Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 226/QD-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Thiện Nhân
Ngày ban hành: 22/02/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 226/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 22 tháng 02 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ DINH DƯỠNG GIAI ĐOẠN 2011 - 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” với những nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm

a) Cải thiện tình trạng dinh dưỡng là trách nhiệm của các cấp, các ngành và mọi người dân.

b) Bảo đảm dinh dưỡng cân đối, hợp lý là yếu tố quan trọng nhằm hướng tới phát triển toàn diện về tầm vóc, thể chất, trí tuệ của người Việt Nam và nâng cao chất lượng cuộc sống.

c) Tăng cường sự phối hợp liên ngành trong các hoạt động dinh dưỡng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, huy động sự tham gia đầy đủ của các tổ chức xã hội, của mỗi người dân, ưu tiên vùng nghèo, vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, đối tượng bà mẹ, trẻ em.

2. Mục tiêu

a) Mục tiêu chung

Đến năm 2020, bữa ăn của người dân được cải thiện về số lượng, cân đối hơn về chất lượng, bảo đảm an toàn vệ sinh; suy dinh dưỡng trẻ em, đặc biệt thể thấp còi được giảm mạnh, góp phần nâng cao tầm vóc và thể lực của người Việt Nam, kiểm soát có hiệu quả tình trạng thừa cân, béo phì góp phần hạn chế các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng.

b) Các mục tiêu cụ thể

- Mục tiêu 1: Tiếp tục cải thiện về số lượng, nâng cao chất lượng bữa ăn của người dân.

Chỉ tiêu:

+ Tỷ lệ hộ gia đình có mức năng lượng ăn vào bình quân đầu người dưới 1800 Kcal giảm xuống 10% vào năm 2015 và 5% vào năm 2020.

+ Tỷ lệ hộ gia đình có khẩu phần ăn cân đối (tỷ lệ các chất sinh nhiệt P:L:G = 14:18:68) đạt 50% vào năm 2015 và 75% vào năm 2020.

- Mục tiêu 2: Cải thiện tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em.

Chỉ tiêu:

+ Giảm tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn ở phụ nữ tuổi sinh đẻ xuống còn 15% vào năm 2015 và dưới 12% vào năm 2020.

+ Giảm tỷ lệ trẻ có cân nặng sơ sinh thấp (dưới 2500 gam) xuống dưới 10% vào năm 2015 và dưới 8% vào năm 2020.

+ Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể chấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống còn 26% vào năm 2015 và xuống còn 23% vào năm 2020.

+ Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống 15% vào năm 2015 và giảm xuống 12,5% vào năm 2020.

+ Đến năm 2020, chiều cao của trẻ 5 tuổi tăng từ 1,5cm - 2cm cho cả trẻ trai và gái; chiều cao của thanh niên theo giới tăng từ 1cm - 1,5cm so với năm 2010.

+ Khống chế tỷ lệ béo phì ở trẻ em dưới 5 tuổi ở mức dưới 5% ở nông thôn và dưới 10% ở thành phố lớn vào năm 2015 và tiếp tục duy trì đến năm 2020.

- Mục tiêu 3: Cải thiện tình trạng vi chất dinh dưỡng.

Chỉ tiêu:

+ Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi có hàm lượng vitamin A huyết thanh thấp (<0,7 μmol/L) giảm xuống dưới 10% vào năm 2015 và dưới 8% vào năm 2020.

+ Tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai giảm còn 28% vào năm 2015 và 23% năm 2020.

+ Tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi giảm còn 20% vào năm 2015 và 15% năm 2020.

+ Đến năm 2015, tỷ lệ hộ gia đình dùng muối i-ốt hàng ngày đủ tiêu chuẩn phòng bệnh (≥20ppm) đạt > 90%, mức trung vị i-ốt niệu của bà mẹ có con dưới 5 tuổi đạt từ 10 đến 20 μg/dl và tiếp tục duy trì đến năm 2020.

- Mục tiêu 4: Từng bước kiểm soát có hiệu quả tình trạng thừa cân - béo phì và yếu tố nguy cơ của một số bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng người trưởng thành.

Chỉ tiêu:

+ Kiểm soát tình trạng béo phì ở người trưởng thành ở mức dưới 8% vào năm 2015 và duy trì ở mức dưới 12% vào năm 2020.

+ Khống chế tỷ lệ người trưởng thành có cholesterol trong máu cao (> 5,2 mmol/L) dưới 28% vào năm 2015 và duy trì ở mức dưới 30% vào năm 2020.

- Mục tiêu 5: Nâng cao hiểu biết và tăng cường thực hành dinh dưỡng hợp lý.

Chỉ tiêu:

+ Tỷ lệ trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đạt 27% vào năm 2015 và đạt 35% vào năm 2020.

+ Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức và thực hành dinh dưỡng đúng đối với trẻ ốm đạt 75% vào năm 2015 và 85% vào năm 2020.

+ Tỷ lệ nữ thanh niên được huấn luyện về dinh dưỡng và kiến thức cơ bản về làm mẹ đạt 60% vào năm 2015 và 75% vào năm 2020.

- Mục tiêu 6: Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của mạng lưới dinh dưỡng tại cộng đồng và cơ sở y tế.

Chỉ tiêu:

+ Đến năm 2015, bảo đảm 75% cán bộ chuyên trách dinh dưỡng tuyến tỉnh và 50% tuyến huyện được đào tạo chuyên ngành dinh dưỡng cộng đồng từ 1 đến 3 tháng. Đến năm 2020, tỷ lệ này là 100% ở tuyến tỉnh và 75% ở tuyến huyện.

+ Đến năm 2015, bảo đảm 100% cán bộ chuyên trách dinh dưỡng tuyến xã và cộng tác viên dinh dưỡng được tập huấn, cập nhật kiến thức về chăm sóc dinh dưỡng và duy trì đến năm 2020.

+ Đến năm 2015, 90% bệnh viện tuyến trung ương, 70% bệnh viện tuyến tỉnh và 30% bệnh viện tuyến huyện có cán bộ dinh dưỡng tiết chế. Đến năm 2020, tỷ lệ này đạt 100% ở tuyến trung ương, 95% ở tuyến tỉnh và 50% ở tuyến huyện.

+ 90% bệnh viện tuyến trung ương, 70% tuyến tỉnh và 20% tuyến huyện có triển khai hoạt động tư vấn và thực hiện thực đơn về chế độ dinh dưỡng hợp lý cho một số nhóm bệnh và đối tượng đặc thù bao gồm người cao tuổi, người nhiễm HIV/AIDS và Lao vào năm 2015. Đến năm 2020, tỷ lệ này đạt 100% ở tuyến trung ương, 95% ở tuyến tỉnh và 50% ở tuyến huyện.

+ Đến năm 2015 bảo đảm 50% số tỉnh có đủ năng lực giám sát về dinh dưỡng và đạt 75% vào năm 2020. Thực hiện giám sát dinh dưỡng trong các trường hợp khẩn cấp tại các tỉnh thường xuyên xảy ra thiên tai và có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao trên mức bình quân của toàn quốc.

c) Tầm nhìn đến năm 2030

Đến năm 2030, phấn đấu giảm suy dinh dưỡng trẻ em xuống dưới mức có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng (suy dinh dưỡng thể thấp còi dưới 20% và suy dinh dưỡng thể nhẹ cân dưới 10%), tầm vóc người Việt Nam được cải thiện rõ rệt. Nhận thức và hành vi về dinh dưỡng hợp lý của người dân được nâng cao nhằm dự phòng các bệnh mạn tính liên quan đến dinh dưỡng đang có khuynh hướng gia tăng. Từng bước giám sát thực phẩm tiêu thụ hàng ngày nhằm có được bữa ăn cân đối và hợp lý về dinh dưỡng, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo đảm nhu cầu dinh dưỡng cơ thể và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi đối tượng nhân dân, đặc biệt là trẻ em tuổi học đường.

3. Các giải pháp chủ yếu

a) Giải pháp về chính sách

- Tiếp tục tập trung chỉ đạo để thực hiện chỉ tiêu giảm suy dinh dưỡng thể nhẹ cân. Sớm đưa chỉ tiêu giảm suy dinh dưỡng thể thấp còi là một chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội quốc gia và các địa phương. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chỉ tiêu về dinh dưỡng.

- Hoàn thiện cơ chế phối hợp liên ngành, đặc biệt là phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Y tế với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong triển khai thực hiện các giải pháp nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng. Có chính sách, giải pháp huy động, khuyến khích sự tham gia của các tổ chức đoàn thể nhân dân và các doanh nghiệp tham gia thực hiện Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng.

- Xây dựng và hoàn thiện các chính sách, quy định về dinh dưỡng và thực phẩm. Quy định về sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ; tăng cường vi chất vào thực phẩm; chính sách nghỉ thai sản hợp lý, khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ; nghiên cứu đề xuất chính sách hỗ trợ dinh dưỡng học đường trước hết là lứa tuổi mầm non và tiểu học; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sản xuất và cung ứng các sản phẩm dinh dưỡng đặc thù hỗ trợ cho vùng nghèo, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là phụ nữ có thai, trẻ em dưới 5 tuổi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

b) Giải pháp về nguồn lực.

- Phát triển nguồn nhân lực:

+ Mở rộng đào tạo và sử dụng hiệu quả đội ngũ chuyên gia đầu ngành về dinh dưỡng, dinh dưỡng tiết chế và an toàn thực phẩm.

