ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 466/KH-UBND
|
Hà Tĩnh, ngày 05 tháng 12 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 128/NQ-CP NGÀY 11/10/2021 CỦA CHÍNH PHỦ
BAN HÀNH QUY ĐỊNH TẠM THỜI “THÍCH ỨNG AN TOÀN, LINH HOẠT, KIỂM SOÁT HIỆU QUẢ DỊCH
COVID-19”
Thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP
ngày 11/10/2021 của Chính phủ về Quy định tạm thời "Thích ứng an toàn,
linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" và Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 của Bộ Y tế về Hướng dẫn tạm thời
về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính
phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện như sau:
I. MỤC TIÊU: Bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân; hạn chế đến mức thấp nhất các ca mắc, ca chuyển bệnh nặng, tử vong do COVID-19; khôi phục
và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội; phấn đấu
duy trì trạng thái bình thường mới trên địa bàn toàn tỉnh
II. QUAN ĐIỂM
1. Bảo đảm mục tiêu kép nhưng đặt sức khỏe, tính mạng người dân lên trên hết, trước hết; các giải pháp phòng, chống dịch phải dựa trên cơ sở hướng
dẫn, chỉ đạo của Trung ương, vận dụng phù hợp với tình hình
dịch bệnh trên toàn quốc và của tỉnh; đảm bảo người dân được
bảo vệ tốt nhất trước dịch bệnh, được tiếp cận dịch vụ y tế sớm nhất, nhanh nhất,
ngay từ cơ sở; không gây ách tắc trong lưu thông, sản xuất, kinh doanh.
2. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của
Đảng; huy động cả hệ thống chính trị; đề cao trách nhiệm của các cấp ủy Đảng,
chính quyền, trách nhiệm người đứng đầu trong phòng, chống
dịch, thực hiện mục tiêu kép; bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất trong
toàn tỉnh, đồng thời phát huy tính chủ động, sáng tạo của
chính quyền các cấp, nhất là cấp cơ sở.
3. Trong phòng, chống dịch phải lấy
phòng dịch là cơ bản, lâu dài; y tế là lực lượng nòng cốt cùng với các lực lượng
quân đội, công an,... đồng thời huy động sự tham gia của tất cả các lực lượng
trong xã hội. Phát huy vai trò của người dân, doanh nghiệp
là trung tâm, là chủ thể trong phòng, chống dịch, trong sản
xuất, kinh doanh, sinh hoạt an toàn.
4. Các giải pháp thích ứng an toàn,
linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 phải được thực hiện kịp thời, quyết
liệt; đảm bảo hài hòa giữa các giải pháp chuyên môn y tế với các giải pháp hành
chính, kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự. Các giải pháp y tế phải đồng bộ giữa cách ly với xét nghiệm, điều trị, vắc xin, theo
phương châm “cách ly, xét nghiệm là then chốt, vắc xin, thuốc điều trị là điều
kiện tiên quyết”.
III. PHÂN LOẠI ĐÁNH GIÁ, XÁC ĐỊNH
CẤP ĐỘ DỊCH
1. Phân loại cấp độ dịch
- Cấp 1: Nguy cơ thấp (bình thường mới) tương ứng với màu xanh.
- Cấp 2: Nguy cơ trung bình tương ứng với màu vàng.
- Cấp 3: Nguy cơ cao tương ứng với
màu cam.
- Cấp 4: Nguy cơ rất cao tương ứng với màu đỏ.
2. Phạm vi đánh giá cấp độ dịch: Đánh giá từ quy mô cấp xã. Khuyến khích đánh giá từ phạm vi, quy mô thôn, xóm, tổ dân phố nhằm đảm bảo linh hoạt, hiệu quả.
3. Tiêu chí đánh giá cấp độ
dịch
3.1. Các tiêu chí
a) Tiêu chí 1: Tỷ lệ ca mắc mới tại cộng đồng/số dân/thời gian.
b) Tiêu chí 2: Độ bao phủ vắc xin.
c) Tiêu chí 3: Đảm bảo khả năng thu
dung, điều trị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh các tuyến
3.2. Yêu cầu với
các tiêu chí
a) Tiêu chí 1: Số ca mắc mới tại cộng
đồng/100.000 người/tuần.
Số ca mắc mới tại
cộng đồng/100.000 người/tuần (ca mắc mới) được phân theo
04 mức độ từ thấp đến cao theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới (mức 1: 0 - <
20; mức 2: 20 - <50; mức 3: 50 - <150; mức 4: ≥150).
