Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 81/QĐ-UBND 2015 Phòng chống lụt bão ứng phó bão mạnh giảm nhẹ thiên tai Kon Tum

Số hiệu: 81/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum Người ký: Nguyễn Hữu Hải
Ngày ban hành: 09/02/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 81/QĐ-UBND

Kon Tum, ngày 09 tháng 02 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH PHƯƠNG ÁN PHÒNG, CHỐNG LỤT BÃO, ỨNG PHÓ VỚI BÃO MẠNH, SIÊU BÃO VÀ GIẢM NHẸ THIÊN TAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 911/QĐ-UBND, ngày 07/9/20101 của UBND tỉnh Kon Tum về ban hành Quy chế hoạt động của Ban chỉ huy Phòng, chống lụt, bão và giảm nhẹ thiên tai tỉnh;

Căn cứ Quyết định số 544/QĐ-UBND ngày 16/6/2011 của UBND tỉnh Kon Tum về việc kiện toàn Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và giảm nhẹ thiên tai tỉnh Kon Tum;

Xét đề nghị của Thường trực Ban chỉ huy Phòng chống lụt, bão và giảm nhẹ thiên tai tỉnh tại Văn bản số 02/PCLB ngày 20/01/2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Phương án Phòng chống lụt bão, ứng phó với bão mạnh, siêu bão và giảm nhẹ thiên tai trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế cho Quyết định số 714/QĐ-UBND ngày 20/9/2013 của UBND tỉnh Kon Tum về ban hành Phương án Khung phòng, chống lụt, bão và Giảm nhẹ thiên tai trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2013-2015.

Điều 3. Chánh văn phòng UBND tỉnh, Trưởng ban Ban chỉ huy Phòng, chống lụt, bão và Giảm nhẹ thiên tai tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng, các Sở, ban ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban chỉ đạo PCLBTW;
- Như Điều 3;
- TT Tỉnh ủy (b/c);
- TT HĐND tỉnh (b/c);
- UBMTTQVN tỉnh (b/c);
- CT và PCT UBND tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Thành viên BCH PCLB và GNTT tỉnh;
- Sư đoàn 10;
- Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh;
- Báo Kon Tum;
- Cổng thông tin điện tử;
- Lưu: VT. KTN6.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Hữu Hải

 

PHƯƠNG ÁN

PHÒNG CHỐNG LỤT BÃO, ỨNG PHÓ VỚI BÃO MẠNH, SIÊU BÃO VÀ GIẢM NHẸ THIÊN TAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM
(Kèm theo Quyết định số 81/QĐ-UBND ngày 09/02/2015 của UBND tỉnh Kon Tum)

Phần I

TÌNH HÌNH CHUNG

I. Đặc điểm vị trí địa lý

Kon Tum là tỉnh miền núi, vùng cao, biên giới, nằm ở cực Bắc Tây Nguyên, vị trí địa lý từ 13°55’ đến 15°27’ Vĩ Bắc, 107°20 đến 108°33’ Kinh Đông, diện tích tự nhiên 9.689,6 km2, chiếm 3,1% diện tích toàn quốc; phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía Nam giáp tỉnh Gia Lai, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Tây giáp hai nước Lào và Campuchia. Phần lớn diện tích tỉnh Kon Tum nằm ở sườn phía Tây dãy Trường Sơn, địa hình có hướng dốc thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây.

Trên địa bàn tỉnh có 03 con sông chính (Krông Pô Kô, Đăk Bla và Sa Thầy) hướng chảy chủ yếu từ Bắc xuống Nam tập trung đổ về sông Sê San. Các nhánh sông dài, mùa mưa nước sông dâng cao, lưu tốc dòng chảy lớn. Kon Tum có nhiều hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện như Ia Ly, Plei Krông, Đăk Uy, Đăk Yên, Đăk Loh... phục vụ cho dân sinh và sản xuất nông nghiệp; ngoài ra còn có nhiều nhánh sông, suối nhỏ.

Về giao thông có đường Hồ Chí Minh chạy qua nối với các tỉnh Tây Nguyên, Quảng Nam; Quốc lộ 24 đi Quảng Ngãi; Quốc lộ 40B đi Quảng Nam; Quốc lộ 40 đi Attapư (Lào); Quốc lộ 14C chạy dọc biên giới Việt Nam – Campuchia. Ngoài các trục đường chính trên còn có các Tỉnh lộ như 671, 672, 673, 674, 675, 676, 677, 678, đường Đăk Kôi – Đăk Psi...

II. Đặc điểm thời tiết, khí hậu.

Khí hậu Kon Tum mang đặc thù của khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên với hai mùa đặc trưng: Mùa mưa chủ yếu bắt đầu từ tháng 5 kéo dài đến tháng 11, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau; riêng các vùng phía Bắc, Đông Bắc tỉnh, mùa mưa thường bắt đầu và kết thúc muộn hơn; thời gian còn lại là mùa khô. Tổng lượng mưa hàng năm trung bình toàn tỉnh đạt khoảng 1.800 mm, năm cao nhất 2.300 mm, năm thấp nhất 1.300 mm.

Trước tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, diễn biến thiên tai trên địa bàn tỉnh ngày càng phức tạp. Ảnh hưởng của thiên tai đang có chiều hướng tăng lên cả về cường độ, số lượng và mức độ nguy hiểm, thiên tai diễn biến bất thường, có xu hướng cực đoan hơn. Tình trạng lũ lụt, sạt lở đất xảy ra nhiều, bất ngờ và có sức tàn phá lớn ở các lưu vực sông, suối.

1. Bão, áp thấp nhiệt đới và lốc xoáy: Phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh được che chắn bởi dãy núi Trường Sơn ít khi chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão. Tuy nhiên, hàng năm từ cuối tháng 7 đến tháng 11, bão và áp thấp nhiệt đới ở các tỉnh duyên hải Trung Bộ ảnh hưởng đến tỉnh Kon Tum gây mưa to hoặc rất to, lượng mưa ngày lớn nhất có thể lên trên 200mm đến gần 300mm và kèm theo lốc xoáy.

2. Lũ và ngập úng: Lũ là loại hình thiên tai thường xuyên xảy ra nhất ở tỉnh Kon Tum, ngập úng xảy ra cục bộ một số nơi vùng trũng nhưng không kéo dài, hầu như năm nào cũng xảy ra. Ở thành phố Kon Tum, vùng bãi bồi ven hai bờ sông Đăk Bla thường bị ngập với thời gian ngập từ 1/2 ngày đến 3 ngày. Những năm có lũ đặc biệt lớn như 1996, 2006, 2009 thời gian ngập kéo dài từ 4 ngày đến gần một tuần, hầu hết các khu vực canh tác của nhân dân bị thiệt hại hoàn toàn.

3. Lũ quét và sạt lở đất: Trong những năm gần đây, sự thay đổi mạnh mẽ của bề mặt lưu vực, nhất là sự thu hẹp nhanh chóng diện tích và mật độ cây rừng, kết hợp với việc đầu tư xây dựng công trình giao thông, thủy lợi, thủy điện...và với sự tác động của biến đổi khí hậu cường độ mưa tăng mạnh (hiện tượng này đã xuất hiện nhiều lên so với những năm trước đây), Lũ quét và sạt lở đất đã cướp đi sinh mạng của nhiều người, phá hủy tài sản và các công trình cơ sở hạ tầng, làm bào mòn, rửa trôi hàng triệu mét khối đất đai màu mỡ gây hiểm họa thực sự đối với nhân dân tỉnh Kon Tum, nhất là đối với các nhà dân nằm ven khu sản xuất gần các sông, suối, sườn dốc, sườn đồi.

4. Bão mạnh, siêu bão: Do ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu, khả năng xuất hiện bão mạnh, siêu bão có cấp gió 14 – 15 đổ bộ vào các tỉnh ven biển Miền Trung đi sâu vào đất liền ảnh hưởng đến tỉnh Kon Tum xảy ra thường xuyên trong những năm gần đây (Đặc biệt cơn bão Ketsana năm 2009, tỉnh Kon Tum có mưa rất to lượng mưa đo được từ 200-400mm, trên các sông suối đã xuất hiện lũ lịch sử). Với cường độ mưa rất lớn, gió giật mạnh cấp 12, cấp 13, lũ trên các sông suối vượt trên báo động cấp 3, bão mạnh, siêu bão sẽ gây thiệt hại rất nặng về người, tài sản của nhà nước và nhân dân (nhà cửa sập đổ, phá hủy công trình cơ sở hạ tầng và sản xuất của nhân dân).

III. Những khu vực xung yếu, trọng điểm trên địa bàn tỉnh Kon Tum thường xảy ra ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất:

Qua kiểm tra hiện trạng các khu dân cư, hệ thống công trình giao thông, thủy lợi, các khu vực xung yếu, trọng điểm trên địa bàn tỉnh thường xảy ra lũ lụt, sạt lở đất được xác định cụ thể (có phụ lục 1 chi tiết kèm theo).

Phần II

PHƯƠNG ÁN PHÒNG CHỐNG LỤT, BÃO VÀ ỨNG PHÓ VỚI BÃO MẠNH, SIÊU BÃO

I. Mục đích, yêu cầu:

1. Mục đích: Hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản, các công trình hạ tầng do bão, lũ gây ra. Kịp thời di dời, sơ tán dân, tài sản ở khu vực xung yếu (vùng có nguy cơ cao về lũ quét, sạt lở đất) đến nơi kiên cố, an toàn, bảo đảm an toàn tính mạng người dân.

2. Yêu cầu:

- Tất cả các ngành, các cấp quán triệt và thực hiện nghiêm túc phương châm “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư, phương tiện, kinh phí tại chỗ; hậu cần tại chỗ); và “3 sẵn sàng” (chủ động phòng tránh; đối phó kịp thời; khắc phục khẩn trương và có hiệu quả).

- Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan phải phát huy cao tinh thần trách nhiệm: Quán triệt phương châm phòng, tránh là chính với tinh thần chủ động, linh hoạt sáng tạo trong việc xây dựng phương án, kế hoạch.

- Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo thường xuyên, định kỳ về Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão và Giảm nhẹ thiên tai (PCLB và GNTT) tỉnh (Quyết định số 741/QĐ-UBND ngày 10/7/2009 của UBND tỉnh về ban hành Quy chế báo cáo trong công tác phòng, chống lũ, bão trên địa bàn tỉnh).

- Người dân nghiêm túc chấp hành các mệnh lệnh, hướng dẫn, cảnh báo của chính quyền, cơ quan chức năng trong suốt thời gian trước, trong và sau khi xảy ra bão, lũ; đồng thời chủ động, nâng cao ý thức tự giác tham gia cùng chính quyền địa phương trong công, tác phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả do lũ, bão gây ra.

- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức về các loại hình thiên tai để nâng khả năng chủ động ứng phó với thiên tai.

* Đối với bão mạnh, siêu bão ngoài những nội dung trên triển khai ngay một số nội dung sau:

- Thành lập đoàn công tác tổ chức kiểm tra thực tế phương án “4 tại chỗ”“3 sẵn sàng” tại các huyện, thành phố, các công trình trọng điểm, khu vực xung yếu.