+ Đào tạo cán bộ chuyên sâu làm công tác dinh dưỡng (sau đại học, cử nhân, kỹ thuật viên dinh dưỡng, dinh dưỡng tiết chế).

+ Củng cố và phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác dinh dưỡng đặc biệt là mạng lưới cán bộ chuyên trách và cộng tác viên dinh dưỡng ở tuyến cơ sở. Nâng cao năng lực quản lý điều hành các chương trình hoạt động dinh dưỡng cho cán bộ trên ở các cấp từ trung ương đến địa phương và các Bộ, ngành liên quan.

+ Đa dạng hóa các loại hình đào tạo theo nhu cầu của xã hội, ưu tiên đào tạo nhân lực các dân tộc thiểu số, vùng miền khó khăn và vùng có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao với các hình thức phù hợp (đào tạo cử tuyển, đào tạo theo địa chỉ, theo nhu cầu); tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo nhân lực cho ngành dinh dưỡng.

- Nguồn lực tài chính:

+ Xã hội hóa, đa dạng các nguồn lực tài chính và từng bước tăng mức đầu tư cho công tác dinh dưỡng. Kinh phí thực hiện bao gồm: Ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, sự hỗ trợ quốc tế và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác, trong đó ngân sách nhà nước đầu tư chủ yếu thông qua dự án và chương trình mục tiêu quốc gia.

+ Quản lý và điều phối có hiệu quả nguồn lực tài chính, bảo đảm sự công bằng và bình đẳng trong chăm sóc dinh dưỡng cho mọi người dân. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả sử dụng ngân sách.

c) Giải pháp về truyền thông vận động và thông tin truyền thông giáo dục dinh dưỡng.

- Đẩy mạnh công tác truyền thông vận động, nâng cao kiến thức về tầm quan trọng của công tác dinh dưỡng đối với sự phát triển toàn diện về tầm vóc, thể chất và trí tuệ của trẻ em cho các cấp lãnh đạo, các nhà quản lý.

- Triển khai các hoạt động truyền thông đại chúng với các loại hình, phương thức, nội dung phù hợp với từng vùng, miền và từng nhóm đối tượng nhằm nâng cao hiểu biết và thực hành dinh dưỡng hợp lý đặc biệt là phòng chống suy dinh dưỡng thấp còi, khống chế thừa cân - béo phì và các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng cho mọi tầng lớp nhân dân.

- Tiếp tục thực hiện giáo dục dinh dưỡng và thể chất trong hệ thống trường học (từ mầm non đến đại học): Xây dựng và triển khai chương trình dinh dưỡng học đường (từng bước thực hiện thực đơn tiết chế dinh dưỡng và sữa học đường cho lứa tuổi mầm non và tiểu học). Xây dựng mô hình phù hợp với từng vùng miền và đối tượng.

d) Giải pháp về chuyên môn kỹ thuật

- Nghiên cứu xây dựng các chương trình, dự án và các giải pháp can thiệp đặc hiệu góp phần cải thiện tình trạng dinh dưỡng, nâng cao thể lực và thể chất của người dân phù hợp theo vùng, miền, ưu tiên cho những vùng nghèo, khó khăn, dân tộc thiểu số và các nhóm đối tượng có nguy cơ khác.

- Chăm sóc, dinh dưỡng hợp lý cho bà mẹ trước, trong và sau sinh. Thúc đẩy nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và ăn bổ sung hợp lý cho trẻ dưới 2 tuổi.

- Nâng cao năng lực giám sát dinh dưỡng và thực phẩm ở trung ương, các viện khu vực và các tỉnh, thành phố nhằm giám sát diễn biến tiêu thụ thực phẩm và tình trạng dinh dưỡng một cách hệ thống.

- Phát triển và nâng cao hiệu quả của mạng lưới dịch vụ, tư vấn và phục hồi dinh dưỡng.

- Đa dạng hóa sản xuất, chế biến và sử dụng các loại thực phẩm sẵn có ở địa phương. Phát triển hệ sinh thái vườn - ao - chuồng, bảo đảm sản xuất, lưu thông, phân phối và sử dụng thực phẩm an toàn. Tăng cường sử dụng cá, sữa, rau trong bữa ăn hàng ngày.

- Thiết lập hệ thống giám sát, cảnh báo sớm mất an ninh thực phẩm cấp quốc gia và an ninh thực phẩm hộ gia đình. Xây dựng kế hoạch để đáp ứng kịp thời trong tình trạng khẩn cấp.

