BỘ Y TẾ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1176/KH-BYT
|
Hà Nội, ngày 07 tháng 9 năm 2022
|
KẾ HOẠCH
CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG PHÒNG, CHỐNG
DỊCH COVID-19 TRONG TÌNH HÌNH MỚI VỚI CHỦ ĐỀ “VÌ MỘT VIỆT NAM VỮNG VÀNG VÀ KHỎE
MẠNH”
Thực
hiện Công điện số 755/CĐ-TTg ngày 25/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ ngày
25/8/2022 về việc đẩy mạnh triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19,
Bộ Y tế xây dựng Kế hoạch chiến dịch truyền thông phòng, chống dịch COVID-19
trong tình hình mới, cụ thể:
I. MỤC ĐÍCH
-
Nâng cao ý thức, hướng đến thay đổi hành vi cá nhân có lợi cho sức khỏe thông
qua việc cần tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19
trong tình hình mới nhằm thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát tốt dịch bệnh.
-
Tăng cường vai trò và trách nhiệm của các Ban, ngành các cấp, đoàn thể và địa
phương trong việc huy động sự đồng thuận của người dân thực hiện các biện pháp
phòng, chống dịch COVID-19 với 3 trụ cột phòng, chống dịch (xét nghiệm, cách
ly, điều trị), thực hiện các biện pháp 2K (Khẩu trang, Khử khuẩn) + vắc xin +
thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân và các biện pháp khác.
II. CHỦ ĐỀ VÀ NỘI DUNG THÔNG ĐIỆP
- Chủ
đề: “Vì một Việt Nam vững vàng và khỏe mạnh”
- Nội
dung thông điệp và hướng dẫn chi tiết 2K (Phụ lục đính kèm)
2K (Khẩu trang, Khử khuẩn) + Vắc xin + Thuốc + Điều trị +
Công nghệ + Ý thức người dân và các biện pháp khác
III. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1.
Các hoạt động tại trung ương
1.1.
Tổ chức cung cấp thông tin báo chí và lễ phát động Chiến dịch truyền thông
phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới
- Thời
gian, địa điểm: tháng 9 năm 2022 tại Bộ Y tế
- Chủ
trì: Lãnh đạo Bộ Y tế.
-
Thành phần dự: Lãnh đạo Bộ Y tế, lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, Lãnh đạo
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam, các Bộ ngành, lãnh đạo các Vụ, Cục, tổ
chức quốc tế, đơn vị liên quan và các cơ quan báo chí trung ương và địa phương.
- Tài
liệu: Thông tin báo chí, video phát động Chiến dịch và các tài liệu liên quan.
1.2.
Sản xuất các tài liệu truyền thông
- Sản
xuất bộ tài liệu phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức (Infographic,
Video Clip, Audio Clip, Ảnh…). Đặc biệt, các sản phẩm truyền thông phòng, chống
dịch COVID-19; thông điệp các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình
hình mới (thông điệp mới); vận động, khuyến khích người dân tham gia tiêm vắc
xin phòng COVID-19 đầy đủ và đúng lịch, trong đó, phổ biến kiến thức về tác dụng,
hiệu quả vắc xin, lợi ích tiêm chủng; hướng dẫn thực hiện biện pháp 2K (Khẩu
trang, Khử khuẩn); Thuốc; Điều trị; Công nghệ; Ý thức người dân và các biện
pháp khác.
- Sản
xuất 02 video phát động Chiến dịch và tổng kết hoạt động truyền thông của chiến
dịch.
- Sản
xuất 01 bài hát và 01 vũ điệu truyền thông về thông điệp mới.
- Sản
xuất các infographic, video, audio về nội dung thông điệp mới.
1.3.
Phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới sản xuất bộ tài liệu truyền thông các biện
pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới
- Phối
hợp với Tổ chức Y tế thế giới sản xuất và đăng tải bộ tài liệu truyền thông các
biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới, các hướng dẫn đeo khẩu
trang, khử khuẩn, vắc xin, thuốc, điều trị, công nghệ,… nhằm kiểm soát tốt dịch
bệnh và chung sống an toàn với dịch.
-
Đăng tải các tài liệu truyền thông trên các kênh truyền thông, mạng xã hội của
Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam, Bộ Y tế và báo đài trung ương, địa phương.
1.4.
Sản xuất 01 tọa đàm trên Truyền hình Thông tấn
- Phối
hợp với Truyền hình thông tấn - Thông tấn xã Việt Nam sản xuất và phát sóng 01
tọa đàm truyền hình.
- Nội
dung: Các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới, thông điệp
truyền thông mới.
- Thời
gian: Tuần 3 tháng 9 năm 2022.
-
Khách mời: Lãnh đạo Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam.
1.5.
