Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 40/2018/TT-BCT xây dựng và nội dung tài liệu quản lý an toàn trong hoạt động dầu khí

Số hiệu: 40/2018/TT-BCT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Công thương Người ký: Trần Tuấn Anh
Ngày ban hành: 30/10/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 40/2018/TT-BCT

Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2018

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ XÂY DỰNG VÀ NỘI DUNG CÁC TÀI LIỆU QUẢN LÝ AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG DẦU KHÍ

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13;

Căn cứ Luật Dầu khí ngày 18 tháng 12 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương;

Căn cứ Nghị định số 95/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định một số điều của Luật Dầu khí;

Căn cứ Nghị định số 87/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về kinh doanh khí;

Căn cứ Nghị định số 13/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về an ninh công trình dầu khí trên đất liền;

Căn cứ Quyết định số 04/2015/QĐ-Ttg ngày 20 tháng 01 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý an toàn trong hoạt động dầu khí;

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định về xây dựng và nội dung các tài liệu quản lý an toàn trong hoạt động dầu khí.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về xây dựng và nội dung các tài liệu quản lý an toàn trong hoạt động dầu khí.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân và cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến hoạt động dầu khí được tiến hành trên đất liền, vùng biển thuộc chủ quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Hoạt động dầu khí là việc thực hiện các công việc:

a) Tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ, thu dọn công trình dầu khí.

b) Xây dựng, lắp đặt, vận hành công trình khai thác dầu khí, lọc dầu, hóa dầu, xử lý và chế biến dầu khí, tàng trữ, vận chuyển sản phẩm dầu khí.

c) Dịch vụ kỹ thuật phục vụ trực tiếp cho các công việc tại điểm a, b của khoản này.

2. Rủi ro cá nhân hàng năm (Individual risk per annum - IRPA) là giá trị rủi ro tử vong trung bình hàng năm của một cá nhân khi làm việc tại khu vực công trình.

3. Rủi ro cá nhân (IR) là xác suất rủi ro dự đoán cho một người trong trường hợp xảy ra sự cố/tai nạn. Thể hiện qua hai đại lượng rủi ro cá nhân hàng năm và tần suất tử nạn.

4. Rủi ro cá nhân theo vị trí (LSIR - Location Specific Individual Risk) là rủi ro cá nhân tại từng vị trí do tác động từ hoạt động của hệ thống công nghệ của công trình.

5. Rủi ro theo nhóm là rủi ro do công trình gây ra cho nhóm người làm việc tại công trình hay nhóm người không làm việc nhưng có mặt xung quanh công trình.

6. Khả năng tổn thất sinh mạng (PLL - Potential Loss of Life): Là số người tử vong dự đoán (trong một năm) gây ra do tai nạn/sự cố. PLL được dùng để xác định và phân loại các nguồn rủi ro chính, tác động lên toàn cục hay rủi ro xã hội và giúp đo đạc các thay đổi của rủi ro khi có thay đổi trong các hoạt động vận hành và thay đổi trong phương tiện/thiết bị trong suốt thời hạn hoạt động của công trình.

7. Ma trận rủi ro là ma trận 02 chiều, gồm tần suất xảy ra tai nạn/sự cố (IPF) và mức độ nghiêm trọng của hậu quả khi tai nạn/sự cố đó xảy ra (IPI).

Điều 4. Thời điểm xây dựng các tài liệu quản lý an toàn

1. Chương trình quản lý an toàn được thực hiện:

a) Trước khi thi công, xây dựng, lắp đặt.

b) Trước khi chạy thử, vận hành.

c) Trước khi hoán cải, thay đổi công suất, công nghệ, thu dọn công trình khi kết thúc khai thác hoặc kết thúc dự án, thay đổi chính sách an toàn và hệ thống quản lý an toàn.

2. Báo cáo đánh giá rủi ro được thực hiện:

a) Khi thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật.

b) Trước khi thi công, xây dựng, lắp đặt.

c) Trước khi chạy thử, vận hành bảo dưỡng và sửa chữa.

d) Trước khi hoán cải, thay đổi công suất, công nghệ, thu dọn công trình khi kết thúc khai thác hoặc kết thúc dự án, thay đổi chính sách an toàn và hệ thống quản lý an toàn.

đ) Cập nhật định kỳ 5 năm.

3. Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp được thực hiện

a) Trước khi thi công, xây dựng, lắp đặt.

b) Trước khi chạy thử, vận hành.

c) Trước khi hoán cải, thay đổi công suất, công nghệ, thu dọn công trình khi kết thúc khai thác hoặc kết thúc dự án, thay đổi chính sách an toàn và hệ thống quản lý an toàn.

Điều 5. Yêu cầu mô tả tổng quan về Dự án, công trình trong tài liệu quản lý an toàn

1. Tên, công suất, sản phẩm chính, nguyên nhiên liệu chính.

2. Vị trí công trình, dự án, bản đồ địa hình, điều kiện tự nhiên liên quan đến an toàn, môi trường.

3. Vị trí các tòa nhà văn phòng, công trình tiện ích, dịch vụ, hệ thống an toàn và phòng cháy chữa cháy.

4. Mặt bằng, hành lang và khoảng cách an toàn đối với thiết bị công nghệ, thiết bị phụ trợ, các hạng mục cần bảo vệ có liên quan.

5. Quy trình công nghệ cơ bản, hóa chất, lưu chất chính liên quan đến an toàn, cháy nổ và môi trường.

6. Các hoạt động liên quan đến tồn chứa, xuất, nhập, vận chuyển

7. Thông tin về nhân sự làm việc cho dự án: Số lượng, phân bố nhân sự tại các khu vực, thời gian làm việc,....

8. Công trình, thiết bị dừng khẩn cấp, bảo đảm an toàn và phòng cháy chữa cháy.

Chương II

CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ AN TOÀN

Điều 6. Chính sách và mục tiêu về an toàn

1. Giới thiệu về hệ thống quản lý An toàn - Sức khỏe - Môi trường, các chương trình được áp dụng cho hoạt động dầu khí tại dự án, công trình.

2. Chính sách và Mục tiêu về An toàn - Sức khỏe - Môi trường cụ thể cho các hoạt động, bao gồm:

a) Về an toàn: Số tai nạn, sự cố trong 01 năm hoặc thời gian thực hiện hoạt động (nếu ngắn hơn 01 năm); thời gian ngừng làm việc do sự cố/tai nạn gây ra (Lost Time Injury - LTI); tổng các sự cố/tai nạn ghi nhận được (Total Recordable Incident Frequency Rate - TRIFR).

b) Về môi trường: Cam kết không để xảy ra sự cố về môi trường; giảm thiểu rác thải nguy hại.

c) Về hệ thống quản lý: Kế hoạch và quy trình An toàn - Sức khỏe - Môi trường; Soát xét hiệu quả An toàn - Sức khỏe - Môi trường; Điều tra và báo cáo tai nạn/sự cố.

3. Chính sách và mục tiêu phải phù hợp với năng lực của tổ chức, cá nhân và quy định của pháp luật.

4. Cam kết thực hiện các biện pháp để đạt được các mục tiêu.

Điều 7. Tổ chức công tác an toàn, phân cấp trách nhiệm về công tác an toàn

1. Sơ đồ tổ chức nhân sự liên quan đến công tác an toàn trong đó có bộ phận an toàn, vệ sinh lao động; bộ phận y tế; hội đồng an toàn, vệ sinh lao động theo quy định.