đ) Giải pháp về khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế

- Nâng cao năng lực, nghiên cứu khoa học về dinh dưỡng và thực phẩm. Khuyến khích nghiên cứu, phát triển và chuyển giao công nghệ về chọn, tạo giống mới có hàm lượng các chất dinh dưỡng thích hợp; nghiên cứu sản xuất và chế biến các thực phẩm bổ sung, vi chất dinh dưỡng, sản phẩm dinh dưỡng và dinh dưỡng đặc hiệu phù hợp với các đối tượng.

- Đẩy mạnh tin học hóa và xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành dinh dưỡng và an toàn thực phẩm.

- Tăng cường sử dụng thông tin và bằng chứng khoa học trong xây dựng chính sách, lập kế hoạch, chương trình, dự án về dinh dưỡng ở các cấp, đặc biệt là phòng chống suy dinh dưỡng thể thấp còi và thiếu vi chất dinh dưỡng.

- Áp dụng kinh nghiệm và thành tựu khoa học dinh dưỡng trong dự phòng béo phì, hội chứng chuyển hóa và các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng.

- Chủ động tích cực hợp tác với các quốc gia, các viện, trường tiên tiến trong khu vực và trên thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu, đào tạo để nhanh chóng tiếp cận các chuẩn mực khoa học và công nghệ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực dinh dưỡng.

- Tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế một cách toàn diện để hỗ trợ, thúc đẩy triển khai thực hiện Chiến lược.

- Lồng ghép các dự án hợp tác quốc tế với hoạt động của Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng nhằm thực hiện các mục tiêu của Chiến lược.

4. Các giai đoạn thực hiện

a) Giai đoạn 1 (2011-2015): Triển khai các hoạt động trọng tâm nhằm cải thiện dinh dưỡng, chú trọng công tác giáo dục, huấn luyện, phát triển nhân lực và bổ sung các chính sách hỗ trợ cho dinh dưỡng, thể chế hóa việc chỉ đạo của Nhà nước đối với công tác dinh dưỡng. Tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình mục tiêu.

b) Giai đoạn 2 (2016 - 2020): Trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện giai đoạn 1 (2011 - 2015), điều chỉnh chính sách, can thiệp phù hợp, triển khai toàn diện các giải pháp, nhiệm vụ để thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược. Đẩy mạnh khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu chuyên ngành về dinh dưỡng phục vụ công tác kế hoạch. Duy trì bền vững, đánh giá toàn diện việc thực hiện Chiến lược.

5. Các chương trình, đề án, dự án chủ yếu thực hiện Chiến lược

a) Dự án truyền thông, giáo dục dinh dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực

- Cơ quan chủ trì: Bộ Y tế.

- Cơ quan phối hợp: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài Truyền hình Việt Nam, các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

b) Dự án Phòng chống suy dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em, nâng cao tầm vóc người Việt Nam.

- Cơ quan chủ trì: Bộ Y tế.

- Cơ quan phối hợp: Các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

c) Dự án Phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng

- Cơ quan chủ trì: Bộ Y tế.

- Cơ quan phối hợp: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông, các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

d) Chương trình Dinh dưỡng học đường

- Cơ quan chủ trì: Bộ Y tế.

- Cơ quan phối hợp: Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

đ) Dự án Kiểm soát thừa cân - béo phì và phòng chống bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng

- Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện các hoạt động trong bệnh viện và trên cộng đồng.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai các hoạt động trong hệ thống trường học.

e) Chương trình Cải thiện an ninh dinh dưỡng, thực phẩm hộ gia đình và đáp ứng dinh dưỡng trong trường hợp khẩn cấp

- Cơ quan chủ trì: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Cơ quan phối hợp: Bộ Y tế, các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

g) Dự án Giám sát dinh dưỡng

- Cơ quan chủ trì: Bộ Y tế.

- Cơ quan phối hợp: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê), các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Điều 2. Tổ chức thực hiện Chiến lược

1. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức chính trị - xã hội xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược trên phạm vi cả nước, bảo đảm gắn kết chặt chẽ với các chiến lược, chương trình, đề án liên quan; xây dựng các dự án, đề án phù hợp với mục tiêu của Chiến lược trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai thực hiện; hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp việc thực hiện Chiến lược và định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ; tổ chức sơ kết vào cuối năm 2015 và tổng kết việc thực hiện Chiến lược vào cuối năm 2020.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm bố trí kinh phí cho các hoạt động của Chiến lược theo kế hoạch ngân sách được Quốc hội phân bổ hàng năm. Vận động các nguồn tài trợ trong và ngoài nước đầu tư cho công tác dinh dưỡng.

