ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 186/KH-UBND
|
Quảng Ngãi, ngày
16 tháng 10 năm 2023
|
KẾ HOẠCH
ĐẢM BẢO TÀI CHÍNH
THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHẤM DỨT DỊCH BỆNH AIDS VÀO NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH QUẢNG NGÃI
Thực hiện Quyết định số 1246/QĐ-TTg ngày 14/8/2020
của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia chấm dứt dịch
bệnh AIDS vào năm 2030 và Quyết định số 1887/QĐ-UBND ngày 29/11/2021 của UBND
tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh
AIDS vào năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi và xét đề xuất của Giám đốc Sở Y
tế tại Tờ trình số 3948/TTr-SYT ngày 05/10/2023, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch
đảm bảo tài chính thực hiện Chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm
2030 trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:
Phần I
ĐÁNH GIÁ TÌNH
HÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS
I. Phân tích, đánh giá tình hình dịch HIV/AIDS
1. Giai đoạn 2014-2020
- Tình hình lây nhiễm dịch HIV/AIDS trên địa bàn
tỉnh: ghi nhận khoảng 50 ca/năm; với nam giới chiếm đa số (72%), nữ giới (28%).
Độ tuổi chủ yếu từ 16-35, chiếm tỷ lệ trên 68,35%; số mắc mới HIV có xu hướng
trẻ hoá. Có đến 95% người nhiễm HIV nằm trong độ tuổi 16-49 tuổi là độ tuổi lao
động, đã tác động đến lực lượng lao động của từng gia đình, cộng đồng và xã
hội, cũng như tăng gánh nặng cho các dịch vụ về y tế.
- Phân tích tình hình lây nhiễm HIV theo cấp huyện:
dịch HIV đã xuất hiện tại 13/13(100%) huyện, thị xã, thành phố và
146/173(84,39%) xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh với 489 bệnh nhân.
2. Giai đoạn 2021-2023: Tình hình người
nhiễm HIV mới và phát hiện AIDS trên toàn tỉnh trong thời gian gần đây vẫn còn
ở mức cao so với cùng kỳ các năm trước (khoảng 50-60 ca/năm); số người tử vong
do HIV/AIDS giảm; tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng của tỉnh dưới 0,05% dân số
(toàn quốc 0,3%).
Nhìn chung, tỷ lệ người nhiễm HIV giai đoạn
2021-2023 trong cộng đồng dưới 0,05% dân số, đã đạt được mục tiêu đề ra. Tuy
vậy, dịch HIV/AIDS vẫn tiếp tục lây lan thầm lặng với một số thay đổi như: gia
tăng sự lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục, đặc biệt nhóm tình dục đồng giới
(MSM) ngày càng tăng và người nhiễm HIV vốn được coi là những người ít có nguy
cơ như lớp trẻ học sinh, sinh viên... Ngoài ra, quan hệ tình dục khác giới với
những người nhiễm HIV có thể là vợ/chồng của người nhiễm HIV, có thể là người
hành nghề mại dâm, trường hợp vợ người nghiện chích ma túy có HIV đã bị nhiễm
HIV do lây từ chồng, người như tiêm chích ma túy; theo đó, bệnh dịch HIV tuy có
giảm nhưng vẫn tiềm ẩn các yếu tố gây phát sinh gia tăng nếu không có nhũng
biện pháp ứng phó.
(Phụ lục 01 đính kèm)
3. Phân tích các đáp ứng với dịch HIV/AIDS ở địa
phương
3.1. Dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS
a) Thông tin giáo dục thay đổi hành vi trong
phòng lây nhiễm HIV/AIDS
- Hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông được
thực hiện với nhiều hình thức, đa dạng, phong phú; chú trọng tuyến xã, phường,
thị trấn. Phát các bài tuyên truyền về phòng chống HIV/AIDS trên hệ thống loa
đài truyền thanh.
- Ngành Y tế đã phối hợp với Đài Phát thanh-Truyền hình
tỉnh, Báo Quảng Ngãi, thực hiện nhiều phóng sự truyền hình, đăng tải tin bài về
phòng, chống HIV/AIDS và hàng năm đều mở các chuyên đề phòng, chống HIV/AIDS
nhân tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và tháng lây truyền HIV từ
mẹ sang con và Ngày Thế giới phòng chống HIV/AIDS.
- Các cơ quan, đơn vị tổ chức tập huấn và các buổi nói
chuyện chuyên đề về phòng chống HIV/AIDS tại các xã, phường, thị trấn, cụm dân
cư. Phối hợp với Đoàn Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh tổ chức hội nghị, hội
thi cho công nhân lao động tại khu công nghiệp, các doanh nghiệp, trường học. Tổ
chức tuyên truyền cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-49), công nhân tại khu
công nghiệp, sinh viên, học sinh...
- Tổ chức truyền thông trực tiếp thay đổi hành vi
cho các đối tượng có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV: Người nghiện chích ma tuý,
gia đình có người nhiễm HIV...
- Cấp phát nhiều loại tờ rơi, sách mỏng, tạp chí
AIDS và cộng đồng, làm mới và duy tu sửa chữa nhiều cụm panô để tuyên truyền
phòng, chống HIV/AIDS…… ở những địa điểm như: Bệnh viện, Trung tâm y tế, Trạm y
tế, trung tâm tập trung dân cư và nơi có nhiều người qua lại trong cộng đồng.
b) Hoạt động can thiệp giảm tác hại dự phòng lây
nhiễm HIV
- Cấp miễn phí bơm kim tiêm sạch, bao cao su cho
đối tượng nguy cơ cao.
- Các hoạt động can thiệp giảm tác hại dự phòng lây
nhiễm HIV cho các đối tượng có nguy cơ cao tại các xã, phường, thị trấn.
