Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 914/QĐ-TTg Kế hoạch hành động thực hiện chiến lược quản lý tổng hợp đới bờ Việt Nam 2016

Số hiệu: 914/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 27/05/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 914/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 27 tháng 05 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ TỔNG HỢP ĐỚI BỜ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Biển Việt Nam ngày 21 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Quyết định số 2295/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quản lý tổng hợp đới bờ Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Xét đề nghcủa Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quản lý tổng hợp đới bờ Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan trực thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thủ
tướng Chính phủ;
- Các Ph
ó Thủ tướng Chính phủ;
- Các
Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
-
UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KTN (3b
)

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ TỔNG HỢP ĐỚI BỜ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 914/QĐ-TTg ngày 27 tháng 5 năm 2016 của Thtướng Chính phủ)

I. THUẬT NGỮ

Trong các văn bản pháp luật hiện hành của Việt Nam, một số thuật ngữ khác nhau được sử dụng để chỉ cùng một đối tượng là “đới bờ”, cụ thể như sau:

- “Dải ven biển” được sử dụng trong Quyết định số 158/2007/QĐ-TTg ngày 9 tháng 10 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Chương trình quản lý tổng hợp dải ven biển vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (Chương trình 158);

- “Vùng ven biển” được sử dụng trong Thông tư số 22/2012/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc lập và thực hiện Kế hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển;

- “Đới bờ” được sử dụng trong Quyết định số 2295/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quản lý tổng hợp đới bờ Việt Nam đến năm 2020, tm nhìn đến năm 2030;

- “Vùng bờ” được sử dụng trong Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo số 82/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015.

Các thuật ngữ nêu trên, tuy khác nhau về tên gọi nhưng giống nhau về bn chất và đều được hiểu là “vùng không gian tương tác giữa đất liền và biển” hay “vùng chuyển tiếp giữa lục địa và biển”, bao gồm vùng đất ven biển và biển ven bờ. Đđảm bảo tính thống nhất và phù hợp với văn bản luật có tính pháp lý cao nhất là Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quản lý tổng hợp đới bờ Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (sau đây viết tắt là Kế hoạch) sử dụng thuật ngữ “vùng bờ”.

II. MỤC TIÊU

Xác định và triển khai hiệu quả các hoạt động ưu tiên cho giai đoạn 2016 - 2020 và đy mạnh việc áp dụng quản lý tổng hp vùng bờ tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển, nhằm thực hiện thành công Chiến lược quản lý tổng hợp đới bờ Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

III. PHẠM VI

1. Phạm vi không gian: Bao gồm vùng biển ven bcó ranh giới ngoài cách bờ Khoảng 6 hải lý và vùng đất ven biển là các xã, phường, thị trấn giáp biển của 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển (sau đây viết tắt là địa phương ven biển).

2. Phạm vi thời gian: Từ năm 2016 đến năm 2020.

3. Phạm vi không gian và thời gian nêu trên chỉ mang tính tương đối. Mỗi hoạt động cụ thể trong Kế hoạch có thể được thực hiện trong một phạm vi hẹp hơn hoặc rộng hơn, tùy thuộc vào tính chất, đặc Điểm của hoạt động; và nhu cầu, năng lực thực hiện của mỗi địa phương ven biển.

IV. NỘI DUNG

1. Xây dựng và ban hành chính sách, pháp luật về quản lý tổng hợp vùng bờ

a) Hoạt động 1: Hoàn thiện khung thể chế và chính sách về quản lý tổng hợp vùng bờ

- Mục tiêu: Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế và chính sách về quản lý tổng hợp vùng bờ.

- Các nội dung chính:

+ Đánh giá thực trạng tổ chức bộ máy, pháp luật và chính sách hiện hành liên quan đến về quản lý tổng hợp vùng bờ của Việt Nam;

+ Đề xuất, hoàn thiện khung thể chế và chính sách về quản lý tổng hợp vùng bờ;

+ Tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy thực hiện quản lý tổng hợp vùng bờ tại trung ương và địa phương.

+ Xây dựng và ban hành hướng dẫn chung về quản lý tổng hợp vùng bờ cho các địa phương ven biển.