2. Phân cấp trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ của các bộ phận, cá nhân liên quan đến công tác an toàn.

3. Các kênh báo cáo, bao gồm báo cáo cho cơ quan quản lý nhà nước theo quy định và báo cáo nội bộ.

Điều 8. Chương trình huấn luyện an toàn; yêu cầu về năng lực, trình độ và kinh nghiệm của người lao động

1. Chương trình huấn luyện an toàn, ứng cứu khẩn cấp chi tiết cho các đối tượng, vị trí làm việc theo quy định và yêu cầu của ngành nghề dầu khí, bao gồm:

a) Các lĩnh vực, đối tượng cần phải được huấn luyện an toàn.

b) Nội dung, thời gian huấn luyện cho từng đối tượng.

c) Các chứng chỉ, chứng nhận sau khi hoàn thành khóa huấn luyện.

2. Yêu cầu về năng lực, trình độ và kinh nghiệm ứng với từng vị trí làm việc của người lao động theo quy định.

Điều 9. Đánh giá sự tuân thủ pháp luật về An toàn - Sức khỏe - Môi trường bao gồm các nội dung sau:

1. Bảng đánh giá sự tuân thủ pháp luật về An toàn - Sức khỏe - Môi trường gồm các nội dung chính sau:

a) Điều khoản, mục của các văn bản quy phạm pháp luật, các Điều ước Quốc tế mà Việt Nam là thành viên mà công trình, dự án phải thực hiện.

b) Tóm tắt nội dung phải chấp hành.

c) Hành động/Kế hoạch đáp ứng.

d) Hồ sơ chứng minh sự chấp hành.

đ) Thời điểm thực hiện.

e) Đánh giá kết quả thực hiện: Đạt hay không đạt. Trong trường hợp không đạt: Phân tích nguyên nhân; biện pháp khắc phục và thời hạn hoàn thành.

2. Danh mục Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Tiêu chuẩn quốc gia, các quy định an toàn, các tiêu chuẩn khác phù hợp với thông lệ công nghiệp dầu khí quốc tế được chấp nhận chung về lĩnh vực An toàn - Sức khỏe - Môi trường được áp dụng tại dự án, công trình.

3. Danh mục các quy trình, quy định về vận hành, xử lý sự cố, bảo trì công trình, máy thiết bị, gồm:

a) Tên, ngày ban hành của Quy định, quy trình.

b) Tên, Ký hiệu, mã hiệu, ngày cập nhật của quy định, quy trình.

4. Danh mục các giấy phép, giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật gồm các nội dung sau:

a) Tên các giấy phép, giấy chứng nhận.

b) Ngày cấp và hiệu lực của giấy phép, giấy chứng nhận.

Điều 10. Quản lý nhà thầu

Nội dung quản lý nhà thầu bảo đảm kiểm soát được về công tác an toàn, sức khỏe, môi trường:

1. Quy định, quy trình quản lý, kiểm soát an toàn, sức khỏe, môi trường nhà thầu.

2. Năng lực về quản lý an toàn, sức khỏe, môi trường của các nhà thầu phải được kiểm soát và đảm bảo phù hợp với hệ thống quản lý an toàn của tổ chức, cá nhân hoạt động dầu khí.

3. Thỏa thuận, ký kết về an toàn của chủ đầu tư dự án, công trình với nhà thầu khi thực hiện công việc.

Chương III

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ RỦI RO

Điều 11. Xác định mục đích, phạm vi của báo cáo

1. Mục đích của báo cáo để đánh giá và định lượng các rủi ro trong hoạt động của tổ chức, cá nhân nhằm kiểm soát hiệu quả và đề xuất biện pháp giảm thiểu các rủi ro trong suốt quá trình hoạt động từ khâu thiết kế đến xây dựng, chạy thử, vận hành và hủy bỏ công trình.

2. Phạm vi của báo cáo gồm:

a) Đánh giá rủi ro định tính và định lượng các rủi ro đối với con người.

b) So sánh rủi ro của các hoạt động với mức rủi ro chấp nhận được.

c) Đề xuất biện pháp giảm thiểu rủi ro.

Điều 12. Mức rủi ro được chấp nhận

1. Mức rủi ro được chấp nhận xác định trước khi tiến hành phân tích rủi ro, là cơ sở cho quá trình đánh giá và giảm thiểu rủi ro.

2. Mức rủi ro được chấp nhận cho đánh giá định lượng rủi ro trong hoạt động dầu khí được quy định tại Thông tư số 50/2012/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức rủi ro chấp nhận được trong đánh giá định lượng rủi ro cho các hoạt động dầu khí, xăng dầu, hóa chất và nhiệt điện QCVN 11:2012/BCT

3. Mức rủi ro được chấp nhận (riêng) của tổ chức, cá nhân có thể được phép áp dụng với điều kiện mức rủi ro không được lớn hơn mức rủi ro được quy định tại QCVN 11:2012/BCT.

Điều 13. Phương pháp luận đánh giá rủi ro

1. Đánh giá rủi ro định tính

2. Đánh giá rủi ro định lượng

Điều 14. Nhận diện các mối nguy

1. Nhận diện các mối nguy là xác định các mối nguy hiểm tiềm ẩn có thể xảy ra khi hoạt động dầu khí, gây nguy hại cho con người, tài sản, môi trường.

2. Các mối nguy tiềm ẩn có thể phát sinh từ tất cả các hạng mục công trình, hệ thống công nghệ và các hoạt động ở các giai đoạn hoạt động dầu khí.

3. Tổ chức, cá nhân phải trình bày các mối nguy làm cơ sở để đánh giá rủi ro định tính và rủi ro định lượng.

Điều 15. Đánh giá rủi ro định tính

1. Xây dựng ma trận rủi ro để phân tích, đánh giá mức rủi ro cho các mối nguy được nhận diện. Căn cứ vào chính sách, mục tiêu an toàn và đặc thù hoạt động dầu khí, hai chiều của ma trận có nhiều mức, không nhỏ hơn 3. Chi tiết tham khảo theo mẫu tại Phụ lục II Thông tư này.

2. Kết quả đánh giá rủi ro định tính được trình bày dạng bảng phân loại mức rủi ro, trong đó liệt kê tất cả các mối nguy nhận diện được, mức rủi ro ban đầu, các biện pháp kiểm soát, giảm thiểu rủi ro và mức rủi ro còn lại sau khi áp dụng các biện pháp giảm thiểu. Mức rủi ro được xác định từ ma trận rủi ro.

3. Mẫu bảng phân loại mức rủi ro theo Phụ lục III Thông tư này.

Điều 16. Đánh giá rủi ro định lượng

1. Yêu cầu của đánh giá rủi ro định lượng

a) Quy trình đánh giá định lượng rủi ro được thực hiện theo QCVN 11: 2012/BCT.

b) Được thực hiện bằng phần mềm chuyên dụng, có bản quyền và tính được tần suất, mô hình hậu quả và mức rủi ro cá nhân.

c) Mức rủi ro cá nhân phải so sánh với mức rủi ro chấp nhận được quy định tại Điều 12 Thông tư này.

