Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Chỉ thị 16/CT-TTg 2022 nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân thích ứng linh hoạt

Số hiệu: 16/CT-TTg Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Vũ Đức Đam
Ngày ban hành: 20/09/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

Thủ tướng yêu cầu nâng cao chế độ đãi ngộ đối với cán bộ y tế

Đây là nội dung tại Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 20/9/2022 về nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân; chủ động thích ứng linh hoạt, góp phần phục hồi nhanh, phát triển bền vững.

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất:

- Chế độ, chính sách tiền lương, phụ cấp đặc thù ngành (kể cả giải pháp nhằm giữ và thu hút nguồn nhân lực) đối với cán bộ y tế;

-Chính sách hỗ trợ học viên, sinh viên các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe;

- Chính sách về công nhận liệt sỹ khi hy sinh và có biện pháp phù hợp, hiệu quả để bảo vệ nhân viên y tế trong khi làm nhiệm vụ.

Các bộ, ngành, trước hết là Bộ Y tế, UBND tỉnh, TP trực thuộc TW chú trọng chỉ đạo khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích, đóng góp trong phòng, chống dịch COVID-19, và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Xem nội dung chi tiết tại Chỉ thị 16/CT-TTg ban hành ngày 20/9/2022.

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 16/CT-TTg

Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2022

CHỈ THỊ

VỀ NÂNG CAO CÔNG TÁC CHĂM SÓC SỨC KHỎE NHÂN DÂN; CHỦ ĐỘNG THÍCH ỨNG LINH HOẠT, GÓP PHẦN PHỤC HỒI NHANH, PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Ngành Y tế là ngành có sứ mệnh đặc biệt trong chăm lo sức khỏe Nhân dân, góp phần bảo đảm an sinh, an toàn xã hội và phát triển bền vững đất nước. Thời gian vừa qua, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng toàn thể cán bộ, người lao động ngành Y tế cả nước đã có nỗ lực lớn, làm nòng cốt trong phòng, chống dịch COVID-19, phục vụ công tác khám, chữa bệnh cho Nhân dân.

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, toàn thể xã hội, Việt Nam đã cơ bản khống chế dịch COVID-19, làm tiền đề để phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh nhiều thành tích đạt được, hệ thống thể chế, chính sách đối với ngành Y tế còn bất cập; y tế cơ sở, y tế dự phòng, công nghiệp dược, thiết bị y tế chưa đáp ứng yêu cầu; thu nhập, chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ y tế còn chưa phù hợp, đời sống một bộ phận cán bộ y tế còn nhiều khó khăn; tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế ở một số bệnh viện, địa phương chưa được xử lý dứt điểm; giải ngân đầu tư công trong lĩnh vực y tế còn chậm...Bên cạnh đó, dịch COVID-19 tiếp tục có diễn biến phức tạp, đặt ra nhiều thách thức đối với ngành Y tế và cả hệ thống chính trị.

Nhằm nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân; chủ động thích ứng linh hoạt, góp phần phục hồi nhanh, phát triển bền vững, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

1. Quán triệt đầy đủ, sâu sắc các quan điểm sau:

(1) Thể chế kịp thời, toàn diện các quan điểm, chủ trương của Đảng về công tác y tế, nhất là tại các Nghị quyết số 20-NQ/TW; 21-NQ/TW Ban chấp hành Trung ương khóa XII, Nghị quyết Đại hội XIII.

(2) Tiếp tục đặt sức khỏe, tính mạng của người dân lên trên hết, trước hết. Làm việc phải thực chất, hiệu quả, vì Nhân dân phục vụ. Mỗi cán bộ, nhân viên y tế đều khắc ghi và hành động theo lời dạy của Bác Hồ và 12 điều y đức; không ngừng trau dồi kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ, làm giàu y lý, nâng cao y thuật.

