầu tư của các tổ chức xã hội, các quỹ, các doanh nghiệp cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS; (iii) tăng cường thu phí dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS với các nhóm người nhiễm HIV có khả năng tự chi trả.

6. Sử dụng hiệu quả và tiết kiệm các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực) sẵn có cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Tăng cường quản lý, tổ chức, vận hành bộ máy tinh giản và tiết kiệm. Thiết kế, xây dựng, triển khai các mô hình cung cấp dịch vụ, các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS theo hướng chi phí - hiệu quả.

II. MỤC TIÊU CỦA KẾ HOẠCH

1. Mục tiêu chung

Đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để giảm số người mới nhiễm HIV và tử vong liên quan đến AIDS, chấm dứt dịch AIDS vào năm 2030 tại tỉnh Bắc Ninh, giảm tối đa tác động của dịch HIV/AIDS đến sự phát triển kinh tế-xã hội.

Đảm bảo nguồn tài chính bền vững nhằm chấm dứt bệnh AIDS đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Về chuyên môn

(1) Mở rộng và đổi mới các hoạt động truyền thông, can thiệp giảm hại và dự phòng lây nhiễm HIV, tỷ lệ người có hành vi nguy cơ cao được tiếp cận dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV đạt 80% vào năm 2030.

(2) Mở rộng và đa dạng hóa các loại hình tư vấn xét nghiệm HIV, đẩy mạnh xét nghiệm HIV dựa vào cộng đồng, tự xét nghiệm, xét nghiệm bạn tình, bạn chích; tỷ lệ người nhiễm HIV biết tình trạng HIV của mình đạt 95% vào năm 2030; Giám sát chặt chẽ tình hình diễn biến dịch HIV/AIDS ở các nhóm có hành vi nguy cơ cao; theo dõi, giám sát, đánh giá các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

(3) Mở rộng và nâng cao chất lượng điều trị HIV/AIDS, tỷ lệ người nhiễm HIV biết tình trạng nhiễm HIV của mình được điều trị thuốc kháng vi rút HIV đạt 95%, tỷ lệ người được điều trị thuốc kháng vi rút HIV có tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế đạt 95%; loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm 2030.

(4) Củng cố và tăng cường năng lực hệ thống phòng, chống HIV/AIDS; đảm bảo nguồn nhân lực cho công tác phòng, chống HIV/AIDS; bảo đảm tài chính cho phòng, chống HIV/AIDS.

2.2. Chỉ tiêu cụ thể

(1) Số người nhiễm HIV được phát hiện mới đạt mức dưới 30 trường hợp/năm vào năm 2030.

(2) Tỷ lệ người nhiễm HIV tử vong liên quan đến HIV/AIDS dưới 1,0/100.000 dân vào năm 2030.

(3) Tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con xuống dưới 2% vào năm 2030.

(4) Tỷ lệ người có hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV được tiếp cận dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV đạt 70% vào năm 2025 và đạt 80% vào năm 2030.

(5) Số người nghiện các chất dạng thuốc phiện được điều trị bằng thuốc thay thế Methadone đạt 480 người vào năm 2025 và đạt 550 người vào năm 2030.

(6) Số người MSM được điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc (PrEP) đạt 250 người vào năm 2025 và 350 người vào năm 2030.

(7) Tỷ lệ thanh niên 15 đến 24 tuổi có hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS đạt 80% vào năm 2030.

(8) Tỷ lệ người dân 15 đến 49 tuổi không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV đạt 80% vào năm 2030.

(9) Tỷ lệ người nhiễm HIV trong cộng đồng biết tình trạng HIV của mình đạt 90% vào năm 2025 và 95% vào năm 2030.

(10) Tỷ lệ người có hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV được xét nghiệm HIV hằng năm đạt 70% vào năm 2025 và 80% vào năm 2030.

(11) Tỷ lệ người nhiễm HIV biết tình trạng HIV được điều trị ARV đạt 90% năm 2025 và đạt 95% năm 2030.

