Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 4087/KH-BCĐ 2021 tổ chức tiêm chủng vắc xin COVID19 liều nhắc lại Hồ Chí Minh

Số hiệu: 4087/KH-BCĐ Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh Người ký: Dương Anh Đức
Ngày ban hành: 07/12/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BAN CHỈ ĐẠO PHÒNG
CHỐNG DỊCH COVID-19

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4087/KH-BCĐ

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 12 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC TIÊM CHỦNG VẮC XIN PHÒNG COVID-19 LIỀU BỔ SUNG VÀ NHẮC LẠI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ ban hành quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”;

Căn cứ Công văn số 10225/BYT-DP ngày 01 tháng 12 năm 2021 của Bộ Y tế về việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều cơ bản và nhắc lại;

Nhằm tăng cường miễn dịch phòng COVID-19 cho những người đã được tiêm chủng đủ liều cơ bản, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Thành phố xây dựng Kế hoạch tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều bổ sung và nhắc lại tại Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

Tổ chức tiêm liều bổ sung và nhắc lại vắc xin phòng COVID-19 đảm bảo an toàn, chất lượng theo đúng quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế.

II. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, LOẠI VẮC XIN

1. Đối tượng

1.1. Đối với liều bổ sung

- Tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên có tình trạng suy giảm miễn dịch (người cấy ghép tạng, ung thư, HIV, đang sử dụng hoặc đã sử dụng thuốc ức chế miễn dịch trong vòng 06 tháng,...) và đã được tiêm mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 28 ngày.

- Ưu tiên tiêm cho người từ 50 tuổi trở lên.

1.2. Đối với liều nhắc lại

Tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm mũi cuối cùng của liều cơ bản hoặc liều bổ sung ít nhất 06 tháng; trong đó, ưu tiên tiêm:

- Người có bệnh nền;

- Người cần được chăm sóc dài hạn tại các cơ sở y tế;

- Người từ 50 tuổi trở lên;

- Người trực tiếp xét nghiệm, chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19;

- Nhân viên y tế;

- Lực lượng tuyến đầu chống dịch.

2. Thời gian

Bắt đầu tổ chức tiêm từ ngày 10 tháng 12 năm 2021 tùy theo nguồn cung ứng vắc xin với lộ trình dự kiến như sau:

2.1. Tháng 12 năm 2021

- Tập trung tiêm cho người bệnh suy giảm miễn dịch đã tiêm đủ liều cơ bản ít nhất 28 ngày.

- Tiêm cho người đã tiêm đủ liều cơ bản ít nhất 6 tháng.

2.2. Từ tháng 01 năm 2022 - tháng 12 năm 2022:

Tiêm cho người đã tiêm đủ liều cơ bản ít nhất 6 tháng theo thứ tự ưu tiên; tiếp tục tiêm cho người bệnh suy giảm miễn dịch đủ liều cơ bản ít nhất 28 ngày; đảm bảo bao phủ liều nhắc lại cho toàn bộ người dân từ 18 tuổi trở lên sinh sống trên địa bàn Thành phố vào cuối năm 2022.

3. Loại vắc xin

Sử dụng các loại vắc xin đã được Bộ Y tế phê duyệt và cung ứng cho Thành phố để tiêm liều bổ sung hoặc liều nhắc lại theo đúng hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế, theo nguyên tắc:

- Nếu các mũi tiêm trước đó cùng 01 loại vắc xin thì tiêm mũi bổ sung, mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vắc xin mRNA.

- Nếu các mũi tiêm trước đó đã tiêm các loại vắc xin khác nhau thì tiêm mũi bổ sung, mũi nhắc lại bằng vắc xin mRNA.

- Nếu tiêm liều cơ bản hoặc bổ sung là vắc xin của hãng Sinopharm thì có thể tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vắc xin mRNA hoặc vắc xin véc tơ vi rút (vắc xin AstraZeneca).

III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

1. Lập danh sách đối tượng để tổ chức tiêm liều bổ sung, liều nhắc lại

1.1. Đối tượng tiêm liều bổ sung

- Cơ sở y tế có quản lý, điều trị người bệnh thuộc các nhóm trên chịu trách nhiệm lập danh sách đối tượng tiêm; dự trù nhu cầu vắc xin và tổ chức tiêm theo hướng dẫn chuyên môn nếu đủ điều kiện tổ chức tiêm chủng theo quy định.