(3) Công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân là công việc chung của toàn hệ thống chính trị với nòng cốt là ngành Y tế. Các bộ, ngành, địa phương cần quan tâm đầu tư, dành nhiều thời gian chỉ đạo, nguồn lực hơn, tích cực hỗ trợ ngành Y tế theo đúng chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền.

(4) Phát huy tinh thần đoàn kết; càng khó khăn, càng phức tạp, càng phải đoàn kết. Tiếp tục đề cao tinh thần trách nhiệm, năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, nhất là của người đứng đầu, người có thẩm quyền trong thực hiện các nhiệm vụ của ngành, địa phương về công tác y tế, trước hết là trong phòng, chống dịch COVID-19.

(5) Triển khai công tác có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải. Xác định những việc quan trọng, cấp bách, cần giải quyết ngay; bảo đảm thực hiện tốt những công việc thường xuyên; ứng phó hiệu quả với những vấn đề phát sinh; có lộ trình, kế hoạch và phân công trách nhiệm cụ thể đối với các nhiệm vụ trung hạn và dài hạn.

(6) Tiếp cận phát triển ngành Y tế một cách tổng thể, toàn diện cả y tế công lập và y tế tư nhân.

2. Tiếp tục tập trung, quyết liệt chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống dịch COVID-19

- Triển khai đồng bộ, hiệu quả Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 và các nội dung về y tế trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; chủ động, sẵn sàng cho mọi tình huống, không để dịch bệnh bùng phát trở lại. Tiếp tục triển khai nghiêm túc, hiệu quả chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, nhất là đồng bộ 3 trụ cột chống dịch là xét nghiệm, cách ly, điều trị; thực hiện nghiêm 2K (khẩu trang, khử khuẩn) + vắc xin + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân + các biện pháp khác.

- Bộ Y tế tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt, nắm chắc diễn biến dịch bệnh; chịu trách nhiệm việc đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện phòng, chống dịch, trước mắt tập trung chỉ đạo quyết liệt việc tiêm vắc xin, nhất là các địa phương có tỷ lệ tiêm chủng thấp.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc tiêm vắc xin trên địa bàn.

3. Khẩn trương rà soát, hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật về y tế

- Tập trung rà soát, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách về y tế trên cơ sở bám sát thực tiễn, phát hiện nhanh các vấn đề phát sinh và kịp thời điều chỉnh quy định của pháp luật có liên quan. Mạnh dạn đề xuất, áp dụng thí điểm các cơ chế, chính sách mới cho phù hợp; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực cán bộ thực thi và tăng cường kiểm tra, giám sát.

- Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương: (1) Tiến hành sơ kết, đánh giá kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW, Nghị quyết số 21-NQ/TW Ban chấp hành Trung ương khóa XII, trên cơ sở đó tiếp tục đề xuất, hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách, cơ chế quản lý của ngành; (2) Tập trung hoàn thiện Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) và các văn bản quy định chi tiết; tổ chức tổng kết thực tiễn, đề xuất việc sửa đổi Luật dược, Luật Bảo hiểm y tế và các dự án luật khác có liên quan; (3) Nghiên cứu, đề xuất cơ chế đặc thù trong ngành y tế (như mua sắm, đấu thầu, đầu tư phát triển).

- Các Bộ: Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Bảo hiểm xã hội Việt Nam chủ động, tích cực phối hợp với Bộ Y tế sửa đổi nhanh, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, bất cập trong chính sách y tế, trước mắt là các vấn đề về mua sắm, đấu thầu, bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế, thanh toán chi phí bảo hiểm y tế.

4. Quan tâm động viên, nâng cao chế độ đãi ngộ đối với cán bộ y tế

- Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất chế độ, chính sách tiền lương, phụ cấp đặc thù ngành (kể cả giải pháp nhằm giữ và thu hút nguồn nhân lực) đối với cán bộ y tế; chính sách hỗ trợ học viên, sinh viên các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe; chính sách về công nhận liệt sỹ khi hy sinh và có biện pháp phù hợp, hiệu quả để bảo vệ nhân viên y tế trong khi làm nhiệm vụ.