(12) Tỷ lệ người nhiễm HIV điều trị thuốc ARV có tải lượng HIV dưới ngưỡng ức chế đạt ít nhất 95% qua các năm.

(13) Tỷ lệ bệnh nhân đồng nhiễm HIV/Lao được điều trị đồng thời cả ARV và lao đạt 92% vào năm 2025 và đạt 95% vào năm 2030.

(14) Tỷ lệ người bệnh đồng nhiễm HIV/viêm gan C được điều trị đồng thời thuốc ARV và điều trị viêm gan C đạt 50% trở lên vào năm 2025 và 75% trở lên vào năm 2030.

(15) Năm 2021, tỉnh có kế hoạch bảo đảm tài chính thực hiện mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS và có phân bổ ngân sách địa phương hằng năm cho phòng, chống HIV/AIDS theo kế hoạch được phê duyệt.

(16) Phấn đấu 100% người nhiễm HIV tham gia bảo hiểm y tế.

(17) Bảo đảm cung ứng đủ thuốc, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị cho công tác phòng, chống HIV/AIDS.

(18) Bảo đảm hệ thống thu thập số liệu đạt chất lượng để theo dõi tình hình dịch và đánh giá hiệu quả các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

2.3. Về tài chính

(1). Ngân sách địa phương đảm bảo hỗ trợ cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS thiết yếu trên địa bàn, tập trung vào các hoạt động dự phòng, các hoạt động can thiệp cho các nhóm đối tượng nguy cơ cao, bù đắp cho khoảng trống kinh phí thiếu hụt do sự sụt giảm của viện trợ quốc tế và ngân sách nhà nước trung ương.

(2). Đảm bảo nguồn tài chính cho việc hỗ trợ phần cùng chi trả thuốc kháng HIV cho người bệnh có thẻ BHYT.

(3). Đảm bảo cung ứng đủ thuốc, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị cho công tác phòng, chống HIV/AIDS.

(4). Đảm bảo quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn kinh phí huy động được đúng mục đích, hiệu quả, tiết kiệm và theo quy định hiện hành.

III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

1. Nhóm giải pháp về huy động kinh phí

- Tăng tính chủ động của các Sở, ngành, đoàn thể và các địa phương trong việc huy động và bố trí kinh phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS thuộc phạm vi, địa bàn quản lý. Đưa nhiệm vụ phòng, chống HIV/AIDS là một trong những mục tiêu ưu tiên về phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đơn vị. Tăng cường đầu tư ngân sách địa phương cho các hoạt động thiết yếu, có hiệu quả để đảm bảo tính bền vững của hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

- Tăng cường chi trả các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS bằng nguồn đóng góp của người sử dụng dịch vụ như điều trị Methadone, tư vấn xét nghiệm HIV và nguồn bảo hiểm y tế.

- Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong xã hội hóa các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS như phí điều trị Methadone, Tư vấn xét nghiệm HIV... Cung ứng BCS, BKT theo hướng khách hàng cùng chi trả. Huy động sự tham gia đóng góp kinh phí của các doanh nghiệp cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

- Tiếp tục huy động các nguồn viện trợ quốc tế cho phòng, chống HIV/AIDS.

2. Nhóm giải pháp tổ chức, quản lý, điều phối và sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí

- Tập trung quản lý các nguồn kinh phí chương trình phòng, chống HIV/AIDS thống nhất một đầu mối tại Sở Y tế (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh) để đảm bảo phân bổ sử dụng hiệu quả tránh chồng chéo.

- Ưu tiên phân bổ kinh phí phòng, chống HIV/AIDS hàng năm cho huyện trọng điểm về tình hình dịch, có nguy cơ lây nhiễm cao.

- Đẩy mạnh tính chủ động của địa phương trong việc điều phối, phân bổ và sử dụng nguồn lực, tập trung ưu tiên kinh phí phân bổ cho các nhiệm vụ dự phòng và điều trị HIV/AIDS.

