ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 782/QĐ-UBND
|
Nghệ
An, ngày 29 tháng 3 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2021 -2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa
phương ngày 19/06/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức
Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 47/2019/QH14 ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21/11/2017;
Căn cứ các Nghị định của Chính phủ:
số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/03/2019 Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi
hành Luật Thủy sản; số 42/2019/NĐ-CP ngày 16/5/2019 Quy định về xử phạt vi phạm
hành chính trong hoạt động thủy sản;
Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng
Chính phủ: số 188/QĐ-TTg ngày 13/02/2012 phê duyệt
Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020; số 541/QĐ-TTg ngày 20/4/2020 phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm
2050; số 339/QĐ-TTg ngày 11/3/2021 phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030,
tầm nhìn 2045;
Căn cứ Thông tư số 19/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn hướng dẫn về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản;
Căn cứ Quyết định số 6343/QĐ-UBND
ngày 30/12/2015 của UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch
phát triển thủy sản tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm
nhìn 2030;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 785/TTr-SNN-TS ngày 16/3/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch Bảo vệ
và Phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2030.
Điều 2.
1. Giám đốc các
Sở, thủ trưởng các Ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị; Thủ
trưởng các đơn vị được giao nhiệm vụ căn cứ Kế hoạch tại Quyết định này để triển
khai thực hiện tại địa phương, đơn vị.
2. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các địa phương, đơn vị và
các tổ chức liên quan thực hiện Kế hoạch này. Định kỳ kỳ 6 tháng, hàng năm báo
cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban
hành.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ngành cấp tỉnh;
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã; Thủ trưởng các cơ quan,
đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (để b/c));
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- PCT NN UBND tỉnh
- PVP TC UBND tỉnh;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, NN (M).
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hoàng Nghĩa Hiếu
|
KẾ HOẠCH
BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN GIAI
ĐOẠN 2021 - 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 782/QĐ-UBND ngày 29/3/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An)
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI
BAN HÀNH KẾ HOẠCH
Nghệ An là tỉnh ven biển có đường bờ
biển dài 82km, ngư trường rộng lớn, diện tích vùng biển
4.230 hải lý vuông nằm trong vùng biển Vịnh Bắc Bộ, có nguồn lợi thủy sản đa dạng
và phong phú, là nơi tập trung nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao, như
cá Mú, cá Thu, cá Lụ, cá Chim, tôm Hùm, Mực. Đặc biệt, khu vực Đảo Ngư, Đảo Mắt
có hệ sinh thái rạn san hô, là nơi sinh sống và phát triển của nhiều loài thủy sản. Hiện tại, toàn tỉnh có 3.449 phương tiện tham gia đánh bắt hải sản, trong đó có 1.220 phương tiện có chiều dài từ 15m trở lên,
chiếm tỷ lệ 35,4%, gồm những nghề khai thác chủ yếu như lưới Chụp, lưới Vây, lưới
Kéo đôi, lưới Rê...
Sản lượng khai thác các loại hải sản
của tỉnh Nghệ An trong những năm qua gia tăng không ngừng,
mức tăng trưởng bình quân đạt 7% - 8%/năm. Năm 2020 sản lượng
khai thác toàn tỉnh đạt 184.080 tấn, tăng 12,46% so với 2019, tổng giá trị sản
xuất ước đạt 3.560,958 tỷ đồng.
Cường lực khai thác thủy sản của đội
tàu tỉnh Nghệ An rất lớn, tuy nhiên trong những năm gần đây, nguồn lợi thủy sản
tự nhiên đang ngày càng bị suy giảm, đặc biệt là việc khai thác thủy sản không
đúng quy định như sử dụng xung điện, chất độc, chất nổ và các nghề, ngư cụ cấm
để khai thác thủy sản vẫn diễn ra; việc buôn bán, tiêu thụ các loài thủy sản
nguy cấp, quý hiếm với mức độ ngày càng tinh vi, khó phát hiện và xử lý. Hệ
sinh thái thủy sinh đang có nguy cơ suy thoái nghiêm trọng,
một số loài thủy sản quý, hiếm đứng trước nguy cơ bị tuyệt
chủng. Hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về thủy sản
xảy ra ở nhiều nơi, khó kiểm soát, công tác quản lý, bảo vệ
và phát triển nguồn lợi thủy sản ở nhiều địa phương còn chưa được thực hiện quyết
liệt và triệt để.