Nếu không đủ điều kiện tổ chức tiêm chủng, cơ sở y tế phổ biến cho người bệnh về việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều bổ sung, hướng dẫn người bệnh về địa phương đăng ký tiêm hoặc đến cơ sở tiêm chủng đã phối hợp trước để được tiêm vắc xin đúng hạn.

- Cơ sở xã hội, cơ sở cai nghiện ma túy có quản lý điều trị người bệnh HIV lập danh sách người bệnh cần tiêm vắc xin liều bổ sung gửi về cơ quan quản lý trực tiếp để phối hợp với ngành Y tế tổ chức tiêm vắc xin cho người bệnh.

- Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn lập kênh thông tin, hướng dẫn người dân sinh sống trên địa bàn thuộc nhóm cần tiêm liều bổ sung đăng ký tiêm nếu chưa có cơ sở y tế hẹn tiêm; Trạm Y tế kiểm tra thông tin tình trạng bệnh lý của người dân (căn cứ chẩn đoán của cơ sở khám chữa bệnh) và lịch sử tiêm chủng phù hợp với chỉ định tiêm liều bổ sung, tổ chức tiêm.

1.2. Đối tượng tiêm liều nhắc lại

- Cơ sở y tế chịu trách nhiệm lập danh sách đối tượng tiêm là người bệnh thuộc nhóm ưu tiên tiêm liều nhắc lại đang được quản lý, điều trị tại đơn vị và nhân viên y tế của đơn vị; dự trù nhu cầu vắc xin và tổ chức tiêm theo hướng dẫn chuyên môn nếu đủ điều kiện tổ chức tiêm chủng theo quy định.

Nếu không đủ điều kiện tổ chức tiêm chủng, cơ sở y tế phổ biến cho người bệnh về việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều nhắc lại, hướng dẫn người bệnh về địa phương đăng ký tiêm hoặc đến cơ sở tiêm chủng đã phối hợp trước để được tiêm vắc xin đúng hạn; đối với nhân viên y tế có thể phối hợp địa phương nơi cơ sở trú đóng để tổ chức tiêm.

- Các đơn vị, cơ sở có nhân sự trực tiếp tham gia xét nghiệm, chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19 lập danh sách đối tượng, chủ động tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều nhắc lại khi đến hạn (nếu đủ điều kiện tiêm chủng) hoặc phối hợp cơ quan y tế, chính quyền địa phương nơi nhân sự đang thực hiện nhiệm vụ để tiêm vắc xin.

- Cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp chủ động rà soát, lập danh sách người lao động thuộc nhóm ưu tiên tiêm liều nhắc lại để phối hợp chính quyền địa phương nơi đơn vị trú đóng tổ chức tiêm.

- Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn lập danh sách người dân sinh sống trên địa bàn theo thứ tự ưu tiên và thời hạn tiêm liều nhắc lại, người tham gia lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch; tổ chức tiêm tại địa phương.

- Việc lập danh sách đối tượng tiêm thực hiện theo đúng hướng dẫn hiện hành, đảm bảo có thông tin cá nhân đầy đủ, chính xác.

2. Đảm bảo cung ứng và quản lý sử dụng vắc xin

- Dự trù số lượng vắc xin cần sử dụng cho liều bổ sung, liều nhắc lại để đề nghị Bộ Y tế cung ứng. Bên cạnh đó, Thành phố tiếp tục thực hiện các giải pháp khác theo quy định đchủ động nguồn vắc xin.

- Thực hiện tiếp nhận nguồn vắc xin từ Bộ Y tế, bảo quản theo đúng quy định, yêu cầu chuyên môn.

- Tổ chức phân phối và quản lý chặt chẽ việc sử dụng vắc xin để tiêm liều bổ sung hoặc liều nhắc lại, thống kê báo cáo đầy đủ theo quy định.

- Thực hiện vận chuyển, giao - nhận, bảo quản và sử dụng vắc xin đúng hướng dẫn, quy định, đảm bảo tối đa chất lượng vắc xin theo yêu cầu.

