Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 2716/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh Người ký: Ngô Minh Châu
Ngày ban hành: 15/08/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2716/KH-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 8 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CÔNG TÁC XÉT NGHIỆM SARS-COV-2 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(từ ngày 15 tháng 8 đến ngày 15 tháng 9 năm 2021)

Thực hiện Kế hoạch số 2715/KH-UBND ngày 15 tháng 8 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh COVID-19 theo Nghị quyết số 86/NQ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ;

Căn cứ năng lực xét nghiệm RT-PCR của các phòng xét nghiệm sàng lọc, xét nghiệm khẳng định, năng lực cung ứng xét nghiệm nhanh phát hiện kháng nguyên SARS-CoV-2 (gọi tắt là xét nghiệm nhanh kháng nguyên) và tình hình dịch bệnh tại Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay;

Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch triển khai công tác xét nghiệm SARS-CoV-2 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 15 tháng 8 đến ngày 15 tháng 9 năm 2021 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Đánh giá tình hình dịch bệnh trên địa bàn, mở rộng vùng xanh, tiến tới kiểm soát dịch trên địa bàn Thành phố.

- Đảm bảo tính khoa học, thiết thực, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm nhằm phát hiện kịp thời bệnh nhân COVID-19 để điều trị hiệu quả; thu hẹp “vùng đỏ”, “vùng cam”, “vùng vàng”; mở rộng “vùng xanh” trên địa bàn.

- Cân đối giữa nguồn nhân lực y tế dự phòng và điều trị trong giai đoạn hiện nay, phù hợp với tổng công suất xét nghiệm hiện nay của Thành phố; đảm bảo nguồn nhân lực và lực lượng lấy mẫu.

- Chuẩn bị đầy đủ công tác hậu cần về dụng cụ, hóa chất, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị, trang phục bảo hộ cho công tác xét nghiệm.

- Thực hiện nghiêm quy tắc 5K của Bộ Y tế, đảm bảo an toàn cho người lấy mẫu và người được lấy mẫu, không để xảy ra lây nhiễm chéo trong quá trình lấy mẫu xét nghiệm.

II. MỤC TIÊU CỤ THỂ

1. Từ ngày 15 tháng 8 đến ngày 22 tháng 8 năm 2021: thực hiện giải phóng vùng sạch và đánh giá nguy cơ tại các vùng có tỷ lệ lây nhiễm cao;

2. Từ ngày 23 tháng 8 đến ngày 31 tháng 8 năm 2021: thực hiện tách nguồn lây nhiễm mạnh;

3. Từ ngày 01 tháng 9 năm đến ngày 15 tháng 9 năm 2021: duy trì và kiểm soát lây nhiễm trong cộng đồng.

III. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Đánh giá, phân loại vùng nguy

1.1. Chủ động, bám chắc địa bàn dựa trên các tiêu chí về phong tỏa, các mức nguy cơ theo thực tiễn hiện nay tại địa bàn các khu dân cư. Trong đó, dựa vào tình hình dịch bệnh thực tế hiện nay tại Thành phố Hồ Chí Minh, các mức nguy cơ được xác định trên phạm vi Tổ dân phố, Tổ nhân dân theo các tiêu chí sau:

- Tổ dân phố, Tổ nhân dân có mức bình thường mới được chia thành 02 mức: Tổ dân phố, Tổ nhân dân đạt “vùng cận xanh” khi không có hộ gia đình có ca F0 mới trong vòng 07 ngày. Nếu trên 14 ngày không có ca F0 mới thì được xác định là Tổ dân phố, Tổ nhân dân đạt “vùng xanh”.

- Tổ dân phố, Tổ nhân dân có mc nguy cơ (vùng vàng): Khi trong vòng 07 ngày có 01 hộ gia đình có ca F0, nhưng không có mối giao lưu, tiếp xúc với các hộ gia đình khác trong Tổ.