Việc xây dựng, ban hành và tổ chức thực
hiện “Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh
Nghệ An giai đoạn 2021-2030” nhằm chủ động và triển khai có hiệu quả
công tác bảo vệ, khôi phục và phát triển nguồn lợi thủy sản, xử lý các hành vi
khai thác thủy sản bất hợp pháp, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người
dân trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh.
II. MỤC ĐÍCH, YÊU
CẦU
1. Mục đích
- Bảo vệ, khôi phục và phát triển nguồn
lợi thủy sản, đặc biệt là một số loài có nguy cơ tuyệt chủng cao trong các thủy
vực, vùng cửa sông, vùng biển ven bờ trên địa bàn tỉnh Nghệ
An. Nâng cao giá trị, hiệu quả kinh tế của các loài thủy sản, tạo tính đa dạng
sinh học và bảo vệ môi trường sinh thái.
- Tổ chức quản lý có hiệu quả các hoạt
động khai thác thủy sản, nâng cao trách nhiệm và nghĩa vụ của cộng đồng trong
việc tham gia bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản một cách bền vững.
2. Yêu cầu
- Thực hiện các nội dung chỉ đạo của
Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về công tác bảo vệ
và phát triển nguồn lợi thủy sản.
- Tổ chức thông tin, tuyên truyền, hướng
dẫn tới các tổ chức, người dân những quy định của pháp luật về thủy sản, các
hành vi bị nghiêm cấm trong khai thác thủy sản; các hoạt động bảo vệ, phát triển
nguồn lợi thủy sản.
- Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước
về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy
sản, đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã; phát huy
vai trò của cộng đồng dân cư trong công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy
sản.
- Điều tra nguồn lợi, nghiên cứu, điều
chỉnh cơ cấu nghề khai thác thủy sản phù hợp với địa phương.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử
lý các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy
sản.
- Tái tạo nguồn lợi thủy sản và phục
hồi môi trường sống của các loài thủy sản thông qua việc
tiến hành thả bổ sung các giống loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm; loài thủy sản
có giá trị kinh tế, khoa học; loài bản địa, đặc hữu của địa phương ra các vùng
nước tự nhiên; xây dựng các đề tài nghiên cứu khoa học, dự án ứng dụng, chương
trình mục tiêu, mô hình thử nghiệm nhằm khôi phục và phát triển nguồn lợi thủy
sản.
- Thành lập và đi vào hoạt động khu bảo
tồn loài - sinh cảnh, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh.
III. NỘI DUNG VÀ
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Tuyên truyền
nâng cao nhận thức cộng đồng về công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản
a) Nội dung thực hiện
- Tăng cường công tác tuyên truyền,
phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ và phát triển
nguồn lợi thủy sản thông qua các hình thức tuyên truyền sâu rộng như treo băng
rôn, áp phích, dựng các panô, phát tờ rơi có nội dung về bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản.
- Phát động phong trào toàn dân tham
gia bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản, tổ chức thực hiện các Tháng hành động (hoặc Tuần lễ) bảo vệ, phát
triển nguồn lợi thủy sản.
- Xây dựng phóng sự, phim tài liệu,
tin bài về công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên báo, đài, truyền
hình của tỉnh và các địa phương.
- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về
pháp luật bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản cho các đối tượng là cán bộ
quản lý thủy sản, ngư dân và học
sinh.
- Xây dựng, nhân rộng các mô hình có
sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động bảo vệ, phát triển
nguồn lợi thủy sản tại các xã, phường trọng điểm.
b) Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì phối hợp với các Sở, ngành có liên
quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và các xã, phường ven biển.
c) Thời gian thực hiện: Trong các năm, từ năm 2021-2030.
2. Thanh tra,
kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm
a) Nội dung thực hiện
- Xây dựng, kiện toàn, nâng cao năng
lực cho hệ thống thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động liên quan đến công
tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
- Triển khai thực hiện công tác tuần
tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về
lĩnh vực khai thác và bảo vệ nguồn lợi, môi trường sống của các loài thủy sản tại
các vùng nước trong tỉnh như:
+ Hành vi sản xuất, buôn bán, tàng trữ,
vận chuyển, sử dụng trái phép chất nổ, xung điện, chất độc, ngư cụ có kích thước
mắt lưới nhỏ hơn quy định để khai thác thủy sản.