- Kết quả:

+ Kiến nghị hoàn thiện khung thể chế và chính sách về quản lý tổng hợp vùng bờ; xây dựng và trình các cp có thẩm quyền ban hành một svăn bản pháp luật phục vụ QLTHVB;

+ Tổ chức bộ máy thực hiện quản lý tổng hợp vùng bờ được hoàn thiện và vận hành hiệu quả.

+ Các hướng dẫn kỹ thuật thực hiện quản lý tổng hợp vùng bờ được cấp có thẩm quyền ban hành.

b) Hoạt động 2: Hoàn thiện hệ thống thông tin tổng hợp phục vụ quản lý tổng hợp vùng bờ

- Mục tiêu: Đảm bảo việc quản lý thống nhất và kết nối, chia sẻ hiệu quả thông tin, dữ liệu phục vụ quản lý tổng hợp vùng bờ giữa các bộ, ngành, trung ương với địa phương và giữa các địa phương ven biển.

- Các nội dung chính:

+ Đánh giá thực trạng các hệ thống thông tin liên quan phục vụ quản lý tổng hợp vùng bờ đã được xây dựng của các bộ, ngành và địa phương;

+ Hoàn thiện hệ thống thông tin tổng hợp trên cơ sở kế tha các kết quả của các đề án, chương trình, dự án liên quan khác của các bộ, ngành và địa phương đảm bảo khả năng cập nhật, kết nối và chia sẻ thông tin dữ liệu giữa các bộ, ngành và địa phương;

+ Xây dựng cơ chế quản lý và chia sẻ thông tin.

- Kết quả: Hệ thống thông tin tổng hợp phục vụ quản lý tổng hợp vùng bờ cấp quốc gia được hoàn thiện, kết nối với các bộ, ngành và địa phương ven biển.

2. Khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo tồn đa dạng sinh học vùng bờ

a) Hoạt động 1: Phân vùng chức năng vùng bờ

- Mục tiêu: Giảm thiểu mâu thuẫn về lợi ích giữa các bên trong khai thác, sử dụng tài nguyên, không gian vùng bờ, làm cơ sở để các bộ, ngành ở trung ương và địa phương ven biển xây dựng, Điều chỉnh và triển khai các quy hoạch, kế hoạch liên quan, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, kết hợp bảo vệ tài nguyên và môi trường vùng bờ.

- Các nội dung chính:

+ Rà soát, tổng hợp các thông tin, dữ liệu hiện có liên quan đặc Điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên vùng bờ; hiện trạng khai thác sử dụng tài nguyên biển và vùng bờ của các bộ, ngành và địa phương;

+ Phân tích, đánh giá các quá trình tự nhiên ở vùng bờ và dự báo những tác động do thiên tai và biến đổi khí hậu đến vùng bờ;

+ Lập bản đồ hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên và không gian vùng bờ;

+ Phân tích, đánh giá các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển của các ngành và địa phương liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên và không gian vùng bờ với cách tiếp cận quản lý tổng hợp;

+ Phân vùng và lập bản đồ phân vùng chức năng vùng bờ làm cơ sở cho việc lập quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ.

- Kết quả: Bản đồ và các quy định phân vùng chức năng vùng bờ được phê duyệt.

b) Hoạt động 2: Xây dựng hướng dẫn về đồng quản lý tài nguyên vùng bờ và tổ chức thực hiện thí Điểm tại một số địa phương ven biển

- Mục tiêu: Hỗ trợ các địa phương ven biển triển khai mô hình đồng quản lý tài nguyên, sinh cảnh tại vùng bờ, góp phần bảo vệ môi trường, cải thiện sinh kế và nâng cao khả năng thích ứng với thiên tai, biến đổi khí hậu cho cộng đồng dân cư ven biển.

- Các nội dung chính:

+ Đánh giá thực trạng các mô hình đồng quản lý tài nguyên vùng bờ đang thực hiện tại các địa phương ven biển;

+ Đánh giá thực trạng sinh kế và khả năng tham gia của cộng đồng dân cư ven biển trong việc bảo vệ tài nguyên, môi trường vùng bờ;

+ Đánh giá nhu cầu và năng lực thực hiện của các địa phương ven biển trong việc triển khai các mô hình đồng quản lý tài nguyên tại vùng bờ;

+ Xây dựng hướng dẫn về đồng quản lý tài nguyên vùng bờ;

+ Lựa chọn và triển khai thí Điểm mô hình đồng quản lý tài nguyên vùng bờ tại một số địa phương ven biển.