- Thành lập nhóm nhân viên tiếp cận cộng đồng để
tiếp cận đối tượng mại dâm, ma túy và đối tượng có nguy cơ cao khác; cấp phát
bao cao su và bơm kim tiêm.
- Triển khai điều trị nghiện các chất dạng thuốc
phiện bằng Methadone: Thành lập 01 cơ sở điều trị thay thế nghiện các chất dạng
thuốc phiện bằng Methadone tại Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS vào năm 2015
(nay là Khoa Phòng chống HIV/AIDS - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh), đã điều
trị cho 150 người nghiện chích ma tuý tại các huyện, thị xã, thành phố, sau
thời gian điều trị đã có hơn 100 người hoàn toàn không sử dụng ma tuý.
3.2. Chăm sóc, hỗ trợ, điều trị HIV/AIDS.
a) Hoạt động tư vấn, chăm sóc hỗ trợ người
nhiễm, tiếp cận điều trị AIDS
- Trên địa bàn tỉnh có 01 phòng khám ngoại trú tại Trung
tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh.
- Số bệnh nhân đang điều trị thực hiện nghiêm việc tuân
thủ điều trị và đạt hiệu quả tốt.
- Đã hỗ trợ xây dựng và duy trì 03 câu lạc bộ hoạt
động thường xuyên tại các huyện: Mộ Đức, Nghĩa Hành, Sơn Hà.
b) Hoạt động điều trị dự phòng lây truyền HIV từ
mẹ sang con
Hàng năm Sở Y tế, Ban chỉ đạo 138 tỉnh triển khai
các hoạt động truyền thông hưởng ứng tháng chiến dịch dự phòng lây truyền HIV
từ mẹ sang con từ ngày 01/6 đến ngày 30/6 trên địa bàn tỉnh, như: Tuyên truyền,
tư vấn xét nghiệm HIV miễn phí cho phụ nữ mang thai, cung cấp các dịch vụ y tế,
thuốc điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, sữa ăn thay thế sữa mẹ
cho trẻ sinh ra từ phụ nữ nhiễm HIV; với mục tiêu 100% số phụ nữ nhiễm HIV tiếp
cận các dịch vụ tránh thai ngoài ý muốn, 100% số trẻ em sinh ra từ bà mẹ nhiễm
HIV được điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Hàng năm đã có hơn
20.000 phụ nữ mang thai được tư vấn xét nghiệm để phát hiện sớm và điều trị
sớm, kịp thời cho các trường hợp nhiễm HIV/AIDS.
3.3. Giám sát dịch tễ học HIV, theo dõi và đánh giá
chương trình phòng, chống HIV/AIDS.
- Củng cố, kiện toàn hệ thống giám sát theo dõi,
bảo đảm hệ thống theo dõi đánh giá có tính ổn định, thống nhất và đa ngành.
- Giám sát, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật, rà soát
người nhiễm HIV/AIDS, xây dựng cơ sở dữ liệu HIV/AIDS cho các đơn vị y tế có
liên quan trên địa bàn tỉnh.
- Nâng cao chất lượng, mở rộng chương trình can
thiệp giảm tác hại cho người nhiễm HIV.
- Duy trì, nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn xét
nghiệm tự nguyện cho đối tượng nguy cơ cao.
- Thường xuyên phân tích, đánh giá diễn biến dịch HIV/AIDS,
đánh giá hiệu quả các hoạt động của chương trình và xác định các khu vực ưu
tiên trong phòng, chống HIV/AIDS.
- Tăng cường đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực
về giám sát dịch tễ học HIV cho nhân viên y tế từ tuyến tỉnh đến tuyến cơ sở.
3.4. Tăng cường năng lực hệ thống phòng, chống
HIV/AIDS:
- Duy trì phòng xét nghiệm khẳng định HIV dương
tính đúng quy định và đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế.
- Tổ chức tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn và triển
khai thực hiện hoạt động tư vấn xét nghiệm tự nguyện HIV và ma túy tại cộng đồng
cho nhân viên các Bệnh viện, Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố và
Trạm Y tế các xã, phường, thị trấn trọng điểm và không trọng điểm trên địa bàn
tỉnh.
- Tổ chức tập huấn công tác truyền thông phòng
chống HIV/AIDS và ma túy cho đội ngũ cộng tác viên y tế để thực hiện hoạt động
tư vấn HIV và ma túy tại cộng đồng.
- Cử nhiều lượt nhân viên y tế tham gia các lớp tập
huấn nâng cao trình độ chuyên môn do Trung ương và các nhà tài trợ tổ chức. Tạo
điều kiện cho nhân viên y tế tham gia các khóa học nâng cao.
- Tổ chức hội nghị, sơ kết, tổng kết hàng năm để
chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn.
3.5. Những khó khăn tồn tại
a) Về công tác lãnh đạo, chỉ đạo
- Ở một số địa phương, nhất là cấp cơ sở chưa quan tâm
đúng mức đến công tác phòng, chống HIV/AIDS.
- Công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương
chưa thường xuyên và đồng bộ; nội dung chưa cụ thể.
b) Về nhân lực
- Người làm công tác phòng chống HIV/AIDS tuyến
tỉnh còn thiếu, việc tuyển dụng bác sỹ làm việc liên quan đến phòng, chống
HIV/AIDS còn khó khăn.
- Nhân lực cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS
cấp huyện, cấp xã còn thiếu về số lượng, trình độ chuyên môn còn hạn chế, không
có cán bộ chuyên trách; qua đó, làm ảnh hưởng đến chất lượng các chương trình phòng,
chống HIV/AIDS.
- Chưa có chế độ chính sách đối với nhân viên làm công
tác phòng, chống HIV/AIDS cấp huyện, cấp xã.
c) Sự kỳ thị phân biệt đối xử
- Sự kỳ thị phân biệt đối xử với bệnh nhân HIV/AIDS
trong cộng đồng còn nặng nề; bản thân người nhiễm HIV còn xa lánh cộng đồng và tự
kỳ thị, tình trạng phân biệt kỳ thị vẫn còn phổ biến đã làm cho chương trình phòng,
chống HIV/AIDS khó tiếp cận với người nhiễm HIV.