2. Rà soát, lựa chọn các mối nguy để đánh giá rủi ro định lượng

3. Phân tích tần suất

a) Xác định dữ liệu tần suất gốc từng mối nguy: nguồn dữ liệu, các phân đoạn công nghệ tương ứng và các hệ số hiệu chỉnh;

b) Kết quả tính toán tần suất cho từng mối nguy đã lựa chọn.

4. Mô hình hậu quả

a) Các dạng thức mô hình hậu quả được phân tích và các thông tin đầu vào liên quan.

b) Kết quả mô hình hóa hậu quả được trình bày dạng bảng và hình ảnh tương ứng với các phân đoạn công nghệ của từng mối nguy.

5. Tính toán mức rủi ro

6. Kết quả đánh giá rủi ro định lượng bao gồm rủi ro cá nhân và rủi ro theo nhóm:

a) Rủi ro cá nhân: Thể hiện qua mức rủi ro cá nhân hàng năm (IRPA).

b) Rủi ro theo nhóm: Thể hiện qua đại lượng khả năng tổn thất sinh mạng.

c) Tính toán mức rủi ro cá nhân cao nhất và mức rủi ro cá nhân trung bình.

d) So sánh mức rủi ro tính toán được với mức rủi ro được chấp nhận theo quy định tại Điều 12 Thông tư này.

Điều 17. Biện pháp giảm thiểu

Các biện pháp giảm thiểu đối với rủi ro, bao gồm:

1. Biện pháp giảm thiểu tần suất xảy ra tai nạn, sự cố.

2. Biện pháp giảm thiểu hậu quả:

a) Liên quan đến thiết kế, khả năng chịu tải và chống lửa thụ động của cấu trúc.

b) Liên quan đến hệ thống an toàn, hỗ trợ và hệ thống phòng cháy chữa cháy chủ động.

c) Liên quan đến hệ thống thiết bị dự phòng và hệ thống tổ chức trong các trường hợp khẩn cấp.

d) Các biện pháp khác.

3. Mức rủi ro sau khi áp dụng các biện pháp giảm thiểu phải đáp ứng mức rủi ro được chấp nhận.

Điều 18. Kết luận và kiến nghị

1. Kết luận

a) Tóm lược kết quả quan trọng trong quá trình phân tích, đánh giá các nguy cơ, và mức rủi ro cao nhất được so sánh.

b) Báo cáo kết quả thực hiện các kiến nghị của báo cáo đánh giá rủi ro của dự án, công trình trước đó (nếu có).

2. Kiến nghị

Căn cứ trên kết quả đánh giá, đề xuất các giải pháp về kỹ thuật và quản lý để khắc phục các tồn tại nhằm giảm thiểu rủi ro cũng như tăng cường hiệu quả quản lý.

Chương IV

KẾ HOẠCH ỨNG CỨU KHẨN CẤP

Điều 19. Xác định và phân loại các tình huống khẩn cấp

Trên cơ sở đánh giá các mối nguy, xác định tất cả các tình huống khẩn cấp có thể xảy ra. Căn cứ vào năng lực, quy mô và độ phức tạp của dự án, công trình để phân loại tình huống khẩn cấp

1. Tình huống khẩn cấp cấp 1: Là tình huống khi sự cố xảy ra với quy mô nhỏ, không có khả năng đe dọa trực tiếp đến tính mạng con người và sự tồn tại của một phần công trình. Tình huống được xử lý, khắc phục bằng nhân lực tại chỗ.

2. Tình huống khẩn cấp cấp 2: Là tình huống khi sự cố xảy ra với quy mô trung bình, có khả năng đe dọa trực tiếp đến tính mạng con người và sự tồn tại của một phần công trình. Tình huống được xử lý, khắc phục bởi lực lượng ứng cứu của tổ chức dưới sự chỉ huy của Ban chỉ huy ứng phó sự cố khẩn cấp, có thể cần lực lượng ứng cứu của các đơn vị khác và các cơ quan hữu quan địa phương.

3. Tình huống khẩn cấp cấp 3: Là tình huống khi sự cố xảy ra với quy mô lớn, gây nên mối nguy hiểm nghiêm trọng với nhiều người, có khả năng phá hủy công trình và gây ảnh hưởng lớn đến môi trường. Tình huống này được xử lý và khắc phục bởi lực lượng chuyên trách quốc gia, các bộ, ngành liên quan và có thể từ lực lượng nước ngoài.

Điều 20. Tổ chức, phân cấp trách nhiệm, trách nhiệm trong tình huống khẩn cấp

1. Mô tả sơ đồ tổ chức công tác ứng cứu khẩn cấp tương ứng với các tình huống khẩn cấp, trong đó thể hiện thành phần các đội ứng cứu nhằm đáp ứng công tác ứng cứu khẩn cấp hiệu quả, tương tác giữa các vị trí chủ chốt trong từng đội ứng cứu và giữa các đội ứng cứu.

2. Nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận, thành viên trong cơ cấu tổ chức ứng cứu.

Điều 21. Hệ thống báo cáo khi xảy ra sự cố, tai nạn hoặc xuất hiện các tình huống nguy hiểm

1. Quy trình thông báo và báo cáo

Yêu cầu nội dung về quy trình thông báo từ khi phát hiện sự cố đến khi thông tin cho lực lượng tham gia ứng cứu và lực lượng chỉ đạo/điều hành công tác ứng cứu, nhân viên/bộ phận hỗ trợ ứng cứu, đối tác, nhà thầu, lực lượng cứu hộ, cứu nạn chuyên nghiệp của các cơ quan chính quyền địa phương theo yêu cầu, các tổ chức ứng cứu quốc tế

2. Thông báo nội bộ

Yêu cầu các nội dung sau:

a) Các hình thức thông báo sự cố đến Chỉ huy ứng cứu khẩn cấp, lực lượng tham gia ứng cứu, các phòng ban/bộ phận, nhân viên hỗ trợ ứng cứu.

b) Nội dung thông báo (mô tả sự cố, loại tình huống khẩn cấp, vị trí và thời gian xảy ra, mức độ thiệt hại/số người bị thương, tình trạng, hành động đã khắc phục, yêu cầu hỗ trợ).

c) Kênh thông tin liên lạc (điện thoại, bộ đàm, âm thanh báo động, fax/email...).

d) Người được ủy quyền thông báo khẩn cấp.

3. Thông báo tình huống khẩn cấp ra bên ngoài

Yêu cầu các nội dung sau:

a) Các quy định về hình thức thông báo, người chịu trách nhiệm hoặc được ủy quyền thông báo.

b) Quy trình và nội dung thông báo cho đơn vị chủ quản, các cơ quan có thẩm quyền liên quan, đối tác, tổ chức hỗ trợ ứng cứu, báo chí/truyền thông, thân nhân người bị nạn...

4. Lập báo cáo sự cố

Yêu cầu nội dung về các quy định về lập và nộp các báo cáo tai nạn/sự cố, các biểu mẫu báo cáo tai nạn/sự cố trong nội bộ, cho đơn vị chủ quản và các cơ quan có thẩm quyền, cho truyền thông/báo chí...