- Kết quả: Hướng dẫn về đồng quản lý tài nguyên vùng bờ, phù hợp với đặc Điểm kinh tế - xã hội và văn hóa của Việt Nam được ban hành và áp dụng thí Điểm tại một số địa phương ven biển.

c) Hoạt động 3: Xây dựng và triển khai các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học hỗ trợ quản lý tổng hợp vùng bờ

- Mục tiêu: Cung cấp các luận cứ khoa học hỗ trợ cho việc hoạch định và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về quản lý tổng hợp vùng bờ, nhằm khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, môi trường vùng bờ.

- Các nội dung chính:

+ Xây dựng và thực hiện các chương trình, đề tài nghiên cứu phục vụ quản lý tổng hợp vùng bờ, lồng ghép với các chương trình khoa học và công nghệ trọng Điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 về các lĩnh vực; Nghiên cứu luận cứ khoa học phục vụ quản lý bin, hải đảo và phát triển kinh tế bin; bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai, ứng phó với biến đi khí hậu; quy hoạch không gian và quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường vùng bờ;

+ Nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp khoa học và công nghệ mới, tiên tiến trong giám sát, Điều tra tài nguyên, môi trường biển.

- Kết quả: Các chương trình, đề tài nghiên cứu phục vụ quản lý tổng hợp vùng bờ được triển khai, cung cấp các giải pháp khoa học và công nghệ mới, tiên tiến để áp dụng vào thực tiễn.

3. Phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm, giảm thiểu tổn thất do thiên tai và ứng phó biến đổi khí hậu, nước biển dâng

a) Hoạt động 1: Xây dựng hướng dẫn giám sát ô nhiễm môi trường dựa vào cộng đồng và áp dụng thí Điểm tại các địa phương ven biển.

- Mục tiêu: Thúc đẩy sự tham gia có trách nhiệm của cộng đồng trong việc giám sát, kiểm soát các hành vi gây ô nhiễm môi trường, nhằm cải thiện chất lượng môi trường vùng bờ.

- Các nội dung chính:

+ Đánh giá thực trạng sự tham gia của cộng đồng và các tổ chức xã hội trong việc giám sát các hành vi gây ô nhiễm môi trường ở vùng bờ;

+ Đánh giá thực trạng các chính sách, pháp luật hiện hành khuyến khích, thu hút sự tham gia của cộng đồng trong việc giám sát, kiểm soát các hành vi gây ô nhiễm môi trường;

+ Đánh giá nhu cầu và năng lực của các địa phương ven biển trong giám sát, kiểm soát ô nhiễm môi trường ở vùng bờ;

+ Xây dựng hướng dẫn giám sát ô nhiễm môi trường dựa vào cộng đồng;

+ Triển khai thí Điểm tại một số địa phương ven biển.

- Kết quả: Hướng dẫn giám sát ô nhiễm môi trường vùng bờ dựa vào cộng đồng được ban hành và triển khai thí Điểm tại một số địa phương ven biển.

b) Hoạt động 2: Đánh giá, kiểm kê các nguồn thải từ đất liền và trên biển

- Mục tiêu: Xác định được thực trạng các nguồn thải từ đất liền và trên biển, để đưa ra các giải pháp kiểm soát, bảo vệ môi trường vùng bờ.

- Các nội dung chính:

+ Điều tra, đánh giá thực trạng các nguồn thải từ đất liền và trên biển ảnh hưởng chất lượng môi trường vùng bờ;

+ Đánh giá thải lượng của các nguồn thải và các tác động của chúng đến tài nguyên, môi trường vùng bờ;

+ Xây dựng cơ sở dữ liệu về các nguồn thi có nguồn gốc từ đất liền và biển, tác động đến môi trường vùng bờ;

+ Đề xuất các giải pháp kiểm soát và quản lý các nguồn thải từ đất liền và trên biển.