- Thiếu sự hỗ trợ của gia đình, cộng đồng đối với
những người nhiễm HIV/AIDS; những người ảnh hưởng của HIV/AIDS.
d) Kinh phí hoạt động
- Kinh phí cho các hoạt động phòng chống HIV/AIDS trên
địa bàn tỉnh chủ yếu từ nguồn ngân sách địa phương. Ngoài ra kinh phí hỗ trợ
của Trung ương từ Chương trình mục tiêu quốc gia chỉ đáp ứng một phần cho hoạt
động tuyên truyền và can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV cho nhóm
người có hành vi nguy cơ cao (hỗ trợ bơm kim tiêm sạch, bao cao su, phụ cấp cho
đồng đẳng viên...), giám sát và mua sinh phẩm phục vụ cho công tác xét nghiệm
HIV.
- Kinh phí chi cho hoạt động phòng chống HIV/AIDS
tại các huyện, thị xã, thành phố và xã, phường, thị trấn còn hạn chế.
- Đề án đảm bảo tài chính cho hoạt động phòng,
chống HIV/AIDS giai đoạn 2014-2020 được UBND tỉnh Quyết định phê duyệt theo
Quyết định số 392/QĐ-UBND ngày 23/10/2014 đã cơ bản đáp ứng nhu cầu kinh phí
cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh, số kinh phí chi hàng năm
giai đoạn 2014 - 2020 triển khai một số hoạt động cơ bản, độ bao phủ của chương
trình mới chỉ đạt 35% (60/173) các xã, phường, thị trấn.
II. Đánh giá tình hình đảm bảo tài chính cho các
hoạt động phòng, chống HIV/AIDS
1. Tình hình huy động kinh phí cho hoạt động
phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2014-2020
a) Tổng số kinh phí đã được cấp
- Đề án đảm bảo tài chính cho hoạt động phòng,
chống HIV/AIDS giai đoạn 2014-2020 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số
392/QĐ- UBND ngày 23/10/2014.
- Giai đoạn 2014-2020, tổng số kinh phí đã được phê
duyệt cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh là: 97,882 tỷ đồng,
trong đó chủ yếu là nguồn ngân sách Trung ương thông qua Chương trình mục tiêu Quốc
gia là: 46,645/97,882 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 47,65%, Ngân sách địa phương là:
23,594/97,882 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 24,10% (kinh phí chi thường xuyên cho hoạt động
của các cơ quan phòng, chống HIV/AIDS) và kinh phí bảo hiểm y tế, người dân
đóng góp và các doanh nghiệp.
(Phụ lục 02 đính kèm)
b) Mức độ đáp ứng nhu cầu kinh phí cho phòng,
chống HIV/AIDS giai đoạn 2014-2020
- Tổng kinh phí phê duyệt tại Kế hoạch/Đề án đảm
bảo tài chính của tỉnh giai đoạn 2014-2020 là: 97,882 tỷ đồng.
- Tổng kinh phí thực tế đã phân bổ, bố trí cho từng
chương trình/Dự án (theo Chiến lược quốc gia) là: 40,970 tỷ đồng/97,882 tỷ đồng.
- Mức độ đáp ứng giữa kinh phí huy động và nhu cầu kinh
phí là 40,970/97,882 ,đạt tỷ lệ 41,86%.
- Kinh phí đầu tư cho hoạt động phòng, chống
HIV/AIDS giai đoạn năm 2014-2020 chủ yếu hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV bao
gồm thông tin, giáo dục truyền thông, can thiệp giảm tác hại thông qua chương
trình tiếp cận cộng đồng và tư vấn xét nghiệm tự nguyện; kinh phí hoạt động
giám sát, theo dõi, đánh giá; tăng cường năng lực; chăm sóc hỗ trợ điều trị.
(Phụ lục 03 đính kèm)
c) Đánh giá hiệu quả về đầu tư kinh phí cho
phòng, chống HIV/AIDS trong giai đoạn 2014-2020: Trong giai đoạn năm
2014-2020, việc sử dụng kinh phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên
địa tỉnh sử dụng theo đúng quy định, đạt được hiệu quả (Phụ lục 04 đính kèm).
2. Tình hình huy động kinh phí cho hoạt động
phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2021-2023
- Các hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV; điều trị
HIV/AIDS; giám sát, theo dõi đánh giá và xét nghiệm; tăng cường năng lực hệ
thống y tế.
- Tổng kinh phí đã thực hiện của giai đoạn
2021-2023 là: 5,833 tỷ đồng, trong đó:
+ Ngân sách Trung ương thông qua Chương trình mục tiêu:
chưa bố trí.
+ Ngân sách địa phương: 3,489 tỷ đồng.
+ Nguồn dự án viện trợ quốc tế Quỹ Toàn cầu (QTC)
hỗ trợ thuốc kháng vi rút HIV (thuốc ARV): 0,470 tỷ đồng.
+ Quỹ BHYT chi cho các dịch vụ điều trị HIV/AIDS: 1,874
tỷ đồng.
(Phụ lục 05 đính kèm)
III. Ước tính nhu cầu thiếu hụt kinh phí cho các
hoạt động phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh giai đoạn 2024-2030
1. Ước tính nhu cầu kinh phí cho giai đoạn
2024-2030
a) Cơ sở để xác định nhu cầu
- Mục tiêu, nội dung, giải pháp, các hoạt động đã
được quy định tại Quyết định số 1246/QĐ-TTg ngày 14/8/2020 của Thủ tướng Chính
phủ về phê duyệt Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030.