- Tổ dân phố, Tổ nhân dân có mức nguy cơ cao (vùng cam): Khi trong vòng 07 ngày có 02 hộ gia đình có ca F0 hoặc có 01 hộ gia đình có ca F0, nhưng có mối giao lưu, tiếp xúc với các hộ gia đình khác trong Tổ.

- Tổ dân phố, Tổ nhân dân có mức nguy cơ rất cao (vùng đỏ): Khi trong vòng 07 ngày có từ 03 hộ gia đình có ca F0 trở lên.

1.2. Trên cơ sở số liệu về các trường hợp mắc bệnh dựa theo thời gian mắc bệnh trên địa bàn Tổ dân phố, Tổ nhân dân, Ủy ban nhân dân quận, huyện và thành phố Thủ Đức chỉ đạo Ủy ban nhân dân các phường, xã, thị trấn lập danh sách phân loại mức độ nguy cơ theo Tổ dân phố, Tổ nhân dân với các “mức nguy cơ” như trên.

1.3. Trên cơ sở diễn biến tình hình dịch bệnh và đánh giá các mức nguy cơ, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 Thành phố sẽ điều chỉnh chiến lược xét nghiệm cho phù hợp với thực tiễn đảm bảo được mục tiêu kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn.

2. Chỉ định xét nghiệm

2.1. Đối với bệnh nhân tại bệnh viện điều trị COVID-19:

Lấy mẫu xét nghiệm theo chỉ định của cơ sở điều trị.

2.2. Đối với F0 tại các khu cách ly tập trung quận, huyện, thành phố Thủ Đức:

- Đảm bảo phải có kết quả RT-PCR trong 24 giờ sau khi tiếp nhận vào khu cách ly.

- Xét nghiệm RT-PCR mẫu đơn ngày thứ 07, nếu kết quả âm tính hoặc dương tính nhưng chỉ số CT ≥ 30 thì được xuất viện theo dõi điều trị tại nhà.

2.3. Đối với F0 đang được cách ly, chăm sóc, theo dõi, điều trị tại nhà:

Thực hiện xét nghiệm theo hướng dẫn chuyên môn của Sở Y tế.

2.4. Đối với F1 tại các khu cách ly tập trung của Thành phố, quận, huyện, thành phố Thủ Đức hoặc cách ly tại nhà:

- Lấy mẫu lần 1 vào ngày đầu tiên bằng phương pháp xét nghiệm nhanh kháng nguyên.

- Lấy mẫu lần 2 vào ngày thứ 14 kể từ khi được cách ly bằng phương pháp xét nghiệm nhanh kháng nguyên.

2.5. Xét nghiệm cộng đồng:

a) Giải phóng vùng sạch

a.1) Tại các vùng bình thường mới (vùng xanh, cận xanh):

- Thực hiện xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR mẫu gộp (10) đại diện hộ gia đình tại các Tổ dân phố, Tổ nhân dân thuộc “vùng xanh” và “cận xanh.

- Tần suất: 02 lần, cách nhau 07 ngày.

- Dựa vào kết quả xét nghiệm và các điều kiện khác để “giải phóng vùng sạch”, với các tiêu chí:

+ Không có trường hợp dương tính sau 02 lần xét nghiệm hoặc trường hợp dương tính nhưng chỉ số CT ≥ 30;

+ Tỷ lệ tiêm chủng đạt 50% (đối tượng > 18 tuổi);

+ Có khả năng đảm bảo thực hiện giãn cách trong cộng đồng.

a.2) Tại các vùng nguy cơ (vùng vàng):

Thực hiện xét nghiệm ngẫu nhiên, có trọng điểm bằng phương pháp RT- PCR mẫu gộp (5) đại diện hộ gia đình, từng bước tiến đến xét nghiệm đại diện toàn bộ các hộ gia đình để chuyển “vùng vàng” thành “vùng xanh”.

b) Đánh giá vùng nguy cơ cao (vàng cam) và nguy cơ rất cao (vùng đỏ):

- Đối với các khu phong tỏa: Tổ chức xét nghiệm để thu gọn phạm vi, biến khu phong tỏa thành điểm phong tỏa. Thực hiện xét nghiệm gộp mẫu xét nghiệm nhanh kháng nguyên theo hộ gia đình:

+ Trường hợp dương tính: Tiến hành giải gộp bằng xét nghiệm nhanh kháng nguyên và hướng dẫn cách ly, chăm sóc, xét nghiệm và điều trị theo quy định.