- Kết quả: Đề xuất các giải pháp và kiến nghị ban hành một số văn bản pháp luật để tăng cường việc kiểm soát, quản lý các nguồn thải ở vùng bờ.

4. Đào tạo, tăng cường năng lực và nâng cao nhận thức về quản lý tổng hợp vùng bờ

a) Hoạt động 1: Xây dựng và thực hiện kế hoạch tăng cường nguồn nhân lực phục vụ quản lý tổng hợp vùng bờ

- Mục tiêu: Nhằm nâng cao năng lực thực hiện quản lý tổng hợp vùng bờ cho cấp trung ương và địa phương.

- Các nội dung chính:

+ Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực thực hiện quản lý tổng hợp vùng bờ ở cấp Trung ương và địa phương;

+ Đánh giá, xác định nhu cầu nguồn nhân lực thực hiện quản lý tổng hợp vùng bờ ở cấp trung ương và địa phương;

+ Đánh giá thực trạng đào tạo về quản lý tổng hợp vùng bờ của các cơ sở đào tạo trong nước;

+ Đánh giá và xác định các nhóm đối tượng đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực về quản lý tổng hợp vùng bờ ở các cấp, các ngành;

+ Xây dựng mạng lưới chuyên gia có trình độ, kinh nghiệm tham gia đào tạo nguồn nhân lực thực hiện quản lý tổng hợp vùng bờ;

+ Xây dựng kế hoạch tăng cường nguồn nhân lực phục vụ quản lý tổng hợp vùng bờ, kế tha các kết quả và lồng ghép với các kế hoạch tăng cường nguồn nhân lực của các bộ, ngành liên quan và các địa phương ven biển;

+ Lựa chọn, củng cố một trong các đơn vị có chức năng phù hợp thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường để phát triển thành Trung tâm đào tạo về quản lý tổng hợp vùng bờ.

+ Đánh giá thực trạng chương trình đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực về quản lý tổng hợp vùng bờ;

+ Nghiên cứu, tham khảo các chương trình, tài liệu đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực về quản lý tổng hợp vùng bờ của một số nước trong khu vực và trên thế giới;

+ Xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực về quản lý tổng hợp vùng bờ phù hợp với các nhóm đối tượng, lng ghép với các đề án, dự án về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ngành tài nguyên và môi trường giai đoạn 2016 - 2020.

- Kết quả:

+ Kế hoạch tăng cường nguồn nhân lực thực hiện quản lý tổng hợp vùng bờ được phê duyệt và triển khai;

+ Trung tâm đào tạo về quản lý tổng hợp vùng bờ được củng cố và triển khai các hoạt động đào tạo theo kế hoạch tăng cường nguồn nhân lực thực hiện quản lý tổng hợp vùng bờ, đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực cho các cơ quan trung ương và địa phương;

+ Chương trình và tài liệu đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực về quản lý tổng hợp vùng bờ được xây dựng phù hợp với các nhóm đối tượng cần đào tạo;

+ Các khóa đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực về quản lý tổng hợp vùng bờ được triển khai tại trung ương và địa phương.

b) Hoạt động 2: Xây dựng và triển khai chương trình khung và giáo trình đào tạo về quản lý tổng hợp vùng bờ bậc đại học và sau đại học

- Mục tiêu: Nhằm tạo được sự thống nhất giữa các trường đại học về nội dung đào tạo, góp phần và đảm bảo đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng được các yêu cầu của quản lý tổng hợp vùng bờ.

- Các nội dung chính:

+ Đánh giá thực trạng chương trình, giáo trình đào tạo liên quan đến quản lý tổng hợp vùng bờ tại các trường đại học của Việt Nam;

+ Nghiên cứu, tham khảo chương trình, giáo trình đào tạo về quản lý tổng hợp vùng bờ của một số nước trong khu vực và trên thế giới;

+ Nghiên cứu, xây dựng chương trình khung và giáo trình đào tạo về quản lý tổng hợp vùng bờ bậc đại học và sau đại học;

+ Lựa chọn một số trường đại học để áp dụng chương trình khung và giáo trình đào tạo về quản lý tổng hợp vùng bờ đã được xây dựng.