- Chỉ tiêu, mục tiêu can thiệp trên các nhóm đối
tượng nhằm chấm dứt bệnh AIDS tại địa phương đến năm 2030.
- Nội dung chi, mức chi cho từng hoạt động theo các
quy định hiện hành (Các văn bản hướng dẫn nội dung chi, mức chi đối với nguồn NSNN),
khung giá dịch vụ KCB BHYT theo quy định hiện hành.
b) Xác định nhu cầu
- Phương pháp ước tính/xác định nhu cầu kinh phí
cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2024 - 2030 thực hiện theo
hướng dẫn của Bộ Y tế tại Công văn số 3784/BYT- HD ngày 15/7/2020.
- Căn cứ mục tiêu và các nhóm chỉ tiêu được Ủy ban nhân
dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1887/QĐ-UBND ngày 29/11/2021 về việc ban
hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030
trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Ước tính tổng nhu cầu kinh phí cho phòng, chống HIV/AIDS
trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn 2024 - 2030, như sau:
Đơn vị: tỷ đồng
Kinh phí/năm
|
2024
|
2025
|
2026
|
2027
|
2028
|
2029
|
2030
|
Tổng cộng
|
1. Dự phòng lây nhiễm HIV
|
0,570
|
0,701
|
0,836
|
0,974
|
1,117
|
1,263
|
1,414
|
6,874
|
2. Điều trị HIV/AIDS
|
2,091
|
2,422
|
2,775
|
3,153
|
3,558
|
3,993
|
4,461
|
22,453
|
3. Giám sát, theo dõi đánh giá và xét nghiệm
|
1,632
|
1,789
|
1,965
|
2,164
|
2,387
|
2,639
|
2,923
|
15,498
|
4. Tăng cường năng lực hệ thống
|
0,962
|
0,984
|
0,707
|
0,731
|
0,756
|
0,782
|
0,808
|
5,731
|
Tổng cộng
|
5,255
|
5,896
|
6,283
|
7,022
|
7,818
|
8,677
|
9,606
|
50,556
|
2. Ước tính khả năng huy động kinh phí giai đoạn
2024 - 2030
a) Dự kiến ước tính số kinh phí có thể huy động
được từ tất cả các nguồn:
Đơn vị: tỷ đồng
Kinh phí/năm
|
2024
|
2025
|
2026
|
2027
|
2028
|
2029
|
2030
|
Tổng cộng
|
Nguồn NSNN TW
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
Nguồn NSNN ĐP
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
|
Nguồn các dự án viện trợ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Thuốc ARV
|
0,006
|
0,008
|
0,011
|
0,013
|
0,016
|
0,018
|
0,021
|
0,093
|
Nguồn Quỹ BHYT
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Thuốc ARV
|
0,256
|
0,352
|
0,451
|
0,553
|
0,658
|
0,766
|
0,878
|
3,915
|
- Dịch vụ
|
1,049
|
1,142
|
1,237
|
1,335
|
1,435
|
1,538
|
1,644
|
9,381
|
Nguồn Xã hội hóa
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
Tổng cộng
|
1,311
|
1,502
|
1,699
|
1,901
|
2,109
|
2,323
|
2,543
|
13,389
|
b) Dự kiến ước tính sự thiếu hụt kinh phí giai
đoạn 2024 - 2030
Đơn vị: tỷ đồng
Kinh phí/năm
|
2024
|
2025
|
2026
|
2027
|
2028
|
2029
|
2030
|
Tổng cộng
|
Tổng nhu cầu
|
5,255
|
5,896
|
6,283
|
7,022
|
7,818
|
8,677
|
9,606
|
50,556
|
Tổng kinh phí có thể huy động
|
1,311
|
1,502
|
1,699
|
1,901
|
2,109
|
2,323
|
2,543
|
13,389
|
Kinh phí thiếu hụt
|
3,944
|
4,394
|
4,584
|
5,121
|
5,708
|
6,354
|
7,063
|
37,168
|
Khả năng đáp ứng (%)
|
33%
|
34%
|
37%
|
37%
|
37%
|
37%
|
36%
|
36%
|
c) Nguyên nhân của sự thiếu hụt tài chính cho
các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2024-2030
- Ngân sách Trung ương chi hỗ trợ cho các hạng mục thiết
yếu theo hướng dẫn của Bộ Y tế chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu cần thiết để
duy trì hoạt động; nhưng hiện nay đã chuyển thành nhiệm vụ chi thường xuyên của
ngân sách địa phương thực hiện.
- Không có dự án viện trợ quốc tế tại tỉnh.
- Nhu cầu mở rộng độ bao phủ can thiệp hiệu quả,
tăng cường áp dụng các mô hình can thiệp mới; số lượng bệnh nhân AIDS, bệnh
nhân điều trị thay thế nghiện thuốc phiện ngày càng tăng, ... nâng cao chất
lượng ứng phó với tình hình dịch ngày càng có khả năng lan rộng và có diễn biến
phức tạp.
- Kinh tế phát triển, quản lý nguy cơ lây nhiễm HIV
trong các nhóm dân di biến động tại các khu công nghiệp và nhóm đối tượng có nguy
cơ cao ngày càng trở nên cần thiết, nhu cầu truyền thông và chi phí tư vấn, xét
nghiệm giám sát tăng, các giải pháp dự phòng sớm cần mở rộng.
- Chưa huy động được các nguồn kinh phí từ các tổ
chức xã hội và từ người dân đóng góp, cơ chế tài chính cho việc tham gia đầu tư
và cung cấp dịch vụ chưa khuyến khích được các nguồn xã hội hóa...
d) Ước tính nhu cầu kinh phí từ nguồn ngân sách
địa phương giai đoạn 2024-2030, cụ thể:
Đơn vị: tỷ đồng
Kinh phí/năm
|
2024
|
2025
|
2026
|
2027
|
2028
|
2029
|
2030
|
Tổng cộng
|
Dự kiến kinh phí
|
3,944
|
4.394
|
4,584
|
5,121
|
5,708
|
6,354
|
7,063
|
37,168
|
Phần II
MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH
HƯỚNG GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO TÀI CHÍNH CHẤM DỨT BỆNH AIDS VÀO NĂM 2030
I. Nội dung chỉ đạo
1. HIV/AIDS là dịch bệnh nguy hiểm, là mối hiểm họa
đối với sức khỏe, tính mạng của con người và phát triển kinh tế - xã hội.
