Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 19/2020/TT-BTNMT chất phân tán được phép sử dụng trong vùng biển Việt Nam

Số hiệu: 19/2020/TT-BTNMT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài nguyên và Môi trường Người ký: Lê Minh Ngân
Ngày ban hành: 30/12/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 19/2020/TT-BTNMT

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2020

THÔNG TƯ

BAN HÀNH DANH MỤC CHẤT PHÂN TÁN ĐƯỢC PHÉP SỬ DỤNG TRONG VÙNG BIỂN VIỆT NAM VÀ HƯỚNG DẪN VỀ QUY TRÌNH SỬ DỤNG CHẤT PHÂN TÁN TRONG ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU TRÊN BIỂN

Căn cứ Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;

Căn cứ Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Căn cứ Quyết định số 02/2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam và Vụ trưởng Vụ pháp chế;

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư ban hành Danh mục chất phân tán được phép sử dụng trong vùng biển Việt Nam và hướng dẫn về quy trình sử dụng chất phân tán trong ứng phó sự cố tràn dầu trên biển.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định danh mục chất phân tán được phép sử dụng trong vùng biển Việt Nam và hướng dẫn về quy trình sử dụng chất phân tán trong ứng phó sự cố tràn dầu trên biển.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hoạt động liên quan đến sử dụng chất phân tán trong ứng phó sự cố tràn dầu trong vùng biển Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Chất phân tán là hợp chất hóa học được ứng dụng để phá vỡ kết cấu tạo màng của vệt dầu thành những vệt dầu nhỏ, làm tan rã và phân tán dầu dưới hình thức các hạt nhỏ vào trong cột nước.

2. cSt là đơn vị do độ nhớt động học, được xác định theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3171:2011 (ASTM D445-11).

3. Hiệu quả phân tán dầu là khả năng phán tán của chất phân tán đối với một loại dầu trong điều kiện thí nghiệm quy định.

4. EC50 72h (Effective Concentration) là nồng độ chất thử nghiệm gây giảm 50% tốc độ tăng trưởng của Tảo biển Skeletonema Costatum sau 72 giờ tiếp xúc với chất thử nghiệm.

5. LC50 96h (Lethal Concentration) là nồng độ của chất thử nghiệm gây chết 50% số lượng ấu trùng Tôm sú Penaeus Monodon sau 96 giờ tiếp xúc với chất thử nghiệm.

6. Điểm chớp cháy là nhiệt độ thấp nhất ở điều kiện áp suất không khí, mẫu thử nghiệm bắt cháy khi ngọn lửa xuất hiện và tự lan truyền một cách nhanh chóng trên bề mặt của mẫu.

7. Khả năng phân rã sinh học hiếu khí sau 28 ngày thử nghiệm là mức độ phân hủy chất hữu cơ ở điều kiện hiếu khí gây ra bởi hoạt động của hệ vi sinh vật tự nhiên có trong môi trường nước biển sau 28 ngày thử nghiệm.

Chương II

DANH MỤC CHẤT PHÂN TÁN ĐƯỢC PHÉP SỬ DỤNG TRONG ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU TRONG VÙNG BIỂN VIỆT NAM

Điều 4. Danh mục chất phân tán được phép sử dụng trong ứng phó sự cố tràn dầu trong vùng biển Việt Nam

1. Danh mục chất phân tán được phép sử dụng trong ứng phó sự cố tràn dầu trong vùng biển Việt Nam gồm:

TT

Tên loại chất phân tán

1

Corexit® EC9500A

2

Corexit® EC9527A

3

Radiagreen OSD

4

Seacare OSD

5

Seagreen 805

6

Slickgone EW

7

Super Dispersant 25

2. Danh mục chất phân tán được Bộ Tài nguyên và Môi trường cập nhật theo yêu cầu thực tiễn và phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Chương III