- Các Sở, ban, ngành, UBND các cấp tổ chức trực 24/24h triển khai công tác ứng phó với bão mạnh, siêu bão theo phương án đã xây dựng.

- Duy trì chế độ thông tin, thường xuyên, liên tục giữa các Ban chỉ huy PCLB các cấp, các ngành và chính quyền địa phương.

- Tăng cường công tác thông tin và truyền thông liên tục bằng loa, đài tới nhân dân các vùng bị ảnh hưởng biết, chủ động phòng chống, ứng phó bão mạnh, siêu bão theo quy định.

II. Phương án phòng chống, ứng phó với thiên tai: bão, lũ và bão mạnh, siêu bão.

1. Xử lý thông tin bão lũ:

Khi nhận được thông báo của các Đài Khí tượng Thủy văn Trung ương, khu vực Tây Nguyên và Đài Khí tượng Thủy văn Kon Tum: Trên biển Đông đã hình thành cơn bão cấp 9, cấp 10, sức gió giật trên cấp 12, cấp 13 trên vùng biển các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định đang di chuyển vào đất liền có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến tỉnh Kon Tum gây mưa to, gió lốc, gây ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, nguy cơ gây mất an toàn cho nhà cửa, các công trình cơ sở hạ tầng, giao thông, thủy lợi, nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế...

UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCLB và GNTT tỉnh tổ chức cuộc họp khẩn cấp, họp bàn triển khai phương án phòng, ứng phó với lụt, bão:

- Phân công các thành viên Ban Chỉ huy PCLB và GNTT tỉnh phụ trách từng địa bàn, chủ động phối hợp với UBND các huyện, thành phố để kịp thời chỉ đạo ứng phó với các tình huống thiên tai bão, lũ xảy ra.

- Tổ chức trực ban 24/24, thường xuyên theo dõi tình hình, diễn biến thời tiết. Tiếp nhận các Công điện, Chỉ thị, mệnh lệnh, thông báo... của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương, Trung tâm Phòng tránh lụt bão Khu vực Miền Trung và Tây Nguyên; UBND tỉnh truyền đạt và thông tin kịp thời những diễn biến về tình hình thiên tai, bão, lũ và các văn bản chỉ đạo điều hành về công tác phòng, ứng phó thiên tai đến các địa phương, cơ quan, đơn vị và nhân dân biết để chủ động phòng tránh.

- UBND các huyện, thành phố và các Sở, ban, ngành liên quan thường xuyên cứ sau 03 tiếng cập nhật vào trang điện tử www.kontum.gov.vn để nắm bắt tình hình và thực hiện các văn bản chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, đồng thời gửi báo cáo nhanh về diễn biến tình hình thiên tai của các địa phương, đơn vị qua địa chỉ email: chicucthuyloikontum@yahoo.com.vn hoặc fax 0603.864585.

- Chỉ đạo các cấp, các ngành bố trí lực lượng kiểm soát chặt chẽ, đồng thời cắm các biển báo tại các khu vực nguy hiểm như: Các ngầm qua sông suối, tuyến đường thường bị ngập sâu, nguy cơ sạt lở..., phân luồng, hướng dẫn giao thông, quản lý chặt chẽ phương tiện qua lại các điểm nêu trên; đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người và các phương tiện giao thông. qua lại khi có thiên tai xảy ra.

- Đảm bảo giữ vững thông tin liên lạc giữa Ban Chỉ huy PCLB và GNTT tỉnh với các huyện, thành phố, các Sở, ban, ngành đặc biệt là các khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng thiên tai để phục vụ tốt công tác chỉ đạo, điều hành phòng, chống và ứng phó thiên tai.

- Thực hiện cơ chế chỉ huy tập trung, trong đó Trưởng ban là Chủ tịch UBND các cấp và Giám đốc các Sở, ban, ngành và lãnh đạo cao nhất của các đơn vị; phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên Ban Chỉ huy phụ trách từng công việc và địa bàn trọng điểm thường bị ảnh hưởng do thiên tai nhằm nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành của Ban Chỉ huy trong công tác phòng, chống lụt, bão.

- Rà soát, thống kê số lượng các hộ dân nằm trong vùng nguy hiểm (vùng thấp trũng, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất) cần phải sơ tán di dời, bố trí địa điểm di dời đến nơi an toàn (các trường học, trụ sở làm việc, nhà văn hóa kiên cố...). Kiên quyết di dời các hộ dân nằm trong các khu vực trên cố tình không chịu di dời, áp dụng biện pháp cưỡng chế khi thiên tai nguy hiểm đe dọa đến tính mạng người dân.

- Chỉ đạo vận chuyển vật tư (rọ thép, đá hộc, nhà bạt, phao cứu sinh...), phương tiện, máy móc, thiết bị ứng trực tại các điểm thường xuyên xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất...để triển khai ngay công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.

- Chuẩn bị các lực lượng (Quân đội, Công an, Dân quân tự vệ, Thanh niên...) khẩn cấp sơ tán người, tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm không để xảy ra thương vong trong thiên tai; hướng dẫn, hỗ trợ người dân chằng, chống nhà cửa, dự trữ lương thực, thực phẩm, nước uống, phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức bảo vệ tốt an ninh trật tự và an toàn xã hội trên địa bàn các huyện, thành phố, vùng bị ảnh hưởng bởi thiên tai (đặc biệt đối với các vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi lũ quét, sạt lở đất, chia cắt khi có lũ, bão).

* Đối với bão mạnh, siêu bão ngoài thực hiện theo các nội dung trên cần thực hiện thêm nội dung sau:

- Tăng thời lượng phát sóng, đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng về tình hình diễn biến của bão mạnh, siêu bão và công tác chỉ đạo, ứng phó của Trung ương và tỉnh để các địa phương, nhân dân biết, chủ động phòng, tránh.

- UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCLB và GNTT tỉnh tổ chức cuộc họp khẩn cấp, họp bàn triển khai phương án phòng, ứng phó với bão mạnh, siêu bão (thời gian thực hiện trước 24 giờ trước khi bão ảnh hưởng đến đất liền).

- Toàn bộ lực lượng vũ trang, xung kích, dân sự trên địa bàn tỉnh có phương án đảm bảo an toàn cho bản thân lực lượng và sẵn sàng nhận lệnh huy động ứng cứu khi có yêu cầu.

- Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố triển khai ngay phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Dự kiến tình huống thiên tai và biện pháp xử lý:

- Khi có bão, lũ xảy ra ở địa phương nào, yêu cầu địa phương, đơn vị liên quan nghiêm túc thực hiện theo Phương án phòng, chống lụt, bão đã được các cơ quan chức năng có thẩm quyền phê duyệt; sử dụng các loại vật tư, phương tiện, lực lượng tại chỗ của địa phương, đơn vị mình để triển khai ứng cứu, cứu hộ, tổ chức sơ tán nhân dân ra khỏi khu vực trọng điểm xung yếu, đảm bảo tính mạng, tài sản của nhân dân.

- Triển khai thực hiện tốt Phương án phòng, chống lụt, bão của địa phương và đơn vị mình (phương án đã cập nhật ứng phó với bão mạnh, siêu bão) trường hợp vượt khả năng của địa phương, đơn vị thì báo cáo nhanh, đồng thời điện thoại trực tiếp UBND tỉnh, Trưởng ban Ban Chỉ huy PCLB và GNTT tỉnh quyết định xử lý sự cố trong tình huống khẩn cấp (điều động các lực lượng: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh. Công an tỉnh, các sở, ban, ngành, đề nghị điều động lực lượng từ Sư đoàn 10 - Quân đoàn 3, các Bộ ngành Trung ương...) tham gia cứu hộ, cứu nạn khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.

2.1. Các tuyến đường giao thông:

a. Tình huống: Mưa to cho đến rất to kéo dài (lượng mưa trên 100mm), mực nước các sông suối trên mức báo động cấp 3, nước lũ về nhanh cuốn theo cây cối, bùn đất gây ngập lụt, tắc nghẽn làm giảm khả năng thoát lũ của các cầu, cống; làm sạt lỡ taluy âm, dương tại các điểm xung yếu như: Đèo Lò Xo - huyện Đăk Glei, ViHôlăk - huyện Kon Plông, Văn Loan - huyện Tu Mơ Rông; cầu Kon Braih - huyện Kon Rẫy, Đăk Bla - thành phố Kon Tum, Diên Bình và cầu 42 - huyện Đăk Tô...; các cống, ngầm, tràn bị sạt lở, cuốn trôi, làm mất đường gây chia cắt giao thông.

b. Biện pháp xử lý:

Sở Giao thông Vận tải phối hợp với Cục Quản lý đường bộ III chỉ đạo các đơn vị quản lý, bảo trì đường bộ trên địa bàn tỉnh Kon Tum:

- Bố trí cán bộ quản lý và lực lượng tuần đường ứng trực 24/24h tại công trình, thường xuyên liên lạc báo cáo sự cố xảy ra với cán bộ lãnh đạo trực tiếp xử lý thông tin, báo cáo UBND tỉnh và Ban Chỉ huy PCLB và GNTT tỉnh về diễn biến tình hình do thiên tai gây ra để chỉ đạo ứng phó.

- Để đảm bảo an toàn cho người và các phương tiện giao thông trong khu vực xảy ra thiên tai, các cơ quan chức năng địa phương tổ chức cán bộ, công nhân túc trực thường xuyên tại các điểm xảy ra sự cố, lắp đặt các biển cảnh báo; phối hợp với chính quyền địa phương, lực lượng Công an thành lập các tổ, đội (1 tổ, đội khoảng 15-20 người) túc trực phân luồng, hướng dẫn xe lưu thông để tránh xảy ra tai nạn tại các điểm trên; nghiêm cấm không cho người và phương tiện qua lại nếu không đảm bảo an toàn.

- Huy động vật tư, nhân lực tại chỗ (các Hạt quản lý đường bộ), xe vận chuyển, máy đào, máy ủi và các thiết bị phòng hộ, nhà bạt, phao cứu sinh các loại, cùng với vật tư hiện có như dằm cầu thép dự phòng, rọ thép, đá hộc, cây, cọc, bao đất, vải bạt... để xử lý gia cố các điểm bị xói lở, hốt dọn đất, đá giải phóng lòng đường; làm đường tránh mới, lắp dựng cầu tạm (nếu cần thiết)...để đảm bảo cho người và các phương tiện lưu thông trong thời gian sớm nhất.

- Trường hợp sự cố vượt quá khả năng xử lý của đơn vị, có văn bản trình, đồng thời điện thoại trực tiếp lãnh đạo UBND tỉnh, Trưởng ban Ban Chỉ huy PCLB và GNTT tỉnh để huy động cán bộ, chiến sỹ từ các đơn vị đến ứng cứu tại các vị trí xảy ra sự cố như:

+ Khu vực đèo lò xo, đường Hồ Chí Minh thuộc địa phận huyện Đăk Glei, do mưa to kéo dài gây sạt lở mất đường:

* Điều động khoảng thiểu 30 cán bộ, chiến sỹ của Công an tỉnh cùng với lực lượng địa phương túc trực phân luồng, hướng dẫn xe lưu thông, giữ vững an ninh trật tự nơi xảy ra sự cố.