Điều 22. Quy trình ứng cứu các tình huống khẩn cấp

1. Danh mục quy trình ứng cứu khẩn cấp

a) Liệt kê danh mục các quy trình ứng cứu khẩn cấp áp dụng cho dự án, công trình tương ứng với các tình huống khẩn cấp. Các Quy trình cần thể hiện số hiệu, mã hiệu, ngày ban hành, ngày cập nhật (nếu có), cấp ban hành.

b) Nếu các bên liên quan đều có quy trình ứng cứu khẩn cấp cho cùng một tình huống khẩn cấp, cần nêu rõ trong những điều kiện nào thì sẽ áp dụng quy trình ứng cứu khẩn cấp của bên nào.

c) Liệt kê tài liệu phối hợp giữa các bên đối tác về ứng cứu khẩn cấp (nếu có)

2. Quy trình ứng cứu khẩn cấp cụ thể

Quy trình ứng cứu khẩn cấp một tình huống điển hình như cháy, nổ, tràn dầu/hóa chất, rò rỉ khí, v.v... đặc thù cho hoạt động dầu khí liên quan. Nội dung trích dẫn tối thiểu bao gồm:

a) Lưu đồ thể hiện quá trình ứng cứu.

b) Mô tả quá trình ứng cứu.

c) Phân cấp vị trí, trách nhiệm của từng cá nhân khi xảy ra tình huống khẩn cấp.

d) Hệ thống thông tin liên lạc và báo cáo.

Điều 23. Nguồn lực phục vụ ứng cứu khẩn cấp

1. Ban chỉ huy điều hành hoạt động ứng cứu khẩn cấp

a) Thông tin về địa chỉ liên lạc văn phòng trực của Ban chỉ huy.

b) Danh sách các trang thiết bị phục vụ công tác ứng cứu khẩn cấp của Văn phòng trực, Ban chỉ huy.

2. Nguồn lực bên trong phục vụ ứng cứu khẩn cấp và thoát hiểm

Trình bày danh mục bao gồm tên, số lượng, loại, công dụng, vị trí lắp đặt... của các thiết bị được lắp đặt của công trình/nhà máy phục vụ công tác ứng cứu. Danh mục nên bao gồm mô tả đầy đủ về tình huống sẽ sử dụng các thiết bị này.

a) Phương án cứu hộ, cứu nạn và thoát hiểm, nơi trú ẩn tạm thời và trung tâm điều khiển

Sử dụng bản đồ, hình ảnh và mô tả để thực hiện các nội dung sau:

- Lối cứu hộ và thoát hiểm.

- Các khu vực có thể sử dụng làm nơi trú ẩn tạm thời tại công trình.

- Trung tâm điều khiển tại hiện trường.

- Bản đồ, hình ảnh và phần mô tả cũng cần thể hiện rõ việc bố trí các thiết bị, phương tiện cứu hộ tại các lối cứu hộ và thoát hiểm, các nơi trú ẩn tạm thời và trung tâm điều khiển tại hiện trường.

3. Nguồn lực được huy động từ bên ngoài

Mô tả đầy đủ các nguồn lực liên quan cần thiết được huy động từ bên ngoài khi xảy ra tai nạn, sự cố, bao gồm:

a) Các thỏa thuận hỗ trợ nhau với các công trình lân cận và các cơ quan chức năng.

b) Các nguồn lực từ thỏa thuận hợp đồng (ví dụ: Các dịch vụ kỹ thuật, sơ cấp cứu, điều trị y tế, di tản).

c) Danh mục tên, số lượng, loại, công dụng... của các phương tiện, thiết bị an toàn thuê từ bên ngoài phục vụ ứng cứu trong tình huống khẩn cấp.

Điều 24. Địa chỉ liên lạc và thông tin trong ứng cứu khẩn cấp với các bộ phận nội bộ và báo cáo các cơ quan quản lý có thẩm quyền liên quan

1. Địa chỉ liên lạc nội bộ trong tình huống khẩn cấp.

2. Địa chỉ liên lạc với cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.

3. Địa chỉ liên lạc các đơn vị hỗ trợ ứng cứu.

4. Các mẫu báo cáo nội bộ và cho cơ quan quản lý có thẩm quyền.

Điều 25. Huấn luyện và diễn tập ứng cứu khẩn cấp

1. Huấn luyện

a) Các quy định chung về huấn luyện lý thuyết và thực hành ứng cứu khẩn cấp.

b) Nội dung huấn luyện ứng cứu khẩn cấp cho từng nhóm nhân viên, nhóm công việc.

c) Kế hoạch, chương trình huấn luyện.

2. Diễn tập

a) Các hình thức diễn tập: Bàn giấy và thực tế.

b) Kế hoạch diễn tập.

3. Diễn tập bàn giấy phải được tổ chức trước khi thực hiện hoạt động dầu khí.

4. Kế hoạch diễn tập phải mô tả rõ loại tình huống, nội dung diễn tập, tần suất, đối tượng tham gia, thời gian và địa điểm dự kiến, các cơ quan bên ngoài tham gia.

Điều 26. Kế hoạch khôi phục hoạt động sau sự cố, tai nạn

Kế hoạch khôi phục hoạt động của công trình bao gồm công tác điều tra, đánh giá nguyên nhân, hậu quả để tái lập và nâng cao mức an toàn của công trình.

Yêu cầu các nội dung chính:

1. Quy trình điều tra, đánh giá nguyên nhân, hậu quả của tai nạn, sự cố

2. Kế hoạch nâng cấp các biện pháp phòng ngừa, ứng phó khẩn cấp và nâng cao mức an toàn của công trình.

Chương V

TRÁCH NHIỆM THI HÀNH

Điều 27. Trách nhiệm thực hiện của Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp

1. Bộ trưởng Bộ Công Thương ủy quyền Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp chấp thuận tài liệu về quản lý an toàn của các tổ chức, cá nhân có hoạt động dầu khí.

2. Hướng dẫn tổ chức thực hiện Thông tư này.

3. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền về quản lý an toàn trong hoạt động dầu khí theo quy định của pháp luật.

Điều 28. Trách nhiệm của Sở Công Thương các tỉnh có hoạt động dầu khí

1. Chủ trì thẩm định, chấp thuận tài liệu về quản lý an toàn của các tổ chức, cá nhân có hoạt động dầu khí có các công trình quy định tại Phụ lục I Thông tư này.

2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan của tỉnh, thành phố để thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm việc thực hiện nội dung các tài liệu về quản lý an toàn trong hoạt động dầu khí trên địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật.

Điều 29. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân hoạt động dầu khí

1. Các tổ chức, cá nhân hoạt động dầu khí quy định tại khoản 1 Điều 3 có trách nhiệm xây dựng các tài liệu về quản lý an toàn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về về tính chính xác của các thông tin, tài liệu và kết quả tính cho quá trình xây dựng các tài liệu về quản lý an toàn; chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp, kế hoạch đảm bảo an toàn cho dự án, công trình; tổ chức diễn tập ứng cứu khẩn cấp theo kế hoạch đã nêu trong tài liệu về quản lý an toàn.