3. Tổ chức các hình thức tiêm chủng thuận lợi cho người dân và đảm bảo chất lượng, an toàn tiêm chủng, an toàn phòng, chống dịch COVID-19

- Tổ chức nhiều hình thức tiêm chủng đáp ứng nhu cầu người dân, phù hợp điều kiện thực tế của địa phương và đơn vị tiêm chủng: điểm tiêm tại cơ sở y tế, điểm tiêm/xe tiêm lưu động trong cộng đồng, đội tiêm tại nhà cho người không thể đến điểm tiêm, thực hiện tiêm chủng theo đúng hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế.

- Đối với điểm tiêm cố định, điểm tiêm lưu động, bố trí quy trình tiêm chủng theo đúng quy định; đảm bảo sẵn sàng xử trí, cấp cứu phản ứng sau tiêm.

- Giám sát, xử trí và báo cáo kịp thời, đầy đủ các sự cố bất lợi sau tiêm chủng theo quy định của Bộ Y tế.

4. Tiếp tục thực hiện quy trình xác minh, hoàn chỉnh thông tin dữ liệu tiêm chủng

- Các đơn vị tổ chức tiêm chủng hướng dẫn người dân phối hợp cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân và lịch sử tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 khi được lập danh sách tiêm chủng và khi đến điểm tiêm, chủ động tự kiểm tra thông tin tiêm chủng được nhập vào sổ Sức khỏe điện tử để phản hồi ngay nếu có sai sót.

- Các đơn vị y tế và chính quyền địa phương, công an phường, xã, thị trấn phối hợp chặt chẽ thực hiện quy trình xác minh thông tin tiêm chủng đối với danh sách đăng ký tiêm chủng trước khi tổ chức tiêm.

- Điểm tiêm chủng kiểm tra, đối chiếu các thông tin cá nhân và lịch sử tiêm chủng của người được tiêm với danh sách đăng ký trước khi thực hiện tiêm liều bổ sung hoặc nhắc lại, cập nhật ngay các thông tin tiêm chủng của người được tiêm vào Nn tảng Quản lý tiêm chủng COVID-19, đặc biệt là những người chưa được nhập dữ liệu những lần tiêm vắc xin trước.

- Ngoài việc nhập dữ liệu vào Nền tảng Quản lý tiêm chủng COVID-19 theo quy định, tất cả đơn vị tổ chức, đơn vị tiêm chủng có biện pháp lưu trữ danh sách người được tiêm vắc xin tại đơn vị, tại địa phương để sử dụng cho trường hợp cần đối chiếu với dữ liệu trên Nền tảng.

5. Truyền thông, vận động về tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều bổ sung, liều nhắc lại

- Tổ chức tuyên truyền về ý nghĩa, lợi ích của việc tiêm liều bổ sung, liều nhắc lại vắc xin phòng COVID-19, vận động người dân tiếp tục tham gia, đặc biệt là nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh nặng.

- Phổ biến, hướng dẫn cho người dân về lịch tiêm liều bổ sung, liều nhắc lại vắc xin phòng COVID-19, cách thức đăng ký tiêm, địa điểm thực hiện tiêm,...

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị triển khai kế hoạch, theo dõi, kiểm tra tình hình; tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố giải quyết các vấn đề phát sinh (nếu có); báo cáo kết quả thực hiện hàng ngày, đánh giá sơ kết, tổng kết về Ủy ban nhân dân Thành phố và Bộ Y tế.

- Thường xuyên theo dõi tiến độ cung ứng vắc xin từ Bộ Y tế, tiến độ tiêm chủng để điều phối vắc xin phù hợp và chủ động trao đổi, đề xuất Bộ Y tế bổ sung nguồn vắc xin kịp thời cho Thành phố; quản lý chặt chẽ việc cấp phát, sử dụng vắc xin phòng COVID-19 của các đơn vị.

- Chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố:

+ Hướng dẫn các địa phương, đơn vị y tế việc dự trù số lượng vắc xin để đảm bảo chuẩn bị sẵn sàng nguồn cung ứng; thực hiện quy trình cấp phát vắc xin nhanh chóng, thuận lợi cho các đơn vị, địa phương; giám sát việc sử dụng vắc xin đã được cấp phát.

+ Giám sát chặt chẽ về chuyên môn trong quá trình tổ chức tiêm liều bổ sung, liều nhắc lại vắc xin phòng COVID-19; giám sát sự cố sau tiêm theo quy định của Bộ Y tế.