* Điều động khoảng 50 cán bộ, chiến sỹ thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, 20 cán bộ, chiến sỹ của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh (số lượng cán bộ, chiến sỹ thuộc các đồn biên phòng) và phối hợp cùng với Cục Quản lý đường bộ III và đơn vị thực hiện quản lý, bảo trì trên đường Hồ Chí Minh tổ chức khắc phục các điểm sạt lở, làm đường tránh mới, lắp đặt cầu tạm (nếu có)...

* Vật tư, phương tiện huy động để khắc phục sự cố bao gồm: Dàn cầu dầm thép địa phương L=15m; Dàn cầu Pen Rô L= 33m; Dàn cầu Bailey kép L=18m (vật tư dự phòng hiện Sở Giao thông Vận tải đang quản lý), rọ thép 500 rọ; đá hộc 600m3; xe tải các loại chở nguyên vật liệu 05 chiếc; máy ủi, máy xúc 5 chiếc (huy động từ các đơn vị, doanh nghiệp tại huyện Đăk Glei, Ngọc Hồi)

+ Cầu Đăk Ruồng - huyện Kon Rẫy bị nước lũ về cuốn theo cây cối làm gãy cầu gây chia cắt giao thông:

* Điều động khoảng 30 cán bộ, chiến sỹ của Công an tỉnh phối hợp cùng với lực lượng địa phương túc trực phân luồng, hướng dẫn xe lưu thông, giữ vững an ninh trật tự nơi xảy ra sự cố.

* Huy động 30 cán bộ, chiến sỹ thuộc Sư đoàn 10, đồng thời báo cáo Bộ Quốc phòng điều chuyển dàn cầu phao của Quân đoàn 3 bắc qua sông để đảm bảo giao thông. Sở Giao thông Vận tải chỉ đạo đơn vị quản lý công trình triển khai lắp đặt cầu tạm sớm đưa vào phục vụ nhu cầu giao thông cho nhân dân.

* Vật tư, phương tiện huy động để khắc phục sự cố bao gồm: Báo cáo Bộ Giao thông Vận tải điều động dàn cầu Bailey kép L=108m của Tổng Cục Đường bộ Việt Nam tại Khu quản lý đường bộ V; rọ thép 200 rọ; đá hộc 200m3; xe tải các loại chở nguyên vật liệu 5 chiếc; máy ủi, máy xúc 4 chiếc (huy động từ các đơn vị, doanh nghiệp tại huyện Kon Rẫy, thành phố Kon Tum).

c. Đối với bão mạnh, siêu bão:

- Các địa phương, đơn vị triển khai ngay phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão.

- Trường hợp các vị trí xung yếu trên các tuyến đường trọng điểm trên địa bàn tỉnh bị bão mạnh, siêu bão phá hủy đồng loạt, gây chia cắt nhiều tuyến đường giao thông. Sở Giao thông Vận tải, các đơn vị quản lý, bảo trì đường bộ trên địa bàn tỉnh Kon Tum huy động toàn bộ lực lượng tại Hạt quản lý đường bộ, vật tư, phương tiện, máy móc... phối hợp với các địa phương, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai khắc phục thiệt hại do bão mạnh, siêu bão gây ra. Đồng thời báo cáo trực tiếp lãnh đạo UBND tỉnh, Trưởng ban Ban Chỉ huy PCLB và GNTT tỉnh để huy động cán bộ, chiến sỹ đóng trên địa bàn tỉnh tham gia phân luồng, hướng dẫn xe lưu thông, giữ vững an ninh trật tự nơi xảy ra sự cố. Khẩn trương khắc phục tạm các tuyến đường (làm cầu tạm, đường tránh, hốt dọn đất sụt...) để đảm bảo giao thông thông suốt trong thời gian sớm nhất.

2.2. Các công trình thủy lợi:

a. Tình huống: Khi lượng nước lũ về hồ ứng với mực nước qua tràn lớn hơn mực nước siêu cao và gần bằng cao trình đỉnh đập: MNSC < hhồ < Ñđ.đập, ngập vùng thượng lưu nhiều, tốc độ dòng chảy rất xiết, mức độ ảnh hưởng trầm trọng đến an toàn cho công trình, có khả năng thiệt hại về người và tài sản ở hạ lưu công trình; ảnh hưởng nghiêm trọng đến dân sinh, kinh tế và cơ sở hạ tầng vùng hạ lưu của các hồ chứa nước: Hồ Đăk Uy - huyện Đăk Hà; Đăk Yên, Đăk Chà Mòn - thành phố Kon Tum. Đăk Hnia - huyện Tu Mơ Rông.

b. Biện pháp xử lý:

- Ban Quản lý Khai thác các công trình thủy lợi Kon Tum (đơn vị quản lý công trình) bố trí cán bộ quản lý vận hành ứng trực 24/24h tại các công trình, thường xuyên liên lạc báo cáo sự cố xảy ra với cán bộ lãnh đạo trực tiếp xử lý thông tin, báo cáo UBND tỉnh, Trưởng ban và Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCLB và GNTT tỉnh về diễn biến tình hình do thiên tai gây ra để chỉ đạo ứng phó.

- Đơn vị quản lý công trình báo cáo lãnh đạo trực tiếp xin xuất vật tư dự phòng PCLB và điều động nhân lực tại chỗ (hiện có tại các Trạm quản lý thủy nông và nhân lực địa phương nơi có công trình) để xử lý ứng phó: Về nhân lực, phương tiện vận chuyển, máy đào, máy ủi, máy kéo, các thiết bị phòng hộ, nhà bạt, phao cứu sinh các Loại và vật liệu có sẵn tại chỗ như rọ thép, đá hộc, cây, cọc, bao đất, vải bạt... nếu thấy cần thiết, đề nghị cần bao nhiêu số lượng để xử lý kịp thời cột nước tràn qua đập đất, vai tràn xả lũ và gia cố các chỗ bị xói lở. Báo cáo cụ thể UBND tỉnh, Trưởng ban Ban Chỉ huy PCLB và GNTT tỉnh.

- Trường hợp vượt quá thẩm quyền xử lý do nguy cơ vỡ hồ chứa Đăk Uy - huyện Đăk Hà; Ban Quản lý Khai thác các công trình thủy lợi Kon Tum có văn bản trình, đồng thời điện thoại trực tiếp UBND tỉnh, Trưởng ban Ban Chỉ huy PCLB và GNTT tỉnh chỉ đạo các tình huống khẩn cấp, điều động cán bộ, chiến sỹ của các đơn vị đóng trên địa bàn tham gia ứng cứu như:

+ Điều động khoảng 200 cán bộ, chiến sỹ (bao gồm: 100 cán bộ, chiến sỹ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; 100 cán bộ, chiến sỹ Sư đoàn 10) cùng với lực lượng địa phương tổ chức di dời dân cư sinh sống dọc theo suối Đăk Uy, vùng ảnh hưởng do sự cố vỡ hồ chứa Đăk Uy gây ra đến nơi an toàn (trường học, nhà văn hóa, trụ sở UBND xã Hà Mòn, xã Đăk Mar). Tổ chức tham gia chống lũ, cứu hộ tại chỗ, bảo vệ công trình hạ tầng cơ sở, công trình phúc lợi, đảm bảo an ninh trật tự xã hội tại vùng bị thiên tai và các khu vực bố trí tạm cho dân, khắc phục các sự cố do bão, lũ gây ra.

+ Vật tư, phương tiện huy động để khắc phục sự cố bao gồm: nhà bạt, áo phao (hiện có tại Văn phòng thường trực Ban chỉ huy PCLB và GNTT tỉnh); rọ thép 1.000 rọ; đá hộc 1.500m3; bao tải 20.000 cái; ôtô vận chuyển người 20 chiếc; xe tải các loại chở nguyên vật liệu 30 chiếc; máy ủi, máy xúc 10 chiếc (huy động từ các đơn vị, doanh nghiệp tại huyện Đăk Hà và thành phố Kon Tum) 10.000 lít xăng dầu (Chi nhánh xăng dầu Kon Tum cung cấp) được tập kết tại thị trấn Đăk Hà.

- Nhu yếu phẩm thiết yếu: Gạo, mỳ tôm, nước uống...Sở Công thương và UBND huyện Đăk Hà dự trữ tại các cửa hàng, kho lương thực đảm bảo cho nhân dân dùng trong 10 ngày.

c. Đối với bão mạnh, siêu bão:

- UBND các huyện, thành phố, Ban Quản lý Khai thác các công trình thủy lợi Kon Tum triển khai ngay phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão.

- Các đơn vị quản lý công trình có phương án tràn sự cố tại một số hồ chứa lớn, dung tích trên 3 triệu m3 nhất là các công trình có khu dân cư, công trình cơ sở hạ tầng ở hạ du đập.

- Ban Quản lý Khai thác các công trình thủy lợi Kon Tum chủ động sử dụng toàn bộ lực lượng Ban quản lý, các trạm thủy nông, vật tư, trang thiết bị dự phòng để triển khai khắc phục các sự cố do mưa lũ vượt tần suất kiểm tra đối với công trình hồ đập. Phối hợp với các địa phương, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai khắc phục sự cố do bão mạnh, siêu bão gây ra. Đồng thời báo cáo trực tiếp lãnh đạo UBND tỉnh. Trưởng ban Ban Chỉ huy PCLB và GNTT tỉnh để huy động cán bộ, chiến sỹ đóng trên địa bàn tỉnh tham gia chống lũ, cứu hộ tại chỗ, bảo vệ công trình hạ tầng cơ sở, tổ chức sơ tán dân khu vực bị ảnh hưởng do vỡ hồ, đập gây ra, đồng thời đảm bảo an ninh trật tự xã hội tại vùng bị thiên tai và các khu vực bố trí tạm cho dân.

2.3. Các khu vực dân cư bị lũ quét, sạt lở, vùi lấp:

a. Tình huống: Mưa to cho đến rất to kéo dài (lượng mưa trên 100mm) mực nước các sông suối trên mức báo động cấp 3, nước lũ về nhanh cuốn theo cây cối, bùn đất làm vùi lấp, gây sạt lỡ đất tại các khu vực xung yếu hiện có dân cư sinh sống như các xã: Tu Mơ Rông, Đăk Sao, Đăk Na, Ngọc Yêu, Ngọc Lây - huyện Tu Mơ Rông; các xã: Đăk Choong, Xốp, Đăk Pét, Đăk Kroong - huyện Đăk Glei...

b. Biện pháp xử lý:

- UBND các huyện, thành phố:

+ Tổ chức trực ban 24/24h, thường xuyên theo dõi tình hình, diễn biến thời tiết và kịp thời thông tin chỉ đạo bà con nhân dân chủ động ứng phó.