Phòng, chống HIV/AIDS là nhiệm vụ quan trọng, cần có sự phối hợp của các cơ
quan, đơn vị, địa phương và là trách nhiệm của người dân, cộng đồng.
2. Phòng, chống HIV/AIDS dựa trên nguyên tắc bảo
đảm quyền con người, chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV, chú
trọng đến phụ nữ, trẻ em, các nhóm đối tượng dễ bị lây nhiễm HIV, đồng bào dân
tộc ít người và người dân sống ở vùng sâu, vùng xa.
3. Kết hợp các biện pháp chuyên môn kỹ thuật y tế
và các biện pháp xã hội trong phòng, chống HIV/AIDS trên nguyên tắc phối hợp dự
phòng với chăm sóc, điều trị HIV/AIDS toàn diện.
4. Nhà nước bảo đảm đầu tư các nguồn lực cho phòng,
chống HIV/AIDS phù hợp với diễn biến tình hình dịch HIV/AIDS, khả năng và điều
kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; đồng thời, đẩy mạnh huy động
các nguồn lực khác cho công tác phòng, chống HIV/AIDS.
5. Đa dạng hoá các nguồn kinh phí; đồng thời, tận
dụng tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực sẵn có cho hoạt động phòng,
chống HIV/AIDS. Chuyển dần nhiệm vụ điều trị người nhiễm HIV/AIDS từ các chương
trình, dự án sang nhiệm vụ của Quỹ bảo hiểm y tế, thu phí dịch vụ.
6. Thực hiện đầy đủ các chế độ hỗ trợ cho người
nhiễm HIV thuộc đối tượng chính sách xã hội, hỗ trợ chăm sóc trẻ em nhiễm HIV
và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
7. Khuyến khích huy động tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân
trong nước, ngoài nước tham gia vào công tác phòng, chống HIV/AIDS; tiếp cận sử
dụng người lao động là người nhiễm HIV, thành lập các cơ sở từ thiện về chăm sóc
người bệnh AIDS, hỗ trợ xã hội, pháp lý cho người nhiễm HIV.
8. Khuyến khích thực hiện cơ chế xã hội hóa trong
các hoạt động điều trị HIV, điều trị cai nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng
thuốc thay thế Methadone và các dịch vụ liên quan nhằm từng bước nâng cao chất
lượng chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS.
9. Huy động nguồn lực cho chương trình phòng, chống
HIV/AIDS từ nguồn ngân sách và của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, các nhà tài
trợ trong, ngoài nước và nhân dân để đảm bảo nguồn lực cho việc thực hiện các
mục tiêu, nhiệm vụ.
II. Mục tiêu
1. Mục tiêu chung: Bảo đảm nguồn lực tài
chính trong việc thực hiện Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm
2030 theo quy định tại Quyết định số 1246/QĐ-TTg ngày 11/9/2020 của Thủ tướng
Chính phủ.
2. Mục tiêu cụ thể
- Tăng cường nguồn lực chi cho phòng, chống
HIV/AIDS từ ngân sách địa phương hàng năm, đảm bảo đáp ứng nhu cầu kinh phí cho
hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
- Tiếp tục vận động nguồn viện trợ quốc tế, nguồn
vốn hợp pháp khác cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
- Vận động các doanh nghiệp chủ động bố trí kinh
phí để triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong doanh nghiệp.
- Đảm bảo 100% số người nhiễm HIV có thẻ bảo hiểm y
tế và được Quỹ bảo hiểm y tế chi trả theo quy định.
- Quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn kinh phí
huy động theo quy định hiện hành.
III. Các giải pháp chủ yếu thực hiện
1. Nhóm giải pháp huy động các nguồn tài chính
- Nguồn kinh phí: Ngân sách của trung ương, địa phương
(theo phân cấp), nguồn các dự án viện trợ, nguồn quỹ bảo hiểm y tế, nguồn thu
sử dụng dịch vụ và các nguồn tài chính hợp pháp khác.
- Tùy theo nhiệm vụ tăng phân bổ ngân sách địa
phương hàng năm để thực hiện các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
- Mở rộng và đảm bảo chi trả của quỹ BHYT cho các
dịch vụ điều trị HIV/AIDS.
- Đảm bảo 100% người nhiễm HIV có thẻ BHYT theo quy
định.
- Tiếp tục kiện toàn và đảm bảo hệ thống cung cấp
dịch vụ điều trị HIV/AIDS đáp ứng đầy đủ các điều kiện để được Quỹ BHYT chi trả
theo quy định.
- Tiếp tục huy động các nguồn viện trợ quốc tế cho phòng,
chống HIV/AIDS.
- Kêu gọi đầu tư xã hội hóa trong phòng, chống
HIV/AIDS.
- Đề xuất nhu cầu cần được đầu tư hỗ trợ để báo cáo
Bộ Y tế.
- Thực hiện có hiệu quả các dự án quốc tế trên địa bàn
(nếu có)
- Triển khai, mở rộng việc thu phí dịch vụ đối với
một số dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS (như điều trị methadone, tư vấn xét nghiệm
HIV, cung ứng BCS, BKT... theo hướng khách hàng cùng chi trả) theo đúng quy
định.