+ Tăng cường giám sát thông tin dữ liệu trên Nền tảng Quản lý tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19; phối hợp các đơn vị liên quan tiếp tục hoàn chỉnh dữ liệu tiêm chủng thực hiện tại Thành phố; đảm bảo đầy đủ, chính xác, phục vụ hiệu quả cho công tác quản lý tiêm chủng.

- Chỉ đạo các cơ sở y tế:

+ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có người bệnh thuộc nhóm ưu tiên tiêm vắc xin phòng COVID-19: phổ biến, hướng dẫn, vận động người bệnh tiêm vắc xin phòng COVID-19 đầy đủ liều cơ bản, liều bổ sung và nhắc lại.

+ Cơ sở y tế đủ điều kiện tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19: chủ động tổ chức việc tiêm liều bổ sung, liều nhắc lại cho người bệnh thuộc các nhóm ưu tiên đang được quản lý điều trị tại đơn vị, tiếp nhận người bệnh có chỉ định tiêm vắc xin liều bổ sung, liều nhắc lại từ đơn vị khác, thực hiện theo đúng quy định, đảm bảo quyền lợi của người bệnh.

+ Cơ sở y tế chưa đủ điều kiện tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19: chủ động phối hợp với cơ sở tiêm chủng khác để tiêm cho người bệnh thuộc nhóm ưu tiên.

+ Tiếp tục tham gia lực lượng thực hiện tiêm vắc xin phòng COVID-19 theo sự huy động của các địa phương.

+ Đơn vị y tế tham gia công tác tiêm vắc xin phòng COVID-19 thực hiện đầy đủ những yêu cầu về quản lý dữ liệu tiêm chủng bằng Nn tảng Quản lý tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19; lưu trữ toàn bộ danh sách thông tin người được tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại đơn vị.

+ Thực hiện báo cáo đầy đủ, đúng thời hạn về tình hình tiếp nhận, sử dụng vắc xin, kết quả thực hiện tiêm hằng ngày về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố và Sở Y tế.

- Chỉ đạo Trung tâm Y tế thành phố Thủ Đức và các quận, huyện:

+ Chịu trách nhiệm chuyên môn trong công tác tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại địa phương; quản lý cấp phát, sử dụng vắc xin phòng COVID-19 để tiêm liều bổ sung, liều nhắc lại theo đúng quy định.

+ Tổ chức quản lý, lưu trữ toàn bộ danh sách thông tin người được tiêm vắc xin phòng COVID-19 do điểm tiêm cộng đồng, đội tiêm lưu động của địa phương thực hiện.

2. Các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị

Chủ động phối hợp với ngành Y tế, chính quyền địa phương tổ chức tiêm vắc xin liều bổ sung, liều nhắc lại cho người lao động và các đối tượng thuộc lĩnh vực phụ trách, quản lý; tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý đối tượng và bao phủ vắc xin.

3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Lực lượng Thanh niên xung phong Thành phố

Chịu trách nhiệm phối hợp với Sở Y tế tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều bổ sung, liều nhắc lại cho người nhiễm HIV và những đối tượng ưu tiên khác đang được chăm sóc, điều trị tại các cơ sở xã hội, cơ sở cai nghiện ma túy thuộc thẩm quyền quản lý.

4. Sở Tài chính

Tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố bố trí ngân sách đảm bảo đáp ứng nhu cầu kinh phí cho các hoạt động tổ chức tiêm chủng vắc xin COVID-19 liều bổ sung, liều nhắc lại trên địa bàn Thành phố.

5. Sở Thông tin và Truyền thông, Tổng Công ty Viễn thông Viettel - Chi nhánh Viettel Hồ Chí Minh

- Chịu trách nhiệm giám sát các tính năng của Nền tảng Quản lý tiêm chủng COVID-19; hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương, đơn vị sử dụng Nn tảng để thực hiện tốt công tác quản lý tiêm chủng liều bổ sung, liều nhắc lại (lập danh sách, kế hoạch tiêm chủng, nhập dữ liệu tiêm chủng kể cả dữ liệu bổ sung, thống kê báo cáo,...).