QUY TRÌNH SỬ DỤNG CHẤT PHÂN TÁN TRONG ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU TRONG VÙNG BIỂN VIỆT NAM

Điều 5. Quy trình sử dụng chất phân tán trong ứng phó sự cố tràn dầu trong vùng biển Việt Nam

1. Quy định về sử dụng chất phân tán trong ứng phó sự cố tràn dầu trong vùng biển Việt Nam.

2. Xác định lượng chất phân tán cần sử dụng.

3. Phun hoặc rải chất phân tán để ứng phó sự cố tràn dầu.

4. Giám sát hiệu quả phân tán dầu trong quá trình phun hoặc rải chất phân tán.

5. Theo dõi chất lượng môi trường sau khi sử dụng chất phân tán.

6. Báo cáo sau khi sử dụng chất phân tán.

Điều 6. Quy định vị sử dụng chất phân tán trong ứng phó sự cố tràn dầu trong vùng biển Việt Nam

Các đơn vị, tổ chức và cá nhân sử dụng chất phân tán trong ứng phó sự cố tràn dầu trong vùng biển Việt Nam phải đáp ứng tất cả các quy định dưới đây:

1. Tuân thủ các quy định tại Điều 5 Luật hóa chấtKhoản 1, 2, 3, 4 Điều 24 Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu ban hành kèm theo Quyết định số 02/2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Chất phân tán chỉ được sử dụng trong vòng 72 giờ kể từ khi dầu tràn; không sử dụng chất phân tán khi phần lớn dầu tràn đã bị phong hóa hoặc phân tán tự nhiên.

3. Việc sử dụng chất phân tán chỉ áp dụng khi dầu tràn có độ nhớt nhỏ hơn hoặc bằng 5.000 cSt trừ các loại dầu nhẹ, dễ bay hơi là xăng, dầu hỏa, dầu diesel. Trường hợp dầu tràn năm trong giới hạn trên 5.000 cSt tới dưới 10.000 cSt chỉ sử dụng chất phân tán để xử lý trên diện rộng khi hiệu quả phân tán dầu đạt lớn hơn hoặc bằng 35%.

4. Chỉ sử dụng chất phân tán trong điều kiện thời tiết biển có độ cao sóng nhỏ hơn 3m và độ dày lớp dầu trên mặt biển lớn hơn 0,06mm.

Điều 7. Xác định lượng chất phân tán cần sử dụng

1. Lượng chất phân tán cần sử dụng để ứng phó sự cố tràn dầu trên biển được xác định dựa trên lượng dầu tràn và loại chất phân tán sử dụng.

2. Lượng dầu tràn trên biển được xác định dựa vào màu sắc của vết dầu loang theo 5 mã vết dầu chính được quy định trong bảng sau:

dầu

Mô tả bề ngoài

Độ dày lớp dầu (μm)

Lít dầu/km2

1

Ảnh (bạc/xám)

Từ 0,04 đến dưới 0,3

Từ 40 đến dưới 300

2

Cầu vồng

Từ 0,3 đến dưới 5

Từ 300 đến dưới 5.000

3

Màu ánh kim

Từ 5 đến dưới 50

Từ 5.000 đến dưới 50.000

4

Màu dầu không liên tục

Từ 50 đến dưới 200

Từ 50.000 đến dưới 200.000

5

Màu dầu liên tục

200

200.000

3. Căn cứ vào lượng dầu tràn đã được xác định tại Khoản 2 Điều này và hướng dẫn sử dụng của từng loại chất phân tán để xác định lượng chất phân tán cần sử dụng.