Số ca mắc mới tại
cộng đồng/100.000 người/1 tuần = [(Số ca mắc mới trong tuần + số ca mắc mới của tuần trước)/(2 x Dân số trên địa bàn)] x
100.000. Ca mắc mới tại cộng đồng không bao gồm ca
nhập cảnh, ca mắc trong cơ sở cách ly y tế tập trung.
b) Tiêu chí 2: Tỷ
lệ người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 01 liều vắc xin phòng COVID-19
- Tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên được
tiêm ít nhất 1 liều vắc xin phòng COVID-19 phân theo 02 mức (≥70% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin; <70% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin);
- Từ tháng 11 năm 2021, yêu cầu tối
thiểu 80% người từ 50 tuổi trở lên được tiêm đủ liều vắc
xin phòng COVID-19.
c) Tiêu chí 3: Đảm
bảo khả năng thu dung, điều trị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh các tuyến
- Có kế hoạch của tỉnh về thiết lập
cơ sở thu dung, điều trị và bảo đảm số giường hồi sức cấp cứu (ICU) tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc (bao gồm cả y tế tư
nhân) sẵn sàng đáp ứng tình hình dịch
ở cấp độ 4.
- Các huyện, thành phố, thị xã có kế
hoạch thiết lập trạm y tế lưu động, tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng
và có kế hoạch cung cấp ôxy y tế cho các trạm y tế xã, phường, thị trấn để đáp ứng khi có dịch xảy
ra.
4. Xác định cấp độ dịch
Phân loại cấp độ dịch theo Nghị quyết
số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ theo bảng sau:
Tiêu
chí 1
Tiêu chí 2
|
0
- <20
|
20
- <50
|
50
- <150
|
≥150
|
≥70% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin
|
Cấp 1
|
Cấp 1
|
Cấp 2
|
Cấp 3
|
<70% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin
|
Cấp 1
|
Cấp 2
|
Cấp 3
|
Cấp 4
|
Trong đó Tiêu chí 1 có thể điều chỉnh giảm hoặc tăng số ca mắc mới
trong từng mức độ cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
5. Điều chỉnh cấp độ dịch:
- Trường hợp không đạt được Tiêu chí
3 thì không được giảm cấp độ dịch.
- Phải tăng lên 1 cấp độ dịch nếu
không đạt được yêu cầu tại ý thứ 2 điểm b khoản 3.2 mục 3 phần III (trừ khi địa
bàn đang có dịch ở cấp độ 4 hoặc không có ca mắc).
6. Căn cứ tình hình thực tiễn về diễn
biến dịch, độ bao phủ vắc xin, điều kiện thực tế (mật độ dân cư, điều kiện kinh
tế xã hội...), khả năng ứng phó có thể điều chỉnh các tiêu chí, cấp độ dịch cho
phù hợp, đảm bảo quy định tại Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ.
IV. CÁC BIỆN PHÁP
CHUYÊN MÔN
1. Chuẩn bị năng lực ứng phó với dịch
COVID-19
a) Xây dựng kịch bản và phương án bảo
đảm công tác y tế phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 theo
từng cấp độ dịch; tổ chức triển khai khi có dịch xảy ra
trên địa bàn.
b) Tăng cường tổ chức đào tạo, tập huấn
nâng cao năng lực truy vết, xét nghiệm, cách ly y tế và điều trị trên địa bàn.
c) Tăng cường khả năng thu dung, điều
trị, chăm sóc người mắc COVID-19:
- Xây dựng kế hoạch thu dung, chăm
sóc, điều trị người mắc COVID-19 (F0), đặc biệt là kế hoạch bảo đảm đáp ứng về
giường ICU. Cập nhật số liệu và quản lý phần mềm báo cáo các cơ sở thu dung, điều
trị F0.
- Có kế hoạch bảo đảm khi có dịch xảy
ra: Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên có hệ thống cung cấp
ôxy hóa lỏng, khí nén; các trạm y tế xã, phường, thị trấn bảo đảm cung cấp ôxy
y tế; có kế hoạch tổ chức các trạm y tế lưu động, tổ chăm
sóc F0 tại cộng đồng, tổ chức quản lý F0 tại nhà.
- Tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
vừa điều trị bệnh nhân thông thường vừa điều trị COVID-19.
Bảo đảm tổ chức phân luồng, sàng lọc các trường hợp nghi
nhiễm đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để phát hiện ca bệnh, quản lý chặt chẽ, tránh lây nhiễm chéo trong cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh.
2. Xét nghiệm
a) Việc xét nghiệm được thực hiện
theo địa bàn nguy cơ và nhóm nguy cơ.
- Xét nghiệm các trường hợp có một trong các biểu hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác
và khứu giác, khó thở...
- Xét nghiệm tầm soát ngẫu nhiên, định
kỳ do cơ quan y tế thực hiện tại các
khu vực có nguy cơ cao, tập trung đông người như cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, chợ,
bến xe, siêu thị, trung tâm thương mại...; đối với các nhóm nguy cơ (các trường
hợp di chuyển nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người...) như lái xe, người chạy xe mô
tô chở khách (xe ôm), người giao hàng hóa (shipper)...