3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, căn cứ khả năng ngân sách nhà nước, theo kế hoạch ngân sách được Quốc hội phân bổ hàng năm, bố trí ngân sách để thực hiện các chương trình, đề án, dự án về dinh dưỡng sau khi được phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí theo đúng Luật Ngân sách và các quy định hiện hành; phối hợp với Bộ Y tế, các Bộ, ngành liên quan xây dựng cơ chế chính sách tài chính thúc đẩy xã hội hóa, huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước, khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực dinh dưỡng.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Chủ trì xây dựng kế hoạch và giải pháp bảo đảm an ninh lương thực thực phẩm. Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức thực hiện các kế hoạch để bảo đảm an ninh lương thực thực phẩm của quốc gia.

- Chủ trì xây dựng các chính sách nhằm bảo đảm an ninh, chế biến lương thực, thực phẩm, phát triển mô hình sinh thái vườn - ao - chuồng (VAC), xây dựng và triển khai chương trình cung cấp nước sạch nông thôn.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo:

- Chủ trì xây dựng chương trình giáo dục dinh dưỡng và thể chất cho học sinh từ mầm non đến đại học (tăng cường tổ chức bữa ăn, sữa học đường cho trẻ mầm non và tiểu học; xây dựng mô hình dinh dưỡng trường học: Chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non và các bếp ăn tập thể trường học); từng bước đưa nội dung giáo dục dinh dưỡng và giáo trình giảng dạy ở các cấp học; phối hợp với Bộ Y tế tổ chức tuyên truyền, giáo dục về dinh dưỡng trong các trường học.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế trong việc lập kế hoạch và tổ chức đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phục vụ các nhiệm vụ của Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng.

6. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ dinh dưỡng cho người nghèo, vùng khó khăn.

7. Bộ Thông tin - Truyền thông:

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo và tổ chức các hoạt động thông tin, truyền thông về dinh dưỡng, chú trọng các thông tin về dinh dưỡng hợp lý.

- Phối hợp với Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan trong việc kiểm soát quảng cáo về dinh dưỡng và thực phẩm liên quan.

8. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tham gia thực hiện Chiến lược trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ đã được giao.

9. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

Tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược tại địa phương theo hướng dẫn của Bộ Y tế và các Bộ, ngành chức năng; xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch hành động hàng năm và 5 năm về dinh dưỡng phù hợp với Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong cùng thời kỳ; chủ động, tích cực huy động nguồn lực để thực hiện Chiến lược; lồng ghép việc thực hiện có hiệu quả Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng với các Chiến lược khác có liên quan trên địa bàn; đẩy mạnh phối hợp liên ngành; lồng ghép các nội dung dinh dưỡng trong công tác hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện Chiến lược tại địa phương; thực hiện chế độ báo cáo hàng năm việc thực hiện Chiến lược trên địa bàn theo quy định hiện hành.

10. Đề nghị Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam căn cứ vào định hướng chuyên môn, nội dung tuyên truyền của Bộ Y tế để tổ chức phổ biến các kiến thức về sức khỏe và dinh dưỡng hợp lý cho các hội viên và các bà mẹ, vận động cộng đồng cùng tham gia phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế triển khai các hoạt động chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng góp phần cải thiện tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em.

11. Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Người cao tuổi, các Hội nghề nghiệp và các tổ chức xã hội khác căn cứ vào định hướng chuyên môn, nội dung tuyên truyền của Bộ Y tế để tổ chức phổ biến các kiến thức về dinh dưỡng hợp lý cho các thành viên, hội viên; phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế và các cơ quan có liên quan trong việc thực hiện xã hội hóa công tác dinh dưỡng và thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chiến lược.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KGVX (5b)

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Nguyễn Thiện Nhân

 

 

THE PRIME MINISTER
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence– Freedom – Happiness
---------------

No. 226/QD-TTg

Hanoi, February 22, 2012

 

DECISION

APPROVING THE NATIONAL NUTRITION STRATEGY FOR THE 2011-2020 PERIOD, WITH A VISION TOWARD 2030

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the national strategy for socio­economic development during 2011-2020;

At the proposal of the Minister of Health,

DECIDES:

Article 1. To approve the national nutrition strategy for the 2011 -2020 period, with a vision toward 2030. with the following major contents:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Improving the nutritional status is the responsibility of all levels, sectors and citizens:

b/ Balanced and proper nutrition is essential for achieving comprehensive development of Vietnamese people's stature, physical strength and intellect and improved quality of life;

c/To increase intersectoral coordination in nutrition activities under the leadership and direction of Party committees and administrations of all levels, to mobilize participation of all social organizations and citizens, to prioritize poor, disadvantaged and ethnic minority areas, mothers and children.