- Kết quả: Chương trình khung và giáo trình đào tạo về quản lý tổng hợp vùng bờ bậc đại học và sau đại học được xây dựng và đưa vào giảng dạy tại một số trường đại học.

c) Hoạt động 3: Xây dựng và triển khai chương trình truyền thông về quản lý tổng hợp vùng bờ

- Mục tiêu: Tăng cường và tạo sự chuyển biến trong nhận thức của các cấp, ngành và xã hội về vai trò, tầm quan trọng của quản lý tổng hợp vùng bờ.

- Các nội dung chính:

+ Đánh giá thực trạng các hoạt động truyền thông liên quan đến bảo vệ tài nguyên, môi trường và quản lý tổng hợp vùng bờ ở cấp Trung ương và tại các địa phương ven biển;

+ Đánh giá thực trạng nguồn lực phục vụ các hoạt động truyền thông ở cấp Trung ương và tại các địa phương ven biển;

+ Xác định các nhóm đối tượng truyền thông nâng cao nhận thức về quản lý tổng hợp vùng bờ;

+ Xây dựng chương trình truyền thông về quản lý tổng hợp vùng bờ.

- Kết quả: Chương trình truyền thông về quản lý tổng hợp vùng bờ được phê duyệt và triển khai.

5. Xây dựng và triển khai quản lý tổng hợp vùng bờ tại các địa phương ven biển

- Mục tiêu: Đẩy mnh việc triển khai quản lý tổng hp vùng bờ tại 28 địa phương ven biển, nhằm đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ tài nguyên và giá trị tự nhiên, sinh thái, văn hóa, lịch sử ở vùng bờ, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững.

- Các nội dung chính:

Các địa phương ven biển xây dựng và triển khai chương trình quản lý tổng hợp vùng bờ theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trước mắt, tùy thuộc vào đặc Điểm, thực trạng của vùng bờ và nhu cầu, năng lực thực hiện, các địa phương có thể lựa chọn và thực hiện các hoạt động dưới đây:

+ Lập báo cáo hiện trạng vùng bờ để làm cơ sở cho việc xây dựng và triển khai quản lý tổng hợp vùng bờ tại địa phương;

+ Xây dựng và thể chế hóa cơ chế Điều phối đa ngành, đa bên phục vụ quản lý tổng hợp vùng bờ của địa phương;

+ Xây dựng và thực hiện chương trình truyền thông nâng cao nhận thức về quản lý tổng hợp vùng bờ;

+ Xây dựng và thực hiện hệ thống thông tin tổng hợp phục vụ quản lý tổng hợp vùng bờ tại địa phương, kết nối với hệ thống cấp trung ương;

+ Xây dựng và thực hiện kế hoạch tăng cường nguồn nhân lực phục vụ quản lý tổng hợp vùng bờ của địa phương;

+ Xây dựng và thực hiện các mô hình đồng quản lý tài nguyên vùng bờ của địa phương;

+ Xây dựng và thực hiện chương trình quan trắc môi trường tổng hợp vùng bờ của địa phương;

+ Phân vùng chức năng vùng bờ của địa phương;

+ Thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển của địa phương;

+ Xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý tổng hợp chất thải rắn ở vùng bờ của địa phương;

+ Xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên nước ở vùng bờ của địa phương;

+ Xây dựng và thực hiện cơ chế tài chính bền vững hỗ trợ quản lý tổng hợp vùng bờ của địa phương;

- Kết quả: Quản lý tổng hợp vùng bờ được triển khai tại tất cả 28 địa phương ven biển.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thành lập Ban Điều phối thực hiện Chiến lược quản lý tổng hợp đới bờ Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (sau đây viết tắt là Ban Điều phối).

a) Cơ cấu, tổ chức:

- Ban Điều phối hoạt động theo hình thức kiêm nhiệm, gồm có:

+ 01 Trưởng ban là Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;

+ 01 Phó trưởng ban thường trực là Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;

+ 02 Phó trưởng ban là Thứ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính;

- Các thành viên khác của Ban Điều phối gồm Thứ trưởng các Bộ: Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giáo dục và Đào tạo, Giao thông vận tải và Phó chủ tịch UBND của 28 địa phương ven biển.

b) Nhiệm vụ của Ban Điều phối:

- Điều phối các bộ, ngành, địa phương và các bên liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch, định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ;

- Quyết định các vấn đề liên quan đến Kế hoạch, báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền.

c) Văn phòng Ban Điều phối:

- Văn phòng Ban Điều phối là đơn vị giúp việc cho Ban Điều phối, đặt tại Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường và có biên chế kiêm nhiệm do Trưởng ban Ban Điều phối quyết định.