- Tại cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở
kinh doanh dịch vụ, trung tâm thương mại, siêu thị, cơ quan, công sở: tự tổ chức
xét nghiệm SARS-CoV-2 ngẫu nhiên cho người có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cao.
b) Không chỉ định
xét nghiệm đối với việc đi lại của người dân; chỉ thực hiện xét nghiệm đối với trường hợp đến từ địa bàn có dịch ở cấp
độ 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa) và các trường hợp nghi ngờ hoặc có chỉ
định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 3.
c) Đối với người đã tiêm đủ liều vắc
xin và người đã khỏi bệnh: chỉ xét nghiệm khi có yêu cầu điều tra dịch tễ; với
trường hợp cách ly y tế hoặc theo dõi y tế và trường hợp đến từ địa bàn có
dịch ở cấp độ 3, cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa).
d) Việc thực hiện xét nghiệm để xử lý
ổ dịch: tùy thuộc vào các yếu tố nguy cơ; tình hình dịch
bệnh và mức độ của ổ dịch, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch cấp huyện
quyết định đối tượng, địa bàn xét nghiệm phù hợp dựa trên ý kiến của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và các cơ quan
chuyên môn; trường hợp dịch diễn biến phức tạp trên quy mô rộng, số ca mắc lớn thì Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh quyết định đối tượng,
địa bàn xét nghiệm phù hợp dựa trên ý kiến đề xuất của chính quyền địa phương và các cơ quan tham mưu liên quan.
đ) Thực hiện xét nghiệm theo phương
pháp gộp mẫu trong trường hợp xét nghiệm
tầm soát, sàng lọc, định kỳ.
3. Cách ly y tế
a) Đối với người
đến từ địa bàn có dịch (địa bàn có dịch ở cấp độ 3, cấp độ 4 hoặc vùng cách ly y
tế), người tiếp xúc gần (F1): theo hướng dẫn
hiện hành của Bộ Y tế; giao Sở Y tế cập nhật, hướng dẫn các đơn vị, địa phương thực hiện.
b) Đối với người
cao tuổi, người có bệnh nền, phụ nữ mang thai, người dưới 18 tuổi (trẻ em): Thực hiện cách ly y tế tại nhà và có người
chăm sóc cách ly cùng.
4. Tiêm chủng vaccine phòng COVID-19:
Đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine phòng COVID-19, ưu tiên tiêm
cho người từ 50 tuổi trở lên, người có bệnh nền, phụ nữ có
thai, người lao động làm việc tại các khu, cụm công nghiệp, trẻ em...
5. Điều trị F0: Thực hiện theo các hướng
dẫn hiện hành của Bộ Y tế và thí điểm điều trị tại nhà ở những nơi đảm bảo đủ
điều kiện theo quy định
6. Đối với công
tác đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở sản
xuất, kinh doanh, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhà
hàng/quán ăn, tại các cơ sở giáo dục đào tạo, đối với người điều khiển phương tiện vận
chuyển thực hiện theo các hướng dẫn hiện hành của Bộ Y tế,
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giao thông vận tải và Bộ Công Thương.
Đối với việc tổ
chức các hoạt động tập trung trong nhà, ngoài trời tại các
địa bàn có dịch cấp độ 2, 3, 4: các địa phương quyết định thay đổi số lượng người tham gia hoặc công suất hoạt động trong trường
hợp 100% người tham gia đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi
bệnh COVID-19 hoặc có kết quả xét
nghiệm SARS-COV-2 âm tính.
VI. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Kế hoạch này được triển khai thực
hiện thống nhất trong toàn tỉnh. Căn cứ vào các hướng dẫn
của Bộ Y tế và các bộ, ngành, Sở Y tế tham mưu cho UBND tỉnh quyết định các biện
pháp hành chính phù hợp bao gồm các quy định, hướng dẫn cụ thể về công suất, số
lượng người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, văn hóa, văn
nghệ, sự kiện tập trung đông người,... và có thể linh hoạt
áp dụng các biện pháp bổ sung cụ thể nhưng không trái với quy định của trung ương, không gây ách tắc lưu thông hàng hóa, sản xuất kinh doanh và đi lại, sinh hoạt của nhân dân.
2. Sở Y tế
- Công bố, cập
nhật cấp độ dịch tại các địa bàn và vùng cách ly y tế (phong
tỏa) thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các biện
pháp áp dụng tương ứng trên cổng thông tin điện tử của địa phương; cập nhật cấp độ dịch, vùng cách ly y tế
(phong tỏa) trên cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế.
- Tham mưu UBND tỉnh kế hoạch thiết lập
cơ sở thu dung, điều trị và bảo đảm số
giường hồi sức cấp cứu (ICU) tại các cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh trực thuộc (bao gồm cả y tế tư
nhân) sẵn sàng đáp ứng tình hình dịch
ở cấp độ 4.