- Các bộ, ngành, trước hết là Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chú trọng chỉ đạo việc khen thưởng, biểu dương, tôn vinh các tập thể, cá nhân có thành tích, đóng góp cho công tác phòng, chống dịch COVID-19, đồng thời xử lý nghiêm theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước đối với các trường hợp vi phạm.

5. Bảo đảm đủ thuốc, trang thiết bị y tế

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong chức năng, quyền hạn của mình tăng cường chỉ đạo các cơ quan, tổ chức có liên quan, đặc biệt là các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và các tổ chức mua sắm tập trung thuộc thẩm quyền quản lý thực hiện đầy đủ các chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về mua sắm, đấu thầu để bảo đảm đủ thuốc, trang thiết bị y tế phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh cho Nhân dân và chịu trách nhiệm theo thẩm quyền trước các quy định của Đảng, Nhà nước nếu để xảy ra tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị y tế. Đồng thời cần chủ động nghiên cứu, sửa đổi, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong mua sắm, đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong cung cấp, kết nối, công khai thông tin về đấu thầu; đẩy mạnh và quản lý chặt chẽ việc tổ chức mua sắm, đấu thầu, bảo đảm công khai, minh bạch, khoa học, hiệu quả, tránh lãng phí và thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm.

- Bộ Y tế khẩn trương sửa đổi các Thông tư của Bộ có liên quan, trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong mua sắm, đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế. Rà soát cắt giảm tối đa các thủ tục hành chính rườm rà gây phiền hà, khó khăn cho việc thực hiện thủ tục mua sắm thuốc, trang thiết bị, sinh phẩm phục vụ khám, chữa bệnh; đẩy nhanh tiến độ cấp phép lưu hành đối với thuốc, trang thiết bị y tế. Kịp thời hướng dẫn các đơn vị, địa phương thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến mua sắm, đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế theo thẩm quyền, tạo sự yên tâm cho cán bộ, công chức thực thi công vụ, tránh tình trạng đùn đẩy, né tránh, không dám chịu trách nhiệm.

- Bộ Y tế phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các địa phương đánh giá hiệu quả công tác đấu thầu thuốc tập trung thời gian qua, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả, bảo đảm tiến độ mua sắm, đấu thầu thời gian tới; chủ trì xây dựng cơ chế tổ chức cung ứng, dự trữ, mua sắm đặc thù đối với các loại thuốc hiếm, thuốc cần thiết cho điều trị các bệnh hiếm gặp để kịp thời phục vụ công tác mua sắm, điều trị của các cơ sở y tế.

- Bộ Y tế phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công Thương và các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động nhập khẩu, bảo đảm chất lượng thuốc, quản lý giá thuốc theo quy định, ngăn ngừa và xử lý nghiêm thuốc giả, thuốc kém chất lượng.

- Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 778/CĐ-TTg ngày 05/9/2022 về việc bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế để phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh.

- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế để khẩn trương tổ chức mua sắm, đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế theo quy định.

6. Đẩy mạnh giải ngân, đổi mới tài chính, bảo hiểm y tế

- Các Bộ, ngành, địa phương khẩn trương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công; nguồn vốn thuộc Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội; các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 đã được phê duyệt. Các Bộ: Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính tăng cường chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện.