2. Trách nhiệm của tổ chức tư vấn

Tổ chức tư vấn chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả phân tích, đánh giá, tính toán các nội dung, số liệu trong các tài liệu quản lý an toàn do mình xây dựng.

Điều 30. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 12 năm 2018.

2. Các đơn vị thuộc Bộ và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Công thương (qua Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp) để được hướng dẫn, giải quyết./.


Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc Hội;
- Văn phòng Tổng Bí thư, Văn phòng TW và Ban Kinh tế TW;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao;
- Cơ quan TW của các Đoàn thể;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản);
- Kiểm toán Nhà nước;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Các Sở Công thương;
- Bộ Công Thương: Bộ trưởng, các Thứ trưởng, các Vụ, Cục, Tổng Cục và các đơn vị trực thuộc;
- Cổng thông tin điện tử của Bộ Công thương;
- Lưu: VT, ATMT (10).

BỘ TRƯỞNG




Trần Tuấn Anh

PHỤ LỤC I

CÁC ĐỐI TƯỢNG DO SỞ CÔNG THƯƠNG CÁC TỈNH THẨM ĐỊNH, CHẤP THUẬN CÁC TÀI LIỆU QUẢN LÝ AN TOÀN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 40/2018/TT-BCT ngày 30 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

TT

Công trình

Quy mô

1

Kho xăng dầu

< 5000 m3

2

Trạm cấp LPG

- Trạm cấp LPG có hệ thống giàn chai chứa cho khu chung cư, khu đô thị.

- Trạm cấp LPG có bồn chứa.

3

Trạm nạp LPG vào chai

Có bồn chứa < 50 m3

4

Kho tồn chứa LPG

< 114 m3

PHỤ LỤC II

BẢNG MA TRẬN RỦI RO
(Ban hành kèm theo Thông tư số 40/2018/TT-BCT ngày 30 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

Hậu quả (IPI)

Tần suất xảy ra (IPF)

Rất hiếm xảy ra (1)

Khó xảy ra (2)

Có thể xảy ra (3)

Rất có thể (4)

Thường xuyên xảy ra (5)

Rất nhỏ (1)

Nhỏ (2)

Trung bình (3)

Lớn (4)

Rất lớn (5)

Rủi ro thấp

Rủi ro trung bình

Rủi ro cao

PHỤ LỤC III

BẢNG PHÂN LOẠI MỨC RỦI RO
(Ban hành kèm theo Thông tư số 40/2018/TT-BCT ngày 30 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

STT

Miêu tả mối nguy/rủi ro

Các biện pháp giảm thiểu rủi ro

Thực hiện bởi

Kiểm soát chung

Tần suất
(1-5)

Mức độ
(1-5)

Rủi ro
(1-25)

Tần suất
(1-5)

Mức độ
(1-5)

Rủi ro
(1-25)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

PHỤ LỤC IV

CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ AN TOÀN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 40/2018/TT-BCT ngày 30 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

1. Chương 1: Giới thiệu về dự án

2. Chương 2: Giới thiệu về hệ thống quản lý An toàn - Sức khỏe - Môi trường

3. Chương 3: Đánh giá sự tuân thủ pháp luật về an toàn

4. Chương 4: Chương trình quản lý an toàn

5. Chương 5: Kết luận

6. Tài liệu tham khảo

PHỤ LỤC V

CẤU TRÚC BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ RỦI RO
(Ban hành kèm theo Thông tư số 40/2018/TT-BCT ngày 30 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

1. Chương 1: Giới thiệu về dự án

2. Chương 2: Phương pháp luận

3. Chương 3: Tiêu chuẩn rủi ro chấp nhận được

4. Chương 4: Nhận biết các mối nguy

5. Chương 5: Phân tích tần suất

6. Chương 6: Mô hình hậu quả

7. Chương 7: Tính toán rủi ro

8. Chương 8: kết luận và kiến nghị

9. Tài liệu tham khảo

PHỤ LỤC VI

CẤU TRÚC KẾ HOẠCH ỨNG CỨU KHẨN CẤP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 40/2018/TT-BCT ngày 30 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công thương)

1. Chương 1: Giới thiệu về dự án

2. Chương 2: Xác định tình huống khẩn cấp, chiến lược ứng cứu

3. Chương 3: Tổ chức ứng cứu trong các tình huống khẩn cấp

4. Chương 4: Nguồn lực phục vụ ứng cứu khẩn cấp

5. Chương 5: Chế độ thông báo và báo cáo tình huống khẩn cấp

6. Chương 6: Huấn luyện và diễn tập ứng cứu khẩn cấp

7. Tài liệu tham khảo

PHỤ LỤC VII

BIỂU MẪU CÁC VĂN BẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 40/2018/TT-BCT ngày 30 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công thương)

Mẫu số 01

Công văn đề nghị chấp thuận tài liệu quản lý an toàn sau khi chỉnh sửa theo yêu cầu của Hội đồng thẩm định

Mẫu số 02

Mẫu thông tin liên lạc trong tài liệu Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp

Mẫu số 03

Các nội dung chính quy trình ứng cứu khẩn cấp trong tài liệu Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp

Mẫu số 04

Mẫu bài tập diễn tập trong tài liệu Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp

Mẫu số 01

TÊN ĐƠN VỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …./…..

V/v chấp thuận các tài liệu quản lý an toàn cho hoạt động (công trình)…

……, ngày … tháng … năm …

Kính gửi: Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp

Theo Công văn số .../... của Bộ Công Thương ngày ... tháng ... năm ... về việc bổ sung, hiệu chỉnh tài liệu quản lý an toàn cho hoạt động (công trình) ……. của ...(tên đơn vị), ...(tên đơn vị) đã tiến hành rà soát và chỉnh sửa các báo cáo dựa trên các ý kiến của Hội đồng thẩm định.

Các hiệu chỉnh, bổ sung trên đã được (tên đơn vị) cập nhật vào trong các tài liệu về quản lý an toàn cho hoạt động (công trình) ... gửi kèm theo văn bản này.

...(tên đơn vị) kính đề nghị Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp xem xét và trình Bộ Công Thương phê duyệt các báo cáo này.

Trân trọng.


Nơi nhận:
- Như trên;
- ……
- Lưu:....

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Tài liệu đính kèm:

1. Hai (02) bộ Chương trình quản lý an toàn cho hoạt động (công trình)...

2. Hai (02) bộ Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp cho hoạt động (công trình)...

3. Hai (02) bộ Báo cáo Đánh giá rủi ro cho hoạt động (công trình)...

4. Thuyết minh chỉnh sửa các báo cáo

Mẫu số 02

MẪU THÔNG TIN LIÊN LẠC TRONG TÀI LIỆU KẾ HOẠCH ỨNG CỨU KHẨN CẤP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 40/2018/TT-BCT ngày 30 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công thương)

TT

Họ và tên

Chức danh

Email

Thông tin liên hệ

Cố định

Di động

Fax

A

Các Bộ, ngành liên quan đến hoạt động ứng cứu khẩn cấp

1.

2.

3.

B

Thông tin liên lạc nội bộ trong tình huống khẩn cấp của tổ chức

4.

...

5.

...

6.

...