- Tham mưu để điều chỉnh các tiêu chí
phân loại và điều chỉnh cấp độ dịch phù hợp với diễn biến tình hình dịch, độ
bao phủ vắc xin, điều kiện thực tế và thực tiễn triển
khai.
- Thực hiện hướng dẫn của Bộ Y tế đối
với việc xét nghiệm, cách ly, theo dõi y tế người đến từ
khu vực có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao, nguy cơ; người nhập cảnh; người hoàn
thành cách ly tập trung về nơi cư trú/lưu trú, làm việc để phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh.
- Tham mưu, đề xuất UBND tỉnh huy
động nguồn lực về phương tiện, trang thiết bị,
ô xy, nhân lực... để đáp ứng yêu cầu công tác phòng, chống
dịch và chăm sóc sức khỏe cho người dân trong mọi tình huống, tiếp tục củng cố năng lực của hệ thống y tế từ tuyến
xã đến tuyến tỉnh.
- Phối hợp Ban Quản ly Khu Kinh tế tỉnh, Sở Công Thương, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã rà soát, đánh giá sự cần thiết, đề xuất thành lập các trạm y tế/tổ
y tế lưu động tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp để thực hiện
công tác chăm sóc sức khỏe và phòng, chống dịch bệnh cho công nhân, người lao động.
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân cài đặt ứng dụng và khai thác, sử dụng dữ liệu phần mềm PC-COVID vào kiểm
soát dịch bệnh COVID-19. Chỉ đạo các cơ sở tiêm chủng cập nhật kịp thời dữ liệu
tiêm vắc xin hằng ngày trên Nền tảng quản lý tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19
tại địa chỉ https://tiemchungcovid19.moh.gov.vn.
- Triển khai kịp thời, an toàn, hiệu
quả Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 theo hướng dẫn và phân bổ vắc
xin của Bộ Y tế.
3. Sở Giao thông vận tải
- Căn cứ tình hình
thực tế tại địa phương, hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải
và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh,
hướng dẫn tổ chức hoạt động vận tải hàng hóa, hành khách bằng
đường bộ, đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh phù hợp điều
kiện phòng, chống dịch bệnh đảm bảo “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch
COVID-19” đối với từng cấp độ dịch. Hướng dẫn công tác phòng, chống dịch đối với các hoạt động thi công xây dựng công trình
giao thông trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan,
đơn vị liên quan kiểm tra việc chấp hành các quy định về
phòng, chống dịch đối với hoạt động vận tải hàng hóa, hành
khách bằng đường bộ, đường thủy nội địa; hoạt động đào tạo, sát hạch cấp giấy
phép lái xe trên địa bàn tỉnh.
4. Sở Công Thương
- Chỉ đạo công tác bảo đảm hàng hóa, nguyên vật liệu, năng lượng để đáp ứng yêu cầu phục hồi sản xuất, kinh doanh và phát triển kinh tế - xã hội.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan đề
xuất cấp có thẩm quyền tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án công nghiệp quan trọng; hỗ
trợ tối đa các nhà máy duy trì và khôi phục sản xuất để giữ đơn hàng, chuỗi cung ứng.
- Chủ trì phối hợp với cơ quan, đơn vị
liên quan xây dựng kế hoạch huy động lực lượng vận chuyển,
cung ứng hàng hóa thiết yếu cho
các khu vực cách ly, phong tỏa.
5. Công an tỉnh
- Bảo đảm
an ninh trật tự, an toàn xã hội và an ninh mạng, tăng cường phòng
ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, đặc biệt là hành vi chống lại lực lượng chức năng tham gia phòng, chống dịch COVID-19; xử lý nghiêm các
đối tượng lợi dụng chính sách phòng, chống dịch.
- Triển khai hiệu quả, kịp thời việc ứng
dụng Cơ sở dữ liệu dân cư trong quản lý xã hội, phòng, chống dịch COVID-19
và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên
địa bàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp Sở Y tế và chính
quyền địa phương thường xuyên trao đổi, cập nhật thông tin quản lý việc cư trú,
thông tin y tế và di biến động của
người dân trên địa bàn; phối hợp giám sát y tế đối với người
về từ các khu vực, địa phương có nguy cơ rất cao, nguy cơ
cao.
- Phối hợp chặt chẽ với các địa
phương, các lực lượng chức năng, đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ thông tin và bố trí lực lượng tại
các chốt kiểm soát liên ngành, phân luồng, hướng dẫn kiểm
tra giao thông và kiểm soát hiệu quả phòng, chống dịch COVID-19 phù hợp với diễn
biến dịch bệnh trên địa bàn và các quy định của Trung ương, của tỉnh trong tình hình mới; xử lý
nghiêm các trường hợp vi phạm.
6. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì việc
thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin
trong phòng, chống dịch; tiêu chuẩn kỹ thuật kết nối, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, dữ liệu cá nhân công dân.