Điều 8. Phun hoặc rải chất phân tán để ứng phó sự cố tràn dầu

1. Công tác chuẩn bị

Công tác chuẩn bị để sử dụng chất phân tán trong ứng phó sự cố tràn dầu trên biển bao gồm các nội dung như sau:

a) Chuẩn bị loại chất phân tán được sử dụng để ứng phó sự cố tràn dầu: tên chất phân tán, lượng chất phân tán cần dùng, phương tiện vận chuyển;

b) Chuẩn bị nhân lực, các trang thiết bị phục vụ trong quá trình phun hoặc rải chất phân tán: máy bay, tàu, thiết bị phun, các dụng cụ bảo hộ lao động;

c) Xác định các kho cung cấp chất phân tán bổ sung và phương án vận chuyển, tập kết khi cần sử dụng số lượng chất phân tán lớn hơn khả năng cung cấp của cơ sở.

2. Phương pháp phun hoặc rải chất phân tán

a) Điều kiện áp dụng và phương pháp phun hoặc rải chất phân tán từ tàu theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Điều kiện áp dụng và phương pháp phun hoặc rải chất phân tán từ máy bay theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 9. Giám sát hiệu quả phân tán dầu trong quá trình phun hoặc rải chất phân tán

1. Các đơn vị, tổ chức và cá nhân sử dụng chất phân tán trong ứng phó sự cố tràn dầu trên biển có trách nhiệm giám sát hiệu quả phân tán dầu của chất phân tán trong quá trình phun hoặc rải.

2. Hiệu quả phân tán dầu trong quá trình xử lý dầu tràn phải được giám sát và phải được cập nhật liên tục qua ảnh vệ tinh, tàu giám sát hoặc máy bay giám sát.

3. Trong quá trình phun hoặc rải chất phân tán, trường hợp hiệu quả phân tán dầu < 35% thì ngừng sử dụng chất phân tán và sử dụng phương pháp khác để xử lý dầu tràn.

Điều 10. Theo dõi chất lượng môi trường sau khi sử dụng chất phân tán

1. Các đơn vị, tổ chức và cá nhân sau khi sử dụng chất phân tán để ứng phó sự cố tràn dầu phải tiến hành theo dõi chất lượng môi trường ngay sau khi công tác ứng phó sự cố tràn dầu hoàn thành.

2. Theo dõi chất lượng môi trường sau khi sử dụng chất phân tán được tiến hành theo quy định tại Chương II Thông tư số 33/2018/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quy trình khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu trên biển (sau đây viết tắt là Thông tư số 33/2018/TT-BTNMT).

Điều 11. Báo cáo sau khi sử dụng chất phân tán

1. Báo cáo tình hình sử dụng chất phân tán

a) Các đơn vị, tổ chức và cá nhân sau khi sử dụng chất phân tán để ứng phó sự cố tràn dầu trong thời hạn 05 ngày phải gửi Báo cáo tình hình sử dụng chất phân tán về Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương nơi có khu vực biển sử dụng chất phân tán để ứng phó sự cố tràn dầu;

b) Nội dung của Báo cáo tình hình sử dụng chất phân tán gồm các thông tin chính như sau:

- Tên cơ quan hoặc tổ chức sử dụng chất phân tán;

- Vị trí, thời gian và quy mô của sự cố tràn dầu;

- Các điều kiện địa lý, địa hình, khí tượng, thủy văn và hải văn khu vực xảy ra sự cố tràn dầu;

- Tên loại, số lượng chất phân tán được sử dụng và các đặc điểm cơ bản của chất phân tán;

- Phương pháp sử dụng chất phân tán, vị trí sử dụng, liều lượng, thời gian bắt đầu và kết thúc sử dụng chất phân tán;

- Hiệu quả việc sử dụng chất phân tán trong ứng phó sự cố tràn dầu;

- Kết luận và kiến nghị.

2. Báo cáo kết quả theo dõi chất lượng môi trường sau khi sử dụng chất phân tán

a) Các đơn vị, tổ chức và cá nhân khi kết thúc theo dõi chất lượng môi trường sau khi sử dụng chất phân tán để ứng phó sự cố tràn dầu, trong thời hạn 05 ngày phải gửi Báo cáo kết quả theo dõi chất lượng môi trường về Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương nơi có khu vực biển sử dụng chất phân tán để ứng phó sự cố tràn dầu:

b) Nội dung của Báo cáo kết quả theo dõi chất lượng môi trường được thực hiện theo quy định tại Phụ lục 04 Thông tư số 33/2018/TT-BTNMT.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 12. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2021.