C

Các nhà thầu có liên quan đến hoạt động của tổ chức

7.

...

8.

...

9.

...

D

Các đơn vị hỗ trợ ứng cứu

10.

...

11.

...

12.

...

Mẫu số 03

CÁC NỘI DUNG CHÍNH QUY TRÌNH ỨNG CỨU KHẨN CẤP TRONG TÀI LIỆU KẾ HOẠCH ỨNG CỨU KHẨN CẤP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 40/2018/TT-BCT ngày 30 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công thương)

Nội dung chính của quy trình ứng cứu khẩn cấp sự cố tiêu biểu bao gồm:

1. Mô tả quá trình ứng cứu bao gồm các bước sau:

1. Phát hiện hoặc tiếp nhận sự cố;

2. Thông báo sự cố cho người có thẩm quyền;

3. Xác minh, phân tích, đánh giá khả năng diễn biến sự cố, phân loại sự cố và thông báo cấp độ ứng cứu;

4. Quyết định lựa chọn phương án và triệu tập các thành viên của bộ phận ứng cứu khẩn cấp.

5. Triển khai phương án ứng cứu;

6. Kết thúc hành động ứng cứu.

7. Báo cáo kết quả ứng cứu và đánh giá kết quả thực hiện phương án ứng cứu.

2. Phân cấp trách nhiệm của từng cá nhân khi xảy ra tình huống khẩn cấp.

3. Vận hành, điều khiển các trang thiết bị phục vụ ứng phó trong các tình huống khẩn cấp.

4. Hệ thống thông tin liên lạc và báo cáo giữa công trình xảy ra tình huống khẩn cấp với các công trình lân cận, chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan tham gia ứng cứu.

Mẫu số 04

MẪU BÀI TẬP DIỄN TẬP TRONG TÀI LIỆU KẾ HOẠCH ỨNG CỨU KHẨN CẤP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 40/2018/TT-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công thương)

Nội dung chính của bài diễn tập bao gồm:

Lực lượng tham gia

Lực lượng hỗ trợ (khi có sự cố thật)

Trung tâm chỉ huy

Phương tiện liên lạc

Phương tiện báo động

Dụng cụ diễn tập

Kịch bản

Ngày, giờ xảy ra sự cố

Địa điểm xảy ra sự cố

tại ...

Nội dung diễn tập

- Mô tả sự cố;

- Báo động, thông báo;

- Hoạt động ứng cứu của nhân sự theo quy trình ứng cứu sự cố;

- Kết thúc diễn tập: tổng hợp và báo cáo kết quả diễn tập cho các nhân sự và các bên liên quan tham gia diễn tập, đánh giá các kết quả đã thực hiện và bài học kinh nghiệm.

MINISTRY OF INDUSTRY AND TRADE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 40/2018/TT-BCT

Hanoi, October 30, 2018

 

CIRCULAR

PRESCRIBING FORMULATION AND CONTENTS OF DOCUMENTS ON MANAGEMENT OF SAFETY FOR PETROLEUM OPERATIONS

Pursuant to the Law on Promulgation of Legislative Documents No. 80/2015/QH13;

Pursuant to the Law on Petroleum dated December 18, 2013;

Pursuant to the Government's Decree No. 98/2017/ND-CP dated August 18, 2017, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Industry and Trade;

Pursuant to the Government’s Decree No. 95/2015/ND-CP dated October 16, 2015 elaborating on certain articles of the Law on Petroleum;

Pursuant to the Government’s Decree No. 87/2018/ND-CP dated June 15, 2018 on gas business;

Pursuant to the Government’s Decree No. 13/2011/ND-CP dated February 11, 2011 on security for onshore petroleum facilities;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The Minister of Industry and Trade hereby promulgates the Circular prescribing formulation and contents of documents on management of safety for petroleum operations.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

This Circular provides for the formulation and contents of documents on management of safety for petroleum operations.

Article 2. Subjects of application

This Circular shall apply to organizations, individuals and regulatory authorities relating to petroleum operations on dry land or territorial waters of the Socialist Republic of Vietnam.

Article 3. Definition

For the purposes of this Circular, terms used herein shall be construed as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Prospecting, exploration and development of oil and gas fields, clearance of petroleum facilities.

b) Construction, installation and operation of petroleum exploitation, production, refining, petrochemical, treatment, processing, petroleum product storage, transmission and distribution infrastructure facilities. 

c) Engineering services directly involved in activities specified in point a, b of this clause.

2. Individual risk per annum (IRPA) refers to the annual average value of risk of death that a person may face at workplace.

3. Individual risk (IR) refers to the estimated probability of risk that a person may face in case of an incident or accident.  It is represented by two quantities including the individual risk per annum and the fatal accidental rate.

4. Location Specific Individual Risk (LSIR) refers to the risk that a person may face at a particular work location due to impacts resulting from technological systems in operation at a work site.

5. Group risk refers to the risk that a facility causes for a group of employees working there or a group of persons not working but present within the vicinity of the facility. 

6. Potential Loss of Life (PLL) refers to the estimated number of persons that may be dead (per year) due to any incident/accident.  PLL is used for determining and classifying sources of risks which are principal or cause general impacts or social risks, and helps measurement of changes in a risk when there is any change in operational activities and in equipment/appliances during the life span of a facility. 

7. Risk matrix refers to the two-dimensional matrix, including the incident/problem frequency (IPF) and the intensity of consequences arising in case that accident/problem occurs (IPI).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. A safety management program shall be developed:

a) before construction and installation.

b) before testing and commissioning.

c) before alteration or change of capacity, technology, clearance of a work site after the completed production or end of a project, change in safety policies and safety management systems.

2. A risk assessment report shall be prepared:

a) while working on the fundamental design or the technical design.

b) before construction and installation.

c) before testing, commissioning, maintenance and repair.

c) before alteration or change of capacity, technology, clearance of a work site after the completed production or end of a project, change in safety policies and safety management systems.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. An emergency response plan shall be prepared:

a) before construction and installation.

b) before testing and commissioning.

c) before alteration or change of capacity, technology, clearance of a work site after the completed production or end of a project, change in safety policies and safety management systems.

Article 5. General information required in the overview of a project or construction work in safety management documents

1. Name, capacity, main products and input materials.

2. Address of the construction work or project, topographical map, geographical conditions relating to safety and environment.

3. Address of office buildings, amenities, utilities, safety and firefighting systems.

4. Floor plan of the project or construction work, safety corridor and distance for installation of technological equipment, auxiliary appliances and items the need to be protected in the project or construction work.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. Activities relating to stocking, dispatch, receipt and transportation.

7. Information about personnel working for the project: Number of employees, distribution of employees working at different areas and working time frame, etc.

8. Emergency stop, safety assurance and fire safety facilities and equipment.

Chapter II

SAFETY MANAGEMENT PROGRAM

Article 6. Safety policies and objectives

1. Introduction to the Safety – Health – Environmental management system and programs intended for petroleum operations at a project or construction work.

2. Safety – Health – Environmental management policies and objectives for different activities, including:

a) Safety management: The number of accidents or incidents during a year or timelength of the safety management activity (if such activity lasts less than 01 year); period of suspension of work due to any accident/incident (Lost Time Injury - LTI); total of incidents/accidents that have been recorded (Total Recordable Incident Frequency Rate - TRIFR).   