Sản xuất các tọa đàm về phòng, chống dịch COVID-19
- Nội
dung: xây dựng kịch bản, sản xuất và phát sóng các tọa đàm truyền thông về
phòng, chống dịch COVID-19 và các nội dung của thông điệp mới.
-
Truyền tải lên kho dữ liệu của ngành y tế.
-
Đăng tải gửi các cơ quan báo chí, truyền thông trên toàn quốc.
-
Phát sóng trên các kênh sóng mạng xã hội của Bộ Y tế (Fanpage, Tiktok, Zalo,
Youtube, Lotus,…).
-
Phát sóng 01 tọa đàm do Bộ Y tế sản xuất.
-
Phát sóng 01 tọa đàm trên Báo Sức khỏe và Đời sống.
-
Phát sóng 02 tọa đàm trên hệ sinh thái VCCORP các trang web: Kenh14.vn,
soha.vn, cafef.vn, cafebiz.vn, afamily.vn, mạng xã hội Lotus Việt Nam,…
1.6.
Phát động thay Frame Avatar ‘Vì một Việt Nam vững vàng và khỏe mạnh” trên mạng
xã hội Facebook, Zalo và Lotus
- Thiết
kế và kêu gọi thay frame Avatar trên các kênh của cơ quan, tổ chức, cá nhân sử
dụng tài khoản Facebook, Zalo và Lotus lan tỏa thông tin chiến dịch truyền
thông với chủ đề ‘Vì một Việt Nam vững vàng và khỏe mạnh” và các nội
dung thông điệp mới.
- Huy
động sự tham gia của các tổ chức quốc tế: WHO, UNDP, Woolcock, The HelpAge,…
trong việc phối hợp với Bộ Y tế sản xuất sản phẩm truyền thông liên quan đến
thông điệp mới và lan tỏa thông tin, hoạt động của chiến dịch.
1.7.
Xây dựng bộ ảnh truyền thông về thông điệp mới
- Xây
dựng bộ ảnh truyền thông về thông điệp mới, kêu gọi sự tham gia của các KOLs
lan tỏa các nội dung thông điệp mới.
- Bộ ảnh
Quote chia sẻ trên mạng xã hội Lotus, Fanpage, Zalo.
1.8.
Cuộc thi nhảy cover Vũ điệu ‘Việt Nam vững vàng và khỏe mạnh” trên Tiktok Bộ Y
tế
- Kêu
gọi sự tham gia của các KOLs, nghệ sỹ nổi tiếng và cộng đồng nhảy cover lan tỏa
thông điệp.
- Lựa
chọn và trao giải Nhất, giải Nhì, giải Ba, cúp biểu trưng, phần quà cho bản
cover xuất sắc nhất theo lượt bình chọn like, share trên Tiktok Bộ Y tế.
-
Đăng tải tin, bài, ảnh, phóng sự Cuộc thi nhảy cover Vũ điệu trên các báo đài
trung ương và địa phương, mạng xã hội phổ biến.
1.9.
Truyền thông tin, bài, phóng sự, các sản phẩm truyền thông trên các phương tiện
truyền thông báo đài trung ương
-
Đăng tải các tin, bài, phóng sự, các sản phẩm truyền thông về các hoạt động của
chiến dịch truyền thông “Vì một Việt Nam vững vàng và khỏe mạnh” trên
các đài truyền hình quốc gia: VTV1, HTV9, VOV1, VOV2,…
-
Đăng tải các tin, bài, ảnh, các sản phẩm truyền thông về các hoạt động của chiến
dịch truyền thông “Vì một Việt Nam vững vàng và khỏe mạnh” trên các cơ
quan báo chí chính thống: Vnexpress, Dân trí, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ,
Kenh14, Tuổi trẻ, Zing News, Báo Sức khỏe và Đời sống, Cổng Thông tin điện tử Bộ
Y tế,…
-
Đăng tải bài hát và vũ điệu “Việt Nam vững vàng và khỏe mạnh” trên hệ thống
màn hình led, công nghệ trong nhà và ngoài trời.
1.10.
Truyền thông tin, bài, phóng sự, ảnh, các sản phẩm truyền thông trên các kênh mạng
xã hội phổ biến
-
Đăng tải tin, bài, ảnh, các sản phẩm truyền thông trên các kênh mạng xã hội của
Bộ Y tế và các đối tác phối hợp thực hiện: Fanpage, Tiktok, Zalo, Lotus,
Youtube.
-
Đăng tải tin, bài, ảnh, các sản phẩm truyền thông trên các kênh mạng xã hội
(Hot Page) có lượng người followers trên 1 triệu fans trở lên.
2.
Các hoạt động tại địa phương
2.1.