+ Các hoạt động khai thác thủy sản tại
vùng cấm khai thác, vùng cấm khai thác có thời hạn, khai thác các loài thủy sản
cấm khai thác, khai thác thủy sản sai vùng khai thác, sử dụng nghề khai thác thủy
sản, các loại tàu khai thác thủy sản bị cấm hoạt động.
+ Kiểm tra thủ tục hành chính và các
trang thiết bị an toàn cho người và tàu cá theo quy định của pháp luật trong
quá trình hoạt động khai thác thủy sản (kể cả vùng nước nội địa).
Đối tượng kiểm tra: Các tổ chức, cá
nhân hoạt động trong lĩnh vực khai thác thủy sản và các hoạt động khác làm ảnh
hưởng đến sự sống của các loài thủy sản. Tất cả các tàu cá hoạt động khai thác
thủy sản.
Phạm vi kiểm tra: Vùng biển, vùng cửa
sông và vùng nước nội địa, mặt đất ngập nước và phần đất mà các loài thủy sản
sinh sống trên địa bàn tỉnh.
b) Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên
phòng tỉnh, Công an tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện và các ngành có liên quan.
c) Thời gian thực hiện: Trong các năm, từ năm 2021-2030.
3. Tái tạo nguồn
lợi thủy sản và phục hồi môi trường sống của các loài thủy sản
a) Nội dung thực hiện
- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong tái tạo nguồn lợi thủy sản, phục hồi môi
trường sống của các loài thủy thông qua việc sản xuất giống
một số loài thủy sản có giá trị kinh tế và khoa học. Hàng năm, tiến hành thả bổ
sung vào các thủy vực tự nhiên nhằm khôi phục nguồn lợi,
tăng mật độ quần thể của các loài thủy sản, lập lại cân bằng sinh thái trong các thủy vực.
- Thực hiện và duy trì hoạt động thả
cá giống nước ngọt truyền thống xuống hồ chứa nước lớn, sông và thủy vực tự
nhiên trong tỉnh, lựa chọn một số loài thủy sản đặc hữu vùng nước mặn, lợ thả bổ
sung vào các vùng cửa sông, ven biển ở địa phương nhằm khôi phục, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản.
- Xây dựng kế hoạch và thực hiện có
hiệu quả Bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực phóng sinh,
tái tạo nguồn lợi thủy sản với Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh, tích cực huy
động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư và các tăng ni, phật tử
tham gia hoạt động thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản tại
các thủy vực tự nhiên.
- Triển khai các đề tài nghiên cứu
khoa học, điều tra về các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm, loài thủy sản có
giá trị kinh tế, khoa học, loài thủy sản bản địa nhằm bổ
sung thông tin về đặc điểm sinh học, sinh thái, biến động
quần thể, đề xuất loại hình bảo vệ thích hợp.
- Hình thành khu vực cư trú nhân tạo
cho các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm, loài thủy sản có giá trị kinh tế,
khoa học, loài thủy sản bản địa và tổ chức quản lý khu vực loài thủy sản được
tái tạo, phục hồi.
b) Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các
ngành liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện, các Viện nghiên cứu, Trung tâm
nghiên cứu và các Công ty sản xuất, cung ứng giống thủy sản.
c) Thời gian thực hiện: Trong các năm, từ năm 2021-2030.
4. Nâng cao năng
lực quản lý trong công tác Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản
a) Nội dung thực hiện
- Kiện toàn tổ chức, bộ máy quản lý
Nhà nước trong lĩnh vực thủy sản, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán
bộ làm công tác quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
- Tham mưu, trình cấp có thẩm quyền
ban hành các Quy định quản lý khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
có hiệu quả trên địa bàn tỉnh.
- Hỗ trợ các Tổ đồng
quản lý nghề cá ven biển hoạt động hiệu quả, xử lý các thông tin hoạt động đường
dây nóng.