Điều 13. Tổ chức thực hiện

1. Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.

2. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.


Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Quốc Hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Bộ TN&MT: Bộ trưởng, các Thứ trưởng, các đơn vị trực thuộc Bộ, Cổng TTĐT Bộ;
- Sở TN&MT tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Cổng TTĐT Chính phủ, Công báo;
- Lưu: VT, VP, PC, TCBHĐVN (H320).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Minh Ngân

PHỤ LỤC I

(Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2020/TT-BTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Yêu cầu kỹ thuật đối với chất phân tán được phép sử dụng trong ứng phó sự cố tràn dầu trong vùng biển việt nam

STT

Tên thông s

Yêu cầu

Phương pháp phân tích/số hiệu tiêu chuẩn

1

Hiệu quả phân tán dầu (%): trong trường hợp chưa xác định loại dầu sẽ sử dụng để thử nghiệm ứng phó sự cố thì sử dụng dầu thô Việt Nam có độ nhớt nhỏ hơn 10.000 cSt và nhiệt độ đông đặc từ 32°C trở lên làm đối tượng thử nghiệm.

35%

Method 40 CFR part 300- Phụ lục C của EPA- Thử nghiệm hiệu quả chất phân tán sử dụng bình lắc Swirling Flask hoặc Baffled Flask.

2

Độ độc cấp tính pha nước trên Tảo biển Skeletonema costatum (EC50 72h) và ấu trùng Tôm sú Penaeus monodon (LC50 96h) đối với chất phân tán.

10 mg/L

ISO 10253:2016 Water quality -Marine algal growth inhibition test with Skeletonema costatum and Phaeodactylum tricornutum

ISO 14669:1999 - Water quality - Determination of acute lethal toxicity to marine copepods (Copepoda, Crustacea).

Độ độc cấp tính pha nước trên Tảo biển Skeletonema costatum (EC50 72h) và ấu trùng Tôm sú Penaeus monodon (LC50 96h) đối với hỗn hợp chất phân tán và dầu thô tỷ lệ 1/10.

100 mg/L

3

Khả năng phân rã sinh học hiếu khí sau 28 ngày.

50%

OECD 306 - Xác định khả năng phân rã sinh học hiếu khí trong nước biển.

BODIS Marine- BOD Test for Insoluble Substances- Two Phase Closed Bottle Test (TC/147.SC5/WG4 N141).

4

Điểm chớp cháy.

60°C

Phương pháp xác định điểm chớp cháy: TCVN 2693 (ASTM D 93) - Sn phẩm dầu mỏ - Phương pháp xác định điểm chp cháy bng thiết b thử cc kín Pensky - Martens.

PHỤ LỤC II

(Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2020/TT-BTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2020 ca Bộ trưng Bộ Tài nguyên và Môi trưng)

Điều kiện áp dụng và phương pháp phun hoặc rải chất phân tán từ tàu

1. Điều kiện áp dụng

a) Sử dụng tàu để phun hoặc rải chất phân tán khi điều kiện khí tượng, hải văn phù hợp cho tàu hoạt động: điều kiện thời tiết không cho phép sử dụng máy bay;

b) Có thể sử dụng loại chất phân tán tập trung không pha loãng hoặc pha loãng khi phun hoặc rải từ tàu.

2. Phương pháp phun hoặc rải chất phân tán

a) Có thể phun hoặc rải chất phân tán từ tàu theo 02 cách: vuông góc với hướng gió hoặc xuôi theo hướng gió. Hệ thống vòi phun hoặc rải chất phân tán được đặt ở phía đầu, giữa hoặc cuối tàu.

b) Để đạt được một lượng xử lý là 5.000-10.000 lít/km2, tốc độ tàu phải được điều chỉnh hợp lý để phù hợp với yêu cầu của hệ thống phun hoặc rải chất phân tán.