Đăng tải và sản xuất các tài liệu truyền thông phòng, chống dịch COVID-19 trong
tình hình mới trên các kênh truyền thông trên địa bàn
-
Đăng tải các sản phẩm truyền thông (Infographic, Audio Clip, Video Clip, Tọa
đàm,..) do Bộ Y tế cung cấp, truy cập quét mã QR code hoặc theo đường link:
https://1drv.ms/u/s!Amm0pPafka61hNV98aDtpNuE-cEaEA?e=fchaLu
- Chủ
động sản xuất, đăng tải các sản phẩm truyền thông riêng biệt của đơn vị phù hợp
với đặc điểm, tính chất, ngôn ngữ của địa phương.
- Lan
tỏa các sản phẩm truyền thông (Infographic, Video Clip, Audio Clip,…) trên các
kênh truyền thông cơ sở như: website, đài, báo, bản tin chính thống và mạng xã
hội của đơn vị (Fanpage, Zalo, Youtube,...).
2.2.
Phát động thay Frame Avatar trên mạng xã hội và hưởng ứng lan tỏa Cuộc thi vũ
điệu “Việt Nam vững vàng và khỏe mạnh”
- Huy
động sự tham gia của các cá nhân trong đơn vị hưởng ứng các hoạt động thay
Frame Avatar của Chiến dịch trên tài khoản Facebook, Zalo, Lotus.
-
Tham gia cuộc thi cover Vũ điệu trên Tiktok Bộ Y tế: lan tỏa và kêu gọi thực hiện
cover vũ điệu ‘Việt Nam vững vàng và khỏe mạnh” đăng tải trên các nền tảng mạng
xã hội của cá nhân, đơn vị.
- Cập
nhật, truy cập link để triển khai các hoạt động của chiến dịch truyền thông
truy cập quét mã QR code hoặc theo đường link:
https://1drv.ms/u/s!Amm0pPafka61hNV98aDtpNuE-cEaEA?e=fchaLu.
2.3.
Lồng ghép thông điệp mới với các nội dung tài liệu truyền thông chuyên môn của
đơn vị
- Lồng
ghép nội dung truyền thông các biện pháp 2K (Khẩu trang, Khử khuẩn), Vắc xin, Thuốc,
Điều trị, Công nghệ, Ý thức người dân và các biện pháp phòng, chống dịch với
tài liệu, hướng dẫn chuyên môn của đơn vị phù hợp với đặc điểm địa phương.
- Lan
tỏa thông điệp của Chiến dịch và slogan “Vì một Việt Nam vững vàng và khỏe mạnh”
với các hoạt động truyền thông của đơn vị.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
A. Thời gian thực hiện: Từ ngày 12/9/2022 đến
ngày 31/10/2022.
B. Phân công nhiệm vụ
1.
Bộ Y tế
1.1.
Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng
- Chủ
trì, đầu mối xây dựng Kế hoạch và triển khai các hoạt động tại trung ương, hướng
dẫn các đơn vị địa phương thực hiện.
- Xây
dựng các tài liệu, kế hoạch, nội dung triển khai các hoạt động truyền thông đưa
vào kho dữ liệu của ngành y tế, tạo mã QR code và đường link truy cập: https://1drv.ms/u/s!Amm0pPafka61hNV98aDtpNuE-cEaEA?e=fchaLu
để các đơn vị sử dụng, triển khai tại đơn vị và trên địa bàn.
- Phối
hợp với các đơn vị tại trung ương và địa phương, các tổ chức quốc tế, các đơn vị
liên quan thực hiện các hoạt động truyền thông nêu trong Kế hoạch.
1.2.
Các Cục: Y tế dự phòng, Quản lý môi trường y tế, Quản lý Khám, chữa bệnh, Công
nghệ thông tin, Quản lý Dược, Khoa học công nghệ và Đào tạo.
- Cử
lãnh đạo Cục và cán bộ tham gia vào các chương trình tọa đàm, phóng sự của Chiến
dịch.
-
Đăng tải các sản phẩm truyền thông trên các kênh truyền thông do đơn vị quản
lý, truy cập quét mã QR code hoặc theo đường link:
https://1drv.ms/u/s!Amm0pPafka61hNV98aDtpNuE-cEaEA?e=fchaLu
1.3.
Văn phòng Bộ
- Phối
hợp tổ chức cung cấp thông tin và lễ phát động Chiến dịch: chuẩn bị hội trường,
khánh tiết, backdrop, nước, hoa, âm thanh.
- Phối
hợp thực hiện các hoạt động trong phần truyền thông tại trung ương.
1.4.
Các Vụ, Cục, Tổng cục, Văn phòng, Thanh tra Bộ
-
Đăng tải các sản phẩm truyền thông trên các kênh truyền thông do đơn vị quản
lý, truy cập quét mã QR code hoặc theo đường link:
https://1drv.ms/u/s!Amm0pPafka61hNV98aDtpNuE-cEaEA?e=fchaLu
- Phối
hợp thực hiện các hoạt động trong phần truyền thông tại trung ương.