+ Trường hợp âm tính: Có thể giải phong tỏa nếu đủ điều kiện và tiếp tục theo dõi thực hiện xét nghiệm lại khi phát hiện những trường hợp có triệu chứng nghi nhiễm SARS-CoV-2.

+ Đối với các khu vực vẫn tiếp tục phong tỏa thi tổ chức xét nghiệm lại sau 05 đến 07 ngày để tiếp tục thu hẹp thành điểm phong tỏa, tiến tới giải phong tỏa khi đủ điều kiện.

- Đối với nơi ngoài khu vực khu phong tỏa:

+ Thực hiện xét nghiệm RT-PCR mẫu đơn đối với người có triệu chứng nghi ngờ nhiễm vi-rút SARS-CoV-2.

+ Tùy vào điều kiện thực tiễn, thực hiện giám sát ngẫu nhiên địa bàn dân cư có nhiều yếu tố nguy cơ lây nhiễm theo phương pháp mẫu gộp hộ gia đình (bằng phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên).

c) Duy trì và kiểm soát lây nhiễm trong cộng đồng:

- Giám sát, phát hiện sớm người có triệu chứng nghi ngờ nhiễm vi-rút SARS-CoV-2 hoặc người có yếu tố nguy cơ là những người từ 65 tuổi trở lên, người có bệnh lý nền, người béo phì cộng với yếu tố dịch tễ (sống chung nhà với F0 hoặc có tiếp xúc với F0): Thực hiện xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR mẫu đơn hoặc bằng xét nghiệm nhanh kháng nguyên (nếu dương tính thì thực hiện tiếp RT-PCR trong khi xử lý như một trường hợp nghi nhiễm).

- Đối với các đơn vị đang được phép hoạt động ở một số lĩnh vực có tiếp xúc nhiều như: Y tế, Quân đội, Công an, nhà máy, doanh nghiệp, giao hàng (shipper)... ngoài các biện pháp phòng, chống dịch như quy định hoặc hướng dẫn của các cơ quan chức năng, cần chủ động giám sát bằng xét nghiệm (kháng nguyên nhanh hoặc RT-PCR) trên nguyên tắc: Tự xây dựng kế hoạch, tự thực hiện, tự xét nghiệm; tự kiểm tra đối với nhân viên của đơn vị mình vào định kỳ mỗi 07 ngày.

- Đối với các trường hợp f0 phát hiện cộng đồng, được xét nghiệm bằng xét nghiệm RT-PCR hoặc bằng xét nghiệm nhanh kháng nguyên:

+ Nếu không có triệu chứng: Tổ chức cho cách ly, chăm sóc, theo dõi tại nhà theo hướng dẫn của ngành y tế.

+ Nếu có triệu chứng hoặc có các yếu tố nguy cơ (như mắc các bệnh nền, béo phì hoặc trong khu dân cư có nguy cơ lây lan cao) thì chuyển đến các cơ sở cách ly, cơ sở điều trị để được theo dõi và xử lý kịp thời những diễn biến nặng theo hướng dẫn của ngành y tế.

3. Đảm bảo các quy định khi thực hiện lấy mẫu xét nghiệm tại cộng đồng

- Việc tổ chức lấy mẫu xét nghiệm phải có sự tham gia của Tổ trưởng hoặc Tổ phó Tổ dân phố, Tổ nhân dân, Ban điều hành khu phố, ấp...