- Bộ Y tế chủ trì: (1) Tiến hành đánh giá 2 năm thực hiện tự chủ bệnh viện theo Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 19/5/2019 của Chính phủ về thí điểm tự chủ của 4 Bệnh viện thuộc Bộ Y tế và đề xuất cụ thể với Chính phủ các giải pháp phù hợp; (2) Phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, ngành liên quan khẩn trương rà soát các quy định về xã hội hóa, hợp tác công - tư, phát triển y tế tư nhân; (3) Phối hợp với các Bộ: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tư pháp khẩn trương có phương án tháo gỡ các khó khăn, tồn tại, đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án đầu tư xây dựng cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và cơ sở 2 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức; (4) Phối hợp với Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, các bộ, cơ quan liên quan sớm hoàn thành phương án thực hiện chủ trương tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế, tạo điều kiện cơ bản, dài hơi để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, y tế dự phòng và thực hiện tự chủ các cơ sở y tế, bảo đảm thu nhập của nhân viên y tế; tiếp tục thực hiện lộ trình bao phủ bảo hiểm y tế gắn với bảo đảm quyền lợi của người dân.

- Bảo hiểm xã hội Việt Nam chủ trì giải quyết đối với các vướng mắc, khó khăn trong thanh, quyết toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế thuộc thẩm quyền, đặc biệt đối với chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo báo cáo quyết toán năm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau khi đơn vị được Cơ quan bảo hiểm xã hội giám định theo quy định tại khoản 2, Điều 32 Luật Bảo hiểm y tế; đối với các vướng mắc, khó khăn do cơ chế, chính sách thì tổng hợp, báo cáo Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam để chủ trì, giải quyết.

7. Phát triển hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: (1) Rà soát, kiện toàn đội ngũ, nâng cao năng lực ngành Y tế, đặc biệt là hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng trên địa bàn; (2) Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện thủ tục đầu tư và triển khai các dự án đầu tư hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng sử dụng nguồn vốn từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm nguồn nhân lực để vận hành, khai thác sử dụng đúng mục đích, hiệu quả, tránh lãng phí; (3) Bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước mua vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc và các nhiệm vụ thường xuyên khác thuộc Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020 chuyển thành nhiệm vụ chi thường xuyên của ngành Y tế theo các chế độ, chính sách được cấp có thẩm quyền ban hành và thực hiện theo quy định về phân cấp ngân sách nhà nước; (4) Đẩy nhanh tiến độ bố trí đất, triển khai công tác giải phóng mặt bằng xây dựng một số cơ sở y tế mới trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025.

- Bộ Y tế khẩn trương ban hành các danh mục dịch vụ y tế, đặc biệt là danh mục dịch vụ y tế dự phòng.

8. Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, tăng cường kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại

- Tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ; bảo đảm vận hành hiệu quả hệ thống khám bệnh, chữa bệnh. Thực hiện, chăm sóc toàn diện người bệnh và nâng cao sự hài lòng của người bệnh ở các tuyến. Phát triển các kỹ thuật y khoa chuyên sâu; phát huy lợi thế y học cổ truyền, kết hợp chặt chẽ y học cổ truyền với y học hiện đại trong phòng bệnh, khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, nâng cao sức khỏe.

- Bộ Y tế: (1) Sớm hoàn thiện, ban hành danh mục kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh, xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật làm cơ sở xây dựng giá dịch vụ y tế; (2) Tiếp tục triển khai các chương trình tăng cường đào tạo, luân phiên cán bộ y tế, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới; có giải pháp, chương trình nâng cao năng lực khám chữa bệnh cho tuyến cơ sở, nhất là trạm y tế, phát triển mô hình bác sĩ gia đình; (3) Triển khai việc chuyển giao một số bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế cho địa phương quản lý.

9. Đẩy mạnh chuyển đổi số, cải cách hành chính y tế

- Các bộ, ngành, địa phương quan tâm chỉ đạo: (1) Đổi mới lề lối làm việc, kỷ cương, kỷ luật hành chính; đẩy mạnh cải cách hành chính (tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của người dân và doanh nghiệp); nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đặc biệt liên quan tới lĩnh vực dược, trang thiết bị y tế; (2) Đẩy nhanh và bảo đảm thực chất chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế (khám, chữa bệnh từ xa, thực hiện các thủ tục trên môi trường mạng, kết nối cơ sở cung ứng thuốc, hồ sơ sức khỏe, làm sạch dữ liệu tiêm chủng...).