1.5.
Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe trung ương
- Phối
hợp tổ chức cung cấp thông tin, lễ phát động Chiến dịch truyền thông và các hoạt
động truyền thông đến các cơ quan báo chí trung ương và địa phương.
- Phối
hợp sản xuất và đăng tải các sản phẩm truyền thông (infographic, video clip,
audio clip,…) và các hoạt động của chiến dịch, cập nhật kho dữ liệu ngành y tế
và đăng tải trên website, bản tin, mạng lưới truyền thông cơ sở.
- Lồng
ghép slogan, nội dung thông điệp mới với các nội dung tài liệu truyền thông
chuyên môn của đơn vị để kêu gọi sự tham gia, ủng hộ của người dân đối với công
tác phòng, chống dịch COVID-19.
1.6.
Báo Sức khỏe và Đời sống, Tạp chí Y dược học, Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế
- Báo
Sức khỏe và Đời sống cử người viết tin, bài, ảnh tuyên truyền các nội dung và
hoạt động của Chiến dịch;
- Báo
Sức khỏe và Đời sống chủ trì, xây dựng 01 tọa đàm truyền thông về thông điệp mới
và các biện pháp phòng, chống dịch trong tình hình mới.
- Báo
Sức khỏe và Đời sống, Tạp chí Y dược học, Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế: Đăng
tải tin, bài, ảnh, phóng sự, và các hoạt động của Chiến dịch do Bộ Y tế cung cấp
truy cập quét mã QR code hoặc theo đường link:
https://1drv.ms/u/s!Amm0pPafka61hNV98aDtpNuE-cEaEA?e=fchaLu
2.
Các Bệnh viện, Viện, Trường, Học viện, đơn vị trực thuộc Bộ
- Phân
công đơn vị, khoa, phòng ban đầu mối phụ trách thực hiện Chiến dịch, bám sát
các nội dung, hoạt động truyền thông để triển khai tại đơn vị.
-
Đăng tải các sản phẩm truyền thông trên các kênh truyền thông do đơn vị quản lý
truy cập quét mã QR code hoặc theo đường link:
https://1drv.ms/u/s!Amm0pPafka61hNV98aDtpNuE-cEaEA?e=fchaLu
- Tổ
chức triển khai, phân công nhiệm vụ thực hiện các hoạt động trong phần hoạt động
truyền thông tại trung ương phù hợp với đặc điểm, điều kiện của đơn vị.
3.
Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
-
Phân công đơn vị, phòng ban đầu mối phụ trách thực hiện Chiến dịch, bám sát các
nội dung, hoạt động truyền thông để triển khai tại đơn vị và trên địa bàn.
-
Đăng tải các sản phẩm truyền thông trên các kênh truyền thông do đơn vị quản
lý, truy cập mã QR code hoặc theo đường link:
https://1drv.ms/u/s!Amm0pPafka61hNV98aDtpNuE-cEaEA?e=fchaLu
- Chủ
trì, tổ chức triển khai các hoạt động trong phần hoạt động truyền thông tại địa
phương phù hợp với đặc điểm, điều kiện của đơn vị và trên địa bàn.
- Thực
hiện lồng ghép các hoạt động truyền thông của đơn vị với các hoạt động truyền
thông lan tỏa thông điệp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới (2K + Vắc
xin + Thuốc + Điều trị + Công nghệ + Ý thức người dân và các biện pháp khác) và
các hoạt động của chiến dịch truyền thông ‘Vì một Việt Nam vững vàng và khỏe
mạnh” phù hợp, tiết kiệm và hiệu quả.
C. Kinh phí thực hiện
Từ
nguồn ngân sách nhà nước cấp cho Trung ương, địa phương và từ các nguồn kinh
phí hợp pháp khác. Việc quản lý và sử dụng kinh phí trên phải tuân thủ theo
đúng quy định hiện hành.
Mọi
thông tin chi tiết: Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng, Bộ Y tế. Số điện
thoại: 024.6282.7979. Email: [email protected].
Nơi nhận:
- Quyền Bộ
trưởng (để báo cáo);
- Các đồng chí Thứ trưởng;
- Văn phòng Chính phủ (để báo cáo);
- Ban Tuyên Giáo Trung ương;
- Các Vụ, Cục, Tổng cục, TtrB, VPB;
- Sở Y tế 63 tỉnh/thành phố;
- Các đơn vị trực thuộc BYT; Y tế các Bộ ngành;
- T5G, Báo SK&ĐS, TCYDH, Cổng TTĐT BYT;
- Lưu: VT, TT-KT (2).
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thị Liên Hương
|