Trong đó:

V: là vận tc tàu (hi lý/giờ);

D: là lưu lượng phun hoặc rải chất phân tán (lít/phút);

L: là chiều rộng xử lý hiệu quả (m).

PHỤ LỤC III
(Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2020/TT-BTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Điều kiện áp dụng và phương pháp phun hoặc rải chất phân tán từ máy bay

1. Điều kiện áp dụng

a) Sử dụng máy bay để phun hoặc rải chất phân tán khi điều kiện khí tượng, hải văn không phù hợp cho tàu hoạt động; điều kiện thời tiết không cho phép sử dụng tàu;

b) Chỉ sử dụng loại chất phân tán tập trung không pha loãng khi phun hoặc rải từ máy bay;

c) Chất phân tán tốt nhất được phun rải ở độ cao từ 10 đến 30m so với mặt nước biển;

d) Sử dụng các thiết bị phun hoặc rải có đường kính hạt chất phân tán từ 400 đến 700µm.

2. Phương pháp phun hoặc rải chất phân tán từ máy bay

a) Khoảng cách từ điểm bắt đầu phun hoặc rải đến cạnh vệt dầu được ước tính như sau:

Trong đó:

d là khoảng cách t điểm bt đầu phun hoặc ri cht phân tán đến cạnh vệt dầu (m);

v là vận tốc gió (km/giờ);

h là độ cao phun rải chất phân tán (m).

b) Trường hợp không xác định được khoảng cách theo quy định tại điểm a mục này thì bắt đầu phun hoặc rải chất phân tán 60m trước khi đến cạnh của vệt dầu.

c) Kiểm soát diện tích phun hoặc rải chất phân tán bằng cách điều chỉnh lưu lượng thông qua việc sử dụng hệ thống các vòi phun hoặc rải khác nhau, điều chỉnh áp lực phun rải hoặc phun rải nhiều lần trong trường hợp vệt dầu loang dày.

đ) Để đạt được một lượng xử lý là 5.000-10.000 lít/km2, tốc độ máy bay phải được điều chỉnh hợp lý để phù hợp với yêu cầu của hệ thống phun hoặc rải chất phân tán.

Trong đó:

V là vận tốc máy bay (km/giờ);

T là lượng chất phân tán/km2 (lít/km2);

D là lưu lượng phun hoặc rải chất phân tán (lít/phút);

L là chiều rộng xử lý hiệu quả (m).

MINISTRY OF NATURAL RESOURCES AND ENVIRONMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
----------------

No. 19/2020/TT-BTNMT

Hanoi, December 30, 2020

 

CIRCULAR

LIST OF DISPERSANTS PERMITTED FOR USE WITHIN VIETNAMESE WATERS AND GUIDELINES FOR USING DISPERSANTS IN RESPONSE TO OIL SPILL INCIDENTS AT SEA

Pursuant to Law on Marine and Island Resources and Environment dated June 25, 2015;

Pursuant to Law on Environmental Protection dated June 23, 2014;

Pursuant to Law on Chemicals dated November 21, 2007;

Pursuant to Decree No. 30/2017/ND-CP dated March 21, 2017 of the Government on organization and implementation of accident, natural accident response, search and rescue;

Pursuant to Decree No. 36/2017/ND-CP dated April 4, 2017 of the Government on functions, tasks, powers, and organizational structure of Ministry of Natural Resources and Environment;

Pursuant to Decision No.02/2013/QD-TTg dated January 14, 2013 of the Prime Minister issuing Regulations on response to oil spill incidents;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Minister of Natural Resources and Environment promulgates Circular on list of dispersants permitted for use within Vietnamese waters and guidelines for using dispersants in response to oil spill incidents at sea.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

This Circular prescribes list of dispersants permitted for use within Vietnamese waters and guidelines for using dispersants in response to oil spill incidents at sea.