- Bộ Y tế khẩn trương triển khai, xác định các trọng điểm để tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả chuyển đổi số trong 2-3 năm tới. Bộ Công an (Cơ quan chủ trì Đề án 06 của Chính phủ) và các bộ, ngành tích cực phối hợp, hỗ trợ Bộ Y tế triển khai thực hiện.

10. Phát triển công nghiệp dược, vắc xin, trang thiết bị y tế

- Các Bộ: Y tế, Công Thương, Khoa học và Công nghệ quan tâm, triển khai việc thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp dược trong nước (Quyết định số 376/QĐ-TTg ngày 17/3/2021), nhất là các dự án, chương trình trọng điểm ưu tiên kêu gọi đầu tư; thúc đẩy việc nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, nhất là về thuốc, vắc xin, sinh phẩm; phát huy lợi thế của nước ta về dược liệu...bảo đảm thuốc đủ về số lượng, tốt về chất lượng, giá hợp lý, đáp ứng nhu cầu phòng, chống dịch và khám, chữa bệnh.

- Bộ Y tế, các bộ, ngành liên quan tập trung chỉ đạo phát triển công nghiệp trang thiết bị y tế, thúc đẩy sản xuất trong nước, từng bước bảo đảm tự chủ, kiên quyết không để tình trạng thiếu trang thiết bị ảnh hưởng đến công tác khám, chữa bệnh.

- Bộ Y tế tăng cường hợp tác quốc tế trong việc đào tạo, tham khảo kinh nghiệm nâng cao năng lực quản lý thuốc, trang thiết bị y tế; phát triển công nghiệp dược, trang thiết bị y tế; lưu ý thúc đẩy các cơ chế hợp tác nhằm tiếp cận sớm các loại thuốc mới.

11. Đổi mới và nâng cao hiệu quả thông tin, truyền thông

Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo chí phối hợp chặt chẽ, tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền theo tinh thần “truyền thông chủ động, đi trước” để toàn xã hội đồng thuận, tham gia thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; đặc biệt là thông tin về tình hình và biện pháp phòng, chống dịch, tiến độ tiêm vắc xin; kịp thời phản bác, đấu tranh chống các luận điệu, thông tin xấu độc; khẳng định sự nỗ lực, thành quả rất cơ bản của toàn Ngành Y, củng cố hình ảnh “thầy thuốc như mẹ hiền”.

12. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể, hiệp hội, doanh nghiệp trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế và Nhân dân tiếp tục đồng hành, quan tâm, chia sẻ, ủng hộ ngành Y tế, góp phần đưa ngành Y tế phát triển nhanh và bền vững, thực hiện ngày càng tốt hơn nhiệm vụ cao cả chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe Nhân dân, góp phần xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng và Nhân dân ấm no, hạnh phúc./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch QH;
- Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc CP;
- Tỉnh ủy, Thành ủy, UBND tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Ban Tuyên giáo Trung ương;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- VP TW Đảng, VP Chủ tịch nước, VP Quốc hội;
- UBVH, GD của QH; UB XH của QH;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc VN;
- Thành viên BCĐQG PC dịch COVID-19;
- VPCP: BTCN các PCN, Trợ lý TTg,
TGĐ cổng TTĐT, các Vụ, Cục: TH, KTTH,
QHQT, NC, QHĐP, TKBT, NN, CN, PL, KSTT;
- Lưu: VT, KGVX (3). Q

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Vũ Đức Đam

PRIME MINISTER OF VIETNAM
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
----------------

No. 16/CT-TTg

Hanoi, September 20, 2022

 

DIRECTIVE

IMPROVING HEALTHCARE FOR THE GENERAL PUBLIC; FLEXIBLY ADAPTING, CONTRIBUTING TOWARDS RAPID RECOVERY AND SUSTAINABLE DEVELOPMENT

The health sector holds a particularly significant task in taking care of people’s health, ensuring social security, and driving towards sustainable development of the nation. In recent years, despite numerous difficulties, officials and workers of the health sector across the country have expended great efforts and played the vital role in COVID-19 control and health examination and treatment for the general public.