+ Chỉ đạo các ban, ngành chức năng tại địa phương bố trí lực lượng kiểm soát chặt chẽ, đồng thời cắm các biển báo tại các khu vực nguy hiểm có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất để nhân dân biết phòng tránh.

+ Tổ chức sơ tán các hộ dân nằm trong vùng nguy hiểm (vùng thấp trũng, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất) và di dời đến nơi an toàn (trường học, trụ sở làm việc, nhà văn hóa kiên cố...). Kiên quyết di dời các hộ dân nằm trong các khu vực nguy hiểm cố tình không chịu di dời, áp dụng biện pháp cưỡng chế khi có thiên tai nguy hiểm đang đe dọa đến tính mạng người dân.

+ Tập kết vật tư dự phòng (rọ thép, đá hộc, nhà bạt, phao cứu sinh các loại...) tại các địa bàn trọng điểm, khu vực xung yếu, huy động lực lượng thanh niên xung kích, dân quân địa phương..., cùng với phương tiện máy móc túc trực tại các điểm thường xuyên xảy ra lũ quét, sạt lở đất để triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ. Tập trung cho công tác cứu người trong các nhà bị sập, đất đá sạt lở...

- Khi mức độ thiệt hại do thiên tai gây ra vượt quá khả năng của địa phương, UBND các huyện, thành phố báo cáo nhanh về UBND tỉnh, Trưởng ban Ban Chỉ huy PCLB và GNTT tỉnh để điều động cán bộ, chiến sỹ ở các đơn vị như:

+ Khu vực xảy ra sạt lở, lũ quét tại các xã Đăk Sao, Đăk Na, Văn Xuôi, Ngọc Yêu, Ngọc Lây - huyện Tu Mơ Rông:

* Điều động khoảng 100 cán bộ, chiến sỹ của Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, 50 cán bộ, chiến sỹ Công an tỉnh, 100 cán bộ, chiến sỹ Sư đoàn 10 cùng với lực lượng địa phương tổ chức sơ tán dân đến các khu vực kiên cố, an toàn như: Trường học, nhà văn hóa, trụ sở UBND của các xã: Đăk Sao, Đăk Na, Văn Xuôi, Ngọc Yêu, Ngọc Lây; tổ chức cứu hộ người, tài sản, công trình, đảm bảo an ninh trật tự xã hội trên địa bàn huyện, khắc phục các sự cố do bão, lũ gây ra, viện trợ lương thực, thực phẩm, hàng cứu trợ cho các xã bị cô lập, chia cắt...

* Vật tư, phương tiện huy động để khắc phục hậu quả thiên tai bao gồm: nhà bạt 10 cái (số nhà bạt UBND huyện Đăk Glei hiện đang tạm giữ); ôtô vận chuyển người 10 chiếc; máy ủi, máy xúc 10 chiếc (huy động từ các đơn vị, doanh nghiệp tại huyện Tu Mơ Rông), 10.000 lít xăng dầu (Chi nhánh xăng dầu Kon Tum cung cấp) được tập kết tại xã Đăk Trăm.

+ Đối với các xã Đăk Choong, xã Xốp, Đăk Pét, Đăk Kroong - huyện Đăk Glei bị sạt lở, lũ quét:

* Điều động khoảng 20 chiến sỹ thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, 100 cán bộ, chiến sỹ của Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, 100 cán bộ, chiến sỹ Sư đoàn 10 cùng với lực lượng địa phương tổ chức sơ tán dân đến các khu vực kiên cố, an toàn như: Trường học, nhà văn hóa, trụ sở UBND của các xã Đăk Choong, Xốp, Đăk Pét, Đăk Kroong, bảo vệ tài sản nhân dân, công trình, đảm bảo an ninh trật tự xã hội trên địa bàn, khắc phục hậu quả thiên tai tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi bão, lũ.

* Vật tư, phương tiện huy động để khắc phục hậu quả thiên tai bao gồm: nhà bạt 10 cái (số nhà bạt UBND huyện Đăk Glei hiện đang tạm giữ), ôtô vận chuyển người 10 chiếc; máy ủi, máy xúc 5 chiếc (huy động từ các đơn vị, doanh nghiệp tại huyện Đăk Glei);10.000 lít xăng dầu (Chi nhánh xăng dầu Kon Tum cung cấp) được tập kết tại thị trấn Đăk Pét.

- Nhu yếu phẩm thiết yếu: Gạo, mỳ tôm, nước uống...Sở Công thương và UBND huyện Đăk Glei dự trữ tại các gia đình, cửa hàng thương mại đảm bảo cho nhân dân dùng trong 10 ngày.

c. Đối với bão mạnh, siêu bão:

- Các huyện, thành phố triển khai ngay phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão tại các địa phương.

- Trường hợp bão mạnh, siêu bão gây lũ quét, sạt lở đất nhiều khu vực trọng điểm, các khu dân cư sinh sống trên địa bàn các xã vùng sâu của các huyện, thành phố. UBND các huyện, thành phố chủ động sơ tán dân cư các khu vực không đảm bảo an toàn trước khi có bão mạnh, siêu bão xảy ra. Đồng thời báo cáo trực tiếp lãnh đạo UBND tỉnh. Trưởng ban Ban Chỉ huy PCLB và GNTT tỉnh để huy động cán bộ, chiến sỹ đóng trên địa bàn tỉnh tham gia cứu hộ người, tài sản, công trình, đảm bảo an ninh trật tự xã hội, khắc phục các sự cố do bão mạnh, siêu bão gây ra, viện trợ lương thực, thực phẩm, hàng cứu trợ cho các xã bị cô lập, chia cắt...đảm bảo không để người dân bị đói, rét.

- Tình huống mưa lũ xảy ra sau bão mạnh, siêu bão:

+ Tình huống: Sau khi có bão mạnh, siêu bão xảy ra thường có mưa to đến rất to, lượng mưa sau bão có khả năng lên đến 100mm/ngày đêm, lũ trên các sông suối về nhanh gây thiệt hại về người, các công trình cơ sở hạ tầng.

+ Biện pháp xử lý:

* UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các lực lượng chức năng của địa phương tổ chức hướng dẫn không để người dân tự ý đi qua những khu vực sạt lở đất, qua sông suối, ngầm tràn có nguy cơ lũ quét.

* Tuyên truyền hướng dẫn người dân về nguy cơ và cách phòng chống gió mạnh.

* Tổ chức lực lượng kiểm soát chặt chẽ tại các khu vực bị ngập, ngầm, tràn qua đường để hướng dẫn, cảnh báo người dân, cấm các phương tiện qua lại khi nước lũ dâng cao.

* UBND các huyện, thành phố, các Sở, ban ngành triển khai phương án phòng chống lụt bão, đảm bảo an toàn các công trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư tại các khu vực trọng điểm, xung yếu để cứu hộ nhà ở, công trình và tổ chức tìm kiếm cứu nạn khi có yêu cầu.

3. Tổ chức di dời, sơ tán dân khi có bão, bão mạnh, siêu bão ảnh hưởng trực tiếp đến tỉnh Kon Tum:

- UBND các huyện, thành phố và cơ quan chức năng tổ chức di dời người dân sinh sống trong các nhà ở không kiên cố, có khả năng bị sập đổ và những khu vực trọng điểm, xung yếu có nguy cơ sạt lỡ, lũ quét, ngập lụt đến nơi an toàn để đảm bảo tính mạng cho nhân dân.

- Công tác sơ tán dân phải được hoàn thành trước 12 giờ so với thời điểm dự báo bão mạnh, siêu bão sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tỉnh Kon Tum.

- Huy động lực lượng gồm: Quân sự, Công an, Bộ đội Biên phòng, Y tế, Dân quân tự vệ, Thanh niên xung kích, Đoàn Thanh niên... cùng các phương tiện tại chỗ (xe ô tô vận tải, xe máy...) giúp dân di chuyển nhanh đến nơi an toàn.

- Phân công các thành viên Ban chỉ huy PCLB các cấp, các ngành trực tiếp xuống địa bàn (phường, xã, thị trấn) tại khu vực phải di dời dân và các điểm tạm cư để kiểm tra, tổ chức thực hiện phương án phòng chống bão mạnh, siêu bão đảm bảo kịp thời, an toàn.

- Bố trí lực lượng thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, hậu cần, chăm lo đời sống cho người dân... tại nơi tạm cư và bảo vệ công trình, tài sản, nhà ở của dân tại những nơi đã di dời.

- Theo số liệu thống kê trên địa bàn tỉnh Kon Tum hiện nay có khoảng 4.156 hộ dân với 20.190 nhân khẩu nằm trong khu vực nguy hiểm cần phải sơ tán, di dời khi có bão mạnh, siêu bão xảy ra. Riêng huyện Kon Rẫy đã có dự án di dời, bố trí ổn định dân cư cho 180 hộ dân với 729 nhân khẩu thuộc thôn 1 xã Tân Lập và thôn 10 làng Kon Skôi xã Đăk Ruồng. Địa điểm dự kiến bố trí tạm cư cho người dân sơ tán khi có bão mạnh, siêu bão gồm trụ sở UBND các xã, phường, trường học, nhà văn hóa... được xây dựng kiên cố (Cụ thể chi tiết tại Phụ lục II kèm theo).

4. Nguồn lực ứng phó thiên tai:

Lực lượng dự kiến huy động từ các huyện, thành phố, các sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh Kon Tum tham gia công tác phòng, chống và ứng phó khi có thiên tai bão, lũ xảy ra, việc điều động và phân công, bố trí lực lượng để chi viện cho các địa phương theo yêu cầu (chi tiết tại Phụ lục III kèm theo).

- Đối với bão mạnh, siêu bão: Tăng cường thêm các lực lượng (từ các nơi không bị bão mạnh, siêu bão ảnh hưởng, đề nghị viện trợ từ các lực lượng Quân đội: Quân đoàn 3, Sư đoàn 10, Biên phòng đóng ở địa bàn lân cận) tham gia công tác phòng chống, ứng phó và khắc phục hậu quả do bão mạnh, siêu bão gây ra.

5. Dự trữ nhu yếu phẩm, phương tiện, vật tư, trang thiết bị:

- Nhu yếu phẩm cần thiết như lương thực, thực phẩm, nước sạch, thuốc chữa bệnh, xăng, dầu... được dự trữ tại các cửa hàng, trung tâm thương mại, đồng thời vận động nhân dân dự trữ lương thực gạo, mì tôm, nước uống,... tại gia đình đảm bảo dùng trong thời gian từ 3-7 ngày khi có mưa bão xảy ra gây chia cắt, cô lập.

- Số vật tư, phương tiện, trang thiết bị hiện có trên địa bàn tỉnh Kon Tum phục vụ cho công tác phòng, chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai bao gồm: 173 bộ nhà bạt; 3.508 phao cứu sinh; xuồng, ca nô 19 chiếc; 1.775 rọ thép; 2.000 m3 đá hộc; máy phát điện 31 cái; loa phóng thanh cầm tay 25 cái; bộ đàm 27 cái... Ngoài ra huy động thêm xe tải, xe cứu thương, máy xúc, máy đào...từ các địa phương, đơn vị và các doanh nghiệp trên địa bàn sẵn sàng tham gia công tác cứu hộ, cứu nạn. (chi tiết kèm theo Phụ lục IV; V - Vật tư, phương tiện, trang thiết bị).