2. Nhóm giải pháp tổ chức, quản lý, điều phối và
sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí
- Tập trung quản lý các nguồn kinh phí chương trình
phòng, chống HIV/AIDS thống nhất một đầu mối tại Sở Y tế để đảm bảo phân bổ,
quản lý, sử dụng hiệu quả, tránh chồng chéo.
- Phân bổ kinh phí phòng, chống HIV/AIDS hàng năm
cho các địa phương theo quy định. Đảm bảo cơ chế tài chính khuyến khích việc
phát hiện các đối tượng có nguy cơ cao và các dịch vụ đưa người nhiễm HIV vào
điều trị sớm.
- Củng cố và nâng cao năng lực các cơ quan đầu mối
về phòng, chống HIV/AIDS tại các tuyến trong công tác lập kế hoạch; trong quản
lý và sử dụng kinh phí, nhằm đảm bảo điều phối và phân bổ kinh phí hiệu quả,
đáp ứng yêu cầu phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương và các đơn vị (về địa bàn,
lĩnh vực, hoạt động và đối tượng).
- Xây dựng và mở rộng các mô hình cung cấp dịch vụ phòng,
chống HIV/AIDS cho các tổ chức xã hội, các nhóm cộng đồng. Đề xuất các cơ chế
tài chính nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp dịch vụ và
đầu tư cho các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS.
- Tăng cường năng lực cho các tổ chức xã hội, khu
vực tư nhân đủ điều kiện tham gia cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS, đặc
biệt đối với các dịch vụ như phát hiện ca bệnh, tiếp cận các nhóm đối tượng
nguy cơ cao.
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình phòng,
chống HIV/AIDS định kỳ/hàng năm theo quy định.
3. Nhóm giải pháp quản lý chương trình nhằm tối
ưu hóa hiệu quả sử dụng nguồn lực
- Gắn kết dịch vụ dự phòng và điều trị HIV/AIDS vào
hệ thống y tế địa phương. Tiếp tục duy trì và mở rộng các mô hình dự phòng,
chăm sóc và điều điều trị HIV/AIDS sử dụng các nguồn lực hiện có. Các huyện,
thị xã, thành phố chủ động thực hiện các giải pháp nhằm kết nối các dịch vụ
phòng, chống HIV/AIDS với hoạt động của hệ thống y tế nhằm tinh giản đầu mối
hoạt động, gắn kết và tận dụng hệ thống y tế sẵn có.
- Lồng ghép dịch vụ và củng cố hệ thống cung cấp
dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS theo định hướng tăng chi phí-gắn với việc tăng
lợi ích.
- Triển khai và mở rộng các mô hình cung cấp dịch
vụ nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ sớm với người sử dụng dịch vụ.
- Lồng ghép các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào
các phong trào, các cuộc vận động quần chúng ở các địa phương, đơn vị, doanh nghiệp.
IV. Tổ chức thực hiện
l. Sở Y tế
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa
phương liên quan tổ chức triển khai thực hiện các nội dung Kế hoạch theo đúng
quy định và hướng dẫn của Bộ Y tế, chỉ đạo của UBND tỉnh; định kỳ tổng hợp, báo
cáo đánh giá kết quả thực hiện.
- Hướng dẫn, theo dõi và giám sát việc triển khai
thực hiện Kế hoạch theo đúng quy định.
- Chủ trì, phối hợp với với Sở Kế hoạch và Đầu tư,
Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất các biện pháp huy
động tài chính cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
Bảo hiểm xã hội tỉnh và các địa phương tuyên truyền về chính sách bảo hiểm y tế
trong các dịch vụ về điều trị HIV/AIDS.
- Chủ trì, phối hợp với sở, ngành là thành viên Ban
chỉ đạo 138 tỉnh và các cơ quan liên quan tổ chức triển khai các nội dung kế
hoạch trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Sở Tài chính: Trên cơ sở đề nghị của các
cơ quan, đơn vị, địa phương; chịu trách nhiệm rà soát, thẩm định các nhiệm vụ
đã được Trung ương, UBND tỉnh giao về thực hiện Chiến lược quốc gia chấm dứt
dịch bệnh AIDS vào năm 2030 và khả năng ngân sách tỉnh để trình cấp có thẩm
quyền xem xét, quyết định phân bổ kinh phí thực hiện theo đúng quy định.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp
với Sở Y tế, Sở Tài chính nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường,
huy động vốn đầu tư phát triển cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Đồng
thời, phân bổ vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước hàng năm để thực hiện có hiệu
quả Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS theo đúng quy định.
4. Bảo hiểm xã hội tỉnh
- Chủ trì, phối hợp với các Sở: Y tế, Tài chính,
các đơn vị có liên quan hướng dẫn chi trả một số dịch vụ khám, chữa bệnh, chăm
sóc điều trị HIV/AIDS thông qua hệ thống bảo hiểm y tế theo quy định hiện hành.
- Phối hợp với Sở Y tế rà soát, mua và cấp thẻ bảo
hiểm y tế cho người nhiễm HIV/AIDS theo quy định và thanh quyết toán chi phí
đồng chi trả thuốc kháng HIV và các dịch vụ điều trị HIV/AIDS cho người bệnh có
thẻ bảo hiểm y tế.
5. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội
- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, các đơn vị, địa
phương liên quan tổ chức tuyên truyền, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS tại các cơ
sở thuộc thẩm quyền quản lý.
- Hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra, giám sát công tác
phòng, chống HIV/AIDS cho người lao động tại nơi làm việc; chú trọng dự phòng
lây nhiễm HIV cho đối tượng là lao động nữ và nhóm lao động di biến động dễ bị
tổn thương; tổ chức kiểm tra việc thực hiện các chế độ chính sách hỗ trợ người
nhiễm HIV/AIDS.
- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Y tế, Bảo hiểm xã
hội tỉnh triển khai công tác bảo trợ xã hội đối với người nhiễm HIV, người dễ
bị lây nhiễm HIV, trẻ em và phụ nữ bị ảnh hưởng HIV/AIDS; xây dựng, ban hành
theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các giải pháp, nhằm
khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp đào tạo nghề và hỗ trợ tạo việc làm cho
người nhiễm HIV/AIDS và người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS theo đúng quy định.
6. Sở Thông tin và Truyền thông
- Phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan, đơn vị, địa phương
tổ chức các hoạt động thông tin, truyền thông về HIV/AIDS trên các phương tiện
thông tin đại chúng và thông tin tuyên truyền ở cơ sở.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan truyền thông thực
hiện thông tin, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS kết hợp với phòng, chống
tệ nạn ma túy, mại dâm tại cộng đồng.
7. Sở Tư pháp: Phối hợp với Sở Y tế triển
khai thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV/AIDS theo quy
định của pháp luật về trợ giúp pháp lý.
8. Công an tỉnh
- Phối hợp với Sở Y tế triển khai các hoạt động phòng,
chống HIV/AIDS, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone trên địa
bàn tỉnh theo quy định; chú trọng đến công tác phòng, chống HIV/AIDS trong các
nhà tạm giữ, trại tạm giam.
- Chỉ đạo lực lượng Công an cơ sở phối hợp với cơ
sở điều trị Methadone đóng trên địa bàn đảm bảo an ninh, trật tự; kịp thời hỗ
trợ cơ sở điều trị giải quyết các vấn đề liên quan đến an ninh, trật tự.
9. Đề nghị Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh
- Chủ động tham gia thực hiện Kế hoạch này theo
chức năng, nhiệm vụ. Phối hợp với Ngành Y tế và các cơ quan liên quan tăng
cường huy động các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ, tổ chức dựa vào cộng
đồng tham gia hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
10. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Căn cứ tình hình tại địa phương, xây dựng kế
hoạch đảm bảo tài chính thực hiện Chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS
vào năm 2030 trên địa bàn đảm bảo phù hợp.
- Thực hiện các mục tiêu, giải pháp của Kế hoạch
này gắn với các chương trình, dự án khác trên địa bàn do địa phương quản lý.
- Chủ động bố trí ngân sách thực hiện các mục tiêu,
nhiệm vụ của Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 theo quy định.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát việc triển khai các
mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp tại địa phương.
Trên đây là Kế hoạch đảm bảo tài chính thực hiện
Chiến lược quốc gia chấm dứt bệnh AIDS vào năm 2030 trên địa bàn tỉnh. Yêu cầu
các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện, định kỳ báo cáo Ủy ban
nhân dân (qua Sở Y tế) kết quả thực hiện./.
Nơi nhận:
- Bộ Y tế;
- TT Tỉnh ủy;
- TT HĐND tỉnh;
- CT. PCT UBND tỉnh;
- BTT Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị-xã hội tỉnh;
- Các sở, ban, ngành tỉnh;
- Công an tỉnh;
- Bảo hiểm xã hội tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- VPUB: CVP, PCVP, KTTH, CBTH:
- Lưu: VT, KGVXcường471.
|
CHỦ TỊCH
Đặng Văn Minh
|
PHỤ LỤC 01
Tình hình dịch
HIV/AIDS giai đoạn 2014-9/2023
Năm
Nội dung
|
2014
|
2015
|
2016
|
2017
|
2018
|
2019
|
2020
|
2021
|
2022
|
Đến 9/2023
|
Số phát hiện HIV mới
|
48
|
57
|
57
|
52
|
58
|
65
|
56
|
58
|
65
|
56
|
Số phát hiện AIDS mới
|
35
|
46
|
48
|
66
|
83
|
67
|
57
|
83
|
67
|
57
|
Tử vong
|
13
|
12
|
7
|
25
|
60
|
20
|
3
|
60
|
20
|
3
|
PHỤ LỤC 02
Tình hình huy
động kinh phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2014-2020
Đơn vị tính: tỷ đồng
Nguồn
|
Kinh phí giai
đoạn 2014-2020
|
2014
|
2015
|
2016
|
2017
|
2018
|
2019
|
2020
|
Tổng cộng
|
Tỷ lệ % (so
với Tổng kinh phí)
|
Ngân sách địa phương
|
1,336
|
9,383
|
6,683
|
1,483
|
1,513
|
1,583
|
1,613
|
23,594
|
24,10%
|
- Chi sự nghiệp y tế (chi không tự chủ)
|
1,336
|
1,383
|
1,413
|
1,483
|
1,513
|
1,583
|
1,613
|
10,324
|
|
- Chi đầu tư phát triển
|
|
8,000
|
5,270
|
|
|
|
|
13,270
|
|
Ngân sách Trung ương
|
2,409
|
20,717
|
18,836
|
0,847
|
0,923
|
1,006
|
1,097
|
46,645
|
47,65%
|
- Chi bổ sung có mục tiêu (chi sự nghiệp)
|
0,566
|
0,717
|