- Chỉ đạo các cơ quan báo chí và hệ
thống thông tin cơ sở chủ động, kịp thời
cung cấp thông tin, phổ biến kiến thức về phòng, chống dịch
COVID-19; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cả
hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở xã, phường, thị trấn,
thôn, xóm, khu dân cư, người dân, nhất là người về từ các địa phương, khu vực
nguy cơ rất cao, nguy cơ cao, thực hiện nghiêm quy định, hướng dẫn phòng, chống dịch, tránh để lây lan ra cộng đồng. Đẩy mạnh công tác truyền thông
về phòng, chống dịch đảm bảo chủ động,
thống nhất, tạo sự đồng thuận xã hội.
- Chủ trì, phối hợp Công an tỉnh triển
khai ứng dụng Cơ sở dữ liệu dân cư trong quản lý xã hội, phòng,
chống dịch COVID-19 và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
- Tuyên truyền, hướng dẫn cài đặt ứng
dụng PC-COVID để sử dụng thống nhất giúp khai báo y tế, đăng ký tiêm chủng vắc
xin, khám chữa bệnh... trên điện thoại thông minh.
7. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chủ trì, phối hợp Sở Y tế tiếp tục
chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra giám sát việc thực hiện yêu cầu phòng, chống
dịch COVID-19 trong hoạt động giáo dục và đào tạo; phối hợp với Sở Y tế, các địa
phương tổ chức tiêm chủng cho học sinh trong độ tuổi khi có
hướng dẫn và phân bổ chỉ tiêu vắc xin của Bộ
Y tế.
- Thực hiện nghiêm các giải pháp để tổ
chức hoạt động dạy học và giáo dục đảm bảo linh hoạt, chủ
động, an toàn, hiệu quả, phù hợp với tình hình dịch bệnh
COVID-19 ở từng địa phương.
8. Sở Nội vụ
- Rà soát hướng dẫn hoạt động của các
cơ sở, địa điểm, hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự đảm
bảo phòng, chống dịch COVID-19 ở các cấp độ dịch.
- Tham mưu UBND tỉnh phát động các
phong trào thi đua trong phòng, chống dịch COVID-19, khôi
phục và phát triển kinh tế - xã hội. Phối hợp với Sở Y tế, các sở, ngành, địa
phương đề xuất khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh
tế.
9. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Rà soát hướng dẫn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19
trong hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch ở các cấp độ dịch.
10. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì,
phối hợp các cơ quan liên quan đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh
nghiệp; chính sách ưu đãi thu hút các nhà đầu tư nước
ngoài, trong nước thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh
trên địa bàn tỉnh.
11. Sở Tài chính: Tham mưu phương án
bố trí kinh phí theo phân cấp ngân sách hiện hành để thực hiện Kế hoạch
12. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
- Chủ trì, phối
hợp với Sở Y tế và các cơ quan liên quan để khảo sát, tham
mưu thành lập các cơ sở cách ly y tế tập trung đảm bảo về số lượng, quy mô, cơ
sở vật chất cho hoạt động của các cơ sở cách ly tập trung, đáp ứng kịp thời với
các tình huống, diễn biến dịch bệnh.
- Thiết lập, vận hành, tổ chức hoạt động
các cơ sở cách ly tập trung được giao theo quy định của Bộ
Y tế. Phối hợp với các cơ quan chức năng tiếp nhận các trường
hợp đến cách ly tại các cơ sở cách ly tập trung thuộc thẩm quyền quản lý, bàn
giao đúng quy định khi kết thúc cách ly.
13. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
- Triển khai đồng bộ các biện pháp
công tác biên phòng, nắm chắc tình hình ngoại biên, biên giới, trên biển, khu vực biên giới; quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới, kiểm soát chặt chẽ
hoạt động xuất nhập cảnh tại cửa khẩu, cảng biển, cửa lạch, chủ trì đảm bảo an
ninh trật tự trong khu vực biên giới, đấu tranh phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật,
chống xuất, nhập cảnh trái phép và phòng, chống dịch COVID-19. Thực hiện tốt
công tác đối ngoại biên phòng, phối hợp lực lượng chức năng của Ban phòng, chống dịch COVID-19 và giải quyết tốt các vấn đề phát sinh hai bên biên giới.
- Phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế và
các lực lượng chức năng có liên quan thực hiện nghiêm việc giám sát, kiểm
soát chặt chẽ dịch tại cửa khẩu, cảng biển, các đường mòn, lối mở; thông báo kịp thời về tình hình nhập cảnh liên quan đến dịch bệnh cho ngành Y tế phối hợp xử lý. Thực hiện nghiêm việc tạm dừng, đóng cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với các địa phương khu vực
biên giới đẩy mạnh giám sát cộng đồng, tăng cường hoạt động
ngăn chặn, rà soát, phát hiện nhanh các trường hợp nhập cảnh
trái phép, trốn cách ly y tế trên địa bàn để áp dụng các biện pháp phòng, chống
dịch kịp thời và xử lý nghiêm theo pháp luật.