- Đối với bão mạnh, siêu bão: Ngoài số vật tư dự phòng tại các huyện, thành phố và các đơn vị, cần có phương án bổ sung chuẩn bị thêm vật tư, trang thiết bị, phương tiện ở các tỉnh lân cận đảm bảo công tác phòng chống, ứng phó và khắc phục hậu quả do bão mạnh, siêu bão gây ra.

6. Công tác khắc phục hậu quả thiên tai:

- UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCLB và GNTT tỉnh yêu cầu (hoặc đề nghị) các sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố, các đơn vị lực lượng vũ trang và các đơn vị liên quan huy động lực lượng, vật tư, phương tiện của địa phương và các đơn vị trên địa bàn để kịp thời phục vụ cho công tác cứu nạn, cứu hộ, về vật tư, phương tiện ứng cứu ở tỉnh, UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCLB và GNTT tỉnh có thể huy động, điều động lực lượng, vật tư, phương tiện, trang thiết bị theo phụ lục II và III đính kèm.

- Ban Chỉ huy PCLB và GNTT tỉnh chỉ đạo tổ chức tìm kiếm người mất tích, cứu chữa người bị thương, mai táng người chết, bố trí nơi ở tạm cho người dân bị mất nhà cửa.

- Trợ giúp hàng hóa, lương thực, thực phẩm thiết yếu, nước uống, chăm sóc y tế... nhằm đảm bảo điều kiện sinh hoạt, đời sống cho nhân dân.

- Trong thời gian ngắn nhất thu dọn cây xanh, cột điện, công trình, thiết bị ngã đổ; sửa chữa trường học, bệnh viện, các công trình bị hư hỏng; đảm bảo giao thông, điện sinh hoạt, viễn thông thông suốt; tiêu độc, khử trùng, vệ sinh môi trường, phòng dịch tại vùng bị ảnh hưởng của thiên tai.

- Tổ chức lực lượng xung kích, tình nguyện giúp nhân dân khắc phục hậu quả, sửa chữa, xây dựng lại nhà ở trong vùng bị ảnh hưởng của lũ, bão.

- Tổ chức điều tra thống kê, đánh giá xác định thiệt hại theo quy định và báo cáo cho Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương, Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn.

- Kinh phí khắc phục thiệt hại cấp bách, UBND tỉnh xuất nguồn kinh phí dự phòng của tỉnh; đồng thời có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương hỗ trợ cho tỉnh để khắc phục hậu quả do thiên tai bão, lũ gây ra (nếu vượt quá khả năng).

III. Phân công nhiệm vụ các sở, ban, ngành và các đơn vị liên quan:

1. Ban chỉ huy PCLB và GNTT tỉnh:

- Ban chỉ huy PCLB và GNTT tỉnh giúp UBND tỉnh chỉ đạo, điều hành công tác phòng ngừa, ứng phó, tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả thiên tai, gồm:

- Chỉ đạo thực hiện phương án phòng chống lụt bão, ứng phó với bão mạnh, siêu bão và giảm nhẹ thiên tai trên địa bàn tỉnh.

- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cấp, các ngành và nhân dân thực hiện các biện pháp phòng, chống và khắc phục hậu quả do bão, lũ gây ra; chỉ huy đảm bảo an toàn hồ đập thủy lợi, thủy điện, công trình phòng chống lụt bão.

- Huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để thực hiện công tác phòng, chống thiên tai và tổ chức sơ tán, di dời dân ở khu vực xung yếu, vùng ngập lụt, nguy cơ lũ quét, sạt lở...đến nơi an toàn.

- Chỉ đạo các địa phương, đơn vị có liên quan triển khai theo phương án đã được phê duyệt và khẩn trương tổ chức ứng phó, xử lý kịp thời với các diễn biến thiên tai (bão, lũ, mưa lớn, ngập lụt, sạt lở đất...) bảo vệ sản xuất, các cơ sở kinh tế - xã hội, các khu dân cư; tổ chức cứu hộ, cứu nạn khẩn cấp và khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh.

- Các thành viên Ban Chỉ huy PCLB và GNTT tỉnh thường xuyên theo dõi cập nhật tình hình, báo cáo, liên lạc trực tiếp UBND tỉnh, Trưởng ban Ban Chỉ huy PCLB và GNTT tỉnh xin ý kiến chỉ đạo, điều hành công tác phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai tại các địa bàn đã được phân công phụ trách.

- Phối hợp với Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh chủ động sử dụng nguồn ngân sách dự phòng để xử lý ngay những tình huống cấp bách, trường hợp vượt quá khả năng xử lý cần kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương xem xét quyết định.

- Chỉ đạo, giám sát các đơn vị quản lý công trình thủy điện trong việc thực hiện Phương án phòng chống lụt, bão và quy trình vận hành công trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh:

Sẵn sàng lực lượng huy động khoảng 275 cán bộ, chiến sỹ (dự kiến Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh 250 người. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh 25 người) cùng với một số phương tiện, trang thiết bị sẵn có của đơn vị để tham gia sơ tán, di dời dân, tìm kiếm cứu nạn khi có đề nghị của UBND tỉnh, Trưởng hoặc Phó ban Ban Chỉ huy PCLB và GNTT tỉnh. Chủ động tổ chức thực hiện phương án cứu hộ, cứu nạn khi bão, lũ xảy ra; có phương án phối hợp giữa tỉnh, huyện, thành phố và các đơn vị đóng trên địa bàn.

3. Công an tỉnh:

Sẵn sàng lực lượng huy động 100 cán bộ, chiến sỹ phối hợp với Sở Giao thông Vận tải và các đơn vị có liên quan tổ chức phân luồng, hướng dẫn giao thông tại khu vực bị thiên tai, kiểm soát chặt chẽ phương tiện giao thông qua các đoạn đường ngập lụt, sạt lở; phối hợp với lực lượng quân đội và chính quyền địa phương trong việc sơ tán dân, tham gia cứu hộ, cứu nạn, đảm bảo trật tự, an ninh xã hội và giúp đỡ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai.

4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Tổ chức trực ban 24/24h trực tiếp tiếp nhận và xử lý thông tin về bão, lũ; báo cáo và tham mưu xử lý các thông tin về lũ, bão cho Ban chỉ huy PCLB và GNTT tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố tổ chức kiểm tra các hồ thủy lợi, thủy điện trọng điểm xung yếu; thực hiện phương án phòng chống lũ, bão và khắc phục hậu quả thiên tai, khôi phục sản xuất.

- Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn UBND các huyện, thành phố bám sát phương án phòng chống lũ, bão, quy chế phối hợp trong việc xử lý sự cố, khắc phục hậu quả thiên tai đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai.

- Đôn đốc UBND các huyện, thành phố, Ban Quản lý Khai thác các công trình thủy lợi Kon Tum lập trung kiểm tra, rà soát các khu vực trọng điểm, vị trí xung yếu, phát hiện và xử lý, khắc phục kịp thời hệ thống công trình thủy lợi đặc biệt là các hồ chứa lớn đảm bảo an toàn, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phòng, chống bão, lũ.

- Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan tham mưu, tổng hợp và giúp cho Ban Chỉ huy PCLB và GNTT tỉnh tổ chức thực hiện tốt Quy chế về chế độ thông tin, báo cáo, họp ban chỉ đạo, triển khai ứng phó với bão, lũ theo đúng quy định tại Luật Phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13 ngày 19/6/2013 của Quốc Hội và Quyết định số 31/QĐ-PCLBTW ngày 24/02/2012 của Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương.

- Phối hợp các sở, ngành liên quan tham mưu đề xuất UBND tỉnh phân bổ vốn hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai.

5. Sở Giao thông Vận tải:

- Tổ chức thực hiện phương án đảm bảo giao thông thông suốt trên các tuyến Quốc lộ, Tỉnh lộ (xác định, xử lý các vị trí sạt lở gây ách tắc giao thông); tổ chức phân luồng xe đi các tỉnh như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai khi có sự cố về cầu, đường bị ngập lụt, ách tắc giao thông.

- Phối hợp với UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các đơn vị quản lý thực hiện công tác đảm bảo giao thông khi có tình huống lũ, bão; tổ chức huy động lực lượng cán bộ kỹ thuật, công nhân của các Công ty, Hạt quản lý đường bộ cùng với phương tiện máy xúc, xe tải, dầm cầu thép dự phòng như: Dầm thép H350 L= 12m: 06 dầm; Dàn cầu Bailey L=48m; Dàn cầu dầm thép địa phương L=15m; Dàn cầu Pen Rô L= 33m; Dàn cầu thép Bailey L=18m, vật tư rọ thép 54 cái; đá hộc 1.380 m3 hiện có để đáp ứng yêu cầu ứng phó thiên tai và sơ tán nhân dân khi có yêu cầu.

6. Sở Xây dựng:

- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, giám sát các chủ đầu tư xây dựng, tổ chức thực hiện tốt phương án đảm bảo an toàn cho các công trường xây dựng, các nhà xưởng, công trình xây dựng trọng điểm; tham mưu khắc phục, xử lý sự cố các công trình do thiên tai gây ra.

- Triển khai rà soát, kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc các tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm quy hoạch, quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế xây dựng cụm tuyến dân cư, khu đô thị ở những nơi có khả năng ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất...

7. Công ty Điện lực Kon Tum:

Tổ chức thực hiện phương án đảm bảo nguồn điện liên tục phục vụ cho các cơ quan, đơn vị chỉ đạo, cảnh báo, dự báo, thông tin liên lạc ở cấp tỉnh, huyện và thành phố. Bảo vệ hệ thống điện, thiết bị điện, trạm biến thế; đồng thời xử lý khắc phục nhanh chóng sự cố đường dây tải điện bị hư hỏng, chuẩn bị 10 máy phát điện dự phòng khi có sự cố xảy ra.

8. Sở Y tế:

- Chỉ đạo, tăng cường các y, bác sĩ của các bệnh viện, trung tâm y tế để thực hiện cứu chữa người bị thương tại các khu xảy ra thiên tai.

- Tổ chức thực hiện phương án cấp cứu, điều trị, chăm sóc sức khỏe nhân dân, vệ sinh môi trường, nguồn nước sinh hoạt, phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, xử lý ổ dịch xuất hiện sau thiên tai. Có kế hoạch phân bổ cơ số thuốc phòng, chống bão, lụt; hóa chất phòng, chống dịch bệnh.

- Thực hiện phương án sơ tán, di dời cơ sở y tế khi xảy ra ngập lụt, sập đổ để nhanh chóng cấp cứu, điều trị nạn nhân trong mọi tình huống khẩn cấp, đảm bảo điều kiện cho các cơ sở y tế hoạt động, tuyệt đối không để người bệnh, nhân viên y tế bị thiệt mạng do thiên tai lũ, bão.