With the participation of the entire political system and society, Vietnam has essentially controlled COVID-19 and facilitates socio-economic recovery and development. However, contrary to various achievements, institutions and policies in the health sector are riddled with disadvantages; grassroots healthcare, preventive healthcare, pharmaceuticals industry, and medical devices have yet to met the demand; income, incentive policies for health workers are inappropriate, private life of certain health workers remain disadvantaged; the lack of medicine, equipment, devices, biologicals in several hospitals and provinces have not been adequately dealt with; disbursement of public investment in health sector is slow, etc. In addition, the COVID-19 continues to behave unpredictably and set more challenges for the health sector and the entire political system.

In order to improve effectiveness of healthcare for the general public; flexibly adapt and contribute towards rapid and sustainable development, the Prime Minister hereby requests:

1. Thoroughly disseminate the following principles:

(1) Promptly and comprehensively regulate principles of the Communist Party regarding healthcare, especially Resolution No. 20-NQ/TW, Resolution No. 21-NQ/TW of the 12th Central Executive Committee, and Resolution of the 13th National Congress.

(2) Continue to place health and lives of the general public first and foremost. Work effectively, practically, and to serve the general public. All health officials and health workers must memorize and adhere to the teaching of Ho Chi Minh and the 12 healthcare virtues; keep learning and improving professional skills, procedures, and theory.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



(4) Preserve unity even in difficult time. Highlight responsibility, initiative, and creativity, especially those of persons holding leading, managerial positions in carrying out tasks of the sector and local government regarding healthcare affairs, especially in COVID-19 control first and foremost.

(5) Carry out tasks with focus and specific goals. Identify important, urgent tasks for immediate resolution; ensure sufficient fulfillment of regular tasks; effectively deal with arising issues; develop roadmaps, plans, and assign specific tasks for medium-term and long-term tasks.

(6) Approach comprehensive development of healthcare sector, including both public and private healthcare.

2. Extensively coordinate COVID-19 control

- Effectively implement the Program for COVID-19 control and healthcare-related contents in the Program for socio-economic recovery and development; stay ready for all situations and prevent the epidemic from spreading again. Strictly and effectively implement commands of the Prime Minister, especially testing, quarantine, and treatment; strictly comply with 2K rules (khẩu trang, khử khuẩn) (facemasks and sanitation) + vaccine + medicine + treatment + technology + awareness + other measures.

- Ministry of Health continues to play the vital role; is responsible for encouraging, guiding, and inspecting epidemic control, and coordinating vaccination, especially in provinces with low vaccination coverage.

- Chairpersons of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities are responsible to the Government and Prime Minister for vaccination in their provinces.

3. Review and improve regulations and law on healthcare

- Review and improve regulations and policies on healthcare by adhering to practical situations, rapidly detect issues and promptly amend relevant law provisions. Propose, carry out implementation of new policies and regulations; promote decentralization and distribution of powers, improve capacity of officials, and increase inspection.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Ministry of Justice, Ministry of Planning and Investment, Ministry of Finance, Ministry of Industry and Trade, and Vietnam Social Security shall cooperate with Ministry of Health in amending and promptly resolving issues and difficulties in healthcare policies such as procurement, bidding, medicine and medical device supply, payment of insurance.

4. Motivate and improve incentive policies for health workers

- Ministry of Health shall take charge, cooperate with Ministry of Home Affairs, Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs, and relevant authorities in proposing sector-specific salary and allowance policies (including solutions for keeping and attracting personnel) for health workers; policies for assisting students and learners in sectors related to healthcare; policies on acknowledging martyrs and solutions for protecting health workers in the performance of their duty.