- Văn phòng Ban Điều phối có nhiệm vụ như sau:

+ Giúp Ban Điều phối tổ chức triển khai, giám sát và đánh giá việc thực hiện Kế hoạch;

+ Quản lý hành chính, tài chính và công tác hậu cần liên quan đến việc thực hiện Kế hoạch.

d) Kinh phí hoạt động:

- Kinh phí hoạt động của Ban Điều phối do ngân sách Nhà nước đảm bảo và được bố trí trong kinh phí hoạt động thường xuyên của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Các chi phí liên quan đến hoạt động của Ban Điều phối được thực hiện theo chế độ quy định gồm:

+ Chi tổ chức các cuộc họp của Ban Điều phối; của Văn phòng Ban Điều phi; chi tổ chức các cuộc hội thảo, khảo sát thực tiễn, nghiên cứu, học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước;

+ Chi công tác phí cho các thành viên Ban Điều phối;

+ Chi văn phòng phẩm phục vụ hoạt động trực tiếp của Ban Điều phối và Văn phòng Ban Điều phối;

+ Các chi khác đo Trưởng ban Điều phối quyết định.

2. Vai trò, trách nhiệm của các Bộ, ngành và địa phương

a) Bộ Tài nguyên và Môi trường:

Bộ Tài nguyên và Môi trường giúp Thủ tướng Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và các bộ liên quan, Ủy ban nhân dân 28 địa phương ven biển và các tổ chức liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch;

- Chủ trì, phối hợp với bộ, ngành liên quan và các địa phương ven biển thẩm định các nhiệm vụ, chương trình, dự án theo quy định của pháp luật;

- Trình Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ và thành viên Ban Điều phối;

- Phê duyệt cơ cấu tổ chức và quy chế hoạt động của Văn phòng Ban Điều phối;

- Kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề mới phát sinh vượt quá thẩm quyền của Bộ; kiến nghị thay đi cơ quan chủ trì dự án khi không bảo đảm Mục tiêu, tiến độ.

b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính:

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính: Cân đối, bố trí nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác để thực hiện các nội dung của các Bộ, ngành được giao trong kế hoạch theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

- Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, sửa đổi Thông tư số 50/2008/TT-BTC ngày 12 tháng 6 năm 2008 về Hướng dẫn lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình quản lý tổng hợp di ven biển vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, bảo đảm quản lý chặt chẽ và có hiệu quả kinh phí cho quản lý tổng hợp vùng bờ cho giai đoạn 2016 - 2020.

c) Các bộ và cơ quan ngang bộ khác: Chủ trì, phối hợp thực hiện các nhiệm vụ, chương trình, dự án đã được phân công trong Kế hoạch;

d) Ủy ban nhân dân các địa phương ven biển: Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan triển khai thực hiện quản lý tổng hợp vùng bờ tại địa phương theo các nội dung tại Mục IV.5 của Kế hoạch; có trách nhiệm bố trí nguồn ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn khác để thực hiện các nội dung được giao của Kế hoạch và báo cáo định kỳ tình hình thực hiện Kế hoạch theo quy định.

3. Kinh phí thực hiện Kế hoạch

Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí trong dự toán chi ngân sách hàng năm của các Bộ và địa phương ven biển theo phân cấp ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác ngoài ngân sách nhà nước.

Các Bộ, ngành liên quan và địa phương ven biển chủ động bố trí, huy động các nguồn vốn khác ngoài ngân sách từ các nhà tài trợ, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện các nội dung của Kế hoạch.