9. Sở Công Thương:

- Tổ chức cung ứng hàng hóa, chất đốt, lương thực, thực phẩm thiết yếu có ở các siêu thị, doanh nghiệp, đại lý...(gạo 708,5 tấn, muối 21,8 tấn, nước mắm 12.550 lít, 14.000 thùng mỳ tôm, bột ngọt 18,8 tấn dầu ăn 35.427 lít, 4.990 thùng nước uống, áo mưa 11.700 cái; 88.109 lít xăng, 37.574 dầu hỏa...) cho người dân phải sơ tán, di dời, cứu trợ nhân dân vùng, bị thiệt hại, không để người dân thiếu đói.

- Xây dựng kế hoạch cân đối cung cầu hàng hóa, đề xuất bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu, không để xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa; đồng thời chỉ đạo đơn vị quản lý thị trường trên địa bàn tỉnh Kon Tum tăng cường công tác kiểm tra, quản lý giá cả đối với các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhân dân sau bão, tránh hiện tượng lợi dụng thiên tai để đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý làm ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân sau thiên tai.

- Đề nghị Phòng Kinh tế hạ tầng các huyện, thành phố tiến hành đôn đốc các Ban quản lý chợ tích cực phòng chống bão; tham mưu UBND các huyện, thành phố huy động các doanh nghiệp tại chỗ để cung ứng hàng hóa kịp thời cho nhân dân trên địa bàn.

10. Sở Giáo dục và Đào tạo:

- Phối hợp cùng UBND các huyện, thành phố kiểm tra các trường học, cơ sở dạy nghề có phương án ứng cứu kịp thời và bảo đảm an toàn tuyệt đối cho giáo viên, học sinh;

- Chỉ đạo phòng Giáo dục và đào tạo các huyện, thành phố, các đơn vị trực thuộc chủ động cho học sinh nghỉ học khi xảy ra mưa bão nguy hiểm.

11. Sở Thông tin và Truyền thông:

Tổ chức thực hiện phương án đảm bảo thông tin liên lạc 24/24h, kịp thời trong mọi tình huống từ tỉnh đến huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn và các vùng thường xuyên xảy ra lũ quét, sạt lở đất, bị chia cắt, cô lập. Chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị Viễn thông, Bưu chính trên địa bàn tỉnh đảm bảo liên lạc, kịp thời chuyển thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành việc phòng tránh, ứng phó với bão, lũ.

12. Sở Tài chính:

Chủ động tham mưu UBND tỉnh về kinh phí để đáp ứng kịp thời công tác phòng chống bão, lũ, khắc phục hậu quả và trợ cấp khó khăn cho vùng bị ảnh hưởng thiên tai; phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh kế hoạch tu sửa các công trình, cơ sở hạ tầng bị hư hại do thiên tai gây ra.

13. Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Kon Tum:

Phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ huy PCLB và GNTT tỉnh, Đài Khí tượng Thủy văn Kon Tum đăng tải, đưa tin kịp thời, đúng với quy định về dự báo, cảnh báo thiên tai bão, lũ, chủ trương, chỉ đạo, điều hành hoạt động trong công tác phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai của các cấp, ngành, địa phương trên các phương tiện thông tin đại chúng.

14. Đề nghị Đài Khí tượng Thủy văn Kon Tum:

- Cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin về dự báo thời tiết; đặc biệt là dự báo sớm khả năng xuất hiện và diễn biến của các tình huống phức tạp, khẩn cấp về mưa, bão để các địa phương, các đơn vị liên quan và nhân dân biết, chủ động phòng, tránh kịp thời.

- Phối hợp chặt chẽ với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh phát các bản tin thông báo, dự báo, cảnh báo về mưa, lũ trên địa bàn tỉnh theo quy định.

15. Ban Quản lý Khai thác các công trình thủy lợi Kon Tum:

- Triển khai công tác kiểm tra các công trình thủy lợi trong phạm vi quản lý đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phòng, chống lụt bão (nhất là các hồ chứa nước, khu vực hạ du có khu dân cư sinh sống) Trước mùa mưa lũ tiến hành kiểm tra và có kế hoạch sửa chữa, khắc phục các hư hỏng xuống cấp.

- Lập quy trình quản lý vận hành an toàn hồ chứa theo qui định. Có phương án đảm bảo an toàn công trình khi có sự cố xảy ra và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

- Phối hợp với UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện việc điều tiết vận hành các công trình thủy lợi theo đúng quy trình khi có yêu cầu. Tổ chức huy động lực lượng cán bộ, công nhân của các trạm thủy nông cùng với phương tiện máy xúc, xe tải và các vật tư dự phòng phòng chống lụt bão hiện có: rọ thép 331 cái; đá hộc 353 m3, phao cứu sinh các loại 225 cái; nhà bạt 02 bộ để ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai gây ra (số vật tư Ban Quản lý Khai thác các công trình thủy lợi Kon Tum quản lý).

16. Đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các tổ chức đoàn thể:

- Phối hợp với các cấp chính quyền địa phương và các đơn vị có liên quan trong công tác cứu hộ, cứu nạn, không để dân bị đói, rét trong thời gian xảy ra thiên tai. Tổ chức kêu gọi sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh để phục vụ công tác phòng chống lũ, bão, khắc phục thiên tai.

- Tuyên truyền, vận động nhân dân, đoàn viên, hội viên tích cực chủ động tham gia công tác phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai; phát huy vai trò của đoàn thanh niên, thanh niên tình nguyện tham gia phòng chống lụt, bão.

17. Các sở, ban ngành liên quan:

Căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị có trách nhiệm xây dựng, tổ chức thực hiện phương án phòng chống lụt, bão, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phòng tránh thiên tai của ngành, đơn vị mình và nhiệm vụ phòng, chống lũ, bão chung của tỉnh.

18. UBND các huyện, thành phố:

Chủ động phối hợp với lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn và huy động lực lượng, thanh niên xung kích, dân quân tự vệ địa phương tổ chức di dời dân ở các khu vực xung yếu đến nơi trú ẩn an toàn; đảm bảo cung cấp đầy đủ mặt hàng nhu yếu phẩm thiết yếu chăm sóc sức khỏe cho người dân, vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh, bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội ở địa phương và nơi ở tạm. Bảo vệ các khu vực, công trình trọng điểm, cứu hộ, cứu nạn và giúp đỡ các gia đình bị nạn...

19. Đề nghị Sư Đoàn 10:

Sẵn sàng lực lượng huy động khoảng 600 cán bộ, chiến sỹ cùng với một số phương tiện, trang thiết bị sẵn có của đơn vị để tham gia sơ tán, di dời dân, tìm kiếm cứu nạn khi có đề nghị của UBND tỉnh, Trưởng hoặc Phó ban Ban Chỉ huy PCLB và GNTT

20. Đối với bão mạnh, siêu bão các sở, ban ngành và đơn vị có liên quan thực hiện theo các nhiệm vụ nêu trên và thực hiện thêm một số nội dung sau:

- Ban chỉ huy PCLB và GNTT tỉnh:

+ Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các cấp, các ngành, Ban chỉ huy PCLB các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan xây dựng Phương án phòng chống lụt bão, ứng phó với bão mạnh, siêu bão và giảm nhẹ thiên tai thuộc ngành, lĩnh vực, đơn vị quản lý, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để tổ chức thực hiện khi có bão mạnh, siêu bão xảy ra.

+ Tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Ban Chỉ huy PCLB và GNTT tỉnh ban hành lệnh vận hành hồ chứa thủy điện (lệnh vận hành hạ mực nước hồ để đón lũ; lệnh vận hành giảm lũ cho hạ du; lệnh vận hành đưa mực nước hồ về mức cao nhất trước lũ, kể cả trường hợp bất thường được UBND tỉnh thống nhất tại văn bản số 2530/UBND-KTN ngày 06/10/2014) trên lưu vực sông Sê San theo Quyết định số 1182/QĐ-TTg ngày 17/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 8931/QĐ-BCT ngày 03/10/2014 của Bộ Công thương.

+Tổ chức tham mưu thực hiện Quy trình ban hành lệnh vận hành liên hồ chứa thủy điện trên lưu vực sông Sê San đã được UBND tỉnh Kon Tum phê duyệt tại Quyết định số 1351/QĐ-UBND ngày 25/12/2014.

- UBND các huyện, thành phố, các sở, ban ngành có liên quan:

Xây dựng phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão cho từng ngành, địa phương, đơn vị. Riêng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh. Công an tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh xây dựng thêm phương án Tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn với bão mạnh, siêu bão trình UBND tỉnh xem xét phê duyệt thực hiện.

- Đề nghị Công ty thủy điện Ialy, Công ty Phát triển Thủy điện Sê San:

+ Thực hiện đúng theo các nội dung đã ký kết trong Quy chế phối hợp ngày 24/10/2014 giữa Ban chỉ huy PCLB và GNTT tỉnh Kon Tum và các Công ty thủy điện, Đài Khí tượng thủy văn Kon Tum, các sơ, ngành có liên quan trong công tác tham mưu ban hành lệnh vận hành các hồ chứa thủy điện trên lưu vực sông Sê San.

+ Triển khai thực hiện các phương án bảo vệ đập, phương án đảm bảo an toàn đập và phương án phòng chống lụt bão cho vùng hạ du đập đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

+ Chuẩn bị đầy đủ các vật tư, vật liệu, dụng cụ dự phòng, cán bộ kỹ thuật, lực lượng, phương tiện ứng cứu sẵn sàng khi có sự cố công trình xảy ra.

- Thường xuyên duy trì chế độ thông tin liên lạc, chế độ báo cáo tình hình về UBND tỉnh Kon Tum, Ban chỉ huy PCLB và GNTT tỉnh Kon Tum và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

IV. Tổ chức thực hiện:

1. UBND các huyện, thành phố và các Sở, ban ngành căn cứ phương án này xây dựng phương án Phòng chống lụt bão, ứng phó bão mạnh, siêu bão và giảm nhẹ thiên tai của đơn vị, địa phương mình cho sát với thực tế, phù hợp với tình hình đặc điểm của từng ngành, địa bàn quản lý (dự báo cụ thể các vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng khi có bão mạnh, siêu bão xảy ra để chủ động ứng phó).

2. Ban Chỉ huy PCLB và GNTT tỉnh: Trong công tác chỉ đạo, điều hành ứng phó thiên tai bão, lũ cần phối hợp với các đơn vị liên quan tập trung lực lượng, phương tiện ứng cứu tại khu vực xung yếu, trọng điểm, di dời dân đến nơi an toàn để tránh xảy ra thiệt hại về người và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tài sản.

3. Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, Thủ trưởng các sở, ban, ngành phải trực tiếp chỉ đạo Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão của địa phương, đơn vị mình nhằm thực hiện nhiệm vụ được phân công khi có thiên tai bão, lũ xảy ra.