0,779
|
0,847
|
0,923
|
1,006
|
1,097
|
6,745
|
|
- Chi đầu tư phát triển
|
1,843
|
20,000
|
18,057
|
|
|
|
|
39,900
|
|
BHYT
|
0
|
3,272
|
3,772
|
4,242
|
4,772
|
5,242
|
5,833
|
27,133
|
27,72%
|
Người dân
|
0
|
0,030
|
0,040
|
0,050
|
0,050
|
0,050
|
0,050
|
0,270
|
0,28%
|
Viện Trợ
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0%
|
Doanh nghiệp
|
0
|
0,040
|
0,040
|
0,040
|
0,040
|
0,040
|
0,040
|
0,240
|
0,25%
|
TỔNG
|
3,745
|
33,4421
|
29,371
|
6,662
|
7,298
|
7,921
|
9,443
|
97,882
|
100%
|
PHỤ LỤC 03
Kinh phí cho
phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2014-2020
Đơn vị tính: tỷ đồng
Nguồn
|
Kinh phí giai
đoạn 2014-2020
|
2014
|
2015
|
2016
|
2017
|
2018
|
2019
|
2020
|
Tổng cộng
|
Kế hoạch
2014-2020
|
Tỷ lệ thực hiện
so với kế hoạch (%)
|
Ngân sách địa phương
|
1,336
|
9,383
|
6,683
|
1,483
|
1,513
|
1,583
|
1,613
|
23,594
|
23,594
|
100
|
- Chi sự nghiệp y tế (chi không tự chủ)
|
1,336
|
1,383
|
1,413
|
1,483
|
1,513
|
1,583
|
1,613
|
10,324
|
10,324
|
100
|
- Chi đầu tư phát triển
|
|
8,000
|
5,270
|
|
|
|
|
13,270
|
13,270
|
100
|
Ngân sách Trung ương
|
0,566
|
0,717
|
0,779
|
0,847
|
0,923
|
1,006
|
1,097
|
5,935
|
46,645
|
12,72
|
- Chi bổ sung có mục tiêu (chi sự nghiệp)
|
0,566
|
0,717
|
0,779
|
0,847
|
0,923
|
1,006
|
1,097
|
5,935
|
6,745
|
|
- Chi đầu tư phát triển
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
39,900
|
|
BHYT
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
5,242
|
5,833
|
11,075
|
27,133
|
40,82
|
Người dân
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0,175
|
0,191
|
0,366
|
0,270
|
135,68
|
Viện Trợ
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
|
Khác (Doanh nghiệp)
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0,240
|
0
|
TỔNG
|
1,902
|
10,100
|
7,462
|
2,330
|
2,436
|
8,006
|
8,734
|
40,970
|
97,882
|
41,86
|
PHỤ LỤC 04
Đánh giá hiệu quả
về đầu tư kinh phí cho phòng, chống HIV/AIDS trong giai đoạn 2014-2020
Đơn vị tính: người
*
tỷ đồng**
|
Năm 2014
|
Năm 2015
|
Năm 2016
|
Năm 2017
|
Năm 2018
|
Năm 2019
|
Năm 2020
|
Số phát hiện HIV mới*
|
48
|
57
|
57
|
52
|
58
|
65
|
56
|
Số phát hiện AIDS mới*
|
35
|
46
|
48
|
66
|
83
|
67
|
57
|
Tử vong do HIV/AIDS*
|
13
|
12
|
7
|
25
|
60
|
20
|
3
|
Đầu tư **
|
|
|
1,056
|
1,056
|
1,056
|
1,121
|
0,820
|
Số người nghiện
các chất dạng thuốc phiện được điều trị thay thế bằng thuốc Methadone và lợi
ích kinh tế xã hội giai đoạn 2014- 2020
Đơn vị tính: người
*
Tỷ đồng**
Năm
|
2015
|
2016
|
2017
|
2018
|
2019
|
2020
|
Lũy tích số bệnh nhân điều trị Methadone*
|
33
|
55
|
65
|
111
|
139
|
150
|
Tổng số tiền bệnh nhân dùng để mua Heroin nếu
không điều trị MMT**
|
7,227
|
12,045
|
14,235
|
24,309
|
30,441
|
32,850
|
Tổng chi phí điều trị MMT cho bệnh nhân **
|
0,021
|
0,034
|
0,041
|
0,07
|
0,088
|
0,951
|
Tổng thu nhập ước tính của bệnh nhân MMT**
|
2,409
|
4,015
|
4,745
|
8,103
|
10,147
|
10,950
|
Hiệu quả kinh tế của chương trình điều trị MMT**
|
9,615
|
16,025
|
18,938
|
32,341
|
40,499
|
43,704
|
PHỤ LỤC 05
Kinh phí cho hoạt
động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2021-2023
Đơn vị: tỷ đồng
Kinh phí/năm
|
2021
|
2022
|
2023
|
Tổng cộng
|
1. Dự phòng lây nhiễm HIV
|
0
|
0,090
|
0,226
|
0,316
|
2. Điều trị HIV/AIDS
|
0,322
|
0,363
|
0,658
|
1,343
|
3. Giám sát, theo dõi đánh giá và xét nghiệm
|
0,455
|
0,401
|
0,654
|
1,510
|
4. Tăng cường năng lực hệ thống
|
0
|
0
|
0,320
|
0,320
|
Tổng cộng
|
0,777
|
0,854
|
1,858
|
3,489
|
Tổng kinh phí đã
được cấp giai đoạn 2021 - 2023
Đơn vị: tỷ đồng
Nguồn kinh phí/năm
|
2021
|
2022
|
2023
|
Tổng cộng
|
Nguồn NSNN TW
|
0
|
0
|
0
|
0
|
Nguồn các dự án viện trợ
|
0,290
|
0,172
|
0,008
|
0,470
|
- Thuốc ARV
|
0,290
|
0,172
|
0,008
|
0,470
|
Nguồn Quỹ BHYT
|
0,494
|
0,841
|
0,539
|
1,874
|
- Thuốc ARV+ Dịch vụ
|
0,494
|
0,841
|
0,539
|
1,874
|
Nguồn Xã hội hóa
|
0
|
0
|
0
|
0
|
Nguồn NSĐP
|
0,777
|
0,854
|
1,858
|
3,489
|
Tổng cộng
|
1,561
|
1,867
|
2,405
|
5,833
|
PHỤ LỤC 06
Dự kiến nhu cầu
kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương trong giai đoạn 2024-2030
Đơn vị: tỷ đồng
Kinh phí/năm
|
2024
|
2025
|
2026
|
2027
|
2028
|
2029
|
2030
|
Tổng cộng
|
Dự kiến kinh phí
|
3,944
|
4,394
|
4,584
|
5,121
|
5,708
|
6,354
|
7,063
|
37,168
|