- Phối hợp với Sở Y tế tổ chức truyền thông, phổ biến về Kế hoạch tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều bổ sung, liều nhắc lại để người dân nắm bắt và tham gia tiêm chủng.

6. Công an Thành phố

Tiếp tục chỉ đạo Công an các cấp phối hợp với ngành Y tế, chính quyền địa phương các cấp thực hiện quy trình xác minh thông tin cá nhân đối với người được lập danh sách tiêm vắc xin phòng COVID-19 theo đúng quy định.

7. Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện

- Chỉ đạo triển khai thực hiện Kế hoạch tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều bổ sung hoặc liều nhắc lại trên địa bàn.

- Chỉ đạo các đơn vị, bộ phận liên quan chịu trách nhiệm rà soát người dân sinh sống trên địa bàn để thống kê số lượng, lập danh sách đối tượng đến thời hạn tiêm liều bổ sung, liều nhắc lại vắc xin phòng COVID-19; tập trung ưu tiên cho người có yếu tnguy cơ mắc bệnh nặng (người trên 50 tuổi có tình trạng suy giảm miễn dịch, có bệnh nền, người trực tiếp chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19,...), người tham gia lực lượng tuyến đầu chống dịch tại địa phương; dự trù nhu cầu vắc xin để tiêm liều bổ sung hoặc liều nhắc lại gửi về Sở Y tế (thông qua Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố) để phân bổ số lượng vắc xin.

- Căn cứ điều kiện cụ thể của địa phương, tình hình thực tế về đối tượng cần tiêm liều bổ sung, liều nhắc lại vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn; chủ động phối hợp, huy động đơn vị y tế, đơn vị liên quan tổ chức các hình thức tiêm chủng phù hợp, đảm bảo khả năng tiếp cận và tiến độ bao phủ liều bổ sung, liều nhắc lại cho người dân.

- Hỗ trợ các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở đóng trên địa bàn tổ chức tiêm liều nhắc lại vắc xin phòng COVID-19 cho người lao động của đơn vị bằng những hình thức phù hợp, thuận lợi và đảm bảo yêu cầu chuyên môn.

- Chỉ đạo tuyên truyền, phổ biến về kế hoạch tổ chức tiêm liều bổ sung, liều nhắc lại vắc xin phòng COVID-19 của địa phương để người dân chủ động đăng ký thông tin và tham gia tiêm chủng đúng lịch trình.

- Chỉ đạo các đơn vị, bộ phận chức năng tiếp tục thực hiện quy trình xác minh thông tin tiêm chủng đối với người được lập danh sách liều bổ sung, liều nhắc lại vắc xin phòng COVID-19; chủ động cập nhật thông tin người đã được tiêm lên Nn tảng Quản lý tiêm chủng COVID-19; qua đó tiếp tục hoàn thiện cơ sở dữ liệu tiêm chủng do địa phương thực hiện.

- Báo cáo kịp thời, đầy đủ tình hình, kết quả tổ chức tiêm vắc xin liều bổ sung, liều nhắc lại trên địa bàn hàng ngày về Sở Y tế.

Trên đây là Kế hoạch tổ chức tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 liều bổ sung và nhắc lại tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đề nghị các đơn vị khẩn trương triển khai thực hiện theo nhiệm vụ được phân công; trong quá trình triển khai thực hiện nếu có vướng mắc, khó khăn thì báo cáo xin ý kiến Ủy ban nhân dân Thành phố (thông qua Sở Y tế) để kịp thời hướng dẫn./.

 


Nơi nhận:
- BCĐ QG PCD COVID-19;
- Bộ Y t
ế;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND Thành phố;
- TTUB: CT, các PCT;
- Ủy ban MTTQVN Thành phố;
- Ban Tuyên giáo Thành ủy;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể;
- Lực lượng TNXP Thành phố;
- UBND quận, huyện, tp Thủ Đức;
- VPUB: CPVP;
- Phòng VX, TH, KT;
- Lưu: VT, (VX-HC).

KT. TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO
PHÓ TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO




PHÓ CHỦ TỊCH
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
Dương Anh Đức

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 4087/KH-BCĐ ngày 07/12/2021 về tổ chức tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 liều bổ sung và nhắc lại tại Thành phố Hồ Chí Minh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.107

DMCA.com Protection Status
IP: 3.16.130.151
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!