- Ministries, department, Ministry of Health, People’s Committees of provinces and central-affiliated cities shall commend, praise, and highlight groups, individuals contributing towards COVID-19 while take actions against violations in accordance with regulations of the Communist Party and Government.

5. Ensure sufficient medicine and medical equipment

- Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies, People's Committees of provinces and central-affiliated cities shall direct relevant agencies, organizations, especially medical examination and treatment establishments and centralized procuring organizations under their management shall adequately exercise their functions, powers, and tasks in accordance with regulations and law on procurement and bidding to ensure sufficient medicine and medical equipment for the purpose of medical examination and treatment and be responsible to regulations of the Communist Party and Government for the lack of medicine or medical equipment. Research, amend, promulgate, or request competent authorities to promulgate legislative documents and coordinate resolution of difficulties in procurement and bidding for medicine and medical equipment. Increase application of information technology in providing, connecting and disclosing information on bidding; promote and strictly manage procurement and bidding, ensure transparency, science, effectiveness, efficiency, and strict implementation of regulations of anti-corruption and group interest.

- Ministry of Health shall amend relevant Circulars of the Ministry, request competent authorities to promulgate documents to promptly resolve difficulties in procuring and bidding medicine and medical equipment. Review and cut down meandering administrative procedures which hinder the procurement of medicine, medical equipment, biological serving medical examination and treatment; increase licensing progress for medicine and medical equipment. Promptly guide entities and local governments in implementing legislative documents relating to procurement and bidding of medicine and medical equipment to allow officials and public officials to exercise their duties.

- Ministry of Health shall cooperate with Ministry of Planning and Investment, Ministry of Finance, Vietnam Social Security and local governments in assessing effectiveness of centralized medicine bidding in order to propose solutions for improving bidding, procurement effectiveness and progress; take charge developing specific regulations on supply, storage, and procuring for rare medicine and medicine necessary for treatment of rare diseases to promptly serve procurement and treatment of medical establishments.

- Ministry of Health shall cooperate with Ministry of Finance, Ministry of Industry and Trade, and relevant agencies and entities in enhancing inspection, strictly controlling import, ensuring medicine quality, and managing medicine price as per the law, preventing and taking strict actions against counterfeit medicine and poor quality medicine.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- People’s Committees of provinces and central-affiliated cities shall direct affiliated Departments of Planning and Investment, Departments of Finance and relevant ministries, departments to cooperate with Departments of Health in procuring and bidding for medicine and medical equipment as per the law.

6. Promote disbursement, renovate finance and health insurance

- Ministries, departments, and local governments shall boost disbursement of public investment; capital sources in the Program for socio-economic recovery and development; approved tasks and projects in the National target program for the period of 2021 - 2025. Ministry of Health, Ministry of Planning and Investment, and Ministry of Finance shall coordinate, encourage, guide, and inspect implementation.

- Ministry of Health shall: (1) Assess 2 years of hospital autonomy according to Resolution No. 33/NQ-CP dated May 19, 2019 of the Government; (2) Cooperate with Ministry of Justice, Ministry of Planning and Investment, and relevant ministries in reviewing regulations on private sector involvement, public-private cooperation, development of private health sector; (3) Cooperate with Ministry of Construction, Ministry of Planning and Investment, Ministry of Finance, and Ministry of Justice in developing solutions for resolving difficulties, boosting progress of the second facility of Bach Mai Hospital and second facility of Viet Duc Hospital; (4) Cooperate with Ministry of Finance, Vietnam Social Security, relevant ministries in finalizing solutions for adequately determining medical service prices, creating essential conditions for improving quality of medical examination and treatment, preventive medicine, and autonomy of medical establishments, securing income of health workers; continue to implement roadmap for health insurance coverage and people’s benefits.