- Thực hành tiết kiệm chi tiêu trong phòng, chống HIV/AIDS. Tăng cường vai trò giám sát của Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm các cấp đối với việc thực hiện các giải pháp huy động, quản lý và sử dụng các nguồn tài chính cho phòng, chống HIV/AIDS.

3. Nâng cao năng lực quản lý chương trình nhằm tối ưu hóa hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí

- Củng cố, kiện toàn bộ máy và nâng cao năng lực của các cơ quan đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS tại các tuyến nhằm tăng cường điều phối tập trung và có hiệu quả các nguồn kinh phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại các cấp, các ngành, đơn vị.

- Định kỳ nghiên cứu xác định ưu tiên trong phòng, chống HIV/AIDS (địa bàn, lĩnh vực, hoạt động, đối tượng) để có sự phân bổ kinh phí hợp lý.

- Đưa công tác phòng, chống HIV/AIDS thành nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của các cấp, các ngành, các đoàn thể và được thực hiện bởi các nguồn kinh phí thường xuyên của tỉnh và các địa phương. Lồng ghép các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội, các phong trào, các cuộc vận động quần chúng của địa phương.

- Thiết lập và mở rộng các mô hình cung cấp dịch vụ, mở rộng các hình thức cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS có tính chi phí hiệu quả, tạo điều kiện cho người nhiễm HIV được tiếp cận sớm với các dịch vụ điều trị và chăm sóc HIV/AIDS thuận lợi.

- Lồng ghép hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, các phong trào, vận động quần chúng nhân dân đồng tình ủng hộ và tích cực tham gia.

Phần IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

1. Sở Y tế

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thực hiện các giải pháp nêu ra trong kế hoạch này, tham mưu và đề xuất cho UBND và Ban Chỉ đạo tỉnh sơ kết, tổng kết và báo cáo kết quả thực hiện các hoạt động của kế hoạch.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các cơ quan, đơn vị, tổ chức liên quan vận động các nguồn kinh phí cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của kế hoạch.

- Phối hợp với các Sở Lao động - Thương binh & Xã hội; Bảo hiểm xã hội tỉnh; chính quyền địa phương và các ban, ngành, đoàn thể tuyên truyền, vận động cho người nhiễm HIV/AIDS mua thẻ BHYT và hỗ trợ cấp phát thẻ BHYT cho các đối tượng nghèo, cận nghèo nhiễm HIV/AIDS.

- Chỉ đạo theo ngành dọc các đơn vị trực thuộc tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động liên quan tại kế hoạch này; đảm bảo chất lượng và hiệu quả các dịch vụ dự phòng và chăm sóc, điều trị HIV/AIDS.

2. Sở Tài chính

- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Sở Kế hoạch & Đầu tư rà soát, tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách của địa phương theo quy định hiện hành; bảo đảm bù đắp sự thiếu hụt khi nguồn kinh phí trung ương và các nguồn tài trợ bị cắt giảm.

- Phối hợp kiểm tra, giám sát việc phân bổ, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí phòng, chống HIV/AIDS, đảm bảo sử dụng có hiệu quả và tuân thủ các quy định tài chính, kế toán hiện hành.

3. Sở Kế hoạch & Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Sở Tài chính thẩm định kế hoạch hàng năm, tham mưu phân bổ và điều phối các nguồn đầu tư cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS theo đúng quy định.

4. Bảo hiểm xã hội tỉnh

- Chủ trì, phối hợp với các Sở Y tế, Sở Tài chính và các cơ quan liên quan hướng dẫn chi trả một số dịch vụ khám chữa bệnh nhiễm trùng cơ hội, chăm sóc điều trị HIV/AIDS thông qua hệ thống bảo hiểm y tế theo quy định hiện hành.

- Phối hợp với Sở Y tế rà soát, mua và cấp thẻ BHYT cho người nhiễm HIV theo như quy định và thanh quyết toán chi phí cùng chi trả thuốc kháng HIV cho người bệnh có thẻ BHYT.