- Hướng dẫn cho các Tổ hợp tác khai thác thủy sản giám sát các hoạt động khai thác trên các
vùng biển theo quy định của pháp luật.
b) Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp
và PTNT chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ, Ủy ban nhân dân
các huyện, thị xã ven biển và các ngành có liên quan.
c) Thời gian thực hiện: Trong các năm, từ năm 2021-2030.
5. Bảo tồn, bảo vệ
nguồn lợi thủy sản
a) Nội dung thực hiện
- Thành lập và đi vào hoạt động khu bảo tồn loài - sinh cảnh tại đảo Ngư, đảo Mắt.
- Điều tra xác định, bổ sung, thành lập
và đi vào hoạt động khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản vùng biển vịnh Diễn Châu và tổ
chức quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
- Xây dựng và triển khai thực hiện mô
hình nuôi thử nghiệm nhằm bảo tồn các giống loài quý hiếm,
có giá trị kinh tế cao như Tôm Hùm, Ngao Lụa...
b) Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện,
thị xã ven biển, các Viện, Trung tâm nghiên cứu và các ngành liên quan.
c) Thời gian thực hiện: Trong các năm, từ năm 2021-2030.
6. Tổ chức điều
tra nguồn lợi, nghiên cứu, điều chỉnh cơ cấu nghề khai thác thủy sản phù hợp với
địa phương
a) Nội dung thực hiện
- Tổ chức thực hiện điều tra, đánh
giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản
theo chuyên đề, nghề cá thương phẩm trên địa bàn theo hướng dẫn củ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trên cơ sở điều tra nguồn lợi,
điều chỉnh, cơ cấu lại các nghề khai thác thủy sản, đảm bảo phù hợp với khả
năng khai thác cho phép theo hướng không phát triển và giảm dần một số loại nghề
khai thác thiếu lựa chọn, khai thác thủy sản còn non ở vùng ven bờ.
- Phối hợp với các cơ quan Trung ương
điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của các loài thủy sản
theo quy định.
- Xây dựng và trình cơ quan có thẩm
quyền ban hành và thực hiện cơ chế chính sách hỗ trợ khai
thác thủy sản, tạo điều kiện cho ngư
dân chuyển đổi sinh kế, được vay vốn để chuyển đổi cơ cấu ngành nghề phù hợp,
nhất là phương tiện công suất nhỏ, phát triển khai thác xa bờ theo định hướng của Ngành hoặc chuyển đổi nghề
nghiệp nhằm giảm áp lực khai thác lên khu vực ven bờ.
b) Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì phối hợp với các Sở, ngành có liên quan
và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã ven biển thực hiện.
c) Thời gian thực hiện: Trong các năm, từ năm 2021-2030.
7. Chế độ báo cáo
Ủy ban nhân dân cấp huyện định kỳ 6
tháng, hàng năm báo cáo kết quả về công tác bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản
tại địa phương. Báo cáo gửi về Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn trước
ngày 15/6 (báo cáo 6 tháng) và trước ngày 15/12 (báo cáo năm) qua cơ quan thường
trực là Chi cục Thủy sản Nghệ An để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ
Nông nghiệp và PTNT.
IV. KINH PHÍ THỰC
HIỆN KẾ HOẠCH
Sử dụng kinh phí hàng năm Ủy ban nhân
dân tỉnh giao sở Nông nghiệp và PTNT theo quy định.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các ngành, địa
phương xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, dự án theo kế hoạch,
kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện các nội dung của Kế hoạch.
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối
hợp với các ngành liên quan, chính quyền địa phương các cấp đẩy mạnh công tác
tuyên truyền và phổ biến các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển các
nguồn lợi thủy sản với các nội dung, hình thức tuyên truyền thiết thực, phù hợp
với địa phương.
- Chủ trì xây dựng
kế hoạch, phối hợp với các lực lượng chức năng, chính quyền địa phương thực hiện
công tác thanh kiểm tra việc chấp hành pháp luật về khai thác, bảo vệ nguồn lợi
thủy sản của các tổ chức và cá nhân tại các vùng nước tự nhiên trên địa bàn tỉnh
quản lý.
- Lập dự toán kinh phí thực hiện hàng
năm gửi Sở Tài chính thẩm định, tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí để
thực hiện. Định kỳ 05 năm tổ chức tổng kết, đánh giá kết
quả thực hiện; đồng thời đề xuất
Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung Kế hoạch phù hợp với tình
hình thực tế của địa phương.