- Địa điểm tổ chức lấy mẫu phải phù hợp: có thể lấy mẫu tại hộ gia đình hoặc tại một vị trí thuận lợi, tiến hành mời lần lượt từng hộ gia đình ra lấy mẫu. Thực hiện đúng quy tắc 5K của Bộ Y tế, tránh lây nhiễm chéo trong quá trình lấy mẫu.

- Lấy mẫu xét nghiệm: do đội lấy mẫu của địa phương hoặc người dân tự lấy mẫu theo hướng dẫn của nhân viên y tế hoặc đội lấy mẫu. Nếu người dân có thể tự lấy mẫu thì nhân viên y tế hoặc đội lấy mẫu sẽ cung cấp dụng cụ lấy mẫu xét nghiệm cho hộ dân và thu thập ngay kết quả.

- Người lấy mẫu thực hiện đúng quy trình, quy định, đảm bảo công tác vệ sinh khử khuẩn. Đặc biệt lưu ý về quy trình thay đồ bảo hộ, thay găng tay hoặc sát khuẩn găng tay khi lấy mẫu.

- Sau khi lấy mẫu xét nghiệm, Trung tâm Y tế nhận và vận chuyển mẫu về đơn vị xét nghiệm 03 lần/ngày vào lúc 11 giờ 00, 18 giờ 00, 23 giờ 00 và theo kế hoạch điều phối mẫu của Trung tâm Điều phối xét nghiệm SARS-CoV-2 Thành phố.

IV. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN

1. Trung tâm Điều phối xét nghiệm SARS-CoV-2 Thành phố phối hợp triển khai các hoạt động, tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện; điều phối mẫu xét nghiệm RT-PCR đến các phòng xét nghiệm và đôn đốc việc trả kết quả xét nghiệm theo quy định.

2. Sở Y tế chịu trách nhiệm triển khai, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch này.

- Hướng dẫn cụ thể về chuyên môn; tổ chức triển khai thực hiện, kiểm tra, giám sát và báo cáo kết quả hoạt động của các địa phương;

- Chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố, các Trung tâm Y tế quận, huyện, thành phố Thủ Đức, các phòng xét nghiệm đảm bảo các quy trình chuyên môn, cung ứng trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, hóa chất phục vụ công tác xét nghiệm và phòng, chống dịch.

- Chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố:

+ Hướng dẫn các quy trình chuyên môn, đảm bảo công tác hậu cần cho công tác lấy mẫu xét nghiệm, cụ thể: sẵn sàng 1.000.000 test nhanh/tuần; đồ bảo hộ, khẩu trang, găng tay, kính che giọt bắn, môi trường vận chuyển virut, que lấy mẫu, sinh phẩm xét nghiệm RT-PCR... đảm bảo cho việc lấy mẫu 200.000 người/ngày (bao gồm cả mẫu đơn và mẫu gộp);

+ Triển khai hiệu quả các công cụ đang có (ứng dụng khai báo y tế điện tử, công cụ nhập liệu offline (không cần kết nối Internet), giải pháp excel) để hỗ trợ các đơn vị lấy mẫu nhập dữ liệu mẫu xét nghiệm và đưa dữ liệu vào hệ thống Quản lý thông tin chuỗi lây nhiễm COVID-19 (CDS).

+ Hoàn thiện quy trình nhập dữ liệu mẫu xét nghiệm và trả kết quả nhằm thống nhất trong công tác tổ chức hoạt động xét nghiệm tại các đơn vị trên địa bàn Thành phố đặc biệt là công tác xét nghiệm tại các đơn vị xét nghiệm dịch vụ.

+ Hỗ trợ, yêu cầu các đơn vị xét nghiệm kết nối, cập nhật dữ liệu đầy đủ vào hệ thống CDS.

3. Sở Thông tin và Truyền thông:

- Chủ trì, phối hợp Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố tích hợp dữ liệu kết quả xét nghiệm từ hệ thống CDS về kho Dữ liệu dùng chung của Thành phố.