5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Nghiên cứu đề xuất triển khai các hoạt động hỗ trợ vay vốn, tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng, bệnh nhân điều trị Methadone, người nhiễm HIV, người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Qua đó, có điều kiện tạo thu nhập và có thể tự chi trả một phần chi phí khi tham gia dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS.

- Hướng dẫn các địa phương, đơn vị tạo điều kiện để nhiều người nhiễm HIV/AIDS và người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tiếp cận được với chính sách xã hội hiện hành dành cho người dễ bị tổn thương.

- Phối hợp với Sở Y tế, Sở Văn hóa - Thể thao & Du lịch, Công an tỉnh từng bước xã hội hóa chương trình can thiệp giảm tác hại dự phòng lây truyền HIV, trong đó chú trọng triển khai chương trình BCS tại các dịch vụ lưu trú và vui chơi giải trí theo các hướng dẫn cập nhật.

6. Sở Nội vụ

Căn cứ vào các đề án đã được phê duyệt liên quan đến hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh bố trí nhân sự phù hợp để triển khai, thực hiện đề án.

7. Các Sở, ngành, cơ quan khác liên quan.

- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị theo ngành dọc trong việc chủ động bố trí kinh phí từ nguồn kinh phí thường xuyên cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS hàng năm và triển khai công tác phòng, chống HIV/AIDS như là một hoạt động thường xuyên tại các cơ quan, đơn vị.

- Chủ động huy động nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật để bổ sung kinh phí cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại các Sở, ngành, cơ quan, đơn vị.

- Quản lý, sử dụng kinh phí phòng, chống HIV/AIDS đúng mục đích, có hiệu quả và theo quy định hiện hành.

8. UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Chịu trách nhiệm chính triển khai thực hiện nội dung của Kế hoạch trên địa bàn. Tổ chức chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và hỗ trợ UBND các xã, phường triển khai thực hiện kế hoạch;

- Ngoài ngân sách được cấp hỗ trợ để thực hiện các mục tiêu chính do tỉnh giao thông qua Sở Y tế; UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành ở địa phương xây dựng Kế hoạch phòng chống HIV/AIDS theo đặc thù, diễn biến dịch của địa phương, chủ động bố trí ngân sách, nhân lực, cơ sở vật chất cũng như huy động sự đóng góp của xã hội, các tổ chức nhân đạo, doanh nghiệp để triển khai thành công Kế hoạch.

9. Đề nghị Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp

- Chủ trì, phối hợp với các Sở Y tế, Sở Văn hóa - Thể thao & Du lịch và các cơ quan, tổ chức liên quan đẩy mạnh lồng ghép hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào các phong trào, các cuộc vận động quần chúng, các sinh hoạt cộng đồng ở cơ sở; Phối hợp các tổ chức thành viên đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS trong các tầng lớp nhân dân, chú trọng các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương

- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan liên quan tăng cường huy động nguồn lực và sự tham gia của các tổ chức xã hội, tổ chức dựa vào cộng đồng trong công tác phòng, chống HIV/AIDS; đặc biệt vận động các tổ chức tôn giáo tham gia hỗ trợ thực hiện chăm sóc người nhiễm HIV ở cộng đồng, nhất là trẻ nhiễm và trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

Căn cứ nhiệm vụ được giao, các Sở, ngành, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai đạt mục tiêu Kế hoạch. Giao Sở Y tế hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc và kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện. Định kỳ 06 tháng, hằng năm tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện; báo cáo Bộ Y tế, UBND tỉnh theo quy định./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Y tế (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh;
- UBMTTQ và các đoàn thể tỉnh (ph/h);
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- VP UBND tỉnh: LĐVP, KTTH, NC;
- Lưu: VT, KGVX(NTT)
.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Vương Quốc Tuấn

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 598/KH-UBND ngày 28/12/2020 về đảm bảo tài chính thực hiện Chiến lược quốc gia chấm dứt bệnh AIDS vào năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


935

DMCA.com Protection Status
IP: 18.222.161.245
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!