14. Ủy ban nhân dân các huyện, thành
phố, thị xã:
- Thường xuyên đánh giá cấp độ dịch trên địa bàn cấp huyện; chỉ đạo UBND cấp xã đánh giá
cấp độ dịch trên địa bàn cấp xã và áp dụng các biện pháp phòng,
chống dịch phù hợp theo hướng dẫn của Bộ Y tế, UBND tỉnh,
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh.
- Quyết định cách
ly y tế vùng (phong tỏa ổ dịch) nhanh nhất, ở phạm vi hẹp nhất có thể (01 xã,
phường, thị trấn và các thôn, xóm, tổ dân phố) và triển
khai các hoạt động đảm bảo an sinh xã hội, tiếp cận dịch vụ y tế để người dân
yên tâm tuân thủ các quy định phòng, chống dịch.
- Tăng cường công
tác đôn đốc, kiểm tra đến cấp cơ sở, chuẩn bị các điều kiện
cần thiết để sẵn sàng đáp ứng nhanh khi tình hình dịch bệnh thay đổi.
- Duy trì chế độ ứng trực thường xuyên, hoạt động của các Tổ giám sát và tuyên truyền
phòng chống COVID tại cộng đồng, đội phòng chống dịch cơ động của huyện, thành
phố, thị xã và xã, phường, thị trấn để rà soát, quản lý,
giám sát việc đến/về của người dân trên địa bàn.
- Giám sát, theo dõi sức khỏe và xét nghiệm SARS-CoV-2 theo quy định
và hướng dẫn của ngành Y tế đối với những người đến/về trên địa bàn khi trở
về từ địa phương, khu vực nguy cơ rất cao, nguy cơ cao (được công
bố tại trang thông tin điện tử của Bộ Y tế); xử lý nghiêm những tổ chức, cá
nhân vi phạm trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.
- Chủ động phối hợp Sở Y tế đảm bảo xử
lý nhanh, kịp thời kiểm soát dịch bệnh trong mọi tình huống trên địa bàn; tăng
cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng, kiểm soát lây nhiễm
COVID-19 tại các cơ sở khám, chữa bệnh,
các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn và các
khu vực có nguy cơ khác.
- Đảm bảo tiến độ kế hoạch tiêm vắc
xin theo từng đợt phân bổ, ưu tiên tiêm vắc xin cho người
trên 50 tuổi, công nhân các Khu/Cụm Công nghiệp, lực lượng vận chuyển, người
làm việc tại các khu vực nguy cơ lây nhiễm cao như trung
tâm thương mại, siêu thị,... theo hướng dẫn của ngành Y tế.
- Xây dựng kế hoạch thiết lập trạm y
tế lưu động, tổ chăm sóc người nhiễm
COVID-19 tại cộng đồng và kế hoạch cung cấp ôxy y tế cho các trạm y tế xã, phường, thị trấn để đáp ứng khi có dịch xảy ra.
- Chủ động chuẩn bị sẵn sàng nhân lực, phương tiện, vật tư... theo phương châm “4
tại chỗ” để thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống dịch; huy động lực lượng các
phòng, ban, đơn vị, các tổ chức trong hệ thống
chính trị tham gia phòng, chống dịch khi có yêu
cầu.
- Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, UBND các huyện,
thành phố, thị xã chủ động bố trí kinh phí theo phân cấp ngân sách hiện hành để
thực hiện Kế hoạch.
15. Các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân
dân các cấp căn cứ Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ và hướng
dẫn của các bộ, ban, ngành Trung ương liên quan, chỉ đạo của Ủy
ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh và căn cứ nội dung Kế hoạch này để triển khai
kịp thời các nhiệm vụ, biện pháp phòng chống dịch theo chức năng, lĩnh vực, địa bàn quản lý; tăng cường cải
cách hành chính, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, không gây phiền hà, phát sinh các
thủ tục hành chính cho doanh nghiệp và người dân; tổ chức có hiệu quả phát triển kinh tế xã hội trong điều kiện “Thích ứng an
toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19”.
Tùy theo tình hình
diễn biến của dịch bệnh COVID-19, Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ xem xét, điều chỉnh,
bổ sung các nội dung liên quan cho phù hợp thực tế. Trong
quá trình thực hiện, căn cứ điều kiện
thực tế và yêu cầu nhiệm vụ, các đơn vị, địa phương báo cáo, xin ý kiến Ban Chỉ
đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh về việc
áp dụng biện pháp phòng, chống dịch tại đơn vị, địa phương vượt trần so với quy
định tại Kế hoạch này.