4. Giám sát và đánh giá

Ban Điều phối chịu trách nhiệm giám sát, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch. Văn phòng Ban Điều phối là bộ phận giúp việc cho Ban Điều phối thực hiện công tác giám sát, đánh giá.

Các Bộ, ngành và địa phương báo cáo tình hình thực hiện các nhiệm vụ, dự án được giao về Bộ Tài nguyên và Môi trường thông qua Văn phòng Ban Điều phối trước ngày 10 tháng 12 hàng năm để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Ban Điều phối tổ chức tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch vào cuối kỳ của Kế hoạch (năm 2020) và đưa ra định hướng triển khai cho giai đoạn tiếp theo.

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ TỔNG HỢP ĐỚI BỜ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 914/QĐ-TTg ngày 27 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Tên nhiệm vụ, d án

Thời gian thực hiện

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp chính

I

Xây dựng và ban hành chính sách, pháp luật vquản lý tổng hợp vùng bờ

1

Hoàn thiện khung thể chế và chính sách về quản lý tổng hợp vùng bờ

2016

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Bộ Nội vụ; Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Khoa học và Công nghệ; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Giao thông vận tải; Công thương; các địa phương ven biển

2

Hoàn thiện hệ thống thông tin tổng hợp phục vụ quản lý tổng hợp vùng b

2017 - 2018

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Khoa học và Công nghệ; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giao thông vận ti; Công thương và các địa phương ven biển

II

Khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo tồn đa dạng sinh học vùng bờ

3

Phân vùng chức năng vùng b

2016 - 2017

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Bộ Khoa học và Công nghệ; Kế hoạch và Đầu tư; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Giao thông vận tải; Công thương; Nội vụ; Quốc phòng và các địa phương ven biển

4

Xây dựng hướng dẫn về đồng quản lý tài nguyên vùng bờ và áp dụng thí Điểm tại một số địa phương ven biển

2017 - 2020

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; các địa phương ven biển

5

Xây dựng và triển khai các chương trình nghiên cứu khoa học hỗ trợ quản lý tổng hợp vùng bờ

2016 - 2020

Bộ Khoa học và Công nghệ

Bộ Tài nguyên và Môi trường; Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam; Đại học Quốc gia Hà Nội; các địa phương ven biển

III

Phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm, giảm thiểu tn thất do thiên tai và ứng phó biến đi khí hậu, nước biển dâng

6

Xây dựng hướng dẫn giám sát ô nhiễm môi trường dựa vào cộng đồng và áp dụng thí Điểm tại một số địa phương ven biển

2017 - 2020

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Các địa phương ven biển

7

Đánh giá, kiểm kê các nguồn thải từ đất liền và trên biển

2017 - 2018

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Kế hoạch và Đầu tư; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Giao thông vận ti; Công thương; các địa phương ven biển

IV

Đào tạo, tăng cường năng lực và nâng cao nhận thức vquản lý tổng hợp vùng bờ

8

Xây dựng và thực hiện kế hoạch tăng cường nguồn nhân lực phục vụ quản lý tổng hợp vùng bờ

2017 - 2020

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Bộ Nội vụ; Bộ Giáo dục và Đào tạo; các địa phương ven biển

9

Xây dựng và triển khai chương trình khung và giáo trình đào tạo về quản lý tổng hợp vùng bờ bậc đại học và sau đại học

2017 - 2018

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ Tài nguyên và Môi trường

10

Xây dựng và triển khai chương trình truyền thông về quản lý tổng hợp vùng bờ

2016 - 2020

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Bộ Thông tin và Truyn thông; các địa phương ven biển

V

Xây dựng và triển khai quản lý tổng hợp vùng bờ tại các địa phương ven biển

11

Xây dựng và triển khai chương trình quản lý tổng hợp vùng bờ tại 28 địa phương ven biển theo nội dung tại Mục IV.5 của Kế hoạch

2016 - 2020

UBND các địa phương ven biển

Bộ Tài nguyên và Môi trường

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 914/QĐ-TTg ngày 27/05/2016 phê duyệt Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quản lý tổng hợp đới bờ Việt Nam đến 2020, tầm nhìn đến 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.753

DMCA.com Protection Status
IP: 3.21.159.11
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!