4. Các tổ chức, lực lượng đóng trên địa bàn các huyện, thành phố tham gia đúng lúc sự điều động, chỉ đạo của Chủ tịch UBND và Trưởng ban Ban Chỉ huy PCLB và GNTT các cấp; đảm bảo cơ chế chỉ huy tập trung, thống nhất trong công tác chuẩn bị, ứng phó và khắc phục hậu quả thiệt hại do áp thấp nhiệt đới, bão lũ gây ra, đảm bảo quá trình xử lý sự cố thiên tai được kịp thời, nhanh chóng và an toàn cho nhân dân.

5. Hằng năm các thành viên Ban Chỉ huy PCLB và GNTT tỉnh được phân công phụ trách, theo dõi từng địa bàn cụ thể, phối hợp với chính quyền chỉ đạo việc thực hiện phương án phòng chống lụt, bão tại các địa phương.

6. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc yêu cầu các địa phương, đơn vị báo cáo UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCLB và GNTT tỉnh (qua Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCLB và GNTT tỉnh) xem xét, điều chỉnh, bổ sung phương án cho phù hợp.

Trên đây là Phương án Phòng chống lụt, bão, ứng phó với bão mạnh, siêu bão trên địa bàn tỉnh Kon Tum. UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thành phố, các sở, ban ngành và các đơn vị có liên quan, tập trung triển khai thực hiện đảm bảo ứng phó kịp thời, có hiệu quả, bảo vệ an toàn cho người, tài sản của Nhà nước, nhân dân và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra./.

 

PHỤ LỤC 1

CÁC KHU VỰC, CÔNG TRÌNH TRỌNG ĐIỂM, XUNG YẾU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM
(Kèm theo Quyết định số 81/QĐ-UBND ngày 09 tháng 02 năm 2015 của UBND tỉnh Kon Tum)

Stt

Tên đơn vị

Các khu vực trọng điểm

Các điểm xung yếu

Ngập lụt

lũ quét, sạt lở đất

Các tuyến đường giao thông; các đèo, cầu

Các hồ chứa

1

Thành Phố Kon Tum

X

 

Cầu bắt qua sông Đăk Bla

Hồ Đăk Yên; Đăk Chà Môn

- Khu vực ngập úng: Khu vực Ngục Kon Tum, tổ 1 phường Quyết Thắng; Kon Sơ Lam 1, phường Trường Chinh; Kon Hra Chót, phường Thống Nhất; Kon Klor phường Thắng Lợi; tổ 1, 2 phường Lê Lợi.

- Khu vực lũ quét, sạt lở đất: Dọc sông Đăk Bla (đoạn cầu Chà Môm, Kon Tu 1, xã Đăk Bla đến cầu bệnh viện 24, Kon Sơ Lam 1, phường Trường Chinh; Kon Rở Bàng 1, KonNgo Kơtu, xã Vinh Quang; khu vực cầu Hnor phường Lê Lợi); Đoạn từ làng Yang Roong đến giáp sông Đăk Bla: các điểm như Plei Trum Đăk Choảh; Yang Roong; cầu Đăk Cấm.

2

Huyện Đăk Hà

X

 

Km04 – Km10,
Km15 – Km20 TL671;

Hồ Đăk Uy

- Khu vực ngập lụt: cầu Đăk Câu, thôn 4, 7, 9, 10 xã Đăk Pxi; thôn 3 xã Đăk Hring.

- Khu vực lũ quét, sạt lở đất: thôn 3, 4, 7, 9, 10 xã Đăk Pxi, khu vực thị trấn dọc suối Đăk Ui, xã Đăk La từ Đập Kon Trang Kơ La đến Đập Kà Ha.

3

Huyện Đăk Tô

X

X

Cầu Diên Bình, Cầu Tri Lễ, Cầu 42

 

- Khu vực ngập lụt: Cầu Ngọc Tụ xã Ngọc Tụ; cầu Diên Bình xã Diên Bình; Cầu Tri Lễ xã Tân Cảnh; Đăk Manh 1, xã Đăk Rơ Nga...

- Khu vực lũ quét, sạt lở đất: dọc tuyến sông Đăk Tờ Kan

4

Huyện Sa Thầy

 

X

Km20 – Km26
QL14C; Km10 – Km15, Km20 – Km30 TL674: Km4 - Km5 TL675

 

Khu vực ngập lụt; Cầu tràn làng Lung, đường vào thôn 1, 2, 3 xã Ya Xier; Cống qua đường thôn Khúc Na, Lung Leng xã Sa Binh; làng Chứ, làng Chờ xã Ya Ly, bến đò xã Hơ Moong; thôn 1 thị trấn; thôn Hòa Bình xã Sa Nghĩa.

- Khu vực lũ quét, sạt lở đất: Khu dân cư C2 dưới thượng lưu đập Đăk Sia 1 xã Rờ Kơi; Khu dân cư hạ lưu đập Đăk Prông xã Sa Bình: Khu dân cư hạ lưu đập Đăk Nui xã Hơ Moong; khu dân cư xã Sa Nhơn dọc suối Đăk Sia, các hộ dọc theo suối larai thôn Tam An xã Sa Sơn.

5

Huyện Ngọc Hồi

 

X

QL40

 

Khu vực lũ quét, sạt lở: Các xã Đăk Ang, Đăk Nông, Đăk Dục và Thị trấn Plei Kần dọc sông Pô Kô; tuyến đường giao thông liên thôn xã Đăk Ang.

6

Huyện Đăk Glei

 

X

Km6 + 050, Km9- Km15, Km19 - Km25, Km30 - Km38 TL673; Đèo Lò Xo

 

- Khu vực ngập lụt: Các thôn Đăk Sút, Đăk Túc, Đăk Gô, Đăk Wấk thuộc xã Đăk Kroong: Thôn Đăk Dung, Đông Sông thuộc thị trấn Đăk Glei; thôn Đăk Ven, Đông Thượng, thôn Đăk Đoát thuộc xã Đăk Pét... dọc sông Pô Kô.

- Khu vực lũ quét, sạt lở đất: xã Đăk Choong; thôn Kon Liêm, Bông Bang xã Xốp; các tuyến đường liên thôn xã Đăk Long: Đăk Blô; Đăk Nhoong; Ngọc Linh.

7

Huyện Tu Mơ Rông

 

X

Km32 - Km41 TL672: Km13 - Km24 TL678; Đèo Văn Loan; Dốc Văn Rơi; Km159 - Km174, Km178 – Km181 QL40B;

Hồ Đăk Hnia

- Khu vực nguy cơ sạt lở: Khu dân cư thôn Tân Ba xã Tê Xăng, thôn Đăk Dơn, Long Lái xã Măng Ri: Đường liên thôn các xã Tu Mơ Rông, Đăk Sao, Đăk Na, Văn Xuôi; tuyến đường đi xã Ngọc Yêu; khu vực các ngầm Kon Hia 2 xã Đăk Rơ Ông, Đăk Trâm xã Đăk Tờ Kan, Năng Lớn 1, Kạch Lớn 1, Đăk Né 2 xã Đăk Sao...

8

Huyện Kon Plong

 

X

QL24; Đèo Măng Đen; Vi Ô Lăk: Km20 - Km57 + 300TL 676; tuyến đường tránh ngập thủy điện Đăk Đrinh.

 

- Khu vực lũ quét, sạt lở đất: Thôn Đăk Pông, Đăk Lanh xã Măng Bút, Thôn Đăk Xa, Vi Rô Ngheo, Đăk Prồ xã Đăk Tăng; Thôn Đăk Da, Đăk Lâng xã Đăk Ring; Thôn Tu Ngú, Tu Thôn xã Đăk Nên; Thôn Măng Krí. Măng Nách, Kip Linh xã Ngọc Tem; Thôn Vi Ô Lắc xã Pờ Ê; Thôn KonPlinh, Kon Piêng xã Hiếu; Thôn KonBrinh xã Đăk Long; thôn Kon Năng xã Măng Cảnh.

9

Huyện Kon Rẫy

 

X

QL24; Km8 - Km23 TL677; Cầu Đăk Ruồng

 

- Khu vực ngập lụt: Làng Kon Lồ xã Đăk Tơ Lung; thôn 1 xã Đăk Kôi.

- Khu vực lũ quét, sạt lở đất: Thôn 10, 13 xã Đăk Ruồng; thôn 2, thôn 9 xã Đăk Kôi; Thôn 1, 5 thị trấn Đăk Rve; thôn 5, 6 xã Tân Lập; Làng Kon Vi Vàng, Kon Lung xã Đăk Tơ Lung.

 

PHỤ LỤC II

KẾ HOẠCH DI DỜI, SƠ TÁN DÂN ỨNG PHÓ VỚI BÃO MẠNH, SIÊU BÃO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM
(Kèm theo Quyết định số 81/OĐ-UBND ngày 09 tháng 02 năm 2015 của UBND tỉnh Kon Tum)

TT

Tên xã, phường, thị trấn

Khi có Bão mạnh, siêu bão ảnh hưởng trực tiếp đến tỉnh Kon Tum

Ghi chú: Khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ quét và ngập lụt

Số dân cần di dời, sơ tán

Khu vực dự kiến sơ tán đến

Phương tiện di chuyển

Số hộ

Số người sơ tán

1

Thành phố Kon Tum

2960

14.800

 

 

 

 

Xã Đăk Rơ Wa

14

70

Điểm trường học, Nhà Rông văn hóa thôn kiên cố

Xe thô sơ, xe công nông

Thôn Kon Klor2

 

Xã Đoàn Kết

787

3.937

Các điểm trường học, nhà văn hóa kiên cố

Xe ô tô tải

Thôn Đăk Kia. thôn 5, 6, 7, 8

 

Xã Đăk Năng

54

270

Nhà văn hóa kiên cố

Xe ô tô tải

Thôn Jơ Rộp, Gia Kim

 

Xã Đăk Blà

302

1.510

Thôn Kon Tu 2, Kon Jơ Dreh

Xe máy, ô tô

Thôn Kon Drei, Tập Đoàn 1, Kon Ktu 1

 

Xã Chư Hreng

22

109

Trụ sở UBND xã

Xe máy, ô tô

Thôn 4, 5: KonHraKlah, Kon HraKtu

 

Phường Quang Trung

816

4.080

Các điểm trường học kiên cố

Xe ô tô tải

Tổ 7, 15; thôn Plei Đôn; Plei Tơ Nghia

 

Phường Thắng Lợi

297

1.487

Trụ sở UBND phường

Xe máy, ô tô

Tổ 4; thôn Kon KIo, Kon Rơ Wang, Kon Tum Kơ Pơng

 

Phường Nguyễn Trãi

184

918

Khu Công nghiệp Hòa Bình

Xe máy, ô tô

Tổ 1, 2, 3, 4, 5

 

Phường Thống Nhất

387

1.934

Các điểm trường học kiên cố

Xe máy, ô tô

Tổ 2, 3, 6, 7, thôn Kon Hra Chot, Kon Tum Kơ Nâm

 

Phường Trường Chinh

97

485

Thôn Kep Ram, Khu vực giáp ranh xã la Phi

Xe ô tô tải

Thôn 3, 4

2

Huyện Đăk Hà

 

 

 

 

 

 

Không còn hộ dân nằm trong vùng sạt lở, ngập lụt cần phải di dời

 