- Tiếp tục phối hợp Hội Tin học thành phố (HCA) hỗ trợ nhân sự công nghệ thông tin cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố trong công tác rà soát, cập nhập dữ liệu kết quả xét nghiệm.

4. Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh:

Sẵn sàng lực lượng tình nguyện viên (từ 2000 - 2500 đoàn viên, thanh niên) để được tập huấn trực tiếp và tham gia việc lấy mẫu xét nghiệm, nhập liệu.

5. Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện:

- Tổ chức đánh giá, lập danh sách theo mức nguy cơ đối với các Tổ dân phố. Tổ nhân dân trong thời gian 01-02 ngày. Đồng thời, xác định các khu phong tỏa để chủ động thực hiện việc xét nghiệm, đảm bảo có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả thiết thực.

- Xây dựng kế hoạch lấy mẫu, chuẩn bị đầy đủ công tác hậu cần đảm bảo công tác xét nghiệm đạt hiệu quả. Báo cáo kế hoạch lấy mẫu, xét nghiệm về Trung tâm Điều phối xét nghiệm SARS-CoV-2 Thành phố, Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố để theo dõi, đảm bảo việc cung ứng hóa chất, sinh phẩm, vật tư và điều phối mẫu xét nghiệm RT-PCR phù hợp với năng lực các phòng xét nghiệm RT-PCR.

- Chủ động lực lượng lấy mẫu xét nghiệm mẫu bao gồm: Các đội lấy mẫu đang hiện ; huy động thêm các tình nguyện viên là y tá, điều dưỡng, sinh viên tham gia lấy mẫu, vừa làm vừa rút kinh nghiệm; thống kê số lượng cụ thể đoàn viên, thanh niên tại địa phương hoặc đề xuất Thành Đoàn hỗ trợ tham gia trực tiếp công tác lấy mẫu, nhập liệu, giao mẫu. Tổ chức tập huấn lấy mẫu cho lực lượng tình nguyện viên và đồng thời hướng dẫn cho người dân tham gia tự lấy mẫu tại hộ gia đình.

- Báo cáo số liệu kết quả thực hiện hàng ngày, việc sử dụng trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, hóa chất phục vụ công tác xét nghiệm và phòng, chống dịch cho bộ phận hậu cần để kịp thời mua sắm, cung ứng.

6. Các đơn vị xét nghiệm:

- Đối với các đơn vị đã kết nối dữ liệu tự động với hệ thống CDS để tiếp nhận dữ liệu mẫu và trả kết quả xét nghiệm: Tiếp tục theo dõi và duy trì kết nối thường xuyên, liên tục.

- Đối với các đơn vị còn lại, cập nhật thường xuyên kết quả xét nghiệm vào hệ thống CDS, địa chỉ phần mềm: https://cds.hcdc.vn/.

- Tiếp nhận, trả kết quả xét nghiệm và thực hiện báo cáo theo quy định.

Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu các sở, ngành Thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện, các đơn vị liên quan khẩn trương triển khai thực hiện Kế hoạch này; quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc kịp thời phản ánh về Sở Y tế để tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Bộ phận Thường trực BYT tại TPHCM;
- Thường trực
Thành ủy;
-
Thường trực HĐND Thành phố;
- TTUB: CT, các PCT;
- Ban Dân vận Thành
ủy;
- Văn phòng Thành ủy;
- Sở Y tế; Sở Thông tin và Truyền thông;
- Thành Đoàn Thành phố;
- UBND thành phố
Thủ Đức, quận, huyện;
- Trung tâm Điều
phối xét nghiệm TP;
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP;
- Các Phòng xét nghiệm:
- VPUB; CPVP;
- Phòng VX, KT
, TH;
- Lưu VT
, (VX-TC).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Ngô Minh Châu

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 2716/KH-UBND ngày 15/08/2021 triển khai công tác xét nghiệm SARS-CoV-2 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (từ ngày 15 tháng 8 đến ngày 19 tháng 9 năm 2021)

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.005

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.104.175
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!