2. Objectives

a/ General objectives

By 2020, the people's diet will be increased in quantity, more balanced in quality and safe and hygienic. Child malnutrition, especially stunting, will be reduced dramatically, contributing lo raising the stature and physical strength of Vietnamese. To effectively control overweight and obesity, contributing to reducing nutrition-related non-communicable chronic diseases;

b/ Specific objectives

- Objective 1: To further improve the people's diet in terms of quantity and quality.

Targets:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ To increase the rate of households with a balanced diet (with the protein-lipid-glucid ratio of 14:18:68) to 50% by 2015 and 75% by 2020.

- Objective 2: To improve the nutritional status of mothers and children.

Targets:

+ To reduce the chronic energy deficiency rate among women of reproductive age to 15% by 2015 and under 12% by 2020.

+ To reduce the rate of underweight infants (born under 2,500 grams) to under 10% by 2015 and under 8% by 2020.

+ To reduce the rate of stunted children under 5 to 26% by 2015 and 23% by 2020.

+ To reduce the rate of underweight children under 5 to 15% by 2015 and 12.5% by 2020.

+ To raise the height of five-year-old children by 1.5-2 cm for both boys and girls and of young people by 1-1.5 cm by 2020 from 2010.

+ To keep the rate of obese children under 5 at under 5% in rural areas and under 10% in big cities and maintain such rate by 2020.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Targets:

+ To reduce the rate of undcr-5 children with low .serum Vitamin A (<0.7µmol/L) to under 10% by 2015 and under 8% by 2020.

+ To reduce the rate of anemic pregnant women to 28% by 2015 and 23% by 2020.

+ To reduce the rate of anemic children under 5 to 20% by 2015 and 15% by 2020.

+ By 2015, to reach a rate of households with sufficient daily consumption of iodized salt for disease prevention (≥ 20 ppm) of over 90%, to maintain the median urinary iodine level in mothers with under-5 children at between 10 and 20 µg/dl by 2015 and to 2020.

- Objective 4: To step by step effectively control overweight and obesity and risk factors of nutrition-related non-communicable chronic diseases among adults.

Targets:

+ To control the rate of overweight and obese adults at under 8% by 2015 and at. under 12% by 2020.

+ To keep the rate of adults with high blood cholesterol (>5.2 mmol/L) at under 28% by 2015 and at under 30% by 2020.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Targets:

+ The rate of exclusively breastfed infants during the first six months will reach 27% by 2015 and 35% by 2020.

+ The rate of mothers with proper nutrition knowledge and practices for caring sick children will reach 75% by 2015 and 85% by 2020.

+ The rate of young women receiving nutrition and maternal training will reach 60%

by 2015 and 75% by 2020.

- Objective 6: To increase capacity and effectiveness of nutrition networks in communities and health establishments.

Targets:

+ By 2015, to assure that 75% and 50% of full-time nutrition officers at provincial and district levels respectively will receive community nutrition training for between 1 and 3 months. The rates will be respectively 100% and 75% by 2020.

+ By 2015. to assure that 100% of full-time nutrition officers at commune level and nutrition collaborators will be trained and updated in nutritional care. This rate will be maintained to 2020.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ By 2015, 90% of central hospitals, 70% of provincial-level hospitals and 20% of district-level hospitals will provide counseling on and prescribe proper nutritional regimes for certain groups of diseases and target groups, including elderly people, HIV/AIDS and tuberculosis patients. By 2020, the rates will be 100%, 95% and 50% respectively.

+ To assure that 50% and 70% of provinces will be capable lo perform nutrition surveillance by 2015 and 2020 respectively. To conduct nutrition surveillance in emergency cases in disaster-prone provinces and provinces with malnutrition rates higher than the national average.

c/ Vision toward 2030

By 2030, to strive to reduce the child malnutrition rate below the level of public health significance (stunting rate of under 20% and underweight rale of under 10%). to remarkably raise the stature of Vietnamese. To improve public awareness about and behaviors in proper nutrition for the prevention of nutrition-related chronic diseases, which are on the rise. To step by step supervise daily food consumption in order to have nutritionally balanced and rational diets, ensuring food safety and hygiene, meeting nutrition needs and contributing to improving the quality of life for all people, especially school children.

3. Major solutions

a/ Policies

- To further focus on directing the fulfillment of the target to reduce underweight. To soon introduce the target to reduce the rate of stunting as a socio-economic development indicator of the country and each locality. To increase examination and monitoring of the fulfillment of nutrition targets:

- To finalize the intersectoral coordination mechanism, especially for close coordination between the Ministry of Health and the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Education and Training, the Ministry of Culture, Sports and Tourism and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in implementing solutions for improving the nutritional status. To adopt policies and solutions to involve mass organizations and businesses in the implementation of the national nutrition strategy:

- To elaborate and finalize policies and regulations on nutrition and food. To issue regulations on the production, trading and use of nutritional products for small children: food fortification with micronutrients: and policies on proper maternity leave, breastfeeding promotion; to study and propose policies to support school nutrition, firstly for preschool and primary school children: to encourage businesses to invest in the production and supply of specialized nutritional products for poor, disadvantaged and ethnic minority areas, especially for pregnant women, under-5 children and children in special circumstances.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To develop human resources:

+ To extensively train and effectively employ leading nutritionists, dieticians and food safety specialists.