- Là cơ quan thường trực hướng dẫn
các địa phương triển khai thực hiện; tổng hợp kết quả thực hiện báo cáo Ủy ban
nhân dân tỉnh, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
2. Sở Tài chính
Hàng năm, trên cơ sở tổng hợp dự toán
của Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính căn cứ khả năng cân đối ngân sách tỉnh
để tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí nguồn kinh phí cấp cho nhiệm vụ bảo
vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2030.
3. Bộ Chỉ huy Bộ
đội Biên phòng tỉnh
- Tăng cường công tác tuyên truyền,
phổ biến giáo dục pháp luật và vận động nhân dân chấp hành
nghiêm các quy định của pháp luật để nâng cao nhận thức cho ngư dân: vươn khơi
bám biển nhưng không vi phạm pháp luật; khai thác đi đối với bảo vệ nguồn lợi
thủy sản; phát triển kinh tế biển bền vững gắn với bảo vệ
chủ quyền biển, đảo.
- Chỉ đạo các Đồn
Biên phòng tuyến biển bố trí cán bộ tham gia vào các Tổ công tác liên
ngành để kiểm tra, kiểm soát việc xuất nhập bến, truy xuất nguồn gốc hải sản
khai thác. Đẩy mạnh công tác phối hợp với các cấp, các ngành, địa phương, các lực
lượng chức năng có liên quan tăng cường công tác tuần tra,
kiểm soát chặt chẽ người, phương tiện ra vào cửa sông, cửa
lạch, vùng biển được giao. Kịp thời xử lý và tham mưu cho địa phương xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm các quy định của pháp luật, nhất
là các trường hợp vi phạm về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
- Tổng hợp thông tin xử lý các tàu cá
vi phạm gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo Ủy ban
nhân dân tỉnh.
4. Bộ Chỉ huy
Quân sự tỉnh
Chủ động xây dựng kế hoạch và phối hợp
với các ngành, địa phương tổ chức và duy trì công tác tuyên truyền, phổ biến
các quy định của pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho người
dân sống trên đảo và ngư dân hoạt động khai thác thủy sản quanh khu vực Đảo
Ngư, đảo Mắt; kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các tàu cá ra,
vào và tổ chức tuần tra, kiểm soát nghiêm ngặt vùng biển
quanh Đảo Ngư, Đảo Mắt, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về khai thác và bảo
vệ nguồn lợi thủy sản.
5. Công an tỉnh
- Chỉ đạo công an các đơn vị, địa
phương tổ chức thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được giao; tăng cường nắm bắt
tình hình, phát hiện, xác minh, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp
luật về hoạt động thủy sản. Đặc biệt là các hành vi sản xuất, buôn bán, tàng trữ,
vận chuyển, sử dụng trái phép chất nổ,
xung điện, chất độc để khai thác thủy sản; Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT,
Chi cục Thủy sản, BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức
các đợt tuần tra, kiểm soát và xử lý các hành vi vi phạm về khai thác, bảo vệ
nguồn lợi thủy sản.
- Khi phát hiện sự vụ sự việc có dấu
hiệu tội phạm, tiến hành xác minh, điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản theo thẩm quyền.
6. Đài Phát
thanh Truyền hình tỉnh, Báo Nghệ An
Phối hợp với các ngành, địa phương
xây dựng và định kỳ phát sóng các phóng sự, phim tài liệu, tin bài về tác hại của
các phương pháp đánh bắt hủy diệt và công tác bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy
sản trên các báo, đài; hàng năm, tổ chức phát động các cuộc thi tìm hiểu về các
quy định của Nhà nước về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
7. Các sở, ban,
ngành cấp tỉnh
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ có trách
nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Ủy ban nhân dân cấp huyện, các Đoàn
thể, Hội, Hiệp hội nghề nghiệp thực hiện đầy đủ và hiệu quả những nội dung liên
quan trong Kế hoạch.
8. Ủy ban nhân
dân cấp huyện
- Tổ chức thực hiện theo chức năng,
nhiệm vụ được giao; chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn trong việc triển khai kế hoạch tại địa phương.
- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền
các quy định pháp luật về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến tổ chức,
cá nhân tham gia trong lĩnh vực thủy sản, tập trung vào quy định về ghi nhật ký
khai thác, vùng biển khai thác, quy định về cấm sử dụng xung điện, chất nổ, chất
độc để khai thác thủy sản. Phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp
luật về thủy sản theo thẩm quyền.
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã tổ
chức quán triệt cho các tàu đánh bắt xa bờ không khai thác bất hợp pháp, không
báo cáo và không theo quy định. Phối hợp với các đơn vị chức năng thực hiện tốt
công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm trong hoạt động khai thác thủy sản
tại vùng biển ven bờ và vùng nước nội địa trên địa bàn.
- Tổng hợp kết quả thực hiện, định kỳ
6 tháng, hàng năm báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT (qua Chi cục Thủy sản) để
tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng
mắc, các địa phương, đơn vị báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
(qua Chi cục Thủy sản) để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh
giải quyết./.
NHIỆM VỤ, CHƯƠNG TRÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI
THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2021-2030
(Kèm
theo Quyết định số 782/QĐ-UBND ngày 29/3/2021 của UBND tỉnh Nghệ An)
STT
|
Tên
nhiệm vụ, chương trình thực hiện
|
Cơ
quan chủ trì
|
Cơ
quan phối hợp
|
Thời
gian thực hiện
|
|
|
I
|
Công tác
tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng tác bảo vệ nguồn lợi thủy
sản
|
|
|
|
|
|
1
|
Tổ chức các lớp tập huấn tuyên truyền
các quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho cán bộ quản lý, ngư dân và học
sinh tại các huyện, thị ven biển
|
Sở Nông nghiệp và PTNT
|
UBND các huyện, thị, xã, phường ven
biển
|
2021-2030
|
|
|
2
|
Xây dựng phóng sự, phim tài liệu,
tin bài về công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên các báo, đài của tỉnh và địa
phương.
|
Sở Nông nghiệp và PTNT
|
Đài PT-Truyền hình tỉnh, Báo Nghệ An, Trung tâm Khuyến nông tỉnh.
|
2021-2030
|
|
|
3
|
In ấn các tài liệu, tờ rơi, băng
rôn, áp phích, panô... phục vụ công tác tuyên truyền về bảo vệ nguồn lợi thủy
sản.
Tổ chức phát động và thực hiện các
Tháng hành động (hoặc Tuần lễ) bảo vệ nguồn lợi thủy sản
tại các địa phương.
|
Sở Nông nghiệp và PTNT
|
Đài truyền hình tỉnh, Báo Nghệ An,
UBND các huyện, thị, xã, phường ven biển.
|
2021-2030
|
|
|
4
|
Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về
pháp luật bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho cán bộ quản lý thủy sản, ngư dân, học
sinh tại các huyện, thị, xã, phường ven biển.
|
Sở Nông nghiệp và PTNT
|
UBND các huyện, thị, xã, phường ven
biển, Đài truyền hình tỉnh, báo Nghệ An.
|
2021-2030
|
|
|
5
|
Xây dựng và nhân rộng các mô hình
có sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại
các xã trọng điểm nghề cá.
|
Sở Nông nghiệp
và PTNT
|
Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các
huyện, thị, xã, phường ven biển và các trường học.
|
2021-2030
|
|
|
II
|
Điều tra,
nghiên cứu, điều chỉnh cơ cấu nghề khai thác thủy sản phù hợp với địa phương:
|
|
|
|
|
|
1
|
Xây dựng và thực hiện dự án điều
tra về thực trạng các nghề khai thác hải sản của ngư dân
làm cơ sở để điều chỉnh cơ cấu nghề khai thác phù hợp với
địa phương.