Article 2. Regulated entities

This Circular applies to domestic and international agencies, organizations and individuals conducting activities which involve the use of dispersants in response to oil spill incidents in Vietnamese waters.

Article 3. Term interpretation

1. “dispersant” refers to a compound chemical substance employed to break the surface structure of oil trails into small oil trails, break and disperse oil into water columns in form of tiny droplets.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. “oil dispersion efficiency” refers to dispersion capacity of dispersants for a type of oil in experiment conditions.

4. "EC50 72h (Effective Concentration)” refers to concentration of a substance which reduces growth rate of Skeletonema Costatum algae by 50% after 72 hours of interacting with the substance.

5. “LC50 96h (Lethal Concentration)” refers to concentration of a substance which eliminate 50% of Penaeus Monodon shrimp larva after 96 hours of interacting with the substance.

6. “flash point” refers to the lowest temperature in air pressure condition at which the sample ignites with an appearance of fire and spreads rapidly across the sample’s surface.

7. “aerobic decomposition capacity after 28 days of experiment” refers to level of decomposition of organic matter in an aerobic condition caused by natural microorganisms which exist in seawater environment after 28 days of experiment.

Chapter II

LIST OF DISPERSANTS PERMITTED FOR USE IN RESPONSE TO OIL SPILL INCIDENTS WITHIN VIETNAMESE WATERS

Article 4. List of dispersants permitted for use in response to oil spill incidents within Vietnamese waters

1. List of dispersants permitted for use in response to oil spill incidents within Vietnamese waters:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Dispersant

1

Corexit® EC9500A

2

Corexit® EC9527A

3

Radiagreen OSD

4

Seacare OSD

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Seagreen 805

6

Slickgone EW

7

Super Dispersant 25

2. List of dispersants shall be updated by Ministry of Natural Resources and Environment on practical request and must satisfy technical requirements specified under Annex I attached to this Circular.

Chapter III

PROCEDURES FOR USING DISPERSANTS IN RESPONSE TO OIL SPILL INCIDENTS WITHIN VIETNAMESE WATERS

Article 5. Procedures for using dispersants in response to oil spill incidents within Vietnamese waters

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Determine amount of dispersants necessary.

3. Spray or spread dispersants to respond to oil spill incidents.

4. Monitor oil dispersion efficiency while spraying or spreading dispersants.

5. Monitor environment quality after employing dispersants.

6. Produce reports after employing dispersants.

Article 6. Regulate the use of dispersants in response to oil spill incidents within Vietnamese waters

Entities, organizations and individuals employing dispersants in response to oil spill incidents within Vietnamese waters must satisfy following regulations:

1. Complying with Article 5 of Law on Chemicals and Clauses 1, 2, 3, and 4 Article 24 of Regulations on responding to oil spill incidents attached to Decision No. 02/2013/QD-TTg dated January 14, 2013 of Prime Minister.

2. Employing dispersants only within the first 72 hours after the oil has spilled; refraining from employing dispersants if the majority of spilled oil has been weathered or dispersed naturally.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Employing dispersants only when wave height is less than 3 m and thickness of the oil layer is greater than 0.6 mm.

Article 7. Determine amount of dispersants necessary

1. Amount of dispersants necessary to respond to oil spill incidents at sea shall be determined based on how much oil is spilled and what dispersant is employed.