- Vietnam Social Security shall take charge resolving difficulties in paying, settling medical examination and treatment costs covered by health insurance, especially medical examination and treatment costs covered by health insurance according to annual statement of medical establishments appraised by social insurance authorities in accordance with Clause 2 Article 32 of the Law on Health Insurance; regarding difficulties relating to policies or regulations, consolidate and report to Ministry of Health, Ministry of Finance, Social Security Management Council.

7. Develop local healthcare and preventive healthcare system

- Chairpersons of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities shall: (1) Review and improve personnel, increase capacity of healthcare sector, especially local healthcare and preventive healthcare system; (2) Promote completion of investment procedures and implementation progress of local healthcare and preventive healthcare system using funding sources of the Program for socio-economic recovery and development, ensure adequate human resources for operating and using for the right purposes, effectively, and efficiently; (3) Allocate expenditure from state budget to purchase vaccine and medical biologicals and cover other recurrent tasks of the medical sector within policies and regulations promulgated by the Government; (4) Promote land allocation, implement clearance work for construction of new medical establishments in the medium-term public investment plans for the period of 2021 - 2025.

- Ministry of Health shall promulgate lists of healthcare services, especially list of preventive healthcare services.

8. Improve medical examination and treatment quality, combine traditional medicine with modern medicine

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- The Ministry of Health shall: (1) Finalize and promulgate the list of technology in medical examination and treatment, develop technical and economic norms as the basis for medical service prices; (2) Implement programs for enhanced training, rotating medical officials, transferring technology to lower referral; develop solutions and programs for improving medical examination and treatment capacity for local levels and medical stations, develop family doctor models; (3) Transfer several hospitals affiliated to Ministry of Health to local governments.

9. Promote digital transformation, healthcare administrative reform

- Ministries, departments, and local governments in concern shall: (1) Improve working ethics, disciplines; promote administrative reform (enable resolution for difficulties of the general public and enterprises); improve effectiveness and efficiency of state management; promote decentralization, especially in the fields of pharmacy and medical equipment; (2) Promote and ensure digital transformation in healthcare sector (remote medical examination and treatment, online procedures, connection to medicine suppliers, health records, cleansing of vaccination data, etc.).

- Ministry of Health shall implement and determine priorities for effective implementation of digital transformation in the next 2-3 years. Ministry of Public Security (the Presiding authority of Scheme No. 6 of the Government) and ministries shall cooperate with Ministry of Health in implementation.

10. Develop pharmaceuticals industry, vaccine, and medical equipment

- Ministry of Health, Ministry of Industry and Trade, Ministry of Science and Technology shall implement the Program for development of domestic pharmaceuticals industry (Decision No. 376/QD-TTg dated March 17, 2021), especially priority projects and programs for investment; promote scientific research and technology transfer, especially those regarding medicine, vaccine, biologicals; utilize Vietnam’s advantages regarding herbal medicines, etc. ensure sufficient quantity, quality, price, and satisfaction of demands of medicine to meet epidemic control and medical examination and treatment.

- Ministry of Health, relevant ministries shall coordinate development of medical equipment industry, promote domestic production, and move towards mastering and preventing the lack of medical equipment which affects medical examination and treatment.

- Ministry of Health shall promote international cooperation in training, learning from experience to increase medicine and medical equipment management capacity; develop pharmaceuticals and medical equipment industry; promote cooperation to access new drugs sooner.

11. Renovate and increase effectiveness of communication affairs

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



12. Hereby requests Vietnamese Fatherland Front, socio-political organizations, unions, associations, enterprises in Vietnam and around the world, international organizations, and the general public to cooperate, remain interested, share, support the healthcare sector, and assist the healthcare sector in developing rapidly and sustainably, fulfilling the task to care, protect, and improve people's health in order to help country thrive and ensure the well-being of the people./.

 

 

PP. PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Vu Duc Dam

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 20/09/2022 về nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân; chủ động thích ứng linh hoạt, góp phần phục hồi nhanh, phát triển bền vững do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.043

DMCA.com Protection Status
IP: 13.59.36.36
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!