|
Sở Nông nghiệp và PTNT
|
UBND huyện, thị ven biển, các Viện
nghiên cứu và các ngành liên quan
|
2021-2025
|
|
|
2
|
Xây dựng và thực hiện cơ chế, chính
sách tạo điều kiện cho ngư dân chuyển đổi sinh kế, chuyển đổi cơ cấu ngành nghề
|
Sở Nông nghiệp và PTNT
|
Sở KH&CN, Sở Tài chính, UBND
các huyện, thị ven biển và các ngành liên quan
|
2025-2030
|
|
|
III
|
Công tác
tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản:
|
|
|
|
|
|
1
|
Xây dựng, kiện toàn và nâng cao
năng lực cho hệ thống thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động liên quan đến
công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản
|
Sở Nông nghiệp và PTNT
|
Sở Nội vụ
|
2021-2030
|
|
|
2
|
Tổ chức và duy trì thường xuyên công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm
|
- Sở NN và PTNT, Bộ Chỉ huy Biên
phòng, Công an tỉnh và UBND các huyện, thị
|
Các ngành và lực lượng liên quan
|
2021-2030
|
|
IV
|
Nâng cao
năng lực quản lý trong công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
|
|
|
|
|
1
|
Kiện toàn tổ chức, bộ máy quản lý
Nhà nước trong lĩnh vực thủy sản, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ
cán bộ làm công tác quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản;
|
Sở Nông nghiệp và PTNT
|
Sở Nông nghiệp và PTNT Các Viện Nghiên cứu, các trường Đại học….. UBND các huyện, thị, xã, phường và các ngành
liên quan
|
2021-2030
|
|
V
|
Công tác
bảo tồn
|
|
|
|
|
1
|
Điều tra, khảo
sát, lập quy hoạch chi tiết và đi vào hoạt động khu bảo tồn biển Vịnh Diễn
Châu
|
Sở Nông nghiệp và PTNT
|
Sở TN&MT, các ngành liên quan,
Viện nghiên cứu, UBND huyện Diễn Châu
|
2021-2024
|
|
2
|
Điều tra, khảo
sát, lập quy hoạch chi tiết, thành lập và đi vào hoạt động khu bảo tồn đảo Ngư, đảo Mắt
|
Sở Nông nghiệp và PTNT
|
Sở TN&MT, các ngành liên quan,
các Viện nghiên cứu, UBND thị xã Cửa Lò
|
2021-2023
|
|
3
|
Xây dựng và triển khai thực hiện mô
hình nuôi thử nghiệm nhằm bảo tồn các giống loài quý hiếm,
có giá trị kinh tế cao như Tôm Hùm, Ngao Lụa...
|
Sở Nông nghiệp và PTNT
|
Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các
huyện, thị, các Viện, Trung tâm nghiên cứu.
|
2021-2025
|
|
VI
|
Nghiên cứu,
tái tạo, bổ sung giống thủy sản tại các thủy vực tự nhiên
|
|
|
|
|
1
|
Nghiên cứu, sản xuất giống một số loài thủy sản bản địa có giá trị kinh tế, đang bị suy giảm
nghiêm trọng, có nguy cơ tuyệt chủng (cả nước ngọt, mặn, lợ)
|
Sở Nông nghiệp và PTNT
|
Các Viện Nghiên cứu, các Trung tâm
nghiên cứu và sx giống
|
2021-2030
|
|
2
|
Thả bổ sung giống một số loài thủy
sản nước ngọt truyền thống xuống các hồ chứa nước lớn, sông và các thủy vực tự
nhiên trong tỉnh
|
Sở Nông nghiệp
và PTNT
|
UBND các huyện,
thị, và các Công ty giống thủy sản
|
2021-2030
|
|
3
|
Thả bổ sung giống
một số loài thủy sản nước mặn, lợ xuống các vùng cửa sông, ven biển trong tỉnh
|
Sở Nông nghiệp và PTNT
|
UBND các huyện,
thị, các Công ty quản lý thủy nông và các công ty giống thủy sản
|
2021-2030
|
|
4
|
Nghiên cứu khoa học, điều tra về
các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng nhằm bổ sung thông tin về
đặc điểm sinh học, sinh thái, biến động quần thể và đề xuất các biện pháp bảo vệ thích hợp
|
Sở Nông nghiệp
và PTNT
|
Các Viện nghiên cứu, UBND huyện, thị và các ngành liên quan
|
2023-2024
|
|
5
|
Chương trình khôi phục và bảo vệ môi trường sống tại các bãi sinh sản, nơi tập trung các loài thủy
sản còn non, nơi cư trú của các loài thủy sản tại khu vực quanh đảo Ngư, đảo
Mắt.
|
Sở Nông nghiệp và PTNT
|
Sở Tài nguyên và Môi trường, Bộ đội
Biên phòng, UBND thị xã Cửa Lò và các ngành liên quan
|
2023-2026
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|