+ To train nutrition specialists (post­graduates, bachelors and technicians in nutrition and dietetics).

+ To consolidate and develop nutrition workers, especially the network of full-time nutrition workers and nutrition collaborators at the grassroots level. To build capacity to manage nutrition programs for nutrition officers from central to local levels and of related ministries and sectors.

+ To diversify forms of training to meet the society's training needs, prioritizing training for ethnic minority groups, disadvantaged regions and areas and areas with high malnutrition prevalence in appropriate forms (training with selection-based enrolment, training by customers" order or based on market needs); to increase international cooperation in training for the nutrition sector.

- Financial resources:

+ To socialize and diversify financial resources and step by step increase investment in nutrition activities. Funds for implementation include central and local budgets, international support and other lawful funding sources of which state budget funds shall be allocated mostly to national target programs and projects.

+ To effectively manage and coordinate financial resources, ensuring fairness and equality in nutritional care for all people. To increasingly inspect, supervise and evaluate the effectiveness of budget use.

c/ Nutrition advocacy, education and communication

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To carry out mass communication activities using various forms, methods and contents suitable to each region, area and target group to improve nutrition knowledge and practices, especially for the prevention of stunting, control of overweight and obesity and nutrition-related non-communicable chronic diseases for all people;

- To continue nutrition and physical education in the school system (from preschool to university): To elaborate and implement the school nutrition program (to step by step introduce dietetic menu and provide milk for children in preschools and primary schools). To develop appropriate models for each region, area and target group.

d/ Technical solutions

- To study and elaborate programs, projects and solutions for special intervention to improve the nutritional status and raise the height and physical strength of people which are suitable to each region and area, prioritizing poor, disadvantaged and ethnic minority areas and other at-risk target groups:

- To provide proper nutrition for mothers before, during and after delivery. To promote exclusive breastfeeding during the first six months and appropriate complementary feeding for under-two children;

- To raise nutrition and food surveillance capacity for the central level and regional- and provincial-level hospitals to systematically supervise food consumption and nutritional status trends;

- To develop, and raise the effectiveness of, the network of nutrition services, counseling and rehabilitation:

- To diversify the production, processing and use of locally available food. To develop the eco-model of gardens, fishponds and breeding facilities (VAC), ensuring the production, circulation, distribution and use of safe food. To promote daily consumption of fish, milk and vegetables:

- To establish a system for monitoring and early warning of food insecurity at national and household levels. To develop a plan to promptly respond to emergency cases.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To raise the nutrition and food scientific research capacity. To encourage research. development and transfer of technologies to select and create new breeds and seeds with appropriate nutrients: to study the production and processing of micronutrient-fortified food. nutritional products and specialized nutritional products suitable to each target group;

- To promote computerization and develop a database on nutrition and food safety:

- To increasingly use information and scientific evidence in the formulation of nutrition policies, plans, programs and projects at different levels, especially in the prevention of stunting and micronutrient deficiency;

- To apply nutrition experience and scientific achievements in the prevention of obesity, metabolic syndrome and nutrition-related non-communicable chronic diseases'.

- To proactively cooperate with advanced countries and institutes and universities in the region and world in the field of research and training in order to quickly access regional and global advanced scientific and technological standards and develop and improve the quality of human resources in the nutrition sector;

- To increase comprehensive cooperation with international organizations lo support and promote the strategy implementation:

- To incorporate international cooperation projects into activities of the national nutrition strategy to fulfill the strategy's objectives.

4. Implementation phases

a/ Phase 1 (2011-2015): To implement key activities for nutrition improvement, paying attention to education, training and human resource development and supplementation of policies to support nutrition and institutionalize stale direction for nutrition activities. To continue implementing target programs effectively;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Major programs, plans and projects for the strategy implementation

a/ Project on nutrition communication and education and training

- Responsible agency: The Ministry of Health;

- Coordinating agencies: The Ministry of Education and Training, the Ministry of Information and Communications, Vietnam Television, related ministries, sectors, agencies and organizations, and provincial-level People's Committees.

b/ Project on mother and child malnutrition control and stature improvement

- Responsible agency: The Ministry of Health;

- Coordinating agencies: Related ministries, sectors, agencies and organizations, and provincial-level People's Committees.

c/ Project on micronutrient deficiency control

- Responsible agency: The Ministry of Health;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d/ Program on school nutrition