Yêu cầu các sở, ban, ngành, địa
phương nghiêm túc triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Văn phòng Chính phủ;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Chánh VP, PCVP
Trần Tuấn Nghĩa;
- Trung tâm CB-TH;
- Lưu: VT, VX1.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Võ Trọng Hải
|
BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG DỊCH ÁP DỤNG ĐỐI VỚI TỔ CHỨC, CƠ QUAN, DOANH
NGHIỆP VÀ CÁ NHÂN
(Kèm
theo Kế hoạch số 466/KH-UBND ngày 05/12/2021 của UBND tỉnh)
1. Đối với tổ chức, cơ
quan, doanh nghiệp
Biện
pháp
|
Cấp 1
|
Cấp 2
|
Cấp 3
|
Cấp
4
|
1. Tổ chức hoạt động tập trung trong nhà, ngoài trời
|
Đảm bảo các biện pháp phòng, chống
dịch COVID-19
(1) Hoạt động trong nhà (hội họp, tập huấn, hội thảo...)
* 100% người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh
COVID-19
Tổ chức đám cưới, đám tang có giám sát
của chính quyền địa phương tại cấp
2,3,4
|
Không
hạn chế số người
|
≤100
người
|
≤30
người
(≤50
người*)
|
≤10
người
(≤30
người*)
|
(2) Hoạt động ngoài trời
* 100%
người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19
Tổ chức đám cưới, đám tang có giám sát của chính quyền địa
phương tại cấp 2,3,4
|
Không
hạn chế số người
|
≤100
người
|
≤30
người
(≤50
người*)
|
≤10
người
(≤30
người*)
|
2. Vận tải hành khách công cộng đường bộ (bao gồm
cả vận tải hành khách nội tỉnh và liên tỉnh), đường thủy nội địa, hàng hải
|
Đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19 (đối với đường sắt áp dụng
theo văn bản quy định của Bộ Giao thông vận tải).
* Theo hướng dẫn của Bộ Giao Thông
vận tải và Sở Giao thông vận tải.
|
Hoạt
động bình thường*
|
Hoạt
động có điều kiện*
|
Không
hoạt động/Hoạt động hạn chế, có điều kiện*
|
Không
hoạt động/Hoạt động hạn chế, có điều kiện*
|
3. Lưu thông, vận chuyển hàng
hóa nội tỉnh hoặc liên tỉnh
|
Thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giao Thông vận tải và Sở Giao thông vận tải đảm bảo thống nhất, đồng bộ theo quy định phòng,
chống dịch của các bộ, ngành liên quan và các tỉnh, thành
phố
* Đối với Người
vận chuyển hàng bằng xe máy sử dụng công nghệ có đăng ký (bao gồm nhân viên của doanh nghiệp bưu
chính): Trong trường hợp cần thiết UBND tỉnh sẽ quy định
về số lượng người tham gia lưu thông trong cùng một thời
điểm.
|
Hoạt
động
|
Hoạt
động
|
Hoạt
động
|
Hoạt
động*
|
4. Sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
|
4.1. Cơ sở sản xuất, đơn vị thi công các dự án,
công trình giao thông, xây dựng
*Chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất,
kinh doanh phải có kế hoạch phòng, chống dịch và chịu trách nhiệm triển khai
các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19.
|
Hoạt
động*
|
Hoạt
động*
|
Hoạt
động*
|
Hoạt
động*
|
4.2. Cơ sở kinh doanh dịch vụ
bao gồm trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích, chợ trừ các cơ sở quy định tại Điểm
4.3, 4.4
*Có kế hoạch
và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19.
** Trường hợp cần thiết, UBND tỉnh
sẽ quy định hạn chế số lượng người bán/mua cùng một thời điểm.
|
Hoạt
động*
|
Hoạt
động*
|
Hoạt
động*
|
Hoạt
động hạn chế**
|
4.3. Trung tâm hội nghị, tiệc cưới, nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống
* Chủ cơ sở có
kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm
bảo phòng, chống dịch COVID-19.
** Chủ cơ sở đã được tiêm đủ liều vắc
xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19
|
Hoạt
động*
|
Hoạt
động*
Không
quá 60 % công suất, chỉ được hoạt động đến 22h, tối đa
không được tập trung quá 100 người tại một thời điểm
|
Hoạt
động*
Không
quá 30 % công suất, chỉ được hoạt động đến 22h, tối đa không được tập trung
quá 30 người tại một thời điểm
|
Bán
mang về**
|
4.4. Cơ sở kinh doanh các dịch
vụ có nguy cơ lây nhiễm cao
* Có kế hoạch và chịu trách nhiệm
triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19. Chủ cơ sở và những
người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19.