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Management system: Safety – Health – Environmental management plans and procedures; review of effectiveness in the Safety - Health - Environmental management activity; incident/accident investigation and reporting.

3. Policies and objectives must correspond to the capability of the involved organization, individual, laws and regulations.

4. Commitments to implementing measures must be made to attain stated objectives.

Article 7. Organization of safety tasks and delegation of authority to perform safety tasks

1. Organizational chart of personnel related to safety tasks, including the occupational hygiene and safety department, the healthcare department, the occupational hygiene and safety council, as prescribed in regulations in force.

2. Assigning responsibilities for performing duties to departments and individuals related to safety management activities.

3. Reporting channels, including reporting to state regulatory authorities as prescribed in regulations in force and internal reporting.

Article 8. Safety training programs; requirements concerning competence, qualification and experience of employees

1. Detailed programs for training in safety and emergency response for employees and occupational positions under regulations in force and particular requirements in the petroleum industry, including:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Contents and time of the training designed for specific trainees.

c) Certificates and credentials awarded after completion of a training course.

2. Requirements concerning competence, qualification and experience of specific work positions of employees in accordance with regulations in force.

Article 9. Assessment of compliance with Safety – Health – Environment legislation, including the following contents:

1. Report on assessment of compliance with Safety – Health – Environment legislation, including the following contents:

a) Articles and clauses in legislative documents and international treaties of which Vietnam is a member, to which a project or construction work is bound.

b) Summary of statutory contents.

c) Response actions/plans.

d) Documents evidencing compliance.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e) Performance evaluation: Satisfactory or Not Satisfactory. In case of being Not Satisfactory, analysis of causes, remedial measures and completion deadline must be recommended.

2. The list of national technical regulations, national standards, safety regulations and other standards conforming to generally-accepted international petroleum industry practices in the Safety - Health – Environment sector to be applied at a project or construction work.

3. The list of procedures and regulations on operation, handling of emergencies, maintenance of a construction work, machinery and equipment, including:

a) Name and date of issuance of regulations and procedures.

b) Names, symbols, codes and updating dates of regulations and procedures.

4. List of licenses, technical safety and quality certificates, including the following information:

a) Name of the license or certificate.

b) Issuance and effective date of the license or certificate.

Article 10. Contractor management

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Regulations and procedures for management and control of safety, health and environment issues of the contractor.

2. Competence in performing safety, health and environmental management activities by the contractor must be controlled and ensure relevance to the safety management system of an organization or individual involved in the petroleum industry.

3. Safety arrangements and agreements between the investor in a project on a construction work and the contractor upon implementation of contractual duties. 

Chapter III

RISK ASSESSMENT REPORT

Article 11. Determination of reporting purposes and scope

1. A report shall be aimed at assessing and measuring risks arising from activities performed by an organization or individual in order to effectively control and recommend measures to minimize risks arising during the period from the design stage to the stage of construction, testing, commissioning and cancellation of a construction work.  

2. A report shall cover:

a) Quantitative and qualitative assessment of risks to humans.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Recommended measures to minimize risks.

Article 12. Acceptable risk level

1. The acceptable risk level determined prior to risk analysis shall be the basis for the process of assessment and minimization of risks.

2. The acceptable risk level used for the quantitative assessment of risks arising in petroleum operations shall be subject to the Circular No. 50/2012/TT-BCT dated December 28, 2012 of the Minister of Industry and Trade releasing the national technical regulation on the acceptable risk level used in the quantitative assessment of risks arising by performing petroleum, gas and oil, chemical and thermal power operations QCVN 11:2012/BCT.  

3. The acceptable risk level (specific) to an organization or individual may be applied on conditions that it is not greater than the risk level defined in the QCVN 11:2012/BCT.

Article 13. Risk assessment methodology

1. Qualitative risk assessment

2. Quantitative risk assessment

Article 14. Hazard identification

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Potential hazards may arise from all of construction items, technological systems and activities in the petroleum industry.

3. Organizations and individuals must present hazards as a basis for quantitative and qualitative risk assessment.

Article 15. Qualitative risk assessment

1. Establish the risk matrix for analysis and measurement of the level of risk that may cause identified hazards.  According to safety policies, objectives and particular characteristics of petroleum operations, both dimensions of the risk matrix shall contain multiple risk levels, each of which is not less than 3. Details shall be given in the Appendix II hereof. 

2. The qualitative risk assessment result shall be represented in the form of the classification chart of risk levels, which lists down all of identifiable hazards, primary risk levels, risk control and minimization measures and remaining risk levels after application of risk relief measures. A risk level can be identified from the risk matrix.

3. The sample of the classification chart of risk levels shall be given in the Appendix III hereto.

Article 16. Quantitative risk assessment

1. Quantitative risk assessment requirements

a) Qualitative risk assessment procedures shall be implemented according to QCVN 11:2012/BCT.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Individual risk levels must be compared with the acceptable risk level prescribed in Article 12 hereof.

2. Review and selection of hazards subject to the quantitative risk assessment.

3. Frequency rate analysis

a) Identifying hazard-specific original frequency data, including respective data sources, technology stages and indexing factors;

b) Results of calculation of the frequency rate of each selected hazard.

4. Consequence model

a) Analyzed consequence model formats and associated input data.

b) Consequence modeling results presented in the form of charts and images depicting respective hazards caused in specific technology phases.    

5. Calculation of risk levels

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Individual risk: The result of the quantitative assessment of the individual risk shall be determined by looking at IRPA.

b) Group risk: The result of the quantitative assessment of the group risk shall be determined by looking at the likelihood of loss of human life.

c) Calculating the highest individual risk level and the average individual risk level.

d) Comparing the measurable risk level with the acceptable risk level provided in Article 12 hereof.

Article 17. Risk minimization measures

Risk minimization measures shall be comprised of:

1. Measure to minimize the frequency rate of incident or accident.

2. Consequence mitigation measures:

a) Consequence mitigation measure relating to design, passive load bearing and fire protection capacity of a structure.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Consequence mitigation measure relating to the standby equipment and personnel system in case of emergency.

d) Other measures.

3. The risk level determined after application of risk minimization measures must be corresponding to the acceptable risk level.

Article 18. Conclusion and recommendation

1. Conclusion

a) Making a summary of important results gained by the analysis and assessment of risks, and the highest risk level used as a benchmark.

b) Preparing the report on results of implementation of recommendations given in risk assessment reports of previous projects or construction works (if any).  

2. Recommendations

Based on the assessment results, recommendations about technical and management solutions aimed at dealing with unsolved issues in order to minimize risks and promote efficiency of managerial effectiveness must be offered.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

EMERGENCY RESPONSE PLAN

Article 19. Identification and classification of emergency situations

Based on the assessment of hazards, all of potential emergency situations shall be identified. Based on the competence, scale and complexity of each project or construction work, emergency situations shall be classified.

1. Primary emergency situation refers to the situation in which an incident occurs on a small scale without causing any direct threats to human life and existence of a part of a facility. This situation shall be handled and mitigated by on-site personnel.