2. Amount of oil spilled at sea shall be determined based on color of spilled oil under following schedule:

Oil code

Appearance

Thickness (μm)

Oil liter/km2

1

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

From 0.04 to less than 0.3

From 40 to less than 300

2

Rainbow

From 0.3 to less than 5

From 300 to less than 5,000

3

Metallic

From 5 to less than 50

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4

Discontinuous true oil color

From 50 to less than 200

From 50,000 to less than 200,000

5

Continuous true oil color

200

200.000

3. Based on amount of oil spilled determined under Clause 2 of this Article and guidelines for using each dispersant, determine amount of dispersants necessary.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Preparation

Preparation activities to employ dispersants in response to oil spill incidents at sea consist of:

a) preparing dispersants employed to respond to oil spill incidents: name of dispersant, amount of dispersant necessary, means of transport;

b) preparing human resources and equipment for spraying or spreading dispersants: aircrafts, vessels, spraying equipment and personal protective equipment;

c) identifying suppliers of additional dispersants and transporting, consolidating measures if amount of dispersants required is greater than original supply capacity.

2. Methods of spraying or spreading dispersants

a) Conditions for application and methods of spraying or spreading dispersants from vessels shall conform to Annex II under this Circular;

b) Conditions for application and methods of spraying or spreading dispersants from aircrafts shall conform to Annex III under this Circular.

Article 9. Monitor oil dispersion efficiency while spraying or spreading dispersants

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Oil dispersion efficiency must be supervised and updated constantly via satellite images, supervisory vessels or aircrafts when dealing with oil spill.

3. If oil dispersion efficiency reaches below 35% while spraying or spreading dispersants, cease to employ the dispersants and employ other methods to deal with oil spill.

Article 10. Monitor environment quality after employing dispersants

1. Entities, organizations and individuals must conduct environment quality monitoring after employing dispersants to respond to oil spill incidents.

2. Environment quality monitoring after using dispersants shall be conducting according to Chapter II of Circular No. 33/2018/TT-BTNMT dated December 26, 2018 of Minister of Natural Resources and Environment on procedures for remediating consequences of oil spill incidents at sea (hereinafter referred to as “Circular No. 33/2018/TT-BTNMT”).

Article 11. Produce reports after employing dispersants

1. Produce reports on employment of dispersants

a) Entities, organizations and individuals after employing dispersants to respond to oil spill incidents must submit reports on dispersant employment to General Department of Vietnam’s Sea and Islands, Ministry of Natural Resources and Environment and Departments of Natural Resources and Environment of local administrative divisions where dispersants are employed to respond to oil spill incidents at sea within 5 days;

b) Reports on dispersant employment must convey following basic information:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Location, duration and scale of oil spill incidents;

- Geographic, topographic, meteorological, hydrographic and oceanographic conditions of areas where oil spill incidents occur;

- Name and quantity of dispersants employed and basic characteristics of dispersants;

- Methods of employing dispersants, employment location, dose, and time of initiation and conclusion of dispersant employment;

- Effectiveness of dispersants in responding to oil spill incidents;

- Conclusions and recommendations.

2. Produce reports on environment quality monitoring results after employing dispersants

a) Entities, organizations and individuals after concluding environment quality monitoring after employing dispersants to respond to oil spill incidents must submit reports on environment quality monitoring results to General Department of Vietnam’s Sea and Islands, Ministry of Natural Resources and Environment and Departments of Natural Resources and Environment of local administrative divisions where dispersants are employed to respond to oil spill incidents at sea within 5 days;

b) Reports on environment quality monitoring results shall conform to Annex 4 under Circular No. 33/2018/TT-BTNMT.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

IMPLEMENTATION

Article 12. Entry into force

This Circular comes into force from February 15, 2021.

Article 13. Implementation

1. Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies, People’s Committees of coastal provinces and central-affiliated cities and relevant organizations, individuals are responsible for the implementation of this Circular.

2. Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to Ministry of Natural Resources and Environment for consideration and revision./.

 

 

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Le Minh Ngan

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 19/2020/TT-BTNMT ngày 30/12/2020 về Danh mục chất phân tán được phép sử dụng trong vùng biển Việt Nam và hướng dẫn về quy trình sử dụng chất phân tán trong ứng phó sự cố tràn dầu trên biển do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.145

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.107.11
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!