|
|
|
|
|
- Dịch vụ cắt tóc, gội đầu, làm
móng tay/móng chân, cơ sở thẩm mỹ/spa, phòng tập gym, bi-a, yoga; xông hơi,
massage; các điểm cung cấp trò chơi điện tử, điểm truy cập
internet công cộng
|
Hoạt
động
|
Hoạt
động*
|
Ngừng
hoạt động
|
Ngừng hoạt động
|
- Dịch vụ karaoke
|
Hoạt
động
|
Hoạt
động*
Không quá 50% công
suất của cơ sở và không quá 10 người/1 phòng tại một thời điểm
|
Ngừng
hoạt động
|
Ngừng
hoạt động
|
- Vũ trường, quán bar
|
Hoạt
động hạn chế*
|
Ngừng
hoạt động
|
Ngừng
hoạt động
|
Ngừng
hoạt động
|
4.5. Hoạt động bán hàng rong,
vé số dạo,…
* Đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19
|
Hoạt
động
|
Hoạt
động
|
Ngừng
hoạt động/Hoạt động có điều kiện*
|
Ngừng
hoạt động
|
5. Hoạt động giáo dục, đào tạo trực tiếp
|
* Đảm bảo phòng, chống dịch
COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ
Y tế.
** Thời gian, số lượng không quá 25
học sinh/lớp, ngừng một số hoạt động theo hướng dẫn Sở
Giáo dục và Đào tạo. Kết hợp với dạy,
học trực tuyến và qua truyền hình.
|
Hoạt
động*
|
Hoạt
động*
|
Hoạt
động hạn chế**
|
Ngừng
hoạt động/Hoạt động hạn chế**
|
6. Hoạt động cơ quan,
công sở
|
Có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19.
* Giảm số lượng người làm việc
(UBND tỉnh quy định tùy theo tình hình thực tế), tăng cường làm việc trực tuyến.
|
Hoạt
động
|
Hoạt
động
|
Hoạt
động hạn chế*
|
Hoạt
động hạn chế*
|
7. Các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự
|
* Có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ.
** 100% người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19
|
Không
hạn chế số người*
|
≤100
người*
|
≤30
người*
(≤50
người**)
|
≤10
người*
(≤30 người**)
|
8. Hoạt động nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà nghỉ, tham quan du lịch; biểu diễn văn hóa, nghệ thuật,
thể dục, thể thao
|
8.1. Cơ sở, địa điểm nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà nghỉ, điểm tham
quan du lịch
* Có kế hoạch và chịu trách nhiệm
triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch
COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
|
Hoạt
động*
|
Hoạt
động*
Không
tập trung quá 100 người tại một thời
điểm
|
Hoạt
động*
Không
tập trung quá 30 người tại một thời điểm
|
Ngừng hoạt động
|
8.2. Bảo tàng, triển lãm, thư viện, rạp chiếu phim, cơ sở, địa điểm biểu diễn văn hóa, nghệ
thuật, thể dục, thể thao,…
* Cơ sở có kế hoạch và chịu trách
nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch
COVID-19 (bao gồm việc tự tổ chức xét nghiệm cho nhân viên, người lao động,
điều kiện đối với người thăm quan, khán thính giả và
phương án xử lý khi có ca mắc mới) theo hướng dẫn của Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
|
Hoạt
động*
|
Hoạt
động*
Không
tập trung quá 100 người tại một thời điểm
|
Hoạt
động*
Không
tập trung quá 30 người tại một thời điểm
|
Ngừng hoạt động
|
9. Ứng
dụng công nghệ thông tin
|
9.1. Cập nhật thông tin về tiêm chủng vắc xin, kết quả xét nghiệm COVID-19, kết quả điều trị COVID-19
|
Áp dụng
|
Áp dụng
|
Áp dụng
|
Áp dụng
|
9.2. Quản lý thông tin người vào/ra
địa điểm công cộng, sử dụng phương tiện giao thông công
cộng, các địa điểm sản xuất, kinh doanh, sự kiện đông
người bằng mã QR.
|
Áp dụng
|
Áp dụng
|
Áp dụng
|
Áp dụng
|
2. Đối với cá nhân
Biện
pháp
|
Cấp 1
|
Cấp 2
|
Cấp 3
|
Cấp 4
|
1. Tuân thủ 5K
|
Áp dụng
|
Áp dụng
|
Áp dụng
|
Áp dụng
|
2. Ứng
dụng công nghệ thông tin
Sử dụng các ứng dụng công nghệ
thông tin theo quy định để khai báo y tế, đăng ký tiêm
chủng vắc xin, khám chữa bệnh (nếu có điện thoại thông
minh). Sử dụng mã QR theo quy định của chính quyền và cơ
quan y tế.
|
Áp dụng
|
Áp dụng
|
Áp dụng
|
Áp dụng
|
3. Đi
lại của người dân đến từ các địa bàn có cấp độ dịch khác nhau
* Tuân thủ điều kiện về tiêm chủng,
xét nghiệm, cách ly theo hướng dẫn của Bộ Y tế, UBND tỉnh và Sở Y tế.
|
Không
hạn chế
|
Không
hạn chế
|
Không
hạn chế, có điều kiện*
|
Hạn
chế*
|