2. Secondary emergency situation refers to the situation in which an incident occurs on an average scale and may cause direct threats to human life and existence of a part of a facility.  This situation shall be handled and mitigated by the internal response staff of an organization under the command of the Commanding Committee for emergency response, maybe by the internal response staff administered by another organization and any involved local authority.  

3. Tertiary emergency situation refers to the situation in which an incident occurs on a large scale, causing serious danger to humans, potential damage to a facility and significant impact on environment.  This situation shall be handled and mitigated by the national-, ministry- and sectoral administration-level professional, or maybe foreign, forces.

Article 20. Personnel organization and delegation of responsibilities, responsibilities arising in case of emergency

1. Organizational diagrams of emergency response specific to emergency situations must describe members of the response team ensuring effective emergency response tasks and contact between main position holders in each response team and between response teams.

2. Specific responsibilities of each department and member belonging to the organization structure of an emergency response team must be described.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Notification and reporting procedures

The document must describe requirements concerning contents of notification procedures from the time of discovery of incident to the time of issuance of notification to forces participating in response tasks and the force in charge of directing/administering response activities, response support staff, partners, contractors and professional rescue teams under the control of a local authority upon request, and international response bodies.

2. Internal notification

The following contents shall be required:

a) Methods for sending the notification to the Commanding Committee for emergency response, response forces, departments/divisions and response support staff.

b) Contents of the notification (describing the incident, type of the emergency, occurrence position and time, degree of loss/number of injured persons, status, activities already subject to remedies and demands for support).

c) Communications channels (including telephone, walkie-talkie, alarming sound and fax/email, etc.).

d) Persons authorized to issue emergency notifications.

3. Outward emergency notification

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Regulations on notification forms, responsible or authorized persons.

b) Procedures for and contents of notification issued to host entities, concerned competent bodies, partners, response support organization, press/communications, family relatives of victims, etc.

4. Preparation of emergency reports

The document must include contents of regulations on preparation of incident/accident reports, sample internal incident/accident reports and submission thereof to host entities and competent authorities, and to communications/press agencies, etc. 

Article 22. Procedures for response to emergency situations

1. List of emergency response procedures

a) Compiling the list of emergency response procedures applied to projects or construction works which are relevant to emergency situations.  Each procedure must include code, symbol, issuance date, revision date (if any) and level of the issuing authority.

b) If involved parties have their own response procedures applied to the same emergency situation, it shall be necessary to clarify which conditions for application of an emergency response procedure of a party.

c) Listing down documents on cooperation between partners on emergency response (if any).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

This procedure must describe the steps in response to a typical situation such as fire, explosion, oil/chemical spill, gas leak, etc. which are relevant to related petroleum operations. Citations shall include at least:

a) Flowchart describing the response process.

b) Description of the response process.

c) Assignment of functions and responsibilities of each individual in case of emergency.

d) Communications and reporting system.

Article 23. Emergency response resources

1. The Commanding Committee in charge of administering emergency response activities.

a) Contact address of the emergency response office of the Commanding Committee.

b) List of equipment and appliances intended for emergency response activities which are under the control of the emergency response office or the Commanding Committee.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The list must contain names, quantity, types, functions and installation locations, etc. of equipment installed inside a project/plant in order to serve the needs of emergency response activities.  The list should be composed of the full description of situations in which use of these equipment items is allowed.

a) Response, rescue and exit plans, muster stations and control centers.

Maps, images and description statements must be used to describe the followings:

- Rescue and exit way.

- Areas used as muster stations inside a facility.

- On-the-scene control center.

- Maps, images and description statements should clearly indicate installations of emergency equipment and appliances at rescue and exit doors, muster stations and on-the-scene control center.

3. Externally mobilized resources

The comprehensive description of essential resources externally mobilized in case of incident or accident shall include:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Resources agreed upon in contracts (example: technical, first aid, medical treatment and evacuation services).

c) List describing names, quantity, types and functions of outsourced safety equipment and appliances used for performing emergency response activities.

Article 24. Address used for emergency contact with internal departments and reporting to relevant regulatory authorities

1. Internal emergency contact address

2. Address used for the emergency contact with concerned regulatory authorities.

3. Address used for the emergency contact with response support units.

4. Sample internal reports and sample reports submitted to regulatory authorities.

Article 25. Emergency response training and drills

1. Training

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Contents of emergency response training relevant to each group of employees and tasks.

c) Training schedule and program.

2. Drills or exercises

a) Forms of drills or exercises: Tabletop exercise and drill.

b) Drill or exercise plan.

3. Tabletop exercise must be held before commencement of petroleum operations.

4. Drill or exercise plan must clearly specify types of situations, contents, frequency rate, eligible participants, time and venue and external bodies invited to take part in the drill or exercise.

Article 26. Plan for restoration of operations after an incident or accident

The plan for restoration of operations of a facility shall include information about the investigation and evaluation of causes and consequences as a basis for retrieval and promotion of the safety level of a facility.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Processes of investigation and evaluation of causes and consequences of an incident or accident.

2. The plan for improvement of measures to prevent, respond to emergencies and enhance the safety level of a facility.

Chapter V

IMPLEMENTARY RESPONSIBILITIES

Article 27. Responsibilities of the Industrial Safety Techniques and Environment Agency

1. The Minister of Industry and Trade shall authorize the Director of the Industrial Safety Techniques and Environment Agency to give his/her endorsement for safety management documents of organizations and individuals involved in petroleum operations.

2. Provide guidance on the implementation of this Circular.

3. Conduct the inspection, examination, and handle any violations, complaints and denunciations regarding management of safety for petroleum operations, under its jurisdiction. 

Article 28. Responsibilities of the Departments of Industry and Trade in provinces where petroleum operations take place

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Preside over and cooperate with concerned entities in cities or provinces in carrying out the inspection, examination of, handling of any complaints, denunciations and imposition of actions against any violations arising from implementation of tasks and regulations specified in documents on management of safety for petroleum operations within their remit under legislative regulations.

Article 29. Responsibilities of organizations and individuals involved in petroleum operations

1. Those organizations or individuals involved in petroleum operations as prescribed in clause 1 of Article 3 shall take responsibility for developing safety management documents; bear legal liability for accuracy of information, documents and results obtained during the process of formulation of safety management documents; assume responsibility to implement measures and plans for assurance of safety for projects or construction works; conduct emergency response drills or exercises according to plans specified in safety management documents.

2. Responsibilities of consulting organizations

Consulting organizations shall be held legal liability for results gained from the analysis, assessment and measurement of contents and data included in safety management documents developed on their own.

Article 30. Implementary provision

1. This Circular shall enter into force from December 14, 2018.

2. Affiliates of Ministries and organizations or individuals concerned shall be responsible for implementation of this Circular.

3. In the course of implementation, if any difficulties or problems arise, organizations and individuals concerned should report to the Ministry of Industry and Trade (via the Industrial Safety Techniques and Environment Agency) to seek its guidance and possible solutions./.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

MINISTER




Tran Tuan Anh

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 40/2018/TT-BCT ngày 30/10/2018 quy định về xây dựng và nội dung các tài liệu quản lý an toàn trong hoạt động dầu khí do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


23.677

DMCA.com Protection Status
IP: 3.12.76.168
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!