3

Huyện Đăk Tô

214

854

 

 

 

 

Thị trấn Đăk Tô

83

350

Sơ tán dân đến các hội trường thôn, khối; các điểm trường học kiên cố...thuộc các xã, thị trấn

Huy động 24 xe tải trên địa bàn các xã, thị trấn phục vụ công tác sơ tán dân

Cầu 42, suối Hồ Sen, dọc sông Đăk Tờ Kan

 

Xã Đăk Rơ Nga

24

118

Thôn Đăk Manh, Đăk Kon

 

Xã Diên Bình

71

245

Thôn 1, 2, 3

 

Xã Tân Cảnh

36

141

Thôn 1, 2, 3, 5

4

Huyện Sa Thầy

50

250

 

 

 

 

Xã Rờ Kơi

8

40

Nông trường cao su 732

 

Hạ lưu đập Đăk Sia 1

 

Xã Sa Bình

5

25

Trường THCS xã Sa Bình

 

Hạ lưu đập Đăk Prông

 

Xã Sa Nhơn

4

20

Trụ s UBND xã Sa Nhơn

 

Dọc suối Đăk Sia

 

Xã Sa Sơn

6

30

Hội trường thôn Tam An

 

Dọc suối Ia Rai

 

Xã Sa Nghĩa

15

75

Trụ sở UBND xã Sa Nghĩa

 

Dọc suối Đăk Sia

 

Xã Ya Xiêr

8

40

Nhà rông thôn

 

Khu vực câu tràn Làng Lung

 

Thị trấn

4

20

Trụ sở UBND thị trấn

 

Khu vực lò mổ tập trung

5

Huyện Ngọc Hồi

73

370

 

 

 

 

Xã Đăk Ang

62

321

Sơ tán dân đến các nơi an toàn trong khu vực các thôn thuộc các xã

Các hộ nằm trong vùng nguy cơ sạt lở, lũ quét ở gần với nơi tạm trú nên người dân chủ động di đời.

 

 

Xã Đăk Dục

6

27

 

 

Xã Đăk Nông

5

22

 

6

Huyện Đăk GIei

105

550

 

 

 

 

Xã Đăk Pék

40

212

Số hộ dân này dự kiến đến ở tạm các trường học, nhà rông, nhà sinh hoạt cộng đồng của các thôn và nhà bà con họ hàng, người thân.

Huy động lực lượng bộ đội của huyện, CCVC của các ngành, dân quân tự vệ tại chỗ để thực hiện việc di dời. Huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ để sơ tán dân và tài sản.

Thôn Đông thượng, Đăk Rú. Pen Sal Pen

 

Thị trấn Đăk Glei

17

90

Thôn 16/5, Đăk Dung

 

Xã Đăk Long

40

204

Thôn Đăk Ác, Vai Trang

 

Xã Đăk Môn

3

18

Thôn Đăk Nai

 

Xã Đăk Kroong

5

26

Thôn Đăk Wấk

7

Huyện Tu Mơ Rông

157

637

 

 

 

 

Xã Tê Xăng

30

151

Trụ sở UBND xã, Trường học kiên cố

Huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ để sơ tán người dân và tài sản

Thôn Tân Ba

 

Xã Măng Ri

127

486

Thôn Đăk Dơn, Long Lái

8

Huyện Kon Plong

199

994

 

 

 

 

Xã Măng Bút

118

651

Sơ tán đến UBND xã, trường học kiên cố

Huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ để sơ tán dân và tài sản

Thôn Đăk Pông, Đăk Lanh

 

Xã Ngọc Tem

45

187

Thôn Điek Kua, Đăk Nót

 

Xà Đăk Nên

36

156

Thôn Tu Ngú, Tu Thôn

9

Huyện Kon Rẫy

398

1.735

 

 

 

 

Xã Đăk Kôi

119

595

Sơ tán dân đến các nơi an toàn trong khu vực các thôn thuộc

 

Các hộ nằm trong vùng nguy cơ sạt lở, lũ quét ở gần với nơi tạm

Thôn 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10

 

Thị trấn Đăk Rve

82

328

Thôn 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8

 

Xã Đăk Ruồng

174

696

Thôn 9

 

Xã Đăk Tờ Re

1

5

Thôn 12

 

Xă Đăk Tờ Lùng

2

11

Thôn 4, 6

 

Xã Tân Lập

20

100

Thôn 2, 3, 6

Tổng cộng

4.156

20.190

 

 

 

 

PHỤ LỤC III

LỰC LƯỢNG DỰ KIẾN HUY ĐỘNG PHỤC VỤ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG LỤT, BÃO VÀ GIẢM NHẸ THIÊN TAI TỈNH KON TUM.
(Kèm theo Quyết định số 81/QĐ-UBND ngày 09 tháng 02 năm 2015 của UBND tỉnh Kon Tum)

Stt

Tên đơn vị

Lực lượng tham gia công tác PCLB và GNTT

Quân đội, công an, y tế

Thanh niên xung kích, dân quân tự vệ...

1

Thành Phố Kon Tum

1.626

4.521

2

Huyện Đăk Hà

130

300

3

Huyện Đăk Tô

155

895

4

Huyện Sa Thầy

150

400

5

Huyện Ngọc Hồi

1.200

500

6

Huyện Đăk Glei

100

 

7

Huyện Tu Mơ Rông

83

466

8

Huyện Kon Plong

112

280

9

Huyện Kon Rẫy

101

309

10

Ban quản lý KT các CTTL

 

72

11

Sở Giao thông Vận tải

 

118

12

Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

25

 

13

Sư đoàn 10

600

 

Tổng cộng

4.282

7.861

Ghi chú: Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Kon Tum huy động lực lượng phòng chống, ứng cứu tại chỗ gồm: Đại đội Thông tin, Trung đội Vệ binh; lực lượng cơ động gồm có Đại đội Bộ binh, Đại đội Thiết giáp, Công binh, Thông tin; lực lượng cơ động dự bị gồm 01 Tiểu đoàn Bộ binh, Đại đội DBĐV... (sẵn sàng lực lượng huy động khoảng 200-250 cán bộ, chiến sỹ khi cần thiết)

 

PHỤ LỤC IV

VẬT TƯ, TRANG THIẾT BỊ PHỤC VỤ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG LỤT BÃO, ỨNG PHÓ BÃO MẠNH, SIÊU BÃO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM.
(Kèm theo Quyết định số 81/QĐ-UBND ngày 09 tháng 02 năm 2015 của UBND tỉnh Kon Tum)

Stt

Tên đơn vị

Tên vật tư PCLB

Nhà bạt các loại (bộ)

Phao cứu sinh các loại (cái)

Bè phao cứu sinh loại 5 người (chiếc)

Xuồng ST 450 (chiếc)

Ca nô (chiếc)

Máy phát điện (cái)

Loa phóng thanh cầm tay (cái)

Bộ đàm (cái)

Rọ thép (rọ)

Đá hộc (m3)

Bao tải (cái)

Máy cưa lốc (cái)

1

Thành Phố Kon Tum

13

185

 

 

 

2

1

 

200

500

1.500

2

2

Huyện Đăk Hà

17

170

 

 

1

1

 

 

500

 

1.500

 

3

Huyện Đăk Tô

10

300

5

1

 

 

5

 

 

 

 

 

4

Huyện Sa Thầy

14

138

 

1

 

 

 

 

 

20

 

 

5

Huyện Ngọc Hồi

13

190

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

6

Huyện Đăk Glei

16

150

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Huyện Tu Mơ Rông

21

568

 

 

 

12

18

11

690

320

5.00

 

8

Huyện Kon Plong

24

360

 

 

1

 

 

 

180

 

 

 

9

Huyện Kon Rẫy

14

555

 

 

 

10

 

16

 

 

 

 

10

Ban quản lý KT các CTTL

2

125

 

 

 

 

 

 

331

301

 

 

11

Sở Giao thông Vận tải

 

 

 

 

1

1

1

 

54

1.380

 

1

12

BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh

5

80

 

 

2

1

 

 

 

 

 

 

13

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

 

30

 

5

 

 

 

 

 

 

 

 

14

Đài Phát thanh và TH

 

10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

15

Ban chỉ đạo Nam Sa Thầy

 

16

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

16

BCH PCLB&GNTT tỉnh

3

41

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

17

Sư đoàn 10

 

400

 

 

 

 

 

 

 

 

1.000

 

18

Công an tỉnh

21

190

 

6

 

4

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

173

3.508

5

14

5

31

25

27

1.775

2.001

4.500

4

Ghi chú: Số vật tư do Văn phòng TT Ban chỉ huy PCLB và GNTT tỉnh quản lý bao gồm cả 19 bộ Nhà bạt cho UBND huyện Đăk Glei mượn; 01 chiếc xuồng ST450 cho Chi cục Kiểm lâm mượn và 10 bộ nhà bạt, 200 áo phao cho UBND huyện Kon Plong mượn. Sở Giao thông hiện có: Dầm thép H350 L= 12m: 06 dầm; Dàn cầu Bai lây L=48m; Dàn cầu dầm thép địa phương L=15m; Dàn cầu Pen Rô L=33m: Để tại Thành phố Kon Tum giao cho Công ty cổ phần XD và QL CTGT Kon Tum quản lý; Dàn cầu BaiLey L=18m: Để tại Thị trấn Đăk Tô giao cho Công ty QLSC và XDGT Đăk Bình quản lý: huyện Đăk Hà hiện có: 06 Dầm cầu thép 1500, L=12m;

 

PHỤ LỤC V

PHƯƠNG TIỆN HUY ĐỘNG PHỤC VỤ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG LỤT BÃO, ỨNG PHÓ BÃO MẠNH, SIÊU BÃO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM.
(Kèm theo Quyết định số 81/QĐ-UBND ngày 09 tháng 02 năm 2015 của UBND tỉnh Kon Tum)

Stt

Tên đơn vị

Tên phương tiện huy động

Xe tải (chiếc)

Xe cứu thương (chiếc)

Máy xúc (chiếc)

Máy ủi (chiếc)

Xe lội nước DM2 (chiếc)

1

Thành phố Kon Tum

21

4

 

 

 

2

Huyện Đăk Hà

10

1

2

2

 

3

Huyện Đăk Tô

194

 

10

1

 

4

Huyện Sa Thầy

10

1

2

2

 

5

Huyện Ngọc Hồi

26

2

5

5

 

6

Huyện Tu Mơ Rông

99

 

 

 

 

7

Huyện Kon Plong

33

2

11

10

 

8

Huyện Kon Rẫy

10

1

2

2

 

9

Sở Giao thông Vân tải

23

 

22

7

 

10

Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

2

1

 

 

 

11

Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh

15

 

 

 

3

12

Sư đoàn 10

 

2

 

 

 

 

Tổng cộng

443

14

54

29

3

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 81/QĐ-UBND ngày 09/02/2015 về Phương án Phòng chống lụt bão, ứng phó với bão mạnh, siêu bão và giảm nhẹ thiên tai trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.684

DMCA.com Protection Status
IP: 52.14.209.100
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!