- Responsible agency: The Ministry of Health;

- Coordinating agencies: The Ministry of Education and Training, related ministries, sectors, agencies and organizations, and provincial-level People's Committees.

e/ Project on overweight, obesity and nutrition-related non-communicable chronic disease control

- The Ministry of Health shall assume the prime responsibility for, and coordinate with related ministries, sectors, agencies and organizations, and provincial-level People's Committees in, carrying out activities in hospitals and communities;

- The Ministry of Education and Training shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Health, related ministries, sectors, agencies and organizations, and provincial-level People's Committees in, carrying out activities in the school system.

e/ Program on nutrition security and household food improvement and nutrition response in emergency cases

- Responsible agency: The Ministry of Agriculture and Rural Development;

- Coordinating agencies: The Ministry of Health, related ministries, sectors, agencies and organizations, and provincial-level People's Committees.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Responsible agency: The Ministry of Health;

- Coordinating agencies: The Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Planning and Investment (the General Statistics Office), related ministries, sectors, agencies and organizations, and provincial-level People's Committees.

Article 2. Organization of the strategy implementation

1. The Ministry of Health shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, related ministries and sectors, provincial-level People's Committees and socio-political organizations in, planning and organizing the strategy implementation nationwide, ensuring close association with related strategies, programs and plans; elaborate, submit to competent authorities for approval, and implement projects and plans in line with the strategy's objectives; guide, inspect and review the strategy implementation for regular reporting to the Prime Minister: conduct a preliminary review in late 2015 and a final review in late 2020 of the strategy implementation.

2. The Ministry of Planning and Investment shall arrange funds for the strategy activities under annual budget plans approved by the National Assembly, and raise domestic and overseas funds for nutrition work.

3. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for. and coordinate with the Ministry of Planning and Investment in. based on the capacity of state budget and annual budget plans approved by the National Assembly, allocating budget funds to implement approved nutrition programs and projecis; guide, inspect and supervise the use of funds in accordance with the State Budget Law and current regulations: coordinate with the Ministry of Health and related ministries and sectors in elaborating financial mechanisms and policies to promote socialization, raise non-state budget funds, and encourage organizations and individuals to invest in the nutrition sector.

4. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall:

- Assume the prime responsibility for elaborating plans on and solutions to assure food security. Coordinate with related ministries and sectors in implementing plans to assure national food security.

- Assume the prime responsibility, for elaborating polices to assure food security and processing and develop the eco-model of gardens, fishponds and breeding facilities (VAC), and develop and implement programs to supply clean water for rural areas.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Assume the prime responsibility for developing nutrition and physical education programs from preschool to university levels (to increasingly provide meals and milk for preschool and primary school children: build up school nutrition models; and direct the improvement of the quality of care and education of preschool children and quality of school canteens); step by step introduce nutrition education into school curriculums of all educational levels; coordinate with the Ministry of Health in carrying out nutrition communication and education in schools.

- Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Health in, planning and organizing the training and development of human resources for performing the tasks of the national nutrition strategy.

6. The Ministry of Labor. War Invalids and Social Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Health and related ministries and sectors in. implementing policies on nutrition support for the poor and inhabitants in disadvantaged areas.

7. The Ministry of Information and Communications shall:

- Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Health and related ministries and sectors in, directing and organizing activities to provide nutrition information and communication, paying attention to information on proper nutrition.

- Coordinate with the Ministry of Health and related ministries and sectors in controlling advertisements on nutrition and related to food.

8. Ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies shall implement the strategy within their assigned functions and tasks.

9. Provincial-level People's Committees shall implement the strategy in their localities under the guidance of the Ministry of Health and ministries and functional sectors; elaborate and implement annual and five-year action plans on nutrition in line with the national nutrition strategy and their local socio-economic development plans of the same period; proactively and actively mobilize resources for the strategy implementation; integrate the national nutrition strategy in other related strategies in their localities for effective implementation; enhance intersectoral coordination; incorporate nutrition contents into local socio-economic development policies; regularly inspect the strategy implementation in their localities; and make annual reports on the strategy implementation in their localities under current regulations.

10. To request the central Vietnam Women's Union, based on the Ministry of Health's professional guidance and communication orientations, to disseminate health and proper nutrition knowledge for its members and mothers, and mobilize the community to closely coordinate with the health sector in healthcare and nutrition activities to improve maternal and child nutrition.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 3. This Decision takes effect on the date of its signing.

Article 4. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, heads of related agencies and organizations, and chairpersons of provincial-level People's Committees shall implement this Decision.-

 

 

FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Nguyen Thien Nhan

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Decision No. 226/QD-TTg of February 22, 2012, approving the national nutrition strategy for the 2011-2020 period, with a vision toward 2030

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.850

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.28.50
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!